Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Sáu ( Huỳnh Tâm )

Chân Trời Giang Nam, Miền Đất Hứa

Ông nhìn qua tay Trái thấy tranh Thư Pháp chữ tốt lời thơ trang nhã. Tác giả bỏ thô lấy tinh, bỏ ngụy lấy chân, Thư Pháp phấn Tiên Ngọc Thỏ kỳ ảo, tranh thạch mạc long lanh cảnh tiên giới dưới đáy nước hiện ra, qua Thư Pháp lời lẽ và ý tình bên trong, đúng là Thư Pháp Bách Việt không hổ thẹm văn chương.

Tranh sơn thủy sông núi, cây cỏ, thú vật hài hòa hùng vĩ. Trong tranh sống động, tác giả diễn tả cõi đời động dồn dập, tịnh vô tư. Một bức tranh khác, khảm xa cừ màu thanh thiên hoành tráng, xem qua mới biết trong tranh chở tình, chứa ý thơ, còn lưu lại nụ cười quanh đây, mấy ai luận nổi phú từ trong thư phòng này. Lại có một bản vẻ Công bút Hoa thảo, chọn hoa Lan làm ví như đứng đầu của các loài hoa trang nhã nhất, đứng trước hoa cúc, hoa thủy tiên. Đặt tánh của hoa Lan trong nhu có cương, tao nhã thoát tục, chân dung đoan trinh. Hoa Lan không những là đẹp mà còn vị thuốc, lá Lan chữa trị viêm phong, trị thận, nhánh Lan trị phong loe loét, trị thoái sanh và làm dầu thơm.

Ngoài ra còn có tranh dân gian phản ảnh sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, từ thời mười tám đời vua Hùng Vương đến Hoàng đế Câu Tiễn và nói lên trang lịch sử rất đen tối ấy. Đồng thời là một trang đen tối mà trong đó người ta đã nói chưa hết sự thật. Nay còn lưu lại đâu đây tập tục của một thời văn minh Bách Việt. Trong những trang này còn động nước mắt.

Đặc biệt năm bộ bản đồ cổ xưa, có ghi lại chiến tranh Âu Việt–Ân, U Việt, Ngô Việt, Lạc Việt–Sở, Mân Việt–Hán, Việt Thường–Hán. Những tranh họa cổ "Tứ Thiên Nhân" chưa bao giờ thấy qua, tuy có Bách Vật kinh nói về tranh họa này, nhưng không bằng thấy tận mắt, những ai may mắn nhất đời người mới được thấy.

Hoàng Phi Biên hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, có thể nói rằng ngạc nhiên liên miên. Ông xem một hồi tự lòng nói thành lời:– Nếu phân tích kỹ càng dân tộc nào cũng sinh ra nhân kiệt, đời nào cũng có đức lương dân, thời nào huyền cơ ấy, luôn ẩn tàng trong thịnh suy.

Đặc điểm Nam Việt ta có một kho tàng văn hóa như Võ phổ, Binh pháp phổ, Quốc sách phổ, Thư pháp Thơ Văn phổ, Họa pháp phổ, Bách Vật kinh, Thuật in đá và Nhạc phổ. Thư tịch thì gồm có : Tam tập Kinh sử, Tử tập, Thiên văn địa chí âm dương, Y bốt, Tăng đạo đa thần, Từ địa phương, Giang hồ sự, Bát kịch nghệ nam hý, Bình thoại, Thư khuê phòng.

Hoàng Phi Biên chân bước nhẹ theo nhịp tim, vừa đứng trước bài thơ Tỳ Bà Hành, miêu tả một thời chiến tranh hai nước Việt Ngô ( Câu Tiễn và Phù Sai ), ông liền ngâm :


Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti.
Say những luống ngại khi chia rẽ,
Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.
Đàn ai nghe vẳng bên sông,
Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.
Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá?
Dừng dây tơ nấn ná làm thinh
Dời thuyền ghé lại thăm tình,
Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui.
Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ,
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay.
Nghe não nuột mấy dây buồn bực,
Dường than niềm tấm tức bấy lâu;
Mày chau tay gảy khúc sầu,
Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt,
Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu,
Dây to dường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu,
Trong hoa oanh ríu rít nhau,
Nước tuôn róc rách, chảy mau xuống ghềnh.
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt,
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ;
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,
Ngựa sắt giong, xô xát tiếng đao;
Cung đàn trọn khúc thanh tao,
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây.
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông;
Ngậm ngùi đàn bát xếp xong,
Áo xiêm khép nép hầu mong giãi lời.
Rằng: "Xưa vốn là người kẻ chợ,
Cồn Hà Mô trú ở lân la;
Học đàn từ thuở mười ba,
Giáo phường đệ nhất chỉ đà chép tên.
Gã thiện tài so phen dừng khúc,
Ả thu nương ghen lúc điểm tô,
Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua,
Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn.
Vành lược bạc gãy tan dịp gõ,
Bức quần hồng hoen ố rượu rơi;
Năm năm lần lữa vui cười,
Mải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu.
Buồn em trảy, lại lo dì thác,
Sầu hôm mai đổi khác hình dong;
Cửa ngoài xe ngựa vắng không,
Thân già mới kết duyên cùng khách thương.
Khách trọng lợi khinh đường li cách,
Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi;
Thuyền không, đậu bến mặc ai,
Quanh thuyền trăng giãi, nước trôi lạnh lùng.
Đêm khuya, sực nhớ vòng tuổi trẻ,
Chợt mơ màng dòng lệ đỏ hoen".
Nghe đàn ta đã chạnh buồn,
Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời:
"Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau,
Từ xa kinh khuyết bấy lâu,
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai.
Chốn cùng tịch lấy ai vui thích,
Tai chẳng nghe đàn địch cả năm:
Sông Bồn gần chốn cát lầm,
Lau vàng, trúc võ, âm thầm quanh hiên.
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối:
Cuốc kêu sầu, vượn hót véo von;
Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn,
Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng.
Há chẳng có ca rừng, địch nội?
Giọng líu lo buồn nỗi khó nghe.
Tỳ bà nghe dạo canh khuya,
Dường như tiên nhạc gần kề bên tai.
Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca".
Đứng lâu dường cảm lời ta,
Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây.
Nghe não nuột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi;
Lệ ai chan chứa hơn người ?
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
 
Ông nói tiếp:– Ông cha ta để lại một gia tài văn minh đồ sộ và vô giá, ngày nào đó tất cả vật này sẽ công bố ra để con dân Bách Việt tự hào, riêng ở Trung nguyên chỉ có Lão Tử Kinh và Tứ Thư Ngũ Kinh. Đặc biệt cổ kim có nói thủy tổ nho gia Khổng Tử, có gương mặt giống ác Vương Như Quá cho nên bị tuyệt lương ở Trần Thái. Suy cho cùng những bộ kinh này không phải của người Hán, thế mà họ rêu rao to tiếng cho là gia tài của Hán, của ăn cướp lại tự nhận của mình, có quá đáng không, như vậy ta cần phải bảo vệ Văn Minh của mình, đừng để người Hán cướp đi rồi họ cho là của họ. Cũng lạ thay ở đây có cả báo vật Việt Quốc là Hải Hồng Đậu Châu, trong truyền thuyết dùng để khử nước. Có từ thời Việt vương Khuẩn Thường, Người lập ra nước Việt Quốc lấy niên hiệu Đại Vũ Trung Hầu. Vua cha của Câu Tiễn.

Ông thấy hiện vật trong động, hoa mắt ngoài tưởng tượng, ông động lòng luận tiếp về học thuật để cho vợ chồng Hoàng Phi Chỉnh cùng nghe :

― Ở trong động này, theo huynh hiểu được tuổi thọ của người tài tử sáng tạo. Như một tiểu thuyết gia thọ được lục thập niên dư, bởi vì những tiểu thuyết gia vận dụng trí tuệ sáng tạo thành một cõi thế giới riêng cho chính mình. Tiểu thuyết gia là đấng vô hình, họ cho ra đời một xã hội, tạo ra hỷ, nộ, ái, ố theo mỗi cá tính của từng nhân vật, cuối cùng là sinh tử. Xã hội đó tồn tại bao lâu còn tùy vào giá trị của tiểu thuyết. Có thể nói những tài tử này, tuy đã chết vẫn còn nói chuyện với người sống, nghĩa là tác phẩm văn chương được nhiều kiếp người cùng nhau đối thoại cho đến một thời gian dài nào đó, rồi cả hai đồng vĩnh biệt.

Về hội họa tuổi thọ bát thập niên dư, họa gia dùng màu sắc biến hóa hình tượng theo nội tâm và đôi mắt, để lưu lại trên tấm vải bố v.v... Mỗi họa phảm chỉ dấu cho người đời thấy một tư tưởng mới, không phải để suy nghĩ mà để luận thuật, những tác phẩm đó giá trị hay không là do cung cách sáng tạo của tác giả, còn những tác phẩm có tính đồ lại hay theo bước chân người trước đó chỉ là ghi dấu cảnh vật để lưu lại.

Còn về Thư Pháp thì tuổi thọ cao nhất, Thư Pháp mượn bút mực truyền tình cảm tự nhiên, tự họ khởi động tâm ý để hòa vào vạn vật đồng nguyên, Thư Pháp đỉnh cao nhất chỉ một màu đen, biến đổi từ đen đậm, nhạt đến trắng, sau đó chỉ còn một không gian vô ảnh.

Hôm nay đáng chú ý nhất là những Thư Pháp đều dùng bằng bút đặc biệt bởi từ lông đuôi của con Sói. Huynh chỉ luận về những tác phẩm ở động này, còn những tác phẩm khác đang lưu lạc ở khắp nơi. Huynh có biết vài tác phẩm vừa ồn ào buổi sáng đến buổi chiều đã khuất núi, không để lại trong nhân sinh.
Hoàng Phi Chỉnh tiếp nhận luận học thuật của đại huynh, ông vui mừng thưa :

― Tiểu đệ nghe qua lời đại huynh luận về sáng tạo trong học thuật rất lý thú, có ở gần đại huynh mới thấu suốt học thuật. Quả là chân trời văn học nghệ thuật cũng rộng như biển khơi không khác nào võ thuật là bao, chỉ có khác sự việc sẩy ra tại hiện trường và trên giấy trắng mực đen, còn âm nhu, cương cường thì như nhau.

Từ lúc cả bốn người vào động chú ý không bỏ qua sinh họat của Hoàng Phi Khải, nhất là xem qua trang trí sảnh đường thể hiện tính nhu thuận, khi đến thư phòng xem tranh, thư họa biểu hiện được tâm hồn dân tộc trong lòng của Phi Khải. Cả bốn người lần lược đi vào võ phòng đồng ngạc nhiên thấy toàn là vũ khí lạ và có cả Võ phổ, chứng minh kiến thức Võ học đảm lược khí khái của con cháu họ, khi đến những phòng ngủ thấy ở đâu cũng ngăn nắp.

Bốn người đồng tự hỏi:– Phi Khải vốn đã có kiến thức võ lược, văn thông, có đến gần mới biết Hoàng Phi Khải lỗi lạc văn võ. Điều chú ý nhất là giờ này trong gia đình cũng không biết thân thế của sư phụ Phi Khải là ai, theo Hoàng Phi Chỉnh cho biết Thư Phòng là sư phụ của Phi Khải, cũng như Phi Bằng người sư phụ ấy đang ở đâu. Những câu hỏi này không ai giải đáp, khó hiểu về Phi Khải và Phi Bằng như một ẩn vi, cả bốn chỉ biết Hoàng Phi Khải là đứa con hiếu thảo, hiền hậu, ôn hòa không tự thị.

Hiệp Phương Yến trong lòng vui mừng thấy con mình đã lớn khôn, biết tự lập thân, văn võ hơn người trên môi bà múm mím cười hỏi :

― Hài nhi à tương lai sẽ sống thế nào ?

— Thưa, Mẫu thân hài nhi trọn kiếp sống bình thường dù thời gian và xã hội có thay đổi cũng vẫn như hôm nay.

        — Mẹ biết, tuy hài nhi đã lớn và tự lập thân, nhưng Mẹ nuôi con trăm tuổi, lo hết chín mươi chín năm. Mẹ thương chúng con là vậy, con làm người như nhan đèn soi sáng cho mọi người dù đốt cháy mình. Con làm quan như dây pháo thà hủy mình để thiên hạ vui.

        Hoàng Phi Khải cúi đầu tỏ lòng thành ý :

        — Thưa, Mẫu thân hãy an tâm, chúng hài nhi là nhị thể của Mẫu thân thì làm sao mà bất hiếu được.

        Hiệp Phương Yến hỏi tiếp :

— Chúng ta ở đây bao lâu mới xuống núi ?

Chàng không ngần ngại đáp :

― Thưa, Mẫu thân, nếu thích ở đây cả đời cũng được, lương thực lưu trữ có khả năng nuôi sống ba mươi người, sau động có một con suối nước chảy quanh năm, đủ loại cá, trước sân có nhiều cây ăn trái bốn mùa, cứ năm mười ngày muội Lữ Thư và hiền đệ Phi Bằng đến đây thăm hài nhi, chúng hài nhi thường khơi lại chuyện của Gia gia và Mẫu thân để làm đề câu chuyện.

Hiệp Phương Yến lo ngại cho sinh hoạt và đời sống trên núi cách thị tạp quá xa, liền hỏi :

― Khải nhi ở đây hoài không thấy chán hay sao ?

Chàng thi lễ, đáp :

― Thưa Mẫu thân, chán làm sao được, nếu ở đây là nơi ẩn cư không phải thích hợp hay sao, nếu muốn lãng du thì xuống núi viếng thăm tạp thị, đi động Lạc Việt thăm hiền đệ Phi Bằng, đi động Nam Khê Sơn thăm muội Lữ Thư hay đi Phiên Ngung thành thăm Trí Túc khi nào chán thì về lại động này.

Hiệp Phương Yến lo ngại hỏi tiếp :

― À thì ra là thế, còn về việc thành hôn với Công chúa, theo ý hài nhi thế nào, còn nữa hài nhi mỗi ngày lên xuống núi, còn mẫu thân làm sao đi lên đây được ?

Hoàng Phi Khải cười và có ý khuyến khích cả bốn người thân nhất trong đời chàng, đáp:

― Thưa, Thúc Bá, Thúc mẫu, Gia gia và Mẫu thân, chỉ năm hôm thôi, cả nhà mình đồng di chuyển lên, xuống núi không khó, nhưng phải tập luyện theo phương pháp của hiền đệ Phi Bằng đã hướng dẫn hôm qua tại động Nam Khê Sơn, sau năm ngày luyện tập gian khổ sẽ có kết quả như ý. Còn về thành hôn với Công chúa hài nhi đã lo liệu hết rồi, sau khi lập phủ Công chúa là tiến hành "Tam Thư Lục Lễ" do Nam Việt Vũ Đế ấn định ngày lành tháng tốt, cả nhà mình chỉ tuân khẩu dụ mà thực hiện cho đúng. Quan trọng nhất là ngày lễ "Thân Nghinh" trong phủ Công Chúa có phủ Phò Mã, ở đây có nhà thờ Tổ họ Hoàng, di chuyển từ đó vào Hoàng cung và ngược lại. Họ nhà trai thân bằng, quyến thuộc không thiếu một ai để "Thân Nghinh".

Hiệp Phương Yến lòng phấn chấn, từ lâu ý của bà đã muốn có Trưởng Tức "Dâu hiền hơn con gái" bà rất thích Hương Trí Túc ở điểm thận phận Công chúa mà yêu đời sống Lạc dân, bà và Công chúa xem nhau như tình Mẫu Tử, bà ước mê khi cao tuổi chỉ ở với Hoàng Phi Khải, nay nghe con nói vậy bà háo hức luyện tập nội công, còn Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng, Hoàng Phi Chỉnh là những võ hiệp cầu tiến không ngại luyện tập. Hoàng Phi Khải an lòng lấy phổ "Bát Quái Lĩnh Nam" dâng cho bốn đấng sinh thành, thưa :

― Thưa quý đấng, Hài nhi kính dâng lên tứ đấng, phổ "Bát Quái Lĩnh Nam" chỉ cần công phu năm ngày, hài nhi sẽ trở lại, bây giờ hài nhi kính xin tạm biệt, chúc thành công.

Đôi chân chàng vừa rời khỏi động, phi thân biến dần hình bóng trong sương tỏa mờ mờ. Chàng đến động Lạc Việt báo tin cho Hoàng Phi Bằng biết tin vui bốn đấng sinh thành đang luyện tập tại động Gia Phong Sơn, trước khi vào động theo Phi Bằng cho biết qui luật tự nhiên, lúc nào cũng đi một vòng quanh từ trên xuống dưới động để xem qua tình hình, dù Phi Bằng đã phối trí trận đồ vẫn phải cẩn thận trước khi vào động.

Bầy hạc báo động cho Phi Bằng biết, có Phi Khải đến và trong yên tĩnh như mọi ngày, chàng ra sân động gặp Phi Bằng huynh đệ vui mừng, lúc này bầy hạc xem Phi Khải như người thân thứ ba, hạc bay xuống động đón mừng, Phi Khải cùng Phi Bằng vuốt lên đầu từng con một, tình giữa người và thú trở thành trìu mến khắng khít có nháu.

Mỗi lần Phi Bằng về động bầy hạc làm nhiều trò vui, đặc biệt lần này động sạch sẽ, ngoài sân không còn cỏ mọc bừa bải, chàng thấy bên trái động dưới gốc cổ thụ có hai con hạc nhỏ đang nhổ cỏ, chàng cười lấy tu hú ra hiệu, hạc bay đến nằm dưới chân chàng, tay vuốt trên mình hạc, chàng ra hiệu tất cả hạc bay về tổ.

Huynh đệ Phi Bằng vào sảnh đường thấy mười bốn giản biên viết toàn là ẩn tự, ghi dấu thứ tự, chàng suy nghĩ thầm:– Đúng là giản biên này của đại huynh Bạch khẹc đem về, chàng mở ra xem từng giản biên một, đọc từng chữ mới hiểu được toàn ý. Bạch khẹc viết nội dung  trong giản biên về chuyện đi Trường Sa :

― Huynh đã khám phá nhiều bí mật khó hiểu của Mân Việt Vương, thông đồng với gian tế Hán. Khi huynh vào được Vương phủ tại thành Nhạc Dương mới biết sự thật không đơn giản, gian tến Hán giả dung mạo Chu Thông Được ngồi trên ngai Mân Việt Vương, tòng đảng Việt Hán nghị thảo rằng:– Khó lắm mới áp tải Chu Thông Được đến cửa nam Dương Tử Giang, ngày mốt thuyền khỏi hành có thể nửa tháng sau mới đến Thiết Giang, cái khó hiện nay thuốc mê công hiệu được bao lâu. Một tên Hán đứng bên phát biểu:– Thuốc mê công hiệu chỉ năm ngày, nhưng đừng lo phải lấy gông còng tay chân y trước khi thuốc mê hết công hiệu, khi đến Thiết Giang xem như cuộc áp tải hoàn tất, phần còn lại không biết ai tiếp tục áp tải về Lạc Dương cũng hết tháng. Tên gian Hán dung mạo y như Chu Thông Được truyền lệnh:– Khẩn cấp, báo tin cho thuyền khởi hành vào ngày mai.

Phi Bằng đọc tiếp giản biên thứ hai, Bạch khẹc kể :

― Huynh tiếp tục đi theo các tên Hán, sau đó đột nhập vào thuyền, đi đến Trường An, họ giam Mân Việt Vương Chu Thông Được một nơi sang trọng có người hầu, người hạ, binh Hán canh phòng cẩn mật.

Huynh thấy ông ta lúc nào cũng buồn phiền, ít ăn ít ngủ, nhiều người đến thăm, ông không nói chuyện chỉ lắc đầu. Cẩn bút Bk.

Chàng đọc tiếp giản biên thứ ba Bạch khẹc viết :

― Huynh ở đây được mười ngày, thấy họ chuyển Mân Việt Vương Chu Thông Được vào thành nội Trường An, ngôi dinh thự này bố trí rất cẩn mật. Họ đề nghị nếu Chu Thông Được đồng ý hợp lực thì năm sau về Trường Sa tiếp thục giữ chức Mân Việt Vương. Chu Thông Được thái độ vẫn bình thản như cũ. Người quan Han nói tiếp:– Nơi này là tài sản riêng của Mân Việt Vương kể cả lãnh thổ Trường Sa. Huynh viết vắn tắt để hiền đệ am tường, chuyện còn dài sẽ kể sau. Cẩn bút Bk.

Chàng xem tiếp những giản biên còn lại, nội dung trùng hợp những tin chàng đã biết, chỉ có giản biên thứ mười ba nội dung đặc biệt hơn. Bạch khẹc viết :

― Hiền đệ, huynh đã đến Sông Vị vào dinh trại quân binh Hán, biết rất rõ lực lượng quân binh Sông Vị là kế hư binh, dành sẵn cho một cuộc chiến thứ nhì. Còn lực lượng đóng ở Hàng Châu, Tràng An, Trùng Khánh là chính, bốn tháng nữa họ sẽ khởi binh đánh Trường Sa. Hiền đệ lo liệu việc trước sau cho tốt nhé. Cẩn bút Bk. 

Chàng suy nghĩ:– Hán dụng binh "Thực chi hư", đó là lẽ thường tình trong binh pháp, còn nếu "Hư chi thực" đồng nghĩa với phòng bị binh pháp, sự việc này người Hán có mưu lược chiến tranh từ lâu, ngày nay Nam Việt khó tránh, đây chính là nguy cơ ngày này và trong tương lai của Nam Việt.

Chàng suy và luận tiếp với Phi Khải:

— Thưa, Khải đại huynh, Nam Việt muốn thắng địch thì dụng binh pháp đối lực "Thực chi hư" cấp thiết dùng đến kế sách phản tướng, trước nhất phải tìm cho được một người dung mạo tốt, văn võ song toàn, chữ viết và giọng nói như Chu Thông Được, riêng khuôn mặt giả mạo thì chính tay đệ thực hiện "Dung Dịch Thuật", còn về "Hư chi thực" đương nhiên phải lập đồ trận để tránh tổn thất binh mã. Đai huynh có ý kiến gì không ?

        Phi Khải đáp :

        — Theo mưu lược của nhà Hán, đến bốn tháng nữa mới khai chiến, như ta biết Thái Tử Hồ đã nói: "– Dù ba tháng nữa nhà Hán khai chiến cũng bị quân ta đánh tơi bời bỏ chạy quay đầu về cố quốc" lý do đơn giản quân ta có chuẩn bị trước, còn địch tự đi vào đồ trận để khai chiến.

Hoàng Phi Bằng đắc ý nhận định của Phi Khải. Chàng lấy một giản biên mới, viết gấp gửi cho Vũ Thư Minh nội dung:– Tin khẩn cấp, bí mật, tìm một nhân vật có những yếu tố giống hệt như Mân Việt Vương, nhằm thực hiện kế phản tướng. Cẩn bút HP.

Hoàng Phi Khải viết một tấu chương gửi về Triều:

— Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ. Hạ thần vừa tiếp nhận được tin giám binh từ Hán cho biết, ý đồ của người Hán từ nay đến bốn tháng tới sẽ tiến quân vào Trường Sa khai chiến, hiện nay Mâm Việt Vương là sản phẩm giả dạng do Hán dựng lên, nhằm tiến quân như vũ bảo theo kế lược "Thực chi hư", ngoài ra còn kế lực thứ hai "Hư chi thực" đó là kế lược "Con Quay" đối phương không cho Nam Việt biết đầu đuôi kế lược nhà của Hán. Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ sau khi nhận được giản biên này, tức tốc âm thầm chuyển quân đến nội địa và biên giới Trường Sa. Hạ thần kỉnh tấu điện hạ hiểu thấu. Cẩn bút HPK.

Những ngày còn lại, huynh đệ họ Hoàng tung tăng trên dưới động rất hồn nhiên như ngày đầu mới vào động Lạc Việt, riêng ký ức của Phi Bằng về lại với thời gian như lồng đèn kéo quân, chàng nô đùa với bầy hạc, bắt cá thảy lên cao để chúng tranh nhau mồi, chàng cùng hạc ca múa, về đêm chàng ngồi lập kế lược trận "Thực chi thực", rồi viết giản biên gửi cho Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc nội dung:– Tin khẩn, bí mật, Hài nhi đề nghị nhị Cô Mẫu lập dịch trạm bí mật khắp Trường Sa. Tổ chức hoàn chánh cứ sáu nhà có một Khán thủ phân nhiệm cai quản, mười hai nhà có một Bảo chủ cai quản, lập giao thông hào, dự trữ lương thực, củng cố binh phòng, luyện tập binh mã cường tráng thì mới có khả năng thắng địch, mới hy vọng bảo vệ được Trường Sa, nhị Cô Mẫu khi tiếp nhận được chiếu chỉ của triều đình thì âm thầm tổ chức di cư để tránh Lạc dân bị khổ và thất thoát tài sản, nhất là lúc chiến tranh tránh nhiễu loạn đến lòng dân. Cẩn bút HPB .

Chàng viết tiếp gửi Vũ Thư Minh:– Thưa, Thúc Thúc, tin khẳn, bí mật lập dịch trạm cương giới Việt Hán trải rộng từ Tượng Quận đến Nam Hải. Tổ chức hoàn chánh cứ sáu nhà có một Khán thủ chủ cai quản, mười hai nhà có một Bảo chủ cai quản, lập giao thông hào, dự trữ lương thực, luyện tập võ nghiệp bảo vệ Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải. Thúc thúc chú ý đừng xem thường khí thế háo cường của địch. Tiếp đến chúng ta dụng binh theo kế lược trận "hư chi hư" phản công bằng phương thức ít thắng nhiều, đương nhiên phải lập đồ trận trước, tùy nghi thúc thúc lập đồ trận. Cẩn bút HPB .

Cùng lúc Hoàng Phi Khải gửi tấu chương về Triều, tâu lên Vũ Đế hai kế lược điều binh khiển tướng "Thực chi thực" và "Hư chi hư" nhằm để đối lực với quân nhà Hán.

Sáng sớm hai huynh đệ họ Hoàng trở lại động Gia Phong Sơn, thấy tứ đấng thân sinh đang luyện tập nhãn lực, cả hai đáp xuống sân thủ lễ bái, Phi Khải thầm nghĩ:– Chỉ mấy hôm mà da mặt Bốn thân sinh hồng hào.

Hoàng Phi Biên vừa thấy Phi Khải trong lòng vui lên, miệng tươi cười nói đùa :

― Điệt nhi đi vắng, không sợ tứ huynh đệ mỗ phá động này hay sao ?

Hoàng Phi Bằng nghe nói vậy liền cúi đầu thi lễ thưa :

― Thưa Thúc Bá, ở đây là nơi cư ngụ sau này của tứ đấng đó ạ. Nếu tứ đấng mà phá hết thì lấy nơi nào để tạm cư chứ, ở đây rất lý tưởng xin quý đấng đừng phá nó nhé, cả nhà đồng cười. Chàng hỏi tiếp:– Thưa tứ đấng ăn ngủ có tốt không ?

Hoàng Phi Biên cười "ha hà…" đáp :

― Thế à, động này đẹp thật, không khí trong lành, hai huynh đệ nhà ngươi tặng tứ huynh đệ mỗ đi ? Ở đây ăn ngủ lâu ngày sẽ phì ra có khả năng hết phi thân xuống núi.

Hoàng Phi Khải nói :

— Thưa, quý đấng, chúng hài nhi đã rình thấy hết rồi quý đấng luyện thập thoải mái, mau tiến triển hơn mọi khi.

Hoàng Phi Biên vui miệng nói đùa :

— Lúc đầu chúng tại hạ đến đây, cứ tưởng nơi này là nhà giam bí mật của quý hài nhi, xin lỗi nói bậy "ha hà…"

Lần đầu tiên Hoàng Phi Bằng thấy Thúc Bá vui, trong lòng chàng cảm nhận tình thâm gia đình sâu đậm, thưa :

― Thưa Thúc Bá, điệt nhi chỉ giam tạm bảy ngày mới thả ra, nếu giam đến mười ngày thì điệt nhi sẽ bị đỉnh Gia Phong Sơn nhốt lại không khác nào "Tề Thiên" thuở trước. Cả sáu người hiểu ý đồng cười và những người lớn có đồng một suy nghĩ thầm:– Chứng tỏ Hoàng Phi Khải và Phi Bằng không còn là trẻ thơ như ngày xưa. Hoàng Phi Biên cười nói tiếp:

— Thúc Bá Mẫu, Gia gia, Mẫu thân sau năm ngày luyện tập "Bát Quái Lĩnh Nam" thân cốt có đổi thay nhiều, nhãn lực cũng thế, hôm nay quý điệt nhi đến đây đã thấy võ học của mấy người già thế nào ?

Hoàng Phi Bằng thi lễ đáp :

― Dạ thưa có ạ, đề nghị tứ đấng thân sinh cùng luyện tập nội công, ba canh giờ mỗi buổi sáng, chỉ hai ngày nữa thì có khả năng ra ngoài động một cách dễ dàng, không cần phải phá nhà giam Gia Phong Sơn nữa ạ.

Hoàng Phi Biên tinh thần sảng khoái cười nói :

― Thế thì chần chờ gì nữa mà không luyện tập.

Đôi mắt của Hoàng Phi Khải rất tinh tế, biết thân cốt của tứ đấng thân sinh vốn cao thủ đã nhất nguyên chân khí, chí âm chí dương thuần nhất, chàng dụng thuật pháp luyện tập theo thế quì gối, lưng thẳng, chuyển hóa tinh, khí, thần. Đã đến lúc mời tứ đấng lấy kết quả chàng mời :

― Kính tứ đấng, luyện tập theo thế quì gối, lưng thẳng, phóng tạp niệm, cho nội công thông bát mạch, chuyển hóa khí vào cửa Nơ hoàng cung, nhập thần, động chuyển tinh.

Hoàng Phi Khải vận nội công xuất "Thiên lôi vô võng" chiêu số trên dưới phân trời đất, hóa ánh sáng tạo ra chuyển động tự nhiên, Tinh khí thần chảy vô tận, theo lòng tự dục "Tư kỷ khí".

Chàng xuất chiêu thứ hai "Thủy hỏa ký tế" chiêu sự hoàn sinh, từ hỗn mang biến trật tự, mọi vật vô vi ở đúng chỗ, tự biến không thay đổi. Thời gian trôi qua ba canh giờ đúng Ngọ, tứ nhân cảm nhận, thân thể nóng hừng hực nội lực đầy ấp lục phủ ngủ tạng.

Chàng búng liền tám "Thanh Long đơn" lập thức thân thể tứ nhân hòa khí. Qua ngày thứ hai cùng một thuật pháp luyện tập, lần này chàng búng thêm bốn "Thanh Long đơn" tổng cộng tứ nhân tiếp nhận được mười hai viên.

Hoàng Phi Bằng đứng ngoài thấy Phi Khải chuyển động nội công phi thường, không khác nội công của Chàng đã học trong động Lạc Việt, Chàng để ý thấy thân cốt bốn thân sinh cùng chuyển động như đại huynh Phi Khải, lòng vui mừng chàng nói :

— Cõi nhân sinh vô thường, điệt nhi mới biết tứ đấng là sinh nhân kỳ ngộ, võ nghiệp tuyệt kỷ nguyên tánh đã kết quả hoàng mỹ. Xin mới quý đấng phi thân xuất động, để ứng nghiệm sự kỳ diệu trong bảy ngày cực khổ.

Hoàng Phi Biên cảm nhận được thuật pháp luyện tập của Hoàng Phi Khải, ông mừng thầm:– Đúng là một tĩnh mộng phi thường có thực, liền hỏi vợ :

― Nào nương tử, hiền đệ, hiền muội phi thân theo huynh, tứ lão hai ông, hai bà phi thân biến vào sương mù xuống núi, rồi phi thân lên động không khác nào bốn đại hạc khổng lồ vào động Gia Phong Sơn, tất cả vui mừng.

Hoàng Phi Chỉnh còn nghi ngờ nội công của minh, ông hỏi :

― Hai hài nhi, thử phân giải nội công của Gia gia như thế nào ?

Hoang Phi Bằng khoanh tay cúi đầu xuống thấp rồi đáp :

― Thưa nội công của Gia gia chỉ là một, bởi trong thân thể có nhiều khả năng khác như bát mạch thông thương, tự trị bệnh, bế mạch khi cần, độc chất bất sâm, còn nữa trí tuệ lại thông thoáng, cầm kiếm như lông hồng, tuy vậy kiếm pháp càng luyện mới thấy sở đoản, sở trường càng thấy sơ sót mới bồi đắp chiêu thức mới, kiếm pháp trở thành tinh vi hơn, nói chung "Bát Quái Lĩnh Nam" vận hành khí vào kinh mạch phối hợp tinh, khí, thần phân làm tứ phương xuất phát nội công, mỗi chiêu phối hợp sáu mươi bốn cộng sáu mươi bốn, nội lực vô cùng uy lực, nhưng trước hết bát mạch phải thông, mới hội tụ được chân khí vào lòng bàn tay hay chân phát huy hết võ học "Bát Quái Lĩnh Nam" Gia gia thử xuất chiêu kiếm họ Hoàng của nhà mình thì biết tức thì.

Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh nghe nói không tin, hỏi lại Hoàng Phi Khải :

  Khải nhi, hiền đệ của con giải như vậy có đúng không ?

Hoàng Phi Khải thầm khen Phi Bằng và đáp :

— Thưa, Thúc Bá, Gia gia, Bằng hiền đệ giải thích rất đúng không sơ suất chiêu thức nào cả, chính hài nhi cũng luyện tập như vậy.

Hoàng Phi Biên tháng phục huynh đệ Phi Khải, nói :

― Quý điệt nhi nói đúng lắm, không sai, nếu là người siêu quần thì thấy sơ hở chiêu bái tổ. Quý điệt nhi có thể xuất kiếm pháp nhà ta được không ?

Hoang Phi Bằng cúi đầu thi lễ đáp :

― Thưa Thúc Bá, hài nhi vâng lời.

Chàng xuất kiếm đã thấy hoa kiếm pháp bay trong không gian, kiếm không van động gió, tứ phía trên dưới đều có ánh kiếm, từ chiêu bái tổ đếm cho thật kỷ đúng một trăm tám chiêu không thiếu không thừa, đường kiếm tinh vi, tuyệt ảo.

Hoàng Phi Biên vỗ tay khen : 

― Quả là điệt nhi không hổ danh họ Hoàng nói được là làm được, lòng Thúc Bá đã bừng sáng rồi, Thúc Bá thử xuất chiêu một lần nữa nhé ?

Hoang Phi Bằng vui mừng đáp :

― Dạ, xin quý đấng tự nhiên xuất kiếm võ học họ nhà ta.

Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh xuất kiếm pháp đúng như Hoàng Phi Bằng đã khai rộng, cả hai huynh đệ vui mừng, không ngờ kiếm họ Hoàng có pháp khí như vậy, thức kiếm nối liền không sơ hở, biến thế nhanh cực kỳ, như gió thổi không lọt qua thức kiếm, như nước suối chảy quanh năm mà không ước trung tâm tảng đá ngầm.

Hoàng Phi Bằng đem việc quân Hán chuẩn bị mở cuộc chiến vào đất Trường Sa, cho Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh, Thúc Bá Mẫu, Mẫu thân cùng nghe, chàng nói :

― Hài nhi đề nghị, năm ngày sau Thúc Bá đi cùng với Nguyễn Cự Bình đến chân núi phía Nam, Nam Khê Sơn.

Hoang Phi Biên hiểu ý, khen :

― Rất may, hài nhi đã biết trước âm thầm nghinh chiến và chuẩn bị phản công, đó là kế sách tốt, nếu ở vào trường hợp của Thúc Bá cũng làm kế sách này. Thúc Bá cũng phải khẩn trương lập dịch trạm đề phòng phía Nam, kế tiếp gửi binh viện theo đường thủy vào phía Bắt, ông liền viết tấu chương gửi cho Tổ phụ Phùng Nam.

Giờ dậu sau bữa cơm tối, kế đến tuần trà, chuẩn bị chia tay. Hoàng Phi Khải thưa :

― Thưa Thúc Bá, Thúc Bá Mẫu, Gia gia, Mẫu thân khi nào đến động thăm hài nhi thì dùng loại đá "Bạch ố" hay đá "Lân quang" này, viết vào giản biên treo trước động sẽ có hài nhi và Bằng hiền đệ đến hầu hạ. Hoàng Phi lấy tu hú gỗ ra hiệu, bốn đại hạc bay xuống động cách sân một trượng. Huynh đệ họ Hoàng tiển đưa bốn người thân xuống núi xuôi về hướng Nam. Tay vẫy chào hẹn tái ngộ.

Trên đường về động Nam Khê Sơn, huynh đệ họ Hoàng mỗi người một suy tư riêng, ý tưởng của Phi Bằng tự hỏi:– Nơi chốn ải địa đầu Dương Tử giang vốn đất Lĩnh Nam, cái nôi anh hùng năm xưa còn lảng vảng bóng phù trì Bách Việt, nơi đó lúc nào cũng linh thiên. Đã bao lần con người và tài vật Trường Sa rưng lệ vì sinh tử chiến tranh, vui buồn theo thăng trầm vận nước của tôn tộc Bách Việt, nay sương gió cất tiếng hào hùng của những lương tướng binh mã vang danh tại thế, từ ấy nhân gian vẻ đậm nét biên cương Bách Việt, dấu ấn chỉ làm trai đứng trước binh đao không hề nao núng, như còn động lại tiếng gọi của không gian rằng:– Non sông còn đó, người trước kẻ sau đồng gìn giữ nước non, không thể đem lòng đổi xót xa mất nước.

Chàng hy vọng chiến tranh không đến nổi lạnh lùng, bạc lòng trước quân dân Nam Việt, dẫu một phần hy sinh vật chất để đổi lại thanh bình vì tổ quốc. Chàng liền cười "ha hà…".

Chàng về đến Nam Khê Sơn, phi thân xuống sân động, đi thẳng vào sảnh đường tức khắc tụ tập huynh, tỷ, đệ, muội kiểm tra chiêu thức "Bát Quái Lĩnh Nam" và nội lực. Chàng rất vui mừng chỉ trong bảy ngày đã thành thuộc hơn trước, riêng có Đỗ Trọng Kha còn non tay chiêu số, về nội công thì tạm dủ phòng thân.

Chàng lắng tai nghe và chờ phản ứng của từng huynh đệ, rồi liền lên tiếng :

― Theo tại hạ suy nghĩ, thập bát huynh, tỷ, đệ, muội đã trải qua nhiều trận chiến, cũng như am thông giang hồ, nếu trao một trách nhiệm làm tướng soái cầm binh ra chiến trường thì phải thế nào ?

Tất cả đồng im lặng để chờ ai là người phát biểu trước. Lữ Thư cầm thanh kiếm đưa lên, miệng tươi cười dõng dạc đáp :

― Tay cầm soái kỳ, binh phù thà chết chứ không khuất phục địch, ngoài chiến trường không sợ quan địch, mà chỉ sợ quân ta quản hốt, chưa kể đến kế mưu của địch làm lung lạc ý chí, bởi vật trong binh pháp có câu "Binh đến tướng đỡ, nước đến giữ bờ", đứng trước chiến trận phải mưu cầu thắng trận yên dân. Đáng chú ý nhất là khi lâm trận phải biết dụng tinh thần "Bất úy tử" của Bách Việt, như ngày xưa Hoàng đế Câu Tiễn đã đánh Ngô cũng dùng đến chiến thuật này. Nhớ chúng ta không chấp nhận kẻ giết gà lấy trướng.

Tiếng vỗ tay thôi thúc tinh thần tuổi trẻ của Hương Việt Xã. Chu Thông nắm chặt kiếm, cánh tay hờn giận đưa lên phát biểu :

― Phận làm tướng, tay cầm soái kỳ thà mất mạng chứ không để mất mặt. Tổ tiên Bách Việt có di ngôn có xuất trận không màng trở lại. Tay ta quân hùng mã cường, lương thảo định phân chiến sách thắng địch, còn về nhân lý thì ta có thêm một chiến hữu còn hơn có một kẻ thù.

Một lần nữa tiếng vỗ tay không ngừng. Đinh Anh Thi thù nước thù nhà chưa trả, đứng lên phát biểu :

― Tay cầm binh phù soái tướng, cần chú ý khí dũng, hảo cường giữa ta và địch, điều cấm kỵ trong trận chiến quân binh không được mệt mỏi, tránh thiếu ăn, tránh quân binh chán nản, nhiễu loạn lòng dân, thua trận không nản chí, thắng trận không tự hào. Sách có câu: "Đại ái vô tình, đãi nghĩa là hy sinh". Đã làm tướng mà hồn bất phụ thể, thì sau này chén cơm Hương Việt Xã làm sao ăn cho nổi.

Tất cả huynh đệ đồng nói :

― Tất nhiên là phải thế, mới nói lên được hai tiếng "Chiến thắng" chứ .

Trần Kiều Oanh đứng lên phát biểu trong suy nghĩ của nàng :

― Bổn phận làm tướng phải có mưu kế, cắt đứt lương thảo của địch để bóp yết hầu của chúng. Lập giám binh nội ứng, làm nhiều cạm bẩy để sát địch, dù rồng xa bải cạng, hổ xuống đồng bằng cũng phải làm cho địch thần bất trí, quỉ bất giác. Nhất là huy động lương dân hiểu rõ thù nhà nợ nước là chi, có thế sau này mới rảo bước trong giang hồ mà không ái ngại, dù ta sống trong kiếm ảnh phong đao cũng vẫn là thân cư tại miếu đường, tướng soái và anh hùng là một, khi lâm trậng tránh được binh quã, mã loạn là thắng.

Tiếng vỗ tay giòn tan đủ biết sức mạnh của tuổi trẻ ngày nay. Trịnh Đình Thông vốn gia gia qua đời sớm tại trận biên giới Việt Hán, mối căm gan ôm ấp trong lòng, nay miệng cười thù chưa trả, chàng phát biểu :

― Gia gia của tại hạ qua đời sớm vì giặc Hán, nay tuy "Rách lũy cũng còn bờ tre" nhờ gần núi ăn núi, gần sông uống nước sông, cho nên thấu hiểu được ít nhiều đạo lý thù nhà nợ nước. Tại hạ nguyện lấy thân này làm danh môn chi hậu, đứng trước mặt trời chưa xuống không gian vẫn phải sáng.

Tiếng vỗ tay liên hồi của bầu nhiệt huyết thanh xuân. Đỗ Trọng Kha tuy mới gia nhập động, lòng cũng nôn nao, háo hức tỏ bày nghĩa cử đền đáp Lữ Thư và trong động dành cho chàng tình thân huynh đệ vô bờ bến, chàng phát biểu :

― Trong binh pháp có nói: "Đa ngã kiến kết tụ duy nhất kiến" để tránh tâm khí quân binh sanh tạp ý, không thể bỏ qua lập dịch quán, quân binh mã giả. Hôm nay tại hạ gặp anh hùng cùng chí khí vì mưu cần an dân, chỉ xin một ước nguyện "Vạn tử bất từ". Quý huynh đệ muốn dùng tại hạ vào chỗ nào cũng đặng, há sợ chi tướng địch mạng, đã có binh hùng tướng mạng, thân này sống chết phú số cho trời.

Tiếng vỗ tay lòng thôi thúc có sự quyết tâm và hứa hẹn trách nhiệm của người làm trai. Quách Tuyết Băng đưa tay phát biểu :

― Thưa quý huynh, tỷ, đệ, muội tại hạ xin nói lên đôi lời mộc mạc và chân ngôn. Về học thuật binh thư đã là thiên binh vạn mã, cho nên ngươi phàm phu tục tử phải biết linh hoạt biến hóa tinh thông. Khi học ngàn cuốn sách không bằng ngoài chiến trận, bởi vậy binh thư của huynh đệ xuất phát từ từng mãnh gian sơn ghép lại, biết lợi dụng địa hình, vô thức mới có hóa dụng binh chi sách, đó mới là quan trọng nhất. Quân đồ của huynh đệ là do kinh nghiệm đi khắp nơi mới vẻ ra được. Tại hạ chỉ đôi lời thô thiển này xin gửi đến huynh đệ từ từ suy tư.

Tiếng vỗ tay náo động cả động Nam Khê Sơn vì lần đầu tiên huynh đệ trong động nghe Quách Tuyết Băng phát biểu về kinh nghiệm học thuật binh thư, cũng là lần đầu tiên thấy một nữ tướng sắc, âm, lý trí hơn người, cho nên Trịnh Trường sẽ "Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân".

Tiếp theo Lý Bình Trung phát biểu :

― Kẻ làm tướng am tường ngũ tài, tức là trí, nhân, nghĩa, dũng, trung. Trí là lâm nguy bất loạn, nhân là thân ái nhân, nghĩa là bất phụ kỳ vọng, dũng là bất tạp hội quá, trung là bất hai long. Biết tiếp nhận khổ đau để vượt nhục làm sống đó là hùng tráng của người tướng soái đã nhìn xa một bước thấy biển rộng trời cao, có thế dù Nam chinh, Bắc chiến cũng bền vững lòng tin để chiến thắng.

Nói chung người thống soái phải có chí cao minh biết chọn thiên thời địa lợi, nhân sinh. Biết mình biết người, dùng binh tướng đúng nơi, hiểu sự như thần, thuộc lòng binh pháp trong đời sống thống lãnh tam quân, dưỡng binh thiên nhật dụng nhất thời. Đạo làm tướng soái phải có kiến thức lớn, như kỳ môn độn giáp, binh mã thần cơ diệu toán, biết nhật nguyệt phong linh khí, trên tay không cầm cung kiếm mà phá được địch đó là trí sĩ và biết tiếp nhận ý kiến của tập thể để nấu thành một ý chí chung phù trợ đất nước.

Lại một lần nữa tiếng vỗ tay lớn, nói lên lòng tin anh hùng vào chiến trận. Trịnh Trường thay mặt Hương Việt Xã đúc kết :

― Tại hạ thay mặt Hoàng đại huynh đồng tiếp nhận những ý kiến của quý tỷ, huynh, đệ, muội, ý kiến nào cũng có lợi nước vì dân đều dùng được tất cả. Như ý kiến của quý vị vừa phát biểu đã cho chúng ta một căn bản chân lý và hành động. Hy vọng tất cả trên tay cầm thần binh tuyệt thế, dây mới thực sự giải quyết được các vấn đề sống còn của Hưng Việt Xã .

Tại hạ xin công bố kể từ hôm nay động Nam Khê Sơn là trung tâm sinh hoạt mưu lược của Hưng Việt Xã gồm bốn điều luật.

1 – Nhân Chánh : Pháp luật vô tư, Lệnh vô tình, Qui nghiêm chính.

2 – Cắm Quân Binh : Khinh binh, Mạng quân, Đạo quân, Nối quân, Loạn quân, Ngộ quân, Khinh địch, Lộ quân cơ.

3 – Cắm Binh : Lời nói sai sự thật, Không khi dân, Thưởng phạt không vị tình, Tội nặng khai trừ.

4 – Vì Dân : Bảo vệ văn hiến và tài sản Bách Việt, thành lập dịch trạm đổi lấy mồ hôi, nghèo khó đi đầu để Lạc dân ấm no, bảo vệ kẻ yếu và người hoạn nạn.

Sau khi nghe Trịnh Trường đúc kết và công bố lệnh, trong lòng huynh đệ họ Hoàng vẫn chưa an, Phi Bằng phát biểu :

― Thưa quý huynh, tỷ, đệ, muội trước mắt tại hạ thấy quả là những kỳ trí xuất ngôn tự đáy lòng, kỳ năng tự xuất hành động, mỗi phát biểu là tâm huyết có suy tư để thể hiện đồng một tiếng nói, không khác nào phổ thư Bách Việt có lưu truyền kim ngôn vạn ngữ. Cho nên phổ có viết: "Liệt nữ giá phu, quân thần trung nghĩa vì dân vì chúa" có như thế Hưng Việt Xã mới đúng là kim chỉ nam trong thiên hạ, cho nên quý vị đồng đứng lên thi thố khả năng và lấy tư tưởng biến thành hành động.

Tiếng vỗ tay một hồi lâu cho thấy tuổi trẻ vì lý tưởng, những anh hùng dân tộc xuất hiện trong những môi trường tương tự. Cùng lúc Hoàng Phi Bằng mời những hiền đệ chưa nhận "Thanh Long đơn" đứng lên chuẩn bị tặng mỗi người một viên, nhân dịp này chàng khuyến khích Đỗ Trọng Kha luyện tập võ học mỗi ngày.

Hoàng Phi Bằng đã có ý tặng bảo kiếm từ lâu nhưng chưa phải lúc, nhân có dịp này chàng tuyên bố :

― Thưa, quý huynh tỷ đệ muội, tại hạ muốn gửi thác một chí nguyện này trên thanh danh của quý vị, bằng những thanh bảo kiếm cho những ai đã khởi lòng vì Bách Việt. Trước hết kính mời đại tỷ Lữ Thư là người có trách nhiệm lớn nhất, phải chăm nom thật tốt cho tất cả huynh, tỳ, đệ, muội của mình, mời tiếp Bí Phương Cổ Kiếm .

Lữ Thư hai má đỏ bừng, cười tươi như hoa, giương mi đáp :

― Tỷ cảm ơn quý hiền đã chiếu cố, tại hạ tiếp nhận kiếm là thấy trên vai có nhiều khó khăn trước mặt, hy vọng trọng trách này sẽ làm tròn lòng tin tưởng của quý hiền.

Hoàng Phi Bằng công bố tiếp :

― Nhu Long bảo kiếm, đúc trong lửa cực nóng và cực hàn, có thể đoạn đá phân kim, chẻ sắc như đất, lệ khi xuất kiếm vạn kiếm phân mảnh, tính của đại huynh hợp về sau này gặp thế thái nhân tình xem mây trôi ngoại cảnh, phú quý chỉ là danh lợi không đủ nặng nhẹ tình người, đại huynh có khí khái nhân kiệt, nặng xử sự tình cảm, trước khi tiếp kiếm, đệ xin tặng hiền huynh ba chữ Lợi, Tư, Nghĩa mời Lý đại huynh tiếp kiếm.

Lý Bình Trung không ngờ Nhu Long bảo kiếm lại có một lịch sử phi thiên như vậy, chàng tiếp nhận, rồi nói :

― Từ đây thà chết chứ không để kiếm nhục.

Tiếng vỗ tay vang động một góc rừng, Hoàng Phi Bằng tuyên bố tiếp :

― Nội Thiên bảo kiếm, còn có tên là Vương bảo kiếm, được đúc ra thời đại Hoàng đế Câu Tiễn, ở giai đoạn lịch sử này chỉ có U Việt mới đúc kiếm đến trình độ kỹ thuật kỳ tích, cũng chính Vương bảo kiếm này khuyến khích Đại Đế Câu Tiễu đứng lên phục quốc, nhà Ngô Phù Sai thất trận, chàng ngó sang Trịnh Trường nói:– Mời hiền đệ đứng lên tiếp kiếm.

Trịnh Trường nhìn Nội Thiên bảo kiếm tự lòng phải tự phát khởi nói :

― Đa tạ Bằng đại huynh, đệ xin hứa kể từ nay sẽ là tâm can nghĩa đảm, dù bước chân nhiều thủ thách cũng vượt qua, nay làm thân huynh đệ có xá chi gian nan, một lần nữa xin hứa một lòng làm đẹp lý tưởng Hương Việt Xã.

Hoàng Phi Bằng tươi cười nói với tỷ, huynh, đệ :

― Trịnh đệ là mẫu người tính tình thẳng thắn không nhượng việc gì ba phân cho người khác, nay huynh tặng Nội Thiên bảo kiếm, nhớ kỷ việc gì cũng có phải trái khi xử trí lấy quả quyết làm đầu, có lúc then chốt vẫn phải phân trái trắng đen.

Chàng xoay người về hướng Trần Kiều Oanh nói :

― Đệ xin tặng Kiêm Châu bảo kiếm còn gọi là Băng Thanh Ngọc Tuyết Kiếm, kính mời Trần tỷ tiếp kiếm, Trần tỷ đại chí, kiếm pháp bất lộ đúng là kiếm để trong kiếm.

Trần Kiều Oanh tiến tới tiếp kiếm rồi đáp :

― Đa tạ hiền đệ, tỷ hiểu rõ xin hứa từ đây một lòng vì Hưng Việt Xã .

Sau khi Lý Bình Trung đeo thanh kiếm vào bên hông, miệng tươi cười hài lòng. Hoàng Phi Bằng nói với Đinh Anh Thi :

― Đinh hiền đệ, chuyện xưa gia đình để trong lòng nay dứt bỏ, không tìm kiếm nó cũng phải đến, ngày đó đương đầu không khó, nay đại huynh tặng cho đệ một bộ Canh Tinh bảo kiếm, huynh nhắc nhở đệ kiếm pháp không thể biến phu.

Đinh Anh Thi luôn luôn xem Hoàng Phi Bằng là ân công và sư phụ, không đặt mình vào tình huynh đệ, bởi vậy chàng ít nói lại vâng lời nhiều, khi nghe tặng kiếm cũng không ngờ từ đây bỏ oán tìm đức, bỗng chàng tĩnh ngộ dật mình thưa :

― Dạ, đa tạ đại huynh, đệ vâng lời ạ .

Trong tâm cảm của Trịnh Trường, khi tiếp được Nội Thiên bảo kiếm. Chàng thấy tin mừng phát ra như một luồng khói thiên từ trên núi cao bay ra, rồi chàng suy nghĩ:– Nay mỗ sử dụng kiếm cho thỏa đáng thì sẽ có lực lượng vô cùng, đồng thời khiến mỗ nhận thức được giá trị nhân nghĩa, trí, tín, dũng theo hành động.

Hoàng Phi Bằng ngó Chu Thông một lúc rồi gọi :

― Chu Thông hiền đệ, huynh tặng đệ Ung Huyền bảo kiếm nó có một uy lực vô cùng, đệ đến đây mà tiếp kiếm.

Chu Thông có vẻ e ngại, rồi gật đầu nói :

― Thưa đại huynh tiểu đệ kiến thức bất tài, võ công kém cỏi bây giờ tiếp nhận bảo kiếm chỉ lo cho đệ không biết cách sử dụng thì hóa ra phụ lòng yêu thương của đại huynh.

Hoàng Phi Bằng có ý khuyến khích, chàng cười "ha hà…" nói :

― Hiền đệ đừng có tự xem thường mình, cây kiếm này có duyên với ai thì người đó tiếp nhận. Hiền đệ phải quý Ung Huyền bảo kiếm này ví nó có từ thời đại Hoàng đế Câu Chiếu nước U Việt, đúc từ thiên ngoại phi tiên mà thành, nó không những chẻ núi mở đá và khiến cho hiền đệ lập nghiệp trùng sanh, cho nên bảo kiếm này có ý nghĩa là làm người phải biết xả thân diệt bạo, cứu người nguy cơ, bảo kiếm này rốt cuộc đã tìm được chủ nhân.


Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 17
Viên Sỏi Hán Nằm Bên Lề Giang Nam

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét