Kiếm Khách Giang Nam - Chương Mười Bốn ( Huỳnh Tâm )

Ấn Vàng Một Quả Kiếm Hùng Tam Thanh
Phiên Ngung thành được người Hán phong mỹ danh đất thần kinh Giang Nam, cảng Hổ Môn trở thành trung tâm kinh tế và thương mại lớn nhất Nam Việt, từ cửa Hổ Môn khách bộ hành chỉ mất hai canh là đến thành Phiên Ngung, đẹp nhất cảnh thiên nhiên hai bên lề đường, có cánh đồng hoa trải rộng như thảm chiếu hoa muôn màu, bốn mùa hoa trải dài từ biên giới tỉnh Quế Lâm đến Nam Hải. Hoa thơm dịu phơi phới, đưa khách si tình lạc lối mê mẩn vào cõi thiên thai kỳ ảo, không một ai từ chối các loài hoa của thành Phiên Ngung,
vì nó là một tác phẩm bất hủ của tác giả Thiên Nhiên. Khách si đắm đuối hương hoa thưởng thức chưa hết mà đã cuối đời người, tiếc cho một kíp sinh sống đâu đây còn lưu luyến hương hoa Nam Việt.

Đi xuống đất Giao Chỉ cũng không kém sức vùng dậy của một con Rồng, người và đất thi đua phục hồi cố đô văn hiến Phong Châu thời Hùng Vương và cố đô Loa Thành, mở ra một nền đạo học mới cho Nam Việt. Phong Châu là trung tâm thứ hai về kinh tế, thương mại và thủ công nghiệp, được Vũ Đế tặng mỹ danh Giang Nam Phù Đổng. Địa danh Giang Nam gồm có Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, miền đất mở rộng trù phú quan trọng thứ hai của Nam Việt.

Thành Phiên Ngung tiêu biểu của quốc gia Nam Việt, gọi là Nam Việt thành Bắc gồm các tỉnh như Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận, Trường Sa và Hải Nam mỗi tỉnh được triều đình phong Vương trị chánh. Nam–Bắc Nam Việt thi đua phát triển trong ba năm qua đưa đất nước trù phú như có phép lạ. Giang Nam được ca tụng vùng đất "Yêu Người" tuy đã có Phong Châu, Loa Thành, Cửu Chân, Nhật Nam nhưng dân cư lưa thưa không bằng Tượng Quận, Trường Sa, Quế Lâm, Hải Nam và Nam Hải. Nam Việt khởi sắc thịnh vượng người dân di chuyển sinh sống tự do. Lạc dân đi tìm vùng đất rộng người thưa, nhất là di cư xuống Giang Nam lập nghiệp với niềm tin tương lai đầy hứa hẹn, khí hậu cũng ôn hòa, thuận mùa sản xuất, sông ngòi, biển cả đan dày thủy mạch thuận cho thương thuyền và ngư nghiệp. Từ đất "Yêu người" Lạc dân Giang Bắc, thi nhau dời cư xuống Giang Nam lập nghiệp, bỗng nhiên tự nó tập hợp được trăm họ tôn tộc Bách Việt, sản sinh trí sĩ, anh hùng hào kiệt. Giang Nam có được ngày nay cũng do lòng người biến hóa hữu thời.

Một tập hợp Bách Việt lần thứ hai mà chưa ai suy nghĩ đến, tự nó có từ lúc đại hội anh hùng Bách Việt tại thành Phiên Ngung. Một cấu tạo thiên nhiên đã định cho ngày hẹn trở về tộc Bách Việt, từ Trung Nguyên xuôi Nam hướng về quê hương xứ sở, họ mang theo những tinh hoa như kỹ thuật thuộc da, kinh doanh, thương mại, thủ công nghiệp, giao dịch, lưu hành ngân kim. Họ là nhân tố bồi đắp vào đời sống văn hóa Giang Nam mỗi ngày phong phú hơn xưa. Họ là những quyết định hưng thịnh cho Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam toung lai. Họ trở về trong lòng Bách Việt như một khối kết tinh tình tự dân tộc, quê hương xứ sở giàu mạnh không cần "Dụ ngôn nguồn cội". Chỉ cần đất "Yêu người" thay cho động lực, tức thì con người xuất hiện để thi thố khả năng và tinh thần tập hợp Bách Việt, cũng nhằm chuẩn bị đối đầu với người Hán trong tương lai. Các nước lân bang thường gọi "Thời đại Bách Việt Phương Nam".

Thời đại Bách Việt một nhà, tuấn kiệt, nhân tài thi nhau xuất hiện. Văn nhân, trí sĩ, võ hùng mã cường, quyết định vận mệnh đất nước Nam Việt, Cá nhân trở thành yếu tố làm chủ cuộc sống từ đó Bách Việt thực hiện được mục chứng tinh thần tôn tộc "Dân vì Dân", với một lý trí mới không hề biết sợ người Hán. Nhờ thiên hạ bá tánh vận dụng sinh tồn mới có "Thượng ứng thiên mệnh, hạ ứng nhơn tâm".

Trên Vua, trọng nhất mẫu đồng bào. Dưới Dân trọng Hoàng thượng chí tôn thiên hạ. Nam Việt còn ngoại lệ cơ may xây dựng giang sơn cẩm tú và đem sự hoan hỷ đến cho Lạc dân, bằng ý chí quân thần, đúng như câu: "Khói củi sự sống của bá tánh, khói núi mở giang sơn vì thiên hạ".

Lúc Nam Việt đang trên đà thịnh vượng, không ngờ Hoàng Hạc qui tiên, tin loan truyền một đêm mệt mỏi Người vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ chín mươi chín canh, linh cữu quàn tại tư gia họ Hoàng tại Cửu Chân, sau ba nhật chuyển về thành Phiên Ngung. Nam Việt Vũ Đế đứng ra làm chủ lễ an táng đại anh hùng Bách Việt. Mộ bia vinh danh, "Quốc sư chí minh Hoàng triều Nam Việt thất thập niên, hiền thần quốc hiếu, Hoàng Hạc vương thần lưu danh chi mộ".

Nam Việt Vũ Đế xuống chỉ dụ:– Thành Phiên Ngung và thành Giao Chỉ treo cờ rũ, triều đình cử hành tang lễ bảy nhật. Quân quan từ Cửu phẩm đến bát phẩm phải chầu lễ cho đến khi nhập thổ mới thành. Hoàng Phi Vũ được tín nhiệm đứng đầu họ Hoàng tại Giao Chỉ. Cả họ cùng một lời thề trước linh đài Hoàng Hạc: "– Họ Hoàng nay tiếp nối hành trình tiên phụ để lại, một lòng vì sơn hà xã tắc Nam Việt. Quyết chí cả lập đức, lập công bồi đắp thanh bình hưng Nam Việt, phù trợ đất nước thêm hưng khởi, nuôi dưỡng sinh lực nhằm phá tan những cản trở phát triển, bài trừ quan lại tham ô, hoạn quan suy nhược, triệt tiêu những cửa quan cậy quyền, áp chế Lạc dân, chấp nhận đứng trên mọi thử thách".

Từ ngày đất nước hết chiến tranh, Nam Việt thanh bình, hưng thịnh hơn năm năm, toàn dân lúc nào cũng vinh danh Vũ Đế "Vạn tuế, vạn tuế…" còn quốc sư Hoàng Hạc người dân vinh danh "Anh hùng Bách Việt" Lạc dân thương tiếc, cùng lúc suy nghĩ về tương lai. Ai là đệ nhị Hoàng Hạc, Hoàng thượng Vũ Đế sẽ bổ nhiệm ai lo cho dân ấm no ?

Trong những ngày tang lễ Hoàng Phi Bằng khóc cho tiên tổ nhiều nhất, chàng khả nghi để ý tìm nguyên nhân tiên tổ qua đời. Đôi lúc Hoàng Phi Bằng tự hỏi:– Người khoẻ mạnh khi chết da mặt phải tái, óp lại đôi chút ít, nhưng hiện thời tiên tổ như người đang ngủ, thi thể cũng như da mặt vẫn đầy đặn, hồng hào. Nếu người có nhãn lực thâm hậu như Hoàng Phi Bằng mới khám phá trong thi thể có biến chứng không bình thường. Người của họ Hoàng cho đây là sự ra đi của Hoàng Hạc trong tư thế bình an. Trái lại Hoàng Phi Bằng nhìn Tiên tổ với một gốc độ khác. Chàng giỏi về mạch lý, y dược cho nên có ý tưởng khác người. Hoàng Phi Bằng suy nghĩ thầm:– Chính Nội tổ đã bị kẻ ám hại, bây giờ muốn cứu Nội tổ cũng đã muộn màn. Chàng tiếp tục tự nhủ:– Giải pháp hay nhất là âm thầm tìm địch thủ, tuy họ trong bóng tối cũng có ngày lộ ra dưới ánh sáng mặt trời. Chàng tự hòi tiếp:– Họ dùng thủ pháp nào để hạ độc Tiên tổ, những dược liệu gì ở trong thi thể, có lẽ thủ phạm không phải là người xa lạ. Dĩ nhiên đây là cao thủ không phải kẻ tầm thường .

Hoàng Phi Bằng quyết định khai quan nghiệm thi, lấy một mẩu thịt trên vai Tiên tổ ngâm vào rượu nồng độ mạnh, rồi theo liên đài về thành Phiên Ngung. Ngày cũng như đêm Hoàng Phi Bằng theo tục lệ báo hiếu. Chàng nằm dưới liên đài, nhờ vậy Hoàng Phi Bằng khám phá trong liên đài có nước vàng thấm qua khe gỗ Cẩm˗lai. Chàng kết luận chính người trong nhà sát hại Tiên tổ.

Ngự Lâm Quân canh gác trước cửa phòng, nhân tiện một lần nữa Hoàng Phi Bằng khai quan nghiệm thi, lấy mẩu nước vàng trong liên đài. Đôi tay chàng vận khí một thành công lực xuất chiêu thức "Cân vũ thành" liên đài bật nắp không vang tiếng động. Chàng thấy thi thể của Tiên tổ teo lại chỉ còn da bọc xương, thi thể đã bị rã rữa từ từ, nước màu vàng đã thấm hết vào vải bọc thi thể, rỉ ra ngoài phần nhỏ cho nên khó ai phát hiện. Chàng nói thầm:– Mới mấy ngày thôi mà thân thể Tiên tổ đã biến hóa nhanh như vậy rồi ư ? Nước mắt của chàng tủa ra như suối, chàng cẩn thận đậy nắp liên đài trở lại, cảm thấy bần thần, vội uống vào một viên "Hoàng liên thảo" ngồi xuống định thần, khi mở mắt ra mới biết chất độc trong liên đài cực mạnh. Chàng tự hiểu đây là một chất độc chế biến tinh vi. Đến ngày tang sự viên mãn mọi người trở về sinh hoạt bình thường, chẳng ai suy nghĩ lý do nào một nhân vật kỳ tài bị chết bí ẩn.

Tin Hoàng Hạc qui tiên, Hán Cao Hậu Lữ Trí gửi sứ thần qua Nam Việt để phân ưu, đất nước Nam Việt buồn vì mất một kỳ tài, trái lại nhà Hán xem đây là một tin vui nhất, lý do đơn giản người Trung Nguyên thời nào cũng muốn áp phục tôn tộc Bách Việt, như nhà Tần nhị quốc Tây–Đông cũng bao lần áp chế Nam Việt, mục đích của họ là tiêu diệt tôn tộc Bách Việt, ý đồ ấy họ không đạt được bởi Bách Việt thời nào cũng sản sinh trí sĩ, anh hùng. Thời nay người Hán đã đồng hóa được các dân tộc khác ở hướng Tây, Bắc, Đông Trung Nguyên. Chỉ có Bách Việt may mắn vượt ra khỏi tầm tay tham vọng của nhà Hán, nhà Hán cho rằng trên thế giang này chỉ có họ là dân tộc văn minh nhất, còn tất cả những dân tộc khác trong vùng Châu-á đều là man rợ chư hầu.

Ngày nay nhà Hán có phần e dè tôn tộc Bách Việt vì một vựa vựa ngũ cốc trù phú, cho nên lòng khao khát thèm muốn của người Hán dâng cao, còn ngoài mặt lưng khòm một ít. Lúc nào người Hán cũng chuẩn bị đem binh lực để xâm chiếm Nam Việt, họ mãi mơ ngồi chờ thừa dịp là tràng quân vào cướp bóc tài sản cho bằng được, người Hán khác nào cái bồ tham vô tận, đã có từ cổ xưa đến nay vẫn thế không nguội. Tôn tộc Bách Việt hiểu thấu tính sài lang của người Hán, thực sự người Hán không phải là một dân tộc thông minh, nhưng họ lại giỏi gió tanh máu lạnh, lòng tham không bờ bến, họ là loài động vật có tính chuyên nghiệp cướp, chỉ biết đi thôn tính những nước lân bang, người Hán là con trăn ngủ dưới lớp lá khô chờ quốc gia nào suy vong tức thì thừa cơ nhảy vào đồng hóa. Ngày nay Nam Việt sống trong lý lẽ tồn vong, phải vũ trang binh hùng tướng mạnh, không thể hiếu hòa trước một con sài lang Hán đói, ăn thịch người không nhả xương. Sứ thần nhà Hán lần này đến Nam Việt thăm dò người kế tập Hoàng Hạc là ai, phân ưu chỉ là một cái cớ, trong đôi mắt nhà Hán đang lùng tìm miến mồi béo bở Nam Việt, cuối cùng sứ thần nhà Hán, họ Bàng tên Từ Không đi về tay không.
Cuối tháng chín miền Nam Giao Chỉ nắng ít mưa nhiều, chiều mau tối, trời vừa xẩm gió thổi mạnh "vi vu" nước sông chảy xiết, ghe thuyền làng Xá trên sông Hồng ngưng mọi sinh hoạt. Hoàng Phi Khải thấy từ xa xa trên dòng sông kéo theo một người trôi nổi bồng bềnh, đầu hụp lên, hụp xuống, cứ thế mà trôi mãi, xem ra người dưới nước đã kiệt sức, không còn ép được thân thể vào dòng nước để trôi vào bờ.

Hoàng Phi Khải thấy cảnh tượng người này còn có thể cứu sống, chàng vội chuyển bộ pháp phi thân trên mặt nước xuất chiêu "Thủy sơn kiển", gọi là Khảm hiểm trở. Cấn dưới nước, trên thì có núi cao chặn đường tiến thủ, dưới chân vực sâu, đã dừng lại không tiến về phía trước. Nhờ vậy cứu được người lên bờ, đem nạn nhân vào trước sân nhà lá cũ bên bề sông, tay búng vào nạn nhân một viên "Đơn bạch cúc" người thiếu niên thoi thốp tỉnh lại.

Bỗng dưng, Chàng nghe có tiếng chân từ trong nhà bước ra nói:
― Xin Các hạ không được đem xác chết ấy vào nhà của mỗ.

Lời nói của gả chưa dứt đã xuất một chiêu quyền đẩy đến Hoàng Phi Bằng, Chàng né tránh quyền, hai tay vội ôm thiếu niên ngất xỉu đi ra bờ sông để chữa trị tiếp. Thiếu niên lạ mặt được vớt lên từ dưới sông, đang từ từ tỉnh lại mở mắt ra, nói nhỏ :
― Tại hạ, xin đa tạ ân công cứu mạng.

Chủ ngôi nhà tranh cũng là một thiếu niên thân hình dị hợm, mặt nặng lạnh như tiền, thấy hai kẻ đồng canh ở bên bờ sông đang làm việc gì không rõ, nên muốn biết, chân của gã đi từng bước rón rén, cố ý tò mò hành tung người khác, rồi ép thân vào lùm tre bên cạnh, đôi mắt hướng chằm chặp. Hoàng Phì Bằng đếm được từng tiến chân của gã lạ mặt hỏi :
― Các hạ tự nhiên đến đây mà xem, núp trong lùm tre làm gì chứ, lập tức ra đây, bằng không đừng trách mỗ.

Trong lúc chàng đang điều trị cho thiếu niên vừa mới vớt dưới sông lên, liền búng vào trước ngực một viên "Thủy sa hầu". Tức thì   trong bụng của nạn nhân "ào ào" nước trào ra, chàng nhặt lên một viên sỏi, búng xuống dưới đôi chân đang có tảng đá nặng hơn ba mươi cân, tức khắc tảng đá tan rã hơn trăm mảnh vụn. Thiếu niên được thoát nạn quì xuống đất, hai tay chấp lại xin một lạy tạ ơn ân công. Chàng vội vã đỡ đôi tay, người thiếu niên ngơ ngác nói :
― Tại hạ xin đa tạ ân công cứu mạng sống, ơn này trời đất chứng lòng, nguyện từ nay nhớ đời đời. Một tiếng thở dài rồi phân bua nói:– Tại hạ không biết có tội gì, đang ngủ trưa thì có sáu người bịt mặt ám hại, trói mèo cả hai tay chân, dưới chân còn lại buộc thêm một tảng đá, rồi quăng xuống nước thử hỏi làm sao sống được. May thay còn trôi nổi được vài canh giờ, nhờ dây gai gặp nước nở ra, hai tay mới tuột khỏi chân, nhưng còn tảng đá dưới chân vô tình cứ kéo thân thể xuống sâu, sức lực đã cạn kiệt, vẫn phải nương theo dòng nước hụp lên, hụp xuống cố ngấc đầu lên tìm hy vọng sống trong hơi thở cuối cùng, nhưng không may nước lại chảy quá xiết, lúc này xem ra hoàn toàn thất vọng.

Người thiếu niên núp trong lùm tre đi ra, cũng cao hứng nói về mình :
― Tại hạ, sinh ra từ bao giờ, không cha mẹ, quê quán cũng không, sống bằng hành khất độ nhật từ khi nào cũng không biết, hôm nay vừa vô nhà chưa đầy hai khắc, ngó ra thấy quý huynh đài tưởng rằng bọn cướp đến, bởi trước một thờ thần tại hạ có đụng độ với bọn cướp, sợ chúng đến thăm cho nên đề phòng, xem cáo lỗi.

Hoàng Phi Khải ngồi trệt dưới đất, yên lặng không để ý lời nói của người thiếu niên lạ, chàng để tay xem mạch của thiếu niên bị ngợp thở vừa phục hổi sức khỏe. Lúc này chàng mới chú thiếu niên chủ nhà  ven sông. Xem ra kẻ này nói không thực, với thân hình này gọi là là hành khất ư, nếu căn cứ vào bào phục cũng đủ chứng mình thiếu niên này là con nhà quan hay thương gia, da dẻ thân tròn trịa, đương nhiên phải còn cha mẹ. Chàng quan sát rất kỷ thấy trong nhà tranh, đơn sơ nhưng vật dụng sinh hoạt rất gía trị, đối với một nông dân hay người hành khất, thì hẳn nhiên không phải là hành khất bình thường. Chàng đánh giá thiếu niên này có lòng gian trá. Còn thiếu niên trôi trên dòng sông do người đời hãm hại, đã bình phục đứng nghiêm chỉnh, hai tay để trước ngực thi lễ nói :
― Thưa ân công, thân thế của tại hạ họ Đinh tên Anh Thi, mười bốn tuổi quê quán Phong Châu, nay xin theo hầu hạ ân công cho trọn kiếp sinh.

Hoàng Phi Khải đưa tay ra phất nhẹ, lời từ chối :
― Tại hạ sống không nơi ổn định, cũng không muốn nhận ân nghĩa, hôm nay tình cờ gặp các hạ ở đây xin chia tay, hy vọng có ngày tái ngộ.

Đinh Anh Thi khẳng khái nói :
― Thưa ân công, nếu không được ý nguyện thì tại hạ quyết định thà chết tại đây, làm người mà không biết ân nghĩa thì nói chi chí khí nam nhi, sống như vậy có ích gì đâu .

Hoàng Phi Khải thấy lòng người chân thực, cảm thông hoàn cảnh ôn tồn :
― Thôi được, tại hạ tạm nhận kết nghĩa với các hạ, như vậy được chứ ?

Đinh Anh Thi vui mừng đáp :
― Tiểu đệ được kết nghĩa cùng ân công, tuy rằng không hợp lễ, nhưng ít nhất trọn đạo tình người, xin đại huynh chọn ngày lành tháng tốt định phần cho tiểu đệ.

Hoàng Phi Khải gật đầu tỏ lòng hoan hỷ tiếp nhận, chàng xưng danh tánh của mình :
― Tại hạ họ Hoàng tên Phi Khải, đi qua đây gặp lúc cứu người hoạn nạn thì có gì đâu mà ân với nghĩa, nếu tại hạ không cứu thì cũng có người khác cứu, các hạ chưa phải là người vắn số, hôm nay huynh kết nghĩa với đệ cũng là khởi điểm thân thích sau này, hy vọng cùng nhau sống hết tình thủ túc, vậy huynh cùng đệ thi lễ nhá ?
― Dạ đại huynh ân công.

Thiếu niên chủ nhà nghe họ tên của Hoàng Phi Khải vội vã lom khom đứng lên giới thiệu danh tánh.
― Thưa nhị vị huynh đài, tại hạ tuy không họ nhưng có tên là Độ Thiếu, hy vọng xin được kết nghĩa .

Hoàng Phi Khải đã hồ nghi Độ Thiếu, liền cằm tay của Độ Thiếu  xem mạch, thấy gân cốt ít nhất đã có hai năm luyện võ học, thân thể béo khỏe không phải là kẻ hành khất, da thịt trắng trẻo không có một dấu vết nào chân tay lam lũ. Chàng thở dài, suy nghĩ thầm: – Tuy ta đã phân biệt được cả hai người trẻ này, họ khác nhau hoàn cảnh. Đinh Anh Thi là thực của vô tình, còn Độ Thiếu là cố ý giả. Lòng tính vị tha của Chàng tiếp nhận Độ Thiếu bằng cử chỉ gật đầu, cả hai thiếu niên chưa hề biết nhau đồng quì đa tạ Hoàng Phi Khải. Độ Thiếu đứng thẳng người thưa :
― Thưa đại huynh, tiểu nhân tên Độ Thiếu nghĩa là thiếu ăn thiếu mặc, do người đời đặt cho, sống vô gia cư, căn chòi lá này là gia tài duy nhất của gia gia mẫu thân để lại.

Hoàng Phi Khải nhân diện Độ Thiếu cố ý che mắt dối người. Chàng nghĩ thầm:– Đúng là loài thú sau này nó sẽ quay lưng lại chăm sóc riêng cho bộ da của nó. Tuy nhận diện được đối phương, nhưng chàng vẫn lấy lễ đối lòng Độ Thiếu, chàng tự nhủ thầm:– Dù đây là cây đèn lu mờ nhưng đến vời mình sẽ sáng .

Chàng cười kín đáo, miệng khen :
― Tuy tiểu đệ không họ, nhưng tên rất có ý nghĩa, hy vọng mai này tên Độ Thiếu đổi thành Độ Sinh.

Đinh Anh Thi kể lại trong sự chết có sự sống của riêng mình cho Hoàng Phi Khải nghe :
― Thưa đại huynh, lúc tiểu đệ tuyệt vọng nhất, thân thể đã thực sự thả lỏng, chỉ chờ chìm lỉm xuống nước là chết theo dòng sông, bỗng đâu có một luồng khí linh thiêng kéo lên khỏi mặt nước, khi tỉnh lại mới biết đại huynh cứu sống, đó là sự thực nếu không có đại huynh thì không thể còn ai cứu sống được, mạng này còn ở cõi đời, ắt lòng chẳng không bao giờ quên ân công .
Hoàng Phi Khải thừa hiểu lòng người, khi gặp hoạn nạn thì vái trời xin đất, đến lúc bình an không còn nhớ gì hết, tuy thường đời là vậy nhưng thấy người hoạn nạn thì phải cứu, không chừng trong hai người sẽ có một người tốt, chàng trấn an :
― Tại hạ xin quý đệ quên ơn nghĩa đi, có thế mới sống thoải mái hơn, đừng cột mình vào ơn nghĩa sẽ thêm khổ.

Đinh Anh Thi nghe lời dẫn giải rất mới lạ, nghĩ thầm:– Thời nay người đức hạnh hiếm có, còn kẻ độc ác thì đếm quá nhiều, ở nơi nào cũng thấy. Nay vốn mình vô thân thuộc, gia gia thì lưu lạc nơi nào không biết, còn mẫu thân cự tuyệt hãm hiếp, đem thân thủ tiết để rồi tự vận, nay mẫu thân đã qua đời, chỉ mình ta thân cô, thế độc mà cũng tránh không khỏi tử thần. May được cứu sống cũng không phải là kẻ thừa thế gian, thôi thì mình tiếp tục sống. Đinh Anh Thi lấy một hơi thở dài nén sâu vào lòng bụng, thở ra như để xả hết nổi lòng u uất, chàng nói :
― Thưa đại huynh, tiểu đệ sống như thế này là nhờ người cứu, bây giờ người từ chối thì xem như không còn đất sống, bởi tiểu đệ sống vô gia cư cả năm nay, gia gia bị người ta bách hại không biết lưu lạc phương nào, còn mẫu thân bị người quyền thế hãm hiếp đã tự vận, gia sản bị người cướp sạch, nay tiểu đệ cũng bị người ta trói thả trôi sông, nếu không được theo hầu ân công thì tiểu đệ mượn dòng sông Hồng này làm phương tiện siêu thoát lần thứ hai.

Hoàng Phi Khải nghe lời nói có chất tính chân thành, không biết phải từ chối bằng cách nào, chàng đành nhận lời kết nghĩa bên đường, nhưng để lòng hậu ý nói :
― Tại hạ năm nay tuổi thập Thất, tiếp nhận kết nghĩa huynh đệ với Đinh Anh Thi và Độ Thiếu.

Đinh Anh Thi vui mừng quì xuống bái một bái. Hoàng Phi Khải cùng động tác, riêng Độ Thiếu cũng bắt chước theo động tác bái kết nghĩa. Đinh Anh Thi thay mặt Độ Thiếu thưa :
― Thưa, chúng đệ gặp đại huynh như trời cao mưa thấm đất, được kết nghĩa với người chí khí là phúc họ Đinh và Độ Thiếu, tuy không cha không mẹ nhưng xem đại huynh như quyền huynh thế phụ, nhị tiểu đệ xin một lòng trọn dạ giữ chữ hiếu hiền, không thay đổi hai lòng. Hoàng thiên tại thượng, hoàng thổ tại hạ làm chứng.

Hoàng Phi Khải nhận thấy có thể Độ Thiếu là kẻ hai long, chàng chấp nhận tương cảnh, chứ không thể tương ái nói :
― Thôi được bây giờ tại hạ đưa nhị hiền đệ về nơi tạm trú, sống với người thân như một gia đình.
Đinh Anh Thi vui mừng xúc động ra nước mắt, không biết nói gì hơn bằng một lạy tạ ơn.

Hoàng Phi Khải thấy vậy để lòng riêng nói :
― Từ đây về sau nhị hiền Đinh, Độ đệ đừng nói đến tạ ơn nữa, chỉ cần một lần là đủ rồi .

Chàng liền điểm huyệt cho hai hiền đệ rồi phi thân về đông Nam Khê Sơn, chàng cặp bên hông phải Đinh Anh Thi, bên trái Độ Thiếu biến vào không gian, cả hai không dám mở mắt, gió thổi "vù...vù..." rát da mặt. Hoàng Phi Khải cho biết :
― Tam khắc nữa là đến nơi, chúng ta đi qua hướng Bắc, theo lộ trình này là vào núi.

 Thực ra vào động Nam Khê Sơn đi theo hướng Tây–Bắc, người chưa quen đi trong rừng già đưng nhiên không biết phương hướng, tâm lý người đi theo miễn làm sao đến nơi là an toàn. Hoàng Phi Khải ngờ vực Độ Thiếu cho nên đề phòng trước, chàng hướng dẫn đi hướng Bắc rồi đổi lộ trình qua hướng Tây–Bắc. Cả ba huynh đệ Hoàng Phi Khải về đến động gặp Trần Bình Thành, Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp, Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu, Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm. Chàng kể lại từng chi tiết để cùng nhau chia sẻ cảnh đời đồng khổ:
― Tại hạ trên đường đi về động, gặp lúc hai hiền đệ này đang bị tai nạn, không còn cách nào mới đưa về động, xim quý tiền bối và quý huynh đệ cùng nhau đùm bọc họ, nhân đây hậu bối có đề nghị, tương lai xin sử dụng động này làm nơi tụ tập thanh thiêu niên không biết có chấp nhận không.  Nếu được tại hạ xin đa tạ trước.
Hai lão Đào Trần tán đồng ý kiến của Hoàng Phi Khải. Riêng, Trần Bình Thành kính trọng Hoàng Phi Khải xem như là sư Bá nhưng không biết võ học hơn kém ra sao vì chưa hề nghe sư phụ Hoàng Phi Bằng luận bàn, thưa :
― Thưa sư Bá, đệ tử nghĩ rằng Đinh, Độ sư thúc sẽ là thân nhân trong gia đình mình, còn ngày sau điểm võ học cho Đinh, Độ đối với sư Bá thì không khó.

Hoàng Phi Khải hiểu tâm tư của Trần Bình Thành, chàng suy nghĩ:– Chuyện đời đôi khi có ảnh hưởng của thân thuộc thì việc nào cũng thông qua, dù vậy cũng tìm cách cho hai thiếu niên này được kết nghĩa với sáu huynh đệ học Đào.

Trần Bình Thành suy nghĩ một lúc, thưa :
— Thưa sư Bá an tâm, mọi việc ở đây rồi sẽ tốt, nhân dịp này sư thúc Đinh, Độ vận dụng hết khả năng luyện tập võ học, hy vọng tương lai quý sư thúc thăng tiến võ học như lấy vật trong túi áo. Võ học ở trong động này do sư phụ Hoàng Phi Bằng truyền thụ, bởi vậy tất cả xem như đồng môn.

Đinh Anh Thi ngạc nhiên suy nghĩ:– Trần Bình Thành thân cốt to lớn, khỏe mạnh, nói về canh niên cũng hơn đại huynh Hoàng Phi Khải cả hai giáp, thế mà xưng hô một hai vẫn là sư Bá, sư Thúc, trên thực tế võ học của mình không có miếng nào để đáng gọi là sư Thúc! Mỗ quá ngại ngùng nhưng không biết phải nói lời nào cho đúng, mỗ chỉ đáng làm đệ tử của đại huynh mà thôi ! Đinh Anh Thi trình bày cảm nghĩ của mình cho tất cả mọi người trong động đồng nghe :
― Thưa Trần đại huynh, tại hạ không biết phải xưng hô như thế nào cho phải đạo nghĩa, vì vốn võ nghiệp và canh niên của tại hạ chưa đủ sức để quét lá trong động này, vậy xin đại huynh cho tại hạ kết nghĩa cùng quý Đào đệ.

Trần Bình Thành miệng cười trả lời :
― Thưa Đinh sư thúc, quý Đào là sư Thúc của tại hạ, người trên của đệ tử. Trong gia đình thế hệ thứ ba có sáu huynh, đệ, muội họ Đào gọi tại hạ là Cậu, còn giang hồ thì ngược lại, tại hạ phải gọi cháu của mình bằng Thúc thúc, việc xưng hô này là thiên kinh định nghĩa, có một ví dụ để quý Thúc thúc hiểu: Trong gia đình nọ, có một người con tu Tiên làm Đạo sĩ, khi cha mẹ gặp người con ấy ở trong nhà hai ngoài ngõ cũng phải xưng hô cung kính, đôi khi còn quì lạy Đạo sĩ, đó cũng là một sinh hoạt bị bệnh thái quá. Còn giang hồ võ học dù sao nữa xưng hô cũng khá hơn tu Tiên nhiều, hy vọng mai sau không có tín ngưỡng nào đạp theo lối đi của tu Tiên, đạo sĩ, đạo cô.

Đinh Anh Thi khó hiểu về giang hồ rồi tự suy:– Chi bằng ở lâu mới biết mọi sự, không cần giải thích, hôm nay tạm gửi thân ở đây đã, rồi nói :
― Thì ra cuộc đời trên giang hồ này cũng lắm chuyện khó giải thích và không thể biết trước được nếu bất ngờ đến, lần đầu tiên mới biết chuyện này, thay vì con phải cung kính cha mẹ, trái lại cha mẹ cung kính con cái, cũng vì chữ đạo phi lý ấy mà ra.

Hoàng Phi Khải hiểu được nổi lòng đứng trước xã hội của Đinh Anh Thi, chàng ôn tồn :
― Đinh đệ ở đây không đến nổi phải cung kính thái quá, cách cư xử và sống bình thường, nhất là không lo sự thiếu thốn, chỉ cần quý hiền đệ châm chỉ luyện tập võ học mỗi ngày, khi ngu huynh trở lại sẽ có nhiều việc để hiền đệ hiểu đời sống ở đây. Hoàng Phi Khải nói tiếp:– Trần đệ chuẩn bị đón tiếp tất cả sư Thúc sẽ về đây nay mai.

Trần Bình Thành cúi đầu vâng lời sư Bá. Hoàng Phi Khải cáo biệt, phi thân đến động Lạc Việt để gặp hiên đề Hoàng Phi Bằng, vừa đến động chàng đi một vòng không thấy Hoành Phi Bằng liền đi thẳng xuống suối có dòng nước lạnh, thấy hiền dệ đang để lưu tồn mẫu thịt và máu chứa trong chai lấy từ thi thể của Nội tổ Hoàng Hạc. Chàng nỏi:
— Có phải hiền đện chuẩn bị thử nghiệm chất độc phải không ?
Hoàng Phi Bằng đáp:
— Thưa đại huynh đúng vậy, đã năm ngày miệt mài ôn lại "Dược Giới Lĩnh Nam" và khám phá được công thức chế biến thuốc giải độc, tìm được độc liệu cần thiết gồm có: Chín con rết mun, sống trên bảy năm tuổi, lấy vảy bỏ thịt. Mười hai lưỡi rắn rung chuông, sống trên mười hai năm tuổi, lấy lưỡi bỏ thịt. Công thức bào chế: Vảy rết, lưởi rắn, chu bì con đỉa, hắc ngọc đoạn, mã tiền, chu dịch, rượu một phần tư lít nồng độ mạnh, ướp với thủy ngân, chôn dưới dòng nước lạnh, trên một tháng mới công hiệu. Sau đó lấy trái lười ươi chín quết nhừ, vo tròn thành viên nhỏ bằng hạt bắp, bỏ vào hủ chất độc, viên lười ươi sẽ tự động hút chất độc vào, lấy ra phơi khô ba nắng, sau cùng bọc một lớp bột gạo, thế là thành phẩm gọi là "Thiên thu sa". Còn màu sắc của "Thiên thu sa" tùy ở người sử dụng, chỉ cần búng vào đối thủ là lấy được mạng sống, nạn nhân chết như ngủ, lấy độc trị độc chỉ có "Hạc Chu Thảo" mới giải được "Thiên thu sa", những tiên đơn khác đều vô hiệu, thế mới gọi là "Thiên thu" cõi chết vĩnh viễn nghìn năm không ai biết. Hoàng Phi Bằng an tâm tự hứa chính mình tìm thủ phạm ra tay hại tiên tổ.

Hoàng Phi Khải cảm động nói :
— Hiền đệ chú ý, thời gian còn lại để luyện tập đại hạc nhé, và đi về hướng dãy Gia Phong Sơn thuộc thị trấn Chung Du, Giao Chỉ xem lại địa thế của động này, tương lai huynh sẽ ở đó.

Hoàng Phi Bằng vân lời đáp:
— Dạ, nay mai đệ sẽ đến đó xin địa thế.
Từ khi Hoàng Phi Bằng về động Lạc Việt cho đến nay, chàng thường xuyện sinh hoạt với hạc từ trưa đến chiều, có khi ngủ và dùng bữa chiều với hạc.

Huynh đệ họ Hoàng tính tình khác biệt, Hoàng Phi Bằng tháo vát nhờ năng tính động khám phá võ học. Hoàng Phi Khải tính tịnh, sở thích chu du phiêu bạch đó đây, lấy kinh phổ luyện võ học, một hôm chàng đến thị trấn Ba Ba, bỗng nghe từ xa vọng lại tiếng đàn cung thương, giốc, chủy, vũ và âm từ như Hò, xự, xang, xề, cống, liếu. Âm giai rất trẻ đậm nét man mác quê hương thanh tú, mở rộng tâm cảm một nhà Lĩnh Nam, trong ca từ có tiếng gọi về quê hương đất tổ, lời ca mênh mông âm pháp nặng trĩu thân thương lòng người. Ngoài ra còn nghe được những tiến đàn trào phúng, có ý giễu cợt để răng và chê trách kẻ sống vô tích sự, như ý từ ca Con Bò Đầu To chỉ những kẻ Trí có lòng lan dạ sói, những quan trường bán nước phản dân, những quyền thế tham ô, những bạc phận và bị sĩ nhục bởi cường hào ác bác.

Hoàng Phi Khải tận hưởng được lời ca thâm thuý và cảm xúc, chàng bước đến gần tìm hiểu, mới biết chính đôi thiếu niên này là tác giả tấu nhạc khúc, đôi bạn trai gái này cùng tình tự yêu đất nước, họ quyện nhau trong lời ca và yêu nhau cùng tâm tư, hoài bão.

Lần đầu tiên chàng chú ý nghe từng lời ca và âm sắc, chàng đứng tựa lưng vào gốc cây cổ thụ chiêm ngưỡng, lòng xúc cảm:– Chính hiền đệ Bằng đã từng sử dụng âm pháp để thu hút mọi người, quả nhiên âm nhạc có chất liệu của tạo hóa, bởi thế trước đây hiền đệ của mỗ mới cảm hóa được thanh thiếu niên và thôi thúc họ lớn lên trong tổ chức Thiếu Quân. Nay khiến mỗ đến gần với nhạc và lấy quyết định kết nghĩa với tâm hồn trong sáng này, chính đôi nhạc sĩ này làm cho mỗ chảy theo lòng suối liên miên trong lòng họ.
Đôi thiếu niên dừng lời ca, tiếng đàn, cắt đứt hẳn suy tư của Hoàng Phi Khải.

Chàng nhạc sĩ trẻ ngạc nhiên hỏi :
― Thưa đại huynh, lời và nhạc có khó nghe không ?

Hoàng Phi Khải tế nhị trả lời :
― Tại hạ đến đây để chiêm nguỡng âm pháp, nhạc từ, có thể nói trong bản nhạc vừa rồi ẩn hiện tình tự tôn tộc Bách Việt, chính âm hưởng này thôi thúc tại hạ đến với núi sông. Tại hạ mạo muội muốn kết thân cùng nhị vị có được không ?
Người nhạc sĩ trẻ suy nghĩ, quả thực tiếng nhạc, lời ca, đi tìm tương đắc, tương tư. Âm nhạc đến với mỗi người qua tư duy, đây là lần đầu tiên có một gã qua đường cảm nhận được mỗ với Lệ Thanh, cũng là đồng tâm huyết đến với nhau, chàng nhạc trẻ đáp :
― Thưa đại huynh, tại hạ sáng tác hôm qua một tác phẩm mới, xin mời muội Lệ Thanh trình bày ca khúc "Quê Hương Ta Đó" kính tặng đại huynh vào buổi sơ giao :

Bầu trời quê ta nắng ấm sáng tươi
Tiếng hát líu lo chim gọi yêu cuộc đời
Cuộc tình hôm nay thêm vui tiếng cười
Và người yêu dấu cùng ta chung với người
Quê hương đó người tình đó
Và đất nước làng quê đây luỹ tre
Đây gió núi trăng bên suối
Ngồi vây quanh lửa ấm quê hương
Cười rộn ràng chung vai vang tiếng ca
Sánh bước, bước đi quên là kiếp tha hương
Đời vì mai sau vươn lên với người
Dù đời vẫn khó lòng ta không bước lui
Nhịp đập hôm nay tim ta réo vang
Cất tiếng hát ca vang rộn xóm thôn làng
Kìa người phương xa chân bước ngút ngàn
Về quê hương có mẹ cha vui với người.

Chàng nhạc sĩ cao hứng hỏi :
― Đại huynh nghe ca khúc này thế nào ?

Hoàng Phi Khải đắc ý, cười hòa hiếu đáp :
― Về nhạc phổ tại hạ chỉ hiểu biết một phần nhỏ, khi nghe thường chú ý nhạc và lời có quấn quít vào nhau không, chính ở điểm này chuyên chở được ý của tác giả, còn ca từ có đậm âm sắc hay không chỉ một từ thêm hay bớt là đủ trở thành ca khúc lưu danh. Tương lai của quý các hạ sẽ sáng ngời khó ai biết trước, tự nó đã có cái thế cao thổ, hoài bảo lớn của đấng anh hùng nữ kiệt, đố ai biết được là hào kiệt chứa biết bao hận thù đã qua trải. Quý hữu nắm sức mạnh của âm nhạc làm ý nguyện dâng hiến cuộc đời cho dân tộc, đó là âm nhạc không gian sống thực. Nếu là kẻ tầm thường lợi dụng âm nhạc, tưởng tượng ra cái phú quý đó là tim không đập, bởi thế mới có loại âm nhạc bả đậu .

Nói về nhạc khúc "Quê Hương Ta Đó" trong âm sắc có gió lùa tâm tư lớn, tình trong âm, nghĩa trong khúc, âm điệu liên miên bất tận, như hơi thở con người, như nước suối reo không ngừng, âm chính và phụ âm không cách, không sai một khoản cung bật nào, thủ pháp hòa một, ngũ âm hiệp nhất, tùy ý đáo cung đàn.

Còn ca từ giống như một bức tranh chuyên chở nội dung chứa cố hương, từ đồng nội hương thơm thanh bình, một quê hương tình yêu hạnh phúc, nói lên chí khí làm trai thời loạn, bốn bề náo động cờ bay phất phới, hứa hẹn ngày về xây dựng quê hương, đúng là một khúc nhạc hay chứa được tính bao la.

Lệ Thanh nghe Hoàng Phi Khải giải thích âm nhạc rất là lưu loát, luận âm nhạc cũng tài tình, nhân cao hứng nàng hỏi :
― Thưa đại huynh có biết cây đàn tranh này ( ba mươi chín dây cung ) truyền thuyết thế nào không ạ ?

Hoàng Phi Khải với đôi mắt chiêu diệu nhìn vào không gian đáp:
― Tại hạ chưa đọc qua cuốn phổ nào nói về truyền thuyết của cây đàn này .

Lệ Thanh vốn là cô chiêu trong gia đình doanh gia, biết định nhạc cụ và đã học qua âm nhạc với các danh sư, cho nên luận về âm nhạc nhất là nhạc cụ, nàng đứng đầu nữ giới, nàng nói :
― Thưa, Hoàng huynh, đàn tranh này có vào thời Thuấn. Xưa kia gia đình nọ có hai chị em gái thích âm nhạc, nhưng trong nhà chỉ có một cây đàn tranh ( ba mươi chín dây cung ) rồi một ngày, hai chị em dành giật cây đàn đó để chơi riêng, họ không chịu nhường nhịn nhau. Mỗi người giật qua đẩy lại, kéo tới kéo lui, kết quả cây đàn đứt ra làm hai đoạn, người chị được đoạn ( mười ba dây cung ) người em được đoạn ( mười sáu dây cung ). Từ đó thế giang có thêm hai nhạc khí đàn tranh mới. Mười sáu dây cung và ba mười dây cung.

Hoàng Phi Khải khen :
― Lệ Thanh hiền muội, thông thái lắm. Trong sự bất hòa đó mà ngày nay thế giang mới có đến ba loại đàn tranh, đương nhiên mỗi loại có âm sắc tuyệt hảo của nó, truyền thuyết đàn tranh được ghi vào sử âm nhạc thời Thuấn lưu mãi đến nay. Cảm ơn kiến thức của muội cho huynh mở rộng tầm mắt, do đó sách có câu: "Đi một quãng đàng học một sàng khôn" .

Xuân Giao hướng đôi mắt nhìn Hoàng Phi Khải, đắc ý đứng lên cười "ha hà" :
― Đúng là tri kỷ, chúng tại hạ xin kết nghĩa với đại huynh nhá ?

Hoàng Phi Khải lòng rộn ràng tự hỏi:– Xưa nay mỗ thường kết nghĩa trong giới văn học, lại thiếu âm nhạc. Hôm nay quả là một thú vị, lấy thi ca kết nghĩa võ học cũng là một việc nên làm, chàng nói :
― Tri kỷ kết nghĩa tri âm, âm nhạc cũng là một võ học thượng thừa, nếu biết sử dụng sẽ cho chúng ta những chiêu thức tuyệt kỷ. Tại hạ họ Hoàng tên Phi Khải còn bách nhật đúng mười chín canh, người Lạc Việt, hiện sống Cửu Chân đồng ý kết nghĩa với quý hiền.

Hai người nhạc sĩ trẻ không ngần ngại cũng giới thiệu :
― Tại hạ họ Xuân tên Giao mười sáu canh dư bách nhật. Muội họ Lệ tên Thanh mười sáu canh tròn, quê quán Thanh Mai thuộc tỉnh Trường Sa. Hôm nay được kết nghĩa với đại huynh cũng là một vinh dự lớn.

Hoàng Phi Khải ngỏ lời mời Xuân và Lệ về núi Nam Khê Sơn :
― Nhân dịp này ngu huynh muốn mời Xuân đệ, Lệ muội về Nam Khê Sơn cùng chung luận âm nhạc và võ học nhé ?

Xuân Giao đưa đôi mắt hội ý với Lệ Thanh, đáp:
― Thưa đại huynh nơi nào có anh hùng trừ gian diệt bạo, cứu nhân, độ khó thì nơi đó có đệ và Lệ muội.

Hoàng Phi Khải cười nói :
― Tốt lắm huynh đệ cùng thực hiện tam Thi nhé, như thi Việt đạo, thi Ân đức, thi Cứu nhân. Chính trong nhạc cũng có tam Thi, Nhân khí anh hùng xuất hiện, Tâm khí lộ diện thi ca, Đức khí không bỏ nhân tình. Hoàng Phi Khải nói tiếp:– Huynh mời đệ, muội cùng về Nam Khê Sơn.

Cả ba lên đường, Xuân, Lệ lần đầu tiên gặp được một người thân thủ phi thân như gió, bên trái Xuân, Lệ nghe tiếng gió thổi vi vu, có nhạc trong gió, tiếng ca trong mây, trong lòng phơi phới. Trên không gian Hoàng Phi Khải cất lên khúc Lĩnh Nam Ca do Hoàng Phi Bằng sáng tác, có ý tặng Xuân đệ, Lệ muội. Lời ca vừa chấm dứt, đôi chân đã đáp xuống động Nam Khê Sơn.

Cùng lúc Xuân Giao hỏi :
― Thưa đại huynh, đệ cùng Lệ muội tâm đắc ca khúc Lĩnh Nam Ca. Đúng như khí hùng ca, một liều thuốc thúc đẩy mỗi cuộc sống vươn lên.

Xuân, Lệ không ngờ ở rừng núi mà cũng có người bạn đường yêu âm nhạc, lòng cảm kích vô cùng. Vào đến động tất cả thập lục tú đón chào hai bằng hữu mới đến.

Hoàng Phi Khải giới thiệu Xuân, Lệ cho gia đình Đào Trần làm quen, cùng lúc Hoàng Phi Bằng đến, đồng giới thiệu người cũ người mới, Hoàng Phi Khải thưa :
― Thưa quý tiền bối, quý huynh, tỷ, đệ, muội hôm nay trong động Nam Khê Sơn có nhị thập nhất tú nhân, tại hạ xin giới thiệu thứ tự huynh tỳ đệ muội như sau. Đại huynh Trịnh Đình Thông trưởng nam của cô trượng Trịnh Đình Thao, Hoàng Lữ Thư muội muội, Hoàng Phi Bằng hiền đệ, Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào, Xuân Giao, Lệ Thanh. Đinh Anh Thi, Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp, Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu, Độ Thiếu, riêng Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm gọi tại hạ là nghĩa phụ, đặc biệt còn bốn huynh tỷ đệ muội còn ở ngoài động chưa về đây, sẽ giới thiệu sau.
Hiện nay trong động có người đã gặp và chưa hề biết tên họ của bốn người ở ngoài động đang sống ở đâu, như Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng.
Hoàng Phi Bằng nhờ đệ tử Trần Bình Thành đến Thương Nhân Bang trao giản biên cho tổ phụ Đào–Trần.
Nội dung:– Kính gửi Tổ phụ. Phi Bằng nhi, thay mặt đại huynh Phi Khải xin sử dụng động Nam Khê Sơn làm nơi sinh sống cho nhị thập nhất tú, hy vọng tổ phụ đồng ý.
Ký tên Hoàng Phi Bằng.

Trần Bình Thành nhận tiếp giản biên của Thương Nhân Bang của Đào˗Trần phúc đáp:
— Phi Bằng nhi mến. Tổ phụ đã tiếp nhận giản biên vội hồi âm đến hiền nhi. Tổ phụ quyết định tặng quý hiền nhi động Nam Khê Sơn. Kể từ đây và mãi mãi quý hiền nhi làm chủ quyền động, chúc sức khỏe quý thiếu hiệp.
Ký tên Đào–Trần.

Ngày tháng trôi qua Tam Thanh Kiếm vẫn chưa rút ra khỏi vỏ để phát huy khả năng của nó. Nhân dịp Hoàng Phi Bằng về thành Phiên Ngung, một hôm Trịnh Trường hỏi :
― Thưa đại huynh, đệ lo mãi việc ngoài đời quên lửng, nay xin đại huynh cho phép "Tam Thanh Kiếm" xuất hiện.

Hoàng Phi Bằng nhớ lại liền đáp :
― Như thế Lý đại huynh, Trịnh đệ chuẩn bị thế nào để làm lễ tái xuất "Tam Thanh Kiếm"

Lý Bình Trung không ngại đề nghị thẳng với Hoàng Phi Bằng :
― Mời Hoàng đệ tiếp nhận "Ngọc Thanh kiếm".

Hoàng Phi Bằng cười đáp :
― Sao Lý huynh, Trịnh đệ không lựa người khác để trao "Ngọc Thanh kiếm".

Trịnh Trường xét thấy không có ai đủ khả năng tiếp nhận "Ngọc Thanh kiếm" ngoài Hoàng Phi Bằng nói :
― Thưa Hoàng đại huynh, tuy đã có nhị thập nhất tú nhân, nhưng không ai có khả năng để trao "Ngọc Thanh kiếm" cả.

Hoàng Phi Bằng cười ồ, rồi nói :
― Trịnh đệ nói vậy là chưa am tường trong nội bộ, hiện nay có người có thể trao được "Ngọc Thanh kiếm" khi vào tay người nào thì người ấy phải tự xét mình để lãnh hội, vã lại một khi đã kết nghĩa huynh đệ rồi thì đừng coi thường lẫn nhau, mình phải tôn trọng tất cả.

Lý Bình Trung ái ngại trao kiếm cho người khác, hai nữa chính "Ngọc Thanh kiếm" do Hoàng Phi Bằng lấy về, nay không tiếp nhận thì phải có nhân vật thứ tư hỏi :
― Hoàng hiền đệ, theo Trịnh đệ và ngu huynh suy nghĩ "Ngọc Thanh kiếm" nên trao cho tỷ tỷ Hoàng Lữ Thư là hay nhất.

Trịnh Trường chưa hề có ý nghĩ trao kiếm cho Hoàng Lữu Thư vì rất ái ngại đáp :
― Trao kiếm cho tỷ tỷ Lữ Thư thì đệ không an tâm vì ngại tính tình ngạnh bướng, lỡ mà đi ngược lại thì khác nào La Đức sống lại, thế là chết cả đám.

Lý Bình Trung hiểu được ý của Trịnh Trường cười "há hà" :
― Theo ngu huynh thấy tỷ tỷ tính tình có nghịch ngợm, nhưng trong nghịch chứa đựng tình thương, nghịch của lý trí nhân đạo, chứ không phải nghịch ác như La Đức, Trịnh hiền đệ ở trong nhà mà không biết tính của tỷ tỷ như thế nào hay sao ?

Trịnh Trường "ồ..." thì ra là thế, đáp :
― Ngu đệ vì lo ngại quá cho nên bị che lý trí không hiểu thấu, nhờ hiền huynh giải thích mới tỏ tường, đa tạ đại huynh.

Lý Bình Trung xoay qua hỏi Hoàng Phi Bằng :
― Hoàng hiền đệ làm lễ bái kiếm ở đây được không ?

Hoàng Phi Bằng nói đùa :
― Cuối cùng rồi cũng nhận bà la sát tiếp "Ngọc Thanh kiếm" huynh đệ không sợ bà ấy ư ?

Trịnh Trường, Lý Bình Trung đồng cười :
― Kiếm đã chọn mặt gửi vàng, thì chúng ngu huynh đệ không còn sợ gí nữa vì ngày trước không có ai trị được La Đức, còn ngày nay có Hoàng đại huynh trị nghịch kiếm, mười bà la sát chúng đệ cũng há sợ hay sao.

Hoàng Phi Bằng cười "hà hà" lên tiếng :
― Cuối cùng rồi cũng đem mỗ ra làm nhân chứng, thôi được hẹn ba ngày nữa quý vị theo mỗ đến động Gia Phong Sơn làm lễ bái kiếm, động chủ Gia Phong Sơn là Khải đại huynh. Trước khi hành lễ phải hỏi ý của tỷ tỷ trước. Sau đo mọi sinh hoạt ở động Nam Khê Sơn do tỷ tỷ Lữ Thư chưởng quản, còn kinh doanh Phiên Ngung thành do Lý huynh, Trần Tỷ, Trịnh đệ và muội Quách Tuyết Băng chưởng quản.

Lý huynh, truyền tin này lại cho tỷ Lữ Thư, bảo từ nay mọi người trong động phải ra sức luyện tập mỗi ngày, xuất hết năng lực đạt đến trăm thành nội ngoại công lực, bảy ngày sau tại hạ trở lại, kiểm tra năng lực, xin chào tạm biệt.

Hoàng Phi Bằng phi thân lên đại hạc bay thẳng hướng Nam, về động Lạc Việt chàng sống với bầy đại hạc, nghiên cứu bộ võ học trên ngũ giác đài, chàng trầm mặc với sơn động, thường đời không quấy nhiễu, tinh thần thoải mái, thời gian rảnh tập luyện tiếp "Bát Quái Lĩnh Nam" chỉ trong một ngày là đã hoàn tất bộ võ học mới, bộ pháp của chàng nay tinh diệu hơn trước.

Bảy mươi hai chiêu thức vừa luyện tập hoàn chỉnh chàng ứng dụng ngay, chân xoay nhẹ xuất bộ pháp, phi thân ra khỏi động, nhân tiện kiểm tra lại nội ngoại lực. Chân chàng vừa đáp xuống đất là xuất Nhất chiêu "Thủy sơn kiển" chiêu thức này vị trí của Khảm hiểm trở trong Cấn dưới là nước và núi, tính của núi là đậu, núi cao chặn đường tiến thủ, dưới chân là vực sâu. Chàng nhận ra mọi vật dừng lại không thể tiến đến gần chàng.

Chàng xuất Nhị "Bát thuần cấn" chiêu Càn là đậu dừng lại, Cấn trên Cấn dưới, mỗi Cấn là dương đậu một âm, một dương là vật động tiến tới tột đỉnh thì dừng, âm là im lặng như cõi hồng hoang, với nội lực của chàng đứng trước động tĩnh của không gian, tùy ý phát huy theo hoàn cảnh.

Tam "Địa sơn khiêm" chiêu khiêm Tốn, Khôn là đất, Cấn là núi trong đất có núi, chịu hạ mình ở với đất nhờ thế mọi sự hành thông vô bờ. Chiêu thức này tuôn ra như nước chảy, địch thủ sẽ bị chôn vùi thân xác dưới đất.

Tứ "Thiên địa bỉ" chiêu bế tắc lập Kiền, Khôn dưới ánh sáng, đất dưới trời cao, trời đất chia rẽ không liền nhau gọi là bĩ trái với thái, địch thủ trúng chiêu này thân thể tan tác.

Ngũ "Trạch địa tụy" chiêu kết kợp, hi tụ Đoài là đầm, hồ nước với Khôn là đất, đầm là nơi tụ của nước, tượng trương cho sự hợp. Địch thủ tiếp nhận chiêu thức này nội tạng phân rã nhiều đoạn.

Lục "Hỏa địa tấn" Ly-Khôn mặt trời càng sáng càng phát huy. Còn gọi là chiêu "Tiên bồ", khi xuất chiêu đôi tay phát ra ánh sáng với sức nóng có nhiệt độ đốt chảy thân cây cổ thụ.

Thất "Thủy địa tỷ" chiêu gần gũi thân thiết Khảm-Khôn nước đất không thể cách ngăn, kết liên làm một. Chiêu thức hóa thành nước và đất tấn công địch thủ, kết quả địch thủ như tôm lăn bột.

Bát "Lôi địa dư" chiêu yên hòa, sấm động với đất, sấm xuất từ đất khí dương giao hòa khai phát. Chiêu thức xuất ra từ dưới đất đi lên, nổi sấm sét giận dữ địch thủ khó tránh, thể xác cháy như cây đuốc rơm.

Cửu chiêu "Sơn địa bắc" trên núi dưới đất, bích núi cao lấy đất làm điểm đứng, bám đỉnh cao để không suy rụng của đất. Chiêu xuất lấy lộc địch thủ.

Thập "Phong địa quan" xuất khí minh quan, xét quán tồn gió dưới đất đi vào khắp muôn sự muôn vật. Hai tay xuất chiêu gió lồng lộng từ đất đánh vào địch bay trên không trung.

Thập nhất "Bát thuần khôn" đất hợp lại che chở trung giới và trời, tạo ra mọi hiểm trở. Chiêu này địch thủ đứng trên pháp trướng chờ xử trảm.

Thập nhị "Địa lôi phục" sấm sét trở về đầm nước, thịnh đã đến chỗ cùng cực khí dương bắt đầu ló ra áng sáng, áng sáng trởi lại. Chỉ xuất một chiêu khiến địch thủ phải qui phục, vì chiêu số biến hóa khôn lường.

Thập tam "Sơn lôi di" nuôi sấm dưới chân núi tịnh động nương nhau mà sinh ra muôn pháp. Hai tay tạo ra sấm sét lấy không gian làm vũ khí, địch thủ sẽ bị gió giục mây vần chết trong lạnh lẽo.

Thập tứ "Thủy lôi truân" đẩy vật mới sinh vào khó sống, dò hiểm dưới nước, mưa và sấm đầy trời, qua cơn mọi vật bình thường. Chiêu thức này phá trận chiến thành bình địa .

Thập ngũ "Phong lôi ích" chiêu tăng trưởng trên dưới gió sấm càng lớn bổ túc cho nhau. Nội lực phi thường tạo ra sức mạnh của gió, dịch thủ trở thành con bông vụ.

Thập lục "Bất thuần chấn" dương âm phát động khôn lương, dương động mãnh liệt. Chiêu xuất âm dương, dịch thủ kinh sợ vì bị phế nội lực.

Thập thất "Hỏa lôi phệ hạp" hợp tinh khí thần hóa lửa, sánh sáng chớp đánh tan những sự ngăn cách căng thẳng của trời đất. Xuất chiêu này miệng bặm môi, răng cắn lại để ngăn cách hỏa trong thân thể, chỉ dùng hai tay hợp khí thiên nhiên, đánh vào địch thủ sẽ bị tan tành thể xác.

Thập bát "Trạch lôi thủy" sấm động trong đầm, chuyển theo ý đng thủ. Chiêu xuất chấn động lục phủ ngũ tạng địch thủ phát điên chết từ từ.

Thập cửu "Thiên lôi vô võng" trên dưới phân thành lưới trời, chuyển động theo lẽ trời sáng tạo, tự nhiên không gì cản trở, phóng tâm không còn quấy phá, không tự dục, tư kỷ khí. Chiêu cõi giới thượng thừa, chưa xuất chiêu mà làm cho địch thủ phải bỏ chạy.

Nhị thập "Địa hỏa minh di" kết Tổn trời đất sáng, lửa rơi vào đất sinh ra tối tăm, kẻ hôn mê khiến cho sáng. Chiêu thức cứu người.

Nhị thập nhất "Sơn hỏa bí" cửa nê hoàng cung chuyển khí dương, làm lửa sinh từ lòng đất huyền nhiệm, ánh sáng hỏa chiếu núi non trời đất. Chiêu này lửa sinh từ lòng đất, thân thể vận động hỏa cháy thiêu hủy mọi vật .

Nhị thập nhị "Thủy hỏa ký tế" mọi sự đã xong, từ hổn mang biến thành trật tự, mọi vật ở đúng chỗ và biến không nguy hiểm. Chiêu thức này rất lợi trong trận chiến, đả thương địch nhưng không làm địch tử thương, phương pháp cầu hòa.

Nhị thập tam "Phong hỏa gia nhân" Tốn tượng theo phong, phong từ hỏa sinh ra, hỏa mạnh thì phong sinh. Chiêu thức xuất phong hỏa đồng sinh, đốt cháy mọi vật thể.

Nhị thập tứ "Lôi hỏa phong" sự lớn nhỏ ánh sáng nhờ thịnh suy của lửa. Thu nhỏ nội lực hay xuất chiêu mạnh mẽ tùy nghi đối phó trước địch thủ.

Nhị thập ngũ "Bất thuần ly" hãm vào chỗ hiểm nạn và giải tỏa hay bám vào, thấy trống không mà nùi lực phi phàm. Dẫn dụ địch thủ bám chặt không rời, xuất chiêu quần địch như mùt quả tròn rơi vào lỗ đánh đáo.

Nhị thập lục "Trạch hỏa cách" biến đổi từng thời gian mùt, lấy lửa nấu nước cạn, tạo ra nước lửa khắc chế và ngược lại. Chiêu thức khi xuất có khả năng đốt cháy thành tro bụi và thành cây nước đá lạnh dưới tam thập độ âm.

Nhị thập thất "Thiên hỏa đồng nhân" lửa người lửa trời bốc lên đồng nhau, tạo ra thể cân đối. Chiêu mựng lửa trời thiêu hủy địch.

Nhị thập bát "Địa trạch lâm" tiến sát tới, chứa chấp bao dung, trên đầm có đất, bờ giáp với nước, đầm trong rừng. Tạm dung địch thủ, dù có sát phụ chi thù.

Nhị thập cửu "Sơn trạch tổn" bớt những thiệt hại, núi cao thì đầm sâu, đầm ở dưới núi khí thông lên nhuần với cỏ cây vật. Nương chiêu không hại địch thủ.

Tam thập "Thủy trạch tiết" chừng mực, tiết độ hạn chế, khôn dò hiểm trở, tự mình biết chứa nước vào đầm. Vị tha không hại địch, dẩu cho đất thổ cũng chi hận.

Tam thập nhất "Phong trạch trung phu" báo tin trong long, phong đi trên đằm, sinh ra mọi biến hiện. Cảnh cáo địch thủ, nếu địch thủ cố chấp chiêu thức tự nhiên phản công như rồng hút nước dưới hồ, đến lúc phải ân đoạn nghĩa tuyệt.

Tam thập nhị "Lôi trạch qui mui" sấm dậy đằm động, theo nhau như đôi âm dương. Chiêu xuất thân chính không ngại mây khuất, bảo gió nghiêng thành.

Đến đây chàng dừng lại, hẹn ngày sau tập luyệt tiếp ba mươi mốt chiêu còn lại, lòng vui mừng đã đạt được kết quả, chiêu số biến đổi khôn lường, còn theo ý của riêng mình để phát huy võ học, đúng là võ học "Bát Quái Lĩnh Nam", có nói "Vươn chiêu số sung mãn vô tận". Chàng xem lại thì thấy cảnh vật tứ hướng như cây cỏ đất đá ngổn ngang hóa thành bình địa.

Huỳnh Tâm

Chương 15
Lòng người mở ra ắc thông, bằng không sẽ ngẹt
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét