Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Bốn ( Huỳnh Tâm )

Nhật Nguyệt Xé Gió Dầm Sương

Với nội lực của chàng, vừa xuất chiêu vào sảnh đường tất cả chừng ấy người ngợp thở và cay mắt. Thuận tay chàng phất vạt bào gió nổi lên xoáy hai mươi bốn gian tế Hán, ném lên lưng chừng tường, rơi xuống "bịch bịch…" Chàng lấy tất cả phong bì chi phiếu và những lọ ám khí, hai tay đẩy hai mươi bốn xác xếp thành thế tử thủ, như nội bộ đang diễn ra tranh chấp, một trận trốn mái không nhân nhượng.
Tất cả ám khí, chàng lấy được đem gài dưới ngạch cửa ra vào, đôi tay xuất ra một chiêu "Thủy Địa Tỷ" chiêu gần gũi thân thiết Khảm–Khôn nước đất không thể cách ngăn, kết liên làm một. Chiêu thức hóa thành nước và ám khí tấn công địch thủ, kết quả như tôm lăn bột. Chàng phi thân ra ngoài gọi Tuyết Thương và Tuyết Băng cùng nhau về dịch trạm, trên đường đi chàng cho biết tất cả gian tế Hán đã chết chung một mồ. Về đến dịch trạm Hoàng Phi Bằng thảo luận cùng với huynh muội họ Quách :

― Theo quý đệ, muội phải tống khứ vợ chồng Đinh Phi Long ra khỏi dịch trạm bằng cách nào tế nhị nhất ?

Quách Tuyết Thương đưa ra đề nghị :

― Thưa đại huynh thực hiện như lấy cửa hàng đậu hủ vậy.

Quách Tuyết Băng thông hiểu tình hình và hoàn cảnh của Đinh Phi Long hơn, nàng cau mày, khẽ nói :

― Thưa quý huynh, mỗi việc sử lý khác nhau, tốt nhất là đưa vợ chồng Đinh Phi Long về mái nhà tranh cũ thì hợp lý nhất, bởi họ đi từ đâu thì về lại nơi đó.

 Hoàng Phi Bằng nghe nói đến đây, mặt chàng suy tư, rất hài lòng phương thức giải quyết của Tuyết Băng, rồi ôn tồn nói :

― Rất tốt đề nghị này được, sáng mai vào nhà Đinh Phi Long, huynh đệ nhớ hành động nhanh như chớp mắt và sau đó lập ra cửa hàng Tư chế cung cấp sản phẩm bông vải cho Lạc dân đang gặp khó khăn vào mùa lạng này .

Tất cả đồng ý hành sử theo ý kiến của Tuyết Băng và lời dặn dò của Hoàng Phi Bằng. Sáng hôm sau Đinh Phi Long còn trong giấc mộng đẹp, Tô Hà Bích đi chơi đêm vừa mới về nhà miệng ngáp ngủ đã mấy lần, bỗng có tiếng gọi của Hoàng Phi Bằng ở ngoài cửa. Trong nhà tĩnh ngủ, Đinh Phi Long loáng mắt sáng, thân thể giương cung nhảy xổm, vội mặc vào chiếc áo gấm theo kiểu quan lại tứ phẩm triều đình. Chạy ra mở cửa, ngạc nhiên thấy Hoàng Phi Bằng có cả huynh muội họ Quách, đồng phục theo nho sinh. Tô Hà Bích đứng sau lưng của Đinh Phi Long, tuy ngoài miệng tươi cười nhưng trong lòng đã ngạc nhiên, vội vòng tay chào Hoàng Phi Bằng và nói :

― Hiền đệ có khỏe không, à làm gì mà lâu quá sao không về nhà ? Huynh tỷ lúc nào cũng nhớ đến đệ.

Hoàng Phi Bằng thẳng thắn vào vấn đề nói :

― Huynh và tỷ về lại nhà cũ, còn nơi này sẽ mở cửa hàng Tư chế bông vải.

Sự đột ngột đến với vợ chồng Đinh Phi Long không ai ngờ trước, nó đến quá nhanh. Đinh Phi Long mắt nhìn Hoàng Phi Bằng có ý cự tuyệt lời đề nghị thay đổi chỗ ở, rồi thở dài nói :

― Gia đình huynh không thể nào về lại căn nhà tranh vách đất đó được, ở đó thiếu mọi tiện nghi và ẩm thấp, hai nữa trong hẻm đó tồi tàn lắm, không được đâu hiền đệ ạ .

Hoàng Phi Bằng không lộ vẻ tức giận chỉ gờm nhẹ vợ chồng Đinh Phi Long một chập rồi nói :

― Tại sao huynh tỷ lúc trước ở được mà bây giờ lại chê vậy ? Chính ở đó mới là thanh bạch, hôm nay về lại cũng là sự tự nhiên, thực tình mà nói huynh tỷ có bỏ mồ hôi nước mắt ở đây không ? Nói cho cùng một xu hào cũng không có. Thế thì trách ai được, sở dĩ huynh tỷ có được ngày nay mà không biết quí trọng nó, cho nên mới thay đời nguyên cũ, khi nào huynh tỷ thực sự quí trọng thăng trầm thì về đây sống cũng chưa muộn màn, đây mới là một chặng đường thử thách của cuộc đời, huynh tỷ nhớ rời khỏi nơi đây từ lúc này và đến nhà cũ chỉ được mang theo những gì khi trước đến đây, tuy nhiên những gì trên người xem như quà tặng của đệ, còn thắc mắc gì nữa không ?

Vợ chồng Đinh Phi Long nghe qua điến người, trước đây tưởng đời sống mãi mãi như thần tiên, không ngờ rơi trở lại phàm trần. Từ khi có đời sống vưng giả hai vợ chồng họ Đinh lòng dạ rõ nét xấu xa hơn, tâm địa đã có ý trước đường ai nấy sống.

Tô Hà Bích thừa cơ đưa thuyền qua sông vì đã có ý đệ nhị trung nhân từ lâu, nay đẩy đi Đinh Phi Long cũng là lưỡng tiện đôi bên, liền nói :

― Theo suy nghĩ của tỷ căn nhà tranh cũ đó cũng không có xu hào nào của Đinh huynh cả, đó là tài sản của ngoại Tổ và thân Mẫu, xin mời Đinh huynh tìm nơi khác.

Đinh Phi Long cũng không phải mẫu người chịu ngồi cùng thuyền với Tô Hà Bích, suy nghĩ một hồi lâu rồi nói :

― Mọi chuyện bất thường đã đến cùng lúc, xem ra chúng ta chia tay không phiền nhau. Tô muội tự nhiên sống với người yêu tên Thạch, chúc hạnh phúc trăm năm và ta cũng không về căn nhà tranh đó đâu. Đời ta vui buồn đã có đủ, hạnh phúc bất hạnh cũng đã thừa, phiêu bạc giang hồ trước sau cũng đã đến lúc soi gương .

Tô Hà Bích đi vào phòng bên tóm vội một số y phục, nữ trang trên bàn và những chi phiếu bỏ vào quai xách và lấy ổ khóa đi ra. Đôi mắc chăm chỉ dán chặt xuống nắp hầm, có ý tiếc rẽ không lấy được gia tài kết khối ngân kim, nhờ vậy Hoàng Phi Bằng khám phá từ đôi mắt của Tô Hà Bích. Đinh Phi Long cũng như Tô Hà Bích trước khi rời khỏi nơi này phải có ít nhiều vốn để thủ thân, nhưng không ngờ ra đi khẩn cấp không lấy được những gì như ý. Hoàng Phi Bằng tuy không nói ra cũng hiểu được tâm trạng khủng quẩn về vật chất cũng như tương lai của Đinh Phi Long và Tô Hà Bích.

Chàng đột nhiên cất tiếng cười khanh khách nói rằng :

― Tại hạ hiểu nỗi lo âu của quý huynh, tỷ như kẻ có nhà, người vô gia cư, nhưng không sao mọi việc đều được thỏa đáng cả, Tô tỷ xem ra đã thỏa mãn rồi, xin rời góc trước nhé, xin mời .

Đương nhiên Tô Hà Bích ra đi thoải mái vì ít nhất cũng cầm trên tay chi phiếu một trăm lạng vàng và các nữ trang khác, nhưng ra đi không đành cho nên buộc lòng lắc đầu than :

― Tỷ ra đi tay không thì làm sao mà sống đây, ít nhất cho tỷ ở lại một thời gian được không ? Trong lòng đã thầm nghĩ:– Nếu được ở lại chỉ cần một ngày là hầm kết khối ngân kim chuyển về nhà tranh tức thì .

Hoàng Phi Bằng không muốn kéo dài thời gian liền ngửa mặt lên trời cười một hồi dài, rồi nói :

― Tỷ tham lam như vậy chưa đủ hay sao, hiện đã có trên một trăm lạng vàng của gian tế Hán mà còn chưa chịu đi, xem kìa đôi mắt ngó xuống cái hầm tài sản này à ? Tỷ có biết tài sản này là của gian tế Hán không ? Nếu biết mà không khai báo là tội đồng lõa sẽ bị trảm đó .

Tô Hà Bích rội vã ra đi không có tiếng chào, còn lại Đinh Phi Long đứng đờ người ra. Hoàng Phi Bằng sầm mặt định lên tiếng, Đinh Phi Long quay sang phía Tuyết Băng nói :

― Hiền muội Tuyết Băng à, như đã biết, nay huynh không còn gì, lát nữa ra đi với đôi bàn tay trắng thì phải thế nào đây ? Hiền muội đã biết bấy lâu nay huynh không làm việc chỉ sống bằng đồng tiền của họ Tô, đến nỗi này chưa biết dung thân ở đâu ? Nhờ muội nói một tiếng cho huynh được nhờ ?

Tuyết Băng đương nhiên là hiểu được nỗi khó này, chính nhà họ Tô đẩy Đinh Phi Long vào đường nghiện ngập. Nàng ngậm ngùi thở dài nói :

― Chuyện này rất nhỏ bé đâu sá gì. Nhưng phải có điều kiện, trước mắt là ở tạm tại tửu lầu, huynh phải cai hết nghiện ngập, sau đó Phi Bằng huynh sẽ tặng một số tiền san lại cửa hàng đậu hủ để xây dưng lại đời mới, nếu huynh không thực hiện được thì xem như trắng tay. Muội chỉ có mấy lời xin Phi Bằng đại huynh tiếp nhân cho Đinh huynh được ân huệ cuối cùng .

Hoàng Phi Bằng bèn nhướng mày lạnh lùng hỏi :

― Đinh huynh còn nhớ không, khi trước mới biết nhau, đệ có nói rõ với huynh một ngày nào đó sẽ hành sử theo mệnh lệnh của lương tâm. Tuy vậy chúng ta cứ theo lời của muội Tuyết Băng mà thực hiện, tin tưởng huynh sẽ thành công làm lại cuộc đời mới. À quý huynh mở nắp hầm này đem ngân kim lên và nhờ chỉ năm khắc sau là hoàn tất, cả thảy sẽ chuyển vào nội thành sáng nay .

Chuyến đi chớp nhoáng đem lại thành công lớn, giết được hai mươi bốn cao thủ gian tế Hán, tịch thu hiện kim tổng cộng trên ba trăm ngàn lạng vàng, chi phiếu trên bốn trăm ngàn lạng vàng. Hoàng Phi Bằng vào Hoàng cung dâng ngân kim, chi phiếu cho Thái tử Muội Hồ, cùng ngày Hoàng Phi Bằng đi thẳng vào Ngung Sơn đến Hành Cung yết kiến Vũ Đế, hai hôm sau chàng về động Nam Khê Sơn.



Hoàng Phi Bằng vừa phi thân xuống sân động thấy một người thân tàn phế, trơ trụi nằm gần gốc cây cổ thụ bên trái, biết đó là gian tế Hán, chàng thuận chân xuất luôn một cước "phập" thân thể tàn phế của Chu Hoa Cương bay lên động trên vào phòng giam.

Anh Tuấn, Mẫn Trâm chay ra sân động đón tiếp Thúc Bá, quì xuống đất bái một xá. Hoàng Phi Bằng đưa tay ra đỡ đứng lên, rồi nói :

― Các điệt nhi vào sảnh đường báo tất cả ra sân động để nghinh giá.

Cả hai chạy vào cúi đầu khẩn thưa :

― Thưa Gia gia, Thúc Bá đã về, mời quý ngài ra sân động nghinh giá.

Tất cả ngạc nhiên, đồng hiểu Vũ Đế thăm viếng động, mọi người lớn nhỏ chạy ra sân đúng là Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ, Công chúa Hương Trí Túc và Quách Tuyết Băng hai thiếu nữ nước da trắng đôi má hồng, đôi môi son quả nhiên mọi người thấy đẹp. Mọi người trong động từ Nam Việt Vương Phùng Nam cho đến Mẫn Trâm đồng nghi lễ đón tiếp Hoàng Thượng, vào đến sảnh đường Thái Tử Hồ ngạc nhiên nơi núi rừng trùng điệp, bằng cách nào có những thứ trang trí màu sắc lộng lẫy, xem qua ông nghĩ thầm:– Ngay tại Hoàng cung cũng không có những vật cổ hiếm có và giá trị như ở đây.

Nam Việt Vũ Đế thừa biết mọi vật hiện có, tranh trí ở đây lấy từ động Lạc Việt vì ông đã một lần đến nơi ẩn cư của Hoàng Phi Bằng, đặc tính riêng của Nam Việt Vũ Đế thấy vật có cũng như không. Công chúa Hương Trí Túc vốn đã ở đây một thời gian, nay trở lại thấy thật là kỳ diệu, nàng nghĩ Hoàng Phi Bằng quả là một kỳ nhân, không hóa có, có hóa không, phải chăng hiền đệ của ta là tiên gia, về văn võ của Phi Bằng đệ thì ta đã thấy qua, đức hạnh thì ta cũng đã biết, Phi Bằng đệ vừa là sư phụ vừa là huynh đệ trong động ta đã hiểu, cũng là biểu đệ của ta, nhưng gia sản này từ đâu mà có ta không hề biết nhỉ ?

Thực tế Thái Tử Hồ cùng Công chúa Hương Trí Túc không biết Hoàng Phi Bằng là chủ nhân kho tàng Lạc Việc. Trong lòng Thái Tử Hổ khen thầm:– Hoàng Phi Bằng tính kín đáo, chỉ có Hoàng Thượng và Hoàng Hạc mới biết kho tàng ở đâu, ngoài ra họ Hoàng chỉ nghe mà mắt không thấy, như mỗ chưa hề biết những vật trang trí trong động Nam Khê Sơn có từ đâu, cảnh vật này không khác nào một Vương cung xứ lạ, cũng có thể gọi đây là điện Thái Hòa thu nhỏ của Nam Việt Vũ Đế, đối với Tuyến Băng càng lạ hơn, tuy ở Kinh đô nhưng chưa hề vào Hoàng cung, lần đầu tiên đến động Nam Khê Sơn mà đã hoa mắt trước mọi vật đều xa lạ.

Sảnh đường phân lập cửu phẩm, nhưng thực tế chỉ có nhị phẩm, trên là Triều đình dưới là Lạc dân, Triều đình do Nam Việt Vũ Đế làm chủ, Hữu có Thái Tử Hồ, Tả có Nam Việt Vương Phùng Nam, ghế dưới Công chúa Hương Trí Túc. Lạc dân đứng đầu Hoàng Phi Biên, đứng sau Hoàng Phi Chỉnh, kế Hà Thanh Phụng, Hiệp Phương Yến cuối cùng Hoàng Phi Khải, Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng cùng toàn thể huynh đệ Nam Khê Sơn, ngoài ra còn có bốn thanh niên nam nữ lạ mặt chưa kịp giới thiệu nh ư huynh đ Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn, Quách Tuyết Băng và Đỗ Trọng Kha.

Nghi lễ Triều đình tại Nam Khê Sơn tuy đơn sơ mà trang nghiêm, mọi di chuyển đều không phát ra tiếng động, chỉ còn nghe tiếng suối reo, tiếng gió thổi rì rào qua những cây bạch dương ngoài động.

Nam Việt Vũ Đế truyền chỉ dụ :

― Trẫm đến Giang Nam phủ an xã tắc, các khanh bình thân tư lập lưỡng ban. Nam Việt Vương Phùng Nam đứng lên chấp tay tấu :

― Muôn tâu, Hoàng thượng điện hạ, vạn tuế, vạn tuế. Hạ thần Phùng Nam phục mệnh, trình tấu Hoàng thượng triều an, từ Giao Chỉ đến Nhật Nam nay được phong yên nhờ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam trợ lực trừ loạn đảng, nay hạ thần đã bổ nghiệm tân quan quân huyện có tài năng, đức hạnh, tri đức, tri hạnh, tri tâm, tri phúc thay mặt Triều đình an dân, tiếp theo hạ thần xuất hai phần kho lương thảo, vật dụng nông nghiệp cung cấp cho Lạc dân làm phương tiện sản xuất, hy vọng không lâu toàn dân thịnh đạt trở lại, kính xin Hoàng thượng khai ân cho mười bốn huyện vừa gặp phải nạn tham quan ô lại, bè phái và gian tế Hán lộng hành. Hạ thần bái mệnh.

Nam Việt Vũ Đế chỉ thoáng trông thấy nhiều thanh thiếu niên, đủ biết Hoàng Phi Bằng có khả năng qui tụ thiếu niên anh dũng, đôi mắt Vũ Đế quan sát một vòng cung, rồi hạ chỉ dụ :

― Trẫm thấy ngồi trên cửu phẩm Hoàng triều mà không lo cho Lạc dân ấm nó, đó là điều bất tín với Lạc dân, bất trung với Nam Việt, bất hiếu với Bách Việt, làm vua quan mà không được dân tin, có khác nào con thuyền Triều đình chuẩn bị nghiêng, đó là một nguy hiểm khó tránh, hai nữa quý khanh cũng vì bình an Lạc dân, cho nên quả nhân ví rằng :

"Chạnh trẻ phải cơn sương gối ướt,

Thương già gặp trẻ tuyết thân pha."

Nay sương gối ướt, Lạc dân đành phải tuyết thân pha trừ khử mối nguy tệ lâu quan quân tham ô, cấu kết gian tế Hán. Đó là hạnh cầu nguồn sống đem lại thịnh đạt cho Lạc dân cũng như Nam Việt. Trong tâm của quả nhân đã toại nguyện lắm, các khanh bình thân, quả nhân truyền chỉ dụ từ Giao Chỉ đến Nhật Nam nay tự hoàn chánh gọi là Giang Nam Trị do Nam Việt Vương Phùng Nam làm chủ. Vũ Đế nói tiếp:– Nhân hôm nay qủa nhân muốn xem qua những gian tế Hán, cùng quan quân làm phản, quả nhân chúc quý khanh bình an, vĩnh phúc.

Hoàng Phi Bằng tiếp nhận chỉ dụ, tâu :

― Muôn tâu, Hoàng thượng điện hạ, ngự long an. Lạc dân xin tam khắc sẽ áp giải họ xuống đây.

Bộ pháp của chàng chuyển thân đã biến mất, chỉ còn để lại một hơi ấm trong sảnh đường.

Triệu Vũ Đế hài lòng cười "ha hà…" nói :

― Hiền khanh Phi Bằng không khác nào thần long thấy đầu, không thấy đuôi, đúng là Nam Việt có nhiều anh hùng, tuổi trẻ ngày nay tâm khảm khắc ghi gia hận quốc thù. Lần đầu quả nhân gặp hiền khanh Phi Bằng đã nhận thấy chính khí sĩ phu, một trí lự thiên tài bằng quân hùng hiệu lệnh, tiếc rằng quả nhân tuổi đã quá cao không còn thời gian chiêm ngưỡng sĩ phu thời nay. Quả nhân ước vọng tất cả quý khanh niên thiếu ở động Nam Khê Sơn vì xã tắc, hôm nay và mai sau vẫn khí phách này, giữ vững sinh tồn Bách Việt, có như thế Nam Việt mới không bị Phương Bắc khống chế, Lạc dân mới được an phúc, thịnh vượng.

Hoàng Phi Bằng áp giải tội phạm vào sảnh đường tâu :

― Muôn tâu, Hoàng thượng bệ hạ, Lạc dân đã áp giải tội phạm đến. Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, Long mục ngự lãm và ban chỉ dụ.

Nam Việt Vũ Đế truyền chỉ :

― Trẫm thấy nhà Hán đã đến lúc muốn xua quân đánh vào Nam Việt, đúng là nhà Hán nhân tánh gian tham, họ có ý lấy sức mạnh để hiếp Nam Việt, Trẫm còn được tin nhà Hán đã xuất quân khố, ngân kim, châu báu nhằm chiêu mộ gian tế, có một số quan quân Triều đình Nam Việt đã làm phản. Cũng may Lạc dân Nam Việt đồng nhiệt huyết lấy sĩ khí, trí lự hạnh đức, mới có khả năng dập tắt được mưu đồ nhà Hán. Lâu nay người Phương Bắc thường mê muội đống hóa các dân tộc khác, trong đầu họ suy nghĩ bốn chữ "Bành trướng trả thù" vì lẽ đó làm che khuất lý trí, sinh tình độc ác, tới đường cùng xã tắc bất phục, thiên hạ không dung thứ, những chế độ đó có khác nào "Ma giới" cao hơn nữa là "Ma đạo". Đặc biệt Nam Việt dụng đạo võ chứng, dùng võ để học đạo, đó là lãnh vựt cao nhất của Bách Việt. Hiện thời Nam Việt phải đi trên đại lộ, buộc nhà Hán phải đi tiểu lộ, nếu mai này ngược lại Nam Việt vì sinh tồn phải theo thời thế.

Trẫm thấy nhà Hán mũi nhỏ, mắt híp không thấy gần xa, nhất là họ không thể hiểu được năng lực sinh tồn của Phương Nam. Nay trẫm xem những kẻ quân quan tội phạm làm phản là đồ gỗ mục không thể dùng được nữa, thế thì làm sao mà khắc ghi được một chữ tín vào lòng họ ! Trẫm quyết định vào canh ba, tam khắc thi hành đúng hẹn tiển đưa những loại người này và thế giới yên lặng.

Nam Việt Vũ Đế nhìn thấy những quan đại triều làm phản trong lòng thất vọng, liền đưa tay chỉ vào mặt ba tên làm phản Thái phó Đào Phương Hùng, Thái Bảo Lê Đại, Cấm Tử Thành tướng quân Giang Hồng Tư, rồi nói tiếp:

― Trẫm chưa hề có ý bạc đãi quý khanh đại thần triều đình, nhất là gia thất, bỗng lộc đời sống còn cao hơn Trẫm đôi phần. Thế mà quý khanh chỉ biết thú tính tham lam quyền lực ích kỷ cho cá nhân, cấu kết mưu đồ bất chính. Quý khanh không vì nghĩa ân tôn tộc Bách Việt, thử hỏi nếu làm phản thành công quý khánh có được an cư lạc nghiệp không, toàn tôn tộc Bách Việt sẽ như thế nào ? Tại sao không nhìn thẳng vào nguyện vọng của Lạc dân đang muốn gì và lý do nào quý khanh lại nhìn xiên có tình ý với người Hán, phải chăn các khanh muốn chỉ đường cho người Hán thôn tính Nam Việt này ư, quý khanh muốn người Hán đồng hóa Bách Việt như các dân tộc phía Bắc, Đông, Tây à ?

Đúng là quý khanh đã hết nhân đức. Hôm nay đứng trước khắc hết hối cải, tại sao trước đây không tự hỏi lương tâm mà hành động, việc phải thì hành, việc trái thì khước thì đâu có ngày giờ này, quý khanh có còn điều gì để nói chăng. Trước khi quý khanh nhắm mắt để bảo vệ toàn Lạc dân Nam Việt và tôn tộc Bách Việt. Trẫm hạ chỉ hai chữ "Hoả thiêu".

Ba phạm tội làm phản Đào Phương Hùng, Lê Đại, Giang Hồng Tư không nói thành lời vì tất cả đã là hiển nhiên, tự công nhận có làm gian tế Hán, tội làm phản vì đam mê quyền tiền ham sống. Nam Việt Vũ Đế thấy sự thật của quan trường, lắm tâm tính hẹp lượng, lắm lòng phản trắc, Vũ Đế tức giận cười "ha hà…" nói từng lời :

― Đúng là "Nhơn định bất thắng thiên" Trẫm thấy sự việc của quý khanh hôm nay, đương nhiên ngày mai Nam Việt tránh được mưu đồ nhà Hán, cũng may cho muôn Lạc dân Nam Việt tránh được lầm than ! Chính quý khanh đã chọn giờ thuận hậu để làm gương cho người sau.

Trong sảnh đường ai cũng biết Vũ Đế cân nhắc kỹ lưỡng mới xuất chỉ dụ, Thái Tử Hồ và Hoàng Phi Bằng hiểu ý Vũ Đế quyết định trừ gian và chuẩn bị xuất quân đánh Hán tại Trường Sa, việc xử trảm này không thể tha cho ba tên nội ứng và còn nhiều tên khác chưa xuất hiện.

Hoàng Phi Bằng tiếp chỉ, đưa gian tế Hán cùng quan quân làm phản xuống núi phía Nam động Nam Khê Sơn chờ đến canh ba đưa lên dàng hỏa thiêu. Nam Việt Vũ Đế liền ra chỉ dụ ban an:

― Từ nay, quý khanh bảo vệ Bách Việt chứ không phải bảo vệ Triều đình Nam Việt, Trẫm hy vọng quý khanh chuẩn bị đảo ngược tất cả thế cờ của nhà Hán, chuyển nguy thành an, chuyển yếu thành mạnh, chuyển nghèo khó thành phồn thịnh, tất cả vì tôn tộc Bách Việt, tất cả vì đạo lý Bách Việt, lấy sĩ tiết an dân, chí khí sĩ phu anh hùng làm đầu, đứng trước khó khăn không hề sờn lòng, có như thế mới tránh được nguy cơ do kẻ làm phản tạo ra. Hôm nay quý khanh phải lấy mục chí Bách Việt để vào lòng phù trợ nhân sinh Nam Việt.

Hoàng Phi Bằng chuyển gian tế Hán cùng những tên làm phản lên động trên giam lại. Lúc này toàn thể hiện diện trong sảnh đường mới hiểu ý của Nam Việt Vũ Đế.

Tất cả khen thầm:– Hoàng thượng bệ hạ, đang chuẩn bị đại la thiên võng để tìm tung tích kẻ làm phản chưa lộ diện hết, đây cũng là mưu lược treo thủ cấp trên lưng quần của kẻ làm phản, một phương cách thu tóm toàn bộ làm phản va gian tế Hán.

Hoàng Phi Tuấn vốn ít gặp Hoàng Phi Khải, nghe mọi người thường gọi nho sĩ đèn sách, chàng muốn biết hiền đệ của mình có bao nhiêu khả năng mà không lộ diện, từ khi vào động chỉ thấy Hoàng Phi Bằng tấu lên Hoàng thượng, chàng cố ý lời lơ đễnh của đèn sách, cũng là dịp để mọi người chứng thực, liền hỏi:

— Phi Khải hiền đệ, theo Tứ˗luật. Nhất viết Lễ, Nhị viết Nghĩa, Tam viết Liêm, Tứ viết Sĩ. Nếu một quốc gia có bốn luật này thì có thái bình không ?

Hoàng Phi Khải liền đáp :

― Thưa, đai huynh Phi Tuấn. Không hẳng như thế, một quốc gia cần chánh trị "Đức Luật" mọi sự thời thế phải hiểu sâu sắc và cân nhắc lòng dân muốn nhu cầu gì để đáp ứng, hiểu ý Lạc dân, thông địa lý, biết đẩy đi sự việc cũ, xây dựng lên những việc mới, những kẻ cũ ngu muội không hợp thời, bổ sung vào người mới. Người xưa có nói "Bảo Cổ Canh Tân" kia mà. Một quốc gia đổi mới không dùng người vô dụng, dù thân thể, chân tay vẫn bình thường, thế nhưng không làm được việc gì cho chính mình, đừng nói hữu dụng vì tha nhân, loại người này còn thua kém hơn phế nhân rất xa. Đệ nói như vậy cho dễ hiểu, không cần dùng những từ ngữ đèn sách, như Nhất viết Lễ, Nhị viết Nghĩa, Tam viết Liêm, Tứ viết Sĩ. Thực ra Nam Việt phải canh tân ngôn ngữ Khổng Tử cho được thông thoáng hơn, không vì nặng lòng với Nhất viết Lễ, Nhị viết Nghĩa, Tam viết Liêm, Tứ viết Sĩ .

Tiếng vỗ tay của mọi người làm sảnh đường náo động, tạo ra không khí hòa mình, nhất là khen Hoàng Phi Khải đối đáp có suy nghĩ giáo dục và mở rộng kiến thức.

Còn một canh giờ nữa là làm sạch giặc cỏ, đang giam trong động Nam Khê Sơn. Hoàng Phi Biên đường đầu cung tay lên trước ngực tấu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, chúng thần khấu đầu trước bệ hạ vạn tuế, vạn tuế. Chúng thần phục mệnh chí hiền, háo đức của bệ hạ. Chúng thần lập nghiệp phục hồi an ninh, lạc phước cho muôn dân, nay xin dâng thân xác này lên Bệ hạ muốn sử dụng nơi nào tùy ý.

Nam Việt Vũ Đế ban phủ dụ :

― Quý khanh là thân của Trẫm, tuy Trẫm được Thiên truyền mệnh Thiên Tử để lập an lạc cho muôn dân, nhưng trên đôi vai gánh sơn hà xã tắc khó vô cùng, làm một Thiên Tử nếu suy nhược thì quan trường dễ lấn lước, còn Thiên Tử khôn ngoan thì Triều đình tránh được kẻ hai lòng, lắm dạ đổi thay, như trái lại quan trường suy nhược, bề ngoài trung trực, trong lòng đại nghịch, mắt thường để lòng đắm đuối ngôi Cửu Ngủ Chí Tôn, thực sự nơi quan trường cầu danh lợi thì nhiều, rất ít có quân quan chủ ý một lòng lo cho xã tắc.

Đó là nguyên nhân để Trẫm cân nhắc xem diện mạo quan trường, đã từng thấy ngoài mặt họ thiện tâm tốt, nhưng trong lòng họ ẩn thâm độc chờ dịp hại nhau, cho nên Trẫm lập ra nhân qui để trị những kẻ tán quan nhục thể, cũng là dịp khuyến khích anh hùng xuất thế hành hiệp, Trẫm vì thiên hạ mới cầu khẩn đại kiết cho Lạc dân, ngày nào đó nếu Trẫm có da ngựa bọc thây cũng không hổ danh, sau này Trẫm có thác ở nơi nào xác thể cũng về phàm thổ đất Nam, Trẫm hy vọng tuổi thanh xuân tiết tháo, cương cường hơn cha ông, dù đứng trước mặt quân Hán cũng phải vận dụng "Sĩ khả phách bất khả nhục". Đêm nay thiên địa nhật nguyệt ở núi rừng Giao Chỉ này, chứng giám cho Trẫm trung can nghĩa đảm dâng hiến Tinh, Khí, Thần lên tôn tộc Bách Việt, Trẫm không vì nhà Triệu, lòng của Trẫm bao giờ cũng đứng thẳng để Lạc dân công tham dị nghị phán xét.

Việt Nam Vương Phùng Nam chấp tay hướng lên Cửu˗Trùng tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, di thần muốn giáo huấn những kẻ làm phản đôi lời. Ông đưa tay chỉ vào mặt tam nhân làm phản, cười "ha hà…" nói tiếp:– Này tam nhân làm phản, khi đã làm loài người thì đừng để thua loài kiến, phải hiểu loài kiến còn có trật tự chung, các ngươi hãy xem hai con kiến tự trọng đi trên một sợi dây. Làm nhân như các ngươi quả là ích kỷ, sao lại tiếp tay nối giáo cho người Hán ? Này tam nhân vì quyền lợi cá nhân biến thành vọng ý hoang đường, đúng là trí tri nhỏ không suy cùng tận cái biết, thế mới hại mạng hôm nay, tại sao không dụng trí tri lớn củng cố Nam Việt, thế mới giữ gìn được cương giới ông cha, phòng bị không thể để người Hán xâm lăng đất nước, mất một tấc đất là có tội với người xưa. Người Nam ở gần người Hán thì phải biết tính tham tàn của Hán, có bao giờ người Hán mà thương dân Việt ta đâu. Thế mà các ngươi nhẫn tâm làm phản, gian tế cho Hán, để rồi đem đất nước này dâng cho Hán, quả là hàng trào lơ láo. Nay mỗ xin làm một bài thi trào phúng răn đời, cũng để thay cho lời tiển đưa các ngươi lên đường hỏa thiêu.

Ngày đêm tưởng vương Hán công hầu

Không ngờ kiếm bào hết hia râu

Miệng khoe huy tước lòng dòng bích

Nào hay nay phân pha trộn đầu.



Trong sảnh đường nghe bài thi trào phúng của Nam Việt Vương Phùng Nam, đồng cười khen:– Đúng là thi phú Nam Việt Vương tặng riêng cho kẻ làm phản.

Hoàng Phi Biên tay chắp trước ngực chậm rãi tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, di thần thay mặt Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam muôn tâu vận tuế, vạn tuế. Chúng hạ thần nguyện ước hy sinh vì đất nước, quyết chí dạ hùng tài, dụng ý chí theo gương sáng của Hoàng thượng báo quốc hiếu dân, vạn vật chi mẫu. Từ nay Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam tay binh khí sáng ngời, tuấn mã thay chân, chiến bào lập mạng phù Nam Việt, dân binh như gió lớn nhằm thổi kẻ xâm lăng như lá vàng Phương Bắc. Trong sảnh đường nghe Hoàng Phi Biên xuất ngôn hùng khí, tất cả đồng hô:– Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế "Nam Việt vĩnh triều cương", "Bách Việt miên trường".

Lần đầu tiên Thái Tử Hồ để ý những thanh thiếu niên tuấn kiệt, ông muốn bải triều sớm để tiếp xúc thế hệ mới, truyền chỉ :

― Hôm nay tạm gọi là Triều nghị thần dân, đem lại thành quả trị an có kết quả tốt, Tại hạ thay mặt Hoàng thượng truyền chỉ bải Triều.

Tất cả vua tôi trong sảnh đường được Hoàng Phi Bằng mời dùng tiệc, thực đơn sơn khê đặc biệt như nấm rơm mì căn gà rừng tiềm, độn măn cháo hạt nhân, thịt nai nướng quấn lá thơm, thịt heo rừng hầm, thỏ chưng với hạt dẻ, tráng miệng bánh nướng củ năng, bánh dầu mè và hoắc lê của động Lạc Việt.

Lần đầu tiên Hoàng Phi Chỉnh mới thấy Hoàng Phi Bằng dùng toàn hoắc lê rất thanh đạm, ông hỏi :

― Hài nhi sao không dùng tiệc như mọi người ?

Hoàng Phi Bằng cúi đầu đáp :

― Thưa Gia gia, hài nhi đã dùng hoắc lê từ lâu rồi, không biết tại sao cơ thể của hài nhi lại xa lạ ẩm thực động vật. Hài nhi tuy dùng hoắc lê nhưng cơ thể vẫn tráng kiện bình thường không thay đổi.



Đây cũng là sự ngạc nhiên của huynh đệ trong động, không biết nguyên nhân ẩm thực của Hoàng Phi Bằng từ lúc nào, hôm nay thấy những hoắc lê rất tươi, vừa hái xuống từ vườn cây ăn trái và không biết ai đem đến, thực ra những hoắc lê này do hạc hái từ động Lạc Việt. Cũng vào lúc Hoàng Phi Bằng thấy Triệu Vũ Đế hướng long nhan về mình, hiểu ý bưng đến một khay hoắc lê, rồi tâu :

― Muôn tâu, Hoàng thượng bệ hạ, di thần kỉnh dâng hiến Hoàng thượng những hoắc lê từ dã lạc, Vũ Đế dùng thử một quả đào thơm.

Nam Việt Vũ Đế nâng chén rượu Quỳnh˗tương hớp một ngụm lòng sảng khoái, dơ tay trái khẽ lấy một trái lê, mỉm cười rồi phán :

― Trẫm tận hưởng trân châu bách vị, ăn rất ngon nhưng không bằng một trái lê, thực đơn cơm tạp. Trẫm còn nhớ ngày trước đã hưởng được loại trái cây này, nay Trẫm thấy khanh là nhớ ngày ở Lạc Việt, cũng những trái cây này cho Trẫm thấu hiểu hiền thần, nay gặp lại thân cốt của khanh phương phi, đảm dõng khác hơn trước nhiều. À, cũng nhờ khanh mà ngày nay dân giàu nước mạnh, nơi nào cũng xuất hiện nhân kiệt, Trẫm thấy khanh chí dũng không khác gì Tiên tổ họ Hoàng, đúng là "Hổ phụ sinh hổ tử" .

Hoàng Phi Bằng cúi đầu cẩn tấu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, di thần chỉ là người thừa lệnh, cũng như tiên tổ ngày trước, thưa Hoàng thượng như đã biết hiện nay người Hán chuẩn bị binh mã hơn tháng nay, họ sẽ tiến công vào Trường Sa, Hoàng thượng đã có mưu lược nào để ứng phó mà không tổn hại binh mã nhiều ?

Nam Việt Vũ Đế với đôi mắt chăm chiêu nhìn vào khoảng không, rồi tươi cười nhìn Hoàng Phi Bằng như thể có tin an lành :

― Trước đây gian thần chuyển động từng bước trong quan trường, nay đã trừ khử sạch đem lại trật tự, nhờ Triều chính lâu nay do Thái Tử Hồ định chính. Ngoài triều có dân binh Cần Lĩnh Nam săn bắt gian tế Hán, quân quan làm phản và đúng vậy Trẫm được Thái Tử tâu về binh mã của quân Hán hiện đang lập trại ở Tả ngạn sông Vị, quan binh mã nhà Hán tuyển mộ các nơi như Tề, Lỗ, Thiểm Tây, Chiết Giang. Quân binh các nơi tụ tập về sông Vị mất hết hai tháng, luyện tập quân binh tinh nhuệ mất nửa năm, tiến quân vào Trường Sa một tháng, như vậy là tám tháng, nếu quân Hán vào Trường Sa sớm lắm là hai tháng, sẽ tọa ra cái khó khăn cho quân ta trên cả hai mặc, hổ trợ tinh thần vật chất để Lạc dân tạm thời di tản ra khỏi vùng chiến tranh, mặc khác quân ta chiến đấu với quân Hán rất vất vả, theo nhận xét của tại hạ ba tháng tới quân Hán tiến vào Trường Sa, lúc ấy tình hình khác xa, vì Lạc dân đã ổn định, quân ta đã có phòng bị kiên cố, xem ra trận chiến này nhà Hán thua đậm.

Hoàng Phi Khải đem rượu mời mọi người trong động nói :

— Muôn tâu, Hoàng thượng bệ hạ, Thần dân kính dâng lên năm loại rượu của nhân gian như Rượu Linh Chi, hòa khí sức khoẻ dồi dào. Rượu Bạch Ngọc Lựu, cứu phong, tán hàng. Rượu Mai Tửu Khí, danh tâm hảo vị. Rượu Phấn Hoa thông mạch bổ huyết. Rượu Tuần Hạc, Minh Mộc công hiệu an thần. Và kính mời quý đấng thưởng thức năm hương vị rượu khác nhau bất hại sẽ để lại trong khí quản một hậu vị thơm. Rượu có hai nét đặc trưng của sự vật mang lại cho con người những cảm giác dễ chịu, như hương vị ngày Xuân.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giảhuynhtamh4@gmail.com

Hồi 15
Tình Nhà Nợ Nước Đôi Vai
— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét