Phương Trời Bách Việt - Chương Mươi Ba (Huỳnh Tâm)

Nhật Nguyệt Xé Gió Dầm Sương
Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam toàn thắng chiến trận Ba Sao, đem lại cho dân Mông Tự và mười bốn huyện Giang Nam thanh bình. Lữ Thư về đến Trà Bích Sơn, tiếng loa vang dậy đất, khắp nơi hoan hô nữ tướng Lữ Thư, bát anh hùng Nam Khê Sơn, nhưng trong lòng nàng không được yên vui cho lắm, tuy thắng trận được xem là một công trạng lớn nhất trong đời nàng dâng hiến cho Nam Việt,
nhưng trái tim của nàng mất một anh hùng trong tim, bây giờ Trà Bích Sơn chỉ để trong lòng nàng một cõi cô đơn, không còn gì để ước mơ ngày mai, nàng ở luôn trong phòng tự khóc thầm mấy ngày liền, quyết định không tham dự khao quân chiến thắng.

Hiệp Phương Yến cùng Hà Thanh Phụng, hiểu được lòng nữ nhi yêu Đỗ Trọng Chí mà tự hành hạ bản thân. Hai bà cảm thông cho nàng, cũng muốn nàng giải khổ càng sớm càng tốt, Hà Thanh Phụng gọi Lữ Thư :

― Nữ nhi đi dùng cơm tối với Thúc Mẫu cùng Mẫu Thân đang chờ ngoài sảnh đường, nàng vâng lời đứng lên một cách yếu ớt đáp :

  Dạ vâng ạ .

Âm thanh rất nhỏ, đôi chân của nàng đi chậm chạp, ngồi xuống ghế, bàn cơm tròn có cả La Chung Hương mẫu thân Đỗ Trọng Chí, bà chào Lữ Thư và kể :

― Ngày xưa lão có yêu một chàng thanh niên tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn, tài đức hơn người, không may chàng ấy đoản số qua đời ngoài mặt trận, khi ấy lão rất đau khổ khiến mất hồn lạc phách, tuổi thanh xuân đã mất một thứ gì đó thì khó mà tìm lại được, trong lòng rất trống trải, sau đó ngày tháng trôi qua, vơi dần tình yêu ấy. Sau đó lão lại gặp một chàng trai khác cũng khôi ngô tuấn tú đeo đuổi lão một cách đấm đuối, lão không thèm đếm xỉa gì đến người ấy, nhưng tơ hồng đã ràng buộc, lão quyết định bỏ xuống những quá khứ để lập lại đời mới với chàng trai ấy chính là gia gia của Chí ngày nay.

Lão thấy thời nào cũng thế nam nữ yêu nhau đều do duyên định tâm sinh chỉ lối đưa đường, kiếp sinh khó mà cưởng lại luật định thiên nhiên, cũng như lão ở vào lúc ấy vậy, sau khi lập gia thất cùng lão Đỗ Trọng Mỹ mới biết trân quí hạnh phúc. Nay lão thấy nữ Lữ Thư đúng như hoàn cảnh của lão lúc ấy, lão lấy làm quí mến lắm, lão muốn Lữ Thư đừng quan tâm nhiều những gì đã qua, mà nên chú ý về tương lai, dù sao mỗi người đều có khoảng sống không định trước được, hiện nay không ai trách Lữ Thư, trái lại còn khen nữa.

Lữ Thư hiểu được tâm sự của phụ nữ, nàng vâng lời dạy bảo xa gần của người lớn, rồi nàng nói :

― Nữ nhi vâng lời Bá mẫu. Xin thưa Mẫu thân cùng Bá mẫu, sách có câu : "Thuốc tốt đắng, lời nói thẳng mích lòng" Nhân dịp này cho phép nữ nhi đi viếng mộ Đỗ đại hunh và xin tiếp nhận tiểu đệ Đỗ Trọng Kha làm em nuôi được không Mẫu thân ?

Hiệp Phương Yến vui mừng đáp :

― Nữ nhi tiếp nhận như vậy cũng phải, ta hài lòng lắm, nhưng mà phải hướng dẫn hiền đệ của nữ nhi hơn người thì ta mới an tâm.

La Chung Hương cũng vui mừng không kém nói :

― Lão đa tạ nữ hiệp, từ đây lão an tâm, Đỗ Trọng Kha có được một hiền tỷ văn võ kỳ tài, đức hạnh hơn người, nhà họ Đỗ xem ra cũng còn hồng phúc đấy.

Lữ Thư cùng Đỗ Trọng Kha bái kết nghĩa tỷ đệ trước sự chứng kiến của Hiệp Phương Yến, Hà Thanh Phụng và La Chung Hương.

Buổi chiều nàng đi thăm mộ người yêu, đã chuẩn bị trước hương hoa trà quả, trên đường đi gồ ghề xô xảm, nàng cảm nhận ngày mai đời nàng không bằng phẳng, con đường tương lai vẫn còn xa xăm, diệu vợi đầy thử thách, không như ước mơ của thuở ấu thơ. Nàng đang trên đường đi mà lòng héo hon như kẻ lạc phách, đến phần mộ của chàng, nàng làm lễ vong hồn siêu thăng, cầu nguyện cho chàng về cõi bình an, nàng cảm ứng cất lên lời ca. Một Lần Tình Ta Ra Đi :

Tiển đưa chàng, muội đẫm lệ mờ
Chân bước đến bến chờ tìm ai
Tình đi bỏ bờ vai độc hành
Biết còn sắc lạt thanh âm cũ
 
Gặp nhau phù dung nở một mùa
Kiếp này ai nỡ đùa trêu nhau
Tình mới chớm thương đau mỏi mòn
Sầu ngày đêm hỏi còn sinh tử
 
Yêu chàng, muội nhớ nghìn đời
Nhớ mãi chân dung lời yêu xa
Một mình nghe gió ca nhẹ lùa
Đất trời không hẹn mùa thu san.

Nàng đứng trước mộ Đỗ Trọng Chí thì thầm với chính mình:– Đây cũng là tiếng nói tình yêu cho ta trưởng thành, tình yêu nở trong chiến tranh, cướp mất của ta một chân dung đẹp nhất, còn lại vết tích đau thương. Nay ta sẽ hóa bi thương này thành lực lượng, đời thay đổi không ngừng mình phải sống như thế. Phải viết chữ Đỗ huynh dưới cát để cho gió thổi bay vào không gian những nỗi buồn phiền, không cần viết trên đá để lưu danh muôn thuở. Biết rằng cuộc sống có biệt ly thường vương vấn, đã là biệt ly không hẹn ngày tái ngô, ta đã quyết định không hy vọng để phôi pha tình triều mến. Tuy ta biết yêu biết luyến tiếc nhưng không thể làm một loài hoa đa tình "Thu Tiểu Đơn" cuối Thu lá úa vàng rơi để lại thân cây trơ trụi, lúc hoa mới nở, cánh đơn hoa màu đỏ, như lá mùa Thu cuối cùng còn lưu luyến nhân tình, hương hoa thơm ngác rất đẹp, nhưng chỉ một canh giờ sau là tàn, trở thành nạn nhân tình yêu một kiếp sinh.

Giao Chỉ đã quét sạch gian tế Hán, bóng quan quân gian đảng tham ô, cường hào, ác bá cũng không còn, các trại động của đảng cướp cũng tan rã đầu hàng, lập lại an ninh cho mười bốn huyện, toàn dân ăn mừng nơi nào cũng hô vạn tuế Nam Việt Vũ Đế ban ân tứ, thế sự trở thành quan minh trị chánh.

Hoàng Phi Biên thay mặt Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, gửi tấu chương đến Nam Việt Vương Phùng Nam:

― Muôn tâu Nam Việt Vũ Đế, Nam Việt Vương, nay Giao Chỉ đã yên bình mười bốn huyện, chiến thắng này xin cẩn tấu triều đình tuyển bổ thêm tân quân quan, tân huyện nhân tài mỹ đức để chăn dân hầu đặng hưởng thanh bình. Về những gian thần cấu kết gian tế Hán và giặc cướp, nhất là bắt được gian tế Hán tên Chu Hoa Cương tại sào huyệt Ba Sao, chuẩn bị đem về Nam Khê Sơn tra hỏi. Đến ngày hội tại Nam Khê Sơn, chúng hạ thần sẽ cẩn tấu mọi chi tiết nội vụ phát-dương tinh thần Bách Việt tại Giao Chỉ và nguyện vọng kế sách của hạ thần sẽ dâng lên Nam Việt Vũ Đế và Nam Việt Vương. Cẩn tấu, Thúc Bá khương an. HPB.

Từ lúc Lữ Thư rời khởi Nam Khê Sơn, Hoàng Phi Bằng có cấp thêm hơn mười đại hạc để tùy nghi di chuyển, bây giờ Lữ Thư mới hiểu nguyên nhân dùng nhiều đại hạc vào hậu chiến, như mời Tổ Phụ Phùng Nam, Thúc Bá, Thúc mẫu, Gia gia Mẫu thân, đại huynh Hoàng Phi Hạ và Hoàng Phi Tuấn. Riêng bát đệ muội Đinh, Xuân, Lệ, Thông, Hào, Phụng Hiệp, Phụng Anh, Phụng Châu đã về đổng Nam Khê Sơn trước.

Lữ Thư chú ý nhất đại hạc chở Chu Hoa Cương căn dặn rất kỹ : nói

― Quý hiền đệ phụ trách đem Chu Hoa Cương về động hãy cẩn thận, nếu lỡ để rơi từ trên cao xuống đất, tức nhiên phải chết, cho nên xem xét lại thi thể, nếu đã chết hay sống cũng đem về động để mọi người chứng thực là y, sau đó mới có quyết định bồi thêm vài chiêu và cho y một nấm mồ không tên, như vậy mới an tâm.

Bát huynh đệ vâng lời Lữ Thư về Nam Khê Sơn, tất cả phi thân lên đại hạc bay vào không gian, tay vẫy chào tạm biệt Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam.
Sáng hôm sau Phùng Nam đến Trà Bích Sơn, Cần Lĩnh binh đứng bảy hàng đón tiếp, tất cả anh hùng đứng ngoài sân động hô vạn tuế Nam Việt Vương.

Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh đón tiếp Phùng Nam vào sảnh đường :

― Chúng hài nhi kính chúc Thúc Bá khương an, mời an tọa.

Phùng Nam mừng rỡ vô cùng, giọng nghẹn ngào, gọi luôn mấy tiếng :

― Quý hài nhi bình thân, lần sau mỗ có đến đây đừng bày tiền hô hậu ủng, uy nghi như vậy, tất tất phải miễn.

Hoàng Phi Biên xá một xá đứng lên thưa :

― Thưa Thúc Bá, luật nhà thì chế, luật Triều đình phải tuân, đứng trước anh hùng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam hành sử như vậy trị dân mới phục, xin Thúc Bá an tâm.

Hà Thanh Phụng bưng ra một kỷ trà ba chung, Hiệp Phương Yến bưng bình trà rót vào ba chung trà :

― Chúng nữ nhi, mời Thúc Bá dùng trà cho ấm, mời đại huynh, tướng công.

Phùng Nam chấp tay đáp lễ rồi nói :

― Mỗ cảm tạ nhị điệt nữ hiệp, không nên đa lễ vì tất cả là người nhà mà, hãy bình thân .

Phùng Nam vốn là đệ tử đời thứ hai của Hoàng Hạc, ông ngưỡng mộ họ Hoàng mỹ đức, văn thông, võ chí, đạo nghĩa ân tình, đại đạo chi duyên, bao dung vạn vật. Ngoài ra còn nhiều phương diện khác cũng kỳ tài như nhau, nhất là họ Hoàng đã ba đời xuất hiện nhân kiệt phụng sự Bách Việt.

Nay Lữ Thư đến đón rước ông đi Nam Khê Sơn, ông rất hài lòng chấp thuận không do dự, trong thâm tâm từ lâu ông muốn gặp Hoàng Phi Bằng mà không có dịp. Lữ Thư cho biết Hoàng Phi Bằng mời ông, nhất là di chuyển bằng đại hạc là chuyện không thể ước mơ mà có được.

Ông đang suy tư thì Hoàng Phi Biên thưa :

― Kính thưa Thúc Bá, đã đến lúc phải lên đường, kính mời.

Cả nhà lên đại hạc bay về hướng Bắc, Lữ Thư hướng dẫn về động, lần này nàng đem theo hiền đệ Đỗ Trọng Kha, đến chiều đoàn đại hạc bay vào trung tâm động, Lữ Thư ra hiệu cho đại hạc bay xuống thấp, nàng phi thân xuống trước, tất cả đồng phi thân theo. Trong động lúc này có đông đủ chỉ thiếu Hoàng Phi Bằng.

Động chủ Hoàng Phi Khải, đại diện huynh tỷ đệ thưa:

― Thưa Tổ Phụ, Thúc Bá, Thúc Mẫu, Gia gia, Mẫu thân và quý huynh tỷ đệ vào sảnh đường, Thư muội đem vài bầu rược và uống trà ra đây nhé, còn quý đệ lên động trên chuẩn bị nơi nghỉ ngơi.

Cũng may có Lý, Trần, Trịnh đệ về trước bốn ngày cùng Anh Tuấn, Mẫn Trâm phụ trang hoàng trong động rất mỹ thuật. Hai ngày sau Đinh, Xuân, Lệ, Thông, Hào, Phụng Hiệp, Phụng Anh, Phụng Châu, đại huynh Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn mới đến động.

Mọi phối trí ngăn nắp tại dông dưới do huynh đệ Khải và Bằng hướng dẫn trước, nào là nơi ăn chốn ở, nhiều phòng thông nhau, phòng trà, phòng Ngự thiện, sảnh đường có Long sàng lộng lẫy, ba chiếc ngai cao thấp chạm trổ rồng, lông, lân, qui, phụng lại thứ tự cửu phẩm Triều đình, không khác nào Hoàng chung thu hẹp, mọi vật trang trí không ai biết từ đâu mà có, lần đầu tiên mọi người mới thấy trước ngai vàng có một Thanh Bàn Vô Kỷ. Ai cũng tự hiểu thầm:– Hoàng Phi Bằng làm việc đội đá vá trời lấp biển, có lẽ người sư phụ ẩn danh ở đây ? Thực ra nào ai biết tất cả mọi trưng bày hôm nay mượn từ động Lạc Việt.

Lữ Thư vội hỏi Anh Tuấn :

― Bằng Thúc Bá của các điệt nhi đi đâu sao chưa về ?

Anh Tuấn chưa nói dứt lời, thì đột nhiên Mẫn Trâm sấn vào nói :

― Thưa Cô Mẫu Bằng Thúc Bá đi Phiên Ngung thành đã hai ngày rồi, hẹn hôm nay mới về.

Lữ Thư vội trợn ngược đôi lông mày lên nói :

― Cô mẫu hiểu rồi, các điệt nhi ra chào Nội Tổ, Tổ Thúc Bá, Tổ Thúc Mẫu nào.

Lần đầu tiên Anh Tuấn, Mẫn Trâm gặp mặt cả gia đình của gia gia, cho nên cả hai đồng bối rối, khoanh tay lại rồi thi lễ :

― Chúng điệt nhi kính cẩn chúc Nội Tổ, Tổ Thúc Bá, Tổ Thúc Mẫu an khan, sức khoẻ thịnh niên, lộc gia vui cùng con cháu.

Những người đã lịch duyệt giang hồ, nhất là vợ chồng Hoàng Phi Biên ngạc nhiên, chưa nghe nói Hoàng Phi Khải lập gia thất mà đã có hai đứa con, có thân cốt khác thường, ai cũng khen thầm:– Tương lai hai đứa trẻ này sẽ làm được nhiều việc hữu ích trong giang hồ.

Lữ Thư bưng lên hai vò rượu, thấy thấy Anh Tuấn, Mẫn Trâm bối rối, nàng mỉm cười nói :

― Được rồi chúng điệt nhi đi làm việc, ở đây có Cô Mẫu hầu cho.

Anh Tuấn vội cúi mình cung kính cười mỉm chi, Mẫn Trâm nũng nịu, tròn đôi mắt nhìn Lữ Thư một chập rồi lại trầm giọng đáp :

― Dạ, chúng điệt nhi vâng lời Cô Mẫu, chúc quý đấng hưởng phong cảnh nơi này khác nào sơn thanh thủy tú đáng để lòng lắm, nhất là ẩn cư như chúng hạ nhi. LThư thưa tiếp:– Kính mời quý đấng dùng khai vị hai vò rượu Tuần Hạc, Minh Mộc công hiệu an thần, viên miên thọ, đại huynh Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn cũng không khỏi khen thầm :

— Quý đệ, muội ở trong rừng sâu mà vẫn có những thứ rựu quí này rất tuyệt, thực ra trong võ học cũng có rượu, nếu nhìn kỹ ở đây quý đệ, muội đã có bẩm tính đơn thuần không dùng rượu, không nguyên nhân nào ?

Hoàng Phi Khải đáp :

— Phi Hạ đại huynh nhận xét tinh tế thật, trong động không ai biết uống rượu cũng không biết làm rượu, nhưng có đọc qua Phổ Rượu, nhờ vậy mới biết xuất xứ và tinh chất của rượu, chỉ có dịp này mới mua về dùng.

Hoàng Phi Tuấn khen :

Thảo nào quý hiền đệ, muội chia chung một bầu trời nhiệt huyết, một ý chí tinh thông võ học, không cần tranh dành trước bằng sức mạnh, moi việc cho chảy xuôi theo tự nhiên, tại hạ đã học được của quý đệ, muội trong trận chiến, lấy lức nhẹ đẩy lức nặng nhờ năng và trí. bởi vậy cổ nhân có nói: "– Khẳn khái tuấn kiệt vị cung dung phụ nghĩa nang." Gặp nhau mới hiểu anh hùng động Nam Khê Sơn "Chiêu lực bất lộ ở trong người mình biết. " Đương nhiên quý đệ, muội lấy "Thiên Luân Chi Lạc" làm chủ đạo sống, quả nhiên quan trọng nhật, tại hạ cũng đồng có ý đó.

Mọi người vỗ tay không ngờ lời khen của Hoàng Phi Tuấn lời bằng vàng vừa tế nhị và sâu sắc.

Thời sau ngoài trời vào Lạc Nhật, Lữ Thư mời dùng cơm chiều, thưa :

  Kính mời quý đấng, huynh, tỷ, đệ, muội dùng cơm Sơn Khê.

Mọi người đồng ngồi vào ghế chung quanh là cái bàn tròn lớn, Lữ Thư mời :

  Kính mời, chúc quý đấng và cả nhà dùng cơm hợp khẩu vị.

Trên bàn thực đơn Sơn Khê nào là thịt nai con, heo rừng con, gà mái rừng, chồn, thỏ, nhím khi ăn uống với rượu Phấn Hoa công hiệu thông mạch bổ huyết. Đối với Phùng Nam, Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng, Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến, Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn và Đỗ Trọng Kha lần đầu tiên hưởng được một buổi cơm thịnh soạn, không khác nào "Nhất dạ đế vương" thực đơn do Trần Kiều Oanh và Lữ Thư biến chế rất hấp dẫn và lạ mắt, vốn học tại Phong Lưu Tửu Lầu. Đối với người mới thấy thực đơn này tưởng rằng cao lương mỹ vị thượng đẳng dù Đế Vương cũng không hưởng được, riêng huynh tỷ đệ muội Hưng Việt Xã thực đơn này là thường nhật, tài nguyện của rừng cho hưởng. Đặc biệt mọi người trố mắt nhìn trên mặt trung tâm mỗi chém cơm có hạt Xí mụi,

Phùng Nam thấy chén cơm hơi lạ mắt hỏi để biết ý nghĩa :

— Phi Khải điệt nhi à, trung tâm chém cơm có một trái Xí mụi đỏ, phải ăn thế nào và có ý nghĩa gì không, cũng như cách làm hạt xí mụi ?

Phi Khải đáp :

— Thưa quý đấng, hạt cơm là Bạch Ngọc của đất, hạt Xí mụi đỏ biểu tượng mặt Trời, ý nghĩa nhắc nhở khi ăn hạt Bạch Ngọc nên nhớ đến công ơn Trời đất và người làm ra, khi ăn chú ý bỏ mặc những việc khác sau sau lưng, có thế mới thưởng thức hết hương vị, tất cả phiền não từ trong lòng biến mất và quí trọng sự sinh tồn của chính mình. Cách biến chế Xí mụi, hạt và lá muối chung với muối, lâu ngày trở thành chua và hạt Xí mụi màu đỏ, khi ăn đem ra ngâm với cam thảo hương vị ngọt chua đắng.

Sự ngạc nhiên khác, khi mọi người ăn tráng miệng bằng trái cây tươi, như mãng cầu, soài, mít, mận, cam, bưởi, đào, đu đủ, thanh long, vú sữa, quít, chôm chôm, nhãn lồng, hương vị rất thơm và ngọt lịm, Hoàng Phi Khải cho biết những loại trái cây do Bằng cung cấp.

Ngoài trời đã chạng vạng, cả thành Phiên Ngung lên đèn sáng một góc trời Nam Việt. Hoàng Phi Bằng bách bộ, chân bước đều qua những đường phố cũ, cũng là dịp để chàng ôn lại những năm tháng đã qua và xem xét tình hình ngoài Hoàng cung có gì thay đổi mới lạ không. Với nét mặt của chàng trầm tư mênh mông về tương lai Nam Việt sẽ đi về hướng nào ? Bước chân ngắn lại chàng đã đứng trước dịch trạm do huynh tỷ đệ Hưng Việt Xã thành lập.

Hiện nay do Quách Tuyết Băng thay mặt huynh tỷ đệ làm quản lý, với cái tuổi trẻ nữ nhi vừa trưởng thành mà đã có sức chịu đựng đời sống ngoài xã hội, vốn trăm phương ngàn lối đấu tranh để tồn tại.

Thỉnh thoảng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường về thăm, nay có Quách Tuyết Thương và Quách Tuyết Hiệp về đây phụ việc với em gái, còn thẩm thẩm Phùng Hoa Phấn vẫn như ngày nào. Chàng đứng bên kia đường trước dịch trạm thầm suy nghĩ:– Gia đình họ Quách đã tái khởi cam qua, đúng là kiếp người bỉ lai nay hạnh phúc, xem ra cũng là một cuộc đời trả giá quá đắt.

Chàng đi một vòng đến khu phố vắng đối diện Hà Giang để xem xét ba căn nhà sau, hiện nay có hai cửa hàng và một nhà dành riêng cho gia đình Tô Hà Hải ở.

Sau khi gia đình họ Tô về ở trong căn nhà này, đèn sáng rực rỡ trang hoàng từ trong nhà ra ngoài ngõ, không âm u như bây giờ, họ Tô đã thay đổi nếp sống hoàn toàn khác xưa, nay họ không còn gì để nhớ những ngày tháng trong hẻm nhỏ, có mái nhà tranh cũ giữa thành đô.

Chàng xem xét một hồi lâu, thấy căn nhà này quả là có ánh sáng âm u kỳ lạ, sinh hoạt không bình thường đối với những gia đình chất phác khác. Lòng chàng tự xác định, như lời của Tuyết Băng cho biết về họ Tô có những hành động gian tế tại Phiên Ngung thành, mà trước đây chàng cho là có tâm lý ganh tị.

Chàng lắc đầu thở dài ngao ngán một gia đình sống nhiều mặt, nhất là chính chàng đã sai lầm nhận địch làm thân tín, nay thì đã biết nhưng không cách nào để tha thứ cho họ. Chàng chuẩn bị phi thân vào trung tâm dịch trạm, bỗng có tiếng cất thanh yếu ớt trong nhà vọng ra ngoài, chàng định thần biết đây là âm thanh từ trong cổ họng phát ra ! Thấy vậy chàng vội khoác vào mình một lớp áo hành khất, ẩn mình vào nhà kế bên, một hồi lâu thì thấy Tô Hà Hải bước ra cửa, theo sau là thẩm thẩm Phùng Hoa Phấn.

Chàng đoán quyết Tô Hà Hải đang tống tiền thẩm thẩm Phùng Hoa Phấn, hai nữa một sương phụ không thể nào đến nhà của một người quen vào giờ này. Nhất là thẩm thẩm Phùng Hoa Phấn thừa biết Tô Hà Hải là ai rồi ! Nay chính chàng tận mắt thấy tai nghe hành động của Tô Hà Hải. Chàng bám sát chân Tô Hà Hải và theo đoán quyết của chàng không sai, Tô Hà Hải đúng là tên đi tống tiền thiên hạ như Lý huynh, Trần tỷ và Trịnh Trường cũng đã cho chàng biết trước về mặt trái của cả nhà họ Tô.

Chàng phi thân trước vào nhà của thẩm thẩm Phùng Hoa Phấn rồi nép mình trên phù điêu mái nhà để quan sát tường tận việc làm của Tô Hà Hải, liền thấy thẩm thẩm Phùng Hoa Phấn trên tay cầm chi phiếu năm trăm lạng vàng đưa cho Tô Hà Hải.

Tô Hà Hải tươi cười "ha hà" đắc chí nói :

― Phấn tỷ tỷ à, đây là lần đầu tiên nhé, lần sau đích thân mỗ đến nhà thăm viếng, lúc đó giá sẽ cao hơn hôm nay, thẩm thẩm đừng phiền mỗ nhé, số chi phiếu này để làm việc nghĩa đó mà.

Tô Hà Hải vừa xoay lưng, chân bước ra cửa thì bị một cản trở vô hình, họ Tô đứng lại như trước thanh băng truyết. Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên thấy chiêu số "Lục Thập Tam" xuất ba thành công lực, chất tính công phá của "Hỏa Sơn Lữ" di hành nước lửa trong đất trời, nước ở không dời, lửa đi mà không ở, trận lửa và nước không ai có thể sống được khi nước và lửa di động.

Chàng biết đây là chiêu số của huynh đệ họ Quách, cùng lúc chàng liền thấy Quách Tuyết Thương đang ở trong phòng kế bên, chàng khen thầm:– Quách hiền đệ của mỗ xuất chiêu vẫn còn lưu tình với họ Tô.

Quách Tuyết Thương đi ra lấy lại chi phiếu năm trăm lượng vàng đưa cho mẫu thân, rồi nói :

― Thưa lão tiền bối, hành động tống tiền thiên hạ chưa thỏa mãn hay sao, nay đến người trong nhà cũng bị tống tiền, thử hỏi số tiền kiếm được đi về đâu ? Từ lúc tại hạ về đây đã chứng kiến nhiều hành động của lão không còn thuốc chữa bệnh nữa rồi.

Quách Tuyết Thương liền xuất chiêu, ngũ thập bát "Bát thuần khảm" hố sâu hãm hổ rồng, trong hiểm có chứa hiểm. Nhằm giải huyệt cho Tô Hà Hải, rồi nói tiếp:– Nay tại hạ tha lão tiền bối một lần này, gặp lại lần sau có lẽ không tha thứ.

Tô Hà Hải đi tống tiền không xem ngày lành tháng tốt gặp phải Quách Tuyết Thương bắc được, về Phùng Hoa Phấn thì muốn êm chuyện cho nên không phản ứng. Tô Hà Hải trong lòng hậm hực vì chuyến đi này khó nuốt, lão âm thầm không nói lời nào đi luôn ra khỏi cửa, với nét mặt xám đen, vừa đi vừa nói thì thầm:– Cũng may chưa ai phát giác mỗ là gian tế Hán .

Lúc này ngoài trời đã tối đen, chàng phi thân theo Tô Hà Hải, thì gặp bên kia đường có Tô Hà Cúc đang đứng chờ, chàng biết đây là những con người mượn trời bắt ve mà không biết chim sẻ ở đằng sau.

Cha con lão họ Tô thì thầm:– Gia gia không ngờ thằng Quách Tuyết Thương sử dụng thủ thuật gì mà khóa thân thể, không di động được và cả người lạnh như cây tuyết, không biết sư phụ của y là ai ?

Tô Hà Cúc rầu rĩ lắc mạnh cánh tay Tô Hà Hải vừa run giọng hỏi :

― Gia gia à, phải giải quyết thế nào cho ổn thỏa và trong nhà hiện có bảy người trong bang hội, đồng thời đầu canh Tý có mặt tại bang hội Trung–Hòa, còn nữa trong đêm nay phải nộp cho hội là một ngàn lạng vàng bằng ngân phiếu, như vậy Gia gia phải xoay xở cho bằng được nhé ?

Tô Hà Hải sầm mặt nghiêm nghị nói :

― Nữ nhi đi thôi, về đến nhà thì chúng ta không nói gì nhé, có như vậy không ai biết chuyện của năm trăm lạng vàng, nhớ đêm nay nữ nhi xuất chi phiếu ứng trước cho hội nhé ?

Cha con họ Tô đẩy cánh cửa vào nhà giả bộ hớn hở cuộc tống tiền đã thành công, ông liền nói :

― Thưa quý huynh đài, hãy đánh một giấc vào canh Tý cùng nhau lên đường.

Một trong bảy người lạ mặt nói :

― Tốt lắm, huynh đệ cứ thế mà hành động.

Hoàng Phi Bằng theo sát nấm được qui luật đi đứng của bọn Tô Hà Hải. Chàng tự lòng hứa:– Đêm nay mỗ sẽ đưa cha con họ Tô lên giàn hỏa táng, mở đường cho chúng đến điện Diêm Phủ. Chàng phi thân vào sảnh đường dịch trạm gặp huynh đệ họ Quách đang nói chuyện, cả ba giật mình kêu lên một tiếng "ủa" thật lớn họ kinh ngạc, rồi kéo tay Hoàng Phi Bằng cùng nhảy đến bàn vuông. Quách Tuyết Thương cung đôi tay thi lễ :

― Đại huynh về Phiên Ngung khi nào vậy sao không báo trước cho chúng đệ đón tiếp, quả nhiên là đột ngột quá .

Hoàng Phi Bằng đảo mắt nháy ra hiệu, rồi ôn tồn nói khẽ :

― Huynh về đây có việc, chỉ được ở lại vài hôm rồi về Nam Khê Sơn, nói chung không ở đây lâu. Nhiều việc phải làm gấp, nhất là trước canh Tý đêm nay, đệ Tuyết Thương, muội Tuyết Băng ăn mặt theo giám binh che mặt bằng khăn đen, nhớ mọi chi tiết hành động phải nhất tề cẩn trọng.

Chàng ngó Quách Tuyết Băng nói nhỏ :

― Lần này huynh về có ý dẫn muội đi Nam Khê Sơn.

Lần đầu tiên Tuyết Băng được Hoàng Phi Bằng chấp nhận cho đi Nam Khê Sơn, lòng nàng xúc động vì nhớ người yêu đang ở chân trời đó, đoạn nước mắt Quách Tuyết Băng chảy như suối nói :

― Đại huynh à, muội nhớ Trịnh huynh lắm, muốn đi tìm mà không biết Nam Khê Sơn ở đâu, muội có hỏi quý huynh Tuyết Thương và Tuyết Hiệp thì chỉ trả lời không biết, hình như muội nói những lời chưa đủ thuyết phục lỗ tai của quý huynh ấy cho nên giả bộ ngạc nhiên và không biết. Nàng cất tiếng cười "ha hà" rồi có ý giễu cợt, pha trò theo chất giọng mỉa mai :

― Thưa quý đại huynh, có biết không, nữ giới ngày nay tinh ranh lắm, trên miệng họ bằng lòng có ý không thực, quý đại huynh là nam giới thì đừng để nữ giới làm mồi câu cá nhé, hay là bị "Lọt sàng xuống nia" tốt nhất là đừng có nghe họ nói lời "Tình nồng ý mật".

Hoàng Phi Bằng hiểu được lời thâm trầm của Tuyết Băng, nhưng không để Tuyết Băng hiểu sai về nam giới thời đại, chàng cười nói :

― Phải công nhận nữ giới đi trước về tình đôi lứa, còn nam giới thường bị tác động bởi nữ giới đó là một yếu điểm, đương nhiên nam giới là cái cày bừa để cho nữ giới dí thá nơi nào cũng được. Còn trong nội bộ quý huynh của muội Tuyết Băng sống lâu năm nhất tại động Nam Khê Sơn, nhưng muội nào biết qui luật sống ở đó, khi một ai ra khỏi động không biết đường vào, cho nên nói không biết là như vậy đó. Ngày sau muội cũng ở trường hợp này, ai hỏi muội cũng trả lời như thế. À huynh xa cách hiền muội đã lâu không biết về võ học đã thế nào rồi và hoạt động của dịch trạm có gì mới lạ không ?

Tuyết Băng cúi đầu xuống nói mà lòng hơi thẹn, vì võ học của nàng hoàn toàn do người yêu truyền thụ và Lý huynh, Trần tỷ chuẩn thức chiêu số, cho nên võ học của nàng tuy có tương đương với nhị huynh Tuyết Thương và Tuyết Hiệp, còn về dịch trạm cũng do Trịnh Trường hướng dẫn mọi việc, nàng nói :

 ― Thưa đại huynh, ông kẹ của muội hình như hơi khó tính lắm chưa thành hôn mà đã vậy rồi. Từ việc luyện võ cho đến dịch trạm phải làm như in đúc, có như thế thì Trịnh huynh mới chịu, còn làm khác xem như trái lịnh, thử hỏi làm việc phải có sáng tạo chứ ? Nói chung võ học của muội cùng đồng môn với nhị vị đại huynh Tuyết Thương và Tuyết Hiệp, theo Trần đại tỷ nói về công lực hỏa hầu thì còn non kém hơn, phải luyện tập nhiều năm mới bằng nhị đại huynh. Nàng lấy hơi rồi kể tiếp:– Thưa đại huynh về dịch trạm mặt tiền mua bán phát đạt. Tửu lầu đông khách phương xa tạm trú, lấy được nhiều tin tức chuẩn xác, mỗi tin tức giá trị thời gian hơn nửa năm, chúng muội gọi đây là tin tức "tạm trú".

Riêng cửa hàng đậu hủ ngày nay hoàn toàn thuộc về dịch trạm, không còn do vợ chồng Đinh Phi Long, Tô Hà Bích làm chủ, nay họ sống rất phóng đãng, đúng là con người vì tiền làm hư. Ở cửa hàng đậu hủ khách thành đô vào ăn đông hơn trước, họ xem đây là đặc sản văn hóa của Phiên Ngung, ở đây cung cấp nhiều tin tức mới trong ngày rất chuẩn xác, chúng muội gọi là tin tức "đậu hủ".

Còn về sinh hoạt xã hội tại dịch trạm mặt hậu hoàn toàn phục vụ miễn phí, lúc trước gia đình lão Tô phụ trách, nay muội đứng ra tự phụ trách như Lương thực, Tư chế, Phòng thuốc. Cũng may dịch trạm thu nhận được một số thanh niên nam nữ có khả năng và tinh thần bất vụ lợi, nhờ vậy Phiên Ngung thành giảm người hành khất rất nhiều, tuy nhiên cũng có một số nhỏ hành khất xuất hiện từ các nơi khác đổ về. Người dân khó khăn tại Phiên Ngung xem dịch trạm mặt hậu là nơi họ gửi gấm tình cảm, cũng là nơi cung cấp mặt sống của dân. Riêng phần tài chánh chi thu mỗi tháng còn dư được hai mươi lạng vàng, gửi vào ngân kim Phiên Ngung, đổi ra ngân phiếu.

Huynh đệ muội Hưng Việt Xã gặp nhau nói chưa hết lời, mà thời gian trôi qua mau, chưa chi đã mười một khắc khuya.

Hoàng Phi Bằng, Tuyết Thương và Tuyết Băng vào nhà trong thay y phục rồi phi thân về hướng hậu dịch trạm, cả ba đồng ngồi trên cây cổ thụ đối diện nhà của họ Tô. Tuyến Băng tự hiểu nói thầm:– Thì ra đại huynh Phi Bằng đã biết hết việc làm của nhà họ Tô, cho nên mới theo dõi. Tuyết Thương ngạc nhiên tự hỏi và thầm suy nghĩ:– Không biết đại huynh Phi Bằng có thấy hành động của mình trước đây mấy canh không ? Còn Tuyết Băng trong lòng nhất định không để ai khuất phục huynh đệ của dịch trạm, cho nên nàng lúc nào cũng để mắt theo dõi nhà họ Tô.

Quả nhiên không bao lâu, từ trong nhà đi ra chín người, đi đầu là Tô Hà Hải, đi sau là Tô Hà Cúc, họ đi về hướng Bắc thành phố rồi đi vào con hẻm sâu gặp một ngôi nhà ngỏ cụt, thấy một lão gìa đang đợi chờ, hướng dẫn vào nhà đi qua cánh cửa cái vừa quẹo trái thì trước mặc có một con hẻm khác, dẫn thẳng vào cửa sau của bang hội Trung–Hòa, thực ra bang hội Trung–Hòa ở Phiên Ngung thành, người lớn nhỏ ai ai cũng biết, nhưng khó hiểu lý do nào họ đi quằn quèo như vậy .

Huynh đệ Hoàng Phi Bằng phi thân bám sát trên những mái nhà và theo dõi từng bước đi không rời, cuối cùng thấy chín người vào nhà lớn. Hoàng Phi Bằng ra hiệu cho Tuyết Thương và Tuyết Băng dỡ nhẹ từng phiến ngói âm dương để xem xét tình hình bên trong nhà, cả hai chỉ thấy bốn vách tường mà không thấy người, ngạc nhiên tự hỏi:– Tại sao từng ấy người mất biến trong nhà này, vậy họ đi đâu ? Vội ngó quanh quẩn cũng không thấy bóng dáng của Hoàng Phi Bằng .

Lúc này Hoàng Phi Bằng phi thân theo sát vào trong nhà như con chim dơi bám trên rui trần nhà, chàng chui vào nóc mái nhà, luồn qua cửa cái giả, xuống hầm ngờ đâu lại đi ngược, chàng chịu thua không định hướng được trên mặt đất, đi mươi thước mới đến trung tâm sảnh đường ngầm sâu dưới đất. Chàng đếm được hai mươi bốn người gian tế Hán, kể cả hai cha con họ Tô . 

Từng người này đương nhiên có kẻ võ học không phải là tầm thường. Bỗng có một thân to lớn ngồi đầu bàn đứng lên giới thiệu chức vụ từng người một mà không giới thiệu họ tên. Chàng thừa biết đây là chức vụ của nhà Hán ban cho họ, cuối cùng chàng thấy những người đại diện đưa cho thủ quỷ những phong bì bằng vải đựng chi phiếu.

Lúc này chàng do dự chưa chịu hạ thủ vì chờ xem sẽ có những diễn biến cuối cùng, tự nhiên người thủ quỷ quát tháo với người đứng trước mặt :

― Tại sao chi phiếu không đủ số đã ấn định mà dám vào tham dự, trong thiệp mời có nói trước kia mà, phải chăng các hạ có ý định đi ngược tổ chức không ?

Bất thần từ cuối bàn có một luồn ám khí mỏng ném vào tên đang cầm phong bì, rồi y lên tiếng mắng :

― Kẻ hèn đã xem thường sự chết sống, bởi thế nay dù có chết cũng không ăn thua gì.

Thuận tay y búng ra ám khí phấn trắng mùi hoa Lài đi thẳng tới trước mặt tên thủ quỷ và tên ngồi cuối bàn, đã sử dụng ám khí khi nãy, cả hai chưa kịp phản ứng thì đã lăng ra há miệng ngáp. Tức thì tên cao lớn ngồi đầu bàn búng ám khí vào hai tên đang ngáp để giải cứu, liền nói :

― Ở đây không phải võ đường, mục đích đến đây là nộp chi phiếu và nhận mệnh lệnh, nếu các hạ không thi hành đúng thì mời ra khỏi nơi này, còn nếu thấy rằng có trách nhiệm thì đừng phản đối.

Chàng suy nghĩ :– Quả nhiên có vào hang beo mới biết nơi này là lò ám khí, mỗi cao thủ sử dụng ám khí khác nhau, những người có mặt ở đây đều là danh thủ đệ nhất ám khí Trung Nguyên, chưa chi mà họ đối sử với nhau rất là khô khan tình cảm.

Hoàng Phi Bằng không còn thích thú để nghe những lời thô lỗ của gian tế Hán, chàng bèn đem hết nội lực xuất ra chiêu thức "Bát thuần cấn" công dụng. Càn là đậu dừng lại, Cấn trên Cấn dưới, mỗi Cấn là dương đậu một âm, một dương là vật động tiến tới tột đỉnh thì dừng, biến thành cõi âm im lặng như trời đất thuở hồng hoang.

Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 14
Tình Nhà Nợ Nước Đôi Vai
— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét