Phương Trời Bách Việt - Chương Ba ( Huỳnh Tâm )

Xuất thân đao kiếm phục bào gió chen

Đúng thời khắc đã hẹn Đào Phụng Hòa, Trần Bình Thành đến phía Nam chân núi Nam Khê Sơn, thấy bốn hướng trong và ngoài yên tỉnh, cũng không thấy lối ra vào động Nam Khê Sơn ở hướng nào, chỉ thấy bầy hạc từ động Nam Khê Sơn bay tỏa khắp bốn phương trời, hạc bay xuống hướng Nam, bay lên hướng Bắc, bay sang Đông,
bay qua Tây, đúng lúc Hoàng Phi Bằng xuất hiện, hướng dẫn Đào Phụng Hòa, Trần Bình Thành vào động, lối đi rất ngắn trái lại lối ra không thấy, nhất là Đào Phụng Hòa đã sống trong động Nam Khê Sơn từ nhỏ đến lớn. Không ngừng ngạc nhiên, thấy trong động đổi khác nhiều, phối trí ăn ở ngăn nắp, trang trí hài hòa, khí hậu ấm áp, ngoài vườn trồng hoa và cây ăn trái, mọi cảnh ở đây thực sự đã đổi khác nhiều hơn trước, trông rất đẹp mắt. Cảnh cũ người xưa chỉ là kỷ niệm trong ký ức lâu ngày phai mờ, bây giời ở đây không khác nào cảnh sống ngoài dân giang.

Vào trong động chỉ thấy hai huynh đệ họ Hoàng và huynh muội họ Đào. Dộng chủ Hoàng Phi Khải cúi đầu thi lễ, Đào Phụng Anh Tuấn và Đào Trần Mẫn Trâm vừa thấy Đào Phụng Hòa chạy đến mừng :

― Chúng hài nhi lâu nay rất nhớ quý Người. Nội Ngoại Tổ, Gia gia, Trần Thúc thúc sống ở ngoài có bình an không ạ ?

Hoàng Phi Bằng quay lại đưa mắt nhìn một lượt hai đứa con nuôi của Khải đại huynh, chàng cất tiếng cười khành khạch gọi :

― Các điệt nhi hãy đi nấu nước pha trà nhá .

Đào Phụng Anh Tuấn và Đào Trần Mẫn Trâm vâng lời :

― Dạ, thưa Thúc phụ vâng ạ .

Hoàng Phi Khải thong thả mời tất cả ngồi vào bàn uống trà, sau đó mới hội ý, uống được một hớp trà chàng nói:

― Thưa Đào thúc thúc, Phi Khải và Phi Bằng xin lấy trà thay rượu cung kính.

Về Trần Bình Thành đứng sau lưng Hoàng Phi Bằng thủ lễ hầu Sư phụ. Đào Phụng Hòa hớp mấy ngụm trà có vẻ hợp khẩu, hứng thú luận :

― Trà mùi thơm lại thanh, tuy trà này không phải là thượng phẩm nhưng có sự thanh tao, dù trà này thơm nhưng so với đắng thanh nó không bằng, xem ra đối với trà đạo, Phi Khải có nghiên cứu.

Thực ra Hoàng Phi Khải được nhiều dịp thưởng thức trà trên trăm hiệu danh tiếng nhất Nam Việt, cũng đã từng luận về trà với những cao nhân, nhờ vậy mới có kiến thức tổng quát pha trà, tuy chàng uống nhiều trà mà chỉ hảo thủ trà họ Hoàng, nếu luận trà họ Hoàng có thể nói chàng là nhân vất thứ mười hai .

Chàng uống tiếp một hớp trà, rồi để chung xuống bàn, ngẫm nghĩ giây lát đáp :

― Người đời gọi là đạo chính là ở qui luật của thượng thiên, trong phổ Lão Tử nó: "Đạo sinh nguồn gốc của vạn vật, mọi sinh hoạt trong vũ trụ tự do thiên nhiên". Từ đó người đời lấy chữ đạo làm nền tản cho một từ ngữ phía trước như Thần đạo, Tiên đạo và Nhơn đạo. Ngày nay Trà đạo cũng do nhân sinh suy diễn rồi sáng tạo một ngôn ngữ tiểu sảo uống trà, cũng gọi là đạo hay sao ?  xin Thúc thúc chỉ giáo.

Đào Phụng Hòa hớp thêm một ngụm trà nóng, đôi mắt hướng về xa xăm luận tiếp :

― Trà đạo cũng là một lối sống theo tu hành, cái đạo của trà tu đó là thống nhất tổng hợp tam giáo, cái cuối cùng tu được là dưỡng sinh, tu tính đăng đạo là thiên nhơn hợp nhất, tâm tức là đạo biết khoan dung, trung dung là cảnh giới cao nhất của trà đạo, vô vi là không vô vi cho nên các nhà hiền truyết xưa kia mới đặt chữ đạo ở sau chữ trà, vì vậy uống trà tuy là tiểu sảo nhưng cái ta học được nó là đạo nhân sinh và đạo trị quốc.

Hoàng Phi Khải đồng ý cách nói, nhưng không đồng ý lấy trà đạo làm hành động trị quốc, chàng luận theo tổng quát :

― Thúc thúc đúng là học rộng biết nhiều, nhưng không thể lẫn Lão Tử với Khổng Tử. Trung Dung tuy là tuyết thế tác phẩm của Khổng Tử tiên sinh, khuyến khích lấy đạo trị quốc tuy có ích đó, nhưng mà có nhiều khuyết điểm về giai cấp trị chánh, không thể hợp thời ngày nay trị bình nhân chánh thiên hạ được.

Đặc biệt muốn trị xã tắc trước hết phải vì dân, mấu chốt được dân ở những người làm quan có khả năng, hiện nay quan lại các cấp ở châu huyện tốt sấu lẫn lộn, gian trung hổn tạp khó phân. Thiên tử muốn trị được lê dân phải xem nhân phẩm và khả năng của những quan lại, người tài đức vẹn toàn cái trị này thanh bình, người không đức cái trị này thối nát, kẻ bất tài cái trị này nhơ đục, tuy trên có Hoàng đế, lục bộ, lưỡng phủ, Tể tướng khống chế lẫn nhau, nhưng đối với con người có thể lựa chọn. Một là công bình dân chủ, không nên khống chế dân sẽ tạo ra đời sống khổ trong dân, đất nước trị pháp chứ không trị quyền. Không nên chọn Trung dung vì nó là tệ nạn quốc trị thiên hạ, tương lai chế độ này không tồn tại được bao lâu, ngày nay trị quốc phải biết Công Lý trong lòng dân.

Đào Phụng Hòa lấn cấn giữa trà đạo Trung dung và quyền trị, nói :

― Nhưng pháp trị của đương triều đã hoàn mỹ rồi mà .

Hoàng Phi Khải hoàn toàn không đồng ý cách nói pháp trị trên mặt giấy hay chiếu chỉ của Đào Phụng Hòa, chàng liền trả lời :

― Không phải thế, pháp trị hiện nay xem ra đã trái thời, phần nhiều mô phỏng theo nhà Hán, những triều đại ngoại lai đó đã rã rửa, tuy pháp trị điều khoản đầy đủ nhưng trong ấy chấp vá không thực tế và thiếu tường tận, có ngàn kẽ hở tạo ra quan trường thối nát, ví dụ như quyền của Triều đình, Quan lại và Bá tánh, quan lại đối với lê dân có quyền làm tổn thương một cách hợp pháp, nhưng bá tánh không có nơi nào để khán án.

Quan phiệt độc lãm tại quyền tự do ăn chận lương thảo công và tư, hãm hải hà hiếp dân lành, dung túng cường hào ác bá, tham ô, chiếm đoạt tài sản của dân, đồng lỏa đảng cướp và tiếp tay làm gian tế Hán. Không nói chi xa gia đình Thúc thúc đã ba lần bị quan lại chiếm đoạt tài sản, thử hỏi pháp trị có hoàn mỹ không ? Ở nhân gian ngày nay những thối nát đó không còn là chuyện mới mẽ nữa.

Nếu pháp trị chặc chẽ, quan lại trị dân mà dân cũng có quyền khiếu nại, vậy thì quyền làm tổn thương đó nó sẽ biến mất, hơn nữa Thiên tử và Thượng quan phải dụng pháp để làm thước đo người, các quan lại châu huyện, làm tốt thì thăng không tốt thì gián, vừa bài trừ được tệ nạn vừa trị được thiên hạ .

Đào Phụng Hòa suy nghĩ thầm:– Không ngờ Hoàng Phi Khải kiến thức quảng bác, chỉ mới nói về trà đạo đã chuyển qua trị quốc, nghe hoài rất thích thú. Còn về Trần Bình Thành đứng sau lưng Hoàng Phi Bằng cũng suy nghĩ:– Quả nhiên lời luận của Sư bá có tính vì thiên hạ, luận tự nhiên và dẫn chứng từ lý tưởng đến thực tế, đúng là trong mỗi người trai đều có một hoài bảo, hôm nay mình ngẫu nhiên được nghe như đã uống cạn mấy chung trà Minh Thiên Tùng.

Đào Phụng Hòa nâng chén trà từ từ uống một hớp cạn chung rồi để xuống khẽ mỉm cười :

― Phi Khải à, chỉ cần gặp mặt như thế này đã hội được hết ý rồi, mỗ hứa kể từ ngày mai bảo đảm đem lại an ninh cho Đại Lộc, cũng là bích tường để án ngữ các huyện biên tỉnh Quế Châu và Giang Nam nhất định biến nơi này trở thành địa ngục chôn sống gian tế Hán.

Hoàng hôn vừa xuống, hạc bay về động Nam Khê Sơn đưa tin tức tấp nập. Huynh đệ họ Hoàng và huynh muội họ Đào phải tiển chân Đào Phụng Hòa, Trần Bình Thành ra khỏi động về lại Đại Lộc. Giản biên đầu tiên do Xuân Giao, Lệ Thanh, Đinh Anh Thi gửi về viết :

"– Chúng đệ trực chỉ thẳng hướng sông Hồng, đi chưa được nửa buổi gặp cản trở trên đường, Đinh đệ tình cờ gặp kẻ thù tự đến nộp mạng, đúng là bốn tên năm xưa bắt Đinh đệ trói bỏ trôi sông, trước mặt kẻ thù không thể tha thứ được, cho nên Đinh đệ không cần biết gì hơn xuất quyền vào mặt tên Hà Chú, bốn tên đồng nhảy đến trợ thủ. Lệ muội thấy không ổn xuất Tỳ bà tấn công, sức mạnh chuyển động đàn vang dội, thanh trình khởi từ âm trầm lên cao xuất chiêu, khiến chúng tưởng rằng, bốn hướng đều có Lệ muội bao quanh.

Bốn kẻ thù thấy tỳ bà của Lệ muội sắp quét tới trước mặt Hà Chú như thần long vồ mồi, thế mà y vẫn không hay biết, cứ đứng yên tại chỗ. Như y tự đón biết chiêu số đó là hư, cho nên mới sử dụng tĩnh chờ động. Không ngờ thế tỳ bà đến trước mặt y lại biến thành thế công, chỉ còn thấy bốn hướng bóng trắng đàn tỳ bà phi tới, ngũ âm tấu đều đều lên từng cung bậc, tiếng đàn réo rắt, như than van ray rức, địch thủ biết đây là chiêu gọi phách hồn phân ly, cả bốn đấu lưng vào nhau xuất chiêu thức kỳ lạ, rồi lui về phía sau một trượng, nhún mình phi thân lên cây cổ thụ, tứ trụ xuất quyền đánh Lệ muội.

Lệ muội xoay bầu đàn xuất chiêu "Tỳ bà quán" sức mạnh như hổ, chuyển về sau lưng một tiếng gió lộng gầm thét, liền trở về bên phải quay nhẹ tỳ bà, dùng sức yếu đổi thành sức bình sinh, nhưng lại đụng phải quyền của đối phương. Lệ muội cảm thấy cổ tay mềm nhũn, đang định rút hết tinh lực xuất chiêu "Cung Thương" trong "Ngũ âm pháp" âm hàn phong để kết liễu địch thủ, tay chưa xuất thì bị quyền của đối phương đánh bật trở lại, tỳ bà bạt ra, Đinh đệ phi thân vào trận tiếp chiến.

Tiểu đệ liền phi thân đến tiếp ứng, tay chỉ vào mặt bốn địch thủ, cùng lúc đệ nói với Lệ muội:– Để cho huynh giải quyết, chúng ta còn nhiều việc phải đi gấp. Tiểu đệ lập tức xuất chiêu "Cung pha" trong "Ngũ âm pháp" đúng một chiêu cả ba địch thủ rung động cả đơn điền lăn ra ngủ ngàn thu tại chỗ, còn một tên thoi thóp.

Đinh đệ kể lại chuyện cũ :

― Chính bốn tên này, ngày xưa trói Đinh đệ bỏ trôi sông nếu không có Hoàng đại huynh thì đệ chết từ lâu. Tiểu đệ gật đầu hiểu ý nói :

― Chuyện này huynh có nghe kể rồi, bốn tên này còn liên hệ đến gia đình đệ, hôm nay chúng ta trả thù đã cho ba tên đi chầu địa phủ, chỉ để lại một cái đầu nó sẽ có giá trị về sau, nếu chúng ta tự bịt hết thì không còn manh mối tìm lại gia đình của Đinh đệ hãy bình tĩnh đừng nóng lòng trả thù sẽ làm hư sự, Lệ muội liền phát lạc một "Hoàng cao hổ" chỉ cần giữ mạng sống của y. Sau đó chúng đệ xem xét lại cơ thể, búng một viên "Hoàng cao hổ" y tỉnh lại, tiểu đệ hỏi :

― Tại hạ cứu các hạ sống vậy họ tên là chi quê nhà ở đâu, y trả lời :

― Thưa ân công, kẻ hèn này họ Tăng tên Thành Đức, quê làng Hạ huyện Mộc Thủy.

― Tốt lắm các hạ được sống là phước đức rồi, nhưng phải cho tại hạ mượn một bàn chân Phải cùng một bàn tay Phải để đổi thân thể mới.

Tăng Thành Đức vẫn ngồi yên, không nói thành lời. Đinh đệ phi thân đến trước mặt Tăng Thành Đức xuất hai chiêu tiện đứt bàn chân tay lìa khỏi thân thể, trở thành tàn phế, Đinh đệ búng vào Tăng Thành Đức một "Hoàng hổ đơn" cầm máu để cho khỏi chết, hẹn ngày sau tái ngô. Sao đó chúng đệ phi thân đi về sông Hồng, cẩn bút XLĐ. "

Từ lúc này huynh đệ Hoàng Phi Khải và Hoàng Phi Bằng chú ý lưu trữ giản biên theo thuật đồ dược liệu và lập thư mục thứ tự. Đến chiều Xuân Giao tiếp nhận được hồi âm của động Nam Khê Sơn :

"– Hiền đệ cẩn thận, hành xử như vậy rất thông minh, sau cuộc gian tế này huynh đệ ta đi tìm tên Tăng Thành Đức thì mới ra manh mối thứ hai, việc trả thù cho gia đình Đinh đệ không khó, mục đích chuyến đi này là để Xuân đệ, Lệ muội và Đinh đệ cùng giám sát huyện sông Hồng mã đáo thành công. Nhân dịp này nên về thăm gia đình, cho huynh gửi đôi lời thăm gia gia, mẫu thân, cả nhà bình an, cẩn bút HPB. "

Động Nam Khê Sơn tiếp nhận được tin từ Bạch Khẹc gửi về:

"– Hiện nay cha con của La Tử Hiếu đã đến Nam Hải, tập hợp tại tư thất gian tế Mao Tùng Khố, nội thành Phiên Ngung, đồng có mặt tám người Hán, có bảy người Việt quân quan trong triều đình, người đứng đầu họ Giang tên Hồng Tư nguyên phó chỉ huy tử cấm thành. Ngoài ra còn có hai dân sự, nam tên là Lư Tân Hải biệt danh Tô Hà Hải, nữ tên Lư Hoa Hồng Cúc biệt danh Tô Hà Cúc không biết hai người nay có liên hệ thế nào thì chưa biết. Huynh gửi đính kèm danh sách cho đệ tường, cẩn bút Bk."

Nam Khê Sơn viết biểu chương tấu về Triều :

"– Muôn tâu, Hoàng thượng điện hạ, thảo dân kính cẩn dâng lên bệ hạ tịch hội quân quan trong triều cấu kết với gian tế Hán, nội vụ này nhờ đến uy danh Hoàng thái tử giám sát bọn quan quân gian tế. Muốn việc này thành công Hoàng thái tử để cho La Tử Hiếu di chuyển trên lộ trình được suông sẻ, đến khi chuyến về thì bủa lưới bắt cá sau lưng cũng chưa muộn. Từ lúc này Hoàng thái tử cho giám binh trà trộn vào tổ chức của gian tế.

Hạ thần có đề nghị Phi Bằng hiền đệ trợ lực Hoàng thái tử, hy vọng đề nghị này Hoàng thượng thuận xuất chỉ dụ, về Công chúa Hương Trí Túc và Lữ Thư hiền muội của hạ thần sẽ đến Hổ Môn. Kỉnh tấu Hoàng thượng bệ hạ khan cường, cẩn tấu HPB."

Chưa bao giờ huynh đệ họ Hoàng làm việc căng thẳng thế này, tiếp theo Hoàng Phi Bằng viết giản biên gửi cho Quách Tuyết Băng :

"– Huynh báo tin mừng để Quách muội và Phùng thẩm nương đón tiếp Lý đại huynh, Trần hiền tỷ, Trịnh đệ, Quách Tuyết Thương, Quách Tuyết Hiệp đang trên đường về dịch trạm, nhất là việc đoàn tụ gia đình. Huynh chúc cả nhà hạnh phúc.

Còn một quan trọng khác Quách muội thưa lại với Lý đại huynh, Trần đại tỷ biết tổng quát tình hình dịch trạm dể phòng bị nếu hữu sự đến, và gửi mọi chi tiết về cho huynh. Quách muội với Lý đại huynh âm thầm bám sát nội gian trong dịch tram, khi có lệnh, mới được loại bỏ nội gian, ký tên HPB. "

Nam Khê Sơn lại tiếp nhận tin báo của Trịnh Trường và Chu Thông :

"– Thưa đại huynh, chúng đệ đã đến Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, liên lạc được Biên Thúc Bá. Trong ngày Thúc Bá dụng binh rải rộng khắp nơi, đệ xem qua binh pháp của Thúc Bá thao lược như binh triều đình, không kém gì tướng quân đương triều, đích thân Đệ cùng Chu Thông hiền đệ vào những chốt công thủ, thấy trận biến hóa tuy không mà có, có hóa như không, Thúc Bá có nói:– Luyện tập binh pháp là phải trường kỳ, đến khi đụng việc chỉ một khắc quyết định thành bại, trong binh pháp cũng có hướng dẫn nuôi binh bị, khi thua trận chí khí vẫn kiên cường, khi thắng trận chí khí càng kiên cường hơn, không kiêu căng, khi bại trận kiên chí không sờn lòng, người dụng binh pháp phải luyện tập binh mã can đảm, có như thế thì không thể nào bại trận.

Trong đêm vừa qua chúng đệ cùng Thúc Bá đi thăm Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam tại làng Hạ, chứng kiến tại sông Đáy có một tốp người lạ mặt cướp thương thuyền của dân. Đệ thấy vậy xin Thúc Bá ra tay cứu người, Thúc Bá không đồng ý, còn bảo:– Cần nhất là Lý nhi, Chu nhi hãy quan sát để hiểu tình hình đừng vội, chờ xem Cần Lĩnh Nam làng Hạ có xuất hiện không đã, nếu Lý nhi ra tay sớm thì làm hư sự, náo động cả làng.

Đệ đứng từ xa nghe "ự ự" từng tiếng một, liên tiếp mười mấy lần "ự ự" rồi im phăng phắc, lúc này đệ thấy đèn đuốc trên thuyền sáng một góc trời. Thúc Bá mới gọi chúng đệ đi nhanh về hướng thương thuyền.

Thúc Bá cùng chúng đệ đến thấy nhiều người già nhất bốn mươi, trẻ nhất mười tám, tổng cộng mười bảy người bị trọng thương, trói ké chân tay để nằm ngoài khoang thuyền, chúng đệ chưa hiểu nguyên nhân kẻ bị bắt là tổ chức nào. Lúc đó có một thanh niên độ tuổi mười bảy đứng nghiêm chỉnh thưa với Thúc Bá :

"– Thưa, Gia gia, hơn sáu tháng nay thương thuyền của dân nhờ nương tựa gần thuyền làng Hạ của mình, cứ đến Hoàng hôn là về đây cắm sào, mục đích của thương dân tránh trộm cướp. Hài nhi đồng ý bảo vệ cho họ, thương thuyền khi về đây thì ở vòng ngoài, đến giờ Tý thương thuyền vào trung tâm làng Hạ, còn thuyền làng Hạ bao ở vòng ngoài, hài nhi hứa bảo vệ thì phải làm hết mình đối với Lạc dân, không ngờ đêm nay có kẻ gian muốn cướp thương thuyền, nhưng họ không biết qui luật phòng thủ của làng Hạ, vì vậy tốp người này lên thuyền đều bị bắt hết, nếu chưa lên thuyền cũng bị bắt dưới nước, vào lúc chiều huynh đệ trong làng đã phát hiện trước, chỉ chờ kẻ trộm đến là hốt như tôm như tép.

Tiêu diệt được bọn cướp, hai mươi thương thuyền, thắp đuốc lên sáng rực, đồng cập sát thuyền làng Hạ, họ vui mừng chiến thắng. Có một Lạc dân nhận diện chúng chỉ vào mặt mười bảy tên trộm cướp:– Đúng là đồng đảng này đã ăn cướp hai lần trước, còn giết chết bốn huynh đệ của chúng tôi, nay nhờ có quý huynh mới bắt được những tên cướp này, xin quý huynh xử lý cho đích đáng.

Đệ mới hay người thanh niên ấy là con út của Thúc Bá tên Hoàng Phi Hạ. Thưa đại huynh, Hoàng Phi Hạ còn nói với bọn cướp: "– Quý các hạ lấy của giết người là tội phải chết, cướp của người làm của riêng đó là lòng tham vô đáy không thể tha thứ được, còn tôi đi ăn cướp có tổ chức thì đương nhiên trảm, vậy cho phép tại hạ xin thủ cấp để làm gương cho kẻ khác. "

Đại huynh Hoàng Phi Hạ xuất một chiêu phơ bốn thủ cấp, rồi nói tiếp: "– Bốn thủ cấp này là nợ vay phải trả, còn lại mười ba thủ cấp thay tài sản trả nợ cho thương dân. "

Mười ba người còn lại, đầu đập xuống khoang thuyền, hai tay lạy như tế sao, van xin tha tôi chết, nguyện từ đây kiếp sinh còn lại hầu hạ quý anh hùng. Hà huynh hỏi: "– Trước khi hành nghề ăn cướp sao không tự vấn lương tâm, hay tự nói lên những lời sám hối trước bàn thờ tổ tiên của quý các hạ, phải chờ đến giờ chết mới ăn năn hối cải, như vầy có muộn màn không. Nếu biết có ngày nay tại sao không trở về núp trong bụng mẹ thì hay hơn. "

Tên cướp Hùng Cẩu gục đầu hổ thẹn nói: "– Thưa anh hùng, biết rằng kẻ hèn sắp bị bêu đầu, cũng còn hy vọng xin anh hùng dung thứ, nay chúng đệ xin làm thân hầu chủ." Hà huynh liền ban ân đức cho chúng nói: "– Tốt lắm tại hạ, đề nghị quý các hạ từ đây theo hầu thương thuyền của dân, có như vậy tại hạ mới an tâm." Hà huynh búng hai viên sỏi, dây trói ké tay chân đứt hết, tiếp theo búng một viên thuốc giải huyệt vào mười ba tên ăn cướp, đồng loạt đứng lên bái tạ ân công. Thúc Bá giới thiệu chúng đệ cùng Hà huynh, tất cả cùng vui kết nghĩa huynh đệ.

Thúc Bá còn nói: "– Từ khi thành lập Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam cho đến nay, việc gì cũng thấy quan trọng cả, cho nên lâu lắm mỗ nhớ cả nhà Phi Chỉnh đệ.

Đệ có thưa với Thúc Bá rằng:– Đại huynh Phi Bằng vẫn bình an, bên cảnh còn có Khải đại huynh trợ lực. Thúc Bá nói tiếp:– Như thế là mừng mọi việc sẽ tốt.

Chúng đệ cùng nhau bàn thảo việc trừ gian tế, quan lại tham ô phía Nam. "Thúc Bá nhờ đệ nói lại với Bằng huynh hãy an tâm, ở phía Nam dù có ba thằng gian tế La Tử Hiếu cũng không có cánh mà bay lên trời. Mỗ đã phát hiện chúng nó rồi, nhưng vẫn phải nuôi cò béo. "

Thúc Bá đã bố trí lại Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, và Thúc Bá có tiếp nhận chỉ dụ của Nam Việt Vương "Ai cản trở hành hiệp của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam sẽ trảm trước tấu sau".

Biên Thúc Bá cũng biết tin về tình hình Đại Lộc nói: "– Cách đây một canh, mỗ đã biết Phi Bằng dụng binh như thần, đang trấn thủ Đại Lộc do Trần Bình Thành làm soái binh, cẩn bút TT. "

Nam Khê Sơn tiếp nhận tin, chàng hồi âm viết gửi cho Thúc bá Hoàng Phi Biên :

"– Kính thưa Thúc Bá việc này cẩn thận đừng cho một tên nào, lớn nhỏ chạy ra khỏi lưới, mục đích hành động ngày nay là bắt toàn bộ gian tế, quan lại tham ô, cũng là dịp trừ cường hào ác bá địa phương."

Hoàng Biên vừa tiếp được giản biên suy lý tron lòng:– Hình như trong bọn ăn cướp có những bí ẩn nào bên trong, tại sao mình không hỏi nguyên nhân xuất hiện bọn cướp này nhỉ ? Tức tốc đến làng Hạ, gặp tên cướp Hùng Cẩu hỏi :

― Hùng đại huynh, tại hạ muốn biết quê quán của quý các hạ và nguyên nhân nào có mặt ở làng Hạ.

Hùng Cẩu hơi lo, sống thì đã thấy rồi, còn ngại chân giả của mình có thế chết lần thứ hai, nên nói thực là hơn:

― Thưa anh hùng, kẻ hèn này nguyên phó đảng Phi Sương tổng cộng tất cả hai mươi bảy người, vừa rồi ba người rơi thủ cấp gồm có một đảng Trưởng, một đảng phó đệ nhất và một cao thủ hoạt động Nhật Nam. Đảng Phi Sương đến Giao Chỉ đã một tháng dưới sự bảo trợ của ba phủ huyện hợp lại thành một tổ chức có bí danh Đại Khai, tên cúng cơm Nguyễn Gia Hội, bí danh (Huỳnh Đạo), tên cúng cơm Lê Đình Chí, bí danh (Nguyệt Hồn), trong số người đó có tên Đào Hùng nhờ kẻ hèn này đứng về phía thương gia để bảo đảm việc buôn bán. Nếu thuận phong vũ hòa thì kẻ hèn này cùng chia sống đời vinh hoa phú quí.

Thưa quý anh hùng, thực lòng mà nói ăn cướp thấy của hở là lấy, đoàn thương thuyền Lạc dân lọt vào mắt là rực sáng vì vậy chúng đệ mới sa vào đường cùng này, tuy rủi mà may, nếu trở về lương thiện sống thoải mái hơn, không ai buồn phiền về mình.

Hoàng Biên đã hiểu được một phần nguyên nhân, nói :

― Hôm nay tại hạ muốn quý huynh đài tiếp tục làm nội ứng trong ba phủ huyện, nếu làm tròn trách nhiệm thì tại hạ xin hứa thu nhận vào Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam.

Tên Hùng Cẩu máu anh hùng nổi lên, sáng mắt trố nhìn ngạc nhiên tự nói thầm:– Cầm Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam tiếng tâm vang lừng trong thiên hạ, khó ai thấy được tổ chức này, cũng khó biết tổ chức này hoạt động ở đâu, chỉ biết tổ chức dân quân do một thanh niên rất trẻ danh người Hoàng Phi Bằng, võ học song toàn, chính người trong Cần Lĩnh Nam cũng đặt câu hỏi, không biết danh nhân Hoàng Phi Bằng có thực ở thế gian này không ? Có hay không chỉ những cao thủ trong Cần Lĩnh Nam mới biết đại danh hào hiệp này. Hôm nay thực sự gặp được Cần Lĩnh Nam dù mình có làm thân trâu bò cũng mãn nguyện, hơn là theo bọn tham ô quan trường.

Hoàng Biên dồn dập hỏi tiếp :

― Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đã lỡ giết vài cao thủ của các hạ thì làm sao ăn nói với ba huyện phủ ?

Hùng Cẩu vô tư trả lời :

― Thưa đại huynh có khó gì đâu, chỉ nói với bọn quan. Tại hạ phát hiện bốn tên đó có lòng bất chính muốn ăn bát cơm ngọc của quý phủ, cho nên đảng pháp lấy thủ cấp đem về dâng lên tổ chức Đại Khai.

Hoàng Phi Biên xem như tạo được giám binh trong ba huyện phủ:

― Tốt lắm, tại hạ cho mười hai giám binh đi cùng quý các hạ về ba phủ để chỉ huy nội giám, cùng lúc quý các hạ gọi những người còn lại ở Nhật Nam tăng cường, có như thế lực lượng được mạnh hơn.

Hùng Cẩu cảm động cho biết thân thế mười bảy đồng đảng Phi Sương, Hùng Cẩu chỉ là bí danh nguyên họ Lê tên Trung Mỹ, ông hỏi đồng đảng:

― Tại hạ nay tỉnh ngộ dụng nghĩa sống nhân đức hành hiệp vì nghĩa, quyết chí ra thân trâu bò sống làm người Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, còn hơn ăn cướp huy hoàng trên xác phi nghĩa. Đã bao lâu lầm đường theo đảng Phi Sương vô tình để kiếp sinh muôn đời hoen hố, vậy quý huynh đệ có đồng ý không ? Nếu thấy không hài lòng, tại hạ cũng không ràng buộc, nay tại hạ tự ý quyết định như vậy. Tất cả đồng ý cải tà qui chánh. Lê Trung Mỹ, nói tiếp:– Kể từ lúc này quý huynh đệ không còn trực thuộc dưới quyền của tại hạ, quý huynh đệ nay chính thức thành viên của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam .

Hoàng Biên tiếp nhận huynh đệ Lê Trung Mỹ, vỗ tay khen:

― Tốt lắm, người tu một kiếp không bằng người ngộ nhất thời. Tại hạ xin tiếp nhận quý huynh đài là người của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, việc làm trước mắt đề cử đi hoạt động giám binh tại ba phủ, hai tháng sau quý huynh đài ra mắt cũng là ngày kết nạp chính thức gia nhập Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, chú ý đây là trường hợp ngoại lệ, xin quý huynh đài cẩn thận đừng để lộ diện hành động của mình, tại hạ thay mặt Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, ủy quyền gông cùm cho bằng được ba quan phủ tham ô, nhớ khi có lệnh của tại hạ là phải hành động. Ngày thành công đem lại vinh dự xứng đáng, đối với toàn thể Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam. Tất cả đồng thuận thi hành theo mệnh lệnh của Hoàng Biên.

Lúc này bọn Lê Trung Mỹ chưa biết Tổng lý Hoàng Biên nguyên thủ lĩnh Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam. Nam Khê Sơn tiếp nhận tin báo của Chu Thiện Đào cùng Phụng Châu từ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam gửi về:

"– Thưa đại huynh, hôm nay chúng đệ vừa đến Quế Lâm liên lạc Lê huynh cùng tỷ tỷ Hoàng Thanh Thủy, được biết thủ lĩnh Vũ Thúc Bá đang ở Tượng Quận, còn Tổng lý thanh niên Tuấn huynh đang ở Nam Hải, chúng đệ lập tức đi bằng đường thủy lên Tượng Quận, cùng đi gồm có Lê huynh và mười chúng Cần Lĩnh binh.

Đặc biệt tin hôm qua, huynh Nguyễn Chung Kiệt giải quyết thương thuyền Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung với người Hán tại cương giới địa danh Dạ Vu, phía nam đường sông do thương thuyền Nam Việt khai thác. Được biết người Hán cướp lương thực đốt hai thuyền của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung, xem là cố ý có chủ mưu, huynh Nguyễn Chung Kiệt dẫn giải biên giới cho người Hán hiểu, nhưng họ vẫn khăng khăng bảo con sông Dạ Vu là của triều đình nhà Hán, họ nói:

― Từ đây cấm nghe thuyền người Việt di chuyển trên sông này. Nguyễn Chung Kiệt hỏi lại:

― Ai là người xuất lệnh cấm di chuyển ghe thuyền của tại hạ, trên sông Dạ Vu này từ xưa nay chưa hề có thương thuyền của người Hán, vả lại thuyền của Nam Việt di chuyển phía Nam chưa hề qua phía Bắc, biên giới như vậy đã rõ lắm rồi, Lạc dân Nam Việt sống có kỷ cương, tôn trọng lẽ chính. Vừa rồi cướp lương thực và đốt thuyền ở phía sông Nam Việt, như vậy ai làm trái. Đây là vụ lần thứ ba, tại hạ nhất định phải tự vệ cuối cùng. Tự dưng có một người Hán to lớn từ đám đông đi ra:

― Chính mỗ đạy đã xuất lệnh cấm và đốt thuyền của Lạc dân Nam Việt, nơi đây chỉ một biên giới, đường sông là lối mỗ đi, lối mỗ về không muốn vướng mắc hai bên bờ, mi cản trở mỗ ư ?

Nguyễn Chung Kiệt gằn giọng nói :

― Tại hạ, họ Nguyễn tên Chung Kiệt không thể nói ngông cuồng như các hạ. Nhớ rằng sông núi này là biên giới chia đôi hai dân tộc, cũng là đất sinh sống của hai bờ Nam-Bắc khác nhau văn hóa, tại hạ có nhiệm vụ bảo vệ những gì đả định, do tổ tiên Bách Việt lập nên Lĩnh Nam, ai có gan dám xâm phạm vào sông núi của Nam Việt, khác nào cầm lửa phỏng tay, coi chừng cụt đầu bỏ mạng đấy nhé ? Tại hạ không nói đùa một khi lòng kiên nhẫn đã thành khí tiết.

Tên Hán lộ vẻ hung hăng miệng bô bô nói :

― Mỗ họ Mai tên Đình Báo, nguyên là tướng phủ Sa Bố, các hạ thế nào có chịu phục chưa, sao còn đứng đó không sợ thây trôi sông hay sao ? Được mỗ cho các hạ một chiêu để đầu thai kiếp khác.

Dưới đôi mắt của Mai Đình Báo nhận thấy Nguyễn Chung Kiệt nhỏ tuổi, thân cốt nội lực không có là bao, cho nên lấy thịt đè người, lấy sức mạnh hiếp kẻ yếu là vốn của người Hán, y liền xuất chiêu. Không ngờ Nguyễn Chung Kiệt đón lấy, gạt ra ngoài chiêu quyền, còn đấm vào ba sườn kêu một tiếng khô khan "bốp bốp". Tất cả quân binh hai bên dàn trận, chỉ thấy hai người múa quyền không nghe ba xương sườn kêu lên thành tiếng, cái đấm này xem ra thì nhẹ, nhưng rất nặng nội thương, nếu võ công không phải là hèn kém thì Mai Đình Báo đã đo ván, kể ra nội công cũng thuộc vào trác tuyệt.

Mai Đình Bảo trố mắt hung bạo quá tháo :

― Ối chà, thứ nhái con cũng biết tí võ học nhỉ, được rồi, để mỗ cho vài chiêu kiếm pháp thì đầu lâu có cứng như thép cũng phải vĩnh biệt trần thế.

Kiếm đã xuất tiếng gió nổi lên "vù vù". Nguyễn Chung Kiệt nghĩ thầm:– Hôm nay gặp địch thủ, kiếm pháp không thua gì nhập thánh, mình không thể xem thường, bằng mọi cách diệt cho được tên Hán này, thì sông Dạ Vu hoạt động trở lại bình thường. Nguyễn Chung Kiệt búng kiếm bay ra từ sau vai, phi thân tiếng gió tràn đầy nội lực, thức kiếm nối liền không sơ hở, biến thế nhanh cực kỳ, kiếm pháp tinh tuyệt vận chân khí cuồn cuộn vào lò lửa nung sắt. Nguyễn Chung Kiệt điềm tỉnh xuất chiêu, còn Mai Đình Báo lúc này đã biết mình không phải là địch thủ của nhái con, tuy ở ngoài trận thấy một Mai Đình Báo như hổ, ở trong trận mới biết Nguyễn Chung Kiệt chính là con hổ rừng sâu, còn tên Hán chỉ là một con mèo đồng nội, lúc này Nguyễn Chung Kiệt đã bị một chiêu của Mai Đình Báo, vết thương trên cánh tay trái khá trầm trọng. Chiêu thức đôi bên gờm nhau như hổ mèo, sau trăm chiêu Mai Đình Báo đã trở thành cây lớn cành khô chuẩn bị tróc gốc. Nguyễn Chung Kiệt chuyển thân mạnh xuất luôn một chiêu "Hoàng quyền Lạc Việt" thủ cấp Mai Đình Báo bay về hướng Nam xa nửa trượng. Binh mã quân Hán không còn gan dạ nào tiến quân vào trận để lấy lại thủ cấp của chủ tướng đem về, thế mạnh hùng hổ của quân Hán, giờ đây đã tan tác trôi theo mùa nước lũ về phía bên kia bờ Bắc sông Dạ Vu.

Từ xa bụi bay theo tiếng vó ngực phi dồn dập, đến gần mới hay nữ hiệp Hoàng Lữ Thư thân chinh tiếp cứu, vừa đến nơi Nguyễn Chung Kiệt đưa tay vẫy chào dấu hiệu chiến thắng, đã trừ được địch Hán, sông Dạ Vu trở lại sinh hoạt bình thường. "



Hoàng Phi Bằng xem tin báo của Chu Thiện Đào, Phụng Châu gửi về từ sông Dạ Vu, chàng hồi âm, gửi giản biên cho Nguyễn Chung Kiệt viết.

"– Nam Khê Sơn tiếp nhận được tin, xin hiền huynh liên lạc Tổng Giang Trung Vũ thúc bá, chuyển một trăm cao thủ xuống vịnh Hổ Môn yểm trợ cho Lữ Thư, nhằm bắt sống gian tế Hán tại chợ Rạch Bình cương giới phía Nam Hổ Môn. "

Hoàng Phi Bằng gửi giản biên cho Lữ Thư viết:

"– Thưa tỷ tỷ vừa điều động một cánh quân từ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc, trên trăm cao thủ sẽ phục binh phía đông Châu Giang, do hiền đệ Chu Thiện Đào cùng Phụng Châu chặn đường phía Bắc, không để gian tế Hán về bên khia vịnh Hổ Môn. Tỷ tỷ cùng với huynh Nguyễn Chung Kiệt âm thầm hành động, nhớ bắt sống địch quân, nếu trong số địch quân chết thì phải lấy hết chứng vật từng thi thể một, không được làm náo động vịnh Hổ Môn, nhân đây đệ giới thiệu địa chỉ mới để Tỷ liên lạc, còn những tin khác sẽ gửi đến Tỷ sau. Ký tên. HP."

Nam Khê Sơn tiếp nhận tin báo của Trịnh Đình Thông, Chu Hào từ Cần Lĩnh Nam Giang Bắc gửi về:

"– Phi đệ, huynh cùng Chu Hào đệ vừa về đến Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc, huynh đã kể hết sinh hoạt trong động cho mẫu thân và Dì mẫu tường, hai người gặp lại huynh vui mừng, cảm động khóc nhớ Phi đệ lắm. Mẫu thân, Dì mẫu hỏi rất nhiều về Phi đệ, hai Người có ý đi về Cửu Chân thăm gia đình vào dịp giỗ Tiên Tổ, hy vọng gặp Phi đệ cùng với Chỉnh Thúc thúc. Tính đến nay nội bộ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc, sinh hoạt bình thường, đào tạo hiền tài võ học tăng nhân số, hỗ trợ đắc lực cho Trường Sa Vương nội ngoại trị cũng như cương vực an ninh, ngoài ra còn gửi lương thực, binh khí về quân khố Triều đình.

Dì mẫu cho biết:– Động Đình hồ vừa tạo lập được cơ sở thứ hai thuận lợi cho phòng ngự, hoạt động của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc với Giang Trung trên đường thủy thuận cho tiếp ứng. Theo nhận định của Dì mẫu Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung là trọng điểm an ninh của Nam Việt, hiện biên giới từ Tây qua Đông rất quan trọng, những tướng quân có khả năng chiến trường của nhà Hán đang tập trung tại biên giới Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải.

Dì mẫu đề nghị Phi Bằng hiền đệ:– Bổ túc nhân kiệt cho Vũ Thúc thúc, lập thêm trại phòng thủ, quân kho dự trữ lương thực càng nhiều càng tốt, để cho biên giới được yên, hầu đem lại an bình cho nội địa. Hiện nay người Hán tổ chức gian tế hoạt động từ Trung xuống Nam họ bỏ ngỏ Trường Sa, như vậy không đồng nghĩa là họ xem thường Trường Sa, người Hán muốn làm suy yếu Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam sau đó họ mới xua quân đánh Trường Sa như trở bàn tay.

Dì mẫu còn nói:– Hy vọng trận chiến gian tế này ta thắng được là nhờ Phi Bằng điệt nhi. Triều đình biết cuộc chiến này do huynh đệ  Khải˗Bằng trực tiếp chỉ huy, đây cũng là một kế sách đề phòng khi Triều đình giao hảo với nhà Hán không bị rắc rối. Dì mẫu đã gửi trên trăm cao thủ trợ chiến tại Châu Giang. Cẩn bút TĐT"

Chu Thông Được xúc động viết giản biên nhờ Chu Hào gửi đi:

"– Đa tạ ân công Hoàng Phi Bằng đã nuôi dạy văn võ song toàn cho ba người con của lão, nay nên người hữu dụng. Chu Hào còn kể đời sống trong động cho lão nghe. Chu Thông Được này tuy gặp được một đứa con như thể là ba, lòng vui mừng không ngờ ba đứa con đã thành nhân tuấn tú. "

Nhân dịp này Chu Thông Được muốn biết võ học của Chu Hào, cho nên ông ý định, giả bộ tuổi đã già té xuống đất để xem Chu Hào phàn ứng ra sao. Chu Hào liền hạ bộ đỡ ông đứng lên nhẹ như bông. Ông rát hài lòng, òa khóc thành tiếng, quả thực võ học hơn ông nhiều, chỉ hạ bộ đã đỡ ông đứng lên, thế mới biết nội lực Chu Hào phi thường, tiếp theo ông đưa một ngón tay quyền đâm vào xương sườn như thể muốn ôm nơi hông của Chu Hào, cùng lúc tay của Chu Hào hứng đỡ lấy tay quyền của ông xoay nhẹ nửa vòng đưa ông ngồi vào ghế. Ông khen thầm:– Đúng là chọn mặt gửi vàng, không sai, nếu chính mình ra công võ học cho chúng cũng không hơn, bản thân của mình hiện nay vẫn phải luyện võ học của Hoàng Phi Bằng truyền thụ, hôm nay thấy con mình thế là đã toại nguyện, sau này có thác cũng để lòng nhớ ân công họ Hoàng. Chu Thông Dược cười hỏi:

― Những chiêu pháp vừa rồi con luyện tập đã đến nơi đến chốn chưa ? Chu Hào trả lời:

― Thưa Gia gia võ học mênh mang như biển cả làm sao học hết được, vừa rồi chỉ là những chiêu tầm thường trong động Nam Khê Sơn ai ai cũng biết.

Một con hạc bay xuống động, Hoàng Phi Bằng lấy tin báo của Trịnh Đình Thông từ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc gửi về, chàng đọc rồi hồi âm:

"– Thưa, quý Cô Mẫu, Nam Khê Sơn đã tiếp nhận được giảng biên. Bằng nhi cảm động tình thương yêu của quý Cô Mẫu, hiện giờ Bằng nhi cùng Khải đại huynh đang điều động cuộc chiến Gian Tế. Ứớc gì có quý Cô Mẫu ở gần như ngày còn thơ ấu, trong ký ức vẫn còn hình ảnh đó, ôi sao mà nó đẹp chi đâu. Ngày nấy đã thoi đưa, tuổi trưởng thành này khó quên hình ảnh lúc quý Cô Mẫu mài mực cho Khải đại huynh và Bằng nhi học bài, còn dụ Bằng nhi thuộc bài mới cho ăn bánh in, bánh cốm. Bằng nhi hy vọng ngày giỗ Tiên Tổ cả nhà mình đoàn tụ.

Thưa, những lời mắt thấy tai nghe của quý Cô Mẫu về tình hình đất nước cũng như Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc hiện tại. Bằng nhi rất đắc ý việc làm của quý Cô Mẫu, tuy nhiên phải hành động thế nào cho có kết quả đúng điểm trọng yếu. Trận chiến gian tế Hán lần này, Hài nhi đã nắm được phần thượng phong và tin tưởng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc nỗ lực thêm nữa để trận chiến mau kết thúc theo ý mình. Bằng nhi chúc sức khoẻ nhị vị Cô Mẫu binh an. Cẩn bút HPB."

Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 4
Phải chăng chí mọn như đèn chưa soi

— Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét