Kiếm Khách Giang Nam - Chương Ba ( Huỳnh Tâm )

Tình Người Gần, Biển Khơi Xa Thẳm

Trong thời gian này Hoàng Phi Bằng tổ chức lại sinh hoạt Hoàng Đức, như luyện tập võ nghiệp cho Phùng Hưng, Lữ Trường Gia, Trịnh Đình Thao, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ, Hoàng Tố Nguyệt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ, Nguyễn Bá Hồng, Lê Đa. Chú ý về bổ túc phần cước pháp trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và quyền pháp trong "Phong Tâm Kiếm" hướng dẫn thêm phi thân, phi tiêu, phóng chùy, ám khí và huyệt đạo.

Ngoài ra còn luyện tập cầm nã thủ pháp, chão pháp, cước pháp. Thu nhận thêm tứ đệ tử mới đến từ Giao Chỉ lên Châu Giang như Nghiêm Hà Đức, Tô Lệ Nương, Nguyễn Cao Anh, Đào Mỹ Dung. Hoàng Phi Bằng luyện tập thêm võ học mới, như Đao pháp, thương pháp, kiếm pháp, trượng pháp, côn pháp. Chính thức Hoàng Phi Bằng thu nhận trước sau được thập thất đệ tử, nhưng có hai đệ tử Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt vừa bị tử nạn tại thành Phiên Ngung. Sinh hoạt Hoàng Đức tính cho đến nay giao dịch phát triễn mạnh, cơ sở đặt khắp mọi nơi. Hoàng Đức bang tạo được uy tín trong xã hội, đang trên đà bước vào ngõ rẽ mới, thành hình được một tổ chức dân sự chú trọng an ninh, kinh tế, văn võ. Hoàng Đức tuyển chọn nhân tài được một trăm văn võ bậc nhất. Hai trăm hai mươi văn võ bậc nhì. Ba trăm văn võ bậc tam. Sáu trăm năm mươi võ bậc tứ, số còn lại hơn ngàn võ bậc ngũ. Trong thời gian này Phùng Hưng cùng với Hoàng Lữ Giao chuẩn bị thành hôn, sẽ là Cô trượng của Hoàng Phi Bằng, rồi đây không biết phải xưng hô thế nào cho phải tình nghĩa, lòng ái ngại mỗi khi đứng trước Hoàng Phi Bằng sư phụ.

Hoàng Phi Bằng hiểu được ý của Phùng Hưng, liền thưa :

― Thưa, Phùng cô trượng, đã là một nhà, như Cô trượng Trịnh Đình Thao cũng vậy, ngoài đường là sư phụ trong nhà là Cô trượng, hay ngược lại cũng không sao cả, sống không nên câu chấp danh xưng làm gì, nếu cần cũng nên xả giải luôn lời thề ngày trước đối với Phi Bằng nhi, phải công bố cho mọi người biết việc này.

Phùng Hưng vui mừng, khi nghe Hoàng Phi Bằng nói lên những lời rất mới mà gia pháp xưa nay không có, đúng là ngày nay bỏ đi những gì không còn hợp với thời gian, tuy vậy vẫn giữ được tôn ti, trật tự văn hóa Bách Việt. Phùng Hưng vẫn giữ trên dưới lễ phép thưa :

― Thưa sư phụ, đệ tử tiếp nhận ý hay này của sư phụ.

Hoàng Phi Bằng nói tiếp:

― Thực ra dù đề nghị hay, dở cũng nên đem ra bàn luận, mọi người cùng thể hiện phương châm "Không có ý kiến nào cấm nêu ra, không có đề tài nào cấm bàn đến". Có như vậy mới trọn vẹn ý nghĩa để sống, nhất là thẳng thắn, trung thực, bằng thái độ và ngôn ngữ hòa nhã, biểu lộ tinh thần tương kính lẫn nhau.

Mọi việc làm trong sáng thì không sợ bích tường dày có không khí đi qua, khi mọi việc bất ý xem đó như một thử thách chờ ngày thành công, đôi khi chúng ta bị thua mới biết đời người cần phải học khôn, biết suy nghĩ trước khi hành động mới thành công.

Phùng Hưng suy nghĩ thầm:– Bái phục sư phụ trẻ, dù nay mai mình là Cô trượng, cũng vẫn là đệ tử của Hoàng Phi Bằng, chỉ bấy lời ấy thôi đã chứng minh lòng người phi phàm rồi. Phùng Hưng vui mừng thưa :

― Thưa sư phụ, nhằm để đối phó với Hán sau này, xin sư phụ chuẩn cho toàn lực Hoàng Đức chia ra làm ba phân bộ :

― Bắc phân bộ Hoàng Đức hoạt động từ Trường Sa đến Nam Hải, do đệ tử chủ quản.

Trung phân bộ Hoàng Đức hoạt động Tây qua Trung, Tượng Quận đến Quế Lâm, do đại huynh Vũ Thư Minh chủ quản.

Nam phân bộ Hoàng Đức hoạt động toàn vùng Giang Nam đến Nhật Nam, do đại huynh Hoàng Biên chủ quản.

Hoàng Phi Bằng nghe qua không cần bàn luận liền đồng ý :

― Thế thì tốt lắm chuẩn bị từ hôm nay, Cô trượng chia lực lượng làm ba phân bộ, như vậy cũng hợp lý lắm, còn về cơ sở vật chất thì như thế nào ?

Phùng Hưng cũng đã định liệu trước khi trình ý kiến này lên Hoàng Phi Bằng :

― Thưa sư phụ, cơ sở, vật chất hai phân bộ mới hiện nay sẵn có ba phần mười, chỉ cần bổ sung vào ba phân bộ nhân lực và tài sản, bằng nhau.

Hoàng Phi Bằng xoay qua hỏi Lữ Trường Gia :

― Lữ Trường Gia suy nghĩ thế nào ?

― Thưa, sư phụ sau nửa tháng, Hoàng Đức bang thành hình ba phân chi hoạt động tự trị, sư phụ đứng trên ba phân chi, còn những huynh, tỷ, đệ của sư phụ xem như thay mặt giao liên giữa sư phụ và Hoàng Đức, hay là bổ túc tạm thời vào ba phân chi.

Hoàng Phi Bằng đưa ra đề nghị :

― Nhân dịp này sao không đổi danh xưng khác của Hoàng Đức.

Trịnh Đình Thao đưa tay lên phát biểu :

― Thưa, sư phụ đề nghị đổi danh xưng mới là Cần Lĩnh Nam.

Phùng Hưng hỏi về ý nghĩa của Cần Lĩnh Nam :

― Trịnh hiền đệ à, Cần Lĩnh Nam có ý nghĩa thế nào ?

Trịnh Đình Thao trả lời :

― Thưa đại huynh, ý nghĩa Cần Lĩnh Nam có tính toàn Lạc dân bảo vệ Bách Việt, khác với đảng, giáo, phái còn bang tính cá nhân. Họ không có chính nghĩa tinh thần Bách Việt, danh xưng tức là tư tưởng và hành động đi đôi. Cần Lĩnh Nam cũng có nghĩa sự sống còn của toàn Lạc dân. Cần bảo vệ bờ cõi đất nước của ông cha để lại. Cần chính nghĩa, văn hiến Hùng Vương. Lĩnh là miền đất rộng lớn của tổ tiên Bách Việt. Trời đã định cương thổ Lĩnh Nam từ Dương Tử giang xuống Nam, không thể để mất một phân ly nào vào tay người Phương Bắc. Giang hà sông núi miền đất một cõi. Nam là đất thổ Phương Nam của tộc Bách Việt tự trị, văn hiến biên giới riêng không phạm đến Phương Bắc. Tất cả đồng ý danh xưng mới "Cần Lĩnh Nam" chia thành ba Giang gọi là Phân Bộ Giang Bắc, Phân Bộ Giang Trung, Phân Bộ Giang Nam.

Hoàng Phi Bằng hài lòng cho công bố tinh thần Cần Lĩnh Nam :

― Thưa quý Cô Trượng, quý hiền đệ tử tất cả tài sản trước đây tại động Lạc Việt nay bổ sung vào Cầm Lĩnh Nam Giang Nam được không ?

Thất huynh đệ Phùng Hương là chủ tài sản tại động Lạc Việt tuyên bố :

― Thưa sư phụ, tài sản tại động Lạc Việt xin bổ sung vào Phân Bộ Giang Nam là hợp lý nhất, chúng đệ tử đồng ý.

Từ nay Cần Lĩnh Nam hoạt động giao dịch có tầm vóc liên hoàn từ Bắc xuống Nam theo chế luật tự trị. Nói về thực lực của Cần Lĩnh Nam được Nam Việt Vũ Đế ban chỉ dụ Lạc Dân Binh. Ngoài ra Nam Việt Vũ Đế chính thức công nhận và ban cho Hoàng Phi Bằng ấn phù soái tướng, Cần Lĩnh Nam thấy ấn phù soái tướng xem như thấy Nam Việt Vũ Đế. Từ ngày Hoàng Đức bang được Hoàng Hạc giới thiệu với Nam Việt Vũ Đế, tính cho đến nay lập nhiều đại công cho triều đình, nhất là hạ thủ bọn mãi quốc cầu danh Lê Vĩnh và bắt nhiều vụ gian tế.

Hoàng Đức bang được Nam Việt Vũ Đế xem như một lực lượng Lạc dân tinh nhuệ nhất, năng động trên bộ, dưới thủy, ngày nay Cần Lĩnh Nam là lực lựng Lạc dân được triều đình tín nhiệm.

Hoàng Phi Bằng bí mật đi về thành Phiên Ngung để hội ngộ cùng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh và Trịnh Trường. Vào canh năm Hoàng Phi Bằng đến ngôi nhà tranh của họ Tô thì thấy cửa đóng then cài mấy bận, trong lòng bâng khuâng. Chàng lần mò đi tìm cửa sau, len lỏi vào con hẻm nhỏ, chân bước chặm vào đến cửa sau nhà, thấy ngạch cửa đơn sơ chỉ là một phiến ván gỗ tạp làm cửa. Chàng tìm được vài viên đá nhỏ, tay búng vào trong nhà từng viên đá một, bỗng nghe tiếng ngái ngủ rất nhẹ, chàng biết đây là Trịnh Trường, nhưng có phần lạ tiếng ngái ngủ mang theo âm thanh của người lao lực.

Trịnh Trường vốn tính tháo vác, mang nhiều hoài bảo, hiện trên tay có ba trăm nén vàng rồng, nếu đổi ra từng nén vàng thường thì có đến chín trăm, còn đổi ra lạng vàng thì có mười hai ngàn, huynh đệ Hoàng Phi Bằng có một gia tài quá lớn đối với thương buôn, còn đối với một gia đình Lạc dân hay họ Tô mỗi năm chỉ dư được một lạng bạc là năm đó thành đạt lớn. Đối với huynh đệ Hoàng Phi Bằng tự dưng có được số vàng rồng, cũng không phải là vô cớ, ít nhất cũng đã tiêu trừ được bọn làm phản Lê Vĩnh, đó chỉ là nghĩa cử bằng nguyên nhân có giá trị, không thể gọi là nhiều so với môt đám tham ô quan lại đục khoét của dân, cho nên Trịnh Trường tính toán từng chi ly, nhằm sử dụng kết quả đồng tiền, đem lại mặt sống và tinh thần danh dự.

Từ lúc mua sáu căn phố cho đến hai mươi ngày sau đã sửa chữa lại hoàn tất, cho nên chàng nằm xuống ngủ liền tiếp theo có tiếng ngaí pho phe, chứng tỏ miệng nói tay hành động là cá tính của một người năng động như Trịnh Trường. Trước kia chàng đã từng trình bày thế nào tại nhà Kim Bội thì nay thực hiện đúng như lời nói, cho nên mọi người kinh ngạc không thể xem thường Trịnh Trường. Đến nay sáu căn phố đã hoàn tất. Công việc chuyển dời quán đậu hủ vào căn phố cũng đã tốt đẹp, khách hàng mỗi ngày đông đúc hơn trước, họ Tô cũng đã ổn định nơi cư ngụ mới, xem ra họ Tô thường ngày tinh thần thoải mái hơn xưa. Thời gian huynh đệ Hoàng Phi Bằng ở nhà họ Tô cũng đã học được hết kinh nghiệm làm Dung Dịch Thuật, có thể nói còn tinh xảo hơn họ Tô, nhất là bốn mươi tấm da người đã làm Dung Dich Thuật theo phương pháp thuộc da mới, một phần nhờ có vật liệu hóa chất tốt, thực hiện một tác phẩn hoàn mỹ .

Đại sảnh đường cũng đã xây dựng hoàn tất, chuẩn bị trang trí phần trong sảnh đường, có thể chứa trên hai trăm người một lúc, đại sảnh đường có đến ba mươi phòng khách, mười phòng làm việc, mỗi phòng được nối liền bằng đường bí mật thông vào sáu căn phố.

Thời gian còn lại Lý Bình Trung và Trịnh Trường luyện võ học cho Tuyết Băng, Tuyết Băng rất mến mộ Trịnh Trường về cả hai mặt tình sư phụ và tình yêu. Trong lúc luyện tập, đôi khi Tuyết Băng sơ hở đường kiếm bị chàng nghiêm khắc không vì tình, cũng có lúc chàng sợ nàng mất thăng bằng trong kiếm pháp, liền phi thân đến hứng nàng. Chàng tiếp nhận được trên đôi má ửng hồng của nàng và đôi môi mỉm cười sinh sinh, nàng thực sự để chàng trong tim, bằng một nụ hôn tình đầu, chàng cùng nàng thừa biết tuổi yêu quá sớm. Có những ngày chàng và nàng luyện kiếm trên đồng cỏ và đôi khi ở trong rừng, kiếm pháp tinh diệu xuất ra đôi uyên ương phi thân vào không trung như đôi tiên nhân sống cảnh bồng lai, họ thề rằng từ đây vạn kiếp chung tình sống bên nhau, sinh con đẻ cháu đầy đàn, hạnh phúc nhất thế gian.

Bỗng có hai tiếng lốp đốp, Trịnh Trường giật mình, mắt mở, mắt nhắm, trong lòng tiếc giất mơ không tròn, đang lúc mình với Tuyết Băng chuẩn bị làm lễ thành hôm. Tiếng chàng còn ngái ngủ, với lời gắt gỏng vọng ra ngoài :

― Ai đó, kẻ nào dám phá hạnh phúc của tại hạ.

Hoàng Phi Bằng nghe tiếng Trịnh Trường liền đẩy cửa, chân bước vào trong nhà cười nói :

― Trịnh đệ à, hạnh phúc gì vậy ?

Trịnh Trường nghe tiếng đúng là Hoàng Phi Bằng, chàng vui mừng vươn cung thân mình búng người đứng dậy nói :

― May quá đại huynh về đúng hẹn. Nội tổ, quý thúc bá, thúc thúc, cô mẫu, gia gia và mẫu thân thế nào, đã xuống Giang Nam chưa, mọi việc có thuận buồm xuôi gió không đại huynh ?

― Đa tạ hiền đệ, cả nhà đồng bình an, đã định cư tại Cửu Chân rồi, tháng sau huynh đệ chúng ta về nhà, mẫu thân nhớ huynh, tỷ, đệ đó. Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp:– Trong khắc này Trịnh đệ cho huynh biết Trần đại tỷ thế nào và những việc quan trọng nhất ra sao ?

Sự việc đến đột ngột Trịnh Trường không biết việc gì trình trước trình sau, vội đáp :

― Thưa đại huynh cho phép đệ đi làm vệ sinh trước đã, rồi trình bày nhiều việc một lần để đại huynh hiểu rõ tường tận.

Trong lúc Trịnh Trường vừa làm vệ sinh cũng đồng lúc nấu nước pha trà. Hoàng Phi Bằng đi thắp đèn, trong nhà đã sáng, quét mắt xem qua thấy cảnh vật trong nhà vẫn như cũ, chỉ khác không thấy cả nhà họ Tô, Lý Bình Trung và Trần Kiều Oanh, chỉ có Trịnh Trường ở đây, nghĩa là có vấn đề tốt lành hay xấu mà thôi, đàng phải chờ Trịnh Trường báo tin. Trịnh Trường vốn đàm tiếu cho vui, tay bưng lên một khay trà nóng nói :

― Thưa, khách quan, tiểu nhị kính mời một bình trà Lài Đồng Tương, uống miễn phí, tiểu nhị mua gần quán đậu hủ, muồi thơm lắm, hy vọng khách quan hài lòng không còn lo âu nữa.

Hoàng Phi Bằng tự biết lối đùa này là có tin vui, mọi việc ở đây rất tốt, có lẽ ngoài dự đoán của mình, chàng hỏi :

― Trịnh tiểu nhị, nói những gì cần nói còn những việc linh tinh thông qua .

Trịnh Trường cười hì hì… :

― Tiểu đệ kể lại trong giấc mơ trước, sao đó trình bày những gì ngoài giấc mơ.

Sau khi Hoàng Phi Bằng nghe hết câu chuyện trong mơ của Trịnh Trường. Hoàng Phi Bằng không tin cũng phải tin vì trước khi vào nhà đã nghe tiếng ngái ngủ của ngưới lao trí và đoán được một phần việc trong giấc mơ :

― Trịnh đệ nhớ rằng, mỗi người đều có ký ước trong mơ nhưng không thực tế, cho nên đôi lúc chỉ là tâm linh một phần ký thác, từ đó nó phản chiếu chỉ có một phần thực mong manh và một phần khác hoàn toàn không thực. Nếu như muốn lấy nó để thực hiện thì chỉ làm khổ cho chính mình mà thôi, khi quá yêu một người thì lý trí bị che khuất không còn lối về thực tại. Hiền đệ hãy cho tình yêu này tự nhiên và nhìn xa một bước sẽ thấy biển rộng trời cao của tình yêu. Hiền đệ à, chưa chi mà trong đêm đã tứ phân ngũ liệt chữ tình rồi. Hận nhà nợ nuớc chưa trả, huynh đệ chúng ta cần phải vượt đau nhục để sống còn hùng tráng lên.  Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Việc lập gia thất của hiền đệ, đương nhiên huynh phải tán đồng và còn tạo mọi điều kiện để hiền đệ sống hạnh phúc như đại huynh tỷ Lý–Trần vậy.

Trịnh Trường trình bày những việc biến động ngoại thành Phiên Ngung :

― Đa tạ đại huynh, sau khi đại huynh không có mặt ở đây, có một sự kiện lớn, làm chơi ăn thiệt. Lý đại huynh cảnh cáo trên lưng của năm tử thi, từ buổi chiều hôm trước, thì sáng hôm sau tin loan truyền khắp mọi nơi trong và ngoài thành, theo tình hình biết được phần đông quan quân tham ô không dám di chuyển xe mã, kiệu lọng tiếng hô hậu ủng như trước, còn giang hồ trộm cướp cũng đều vắng bóng không thấy kẻ hung người ác kên kiệu trên đường phố, tuy nhiên cũng có những quân quan di chuyển xe mã bình thản ra vào thành.

Lý đại huynh có làm một danh sách những quân quan không ra vào thành, thế mới biết họ "Có tật dật mình", tạm trú trong thành. Nhất là quan quân đi phố không còn lộng gió như trước, sinh hoạt mua bán trở nên náo nhiệt hơn, còn nữa nhà Kim Bội cung cấp một danh sách quân quan hủ hóa và những phần tử trong Tôn Nhân Phủ cậy vào quyền thế, riêng quán đậu hủ là nơi cung cấp những tin tức nóng hổi mỗi ngày.

Đại huynh đã đến đây đương nhiên có dịp tiếp kiến nhà Kim Bội, chính là chủ ba căn phố mà huynh đệ mua để làm kinh doanh, nhà Kim Bội có nhủ danh Phùng Hoa Phấn, có người con gái tên là Quách Tuyế Băng, cô này lúc nào cũng lởn vởn trong đầu của tiểu đệ, nhất là về đêm, huynh tỷ Lý-Trần đã kết nghĩa huynh, tỷ, muội rồi.

Hoàng Phi Bằng gật đầu cười nói :

― Coi chừng Lý huynh, Trần tỷ có ý đưa hiền đệ vào tình cảnh Trương Chi Mỵ Nương, kể ra cũng là ông bà mai mối tốt của hiền đệ, ngày nào thành gia thất là phải nhớ ơn người nhé ? Riêng về lấy tin tức tại quán đậu hủ là cần thiết, phải lập danh sách quan quân hủ hóa, nếu cần tìm thêm năm tử thi có nợ máu tại kinh thành, đây là dịp cảnh cáo, răn đe bọn ác nhân. À hiền đệ, như vậy hai ngày nữa lập thệ kết nghĩa tại sảnh đường, hiền đệ bàn thảo với đại huynh tỷ Lý˗Trần rồi tiến hành. Trịnh Trường hớn hở như được vận hội lớn,tự thầm:– Từ đây đặt hết tinh thần tập luyện cho người yêu mà không sợ ai cản trở.

Canh năm không giang vẫn chưa sáng, chỉ lố dạng một màu xám đen, lớp sương mai vẫn còn dày màu đục. Hoàng Phi Bằng và Trịnh Trường ra khỏi nhà đi về hướng đại lộ Châu Thành chỉ tam khắc là đứng trước ba bản hiệu. Cửa hàng đậu hủ bảy món, Cứa hàng ngũ cốc và Phong Lưu Tửu Lầu v.v...

Hoàng Phi Bằng vui cười khen :

― Trịnh hiền đệ khá lắm, mọi việc chu đáo, có ý nghĩa, bây giờ huynh đệ mình phi thân vào bên trong quan sát trước, mọi người còn đang ngủ đừng đánh thức họ. Hoàng Phi Bằng và Trịnh Trường đi xem xét hết một vòng rồi đến ba căn phố hướng Tây Giang, Hoàng Phi Bằng chú ý thấy những tấm biển hiệu nào là nhà thuốc Lạc Việt, cửa hàng Tư chế, cửa hàng phát hành xuất bản Hoa thư, quán đậu hủ bảy món và Phong Lưu Tửu Lầu, cửa hàng ngũ cốc .

Chàng rất ngạc nhiên hỏi :

― Trịnh hiền đệ những căn phố này sẽ hoạt động ra sao và chuẩn bị buôn bán những gì ?

Trịnh Trường liền đáp :

― Thưa đại huynh căn này là nhà lưu niệm họ Phùng, để cho gia đình lão Tô ở .

Hoàng Phi Bằng thản nhiên, chú ý về phối trí và nhân lực, chàng hỏi :

― Ai đứng ra xay dựng đại sảnh, lối giao thông đường hầm do ai hướng dẫn, thuê người như thế nào, còn các căn phố đương nhiên là hiền đệ phụ trách rồi, còn về chi phí thì phải là bao nhiêu ?

Trịnh Trường trình bày chi tiết để Hoàng Phi Bằng am tường :

― Thưa đại huynh ý kiến khởi thảo do tiểu đệ đưa ra. Đại sảnh đường, giao thông do Lý huynh và Trần tỷ phụ trách. Thuê người do lão Tô và cô mẫu Hà Cúc phụ trách, đặc biệt thuê người làm thi công, chia ra làm bốn canh ba buổi, tổng cộng ba mươi tốp khác nhau, họ ở các vùng lân cận và ở xa, mỗi tốp hơn hai mươi người, tốp nào biết tốp đó, mỗi tốp chỉ làm việc năm ngày, theo Lý đại huynh nói:– Dùng người phải tránh sự tò mò của họ.

Chi phí chính thức một trăm năm mươi nén vàng thường, nhưng thực tế số chi hai trăm bảy mươi nén vàng. Con số một trăm hai mươi nén vàng do cô mẫu Phùng Hoa Phấn tặng sáu mươi và tiểu thư Quách Tuyến Băng tặng sáu mươi. Số vàng thường của huynh tỷ đệ còn lại sáu trăm nén.

Hoàng Phi Bằng lo ngại một trăm hai mươi nén vàng có thể không có kết quả tốt, chàng nói với Trịnh Trường :

― Trịnh đệ, khi huynh đến thăm viếng gia đình cô mẫu Phùng Hoa Phấn tức thì phải hoàn lại số nén vàng đó cho hai mẹ con họ.

Trịnh Trường hiểu được ý liền thưa :

― Dạ, đệ đã hiểu ý đại huynh, thưa phải hoàn lại bằng các nào ?

― Tới đó rồi sẽ ứng biến.

Lúc này mặt trời đã lên khỏi lưng trời, một buổi sáng đầy nhựa sống mới. Bình thường sáng sớm Tô Hà Hải ngồi trước bàn kỷ uống trà, đột hiện có tiếng gõ cửa, ông tự biết huynh đệ Lý Binh Trung đến, nhưng hôm nay tiếng gõ cửa hơi khác lạ.

Lão họ Tô lên tiếng :

― Ai đó.

Hoàng Phi Bằng đáp :

― Thưa tiền bối, Hoàng Phi Bằng về đây.

Lão Tô bật người đứng lên, chân bước hối hả đi mở cửa, vừa thấy Hoàng Phi Bằng ông cảm động. Liền gọi Đinh Phi Long đi thông báo cho mọi người cùng biết. Vày khắc sau mọi người đồng tề tựu đông đủ cò có cả Phùng Hoa Phấn và Quách Tuyết Băng. Lão họ Tô lòng vui hơn hội trăng rằm tháng bảy nói :

― Ai cũng nhớ ân công, nhất là bệnh tình cả nhà lão đã bình phục như xưa, cha con của lão lúc nào cũng cầu nguyện ân công bình an, gặp mặt hôm nay như vung trời hoàn toàn đổi mới.

Huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng cũng không ngoại lệ niềm vui chung, chỉ có mẹ con Phùng Hoa Phấn là hơi ngạc nhiên vì gặp mặt lần đầu. Lão Tô nhân dịp này giới thiệu :

― Lão xin đại diện cả nhà giới thiệu với quý vị đây là ân công Hoàng Phi Bằng, đây là đại thẩm Phùng Hoa Phấn nhà Kim Bội, người chủ bán ba căn phố này và tiểu thư Quách Tuyết Băng thứ nữ của đại thẩm.

 Hoàng Phi Bằng đứng lên thẳng người chấp tay thi lễ :

― Tiểu nhi Hoàng Phi Bằng kính vấn an đại thẩm và tiểu thư, hôm nay hội ngộ trong bình an, xem như đã kết nghĩa thành một nhà đại hạnh, tại hạ cảm kích vô cùng, hy vọng mỗi thành viên là một cột trụ vì xã tắc.

Lão Tô có ít nhiều tự hào, chỉ trong thời gian ngắn ông cùng huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng thực hiện được một sự nghiệp lớn.

Lão Tô hỏi :

― Hoàng ân công, có ngạc nhiên cảnh sống mới này không ?

Hoàng Phi Bằng vốn bình thản trong mọi sự có, không, được, mất là vật ngoại thân, vả lại tài sản này không phải mồ hôi và khả năng mà do bảo vệ Bách Việt mới có, bởi chàng biết đồng tiền trắng đen của Hoàng Triều thì phải sử dụng chính đáng. Chành lấy tinh thần tự nhiên đáp :

― Trước hết vui mừng hội ngộ và đa tạ cả nhà, đã thực hiện được một số việc không ngờ trước. Tại hạ xin đáp lòng thịnh tình theo câu hỏi của Tô tiền bối. Thực ra tài sản này nguyên ủy là của toàn Lạc dân, không phải của riêng huynh đệ tại hạ. Chúng tại hạ chỉ là người trực tiếp sử dụng cho hữu ích, làm vơi phần nào nổi khổ đau của Lạc dân. Tuy đã có một số nén vàng rồng to lớn, cũng không cứu hết khổ đau trước mắt, nhưng có còn hơn không. Quan trọng nhất là biết được không gian và sáng tạo phân ngôi định thứ trong xã hội, chúng ta phải là núi sông mạch khí nhỏ, vận dụng khả năng an định núi cao sông lớn, biết dung hòa với muôn loài, nhất là loài người biết tiếp nhận và thích nghi tình thế xã hội, chúng ta phải như sau cơn mưa dòng song thay nước mới. Từ đó có sức sống được hữu dụng mới làm ra của cải và khả nằng tiềm tàng trong mỗi người được bày ra, như sức lao động làm ra cao lương, sản phẩm sinh sôi hoạt bát vô cùng, có của cải từ nơi đất, rồi chi dùng trong Lạc dân đồng hưởng, con người sở dĩ sáng tạo ra sinh tồn là nhờ biết tình thương.

Một lý nữa, lập nhà thuốc Gia Ân Bách Tính cũng vì yêu dân mình, chúng ta xem mạch bốc thuốc cho bệnh nhân như chính mình đang thực hiện nhân đức. Chúng ta có cả cửa hàng ngũ cốc Tạp Thị Tế Chúng, không vì mục đích kinh doanh lấy lãi cao. Đây là thuận theo lẽ trời phòng cơ, một khi trời không tiếc đạo làm mưa thuận gió hòa, đất không tiếc của báu mà sinh sản lương thực, chẳng phải chỉ thổ sản tầm thường mà sản xuất nhiều thứ khác, không may bị thiên tai hạn hán, lũ lụt thì lấy đó mà cứu Lạc dân của mình. Chúng ta phải có một sự nghiệp lớn, đến một lúc nào đó đem tài sản ra cung cấp cho Lạc dân, vì họ cần dưới chân có một tất đất để đứng, trên đầu phải có một tấm tranh để che, nếu không giúp họ thì làm sao nói được chữ người. Về mục đích của nhà phát hành xuất bản Hoa thư là để bảo trợ những hiền sĩ mới khởi đầu tu luyện đạo lý và có khả năng lực địch vạn quân, thông kim hiểu cổ, tài đức hơn người, như vậy bảo trợ này tương lai đại triễn, hùng đồ cho tộc Bách Việt .

Biết rằng ta có lấy tiền sinh tài, lấy tài sinh sinh bất tận cũng vì chữ thiện nhân mà ra, hôm nay chúng ta nhẫn nại càng không thể dại trước tương lai và mọi thứ phải cần đến kiến thức. Chúng ta làm hết khả năng để không phụ đồng tiền ủy thác. Cũng có một ý nghĩ khác, dĩ nhiên mình sống phải cần tiền, nhưng đừng biến tiền thành tội ác và cũng không để đồng tiền biến hóa mình mất phẩm chất con người. Vốn tính của đồng tiền biết cho mình sống, cũng biết cho mình chết.

Trước khi tiếp nhận những nén vàng rồng này, gia gia và mẫu thân của tại hạ có nhắc nhở cùng huynh, tỷ, đệ: "– Đừng lấy tiền tạo nhân cách và đừng làm nô lệ đồng tiến". Nay, Trịnh đệ sử dụng đồng tiền có kết quả tốt lắm, từ đây những cửa hàng mở ra giao dịch và lập danh sách nghèo khó ở ngoại thành, trực tiếp đưa hàn hóa đến Lạc dân, tuyển mộ những thành viên có lòng làm việc thiện. Lập nhà thuốc tuyển mộ thầy hay và nhân lực đi hái thuốc. Lạc dân nghèo ưu tiên bắt mạch, bốc thuốc trước, mỗi thang thuốc của Lạc dân được hưởng miễn phí, còn nhà dư ăn dư để mỗi thanh thuốc hai phân, gia đình nào trọc phú mỗi thanh thuốc một lạng bạc, phẩm chất của mỗi thang thuốc đồng giá trị như nhau. Những quan lại, đến bốc thuốc phải trả chi phí năm lạng vàng, người bệnh đến đây không phân biệt giai cấp, theo thứ tự mà bốc thuốc dù Vua đến cũng theo thứ tự trước sau .

Quan quân, nhà giàu thường sợ chết nơi nào có thầy thuốc hay thì họ tìm đến, dù ở trên núi cao biển sâu họ cũng đến. Số tiền lời của nhà thuốc chi cho nhân lực, còn lại sung vào công quỷ nhân đạo để mua ngũ cốc và vải lụa. Hài nhi nhờ Ngoại tổ và Cô mẫu Hà Cúc phụ trách nhà thuốc, hy vọng quý vị đem hoan lạc hạnh phúc đến cho mọi người.

Tô Hà Hải tự thầm:– Ăn được của kiếp này tức phải có quả ngày trước. Nào dám phụ lòng Hoàng Phi Bằng ủy thác, tuy lòng người như cây đèn có lúc sáng lúc lu mờ, nhưng ta quyềt sáng không thể để lu mờ như trước được. Nay tiếp nhận một công việc chưa hề làm vì tất cả nhân nghĩa, nay mỗ như một kiếm khách đã từng hành động cứu người. Lão Tô vui vẻ đáp :

― Hoàng ân công an lòng, lão quyết định sẽ làm việc thành công, như ý của ân công đề nghị.

Mẹ con của Phùng Hoa Phấn tinh mắt và suy nghĩ cũng hơn người, bởi mỗi ngày tiếp xúc trong giới quân quan, thương buôn, đại gia, nay có dịp nhận xét một người thanh tú họ Hoàng với lòng tin không phải tầm thường, lời nào cũng cảm kích, thuyết phục được người nghe để thi hành, còn võ học thì không ai biết đến cảnh giới nào .

Hoàng Phi Bằng mời cả nhà uống trà, chàng đưa mắt bảo Trịnh Trường đi lấy vàng, hồi lại cho Phùng Hoa Phấn và Quách Tuyết Băng. Trịnh Trường hiểu được ý của Hoàng Phi Bằng liền thưa :

― Kính ngoại tổ, quý cô mẫu, quý huynh tỷ và muội, xin phép chuẩn bị đi mở cửa hàng đậu một khắc trở lại ạ.

Trịnh Trường đi ra chưa hết nửa cây nhang trở lại để dưới chân của Hoàng Phi Bằng một túi vải, rồi ra hàng đậu phụ việc với vợ chồng Đinh Phi Long. Hoàng Phi Bằng cúi xuống, tay với lấy túi vải, đứng lên chấp hai tay hướng về phía Phùng Hoa Phấn, Quách Tuyết Băng thi lễ :

― Thưa Phùng cô mẫu cùng tiểu thư Tuyết Băng, hài nhi thay mặt huynh tỷ đệ xin đa tạ hảo ý của nhị vị ân nhân, cộng lực hành hiệp nghĩa. Chúng hài nhi chỉ biết lấy lòng hậu ái này, không biết báo đáp thế nào, cho phải lễ hiền, hạ sĩ. Nhưng chúng huynh, tỷ, đệ không thể lạm chữ nghĩa mà tiếp nhận số nén vàng của Phùng cô mẫu, cho nên hài nhi thay mặt lấy quyết định hoàn hồi lại để cô mẫu sử dụng vào việc hữu ích trong gia đình.

Hoàng Phi Bằng đẩy túi vàng đến trước mặt Phùng Hoa Phần. Phùng Hoa Phấn ái ngại không biết nói làm sao cho đôi bên cảm thông, lòng thầm:– Thực ra số nén vàng này là đền ơn cứu mạng, nó không thấm vào đâu đối với bà, đây chỉ là một tượng trưng nhỏ cũng bị từ chối. Phùng Hoa Phấn cảm kích nói :

― Cho Phùng tiện nữ tạm dùng danh xưng thân thiện cô mẫu nhé ? Cô mẫu biết lòng tuy nhỏ, người thì thiếu, đây chỉ là lòng thể hiện một ít đối với ân công cứu mạng, Phi Bằng nhi cũng từ chối hay sao ? Thử hỏi còn gì gọi là nghĩa chứ, cô mẫu biết số nén vàng này học làm người hư hỏng chỉ ba ngày, còn học làm người tốt cả kiếp người không hết. Cô mẫu tặng những nén vàng này là đã chọn trúng người trao của. Tuy cô mẫu đã nghe nói nhiều về Phi Bằng nhưng không bằng gặp mặt, vẫn là thân thương hơn, vậy xin Phi Bằng tiếp nhận để cô mẫu và Tuyết Băng vui. Cô mẫu biết Phi Bằng hồi lại số nén vàng này, có ý trừng phạt huynh, tỷ, đệ của Phi Bằng, nhưng phải nhớ tình huynh, tỷ, đệ tay trái đánh, tay phải thoa thuốc.

Quách Tuyết Băng nhận xét, về Hoàng Phi Bằng là một nhân cách lớn, có ý chí hơn người, kiến thức uyên bác, võ học thì hoàn toàn nàng không biết khả năng của đối diện, nhưng văn thì căn cứ lời nói hiểu được phần nào, nàng muốn biết đức hạnh trong con người ý chí này. Quách Tuyết Băng tự nhiên chấp tay hỏi :

― Thưa đại huynh, bằng một câu hỏi, trả lời được thì nên nhận những nén vàng này còn không trả lời được thì vàng trở về khổ chủ. Thưa đại huynh, theo muội nghĩ một người bất tài có những yếu tố như sau:– Có một nho sinh, từ lúc khởi đầu làm quan, đã có ý niệm đơn sơ vì vinh hiển gia môn, tự tạo thân lập nghiệp. Đến một lúc nào đó họ trở thành bộ phận cấu kết quan trường hành động bất chấp Vương pháp, đó là đặc điểm nằm trong lục phủ ngũ tạng của giới quan trường tham ô, họ sử dụng toàn bộ sức mạnh trên tay, như bạo lực và mua chuộc mọi cấp liên hệ, mục đích trục lợi, bóc lột Lạc dân, họ bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp, cướp của giết người. Đáng ngại nhất là họ có ý tưởng lập công, cấu kết quyền thế, cầu thăng tiến chức, danh lợi, lực lượng này là mối họa của Bách Việt, họ không đồng thuyền với Lạc dân, đó là những cố tật của trần gian, cuối cùng họ bị toàn dân đè bẹp hay thời gian loại trừ, nhưng giệt được lớp này thì lớp khác xuất hiện, theo đại huynh phải trừ khử bằng phương thức nào ?

Hoàng Phi Bằng cho đây là một câu hỏi có suy nghĩ rất đáng để lòng:– Đương nhiên là một câu hỏi thử thách, cũng là câu hỏi buộc mỗ phải tiếp nhân lại số vàng, thôi thì mỗ trả lời thực lòng vậy. Chàng không ngại liền trả lời :

― Người nho sinh đó đã có ý niệm vinh hiển gia môn, tại hạ cho rằng đây là một ý niện sai lầm lớn, không thể chấp nhận được, cũng như khi nói đến lập nghiệp bằng phương tiện quan trường thì trước sau gì cũng hoà tan chung sống với bọn quan trường hũ hoá. Trừ phi nho sinh đó có khái niện mới hơn, không vì gia môn và không lấy phương tiện quan trường để lập nghiệp, thử hỏi được mấy nho sinh có đức hạnh để ghi danh tên tuổi .

Cũng may đất nước Nam Việt có một Vũ Đế anh minh, dụng nhu cương cân bằng trị quốc, nhưng gặp phải quan trường Xuân tuyết, Hạ mưa, Thu sương, Đông nóng. Quả là trái mùa nghịch lý chẳng qua đó là diệu cảnh vua quan đối đầu sàng sảy, gạn đục, khơi trong, chỉ có người chính khí mới bỏ ác thay thiện, thời nào cũng thế không thể diệt sạch cỏ được, chỉ còn cách răn đe dạy bảo để cho cân bằng xã hội, cỏ rác cũng tùy nơi mà diệt. Quân tử động khẩu chứ không động thủ, đến lúc động thủ là không vị tình, phàm làm việc lớn phải biết thuận thiên, người không thuận lý là nghịch. Người biết không nghịch trời, không nghịch thời cũng không nghịch người, đó là chính nhân làm chủ soái của vạn sự. Nhớ trong đó có ba yếu tố Thiên hậu, Cơ mật và Con người không thể thiếu một, bởi lòng người như cây đèn có lúc sáng lúc lu mờ, khéo dạy thì nên nghiệp, bất tuân là phản phúc, khó tránh thân sa, nhất là những kẻ gọi vàng là cha, gọi bạc là mẹ và kẻ khinh hiền sợ ác. Một khi đã làm trượng phu thì đứng trước địch thủ, việc đầu tiên phải làm là ngã giá thân Dũng, nếu bất thành Dũng thì lấy Nhân, nếu bất thành Nhân lấy Nghĩa, nếu bất Nghĩa còn chữ Đạo lý. Nếu bất tất cả thì diệt không lưu luyến, chính Hoa˗Thư tạo ra kiến thức này, hành sự Đức Lý như vậy quan trường mới ít xáo trộn và xã hội được tốt hơn .

Còn tình huynh, ty, đệ, muội là người một nhà nhất nhất tùng theo hai chữ nghi lễ không tùng vì người. Tuy rằng huynh, tỷ, đệ, muội bất luận sống chết vĩnh bất phân ly, nhưng có công thì thưởng có tột thì trừng phạt không vị bốn chữ "Vĩnh bất phân ly".

Quách Tuyết Băng đứng lên tay đẩy túi vàng đến trước ngực Hoàng Phi Bằng nói :

― Đúng là không hổ danh nghĩa hiệp, tiểu muội xin kết nghĩa không biết Hoàng huynh có tiếp nhận không ?

Hoàng Phi Bằng cười khẻ, rồi đáp :

― Nhận vàng bằng điều kiện kết nghĩa với túi tiền, thử hỏi kẻ tham nào mà từ chối được chứ ?

Cả nhà đồng cười biết Hoàng Phi Bằng nói lời vui, đang ngồi trong sảnh đường Hoàng Phi Bằng liền xoay qua bên phải hỏi Trần Kiều Oanh :

― Hiền tỷ thai nhi thế nào rồi, có thể để đệ xem khí mạch được không ?

Trần Kiều Oanh cùng Lý Bình Trung đương nhiêu là đồng ý, nhưng không để Hoàng Phi Bằng lo việc nhà mà quên lo nhiều việc khác, nhất là tối nay còn phải làm lễ kết nghĩa huynh, tỷ, đệ, muội với Quách Tuyết Băng. Cả hai đồng thầm:– Dù sao Hoàng đệ vẫn là niềm tin hơn người ngoài. Trần Kiều Oanh gật đầu đáp :

― Hoàng hiền đệ tự nhiên, tỷ chuẩn bị đây này, đến xem mạch nhanh lên .

Hoàng Phi Bằng xem mạch thấy thai khí rất tốt nói :

― Cả nhà mình chờ vài tháng nữa là thêm một miệng ăn rồi, đệ tặng tỷ tỷ mười hai viên thuốc dưỡng thai, tỷ nhớ mười ngày uống một viên đến khi hết thuốc là chuẩn bị sinh đó. Đệ chúc huynh tỷ sinh chúa khôi ngô tuấn tú. Hoàng Phi Bằng căn dặn đi, căn dặn lại đến hai lần: – Khi đã uống thuốc của tiểu đệ thì không được uống thuốc nào khác, dù vị nể cũng không tiếp nhận, hiền tỷ nhớ nhé, cẩn thận để em bé chào đời suôn sẻ ?

Lý Binh Trung cảm động nói :

― Huynh cùng tỷ đa tạ hiền đệ chu đáo.

Cùng ngày buổi kết nghĩa diển ra âm thầm người ngoài cuộc không biết. Trước bàn hương án, nhang đèn nghi ngút, hiện diện thứ tự gồm có Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Hoàng Phi Bằng, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng.

Tất cả đồng dâng hương thề rằng:– Từ lúc này huynh, tỷ, đệ, muội đứng trước hương án nguyện kết nghĩa bất luận sống chết vĩnh bất phân ly.

Lý Bình Trung thắp thêm ba nén hương nói :

― Mời Hoàng hiền đệ thượng hương .

Hoàng Phi Bằng đứng trước bàn hương án xá ba xá, tất cả đồng thanh xướng :

― Hôm nay ngày lành tháng tốt, cả nhà chúng tôi đứng tại đây, đầu đội trời, chân đạp đất, kết nghĩa không phụ lòng nhau, sống duy mục đích phụng sự vì tha nhân, không cầu danh lợi riêng tư, nếu ai phụ kiếm đao không chứa chấp ở thế gian này.

Hoàng Phi Bằng xoay thân người lại đứng vị trí trung tâm sảnh đường, Lý Bình Trung bước lên nói :

― Phi Bằng hiền đệ là người thân củ chúng ta, cũng là người con hiếu thảo họ Hoàng, tài đức khiêm cung. Ngoài xã hội Hoàng Phi Bằng là một hướng đạo tinh thần, chính là sư phụ của Hoàng Đức bang, nay là Cần Lĩnh Nam, đó là thân thế cá nhân trong thiên hạ, còn về gia thế thì xem như không công bố ở đây.

Chúng ta không liên hệ gì với Cần Lĩnh Nam, sinh hoạt trong gia đình này do Trịnh Trường hiền đệ phụ trách, Ly huynh tạm thời lo ngày sinh sản cho Trần tỷ, Tô ngoại tổ đảm nhiệm nhà thuốc, Hà cô mẫu đảm nhiệm về lương thực, nhờ Phùng cô mẫu quản lỳ đại sảnh đường, Tô Hà Bích, Đinh phi Long quản lý quán đậu hủ, Tuyết Băng chuyên luyện tập văn võ và phụ trông nom ở đây. Sau ngày sinh nở Trần muội có thể sẽ không thường xuyên về đây, cả nhà chú ý lãnh hội những đề nghị của tại hạ mà thực hiện cho thành công, cũng đừng hỏi Hoàng hiền đệ đi đâu và khi nào về, vì đi và về như gió mưa không lưu dấu.
Huỳnh Tâm

Chương 4
Biển Sâu Tình Người Rộng
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét