Phương Trời Bách Việt - Chương Mười ( Huỳnh Tâm )

Ngồi trên lưng hạc châu hàm thụ ân

Đào Vũ Châu để lòng thán phục, tuy bị Lữ Thư có lời nặng nhẹ gần như hạ nhục, trái lại ông hãnh diện ít nhất tính chân thực của mình đã đi trước anh hùng, ông hóa giải được không để lòng thù oán Lữ Thư. Hoàng Lữ Thư biết đã thuyết phục được toàn thể anh hùng, thưa :

― Thưa Tổng lý, mời trở lại chuyện ban lệnh lập trận.

Hoàng Phi Biên vui mừng thấy nữ nhi của mình kiệt xuất. Ông nói :

― Toàn thể anh hùng có đồng ý cụm từ cuộc chiến này là "Dẹp Loạn Nuôi Ông Tay Áo" hay là thay đổi cho phù hợp với danh xưng ?

Lê Hộ bèn nhớ lại từ lúc khởi hành xuống núi đến giờ, trên đường chàng cũng đã gặp đối thủ kiếm pháp phi thường, chàng biết câu chuyện xảy ra hôm nay không phải ngẫu nhiên, chàng lên tiếng phát biểu :

― Thưa sư phụ, đã bàn về giám binh bộ phận an ninh đã đồng ý, quý anh hùng đã xác nhận sự đồng ý này rồi phải không ? hãy đưa tay biểu quyết lần cuối.

Mọi người đưa tay biểu quyết đồng ý. Chàng thở một hơi dài rồi nói tiếp:– Thưa quý anh hùng đã chấp nhận nghị sự là lựa chọn khôn ngoan, nói một cách khác ta có chuẩn bị mưu sĩ bàn tròn. Bây giờ tiếng nói của Tổng lý Hoàng Phi Biên mới là lệnh quyết định cuộc chiến. Thưa quý anh hùng, hôm nay toàn lực mỗi Cần Lĩnh Nam chuẩn bị xuất chiến, sáng mai quý anh hùng sẽ nhận được lệnh, kính chào hẹn gặp lại ngày chiến thắng, tại hạ tuyên bố bế mạc.

Tay ba Hoàng Phi Biên, Đỗ Trọng Chí, Lữ Thư còn lưu lại trong sảnh đường tiếp tục bàn thảo. Hoàng Phi Biên tay chỉ vào bản đồ hỏi :

― Trước nhất hành động của Tổng Bộ "Dẹp Loạn Nuôi Ông Tay Áo" phải mở đầu từ điểm nào ?

Nhìn vào bản đồ sắc mặt có vẻ trang trọng, tiếng cười "ha hà" và giọng nói hào sảng của Đỗ Trọng Chí ngước cổ lên với khuôn mặt thư sinh đáp :

― Quân của Ta, cần kiểm tra lại điều hành nội bộ, thấu hiểu qui luật hoạt động của đối phương, đẩy mạnh sự bất đồng nội bộ của đối phương, bám chặt nơi trú ẩn và hội hợp của đối phương, hiểu rõ lai lịch từng địch thủ và tính toán mức độ thành công của ta, cũng như sự thất bại của địch thủ đều ở trong bản đồ này.

Hoàng Phi Biên đã nắm vững từng chi tiết những vấn đề trên, ông phát biểu :

― Những vấn đề này xem như đúc kết trong đêm nay, đồng thời bám chặt cho đến khi nào thành công. Đương nhiên mỗ sẽ xuất lệnh khẩn cấp, riêng Lữ Thư có ý kiến gì không ?

― Thưa Thúc Bá, hiện giờ nữ nhi chưa biết địa lý vùng này, cũng như địa chỉ từng huyện phủ, nhân tiện Thúc Bá xuất lệnh khẩn cấp để đêm nay nữ nhi đi thám thính, có như vậy mới biết đối phó nhanh, cũng có thể thay đổi hành động khi gặp khó khăn.

Hoàng Phi Biên có ý kinh ngạc hành động của Lữ Thư, ông trợn tròn đôi mắt nhin Lữ Thư một chập rồi lại trầm giọng nói :

― Tốt lắm, nhờ tiểu đệ Đỗ Trọng Chí hướng dẫn Lữ Thư, nhớ đi nhanh về sớm để chuẩn bị tấn công, không còn thời gian nhiều, nhị vị lên đường gấp.

Tiếng vó ngựa từ Trà Bích Sơn chuyển lệnh khẩn cho giám binh đi khắp mọi nơi, còn Lữ Thư cùng Đỗ Trọng Chí đi hướng khác, trên đường đi có đem theo lương khô ăn tối, cả hai đã ra khỏi trại Trà Bích Sơn. Nàng giương mày liễu hỏi :

― Thưa Đỗ huynh, những chước lược diệt địch hình như Đỗ huynh soạn thảo, còn Thúc Bá chấp bút có phải không ?

Đỗ Trọng Chí khoa chân toan quay lưng lại, tay xua đầu lắc có ý bất đắc dĩ đáp :

― Thưa nữ hiệp, việc làm của tại hạ chỉ là bất đắc dĩ, không qua được trí thông minh nữ hiệp, xin chỉ dẫn.

Đến đây, Lữ Thư chắp đôi tay thi lễ Đỗ Trọng Chí tỏ ý xin lỗi những lời không nên đề cặp đến, nàng khen :

― Tại hạ thấy công việc của Đỗ huynh, xem như hoàn hảo không có chỗ nào sơ hở cả, rất tiếc Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam không có nhân vật thứ ba !

Đỗ Trọng Chí tay trái cầm dây cương, tay phải cầm cuốn sách nhỏ, miệng nhắp môi vừa đọc thầm "Bách Việt Thư Lục" Tác giả khuyến danh. Do một lão hiệp không để tên tuổi tặng vào lúc chàng vừa đến Phiên Ngung thành, nay có dịp chàng xem lại, bèn rút ra từ trong túi bào phục, cuốn sách chỉ có độ dày mười bảy, mười tám chương, chưa kịp mở ra xem, chàng đã nghe tiếng Lữ Thư hỏi, đành phải đáp :

― Thưa nữ hiệp, thực ra ai cũng có thể làm được, chỉ cần tâm trí dốc hết vào việc làm cho đúng lý là dùng được, khó nhất là mình phải biết tiếp nhận ý kiến bổ túc của người khác.

Lữ Thư có ý muốn biết về văn tinh thông cở nào, võ học ra sao và mưu lược của Đỗ Trọng Chí đến đâu, liền hỏi :

― Theo nhận xét của muội, Đỗ huynh hơn người về văn võ song toàn còn mưu lược chiến trận thì muội chưa hề thấy qua .

Đỗ Trọng Chí vốn đã khiêm nhượng, chàng đáp :

— Nếu nói về văn võ học của tại hạ thì chỉ cao bằng ngọn cỏ, ai bước qua cũng được, nếu như gặp thời thì ngọc cỏ biết đứng lên. Còn nói về mưu lược chính mình phải tôn trọng luật chế Triều đình, khi làm tướng lấy mưu lược đề cao nghĩa vụ dẹp hết loạn, không lạm quyền tiêu pha quá đà, sinh ra tham ô, sống vì tình giai cấp tướng sĩ chỉ là tạm, xem nhau như tình thủ túc, đó là mưu lược để thắng địch.

Tại hạ không dám nhận việc gì mình làm cũng tốt, đã là người có tốt có xấu, biết tốt phát huy, biết xấu tuyệt bỏ. Tại hạ trí sơ, võ học cũng sơ, không có gì để cho nữ hiệp bận tâm cả.

Đỗ Trọng Chí đã gặp Lữ Thư lần trước, chỉ thoáng qua chưa tiếp xúc thì nàng đã biến mất, hôm nay chính mắt đã thấy võ học, tai nghe nàng đối thoại, chàng nhìn nàng để lòng khen thầm, quả nhiên nàng là nhân kiệt, nếu so tài cao thấp về văn thì không biết có hơn nàng không, nhưng võ học thì không thể hơn nàng là chắt, ước gì mình có một người bạn như nàng thì hay biết mấy.

Chàng nhớ lại ngày đó, có một khuôn mặt vụt qua trong đầu không thể nào quên, đã từ lâu lắm rồi, nay mới gặp lại với khuôn mặt chữ điền, đôi mắt ấy sáng ngời tinh anh, biểu hiện khí chất của một nữ anh thư thời đại, đã từng nghe danh oanh oanh liệt liệt, vùng vẫy khắp chiến trường Ly Bộ. Kể ra ta có kỳ duyên, đời này gặp được cổ, cũng là một hy hữu. Tại sao bây giờ tim ta như tan vào khoản không, phải chăng nàng đã uống hết lòng ta, lúc trước ta tưởng rằng một người là trăng trong nước, một người là kiếm dưới hoa, một người ở đây mông chờ không bao giờ gặp. Thấy nàng ta chưa hình dung rõ, có vài mâu thuẫn nhất thời, ta muốn tìm một nét thay đổi trên vẻ mặt thành chữ điền cho rung động thương nhớ nàng, nhưng khuôn mặt đó đã là chữ điền rồi ta không còn cách nào để vẻ lại vì sinh ra đã sinh động rồi, nếu vô tình ta vẻ thêm thì hóa ra khuôn mặt đá vô hồn. Xin lỗi nàng ta tự ước mơ không thực.

Lữ Thư cũng đang suy nghĩ về họ Đỗ, anh chàng này tính cương nhu, biết người biết ta, không tự phụ, đức hạnh có thừa, trí tuệ thông minh, hành động có nguyên lý, còn võ học đương nhiên không bằng đại huynh Hoàng Phi Hạ, nếu Đỗ huynh gặp được sư phụ tốt, chuyên công phu thì võ học hơn người, nói chung võ học nhơn tạo, còn trí tuệ thông minh do thiên phú, con người ít ai có cả hai cùng lúc, chỉ trừ Khải đại huynh và Bằng hiền đệ là ngoại lệ, nay ta gặp Đỗ huynh đây cũng là đắc ý lắm rồi, nàng có chủ ý thử thách võ học hỏi :

― Thưa Đỗ huynh, đã ra khỏi trại xin phép mời Đỗ huynh một chiêu, nàng vừa nói vừa xuất quyền.

Đỗ Trọng Chí không phải là kẻ nhãn lực tầm thường, chàng thấy rõ nàng dùng một ngón tay áp út làm chỉ.

Thực tế Lữ Thư dùng ngón áp út để giảm nội lực, chiêu thức của nàng xuất nhanh. Đỗ Trọng Chí tay chân bối rối, không biết phải đối chiêu thức gì cho toại lòng nhau cũng không để trọng thương, chàng luống cuống ý tưởng không để mất mặt trước phái yếu. Chàng còn cầm cái bánh đậu nướng tròn trên tay vì mãi nói chuyện chưa bỏ vào túi vải, chàng vô tình đưa ra đỡ chiêu của nàng, chàng thấy cả bàn tay đâm thủng trung tâm cái bánh, hình dung như chàng tặng cho nàng một chiếc vòng cẩm thạch khổng lồ màu thạch vàng hoa.

Thấy việc sãy thình lình không bình thường chàng tự cười thành lời "ha hả" nàng cũng cười theo, nàng biết Đỗ đỡ chiêu này trong thế vô ý, nhưng nàng đã có ý phải lòng họ Đỗ, cho nên đôi gò má hừng đỏ, hơi thẹn nàng hỏi :

― Có phải Đỗ huynh muốn làm tại hạ xấu mặt chứ gì ?

Đỗ Trọng Chí luống cuống đáp :

― Không không, tại hạ nào có ý xấu như vậy, oan cho tại hạ lắm, vô tình kia mà.

Lữ Thư sực nhớ định thần tìm những lời để trói người, nàng nhìn sang hỏi :

― Vô tình hay đã có chủ ý, mượn cái bánh đậu để diễn giải thành lời, thực ra cái bánh đậu đâu biết nói, Đỗ huynh hỏi nó xem có phải thế không ? Bánh đậu đã đeo vào cổ tay của tại hạ, dù có gỡ ra nó cũng để trong lòng làm sao mà gỡ ra được, tại hạ chắt phải thác thôi.

Đỗ Trọng Chí nghe Lữ Thư nói xong, bèn sa sầm lạt máu nét mặt, đáp :

― Nữ hiệp đừng nghĩ vậy, phải sống mới biết những vạn dân đang trên đường rầu rĩ, sống không có mục đích chẳn khách nào bay theo gió. Chúng ta có bổn phận đem lại hoan lạc cho mọi người ấy, làm người đứng trước thời loạn không trở thành yếu đuối được. Chúng ta là Lạc dân đứng vào hàng ngũ phụng sự Bách Việt, nếu chết là vô trách nhiệm hay sao ? Nay tại hạ xin nguyện suốt đời đem thân chuộc lỗi . Hy vọng ngày tháng nhạt nhòa hình ảnh cái bánh đậu để trở lại giao hảo bình thường trong tương lai .

Lữ Thư tuy có sôi động tình yêu, nhưng vẫn còn một ít hậm hực hỏi :

― Đỗ huynh có ý trêu cợt bằng những lời khích nước lợi dân với tại hạ hay sao ?

Đỗ Trọng Chí suy nghĩ:– Ta không thể kinh xuất được, liền đáp :

― Khổ cho tại hạ vô ý, bây giờ bị cột vào tội trêu cợt thì chỉ có chết thôi, tội làm trai bất chính không xứng đáng ở đời cho thêm chật đất, trước khi chết tại hạ không muốn ai biết nội vụ này, xin tùy ý nữ hiệp xuống lệnh .

Một lần nữa Lữ Thư giả tội nói :

― Tội thứ hai ít nhất một lần các hạ trộm nhìn tại hạ, cũng có thể lòng tà xuất hiện trong tim nào ai biết trước được mà đề phòng, đúng thế không đại huynh ?

Đỗ Trọng Chí tự thở than thầm lòng:– Tội cái bánh đậu chưa xét xử, thì tội nhìn trộm lòi ra, tại sao mình lắm tội thế ! Mỗi ngày mình sáng suốt sao nay lại tối như mực thế này ! Tại sao không trả lời được những buộc tội phi lý của người đối diện ! Đúng là thấy tổ vàng tổ bạc cũng không bằng ở tổ chó của nhà ta. Chàng đành phải thú thực :

― Tại hạ có nhìn nữ hiệp thực đấy, nhưng nhìn trong lòng cảm kích mà thôi không có ý gì khác, tuy vậy tại hạ có ước nếu mai sau kết nghĩa được một nam nhân tốt hay nữ hiệp thì hay biết mấy, ngoài ra không có ý lòng tà nào khác cả .

Lữ Thư vốn tính tinh nghịch, muốn chủ động tình ý với Đỗ Trọng Chí và xem có lòng với mình hay không, nàng cười "ha hà" nói :

― Thì ra là thế, Đỗ huynh có ý kết nghĩa cùng muội à, ý ấy cũng hay, nhưng không được lòng tà làm ồn chuyện, còn một thứ nữa muội rất ngại nam nữ đi gần lâu ngày cũng phải quen hơi, khi ấy tiếng đồn ra không tốt, hay nhất là phải một thứ tình thực sự Đỗ huynh nghĩ thế nào ?

Đỗ Trọng Chí, vui buồn lẫn lộn, trong lòng chưa biết phải trả lời ra sao. Chàng cũng hiểu được tình yêu là gì, nhưng từ khi trưởng thành đến nay chưa bao giờ va chạm thực thế hai tiếng "tình yêu", kinh nghiệm tình đời hoàn toàn không có, chàng như tờ giấy trắng, bây giờ được Lữ Thư bước vào trái tim bằng những lời yêu đầu tiên trong đời, chàng chỉ biết gật đầu với một tiến "ừ", thay cho câu trả lời, tuy vậy trong tâm còn mang theo bối rối. Nàng hỏi tiếp:– Từ đây đại huynh tự do không còn yêu thầm, dấu bóng trong bụng nhé. Đại huynh có cảm giác gì về tình này không ?

Đỗ Trọng Chí vui thầm và bất ngờ ngổn ngang trong lòng vẫn còn bối rối, quả là tình yêu vô hình, nó đến không báo trước, không điểm hẹn, đến với nhau bằng tình cờ, nhưng nó là chất keo cùng đồng cảm.

― Huynh xin hứa, từ hôm nay thiên hạ không có thời bình thì tại hạ không yêu ai khác, như thiên hạ có câu ca nói về tình yêu: "Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng. Huynh yêu muội, bác mẹ, họ hàng cũng yêu"

Lữ Thư rất hài lòng nhưng còn e ngại đường tình còn xa chưa đến, nàng nói :

― Thế thì ngày sau, "Huynh đừng kén cá chọn canh" nhé. Muội cũng hứa nè: "Yêu nhau chẳng quản chiếu giường. Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình"  Có khi lúc nào đó tự nhiên huynh nặng lời với muội không ?

Trong vô hình Đỗ Trọng Chí đã tiếp nhận tình yêu của nàng, nói :

― Đã là định nghĩa phu bằng, thê quí thì sống phải đạo chứ, muội là "Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi. Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai".

Đời tình của nàng còn là một trang giấy trắng, luôn luôn lạc quan, ước mơ mái ấm gia đình hạnh phúc, tuy vậy đôi khi nàng không cho phép lạc quan thái quá để rồi hụt hẫng tương lai, nàng nói :

― Huynh nói thế nhưng rồi đến lúc phải tàn cuộc vào lúc nào ai biết trước ! Hy vọng anh hùng bên muội giàu tình tri nhân, tri nghĩa đó mới là một gia đình có đủ tính phu bằng, thê quí, con hiếu hạnh phúc lắm phải không huynh ?

Nói về tình yên nàng bộc lộ thẳng, nàng hỏi tiếp:– Huynh yêu muội khi nào và tự lòng đã hứa những gì cho tương lai ?

Đỗ Trọng Chí liền mỉm cười nói :

― Không biết khởi đầu từ khi nào, thế mà trong mười hai thì thần lần đầu đã nhớ chân dung của muội một thoáng qua đã để lại trong lòng không phai, lần đầu ấy thấy muội rồi biến mất, cảm giác không bao giờ gặp lại, sự nhớ ấy lớn mãi trong tâm trí tuyệt đẹp, khi gặp lại lần này được chiêm ngưỡng kiều diễm của muội, được diện kiến, cảm kích văn võ song toàn, nhưng biết phận mình họ Đỗ không cành thì chim Hồng nào đậu, không dám sánh vai cùng họ Hoàng quí tộc, tuy vậy chỉ có một hy vọng là tình bạn. Nào ngờ nay là tình hẹn phu thê. Huynh hứa sau cuộc chiến này sẽ chuẩn bị mai mối, sính lễ đề hôn "Ước nguyện như chim cùng cánh, như cây cùng cành" muội nghĩ thế nào ?

Cảm động trong tình yêu, nàng chân thành đáp :

― Đó là ước mơ của người con gái, có một mái ấm gia đình, có  bờ vai rộng để tựa, huynh còn cho muội một chân trời mới và đẹp nữa, cảm động lắm.

Đường ngắn tình dài, chàng vội thúc hối bảo nàng :

― Muội cùng huynh chuẩn bị phi thân nhá ?

Nàng ôm bên hông Đỗ phi thân thẳng lên đầu cây cổ thụ, đại hạc bay sà cánh biến vào cánh rừng phía trái. Lần đâu tiên nàng ôm một tình yêu bốc nóng cả châu thân. Nàng mê mẩn:– Ước gì ta cùng người phi thân rong chơi bốn phương trời.

Đỗ Trọng Chí suy nghĩ:– Nàng kiều diễm cho ta tình yêu, từ đây không thể nào phai, riêng ta không biết phải đền đáp thế nào cho phải nghĩa phu thê. Hiện thời ta chỉ có một thứ tình yêu Bách Việt để dâng lên nàng, nhưng không biết nàng có hài lòng không ? Ngoài tình này ta không còn thứ tình nào khác ! Vì cha mẹ lưu lạc không biết còn hay mất, họ hàng thân tộc cũng không, không tư thất sảnh đường, không tài sản ngân kim của quí. Ta sợ nàng kiều diễm sẽ khổ vì ta trong ngày tháng tới, ta biết nàng không đòi hỏi, nhưng ít nhất ngày cầu hôn phải có sính lễ tương đối, chứ không thể nào như cái bánh đậu khô ! Bỗng Lữ Thư bảo :

― Huynh xem dưới đất đã đến đâu rồi ?

Đỗ Trọng Chí am tường binh đồ nơi này đáp :

― Chúng ta đang ở trên đầu huyện phủ Ni Lộc.

Lữ Thư hối hả nói :

― Huynh à, xuống đây trước rồi mới đi nơi khác.

Cả hai phi thân ẩn mình trong nhà kho tối om, chỉ có vài tia ánh sáng nhỏ rót vào trong, đứng một hồi mới thấy rõ trong nhà kho chứa toàn vũ khí, cả hai tìm được cánh cửa quan sát được trong sảnh đường. Đỗ Trọng Chí thấy tên huyện Tạ Tường Trai ngồi vừa ăn nói chuyện với tên Lê Chi huyện Mông Tự.

Lữ Thư nghe được lời nói của người lạ mặt, rồi khe khẽ hỏi :

― Thưa huynh, có phải quan phủ Đại Lộc, đang xem xét lại thông tri của đại phú La Tử Hiếu không ?

Đỗ Trọng Chí nhìn vào sảnh đường rồi xoay đầu ra ngoài nói khẽ :

― Đúng là y rồi, muội đoán đúng không sai.

Trong sảnh đường vang ra khe cửa những tiếng nói của quan phủ Đại Lộc rất rõ :

― Quý huynh đệ cùng hẹn nhau ngày mốt vào canh một tất cả tập trung tại sảnh đường phủ Mông Tự để phát pháo khởi binh, cùng nhau hứa đêm ấy tiến quân như vũ bảo để chiếm phần đầu Giao Chỉ rồi đi thẳng lên Bắc, tất cả giao kết hành động đúng kế hoạch.

Tạ Tường Trai lòng tham lồng lộng liền hỏi :

― Thưa quan phủ sau khi thành công thì chia đất như thế nào mới phù hợp ?

Lê Chi cũng không kém lòng tham, hất hàm trả lời :

― Theo mỗ, hiện nay có mười bốn huyện phủ tham gia vào công cuộc này, chính mỗ vận động, cũng như bắt nhiệp cầu với đại phu La Tử Hiếu, thì đương nhiên người mở đầu cho sự nghiệp phải là công thần chính mỗ, phân quyền đồng hưởng, riêng mỗ chỉ chọn đất Giao Chỉ hay đất Nam Hải vì đó là hai trung tâm của Nam Việt, còn lại ai muốn hưởng phần đất nào cũng được.

Có người lạ mặt phát biểu :

― Thưa đại quan, mạo muội mà nói người có thế lực trong mười bốn huyện phủ là quan phủ Lê Chi, trung tâm cuộc khởi binh cũng tại Mông Tự, thế thì đại quan Lê Chi hưởng được lộc phú tại Giao Chỉ hay Nam Hải cũng là thực tế thôi, còn một điều nữa không ai có thế lực lớn bằng ngài Lê Đại nguyên triều là đại thần ở tại Phiên Ngung thành. Ngoài ra nếu không có mỗ thì làm thế nào có Lê Chi, nay Mông Tự chỉ là cái đuôi, còn cái đầu chính là Đại Lộc.

Lữ Thư ra dấu chỉ người lạ mặt :

― Người nói thứ nhất đến thư ba là ai vậy đại huynh ?

Đỗ Trọng Chí liền đáp :

Người nói thứ nhất là Đại Lộc tên Võ Tú Nghiêm, thành lập dư đảng Trùng Sơn, Hà Điền, Long Thái, sào huyệt của chúng tại núi Trùng Sơn. Người nói thứ nhì tên Lê Đạt nguyên là huyện phó Mông Tự. Người nói thứ ba là đại huynh Lê Thông giám binh của Cần Lĩnh Nam Giang Nam hiện giữ chức quản binh huyện Ni Lộc. Còn tên Tạ Tường Trai đầu trọc chính y là quan huyện Ni Lộc.

Lữ Thư và Đỗ Trọng Chí lắng tai nghe tên đầu trọc phát biểu :

― Mỗ mời Lê huynh đứng về phe Đại Lộc mà hưởng phúc, tại hạ không bao giờ quên người cùng cộng khổ.

― Thưa quan phủ tại hạ sẽ đem hết sức lực để làm hài lòng quan phủ, chỉ xin một chức thừa thải ban cho là đủ.

― Tốt lắm các hạ làm như kế hoạch đã bàn khi nãy.

Đỗ Trọng Chí ra dấu để rút lui, rồi nói :

― Tình hình đến đây là đã rõ, thôi huynh muội đến Mông Tự thì biết tất cả.

Cả hai phi thân ra khỏi huyện Ni Lộc đi thẳng hướng Bắc, chàng suy nghĩ riêng tư về mình:– Tại sao lần đầu tiên mình mới để ý đến phái nữ ? Đã hai mươi ngoài tuổi đời chưa hề suy nghĩ lập gia đình, chàng tự trả lời:– Cũng phải thôi mình vừa đạt bản danh thì gặp bọn Lê Vĩnh làm hại, bỏ áo mão chạy lấy thân, lại gặp bọn Trà Bích Sơn nhốt gần ha năm không thấy bóng hồng. Thế là còn may đời bươi móc kiếp sinh này để vào đúng ước nguyện, nếu không có Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam thì mãi mãi vẫn là thân trâu ngựa cho sào huyệt bọn cướp, mình vừa mở mắt thấy ánh thái dương đã có sư phụ Hoàng Phi Biên chỉ giáo võ, những chuyện lành đến với mình tấp nập như một Lữ Thư nữ kiệt, quả là "Bĩ cực thái lai" nhưng rất tiếc Gia gia, Mẫu thân không thấy được hiền tức của mình đang xuất hiện, cũng như nhận báo hiếu của hài nhi vào lúc này ! Ôi lòng xót xa cho một khúc quanh tuổi thơ đen tối, hy vọng từ đây về sau bình an hơn .

Trong đêm khuya đang giám binh mà lòng chàng vào mộng. Lữ Thư hỏi mấy lần vẫn không nghe, đến khi Lữ Thư búng một viên sỏi vào người mới xuất mộng, hồi về thực tại, chàng nghe nàng hỏi :

― Thưa huynh ở nơi này là dinh thự của Mông Tự phải không ?

Đỗ Trọng Chí vội đáp :

― Đúng rồi, muội cho đại hạc hạ xuống đi.

Lữ Thư liền đáp :

― Đa tạ huynh, nhưng phải cho đại hạc đậu tại rừng cánh tả, từ ấy vào huyện tiện hơn.

Cả hai đồng phi thân, chàng phi thân hướng trước, đem hết tuyệt kỷ phi thân. Lữ Thư thấy chàng phi thân chặm quá, nàng nói :

― Huynh dừng lại, để cho muội đưa huynh phi thân nhanh hơn, huynh chỉ hướng dẫn đúng địa điểm là tốt rồi.

Ba khắc sau cả hai đã đột nhập vào bên trong huyện không gặp một cản trở nào, từ xa nàng thấy trong sảnh đường rất đông người, muốn vào cận sảnh đường càng sâu càng tối, nhưng rất khó vì có nhiều lớp binh phòng bị, nàng cùng chàng là đôi trí tuệ nhiều kế, chàng ra dấu vào cận sảnh đường tìm cách hy sinh hai tên vệ sĩ có như vậy mới đạt mục đích, nàng gật đầu đồng ý.

Đúng lúc có hai vệ binh từ hậu sảnh đi vào sảnh đường, nàng xuất chiêu thần tốc điểm huyệt, tay trái tóm hai tên vệ binh, tay phải cặp vào thân nàng cùng chàng phi thân lên nóc nhà, chọn nơi kín đáo nhất, điểm thêm huyệt "hạch mô" cho hai tên binh ngủ say, lấy kim bài và binh phục mặc vào, rồi tiến thẳng đến sảnh đường như người của nội huyện, chàng cùng nàng đến nói nhỏ hai Vệ binh hầu đồng phục :

― Thưa, nhị vị đại huynh đã đến khắc đổi phiên canh rồi.

Việc thay phiên canh xem như bình thường, trong và ngoài không biết tráo người. Nàng vốn là con nhà phú quốc đã từng biết sinh hoạt quan trường, cũng đã chứng kiến thay phiên canh của Triều đình, khi nàng còn ở Hoàng chung tai nghe mắt thấy qui luật thay phiên canh, còn ở đây tuy không phải là Hoàng chung nhưng Lê Đại giúp ý kiến canh phòng cẩn mật. Chàng cùng nàng đứng gần nhau, thấy Lê Đại ngồi ghế trung tâm chỉ thua Hoàng đế mặc bào phục và ngai vàng, còn Lê Chi ngồi ghế dưới tam bậc, phẩm bộ tả phù hữu bậc theo triều đình, chỉ khác tại Triều đình có Cữu–trùng, còn ở đây bát–thất sự khác thường này không tiêu biểu cho vương hầu khanh tướng. Nàng chửi thầm:– Đúng là phẩm vị của bộn cướp hại dân, bán nước đang lộ nguyên hình.

Đỗ Trọng Chí thì lòng tự cười thầm:– Quả là bọn muốn làm cha thiên hạ mà yếu kém kiến thức, chỉ đem lại cái chết mà thôi.

Hiện trong sảng đường gồm có tám ông quan phủ, như Ba Ba, Tịnh Hây, Đại Tân, Bình Dương, Thượng Tư, Phòng Thành Cảnh, Minh Tha, Thắm Hợp.

Lữ Thư nghe họ bàn luận nói rất rõ: "– Kể từ hôm nay bác huynh đệ trở thành Bộ–chính điều hành Nam Việt"

Lữ Thư suy nghĩ:– Dù cho bộ nào cũng phải học làm người tốt, kiến thức và khả năng lãnh đạo quần thần và thiên hạ. Còn ở những con người này chỉ duy có Bộ–chính bát nhân vô học, chỉ có khả năng chạy hiệu cầm cờ, xa hơn nữa làm kẻ bán nước cho Hán mà thôi !

Lữ Thư điểm từng mặt một chửi thầm tiếp:– Thứ quan quân cẩu trệ này ta sẽ khai tịch viếng thăm Diêm˗la cũng không phải là oan uổng. Đã đến lúc phanh thây mà vẫn còn phân khanh tướng. Nàng cười trong bụng "ha hà…":– Bắt được tên Lê Đại và La Tử Hiếu là hơn nửa thành công.

Chàng và nàng đã biết tình hình ở Ni Lộc, bây giờ nghe lại cũng từng ấy thấy kẻ lòng tham, chưa thành công mà đã ngồi lại chia phần bán dân, bán đất, bán rừng, bán biển cho Hán, phân ngôi quân thần tướng mã, như đã cầm chắc trên tay, phần còn lại chia cho mười bốn đại thần, họ cũng tính sổ luôn về đất đai dinh thự, ngân kim lấy được, quả là bọn khả ố .

Tên làm phản Lê Đại lấy trong túi áo ra một phong chiếu chỉ của Hán triều, đọc lớn :

― Ai lên làm Vương Phương Nam hay phó Vương đều có ghi rõ ở trong chỉ này. Ngày mốt tất cả phải tuân chỉ.

Lê Chi hớn hở thưa :

― Thưa đại huynh, theo đệ nghĩ trong chiếu chỉ ghi danh đại huynh làm vương Phương Nam là đúng nhất, còn đại gia La Tử Hiếu là phó vương, những chức phẩm khác tiểu đệ xin từ chối chỉ nhận huyện phủ Mông Tự là đủ, nguyện vọng duy nhất là gia thất đầy đàn, ngân kim đủ túi là như ý lắm rồi.

Tên quan huyện Phong Thành đứng lên nói :

― Thưa đại huynh, nguyện vọng này ai mà cung cấp cho nổi cái chi phí gia thất đầy đàn, như gia thất ba ngàn người thì ngân kim lấy đâu ra.

Lê Chi nói như thật :

― Đại huynh đừng có lo, huyện Mông Tự này có đủ cách làm ra ngân kim, chỉ xin quý đại huynh đừng ngó vào là ổn tất cả.

Lữ Thư thấy bọn quan lại này chưa gì đã lố nhố, hồi nãy còn tuyên bố Bộ–chính bát nhân, bây giờ chỉ mới nghe một chiếu chỉ nhà Hán đã đổi ý thay lòng, không có tư cách làm người, quả là bọn cướp lố bịch.

Nàng bảo Đỗ Trọng Chí :

― Đại huynh kiếm cách rút lui, đứng ở đây lâu sẽ nóng lên hư sự.

Phó quan huyện Mông Tự tên Nguyễn Cư Bình đi vào thưa :

― Thưa quý ngài vào hậu sảnh dùng tiệc, cuộc hội bải lệ, cả đám quan quân rủ nhau du hý thâu đêm.

Chàng cùng nàng phi thân trở lại nóc nhà thay đổi lại đồng phục cho hai tên binh, nàng phi thân đem theo hai tên binh vào vườn hoa, điểm huyệt cho từ từ tĩnh lại, cả hai tên binh xem như trôi qua một giấc ngủ say, tuy có ngạc nhiên nhưng miệng ngậm vành xem như không biết gì.

Hai bóng đen của Lữ Thư, Đỗ Trọng Chí phi thân biến mất, về đến Trà Bích Sơn đúng canh hai. Hoàng Phi Biên và Hà Thanh Phụng vẫn còn ngồi uống trà trong sảnh đường, thấy Lữ Thư, Đỗ Trọng Chí về trong lòng mừng vui.

Lữ Thư nũng nịu thưa :

― Thưa Thúc Bá, Thúc Mẫu sao chưa đi ngủ sớm, có lẽ ngồi chờ nữ nhi chứ gì ? Người ta đã lớn rồi không phải còn nhỏ xíu đâu.

Nàng chạy lại sau lưng đấm bóp Hoàng Phi Biên rồi đến Hà Thanh Phụng, bà cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì chưa bao giờ được con cháu đấm bóp, lần này được Lữ Thư hầu, bà xúc động hỏi :

― Đêm nay Thúc Mẫu cùng nữ nhi phải ngủ cho đến mặt trời mọc quá sào mới dậy nhé ? Nữ nhi nhanh lên, đi ngủ cùng với Thúc Mẫu.

Tờ mờ sáng, chim khởi đầu hót bốn bề rừng núi, sương mù dày xám thẫm bao quanh Trà Bích Sơn, hơi nước ban đêm sa xuống động trên ngọn cỏ, tàu lá, tạo ra không khí ngày giá lạnh, Cần Lĩnh binh phòng bị sợ nhất là thời điểm sương sa gần sáng, chỉ mong sao mặt trời lên nhanh để sưởi ấm.

Từ xa xa đã có tiếng vó kỵ mã phi nước đại dồn dập về trại báo tin. Cần Lĩnh Nam huyện Ni Lộc, đưa tin của Lê Thông cấp báo khẩn. Hoàng Phi Biên để chung trà xuống kỷ, xem giản biên của Lê Thông đúng như lời tường thuật của Lữ Thư và Đỗ Trọng Chí ngoài ra còn có những chi tiết bổ túc của Lê Thông.

Tin thứ của các nơi tấp nập đưa về, Hoàng Phi Biên đọc thấy không chính xác bằng lời tường thuật của Lữ Thư và Đỗ Trọng Chí. Hoàng Phi Biên xuất lệnh binh mã di chuyển lần thứ ba, tướng đã đi đầu chỉ còn gươm, đao, giáo, kiếm cùng tiến vào sào huyệt địch là chiến trận nổi lên.

Một con hạc khác bay thẳng vào sảnh đường như báo hiệu bất thường. Cần Lĩnh binh phụ trách liên lạc tiếp lấy giản biên thấy bên ngoài gửi cho Lữ Thư. Nàng chưa kịp hỏi thì Hoàng Phi Biên đã đón lời :

― Hiền đệ trao giản biên cho nữ hiệp.

― Dạ, rồi người Cần Lĩnh binh lui ra ngoài sảnh đường đứng hầu lệnh. Hoàng Phi Biên thừa biết đây là việc riêng của các cháu cho nên ông an tâm. Sau khi Lữ Thư xem qua, rồi trao cho Hoàng Phi Biên, ông tự biết có phức tạp bên trong chiến trường. Ông cho Đỗ Trọng Chí biết đây là chỉ thị từ Nam Khê Sơn trao trách nhiệm bằng mọi giá bắt cho được một nữ nhân, không biết võ học nhưng là một cao thủ đáng gờm, đang đứng sau lưng tên Lê Đạt. Hiện nữ nhân này ở trong hàng ngũ làm phản phía Nam.

Đỗ Trọng Chí muốn biết về thân thế nữ nhân này, chàng hỏi nàng :

― Thư muội có biết nữ nhân này không ?

Lữ Thư khẽ phất tay áo bên phải một cái, hiện ra rạng rỡ dung nhan, cất giọng kể :

― Thưa Đỗ huynh, muội xin kể rõ theo lời trình của Lý đệ để huynh nắm được thân thế cũng như ưu khuyết điểm của nữ nhân này, nguyên họ Phạm tên Thuy Hà em chủ Phạm Thuy Ngu. Dáng người mảnh khảnh thân nhỏ như con cá phèn phơi khô, cách sống miệng lưỡi ba que, cốt thân đã thuộc vào loại biệt kinh kỳ.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 11
Kẻ tham quyền thế một mình riêng

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét