Kiếm Khách Giang Nam - Chương Sáu ( Huỳnh Tâm )

Quê Hương Nắng Đẹp Trải Đồng Xanh

Hoàng Phi Bằng về đến nhà, tường thuật lại những ngày tháng sống ngoài xã hội, chàng muốn mời Hoàng Hạc chu du khắp nơi trong nước, nhất là thăm viếng kho tàng Lạc Việt. Trong suy nghĩ của Chàn :– Nội tổ là nhân vật uy tín nhất, có thể trao đổi mọi việc hệ trọng, nói:

― Thưa, Nội tổ, điệt nhi kính mời Nội tổ đi xa một chuyến, nơi đó sẽ gặp được Sư phụ của điệt nhi. Sau khi nghe Hoàng Phi Bắng mời thì niềm vui trong lòng lại đến đúng lúc mà ông đã hằng mong,  đáp :

― Ba ngày nữa Nội tổ và điệt nhi lên đường được không ?

― Dạ, điệt nhi vâng lời Nội tổ.

Nhân dịp này, Hoàng Hạc cho gọi tất cả con cháu thế thệ ba, ông muốn nói lên ước nguyện và suy nghĩ của ông. Không bao lâu con cháu cả nhà tụ hợp, ông nói :

 Nội tổ muốn nói cùng mấy cháu, cần phải sống ra thân người hữu dụng, thế mới mong đáng mặt làm đại biểu nhân sinh của Nội tổ. Nhất là trong quý huynh, tỷ, đệ, muội phải sống ra hồn, biết tựa lưng nhau chịu mọi thời gian, như "Tháng mưa ăn bánh khô, tháng hạn ăn cháo", bất luận đối với ai cũng phải như thế, ở hoàn cảnh nào quý cháu đồng cộng lực với xã hội. Nhất là dùng người trong gia đình hay ngoài xã hội phải biết quyết đoán mới được, con người vốn thiên phú biết người, người biết ta, đó là bí quyết sống không ai cô quẩn. Cho dù người đó không cùng quan điểm hay kẻ thanh liêm chính trực. Ở đây ta dùng người đúng theo khả năng, cho nên ta cần phải bỏ suy nghĩ tốt xấu hay lời thị phi để đón nhận nhân tài. Tuy nhiên ta phải đứng trên quan điểm phán đoán người. Tỷ như, những người không biết hành động chỉ biết dùng cái miệng mà nói, họ cũng có cái ưu điểm của nó. Đặc biệt có những người không có hành động mà chỉ có trí thức từ đó biến thành ưu điểm hành động, mẫu người này chỉ biết hành động thôi cũng có lợi. Người biếng nhác, siên năng, thông minh và cả người hành khất cũng có ưu điểm riêng của họ, không thể xem thường họ, bởi thế ta cần phải quan sát để biết vị trí khả năng của họ, ta cũng cho họ biết về mình muốn gì và mời họ đến với mình. Nói chung dùng người là một nghệ thuật thiên phú, nếu là một tổ chức biết dùng người không thể nào bỏ bất cứ ai. Trong một quốc gia cũng thế, nếu không có bá tánh thì không thể gọi là quốc gia được, cho dù kẻ ấy tài địch quốc và biết được bí mật của ông trời hay kỹ thuật và địa thế văn hóa của biển rộng. Nếu không có nhân tâm để làm trung điểm thống trị quốc gia thì không còn ý nghĩa cuộc sống con người nữa.

Nói về đồng tiền, nó luôn luôn mang trong mình mọi sự tổng hợp vĩ đại nhất của tất thảy các mùi vị, không thiếu một thứ gì… Chính vì đặc điểm này, cho dù ai quí đồng tiền đến mấy, người ta cũng chỉ mân mê chứ rất ít khi thấy một ai đó đưa nó đặt lên mũi, lên môi để ngửi hay để hôn. Không ngửi, không hôn vì nó rất bẩn, nhưng bẩn đến mấy chúng ta vẫn luôn luôn trân trọng đồng tiền. Đồng tiền còn là vật có máu lạnh, từ xưa ông cha ta đã nói: "Lạnh như tiền!". Có thể xuất phát vì tiền làm bằng kim loại mà nhận xét như thế ? Thực ra cái "lạnh" của đồng tiền còn mang một ý nghĩa khác, nghĩa bóng nhiều hơn là nghĩa đen, chỉ những khi ta thiếu nó quá, cần đến nó quá, mới thực sự cảm nhận được cái chất "lạnh" của đồng tiền! Như trong họ Hoàng nhà ta, sử dụng đồng tiền nhất tề phải "Nhân luân" đó mới gọi là tư chất và phong thái của họ Hoàng xưa nay vẫn thế, hy vọng quý cháu để lòng.

Hoàng Phi Kiên con của Hoàng Phi Bình đưa tay lên xin phát biểu :

— Kính thưa Nội tổ, quý huynh tỷ, đệ muội theo suy nghĩ của điệt nhi, bất cứ làm việc gì ra tiền gọi là nghề. Chứ thực ra là bán nghề, bán tên tuổi, bán thân thể để đổi ra tiền, quý vị có lẽ sẽ cười, trên thực thất là như vậy đó, không ai vượt khỏi cái cám dỗ của đồng tiền cả. Như vậy điệt nhi nghĩ rằng "Nhân luân" khó thực hiện.

Hoàng Phi Khải con của Hoàng Phi Chỉnh đưa tay lên xin phát biểu :

          — Kính thưa Nội tổ, quý huynh tỷ, đệ muội theo suy nghĩ của điệt nhi. Không phải ai cũng như đại huynh Phi Kiên, cái chính là dám chống lại đồng tiền hay là không, bởi vì đồng tiền đứng sau cái nghề phải không ? Sau đó mới đến cái ăn, cái mặc để mà tồn tại. Nhưng tiền phải làm như thế nào gọi là đủ hay tiếu, nhất là đồng tiền phải đi trên đại lộ "Nhân luân". Tuyệt đối không thể làm mất phẩm cách của họ Hoàng nhà ta.

          Cả nhà vỗ tay tán đồng tư ý của Hoàng Phi Khải, ai cũng biết, lần đầu tiên nghe lời phát biểu có ý niệm mới về chuyển động đồng tiền. Lúc này Hoàng Phi Bằng có ý mờ Hoàng Phi Khải cùng về động Lạc Việt. Chàng liền nghiêng mình, xoay qua Phùng Hưng hỏi :

― Thưa quý Cô trượng (Phùng Hưng và Trịnh Đình Thao) nhị vị hãy về Châu Giang gấp chuẩn bị tập hợp huynh đệ Hoàng Đức vào ngày mười hai tháng này, nhớ quý vị về động Lạc Việt đúng hẹn để hội ngộ cùng Phi Bằng nhi nhá ?

Phùng Hưng và Trịnh Đình Thao, tuy rằng bề trên của Hoàng Phi Bằng, nhưng vẫn tuân lời sư phụ, những lời Hoàng Phi Bằng nói ra, nhất nhất Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao xem như mệnh lệnh, họ luôn nghĩ kiếm pháp có được như ngày nay là do Hoàng Phi Bằng chỉ điểm, còn Hoàng Phi Bằng lúc nào cũng xem Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao là Cô Trượng của mình, mỗi khi nói chuyện, chàng thường thủ lễ với bề trên.

Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao đồng hỏi lại :

― Thế thì ngày nào Cô trượng sẽ lên đường đây ?

Hoàng Phi Bằng vui mừng vì Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao nguyên là Cô Trượng của mình, chàng nói tiếp :

― Ngày mai quý Cô trượng lên đường. Nhân dịp này Phi Bằng nhi muốn viếng thăm Trường Sa, sẽ trao đổi thêm võ học cùng Vũ thúc thúc và ngũ Thúc mẫu.

Vũ Thư Minh vui mừng hỏi :

― Hiền nhi đã có ý như vậy thì biết lấy gì vui cho bằng, Thúc thúc và quý Thúc mẫu rất cảm kích, trước đây ít có dịp để tỏ bày cho hết tình ý.

Chu Thanh Thủy tiếp lời :

― Quý thúc mẫu lúc nào cũng muốn ở gần điệt nhi, nhưng không thấy điệt nhi ở nhà, cũng không biết ở đâu mà tìm, mấy hôm nay gặp lại điệt nhi rất là vui mừng, nhưng chưa nói được lời nào, bây giời nghe điệt nhi hẹn đến Trường Sa thúc mẫu rất là cảm động, ắt lòng này vui vô hạn.

Hoàng Phi Bằng cười :

― Điệt nhi cũng cảm kích Vũ thúc thúc và quý Thúc mẫu lắm. Hài nhi có ý thế này, Vũ thúc thúc và quý thúc mẫu cũng trên đường về Trường Sa, nhân thể đến thăng huynh đệ Cần Lĩnh Nam Giang Bắc.

Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao "ồ" một tiếng, vui mừng nhận lời :

― Ý của điệt nhi rất hay, quả là tâm lớn gặp chí lớn.

Thừa lúc ở Cửu Chân còn nhiều thời gian. Hoàng Phi Bằng rủ Lý Bình Trung, Trịnh Trường và Quách Tuyết Băng đi thăm quang cảnh Giang Nam, tất cả vui mừng đồng ý, nhất là Tuyết Băng.

Lý Bình Trung lo ngại nói :

― Hoàng hiền đệ phải vào hầu Gia gia và Mẫu thân, sau đó huynh, đệ, muội xin phép vào sáng ngày mai đi thăm quang cũng chưa muộn .

Hoàng Phi Bằng suy nghĩ rồi đáp :

― Lý Huynh nói thế đúng lắm thôi đi ngay.

Cả bốn vào hầu Gia gia và Mẫu thân cũng là dịp giới thiệu nghĩa muội Tuyết Băng. Sáng hôm sau cả bốn ra khỏi nhà, như cánh chim bay trên trời cao. Quách Tuyết Băng chân bước nhanh đến hỏi Hoàng Phi Bằng :

― Hoàng đại huynh, muội không dám ăn lộng mật gấu cũng không dám xin phép hỏi huynh đôi lời, chuyện để lòng không nói ra được ắt rất khó chịu, nếu hỏi không đúng thì đại huynh thứ tội nhé ? Thưa huynh, muội thấy huynh đối sử với thúc bá Cương như lòng băng tuyết, cũng có thể là máu lạnh.

Trịnh Trường nghe Tuyết Băng nói như vậy, tức nhiên là người ngoài cuộc nào biết trong giới giang hồ :

― Muội khờ, không được nói như vậy.

Tuyến Băng nói tự nhiên :

― Huynh không cho muội nói thành lời, thì nói trong lòng ai biết nào .

Lý Bình Trung không muốn Tuyết Băng hiểu lầm Hoàng Phi Bằng, liền đáp :

― Muội chưa phải là người kiếm khách cho nên nói như vậy cũng có lý của nó, nhưng đã là người trong giang hồ thì ngày nào đó muội mới tiếp nhận một tấc gang giang hồ, ngàn phần nguy hiểm.

Hoàng đại huynh của muội thực hiện nhân nghĩa, đạo đức đó. Thực ra làm người ai cũng biết nhân nghĩa mà không phát huy đúng chỗ thành ra bất nhân nghĩa. Nhân nghĩa không phải cho một người hành khất một hào, một hào đó chưa đủ cho họ hạnh phúc, mà phải tạo cả nước không có hành khất mới là nhân nghĩa thực sự.

Hoàng đại huynh của muội vốn sống không lấy võ lâm tìm địch, do người khác hiếu thắng tìm địch mà ra. Thúc bá Cương tìm địch mới ra nông nổi đó, những kẻ máu lạnh bất luận lưởng quân giao đấu hay là cao thủ giao tranh, đứng ngoài cuộc đó mới thực sự là máu lạnh.

Muội còn nhớ không, khi Mẫu thân của muội bị bọn Lâm Tứ Phương hảm hại, lúc đó huynh không ra tay mới gọi là máu lạnh, thực ra máu lạnh hay máu nóng chỉ ở trên bàn tay của kiếm khách có lòng hay không mà thôi.

Muội thử xem đứng trước chiến trường thủ cấp thi nhau rơi, nếu không lấy đầu kẻ khác thì chỉ hiến dâng đầu mình mà thôi ! Chính thúc bá Cương tuyên bố lấy thủ cấp cả họ Hoàng, thì đương nhiên có người dám đứng ra mà bảo vệ chứ, thử hỏi Hoàng huynh của muội hành động như thế có sai không ? Muội nhớ rằng người chứa nước, nước không chứa người, phải có quan niệm làm người có máu, có thịt nhưng đó chỉ là cái vỏ mà thôi, tinh thần là chính. Muốn bình thiên hạ thì trước nhất phải có quốc mới có gia, không có gia thì không có quốc được.

Tuyết Băng không thấy Hoàng Phi Bằng có lới nào để biện bạch cho hành động của mình, mà chỉ nghe Lý Bình Trung nói thôi. Nàng thầm nghĩ:– Cũng có thể Hoàng đại huynh không cần biện bạch cho chính mình, vì biện bạch cũng là một cử chỉ trốn trách nhiệm và chối từ sự thật. Nhưng qua lời trình bày của Lý đại huynh thì quả thực Hoàng đại huynh rất tình người, không phải máu lạnh như mình vội vàng phán đoán, bề ngoài mà không hiểu gì về nội tâm của Hoàng đại huynh, may mà có Lý đại huynh cho biết, đây cũng là một bài học vở lòng trên giang hồ.

Hoàng Phi Bằng thấy Tuyết Băng có vẻ hơi run sợ, trên mặt da tái, không dám nhìn thẳng, chàng cười nói :

― Trịnh đệ xem muội Tuyết Băng có bị trúng gió không nào ?

Trịnh Trường biết tâm trạng bối rối của Tuyết Băng qua lời phán đoán thiếu thận trọng, chàng liền giải huyệt cho Tuyết Băng :

― Tuyết Băng muội muội, Hoàng đại huynh là sư phụ của muội đó. Tận đáy lòng Người vẫn luôn có một góc nhân ái vị tha, chỉ có bản thân Người mới cảm nhận được mọi nguyện vọng của huynh tỷ muội, muội thực thà xin lỗi với Hoàng huynh là vô sự, không có chuyện gì phải tái mặt chứ ? Trừ muội đừng giống như thúc bá Cương, thì được bình an hết kiếp.

Tuyết Băng lấy lại bình tĩnh chấp tay hướng về Hoàng Phi Bằng thưa :

― Hoàng đại huynh có phiền muội không. Từ nay muội không nửa lời phạm thượng xin đại huynh xã giải cho, muội cúi đầu tạ tội.

 Hoàng Phi Bằng cười nói :

― Tuyết Băng hiền muội có tội nào đâu, nếu có thì đã trừng trị rồi, huynh, tỷ, đệ, muội xem nhau tình thủ túc, không biết thì học lẫn nhau. Từ ngày muội kết nghĩa huynh, muội đã là trường đời lớn, muội học khá lắm, nhưng chỉ mới là con chim nhỏ kêu chít chít vừa ra khỏi trứng. Từ đây học hỏi đại huynh Lý, Trần tỳ và Trịnh huynh hay nhìn xa hơn là huynh đệ Cần Lĩnh Nam mà kiên thủ tình huynh đệ nhé ?

Ngày nay quý huynh cùng Tuyềt Băng muội được ở gấn nhau thì phải vui lên, sau này về thành Phiên Ngung rồi, lâu lắm mới gặp lại.

Hoàng Phi Bằng tặng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường và Quách Tuyết Băng mỗi người một bảo kim bài cánh ve, nhẹ như hồng mao nói :

― Bảo kim bài cánh ve, giá trị ở chỗ liên lạc với Cần Lĩnh Nam, nhớ không được dùng Bảo kim bài cánh ve này bừa bãi nhé, bởi nó có sứ mệnh đặc biệt, như thay mặt cho Hoàng Phi Bằng xử lý những tranh chấp trong và ngoài nội bộ. Còn nữa trên đường về Phiên Ngung Lý huynh và Trịnh đệ nhớ luyện nội công thêm cho muội Tuyết Băng, nhất là Trịnh đệ phải chú ý cho muội đó nhé ?

Ba ngày trôi qua rất là nhanh để lại trong long mỗi người trẻ biết bao kỹ niệm tại đất Cửu Chân. Huynh, đệ, muội Hoàng Phi Bằng tam biệt thân quyến, gia đình và Gia gia Mẫu thân. Trên đường về Phiên Ngung thành Trịnh Trường hứa với Tuyết Băng :

― Huynh lấy mặt trời xuống tặng cho Tuyết Băng muội muội nhé.

Tuyết Băng nô nức hỏi :

― Thì ra lấy mặt trời không khó phải không Trịnh huynh ?

Trịnh Trường cười trả lời :

― Đúng thế, lấy mặt trời xuống không khó đâu Tuyết Băng muội muội, nhưng khi huynh tặng muội rồi thì cả thế gian tối mù mịt, lúc ấy huynh không còn thấy được chân dung của muội, nhất là đôi má hồng, nụ cười xinh đẹp, mặt trái xoan, à mỗi khi không còn ánh sáng thì muồi da thơm hoa lài mất diệu tuyệt thanh, cho nên huynh đàng phải để nguyên mặt trời trên ấy.

Tuyết Băng cười rồ lên nói :

― Trịnh huynh à, trái tim nó nằm yên, không ai động đến thì nào có rung chuyển, dù huynh có lấy mặt trời xuống tặng muội cũng yêu chàng mà .

Trịnh Trường hiểu ý cười hì hì nói :

― Huynh yêu Tuyết Băng muội muội đến đất già hay trời hoang liêu, lời thực lòng xin làm chứng lời này "hì hì".

Đêm khuya khoát Hoàng Hạc hồi quan nhớ ngày bỏ đất Giang Tô:– Lúc đó thuyền vừa vào cửa biển liền tức khắc ra lệnh tạ ơn và cáo từ thổ. Cùng đêm đó hành lễ tang sự cho La Trúc Thanh nương tử, tất cả con cháu hành lễ nghiêm trang, người lạy thân mẫu kẻ lạy nội ngoại tổ mẫu.

Mỗ cầm vạt áo của nương tử đứng trước bàn thờ khấn:– Huynh ước gì nương tử chờ đến ngày hôm nay, để thấy được cảnh gia đình đoàn tụ, nhất là ước nguyện của nương tử hướng về Lạc Việt, nay đã thành tựu nhưng nương tử vắng mặt mà xác còn tại thế, huynh thay ba nén hương này chứng minh lòng tỏ rõ gửi đến nương tử. Cả nhà con, cháu, nghĩa tử, nghĩa tế trên dưới không thiếu một ai. Huynh mưu cầu thanh bình cho Lạc Việt cũng nhờ nương tử thúc giục, bây giờ nương tử đã vĩnh viễn ra đi, ở trong lòng huynh thiếu tình ấm của nương tử lắm. Nhiều lúc huynh nức nở khóc, giờ này biết gì hơn huynh đến đâu thì hài cốt nương tử cùng ở đó, mai này gia đình mình chuyển về Cửu Chân lập nghiệp, mời nương tử cùng đi với huynh về đấy nhá, Nương tử có nghe không ?

Cả gia tộc họ Hoàng từ biệt Giang Tô, lên đường lập nghiệp tại Cửu Chân, tài sản nhà cửa, ruộng vườn, thương thuyền đường sông bán cho người thân tín, riêng thương thuyền đường biển vẫn để nguyên, chỉ trong ba ngày cả gia tộc rời khỏi Giang Tô. ến ngày thứ năm chiếu chỉ muộn màn của triều đình Hán truyền lệnh bắt họ Hoàng, cũng may toàn bộ họ Hoàng đã rời khỏi Giang Tô trước đó hai ngày.

Nhà Hán thua Hoàng Hạc đến hai ván cờ. Thứ nhất Hoàng Hạc bắt được ba mươi quân thám Hán trên đất Nam Việt. Thứ hai toàn gia và tài sản của họ Hoàng không cánh mà bay, biến mất như thần. Nhà Hán tìm mãi không thấy tung tích, cho rằng : Có phải họ Hoàng như khói tỏa vào không gian.

Khi gia đình Hoàng Hạc chuẩn bị rời khỏi Giang Tô, cũng đưa tin cấp báo đến những đồng liêu có tham dự đại hội anh hùng Phiên Ngung thành, như đại phu Lê Đằng, Đào Tứ Cường, đại phu Tô Thành, Bàng Lân, Trần Tam Hiệp, nội dung tin cấp báo viết: "– Quý anh hùng rời khỏi Bắc về Nam, sinh sống tại đất hứa Nhật Nam, đi nhanh chừng nào tốt chừng ấy, bỏ của lấy người. Mỗ hứa bảo đảm, hoàn lại tất cả tài sản cho quý anh hùng".

Hai mươi ngày sau những anh hùng Lạc Việt ở Trung nguyên xuôi về Nam, tất cả bảy gia đình từ khắp nơi di cư đến Nhật Nam. Hoàng Hạc thực hiện lời hứa hoàn lại tài sản rất thỏa đáng, còn hơn khi ở đất Trung nguyên. Anh hùng về Nam có cuộc sống mới, họ rất hài lòng, ngoài ra Hoàng Hạc còn mở nông trang cung cấp ngũ cốc để làm mùa, lập trường văn võ cho con em, đặc biệt những anh hùng Lạc Việt ở Bắc về Nam thành lập được một đội thương thuyền đặt tên là "Hưng Việt", từ một đến tám thương thuyền .

Lúc mới đến Cửu Chân, Hoàng Hạc đã tặng cho những thủy thủ đoàn người Hán một thuyền buôn để làm kế sinh sống, những thủy thủ đoàn người Việt ông lưu lại và khuyên nhủ họ: "– Huynh đệ phải về Giang Tô đưa tất cả gia đình đến Nam, mỗ cung cấp mọi chi phí di chuyển, tặng mỗi huynh đệ một số tài sản hơn trước đây. Riêng các con em của quý huynh đệ được vào trường võ họ Hoàng, đây là một phá lệ xưa nay chưa từng có trong họ Hoàng". Những thủy thủ nghe nói vậy ai cũng vui mừng, đồng ý và thực hiện theo lời của Hoàng Hạc.

Hoàng Hạc tu bổ lại đoàn thương thuyền thành hai đáy có khả năng trở thành chiến thuyền, đặt tên mới cho đoàn thuyền "Hải Ưng", từ số một đến chín. Ông tuyển mộ thủy thủ người địa phương, tiêu chuẩn trẻ khỏe, có võ nghệ, biết bơi lội, đánh cá và biết chữ. Mục đích của ông đào tạo đoàn thủy thủ Hải Ưng đa năng, dũng sĩ ứng phó mọi hoàn cảnh, biết về kinh doanh, thích hợp với đời sống trên biển và cả trên bộ, đây là một sáng tạo đời sống mới của họ Hoàng.

Đặc biệt sáng tạo và trang bị đội thuyền theo cách đóng thuyền chiến, như làm bánh lái dài để đi đường biển cho yên ổn và bánh lái tròn để dùng khi đi đường sông, gọi là thuyền hai bánh lái, phía trên gác sàn chiến đấu, hai bên treo phên tre để che cho thủy binh ở dưới chuyên lo chèo chống, trên thì bố trí bộ binh để xung kích, nhờ vậy mà kỹ xảo của thủy sư càng tinh nhuệ, tất cả làm bằng mộc liệu Giang Nam, như Vạn cổ mộc tục gọi ( cây gõ ) lá tròn có lông, vỏ quả có gai, da thô, thớ gỗ màu tím thâm, chất gỗ bền nặng, dùng làm cột buồm và xẻ ván làm thuyền là hảo hạng. Cây thiết tú (gỗ táu) lá họ cây gõ, da vằn sần như da ếch, gỗ bền dẻo, dùng làm rui mè, cột trụ và mái chèo. Cây bàn lân (bằng lăng) hoa và lá giống cây tử kinh, thớ gỗ trắng ngà, dùng làm rui mè, cột trụ và mái chèo, rễ cây tại gốc cong queo nổi u kỳ quái, hoặc giống hình người, hoặc hình chim muông hoa lá, dùng làm ống cắm bút, dĩa bày quả, có vẻ đẹp tự nhiên cổ kính, những vật dụng này rất hợp sinh hoạt trên thuyền. Cây hồng du, tục gọi ( cây xoai ) lá nhỏ tròn, hoa màu hồng nhạt, quả tím đen, nhỏ bằng ngón tay, dầm bỏ vỏ ngoài, hạt thịt hồng hồng có bột, vị ngọt, thớ gỗ đỏ, thân cành nhỏ làm chiếc neo thuyền được chắc và bền.

Tính đến nay tài sản của họ Hoàng chỉ còn lại chín thương thuyền, không được sung túc như xưa, tuy vậy cả họ lấy làm vui vì họ Hoàng lấy cái hữu sống cho người khác được bình an và hạnh phúc. Họ Hoàng bận rộn cho công cuộc lập cư mới, thời gian trôi qua mau đã gần năm, không ai để lòng sự xa nhà của Hoàng Phi Bằng và quên lãng chuyện thành Phiên Ngung trừ khử bọn bán nước Lê Vĩnh.

Đến nay thì gia tộc họ Hoàng mới ổn định, an cư lạc nghiệp trên đất Cửu Chân, thời gian này Hoàng Phi Bằng thường vắng nhà, còn Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường đang sống ở ngoài thành Phiên Ngung, những hành tung của tứ huynh đệ này khó ai mà suy tưởng được.



Trong đêm Hoàng Hạc ngủ một giấc hương quan, tự sự cuộc đời của chính mình cho đến sáng hôm sau Hoàng Hạc cảm thấy tinh thần sảng khoái hơn mọi ngày. Sáng nay, ông cháu họ Hoàng cơm no rượu uống xong, chuyền đi này còn có Hoàng Phi Khải, ba ông cháu phi thân tạm biệt cả nhà. Hoàng Phi Bằng từ trên cao tay chỉ xuống đất ra hiệu cho Hoàng Hạc và Hoàng Phi Khải biết đã đến nơi, ba ông cháu phi thân xuống đất đứng mé đông bích núi cao ngất.

Hoàng Phi Bằng, đưa tay chỉ lên điểm đen trên đầu núi nói :

— Thưa Nội tổ và đại huynh nơi đó là cửa vào động, bây giờ cùng nhau chuẩn bị phi thân nhé.

Hoàng Phi Bằng thừa biết khả năng của Hoàng Hạc không thể phi thân lên đỉnh núi và lần đầu tiên chàng ngạc nhiên khi thấy Hoàng Phi Khải cũng phi thân bằng chiêu thức như chàng. Chàng thưa :

― Thưa Nội tổ, cưỡi trên lưng điệt nhi, khi phi thân vào động thì Nội tổ ôm vào thân hài nhi cho thật chắc chắn, còn đại huynh cứ phi thân theo tiểu đệ.

Hoàng Hạc cũng làm theo ý của Hoàng Phi Bằng, tuy trên lưng Hoàng Phi Bằng có một sức nặng nhưng không đáng kể vào đâu. Chàng vừa nhún mình đã phi thân vào cửa động Đông, lần thứ hai Hoàng Hạc mới thấy Hoàng Phi Bằng thân bay lên núi đá đứng thẳng cao vút, mây bao phủ và hơi nước trong núi toả ra tạo thành nhiều lớp sương mù sa trong đêm, bốn vách đá sương đọng thành tuyết, gió thổi theo từng chuỗi trắng như muối khô ven bờ tràn của biển, hai bên tai của Hoàng Hạc tiếng gió "vù...vù...", ông cưỡi hạc nghe tiếng gió cũng đủ sợ rơi xuống đất rồi, lần trước ông cũng đã chứng kiến Hoàng Phi Bằng cõng quân thần trên hai trăm cân phi thân lên đỉnh Điện Thái Hòa cao mấy chục trượng là đã thấy phi phàm ngoài trí tưởng tượng, lần này được cháu nội cõng trên lưng rất an tâm thế mà khi lên càng cao bao nhiêu thì tiếng gió càng thổi mạnh "vù...vù...", tay ông lùng bùng muốn ù màng nhĩ, gió se gió cuốn, lòng người hơi lo ngại. Hoàng Hạc tự nghĩ trong lòng:– Mõ đã là nhân vật phi thân đệ nhất đương thời, nay mới biết không thể nào phi thân lên núi đá đứng thẳng này được .

Riêng đối với Hoàng Phi Bằng đây chỉ là sự sống bình thường của mỗi ngày, cho nên phi thân lên núi chỉ là đi qua khung cửa vào nhà. Lầu đầu Hoàng Phi Khải phi thân rất cao, tuy trong lòng có ngại, nhưng ý chí vượt mọi trở ngại, chàng cũng không ngờ mình có nội lực thâm hậu :– Thế mà không biết khai thát, cảm ơn Phi Bằng hiền đệ cho ta khám phá ra năng lực này. Hoàng Hạc vào đến cửa động lòng mới an tâm hỏi :

― Phi Bằng nhi, còn cửa nào đi vào dễ dàng hơn không ?

― Thưa Nội tổ, có chứ nhưng cửa ấy chỉ để cho thập nhất Hoàng Đức đi mà thôi.

Lúc này Hoàng Hạc đi theo Hoàng Phi Bằng vào động, đi ngang qua sảnh đường. Hoàng Phi Bằng mở cửa Đông động để ra thung lũng.

Hoàng Hạc bỡ ngỡ một lần nữa hỏi :

― Cảnh trí ở đây rất u nhã, thích hợp với Nội tổ lắm, nhưng mà rất tiếc Nội tổ không thể tự ý lên đây một mình được.

― Thưa Nội tổ, muốn lên đây bao giờ chẳng được, thế thì nhờ hạc chở lên, hay lên cửa động Đông cũng vậy thôi, mời Nội tổ và đại huynh đi một vòng thăm quan cảnh trong thung lũng .

Hoàng Phi Bằng chuẩn bị mọi thứ trong sảnh đường để Hoàng Hạc và Hoàng Phi Khải nghỉ ngơi. Không khí trong động tinh khiết Hoàng Hạc cảm nhận sống ngoài trần tục, tinh thần sảng khoái. Hoàng Hạc thức dậy từ sáng sớm, vẫn nằm yên, nhưng đôi mắt mở để quan sát cảnh vật bốn phía sảnh đường, vừa thấy Hoàng Phi Bằng ông liền hỏi :

― Hôm nay nội tổ muốn thăm kiến sư phụ của Phi Bằng hiền nhi, như vậy có tiện chưa ?

Hoàng Phi Bằng hơi luýnh quýnh, khoanh tay thưa :

― Khi ở nhà điệt nhi có thưa với nội tổ về thân thế của sư phụ rồi, thực ra ý của hài nhi muốn đưa Nội tổ đến đây để làm lễ tạ ơn Người vắng mặt, tiếp nhận cho hài nhi ở động này, chính sư phụ vô hình truyền thụ võ học cho hài nhi. Nội tổ an tâm ở đây mọi sự đã có hài nhi hầu hạ, hiện nay chỉ có Nội tổ mới chính là sư phụ duy nhất của điệt nhi.

Hoàng Hạc hơi khó hiểu đứa cháu út này, liền cười trừ nói :

― Nội tổ hài lòng, nhưng mình phải lập lễ thọ ơn Người chứ, mình vào đây ăn ở của Người mà mình quên ơn làm sao được ?

― Nội tổ nói đúng lắm, Phi Bằng nhi ở đây mà không biết việc lễ nghĩa, nhân nay nhờ Nội tổ làm chủ việc này, điệt nhi đi lo bàn hương án để Nội tổ khấn vái tạ ơn anh hùng và sư phụ không hình không bóng.

Lễ tạ ơn đã thành, Hoàng Phi Bằng đem chuyện kho tàng bí mật trình bày hết cho Hoàng Hạc và Hoàng Phi Khải đồng nghe, chàng hy vịng sẽ thực hiện nguyện vọng của mình, chàng đưa mắt nhìn quanh nói khẽ :

― Thưa Nội tổ, đại huynh hôm nay Phi Bằng nhi xin trình bày một việc hệ trọng nhất, chỉ tiết lộ với Nội tổ và đại huynh mà thôi.

Phi Bằng nhi không tin bất cứ ai trong và ngoài họ Hoàng vì việc này hệ trọng đến cả dân tộc Bách Việt, nguyện vọng của điệt nhi là nhờ nội tổ sử dụng tài sản ở đây vào lúc nào cũng được, nhưng chỉ một mục đích là kiến thiết, xây dựng, phát triễn Bách Việt phồn thịnh. Riêng về các loại Thư Pháp, như Tri tư đạt lễ, Châu dịch, Xuân thu, Binh pháp, Nông canh, Tan hôn tương tớ, y dược, Chim bốc, Chim thiết giả, Thiên tượng địa trắc. Gia đình mình phải sao lục ra nhiều phó bản để phổ biến vào dân gian, họ Hoàng nhà mình không được lấy nó làm gia bảo, sau khi có được phó bản rồi thì bản chính trả về nơi xuất xứ. Còn bảo vật binh khí cũng do gia đình mình lấy mẫu chế thành phẩm phổ biến như thư pháp, nhất là mở lò đúc để sản xuất binh khí, mở võ đường huấn luyện võ học, ai cũng phải biết sử dụng binh khí, có như vậy mới hy vọng giữ được nước. Người trong gia đình mình thấy vật thì lấy đó mà luyện tập, không cần biết nó xuất xứ từ đâu.

Việc đầu tiên Nội tổ thực hiện chu đáo, thật kỹ khi mua chiến mã, cùng lúc thuê người huấn luyện chiến mã và phương thức cấy giống, mua chiến mã cung cấp cho Thập bát Cần Lĩnh Nam và binh mã của Nam Việt như Tượng Quận, Quế Lâm, Trường Sa, Nam Hải, Ngự Lâm Quân, Tử Cấm Thành, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hải Nam còn nữa mua sắt, thép, đồng, chì càng nhiều càng tốt để lưu trữ, sau này đến lúc sẽ cần dùng đến.

Mở rộng kinh doanh mua bán, đóng chiến thuyền đường biển, đường sông, mở rộng bờ cõi xuống Nam để tránh hậu họa phương Bắc về sau, lò đúc khí giới mở ở Giao Chỉ để tránh người phương Bắc dòm ngó, xây thành đắp lũy ở Giao Chỉ có như vậy thì Bách Việt mình mới không bị diệt chủng sau này và nhất nhất Nội tổ cùng Nam Việt Vũ Đế bàn thảo kế sách.

Việc cuối cùng cũng không kém hệ trọng đó là họ Hoàng nhà mình không tham gia quan trường, kho tàng này không lấy làm của riêng, có như vậy thì đời đời họ Hoàng nhà mình trung dân hiếu nước. Nội tổ và đại huynh không được tiết lộ với bất cứ với ai. Hài nhi hy vọng những đề nghị này được thực hiện thành tựu.

Hoàng Hạc hoài nghi nói :

― Điệt nhi à, sự việc đột ngột quá Nội tổ khó hình dung kho tàng như thế nào, trong kho tàng có những gì, thế thì làm sao tổ phụ dám quyết định, thôi thì để ngày mai sẽ tính không muộn.

Trong đêm khuya khoắt, Hoàng Hạc trăn trở nửa lòng hồi hộp, nửa lòng lo âu:– Phi Bằng nó đưa ra những ý rất hay, rất nhiều việc để thực hiện, nhưng mà kho tàng đó trong trí mộng mơ của điệt nhi, quả là thằng cháu này có ý tưởng không bao giờ thành, nó còn nhờ mỗ hứa đủ thứ, không khác nào thằng lỏi nhằm tưởng chuyện mơ tiên.

Nó mới xa mỗ hơn năm thôi, thế mà người lẫn tính đã thay đổi quá nhiều, võ nghiệp thì quả là hơn người, nhưng không có sư phụ, mỗ đến từng tuổi này mà vẫn không biết đâu là chơn hay giả của cõi đời. Tuy nhiên lời nói và cử chỉ của nó hoàn toàn chân thực, nhưng kho tàng thì biết có hay không ?

Nếu có thì vài trăm thỏi vàng, vài trăm hạt kim cương, mươi vật quí báu là cùng. Thế mà nó muốn xây dựng cả một Bách Việt hoành đại, đâu phải ngân kim nằm trên mặt đất muốn lấy bao giờ cũng được, vả chăng trên mặt đất thì đâu có đến tay mình, còn ngân kim nằm dưới lòng đất thì càng khó lấy vô cùng vì nó thuộc về Bách Việt, thế mà Phi Bằng nói như ngân kim thành phẩm, nếu có thực cũng không thể nào gọi là kho tàng được, thế thì kho tàng sử dụng vào việc xây dựng đất nước làm sao cho vừa. Khác nào kẻ điên bỏ đường cát trắng, đường đen, đường phèn, đường phổi v.v... rồi bảo biển kia phải ngọt. Thực ra nguyện vọng của Phi Bằng quá mộng tưởng hoàn toàn không có thực. Ông suy nghĩ tiếp về Hoàng Phi Khải: – Hoàng Phi Khải phi thân cũng không thua gì Hoàng Phi Bằng, có lẽ chúng nó xuất thân cùng một sư phụ, nội lực trầm hơn và không lộ, nhưng tại sao không nói về kho tàng này, hay là có bí ẩn nào khac ư ? Quái lạ chưa hề nghe Hoàng Phi Chỉnh đề cặp võ học của Hoàng Phi Khải, bao lâu nay mỗ tưởng chúng nó chỉ có thân tầm thường, chuộng văn hơn võ. Không ngờ hôm nay mỗ mới biết khả năng của tuổi trẻ vượt xa thế hệ hai của họ Hoàng, đáng vui mừng "ha hà… "
Huỳnh Tâm

Chương 7
Lòng ta sông núi bạt ngàn mênh mông

  Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét