Kiếm Khách Giang Nam - Chương Mười Chín ( Huỳnh Tâm )

Nước Non Bờ Cõi Một Phương

Một tháng sống trong gia đình của Bá phụ Hoàng Phi Chỉnh, cả nhà thương yêu, xem muội như con cái. Thường luận bàn nhiều vấn đề với, như tìm sách nào để đọc, cách ghi chú thư pháp, binh pháp, lịch sử hiện tại, tương lai của Nam Việt, mọi việc đều có lý thú riêng của nó, những ngày sống ở đây an lạc hạnh phúc, một kỷ niệm thân thương khó quên. Còn một may mắn khác được đại huynh Hoàng Phi Khải hướng dẫn nội công, bổ túc luyện tập hai pho kiếm pháp "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm".

Đến khi muội nhớ nhà mới xin phép từ giả Bá phụ, Bá mẫu và đại huynh ân công. Lúc ấy bá phụ bảo đại huynh: "– Gia gia nhờ hài nhi, tiễn chân nữ hiệp một đoạn đường". Thế mới biết sống trong thế giới bình thảnh thường tạo cho người khác hài hòa theo, ở đây cả tháng xem ra như thân thuộc, nhất là không bị tra cứu người lạ mặt đến với mình, làm một việc thiện cho bất cứ ai cũng không cần đền đáp.

Khi về đến Phiên Ngung thành, Khải đại huynh nói: "– Tại hạ hộ giá muội Hương Trí Túc đến đây là tạm biệt". Cũng may trước đó muội cùng đại huynh đồng hứa hẹn cùng nhau thực hiện những ước nguyện riêng tư cho đời mình.

Trong canh khắc đó Muội nhất định hậu tạ, mời Khải đại huynh về nhà, nhưng Khải đại huynh từ chối, muội mới tiết lộ chính là Công chúa Huơng Trí Túc, thực sự lòng muốn đền đáp đại huynh, vẫn không tiếp nhận, cuối cùng ưng thuận ở lại thăm Hoàng cung vài ngày, đại huynh về lại Cửu Chân, muội tiễn đưa đại huynh và tạm biệt ngoài thành, hẹn ngày tái ngộ.

Hai tháng sau muội thấy con hạc bay vào Ngung Sơn, đối cảnh sinh động, vội vàng chuẩn bị hành trang, chờ hạc bay ra là đi theo, lần này muội quyết định mạo hiểm đi tìm để biết sư tổ Hoàng Phi Bằng sống ở đâu, thế là hạc đêm bay ngày nghỉ, riêng muội cũng thế, hạc trên trời muội dưới đất thi nhau bay chạy, nhờ võ công của muội khá hơn trước mới phi thân theo không dám rời hạc, hạc ngủ trên cây muội ngủ dưới gốc cây, chỉ cần hai ngày muội biết được qui luật sống của hạc.

Đến lúc hạc bay vào núi Thất Long thì biến mất, muội không thấy hạc nữa, đành phải ở dưới chân núi vài ngày chờ mãi không thấy hạc, cuối cùng quyết định ở tạm lữ điếm Gia Bảo tại trấn Phù Ninh thuộc tỉnh Quế Lâm, ban ngày ăn ngủ ở đó, sẩm tối vào núi tìm hạc, cứ thế hơn một tháng không thấy đâu cả, lòng thường suy nghĩ lễ bất khả phế, mình không làm trái thì vô hại cứ an tâm ở đây, không ngờ bọn binh huyện Phù Ninh có lòng tham theo dõi muội vào núi, để cướp nữ trang, tiền bạc đúng là có đường thì kiến nó bu.

Thật ra muội ở tại lữ điếm đã sử dụng hết tiền bạc và nữ trang, thậm chí những xiêm y cũng bán để đổi lấy xiêm y của nữ Lạc dân tạm che thân, chỉ còn một gia bảo ngọc thạch của nội tổ Vũ Đế ban lộc vì vậy bất cứ giá nào cũng phải giữ gìn dù lặng lội trong vùng đao kiếm, không thể để mất được. Bọn binh huyện rất đông đánh với muội hai ngày một đêm, hóa thành ngũ tạn lục phủ, mạch tượng hỗng loạn cũng như lính quân hổn hợp không có tướng soái, lúc này muội mới biết dẫu cánh tay to cũng không bằng bắp đùi, may mắn có tỷ xuất hiện, hai mươi ba địch thủ chỉ vài chiêu tan tác rôi kết thúc, muội rất khâm phục ân công, nhờ võ học truyệt chúng cứu sống đem muội về đây, nay mới biết Hoàng tỷ là muội của đại huynh Hoàng Phi Khải và tỳ của sư tổ Hoàng Phi Bằng, đến nay muội vẫn chưa thực sự yết kiến được sư tổ Hoàng Phi Bằng !

Công chúa Hương Trí Túc nói đến đây chạnh lòng lệ rơi nhớ Hoàng Phi Khải. Lữ Thư và Hoàng Phi Khải nghe qua đôi lời chân thực, không sai người đời có nói: "Đèn không đốt không sáng, lời không nói không rõ". Người nghe cảm động và thừa biết công chúa vì ngưỡng mộ mới ra nông nỗi này. Bây giờ Hoàng Phi Khải mới hiểu rõ tình người khác với tình yêu. Tình yêu là ý niệm của đôi lứa, chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa gia thất, ngưới ta thường gọi là tình vợ chồng. Còn tình người là ngưỡng mộ không phân biệt nam nữ, giai cấp xã hội và cả lòng tin cũng không biên giới.

Hoàng Phi Khải lấy bộ mặt giả ra nói:

― Trí Túc hiền muội khổ lắm rồi ! Thân là một công chúa tự hạ mình đi tìm bóng mây thì làm gì gặp được. Huynh cản động nhu-èng không thể ra mặt có nhiều lý do. Chàng suy nghĩ một lúc nói tiếp:– Cách đây hai tháng thuynh đã biết tất cả mọi lý do công chúa đi tìm hiền đệ và Bằng hiền đệ cũng biết nội vụ này.

Lữ Thư ngạc nhiên, đương nhiên phải đổi cách xưng hô đối với công chúa, nhất là người yêu của đại huynh, hỏi :

― Xin thưa công chúa, cho phép Lữ Thư xưng hô thế nào thuận miệnh nhất.

Hương Trí Túc đáp :

― Tùy thân thiện mà xưng hô, tất cả một nhà .

Lữ Thư có ý muốn đại huynh thành thân với công chúa, nàng không ngại đáp :

― Thưa, từ nay cho phép muội xưng hô Tẩu Tẩu, muội sẽ đưa tin này đến Bằng hiền đệ về Nam Khê Sơn thăm Tẩu Tẩu, xin tha tội cho muội, riêng trong động không một ai biết Tẩu Tẩu là công chúa, có như vậy mới bảo toàn an ninh cho công chúa .



Thời gian trôi qua ba ngày, Hương Trí Túc hoàn toàn bình phục, nét mặt tươi tắn nhan sắc hồng hào, thân cốt, tướng quý phái xuất hiện khác thường, mọi người đồng ngạc nhiên, tuy thấy Hương Trí Túc đang mặc xiêm y vải thô mà vẫn thấy ẩn hiện kiều diễm.

Tỷ, huynh, đệ trong sảnh đường dùng cơm trưa, vô tình tạo ra hình ảnh đẹp của lứa tuổi thanh thiếu niên, khởi đầu trong đời biết về ý niệm đẹp là gì, tạo hóa ban bố cho nữ giới một chân dung riêng biệt mà bấy lâu nay trong động chưa từng nghĩ đến.

Theo danh sách nữ giới trong động hiện nay có đến năm người, như Trần Kiều Oanh, Hoàng Lữ Thư, Lệ Thanh, Hương Trí Túc, Quách Tuyết Băng thì chưa xuất hiện, ít ai biết nữ hiệp ày đang ở đâu, còn Đào Trần Mẫn Trâm mọi người xem như con cháu trong gia đình, gọi Hoàng Phi Khải bằng Gia gia.

Hương Trí Túc ngồi gần Lữ Thư, huynh đệ tất cả đồng "ồ" lời khen, Trịnh Trường kẻ lém lên tiếng trước :

― Thưa tỷ Hương Trí Túc, ngày đầu vào động đệ thấy thân cốt rất là héo hắt, trên mặt xạm nắng như da bánh cam chưa vàng, lấm tấm những cát bụi trên người, y giáp vải thô, lúc ấy đệ đã hình dung ra được một câu ca "Hỡi cô yếm trắng vải là, ấy là cát bá hay là cúc phai", quả thực từ thân cốt tiều tụy, nay hiện ra sức mạnh thần nữ.

Trịnh Trường nói đến đó. Hương Trí Túc đôi má ửng hồng, có ý sợ mọi người biết thân thế của mình. Trong động ai cũng biết Trịnh Trường miệng lém lòng chân thành, sống vô tư, vốn con nhà tửu lầu va chạm nhiều hiểu biết, cười luôn miệng nói :

― Tại hạ ăn mặn nói bậy, chỉ khen Nữ giới mà thôi, còn Nam giới chúng hạ tầm thường không đáng để khen ở đây. Một lần nữa xin mạo muội luận về Nữ giới có những mẫu chân dung đẹp thứ nhất lộng lẫy, yêu kiều, mảnh dẻ, chân cao, gương mặt lồng lộng, sáng như gương, nhờ ông thợ tạo hóa khéo tô điểm, vẻ những nét rất đều đặn, mũi dọc dừa, miệng tươi như hoa, chúm chím thật hợp với khuôn mặt, cặp mắt to, lòng đen long lánh trong nền yến trắng sáng. Ai cũng vỗ tay khen.

Lữ Thư ửng hồng nét mặt, biết hiền đệ Trịnh Trường lấy mình ra để làm cớ nói về người khác, lúc này Hoàng Phi Khải mới để ý muội muội của mình đúng như lời Trịnh Trường. Chàng nghĩ thầm:– Khi nào có dịp mình sẽ ngắm thật kỹ cái đẹp hiền hậu của Mẫu thân.

Trịnh Trường suy nghĩ một hồi, nói tiếp :

― Chân dung thứ hai, trong sắc đẹp kiều diễm, trời lại phú cho tài trí thông minh, chọn âm nhạc và võ học làm thú vì tha nhân. Tạo hóa đã vẻ ra chân dung ấy rất mỹ lệ, với nụ cười liên miên trên môi. Tính vững vàng, quả cảm, người ta nhận thấy trong cử chỉ ngôn ngữ ấy như có nội lực thu hút tình cảm mọi người, chân dung nầy tiêu dao sớm đã có chủ. Chàng cười "hì hì..." nói tiếp:– Đôi uyên ương này chưa hề xa nhau một tấc gang nào. Tại hạ cảnh cáo không ai được xâm phạm vào tình thiêng liệng của họ.

Mọi người đồng vỗ tay khen, có tiếng nói :

― Đại huynh bình phẩm một lần nữa không sai, tiếp tục nào.

Ai cũng biết đó là nói về Lệ Thanh của Xuân Giao, hai họ đã một nhà trao tín vật từ khi mới chào đời. Điều này hiển nhiên mọi người hiểu rõ từ khi Xuân Giao và Lệ Thanh mới xuất hiện trong động.

Hương Túc vốn hay văn, đôi mắt hướng về phía Xuân Giao và Lệ Thanh, liền xuất khẩu ngâm thi tặng đôi tình một bài từ :

Luận vạn cổ Giao tình Nàng

Đề mã cước Thanh yêu chàng lãng du

Viết tên anh mấy trăm thu

Tình chưa thấm đủ ngàn thu tình này.

Mọi người đồng vỗ tay khen:– Từ đây trong động xuất hiện thêm một danh nhân thi ca. Trịnh Trường đắc ý bài thi này, gật đầu đôi lần, cười, rồi tiếp tục bình phẩm :

― Chân dung thứ ba. Gương mặt trái xoan lồng lộng ửng hồng, nước da mịn tuyết mỏng, sáng như trăng, đôi mắt to nhung bồ câu, đen lanh lánh, thanh tú, mũi dọc dừa, miệng tươi như hoa, có đôi lông mày cong vuốt, giọng nói âm thanh êm ái, nhưng trong lời nói thể hiện tính quả quyết và tự chủ. Mái tóc huyền mướt, miệng cùng lá phổi biểu tượng cương khí, lòng trong sáng cân đối với gương mặt, những thiếu nữ này hiếm thấy ở thế gian.

Tất cả đồng lắng nghe Trịnh Trường bình phẩm, rồi không ai bảo ai đồng hướng ngó Hương Trí Túc, vốn da mặt mịn mỏng ửng hồng, bây giờ biến thành trái mận chính. Hương Trí Túc lòng càng e thẹn, lần đầu tiên bị người ta bình phẩm về mình, nàng suy nghĩ:– Chưa bao giờ để ý về mình. Tự dưng hôm nay nghe lời bình phẩm, trong lòng hơi bối rối. Nàng cảm thấy thân nhỏ lại như viên sỏi đá trong núi rừng hùng vĩ. Nàng lại một lần nữa nghĩ thầm:– Không biết đại huynh Hoàng Phi Khải có cùng suy nghĩ đẹp này không ?

Lữ Thư nhìn Hương Trí Túc, đôi lời khen :

― Túc tỷ tỷ đúng là nữ kiệt văn võ song toàn, sắc hương quý tướng, hy vọng tương lai rực rỡ hơn chúng muội.

Hương Trí Túc miệng cười đáp :

― Muội đây chỉ nửa vành trăng khuyết, còn tỷ mới là trăng tròn mười tám vừa mới treo giữa trời cao, như vậy làm thế nào mà sánh bằng tỷ được chứ.

Lữ Thư duyên dáng cười, nàng nhìn qua Trịnh Trường nghiêm nghị nói :

― Trịnh hiền đệ nên dừng lời bình phẩm cái đẹp Nữ giới ở đây, đã đến bữa cơm rồi chúng ta hãy nói chuyện khác nhé .

Tất cả đồng ý, sau buổi cơm đến tuần trà. Đào Trần Mẫn Trâm còn nhỏ tuổi cũng cảm khái tính can cường của Hương Trí Túc, liền lên tiếng :

― Thưa Gia gia, nói vài câu để cô Túc cô mẫu an lòng chứ ?

Cả sảnh đường yên lặng, Hoàng Phi Khải còn chần chờ thì Hương Trí Túc hỏi Đào Trần Mẫn Trâm :

― Gia gia của Trâm nhi là ai vậy ?

Đào Trần Mẫn Trâm đưa tay chỉ Hoàng Phi Khải. Hương Trí Túc không tin, hỏi lại Đào Trần Mẫn Trâm :

― Gia gia của Trâm nhi thực đấy à ?

Đào Trần Mẫn Trâm ngó Hoàng Phi Khải có ý xin phép, rồi nói :

― Thưa cô mẫu thực đấy mà, nữ nhi nói thực đấy không tin hỏi tất cả quý thúc bá, thúc thúc, cô mẫu thử xem.

Hoàng Phi Khải cười, chàng không thể để người nghi kỵ nói:

― Túc muội, điệt nữ nói đúng đấy, tại hạ chính là gia gia của Anh Tuấn, Mẫn Trâm, chuyện này đôi ngày nữa muội sẽ hiểu rõ.

Lúc đầu Hương Trí Túc nghe qua Hoàng Phi Khải đã lập gia thất có đến hai người con, lòng nàng tức dận lắm, đến khi hiểu chuyện mới biết chính là con nuôi trong hoàn nhân ài, nàng vui mừng không ngờ phu quân tương lai sống bình dị. Nàng suy nghĩ :– Đương nhiên phải tiếp nhận làm mẹ của hai đứa trẻ họ Đào này.

Hoàng Phi Khải hiểu được nổi lòng bâng khuâng của Hương Trí Túc, chàng cố ý muốn chuyển qua một vấn đề khác, chưa kịp nói, Hương Trí Túc vốn trọng sư, đạo nghĩa, liền tỏ bày trước :

― Thưa, một lần nữa muội xin đa tạ Khải ân công, nếu không có huynh đến kịp lúc, e rằng khó sống, nhân dịp này cũng xin đa tạ toàn thể tỷ, huynh, đệ, muội trong động Nam Khê Sơn, tiếp nhận muội còn lo cho ăn mặc chữa trị bệnh nữa, xin kẹn có ngày đền đáp .

Hoàng Phi Khải muốn giải cái khó xưng hô do Hương Trí Túc đặt ra :

― Hiền muội đã là người của động cứ chân tìng sống theo kết nghĩa bốn chữ "huynh, tỷ, đệ, muội" là trọn tình.

Trần Kiều Oanh thay mặt trong động nói :

— Oanh xin phép có đôi lời để Hương Trí Túc biết, động này của hai họ Đào Trần sống đã lâu năm, rồi một hôm tình cờ Khải hiền đệ đi ngang qua động, cứu sống hai cháu của Đao Trần tên Tuấn và Trâm nay gọi Khải hiền đệ gia gia. Sau đó hai nhà họ Đào Trần đi làm quan mới tặng động Nam Khê Sơn cho Khải hiền đệ tử đó mới tập hợp những người trẻ và sống ở đây. Thực tế Khải hiền đệ là chủ động cũng là người sáng lập ra "Hưng Việt Xã", lấy ( Chong chóng ) lá cây dừa làm phù hiệu. Sự tập hợp chung sống hài hòa này đến từ hai hướng về đây, cánh đầu tiên của Khải hiền đệ và cánh thứ hai của Bằng hiền đệ. Võ học dưới sự hướng dẫn luyện tập của Bằng hiền đệ. Văn học dưới sự dạy bảo của Khải hiền đệ, mọi sinh hoạt trong động theo qui ước của Thư muội. Mọi giao tế ngoài xã hội do Lý huynh và muội phụ trách. Cơm ăn, áo mặc do Trịnh đệ và Tuyết Băng phụ trách.

Lẽ ra phải giới thiệu danh tánh trước để Túc muội không vì những khuôn mặt này mà khổ sở tìm kiếm Bằng hiền đệ, còn nữa theo qui luật trong động, không tiếp đón bất cứ ai vì đề phòng mọi bất trắc, quý tỷ, huynh, đệ, muội tiếp đón Túc muội do Khải hiền đệ giới thiệu. Theo qui luật đã định, người mời cũ trong động phải giới thiệu danh tánh để Hương Trí Túc thi lễ từng người một.

Hương Trí Túc kính cẩn chào từng người, đồng giới thiệu danh tánh, nàng đứng trước Hoàng Phi Khải tay cung lên ngan tráng thi lễ :

— Tạ ân công Khải huynh.

Hoàng Phi Khải liền chuyển bộ pháp đứng sau lưng hỏi nàng:

― Tại sao muội hành động như vậy ?

Cả hai Túc và Khải đã hẹn tình phu thê từ lâu, vô tình nay đứng trước thiên hạ không thể thuận lộ ra người ngoài, nàng theo nghi lễ tỏ bày là một thành viên trong động, nói :

― Nghi lễ này muội bái tạ ân công cứu mạng, bổn muội biết hành động như thế là tâm hóa, đây cũng là tính chơn thành của muội.

Hoàng Phi Khải hiểu tâm tư của nàng, cũng nói theo chiều gió ai hiểu sau cũng hài lòng :

― Huynh đã từ lâu không còn sống trong ý nghĩ ân đền nghĩa trả, cho nên mọi sự động tĩnh ngoại cảnh không tưởng đến, tuy có làm mà ngoài cuộc, xin muội cảm thông, không nên hành lễ như vậy nữa. Nhân hôm nay tại hạ muốn củng cố đời sống trong động. Huynh, tỷ, đệ muội ẩn cư ở đây cần phải chuẩn bị thực hiện hoài bảo cho chính mình thật tốt, nguyện vọng khai trừ kẻ gian tế cùng kẻ ác, xem đây là mối họa làm khổ dân.

Động Nam Khê Sơn là nơi nuôi hoài bảo của thế hệ này, thẳng thắn đứng vào thời cuộc, tinh thần đương nhiên phải sáng suốt, trí tuệ vô tư, mục đích sống nhân chính, chấp nhận mọi thử thách sống chết đều do trời đất an bài, ở đây là tình thân thương huynh, tỷ, đệ, muội và một chữ tâm, dưới chữ tâm có chữ đạo, dưới chữ đạo có chữ nhẫn, do đó lòng người không đi ngược với lương tâm, tuy nhiên ý chí của mỗi người mỗi khác, tự cá nhân quyết định lựa chọn hướng đi cho đời mình. Quý huynh, tỷ, đệ, muội ở trong động này cũng đã khá lâu năm, văn võ đã song toàn, thân thế hiệp khách trên giang hồ không kém ai. Những ai đã hết thích hợp ở đây thì tùy ý rời khỏi không có cản trở nào cả.

Độ Thiếu đưa tay phát biểu :

― Độ Thiếu nhờ quý đại huynh hết lòng chỉ giáo, được nên người ơn này ghi vào lòng, tại hạ xin bái biêt xuống núi.

Hoàng Phi Khải cười :

― Độ Thiếu hiền đệ, lúc này chưa xuống núi vội, luyện tập một tháng nữa rồi tất cả cùng xuống núi.

Hoàng Phi Khải, Lý Bình Trung, Trịnh Trường tuy đã biết thân thế của Độ Thiếu nhưng vẫn phải nuôi con cá nhỏ trong động. Hoàng Phi Khải ôn tồn nói tiếp :

― Hiền đệ Độ Thiếu tương lai còn dài, tuy động Nam Khê Sơn này chỉ là một không gian chật hẹp, không đủ thi thố khả năng, nhưng phải biết tài năng từ khởi đầu mới có tương lai về sau .

Độ Thiếu thầm nghĩ:– Ta nào có lưu luyến động Nam Khê Sơn này đâu, ta tự hào đã có văn võ song toàn trước khi vào đây, đắc chí cười thầm "ha hà". Dù có ở trong động một tháng hay một năm cũng không ai hay biết ta muốn gì, còn về võ học, hay qui luật sinh hoạt trong đông ta không cần phải biết nữa, tất cả mỗ đã toại nguyện rồi "ha hà".

Hoàng Phi Khải vẫn khuyên can:

— Thiếu hiền đệ muốn đi vội hay sao, hãy chờ Phi Bằng đến đây rồi ra đi cũng chưa muộn. Còn hôm nay nhờ Lý huynh hướng dẫn huynh, tỷ, đệ, muội, luyện võ học như thường lệ. Tại hạ nghĩ rằng chuyên luyện tập nhãn–nhĩ lực và phép biến hóa sinh nhiên tọa, đó là yếu tô căn bản thấy–nghe, tiếp theo luyện tập nội công, gân cốt biến hóa tạo ra một thể lực cường tráng. Tại hạ muốn làm thân những cường tráng có chí lớn, cùng nhau phụng sự xã tắc, hy vọng quý hiền dâng hiến phần đời nhỏ bé này cho Nam Việt.

Hương Trí Túc cảm phục tâm huyết của Hoàng Phi Khải, nàng phát biểu :

― Nay bổn hạ cũng muốn quên đi quá khứ để cùng quý hiền thực hiện tinh thần của động Nam Khê Sơn có được không ?

Lý Bình Trung vui mừng đề nghị :

― Hãy lấy ngày tháng hôm nay và canh niên của cá nhân lập thệ kết nghĩa, tiện cho việc phân ngôi thứ, xưng hô.

Hương Trí Túc lần đầu tiên có ý nghĩ về giang hồ và trước mắt là bối cảnh ở đây tuy nghèo mà chí không ngắn, nàng nói :

― Lý huynh đề nghị đúng lắm hãy làm như vậy mới gọi là huynh đệ chi gia chứ .

Tất cả đồng ý lập bàn hương án tại trung tâm sảnh đường, từng người đồng hành lễ khấn theo nguyện vọng.

Đến phiên Hương Trí Túc cầm ba nén hương đưa lên trán khấn :

― Tiểu nữ họ Triệu tên Hương Trí Túc, đứng trước bàn hương án lòng thành dân lên liệt tổ, liệt tôn chứng giám một lòng trung nghĩa, cùng quý hiếu hiền đem thân phụng sự Bách Việt đất tổ Lĩnh Nam, an cư, lạc nghiệp vì xã tắc muôn dân. Một lòng không thay đổi, nếu có lòng hai quý hiền đem tiểu nữ phanh thây.

Trong động trở thành một tập thể sinh hoạt qui củ, buổi sáng Lý Bình Trung lập lịch trình luyện tập võ học. Trưa–chiều Lữ Thư và Trịnh Trường phụ trách trật tự và buổi tối dẫn giải võ học, thư pháp, binh pháp v.v... Trần Kiều Oanh phụ trách hậu động.

Hoàng Phi Khải tiến hành lập động trên Nam Khê Sơn, điều động nhân lực dọn dẹp, lập kho chứa lương thực, đại sảnh đường, võ đường, thư phòng, nơi ăn ở cá nhân, đặc biệt bên tả trong động có nguồn suối ôn tuyền ấm áp, được chia làm hai lối đi đến hồ mộc dục Nam và Nữ cách xa riêng biệt.

Hoàng Phi Khải để nhiều thời gian tìm hiểu chọn người văn võ, đủ khả năng đứng đầu động chủ, chàng căn dặng :

― Quý hiền nhớ luyện tập nhãn–nhĩ lực đúng chín khắc, tập ngồi trước suối nghe và thấy nước chảy, tập nội công một canh phi thân, từ đáy suối lên nguồn thác, ngồi tại chỗ cho thân thể vững, xin mời theo tại hạ đến suối.

Tất cả ra suối luyện thập, Hoàng Phi Khải mới Lý Bình Trung làm động tác trước :

— Kính mời Lý huynh.

Lý Bình Trung vừa ấn nhẹ mười ngón chân xuống đất đã phi thân lên đến nguồn thác, ngồi xuống nước, không qua một khắc thân thể đã nổi lên mặt nước, rồi phi thân xuống suối. Hoàng Phi Khải nói tiếp:– Quý hiền đồng luyện tập những động tác mà Lý huynh đã hành.

Có nhiều huynh tỷ suy nghĩ :– Chính Khải huynh không có khả năng như Lý huynh, chỉ có văn không võ, nếu có cũng chẳng là bao, cho nên miệng nói không hành. Ngoài ra tất cả đồng một suy nghĩ, phi thân lên nguồn thác không có gì gọi là khó, nhưng họ không ngờ tất cả đều bị nước đẩy rơi xuống suối.

Hoàng Phi Khải cười rồi dẫn giải :

― Theo Bằng hiền đệ của tại hạo nói : "Thấy nước ở dưới suối rất mềm mại, muốn phân chia ra bao nhiêu cũng được, nhưng có một điều phải biết nước ở nguồn thác là thể cứng rắn, một khối nước khổng lồ có thể san bằng mọi thứ trên đời này thành bình địa, còn kim khí tuy thấy là thể cứng nhưng thực chất là thể lỏng". Quý hiền cần phải hiểu phép nhu cương của nước và kim khí khác nhau tùy lúc mà hóa. Chàng khuyến khích thêm:– Quý hiền luyện tập như vậy mới thấy tiến bộ, võ học không thiên vị ai, khổ luyện mới có kết quả.

Hoàng Phi Khải khéo léo đích thân hướng dẫn huynh, tỷ, đệ, muội luyện tập, bởi chàng muốn thấy khả năng của mỗi người.



Hương Tri Túc biết Hoàng Phi Khải, Lữ Thư chuẩn bị lên đường đến Quế Lâm, nàng quyết định xin đi theo, được đồng ý, hôm sau cả ba người phi thân ra khỏi động thẳng hướng Bắc, tìm ba con tuấn mã phi nước đại. Trên đường đi Hương Trí Túc nhớ lại những ngày ở trong động học hỏi nhiều điều hay lạ, từ xử thế đến võ học, nhất là cái vốn phi thân của nàng có được qua Phi Khải. Lúc này, mọi sinh hoạt trong động do Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường làm chủ. Trước khi đi Hoàng Phi Khải bày trận đồ "Trung Nghi Thổ" để bảo mật động Nam Khê Sơn.

Trần Kiều Oanh nhận được giản biên từ trên cao thả xuống sân động, do hạc đưa đến. Nàng xem qua biết tin từ thành Phiên Ngung, nội dung không viết nhiều chỉ một câu ngắn ngủi: "Cả nhà lão bán đậu chính danh Lư Tân Hải". Nàng tự hiểu :– Tại lữ quán có nhiều việc không ổn. Trần Kiều Oanh chuyển tin đến Hoàng Phi Bằng, tiếp theo viết một giản biên hồi âm: "Để cả nhà lão ấy sinh hoạt tự nhiên, vài ngày sau Trịnh đệ sẽ về thăm muội".



Huynh muội Phi Khải đến Tây Trung, lần này có cả Công Chúa Hương Trí Túc cùng đi theo, trước khi vào nhà Hương Trí Túc  nói với Phi Khải:

— Huynh đừng cho bên ngoại biết muội là Công Chúa vì rất ghét nghi lễ, có như vậy cả nhà mới sinh hoạt tự nhiên, xưng hô giống như tại động Nam Khê Sơn nhé Phu quân.

Chàng đi vào nhà trước rồi một chặp sau Hương Trí Túc và Lữ Thư vào sau, quả nhiên xưng hô bình thường. Lý Đại Châu vui mừng nhất, Trưởng Tức tương lai đến thăm ông. Cả nhà Hoàng Phi Chỉnh biết cuộc tình duyên của Công Chùa và Phi Khải, chỉ ngạc nhiên thân phận Công Chúa lại thích giang hồ.

Hôm sau cả nhà Hoàng Phi Chỉnh tụ hợp bàn việc đi thăm Nội Tổ họ Hoàng, lấy quyết định trưa cùng ngày cả nhà lên đường. Lý Đại Châu tháp tùng thăm viếng thông gia, lòng háo hức nhớ cảnh cũ tình xưa, một thời vui buồn tại Quế Lâm, ông xoay qua hướng Hoàng Phi Chỉnh hỏi theo ý tinh tế :

― Trưởng Tế à, mình di chuyển một lúc bằng hai xa mã tiện hơn, trẻ già chia nhau mà đi thấy thế nào ?

Hoàng Phi Chỉnh thưa :

― Thưa, Theo ý của  Gia Phụ rất hợp lý ạ, à hình như còn thiếu một thứ gìa đó, chẳng ra lễ vật thì phải.

Hoàng Phi Khải hầu cha mẹ đã lâu, hiểu ý lễ nghĩa của người lớn, cho nên lần này trở lại Tây Trung, chàng mang theo nhiều lễ vật, liền thưa :

― Thưa Gia gia an tâm, hài nhi đã có dự trù trước, đem treo lễ vật dâng lên Ngoại Tổ. Phẩm lễ vật còn lại dâng lên Nội Tổ Quế Lâm Vương .

Lý Đại Châu vui mừng thầm lo:– Tuy trong lòng giàu tình nghĩa, mà ngoài thân nghèo vật chất. Cũng may có con cháu hiếu đạo để lòng âm thầm tạo dịp cho mỗ phỉ chí tang bồng, một chuyến đi này không biết bao gì có dịp khác. Ông vui mừng không ngại lòng hỏi :

― Nhiều lần ngoại cũng muốn đi thăm đại huynh Hoàng Trung Nhất, nhưng không có dịp nào bằng hôm nay, nhân có cả gia đình hiền Tế, hiền Điệt thì ngoại đây lòng háo hức lắm, ngoại cảm động vô cùng .

Hoàng Phi Khải cúi đầu thi lễ Ngoại Tổ, thưa :

― Điệt nhi thay mặt gia đình kính thưa trước Ngoại Tổ niệm tình tha thứ, xin dâng hiến lễ vật mọn này lên Ngoại Tổ, gồm có ba cân đại Nhơn sâm đặc sản Trường Sa, hai cân cao Hổ cốt đặc sản Tượng Quận, năm cân Cao ban long đặc sản Ngũ Lĩnh, mười cân trà búp Long Tỉnh và Bích Hoa Xuân đặc sản Giang Nam.

Phần lễ vật nhị gia bá Lý Yến Bồ, Lý Yến Hùng, đều nhau hai cân đại Nhơn sâm, hai cân cao Hổ cốt, hai cân Cao ban long, sáu cân trà búp Long Tỉnh và Bích Hoa Xuân.

Cả nhà ngạc nhiên những vật này chính phú gia tiền muôn bạc để chỉ mua được một lạng để dùng, ngay cả vương gia cũng hiếm những thứ này.

Lý Đại Châu xúc động hỏi :

― Những thứ quý giá này ở đâu mà có nhiều thế này hả Ngoại Huyền Tôn .

Hoàng Phi Khải cúi đầu thưa :

― Thưa Ngoại Tổ, những vật này do Cần Lĩnh Nam Giang Bắc tặng cho Bằng hiền đệ, trước đây Điệt nhi thay mặt Bằng hiền đệ thường hiến dâng lễ vật lên Tiên Tổ, nay có dịp dâng hiến lên Ngoại Tổ cùng quý Gia Bá.

Lý Đại Châu ngạc nhiên hỏi tiếp :

― Ngoại Huyền Tôn à, có làm phiền cho Cần Lĩnh Nam không ?

Hoàng Phi Bằng hiểu được ái ngại của Ngoại Tổ thưa :

― Thưa Ngoại Tổ an tâm, Cần Lĩnh Nam Giang Bắc chuyên buôn bán những thứ này, đây chỉ là phần rất nhỏ không đáng vào đâu, do nhị vị Cô Mẫu gửi về tặng điệt nam, xin ngoại tiếp nhận, đôi khi những vật này còn gửi đến triều đình làm phẩm vật giao hảo với nhà Hán.

Lý Đại Châu hỏi tiếp :

― Ngoại hiểu suất xứ thì an tâm rồi, đúng hơn là cảm động lòng hiếu thảo của cả gia gđình Hoàng triệu phủ.

Hoàng Phi Chỉnh đứng lên thi lễ, nhắc nhở giờ khởi hành :

― Thưa, Gia Phụ ngoài trời đã tối, mời gia phụ lên đường.

Trước canh năm hai xa mã của gia đình Hoàng Phi Chỉnh đã đến tổ đình họ Hoàng, giờ này còn quá sớm cho nên không ai dám vào, ở ngoài chờ đúng canh năm sẽ báo tin cho Nội Tổ Hoàng Trung Nhất.

 Riêng xa mã của huynh, tỷ, đệ họ Hoàng đồng thừa nhận Hương Trí Túc là một thành viên mới trong gia đình, họ xưng hô đúng lễ gia đạo, từ lúc này Hương Trí Túc rất cảm kính họ Hoàng, nàng thấy trong gia đình hòa ái và cách sống yên người ngoài họ không phân biệt, như trước đây Nàng cố đi tìm Hoàng Phi Bằng với mục đích ngưỡng mộ võ học và xin bái sư Tổ, nào ngờ gặp Hoàng Phi Khải trước, đúng như ước nghiện của Nàng trên cả hai mặc vừa là người yêu cũng là sư phụ, Nàng rất thông minh nhận diện được ở huynh, đệ, muội họ Hoàng mỗi người cá tính khác biệt và khả năng văn võ cũng khác, tuy nhiên họ có một điểm chung trân quý hạnh phúc gia đình. Nàng và Lữ Thư có điểm tương đồng tính bướng bỉnh. Riêng về võ học của Khải huynh và Bằng hiền đệ thì hoàn toàn nàng không biết sư phụ là ai. Nàng cũng không phân định được võ học của hai huynh đệ họ Hoàng thế nào, chỉ biết Văn học của Phu quân tương lai, phóng quang trên một diện tích rộng không đo được, cũng như võ học của chàng bất lộ, khác hơn võ học lộ không lộ của Bằng hiền đệ. Nàng rất hài lòng có đi như thế này mới cứng kiến được gia đạo, huynh, tỷ, đệ họ Hoàng.

Hoàng Trung Nhất có lệ ngủ canh tý, uống trà đọc sách canh tư, lệ trưởng bối họ Hoàng từ xưa nay vẫn thế. Thú vị nhất là tự tay pha trà theo phương thức cách thủy cổ truyền của nhà họ Hoàng. Muốn uống được một chung trà phải mất nhiều năm luyện tập, người uống biết hương vị trà khô, trà xanh, trà đen nước cách thủy sôi ục ục, khi pha trà mười phân nước còn lại ba phân trà, nước trà màu vàng, uống vào hương khí rất thơm, đặc biệt trà lưu lại huyệt cổ họng từ sáng đến chiều, mỗi khi nói chuyện mùi thơm của trà tỏa ra ngoài, tạo cảm giác sảng khoái cho người đối diện, họ Hoàng lưu danh kiếm pháp, Thiết kim châm, ngoài ra còn có bí cấp thuật lý trà, như hai câu thơ trà họ Hoàng :

"Đại trà gốc Thái Nguyên Sơn,

Cốt pha mai nở luyện đơn làm người".

Hoàng Trung Nhất biết thưởng thức trà khi tuổi còn thanh xuân, cũng chính trà cho ông sức khỏe dư trăm bất bệnh. Họ Hoàng chỉ uống trà Thái Nguyên Sơn, ngoài ra không có trà nơi nào ngon bằng, trong câu thơ thứ hai "Cốt pha mai nở luyện đơn làm người" của họ Hoàng xem như mò kim dưới đáy biển, chỉ biết hoa mai sống tinh khiết nhờ xác trà nhưng không biết phương pháp luyện đơn. Hiện tại trước sân gia đường họ Hoàng có đến mười hai gốc hoa mai trên năm trăm tuổi, gốc hoa mai có những đốm mốc trắng nguyệt, đặc biệt phần dưới gốc mọc một thứ rong rêu màu xám có hương trà tỏa ra, Hoa mai vàng nở vào mùa xuân, hoa rất đẹp.

Chung trà của Hoàng Trung Nhất uống đã cạn, vừa đúng canh năm, Hoàng Trung Nhất ra sảnh đường thắp đèn, có tiếng gọi :

― Thưa Tổ Phụ, Chỉnh điệt nhi đây ạ.

Hoàng Trung Nhất xoay lưng lại thấy cả nhà Hoàng Phi Chỉnh đứng trong sân phủ, ông hối hả ra sân đón tiếp, có cả tri kỷ Lý Đại Châu, ông xúc động nhìn qua chân dung của Lý Đại Châu cúi đầu chào :

― Tại hạ không ngờ thông gia hơn ba năm xa cách, nay đại huynh giá lâm, cung thỉnh đại huynh cùng cả nhà Chỉnh nhi vào trong kẻo lạnh.

Buổi đoàn tụ họ Hoàng cùng Lý Đại Châu tạo ra một không khí buổi sớm an lành, Hoàng Trung Nhất đích thân pha trà :

― Mời Lý huynh một chung trà, buổi sáng uống trà là một thú vị cao nhất của trà nhân.

Lý Đại Châu hai tay bưng chung trà uống khen :

― Cung kính đa tạ đại huynh, đây là chung trà tri kỷ trong lòng tại hạ không hề phai, quả nhiên trà rất hợp khẩu vị, đúng là trà tuyệt hảo, huynh có thể cho biết nghệ thuật uống trà không ?

 Hoàng Trung Nhất thực lòng trình bày:

― Thưa, Đại huynh, phương pháp pha trà, nấu nước pha trà phải cho sôi đến ba lần, lần thứ nhất nước sôi có bọt lớn như mắt cá, tiếng nước sôi khe khẽ, cho vào một lượng muối thích hợp, lần thứ hai nước sôi bồng khắp chung quanh, múc ra một gáo nước, rồi dùng một kẹp trúc xoay thành xoáy tròn, sau đó tùy khẩu vị của mỗi người mà cho vào một lượng lá trà thích hợp, lần sôi thứ ba nước trà cuộn lên tần lớp trên mặt vớt ra bỏ đi, múc ra một gáo nước chờ nước sôi mạnh nhất thì đổ vô một gáo nước lần đầu vào, nước trà giảm nhiệt độ dần chỉ cho đủ sôi, đến đó đổ gáo nước thứ hai vào, nước trà vừa có màu vàng, vừa thơm thuần khiết thì mới gọi là trà ngon.

Lý Đại Châu khen một lần nữa :

― Quả nhiên trà thơm và ngon tuyệt nhờ đạo lý trà mà phát sinh.

Hoàng Trung Nhất nói tiếp :

― Trà ngon khó tìm kiếm, quan trọng là khống chế được lửa, đó cũng là bí quyết của trà nhân. Đa tạ đại huynh để lòng khen tiểu đệ, nay huynh đã quá canh hạc mà thân vẫn lặng lội đường xa, đúng là lòng người không ngại núi e sông.

Cá tính Hoàng Trung Nhất cởi mở bao giờ cũng tác động lòng người hăm hở, nhất là khẩu âm có sức mạnh tinh thần, quyến rũ người đối diện, dù võ học kỳ thần cũng bị ông thuyết phục.

Lý Đại Châu hỏi thăm về dư đảng Nguyễn Chí Tùng :

― Thưa đại huynh, tại hạ chuyển về đây nội vụ dư đảng Nguyễn Chí Tùng, đến hôm nay đã xử y nào rồi huynh nhỉ ?

Hoàng Trung Nhất ung dung đáp :

― Cũng may nhờ đại huynh dẹp yên được đảng Nguyễn Chí Tùng, y còn người em út tên là Nguyễn Chí Hà, cũng là một đầu đảng hoạt động tại biên giới Quế Châu, nhóm dư đảng này do người Hán thọc tay vào tạo ra thế lực khá mạnh, vừa rồi họ tuyên bố trả thù cho Nguyễn Chí Tùng. Hiện thời Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung đang cầm chân Nguyễn Chí Hà, hôm qua đệ nhận được tin, y đang cố thủ sào huyệt Ly Bộ, nơi này hiểm trở có ba con lộ, như hạ lộ Ly Bộ ở phía đất Hán, bích núi chồng chất từng lớp cao, hai lộ còn lại trên đất Quế Lâm, họ tuyên bố bằng mọi giá cố thủ, nay muốn phong tỏa được Ly Bộ phải chiếm được hạ lộ Ly Bộ, cuộc chiến đang bàn thảo đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Ông muốn cho mọi người an lòng, nói tiếp:– Nhân dịp hiệp ngộ ân tình thông gia, tất cả đồng vui, còn việc Ly Bộ rồi sẽ có cách tính sau.

Hoàng Trung Nhất đã nghe qua đời sống sinh hoạt huynh đệ họ Hoàng ở Giang Nam. Ông nói :

― Gia đạo họ Hoàng nhà mỗ sống ở đâu cũng bình an, nhưng rất tiếc tiểu đệ Hoàng Hạc qui tiên sơm quá, mới đây mà đã hơn năm năm rồi ! Xem ra mọi việc cõi đời này cũng theo phong thủy luôn luôn chuyển.

Hoàng Phi Bằng nghe Tổ Bá nói đến Cần Lĩnh Nam Giang Trung trong lòng muốn đến Ly Bộ xem qua tình hình, rồi nói :

― Thưa Tổ Bá, Phi Bằng nhi muốn đi Ly Bộ một chuyến, xem sinh hoạt Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung hoạt động thế nào .

Vừa lúc Vũ Thư Minh bước vào sảnh đường, mục đích đến báo tin cho Hoàng Trung Nhất biết về kế sách chuẩn bị tấn công Ly Bộ, diệt trừ dư đảng Nguyễn Chí Hà, không ngờ gặp cả nhà Hoàng Phi Chỉnh, họ Vũ vui mừng nhất là gặp lại Hoàng Phi Bằng.

Họ Vũ thấy một ông lão lạ mặt ngồi đối diện với Quế Lâm Vương, nước da trắng bạc có những đốm đồi mồi sạm, mắt hơi sâu, đầu tóc bạc phau, tướng mảnh khảnh, thân thể cao ráo, thấy thoáng qua cốt chất bình thường không thể ngờ Lý Đại Châu một nhân kiệt trong giang hồ lần đầu tiên được diện kiến. Vũ Thư Minh tuy trong lòng háo hức vui mừng, nhưng vẫn còn dè dặt trước mặt mặt lão Lý Đại Châu, không thể trình bày về tình hình Ly Bộ.

Hoàng Trung Nhất hiểu ý giới thiệu :

― Vũ nhi, đây là tri kỷ thông gia của lão, tiên sinh họ Lý tên Đại Châu. Trong cuộc đời của lão không cần phải quá nhiều bạn, chỉ cần có một hay hai tri kỷ như Lý tiên sinh đây là mãn nguyện lắm rồi .

Vũ Thư Minh khoanh tay thi lễ. Hoàng Trung Nhất nói tiếp:– Người đời còn tặng tiên sinh biệt hiệu Nhân Gian Khách, người là Gia gia của Hiệp Phương Lan đấy.

Vũ Thư Minh hạ bộ thi lễ :

― Tiểu bối xin kính bái tiên sinh, thứ lỗi tội không biết để thi lễ trước.

Lý Đại Châu có nghe danh Vũ Thư Minh nhưng chưa có dịp gặp mặt. Hoàng Trung Nhất hỏi :

― Vũ nhi nghĩ thế nào gọi là có tội với tiên sinh ?

Vũ Thư Minh cung kính trả lời :

― Thưa Tổ Bá, tiên sinh Nhân Gian Khách chính là ân công cứu sống hiền đệ Hoàng Anh Tuấn.

Hoàng Trung Nhất ngạc nhiêu hỏi :

― Hả, sao lão không biết việc này ?

― Thưa, Tổ Bá, Anh Tuấn hiền đệ đi cứu kẻ khó, không ngờ đụng phải một người bịt mặt dùng độc dược hảm hại. Cũng may hôm ấy tiên sinh Nhân Gian Khách vừa đi đến, thấy hiền đệ trúng độc nằm quằn quại dưới đất, Tiên sinh ra tay giải độc, nhờ thế mới tai qua nạn khỏi, việc này đã trải qua hai năm trước.

Hoàng Trung Nhất thở dài :

― Quả là họ Hoàng có phúc, Anh Tuấn cứu người không ngờ kẻ gian hảm hại, đúng là nguy cơ không đo lường giang hồ bất trắc, may gặp Lý đại huynh ban bố mới còn sinh mạng, tiểu đệ thay mặt điệt nhi đa tạ Lý đại huynh.

Lý Đại Châu hiểu nguyên ủy nói :

― Thì ra thiếu hiệp Anh Tuấn là lệnh điệt của mỗ, có phước lắm, đại huynh có biết kẻ hảm hại lệnh điệt là ai không ?

Hoàng Trung Nhất ngạc nhiên hỏi :

― Tiểu đệ làm sao biết danh tánh người ấy, nhưng hiện nay họ là ai và ở đâu ?

Lý Đại Châu trả lời :

― Người ấy chính là Hoàng Phủ Ngọc Tường làm gian tế cho Hán, hiện nay y ở đất Tứ Xuyên, không biết lý do nào một số người Phủ Ngọc ở Trường Sa đều chết trong tay của y !

Hoàng Trung Nhất biết người cùng họ mà còn có hành động bất chính, lòng không vui, ít nhiều ray rứt, thở dài phân trần :

― Đúng rồi, chi Phủ Ngọc trong gia phả có ghi. Ngày xưa lập nghiệp ba đời tại U Việt, rồi lập nghiệp ở Trường Sa, tính đến nay đã được bảy đời, nói chung chi này cùng một Tiên tổ, nhưng chưa bao giờ về đây lễ Thanh Minh, chi Phủ Ngọc có một đời làm gian tế cho Sở trên đất U Việt, ngày nay họ ở Trường Sa làm gian tế cho Hán, thảo nào người đời nói không sai :

"Một người xấu cả bậu mang nhơ,

Một người làm tốt cả bậu được nhờ".

Hiện nay họ Hoàng đang đứng trước hắc bạch bất lưỡng lập.

Hoàng Phi Bằng thấy Tổ Bá không được vui, liền thi lễ :

― Thưa, Tổ Bá, những ai trong họ có tội cũ tội mới làm gian tế cho Sở, Hán nhất định không dung thứ, phải "Nhất trị gia, nhì trị quốc", trong họ không trị được thì còn mặt mũi nào thấy liệt Tổ liệt Tôn, đối với thiên hạ thì mình hổ thẹn, việc này Phi Bằng nhi cũng có trách nhiệm làm sạch kẻ ác như thù, xin Tổ Bá an tâm.

Vũ Thư Minh xin phép trình bày nội vụ Ly Bộ để Hoàng Trung Nhất am tường :

― Thưa, Tổ Bá, ba ngày nữa Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung tiến đánh vào sào huyệt Ly Bộ, cắt hạ lộ Ly Bộ chia ra làm ba tuyến, một tuyến công, hai tuyến thủ, trung-thượng lộ Ly Bộ xem như bỏ ngỏ mở cửa lùa hổ xuống đồng bằng mới tiêu diệt chúng. Hai tuyến thủ ở mặt hạ lộ sẽ là chủ lực phá sào huyệt Ly Bộ.

Hoàng Trung Nhất trong lòng đang nảo ruột, bỗng vui tay đập xuống đùi cười :

― Đúng thế, lập mặt trận người hay dụng binh pháp như kế thần, không hổ thẹn Vũ tướng quân xuất kỳ bất ý, còn Anh Tuấn trấn ngự ở tuyến nào ?

Vũ Thư Minh đáp :

― Thưa, Tổ Bá, Anh Tuấn, Thanh Thủy, Nguyễn Chung Kiệt chỉ huy hai tuyến thủ. Tiểu điệt và Lê Chí Nam chỉ huy tuyến tiền đạo tấn công, nói chung cả ba tuyến cùng quan trọng như nhau.

Hoàng Phi Bằng nghe qua cảm thấy mặt trận còn vài điểm yếu, cần bổ túc để Vũ Thư Minh nắm chủ động hơn, liền phát biểu :

― Thưa, Thúc Thúc, điểm yếu của trận này cần bổ túc, chia thành bốn tuyến, tiền đạo tấn công, tuyến Nam, tuyến Bắc đồng tấn công, một tuyến thủ và hậu cần, Phi Bằng nhi xin nhập cuộc làm tiền đạo.

Cả nhà Nội–Ngoại nghe Hoàng Phi Bằng xin tham gia. Hoàng Trung Nhất đắc ý cười nói :

― Đề nghị tất cả Nội–Ngoại lập riêng một lộ tuyến phòng thủ.

Hoàng Phi Bằng biết Tổ Bá nói pha trò cho vui :

― Thưa, Tổ Bá, Ngoại Tổ, Gia gia, Mẫu thân cùng đại huynh, mấy khi được đoàn viên, hàn uyên như thế này mà lại đi diệt địch thì không tiện, chi bằng để điệt nhi thay mặt cả nhà .

Lữ Thư nghe nói đi diệt địch là lòng như mở cờ :

― Tại sao tỷ tỷ Thanh Thủy tham gia được mà không có Lữ Thư chứ ? Nữ nhi xin làm tướng một lộ tuyến tấn công. Tướng cường binh mạnh ắt thắng mà.

Hương Trí Túc cũng háo hức xin ra trận :

— Trí Túc cùng Lữ Thư ra trận, đây là một cảnh cáo quân địch, cho nhà Hán một bài học hùng binh Nữ tướng Nam Việt, Nữ giới không phải có sắc mà còn có tài điều binh khiển tướng nữa chứ. Ở Nam Việt ta, xưng hô rõ ràng Nữ giới còn người Hán gọi là phận Nữ.

Hoàng Phi Khải ít nói, vốn tính điềm nhiên tọa thị, chỉ ngồi bấm đốt ngón tay là đã biết Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung sẽ đắc thắng, bây giờ có Hoàng Phi Bằng, Lữ Thư và Trí Túc tham gia khác nào như hổ chấp cánh, chàng luận :

― Theo binh pháp của Thúc Thúc đã định, nếu đánh vào sào huyệt của dư đảng lúc canh một, xem như quân bài chòi hốt cái, cá nhỏ, cá to đồng loạt chuôi vào đáy hạ lộ. Họ cũng biết hạ lộ Ly Bộ là đường sống, nhưng bị Thúc Thúc chia ra thành ba tuyến hai thủ, một công, lực lượng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung sợ người Hán tấn công sau lưng cho nên mới có hai thủ. Trái lại Phi Bằng hiền đệ lập trận đồ "Thẩm Binh Bố Pháp" đương nhiên thượng phong trên tay, ít hao binh không hao tướng thành quả như ý.

Vũ Thư Minh đắc ý gật đầu, không ngờ luận trận của Phi Khải đã soi sáng chiến trường phân định được kẻ thắng người thua, ông liền khen :

― Phi Khải nhi luận rất đúng, không sai, đó là thuật dụng binh của tướng tài, Khải nhi làm sao mà biết được kỷ thuật dụng binh này ?

Hoàng Phi Khải nghe Thúc Thúc khen, chàng khẻ thưa :

― Thưa, Thúc Thúc, tuy Phi Khải luận thuật dụng binh pháp như vậy, nhưng không bằng ứng biến binh pháp thực tế, ngồi nhà luận là mưu trí, thực tế là đo lường được địa thế và cái dũng của quân binh, nói chung mưu trí dũng tùy theo thuyền nước lên xuống. Thực ra Bằng hiền đệ nhập cuộc chiến này cũng chỉ dùng lập trận này mà thôi, đương nhiên đôi khi Bằng hiền đệ thay đổi tùy theo biến trận. Hy vọng Thúc Thúc mã đáo thành công.

Cả nhà Nội–Ngoại đồng khen thầm Hoàng Phi Khải tuổi trẻ đã có kiến thức rộng về chiến trường nhất là lập trận đồ.

Hoàng Trung Nhất trong lòng hãnh diện cũng nghĩ thầm:– Con cháu họ Hoàng nhà mỗ không hổ thẹn với Tổ Tiên, miệng cười nói :

― Hôm nay lão sảng khoái lắm, tinh thần cũng vui hơn, nhờ sự chiếu cố thăm viếng của đại huynh Nhân Gian Khách, ngoài ra Phi Chỉnh nhi cùng Hiệp Phương Lan sinh điệt nhi nam nữ văn võ thi thố với đời không thẹn, mai này lão có nhắm mắt cũng an lạc. Ông nói tiếp:– Ngày lão đệ Hoàng Hạc còn sinh tiền thường nhắc nhở chiếu cố Vũ nhi như con ruột, lão đồng ý, nay thì hài lòng có được một người con vì sơn hà xã tắc, không vì một Trường Sa Vương, thử hỏi ở đời này có mấy ai. Nay lão thay mặt triều đình trao cho Vũ nhi năm trăm binh tướng Quế Lâm để trợ chiến.

Theo gia pháp họ Hoàng, khi người trưởng tộc trình bày Nội trị Gia đạo thì tất cả con cháu phải đứng thẳng, trang nghiêm, Vũ Thư Minh cũng không ngoại lệ này. Hoàng Trung Nhất nói tiếp:– Lão gia ân miễn lễ quý hiền nhi, hiền điệt bình thân, đã đến lúc chuẩn bị lên đường. Tất cả lớn nhỏ họ Hoàng đồng quỳ xuống bái tạ Hoàng Trung Nhất, chúc Tổ Bá cùng Lý Đại Châu an hảo. Vũ Thư Minh, Hoàng Phi Bằng, Lữ Thư và Trí Túc chào cả nhà tạm biệt, hẹn bảy ngày sau tái ngộ. Hoàng Phi Chỉnh dâng lễ tặng Hoàng Trung Nhất số lượng lễ phẩm tương đương gia phụ Lý Đại Châu.



Vũ Thư Minh tiếp nhận năm trăm binh tướng, nhất là gặp lại Hoàng Phi Bằng trong hoàn cảnh không hẹn mà đến. Trên đường đi Vũ Thư Minh báo tin vui cho Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng và Trí Túc :

― Lữ Thư à, nhờ trời ân ban trong một tháng Thúc Thúc có cùng lúc ba hoàng nam kháo khỉnh lắm, sau khi sinh hạ tam Thúc Mẫu vẫn được mẹ tròn con vuông.

Hoàng Phi Bằng vui mừng khôn xiết nói :

― Thúc Thúc cùng Thúc Mẫu nhớ làm lễ đại hỷ mời chúng hài nhi đó nhé, hiện nay đã có dự kiến dưỡng sinh thế nào chưa ?

Lần đầu tiên nghe Hoàng Phi Bằng nói về Bảo nuôi, Vũ Thư Minh đáp :

― Hiền điệt, Bảo nuôi là gì, hai nữa hiện giờ còn sớm lắm chưa biết Bảo và Nuôi bằng cách nào, hiện nay Thúc Mẫu Chu Thượng Thủy dự kiến cả ba trẻ giao cho một người nuôi, thay phiên bốn tháng. Ý kiến của Thúc Mẫu Chu Hoa Thủy khi trẻ thôi nôi thì mới thực hiện theo ý của Thúc Mẫu Thủy. Ý kiến của Thúc Mẫu Chu Trang Thủy thì con ai nấy nuôi vì mẹ không thể rời xa con, đây là một nổi khổ của kẻ nhiều vợ.

Cả bốn người cùng nhau phải phát cười, nhưng trong lòng chứa chân dung nhị vị Thúc Mẫu đã qua đời sớm, cho nên nụ cười không thoải mái. Vũ Thư Minh là người lịch duyệt, đọc được suy nghĩ của Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp :

― Phi Bằng nhi, hình như có tâm sự riêng phải không ?

Hoàng Phi Bằng nhớ tới thời gian chiến tranh tại biên giới Bắc–Đông đã trôi qua nhanh và trả lời câu hỏi Bảo Nuôi:

― Thưa, Thúc Thúc người ta thường khuyến khích Bảo Sanh nhưng không ai khuyến khích Bảo Nuôi. Trong một quốc gia nghèo Sanh nhiều quá thì đất nước đó không lấy gì hảnh diện, trái lại một quốc gia giàu mạnh khuyến khích Bảo Nuôi, nói chung chuẩn bị cho mỗi một chào đời được Nuôi thàn người. Bới thế thúc thúc lo âu nhiều về gia đạo cũng bình thường thôi. À nếu như còn nhị vị Thúc Mẫu Chu Thanh Thủy, Chu Ngọc Thủy thì có lẽ khổ hơn nhiều. Hài nhi chúc mừng Thúc Thúc "Nhất sự thuận, vạn sự lành".

Đôi mặt Vũ Thư Minh chăm chiêu về một hướng xa thẩm, hồi tưởng ngày ấy rất đẹp nói :

― Quả là ông trời cho quá nhiều, nay khổ tâm lao lực cũng nhiều vì "Nhất duyên, nhì phận, tam phong thổ" người ngoài như Phi Bằng điệt thì sáng, theo ý của Lữ Thư phải làm thế nào cho đúng đạo ?

Vũ Thư Minh chưa biết tước hiệu Hoàng gia của Hương Trí Túc, ông chỉ biết đơn thuần là bạn gái của Hoàng Phi Khải, còn Lữ Thư vốn một nhà của Vũ Thư Minh nhưng chưa hề va chạm gia đạo, còn tình đời suy nghĩ đơn sơ và mộc mạc, nàng nói :

― Không có gì khó cả, bây giờ lấy ý của Thúc Mẫu Chu Thượng Thủy thực hiện. Lữ Thư giải thích tiếp:– Lý do cần sự ổn định tinh thần và hạnh phúc gia đình, phải có một động lực giá trị làm gạch nối.

Vũ Thư Minh nhớ lại họ Chu có nhiều tình thâm với Phi Bằng, ông trả lời :

― Lữ Thư nhìn thấy gia đạo của Thúc Thúc không sai. Chỉ cần Phi Bằng nhi lên tiếng là quý Thúc Mẫu xem như một thành viên trong gia đình, từ đó Thúc Thúc giải quyết được mọi trọng nhiệm, mà từ bao lâu chưa dám nghĩ đến, cảm ơn Lữ Thư nhiều.

Lữ Thư nói tiếp :

― Theo suy nghĩ của nữ nhi, quý Thúc Mẫu có lý riêng, tình mẫu tử không thể lìa nhau, nhưng ở đây tuy ba mà một, giải quyết theo ý của Thúc Mẫu Chu Thượng Thủy là thượng sách.

Vũ Thư Minh tươi cười :

― Thế là cuộc chiến gia đạo đã an, còn trận chiến Ly Bộ cứ thế mà hành động. Tối mai sẽ tấn công ba mặt cùng lúc, Thúc Thúc quyết tảo trừ bọn giặc nối giáo cho Hán.

Vũ Thư Minh suy nghĩ thầm:– Hiện nay mỗ chưa hiểu khả năng võ học của Lữ Thư và Trí Túc, cho nên trong lòng phân vân, có nên giao cánh Tả cho Lữ Thư và Trí Túc không, thực là nhiệm vụ khá nguy hiểm vì vừa thủ vừa tấn công, còn mỗ tấn công không thủ, không biết Lữ Thư và Trí Túc đã hiểu được trọng trách này chưa ?

Lữ Thư tự lòng nói :

― Thưa, Thúc Thúc hãy an tâm, trận chiến này nắm chắc phần thắng, theo đại huynh Khải cho biết, cánh Tả từ thủ qua tấn công, cũng từ tấn công không cần thủ, trận đồ bố trí tướng binh chặt chẻ.

Vũ Thư Minh khen thầm:– Đúng là Nữ nhi họ Hoàng hào kiệt không khác hổ tướng, tuy vậy cũng không an tâm cho lắm vì lần đầu tiên Lữ Thư luận kỳ binh pháp, chứ chưa thấy ngoài mặt trận, mỗ nên để một lực lượng nhỏ đề phòng thì hơn .



Giờ dậu, đoàn quân binh Quế Lâm cùng với Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung đã chia ra bốn phòng tuyến tại hạ lộ Ly Bộ trên đất Hán. Giờ Tý trong sào huyệt Ly Bộ vẫn yên tĩnh, trong khu rừng bích đá cheo leo nối dài từ bắc Quế Lâm (Nam Việt) đến nam Quế Châu (Hán) những tảng đá thiên nhiên cao hơn nóc nhà đứng cao nhô lên sừng sững, tựa như vòng thành bao bọc kiên cố, lối vào sào huyệt đá chông gai dài tắp, cổ thụ chằng chịt không khác nào thành lũy thứ hai, ai ngờ nơi đây là căn cứ nuôi quân rất lý tưởng.

Cảnh vật trầm lặng âm u khiến Vũ Thư Minh chú ý, linh cảm bày binh bố trận chưa được ổn lắm vì sào huyệt Ly Bộ đang cố thủ, mọi chuẩn bị bao vây như vô dụng, địch đã đề phòng những điểm trọng yếu, theo phép dụng binh nào đó mà quỉ không hay thần không biết ! Trong lòng cảm thấy rờn rợn. Đúng lúc có chín giám binh vội vã đi tới, dẫn mười người theo sau, nhìn kỷ mới rõ đây là mười Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung phối trí làm nội ứng trong sào huyệt Ly Bộ.

Vũ Thư Minh mừng rỡ hỏi :

― Quý huynh, đệ thế nào khỏe không, hơn một năm nay mới hội ngộ, mỗ lo sợ thân phận của quý huynh, đệ bị địch phát hiện, một năm liền trong lòng mỗ không an tâm, nay trùng phùng về một nhà Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung, đúng như câu người đời đã nói: "Nuôi quân một năm chỉ dụng một ngày", hôm nay thành bại là nhờ lòng can trường của quý huynh, đệ, mỗ thay mặt toàn quân đa tạ quý đại huynh.

Trưởng giám binh Hà Thuận thưa :

― Thưa, Vũ đại huynh nay thập giám binh đã am tường địa thế, qui luật sinh hoạt của sào huyệt Ly Bộ, nào là nơi ăn ở, chòi canh vọng gác, các ban bộ trại, sảnh đường của tên Nguyễn Chí Hà, ngoài ra còn có một khu trại người Hán.

Vũ Thư Minh vội vã hỏi :

― Trước hết quân của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung phải tiến vào nơi nào trước ?

Hà Thuận thay mặt thập giám binh đáp :

― Thưa, Vũ huynh muốn thành công thì phải chia quân thành chín mũi tên bắn thẳng vào ban bộ trại, còn lại một mũi tên tiến vào bắt sống trại chủ Nguyễn Chí Hà, về phòng bị bắt tất cả không để một người Hán nào chạy thoát ra ngoài.

Vũ Thư Minh hỏi tiếp :

― Thế thì phải cần bao nhiêu quân binh ?

Hà Thuận miệng liền tay chỉ về hướng Đông :

― Thưa, chỉ cần một trăm cao thủ là đủ.

Vũ Thư Minh vui mừng hỏi tiếp :

― Tốt lắm, mỗ có hơn hai trăm binh tướng mã cường, chia thành mười hướng do thập giám binh hướng dẫn đột nhập vào sào huyệt của chúng, lên đường từ bây giờ được không ?

Hà Thuận khẩn định :

― Thưa, Vũ huynh đúng vậy, không sai, chính giờ hoàng đạo mặt trăng lên cao là lúc thiên hạ ngủ ngon nhất, chúng ta mượn thời gian này hành động là thuận thuyền theo gió.

Vũ Thư Minh thảo mật thư gửi phòng tuyến hai và thứ ba, năm khắc sau hai trăm cao thủ Cần Lĩnh Nam Giang Trung phi thân tiến vào sào huyệt. Đêm nay sào huyệt Ly Bộ nổi gió trang hùng, một bên chủ ý bao vây doanh trại, một bên vô ý ngủ say như mọi ngày bình an. Ngoài trời sương mù gieo xuống những hạt nước lắt rắt trên cành lá, cảnh vật người và không gian đồng ngủ say, tiếng vó ngựa rộn rịp qua canh hai chỉ để lại dấu chân trong đêm tối vắng lặng. Sào huyệt Ly Bộ núi rừng hiểm trở, cũng là nơi an toàn nhất của kẻ cướp, hiện thời lại có người Hán hổ trợ, Ly Bộ trở thành thế giới riêng của Nguyễn Chí Hà. Xưa nay Quế Lâm Vương chưa đem quân đánh vào sơn trại Ly Bộ, bởi thế tiếng ngái ngủ trong đêm nay thay tiếng ve sầu chuẩn bị lột xác. Quân tướng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung và quân tướng của Quế Lâm Vương hợp lực bày ra thành lũy, trận đồ binh pháp, binh tinh thao lược sẳn sàng giáp chiến. Vũ Thư Minh cố giữ sự yên lặng trong rừng núi để chờ hai khắc cuối giờ Tý đầu canh một, sẽ có lệnh ban truyền phong tỏa toàn bộ sơn trại.
Huỳnh Tâm


Chương 20
Nước Non Bờ Cõi Một Phương
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét