Kiếm Khách Giang Nam - Chương Hai Mươi ( Huỳnh Tâm )

Nước Non Bờ Cõi Một Phương
 
Đêm nay âm thanh trong suối Ly Bộ viết đường chảy cuồn cuộn, mùa cuối Đông còn khá lạnh, suối bỗng vùng gợn sóng phản phất lay động không gian đến lòng người. Trăng treo vằng vặc cây và bóng ôm chặc chẽ trong vắng lặng. Hôm nay người hiệp khác triệt để xuôi theo dòng nước, những đổi thay còn tùy vận mệnh con người. Ai có biết trên giang hồ vốn là thần thoại nói về một anh hùng vô danh Bách Việt. Còn Hương Trí Túc này, đang ước hẹn với Khải huynh ngày mai sau.
Bỗng Hương Trí Túc nhận lệnh đi theo những bóng đen, người đi trước tên Hà Thuận nguyên Trưởng Thập Giám Binh Nội Ứng cùng hai mươi giám binh vừa phi thân thần tốc, vừa truyền khẩu lệnh đến trên hai trăm Giám binh tay cầm kinh khí chạy theo sau, chỉ tam khắc Giám binh đã đột nhập vào trại chủ Nguyễn Chí Hà cũng như trại người Hán, Thập Giám Binh Nội Ứng làm ám hiệu chỉ đường rất tường tận từ ngõ vào lối ra. Lệnh tấn công, một cây pháo xẹt màu xanh ngoài xa, đúng như thần đã định liệu, lệnh tiển sao xẹt vừa báo tin đã bắt trọn toàn bộ chủ soái dư đảng Nguyễn Chí Hà, cả người Hán đồng chung số phận bị trói đôi tay ra sau lưng, thế mà trong đêm vẫn lặng như tờ không nghe động một tiếng kiếm binh đao. Từ lúc mọi việc khởi đầu cho đến kết thúc giải quyết mau lẹ. Hương Trí Túc được giao nhiệm vụ chuyển hơn hai trăm dư đảng của Nguyễn Chí Hà và người Hán ra khỏi trại. Đến canh ba tiếng pháo thứ hai nổ lớn, lúc này thực sự binh mã của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung đã bao vây và làm chủ mật khu Ly Bộ. Vũ Thư Minh gọi lục lăng dư đảng Ly Bộ đầu hàng :
― Thưa quý huynh đệ, mỗ thay mặt Quế Lâm Vương đem binh đến đây mục đích bắt Nguyễn Chí Hà và đồng đảng người Hán, việc bắt sống đã thành công, riêng quý huynh, đệ chỉ vì nhẹ dạ bị cám dỗ nên chưa phân được hắc bạch, đó là lẽ thường tình, tại hạ không trách mà còn đem lòng cảm thông, xin quý huynh đệ bỏ kiếm đao về đời sống lương dân, còn muốn làm người hữu dụng thì theo mỗ, nói chung tất cả quý huynh, đệ không một ai bị tra cứu.

Lục lăng dư đảng của các trưởng đảng bộ vẫn chưa tin, nghĩ rằng trại chủ vẫn còn vô sự, họ không tin đảng trưởng và trại Hán đã bị bắt. Các tổ binh sai của Nguyển Chí Hà cho người âm thầm quan sát cũng là dịp tùy cơ ứng biến. Vũ Thư Minh hiểu ý của bọn lục lăng chưa tin lời nói là sự thật, liền ra hiệu lệnh :
― Xin thưa, tất cả huynh, đệ nhìn kỷ đây là ai, có phải những thằng Hán hôm qua làm mưa làm gió trong sơn trại Ly Bộ không ? Quý huynh, đệ sợ những thằng Hán này còn hơn sợ Nguyễn Chí Hà đúng như thế không ?

Tất cả im phăng phắc, đồng lòng bỏ kiếm, đao, mã tấu xuống đất, binh khí ngổn ngang chồng chất lên cao như một đống cây khô. Lục lăng dư đảng sơn trại Ly Bộ đứng trân như tùng bách, có người mệt mỏi tự nhiên ngồi như chuông.
Trạng thái của họ đang mất hết thần sắc, không ngờ chỉ một đêm sơn trại Ly Bộ biến thành gió Thu thổi lá khô, họ suy nghĩ vẫn vơ về đời mình sẽ đi về đâu, dù đã nghe lời chiêu an của Vương quyền đã hứa.

Vũ Thư Minh lập lại một lần nữa để bọn họ an tâm:
― Mỗ thay mặt Vương pháp không tra cứu quý huynh đệ, nếu mỗ sai lời xin đem thân này trao cho quý huynh đệ, tùy nghi chém giết. Mỗ xin lập lại một lần cuối:– Mỗ thay mặt Quế Lâm Vương đem binh đến đây mục đích bắt Nguyễn Chí Hà và đồng đảng người Hán, việc bắt sống đã thành công, riêng quý huynh đệ chỉ vì nhẹ dạ bị cám dỗ nên chưa phân được chánh tà, đó là lẽ thường tình mỗ không trách mà còn đem lòng cảm kích, xin quý huynh đệ bỏ kiếm đao về đời sống lương dân, còn muốn làm người hữu dụng thì theo Cần Lĩnh Nam Giang Trung, nói chung tất cả quý huynh đệ không một ai bị tra cứu, mỗ nói như vậy quý huynh đệ lấy lương tâm mà xét có phải đúng không ? Mời quý huynh đệ nào đầu quân Quế Lâm xin đứng bên phải lập quân tịch, còn quý huynh đệ nào xin về làm lương dân thì đứng bên trái lập dân tịch, chú ý khi làm lương dân mà còn tái phạm thì cả gia đình cùng số phận.

Cuộc chiến Ly Bộ giữa Việt và Việt không bị rơi đổ một giọt máu nào, tịch thu binh khí không biết bao nhiêu mà kể, lương thảo nuôi hai ngàn quân được năm năm dư, quân tịch trên ngàn tám trăm người, dân tịch bốn trăm người. Vũ Thư Minh ra lệnh mật, âm thầm đưa tù xa Nguyễn Chí Hà và sáu mươi người Hán di chuyển ra khỏi Ly Bộ đến đồng bằng Quế Hà giam vào ngục Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung. Ông thảo mật thư gửi đến phòng tuyến hai, ba và bốn báo tin mừng, chuẩn bị bày trận mới đánh với Hán, trại Ly Bộ lập phòng tuyến dụ địch Hán. Tiếp theo có mật lệnh chiêu an của Quế Lâm Vương :
― Thưa cùng quý huynh đệ trong sơn trại lập binh tịch từ hôm nay lấy khu trại cánh hữu để luyện binh. Còn dân tịch đắp lũy xây thành ở khu trại cánh tả, về ẩm thực mỗi huynh đệ được hưởng gấp ba lần và nửa tháng sau tất cả dân tịch được đưa về nguyên quán. Qui điều cấm : Trong thời gian cắm trại, sinh hoạt bình thường chỉ được vui cười, không được reo hò lớn tiếng, không được vỗ tay.

Hôm sau hai phòng tuyến mở rộng, để lại một phần nhỏ quân binh Quế Lâm, ám binh vào cánh rừng rậm để người Hán tự do vào sào huyệt Ly Bộ nạp mạng. Về cánh quân của Hoàng Phi Bằng rút vào án ngữ dưới lưng núi, thuộc biên giới Quế Lâm Nam Việt, nơi đây bích núi hiểm yếu, còn lập thêm một vòng đai hào sâu, cánh quân Hoàng Anh Tuấn rút về dưới sơn trại, còn Vũ Thư Minh điều động quân binh mới gia nhập và quân binh Cần Lĩnh Nam Giang Trung do Lê Chí Nam và Lữ Thư án ngữ vòng ngoài sơn trại.

Hoàng Phi Bằng bày trận dụ địch, sáng sớm đã phát hiện có ba mươi người Hán hiên ngang lên sơn trại Ly Bộ. Hoàng Phi Bằng cho giám binh lập tức báo tin cho Hoàng Anh Tuấn lập trận giả, người Hán đi chưa đến phòng tuyến của Hoàng Phi Bằng đã nghe tiếng kiếm đao, tiếng trống, thanh la thúc quân, đằng đằng sát khí, còn có những cột lửa trong trại cháy.

Quân Hán biết sơn trại có trận chiến nhưng không biết nguyên nhân, họ tự ý lui binh về đất Hán biến dạng, vào giờ ngọ hơn vạn binh mã Hán kéo quân tiến về hướng Ly Bộ, người Hán nhờ quân mã đông phát hiện có quân Nam Việt hơn trăm quân đang ẩn mình tại hai cánh rường, quân Hán tiêu diệt toàn bộ quân Nam Việt, họ cho đây là quân do thám, cũng may còn ba giám binh Nam Việt chạy thoát được, về đến phòng tuyến báo tin cho Hoàng Phi Bằng biết :
― Thưa tướng quân bọn Hán đến như bay, rút lui quân như gió.

 Tất cả sơn trại đồng phòng thủ, trung tâm trại lập trận giả. Giám binh Võ Văn Học trình bào cho Hoàng Phi Bằng biết :
― Thưa tướng quân, người Hán sử dụng binh khí như trăng khuyết rất kỳ lạ, tựa như lưỡi hái, họ phóng ra là lấy một thủ cấp, không biết họ dụng như thế nào mà binh khí ấy hồi về trên tay. Binh khí thứ hai, mỗi quân binh tay hữu cầm trường kiến, tay tả cầm đoản kiếm, binh khí thứ ba tay cầm đao, tay cầm đoản kiếm, khi kiếm hay đao chạm nhau là bị dính không cách nào gỡ ra được, lúc này họ dùng đoản kiếm đâm vào trước ngực. Binh khí thứ tư họ dùng roi sắt từ xa đánh tới chẻ thân người như chẻ tre, binh tướng của họ chưa biết mạnh cở nào, nhưng thấy binh khí khác nào như búa thiên lôi.

Hoàng Phi Bằng cười thoải mái, tướng soái không sợ hải, giám binh có lý nào bối rối, lòng binh sĩ tự tin an tâm. Chàng gọi phó tướng quân Ngô Phước nói :
― Tại hạ nhờ phó tướng quân, lập ba hàng dọc ụ đất xóp, nếu có đá sỏi càng tốt, cách nhau một trượng, mỗi hàng ba mươi sáu ụ, mỗi ụ đất cách tam phân, tuyển một trăm tám cao thủ Cần Lĩnh Nam Giang Trung, tại hạ trấn thủ tại vị trí trung tâm ụ đất thứ ba cũng là phòng tuyến trung ương, còn hai tiền phòng tuyến chỉ là hư.

Ngô Phước vâng lời :
― Dạ. Đệ tử làm y theo lệnh của sư phụ.

Ngô Phước truyền lệnh khẩn, không quá mười khắc đã lập ba hàng ụ đất, Ngô Phước thấy cũng kỳ lạ, ra trận mà lập ụ đất để làm gì, tại sao không dùng kiếm đao mà dùng đất ?
Nào ai biết đây là trận đồ "Sai Địa Binh" do Phi Bằng duyệt binh mã. Thực ra đây là biến trận mà Hoàng Phi Khải đã dự liệu trước. Ba phòng tuyến đếm đủ một trăm tám ụ đất và một trăm tám cao thủ đã ngồi vào vị trí, chàng hài lòng phi thân vào xuất binh điều mã.

Hoàng Phi Bằng tươi cười nói :
― Quý các hạ ra quân trên tay không có binh khí, như vậy phải dùng quyền và nội công, tất cả ngồi sau ụ đất, khi tại hạ hô một con số thì tất cả hai tay cầm đất ném tới trước mặt quân Hán, cứ thế mà ra chiêu, nhớ chỉ xuất một phần nội lực. Khi tại hạ gọi chuyển qua tả hay hữu thì quý các hạ chuyển theo cũng ngồi vào vị trí cũ, nhớ kỷ nhé, bây giờ quý các hạ thực tập động tác xem nào .

Hoàng Phi Bằng làm nháp hô một, tất cả một trăm tám người đồng xuất quyền đất cát tung bay mù mịt, tất cả không ngờ đất bay xa như vậy, với sức đất làm cỏ cây trốc gốc thành bình địa.

Hoàng Phi Bằng liền hỏi Ngô Phước :
― Phó tướng quân đem binh ra trước cách đây bảy trăm thước chia làm ba phòng ngự, đánh với địch, nếu đánh thắng thì tiến, còn thua thì chạy về đây, tướng quân khá cẩn thận, đừng để hao binh tổn tướng nhé ?

Ngô Phước hai tay thi lễ :
― Dạ, đệ tử vâng lệnh sư phụ.

Ngô Phước lập phòng tuyến thứ ba chưa ổn định là có tin phòng tuyến thứ nhất thất thủ, có vài quân binh tử trận, phòng tuyến thứ nhì cũng thất thủ, Ngô Phước đành phải vâng lời Hoàng Phi Bằng chạy về trung tâm trận.
Mới ra quân mà đã hao binh tướng trên hai trăm, Ngô Phước rút binh nhanh, địch quân tiến như vũ bảo đã đến gần chỉ cách Hoàng Phi Bằng hơn mười lăm trượng, rồi chín trượng, địch Hán xuất chiêu đầu, phóng hơn hai trăm binh khí hình lưỡi hái. Hoàng Phi Bằng hô xuất quyền, cát đất liền bay ra như mưa, mỗi hạt đất bám vào lưỡi hái rồi bay ngược về phía địch lấy hơn hai trăm thủ cấp Hán, quân Hán cho đây là bảo cát, trên ngàn quân Hán bị cát bay trúng "Tinh sào" la như bọng.

Trận chiến lúc này chỉ cách nhau bảy trượng, quân Hán e ngại bảo cát không dám tiến lên nửa trượng, nguyên soái Mã Tử Di cầm binh chưa bao giờ hao binh tổn tướng, ông tự hào đời làm tướng hào hùng chỉ thắng trận không hề thua, ngày nay chính Mã Tử Di cũng bị một vết thương tại chân trái rất nặng nhưng ông không để lộ cho quân tướng biết, Mã Tử Di thấy quân tướng tử trận, bị thương vô số, máu trong người ông sôi sùng sục.

Mã Tử Di bước ra trước trướng, cùng một binh sĩ cầm cờ soái tướng, trên lá cờ thêu con hổ màu đỏ hình dáng đang phóng đến vồ mồi và ba chữ tướng soái, Mã Tử Di giới thiệu :
― Chào tướng soái nhà Nam Việt, mỗ xin giới thiệu thân thế, e rằng khi nghe sẽ tự lăng ra chết tại chỗ, mỗ là nguyên soái họ Mã tên Tử Di, vâng lệnh triều đình đến đây dẹp loạn, vậy các hạ hãy lui binh để bảo toàn tánh mạng, mỗ xuất binh không muốn thấy xác chết nằm như rạ. Thân thề ông đang bị thương dừng lại thở rồi nói tiếp:– Ai là tướng soái tiền đạo xin mời xưng danh tánh.

Hoàng Phi Bằng đứng lên ra khỏi ụ đất tiến về phía trước đôi tay thủ lễ nói :
― Tại hạ là tướng soái dân quân Nam Việt không thuộc quân binh của triều đình Triệu Vũ Đế, tại hạ họ Hoàng tên Phi Bằng đến đây chỉ vì mục đích chiếm lấy sơn trại Ly Bộ làm của riêng, đã bắt được tên dư đảng Nguyễn Chí Hà làm vật tế thần, trả thù cho trăm họ chết vì y, không ngờ trong trại Ly Bộ cũng có người của quý quốc trú ngụ, tại hạ có bắt được toàn bộ nhưng không hề bạc đãi họ, hiện sống bình an, được cung cấp cơm ăn rượu uống bốn buổi sáng, trưa, chiều, tối còn tặng thưởng vàng bạc nữa.

Mã Tử Di hùng hổ, nói lớn :
― Tại hạ đem binh chinh phạt, xin quý các hạ tránh xa.

Sau khi nghe thân thế Mã Tử Di, Hoàng Phi Bằng cười lờn tiếng "ha hà …" không hề sợ hải, lòng vẫn bình thản, chàng cũng không lăng ra chết như lời của tướng soái Hán đã nói.

Hoàng Phi Bằng cười "ha hà…" rồi lại hỏi :
― Thưa tướng quân, hiện giờ tướng quân đang đứng trên đất Nam Việt, như vậy muốn chinh phạt trừ phản loạn thì phải về đất nhà Hán mới phải chứ, tướng quân hãy xoay đầu về sau mà xem bên kia suối Chân Thủy là đất Hán, còn nơi này là đất Việt. Việt–Hán lấy giòng suối Chân Thủy làm biên giới, tướng quân đã vượt qua cầu Chân Thủy, hơn ba mươi trượng, như vậy lẽ nào tướng quân vẫn còn chưa biết đây là đất Nam Việt hay sao ?

Mã Tử Di nghĩ thầm:– Thì ra dưới trướng có người Hán bảo phụ đảng Nguyễn Chí Hà, nay mỗ vào Ly Bộ khác nào đồng lỏa với chúng, bây giờ cuộc diện làm thay đổi quân binh.

Mã Tử Di nói liều :
― Thế thì trên trăm quân Nam Việt vào đất đại Hán triều, án binh trong rừng bị tại hạ phát giác, như vậy quân của các hạ cũng đã xâm phạm trên đất Hán trước, sách có câu "Thuận mã giả xuân, nghịch mã giả dụng" phải thế không ?

Hoàng Phi Bằng hùng dũng đáp :
― Thưa tướng quân, theo suy đoán của tại hạ những quân binh đó là đồng đảng Nguyễn Chí Hà từ sơn trại chạy vào đất Hán, nếu đã bắt được họ sao tướng quân không tra xét để hiểu rõ địch hay thù, tại hạ muốn biết sự thực quân binh của ai đã xâm phạm biên giới của quý quốc.

Mã Tử Di cảm thấy đấu võ miệng không lại tên tiểu tử Nam Việt, đem lòng sung huyết hăng mấu ra lệnh tiến quân :
— Ba quân tướng sĩ tiến lên giết sạch quân Nam Việt, đừng để một tên nào sống sót.

Mã Tử Di vị dùng sức mạnh không dùng trí để đối địch, khi gặp phải địch thủ đấu lý ông không đủ lời để biện minh, ông ta cũng thấy nước cờ đã đi sai một bước trước. Lúc này Mã Từ Di có cảm tưởng như trời đánh một trận sét cháy thành cây thang trên lãnh thổ Nam Việt. Nhãn lực của Hoàng Phi Bằng thấy Mã Tử Di hết bình tĩnh, đối chất cũng đã cạn lời, Mã Tử Di muốn rút binh mã thì hổ thẹn phận làm tướng, còn tấn công thì khó nuốt, trước mắt đã chứng kiến hơn một ngàn ba trăm binh tướng tử trận, chính ông cũng đang bị thương.

Mã Tử Di tự thầm:– Chính thân mỗ cũng đang đau đớn từng cơn, hai chân đứng không còn vững chắc, chỉ còn đủ bản lĩnh như một thầy đồ ung dung thơ bút, mỗ không phải là người hèn nhác, lấy hết tàn lực nói :
― Cuộc chiến đã như thế này, khó mà vãn hồi, tại hạ đề nghị Hoàng tướng quân cùng tại hạ tranh hùng thay vì dụng quân binh được không ?

Hoàng Phi Bằng cười thân thiện :
― Thưa soái tướng quân, như thể mới có dịp cùng nhau bàn luận hưu chiến. Cho phép tại hạ trình bày đôi lời được không ?

Hoàng Phi Bằng không muốn Mã Tử Di bị mất mặt trước quân binh Hán. Mã Tử Di tay cầm đao đưa cho giám binh, chân bước đến trả lời :
― Được lắm.

Cả hai tiến đến gần, cách nhau nửa trượng thì đứng lại. Hoàng Phi Bằng tình ngay ý tốt nói :
― Thưa soái tướng quân, hiện tướng quân đang bị thương nơi đầu gối chân trái, khá nặng đấy, chỉ vài ngày sau chân của tướng quân sẽ không còn nữa. Người làm tướng mà bị tàn phế thì khác nào uy quyền mất hết, mất cả lưu danh anh hùng trong thiên hạ. Thú thực với tướng quân, tại hạ có khả năng chữa trị vết thương này, nếu tướng quân không chê cười.

Mã Tử Di xanh mặt, tự nói:– Đúng thế người làm tướng sợ nhất là để địch biết nội tâm và sức khỏe, gã họ Hoàng này còn quá trẻ nhãn lực như thần, võ học như thế nào thì mình chưa biết, chỉ thấy chân dung thư sinh trong trận đi ra, lời đối thoại cũng rất trong sáng, tuy mỗ là hổ ngoài mặt trận, thế mà đứng trước một con mèo vừa trạc canh xuân như con trưởng của mỗ.

Đời chiến binh của mỗ chưa bao giờ nghe lời địch thủ, chưa thấy địch thủ cứu thù trong trận chiến bao giờ ! Thế mà hôm nay tiểu tử này nhã ý cứu mỗ, dĩ nhiên phải có nguyên ủy của nó. Thôi được mỗ phải cầm lửa đỏ để biết bao nhiêu độ nóng, rồi hỏi :
― Các hạ đã biết tại hạ bị thương à, như vậy vết thương hiện giờ nó có quy hiểm thế nào ?

Hoàng Phi Bằng cung tay thi lễ :
― Thưa soái tướng quân, vết thương tại đầu gối chân trái đang phát độc mạnh, gân cốt tê, nhức còn hơn kiếm đâm vào thịt, chân thốn đau thấu gan, vài hôm tủy xương sẽ bị thối, thế là chỉ còn lại một đống thịt nằm dài trên mặt đất, sau đó thịt teo dần để lại bộ xương trắng.

Mã Tử Di nghe Hoàng Phi Bằng tả sự chết của một vị tướng oai hùng vì vết thương, lời nói đúng thực hay sai chưa xác định. Tức thì Mã Tử Di liển hạ giọng, lịch sự nhỏ nhẹ hỏi :
― Cho tại hạ gọi thân mật nhé, theo tiên sinh phải trị thế nào cho lành vết thương, mà cũng không bị tàn phế ?

Hoàng Phi Bằng ung dung trả lời :
― Thưa soái tướng quân, trước hết đừng để hai quân tướng Việt–Hán biết nội vụ này, phải lập một lều vải, trong trại có một cái bàn tròn hai chiếc ghế, tại hạ và tướng quân cùng đàm phán, đó chỉ là một cái cớ để tại hạ chữa bệnh trong ba ngày cho tướng quân.

Bước kế tiếp tại hạ cùng tướng quân tuyên bố quân binh Việt–Hán đình chiến, sau khi chữa lành bệnh hai bên ký hòa ước, tuyên bố biên giới Ly Bộ không xâm phạm của nhau, còn về bồi thường chiến tranh, đó là kế giữ thể diện cho nhau.

Mã Tử Di hiểu được thâm ý của Hoàng Phi Bằng khen thầm:– Quả là Nam Việt có lắm nhân kiệt, trí dũng, văn võ hơn người mới dám tiến vào trận, mỗ chưa xuất chiêu mà đã bị thương. Nếu trong trận thì đã thác rồi, e rằng cũng mất thây, đúng là bầu trời rộng bao la, anh hùng trong thiên hạ ở khắp mọi nơi, họ Hoàng này đáng để thiên hạ ngưỡng mộ, nay mỗ xem ra đã cùng đường, đúng là anh hùng mạt lộ. Hoàng Phi Bằng thấy trên mặt tướng Hán chăm chiêu nét mặt có phần âu lo, liền thưa :
― Thưa soái tướng quân chuẩn bị nhé ?

Hoàng Phi Bằng lập tức gọi Giám binh Võ Hồng :
― Nhờ huynh đài lập gấp tại đây một lều vải thô, trang bị một đôi chõng tre, một bàn tròn, hai chiếc ghế. Rượu, thịt, cơm, nước, bánh trái đầy đủ trong ba ngày, tại hạ đàm phán chiến tranh cùng với tướng quân Mã Tử Di, bất cứ ai muốn vào cũng phải chờ lệnh.

Giám binh Võ Hồng vâng lời :
― Dạ, thưa sư phụ đệ tử tuân lệnh.

Mã Tử Di thấy Hoàng Phi Bằng xuất lệnh nghiêm binh, còn nghe rõ tiếng nói của giám binh xưng hô Hoàng Phi Bằng là sư phụ, trong lòng của Mã Tử Di lấy làm kính trọng hơn.

Mã Tử Di gọi tả phó tướng Hán vào giới thiệu :
― Đây là tả tướng họ Hà tên Biên Từ, sẽ làm từ hàng cuộc chiến.

Tả tướng Hà Biên Từ cúi đầu chào, rồi lui về đứng sau lưng đại soái quân tướng Hán. Hoàng Phi Bằng cũng đáp lễ, Mã Tử Di xuất lịnh :
― Mỗ nhờ Hà tả tướng quân, kể từ giờ này hạ trại cách xa một trăm trượng, đình chiến để đàm phán chiến tranh, nhớ dưỡng binh, lập quân tịch chôn cất tử binh, chữa trị thương binh, cung cấp lương thực đầy đủ và cung cấp cho tại hạ ba ngày rượu, thịt, bánh trái hảo hạng, không được vào lều khi chưa có lệnh.

Hà tả tướng Hán cúi đầu thưa :
― Thưa đại soái tướng quân, tiểu tướng nghe rõ, y lệnh.

Hoàng Phi Bằng tạo mối giạo thiệp lâu dài nói:
― Quả là tướng mạnh, binh hùng, tướng soái uy quyền nhờ binh pháp, ngang dọc chiến trường, vạn dậm tuyết sương phủ áo giáp, tại hạ không hổ thẹn chữa trị bệnh áo giáp đúng anh hùng.

Mã Tử Di suy nghĩ:– Một đời mỗ cung kiếm chiến trường, sức mạnh chưa hề bại, tuy tính bướng bỉnh nhưng chưa hề chơi canh ba giàu sang, canh năm nghèo mạt ( cờ bạc ), nhờ vậy mỗ không bị cám dỗ bởi vật chất, khi đứng trước quan trường là một vị tướng thanh liêm không sợ cô độc, thân làm tướng soái một vùng rộng lớn, dưới tay binh quyền vạn mã thế là không có một người thân giao, nay gặp Hoàng Phi Bằng lấy địch kết nghĩa tình huynh đệ cũng hay, tuy là địch thủ nhưng hóa giải được thù cũng không chừng là tốt hơn người Hán. Hoàng Phi Bằng bình nhiên nói tiếp:– Thưa đại soái thướng quân, sử dụng chân bị thương đá viên cầu nầy thử xem.

Mã Tử Di đá thử viên cầu bay xa nửa trượng, lòng ông thất vọng. Hoàng Phi Bằng búng gió vào đầu gối của Mã Tử Di, thấy rất rõ một viên sỏi nhỏ bay ra ngoài, rơi xuống nằm trên mặt đất, búng tiếp một viên thuốc cao Hoàng Hổ, thấy đầu gối êm diệu không còn nhức nhối nữa. Mã Tử Di lại suy nghĩ tiếp:– Một tướng trẻ của Nam Việt như thế này. Thảo nào chưa xuất trận, mà mỗ đã mất trên ngàn quân tử trận, trên đời này lấm kỳ tài. Lần đầu tiên mỗ đến chiến trường này, không biết lâu nay thuộc hạ của mỗ trấn thủ vùng này có gặp những kỳ tài này không ? Mỗ phải tra xét thuộc hạ mới biết hư thực, nhất là trên sơn trại Ly Bộ này, mỗ chưa hề nghe qua có những người Hán là những ai, cùng dư đảng Nguyễn Chí Hà làm gì ở đây.

Hoàng Phi Bằng thấy Mã Tử Di tin tưởng mình, chàng liền hỏi :
― Thưa tướng quân chân đã khỏe chưa, xin tướng quân đá tiếp viên cầu này nhé ?

Mã Tử Di có phần sảng khoái khẩn định :
― Đúng vậy tại hạ đã khỏe, xin đá thử viên cầu mới biết thể lực.

Lần này viên cầu bay xa hai mươi trượng. Hoàng phi hỏi tiếp :
― Thưa đại soái tướng quân, nếu không bị thương có thể trái cầu nay bay hơn năm mươi trượng.

Mã Tử Di cười rất vui, trả lời :
― Các hạ nói đúng lắm, tại hạ tập luyện mỗi ngày, dùng bao cát hai mươi cân đá cầu bay xa mươi trượng, đã bị phế võ công giờ trở lại bình phục, đúng là mỗ gặp tiên gia .

Hoàng Phi Bằng miệng cười lòng khen xã giao :
― Tướng quân là bậc nhân tài không thể nào chỉ một viên sỏi nhỏ mà làm phế võ công được, tướng quân an tâm, tại hạ tin rằng sau ba ngày tướng quân sẽ đá được quả cầu hai mươi cân, xin tướng quân chuẩn bị tiếp nhận viên thuốc gia truyền của tại hạ.

Hoàng Phi Bằng búng vào người của Mã Tử Di viên "Hoàng Đơn Thảo" không đầy năm khắc Mã Tử Di tự thấy trong cơ thể có luồn khí ấm chuyển qua nóng rồi tan biến. Mã Tử Di rất ngạc nhiên hỏi :
― Tại hạ không biết như thế nào, trong cơ thể có luồn khí ấm chuyển qua nóng rồi biến mất, sức khỏe hiện thời dồi dào, sung mãn khác nào thời tuổi ba mươi.

Hoàng Phi Bằng giải thích :
― Thưa tướng quân, vết thương tại chân là việc nhỏ, còn vết thương trong nội tạng mới là đèn dầu trước gió, tánh mạng tướng quân tuổi mới bốn lăm, thế mà bị độc dược châm từng giọt vào cơ thể, đến nay đã ba năm hơn. Cách đây một khắc trong cơ thể có chứng bệnh kỳ lạ, như buồn nhiều hơn vui, ăn uống không biết ngon, sức khỏe mỗi ngày suy giảm, mệt mỏi biến cử động. Bây giờ tướng quân đứng lên vận động tay chân thấy thân thể thế nào ?

Mã Tủ Di hân hoan khen :
― Các hạ đúng là ân công cứu mạng, đã biết hết sự thực trong lục phủ ngũ tạng của tại hạ, làm tướng sợ nhất là để địch biết sức khỏe của mình, nhưng ở đây tất cả đều không thể giữ kín trong lòng, lời chân thực lúc nào cũng nói lên tình ý thâm thúy đời người. À bây giờ thân thể của tại hạ rất tráng kiện, không còn mệt mỏi, trong lòng trở lại phấn chấn, một lần nữa đa tạ ân công, nhưng không biết ai là thủ phạm cho tại hạ uống độc dược, thưa ân công tên độc dược ấy là gì ?

Hoàng Phi Bằng chậm rãi trả lời :
― Thưa đại soái tướng quân, mỗi buỗi dùng cơm trưa, tướng quân ăn một thứ rau có mùi vị thơm, chua rất hợp khẩu vị, gọi là sâm tía, hoa nhỏ bằng hạt đậu xanh, màu đỏ, tuy gọi là sâm nhưng đây là sâm độc dược, người tặng loại sâm này chính là thủ phạm, theo tại hạ biết hiện nay tại tư gia của tướng quân đang trồng loại sâm này, đó là thủ đoạn của thủ phạm, muốn tự tay tướng quân ăn độc dược sâm tía, như vậy không ai có thể khám phá ra được nguyên nhân .

Mã Tử Di nghe Hoàng Phi Bằng nói rất tường tận không sai một ly nào. Mã Tử Dị thở dài suy nghĩ liên miên:– Đúng là trời cao còn thương mỗ, nếu không đích thân đến đây thì hậu quả sự chết của mỗ không biết đâu mà tra cứu.

Mã Tử Di rùng mình, thân thể bỗng thu lại, rồi từ tốn nói :
― Đúng là tả tướng quân Hà Biên Từ hại mỗ, cũng nhờ tiên sinh chỉ cho một con đường sống. Ít ai ngồi trong trận biết ngoài trận, ở tại tư gia biết việc thiên hạ, nhãn lực phi thường thấy hết nội ngoại tâm kẻ khác, tại hạ tâm phục, khẩu phục, đúng là hiền nhân không phân biệt địch thù, mai này có thác tại hạ cũng mang theo trong lòng họ tên của ân công Hoàng Phi Bằng.

Hoàng Phi Bằng chưa tin hẵn lời nói của Mã Tứ Di, lòng dè dặt mớm lời thăm dò :
― Thưa đại soái tướng quân, ngày xưa tại hạ ở Giang Tô đất Hán, sau đó nhờ tiếng gọi của Tổ Quốc, nên cả gia đình của tại hạ về Nam Việt sinh sống, từ ấy trở thành quân tướng của Nam Việt Vũ Đế.

Mã Tử Di cũng chạnh lòng có ý định lập lại Tề Quốc nói :
― Tại hạ cũng không phải là người Hán, sinh vào thời vong quốc, ngồi ở đây chỉ còn trách phận trước bạc thời nay bạc phước, hy vọng người con trưởng sẽ thực hiện được chí dũng vì Tề Quốc. Mã Tử Di này nguyện nối gót theo chân của ân công, thà làm trâu đất Tề còn hơn làm tướng đất Hán. Một hơi thở dài nói tiếp:– À nhân dịp nay tại hạ lập ra một cuộc thanh trừng những kẻ phản phúc, nuôi ông tay áo. Nhân từ với kẻ tiểu nhân là tự diệt mình, cho nên mới có hậu quả thế này. Cuộc chiến này tại hạ cần lấy tướng diệt tướng, nhờ tiên sinh cử ra bốn tướng kỳ tài, tỷ đấu với bốn tướng của tại hạ, quan trọng là không để tướng Hán sống, có như vậy mới khám phá được nguyên ủy kẻ âm mưu hạ độc tại hạ, cũng để biết rõ ai chủ mưu hổ trợ dư đảng Nguyễn Chí Hà và để biết mục đích của họ bao lâu nay.

Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị trả lời :
― Thưa đại soái tướng quân, kế sách đó rất hay, nhưng phải đưa vào nghị luận đàm phám, có như vậy thì trừ được hậu chiến tranh.

Mã Tử Di đắc ý cười "ha hà… " nói :
― Đúng thế, quân tử hay tiểu nhân chỉ cách nhau một suy nghĩ và trong hành động, mỗ bao giờ cũng làm việc thuận với kỷ cương.

Mã Tử Di hỏi một lần nữa :
― Dưới trướng của tiên sinh có bốn tướng kỳ tài không, nếu không có thì khó mà thành công, tiên sinh nhớ rằng trong chiến tranh không có đàm phán, đây là việc làm hy hữu trong binh pháp Trung Nguyên, như vậy phải thảo ra văn bản trước rồi hành động sau.

Hoàng Phi Bằng ung dung cười tự nói:– Xem việc đàm phám thành công trong lòng bàn tay, chỉ lấy ra là có văn bản, còn Mã Tử Di xem việc đàm phán rất phức tạp.

Hoàng Phi Bằng bỗng nói ngôn ngữ Trung Nguyên để đàm phán, không cần bút đàm :
― Tại hạ xin lập bảy điều đàm phán, sau đó đại soái tướng quân xem xét lại rồi mới ấn ký và thực hiện phân biên giới.

Mã Tử Di khi gặp Hoàng Phi Bằng đến giờ mới một ngày, mà không biết bao nhiêu sự kiện ngạc nhiên trong con người trẻ này. Ông tự hỏi:– Người trẻ Hoàng Phi Bằng nói được ngôn ngữ Trung Nguyên giọng chính thống Giang Tô quê ngoại của mỗ.

Lúc này Mã Tử Di như bị Hoàng Phi Bằng thu miên, tình cảm riêng tư ông kể hết không giấu diếm một điều gì, đối với người làm tướng cấm kỵ không được nói nửa lời sự thực trước địch thủ. Nguyên ông cũng là người lịch duyệt hơn đời, không phải loại khờ khạo, ông đọc được tư chất của người khác, tuy nhiên mẫu người lý tưởng biết sống vì thiên hạ ông luôn kính trọng, tính ông chân thực nhưng cứng rắng trước kẻ phản trắc. Hoàng Phi Bằng cũng thế chưa bao giờ phản trắc ai, dù thâm giao hay sơ giao cũng một lòng ân cần chiêu hiền đãi sĩ. Tuy nhiên chàng không bao giờ tha thứ bất cứ ai, dù liên hệ hay thủ phạm, như quan quân ác ôm, tham ô, bán chức, mãi quốc cầu vinh đều trảm quyết.

Sau khi nghe Hoàng Phi Bằng nói thổ ngữ mẹ đẻ của Mã Tử Di, ông mở hết cửa lòng hâm mộ. Hoàng Phi Bằng đọc bảy điều trong văn bản Hòa ước cho Mã Tử Di nghe :
― Hòa Ước Biên Giới Việt–Hán Nhâm Ngọ :

Điều 1 – Xét trận chiến Ly Bộ trên đất Nam Việt không thuộc biên giới Hán. Nay dân binh Nam Việt bảo vệ cương thổ, hao binh tổn tướng hơn trăm. Quân tướng Hán vượt qua biên giới Ly Bộ tử trận hơn ngàn. Trận chiến Ly Bộ sơn không phân thắng bại. Tướng soái dân binh nhà Nam Việt do Hoàng Phi Bằng chỉ huy, tướng soái nhà Hán do Mã Tư Di chỉ huy.
Điều 2 – Chiếu theo cương địa từ suối Ly Bộ cách núi Ly Bộ mười bảy trượng chiều dài, địa điểm này ngày xưa đã lập biên giới của hai nước Việt–Hán. Ngày nay Tướng soái dân binh hai nước quyết định ký Hòa ước bảo đảm, vãn hồi trật tự biên giới Ly Bộ thái bình.

Dưới trướng soái tướng Việt–Hán tỷ đấu phân tranh biên giới, thắng không kiêu bại không thù. Sau cuộc tỷ đấu trao trả tù binh, lập tức lui binh cùng ngày về bên kia Lĩnh Bắc suối Ly Bộ.
Điều 3 – Trả tù binh chiếu theo danh sách năm mươi sáu người ( 56 người ) .
Điều 4 – Biên giới Ly Bộ không lập cầu, không lập cư, không chứa thành phần làm phản, điền canh mỗi bên cách biên giới mười trượng.
Điều 5 – Dân binh Nam Việt bồi thường chiến tranh cho quân binh Hán.
a - Mỗi tử binh Hán năm lạng vàng.
b - Mỗi thương binh Hán năm lạng bạc.
Điều 6 – Mọi bất trắc tại biên giới, phải do triều đình hai nước Việt–Hán cùng đàm phán, không tự ý vượt vào biên giới của hai quốc gia.
Điều 7 – Biên giới Ly Bộ chính thức giá trị vỉnh viễn. Chiếu theo Hòa ước có bảy điều làm văn bằng, bảo đảm không cớ gì xâm phạm biên giới lẫn nhau.

Hòa ước này thành lập tại trung tâm cầu Ly Bộ. Đầu Hạ, Nhâm ngọ. TCN.
Thừa nhận triều đình Hán Đế
Thừa nhận triều đình Nam Việt
Thừa nhận tỉnh Quế Châu nhà Hán
Thừa nhận tỉnh Quế Lâm nhà Nam Việt
Thay mặt lưỡng quốc Việt–Hán, Mệnh Toàn Quyền đồng ký Hòa ước và đóng dấu:
Đại Soái Tướng Quân Mã Tử Di nhà Hán,
Tướng Soái Dân Binh Hoàng Phi Bằng nhà Nam Việt.
Lưu: Triều đình nhà Hán. Hòa Ước Việt Hán Nhâm Ngọ.
Lưu: Triều đình nhà Nam Việt. Hòa Ước Việt Hán Nhâm Ngọ.
Mã Tử Di và Hoàng Phi Bằng đọc bản văn Hòa ước thú vị, cả hai đồng cười ngất ngưởng.

Mã Tử Di lòng vui miệng cười nói :
― Đây là văn kiện hòa ước hay nhất, nội dung chứa nhiều hậu ý, nói về thiển cận thì Hán hưởng nhiều quyền lợi, nói về thiệt thòi thì Nam Việt không có gì để mất. Nói về cá nhân người lợi nhất là tại hạ, còn tiên sinh vì mưu cầu thái bình cho thiên hạ Nam Việt. Nói về quân binh tại hạ trên danh nghĩa là quân nhà Hán, còn tiên sinh trên danh nghĩa là dân binh Nam Việt, đó là danh nghĩa thực sự theo văn bản Hòa Ước, Tại hạ cảm kích vô cùng. Còn những thú vị khác như trong điều 3 và 5. Trong điều 3 nói về trao trả tù binh, chiếu theo danh sách có năm mươi sáu người. Thực tế còn mười ba người không có trong danh sách tù binh. Tại hạ không trách tiên sinh, đây là ý của bốn gã tiểu tướng Hà Biên Từ, Thuật Lư, Mao Bình Ca, Chương Thứ cung cấp, vậy mười ba người Hán đó là ai thì xin tiên sinh an tâm giữ lấy. Trong điều 5 nói về Dân binh Nam Việt bồi thường chiến tranh cho quân binh Hán. Ngụ ý của điều 5 rất hay. Nói rằng chiến tranh này do Dân binh Nam Việt chứ không phải quân binh chủ lực. Triều đình nhà Nam Việt chứng nhận lòng yêu nước của dân, bảo vệ bờ cỏi nên làm. Nhà Hán không có lý di gì để gây hấn biên giới lân ban, còn cho biết Dân binh có khả năng tự vũ trang và tự giải quyết tài chính bồi thường chiến tranh. Mỗ bái phục các hạ.

Hoàng Phi Bằng hỏi lần cuối :
― Thưa, bây giờ cơ thể của Đại Soái Tướng Quân, như thế nào rồi ?
― Tại hạ, nhờ tiên sinh chữa trị bệnh đã qua khỏi, quả là gặp đại kiết, còn tăng thêm sinh lực nữa, ngoài ra gỡ được tai nạn trong nay mai, tiên sinh cứu được ba mạng sống cho một người, tại hạ khâm phục, hẹn sáng mai tái ngộ.

Hoàng Phi Bằng hai tay cung kính thi lễ :
― Chúc, Đại soái tướng quân bình an, sáng mai tái ngộ.

Hoàng Phi Bằng mời Vũ Thư Minh, Hoàng Anh Tuấn, Lê Chí Nam, Thanh Thủy, Lữ Thư, Trí Túc và Nguyễn Chung Kiệt cùng tám mươi chín cao thủ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung hội ý.

Hoàng Phi Bằng trình bày nội vụ và đọc văn kiện Hòa Ước. Chàng trình bày tiếp:– Còn một việc quan trọng khác, trong danh sách tù binh có năm mươi sáu người Hán, còn lại mười ba người không có tên trong danh sách này là thành phần nguy hiểm nhất. Thúc Thúc, quý đại huynh, tỷ, đệ, muội lấy danh sách điểm danh lại sau đó phân ra làm hai trại tù, trại của mười ba người này canh gác nghiêm ngặt, không để sơ hở, làm chòi canh cao quan sát, lập ba vòng canh, cho họ ăn no, rượu uống đầy đủ.

Trong điều hai Hòa Ước có câu: "Các tướng dưới trướng Đại soái, hai bên tỷ đấu thắng bại không kiêu không thù". Thúc Thúc chọn ra bốn cao thủ tỷ đấu với bốn tướng Hán, mục đích là hạ thủ bốn tướng Hán, thì lột trần được bí ẩn trong sơn trại.

Vũ Thư Minh hỏi lại :
― Thúc thúc nghĩ trong Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung hơn trăm cao thủ có khả năng thủ chiến với địch, nhưng chỉ cần bốn cao thủ thì ít quá. Như vậy Thúc Thúc, quý huynh tỷ Hoàng Anh Tuấn, Lê Chí Nam, Nguyễn Chung Kiệt, Hoàng Thanh Thủy cũng đủ khả năng diệt địch rồi.

Lữ Thư đứng lên thưa :
― Thưa, Thúc Thúc cùng quý huynh tỷ, những tướng Hán chỉ để một mình nữ Lữ Thư cũng đủ sức lấy bốn thủ cấp, Thúc Thúc cùng quý huynh, tỷ, đệ còn nhiều việc phải làm, như đốc thúc binh mã phòng thủ sơn trại, giám binh v.v...

Điệt nữ đề nghị cử hai nam, hai nữ ra trận, như đại huynh Anh Tuấn, đại tỷ Thanh Thủy, đại huynh Lê Chí Nam và Lữ Thư, còn Thúc Thúc, tỷ Trí Túc và huynh Nguyễn Chung Kiệt phòng thủ hậu trận.

Vũ Thư Minh khen thầm:– Lần đầu tiên bày trận có ẩn binh pháp phía trong, nhưng mỗ không biết rõ khả năng võ học của Lữ Thư thế nào ? Tuy vậy vẫn tin tưởng là hơn. Tất cả cùng đồng ý hai nam hai nữ tiếp trận .

Hoàng Phi Bằng đắn đo cân tài chiến trận đối với địch không thể coi thường nói :
― Thưa, Thúc Thúc cùng quý vị đây là quyết định trong Hoà Ước, tướng hai bên khi xuất trận phải chiến thắng, đương nhiên sinh tử không thể tránh được, quý vị phải lấy quyết định cho chính mình để báo ân Tổ Quốc và xin Thúc Thúc cử người phi mã tốc hành đem Hòa Ước, tấu biểu văn về Triều Đình và Quế Lâm Vương.

Vũ Thư Minh nhận biết tình hình có diễn biến :
― Đúng vậy, Phi Bằng nhi nói đúng lắm, Thúc Thúc cử người cấp báo đi từ bây giờ, Phi Bằng nhi à đêm đã khuya đi ngủ sớm, ngày mai còn nhiều việc quan trọng phải làm.

Hoàng Phi Bằng vâng lời, đứng lên vừa đi miệng nói :
― Đa tạ Thúc Thúc nhắc nhở, hài nhi đi ngũ đây.

Mã Tử Di về đến trại tập hợp quân binh nghe đọc Hòa Ước, tức tốc cử quân binh chuyển biểu văn, khẩn tấu về Triều Đình và phủ Quế Châu. Sau khi quân tướng binh mã nghe qua Hòa Ước tất cả đồng vui mừng hoan hô. Thực tế đã thấy quân sĩ Nam Việt mới tấn công đợt đầu mà đã bốc hơi hơn ngàn binh tướng, chưa sáp trận mà đã chết như đại họa Hồng thủy phát cơn giận như thời thượng cổ.

Riêng các tướng Hán có một suy nghĩ chung chung, lòng đố kỵ và lo sợ tướng soái Nam Việt, họ nghe qua trình bày của Mã Tử Di và họ thấy được trận chiến đã qua, cũng là lần đầu tiên họ biết Nam Việt ngoài dụng binh còn dụng văn đàm phán. Quân tướng Hán tự nhận biết cuộc chiến tuy chưa bại nhưng đã biến thành thắng trận nhờ đàm phám.

Về Bốn tướng Hà Biên Từ, Thuật Lư, Mao Bình Ca, Chương Thứ hớn hở, tự cho mình võ học cao thâm hơn người, đồng xin ra trận thách thức tướng Nam Việt. Tướng quân Mao Bình Ca tự hào dũng mãnh nói :
― Quý các hạ là tướng quân phải hiểu trong điều hai của Hòa Ước có ghi rõ ràng. Các tướng dưới trướng đại soái hai bên tỷ đấu thắng không kiêu, bại không hận thù. Đây là dịp lịch sử ghi danh thiên thu, xin quý các hạ cùng tại hạ xuất một chiêu trừ bọn dân binh Nam Việt, hãy cho họ thấy sức mạnh tướng quân nhà Hán ta, chỉ một trận này cho toàn dân Nam Việt vào giấc ngủ chập chờn khiếp đảm, đây là dịp tốt để quân binh ngưỡng mộ tứ tướng nhà Hán, Trung Nguyên.

Tướng quân Hà Biên Từ đứng lên phát biểu :
― Tại hạ cùng Thuật Lư, Chương Thứ đồng ý phát biểu của tướng quân Mao Bình Ca.

Thực ra trong tâm tư của bốn tiểu tướng Hán đã là một cấu kết, mục đích nhằm bí mật hạ thủ Mã Tử Di bằng độc dược, họ rất khôn ngoan chỉ chờ sau khi trừ được Mã Tử Di, mới thực sự lấy Ly Bộ sơn, làm sào huyệt mở đường tiến binh vào đất Nam Việt, hiện nay uy quyền của Mã Tử Di là núi cao cản trở lớn nhất. Tuy có cản trở nhưng trong Hòa Ước mở đường tấn công Ly Bộ sơn, lúc ấy dù Mã Tử Di phản đối hay không cũng còn tùy thuộc vào thắng bại của tứ tướng.

Mã Tử Di cười, ngụ ý đã đưa được bốn thằng khả ố vào tử huyệt, tuy biết thế lời vẫn ôn tồn :
― Mỗ khuyên quý tướng quân phải cẩn thận trước khi quyết định, muốn thắng địch thì phải lấy sở trường võ học, tứ tướng kỳ tài đương nhiên khống chế được địch, đó là niềm vui mừng lớn nhất của mỗ, nhớ đừng để tại hạ thất vọng nhé ?

Tiểu tướng Chương Thứ lời dõng dạc :
― Đương nhiên tay đao này, đến không hình đi không bóng thì phải thắng trận đầu.

Toàn quân binh Hán hò reo, hoan hô tứ tướng Hà Biên Từ, Thuật Lư, Mao Bình Ca, Chương Thứ mã đáo thành công, và nhiều lời khen anh hùng trong thiên hạ. Sáng hôm sau đúng hẹn giao dấu, Mã Tử Di và Hoàng Phi Bằng đến lều vải duyệt trận, hai bên chào nhau. Binh mã tứ tướng phó soái hai bên chỉnh tề tiến vào vị trí tỷ đấu, tay kiếm tay đao hừng hực bốc khí nóng.

Mã Tử Di và Hoàng Phi Bằng ngồi vào bàn tròn trước lều vải duyệt trận. Hàng ngũ tướng Hán đứng thế tấn công, gồm có tứ tướng như Hà Biên Từ, Thuật Lư, Chương Thứ, Mao Bình Ca, bên dân quân Nam Việt thế thủ, gồm có Anh Tuấn đứng đầu, Thanh Thủy, Lê Chí Nam và Lữ Thư.

Mã Tử Di vốn binh mã dày dạn, kinh nghiệm nhiều, đôi mắt lước qua binh tướng Nam Việt quá yếu thế, trong lòng ông có cảm nghĩ thất vọng. Trước mặt ông thấy bốn con Hổ Hán, bốn con Mèo Việt hai nữ, hai nam khác biệt quá xa, thân cốt mảnh dẻ, đi đứng không được oai phong lẫm liệt, tuổi quá trẻ từ đôi mươi đến mười tám, võ học thì chưa biết kỳ tài hay là vô dụng. Ông thở dài hỏi nhỏ Hoàng Phi Bằng :
― Thưa, Hoàng tiên sinh, tứ tướng của Nam Việt như thế này thì có bao nhiêu phần thắng, khả năng giết được bốn tên Hán không ?

Hoàng Phi Bằng hiểu được ý của Mã Tử Di đang lo xa, chàng giiớ thiệu :
― Người đứng sau cùng là nữ danh tướng Lữ Thư, trong binh pháp có nói "Nhất Cự Tứ" là tỷ tỷ của tại hạ đó Đại soái tướng quân ạ.

Mã Tử Di tạm an tâm :
― Tốt lắm, tại hạ hy vọng cuộc đấu này ân công được toại nguyện như ý.

Mã Tử Di đứng lên truyền lệnh khởi đầu cuộc đấu:
― Tứ tướng soái Hà Biên Từ, Thuật Lư, Chương Thứ, Mao Bình Ca chú ý thắng không được bại. Bắt sống hai con mèo nữ thì được cung hỷ phát tài bá nghiệp, trọn hưởng trinh nữ có dày có mỏng. Vừa nghe lệnh bốn tên tướng Hán phi thân vào bố trận, lòng háo sắc nổi phong ba.

Mã Tử Di có ý riêng, đây chỉ đôi lời khích tướng, Hoàng Phi Bằng cảm thông lời phát biểu vừa rồi, còn Thanh Thủy, Lữ Thư đương nhiên nghe qua rất chói tai, cũng là lời cố ý nhắc nhở đừng để rơi vào tay tướng Hán. Hoàng Phi Bằng đứng lên tay chỉ vào trận :
― Hởi anh hùng Nam Việt, cường tráng Long Mã tinh thần, "Nhất Cự Tứ", địch thủ có đường tới không có đường về.

Cả bốn tên tướng Hán, Hà Biên Từ, Thuật Lư, Chương Thứ, Mao Bình Ca đồng cười "ha hà…" :
― Hãy nói ngược lại "Tứ Cự Nhất" mới đứng, "ha hà…" phần thắng đã nắm trên tay, dù tứ cự tứ cũng phần thắng về bổn tướng, nữ hiệp kia tuổi trẻ võ học cũng chẳng là bao, nội công cũng thế, thôi lui gót đi để mạng sống lâu dài làm thứ thiếp của mỗ, đừng khùng điên đứng trước đao kiếm vô tình, đừng để thủ cấp lìa thân không còn cơ hội để mỗ yêu. Mỗ tha thứ trước khi đao chưa xuất vỏ, khi xuất rồi đao bách chiến bách thắng, mỗ đã nói đã cạn lời, sao còn đứng đó hễ thứ thiếp ?

Lữ Thư há sợ tướng Hán nói lớn:
― Thưa, quý tướng quân, bổn cô nương đa tạ những lời nói võ chuột, nhưng đã ra đến đấu trường rồi thì bổn cô nương chưa bao giờ há sợ ai, rút lui không phải là chí khí của Nữ tướng, đấu trường này thắng bại để phân lưỡng quốc và hai dân tộc Bắc–Nam không thù oán, chỉ có thủ đoạn mới tìm đến thù oán, xin mời xuất đao thử kiếm.

Tiểu tướng Hán tên Hà Biên Từ xuất đao, hô tấn công:
—    Chỉ cần một đao này thôi là gắp được con gà mái tơ.

Tiếng hô chưa dứt lời, bốn tướng đã xuất chiêu nhanh không ai lường trước được, một vòng tròn ánh đao sáng đã bao vây Anh Tuấn, Thanh Thủy, Lê Chí Nam và Lữ Thư trong trận.

Anh Tuấn, Lê Chí Nam, Thanh Thủy tay cầm kiếm theo võ nghiệp họ Hoàng, khi xuất tức thì đổi chiêu số "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" riêng Lữ Thư một lúc xuất Ngọc Thanh kiếm và Hoàng kiếm.

Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên, thì ra tỷ tỷ của mỗ cũng là cao thủ như ai, sáng tạo được kiếm pháp sử dụng hai võ học cùng lúc, như vậy phải có đến hai não bộ mới xuất chiêu kỳ ý.

Một tiếng thét thật lớn của Hà Biên Từ làm Hoàng Phi Bằng chú ý khen thầm:– Đây cũng là kỳ tài trong đường đao quái dị. Chàng ngó qua đao pháp của Thuật Lư thấy cũng phi phàm, nhìn kỷ đao pháp của Chương Thứ và Mao Bình Ca mỗi người đều có sở đoản sở trường riêng, nội công tuy yếu nhưng muốn chuyển thành mạnh thì phải nhờ đao pháp liên chiêu liên thức, nhìn kỷ cả bốn tướng Hán quả nhiên dũng mãnh, nhưng trí lự chưa phải là uyên thâm, tuy vậy nếu họ thắng được Lữ Thư là nhờ số đông.

Tiếng hò hét của bốn tướng Hán luân phiên nhau không ngừng, đây cũng là một thuật võ làm áp đảo tinh thần của địch thủ và cổ võ đồng đội, lối đánh tập thể của họ kỳ lạ chiêu thức xuất một lược, rồi rời rạc, chiêu dài chiêu ngắn, có lúc toàn là hư chiêu, rồi hợp thành thực chiêu, họ biến chiêu cũng thần kỳ.

Hoàng Phi Bằng thấy võ học của địch quân sinh lòng để ý:– Võ học Trung Nguyên cũng có ưu điểm nhưng khuyết điểm rất nhiều, không lấy gì xuất sắc, họ sử dụng mưu mẹo đao pháp nhưng thiếu kỹ thuật đao pháp, một khi mưu mẹo bại lộ thì đao vô dụng.

Tiếng đao kiếm vang lên như sấm sét, không còn phân biệt chiêu thức địch và ta, chỉ nghe "keng keng…" liên thanh từ xa vọng lại, từ gần dội ra, tiếng "vù...vù..." lao xao trong tim hồi hợp, tinh lực kiếm rung động "vu...vu..." tiếng kiếm của Lữ Thư làm màng óc của địch muốn xuất huyết.

Nhất cự tứ dư hai trăm hiệp chưa phân thắng bại, chu vi đấu trường năm mươi thước, đất đá, cỏ cây vô tình trở thành bình địa, mặt đất lồi lõm tạo thành mô đất, thế thủ trở nên phức tạp, chân đứng cao tấp, lấy phi thân làm lại lợi thế tấn công. Lúc này tứ tướng Hán đã thấm mệt, bào phục tả tơi, hơn hai mươi tiếng xé vải, thân thể được hưởng vài nhát kiếm yếu huyệt, miệng không còn hô to "gắp con gà mái tơ", đã biết người biết ta trong lòng nổi lên ớn lạnh.

Lê Chí Nam quyết thủ chờ địch sơ hở, kiếm pháp lấy đó làm cơ hội thọc sâu vào địch thủ, tuy vậy cũng bị một đao xé bào phục, trúng thương tay trái.

Anh Tuấn và Thanh Thủy còn thừa nội lực, chiêu pháp chỉ mới xuất ba phần mười, chú ý chiêu thức của đối thủ và kỹ thuật xuất đao, lắm mưu mẹo quỉ quái. Huynh muội họ Hoàng khám phá, trên đướng sống đao của đối thủ có một thép mỏng khi kiếm hay đao của địch thủ đụng vào tức thì bị kẹp lại, thế là đoản kiếm có cơ hôi xuất chiêu thần kỳ.

Lữ Thư phá được đao tướng Hán nhờ Ngọc Thanh kiếm, võ học của người Hán dụng cương chế nhu, còn Lữ Thư dụng nhu chế cương, trong binh pháp có câu "Khi cương suy thì nhu thịnh".

Mã Tử Di ngồi trong lều vải, khen thầm:– Quả là nữ anh thư kỳ tài, trong kiếm pháp còn có dụng trí tuệ, biết thôi thúc lòng háo thắng của kẻ vô mưu, khích động nội lực của địch trở thành cạn kiệt, nếu là mỗ cũng bị nữ tướng này lấy xác, bây giờ đã thấy rõ chỉ còn thời gian kết thúc mà thôi, hiện giờ trên tay của nữ tướng chỉ còn một thanh kiếm mỏng, còn thanh kiếm kia đã tra vào vỏ.

Tự dưng Mã Tử Di kinh vía thấy Lữ Thư từ dưới đất bay lên cao tưởng chừng bị tứ Hán xúc lên trời bằng chiêu "Phá Cầu Ưng". Lòng bối rối, thở dài tự nói:– Thôi rồi chiêu này nữ tướng bị banh thây, rất tiết một nữ hiệp qua đời quá trẻ !

Lữ Thư vừa đảo thân mình xuống, kiếm đã dính vào hai đôi mắt của nhị tướng Hán, trong và ngoài trận thất kinh không biết vật gì như một đường dài sáng chiếu làm cho hai tướng Hán phải lui ra nửa trượng. Thực ra Lữ Thư đang xuất chiêu trong võ học "Bát Quái Lĩnh Nam" nàng khởi động xuất chiêu thứ năm mươi bốn "Hỏa Thủy Vị Tế" để biến đổi dịch số thứ mười tám, thành trạng thái việc chưa xong là chưa cùng, giải thực chiêu thức hóa vô ảnh.

Ý của Lữ Thư dụng chiêu thứ mười tám cho đến chiêu sáu mươi bốn, nàng xuất chiêu chưa hết nửa nội lực đã thấy thủ cấp của hai tướng Hán chuẩn bị rơi xuống đất. Nàng cũng không ngờ đến chiêu thứ năm mươi sáu thì thấy hai vòi máu phun lên như rồng hút nước, thủ cấp hai tên tướng Hà Biên Từ, Mao Bình Ca vừa chào khỏi thân. Lữ Thư phi thân chụp lấy quăng về phía quân binh nhà Hán, đội ngũ quân Hán bỗng dưng chạy tán loạn, bỏ mặt thủ cấp Hà Biên Từ, Mao Bình Ca lăn vòng theo đường dài hơn mười thước, cuối cùng quay tròn trên mặt đất, rồi im lìm, thế mới biết "Chim sống cùng cành, khi bị hoạn nạn thì bay mỗi hướng".

Lê Chí Nam cũng không kém, chàng xuất chiêu "Lôi Thủy Giải" cởi ra sấm làm động hiểm tức là lây động trong nước, động ở ngoài chỗ hiểm, là thoát khỏi chỗ hiểm. Chiêu tiếp theo "Phong Thủy Hóa" lìa tan, gió đi trên nước, gặp gió tan ra bọt.
Hán tướng Chương Thứ đã chứng kiến bạn đồng liêu vừa mất thủ cấp, cho nên đề phòng đối thủ, nhưng cũng không qua khỏi con đường mà đồng liêu vừa đi qua cửa Âm ty.

Anh Tuấn và Thanh Thủy trở thành trận đánh lưới bắt cá, vây bủa Hán tướng Thuật Lư rơi xuống trũng nước, chưa kịp phi thân thì đã bị hai phía xuất cùng một chiêu thức "Bát Thuần Khảm", gọi hồn sâu hãm hiểm, trong hiểm chứa nước, gió xé tan cơ thể địch thủ và tặng thêm một chiêu nữa đưa thủ cấp tướng Hán rơi xuống đất "bịch bịch". Lúc này trong ngoài trận thấy thân thể bốn tướng Hán như đống thịt nhừ nằm trên mặt đất. Quân binh Hán và Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung cũng phải thán phục Anh Tuấn, Thanh Thủy, Lê Chí Nam và Lữ Thư, quân Hán không còn háo hức thi thố trận chiến, họ cũng thừa hiểu bên quân Hán còn ba cao thủ chưa xuất trận.

Mã Tử Di hài lòng đa tạ Hoàng Phi Bằng, ông ra lệnh lui binh mã về bên kia suối Ly Bộ tuyên bố chính thức cương giới Ly Bộ thanh bình. Đúng lúc thánh chỉ Lữ Hậu đến nơi, truyền công nhận biên giới Ly Bộ theo Hòa Ước Nhâm Ngọ.

Nam Việt và Hán triều trao đổi thánh chỉ ký Hoà Ước, trao đổi biểu văn lưỡng quốc, tiến hành trao trả tù binh, bồi thường chiến tranh. Mã Tử Di tiếp nhận năm mươi sáu tù binh và nói với Vũ Thư Minh :
― Tại hạ nhờ tướng quân đem mười ba tù binh còn lại tra khảo để lấy lời khai, rồi hành hình đừng để sống một tên nào.

Trong lúc tra xét mới biết trong mười ba người này có bốn đại tướng Hán âm thầm liên kết lập hậu phương chuẩn bị binh mã để xâm chiếm Nam Việt, rồi sau đó lật đổ triều đại Lữ Hậu. Việc làm trước nhất họ lấy Ly Bộ làm kho dự trữ lương thảo, kim ngân, châu báu do Nguyễn Chí Hà cai quản, hiện nay thu được chiến lợi phẩm không biết bao nhiêu mà tính cho hết, về lương thảo có thể nuôi được ba mươi vạn quân trong mười năm, hai mươi kho binh khí. Bốn tướng Hán mới đến Ly Bộ đúng nửa ngày trước, dự trù chiêu binh mã một tháng, không ngờ bị bắt sống.

Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung do Vũ Thư Minh đích thân lập dang sách tù nhân Ly Bộ, gồm có những tướng Hán như Chung Châu Định đương quyền ở Đông Kinh, tướng Mã Vị Cường đương quyền ở Triết Giang, tướng Tăng Thành Hổ đương quyền ở Hồ Bắc, tướng Chữ Hầu Trung đường quyền ở Giang Tô.

Về đại soái tướng quân Mã Tử Di đương quyền ở Quế Châu không ở trong âm mưu này, kết hoạch do tướng Chung Châu Định, còn lại các tướng binh quyền nằm án ngữ cương giới Nam Việt, mười người Hán còn lại là quan quân của mười tỉnh Trung Nguyên.

Nam Việt Vũ Đế khi đọc biểu văn tấu về triều phải toát mồ hôi hột, không ngờ nội vụ này lớn tầy trời, lâu nay tưởng Ly Bộ là một dư đảng nhỏ không để ý. Trong biểu văn còn ghi chú lời của tướng Mã Tử Di "Tại hạ nhờ tướng quân đem mười ba tù binh còn lại tra khảo để lấy lời khai, rồi hành hình đừng để sống một tên nào".

Nam Việt Vũ Đế cho lời nói này là đúng, xuất chiếu chỉ truyền lệnh hành quyết bí mật. Ngoài ra trong chiếu chỉ còn khen Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung, kèm theo một chỉ dụ của Vũ Đế triệu Hoàng Phi Bằng về triều khẩn. Hoàng Phi Bằng tiếp nhận chỉ, nhưng đến cuối tháng Hoàng Phi Bằng lai kinh yết kiến Vũ Đế.

Biên giới Ly Bộ thanh bình, sơn trại trở thành nơi ban giao Quế Châu (nhà Hán) Quế Lâm (Nam Việt). Vũ Thư Minh đề cử Nguyễn Chung Kiệt trấn ngự cương giới Ly Bộ. Mã Tử Di cùng Hoàng Phi Bằng chia tay nhau đồng hẹn:– Trời đất rộng mênh mông có ngày gặp lại. Lúc chia tay Mã Tử Di lòng cảm kích tặng Hoàng Phi Bằng một viên ngọc Thiên Thanh nói :
― Thưa, tiên sinh, đây là ngọc Thiên Thanh bảo vật họ Mã, khi thấy ngọc như thân quyến.

Hoàng Phi Bằng không chuẩn bị trước sự việc đưa đến thình lình, chàng lúng túng cầm cây kiếm tặng cho Mã Tư Di nói :
― Tại hạ không có vật gì để tặng tướng quân, trên lưng này chỉ có một vật gia bảo kiếm họ Hoàng, kính dâng tướng quân khi thấy kiếm như gặp họ Hoàng.

Mã Tử Di ngạc nhiên kiếm gia bảo mà người tặng cho mỗ thì quả là lòng người chân tâm hào hiệp, liền hỏi :
― Thưa tiên sinh, kiếm này là vật gia bảo không thể xa người, người không thể xa kiếm thế thì tặng làm sao được chứ ?

Hoàng Phi Bằng giải thích :
― Thưa tướng quân nói đúng thế, nhưng tại hạ biết người mới trao tặng kiếm, tuy nhiên kiếm này tướng quyân không sử dụng được, nhưng nó là gia bảo của tại hạ, xin tướng quân am tâm tiếp nhận.

Mã Tử Di cầm kiếm trên tay thấy kỳ lạ lòng ngạc nhiên hỏi :
― Thưa tiên sinh, kiếm này với kiếm nữ hiệp Lữ Thư cũng là vật gia bảo hay sao ?

Hoàng Phi Bằng thật lòng nói :
― Tướng quân tài tình, đúng vậy chính là kiếm gia bảo, nữ hiệp Lữ Thư là tỷ tỷ của tại hạ mới biết sử dụng kiêm pháp họ Hoàng.

Mã Tử Di động lòng :

― Huynh đệ giang hồ, tặng kiếm như giao sứ mạng, tuy kiếm này tại hạ sử dụng không được nhưng về tay tiên sinh thì tự hóa rồng, tại hạ khắc ghi trong lòng, tiếp kiếm như tiếp ấn tín sứ mạng, đa tạ tiên sinh.
Huỳnh Tâm
 
HẾT
 Mời quý vị đọc tiếp bộ : Một Phương Trời Bách Việt.
http://tieuthuyetvietnam.blogspot.com/search/label/%E2%82%AA%20%20Ph%C6%B0%C6%A1ng%20Tr%E1%BB%9Di%20B%C3%A1ch%20Vi%E1%BB%87t

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét