Kiếm Khách Giang Nam - Chương Chín ( Huỳnh Tâm )

Sông núi nói với muôn người

Ngày trước huynh đệ của Nguyễn Tào Đang kết nghĩa với huynh đệ Phúng Hưng họ xem nhau một cõi riêng võ học hơn đời, sau đó họ gặp người sư phụ trẻ họ Hoàng không mấy hy vọng võ học hơn được họ, mãi đến ngày trừ được bọn làm phàn Lê Vĩnh, họ mới kính trọng võ nghiệp của Hoàng Phi Bằng và chịu gọi hai tiếng sư phụ. Hôm nay đích thực, họ mới biết sư phụ Hoàng Phi Bằng văn võ song toàn bất lộ. Võ Thu Hồ cũng còn nhiều tình ý lo cho tương lai của huynh đện, thưa :

― Thưa sư phụ, quý huynh, tỷ, đệ, trưởng thành tại đất Âu Lạc, có ít nhiều không cảm tình với Nam Việt Vũ Đế, như vậy Cần Lĩnh Nam có ý phù Nam Việt Vũ Đế hay là phục An Dương Vương ?

Trịnh Đình Thao nguyên nho sinh trước khi kết nghĩa với Phùng Hưng đã thông kinh hiểu sử, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, bát lãm kinh thư, mọi điều thông suốt, hiểu tường tận Nam Việt Vũ Đế, liền phát biểu :

― Ngu huynh cảm thấy cần phải có một câu trả lời thật tế nhị. An Dương Vương cùng Nam Việt Vũ Đế ai là người dựng nước khai quan địa thổ, có dòng máu Bách Việt, cho đến nay chưa có câu trả lời. Ngu huynh có thể trả lời đơn giản. Thục Phán vốn gốc dòng dõi người nước Ba ThụcTứ Xuyên (Trung Nguyên) điều này ai ai cũng đã biết, thuở ấy nước Ba Thục rộng lớn bao gồm Cam Túc thủ phủ là Thành Đô, người ta còn gọi khu vực văn minh Hoa Hạ hay Tây Nhung. Binh mã Ba Thục hùng mạnh, thời đó tái tử Thục Phán cử quân tràn sang xâm lược nước Văn Lang tiêu diệt được Hùng Vương, lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương, có phải là người Bách Việt không ? Bản thân An Dương Vương có phải là người đi chinh phục nước khác hay là dựng nước ?

Để rõ ràng hơn tộc Bách Việt không có mặt ở Tứ Xuyên, trái lại tộc Bách Việt có mặt từ Giang Tô, Chiết Giang cho đến tận Nhật Nam ngày nay, về nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống đoàn tụ Bách Việt về một nhà và công nhận vua Hùng là cội nguồn Bách Việt, nếu nói Triệu Đà là giặc còn An Dương Vương có phải là cướp không ?

Vua Hùng thì ai cũng biết không cần chứng minh, nguyên xuất phát từ Động Đình Hồ thuộc tỉnh Hồ Nam, rồi từ đó di cư lên Giang Tô, Chiết Giang lập nước U Việt và Ngô Việt, xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam thế thì gia phả họ Tiêu Đà, trong dòng chảy di cư này. Từ họ Tiêu đổi thành họ Triệu đó chỉ là cảnh ngộ gia đình gặp chiến tranh. Ngày nay toàn tộc Bách Việt đã chấp nhận Nam Việt như một Vương triều chính thống, để chứng minh vợ của Triệu Đà là Trình thị người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ, còn vợ của An Dương Vương là Mã Hoa người Thành Đô đất Ba Thục. Có một sự hệ trọng nhất quý huynh, tỷ, đệ, nên để lòng phù ai có khả năng tập hợp Bách Việt, thống nhất lòng và mở mang bờ cỏi Nam Việt, đó mới là mục đích của Cần Lĩnh Nam, chúng ta không cần tranh luận nhiều nữa, cũng không cần phải đặt lại vấn đền huynh, đệ kẻ Nam người Bắc.

Cũng cần nói thêm, thuở trước Tần Thủy Hoàng đã ban chỉ dụ diệt toàn chủng tộc Bách Việt. Tần Thủy Hoàng đã gồm thâu lục quốc vào một tay, lúc bấy giờ nếu không có Triệu Đà cản trở thì huynh, đệ không còn ngồi đây để tự hào con dân Bách Việt, vĩnh viễn không còn tên Bách Việt. Nay nhà Triêu lập quốc Nam Việt xưng hiệu Vũ Đế, vậy phải tự hào mới đúng. Theo đệ nghĩ một triều đại nào cũng vậy, rồi phải phôi pha theo năm tháng đổi thay, Vũ Đế cũng hòa tan vào lòng Bách Việt, đồng đứng chung trong vận mệnh thăng trầm của Giang Nam, trôi chảy như dòng sông Dương Tử, để bảo vệ phần đất Lĩnh Nam, đó là yếu tố sống còn của Bách Việt, chúng ta chỉ biết phán xét một chiều mà không biết phán công toàn diện.

Nay Bách Việt đoàn tụ nguyên khối, khẩn định sự trường tồn, sống còn Bách Viêt, là một Lạc dân phải biết bảo vệ nhau, không ai can đảm tách rời một Việt ra khỏi khối Bách Việt và ngược lại không để phương Bắc thôn tính Bách Việt, nếu có đổi thay một Việt, tách rời không khác nào gọi mời người Trung Nguyên tiêu diệt Bách Việt, từ xưa nay phương Bắc tìm trăm phương ngàn kế để thôn tính Bách Việt mà không thành.

Hôm nay và mai sau, cương giới Lĩnh Nam, cũng như thành Phiên Ngung không để bàn tay ngoại nhân hay gian tế phá nát, hy vọng tôn tộc Bách Việt đề phòng và tránh trước con cá mập Phương Bắc, nó lúc nào cũng chuẩn bị nuốt chửng Bách Việt.

Hoàng Phi Bằng, xem đây là câu giải đáp đúng lúc, chàng khuyến cáo :

― Phải đề phòng từ bây giờ, đừng để Bách Việt hao mòn một chữ Việt .

Lữ Trường Gia không còn bao lâu nữa là từ giả sư phụ và huynh đệ nói :

― Tại hạ xin thưa đôi điều, nguyên sư phụ người Lạc Việt sinh tại Giang Tô hải ngoại, thế mà hiểu nghĩa lý tôn tộc Bách Việt, còn thông thái hơn huynh đệ trăm lần, sư phụ là Lạc dân thỉnh mạng, bỏ giường cao nệm ấm, ở cùng Bách Việt chứ không vì một ông vua. Đề nghị huynh, đệ bỏ xuống những ý niệm cũ để đến với thực tại, có như thế mới làm được việc lớn cho tôn tộc Bách Việt, cũng may có sư phụ soi sáng cho huynh, đệ chứ không thì lòng mình u minh mãi mê.

Hoàng Quốc Kỳ đứng lên thưa :

― Đệ tử đa tạ sư phụ đã soi sáng được lòng, xin quì ghi ơn người, trước khi từ giả.

Tất cả huynh đệ Cần Lĩnh Nam Giang Bắc đồng đướng lên nói :

― Chúng đệ tử đồng bái sư phụ. Hôm nay xin đem hết tất lòng bảo vệ giang sơn Bách Việt.

Hoàng Phi Bằng trong lòng như mở hội nói :

― Có như thế mới là con dân Bách Việt, từ đây chúng ta lấy phỉ chí tang bồng làm trai. À mỗ nhớ có một thứ vũ khí, lắm lợi hại để mỗ vào kho lấy ra biểu diễn thử mà xem nhá.

Cửu huynh, tỷ, đệ Cần Lĩnh Nam rất ngạc nhiên, không hiểu vũ khí gì, một chập Hoàng Phi Bằng đem ra hơn trăm mảnh da bò, ngựa, trừu mỗi mảnh da hai mặt khác nhau, màu đen tẩm độc dược hay thuốc gây mê, tùy theo phân lượng và sử dụng ở mỗi trường hợp khác nhau, còn dược màu xám thuốc giải độc.

Hoàng Phi Bằng chuyển thân mình hướng phía Phùng Hưng nói :

― Cô trượng, đứng cách xa ba trượng, nhớ cẩn thận nhá, đây là thuốc độc đấy, khi mỗ xuất chiêu thì phải tránh né mảnh da, hoạt đẩy mảnh da ra hướng khác, chú ý không cho chạm vào người, cũng có thể vươn tay lấy mảnh da này mà không nguy hiểm, đây là mảnh da mặt đen, xin Cô trượng chuẩn bị đỡ .

Phùng Hưng liền phi thân ra xa ba trượng nói :

― Thưa sư phụ đã chuẩn bị rồi.

Phùng Hưng nghĩ thầm:– Trò chơi này là của mỗ, sư phụ làm sao chơi lại, hai nữa mỗ đứng xa như vậy thì làm sao mà mảnh da chạm vào người được. Trong lòng Phùng Hưng suy nghĩ quá đơn giản, nhưng tay chân vẫn phải thủ, mảnh da mặt đen đã đến khi nào không ai thấy, chỉ thấy Phùng Hưng nằm lăn xuống đất. Ba khắc sau, Hoàng Phi Bằng bảo chín đệ tử :

― Hãy xem mặt da màu xám này nhá.

Hoàng Phi Bằng xuất chiêu chậm rãi để chín đệ tử thấy rõ mảnh da bay ra, vận tốc không nhanh, kình lực bình thường, mảnh da đã ụp vào mặt Phùng Hưng, lập tức Phùng Hưng lò mò đứng dậy, vội hỏi:

― Thưa sư phụ, không biết tại sao mà mảnh da đen đến nhanh như vậy, đệ tử không thấy để phản ứng, kỳ quái thật lúc đệ tử lăn xuống đất, không nghe tiếng gió "vù vù" từ mảnh da thảy ra, có cảm giác mảnh da mặt đen và mặt xám hiện giờ vẫn còn trên tay của sự phụ .

Hoàng Phi Bằng giải thích :

― Cô trượng lại đây hài nhi nói cho mà nghe, mảnh da này lấy ý từ ngày đầu gặp nhau tại Phong Lưu Tửu Lầu, Cô trượng còn nhớ không ?

― Dạ, đúng vậy.

Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Lúc ấy Cô trượng thảy mảnh da để lấy bánh bao, thì hôm nay làm vũ khí, khi thảy ra là bắt được một địch nhân, sự sống chết do thuốc độc nhiều hay ít, còn mặt da xám là để giải độc, thảy mảnh da thì có chiêu số riêng tùy theo loại da, Bò, Ngựa và Trừu khi xuất chiêu đừng để đối thủ nghe được tiếng gió  "vù vù", muốn thảy được thì phải biết qua chiêu thức này, dụng một ít nội công, quý đệ tử thảy mảnh da thử nào, trước khi mỗ hướng dẫn vũ khí này tên là "Tinh bảo ảnh", chín huynh đệ Cần Lĩnh Nam xuất hết nội lực thảy thử mảnh da bay xa ba trượng.

Hoàng Phi Bằng thấy các đệ tử xuất chiêu không chuẩn, đành hướng dẫn cách thảy mảnh da Bò trước : 

― Muốn thảy da Bò thì chuyển một thành nội lực vào da cứng phồng lên và xuất quyền xoay mạnh, đẩy mảnh da vào mặt địch thủ, khi da chạm vào mặt rồi nó tự hồi về tay mình, trò chơi này gọi là "Nhất ý da" trong "Tinh bảo ảnh", da ngựa thì hai thành nội lực gọi là "Nhị ý da", da Trừu dụng ba thành nội lực gọi là "Tam ý da" quyền xuất như da Bò. Cửu đệ tử luyện tập hai lần là thành công.

― Dạ sư phụ, chúng đệ tử sẽ xuất chiêu liền.

Quả nhiên xuất chiêu thành công, tất cả đồng vỗ tay. Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Hay tuyệt, đây là vũ khí bắt sống địch nhân, sư phụ tặng cửu Cần Lĩnh Nam chín mảnh da, để tùy nghi sử dụng cho tiện trong lúc ứng phó.

― Chúng đệ tử đa tạ sư phụ.

Những ngày sau huynh đệ Cần Lĩnh Nam lo luyện tập võ học từ sáng đến chiều, mười ngày trong động Lạc Việt sư phụ và đệ tử chung sống luyện kiếm, nội công, quyền pháp tiến triển mau lẹ, bằng sống mười năm ngoài đời, ngày cuối cùng chín đệ tử tạm biệt không trở lại động Lạc Việt. Mười người chui qua lỗ cửa động ra ngoài, Hoàng Phi Bằng lấy một tảng đá lớn bít cửa động lại, rồi cùng đi với chín huynh đệ Cần Lĩnh Nam đến thị trấn Giang Phả lấy tuấn mã. Phùng Hưng mời sư phụ về Tượng Quận để thăm gia đình, nhất là vấn an gia gia Phùng Nam.

Hoàng Phi Bằng xin cáo từ :

― Thưa Cô trượng, Phi nhi phải đi Cửu Chân vì gia gia đang gọi về, hẹn nửa tháng sau gặp nhau tại vịnh Hổ Môn, cho mỗ gửi lời thăm lệnh nghiêm, lệnh từ chúc quý vị thượng lộ bình an.

Phùng Hưng không dám trái ý chấp tay nói :

― Vâng, đa tạ chúc sư phụ thượng lộ bình an.

Huynh đệ Cần Lĩnh Nam đi về hướng bắc Tượng Quận, Hoàng Phi Bằng và Trần Bình Thành đi về hướng Nam, đi được hai mươi trượng. Hoàng Phi Bằng bảo Trần Bình Thành :

― Đệ tử ở đây chờ sư phụ sẽ trở lại liền.

Chàng phi thân trở lại động Lạc Việt dùng quyền đánh vào núi lấy một tảng đá lớn lấp lại phần ngoài cửa chui vào cửa động Lạc Việt.

Buổi chiều Thu, Thiều quang xuống, Hoàng Phi Bằng trở lại động Nam Khê Sơn cùng với Trần Bình Thành. Chàng gọi mười con hạc từ động Lạc Việt bay đến một khe suối trên đường đi, hạc chở theo nào là lương thực, sữa bò tươi, rượu Hổ phách và thuốc trị liệu. Hoàng Phi Bằng bảo Trần Bình Thành :

― Đệ tử lên đại hạc, cùng mỗ tiếp tục hành trình bay về hướng Nam, không bao lâu đến động Nam Khê Sơn. Hoàng Phi Bằng chuyển động Tu hú báo tin đã đến đúng hẹn, cả nhà Đào–Trần mừng vui khôn tả, nhìn lên trời thấy mười con đại hạc chuẩn bị đáp xuống đất, lần này có một thanh niên tuấn tú trạc tuổi như Đào Phụng Hòa cùng đi theo. Trần Bình Thành lấy đồ vật trên lưng đại hạc xuống. Hoàng Phi Bằng tay chỉ vào cửa động lập tức Trần Bình Thành chân xuất bộ pháp chạy như gói, thân hình phất qua phất lại rất nhanh lẹ, không khác nào một đạo sĩ phong cốt tiên bay, cả nhà Đào–Trần khen thành lời :

― Thảo nào sư phụ, đệ tử nhà của họ Honàg khác hơn người thường, họ như thể rồng bay, nghe tiếng bước chân rất vững chắt, họ còn cưỡi đại hạc không khác nào là tiên ở trần thế, tình nghĩa của họ lòng rộng bao la.

Mười ngày đêm trong nhớ Hoàng Phi Bằng thật là dài, nay đem đến Đào–Trần một niềm vui mới khôn tả và tình người cũng không hết cạn lòng, dù có trăm ngàn bút nghiên mực cũng khó thành văn, đúng là ngàn ngôn vạn ngữ khi thương lúc nhớ cũng là gánh văn chương, khi nhớ một người cảm thấy ngày dài, nay gặp lại có khác nào chưa từng chia tay, với những nụ cười thân thương, đầy tình người qua đôi mắt thay cho ý tưởng, còn hơn đọc một tuyệt tác mà vẫn phân vân, chưa diễn đạt hết ý. Trong sảnh đường vui nhộn họ Đào, Trần, Hoàng phân ngôi chủ khách, chúc tụng sức khỏe với nhau, cả nhà thấy người thanh niên vẫn đứng khoanh tay cung kỉnh sau lưng Hoàng Phi Bằng. Đào Phụng Hòa thấy vậy mời ngồi :

― Kính mời đại huynh an tọa vào chiếc ghế này nhá ?

Trần Bình Thành vẫn đứng tại chỗ, Hoàng Phi Bằng thấy vậy cũng bảo :

― Đệ tử đừng hầu nữa không tiện hãy ngồi đi, mỗ giới thiệu cho cả nhà biết nhau, đây là nội tổ Đào Phụng Tiên, nội tổ Trần Bạch Phụng, thúc thúc Đào Phụng Hòa và tứ Đào hiền đệ.

Trần Bình Thành khi nghe giới thiệu đến tên Trần Bạch Phụng thì trong lòng như thể có sức hút của huyết thống, chàng tự hỏi:– Có lẽ nào là gia gia của mình, hay là trùng họ tên Trần Bạch Phụng chăng, tại sao lại ở đây ?

Hoàng Phi Bằng giới thiệu tiếp:– Đây là đệ tử Trần Bình Thành người đất Giao Chỉ.

Chàng thanh niên khoanh tay lại cúi đầu chào hai họ Đào–Trần và cả nhà. Trần Bạch Phụng cũng có những suy nghĩ như Trần Bình Thành nhưng không ai nói ra lời, vẫn giữ thế chủ nhà và khách. Hai người họ Trần cùng nhau hồi lại hình ảnh trong ký ức. Hình ảnh Trần Bình Thành trong ký ức của Trần Bạch Phụng vẫn là một ấu nhi, nếu đúng thì trong người có một ngọc bội Thủy Tiên hình Hồng Hà giang và ở phía sau vai trái có hai chấm Châu sa đậm bằng ngón tay cái, một tròn do ngón tay cái Trái của Cha ấn vào, một méo là ngón tay cái Phải của Mẹ. Còn hình ảnh Trần Bạch Phụng trong ký ức của Trần Bình Thành rất tiếc là quá ít, trước mặt chỉ thấy một ông già râu tóc bạc phơ, một mẫu người khổ hạnh, trước kia gia gia mình có thân hình cường tráng mạnh vô song.

Hoàng Phi Bằng thấy hai họ Trần có những điểm hao hao, cho nên chàng mới đưa Trần Bình Thành đến đây để tìm gia gia và giúp Trần Bạch Phụng tìm một phần còn lại thân thích của gia đình.

Họ Trần khao khát mấy mươi năm trời và hy vọng mong manh ngày nào đó sẽ tìm lại vợ con bị thất lạc, bởi vậy khi ông nghe Hoàng Phi Bằng giới thiệu. Trần Bạch Phụng chuẩn bị những câu hỏi có liên hệ, mục đích muốn biết thân thế của chành thanh niên mới đến động, đôi mắt sáng nhìn thẳng Trần Bình Thành hỏi :

― Mỗ có một người con trai cũng trạc tuổi như thiếu hiệp, nếu đích thực là hài nhi của mỗ thì trong người có một ngọc bội Thủy Tiên hình Hồng Hà giang, còn ở phía sau vai trái có hai dấu Châu sa đậm bằng ngón tay cái, một tròn một méo, đề nghị thiếu hiệp có thể cho lão xem ngọc bội và sau vai trái được không ?

Trần Bình Thành thở dài thất vọng nói :

― Thưa Tiền bối, từ nhỏ đến lớn tiểu sinh chưa hề thấy ngọc bội đó ạ.

Chàng vội cúi đầu chấp nhận đề nghị của lão tiền bối, trong lòng hơi xúc động suy nghĩ:– Mình có bao giờ để ý sau lưng có hai chấm Châu sa ấy đâu, ừ nhỉ nếu để ý cũng không xem được, thôi mình cởi áo để an ủi người, nếu thực sự là gia gia âu cũng do trời xoay tròn trái đất, gặp nhau càng hay. Mình cũng tự hào còn gia phả như ai, chứ không phải sinh bờ đẻ bụi.

Trần Bạch Phụng xem vai trái rồi "ồ ồ" lên mấy tiếng :

― Quả thực ở phía sau vai trái của thiếu hiệp Trần Bình Thành có hai chấm Châu sa đậm bằng ngón tay cái, một tròn một méo không sai, ông kể lai lịch hai chấm Châu sa cho mọi người cùng nghe và ông để ngón tay cái Trái vào có phần xê dịch, nhưng ai cũng biết chính là ngón tay trái của ông .

Hai cha con ôm nhau khóc sướt mướt, cả nhà ai cũng động lòng. Hoàng Phi Bằng vui mừng, đôi mắt hơi đẫm lệ, chàng nói với Trần Bình Thành :

― Cha con gặp lại nhau là phúc lớn, nay đệ tử đã tìm được gia gia rồi, tại hạ cũng vui lắm, vậy đệ tử thay mỗ luyện tập võ nghiệp cho cả nhà, nhớ trút hết những gì mình biết cho thân nhân nhá.

Bây giời mỗ phải đi gấp tháng sau trở lại, chúc cả nhà nhiều sức khỏe và chăm sóc song nghĩa tử của đại huynh mỗ, chào cả nhà.

Trần Bạch Phụng vội nói :

― Tiên sinh đi đâu mà vội thế, ở lại đây rồi sáng hãy đi, cha con của lão chưa tạ ơn tiên sinh mà.

Hoàng Phi Bằng từ chối :

― Thưa Nội tổ, sao mà khách sáo thế, lại tạ ơn nữa rồi, nếu tại hạ phải tiếp nhận ơn đền nghĩa trả thì phải ở đây cho đến già mới về nhà sao. Có đệ tử Trần Bình Thành ở đây cũng như tại hạ vậy, cả nhà an tâm sinh hoạt sẽ gặp nhiều niềm vui, thôi tại hạ cáo từ.

Hoàng Phi Bằng và đại hạc bay vào không trung biến mất. Trần Bình Thành thuật lại cho gia gia nghe những điểm chính cuộc đời thuở còn thiếu niên và đến ngày hôm nay :

― Thưa gia gia, hài nhi được hiệp khách Giang Thành Phước cứu sống, rồi uỷ thác cho người bạn họ Hoàng nuôi, nhưng họ Hoàng lúc đó trên đường giang hồ không thể mang con theo được, lại ủy thác cho một người khác ở Giao Chỉ, trước khi đi ông có gửi lại một trăm lượng vàng cho họ Nguyễn Tiết Lồ nhờ nuôi mười năm. Người ân công họ Hoàng nói: "– Ngày Mỗ trở lại phải là một thiếu niên tuấn tú".

Đúng mười năm sau họ Hoàng trở lại tiếp đón hài nhi, họ Hoàng thất vọng nội công và võ học của hài nhi, sau đó ông dẫn hài nhi đến núi Ngũ Bình cũng thuộc Giao Chỉ nhờ người bạn họ Hà tên Vang Lâu nuôi dưỡng và học võ nghệ, Hoàng ân công đưa năm mươi lượng vàng, nhưng Hà Vang Lâu không chịu nhận, Hoàng ân công nói: "– Có phải các hạ chê ít phải không ? ". Họ Hà đáp lại: "– Tại hạ nhận lòng không nhận của, xin đem về, tại sao các hạ khinh mỗ thế". Hoàng ân công vứt vàng xuống suối, thế là hai người xuất kiếm đao đánh nhau từ sáng đến chiều không phân thắng bại, lúc ấy mới chịu hòa, hài nhi ở đây học văn võ cho đến ngày sư phụ Hà Vang Lâu bảo: "– Hôm nay hài nhi xuống núi tìm cho được họ Hoàng mới trở về, bằng không đừng trở lại".

Nhân dịp xuống núi sư phụ bảo: "– Hài nhi xuống suối lấy năm mươi lượng vàng làm lộ phí, sư phụ tặng hài nhi, nếu biết sử dụng nó thì thành công, bằng không sẽ vô dụng". Lúc ra đi hài nhi có hai ý định tìm gia gia và ân công họ Hoàng nhưng tuyệt vọng, về núi cũng không được, hài nhi đành phải sống nay đây, mai đó vô gia cư.

Ngày nọ gặp cướp, hài nhi phải bảo vệ số vàng, một đánh đến ba mươi, tình cờ có ba người trẻ cùng trang lứa nhảy vào trợ lực, ba mươi tên cướp chết hơn nửa, bọn cướp thua bỏ chạy. Tàn cuộc hài nhi lộ thân thế và hoàn cảnh, sau đó được ba người Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt, Võ Thu Hồ kết nghĩa huynh đệ, rồi lấy số vàng đó tụ nghĩa giang hồ tại Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân rất thành công.

Sau đó tình cờ đụng độ với lực lượng Hoàng Đức bang, họ chủ trương "Hợp Việt Xuất Hán", họ không đánh huynh đệ hài nhi, họ chỉ thuyết phục, cuối cùng huynh đệ hài nhi đồng thuận hợp thành một mối, sư phụ của Hoàng Đức chính là Hoàng Phi Bằng ngày nay, ông sư phụ này rất trẻ võ học phi thường, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, bát lãm kinh thư, mọi điều thông suốt, ăn ở không định, võ học hư vô phiêu diêu bất lộ, thấy không được, bắt không được, đôi khi hài nhi gẩn đầu không thấy, cúi đầu lại gặp sư phụ.

Người không lấy hận giải hận, thường giúp tha nhân xoa dịu mọi khổ đau của tha nhân và tọa mọi điều kiện tăng thêm sức sống cho người đời. Chính sư phụ Hà Vạng Lâu cũng được sư phụ Hoàng Phi Bằng chỉ điểm võ học, đặc biệt không ai biết Sư Tổ của Sư Phụ là ai .

Khi hài nhi gia nhập Hoàng Đức mới biết Sư Phụ Hoàng Phi Bằng chính là con của ân công Hoàng Hoàng Phi Chỉnh lúc trước ông ở hải ngoại Giang Tô không tiên đưa con đi, hiện nay ân công đã về ở Cửu Chân, hài nhi có dịp hầu Người. Riêng nhị huynh Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt kết nghĩa với hài nhi đã bị tử nạn tại đại hội anh hùng thành Phiên Ngung.

Cả nhà lẳng lặng nghe từng chi tiết một, ai cũng rơi lệ, hòa vào tiếng khóc não nề, thê lương. Lúc này Trần Bạch Phụng mới thực sự biết được vợ và em của Trần Bình Thành đã qua đời, chỉ còn Trần Bình Thành được sống sót. Trần Bạch Phụng thương con lòng xúc động, miệng cười rơi lệ nói :

― Có lẽ cuộc đời này cả nhà Đào–Trần gặp lắm gian truân, thăng không thấy mà trầm thì thê lương. Hy vọng đến nay mưa tạnh, mây tan, trời khô nắng tốt, cây cỏ phải vươn mình lên thôi.



Hoàng Phi Bằng về đến động Lạc Việt, chàng ra thung lũng dùng quyền đánh vào bích núi lấy một tảng đá lớn lấp lại phần trong cửa dưới suối, từ đây chỉ một mình Hoàng Phi Bằng mới có khả năng ra vào động. Cũng chưa an tâm, chàng lập đồ trận "Bao thành phủ pháp", cả trong lẫn ngoài động. Từ đó dãy núi Thất Long không còn thấy ngọn Vân Sơn Đài. Hoàng Phi Bằng hướng dẫn bầy hạc ra vào động Lạc Việt mà không bị cản trở bởi đồ trận, bầy hạc tự do sống trong động, không ai biết hạc sống ở đâu cũng như từ hướng nào bay ra.

Đặc biệt mười ngày tước có huynh đệ Cần Lĩnh Nam sinh hoạt trong động không nghe một tiếng hạc kêu, đúng là bầy hạc cũng biết cắm trại ở luôn trên ngọn núi cửa Tây và Nam. Bầy hạc thấy Hoàng Phi Bằng về liền xuống thung lũng sinh hoạt bình thường. Chàng tiếp tục đào sâu ba đáy suối cửa Tây, cửa Nam và suối Tây-Nam, bỏ cây chà cho cá trú mát cũng để cá sinh đẻ. Chàng làm lỗ thông nước rất nhỏ chỉ vừa để cá lớn chui lủi vào phía trong động mà không ra được, ngoài ra chàng còn gieo hạt trồng cây ăn trái đa niên như Phiên lê, Anh ca mông, Đu đủ, chuối Kim tiêu, Cam, Mận, Dương tâm quả âu, Ổi, Vải, Ba la mật, Phật đầu lê, Tiên lý Mộc qua, đây là lương thực xanh cho hạc sau này hưởng dung. Không bao lâu nữa thung lũng của động Lạc Việt trở thành vườn cây ăn trái, đồng thời chàng hướng dẫn bầy hạc vào động lấy lương thực khô để ăn. Ngày mai hành trình của Chàng đi xa lâu ngày, như về Cửu Chân thăm gia đình, ghé Phiên Ngung thành rồi đi Trường Sa và an tâm trong lúc này ít nhất động Lạc Việt xem được bao phủ hoàn toàn trong đồ trận "Bao thành phủ pháp".



Cả nhà Đào–Trần sinh hoạt trong động Nam Khê Sơn trở nên náo nhiệt hơn, không còn u ám như xưa, ai cũng miệt mài với võ nghiệp. Trần Bình Thành ngoài giờ luyện võ còn phải thay sư phụ trông nom Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm. Cũng chính trong động này Trần Bình Thành được họ Đào trao bí quyết bắn cung Sam, loại cung này quan trọng nhất là ở phần đầu mũi tên có gắn đuôi con Sam, khi bắn trúng người hay vật thì chết trăm phần không thuốc nào chữa trị được.

Họ Đào cũng truyền bí quyết bắt con San biển, đem về nhà lấy đuôi làm vũ khí rất lợi hại, lấy phần thịt để nấu canh hay làm gỏi trộn với nhiều thứ rau, đậu phụng và chanh v.v… họ Đào tự hào đã có đến hai truyền nhân, xem mũi tên Sam là bùa hộ mạng. Trần Bình Thành luyện cung Sam chỉ tam nhật đã bắn chính xác, còn chuẩn hơn họ Đào.

Trần Bình Thành ở trong động lâu ngày đôi lúc cũng nhớ đến sư phụ trẻ có tâm hồn thảnh thơi, lòng bao dung, đời sống dày dạn gió sương, hào hiệp với tha nhân, mưu trí sĩ dũng hơn người, bầu nhiệt huyết trung liệt đối với tôn tộc Bách Việt, còn hơn cả sư tổ Hoàng Hạc. Trần Bình Thành, xin gia gia đi thăm sư phụ, chàng thưa :

― Thưa gia gia cho phép hài nhi đi thăm sư phụ.

Trần Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi :

― Ủa, sư phụ của hài nhi ở xa lắm mà, như vậy hài nhi bao giờ về lại động ?

― Thưa gia gia sư phụ ở không xa lắm, gần trấn Giang Phả.

Trần Bạch Phụng vui mừng hỏi :

― Thế thì Đào–Trần cùng đi với hài nhi được không, gia gia cũng nhớ sư phụ của hài nhi lắm.

― Thưa gia gia như vậy cùng đi một phen.

Ba người song hành lên đường đến thị trấn Giang Phả, rồi đi theo đường rừng vào dãy Thất Long, đi mãi chỉ thấy suối mà không thấy ngọn Vân Sơn Đài.

Trần Bạch Phụng cũng không thấy ngọn Vân Sơn Đài hỏi :

― Hài nhi có lầm đường không, sao đi hoài mà chưa đến Vân Sơn Đài ?

― Dạ, thưa gia gia chính con đường này hài nhi và cửu huynh đệ Cần Lĩnh Nam đã đi qua.

Ba người vòng quanh hết dãy núi Thất Long đã hết một ngày mà chỉ thấy tứ phía toàn là vách đá chon von, cuối cùng không tìm được phải đi về lại động Nam Khê Sơn. Trong lòng Trần Bình Thành cho rằng mình không am tường địa lý cho nên tìm không ra, còn lão Đào đã từng biết Thất Long có ngọn Vân Sơn Đài nhưng lâu lắm không đi qua đây.

Lão Đào cho rằng :

― Có lẽ ngọn Vân Sơn Đài đã bị động đất từ lâu, cho nên chỉ còn trụ lại dãy Thất Long.

Mọi ngưới về đến động xem như nhớ nhung Hoàng Phi Bằng mà lòng chỉ mong đến ngày hội ngộ. Sáng hôm sau có một con đại hạc của Hoàng Phi Bằng đem giản biên đến báo tin: "– Trần Bình Thành đệ tử thân. Sư phụ nhờ đệ tử lập lại công đạo cho Tiểu Hóa Bang, nhớ dụng nhân tâm thu phục đảng cướp Đường Tứ Khải, họ chống lại thì trừ đầu mối, còn đảng chúng trước đây phản thúc thúc Đào Phụng Hòa thì cho họ hồi quê, chỉ nhận lại những ai có quá trình hạnh tốt. Khi thành công đệ tử thành lập một chốt trại "Cần Lĩnh Nam Giang Nam", còn Tiểu Hóa Bang do thúc thúc Đào Phụng Hòa quản. Ký tên Hoàng Phi Bằng".

Trần Bình Thành tiếp nhận được giản biên, cả nhà bàn thảo, cuối cùng quyết định Đào Phụng Hòa cùng Trần Bình Thành đi thảo phạt.

Canh năm ngoài trời sương sa xuống còn tờ mờ, Trần Bình Thành, Đào Phụng Hòa thẳng hướng đến Tiểu Hóa Bang chạm mặt Giang Bá Mưu kẻ phản nghịch năm xưa nay lên làm bang trưởng. Đào Phụng Hòa xuất hiện đột ngột chào :

― Mỗ xin chào Giang bang trưởng, thế nào khỏe chứ, độ này làm ăn khá không ?

Giang Bá Mưu ngạc nhiên tự hỏi:– Gió nào đưa họ Đào đến đây, hắn uống mật gấu mới dám xuất hiện tại linh đại của mỗ, võ nghệ bao nhiêu mà vác xác muốn lấy lại Tiểu Hóa bang ư ?

Giang Bá Mưu cung tay trong thế thủ chào lại :

― Tại hạ thấy các hạ đến đây để xin ăn phải không. Hay là xin thuốc để chữa bệnh ám khí "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu".

Vừa nói đến đây Giang Bá Mưu phất tay trái, ngũ tướng phó bang của Giang Báo phi thân đến trước mặt huynh đệ Đào Phụng Hòa để thị oai.Trần Bình Thành xuất chiêu sáu mảnh da Bò bay ra, cả sáu lăn ngã xuống đất, ở trong phòng bên cạnh có bốn người phi thân ra trợ chiến, cũng bị bốn mảnh da Bò bay tới, cả đồng bọn lăn xuống đất, tất cả người trong nhà hơn trăm người vừa thấy Đào Phụng Hòa là quì xuống kẻ khóc người van xin tha tội, người thì mừng vui gặp lại chủ cũ. Đào Phụng Hòa ra lệnh trói mười tên "nuôi ong tay áo", đem ra sân hành quyết, còn những người theo phe Giang Báo Mưu mời đứng bên tay trái, tổng cộng hai mươi người. Đào Phụng Hòa chấp tay cung kính nói :

― Còn ai nữa không, nếu không ra thì đừng trách tại hạ, Mã Phục Khánh bước ra. Đào Phụng Hòa hỏi tiếp:– Còn ai nữa không, Đinh Chi mạnh dạn bước ra. Đào Phụng Hòa hỏi một lần nữa :

― Ai là người chế ra ám khí "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu" và thuốc giải "Linh cù" cất ở đâu ?

Đinh Chi khúm núm chân quì xuống khai :

― Thưa bang chủ, chính tiểu đệ và Mã Phục Khánh chế ám khí "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu" và thuốc giải "Linh cù", hiện có mười hai hộp ám khí màu xám, thuốc giải hai hộp màu vàng, cất trong hộc bàn của Giang Báo Mưu.

Đào Phụng Hòa lạnh giọng hỏi :

― Hai mi đã truyền ám khí này cho ai ?

Mã Phục Khánh biết khó sống rội thưa :

― Thưa bang chủ, ám khí này chỉ truyền cho bang chủ Đường Tứ Khải.

Đào Phụng Hòa xen lời vào :

― Tốt lắng mỗ khen cho mi, hiện nay trong Tiểu Hòa Bang có bao nhiêu người bị phải ám khí của mi ?

― Thưa bang chủ, hầu hết đều bị cả và đảng chúng của Đường Tứ Khải cũng bị độc.

Đào Phụng Hòa mắt trợn lên, gằn mạnh giọng hỏi :

― Như thế là chế phục được tất cả mọi người, rồi phải không ?

Đinh Chí sợ hải miệng run lập bập thưa :

― Dạ, thưa bang chủ đúng như thế.

Trần Bình Thành vốn kinh nghiệm giang hồ bảo :

― Mã Phục Khánh và Đinh Chi đến bàn lấy ám khí và thuốc giải ra để trên bàn này cho mỗ xem.

Mã Phục Khánh, Đinh Chi vâng lời đi lấy, như được dịp để phản công, liền phóng "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu" vào mình của Trần Bình Thành, Đào Phụng Hòa. Thực ra Trần Bình Thành tìm độc chiêu của giới giang hồ, một lối gài bẫy dụ địch để có cớ chính đáng tiêu diệt đối phương, ám khi chưa kịp xuất ra từ trên tay của hai kẻ ác, đã bị Trần Bình Thành búng hai luồng gió điểm vào "hầu huyệt" bốn cánh tay xụi lơ, trên tay còn cầm "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu".

Trần Bình Thành cười khen :

― Nhị huynh đài xuất chiêu cũng khá lắm, nhưng mà chặm một khắc trước, một khắc sau. Cũng tự mình lòi ra giả tâm không bỏ được, sao lục phủ ngũ tạn thấy thế nào ?

Tuy tay chân của hai tên Mã và Đinh đã xụi lơ nhưng vẫn còn mở được hộc bàn lấy ám khí và thuốc giải, lần này hai tên Mã Phục Khánh và Đinh Chi thực sự nghe theo mệnh lệnh, lấy ra để trên bàn.

Trần Bình Thành đưa tay mời :

― Tại hạ mời tất cả quý huynh, tỷ bị trúng "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu" đến đây nhận thuốc giải.

Xin mời đích thân Đinh Chi giải hộ cho họ, tổng cộng trên trăm người được giải độc, đồng đa tạ bang chủ Đào Phụng Hòa.

Trần Bình Thành đôi lời an ủi :

― Tuy chất đọc đã hết nhưng trong người rất là uể oải, không được hăng hái lắm, mỗ mạo muội búng vào mỗi huynh, tỷ một viên "Chu dược đơn" sẽ lấy lại toàn lực như xưa.

Thuốc vào chưa qua hai khắc, ai cũng thấy bình phục như lời của Trần Bình Thành nói, bang chúng đồng quì xuống tạ ân công, từ đây mạng sống chúng đệ giao hết cho bang chủ tùy nghi sử dụng nơi nào cũng được.

Đào Phụng Hòa ra lệnh :

― Đem "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu" bỏ vào thùng cây đốt hết chỉ để lại thuốc giải "Linh cù". Nhân dịp này thưởng công cho Mã Phục Khánh, Đinh Chi cùng sáu người đồng đảng, đem ra hành quyết. Trần Bình Thành thuận tay xuất một chiêu vào thân nhân Mã Phục Khánh và Đinh Chi hóa thành đống thịt xương như bãi phân bò.

Đào Phụng Hòa ra lệnh :

Tất cả quý huynh, tỷ, đệ đã được cứu sống thì hãy thể hiện tinh thần báo đáp ân nghĩa. Từ lúc này lên đường tốc chiến tấn công vào sào huyệt của Đường Tứ Khải.

Chỉ một ngày Đào Phụng Hòa đã lấy lại được Tiểu Hóa Bang, bắt đảng trưởng Châu Tri Thám, hai đảng phó Trịnh Ma Cương, Đỗ Mạch Đang, cùng mười tên từng kết nghĩa với Đào Phụng Hòa, đem ra pháp trường hành quyết.

Bảy ngày sau Hoàng Phi Bằng được tin đã lập lại được Tiểu Hóa Bang. Hiện nay Đào Phụng Hòa tiếp tục quản lý có trên trăm bang chúng sống an vui, còn những kẻ phản phúc mười tám người đem ra hành quyết, còn Đường Tứ Khải do Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phụng chưởng quản trên năm trăm người, tiêu diệt trưởng đảng đến phó đảng mười ba người. Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phụng, khai tử đảng trộm cướp Đường Tứ Khải lập tên mới Thương Nhân Bang. Họ Đào–Trần lấy hoàn chánh nguyện đem thân còn lại phục vụ Lạc dân có đời sống mới và thịnh vượng. Thương Nhân Bang trở lại ổn định mở ra những khu chợ kinh doanh, huấn luyện bang chúng võ nghệ, giáo huấn Lạc dân sống thanh bình.



Hoàng Phi Bằng về đến nhà, thấy Mẫu thân mừng vui, chạy lại ôm hôn, miệng trêu ghẹo mẹ :

― Hài nhi kính an Mẫu thân, xin hôn vài nụ nào ?

Chàng hôn trên má của mẫu thân luôn mười hai nụ hôn. Chàng nói tiếp:– Đã lâu quá không được hôn mẫu thân, bữa nay hôn cho đã đời mới được, rồi hỏi :

― Mẫu thân ở nhà gia gia có ăn hiếp không ?

Lý Yến Hồng "Hiệp Phương Yến" nghe con nói vậy cũng cười nói đùa :

― Lão bà ăn hiếp gia gia của mi thì có, vì kiếm pháp của ta đâu có kém gia gia mi đâu.

Hoàng Phi Bằng vừa cười vừa nói theo :

― Ý à, hài nhi hiểu rồi, khi nào có mặt hài nhi ở nhà, thì mẫu thân mới có dịp xuất chiêu "nũng nịu" với gia gia phải không ? Chứ làm sao mà cự nổi kiếm pháp họ Hoàng, à nữa khi gia gia xuất chiêu hình như lúc nào cũng thua mẫu thân thì phải, gia gia thắng làm sao được. Gia gia mà đánh thắng hả, có lẽ bà táo sẽ buồn đi ngủ ngay, thề là cả nhà ngày ấy chắc chắn không có thứ gì bỏ vào bụng rồi "hì hì".

Lý Yến Hồng vui cười, trong lòng không nói ra nhưng rất hài lòng, đích thực là gia đình rất hạnh phúc nói : 

― Lão bà xem mi được cái tài trêu ghẹo có duyên, lão nhớ mi lắm, thấy mi như được uống vài thang thuốc bổ, hôm nay sức khỏe của lão sung mãn lắm, sao hài nhi đi lâu về nhà vậy ? Ở nhà gia gia, mẫu thân, huynh, tỷ và cả huynh đệ kết nghĩa Trịnh, Trần, Lý, Quách cũng rất mong mỏi hài nhi. Trần nữ đã sinh được một trai khỏe mạnh, khôi ngô lắm, mới về nhà mươi ngày, hài nhi đi thăm tỷ ấy đang ở nhà sau.

Hoàng Phi Bằng chạy lại ôm mẫu thân :

― "Hì hì", hài nhi hôn mẫu thân nè, nè, hôn như vậy thì mới hết mong chờ.

Lý Yến Hồng miệng cười lòng có đôi chút lo lắng nói :

― Hài nhi độ này có mùi khét nắng, da hơi sậm, hình như hài nhi sống với gió sương nhiều lắm phải không. Hài nhi đưa tay cho lão xem nào ?

Hoàng Phi Bằng sợ mẫu thân lo âu muốn dấu cũng không được vì mẫu thân rất nhiều kinh nghiệm trong đời sống, bà mẹ nào cũng không muốn con mình khổ, dù trăm tuổi vẫn phải lo chín mươi chí tuổi là vậy đó, luôn luôn thấy con mình ở bên cạnh như ngày còn bồng bế bên bầu sữa, tuy đã lớn nhưng vẫn lo từng bữa cơm, giấc ngủ và lo lắng tùng hơi thở cho con, nhất là Hoàng Phi Bằng chưa phải tuổi phong trần, bà lại càng lo hơn.

Ly Yến Hồng cằm tay Hoàng Phi Bằng hỏi :

― Hài nhi làm những việc gì ở ngoài đời mà chai cả hai bàn tay thế này, da lại bị sậm khét nắng nữa, hài nhi kể cho lão nghe nào ?

Hoàng Phi Bằng thấy mẫu thân đôi mắt ướt mi như đang rơi lệ, chàng vội trấn an nói khẽ :

― Thưa, Mẫu thân, hài nhi làm những việc như trồng cây ăn trái, đào ao nuôi cá, tập luyện võ học, đọc thư pháp, binh pháp, chỉ bấy nhiêu đó thôi, hài nhi không làm gì khổ cả Mẫu thân an tâm. Thưa Mẫu thân có một việc hài nhi muốn thưa.

    Mi muốn thưa việc gì ?

— Lần đầu tiên hài nhi thấy Khải đại huynh làm bà mụ và có đến hai đứa con, một trai một gái, quả là một việc thiện phi thường, hài nhi thấy cũng ngộ ngộ bởi Khải đai huynh gặp một thúc mẫu bị bệnh chỉ chờ ngày lìa đời, mà lại cấn thai đã quá ngày khai hoa nở nhụy, Khải đại huynh nói dùng tiên đơn vào huyệt "Kiên Trinh" thì bà ấy hơi tỉnh lại, rồi xuất luôn một viên "Đơn hầu" vào huyệt "Cốt hầu" bà ấy rùng mình, tiếp theo hai tiếng phát ra rất lớn "bục bục" thế là trên nét mặt cả nhà bà ấy vui mừng, xem lại là song nhi một trai, một gái. Cả nhà họ Đào Trần đồng khoanh tay tạ ơn đai huynh, họ còn nhờ đại huynh đặt tên cho con của họ, nam tên là Đào Phụng Anh Hòa, nữ tên Đào Trần Mẫn Trâm, cuối cùng đại huynh nhận làm nghĩa tử, mẫu thân có thấy diệu kỳ không ? Từ đây mẫu thân đã có cháu nội rồi đấy "hì hì".

Lý Yến Hồng liền hỏi :

— Sao không nghe Phi Khải báo cho cả nhà biết về vụ này vậy ?

Trong lòng của Lý Yến Hồng rất hài lòng vì bà đã biết được con mình có lòng nhơn trợ khó phò nguy, bà càng thương nhiều hơn và biết những việc làm của Phi Khải cũng như Phi Bằng ở ngoài đời, bà rất an tâm, chính nhờ tình mẫu tử hải hà, cho nên bà biết nhiều về Hoàng Phi Bằng. Bà vẫn còn lo âu hỏi tiếp :

― Những việc làm của các hài nhi, lão rất hài lòng, nhưng đừng xem thường sức khỏe, nhất là hài nhi phải tập luyện nội công, ngoại công để vượt qua thời tiết, hiện nay lão có may cho hài nhi sáu bộ bào phục mới và túi vải trong đó có các loại dầu gió, dầu cảm khi nào gặp dầm sương dãi gió có mà dùng, phải luôn đem theo bên mình nhá, khi dùng đến dầu tức nhiên là lão xuất hiện bên mi đó.

Hoàng Phi Bằng cảm động hôn mẫu thân một lần nữa nói :

― Nụ hôm này hài nhi làm dấu nhớ bên phải và dầu thương bên trái "hì hì". Bên nào cũng có dấu nụ hôn để lại cho mẫu thân, tình này không bao giờ xa đâu ạ. Hài nhi thích hôn mẫu thân hoài, sống gần mẫu thân tinh thần hài nhi thoải mái lắm, ước gì sau này hài nhi được phục vụ mẫu thân hết kiếp sinh.

Lý Yến Hồng nghe Hoàng Phi Bằng nói vậy, trong lòng vui vô cùng tả, tuy rằng chỉ bằng lời nói thế mà bà cảm thấy muôn vàn của quí nhất trong đời không thể nào bù đắp cho bà bằng chất liệu hạnh phúc do Hoàng Phi Bằng tặng bà .

Lý Yến Hồng tinh thần sản khoái như được hưởng cảnh ngoại giới nói :

― Lão được hài nhi cho uống quá nhiều thuốc bổ, sau này lão già yếu sẽ nhờ chính mi nuôi, như cho già ăn cơm, uống nước, trồng hoa cho già, cõng già đi chơi và nhiều việc khác già chưa tiện kể ra đây.

Hoàng Phi Bằng cười thật lớn :

― "Ha hà" thưa bà lão, mỗi ngày hài nhi còn phải tắm cho mẫu thân, thay bào phục và đi đổ phân cho mẫu thân nữa chứ. Hài nhi thấy những việc làm này như nghĩa vụ mà, hài nhi phục vụ cho mẫu thân là vạn lần hãnh diện đó ạ, mẫu thân an tâm Hoàng Phi Bằng này đã nói tức là phải hành được, hứa với mẫu thân không sai lời.

Lý Yến Hồng bụm miệng cười nói :

― Lão nói cho vui thôi, sau này già vẫn khỏe như voi "hì hì". Bà nói tiếp:– Hài nhi vào trong tẩy trần và mặc bào phục mới, có thể một chập nữa Gia gia hài nhi về đấy.

Hoàng Phi Bằng cúi đầu vâng lời :

― Dạ, hài nhi kính tạ mẫu thân, vâng lời Mẫu thân ạ.

Hoàng Phi Bằng đi vào sảnh đường, thấy cả nhà đoàn tụ gồm có Gia gia, Mẫu thân đại huynh Phi Khải, đại tỷ Lữ Thư ngoài ra còn có tứ huynh, tỷ, đệ, muội họ Trịnh, Trần, Lý, Quách Chàng nói:

― Hài nhi phục mệnh Gia gia, Mẫu thân và vâng lời quý huynh, tỷ.

Hoàng Phi Chỉnh muốn biết sinh hoạt ngoài dân giang của Phi Bằng ông nghiêm nghị hỏi :

― Hài nhi sống với dân giang đã hơn mấy tháng, có những việc gì khó giải quyết sao mà lâu về nhà thế ?

Lý Yến Hồng hiểu ý ông, muốn trách Hoàng Phi Bằng cho nên lên tiếng đỡ lời :

― Thưa Tướng công, Bằng nhi đã trình bày hết cho thiếp rồi, lúc nào thuận tiện thiếp trình lại cho Tướng công tường  tận.

Hoàng Phi Chỉnh nóng lòng muốn biết sinh hoạt ở ngoài của Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp:

― Thế thì hài nhi còn có những việc gì cho những ngày tới hãy nói ra, tự nhiên trình bày cho cả nhà cùng nghe.

Hoàng Phi Bằng trực tính không ngại lời đáp:

― Thưa Gia gia, Mẫu thân hài nhi về đây thăm nhà vài hôm rồi đi Phiên Ngung thành thẳng đường đến Trường Sa, bởi có hẹn với Vũ thúc thúc, có thể tháng sau hài nhi mới về nhà, xin Gia gia, Mẫu thân chấp nhận cho hài nhi ạ.

― Gia gia không cản trở hài nhi nhưng nhớ ngoài giang hồ không hành sự sơ suất để lụy thân và người khác ( Mẫu thân ) không được vui, mọi cẩn thận thì tránh được hiểm ác, nhất là không được sống cẩu thả thân sanh, nhớ đúng hẹn hài nhi phải về nhà .

― Hài nhi vâng lời Gia gia và Mẫu thân ạ .

Đối với võ học của Hoàng Phi Khải vốn bất lộ, tuy nhiên chàng thương em, muốn thăm dò võ học Hoàng Phi Bằng một cách tế nhị nói :

― Hiền tỷ của đệ, muốn thụ võ học nơi đệ, không biết hiền đệ có chấp nhận đề nghị này không ?

― Thưa đại huynh và tỷ tỷ việc này đâu có khó gì, thế mà lâu nay tiểu đệ không để ý đến, xin đại huynh và tỷ tỷ tha thứ cho, hôm nay quý huynh tỷ cùng nhau khởi luyện tập được không ?

Hoàng Lữ Thư vui mừng đáp :

― Hay lắm tỷ tỷ muốn hiền đệ luyện võ học bằng phương thức nào để đạt thành quả nhanh nhất, mỗi khi động võ chỉ cần xuất một chiêu là hạ thủ được Khải đại huynh, chỉ một chiêu thôi là đủ rồi không cần luyện thêm nữa, hiền đệ nghĩ thế nào ?

Hoàng Phi Bằng hiểu ý của tỷ tỷ của mình nói :

― Thì ra tỷ tỷ luyện võ không phải để xuống núi giang hồ như tiểu đệ hay sao, mà chỉ để giang hồ với Khải đại huynh thôi à ? Như vậy luyện võ chặm nhất là một buổi, còn nhanh nhất là một năm.

Hoàng Lữ Thư cười nói :

― Đúng vậy, từ khi Bằng hiền đệ không ở nhà thì tỷ cô đơn lắm, ai cũng bận làm việc, tìm người luyện võ không ra, tỷ thường mời Khải vi trùng sách ra đấu võ, lúc nào Khải đại huynh cũng làm bộ thua rồi bỏ chạy, đôi lúc tỷ có đấu vài chiêu với Trịnh, Trần, Lý, Quách nhưng họ cũng bỏ chạy, nay hy vọng đón tiếp được những chiêu mới của hiền đệ, nhưng tại sao luyện chỉ một chiêu mà chậm nhất là một buổi còn nhanh nhất là một năm ?

Hoàng Phi Bằng cười trả lời :

― Thì võ học mà, một chiêu luyện tập một buổi như vậy là chậm nhất, khi biết biến chiêu số, tính một năm là nhanh lắm rồi. À đại huynh bảo tiểu đệ truyền võ học cho tỷ tỷ, nhằm đánh đại huynh đấy à ?

Hoàng Phi Khải tinh mắt thấy tận lòng Phi Bằng đã hiểu ý mình, rồi đáp :

― Đúng thế, ngu huynh làm như vậy để tỷ tỷ của đệ vui, phái nữ mà ngồi một mình thì họ buồn lắm, mỗi lúc ngu huynh thấy tỷ tỷ của hiền đệ ngồi tư lự, ngu huynh mời vài chiêu, thế là cả ngày hôm ấy tỷ tỷ của hiền đệ vui lắm, riêng ngu huynh cũng có một tí thoải mái để đọc thư pháp. Nhờ vậy mà thông làu phổ Y thư thảo dược, Y thuật, Thư pháp, Binh pháp, Võ học, Tri tư đạt lễ, Châu dịch, Xuân thu, Nông canh, tan hôn tương tớ, Chim bốc, Chim thiết giả, Thiên tượng địa trắc v.v...

Khám phá mỗi phổ có những biến pháp kỳ ảo, cũng có muôn vàn sở đoản, sở trường, đại huynh đưa ra một ví dụ, có ba bộ phổ gần như thất truyền đời nay gồm "Ngọc thanh kiếm ", "Thái thanh kiếm " và "Thượng thanh kiếm ". "Ngọc thanh kiếm" phổ và chuôi cán kiếm màu đỏ, thừa hành luật pháp trong Tam giáo, quyền lực tối cao khi nào thi hành luật pháp, nhiệm vụ xét xử nghiêm minh không thiên vị, nếu "Ngọc thanh kiếm" vào tay người vô nghiêm minh thì bị loạn trong Tam giáo .

"Thượng thanh kiếm" phổ và chuôi cán kiếm màu xanh, thừa hành bảo vệ sự nghiệp trong Tam giáo, sổ sách chi thu phân minh, lập công tài sản, quyền lực tối cao khi thi hành tra xét tài sản thu chi, nếu "Thượng thanh kiếm" vào tay kẻ tham lam thì Tam giáo bị lầm than, khốn cùng !

"Thái thanh kiếm" phổ và chuôi cán kiếm màu vàng, thông làu kinh sử đạt lý trong Tam giáo, tính hiền đạo đức, canh tân bảo cổ Tam giáo, nhất là lưu truyền văn hiến Bách Việt, quyền lực tối cao khi thi hành xét xử kẻ vô đạo đức, nếu "Thái thanh kiếm" vào tay người vô học bất năng thì Tam giáo sẽ bị mai một.

Nói chung ba phổ kiếm pháp "Ngọc thanh kiếm", "Thượng thanh kiếm" và "Thái thanh kiếm" hiệp một gọi là "Tam Thanh Kiếm" đương nhiên Tam Thanh hợp dụng, thì Tam giáo này đáng danh lưu truyền trong thiên hạ, cũng nên chú ý kiếm màu nào thì phổ màu đó, tuy quyền năng Tam Thanh Kiếm có khác nhau nhưng mà đối phẩm là một, danh từ Tam Thanh trích ra từ phổ Đạo Đức Kinh của Thái Thượng Lão Quân.

Cả nhà ngạc nhiên khi nghe Hoàng Phi Khải dẫn giải kiếm pháp, chính Hoàng Phi Chỉnh cũng phải công nhận những lời uyên bác ấy có giá trị về sở học. Còn Lý, Trần, Trịnh, Quách rất là ngạc nhiên cũng vô tình hiểu được mục đích của ba pho kiếm, cả bốn đồng cảm nghĩ thầm:– Ba pho kiếm sẽ xuất hiện nay mai.

Hoàng Phi Bằng đã có chủ ý lần này đi Trường Sa là để lấy "Ngọc thanh kiếm" và "Thái thanh kiếm", hiện đang cất tại tư gia của La Đức nhưng do đạo sư Trần Hạnh Phước bảo quản, riêng Quách Tuyềt Băng thì có luyện tập hai pho kiếm này nhưng mù mịt về bộ phổ Tam Thanh kiếm, vì nàng chưa hề nghe và biết bộ kiếm pháp này.



Hoàng Lữ Thư tỉnh ngộ sau khi nghe Phi Khải luận về kiếm, trong lòng nàng hơi buồn vì mãi ham đùa nghịch ngợm cho nên thua kém văn lẫn võ, nàng ngó về hướng Hoàng Phi Khải nói :

― Thưa đại huynh, như vậy từ nay muội không phá đại huynh nữa, sau khi nghe đại huynh dẫn giải về kiếm pháp, mới biết đại huynh cũng là cao thủ thư gia thông thái, đại huynh vì chiều muội mà phải bỏ ra thời gian để giúp vui cho muội, nay mới biết tình thương của đại huynh cho muội nhiều lắm, từ đây muội châm trà cho đại huynh, muội xin phụ lục tìm những chương thư nào mà đại huynh cần.

Hoàng phi Khải rất thương Hoàng Lữ Thư và Hoàng Phi Bằng nhưng trong lòng kín đáo. Hoàng Phi Bằng lâu nay cũng tưởng Hoàng Phi Khải tưởng ông anh dốt giác kiếm pháp, thư pháp và binh pháp nhất là không thể ngờ đại huynh lại biết phi thân trong chuyến đi về động Lạc Việt, đúng là đại huynh thông thái toàn bộ phú ngũ xa. Nhân dịp này chàng muốn biết về kiến thức võ học của đại huynh, liền hỏi :

― Thưa đại huynh "Tam thanh kiếm" có thực, hay chỉ là truyền thuyết ?

Hoàng Phi Khải thực tình nói những gì đã biết và khẩn định :

― Hiền đệ hỏi câu này rất lý thú, "Tam thanh kiếm" có thực chứ không phải là truyền thuyết, nhưng không biết chủ nhân là ai thôi ! "Tam thanh kiếm" cũng có thể xuất hiện rồi nhưng vô dụng vì một trong ba thanh kiếm vào tay kẻ ác, đôi khi còn làm hại đến thiên hạ nữa.

 Hoàng Phi Bằng sau khi nghe như lời đóng cột, liền hỏi :

― Đại huynh căn cứ vào thư pháp nào mà biết có "Tam thanh kiếm" ?

― Nói về thư pháp thì cũng như võ học vậy, mình tìm được điểm khởi đầu, để làm bước tiến tới, gọi là có căn bản rồi từ ấy tìm đến kết luận, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tìm lục thư pháp để kết dẫn giải mạch lạc, cũng phải biết đọc trong câu ẩn dụ nữa, như hiền đệ đã nghe một cách rõ ràng là tìm lục "ẩn dụ pháp", nói một cách khác trong thư pháp ẩn dụ kín đáo để so sánh hình ảnh này với danh từ kia cho thêm phần sáng nghĩa, thay vì nói ba pho kiếm "Ngọc danh kiếm" "Thượng danh kiếm" và "Thái danh kiếm, thì ẩn dụ pháp là "Tam thanh kiếm" chữ "kiếm" thì ai cũng biết, nhưng chữ "Tam thanh" thì khó mà ai hiểu thấu. "Thanh" có nghĩa là Thanh Khí, một từ lót ở giữa "Thượng, Ngọc, Thái ". Chúng ta phải biết, Thượng màu xanh biểu tượng Tinh là sự Sống, Ngọc màu đỏ biểu tượng Khí là sự Còn, Thái màu vàng biểu tượng Thần là sự Đức. Người ta thường nói "Sống Còn Đức", kết luận tam phổ kiếm cùng màu với kiếm nhưng không cùng chiêu thức và nhân cách của nhân vật thụ dụng, Tam thanh phải phối kiếm mới phát huy được toàn năng võ học .
Huỳnh Tâm
Chương 10
Thanh xuân muôn chí tang bồng
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét