Kiếm Khách Giang Nam - Chương Mười Ba ( Huỳnh Tâm )

Thân bút kiếm võ thành đồng chắp vai

Cuộc chiến thắng giữ gìn biên cương bờ cõi, nay toàn quốc Nam Việt lập đàn, ghi ơn mười một vị anh hùng tuẩn quốc. Tháp làm bằng đá thạch ngọc màu xanh tiên thể, rộng lớn, cao uy nghi, tú lệ. Mang dòng chữ "Lĩnh Nam Anh Kiệt". Theo chỉ dụ, mỗi khi Lạc dân đi ngang phải nghiêng mình kính cẩn. Ngày lập đàn Nam Việt Vũ Đế đứng trên cao chủ lễ, đọc văn thế chiến sĩ :

Nợ cung kiếm chiến tranh là nghiệp,

Giúp quốc dân sánh kịp tha bang.

Xông pha ra chốn chiến tràng,

Đắng cay cam chịu gian nan không sờn.

………………………..

Công viên mãn đường mây nhẹ tách,

Lánh bến mê phủ sạch nợ trần.

Sống làm tướng, thác làm thần,

Hiển linh xin chứng tấm lòng tiết trung.



Nam Vương Phùng Nam, Tượng Quận Vương, Trường Sa Vương, Nam Hải Vương, Giao Chỉ Vương, Cửu Chân Vương, Nhật Nam Vương, Đông Hải Nam Vương, Tây Hải Nam Vương, Hoàng Hạc thay mặt Lạc dân đồng nghiêng mình đứng phò đàn, hết lòng ngưỡng mộ tế đàn chiến sĩ anh hùng Nam Việt.

Bài vị ghi danh Thập Nhất Anh Hùng Nam Việt gồm có:– Trịnh Đình Thao, Chu Thanh Thủy, Chu Ngọc Thủy, Lê Trung Kha, Nghiêm Hà Đức, Lý Hòa Dũng, Lạc Thạch, Mân Lạc, Lạc Đức, Đinh Bình Nhi, Tô Tứ Minh. Đến ngày "Đại Tường" bài vị ghi ơn anh hùng được di về Văn võ Miếu.

Tiếp theo ngày lương nhật Nam Việt Vũ Đế xuất chỉ dụ:– Phong hầu Lạc Việt tướng quân Phùng Nam làm Phó Nam Vương trị chính phía Nam gồm Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Vũ Đế thực hiện lời hứa trước anh linh thập nhất anh hùng và toàn quân dân Nam Việt tham dự trận chiến biên giới. Toàn thể anh hùng, quân dân có công tuân chỉ vào Điện Thái Hòa tiếp nhận lễ vinh thăng, bổng lộc và được thưởng rượu Vĩnh Hòa .

Vũ Đế truyền dụ cho Quốc sư Hoàng Hạc phân phối trên sáu ngàn chiến mã cho mỗi tướng sĩ có công đầu trong trận biên giới, quân binh lớn nhỏ đều có phần thưởng, lễ hội chiến thắng tưng bừng. Nam Việt toàn vẹn lãnh thổ, Lạc dân từ Bắc xuống Nam sinh cưa lạc nghiệp, đời sống sung túc hơn trước, dẹp được hoạn quan, tham ô, nhu nhược, hoàng thân quốc thích không còn quyền thế như trước và bọn mãi quốc cầu vinh bị trừ tuyệt.



Trận chiến biên giới Bắc˗Đông đã tàn, không ngờ có một thiếu phụ ngồi bất động, ôm đứa con trai ba tháng tuổi, khóc "hu...hu..." vì tướng công đã tử trận. Lệ rơi đầm đìa che phủ cả trần gian, lòng tối như chốn không nhân sinh, tiếng than trầm mặc, âm thanh ảm đạm thê lương, thở dài tiếc núi phận mệnh đeo đuổi anh hùng vắng số.

Người thiếu phụ khóc lớn tiếng:

― Nay thiếp nhớ mãi và nhớ rất rõ ngày ấy, có một thanh niên bị hai vết thương trên vai và một vết thương khác trước lòng ngực, khi ấy muội không biết từ cõi nào đến một chàng trai, nhờ muội chữa trị, khi cởi áo đầy liễm mấu, cũng là lần đầu tiên hai tay muội chạm vào thân thể người thanh niên xa lạ, cảm thấy như trời sụp đổ, muội tản lãnh nhưng lòng như bình thản, tuy thấy vết thương chàng quá nặng, nhưng thân hình rắn chắc, vạm vỡ, gồ lên từng ấy bắp thịt, vai vộng, chàng nhắm mắt ngất liễm, như người thả lỏng nội công, mồ hôi toát ra thơm kỳ diệu, hai tay muội lau rửa và thoa thuốc "Hoàng Hổ Cao" cho huynh, sau đó vết thương trên vai, lòng ngực của huynh đã khô và đóng vảy, lúc ấy huynh tỉnh lại, thấy đôi mắt huynh tròn xoe, môi chàng tủm tỉm cười tạ ơn, đôi má muội hồng hồng lòng muốn nói nhưng miệng khó nên lời.

Ngày trôi qua mới biết huynh là Hoàng Đức bang vang danh kiếm pháp, huynh bị thương vì xã tắc, mưu cầu hạnh phúc cho người. Không bao lâu vết thương trước lòng ngực lành lại hoàn toàn, muội không còn thấy những cái vạm vỡ ấy nữa, muội mới biết thèm thuồng và muốn khám phá uy lực trên thân thể của huynh, từ ấy muội cảm thấy yêu huynh tha thiết.

Một hôm lòng muội bơ vơ, chân cứ bước theo vòm trời trăng sao, từ xa muội nghe huynh thì thầm :

"Thương em nhớ quế hương gừng

Tỏa ra anh biết ngát lừng trời mây

Nhớ em mê mẩn tỉnh say

Hỏi em tình ấm mượn đầy tim chưa".



Thì ra huynh đang ở bên muội, hôm ấy lòng muội như đang nổi rét, huynh cầm lấy tay lòng ấm lại, từ ấy huynh và muội bay bổng vào không gian, rồi tình thê phu nối tiếp bình an, sinh được một hài nhi chàng gọi tên là Trịnh Đình Thông. Muội rất tự hào, phu quân làm trai anh hùng, giờ ngồi đây muội hóa phận trầm mai. Phu quân ơi ? Đi xa không trở lại, thiếp sống làm sao được khi vắng bóng người. Thân muội nhờ núi, núi rỗng, nhờ nước, nước trôi nay chỉ còn hài nhi là nguồn sống duy nhất, muội nhớ chân dung chàng tạm ấm áp lòng. Muội phải sống vì hài nhi là tạo hóa của chàng, muội phải sống thay lời chàng trừ giặc Hán. Thiếp cùng Thông nhi phải sống "hu...hu..." Tiễn chân phu quân nhẹ nhàng vào cõi siêu tại, hưu mỹ.



Sau cuộc chiến biên giới Nam Việt˗Hán, Nam Việt đi vào công cuộc xây dựng đất nước để muôn dân an hưởng thanh bình. Hoàng Hạc khởi đầu sử dụng kho tàng phát triển đất nước, qua sự phê chuẩn của Nam Việt Vũ Đế. Tuy đã có một kho tàng trên tay nhưng sử dụng thế nào cho hợp lý, không bị phá sản một cách phi mã. Quan ngại nhất một khi đất nước phát triển tài sản để ở đâu, nguyên nhân ở đâu thực hiện công cuộc phân minh.

Những suy nghĩ triền miên trong lòng Hoàng Hạc, như đã hứa lúc đầu, tiến hành sử dụng kho tàng vào việc mua trên sáu ngàn con chiến mã tặng tướng sĩ tham dự trận chiến biên giới, mục đích khích lệ quân binh sĩ, đồng lúc tạo ra phương tiện cho quân cơ phòng thủ cả nước. Chiến mã trở thành phương tiện di chuyển và tác dụng an ninh Nam Việt.

Hoàng Hạc lên đường đến Lĩnh Bắc mua chiến mã khoẻ giống tốt, lập trại nuôi gầy giống, khởi đầu mua chín giống cái, một giống đực. Đặc biệt Vũ Đế ban chỉ dụ lập danh bộ phân phối chiến mã, lập tịch sinh và tử chiến mã. Mỗi binh sĩ được làm chủ chiến mã nhưng không được bán, chiến mã bị bệnh thì đem đến trại chăn nuôi để chữa trị, chiến mã bị chết thì được cung cấp lần thứ hai, cho phép gầy giống kinh doanh tự do.

Đời sống tinh thần của toàn Lạc dân hưng khởi trở lại, lý do là Nam Việt Vũ Đế dẹp được loạn hoạn quan, tham ô, nhu nhược, hoàng thân quốc thích không còn quyền thế như trước, bọn mãi quốc cầu vinh bị trừ diệt, nay Nam Việt trị chính một quan trường hoàn toàn mới. Như lập tướng quân Phùng Nam làm Phó Nam Việt Vương lấy Đại La làm kinh đô Giang Nam, gồm Long Biên, Cửu Chân đến Nhật Nam.

Sau ngày tặng tuấn mã cho Quân tướng, Binh sĩ. Nam Việt Vũ Đế hỏi Hoàng Hạc :

― Quả nhân thấy khanh tặng hơn sáu ngàn tuấn mã tạo phương tiện phòng thủ, công việc lập trại chăn nuôi, trị liệu, lưu giống đó là một sáng kiến rất hay, giá phòng trước đây mà có chiến mã như thế này thì binh mã Nam Việt hùng mạnh biết mấy .

Quả nhân hỏi khanh chi phí ấy lớn lắm, chính kho dự trữ kim ngân của triều đình xuất hết cũng không mua được từng ấy chiến mã, nay tạo được binh hùng tướng mạnh như vậy quả là khanh đã hy sinh quá nhiều, hai nữa chiến trận vừa qua giá mà không có khanh thì khó chiến thắng được, điều này ai cũng biết tài chước lược của khanh đúng là háo tình tráng khí, tấm lòng lân tài an dân. Nay tự đáy lòng quả nhân tha thiết muốn cầu khanh tiếp nhận quyền trị quốc, quả nhân trao ấn kiếm cho khanh, ý khanh thế nào ?

Hoàng Hạc lật đật quì xuống đất bái, miệng tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, thần dân nay đã quá bách niên rồi còn ham muốn gì mà ấn kiếm với ngai vàng, trời sinh ra nhập thế việc nào người đó, mỗi người có một giá trị riêng.

Điện hạ nghĩ xem, làm vua rất khó và do số mạng trời đã định, không một ai muốn mà được, giá như có kẻ muốn đoạt ngôi, soán đế danh cũng không thành, nếu có thành thì lịch sử cũng không để yên, hạ thần và cả gia quyến chỉ xin làm tôi trung hiếu Bách Việt là đã mãn nguyện lắm rồi. Điện hạ có thương yêu hạ thần thì bỏ qua suy nghĩ chuyển ngôi, vả lại ngày nay Nam Việt đã có kỷ cương vương pháp mới. Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ. Nam Việt cần có một Hoàng đế tốt yêu dân, can đảm, cương quyết, dám dấn thân và hy sinh, duy chỉ có điện hạ mà thôi, chính điện hạ ngự triều tại thành Phiên Ngung trị chính cả nước, còn đất Phong Châu là địa danh Đại La do phó Vương Nam Việt Phùng Nam trị chính Giang Nam, tự nó trở thành sức mạnh của Nam Việt ngày nay.

Nam Việt Vũ Đế vẫn có những âu lo khác nói :

― Quản nhân nghĩ rằng sơn hà xã tắc trông cậy vào thời sinh này sao, quả nhân không làm được việc gì hữu ích cho lắm, cũng không để lại cho mai sau một giang sơn gấm vóc, hùng vĩ thì đáng tiếc lắm vậy !

Hoàng Hạc nghe Nam Việt Vũ Đế than thân trách mệnh Cửu trùng, tự nghĩ thầm:– Tại sao nhân dịp này mình chưa đưa ra phương thức tích tụ tại phú, để thi hành hoàn chánh thì may ra Nam Việt Vũ Đế hạ chỉ cho mình được tự do thực hiện nguyện vọng của Phi Bằng nhi. Hoàng Hạc liền trình tấu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, hạ thần xin trình tấu một kế sách "Dân Di Bản, Phú Tắc Cường" hạ thần khao khát thực hiện kế sách đúng với thần dân Nam Việt đang cần. Nhằm thể hiện trung hiếu Quân thần, thì lòng thần mới an. Ông trình tấu tiếp:– Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, nên xuất chỉ dụ "Thất chế" nhằm khuyến khích Lạc dân, phát triển kinh doanh, nghề nghiệp chuyên môn, sản xuất, khai khẩn thổ canh, giao thương lân quốc.

Triều đình, qui định sách khai hóa Nam Việt, cung cấp phương tiện giáo huấn, bải miễn Vương thổ, phân phối tài sản quốc gia cho Lạc dân được toàn quyền làm chủ Điền trang, Điền thổ, Trạm dịch v.v... Tiếp theo thực hiện "Dân di bản, cũng cố an ninh, dân phú tắc đắc cường", và dụng Bát sách "Cải thiện nhân sinh" gồm có :

Nhất Nông Xuất: Khai khẩn và sản xuất ruộng nương, đất vườn, rẫy bái, nuôi tơ tầm. Chiếu theo qui canh điền, điền thổ phân phối hạt giống ngũ cốc, cây trồng.

Chăn Nuôi: Lạc dân từ mười tám tuổi trễ lên phân gia súc chăn nuôi, theo quy định mỗi gia đình được phân phối như gà, vịt, heo, bò, trâu v.v... Lương thực nuôi gia súc cung cấp miễn phí ba năm. Tất cả gia súc được triều đình mua lại với giá cao.

Rừng và lâm sản: Lập điền thổ Lạc dân thay vì điền thổ Hoàng triều, khai thác tược nuôi trồng cây đa niên, trồng cây sản xuất binh khí. Bảo vệ rừng thiên nhiên và thú rừng.

Ngư Nghiệp: Chiếu theo qui định cung cấp phương tiện ngư nghiệp, như tơ đan lưới, gỗ làm ghe thuyền. Lạc dân trên mười tám tuổi được cung cấp toàn bộ phương tiện ngư nghiệp, đóng thuyền to nhỏ tùy theo làng mạc gia cư của Lạc dân, sản phẩm bán nội địa và các lân bang.

Dẫn Thủy Nhập Điền: Cung cấp nước trồng trọt, nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi. Vận động Lạc dân sản xuất thủ công nghiệp.

Vũ binh, tuyển hiền tài: Lập võ nghiệp đường, lò đúc và sản xuất binh khí, đào tạo Lạc dân thông thạo việc binh, luyện tập Lạc dân tự đối phó với người Hán, lập sở đóng thuyền chiến, nuôi và mua chiến mã.

Quân Kho: Dự trữ ngũ kim vàng, bạc, thép, đồng, chì, thau, kẽm tất cả mua từ Trung Nguyên chở về nước. Mỗi Vương phủ lập kho dự trữ riêng, như dự trữ quân dụng, binh khí, lương thảo, chiến mã.

Giáo Dục. Thi cử hiền tài trí sĩ, đào tạo văn nhân, võ bị bổ dụng làm quan, lập cơ sở kinh doanh, giao dịch, khuyến khích Lạc dân hướng về quyền công dân.

Chính Trị: Hoàng chánh phục vụ vì cho dân, thưởng phạt, bổng lộc minh chính, bổ dụng thay cũ đổi mới quan trường, lập nhị đô Bắc có Phiên Ngung và Nam có Giao Chỉ. Trùng tu thành trì cũ mặt Bắc, xây dựng thành mới mặt Nam, riêng Phiên Ngung xây dựng vòng thành thứ ba, dự do lập bang hội. Nghĩa vụ Lạc dân bảo vệ đất tổ và muôn dân đối với Nam Việt một nhà chung.

Giao Hảo Lân Bang: Triều cống phẩm vật lẫn nhau, thỏa hiệp an ninh biên giới, trao đổi văn hóa, giao dịch hàng hóa, bán binh khí.

Dùng ngũ kim, danh lợi sai khiến quan trường Trung nguyên, kết giao giới giang hồ tặng kiếm, đao, thương, lễ vật, tặng phẩm. Trọng hiền đãi trí sĩ lân bang, nhất là nhà Hán không còn ai màn đến chính sự.

Hợp Việt Xuất Hán: Bổ dụng và tuyển mộ người tài đức lập ra nhân xã, đất nước cần những sĩ chí hợp nhất Bách Việt, xóa bỏ dị biệt của quá khứ, khuyến khích Lạc dân xây dượng đất nước trên căn bản giải không kết và cả quyền cai trị nước phải lệ thuộc vào Lạc dân, gọi là hợp để thực hiện theo ý chí của Lạc dân, triều đình chia sẽ quyền lợi cho Lạc dân và không xâm phạm quyền sống của Lạc dân.

Đã là Bách Việt lấy giải để chung sống một nhà, giải đi trước nước hợp theo sau. Cõi Lĩnh Nam là của Bách Việt không riêng của một ai, văn hiến Hùng Vương là mục sống máu đào Nam Việt.

Nói chung đất nước đã giải thì hợp không khó, nếu không giải được thì hợp bất hòa. Nam Việt cần một khối Bách Việt, không phân biệt hay chia cắt, như thế tránh được tranh chấp trong tương lai, tránh được mọi tổn hại sau này, lòng yêu sông núi không bị suy giảm, Nam Việt mới được mọi người tiếp nhận, như một tình yêu Việt không thể thiếu, nói chung đất nước Nam Việt phát minh lòng yêu thương xã tắc. Lạc dân làm chủ những biến cố lớn nhỏ và chấp nhận mọi thử thách, nhất là Lạc dân tự do tạo nghiệp, mỗi Lạc dân yêu nước theo cách nhìn của mình.



Ý của Hoàng Hạc đưa ra Bát sách cải thiện nhân sinh và trị chính mới, mục đích làm cho dân giàu nước mạnh mà không hết kho tàng, người mưu trí mỗi việc đều nằm trong thuật xếp đặt để đạt thành công. Nam Việt Vũ Đế lắng nghe Hoàng Hạc trình bày Bát sách, như trong lòng từng vọng cầu phép lạ từ lâu. Vũ Đế ngồi suy nghĩ, hai tay bưng ly rượu Phỉ Thúy nhâm nhi, rượu vào thì sầu tràng tuôn ra, vì ông thừa biết Bát sách khó thành công, tuy vậy cũng là dịp tâm ý tương thông, hiểu được kiến văn uyên bác của Hoàng Hạc đương nhiên là người tâm đắc .

Vũ Đế buông thông một tiếng thở dài :

― Quả nhân thuận tấu Bát sách "Dân di bản, phú tắc cường" của hiền khanh, đó là phép lạ dân giàu nước mạnh, như quả nhân từng nuôi trong tư tưởng "Nông phát xuất, tắc ban kỳ thực, công xuất tắc kỳ sự". Khổ thay kho dự trữ kim ngân của Nam Việt không còn là bao, quả nhân đã trình bày rồi ! Nói thực để hiền khanh hiểu, quả nhân đã xuất chỉ dụ không cho Hoàng Triều tự xuất tài sản đó, muốn xuất kim ngân vì mục đích Nam Việt phải được cả triều đình phê chuẩn, hiện nay trong kho có một số kim ngân, vật quý báu cũng nhờ thu nạp được tám mươi bốn tên mãi quốc cầu danh và trên hai ngàn gia sản quan lại tham ô, sâu dân mọt nước, quyền thế chia phe lập đảng phản quốc. Một số tài sản khác của Tôn Nhân Phủ cũng được sung công vào quốc khố, nếu nay xuất hết cũng không làm được một việc nông nghiệp. Hiện thời quả nhân cùng Tôn Nhân Phủ sống rất giản dị.

Hoàng Hạc xúc động trình tấu :

― Muôn tâu, Hoàng thượng bệ hạ, nhạy cảm tâm nhãn, chính là vị Đế Vương xuất tam bảo kỳ tuyệt, về Bát sách mà hạ thần đã tâu, xin nhận Hoàng thượng hạ chỉ, hạ thần tuân mạng thực hiện được Lục sách, chỉ còn lại Nhị sách, Bệ hạ sẽ làm được.

Nam Việt Vũ Đế ngạc nhiên hỏi :

― Hiền khanh nói sao, quả nhân làm được Nhị sách gì, dù có khó muôn lần quả nhân cũng không xá chi kiếp sinh này. Còn hiền khanh nhận làm đến Lục sách ắt hẳn khác nào "đội đá vá trời", tại sao không tìm người để chia việc cùng hiền khanh ?

Hoàng Hạc vui mừng xem như Vũ Để đã chuẩn chỉ, tâu tiếp :

― Muôn tâu bệ hạ chỉ làm được Nhị sách như  Giao hảo lân bang, Nội trị bát phẩm triều đình, bổng lộc theo quy định mới, cón Lục sách hạ thần nhận thực hiện, không cần phải xuất kho kim ngân Nam Việt, triều đình cũng không cần phê chuẩn, còn phần chia việc làm cho ai thì hạ thần sẽ trình bày sau.

Nam Việt Vũ Đế lại càng ngạc nhiên hơn hỏi :

― Quả nhân làm việc Giao hảo lân bang, Nội trị thì không khó gì cả, quả nhân tiếp nhận Nhị sách này, còn Lục sách kia đụng vào là kim ngân tuôn ra như nước, dù có kho tàng cũng thực hiện không thành, hiền khanh lấy ở đâu ra mà thực hiện cái vung trời to lớn này ?

Hoàng Hạc thuyết phục được Vũ Đế cũng không phải là dễ, vì mỗi lời nói trước mặt nhà vua phải cuốn lưỡi mười hai lần, nếu lỡ lời không khác nào thủ cấp đang trên lưng bò gỗ .

Hoàng Hạc điềm tĩnh tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, kinh phí trang trải cho Lục sách do sư phụ của Hoàng Phi Bằng cung cấp, điều kiện xây dựng Nam Việt không được sử dụng riêng tư. Sư phụ của Hoàng Phi Bằng dạy hạ thần đứng ngoài xưng vương, không vì tư lợi công danh và buộc hạ thần phải tuyên thệ: "– Tại hạ Hoàng Hạc, con dân Bách Việt họ Lạc Việt hứa với liệt tổ, liệt tôn thiêng liêng chứng giám lòng chung thủy bảo mật kho tàng cho Bách Việt, sử dụng kiến thiết sơn hà xã tắc, không vì riêng tư một hạt bụi nào của kho tàng, nếu có hai lòng thì trời đất trên dưới chứng giám soi xét đọa đày cả họ Hoàng nhà tại hạ đời đời kiếp kiếp không có một hạt ngũ cốc nào để ăn".

Sư phụ của Hoàng Phi Bằng còn dạy tiếp rằng: "– Kho tàng này chỉ tiết lộ cho Nam Việt Vũ Đế biết mà thôi, ngoài ra những thừa hành khác không được biết tài sản này từ đâu đến".

Nam Việt Vũ Đế nghe lời thề của hiền thần lòng ái ngại hỏi :

― Hiền khanh đã sử dụng kinh phí đó vào việc củng cố binh phòng thủ, đương nhiên khanh đã gặp được Người, nhân đây quả nhân cũng muốn đích thân thăm viếng và đa tạ Người, có như hế mới biết "Tre vàng lột vỏ".

Hoàng Hạc đương nhiên phải tráng né về kho tàng, liền tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, đúng vậy, hạ thần đã sử dụng một số kim ngân của sư phụ Hoàng Phi Bằng vào việc củng cố binh phòng thủ. Trước đây hạ thần có thăm Người được một lần, nhưng chỉ thấy chân dung trong lờ mờ, chính Hoàng Phi Bằng là đệ tử cũng chỉ thấy Người như hạ thần. Người nói chuyện qua trung gian Hoàng Phi Bằng, nếu Bệ hạ muốn đến thăm Người thì chỉ có Hoàng Phi Bằng mới đưa Bệ hạ đi được mà thôi.

Nam Việt Vũ Đế cũng muốn biết thân thế sư phụ của Hoàng Phi Bằng là nhân vật nào, sao Người lại sống trong bí mật với một kho tàng cũng bí mật, nói tiếp :

― Hiền khanh an tâm, ngày mai quả nhân ban Lục chỉ dụ để hiền khanh thực hiện xây dựng Nam Việt, nhưng muốn cho công việc được hoàn bích thì quả nhân ban phẩm quan thực thụ Quốc sư tại triều Nam Việt, ngoài ra trên tay phải có Thượng Phương Bảo Kiếm, toàn quyền trảm trước tấu sau, hiền khanh tùy ý chọn người thừa hành. Nếu hiền khanh không có chức quan ở trên người thì "bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh". Theo sách có câu: "Danh bất chánh tức ngôn bất thuận, ngôn bất thuật tức bất thành" nếu không e rằng có lời dị nghị trong quan trường. Nay hiền khanh hãy tạm nhận lấy trách nhiệm này để thực hiện theo ước nguyện.

Hoàng Hạc biết đây cũng là một việc bất đắc dĩ, khó chối từ tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ đã sủng thần thì tùng mệnh, đây cũng là bất đắc dĩ nay hạ thần xin tiếp chỉ. Hoàng Hạc tâu tiếp: – Muôn tâu Bệ hạ, hạ thần mạo muội xin Hoàng Thượng duyệt thẩm Lục sách và chuẩn y, trước triều thần mới tránh khỏi chểnh mảng thi hành Lục sách, toàn thể Lạc dân cũng cảm khái được Vua˗tôi trên dưới một lòng xây dựng Nam Việt, một khi Quân thần đồng tâm thì tránh được sâu dân mọt nước, tham ô, lạm quyền.

Nam Việt Vũ Đế hài lòng ban chỉ:

― Quả nhân đồng ý với khanh, chọn nhân tài đức, từ quan quân liêm khiết, tâm huyết với dân. Quả nhân thấy những quan quân ấy phần đông đã từng tham dự cuộc chiến biên giới, họ sẽ thi hành chỉ dụ như ý của hiền khanh, còn ý của quả nhân việc trước mắt là xây dựng Giang Nam như đất Phong Châu, Nhật Nam, Cửu Chân.

Hoàng Hạc vui mừng Vũ Đế đã cảm nhận được tầm quan trọng đất Giang Nam, rồi cẩn tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, quân thần thiên ý hợp nhất, từ nay Nam Việt khởi đầu nhân chính mới. Ba ngày sau hạ thần sẽ xuất thương thuyền, khởi đầu hành trình đi Trung nguyên mua tơ tầm giống, ngũ cốc, gia súc cho việc nông, ngư, lâm nghiệp đúng hai tháng là hoàn hảo trở về Nam.

Nam Việt Vũ Đế và Hoàng Hạc từ giã chúc nhau :

― Chúc hiền khanh mã đáo thành công, hy vọng Nam Việt một cõi sống thịnh vượng, thanh bình, toàn Lạc dân hưởng vĩnh phúc.

Trong tâm ý của Hoàng Hạc cũng có những đề phòng bất trắc khi xây dựng đất nuớc, nếu không may kho tàng gặp phải kẻ gian, nên ông cẩn thận tấu lên Nam Việt Vũ Đế, xuất kim ngân ở kho tàng rất bí mật, để cho việc khởi đầu được thành công. Hoàng Hạc tiếp chỉ triều đình chọn Cần Lĩnh Nam ba Phân bộ Bắc, Trung, Nam làm thân tín, cùng ba thế lực triều đình Ngự Lâm Quân, Hộ Thành, Cơ Mật Viện.

Sau khi Nam Việt Vũ Đế nghe Hoàng Hạc cẩn tấu Bát sách trong lòng vui như có một bầu trời mới trên đầu. Hoàng Hạc về Cửu Chân gặp lại Hoàng Phi Bằng, ông cho Hoàng Phi Bằng biết Nam Việt Vũ Đế đã xuất chỉ dụ, thuận xây dựng đất nước theo ý của Hoàng Phi Bằng. Hoàng Hạc phấn chấn nói :

― Phi Bằng điệt nhi cùng Nội tổ đi xem phong thủy Phong Châu.

Hoàng Phi Bằng hiểu ý :

― Dạ Nội tổ, mời Nội tổ lên đại hạc, bốn con hạc đưa hai ông cháu về động Lạc Việt để xuất kim ngân. Hoàng Hạc đề nghị Hoàng Phi Bằng bảo mật kho tàng :

― Phi Bằng nhi xem lại kho tàng này có được an toàn chưa ?

Hoàng Phi Bằng bình thản thưa :

― Nội tổ, an tâm điệt nhi đã bế hết những cửa ra vào động, một cửa dưới đáy động, một cửa lên đỉnh núi, ba trạm phục binh của đại hạc, khó ai vào được kho tàng.

Hoàng Hạc vẫn chưa an tâm hỏi tiếp :

― Cửa trên vách đỉnh đá nếu Phi Bằng nhi vào được thì cũng có người khác vào được, điệt nhi nghĩ thế nào ?

― Thưa Nội tổ, đúng như Nội tổ dạy bảo, Phi Bằng nhi đã lập đồ trận thì khó ai mà vào được.

Hoàng Hạc vốn tính cẩn trọng, muốn an lòng hơn nói :

― Phi Bằng nhi cẩn thận như vậy mới phải chứ, nhưng mà cửa lên đỉnh núi phải tấn thêm một tảng đá thật lớn, còn bốn tảng đá phổ trên đỉnh núi phải chuyển mặt có chữ vào trong và dùng bốn tảng đá lớn tấn phía ngoài.

― Thưa Nội tổ, về đến động hài nhi sẽ làm theo ý của Nội tổ dạy bảo.

Chiều hôm sau ông cháu về đến động Lạc Việt, bốn con hạc vào động trước để báo chủ động đã về, trong động vẫn như mọi ngày. Thời gian qua Hoàng Phi Bằng đã luyện tập thành công thuật ngữ riêng cho bầy hạc. Trên không trung Hoàng Phi Bằng rời lưng hạc ôm lấy thân Hoàng Hạc phi thân lên vách đá đứng cheo leo vào cửa động Đông. Lần này Hoàng Hạc không còn sợ như trước, trái lại ông cảm thấy thoải mái, chân của Hoàng Phi Bằng vừa chấm xuống phiến đá một tấc trước cửa động là phải phi thân liền để vào cửa phía trong động.

Hoàng Phi Bằng dụng thủ pháp phi thân thần tốc, như đại bàng vồ lấy con gà mái dầu và hạ cánh an toàn. Hoàng Hạc vào trong động khen thầm:– Quả là cháu út của mỗ phi thường. Tối hôm đó ông cháu họ Hoàng lên đỉnh núi vào kho tàng xuất kim ngân, đem xuống sảnh đường phân thành sáu bao Đay nhỏ, đại hạc sẽ chuyển về Cửu Chân.

Trong ngày Hoàng Hạc về đến Cửu Chân liền xuống thương thuyền đi Trung nguyên. Sáu đại hạc về lại động, có mang theo một phong thư của Hoàng Hạc nhắc nhở: – Phi Bằng nhi ở lại động hai tháng. Nội tổ sẽ đưa tin điệt nhi mới về Cửu Chân. Hoàng Phi Bằng vâng lời, thời gian này mỗi buổi sáng chàng chăm sóc bầy hạc, tưới nước vườn cây ăn trái, trồng cây thuốc hướng dẫn bầy hạc tự trị liệu, chàng bắt thú rừng làm lương khô dự trữ cho hạc. Buổi trưa chàng luyện võ học trên đỉnh núi, chiều vào kho tàng đọc lại kinh thư, binh pháp, tối luyện nội công. Chàng đắc ý nhất là kho tàng, ngũ phổ võ học và bầy hạc.

Thời gian trôi qua mau, hạc đưa tin Nội tổ đã về Cửu Chân, nhân dịp này chàng chuyển về cho Hoàng Hạc năm bao đay kim ngân.



Năm mươi lăm thương thuyền của Quốc sư Hoàng Hạc trở về Bách Việt, bốn mươi thuyền cập bến Hổ Môn, mười lăm thuyền cập bến Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, phân phối đợt đầu đến tận tay người dân, toàn Lạc dân Nam Việt hoan hô, reo hò vui mừng, tung hô Nam Việt trường cửu thanh bình, Vũ Đế "Vạn tuế, Vạn tuế…"

Hoàng Hạc nhận được năm bao kim ngân của Hoàng Phi Bằng vừa chuyển về, ba hôm sau ông cho thương thuyền xuất bến đi Trung nguyên mua tiếp ngũ cốc, gia súc, kim loại.

Chỉ một tháng kinh tế Nam Việt phất cờ phát triển ngoài dự liệu. Hoàng triều khám phá tôn tộc Bách Việt có 18 Miền như :

– Lạc Việt, chín trăm năm mươi ngàn.

– Âu Việt,  bảy trăm năm mươi lăm ngàn.

– Điền Việt, một trăm ba mươi lăm ngàn.

– Dương Việt, một trăm ngàn.

– Mân Việt, chín mươi tám ngàn.

– Đông Việt, tám mươi ngàn.

– Ngô Việt, hai trăm năm mươi bốn ngàn.

Ê Đê˗Tày˗Mường Việt, hai năm mươi bốn ngàn.

– Mườn˗Việt, bảy mươi ba ngàn.

– Thái Việt, năm mươi ngàn.

– Mèo˗Dao Việt, bảy mươi ngàn.

– U Việt, bốn trăm năm mươi ngàn.

– Âu˗Lạc, bảy trăm ngàn.

– Miêu Việt, chín mươi ngàn.

– Miêu˗Yao Việt, tám mươi ngàn.

– Hẹ Việt, hai trăm ngàn.

– Đa đảo Việt, một trăm ngàn.

H'Mông Việt bảy mươi ngàn.

Tổng cộng 105 họ tộc Bách Việt lớn nhỏ. Ngoài ra triều đình còn trợ cấp Lạc dân đang sinh sống tại các tỉnh Trung Nguyên gồm có Lạc Việt (Giang Tô, Sơn Đông) Mân Việt (Phúc Kiến) U Việt (Chiết Giang) Âu Việt, Thái Việt (Hà Giang) Ngô Việt, U Việt, Mân Việt (Tứ Xuyên, Trùng Khanh, Thiên Tân) Điền Việt, Môn˗Khmer (Hồ Bắc) Dương Việt (Giang Tây) Ngô Việt (Thiểm Tây) Mườn˗Việt, Mèo˗Dao (Triết Giang, Hà Nam) U Việt, Âu˗Lạc, Miêu Việt (Bành Lãi hồ) Yao˗Hẹ Việt (Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quế Châu)

Hoàng Hạc đi Trung nguyên lần thứ hai, ủy nhiệm Hoàng Phi Biên thay mặt ông triệu tập huynh đệ muội và con cháu để bàn kế sách cải thiện nhân sinh trong những tháng tới. Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Bình, Hoàng Phi Vũ, Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Phi Chỉnh và trên ba mươi con cháu họ Hoàng đồng tham dự.

Hoàng Phi Biên tuyên bố :

― Những việc làm lâu nay của Gia gia hướng về thịnh vượng Bách Việt, họ nhà ta đồng ý cộng lực vào việc xây dựng cường thịnh Nam Việt. Đến nay việc làm phó bản hai bộ Thư pháp, Binh pháp đã được trên hai mươi bộ, nay chuyển đi phân phối các nơi, riêng hai bộ phó bản "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" họ Hoàng nhà ta vừa tiếp nhận được do Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc gửi tặng, họ cho biết làm được sáu mươi bộ phó bản. Nguyên hai bộ "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" có phần bổ túc chỉ được lưu truyền trong hạn định. Lý do hai bộ này đích thân Hoàng Phi Bằng tìm được, sau đó được bổ túc thêm trọn phần võ học của họ Hoàng. Hiền điệt Phi Bằng còn cho biết huynh đệ Cần Lĩnh Nam cũng được truyền thụ phần bổ túc võ học họ Hoàng. Phần quan trọng nữa là ngũ phổ võ học của sư phụ Hoàng Phi Bằng chưa truyền toàn bộ cho các đệ tử, lý do chưa khám phá nhân kiệt nào có khả năng tiếp thu được ngũ phổ bích Lĩnh Nam, hiền điệt Phi Bằng còn dự trù hướng dẫn cho quý thúc phụ, quý cô mẫu, quý huynh đệ con cháu họ Hoàng nếu có đủ tư chất. Nói chung con cháu nào cũng được truyền thụ, ông công bố tiếp:– Sáu tháng nữa họ Hoàng có tổ chức tỷ đấu để phân cấp võ nghiệp.

Về binh khí do Hoàng Phi Bằng đem về nhà để đúc lại theo mẫu, đến nay đã làm được trên hai ngàn binh khí các loại khác nhau, phương pháp đúc võ khí nay đã phân phối khắp nơi, để họ tự lập lò đúc, rèn lấy binh khí, tạo ra phong trào tự phát triển, trao đổi kinh nghiệm kiến thức. Những binh khí nguyên mẫu như Đại hổ đao, Phương trường thương, Mảnh trầm kiếm, Thu trượng, Hùng cửu côn, Phán quan bút, Phi tiêu, Chùy, dụng cụ phóng ám khí, Thanh long đao, Bạch cương mâu, Long thái kiếm, tất cả mười tám loại binh khí bảo vật có kèm theo phổ từng binh khí, đã thực hiện đúc theo mẫu binh khí. Sau khi hoàn tất, hiền điệt Phi Bằng đưa những binh khí ấy về trao lại cho sư phụ, tuy vậy trong họ Hoàng ai là người sử dụng được những binh khí bảo vật này thì Hoàng Phi Bằng xin sư phụ ban ân, nhưng phải một lòng thề nguyền bảo vật chỉ vì Bách Việt không lòng riêng tư, quý Thúc phụ Hoàng Phi Bình, Hoàng Phi Vũ, Hoàng Phi Khảo Hoàng Phi Biên, cô mẫu Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh vẫn sử dụng kiếm gia bảo họ Hoàng. Từ nay về sau tất tất dưới sự điều động công việc do Gia gia chỉ bảo.

Riêng điệt nhi Phi Bằng là chủ quản Cần Lĩnh Nam Tam Giang không còn lo việc nội ngoại họ Hoàng, tuy nhiên việc gì trong họ Hoàng cần là có mặt phải về tham dự, những con cháu hiện diện hôm nay tùy theo sở nguyện tham gia vào những sinh hoạt của họ Hoàng hay tham gia vào Cần Lĩnh Nam tùy ý.



Đại hội Cần Lĩnh Nam tại thành Phiên Ngung, nhân dịp lễ tưởng niệm huynh đệ Cần Lĩnh Nam đã hy sinh trong trận chiến cương giới Bắc Đông Việt–Hán. Đại diện Giang Bắc tổng lý Phùng Hưng trình báo thàng quả hoạt động năm vừa qua :

― Kính thưa Hoàng chưởng quản, hiệm nay nhân sự Giang Bắc cấp điều hành cao nhất có mười tám vị, cấp một có mười chín vị, cấp hai có một trăm mười hai vị, cấp hạ có hai trăm bốn mươi tám vị, cấp chúng đường thủy có sáu trăm mười ba vị, cấp chúng đường bộ có trên ngàn vị.

Đại diện Giang Nam tổng lý Hoàng Phi Biên hiệu "Long Thanh" trình bày :

― Thưa quý anh hùng, Giang Nam cấp điều hành có bảy vị, cấp một có mười hai vị, cấp hai có mười tám vị, cấp ba có một trăm tám vị, cấp chúng đường thủy có sáu trăm ba mươi ba vị, cấp chúng đường bộ có bảy trăm mười vị.

Đại diện Giang Trung tổng lý Vũ Thư Minh trình bày :

― Thưa quý anh hùng, Giang Trung cấp điều hành có bảy vị, cấp một có tám mươi bốn vị, cấp hai có trăm mười hai vị, cấp ba có hai trăm vị, cấp chúng đường thủy một ngàn bảy trăm hai mươi tám vị, cấp đường bộ có hai ngàn chín trăm ba mươi vị.

Về hoạt động của Cần Lĩnh Nam Tam Giang tự trị, liên lạc sử dụng hai lộ trình đường thủy di chuyển ghe thuyền, đường bộ có tuấn mã. Hoàng Phi Bằng tiếp nhận những đề nghị của Cần Lĩnh Nam Tam Giang và tất cả đồng thuận phương thức sinh hoạt này, từ nay mỗi Phân Bộ tự trị trên địa lý của mình cũng như tổ chức nội bộ. Không lệ thuộc vào nhau, tự do phát triển nội bộ, kiến trúc tổ chức và thu dụng mưu sĩ.

Hoàng Phi Bằng phát biểu:

― Hiện nay Cần Lĩnh Nam hoạt động trên ba khu vực, phía Bắc Nam Việt có Tổng lý Cô trượng Phùng Hưng chưởng quản Phân Bộ Giang Bắc. Phía Trung Nam Việt có Tổng lý Thúc thúc Vũ Thư Minh chưởng quản Phân Bộ Giang Trung. Phía Nam Nam Việt có Tổng lý Thúc bá Hoàng Phi Biên chưởng quản Phân Bộ Giang Nam. Về mặt tổ chức, điều hành, phát triển của Tam Giang phải phù hợp nhu cầu từng vùng, nhưng tất cả đồng thủ tín trao đổi võ học, hội ý kinh nghiệm giao dịch, bảo đảm đời sống cho huynh đệ theo tinh thần Cần Lĩnh Nam. Ngày nay Nam Việt Vũ Đế công nhận Cần Lĩnh Nam là lực lượng Hộ thành thứ hai, ngoài ra còn có khả năng bảo vệ Nam Việt cho nên tất cả Cần Lĩnh Nam phải luyện tập binh mã, có như vậy mới gánh vác trách nhiệm sự tồn vong của Nam Việt. Theo tại hạ thấy, tổng kết hiện nay phía Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam thực lực còn yếu, đối với tình hình chủ lực xây dựng Nam Việt cần phải phát động chiêu hiền đãi sĩ để có một lực lượng tương đồng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bác và Phân Bộ Giang Trung.

Hoàng Phi Bằng dừng lại suy nghĩ về kho tàng:– Ta có cần cung cấp phương tiện cho Giang Nam không. Chàng nói tiếp:– Về phương tiện hoạt động của Cần Lĩnh Nam Tam Giang, tại hạ thấy duy có Phân Bộ Giang Nam còn yếu về mọi mặt, điều này tại hạ nhận trách nhiệm cung cấp phương tiện, còn về đào tạo nhân lực các cấp thì Cần Lĩnh Nam Giang Nam tự phát huy, ở buổi đầu này có nhiều vất vả, nhưng trong tương lai phải là một lực lượng bảo vệ mặt Nam Nam Việt. Tại hạ xin mời quý Thúc bá, Thúc thúc, Cô trượng, huynh đệ có ý kiến gì thêm không ?

Phùng Hưng đứng lên phát biểu :

― Thưa Chủ quản (Hoàng Phi Bằng) trong thời gian này thập bác anh hùng phía Phân Bộ Giang Bắc chia làm hai, bổ túc cho Phân Bộ Giang Nam.

Hoàng Phi Bằng suy nghĩ một hồi, mới đáp :

― Cô trượng có đề nghị này cũng hợp lý, nhưng Phân Bộ Giang Nam còn nhiều thời gian chiêu hiền đãi sĩ, chưa cần thiết bổ sung, làm như vậy sẽ bị đình trệ một phần tổ chức của Phân Bộ Giang Bắc. Hiện nay Quốc sư (Hoàng Hạc) ở Trung Nguyên đang trên đường về nước, hy vọng sẽ có cuộc hội ý khác để phát triển Phân Bộ Giang Nam. Tại hạ có điều quan trọng muốn nhắc nhở, ngày tháng như mắc cửi, hàng hàng, lớp lớp người đời thấm thoát trôi qua, tìm được người nhân tánh xuất chúng khó lắm ! Từ đây Cần Lĩnh Nam chú ý khai trừ và không kết nạp người nhân tánh tham lam, trong tâm của họ chứa tứ độc tính, như Tiền, tình, quyền, danh lợi, những kẻ này thắng làm vua, thua làm giặc. Tại hạ xưa nay xem thường tứ thứ vinh thân và những kẻ tham sống sợ chết, anh hùng thời nay ngoài văn võ song toàn còn phải định nghĩa kiếp sống đạo lý làm người hữu ích cho xã tắc. Cần chú ý thuật dụng người, nếu đem một người có tài trí cao, dụng vào việc nhỏ thì không xứng hợp với khả năng. Làm lãnh tụ của một tổ chức phải quyết đoán và biết phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân lẫn lộn trong một tập thể, bởi thế phải dụng đến Qui Điều.

Thưa quý Thúc bá, Thúc thúc, Cô trượng cùng toàn thể quý huynh, tỳ, đệ, muội chúc đại hội Cần Lĩnh Nam viên thành như ý, sức khỏe, bình an, tại hạ kính xin tạm biệt. Tiếng vỗ tay vang cả sảnh đường, huynh đệ Cần Lĩnh Nam tiển Hoàng Phi Bằng ra về.

Không bao lâu Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam hoạt động phát triển mạnh, có những đột phá mới, anh hùng phía Nam gia nhập Cần Lĩnh Nam, nhờ có con cháu ngũ họ, như Lê Đằng, Đào Tứ Cường, Tô Thành, Bàng Lân, Trần Tam Điệp. Thành lập được cấp điều hành gồm có Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh, Lê Đằng, Đào Tứ Cường, Tô Thành, Bàng Lân, Trần Tam Điệp, Lê Cù, Đào Tứ Bảo, Tô Không, Bàng Chí, nữ hiệp Trần Thủy Hoa.

Cấp một có đến năm mươi bảy vị, cấp hai có tám mươi ba vị, cấp ba có một trăm sáu mươi vị, cấp chúng đường thủy trên ba ngàn vị, đường bộ trên sáu ngàn. Trang trại đường thủy rải khắp sông ngòi có hai trăm chín mươi bốn trại, mặt biển Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam có bảy mươi trại và hai mươi chiến thuyền.

Hoàng Phi Bằng xuất kho tàng hổ trợ Phân Bộ Giang Nam lập trang trại trên bộ và đường thủy, tự nó trở nên thành lũy phía Nam Nam Việt sau này. Vị trí Địa lý có núi rừng, sông ngòi rất quan trọng, riêng con sông Kỳ Cùng (nước chảy ngược) làm thủy lộ trong nội địa, hợp lưu sông Ba Thín bắt nguốn từ vùng núi cao thuộc Quế Lâm đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng thành hợp lưu với sông Tây-giang, sông Bằng-giang chảy qua Tượng Quận đến Quế Lâm. Sông Lô chảy ra vịnh Nhật Lệ thuộc Giao Chỉ, địa danh này đặt bốn trại Cần Lĩnh Nam Giang Nam. Sông Lam chảy vào hợp lưu sông Giang đồng chảy ra cửa vịnh Giang, địa danh này đặt bảy trại Cần Lĩnh Nam. Sông Lương đặt năm trại, sông Mã đặt mười hai trại, sông Lô đặt mười chín trại, sông Nồng Hồ đặt bảy trại, sông Chảy tại đây đặt mười ba trại, sông Lũ đặt sáu trại, sông Bạch Đằng thành một hợp lưu ra cửa Biển Đông tại đây đặt hai mươi trại.

Đặc biệt địa thế sông ngòi của (Lục đầu giang) gồm có sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuốn, sông Kinh Thầy, sông Lục chảy ra vịnh Nam Giao Chỉ, địa danh trọng yếu này Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đặt trên bốn mươi trại, sông Kinh Môn chảy ra biển cửa Cấm đặt mười trại, sông Văn Út ra cửa biển Lạch Trai đặt chín trại, sông Rạng chảy ra cửa biển Văn Úc đặt tám trại, sông Đá Bạch (Bạch Đằng giang) hợp lưu với sông Kinh Môn nguyên là cửa sông vùng lầy rộng lớn gọi là cửa biển Nam Triệu đặt mười một trại.

Ngoài ra còn các sông nhánh khác như sông Lai Vu đặt ba trại, sông Thủy Nguyên đặt tám trại, sông Đa Độ, sông Tam Bạc đặt sáu trại. Đoạn đầu nguồn Lễ Xã Giang từ dãy Ngụy Sơn vào hợp lưu sông Nguyên Giang đến từ Lào vào hợp lưu sông Thao (sông Hồng) chảy ra cửa biển Ba Lạt nơi này đặt mười sáu trại.

Từ biên giới tỉnh Tượng Quận, Quế Lâm có các con sông như sông Đà, Nậm Na, Lô, Nho Quế, Mễ  Phúc, Nam Khê chảy vào Giao Chỉ cũng được đặt trên bốn mươi trại, còn có những phụ lưu khác như sông Đà, Lô nối vào phụ lưu sông Gầm, sông Hồng chia ra hai nguồn tả ngạn là sông Đuốn, sông Lục nối vào Lạch Giang, sông Phủ Lý. Sông Na Pa (Chi Lăng) chảy trong máng trũng hồ Mai Sao cũng đặt sáu mươi trại.

Vùng cửa biển miền Giao Chỉ phong phú như cửa biển Nam Hải, Long Biên, Ba Lạt, Nam Triệu, Văn Úc, Cửa Cấm, Biển Đông, Nhật Lệ, Cửu Chân, Nhật Nam, Cửa Tùng được xem là huyết mạch phát triển Cần Lĩnh Nam Giang Nam.

Hoàng Phi Bằng trong tay đã có kho tàng cộng vào trí lự thiên phú, chàng rộng tay tận dụng hết thiên nhiên sông núi biển cả, mở ra mạch máu lưu thông chân trời Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam như một thân thể miền Nam Nam Việt đầy đủ tứ chi của quê hương xứ sở. Bảo vệ được mạch máu chảy cuộn khúc vào bầu nhiệt huyết, sông núi đất cùng người hợp nhất. Chàng háo hức quyết định táo bạo không chờ thời cơ hứa hẹn. Huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng nhất là Hoàng Lữ Thư nay trở thành nữ hiệp kiệt tài thủy chiến và binh bộ.

Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam xem đây là một phép lạ, vùng lên bước vào hoạt động khắp miền Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Sức mạnh này có được là nhờ Hoàng Phi Bằng âm thầm trợ lực, cộng với bầu nhiệt huyết của những anh hùng Giang Nam, những gì thành công được thường nhờ vào tuổi thanh xuân suy tư và bộc phát hành động đúng thời cơ.

Với một phong trào Lạc dân mới của Giang Nam đã thực sự lớn mạnh, tổng cộng ghe thuyền trên sông có sáu trăm, trên biển có tám mươi ba thuyền bầu, tất cả thiết kế theo mẫu hai đáy. Từ lúc Hoàng Hạc có kho tàng trong tay thực hiện được mười sáu chuyến đi Trung Nguyên, mỗi chuyến đi năm mươi sáu thuyền bầu cập bến khắp cửa biển Trung Nguyên, chuyến đi nào cũng kết thúc thành công, việc làm của Hoàng Hạc dâng hiến vì ước mơ đất nước phồn thịnh, ông tạo ra thời kỳ nhân giống, thế hệ trẻ ngày nay khẩn định tôn tộc Bách Việt phải hào hùng.



Hoàng Hạc mua nguyên liệu, sản phẩm chuyển về nước, phân phối cho toàn Lạc dân từ thành Phiên Ngung cho đến tận Giang Bắc xuống Giang Nam. Chính Nam Việt Vũ Đế cũng phải khen: "– Tôn tộc Bách Việt được ân sủng thượng thiên hậu thiên, nay Lạc dân nắm bắt được cơ hội thì sợ gì lòng thịnh vượng không thành. Người quân binh giữ bề cõi an ninh thái bình, người mưu sĩ tạo phú cường muôn dân an lạc".

Ngày nay toàn Lạc dân phấn chấn đứng trước thành Phiên Ngung, với tiếng hò reo "Nam Việt Vũ Đế vạn tuế, vạn tuế" "Tôn tộc Bách Việt muôn năm".

Cũng như trước phủ Phó Nam Việt Vương Phùng Nam, Lạc dân Giao Chỉ tụ hội ăn mừng họ reo hò, tung hô "Bách Việt thanh bình trường cửu" "Nam Việt muôn nam" "Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế" "Nam Việt Vương muôn năm".

Những ngày hội kỳ phong hóa Việt xem như một cung quản về đêm rất huy hoàng tại Giang Nam, đẹp nhất là ngày hội Hùng Vương và ngày vinh danh anh hùng tộc Bách Việt. Người Hán cũng phải ghen ghét thầm và tự hỏi phép lạ nào để hổ rồng Nam Việt vùng dậy một phương trời ?

Vì ghen ghét thầm ấy mà Hoàng đế nhà Hán Lữ Trí (Hoàng hậu Lưu Bang, Hán Cao Hậu) xuất chỉ cấm toàn dân Trung Nguyên bán súc vật giống cái cho Nam Việt. Lữ Trí xuất chỉ sau một năm thì đã muộn màn vì Nam Việt đã dự trữ và dư thừa nhu cầu.

Hoàng Hạc còn truyên bố súc vật giống cái, giá một mua mười, bởi vậy dù có ngàn chiếu chỉ của Lữ Trí cũng vô dụng thôi, ông mượn lời để mỉa mai Lữ Trí: "– Lữ Trí hữu danh Hậu Trí".

Hoàng Hạc đã biết trước cho nên mua tất cả súc vật giống cái khỏe, còn giống đực thì chọn lọc khỏe tốt nhưng mua rất ít. Hán Hậu Lữ Trí vội vã xuất chỉ lần thứ hai cấm toàn dân Hán bán ngũ kim như vàng, bạc, thép, đồng, chì, thau, kẽm cho Nam Việt. Những chiếu chỉ của Lữ Trí không còn giá trị nữa, bởi ngũ kim mà Nam Việt đã mua lâu nay và lưu trữ bí mật từ Bắc xuống Nam.

Thời gian này tứ phương, mười hướng các nước lân bang, đem ngũ kim vào Nam Việt trao đổi sản phẩm, Nam Việt mở rộng cánh cửa giao thương đất nước phồn thịnh, tự nó tạo ra sức hút của ngũ kim đổ vào. Có lần Vũ Đế ban chỉ dụ: "– Phép màu phồn thịnh do trí tuệ và sức sống của Lạc dân tạo ra". Bát sách cải thiện nhân sinh là do toàn lực Lạc dân Nam Việt tạo thành, đời sống thịnh vượng nhờ biết vận dụng phép nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh v.v… đó là thành quả của sức người.



Toàn Lạc dân nay dư ăn dư để, không còn chạy vạy lo sáng ăn chiều, chạy chiều thiếu tối. Ngày no ba buổi không còn lo âu đời sống thiếu thốn, nơi nào Lạc dân cũng lập kỳ hội mùa để tạ ơn thần Nông, cha trời, mẹ đất và đa tạ Vũ Đế. Ba năm liên tiếp trúng mùa nhờ gieo, trồng, nuôi giống đúng thời vụ, khí hậu cây nào mùa ấy, kho lẫm dự trữ lương thực ụ đống cao to đụng mái nhà, sản phẩm ngư nghiệp, chăn nuôi, chế biến phơi khô làm mắm v.v... Nhiều sản phẩm mới cũng được bày bán và trao đổi khắp nơi.

Nam Việt Vũ Đế hạ chỉ quân quan địa phương mua sản phẩm của Lạc dân với giá cao, giao trách nhiệm cho Ngự Lâm Quân, Hộ Thành, Cần Lĩnh Nam giã dạng dân mua bán sản phẩm để giám sát giá cả thị trường.

Cơ Mật Viện giám sát quan lại địa phương. Tất cả sản phẩm do Cần Lĩnh Nam vận chuyển qua đường sông, lấy cửa biển làm điểm hẹn của kho chứa, xuất cảng sản phẩm, sinh hoạt tại các trại giao dịch lưu chuyển ở cửa biển tấp nập ngày cũng như đêm.

Những đoàn thương thuyền của Phiên Ngung, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Kim Biên, Nam Hải thi nhau buôn bán sản phẩm ngũ cốc, gia súc, quí kim, vải lụa với các nước lân bang.

Lúc này thương truyền lân bang đến Nam Việt bán những sản phẩm như thép, gỗ, châu báu, kim ngân, có cả tuấn mã từ phía Bắc Trung Nguyên. Lạc dân bán ra những sản phẩm lương thực, gia súc, mua vào những quý kim, châu báu, vật dụng gia đình v.v... cung cầu của Lạc dân tăng trữ cao. Nam Việt trổi dậy những đô thị kinh tế sầm uất, các nước lân bang gọi Nam Việt là thị trường Bách Việt của Đông Nam.

Những năm sau này ở Trung Nguyên có đại dịch đồng khô cỏ cháy, mùa màng mất trắng liên tiếp hai năm, cảnh vật điêu tàn thê lương, nhiều tỉnh thành nhà vắng vô chủ, người vật biến mất để lại cảnh hoang sơ, người Hán chết đói vô số kể, tạo ra nhiều đảng cướp, trái lại cũng có thiểu số không hề biết sự lầm than của dân, còn tệ hại hơn tại Trường An nhà Hán cổ xúy những quân đoàn thu thuế còn giữ hơn hổ, quan trường tham ô hơn bầy chó sói. Càng tham ô thì kiện tụng càng nhiều, đó là trường sinh sát của quan kiện tụng, như kiến thấy mỡ.

Cao Hậu Lữ Trí hạ chỉ sai sứ thần đến Nam Việt cầu kiến xin Vũ Đế cấp lương thực. Nam Việt Vũ Đế chấp thuận tặng người Hán lần thứ nhất trên ba mươi vạn đấu ngũ cốc (mỗi đấu nghìn hộc lúa) lần thứ nhì trên hai mươi vạn đấu ngũ cốc. Hán Cao Hậu Lữ Trí một lần nữa sai sứ thần đến Nam Việt xin trợ cấp hạt giống ngũ cốc. Nam Việt Vũ Đế chấp thuận tặng trên mười vạn đấu ngũ cốc và ba muôn giống gia súc.

Nam Việt thịnh vượng tệ đoan xã hội cũng biến mất, những việc làm nào cũng thành công, giải quyết được tất cả mà ngày xưa cho là khó. Việc nông, lâm, ngư nghiệp, thương trường chính là chìa khóa để lân bang học người Nam Việt. Đã thành công thì những việc khác cũng kéo đến tấp nập, như sách có câu "Nhà đền chủ tốt khách tới thường" .

Những việc chưa hề nghĩ đến nay cũng vùng dậy như ở các cửa biển lập sở đóng ghe thuyền. Những đô thị thi nhau lập Đạo Đức Đường để đào tạo hiền tài, võ đường đào tại binh sĩ, lò đúc binh khí, vật dụng gia đình. Lần đầu tiên Nam Việt lập trường thi bắng cung tên, các loại bẩy, chế tạo ám khí như người phương Bắc thường dùng.

Tập Lạc dân phương thức trao đổi vần công, mua bán hàng hóa, lập kho lẫm dự trữ lương thảo, giao dịch trong nước bằng đường thủy, đường bộ từ Tượng Quận, Trường Sa, Quế Lâm, Nam Hải, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Ham đến Hải Nam.

Thủ công nghiệp cũng phát triển khắp nơi, xây dựng nhiều thành trì mới như Tượng Quận, Quế Lâm, Trường Sa, Nam Hải, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hải Nam, tu bổ thành Phiên Ngung, tu bổ thành trì Phong Châu, Cửu Chân, Nhật Nam, cùng lúc xây lũy đắp thành mới mục đích bảo vệ Nam Việt, phía Nam trên những trục lộ quan trọng, yếu huyệt như lũy sông Hồng, lũy sông Kỳ Cùng, lũy Ba Thín, lũy Dao, lũy Tây Giang, lũy Cổ Lâu, lũy Hoa Việt, lũy Ty Phù, lũy Kim Lặc, lũy Cổ Sậm, lũy Liễu Cát, lũy La Phù, ngoài ra còn xây thành Vĩnh An, thành Yên Quảng.

Ước nguyện của Vũ Đế cũng được thực hiện, xây vòng thành thứ ba cho Phiên Ngung, hào sâu, kiên cố. Nam Việt giao hảo các nước lân bang, như nhà Hán cùng các nước phía Nam, nhất là lập lại triều cống lân bang, theo lệ giao hảo thân thiện. Lúc này quan binh, quân trường hưởng bổng lộc triều đình nhiều hơn trước.

Thủ đô Phiên Ngung trung tâm kinh tế và văn hóa của Nam Việt, thành Phiên Ngung vốn đã đẹp nhờ địa lý thiên nhiên, nay cộng sự phồn thịnh trở thành quê hương của những loài hoa, cảnh vật nên thơ bốn mùa rực rỡ.
Huỳnh Tâm

Chương 14
Lòng người mở rộng thông, không bằng để ngẹt
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét