Kiếm Khách Giang Nam - Chương Mười Hai ( Huỳnh Tâm )

Ấn Vàng Một Quả Kiếm Hùng Tam Thanh

Ngày hôm sau Nam Việt Vũ Đế xuất chỉ lệnh khẩn cho những tướng quân Ngự Lâm Quân Lê Đại Nguyên, tướng quân Hộ Thành Trang Thông, Cơ Mật Viện tướng quân La Cát Tường, Truyền lệnh sứ Nguyễn Lao Trường. Đến từng nhà quan quân văn võ gian tế, làm phản đọc chỉ truất phế, bắt về nhà lao nội thành chờ lập lại biên giới đem ra xét sử, tịch biên tài sản sung vào công quỷ biên giới, những ai trong Hoàng tộc đương triều cũng bị truất phế và tịch thu tài sản, tội nặng bắt về nhà lao, tội nhẹ mời ra khỏi thành Phiên Ngung.
Ngoài ra Nam Việt Vũ Đế còn triệu tập phân quyền triều chính Nam Việt gồm có Giao Chỉ Vương Âu Việt An Dương Lạc, Tượng Quận Vương Điền Việt Phùng Nam, Trường Sa Vương Mân Việt Chu Thông Được, Hải Nam Vương Dương Việt Đinh Bá Khôi, Nam Hải Vương Tây Việt Mân Việt Trần Bình Phương, Cửu Chân Vương Lạc Việt Nguyễn Ngọc Trang, Quế Lâm Vương Lạc Việt Hoàng Trung Nhất, Nhật Nam Vương Việt-Mường Lê Trung Văn, các đng chủ Lạc Hồng, Lạc Khương, Lạc Trưng, Lạc Thạch, Mân Lạc, Lạc Đức và đại diện Bách Việt hải ngoại Trần Hoa Nam chánh sứ, Tô Trung Sứ, Mạc Tài Sơ và Trịnh Khả Minh phó sứ.

Thành Phiên Ngung trở thành một khối ý chí bảo vệ biên giới đất tổ, xuất chỉ hiệu triệu "Đánh Bắc, Bình Nam, Hưng Việt". Nam Việt Vũ Đế xuất binh chia làm hai mặt trận Tây có Tướng quân Phùng Nam, Đông có tướng quân Trần Bình Phương, Phiêu kỵ tướng quân Âu Dương Lạc hậu quân Tây và Đông.

Tiếp theo Nam Việt Vũ Đế hạ chỉ dụ, xuất quân "Tịnh bất động" khi đến biên giới không được động đến tài sản Lạc dân, tại mặt trận Tây và Đông đặt dưới quyền Nam Việt Vũ Đế và Quân sư Hoàng Hạc.

Nam Việt Vũ Đế thảo Quốc thư gửi nhà Hán :

Quốc Thư

Lão phu Triệu Đà đế hiệu Nam Việt Vũ Đế

( Tứ thập lục niên )

Muôn tâu điện hạ ( Hán Vũ Đế ) toàn tôn tộc Bách Việt lập quốc từ lâu xưng hiệu Nam Việt, vốn tiểu quốc thanh bình, giao hảo cùng quý quốc một mực thuận hòa, nhưng không hiểu lẽ cớ gì. Quý quốc trở mặt ngày một, ngày hai đã xâm phạm biên giới Nam Việt của tiểu quốc, chiếm đoạt một phần đất tại biên giới phía Bắc.

Toàn tôn tộc Bách Việt của tiểu quốc Nam Việt lấy lẽ sống lợi ích chung cùng lân bang, không chấp nhận cử chỉ khiêu khích làm mất hòa khí thanh bình của lưỡng quốc.

Lão phu tâu lên điện hạ biết rằng tình hình tại biên giới của Việt–Hán đã bị quân sĩ Hán chiếm cứ, cho nên đời sống sinh cư ở nơi này trở nên rất khốn khổ, ngôn ngữ lại bất đồng, tính chủng tộc Bách Việt và văn hiến vua Hùng cũng khác lẽ sồng cũng riêng biệt với người  Hán, nay quân sĩ Hán chiếm cứ thì lòng Lạc dân và Hán dân sinh ra bất hòa có phải đây là mầm chiến trang của lưỡng quốc hay sao ?

Điện hạ tưởng xem con hạc không thể sống chung với con cò. Người nào giống ấy, biên giới Lĩnh Nam trời đã định rành.

Muôn tâu điện hạ tiếp nhận quốc thư này, xem đây là một yêu cầu xin hoàn trả lại những phần đất của tôn tộc Bách Việt đã có từ xưa, như vậy Nam Việt và đại Hán mới được thanh bình, hai dân tộc tại biên giới được yên ấm muôn đời.

Muôn tâu điện hạ. Lão phu kính cầu điện hạ xuất chỉ dụ, thu binh hạ mã ra khải biên giới Nam Việt để lưỡng quốc được thanh bình đời đời.

Lão phu thay mặt toàn Lạc dân Nam Việt chúc điện hạ liên miên vĩnh phúc.

Kính tấu.

Lão phu Triệu Đà Nam Việt.

Ấn Hành Tỉ: Nam Việt Vũ Đế "



Truyền lệnh sứ Hoàng Phi Biên đi Trung nguyên yết kiến Hán Cao Hậu. Lúc này nhà Hán muốn chiếm mặt Bắc và Tây Nam Việt, họ chuẩn bị dùng người Việt sống tại biên giới làm mộc bản cho chiến tranh, mặt Đông biên giới nhà Hán không chịu trả lại còn gửi binh đến chiếm thêm đất.

Học sĩ Hoàng Phi Khải gửi giảng biên chim số về triều đình, nội dung về trận chiến biên giới Việt–Hán. Nam Việt Vũ Đế mở ra xem và công bố trước triều đình :

― Lưỡng triều văn–võ hãy nghe chỉ dụ. Nay trẫm chuẩn bị cuộc chiến biên giới, nếu ai trái lệnh thì tự gửi xác tại mặt trận vì triều đình không tiếp nhận những quân quan vô dụng. Tiếp theo Nam Việt Vũ Đế công bố nội dung giảng biên :

"– Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ. Khí số trận chiến quân binh mã tướng Nam Việt và nhà Hán. Tại cung thất sát tại mệnh, đáng lẽ là kẻ thượng phong chiến thắng, nhưng mà bị địa sát địa hung, sát tinh chiếu rọi cho nên trận chiến bên nhà Hán gặp tai hung hiểm. Binh mã tướng soái Nam Việt cung chấn thì tự dưng độc tọa, hộ chiếu phá quân, nếu xét theo cuộc chiến, đương nhiên khí thế lâm trận của quân Hán mạnh hơn quân Nam Việt gấp bội. Theo như sự suy đoán của hạ thần thì thời vận của binh mã Nam Việt tốt hơn một ít, hơn nữa vì trận chiến này theo quẻ cho biết Hùng Chấn sẽ ruổi nhiều và may ít, còn theo Huỳnh Dương thuộc kim kỵ nhất là nơi có nhiều nước ở Phương Bắc Hán, còn Phương Nam Việt thuộc lửa. Lần đại chiến này giữ được phương chánh Nam thì lấy lửa nấu nước, giữ được uy lực Thất Sát không tăng thêm, Nam Việt sẽ tiêu giải được sức mạnh của Huỳnh Dương. Tướng sĩ Nam Việt phải thủ phương chánh Nam mới hoàn toàn thắng trận".

Lưỡng triều nghe qua chim số, liền phấn chấn hùng binh hơn  vạn mã, đồng tung hô "vạn tuế, vạn tuế…" Chúng thần tuân chỉ nhất định khải hoàn ca.

Giám binh của Nam Việt báo tin, hiện nay quân binh nhà Hán cho phép Hồng Sản và Minh Châu được quyền cướp phá, giết người Bách Việt đang sống trong ngoài biên giới. Hiểm họa trước mắt tại biên giới do Thái Thú độc nhỉ tên Trương Thượng Tể điều binh, biên giới Quế Lâm bọn Hồ Sản đảng cũng được thái thú Dương Tài Lập hổ trợ cướp phá và giết người, biên giới Nam Hải dưới quyền thái thú Tăng Khánh Bình điều động binh mã chuẩn bị lấn chiếm biên giới. Tiếp theo nhà Hán gửi tướng Gia Cát Đồng từ Trùng Kháng đến Phúc Kiến chỉ huy trận chiến và tướng Mã Thành Sơn từ Phúc Kiến đến biên giới Nam Hải chỉ huy trận chiến. Đặc biệt có quân phản quốc Châu Minh nằm sâu trong đất Hán thuộc Phúc Kiến, phía sau ngọn Việt Thành Lĩnh chạy từ Phúc Kiến, đến huyện Tuần Mai tỉnh Nam Hải, chúng làm hậu binh mục đích là lập trị chính sau khi người Hán chiếm được phần đất của Nam Việt.



Nam Việt Vũ Đế truyền chỉ dụ lập đại bản bộ soái tướng tại biên giới Nam Hải. Bản bộ thứ hai do Quốc sư Hoàng Hạc lập tại cửa biển Hổ Môn Nam Hải. Bản bộ thứ ba lập tại biên giới Tây bắc Quế Lâm do tướng quân Hoàng Trung Nhất điều binh. Bản bộ thứ tư lập tại biên giới Bắc–Đông thuộc Tượng Quận do tướng quân Phùng Nam điều binh. Bản bộ thứ năm do Cần Lĩnh Nam lập tại các tuyến Ngũ lĩnh và Châu Giang. Nam Việt Vũ Đế truyền hiệu triệu "Đánh Hán, Bình Nam, Hưng Việt". Xuất chinh binh mã như vũ bão, binh mã hò reo tinh thần mạnh mẽ. Những tướng quân trợ chiến mặt Đông có Trần Bình Phương lập trại phía Bắc sông Tây Giang, Phiêu kỵ tướng quân An Dương Lạc lập trại Bắc cửa biển Hổ Môn, ngoài ra lực lượng dân quân Cần Lĩnh Nam còn được Nam Việt Vũ Đế chỉ định vận chuyển lương thảo và tiếp ứng bốn mặt trận.

Lúc này có đến ba lực lượng Cần Lĩnh Nam trợ chiến do Phùng Hưng, Vũ Thư Minh, cùng Hoàng Phi Chỉnh thay thế Hoàng Phi Biên, một lực lượng mạnh của dân quân Nam Việt, đặc biệt Quế Lâm, Tượng Quận có lực lượng Thiếu Quân do Hoàng Anh Tuấn và Lê Chí Nam chỉ huy, mặt trận cương giới chia thành năm tiền phong, sáu mặt trợ chiến. Bốn mặt trận cùng xuất phát, giáp công một ngày.



Tại mặt trận hướng Tây, tiến quân ào ạt, chỉ năm ngày sau có tin quân Nam Việt đã đẩy lùi được quân Hán, lấy lại được phần đất biên giới. Qua ngày thứ sáu, tiền quân tướng soái Phùng Nam tiến sâu vào đất Hán bị sức ép của binh Hán cản lại, do thái thú Gia Cát Đồng điều binh án ngữ, ba tướng của Gia Cát Đồng tiến ra tiền trận Xuyên Điền Tô tay cầm đạo, Nga Hồ tay cầm song kiếm, Đinh Phương tay cầm mã tấu. Xuyên Điền Tô xuất đao như mãnh hổ đói khao khác thịt người, tiếng đao rít lên "vù vù…" binh sĩ Hán háo hức hò reo một góc trời, át cả tiếng đao, tiếng vó ngựa binh mã Hán tung bay mịt mù giáp trận.

Binh mã Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc do Phùng Hưng điều động bày binh bố trận phục kích, chỉ cần giáp trận là tiếng trống, thanh la, nổi lên thúc quân như vũ bão. Phùng Hưng và Xuyên Điền Tô đao kiếm vào tiền trận chiến. Đao của Xuyên Điền Tô quay tít rít lên thanh âm "vù vù…" đối với binh sĩ kém may mắn bị y lấy sọ, không gian đao kiếm chỉ dành riêng cho anh hùng thử thách. Tiếng đao chói tai nhưng không hù được Phùng Hưng.

Trong chiến trận Phùng Hưng điềm tĩnh, tay đưa cao hiệu kỳ nói :

― Kính chào tướng quân Xuyên Điền Tô tại hạ họ Phùng tên Hưng tướng quân hiệu kỳ Cần Lĩnh Nam.

Xuyên Điền Tô gốc gác là tướng cướp thất học, kiêu ngạo, có dũng bất mưu, thân phệ khó coi nói :

― Mỗ chưa hề biết tướng man di là ai, xem ra đời của ngươi chưa chơi hết một canh bạc, mỗ ưa thích nhất là lấy nhiều thủ cấp, vậy mời thủ cấp lao vào đao của mỗ, thủ cấp hãy thưởng thức một chiêu "Cang châu quyết đao" của mỗ.

Phùng Hưng thấy tướng Hán lỗ mãng kiêu ngạo, tự nói với lòng:– Đời ta mang đầy chí lớn, vũ lộng mặt chẳng sợ ai. Tướng Hán đang ở thế thượng phong, nhưng Phùng Hưng cũng oai phong lẫm liệt đúng là tướng quân Nam Việt không phải đồ hèn để cho tướng Hán dọa nạt răn đe.

Phùng Hưng xuất chiêu "Châu thành kỳ kiếm" trong "Tuyệt cao kỳ kiếm" đao kiếm "keng keng". Xuyên Điền Tô xuất luôn chiêu "Cang châu thuyết đạo". Phùng Hưng dò dẫm đao pháp của Xuyên Điền Tô, trên hai mươi chiêu chưa phân thắng bại, đao kiếm tiếp tục la "keng keng", tướng Hán lảo đảo thì biết địch thủ chỉ có cái miệng to hơn cái ống nhổ, võ nghiệp của Xuyên Điền Tô chưa phải là cao thủ. Phùng Hương nương tay để khai thác đao pháp tuyệt kỷ của y, cũng để xem tài năng của y đã đến đâu mà đòi lấy thủ cấp của thiên hạ, đấu tiếp ba mươi hiệp kiếm đao. Trong trận Phùng Hưng tay nhẹ quét kiếm phớt qua cổ, thủ cấp thuận đà bay cao về hướng quân Hán, thân Xuyên Điền Tô tấn trụ hai chân đứng lún xuống đất vòi huyết tươi đỏ từ cổ phún lên cao thành tia pháo bông.

Quân binh sĩ tốt Hán, thấy đầu lâu chủ tướng bay trên không trung, liền la lớn :

― Đúng là thủ cấp của tướng quân Xuyên Điền Tô.

Phùng Hưng hai chân nhịp thúc hông tuấn mã chạy thẳng vào trung đạo quân Hán, gặp ngay Gia Cát Đồng. Phùng Hưng biết đây mới là người mình muốn tìm, chàng xuất luôn chiêu "Luân sa kiếm " trong "Tuyệt cao kỳ kiếm" liền tay nhanh bắt sống được Gia Cát Đồng nhưng không được.

Lê Trung Kha song kiếm trợ chiến cho Phùng Hưng, nhưng gặp phải tướng Hán Nga Hồ, đấu trên ba mươi hiệp không phân thắng bại. Tướng quân Lê Trung Kha phi thân tiếp trận không ngờ lại bị thương, tuy mất một cánh tay trái vẫn đấu đến hơi thở cuối cùng, cả hai đồng thương vong.

Tướng Hán Đinh Phương dũng mãnh xuất chiêu hung hiểm làm cho Mạc Thu Tá bị trọng thương, tình thế trong trận có phần bất lợi cho phía Nam Việt. Tướng quân Phùng Nam xuất trận đưa hộ tiền quân vào trung tâm, phó tướng tây quân Lê Bình, phó tướng đông quân Trần Đông và phó tướng hậu quân Đỗ Trương, cùng binh sĩ Cần Lĩnh Nam vào trận đập cho bằng được quân Hán, quân Hán cầm cự không nổi áp lực của quân Nam Việt, rút khỏi bỏ chạy lấy thân, mặt trận Tây thu lại được biên giới và còn lấy thêm đồng bằng của nhà Hán lại vùng đất biên giới.

Không ngờ vào lúc này lại có một lộ binh xuất hiện không ai biết tên tuổi, chính là Chu Điệp bọc phá hậu, thế đánh chẻ tre mãnh liệt vào quân Hán, trở tay không kịp đầu hàng hơn nửa và bắt sống được tám tướng Hán quan trọng nhất là Thái thú Gia Cát Đồng và các tướng Nga Hồ, Đinh Phương chiến lợi phẩm vô số. Tướng soái Phùng Nam điều tra mới biết đó là Cần Lĩnh Nam sống ẩn trong rừng dưới trướng của tướng quân Vũ Thư Minh. Mặt trận Tây biên giới đổi chiến thuật tấn công, quân binh Nam Việt hoàn nhuệ khí lên cao, quân binh Hán bắt đầu giảm độ tấn công, đội ngũ rã rời thành bốn mảnh, nhờ có Chu Điệp đánh hậu, quân tướng Hán mới bị hỗn loạn. Tin loan truyền không chân mà chạy rất nhanh :– Quân binh Nam Việt đã chính thức làm chủ mặt trận phía Tây.

Tướng soái Phùng Nam kiểm tra chiến trường, quân sĩ Nam Việt thương vong rất ít, có vài tướng bị thương vong như Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá. Mặt trận Tây cương giới Tượng Quận thắng lớn. Tin cấp báo về đại bản doanh Soái tướng Nam Việt Vũ Đế. Trận chiến mặt Tây chỉ sáu ngày là bình định được biên giới, toàn dân vui mừng, chiến lợi phẩm của quân Hán đem ra ủy lạo cho binh sĩ và Lạc dân, sửa lại nhà cửa, ruộng vườn và luyện tập Lạc dân tự vệ biên giới.

Hai mặt trận phía Đông và Bắc nhận được tin chiến thắng phấn chấn khôn tả. Còn về mặt trận phía Bắc. Tướng quân Trần Bình Phương hạ trại Tây Giang, Phó tướng quân La Hồng và Lại Lạc Khương, tiền phong có Nghiêm Hà Đức, hậu trận Trịnh Đình Thao.

Bên quân Hán có Thái thú Dương Tài, cùng các tướng Đinh Phố, Ngụy Ma, Liêu Hóa, Trương Dực, Lục Kháng, Tôn Ba, Cờ Hồ đảng do Lôi Minh, Tư Mã Cầu chi huy.

Trước khi giao trận quân binh Hán hùng hổ tuyên bố nhất định thắng trận khải hoàn về Trung Nguyên. Thái thú Dương Tài đứng trước ba quân hét to sóng lớn, nào là quân Hán nhất phu đấu vạn phu, còn hù sẽ đưa quân Nam Việt đi vào tuyền lộ triệt quốc.

Tướng quân Trần Bình Phương, xuất lệnh tấn công vào trận chiến thấy thế địch quá mạnh vội cử Trịnh Đình Thao làm tiền phong, tay cầm kiếm xông pha công trận, đánh tướng Đinh Phố. Trịnh Đình Thao xuất chiêu "Thành huyết Lĩnh Nam" sức gió thổi chặm mà lực rất mạnh "ào ào" trong luồn gió có khí đao lạ thường, một phần tư khắc Khí hóa hơi, nửa khắc sau âm hàn khí hậu.

Đinh Phố là một tướng Hán võ học tinh thông, mới xuất một chiêu mà đã làm đôi phương rợn người. Trịnh Đình Thao phi thân tránh né, xuất chiêu thứ hai bao phủ một vùng, không để Đinh Phố có cơ hội trả đòn vọt, kiếm đã đến cổ Đinh Phố đỡ không kịp thủ cấp như có một lực đẩy quăng cao về hướng trận Nam Việt.

Tướng quân Lại Lạc Khương trí tuệ đa mưu, ông được xem là một dũng tướng thời nay của quân Nam Việt. Tướng Lại Lạc Khương xem đây là một mưu trí làm nhục khí đối phương, ông liền xuất quyền cước đá thủ cấp Đinh Phố tung bay lên trời, xương thịt như lá khô mùa Thu lả tả rơi xuống đất giặc Hán, binh tướng Hán kinh sợ, từ hưng khí biến thành nhục khí.

Tướng quân Nghiêm Hà Đức tay cầm côn phi thân tiếp ứng cùng phía đông cho Trịnh Đình Thao đang ứng chiến với Ngụy Ma và Liêu Hóa. Tướng Nghiêm Hà Đức hai tay côn xuất chiêu liên hoàn một trăm tám mươi thức quyết lấy "Hết nạc vạt đến xương", bọn cướp cương giới Ngụy Ma và Liên Hóa bại trận, kẻ phế mạch huyệt tứ chi, người gãy xương sống làm ba khúc, võ công hoàn toàn bị phế. Quân sĩ Nam Việt lại một lần nữa khí thế bừng bừng hô lớn:– Quân binh nhà Hán sống không ai thương, chết cũng không ai tiếc đồng tiến lên, tiến lên ...

Hai phó tướng Lạc Hồng và Lại Lạc Khương bao vây bọn Cờ Hồ đảng, tiêu diệt hơn nửa, bắt sống được các tướng cướp như Chu Bá Cương, Lôi Minh, Tư Mã Cầu đành phải chịu trói thúc ké, đem về doanh trại tướng quân Trần Bình Phương.

Thái thú Dương Tài phất cờ cho ba tướng Trương Dực tay cằm thương, Lục Kháng tay cằm trượng, Tôn Ba tay cằm đao tiến ra trận. Hậu trận tướng Nghiêm Hà Đức tay phóng chùy cho quân tiến vào đánh ba tướng Hán. Tướng La Hồng thấy một đánh ba sợ thua, phi thân vào trận, cùng lúc xuất chiêu trên hai trăm phi tiêu phóng vào quân Hán tử thương hơn một trăm, số còn lại sợ bỏ chạy, ba tướng Hán và hai tướng Nam Việt đấu trên hai trăm hiệp mới phân được thắng bại. Hai tướng Hán, Ngô Trương Dực, Tôn Ba bị tử thương, còn bên tướng Nam Việt có Nghiêm Hà Đức tử thương, trận chiến ác liệt kéo dài mười ngày, tướng quân Trần Bình Phương tiến quân sâu vào mặt trận trung quân nhằm bắt Thái thú Dương Tài.

Dương Tài biết cự địch không lại đành phải ra lệnh cho binh mã chạy về hướng Tây–Bắc để cố thủ, không ngờ gặp phải một hậu đạo quân Nam Việt xuất hiện không ai khác hơn là Trịnh Đình Thao. Dương Tài núng thế đường cùng tự thầm:– Quân binh Nam Việt ít tướng, ít quân mà biến trận như quỷ nhập thần. Thảo nào mặt trận Tây thất thủ sớm và có lẽ mặt trận Bắc của mỗ cũng đồng số phận ư !

Trịnh Đình Thao gọi Thái thú Dương Tài :

― Nào Thái thú Dương Tài đào tẩu hay sao. Trước khi giao chiến tướng quân đứng trước ba quân miệng đánh trống tay múa như lên đồng, hò hét nhà Hán như sóng to gió lớn vì cớ nào mà vội bỏ chạy thế này. Trước đây mi có nói : "– Quân ta nhất phu đấu vạn phu", còn hù sẽ đưa quân Nam Việt đi vào tuyền lộ "ha hà…".

Quân binh Nam Việt và Hán dàn binh bố trận quyết chiến một mất một còn, đúng Ngọ tam khắc có tin cấp báo Thái thú Dương Tài tử trận. Còn tướng Nam Việt, Trịnh Đình Thao đang truy sát quân Hán, quân Hán tan tác rút về bên kia biên giới. Tướng quân Trần Bình Phương lập tức thượng kỳ thu hồi biên mã. Tin cấp báo tướng Trịnh Đình Thao bị trọng thương kiệt sức có thể tử vong.

Tổng kết quân binh Nam Việt mặt trận Bắc tổn thất một phần nhỏ tướng sĩ, nhưng đó chỉ là một phần ngàn tổn thất của quân Hán. Về chiến lợi phẩm binh khí, lương thảo quân Hán bị mất trắng. Quân Nam Việt có tướng Trịnh Đình Thao và tướng Lê Trung Kha tử trận. Đột ngột trong trận chiến phía Bắc có một đoàn binh xuất hiện từ đất Hán thuộc Phúc Kiến, phía sau ngọn Việt Thành Lĩnh đánh tới, do Tướng quân tiền đạo họ Trịnh tên Bảo không ai biết đoàn quân này từ đâu xuất hiện. Có tin cấp báo về doanh trại Tướng quân Trần Bình Phương cho biết đoàn quân này có Hữu tướng tên Trịnh họ Trường, kỳ hiệu Châu Minh tả tướng Lý Bình Trung, các tướng hậu đạo Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào và nữ tướng Trần Kiều Oanh và Quách Tuyết Băng xuất binh từ huyện Tuần Mai tỉnh Nam Hải hiệu kỳ Hưng Việt. Mặt khác, Vũ Thư Minh cấp báo cho tướng quân Trần Bình Phương biết : "– Kỳ hiệu Châu Minh và kỳ hiệu Hưng Việt là tân binh quân Nam Việt do những huynh đệ của Hoàng Phi Bằng chấn cử trận chánh Nam".

Cũng không ai biết lý do gì, Kỳ hiệu Châu Minh và Hưng Việt tự đổi hướng đem binh thọc sâu vào hông phía Trái của quân đảng Cờ Hồ, trận đánh nhanh và bất ngờ của Châu Minh và Hưng Việt xem như quân Hán không còn lối sống, vì đường rút chính của quân Hán phải đi qua Châu Minh, Tướng tiền đạo Trịnh Bảo, hữu tướng Trịnh Trường, Chu Thông, Chu Thiện. Tả tướng Lý Bình Trung trên tay kỳ hiệu Hưng Việt cùng các tướng hậu đạo Chu Hào, Quách Tuyết Băng làm phòng ngự cản đường rút binh của Thái thú Dương Tài, nhờ có quân tướng kỳ hiệu Hưng Việt làm quân tướng Hán banh nhanh binh giáp, thương vong chín còn một. Hưng Việt thu được toàn kho lương thảo bên trong biên giới Hán, san bằng được doanh trại bổ sung quân Hán, quân tướng Hán tử vong gồm có Dương Tài, Đinh Phổ, Ngụy Ma, Liêu Hóa, Trương Dực, Lục Kháng, Tôn Ba, Lôi Minh, Tư Mã Cầu, bắt được trên hai ngàn binh sĩ Hán và chiếm được một phần đất trên lãnh thổ của Hán phía sau ngọn Việt Thành Lĩnh.

Trận chiến kết thúc nhanh nhờ những huynh đệ của Hoàng Phi Bằng và Trịnh Bảo, toàn dân háo hức chiến thắng biên giới phía Bắc từ đây đã trở về cố quốc Nam Việt an cư lạc nghiệp. Tất cả lương thảo chiến lợi phẩm lấy được của quân Hán, đem ra ủy lạo Lạc dân, trong khi chiến tranh nhà cửa ruộng vườn của Lạc dân bị tàn phá, nay tướng quân Trần Bình Phương ra lệnh xây dưng lại cho Lạc dân và đào thông hào sâu, cài bẫy chông tre, đề phòng quân Hán phản công vào biên giới.

Soái tướng Nam Việt Vũ Đế nhận được tin cấp báo mặt trận Tây và Bắc toàn thắng, mặt trận Tây–Đông hơn mười ngày mới làm chủ được biên giới. Riêng mặt trận Bắc–Đông đang diễn biến phức tạp và ác liệt, hai bên đồng tổn thất, đã bước qua mười lăm ngày vẫn chưa phân thắng bại. Nam Việt Vũ Đế hạ chỉ dụ cho Tướng quân Phùng Nam và tướng quân Trần Bình Phương tiếp viện cho mặt trận Bắc–Đông. Còn mặt biển thì có Hoàng Hạc đã xuất tất cả thương thuyền biến thành chiến thuyền, làm phòng ngự mặt biển, không cho chiến thuyền quân Hán tiến vào cửa biển Hổ Môn và Kim Môn, một số chiến thuyền của Nhật Nam bao phục từ mặt biển Quảng Châu đến Hải Nam nhằm mai phục quân Hán bọc hậu xuống mặt biển phía Nam.

Tuyến phòng ngự trên bộ Bắc–Đông, do Phiêu kỵ tướng quân An Dương Lạc hạ trại tại cửa biển Hổ Môn. Tướng quân Hoàng Anh Tuấn và Lê Chí Nam kéo toàn lực lượng Thiếu Quân về án ngữ Châu Giang và làm tiền đạo đánh tiến vào Bắc–Đông biên giới Phúc Kiến, Thành Lĩnh. Riêng ngũ nữ phó tướng họ Chu hổ trợ phục binh, do Chu Trang Thủy điều binh. Hai phó tướng tiền phong Lạc Từ Thạch, Mân Bác Ninh, hai tướng trung phong Tô Tứ Minh và La Thường Đức, phó tướng hậu trận Định Tình Nhi tiếp viện.

Bên quân Hán đặt bản doanh tại Nam Phúc Kiến và liên trại phòng ngự dưới quyền chỉ huy của Thái thú Trương Tái Tể. Tiền phong có các tướng Trọng Khả Phai, Lục Từ Khánh. Trung phong các tướng Tương Ma Tư, Dương Trung Hẫu. Hậu quân cá các tướng Lục Phi Thắng, Trương Sào Đồng. Mộc quân do tướng Lại Tử Sung. Tây quân do tướng Trần Cam Quỳnh, Đào Tú Thư. Hữu quân do tướng Hồ Mi Gia, có cả bọn Mạc Hậu Tường bang và Khải Trần giáo phản tộc Việt Mân.

Nam Việt Vũ Đế phát lệnh cho Phiêu kỵ tướng quân An Dương Lạc tấn công quân Hán, binh tinh nhuệ của các tướng quân Lạc Thạch, Mân Lạc và Lạc Đức đồng loạt tấn công quân Hán. Cánh quân Nam Việt do Phiêu kỵ tướng quân An Dương Lạc chỉ huy, xuất binh chưa qua hết phần đất biên giới, chạm phải tráng quân Hán, do ba tướng Hán làm vật cản trở, như Đinh Pha, Lục Khánh, Tương Tư. Quân Nam Việt đang núng thế vì gặp phải một thế lực mạnh và có giao thông hào phòng ngự, các tướng Nam Việt vừa phòng thủ vừa tấn công tranh dành từng tấc gang đất, chưa phân thắng bại quân sĩ hai bên tổn thất nhiều.

Đặc biệt một mặt khác của quân Nam Việt, do Vũ Thư Minh cho xuất quân đánh vào phía Bắc Thành Lĩnh, tiền phong tướng Chu Thanh Thủy, đông phong Chu Ngọc Thủy, tây phong Chu Thượng Thủy, nam phong Chu Hoa Thủy.

Chu Trang Thủy phất cờ lệnh quân binh tấn công vào yếu huyệt quân Hán, bốn tướng Hán như Dương Trung, Lục Phi Thắng, Lỗ Sung, Trương Sao Đồng kinh hải, không ngờ nữ tướng Nam Việt theo chiến thuật bọc hậu, mỗi khắc cường độ gia tăng và ác liệt. Tướng Vũ Thư Minh lượng định trước, thọc thủng phòng tuyến hậu của quân Hán, nhất định bộc phá chiến thuật và bao vây được mặt trước có giao thông hào phòng thủ của quân Hán, nhưng phải chấp nhận hy sinh tướng sĩ mới phá trận.

Tiếp viện của các tướng Nam Việt, đang trên đường di chuyển binh mã từ mặt trận Tây vào mặt trận Đông, chỉ còn hai ngày nữa là tiếp nối lại thành một lực lượng chủ động có thể cự địch lâu dài, lúc đó Vũ Đế mới rảnh tay đứng vào vị trí Chính Nam. Mặt khác cho tướng sĩ bọc hậu, Vũ Thư Minh gặp phải cùng lúc bốn tướng Hán xung kích áp trận. Vũ Thư Minh xuất bộ pháp "Bành phong hội", phi thân vào ngọn giáo, chiêu kiếm pháp họ Hoàng thẳng tới tướng Hán Dương Trung. Dương Trung thân thể cao, vạm vỡ tay cầm thương, thế tấn trụ như tượng đồng dũng mãnh, liền xuất chiêu "Thiên long thương", một chiêu đầu đã nghe tiếng "keng keng..." loan xa mười trượng, đủ biết đối thủ không phải là loại dễ thắng.

Vũ Thư Minh liền đối địch, xuất chiêu "Minh thành quyết" trong "Công quyền Lĩnh Nam", tức khắc tiếp thu thủ cấp của Dương Trung. Tuy họ Vũ lấy được thủ cấp của địch thủ, nhưng lại bị một vết thương trước ngực khá trầm trọng, họ Vũ đã bị thương nhưng lý trí và sức mạnh không giảm chí khí, họ Vũ quyết tử chiến với những tên tướng Hán còn lại, ông phi thân tấn công không hề nao núng hay ham sống sợ chết, khả năng chiến đấu họ Vũ còn thừa. Chu Thanh Thủy và Chu Ngọc Thủy thấy tình trạng của chồng mình trầm trọng, hai nàng phi thân vào trợ chiến, trên tay kiếm đối địch với tướng Hán Trương Sào Đồng, còn Chu Ngọc Thủy đối địch với Lỗ Sung. Thời điểm này tướng Hán, Lục Phi Thắng xuất chiêu tấn công. Vũ Thư Minh bình tĩnh xuất chiêu "Minh thành công" trong "Công quyền Lĩnh Nam" lấy được một cánh tay cằm chùy của Lục Phi Thắng, tay trái Lục Phi Thắng rút ra một chùy lớn xuất chiêu "Hồ khẩu thủ" đâm tới. Chu Thượng Thủy thấy nguy hiểm phi thân vào trợ chiến, kiếm tốc mây bạt núi, xuất luôn hai mươi thức "Ban phủ kiếm" của Hoàng Phi Bằng truyên cho, cùng lúc sử dụng bộ pháp không đầy một khắc tiện hai chân của Lục Phi Thắng. Vũ Thư Minh thừa cơ hội xuất chiêu "Đại la kiếm" trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm", thủ cấp của Lục Phi Thắng rơi xuống đất sình. Vũ Thư Minh và Chu Thượng Thủy phi thân đến trợ chiến cho Chu Thanh Thủy và Chu Ngọc Thủy, thì thấy cả hai cùng ôm nhau tư thế cùng sanh cùng tử.

Về hai tướng Hán, Lỗ Sung và Trương Sào Đồng phanh thây thành hai khúc. Chu Thượng Thủy bị thương nhẹ, sức khỏe còn sung mãn, riêng Vũ Thư Minh vết thương trước ngực quá sâu, họ Vũ thấy tình cảnh vợ tử trận xúc động té ngã xuống đất ngất lịm như chết. Chu Thượng Thủy cõng chàng phi thân vào trại để cứu chữa. Chu Hoa Thủy, Chu Trang Thủy đồng phi thân xuất trận đánh tàn binh Hán chạy tán loạn, rồi chia nhau cõng Chu Thanh Thủy, Chu Ngọc Thủy về trại, biết không còn chữa trị được vì tim đã ngừng đập từ lâu và thân thể rất nhiều vết thương trầm trọng, cả hai cùng khóc tiếc thương cho hai chị Chu Thanh Thủy, Chu Ngọc Thủy vắn số.

Chu Thượng Thủy ghé vào tai Vũ Thư Minh nói thầm giọng run run :

― Thưa phu quân, đừng bỏ chúng thiếp nhá ? Thanh âm tuy gần mà xa vì hơi thở không còn là bao, Chu Hoa Thủy, Chu Trang Thủy tuy ở xa nghe tiếng Chu Thượng Thủy nói vậy chạy tới khóc, nhưng lý trí còn minh mẫn, phóng luôn vào huyệt đạo "Phong phù" "Trí đường" "Hạ tam lộ" trong "Huyệt pháp Lĩnh Nam" năm khắc sau hô hấp Vũ Thư Minh trở lại bình thường. Ngũ nữ hiệp họ Chu sợ nhất là Vũ Thư Minh tử trận, bỏ lại trần gian những nàng xinh đẹp, đảm đang việc nước và việc nhà. Vũ Thư Minh bị trọng thương mơ mang trong giấc điệp đang đậu cành trà mi, hai tay ôm chặt ngũ đóa kim hoa, mỉm cười, tỏa ra hơi ấm hương dìu dịu. Nhớ lại ngày xa xa lắm có ngũ kim hoa chịu nở một cành, chung một gánh, bởi thế ta hơi thẹn trần gian nhất gánh ngũ cành hoa biết cười, tươi mộng thắm, liên miên trêu ghẹo cho ta niềm vui mỗi ngày, lòng ta ngây ngất, nhất Thượng nương cho ta tình trải rộng, nhị Hoa nương cho ta tình biết nhớ thương, tam Trang nương cho ta tình vương mãi mãi, tứ Ngọc nương cho ta tình trào rung động, ngũ Thanh nương cho ta tình sáng long lanh. Đêm nay ta rong chơi trong vườn hoa nhà nàng, ta đứng cạnh ngũ nương đôi má hồng tươi, các nàng bảo ta đứng yên, để mặc cho ngũ nàng xem ta như ánh trăng sáng vằng vặc, nhiều đêm ta đi như kẻ khờ khạo để mặc tình cho ngũ nương xem ta như chòm sao Bạch Dương trước cửa thiên đình kỳ ảo, ta cùng ngũ tiên bay vào động huyền bí tuyệt đẹp, đêm nào cũng như đêm ấy, ngày nay và mai sau vẫn thế, tình yêu tràn trề mãi mãi không vơi. Ta xin nguyện tàn cuộc chiến, sẽ sống cùng ngũ nương trăm con ngàn tuổi, ngày vui hạnh phúc ấy không lìa nhau. Bỗng dưng bị ngũ thiếp đạp chàng rơi xuống giường.

Vũ Thư Minh thức giấc đau nhứt quá, mà trong trí như còn mộng mê chàng hỏi :

― Tại sao huynh ngạt thở muốn chết mất thôi, ngũ nương Thượng, Hoa, Trang, Ngọc, Thanh ơi huynh yêu tất cả. Trong ngũ nương tử mất một thì đời huynh không sống được, nếu huynh có qua đời thì nhớ chôn cùng mồ cho vui nhá ?

Chu Thượng Thủy lòng đang buồn vì sợ  phu quân qua đời, nàng nghe được những lời nói ấy của Vũ, lại càng buồn thêm, vì tiếng nói của chàng như đang bị nghẹn, muốn nói mà không thành lời.

Chu Thượng Thủy đôi lời thủ thỉ vào tai chàng :

― Thưa huynh, Trang tiểu muội đây.

Vũ Thư Minh nghe được tiếng nói của nàng Thượng, lòng vui mừng chàng nói :

― Muội đi lấy nước cho huynh uống nhé, cổ họng sao mà khô quá, khô cổ lắm rồi.

Vũ Thư Minh hớp được mấy ngụm nước, rồi nằm lịm, tiếp tục mơ mang. Có lệnh chuyển tướng quân Vũ Thư Minh và Chu Thượng Thủy về doanh trại Vũ Đế trị thương.

Hoàng Phi Bằng vừa đến thấy Vũ thúc thúc bị trọng thương, liền búng vào đơn điền viên "Hương Tiên Thảo" tam khác sau búng vào "Hương Ngọc Lộ" tiếp theo tam khắc búng vào huyệt Trạc cốt "Hạc Chu Thảo" để xả ra máu ứ, giữ được sinh mạng của Vũ Thư Minh, chỉ một khắc qua khỏi cửa tử thần, đúng là sống chết có mạng.

Chu Hoa Thủy khóc, nước mắt lau chưa khô nói :

― Phu quân không thể chết được.

Hoàng Phi Bằng hiểu nổi khổ, đau lòng của thúc mẫu, chưa kịp vấn an quý thúc mẫu thì Chu Hoa Thủy nói :

― Hoa, Thượng, Trang thúc mẫu đa tạ Phi Bằng nhi, đã cứu sống thúc thúc. Hỏi tiếp:– Sao không thấy Phi Bằng nhi có mặt ở chiến trường vậy ?

― Thưa thúc mẫu, Phi Bằng nhi đang hành sử một việc rất quan trọng, chuẩn bị đưa đồng đảng phản quốc ra pháp trường hành quyết, cho nên không ra chiến trường. Nhân đây Phi Bằng nhi có đem theo xe tứ mã cước lực vô song để đưa Vũ thúc thúc về Phiên Ngung thành điều trị.

Chu Thượng Thủy bâng khuâng ước gì tình này duyên ấm, lòng ngậm ngùi không thể xa phu quân trong lúc chưa biết sống thế nào ! Dù đã có Hoàng Phi Bằng bà vẫn chưa có cảm giác an toàn.

Chu Thượng Thủy ôn nhu hỏi :

― Thúc mẫu cũng đang bị thương vậy Phi Bằng nhi còn thuốc để trị liệu không ?

Hoàng Phi Bằng thấy Chu Thượng Thủy sắc diện bình thường, nhưng sao lại bị thương, thì ra thúc mẫu vì thương yêu thúc thúc cho nên quên mình đã bị thương, khi bình tĩnh mới biết đau.

Hoàng Phi Bằng vấn an :

― Thúc mẫu an tâm, Phi Bằng nhi xem mạch lý thế nào đã rồi mới trị liệu. "Ối chà" bị trúng độc.

Chu thượng Thủy sợ hãi hỏi :

― Phi Bằng nhi khí độc thế nào có trị liệu được không ?

― Thưa thúc mẫu an tâm, chỉ cần một viên "Điền Chu Thảo" là xả máu độc ra hết, bệnh sẽ nhanh lành.

Hoàng Phi Bằng búng liền một viên đơn, "Điền Chu Thảo" và "Hương Tiên Thảo" mười hai khắc sau lấy lại sức khỏe bình thương, không còn đau, tinh thần khởi sắc trở lại.

Giám binh cấp báo cho biết quân tướng Hán tử trận hơn phân nửa, tướng quân binh mã Hán đang chạy loạn như rắn mất đầu, lại bị bao vây phá trận, doanh trại của bọn cướp Hồng Sản tan vỡ, cả bọn làm phản Mạc Hậu, Tường Chỉ bang, Khải Trần giáo, Chữ Minh đảng cũng theo chân Hán tử vong trong trận.

Mặt trận Hải chiến, qua ngày thứ mười bảy, Nam Việt˗Hán hai bên khai trận chiến, Nam Việt có Quốc sư Hoàng Hạc chỉ huy ba mươi chiến thuyền. Quân Hán có tướng quân Vương Cao Hổ chỉ huy năm mươi chiến thuyền, lần đầu tiên quân Hán thấy chiến thuyền của Nam Việt, quân Hán không biết những chiến thuyền này xuất phát từ đâu đến, bởi thế quân Hán xem chiến thuyền Nam Việt như cỏ rác vì xem thường địch thủ chỉ có thuyền nhỏ và ít quân sĩ, quân Hán tiến công vào cửa biển Hổ Môn qua hai mặt thủy.

Đúng như quốc sư Hoàng Hạc đã dự liệu bày trận trước, tướng Hán tiền đạo chỉ huy tên Vương Cao Hổ ra lệnh bốn mươi chiến thuyền cách tám mươi hải lý, mở cánh buồm tiến quân tấn công vũ bão vào cửa Hổ Môn, Trung đạo do phó tướng chỉ huy Chữ Hầu Bảo, Hậu đạo do Ngô Trung Hiền và Cương Thu Tư chỉ huy.

Quốc sư Hoàng Hạc xuất lệnh ứng chiến, từ cửa Hổ Môn xổ hết cánh buồm và chuyển cánh buồm vào hướng lộng gió, chiến thuyền nhỏ cánh buồm nhiều và lớn, bay như ngựa phi nước đại trên mặt biển, chỉ hơn tam khắc, bốn mươi chiến thuyền của quân Hán đồng loạt phát ra tiếng nổ "rầm...rầm..." chính những mỏ cá-đao đâm vào đáy chiến thuyền của quân Hán, sức mạnh đại thương của cá-đao làm chiến thuyền Hán không chịu nổi kỹ thuật thuyền qua của Nam Việt, chiến thuyền Hán bị đâm thủng nước ào ào chảy vào khoang như thác đổ, chiến thuyền Hán từ từ chìm vào đáy biển, quân Hán kinh ngạc thì đã muộn màn, tướng sĩ Hán làm mồi cá mập, số còn lại rất ít được vớt lên làm tù binh gồm có Vương Cao Hổ, Ngô Trung Hiền và năm trăm binh sĩ khác.

Chiến thuyền Nhật Nam do các tướng chỉ huy như Đại phu Tô Thành, Đào Tứ Cường, Lê Đằng, Trần Tam Hiệp, Bàng Lân đây là phòng tuyến thứ nhì ngoài dự đón để chuẩn bị tham chiến với quân Hán. Tướng soái Hán tên Hứa Phủ và các Phó tướng như Tạ Cang, Từ Độ Khôn háo hức chỉ huy mười lăm chiến thuyền đi vòng vào Nam Hải rồi tiến lên hướng Hổ Môn bọc hậu tiếp viện cho Vương Cao Hổ.

Một dự đón trở thành mục tiêu quan trọng tại hải chiến biển Đông. Quân tướng Hán không ngờ chiến thuyền Nam Việt thả bè bắt cá biển gọn gàng. Quân Hán thất trận thảm bại, đây là một cảnh cáo cho quân Hán ngàn năm không dám dùng chiến thuyền vượt hải phận xuống biển Nam Việt.

Các tướng trên biển của Hán chung số phận làm tù binh như tướng Vương Cao Hổ, Chữ Hầu Bảo, hai tướng hậu đạo tử thương như Ngô Trung Hiền và Cương Thu Tào. Nhật Nam bắt được phó tướng Hán họ Tạ tên Cang và hơn trăm binh sĩ khác làm tù binh, riêng tướng Hán tên Từ Độ Khôn tử trận. Người chiến thắng kẻ bại trận hải chiến, thẩm định sức mạnh quân binh Nam Việt. Giám binh Nam Việt cấp báo trên hai ngàn binh sĩ Hán làm mồi nuôi cá. Ba mươi chiến thuyền của Quốc sư Hoàng Hạc và hai mươi chiến thuyền của Nhật Nam vẫn đậu ngoài khơi Hổ Môn, chỉ cho hai chiến thuyền chở tù binh vào cửa Hổ Môn. Quốc sư truyền lệnh thủy thủ đoàn lặn xuống đáy biển để thu chiến lợi phẩm và đục thuyền lấy vỏ về sửa chữa lại, công việc thu chiến lợi phẩm ba tháng sau mới hoàn tất.

Vũ Đế cho ghi vào sử sách lần đầu tiên Nam Việt dụng binh hải chiến và kỹ thuật chiến thuyền vào năm thứ sáu mươi ba Vũ Đế. Nam Việt chiến thắng được là nhờ kỹ thuật đóng thuyền hai đáy, sáng tạo trận đồ hải chiến, kỹ thuật hải chiến lấy vận tốc gió để tấn công, trang bị chiến thuyền cũng khác. Vỏ thuyền hai đáy chia ra làm hai phần trên và dưới, phần trên gồm thành thuyền và những cột buồm, thành thuyền ngoài vỏ bọc thép có trên hai trăm khóa cột đại thương đầu bịt thép, cột buồm có đến hai buồm câu, trung tâm thuyền có buồm cánh diều, dưới có buồm vuông, buồm hạc, cộng vào sức mạng của gió có thêm cánh buồm hoàng một vuông một hạc, tại boong thuyền có cột buồm phụng bạc, đầu thuyền có cột buồm ưng, những cột buồm này rất hảo gió lộng chạy hết tốc lực, phần đáy thuyền thiết kế rất tinh vi khi ra trận lấp vào đáy thuyền một đại thương như mỏ cá-đao dài năm tượng bán kính, đầu bịt thép, hai bên hông đáy thuyền lấp vào mười đại thương cá-đao dài ba trượng bán kính đầu bịt thép, khi ra trận thủy thủ được chia ra làm ba đội quân cánh trên boong đối địch, cánh quân chèo thuyền và cách quân lặn dưới đáy thuyền, thay phiên nhau trên boong dưới nước. Chiến thuật tinh nhuệ nhất chuyển buồm lấy gió chạy dọc, gió chuyển buồm xoay chạy xuôi, như người đi trên bộ, thân thuyền tùy nghi chuyển động do soái thủ ra lệnh cho cánh buồm trung tâm là bộ não của chiến thuyền, đặc biệt thuyền có khả năng chuyển hướng tả hữu, ngang dọc nhờ vậy mới đâm thẳng vào hai bên hông thuyền địch.

Tin nhanh hải chiến đã thắng trận, lòng tướng sĩ náo nức tăng tốc tấn công vào mặt trận Bắc–Đông, toàn dân Nam Việt tinh thần lên cao, ngày sau đích thân Nam Việt Vũ Đế lượt trận hải chiến, lúc này thắng thua thấy rõ, có tin cờ quân binh Hán đã rũ xuống, triều đình Hán đang truy điệu quân sĩ tử trận.

Thái thú Trương Thái Tể cũng nhận được tin hải chiến thất thủ, lòng ông thối chí miệng thét lên :

― Cờ đã rũ. Thái thú Trương Thái Tể ra lệnh cho Phiêu kỵ tướng quân An Dương Lạc:– Mỗ hạ lệnh tinh binh tấn công, tướng sĩ bất phục tùng lệnh, trảm trước tấu sau.

Ba ngày sau Giám binh cấp báo, Thái thú Trương Thái Tể sợ hãi cởi chiến bào bỏ chạy lấy thân, các tướng khác cùng binh sĩ chạy theo chủ, chiến trận Bắc–Đông có ba tướng Hán tử trận, như Lê Bình, Trần Đông và  Lạc Thạch.

Quân Hán bỏ chạy để lại chiến trường lương thảo, binh khí và quân cụ. Chấm dứt cuộc chiến tranh, Nam Việt lập lại biên giới Bắc–Đông, tất cả lương thảo thu được phân phát, xây dựng lại nhà cửa và vườn ruộng cho Lạc dân, kết quả cuộc chiến Bắc–Đông thắng trận vẻ vang, quân sĩ Nam Việt tử trận gồm có hai nữ tướng họ Chu Thanh Thủy, Chu Ngọc Thủy, nam tướng quân gồm có Lạc Thạch, Mân Lạc, Lạc Đức, Đinh Bình Nhi, Lê Trung Kha, Tô Tứ Minh. Tướng bị trọng thương gồm có Vũ Thư Minh, Chu Trang Thủy.

Trước mắt về quân tướng Hán chết trong trận ba mươi lăm, bắt sống làm tù binh hai mươi hai tướng, bắt được tướng bị thương sáu mươi, quân sĩ bị chết như núi, trên ba ngàn tù binh Hán, chiến lợi phẩm võ khí, lương thảo, không đo, cân, đếm cho hết.

Tổng kết tướng sĩ của quân Nam Việt, tử trận bốn trăm, bị thương ba ngàn. Kết quả trận chiến được ghi nhận "Vô tiền khoáng hậu lịch sử chiến tranh Nam Việt". Có thể nói, đây là sức mạnh quân sự Nam Việt, cảnh cáo người Hán từ nay phải giao hảo Nam Việt và không nên xem thường Bách Việt.

Nam Việt Vũ Đế lập đàng hạ chỉ dụ :

"– Tôn tộc Bách Việt lập quốc nhờ hùng chí, trên dưới một lòng, hào kiệt hóa sức mạnh bạt non, dời núi, chấn thủy. Nay quân thần Nam Việt giữ bền vững biên cương của Tổ tiên không hao hụt một tấc đất Lĩnh Nam.

Tổ tiên Bách Viêt đã đổ ra nhiều xương máu mới lập quốc như ngày nay, khổ khó như vậy cho nên quân thần Nam Việt phải giữ lấy đất tổ, anh hùng hào kiệt, tướng sĩ một lòng vì xã tắc bảo vệ Tổ quốc. May thay ngày nay lập lại được bốn biên giới cũng nhờ tinh thần hùng chí của Tổ tiên, toàn thể Lạc dân, quân thần một lòng quyết định từ nay khai tử những kẻ mãi quốc cầu vinh là tức khắc bài trừ không dung thứ, những ai nhận Phương Bắc làm tổ quốc". Nam Việt Vũ Đế liền xuất một chỉ thứ hai:– Nay lập pháp trường biên giới xử trảm tất cả những quan quân mãi quốc cầu danh, phản tôn tộc Bách Việt, phản Nam Việt quốc. Những kẻ bị trảm đời nay sẽ lưu danh để đời sau làm gương.

Cơ Mật Viện đọc họ tên những tội phạm làm phản nhận giặc làm cha gồm có:

― Đạo sĩ Trần Hạnh Phước trưởng liên đảng Châu Minh, Tể tướng Vi Quốc Đại, tướng quân Triệu Phương Đa, Tá trung lang tướng Trần Hoàng Thư, Chinh tây tướng quân Lê Thông, Tiền tướng Quân Nguyễn Bạch. Nhưng trong danh sách này vắng mặt hai tên như Lư Tân Hải và Lư Hoa Hồng Cúc.

Hoàng Phi Bằng cũng không biết hai tên vắng mặt là ai, có lần Trần Hạnh Phước cho biết Lư Tân Hải có người con gái tên là Lư Hoa Hồng Cúc hai cha con hành tung bất định, tuy võ học sơ mà có tài trí hơn người, chỉ có Trần Hạnh Phước mới biết và nhận diện ra được hai nhân vật này, nhưng nay không biết họ sống chết và lưu lạc ở đâu .

Tôn Nhân Phủ có Triệu Tú Hải, Triệu Nguyên Dõng, Triệu Thứ Lan, Tư Đồ Triệu Đạt Hùng, Thái Úy Triệu Mẫu Phương cũng được đem ra trảm về tội làm phản.

Cánh văn nghiệp có Quốc công Nguyễn Bồ Trọng, Thừa tướng Triệu Đa Bảo, Quốc hầu Tô Công Chính, Cửu viện Thượng thư Triệu Không Cương, Thái phó Phùng Hảo Anh, Quan Thị Ngự Sử Bạch Đình Hồng.

Họ tên trong danh sách bị trảm toàn là đại thần triều đình và có ba người cháu gọi Vũ Đế bằng cố, đích thân Muội Hồ duyệt xét rất cẩn thận cuối cùng cũng bị trảm, từng người một rơi thủ cấp. Toàn thể Lạc dân và quân binh mã tướng Nam Việt đồng chứng kiến, hậu chiến trường tiêu diệt được những kẻ mãi quốc cầu vinh một đại thắng lớn của Nam Việt Vũ Đế. Tiếp theo Vũ Đế xuống chỉ dụ tại chiến trường :

― Trẫm bố cáo trước toàn Lạc dân, nay bốn biên giới Tây, Tây–Bắc, Bắc và Bắc–Đông được miễn thuế ba năm, được cấp ngũ cốc làm mùa hai năm, những biên giới không bị chiến tranh cũng được miễn thuế hai năm và cấp ngũ cốc làm mùa nửa năm, toàn thể thanh niên từ hai mươi đến ba mươi phải ghi danh thi vào võ đường, khi binh biến hữu dụng bảo vệ biên giới của Tổ quốc, tức là bảo vệ tài sản chung của Bách Việt. Tất cả biên giới lập Võ đường và Văn Võ Miếu. Riêng tại thành Phiên Ngung hương khói những vị anh hùng hy sinh vì Nam Việt một năm. Quân binh sĩ có công trạng giữ biên giới được thăng quan, tiến chức không phân biệt nam hay nữ giới.

Nam Việt Vũ Đế xuống chiếu chỉ thứ ba :

― Tướng sĩ của nhà Hán được trả về nguyên quán, Nam Việt giao hỏa nhà Hán không xâm phạm biên giới lân bang, lưỡng quốc đồng bảo vệ biên giới vĩnh viễn thanh bình. Từ đây và mai sau Lĩnh Nam riêng một triều đình Nam Việt .

Khải hoàn hồi triều Cờ Hoàng (Vuông) phất phới, Soái tướng Nam Việt Vũ Đế đi đầu. Cờ Hạc (Thang) của Lạc Việt tướng quân Phùng Nam, Âu Việt tướng quân An Dương Lạc, Dương Việt tướng quân Đinh Bá Khôi, Mân Việt tướng quân Trần Bình Phương, Đông Việt tướng quân Nguyễn Ngọc Trang, Nam Việt tướng quân Phạm Bá Tư, Lạc Việt tướng quân Hồng Hưng Lạc, Việt-Mường tướng quân Lê Trung Văn, các đng chủ Lạc Hồng, Lạc Khương, Lạc Trưng, Lạc Thạch, Mân Lạc, Lạc Đức và đại diện Bách Việt hải ngoại Trần Hoa Nam, Tô Trung Sứ, Mạc Tài Sơ, Trịnh Khả Minh đi cuối cùng.

Về đến Thành Phiên Ngung Nam Việt Vũ Đế hạ chỉ dụ:– Nay trẫm lập Văn Võ Miếu riêng cho biên giới và thực hiện những lời hứa trước khi xuất quân.

Truyền lệnh sứ Hoàng Phi Biên từ Trung Nguyên về nước, vội vã vào triều chầu :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, thần dân xin dâng chỉ dụ của Hán Đế. Vũ Đế truyền chỉ :

― Khanh đọc chỉ dụ nhà Hán cho cả triều thần cùng nghe và luận bàn.

― Thần tuân chỉ Hoàng thượng:

"– Niên vận Hán Đế Trung nguyên, người thưa đất rộng, trẫm không có ý riêng đánh chiếm biên giới của tiểu quốc, những cố sự vừa qua là do địa phương lạm quyền. Trẫm nhận được tin này đương nhiên sẽ trừng phạt bầy tôi. Tuy vậy trẫm chấp thuận đề nghị lui binh của Nam Việt, từ nay đường biên giới cách xa một dặm không ai được sinh cư. Lưỡng quốc giao hảo không xâm phạm biên giới lẫn nhau. Ngoại trừ cửa biên giới đã qui định trước nay là nơi thông thương giao hảo theo cấp lệnh sứ đại diện lưỡng quốc.

Khâm thử.

Thay mặt Hán Vũ Đế

Lã Hậu"

Hành Tỉ ấn ký : Hán Vũ Đế



Quân quan triều thần Nam Việt bàn luận chỉ dụ nhà Hán đồng kết luận:– Nhà Hán chính là kẻ cướp giả làm thánh nhân, một tên Lưu Manh thay vì Lưu Bang.

Sau khi thắng trận biên giới đất tổ phục hồi, tính đến nay Nam Việt Vũ Đế đã trị vì Tứ Thập Lục Niên, cũng là lúc Vũ Đế hạ chỉ dụ trị chính và an dân quan trọng nhất trong lịch sử Nam Việt.
Huỳnh Tâm


Chương Mười Ba
Thân bút kiếm võ thành đồng chắp vai
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét