Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Lăm ( Huỳnh Tâm )

Tình Nhà Nợ Nước Đôi Vai

Mọi người hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tuy là rượu ở đâu cũng có hương vị thơm ngon, nhưng không thể nào bì được hương vị rượu trong động Nam Khê Sơn, năm loại rượu hương vị khác hẳn ngoài dân gian, cũng không có nhiều chỉ đủ tửu lượng gây hưng khởi cho mọi người.

Sau khi rượu vào lời ra, Vũ Đế chậm rải nói :

— Nam Việt muốn không hao binh tổn tướng thì phải nói đến mưu lược và nuôi binh hùng mã cường. Theo như giám binh tâu về Triều, nếu quân Hán vào Trường Sa đúng như dự liệu là tám tháng thì dân binh không hao tổn. Bởi vậy binh mã Triều đình đã di chuyển trước một bước, cách đây một tháng Triều đình không thông báo cho Trường Sa Vương biết nội vụ này, theo mưu lược sẽ cho Lạc dân biết một tháng trước khi cuộc chiến khởi đầu, còn ý của Cần Lĩnh Nam thì thế nào ?

Hoàng Phi Bằng liền cẩn tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, Cần Lĩnh Nam lúc nào cũng là lực lượng dân binh tiên phong của Triều đình, là Lạc đân phải có nghĩa vụ và tuân Ngự˗mệnh của Hoàng thượng.

Nam Việt Vũ Đế nhấn mạnh tính cách Dân binh và Quân binh :

― Tốt lắm Trẫm chuẩn chỉ dụ, hôm nay xem Cần Lĩnh Nam là lực lượng dân binh tiên phong của Nam Việt. Khanh điều động gấp để kịp thời ứng chiến, có như vậy thì há nào sợ người Hán ư .

Trong lúc vui mừng chiến thắng trừ được gian tế Hán, Thái Tử Hồ có ý riêng với Hoàng Phi Chỉnh hỏi:

― À, Tại hạ còn có một việc muốn lập chỉ hôn Công chúa Trí Túc với hiền điệt Phi Khải, nhưng không biết ý của các hạ có cần thiết không, Tại hạ hy vọng cuộc hôn nhân này là đôi mỹ nữ phối anh hùng. Cũng là dịp Tại hạ tỏ bày xin làm thông gia với các hạ không biết ý của các hạ thế nào ? 

 Dĩ nhiên Hoàng Phi Chỉnh biết ý của Thái Tử Hồ muốn tác hợp hôn nhân này, vội chắp tay vái dài, đáp lễ :

― Muôn tâu Thái Tử, di thần tuân Ngự˗lệnh, thi hành chỉ hôn của Thái Tử. Việc này hạ thần xem như gập được ban bố ân sủng, tùy Thái Tử định ngày hôn lễ, hạ thần tạ long ân Hoàng thượng cùng Thái Tử.

Thái Tử Hồ nhân tiện liền hạ ý chỉ :

― Tốt lắm, theo định lệ hôn phối của tổ tiên lưu truyền và tập tục văn hóa Bách Việt :

Thiên Tử một năm, Tôn Nhân Phủ nửa năm, Đại thần một mùa, Lạc dân ba tháng. Như vậy đầu mùa xuân hôn lễ cử hành được, đúng ngày lành tháng tốt, xin nhà xui chuẩn cho, tổ chức lễ đơn sơ tại Tôn Nhân Phủ, thành phần tham dự chỉ có nội ngoại hai nhà xui gia để tránh đầu cơ cống phẩm vật của quan trường.

Ngày về lại Hoàng cung sẽ tấu Triếu và niêm yết bố cáo, đặc biệt chính Hoàng thượng chuẩn phê lập tổ đường họ Hoàng trong thành nội, nơi này sẽ diễn ra cuộc cử hành hôn lễ thuận tiện cho cả đôi bên.

Hoàng Phi Chỉnh kính cẩn cúi đầu tâu :

― Vạn tuế, vạn tuế, Hoàng thượng cùng Thái Tử ban ân phúc cho di thần, cung kính tùng chỉ.

Thái Tử Hồ hỏi Hương Trí Túc :

— Nữ nhi sau khi thành hôn, chọn ở đâu cũng được tùy ý Công chúa.

Hương Trí Túc chỉ chờ Thái Tử Hồ hạ chỉ tức thì nàng có dịp sống ngoài Hoàng cung, thưa :

— Thưa, Thái Tử Gia gia, Nữ nhi xin được lập phủ ngoài thành, hy vọng Gia gia đồng ý.

Thái Tử Hồ hiểu thấu cá tính của Công chúa, đáp :

— Đặc biệt, Nữ nhi ở đâu cũng được, nhưng phải lập phủ Công chúa. Hoàng thượng và Gia gia sẽ chiếu theo cung qui của Tôn Nhân Phủ mà ban thưởng, khi Công chúa xuất giá tùng phu. Theo qui định Điện˗Các kiến trúc do sở thích của Công chúa, xây dựng, thiết kế phủ Công chúa hoàn tất trước ngày hôn sự. Sinh hoạt trong phủ Công chúa có đến 333 người hầu. Đứng đầu Tả Hữu Hộ Pháp, kim bài Ngự thí của Thái Hậu Bích Lan. Đại quan Triều đình Chủ˗Sự quản trị Nội thị và Ngoại thị phủ Công chúa. Đại quan Chủ˗Sự quản trị Phong ấp, và Điền thổ của Hoàng thượng, Gia gia và Mẫu thân ban cho Công chúa. Đại quan Chủ˗Sự Lục ký phụ trách sinh hoạt mỗi ngày của Công chúa và Phò mã, trình mọi việc lớn nhỏ lên Công chúa. Những người phục vụ cấp dưới gồm 30 Tỳ nữ, 30 Gia bộc, 30 Hậu viện, 30 Ngự trù, Hậu trù, 40 giúp việc, 20 Hiệu phu, 20 Công trượng, 30 Nhạc sư, 30 Ca kỷ và Vũ nữ. Nếu cần thiết tăng nhân số gia bộc.

Hương Trí Túc xem như được toại nguyện, nàng hỏi tiếp:

— Thưa, Gia gia 333 người do Nữ nhi tuyển chọn có được không Gia gia ?

Thái Hử Hồ đáp :

— Theo cung qui, từng ấy người hầu của Công chúa và tất cả chi phí đều do Tôn Nhân Phủ phụ trách, nếu như Công chúa tự tuyển chọn cũng được nhưng phải thông qua ba Đại quan Triều đình gồm có Chủ˗Sự quản trị Nội thị và Ngoại thị, Đại quan Chủ˗Sự quản trị Phong ấp và Điền thổ, Đại quan Chủ˗Sự Lục ký, như vậy chi thu và tuyển dụng mới hợp lệ.

        Công chúa Hương Trí Túc cúi đầu thưa :

        — Thưa, Gia gia, sau khi Nữ nhi về Hoàng cung, nhất quyết đi chọn vị trí lập phủ và tuyển chọn 333 người hầu. Đa tạ Nội Tổ và Gia gia thánh ân như trời biển.

Nhân dịp này Hương Trí Túc nói nhỏ với Trịnh Trường :

— Tỷ, nhờ Trịnh đệ đi tìm vị trí đất ở ngoại thành Phiên Ngung, nhớ phải thuận tiện cho việc tiếp ứng huynh, tỷ, đệ, muội Hưng Việt Xã nhé ?

Thực tế Hương Trí Túc chưa biết sáu dịch trạm của Hưng Việt Xã tại Phiên Ngung thành, vì những thành viên hoạt động kinh tài trong Hưng Việt Xã đều làm "Dung dịch thuật" thay hình đổi dạng, khó ai biết được mặt thực của họ, kể cả Hoàng Phi Bằng cũng phải làm "Dung dịch thuật" trước khi xuất hiện trong dịch trạm. Trịnh Trường liền đáp :

— Thưa Công chúa, đệ đã hình dung được một thế đất rất hợp ý, bên bờ Châu Giang đất rộng thênh thang không có gia cư, nơi này rất thích hợp xây dụng Điện˗Các, phong cảnh trử tình, đếm được biến hóa của thời gian, khi có ánh trăng treo trên trời để so sáng ngày mồng một nhìn trời không thấy, mồng hai nhìn cột sợi dây, mồng ba và bốn như lưởi liềm, mồng bảy và tám nguyệt bán niên, mười lăm nguyệt trùng duyên, trăng tròn rồi lại khuyết, hai mươi và hai mươi lăm nguyết bán duyên, hai mươi chín và ba mươi nguyệt tàn duyên. Dòng Châu Giang tấp nập ghe thuyền, gió thổi man theo tiếng sóng vỗ rì rào đùa cợt với nước. Bờ bên kia có nhiều làng chài ánh sáng đèn lung linh dưới nước, gió thổi lây động sóng nước cùng trăng và đèn không ngừng chao nhẹ. Đối diện là ba căn phố tích phước Nam Việt.

Hương Trí Túc liền đồng ý đáp:

— Trịnh đệ về Phiên Ngung lo gấp thế đất này nhé, tỷ tin tưởng nơi hiền đệ, sau đó cho người khởi công lập phủ .

Trong ý tưởng của Hương Trí Túc sẽ tuyển chọn những Nam, Nữ trong Cần Lĩnh Nam, sau đó tổ chức thành chân tay của Hưng Việt Xã.

 Hiện thời dưới chân núi Nam Khê Sơn do Vũ Thư Minh chỉ huy đang bày trận, đặt nhiều chòi canh kín, từng thời một có tiếng gõ mõ báo hiệu theo mật lệnh. Trong đêm sương mù sa xuống la đà trên mặt đất, nhìn ra sân chỉ thấy toàn một màu xám, từ động đi xuống chân núi phía Nam sương dày đặc, thác nước trong ngoài đổ ào ào, thế núi hiểm trở, cao dốc thẳng, cho nên không có người đến rừng sâu săn thú.

 Vũ Thư Minh bố trí nghiêm ngặc, lập nhiều hào hố, chòi canh trên những ngọn cây cổ thụ, ra vào trung tâm pháp trường mật khẩu thay đổi từng thời khắc, bọn gian tế Hán cùng bọn quân quan làm phản đã đem ra pháp trường, mỗi tên đều bị điểm vào yếu huyệt, buộc trói đứng thẳng trên cột trụ gỗ, dưới chân của tử tội làm bằng nền củi, cây tạp, lấy rơm làm chất dẫn hỏa, chung quanh bốn phía, ba vòng củi khô, cao hai thước. Pháp trường hỏa thiêu canh phòng cẩn mật có tất cả là mười tám nhà chòi cao để quan sát giàn hỏa, đặc biệt có một nhà chòi trung ương dành riêng cho Nam Việt Vũ Đế và quân thần ngự khán.

Tiếng gõ mõ điểm canh ba, bỗng xuất hiện một bóng đen phi thân vào giàn hỏa cướp pháp trường, nhãn lực Vũ Thư Minh rất tinh, phi thân theo xuất quyền "Phong hỏa gia nhân" chiêu số này tốn tượng theo gió, gió từ lửa xuất ra, lửa mạnh thì gió sinh, gió sinh lửa từ trong phát ra. Bóng đen tiếp được một quyền, thân thể bay bổng trên cao rơi xuống đất nghe một tiếng khô khan "bịch" thấy gã đưa tay chới với như người đang lặn hụp dưới nước. Toàn thể Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung chưa bao giờ thấy Vũ Thư Minh sử dụng quyền tuyệt kỷ này, chính bộ võ học "Bát-Quái Lĩnh Nam" do Hoàng Phi Bằng âm thầm truyền thụ. Vũ Thư Minh đáp nhẹ xuống đất, vội hỏi :

― Nhà ngươi là ai ?

Không thấy trả lời, mặt kẻ cướp pháp trường úp xuống đất, Vũ Thư Minh chân đá vào đầu, lật mặt lên, chàng bất ngờ chuyện trớ trêu nói :

― Thì ra là ngươi, tại sao ngươi lại ngông cuồng như thế này ?

Kẻ nằm yên không nói, chàng để tay trước mũi mới biết Nguyễn Chung Kiệt đã chết. Chàng nghĩ thầm chính hắng là đệ tử phản phúc, may mà chàng để ý từ lâu, lòng tự trách thầm:– Nay y đã chết rồi thì không còn tìm ra manh mối kế tiếp. Chàng không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là trong số tội phạm có họ Nguyễn tên Chung Phương do chàng bắt được. Chàng mật báo với Hoàng Phi Bằng kể nội vụ đã sẩy ra.

Hoàng Phi Bằng không bối rối trả lời :

― Thúc Bá an tâm, giải quyết không khó, đưa thi thể của Nguyễn Chung Kết vào giàn hỏa thì tên Nguyễn Chung Phương sẽ tự lộ ra y là ai.

Hoàng Thanh Thủy chính mắt đã thấy Nguyễn Chung Kiệt phi thân vào cướp pháp trường, nàng không ngờ người yêu chưa định hôn phải chết bất đắc kỳ tử, mà bao lâu nay nàng xem trọng Nguyễn Chung Kiệt cho là anh hùng, cũng là tình yêu duy nhất mà nàng hy vọng hạnh phúc tương lai, không ngờ bây giờ chính chàng có liên hệ với những kẻ làm phản.

Trong lòng riêng tư của nàng sao xuyến bởi tình đầu không như ý, đầu óc của nàng nổi lên những tiếng lửa bập bùng trong đêm khuya, có tiếng từ cõi xa vang lại, mắt nàng thấy quân binh diêm vương đến lấy hồn phách của chàng, nàng đứng yên như người bơ vơ, thở ngắn dài thì thầm:– Đã hết kỳ vọng hạnh phúc, đúng là trời đất quay cuồng muốn sụp đổ, tại sao không ưu huệ cho ta ?

Nàng thất vọng nhưng vẫn còn được một ít tỉnh táo, vội bấm đốt ngón tay theo thuật độn số, đoán hung kiết cho chàng, nàng nói đúng rồi không sai:– Nguyễn Chung Kiệt sinh năm bính Tý, tháng kỷ Sửu, giờ đinh Hợi đúng là tử vào đêm này !

Nàng âm thầm tự nhủ:– Việc duyên lành của tình yêu quả là gian nan, cõi đời này nhân sinh bất thường, mình với chàng thề nhau "Trừ bạo an lương". Thế mà chàng phản bội, đi ngược lời thề khi trước. Mình đã diễn đạt hết tình yêu tuyệt đối với chàng mà, sao trên đường đi của tình yêu trở ngại như thế này ? Quả là tình yêu có nhiều tính toán của trời cao đất gần, giăng ra cạm bẩy chờ sát thủ nhân sinh, hôm nay đúng là cảnh tình thấy mà dứt bỏ không nguôi .

Đêm nay ta phải quyết định dụng thanh khí, để quên mình rồi bỏ xuống quá khứ, tuy trạng thái nhằm phải ngói hạt sen rất đắng, nhưng không để đắng cuộc đời mai sau. Nàng lủi thủi lên chòi canh, trở lại vị trí tam ngủ tướng, nàng đứng thẳng cương khí hào hùng của một nữ tướng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung đôi mắt hướng vào pháp trường để đề phòng Nguyễn Chung Kết thứ hai.
 
Trước canh ba Lữ Thư hướng dẫn một đoàn người đi xuống núi, Phi Khải, Phi Bằng hướng dẫn Vũ Đế, Thái Tử Hồ di chuyển bằng đại hạc, tiếng gõ mõ báo hiệu canh ba, tất cả tề tựu vào vị trí đã ấn định. Nam Việt Vũ Đế thấy tường tận hiện trường có hình đồ và nghiêm lệnh, dù người có khả năng kỳ tài cũng khó vào cướp pháp trường, nếu có chăng cũng chỉ vào cửa tử mà thôi .

Nam Việt Vũ Đế xuất chỉ dụ.

― Vào lúc canh ba tam khắc hiền khanh thi hành và có ý khen Hoàng Phi Bằng, ông nói tiếp:– Khanh lập hình đồ pháp trường này khá lắm .

Hoàng Phi Bằng nhoẻn miệng cười, coi như mọi việc đều thuận việc, êm xuôi, chàng cúi mặt trước Hoàng đế tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, hình đồ pháp trường này do Thúc bá Vũ Thư Minh lập ra.

Nam Việt Vũ Đế nhoẻn môi cười khen :

― Khá lắm, chàng thanh niên này bỏ ngai vàng Trường Sa Vương để trở thành Lạc dân, ở đời này khó có người thứ hai, Trẫm muốn làm thân với Vũ Thư Minh được không hiền khanh ?

Hoàng Phi Bằng tròn xoe khoé mắt, rồi thở nhẹ và lên tiếng vừa đủ cho Nam Việt Vũ  Đế nghe :

― Muôn tâu, Hoàng thượng bệ hạ, việc này đâu khó gì chỉ cần Hoàng thượng ban chỉ dụ tức thì tất cả Lạc dân tuân mạng lệnh .

Nam Việt Vũ Đế khen :

― Tốt lắm, sau khi sử lý pháp trường kết quả, Trẫm triệu Vũ Thư Minh cùng tam nữ hiệp họ Chu về Triều chầu kiến cũng không muộn. Nhân dịp đứng trước pháp trường, Trẫm muốn phóng thích vài gian tế Hán để chế ngự tính gian giảo của nhà Hán, cũng để cảnh cáo, cho họ thấy oai danh Nam Việt, được không hả hiền khanh ?

Hoàng Phi Bằng chưa hiểu hết ý nhân trị của Vũ Đế, lòng cũng không dám kháng chỉ vì mọi việc còn ẩn ý phía sau, chàng tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, di thần hiểu chỉ được một phần ý của Hoàng thượng là muốn dùng gian tế Hán, hầu búa đập đe Hán chăng ?

Nam Việt Vũ Đế liền hối :

― Đúng vậy hiền khanh à, thi hành nhanh lên ?

Hoàng Phi Bằng không chần chờ giây phúc nào nữa, chàng tâu tiếp :

― Muôn tâu Hoàng thượng, hạ thần tuân chỉ.

Hoàng Phi Bằng đứng trên nhà chòi trung ương truyền lệnh :

— Kính thưa, Tổng lỳ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung. Hoàng thượng ban chỉ phóng thích ba tên gian tế Hán như sau Thái thú Lý Từ Chúc, Thiết lộ sứ Mao Tử Hùng, Hộ vệ sứ Trương Kỳ.

Xin Thúc Bá cho người phụ trách pháp trường đưa họ đến Hổ Môn, cung cấp lộ phí để họ làm phương tiên về Hán.

Pháp trường điểm tam khắc, lửa cháy trung tâm giàn hỏa tiếng củi gỗ vang lên "lạch tạch" lửa tứ phía, ba vòng cháy tiếp theo, trôi qua nửa canh củi gỗ, chỉ còn lại một đống than hồng. Ba tên gian tế Hán thoát chết đứng ngó trân người ngơ ngác, đôi mắt sợ hải, tất cả chỉ còn lại một gò than đỏ rực cao gần hai thước. Họ nghe và thấy tiếng của lửa cháy "lạch tạch" không có tiếng người la hoảng sợ hay than oán, vì họ tự biết tội gian tế Há và làm phản không thể tha thứ được.

Trong lúc giàn hỏa cháy, Hoàng Phi Bằng mời Vũ Thư Minh và tam Thúc Mẫu đến yết kiến Nam Việt Vũ Đế, được tặng mỗi người một Hoàng đai khảm Hồng ngọc. Nam Việt Vũ Đế còn mời tham dự ngày lễ thành hôn của Hoàng Phi Khải, một vinh dự lớn mà Hoàng thượng khen thưởng cho Vũ Thư Minh.

Vũ Thư Minh rời khỏi nơi Nam Việt Vũ Đế đang ngự, trong lòng vui mừng, chàng vừa chuyển mình, thay mặt Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung hướng về ngôi Cửu trùng quì xuống đất xá hai bái, thấy không còn ai ở đó, tay nghe từ xa văng vẳng lại lời ca Giang Nam Vạn Dậm Ngút Ngàn :

Bách Việt xưa nay hình tam gốc
Gốc Tây muôn vạn dậm ngút ngàn
Gốc Đông kho tàn biển cả bạc vàng
Bắc Động Đình xuống tận cùng Nam
 
Phân cương Lĩnh Nam từ thuở hồng hoang
Hơn ba ngàn năm Nam phương nguyên tròn
Xương khô cốt nhục xây thành Bách Việt
Xây đô U Việt, Phong Châu, Phiên Ngung
 
Ta sống mảnh đất tổ tiên đã sống
Dân Việt bao đời bồi đắp công phu
Sông núi hồn thiên phản phất Hồng Bàng
Cổ kim lưu truyền không ai được phạm.
 
Lữ Thư cùng Hoàng Thanh Thủy lâu ngày gặp lại nửa vui mừng, nửa buồn vì cả hai cùng một tâm sự tình yêu, những mãnh lực tình yêu cùng cảnh ngộ nhưng khác nhau ở điểm sinh động. Lữ Thư hiểu thấu tình đầu của chị họ mình, nàng khuyên giải :

― Tỷ tỷ xem mặt trăng đêm nay đang cười có đẹp không ?

Hoàng Thanh Thủy nhìn lên trời quả nhiên là trăng đẹp, đáp :

― Vung trời trong suốt ánh trăng, quả nhiên là đẹp lắm muội ạ.

Lữ Thư cười hỏi tiếp :

― Vậy tỷ tỷ có lấy được ánh trăng không ?

Hoàng Thanh Thủy nghĩ thầm:– Cổ kiêm chưa ai nói lấy được ánh trăng bao giờ, nàng trầm mặt hỏi :

― Làm sao lấy được ánh trăng hở muội ?

Lữ Thư gật đầu cười trả lời :

― Đó là cái đẹp ở trong hình tượng với tay không tới, cũng như mọi người có khái niệm riêng về tình yêu, nhưng ở tỷ tỷ thì cái đẹp đó đã cởi bỏ xuống được rồi, may cho tỷ tỷ không gặp phải chữ lầm, sách có câu "Đàn ông sợ lầm nghề, đàn bà sợ lầm chồng" Tỷ tỷ cùng muội đã trôi qua tình dang dở, tuy mỗi người diễn đạt tình yêu khác nhau, nhưng đó là một ý tình đẹp trước khi tình biến mất. Làm người phải dống như đậu hủ trắng tinh vuôn vứt, dùng vào mặng chay đều được. Đôi khi tai nghe ba tiếng tình yêu chưa hẵng giả, mắt thấy người yêu chưa hẵng là thật.

Nay tỷ và muội phải sống vì hy vọng mai sau, đời nữ nhi của mình sẽ hạnh phúc hơn, chẳng nhẻ vòm trời anh hùng không có một đấng tuấn kiệt hay sao, buồn phiền làm chi hởi tỷ tỷ ?

Trăng đẹp ta không lấy được thì bỏ xuống cho cõi sống còn lại thoải mái hơn, hy vọng không vì nó mà hư hao đời mình. Tuy tình không ai dám xem nhẹ, nhưng cũng có lúc tình không còn ý nghĩa .

Hoàng Thanh Thủy vẫn còn bi quan, ngẩng đầu nhìn trời rồi ngó Lữ Thư nói :

― Tuy là vậy, biết đâu sau này có những thay đổi không thể nào tốt hơn, đời tỷ xem như đã hết, sao vung trời thế tục này toàn là màu xám.

Lữ Thư cười khì một tiếng rồi khuyên giải :

Tục ngữ có câu: "Trong tổ ân ái là mồ anh hùng". Tỷ tỷ không nên phiền não bi quan như vậy, mồ anh hùng này không như ý, tỷ muội ta vốn sống là thế tục mà, thì tình cảm và đôi mắt cũng đã thế tục rồi, cần nhất là ý chí phải vươn lên mới thấy thế tục có rất nhiều việc tốt để chúng ta thực hiện theo ý nguyện.

Hoàng Thanh Thủy càng cảm động thêm ứa nước mắt nức nở nói :

― Cảm ơn hiền muội, quả là tâm thần đường đột lây động tình yêu quá độ, tỷ cảm nhận lời của muội, tỷ quyết định dứt tuyệt thứ tình yêu của kẻ nghịch đạo, từ đây trong lòng của tỷ trở về tự tại vô ngại, không còn vương vấn gì nữa cả ! À muội, nghe nói hiền đệ Phi Khải chuẩn bị thành hôn với Công chúa Hương Trí Túc vào đầu mùa xuân phải không ? Muội cho tỷ gửi đôi lời chúc hạnh phúc đôi tân lang, tân nương nhé ?

Lữ Thư lườm Hoàng Thanh Thủy một cách tình tỷ muội, tủm tỉm cười đáp :

― Dạ, muội sẽ chuyển lời này đến đại huynh, nếu có dịp muội mời đại huynh đi thăm tỷ tỷ.

Hoàng Thanh Thủy mỉm cười chắp tay chào Lữ Thư :

― Tỷ cảm ơn muội, hy vọng chúng ta gặp nhau ngày giỗ họ nhé ? Thôi tạm biệt chào muội, à đại huynh Lê Chí Nam có gửi đôi lời thăm sức khỏe bình an của muội đó.

Lữ Thư cung tay chào lại nói :

― Tỷ tỷ cho muội gửi đôi lời thăm huynh ấy, tạm biệt.

Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam âm thầm đấu trí với nhà Hán, dưới sự hướng dẫn của Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ và Việt Nam Vương Phùng Nam. Một cuộc chiến tranh gian tế Hán mà Lạc dân không hề hay biết, chỉ có những người trong cuộc mới hiểu mọi sự diễn ra rất phức tạp, chiến tranh âm thầm để chuẩn bị cho chiến tranh vũ trang, người Hán chủ mưu trong bóng tối nay chính thức thua trận. Trận chiến diệt trừ gian tế Hán đã kết thúc nay chuẩn bị phòng thủ đón chờ trận chiến khác tinh vi hơn.

Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ, Hoàng Phi Khải, Hương Trí Túc cưỡi hạc về thành Phiên Ngung. Nam Việt Vương Phùng Nam về Vương Phủ Giao Chỉ, Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung chia nhau về dịch trại, huynh đệ Hoàng Phi Biên được Hoàng Phi Bằng mời về động. Pháp trường trả lại sự yên tỉnh cho núi rừng Nam Khê Sơn.

Sương mù không còn phảng phất ngoài sân động, mọi người vẫn ngủ say, mặc kệ cho công trùng, vượn hú, chim muông hót liếu lo bốn bờ rừng núi, một đêm dài trải qua khúc quanh lịch sử Nam Việt, ấy mà Lạc dân không có tiếng loan truyền, về cuộc chiến gian tế không biên giới. Sáng nay chỉ có huynh, tỷ, đệ họ Hoàng thức dậy sớm vì phải làm hoàn tất kế hoạch cư ngụ động trên, như lập các phòng ở cho huynh tỷ đệ muội Hưng Việt Xã. Phi Khải muốn mở đầu câu chuyện luận về anh hùng để cho hăng hái làm việc, chàng hỏi :

― Thư muôi và Bằng hiền đệ, ngày tháng gần đây muội, đệ đã biết nhiều và hiểu rộng nơi chốn quan trường cũng như giang hồ, vậy thử hỏi có những ai xứng danh anh hùng vì xã tắc ?

Lữ Thư đưa mắt nhìn Phi Khải, Phi Bằng, miệng mỉm cười không ngại lời, nói :

― Thưa đại huynh, anh hùng thì rất nhiều, theo muội biết như Tướng quân Nam Bình Hầu Triệu Hành Giả.

Hoàng Phi Bằng ngẩng đầu nhìn trời rồi đáp :

― Người này tính tình nhu nhược, mưu trí không quả đoán, gặp đại sự tức thì vô năng thoái thác, thấy tiền lợi trước, thấy sắc quên tất cả, đây là gã bán nước hại dân khi có quyền.

Lữ Thư gật đầu đồng ý nhận xét của Phi Bằng, nàng mỉm cười, nói tiếp:

― Còn Tướng quân Bình Nam tiền phong Đặng Hà Đàm thế nào ?

Hoàng Phi Bằng không chờ Lữ Thư nói hết câu, cất lời chàng phán :

― Người này không khác nào đống củi mục, xương khô, khi gặp hữu sự đem thân làm bề tôi cho bất cứ ai, chỉ biết cầu sống sợ chết, có tính gian quyệt, gã này có bệnh thành kiến và tham thắng.

Lữ Thư nghe qua lời phê bình của hiền đệ của nàng, có quá đáng không, càng lo âu tương lai quan trường như củi mục. Nàng nói tiếp :

― Tướng quân Hổ Trung Lan Võ Khố thì thế nào ?

Hoàng Phi Bằng lắc đầu cười đáp :

― Người này hữu danh vô thực, tham lam đủ thứ, người ta gọi là tứ duy danh, kẻ này bất lương "Tiền dâm hậu sát" khi y đi tuần lấy quyền hà khắc và độc ác đối với Lạc dân.

Lữ Thư cất tiếng cười "ha hà.." nói tiếp :

― Tướng quân Điện Tiền Thái Úy Triệu Long Ân có khá hơn không ?

Hoàng Phi Bằng cũng chê luôn :

― Người này ăn theo danh thơm cha ông để lại, gã rất hèn mạt dùng mẹo vặt lừa lòng tin kẻ khác, tặng một mượn mười, chiếm đoạt tài sản thiên hạ một cách tráo trở, đó là bọn cướp cạn trong quan trường vô đức, mượn tục ngữ gọi họ là "Vặt đầu cá vá đầu tôm" .

Lữ Thư không ngờ hiền đệ của mình mạt sát quan trường thậm tệ, rồi nói tiếp :

― Vệ Mã Hầu Trần Song Thủ, theo đệ phẩm bình thế nào ?

Hoàng Phi Bằng ngặt nghẽo, rồi cất tiếng cười đáp :

― Người này chẳng qua là cẩu trệ quân sai giữ chuồng ngựa không đáng phê bình, nhưng phải nói để hiền tỷ am tường. Gã này háo danh mua văn chữ tốt, tự phong tài tử, kịch nghệ, chiêu thức của y tung tiền bao những kẻ chịu mở miệng tăng bốc, y tổ chức những buổi ăn chơi, tạo dịp cho đồng bọn ngồi lại hát bài con cá, đúng là một lũ tòng ngu. Nói chung bọn gã ấy như miệng loa mép giải, toàn là tài tử ba rọi, tồi tệ, y nào biết chỉ gạt gẫm người được một lần, không thể gạt gẫm lần thứ hai, người đời đồn rằng chúng là giản nhân vô dụng, trí tuệ của chúng còn tệ lậu hơn bạch diện thư sinh.

Hoàng Phi Khải thở dài, sau khi nghe Hoàng Phi Bằng luận với Lữ Thư về những văn võ bất tài, Chàng suy nghĩ thầm: – Chẳng qua Lữ Thư chỉ biết họ do những người khác đưa tin thất thiệt, hy vọng Thư muội đổi cách nhì về một người cho đích thật hơn, chàng nói :

— Này quý muội, đệ tất cả những lời của Phi Bằng hiền đệ phê phán không sai, muốn biết kẻ quan lại tham ô, nên căn cứ vào cách sống và giao tế. Có những quan lại thanh liêm, không tham vì tiền hay vật chất, được người đời khen ngợi chính trực công minh, nhưng không ai để ý kẻ quan lại mới chính đại tham ô. Có tám loại tham, tham Quyền, tham Danh, tham Công, tham Lợi, tham Tình, tham Thắng không biết thua, tham Qui những kẻ quan lại này làm bại hoại đất nước. Ngoài ra còn có tham Tiền và Vật chất những quan lại này khá nguy hiểm vì họ có khả năng bán đứng đất nước. Dù cho có Sài˗lang cũng không đáng sợ bằng quan lại tham ô.

Lữ Thư muốn biết tường thận hơn về những quan lại thanh liêm hay có lòng với đất nước, nàng hỏi :

― Căn cứ vào đâu đại huynh và hiền đệ biết nhiều về họ. Thế thì thấy quân quan tướng nào gọi là anh hùng thời nay ?

Hoàng Phi Bằng liền tuôn bờ lướt bụi như con suối tháng chín, một mạch kê danh giới thiệu :

― Thưa tỷ tỷ, thực ra luận về người tài đức anh hùng thì nên căn cứ vào cách sống và giao tế như Khải đại huynh đã nói và sáu chữ "Đức năng cần cù liêm chính" kẻ làm quan phải biết. Còn nữa biết kẻ văn hay chữ tốt, võ học siêu quần và thông làu nhân sinh, địa lý khi nhìn họ không nên luận về góc tích bên ngoài, mà phải thấy người mới luận bên trong. Ngoài ra mỗi người có bảy tướng văn, võ, đức song toàn và túc trí đa mưu, như Hộ Thành Trịnh Hoài Kỳ, Hộ Vệ Quân Trần Thanh Hổ, Ngự Lâm Quân Lê Cung Minh, Cơ Mật Viện Nguyễn Đàm Châu, Vạn Hổ Hầu La Chấn, Thiết Lộ Sứ Đỗ Hiếu Trung, Thiết Lộ Sứ Trương Vũ. Họ là dũng mãnh thao lược, cốt cách oai phong, phép luật chánh trực, nghiêm minh, kính thượng trọng hạ, chiêu hiền đãi sĩ, đại chí, lấy binh mã làm nhà, đúng như tục ngữ có câu "Mãnh tướng phối báo mã" Nói về mưu sĩ thì có Thừa Tướng Lê Cơ Mạnh, Thái Sư Trần Hồng Lĩnh, Thái Phó Lưu Gia, Thái bảo Lý Từ Cố. Họ là anh hùng hữu mưu, quả cảm, tinh thông tam thập lục kế, trung can nghĩa đảm có thừa, sống tìm sáng bỏ tối vì xã tắc, chết manh theo ý nguyện, đó là những nhân tài ngày nay, họ có thể chết không để thành mất, thà đập ngọc vỡ toang chứ không để vào tay kẻ cướp, đá kiêm cương có thể tan nhưng khí tiết vẫn còn, anh hùng thà chết thanh danh lưu truyền muôn thuở. Còn những thành phần khác toàn là giản nhân, ngoài ra còn có những kẻ mãi danh không hề biết xấu hổ với đời, người ta thường gọi chúng là đạo tặc văn võ miệng.

Hoàng Phi Khải bổ túc cho đầy đủ cuộc thảo luận :

— Này quý muội, đệ cần chú ý đến sáu hạng quan trường. Mua quan bán chức, mua quan hàm phong, quan chỉ biết theo lệnh, đó là quan bất lương. Còn quan suy xét làm theo việc, quan biết làm theo suy nghĩ công chính, quan văn võ kỳ tài, có trí tuệ mưu lược đó mới là quan đầy đủ tư chất có khả năng vì xã tắc. Đôi khi có những hạng quan danh bất hư truyền, sinh không nhằm thời, trở thành mối họa cho đất nước, hạng quan này ta phải vận dụng lý trí để phân biệt kẻ nào chánh đạo hay ai là tà đạo, nếu chánh đạo thì quốc gia chi phước, còn tà đạo sẽ đem tai họa đến cho bá tánh, đất nước bị rơi vào cảnh lầm than.

Lữ Thư gật đầu, hiểu được chốn quan trường quả là hung hiểm độc ác, qua lời lẽ phân tích của Phi Khải, Phi Bằng, nàng thở dài rồi nói :

― Cảm ơn Khải đại huynh và Bằng hiền đệ, hôm nay mới được rửa tai, sáng mắt và để lòng đến quan trường là cõi chi chi.

Nhân dịp Lữ Thư kể hết tình riêng và nguyên nhân kết nghĩa tỷ đệ với Đỗ Trọng Kha cho huynh đệ họ Hoàng đồng nghe. Công việc động trên đã hoàn tất, cả ba xuống động dưới, khi đến sảnh đường thấy tất cả đã vào bàn điểm tâm buổi sáng. Hoàng Phi Khải, Phi Bằng, Lữ Thư chấp tay chào mọi người rồi ngồi vào bàn. Lữ Thư dùng hết chén cháo tạp gạo với củ năng. Nàng đứng lên giới thiệu :

― Thưa toàn thể huynh, đệ, muội hôm nay thay mặt Hưng Việt Xã tiếp nhận ba thành viên mới gồm có đại huynh Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn con của Thúc bá Hoàng Phi Biên và hiền đệ Đỗ Trọng Kha em kết nghĩa với tại hạ, bào đệ của hiền huynh Đỗ Trọng Chí, tiếp theo có một thành viên Hưng Việt Xã lâu năm, nay mới có dịp về động là hiền muội Quách Tuyết Băng, muội của Quách Tuyết Thương và Quách Tuyết Hiệp.

Lý Bình Trung vui mừng, thay mặt huynh, tỷ, đệ, muội đứng lên phát biểu :

― Đúng là ngày lành tháng tốt, hai đại huynh Hoàng Phi Hạ, Hoàng Phi Tuấn, hiền đệ Đỗ Trọng Kha nay xem nhau như "Tứ hải giai huynh đệ" chung sống chia nhau cộng hưởng tình nhà.

Tiếng vỗ tay đồng thanh, thay cho lời chính thức công nhận. Lý Bình Trung giới thiệu tiếp về Quách Tuyết Băng :

― Thưa quý huynh, tỷ, đệ, muội đây là hiền muội Quách Tuyết Băng kết nghĩa đã nhiều năm với Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Hoàng Phi Bằng đệ và Trịnh Trường đệ, muội Quách Tuyết Băng không có dịp về động vì đi xa tích phước, quý vị thường nghe tên mà không thấy người, bởi vậy ít ai biết muội Quách Tuyết Băng, hiện tại đang chuẩn bị chọn ngày tốt để làm lễ hôn phối với hiền đệ Trịnh Trường.

Tất cả hiện diện trong động với những tiếng hoan hô, vỗ tay rất náo nhiệt. Lý Bình Trung nói tiếp:– Xin nói ra đây đôi lờ tình tiết để quý huynh, tỷ, đệ muội am tường, chúng tại hạ kết nghĩa với muội Quách Tuyết Băng trước khi có động Nam Khê Sơn và sau đó kết nghĩa với đệ Đào Phụng Thương chính danh ngày nay là ( Quách Tuyết Thương ) Đào Phụng Hiệp ( Quách Tuyết Hiệp ). Trái đất tròn đem huynh muội họ Quách đoàn tụ tại nơi này. Lời kể về huynh muội họ Quách không bao giờ hết, tại hạ xin tóm tắc bốn chử "Bỉ cực thái lai".

Tất cả đồng reo hò vui mừng và vỗ tay thật lâu, có tiếng nói lớn:– Từ nay Nam Khê Sơn chính thức có ba gia thất, tiếp theo không biết đó là ai nhỉ ? Câu hỏi này có ý chỉ Lữ Thư trong tương lai sẽ lập gia thất, tiếng vỗ tay như sóng biển, huynh đệ trong động lại được một buổi đùa vui mở hết lòng tuổi thơ vô tư.

Hoàng Phi Khải đứng lên tuyên bố :

― Hôm nay là ngày Đoan dương, xem như ngày hội mỗi năm của Hưng Việt Xã, mai sau cứ Đoan dương là đoàn tụ về Nam Khê Sơn không thể thiếu một ai.

Tất cả đồng ý vỗ tay, những tiếng reo hò mừng rỡ phát ra một thế hệ hướng về tương lai. Lữ Thư cầm tay Quách Tuyết Băng đến vấn an Hoàng Phi Chỉnh và Hiệp Phương Yến.

Hoàng Phi Biên từ lúc đến động Nam Khê Sơn trong lòng có nhiều suy nghĩ, lo âu về tương lai tuổi trẻ, nhất là huynh đệ kết nghĩa của Hoàng Phi Khải, Phi Bằng, nhưng chưa được am tường mấy, ông hỏi :

― Quý hiền nhi, hiền điệt thân cốt tuy tốt, trí lự cũng đảm lược hơn người, vậy muốn phù trợ Bách Việt phải thành hình một tập thể, đồng chí khí, khả năng vạn phu bất địch và nhất phu bất địch, như đã có sức mạnh bài sơn hải đảo hay rồng biến hóa lớn nhỏ theo ý. Ẩn gọi là vân hộ mệng, hiện gọi là mượn việc phục đời, biết tàn hình trong chốn ba đào, vươn mình thi thố tứ hải hoành sơn nhất đái, phân biệt hận quốc thù nhà, mới quét sạch được kẻ mãi quốc cầu danh, mỗ hy vọng nhân cách đắt thành sự ở lòng của quý hiền điệt nhi.

Trịnh Trường đứng lên thay mặt động chủ thưa :

― Hài nhi thưa Bá hụ, Bá mẫu, Gia gia, Mẫu thân cùng toàn thể huynh, tỷ, đệ, muội. Từ trước đến nay đại huynh Hoàng Phi Khải kết nghĩa một số tình huynh đệ ở trong động này, sau đó đại huynh Hoàng Phi Bằng qui tụ về một mối đồng sống động Nam Khê Sơn này với tinh thần "Thủ túc" ngoài ra còn luyện tập văn võ do huynh Khải và Bằng hướng dẫn mới có như ngày nay, không khác nào nhị vị đại huynh huấn luyện bầy ngựa rừng, nay thuần thục trở thành báo mã. Nếu gọi nhị vị đại huynh họ Hoàng bằng sư phụ cũng nên lắm, nhưng ở nhị vị đại huynh muốn có một chất tình thân thương hơn và tìm một thế giới trẻ sĩ khí, hào hùng đó mới là mục phiêu của chúng ta. Nay tỷ, huynh, đệ, muội đã ghi xương tạc dạ. Ngoài ra nhị vị đại huynh họ Hoàng còn hướng dẫn tinh thần "vô oán, vô hối" phân biệt đâu là "bất tư thiện, bất tư ác". Chính huynh, tỷ, đệ, muội đã có lần cùng nhau thề quyết với Thiên địa nhật nguyệt chứng gián không thay lòng hai, khí phách trung can, nghĩa đảm làm đầu, đó là căn bổn sống của động Nam Khê Sơn, tuy một tập thể nhỏ nhưng nó phải là rồng. Bá Phụ an tâm chúng hài nhi đã lấy quyết định theo bước chân của tiền nhân. Thưa, Bá Phụ chúng hài nhi cũng đã định mục phiêu tương lai là "Hưng Việt Xã".

Hoàng Phi Biên vui mừng đã hiểu được lòng huynh đệ của Hoàng Phi Khải, ông nói :

― Có như thế mỗ mới an tâm được, đúng là "Tre tàn măng mọc hay là cây Trúc mọc nhanh sau cơn mưa".

Sau buổi điểm tâm đến tuần trà do Hoàng Phi Biên tặng cho Hoàng Phi Chỉnh, ông nhờ Lữ Thư nấu nước pha trà đãi huynh đệ Nam Khê Sơn, trong lúc uống trà Trịnh Trường thưa :

― Thưa Gia gia, trà này ngọt không đắng, thơm không nồng, mùi vị nhạt mát miệng, ươm hương trà động lại khẩu lâu phai, nếu không lầm đây là trà móc câu Thái Nguyên Giao Chỉ, có mùi vị cao thanh cũng nhờ phương thức pha trà, trong trà có chứa tư ti, tư dục, hồn phách Bách Việt khác với trà Hán, người biết uống trà Việt thường gọi "Trà Tiên" người uống trà bình thường không thể nào phân biệt được các loại trà, cũng như phương thức pha trà, họ chỉ thấy trà là uống ừng ực mà thôi.

Hoàng Phi Biên ngạc nhiên không ngờ Trịnh Trường nói được tiếng trà, ông khen :

― Kiến thức về trà của điệt nhi khá lắm, mỗ cảm kích vô cùng, khi uống trà phải cảm ơn người pha trà đó là tỷ tỷ của diệt nhi.

Trịnh Trường vội khôi hài đáp :

― Ý chà, bà chủ động tài thực, thế mà hài nhi không biết, nay mới khám phá một tài năng sống ẩn trong động, hy vọng sẽ được uống trà lai rai.

Lữ Thư cười hòa nói :

― Hiền đệ nhớ rằng, tỷ tỷ có tài pha trà chỉ để phục vụ Thúc Bá, Thúc Bá Mẫu, Gia gia, Mẫu thân. Hôm nay là ngày hạng hữu mới được hưởng pha trà của bổn cô nương, đừng hy vọng được uống trà lần thứ hai, nếu có nhờ thì nên ngó lại chính đệ cũng đã có hiền thê pha trà không thua gì tỷ tỷ.

Trịnh Trường là vua nghịch, vui nhất động cho nên không ai trách, chàng nói :

― Tỷ tỷ à, chưa chi mà đã bán cái rồi, mai này đệ chỉ cần làm mai mối một lần là có trà uống dài dài.

Tất cả trong động đồng rộ tiếng vui cười, huynh, tỳ, đệ, muội trong động thừa biết, chỉ có Trịnh Trường mới dám nói đùa, làm cho Lữ Thư đôi má ửng hồng. Hoàng Phi Bằng thấy cuộc trà đàm cũng đến lúc phải tàn, chàng muốn tranh thủ thời gian để sớm về động Lạc Việt, chàng nói :

― Nhân dịp này hài nhi kính cẩn mời Thúc Bá, Thúc Mẫu, Gia Gia, Mẫu Thân ngồi trên bộ phản, còn tất cả huynh, tỷ, đệ, muội mới cũ đồng ngồi dưới đất. Mục đích của nó là luyện tập quý vị am hiểu về thuật kỹ bộ võ học "Bát Quái Lĩnh Nam" đây là phần bổ túc cuối cùng Nội công, cũng là để bảo hộ đệ nhị sinh mạng. Hoàng Phi Bằng dừng lại đôi mắt ngó lên trần của động, khoảng một khắc rồi nói tiếp:– Chú ý tất cả hảy khởi động cơ thể, chuyển khí tập trung tinh thần, tâm hồi quê, tâm khí hải đường, tâm lấy dương thả âm, nhập tinh, khí, thần. Thần chuyển vào non sông vô tận, đứt rồi lại nối, thấp đà lại cao, chìm mình trải rộng vào bỉ cực, xuất khí đến cửa thái lai. Tinh, khí, thần hồi về Đơn điền, bế mạch khí trị liệu bệnh và thương tích, đốt tâm hỏa tiêu tâm, khí thuận bệnh lành, mở cửa Hộ pháp xuất tinh khí thần diệu thủ hồi sinh. Chú ý luyện phần kết thì khởi động. Đơn điền hợp chiêu "Bát Quái Lĩnh Nam" xuất điền trung. Bạch hàm phái ngoại cố căn truyền dũng. Kỳ trầm kim mông hường, dụng ý biến khí, dụng bình âm dương xuất.

Hôm nay về sau cứ thế mà năng luyện tập, sẽ thấy mỗi ngày Nội công phát triển. Đến ngày sau đương nhiên dụng Nội công trong bình thường, chỉ cần xuất quyền điểm yếu huyệt là đủ rồi, dụng Nội công để thủ, chứ không phải chủ ý đánh người, đó là sai. Khi đứng trước địch thủ lấy nhãn lực làm khí giới, hiểu được lòng dạ con người thực hay giả tại nhãn, nhớ nhãn không biết nói láo, cho nên nhãn cho thấy mọi sự thật trong lòng địch thủ. Muốn luyện tập võ học thành công phải chú ý vào định bất động, tà bất động, nhãn xem xét tám phương, tay xuất trước ý, tay xuất sau chủ động, hai chân thay nhau một thủ một xuất chiêu, đây là chiêu cuối cùng, gọi là "Thập nhị bộ đả chiêu" khi xuất chiêu này, tập trung ý niệm thiên nhiên làm gốc, phóng ý tạp ra ngoại thể, bỏ nhục thể hấp thụ tinh khí, vận xuống đơn điền, tâm niệm hợp nhất, bỏ nhục nhãn ra ngoài thì tâm nhãn sẽ thấy chiêu số, vạn pháp duy tâm biến đổi, vạn vật duy tâm hành động.

Khi đã có sinh năng thì sử dụng được chiêu số "Thập nhị bộ đả chiêu" biết người đối diện vui hay buồn, đều ở trên khuôn mặt, thâm tâm họ dày vò hay giấu kính đều thấy lộ ba nét chính, như công danh, sự nghiệp và tình cảm. Còn nhận diện được nhân cách của kẻ vô dụng qua ngôn ngữ phạm thượng, đôi mắt láo liên. Kẻ bất trung lời nói xu phụ, thường sinh sự, đó là mầm nội biến "Sơ bất dấn thân, tri kế giả" việc lớn nhỏ hóa thành hư sự, kẻ nào lưu trữ duy danh sẽ có ngày mất mạng, muốn đạt thành người hữu dụng phải khổ đức mới nên nghiệp. Nếu như quý vị công phu luyện kỷ phổ "Công bất thành danh bất toại" này, không thành công, xem như võ học bị phế, cho nên phải cẩn thận luyện kỷ trước khi gặp đối thủ.

Sau buổi luyện tập, Hoàng Phi Khải đến gần bộ phản, cung tay cúi đầu thưa :

― Kính mời tứ đấng đi theo hài nhi.

Năm người phi thân biến vào không trung. Hoàng Phi Khải để lại thanh âm:– Chào huynh, đệ, muội hẹn gặp lại cuối đông. Trên đường đến gần động Gia Phong Sơn, Hoàng Phi Khải cho biết :

― Thưa Thúc Bá, Thúc Mẫu, Gia gia, Mẫu thân. Thế núi Gia Phong Sơn đứng thẳng không khác nào cây trụ kiếm trời, bích núi hiểm trở dù người nội lực phi thường, can đảm mấy cũng không lên được động này .

Nay vợ chồng Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh lên được là nhờ thân pháp của Phi Khải, nếu không có Hoàng Phi Khải thì khó thấy được cảnh bồng lai kỳ bí này. Lên đến đỉnh núi bốn người thấy một nửa núi bên tả bằng phẳng, còn nửa bên hữu nhô cao lên như có bàn tay tạo hóa xây dựng, đứng ở sân động thấy toàn cảnh núi rừng trùng điệp, một kỳ quan nhấp nhô trong mây. Bốn người vào động thấy cơ ngơi vững chắc, trang trí sảnh đường như nhà ở Cửu Chân, còn có bàn thờ Tổ, bàn hương án Tiên tổ Hoàng Hạc ở trung tâm sảng đường trang nghiêm, tất cả những vật dụng của Hoàng Hạc đều được lưu trữ ở đây. Huynh đệ Hoàng Phi Biên xúc động làm lễ dâng hương trước bàn Tổ rồi đến hương án Tiên Phụ khấn vái.

Hoàng Phi Biên để ý thấy trầm hương cuốn tròn đang cháy, ông hỏi :

― Hài nhi ở đây đã lâu chưa ?

Hoàng Phi Khải cúi đầu hành lễ đáp :

― Thưa Thúc Bá, Diệt nhi tình cờ khám phá động này hơn bảy năm, trước đây chỉ là một động thiên nhiên, đá ngổn ngang chồng chất không thứ tự, từ trong ra ngoài sân động cây đan xen cỏ u tịch. Hài nhi thấy nơi đây phong cảnh đẹp, mới chọn để cư ngụ, mọi bố trí xếp đặt lại đều do bàn tay của hài nhi làm cả, từ cửa nẻo đến trái khóa, bàn tủ ghế, vật dụng mua sắm các nơi đem về, ngày nay động Gia Phong Sơn khang trang tao nhã là nhờ ảnh hưởng tập tục gia đình mình và văn hóa Bách Việt.

Trang trí sảnh đường, thư phòng, mười hai phòng ngủ lớn nhỏ khác nhau, lối đi thông với nhau theo trận đồ, mỗi nơi bố trí các vật thể hình khối đường nét hài hòa, trên trần động màu thiên thanh, bích núi kẻ hoa văn đẹp mắt tạo thành một không gian kỳ ảo.

Hoàng Phi Khải đưa tay ra mời :

― Hài nhi kính mời nhị vị Thúc Bá, nhị Thân Sinh vào thư phòng theo lối này.

Cả bốn đi theo Hoàng Phi Khải vào đến thư phòng Hoàng Phi Khải đi nấu một bình trài Hoa Lài.

Hoàng Phi Biên uống hết một chung trà dò hỏi kiến thức:

— Diệt nhi có phải đây là trà Hoa Lài, nó có công hiện thế nào ?

— Thưa, Thúc Bá vốn trà Hoa Lài tâm ôn vô độc, giải nhiệt, giảm khẩn trương, bớt bực bội, thông kinh mạch. Trà còn là một dược liệu, sau kinh kỳ huyết hư, lấy Hoa Lài thay canh tẩm bổ cho cơ thể điều lý huyết tính, còn có thể nuôi da phòng mụn và trị suy lão.

Hoàng Phi Biện gật đầu tỏ ý thán phục, ông vừa ngó lên bích tường thấy một tranh thủ mạc để lòng miệng trầm trồ :

― Hôm nay Thúc Bá thấy tranh thủy mạc bảy màu đen trắng rất thanh thoát đường nét đậm nhạt biến hóa, có những điểm Chu Sa còn gọi là Đang Sa hợp chất thủy ngân và lưu huỳnh màu đỏ, dùng Chu Sa làm nóng. Đúng là một tuyệt tác phẩm của hội họa trong đó có lời thơ.
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 16
Chân Trời Giang Nam, Miền Đất Hứa

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét