Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Hai (Huỳnh Tâm)

Nhật Nguyệt Xé Gió Dầm Sương

Lữ Thư về đến động trình bày tóm lược cho Hoàng Phi Bằng biết về Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, cũng như nàng bắt được mười bốn quan quân tại Giao Chỉ. Nàng còn cho biết Gia gia, Mẫu thân cũng có mặt tại trại Trà Bích Sơn, nhưng không nói về đoàn thụ gia đình của Đỗ Trọng Chí vì sợ vô tình vướng vào tội tình riêng, nàng để tình này trong lòng chỉ có Đỗ Trọng Chí biết mà thôi !
Hoàng Phi Bằng vui mừng cuộc chiến thắng gian tế Hán đã đến hồi kếc cuộc, bắt được bọn quan làm phản rất yên ồn, trong ngoài yên tĩnh Lạc dân trong các huyện không hề biết sự việc gì đã sẫy ra trong sào huyện quân cướp, trái lại lòng dân cảm thấy ổn định động.

Hoàng Phi Bằng vui mừng nói :

― Nay tỷ tỷ đem về động một chiến thắng hùng tráng, một thành tích phi thường, Khải đai huynh mời tỷ tỷ ở lại động vài hôm, rồi trở lại Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam .

Trong lòng Lữ Thư muốn đi ngày mai, nàng liền hỏi :

― Hiền đệ à, tuy đã bắt được mười bốn huyện, nhưng cuộc chiến tại những sào huyệt chưa kết thúc, tỷ tỷ muốn sáng mai lên đường, khi dẹp được các nơi ấy, tỷ cùng với mấy đệ muội về một lượt.

Hoàng Phi Bằng nghe nói cũng có lý, chàng đồng ý nói :

― Sáng mai tỷ tỷ lên đường nhớ cho đệ gửi đôi lời thăm Gia gia, Mẫu thân và quý Thúc Bá nhé, Tỷ lên động trên để gặp Khải đại huynh xin ý kiến nhé ?

Nàng suy nghĩ:– Gặp Khải đại huynh thì không có gì trở ngại, chỉ sợ không truyết phục được ý tình riêng của mình ! Nàng phi thân lên động trên đúng lúc Hoàng Phi Khải xoay lưng lại, huynh muội gặp nhau vui mừng, nàng liền nói :

― Thưa đại huynh, muội vừa gặp Bằng đệ và đã nói hết thành tích đạt được tại Giang Nam, xin huynh cho phép muội trở lại Trà Bích Sơn, nơi đó đang mở cuộc chiến khó phân thắng bại với gian tế Hán. Trước một ngày Hoàng Phi Khải được tin cô em gái phải lòng với một nam tử, nay về động lại muốn đi không ở lâu, còn ý của Phi Khải muốn muội mình ở lại vài hôm để dịu xuống sự sôi nổi tình yêu, Phi Khải chấp nhận sự lựa chọn của cô em, nhưng sợ tình yêu này không bền lâu, nói :

― Muội phải nghe lời huynh nói. Huynh biết muội đã có ý trung nhân, một tình yêu đẹp do muội chọn, nhưng phải yêu nhau chân thực và tự nhiên, tình yêu cốt ở thanh cao không bồng bột, cũng đừng gò bó đối phương, khi yêu không thể nào mất nó. Nếu muội thực hiện được như lời huynh thì sang mai lên đường.

Lữ Thư không ngờ ông anh thầm lặng, có ý tốt và lời nói nào cũng sâu sắc, lột rõ tình yêu của mình. Trong lòng nàng như mở hội trong lòng, nàng cũng tự nhận, thực tế là nhớ Đỗ Trọng Chí hơn là ngoài mặt trận, nàng đáp :

— Đa tạ đại huynh, chỉ có đại huynh mới thương muội nhiều nhất, muội vâng lời đại huynh quyết định thực hiện được, đại huynh an tâm.

Phi Khải gật đầu thay cho lời đồng ý, Lữ Thư xin phép xuống động dưới, gặp Phi Bằng đang xem giản biên thấy Lữ Thư hối hả đi xuống động, trên môi còn mím mím môi cười. Hoàng Phi Bằng liền nói :

― Đệ đã có quyết định riêng, điều động Tỷ đi nơi khác, lúc này lời như lệnh, bảo tỷ đi đâu không được từ chối.

Lữ Thư vừa nghe Hoàng Phi Bằng nói, trong lòng hơi buồn rầu, nàng tự trách thầm:– Cũng tại cái miệng hại thân, nếu đừng nói thì hay biết mấy ! Sự thể chẳng đặng đừng nàng phải nói liều :

― Hiền đệ à, đúng vậy đi đâu tỷ cũng không từ chối ! Rồi nàng tự hối lòng:– Sao mà ông trời đối đải với ta đến nỗi phải hẹp lượng thế này, sao mình vẫn còn ngu thực là ngu, tức quá để cho đệ Phi Bằng làm mất cơ hội tốt, không còn hy vọng trở lại Trà Bích Sơn rồi !

Hoàng Phi Bằng hiểu được ý thầm yêu riêng của Lữ Thư đối với một nan tử hán vừa ý, hai nữa Lữ Thư cũng đã đến tuổi thành gia thất, điều này chàng hiểu nay có dịp chỉ nói hù mà thôi, vì trước đó Khải đại huynh của chàng có hội ý trước, nói:

― Thế thì tỷ tỷ đi Phiên Ngung thành trước rồi mới trở lại Giao Chỉ sau cũng được.

Hoàng Phi Bằng thấy nét mặt buồn của Lữ Thư, chàng giả bộ suy nghĩ nói :

― Thôi tỷ tỷ đi Giao Chỉ trước còn việc thành Phiên Ngung có đệ lo.

Nàng vừa nghe Phi Bằng nói, lòng trở lại vui mừng, tự hỏi:–  Hình như hiền đệ của mình đã hiểu ý riêng chứ gì, thảo nào huynh đệ họ âm thầm trêu ta mãi.

Hoàng Phi Bằng nói tiếp :

― Nhân tiện cho đệ gửi một giản biên mời đại huynh Đỗ Trọng Chí đến thăm viếng dã dân, nhờ tỷ tỷ trao hộ.

Lần này Lữ Thư quá đổi lòng mừng mà không dám bộc lộ ra ngoài, nàng gật đầu đồng ý. Thừa dịp nàng tỏ bày tâm sự nghĩa bóng cho Bằng hiền đệ hiểu về mình :

― Hiền đệ à, năm nay tỷ đã lớn rồi, ngày nào đó không còn ở gần hiền đệ, thay Gia gia, Mẫu thân chăm nom cơm áo cho hiền đệ, vậy hiền đệ có tán đồng ý lập gia thất của tỷ không ?

― Sao tỷ tỷ nói vậy ? Nếu không đồng ý thì tỷ tỷ phải đi Phiên Ngung rồi. Tỷ tỷ lập gia đình là đương nhiên, làm người ai cũng phải vào cánh cửa gia thất, ví như Gia gia, Mẫu thân vậy, thôi được đúng canh năm tỷ tỷ đi Giao Chỉ xem ra mọi việc đã ổm định an tâm lên đường.

Lúc này mới biết huynh và đệ của nàng đã hiểu hết chuyện thầm kín của mình, nàng tin huynh và đệ đã hài lòng người mà nàng yêu. Cho nên Bằng đệ gửi thư mời Đỗ huynh về động, nàng khen thầm:– Khải đại huynh lấy như dạy em, còn Bằng đệ lấy cương chế mình, nói chung họ cũng muốn tình yêu này tốt đẹp và hạnh phúc, tuy hai ý khác nhưng cung cuộc là một .

Ngoài trời lờ mờ sáng, tiếng gà rừng gáy "ò ó o" báo hiệu canh năm gần tàn, nàng đã chuẩn bị hành lý lên đường. Lần này Hoàng Phi Bằng cấp mươi sáu đại hạc nói :

― Thưa tỷ tỷ, đã đến lúc phải lên đường, khi tỷ tỷ về động nhớ mời Gia gia Mẫu thân cùng về nhé ?

Nàng vẫy tay tạm biệt hai Khải đại huynh, Bằng hiền đệ:

― Hẹn đại huynh, hiền đệ ngày tái ngộ, sẽ mời Gia gia Mẫu thân thăm viếng động.

Mười sáu đại hạc bay vào mây, Khải và Bằng trở vào sảnh đường viết sớ tâu về Triều đình.

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, thần dân Phi Khải cẩn tấu. Hạ thần đã bắt toàn bộ quân quân và gian tế Hán, cùng đồng lõa làm phản, hiện đang giam tại núi Nam Khê Sơn. Hai ngày nữa hạ thần và Phi Bằng hiền đệ về triều kiến, dự trù mời xa giá Hoàng thượng đến Giang Nam nhãn lãm phong yên.

Cẩn tấu Hoàng thượng chuẩn y chỉ dụ cho phép Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam giải tội phạm thuộc Nam Hải, Quế Lâm về Triều đình xét xử, riêng những gian tế Hán sau khi Hoàng thượng thẩm xét tường tận, chuẩn y xử trảm tại chân núi Nam Khê Sơn và ngày lẻ đầu hạ, bẩm Hoàng Thượng điện hạ, hạ thần triều kiến tại hành cung Ngung Sơn. Cẩn tấu Hoàng Phi Khải.

Chàng viết sớ thứ hai gửi Nam Việt Vương :

― Muôn tâu, Nam Việt Vương điện hạ, nay Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đã bắt được gian quan quân và gian tế Hán họ La tên Tử Hiếu, nay chờ thẩm xét của Hoàng thượng, sau khi kết quả thì đem ra xử trảm tại núi Nam Khê Sơn, còn lại mười bốn đồng lõa làm phản tại Giao Chỉ sẽ đem ra xử trảm tại những sào huyệt đảng cướp. Hạ thần cẩn tấu tận tường lên Nam Việt Vương thấu rõ tình hình phước tạp nay đã yên, kính xin Nam Việt Vương cử bổ tân quan huyện có khả năng đức hạnh tốt, biết yêu dân như con, có như vậy Giao Chỉ mới an bình thịnh vượng. Cẩn tấu Hoàng Phi Khải.

Hoàng Phi Bằng viết giản biên gửi Vũ Thư Minh :

― Thưa Thúc Thúc, hài nhi nhờ Thúc Thúc giải giao năm tên gian tế Hán, cùng đồng lõa hai mươi lăm người làm phản đến chân núi Nam Khê Sơn, Thúc Thúc huy động Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung lập ba trại, một sảnh đường lớn khang trang, chặt cây rừng làm năm mươi tù xa, lấy thật nhiều cây khô để làm giàn hỏa, cử nhiều anh hùng túc trực, lập trại giám binh kín, canh phòng cẩn mật, hài nhi hy vọng Thúc Thúc thực hiện đúng kế hoạch. Kính Thúc Thúc, quý Cô Mẫu và quý huynh bình an. Ký tê Hoàng Phi Bằng.

Hôm sau Hoàng Phi Bằng tiếp nhận chiếu chỉ hồi âm của Triều đình ký tên Nam Việt Vũ Đế. Cùng lúc Vũ Thư Minh cho biết chấp thuận thực hiện kế hoạch của Hoàng Phi Bằng, chàng an và Hoàng Phi Khải tâm chuẩn bị hồi Triều, một giờ sau tiếp nhận được chiếu chỉ của Nam Việt Vương viết:– Tổ phụ đã hạ chỉ, bổ Trần Bạch Phương nhậm chức tân quan huyện Đại Lộc. Đào Phụng Tiên nhậm chức tân quan huyện Mông Tự. Trần Bình Thành nhậm chức tân quan huyện Ba Ba. Đào Phụng Hòa nhậm chức tân quan huyện Đại Tân.

Chàng đọc chiếu chỉ mà lòng vui vô tả, chàng tự nói một mình:– Tổ phụ của mình cũng là một nhân kiệt, liển gọi Anh Tuấn, Mẫn Trâm :

― Các điệt nhi ở động nhớ chuyên cần tập luyện nhé, Gia gia và Thúc bá có việc phải đi gấp.

Chàng ra hiệu mười đại hạc bay xuống sân động, huynh dệ họ Hoàng phi thân di chuyển về hướng Bắc–Đông thẳng đến Phiên Ngung thành .



Lữ Thư về đến Trà Bích Sơn, hay tin cánh quân tiếp viện của Đỗ Trọng Mỹ tại Ba Sao bị địch bao vây đã một ngày, lương thực gần cạn không đưa vào được.

Nàng xin đi giải vây, Hoàng Phi Biên đồng ý nói :

― Nữ nhi à, cẩn thận nhé, hiện giờ Đỗ huynh bị bao vây trong trận, không phải người bất tài mà do địa thế hiểm trở, cạm bẫy kín đáo, đường thông hào chằng chịt. Vừa rồi giám binh mới khám phá được cửa thông hào họ tiết kế đặc biệt lợi về mặt cố thủ, chúng sống hay chết cũng do những thông hào này, bởi thế cánh quân của Đỗ huynh đánh vào nơi này thì bị bao vây nơi đó. Trừ khi cửa này của chúng thất thủ là toàn bộ sào huyệt Ba Sao không còn đứng vững, còn những cửa khác xem như Cần Lĩnh binh đã bao vây tất cả.

Tin cấp báo cho biết Đỗ Trọng Chí đã vào trận phá được vòng vây, mở được đường sống cứu Đỗ Trọng Mỹ và một nửa binh ra khỏi vòng vây của địch, giám binh của Tướng quân Đỗ Trọng Chí tiến vào hơi chậm chân vì sức chống cự của địch rất mạnh, hơn nữa trong sào huyệt dày xít thông hào bí mật và hầm hố cá nhân. Tuy đã có giám binh nằm tại chỗ nhưng không thể nào biết hết được nơi nào là cơ động toàn bộ của sào huyệt, xem ra tên huyện Lê Chi lấy nơi này làm nơi trú thân khi hữu sự.

Lữ Thư thở dài, nàng bối rối nói :

― Thưa Thúc Bá, nữ nhi dùng đại hạc hướng dẫn Cần Lĩnh binh chiếm từng thông hào, nếu cùng lúc khám phá trung tâm chỉ huy, đánh trúng sào huyệt thì phá được trận chiến này, nhờ Thúc Bá báo tin cho Lệ Thanh, Xuân Giao, Đinh, Thông, Hào, Phụng Hiệp, Phụng Anh, Phụng Châu đệ, chuyển về hướng đó để cùng nữ nhi vào trận.

Lúc này Hoàng Phi Biên mới tỉnh ngộ lối đánh trận của Lữ Thư còn có đại hạc tham gia. Ông đồng ý để Lữ Thư xuất trận, rồi thảo khẩn lệnh chuyển đến cho bát anh hùng Nam Khê Sơn đến Ba Sao cùng Lữ Thư xuất trận, ông nói tiếp:– Nữ nhi lên đường đúng lúc rồi đấy.

Lữ Thư hai tay chấp bái đa tạ Thúc Bá, phi thân lên hạc bay thẳng hướng bắc đến Ba Sao, nàng đến nơi thấy Đỗ Trọng Mỹ đang ôm mặt khóc, lời than van trên khuôn mặt tiều tụy, nàng xúc động hỏi :

― Thưa Lão Bá, việc gì phải khóc như vậy ?

Đỗ Trọng Mỹ vội lên tiếng trả lời ngay :

― Nữ hiệp à, Đỗ Trọng Chí đã tử trận rồi !

Lữ Thư lại lườm lão Đỗ Trọng Mỹ tỏ ý không tin, nàng lắc đầu, thở dài một tiếng rồi hỏi :

― Thưa Lão Bá, tin này có chính xác không ?

Đỗ Trọng Mỹ vừa mới bớt kinh ngạc lại rống lên một tiếng rồi đứng dậy đáp :

― Lão nói thực đấy mà, hiện giờ thân xác còn trong trận chưa đem ra ngoài này được !

Nàng nghe đến đây vội phi thân vào trận, quả thực là đúng không sai, nàng cùng Đỗ Trọng Chí có hứa nhau, sau cuộc chiến thắng sẽ thành hôn, không ngờ nay chàng đã ra đi trước cuộc chiến chưa tàn, lòng nàng nổi lên căm hờn, tay nàng chỉ vào sào huyệt nói lớn :

― Hởi dư đảng, ta không tha thứ những kẻ cướp mất hạnh phúc của ta và của Lạc dân. Nàng cười "ha hả…" rồi nói tiếp:– Kẻ thù của ta chính là kẻ phản Bách Việt, nhất định trận này ta phải làm sạch cỏ bọn quân "Ăn cơm Nam thờ ma đất Hán".

Tiếng cười của nàng khiến mọi người đứng chung quanh bị tức ran lòng ngực, tất cả phải nằm xuống đất để tránh tiếng cười căm hờn của nữ tướng quân. Nàng ôm Đỗ Trọng Chí vào lòng ngực khóc, Đỗ huynh đã đi xa rồi muội còn ở lại đây với ai, biết tỏ tình với ai ? Giờ này huynh có linh thiên thì trợ lực cho muội mạnh hùng chí quét sạch bọn Ba Sao ! Nàng ôm thi thể Đỗ Trọng Chí phi thân mất hút, ra khỏi trận đặt chàng trên thảm cỏ xanh mướt mịn, với những tàu lá rừng, nàng thỏ thẻ rót vào tai chỉ đủ cho chàng nghe:– Ngày nào muội đã hứa với huynh "Yêu nhau chẳng quản chiếu giường. Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình" không ngờ tàu lá là linh cữu tiển người đi xa.

Muội cầu nguyện Đỗ huynh quang thiên phù trợ diệt kẻ địch trả thù cho huynh. Tại sao hôm nay không phải là ngày tình hẹn, mà là ngày muội phải khóc trước thi thể của Đỗ huynh đang nằm trên tàu lá rừng, nơi đây muội không có hàn âm để gửi vào lòng ấm cho Đỗ huynh, muội hẹn ba ngày nữa sẽ về tiễn biệt Đỗ huynh lần cuối.

Nàng trực cảm thi thể khác thường không tử vong vì cung kiếm mà tử vì chất độc, nàng suy nghĩ:– Cũng có thể nữ độc trùng Phạm Thuy Hà có mặt ở nơi này, là thủ phạm chẳng nhẽ hại chàng ? Nàng đứng lên như cần vọt, ra lệnh cho mười hai Cần Lĩnh binh chuyển thi thể Đỗ huynh về Trà Bích Sơn, đem tù xa Lê Chi đến Ba Sao, đoàn binh vâng lời hối hả ra đi.

Đôi mắt nàng hướng xa thi thể, lệ rơi lăn theo hai gò má hồng. Đúng lúc bát anh hùng động Nam Khê Sơn vừa đến, thấy nàng đang khóc, Xuân Giao khuyên :

― Tỷ tỷ à, việc đả rồi không cải lại được, chỉ còn một biện pháp là quét sạch bọn cẩu trệ Ba Sao, bịt tất cả đường trần thế của chúng, không cho chúng chạy thoát nơi này, xem như phục thù được cho Đỗ huynh.

Lữ Thư lấy lại điềm tĩnh, cương quyết nói :

― Đa tạ bát hiền đệ, tại hạ quyết một phen sinh tử nơi này, nhằm mưu cầu sơn hà xã tắc Bách Việt được phong yên. Chuyện tình là nhỏ việc nước mới là lưu tâm. Trận chiến này bát hiền đệ vận dụng hết sở trường võ học mới thành công được.

Ở chiến trường này, ai cũng biết Xuân Giao có đủ mưu trí và khả năng hơn trong bát huynh đệ Nam Khê Sơn, Xuân Giao liền nói :

― Tối nay lấy vải trắng viết nội dung như thế này "Ba ngày nữa đúng giờ Dậu trảm Lê Chi, những ai trong sào huyệt Ba Sao thức thời sớm, khuất phục Triều đình, được tự do về đoàn tụ cha mẹ, vợ con với điều kiện đem theo một hay hai thủ cấp của kẻ làm phản để chứng minh hối cải. Triều đình đón tiếp quý huynh tại cửa Đông vào giờ Dậu, nếu bằng không bị tru di tam tộc như Lê Chi". Xuân Giao đưa tay xoa xoa quai hàm như bị lửa đốt, cất tiếng nói tiếp:– Tên làm phản Lê Chi đã trảm treo thủ cấp trên cây cổ thụ trước trung tâm sảnh đường Ba Sao, vậy chiều nay tại hạ cùng muội Lệ Thanh đàn ba bài nhạc "Hoài Hương, Xuân Làng Xưa, Quê Hương Ta Đó". Quý hiền đệ còn lại dụng "Bát Quái Lĩnh Nam" thi nhau xuất liên chiêu, đánh vào trung tâm, riêng tỷ tỷ Lữ Thư tìm mọi cách bắt trọn gói bọn Ba Sao.

Tất cả đồng ý theo kế hoạch hành động của Xuân Giao. Hoàng hôn chưa xuống, đầu núi rừng còn sáng, tiếng côn trùng thi nhau báo hiệu một ngày chuẩn bị trôi qua, tiếng thú rừng gọi nhau về hang, tiếng chim muôn hót líu lo trên tổ, cảnh vật sơn lâm náo động bốn hướng từ muôn thuở vẫn vô tư, thời khắc của màn đêm đòi lại yên tĩnh cho không gian hơi thở cây rừng. Trong đêm khuya tiếng đàn bầu của Xuân Giao thở nhẹ trong Tỵ tơ, cung bậc đều do những ngón tay điêu luyện âm giai trên đầu cây đàn, phát ra âm ba huyền ảo, những tiếng âm ba gửi thẳng vào lòng người qua nổi niềm tâm sự riêng.

Tiếp theo tiếng đàn tỳ của Lệ Thanh bằng thân cây Ngô đồng, lưng bầu, mặt phẳng, cổ ngắn Tỵ tơ cung bậc, tiếng đàn không biết nói dối hòa khúc với đàn bầu, hai nội lực chuyển âm ba ra khắp bốn hướng, thay cho tiếng sơn lâm trước thời khắc hoàng hôn. Quân địch nghe qua hòa khúc cũng phải bỏ đao kiếm xuống đất, nhớ về quê hương xa xăm, dù cho hùng chí đến đâu quân tướng, binh mã cũng phải bị tác động đến duyến lệ phải rơi, tiếng đàn không ai khác hơn chính là đôi nghệ sĩ trữ tình của động Nam Khê Sơn. Tiếng đàn trong binh pháp có chính nghĩa mới thắng được tà, nhờ vậy Cần Lĩnh binh không hề nản chí mà còn phấn khởi chiến đấu.

Lúc này trong sào huyệt Ba Sao có những tiếng đồng đảng la hét hoảng sợ, mỗi người có một ý thầm kín riêng tư, thần kinh càng lúc căng thẳng hơn vì cung bậc âm hưởng tru hồn mang theo nội công đại lực, tạo ra đêm thanh vắng lặng khác thường như cõi chết hiện về, những tiếng phi mã bồn chồn của binh mã Ba Sao không còn khí phách như hôm qua. Tiếng đàn vẫn trổi dài âm ba, theo chiều gió chuyển vào sào huyệt không ngừng, gọi trời chuyển phong vũ, gọi đất vùng lên, gọi người bỏ xác lấy hồn.



Lữ Thư trở lại chỗ Đỗ Trọng Chí tử vong, nàng thấy những huynh đệ chết cùng một chiêu thức đơn giản, nàng sát định đây chính là nữ độc trùng có mặt trong sào huyệt Ba Sao, một Cần Lĩnh binh cho biết:– Khi huynh đệ tiến sát nách giao thông hào thứ nhì thì có người đàn bà dắt một đứa trẻ chạy ra, tay vãi bột như sạ lúa không biết chất gì, trên bốn mươi huynh đệ lăng ra chết tức khắc, đến phiên Đỗ huynh tiến vào chiếm được thông hào thứ ba thì cũng chính người đàn bà ấy ra tay sát hại, thế là có thêm ba mươi hai huynh đệ tử thương, trong số đó có Đỗ đại huynh. Sau khi Cần Lĩnh binh chiếm thông hào thư tư thì không còn thấy người đàn bá ấy. Tìm hiểu thêm mới khám phá thông hào thứ hai và ba là ngõ cụt, vậy tên nữ phỉ Phạm Thuy Hà này trốn tránh ở đâu, hoàn toàn biệt tích không ai biết .

Lúc này trung tâm sào huyệt còn thắp sáng đèn, quân binh thổ phỉ chín lớp thông hào chung quanh đại trại, canh phòng nghiêm mật, hình như đang có cuộc họp nội bộ tại sảnh đường. Cảnh vật bên ngoài im lặng chỉ cần một tiếng động cũng đủ làm mọi người dựng tóc gáy vì trại đã bị bao vây không còn lối thoát.

Quan trọng nhất hiện giờ ai cũng biết trước sảnh đường có một lá phướn trắng, treo trên cây cổ thụ viết: "Ba ngày nữa đúng giờ Dậu trảm Lê Chi, những ai trong sào huyệt Ba Sao thức thời sớm, về với Triều đình được tự do đoàn tụ với cha mẹ, vợ con với điều kiện đem theo một hay hai thủ cấp của kẻ làm phản để chứng minh hối cải. Triều đình đón tiếp quý huynh tại cửa Đông vào giờ Dậu, nếu bằng không bị tru di tam tộc và trảm như Lê Chi".

Trong sào huyệt càng lúc càng náo động, tiếng la hét lớn, cùng tiếng đao kiếm thi nhau gào thét. Binh mã quân phỉ không biết lý do nào đưa đến nội loạn, thần trí của sào huyệt xuống thấp. Còn về huynh đệ của Hưng Việt Xã đã đột nhập vào thông hào trung tâm sào huyệt, cùng lúc đã mời trước một số lục tặc, dư đảng đi mò tôm tép, huynh đệ Hương Việt Xã lập tức lấy binh phục của thổ phỉ giả làm lục tặc Ba Sao.

Vừa đầu canh tư, Đinh, Thông, Hào, Tuyết Hiệp, Phụng Anh, Phụng Châu trên tay cầm một hay hai thủ cấp chạy về hướng Đông sào huyệt, trong trại Ba Sao bỗng nổi lên cuộc thị chúng, trại địch khởi đầu nội loạn, những thổ phỉ tay trái, tay phải cầm thủ cấy đồng đảng thi nhau về hướng lá phướn trắng.



Lữ Thư đang nóng lòng tìm đảng trưởng địch, nàng thấy sảnh đường trong ngoài năm lớp phòng bị đã co lại, nàng không ngần ngại phi thân vào sảnh đường, chỉ thoáng qua gió đàn ngọn đèn hồng sáp. Nàng đếm được mười lăm tên ngồi tại bàn hình chữ nhật trong trung tâm sảnh đường đang bàn thảo cố thủ sơn trại.

Hai cây hồng sáp lờ mờ ánh sáng, nàng nhận diện được tên Nguyễn Cự Bình phó quân binh huyện Mông Tự, còn lại những tên khác đều lạ mặt, tai nghe từng lời nói để nhận diện tên nào là đầu đảng.

Bỗng tên ngồi đầu bàn đứng lên nói :

― Mỗ muốn tìm nguyên do để chỉnh đốn nội loạn, các hạ có kế mưu nào cứ đưa ra.

Nguyễn Cự Bình đứng lên phát biểu :

― Tại hạ xin mời tướng quân Chu Hoa Cương cho ý kiến trước.

Chu Hoa Cương trợn mắt, dùng giọng mũi hừ một tiếng, rồi quát :

― Tại hạ nghĩ rằng dù có hao tổn binh lực nhiều thì tất cả tướng mã phải dụng tài năng thao lược để giữ vững Ba Sao. Kẻ nào trái lệnh mỗ xử trảm, có như vậy mới tránh tình trạng nội loạn trong lúc này.

Lữ Thư nghe tiếng nói trọ trẹ rất khó nghe nàng biết người này không phải ở Giao Chỉ. Rồi một người lạ mặt khác, giọng đổi hẳn, vẻ mặt khinh khỉnh lớn tiếng nói với Chu Hoa Cương rằng :

― Tại hạ e tướng quân đã xem chừng bị xử trảm trước, hiện nay binh sĩ lấy thủ cấp lẫn nhau để tìm đường sống, tình thế không thể nào cản trở họ được, thay vì các hạ dùng kế chiêu quân có phải được việc hơn không. Chu Hoa Cương đứng lên, tay chỉ vào mặt người mới phát biểu, mắng nhiếc :

― Tên cẩu thối Tăng Bạch Mai, đề nghị của mi không mang lại kết quả, mi phải ra lệnh nghiêm minh trảm để thị chúng, có thế mới thay đổi được tình thế không còn nội loạn.

Tên ngồi đầu bàn đứng lên phát biểu :

― Thưa quý đại huynh đừng có nhiều lời, bốn ngày trôi qua sào huyệt đã bị bao vây, tuy địch khó tiến vào ta vẫn giữ được yên, chỉ có một việc khó, đó là trong ngoài không liên lạc được. Nay chỉ vì một tấm vải trắng viết lời lằng nhằng mà quân tướng, binh mã đã đầu hành phân nửa, tại hạ nghĩ đây là một kế ly gián, chứ không thể nào đại huynh Lê Chi bị bắt một cách dễ dàng như vậy, nếu như xử trảm phải thấy xác, không thể tin vào tấm vải ấy được.

Lữ Thư xuất hiện qua âm lực :

― Quý các hạ muốn thấy xác Lê Chi thì chờ ngày mai, chính tại hạ bắt một lúc hai mươi tám tên trong đó có Lê Đạt, La Tử Hiếu, còn mười bốn huyện phủ đã giải tán hết rồi, hôm qua Triều đình đã cử tân huyện phủ, tân quân huyện đến nhiệm chức các ngươi đừng mơ ngũ nữa đầu hàng đi, biết thời thế sẽ sống, không biết là chết. Tiếng nói của nàng ở trong sảnh đường nhưng người nghe tưởng chừng ở ngoài nói vào. Tất cả nghe tiếng nói của nàng rợn rợn lạnh người, trong âm có nội lực ép vào lòng ngực như đánh trống da "bình bịch", nàng liền búng vào bàn một tia máu.

Tên ngồi đầu bàn trông thấy những giọt máu tươi, kinh hoảnh hỏi :

― Ai đó, mỗ là đảng trưởng sào huyệt Ba Sao họ Từ tên Tốn chẳng sợ ai, xin mời nữ hiệp diện kiến. Nàng xuất hiện bên trong cửa có tấm màng lụa mỏng màu vàng, chân bước nhẹ không hề sợ hải, khi đã vào hang hùm, nàng vừa nói tay chỉ vào mặt kẻ thù hỏi :

― Ai là người hạ thủ tướng quân Đỗ Trọng Chí ?

Từ Tốn nghiến răng mím môi đáp :

― Chính mỗ hạ lệnh cho độc trùng Phạm Thuy Hà giết Đỗ Trọng Chí, y chết cũng tốt thôi, ai dám đụng vào sào huyệt Ba Sao này là tự dâng xác vào cửa địa phủ.

Thực ra y còn một bí danh khác tên là Từ Ngọc Lê vừa dứt lời, lập tức nàng vận nội lực vào hai tay xuất chiêu "Hận Hồn Du" bế thập nhị huyệt của mười lăm địch thủ, nàng tiến ra sảnh đường tay chỉ vào mặt từng tên nói :

― Tại hạ đã vào sảnh đường rồi, mục đích đêm nay là lập bảng phong ma đồng đảng Ba Sao, không ngờ ngẫm cơ các đầu đảng hội ngộ nơi cửa Diêm la này rất đầy đủ. À tên Từ Ngọc Lê còn có bí danh thứ hai là Từ Trần, như thế là không đáng để sống rồi. Nàng liền xuất luôn một chiêu "Phong Hỏa Đình" lấy gió hóa lửa, tống táng tên Từ Tốn bay ra khỏi sảnh đường rơi xuống đất, nằm chết như bao thịt trên bảy mươi cân, xương cuộn tròn nhừ bấy.

Còn lại mười bốn tên đầu đảng đã bị nàng điểm huyệt, không ngờ tên Chu Hoa Cương giải được huyệt, phi thân đến gần Lữ Thư, y xuất một chiêu kỳ ảo, nàng chưa bao giờ thấy qua. Nàng nghĩ thầm:– Tên trọ trẹ này giải được huyệt tức nhiên võ học phải hơn người, y từ đâu đến nhỉ, lý do gì có mặt trong sào huyệt Ba Sao này, y là ai ? Nàng để ý thăm dò tiếng nói của Chu Hoa Cương, ít nhất đã nghe qua một lần ở đâu đó, nàng hỏi :

― Gian tế Hán họ Chu tên Hoa Cương từ đâu đến đây, người bản xứ không có giọng nói này ?

Chu Hoa Cương lườm Lữ Thư một cách thèm mồi phụ nữ, đắc chí đáp :

― Không cần biết mỗ từ đâu đến, bản xứ hay không chỉ lấy võ học để trả lời, đừng nhiều lời nữa, lúc này chỉ phân thắng bại để mở lối đi ra khỏi sanh đường thì sống.

Chu Hoa Cương xuất một chiêu quyền kỳ ảo gió mạnh từ đôi tay cuồng cuộn theo quyền đánh tới, mười bốn người đứng gần phải lùi xa năm bước. Lữ Thư tránh được chiêu quyền của địch thủ, nàng biết đây là tên gian Hán đã gặp tại tư gia Mao Tùng Khố, trong thành Phiên Ngung, thì ra tên gian tế La Tử Hiếu phụ trách liên hệ quan trường, còn Chu Hoa Cương lo về huấn luyện binh mã, thế mà lâu nay không ai biết tên Chu Hoa Cương đúng là y hoạt động rất bí mật ! Cũng may hôm nay y lộ diện có thêm một gian tế Hán thuộc loại đại diện võ học nhà Hán, ta sẽ đem tên này về Nam Khê Sơn mới được.

Nàng nghĩ ra một kế, lời nói đôi để cho họ Chu thu nhỏ tâm thần lại :

― Tại hạ, biết các hạ từ đâu đến rồi, cũng nhờ bộ pháp này mà tại hạ nhớ người đặt tên, võ học Trung nguyên cũng tạm xem được đấy chứ. Chu Hoa Cương tự nghĩ thầm:– Nay chân tướng của mỗ đã bị lộ, có thể mười bốn tên trong sảnh đường này làm nội giám ư ? Mỗ phải diệt trừ rồi sau mới tính đến nữ nhân này, y hỏi :

― Tại hạ xem ra lời nói của Nguyễn Cự Bình rất đúng. "E rằng tướng quân Chu Hoa Cương xem chừng bị xử trảm trước" Thế thì bây giờ tại hạ phải xử trảm mười bốn các hạ trước khi mỗ bị xử trảm sau cùng nhé ?

Chu Hoa Cương xuất mười bốn chiêu quyền cùng lúc, dụng hết nội lực, hướng thẳng vào Nguyễn Cự Bình cùng đồng bọn. Mười bốn cao thủ Ba Sao cũng không vừa tuy bị Lữ Thư điểm huyệt mà vẫn còn sức chống cự. Nguyễn Cự Bình ra hiệu đối địch cố hữu dụng đa đánh tiểu, chia nhau thủ thế vòng tròn, Chu Hoa Cương bị bao vây vào trung tâm, tiếng động chiêu quyền trong sảnh đường vang lên như sấm "ầm ầm" tất cả vật dụng trang trí rơi xuống đất, cột sảnh đường động mạnh rung chuyển trần nhà, những mãnh ngói rơi xuống "ào ào" bụi bay mịt mù trong sảnh đường.

Lữ Thư đứng ngoài trận chiến chú ý chiêu số của tên Chu Hoa Cương, sau ba khắc thấy phe đảng Nguyễn Cự Bình có năm tên lăng xuống đất chết tươi, Chu Hoa Cương phi thân ra khỏi vòng vây, Nguyễn Cự Bình ra hiệu thủ thế vòng cung, hai bên vừa thủ vừa tấn công hơn hai mươi chiêu nữa, lúc này Chu Hoa Cương hơi thở dồn dập, còn đồng đảng Nguyễn Cự Bình có tám người thoi thóp thân hình đứng không vững, từ từ ngã lăng xuống đất, vang lên tiếng khô khan "bịch bịch" rồi nằm im liềm xuôi tay chết, chỉ có Nguyễn Cự Bình còn đứng vững. Lữ Thư vui mừng, cười thầm:– Quân tướng Ba Sao tự nội loạn, họ thay phiên nhau quét sạch đồng đảng, người ngoài cuộc không cần phải bẩn tay hao trí và tốn sức.

Nàng chú ý nhìn vào những xác chết không thấy đổ máu, thế mới biết tên Chu Hoa Cương không phải thứ võ học tầm thường, ta không nên xem thường y. Nàng có ý can thiệp cứu Nguyễn Cự Bình, nhằm cho y tạm sống để tìm nguyên nhân về sào huyệt Ba Sao tại sao có nữ phỉ Phạm Thuy Hà, lúc này binh mã sào huyệt Ba Sao thực sự đã biến thành bầy ông vỡ tổ, ngoài sảnh đường tiếng la hét và tiếng đao kiếm thưa thớt dần.

Nàng cười lớn tiếng "ha hà…" vừa cười vừa hỏi kẻ đối diện :

Nào họ Chu gian tế Hán, lai giả bất thiện, mi đã đánh chết con số mười hai nhân mạng đủ rồi, dừng tay lại nghe tại hạ hỏi đây. Mi đến từ Trung Nguyên, xem ra có thực chất lắm dám độc thân độc mã vào đất Nam Việt, vậy tại hạ mời vài chiêu thí mạng có được không ?

Chu Hoa Cương thấy đối phương đang trợn mắt nhìn, liền mỉm cười đáp :

― Mỗ thấy thân mi không đỡ được nửa chiêu quyền Trung Nguyên đâu, thì làm gì gọi là thí mạng. Mi cút đi đừng để mắt mỗ thêm con số mười ba.

Lữ Thư vốn đã đề phòng trước những chiêu quyền khác lạ. Nàng cười không có gì gọi là khiếp sợ :

― Này gian tế Hán đừng đắc chí, mới hạ được vài đồng đảng của mi là đã vênh mặt ư ? Tại hạ đến đây mục đích để bắt gian tế Hán, vậy mi không thoát khỏi nơi này đâu, tuy tại hạ là phận nữ cũng có bản lãnh lấy xác mi như tên Từ Trần vậy, nào mời ra chiêu trước.

Chu Hoa Cương nghe nàng nhắc tên Từ Trần trong lòng cũng hơi khiếp sợ, ít nhất đã chứng kiến chiêu pháp kỳ tài của nữ nhân. Chu Hoa Cương xuất quyền nhanh vô cùng nhưng vẫn còn chặm hơn Lữ Thư một khắc. Chu Hoa Cương xuất quyền được phân nửa chiều dài, thì gặp một luồn gió thổi mạnh vào chiêu quyền đụng bàn tay kêu hai tiếng "rắc rắc" thật giòn. Chu Hoa Cương mới biết bị nữ nhân bẻ gãy tay làm đôi, tay còn lại Chu Hoa Cương dụng hết tàn lực xuất quyền tới, nàng phi thân ra sau lưng họ Chu xuất nhanh chiêu thứ nhất "Sơn Hỏa Bí" ánh sáng hỏa chiếu núi non trời đất, chiêu thứ nhì "Thủy Hỏa Ký Tế" từ hỗn mang biến thành trật tự. Trong sảnh đường tiếng vang dội "Ầm ầm... rầm ... rầm" đồ vật trong sảnh đường không ngừng đổ xuống tất cả tan vỡ khua động "ào ào". Nàng phóng liên tiếp nội lực vào họ Chu như búa thiên lôi đẳng luôn hai chân, một tay của Chu Hoa Cương, nàng thấy thân thể địch thủ cũng phải cười "ha hà …" nói:

― Đúng là con gà cồ luộc chín, đã chặt đứt hết hai tay, hai chân chỉ còn thân trơ trụi, bây giờ mi tự do đi tâu với Hán Đế, cho tại hạ gửi đôi lời này nhé:– Ở Nam Việt có một nữ nhân thích ăn gà cồ Hán. Nàng lấy hai cánh tay áo, hai ống quần của Chu Hoa Cương buộc lại, rồi quăng thật xa dính vào cành cây cổ thụ treo đong đưa lơ lửng như một tổ chim sâu.

Tại sảnh đường chỉ còn lại tên Nguyễn Cự Bình, y đã chứng kiến cảnh tượng kinh ngạc, chưa bao giờ thấy trên giang hồ có một nữ hiệp võ học kiệt xuất.

Lữ Thư đến trước mặt Nguyễn Cự Bình, phỏng đoán hỏi :

― Có phải các hạ lập ra đường thông hào trong sào huyệt Ba Sao này không ?

Nguyễn Cự Bình không ngờ nữ hiệp xa lạ lại biết phá thông hào để vào sảnh đường, phần lo sợ đã thấy thân thể của Từ Trần và Chu Hoa Cương biến thành bã đậu hủ, y thực thà thưa không dấu lời nào :

― Thưa nữ hiệp, kẻ hèn này đáng tội chết, không thể tha thứ được, sự thực cũng vì Lê Chi áp bức cả nhà kẻ hèn không còn cách nào để sống, nên mới hiến kế lập thông hào cho Lê Chi. Ngày trước Gia gia của kẻ hèn làm quan quân huyện, chỉ bảo kẻ hèn học văn hiểu võ, thuở ấy thường chơi trò đắp lũy xây thành bằng đất với Lê Chi, lúc nào thành lũy của kẻ hèn cũng hay và đẹp hơn, không ngờ chính trò chơi ấy trở thành nạn nhân ngày nay của Lê Chi.

Lữ Thư thừa biết dù có quân binh vạn mã cũng không chiếm được sào huyệt này, nàng hỏi :

― Tốt lắm các hạ thực tâm không có lời chi gian dối, vậy tại hạ cho các hạ một ước nguyện cuối cùng.

Nguyễn Cự Bình tay chân run rẩy như điên, không sợ chết mà sợ tàn phế như Chu Hoa Cương, miệng lắp bắp đáp :

― Thưa nữ hiệp, kẻ hèn này không có ước nguyện gì hết, sống chết do nữ hiệp định số, dù có ăn năn, hối cải cũng đã muộn rồi, tội làm thân phải chịu, nếu có thân tàn phế hay chết cũng không ân hận trách ai .

Lữ Thư không sao nhịn được trước con người chuẩn bị chết lời nào cũng thực thà, nàng ngửng mặt lên trời cười "ha hà…" tay cắm kiếm vào bao nói :

― Tốt lắm, tại hạ không ra tay hạ thủ các hạ, vậy các hạ phải sống để thực hiện ước nguyện của mình. Công việc trước mắt, các hạ kêu gọi tất cả đồng đảng đầu hàng, tuyên bố giải thể sào huyệt Ba Sao. Lấy công chuộc tội lỗi thì được tại hạ miễn tra xét.

Nguyễn Cự Bình qua khỏi hoảng sợ, lấy lại được sự bình tĩnh vội đôi tay chấp xá như cúng sao, nói :

― Đa tạ nữ hiệp, việc kêu gọi đồng đảng đầu hàng đó là việc nhân đức, kẻ hèn này làm được, còn lẽ sống của tại hạ để làm người thì kẻ hèn này xin nguyện đầu quân dưới trướng của nữ hiệp.

Quả nhiên Lữ Thư đã hiểu ngay không đợi Nguyễn Cự Bình nói dứt lời, liền ồ một tiếng, rồi đỡ lời :

― Được lắm, trước nhất tại hạ sẽ giới thiệu các hạ đầu quân vào Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, chủ trương thương dân, diệt trừ ác, đãi binh, các hạ thấy thế nào ?

Nguyễn Cự Bình sực nhớ lại, lòng hoảng sợ chân bước đến ghế ngồi rầu rĩ đáp :

― Thưa nữ hiệp không ổn rồi vì Ba Sao hạ thủ tướng quân Đỗ Trọng Chí, tội ấy Cần Lĩnh Nam không tha thứ cho tại hạ .

Lữ Thư hiểu được nổi lòng của đối phương nói :

― Thực ra bản thân muốn sinh tồn không phải là dễ dàng, người không tha thứ các hạ chính là tại hạ, chứ không phải Cần Lĩnh Nam. Còn một câu hỏi cuối:– Ai là người có liên hệ với y thị Phạm Thuy Hà và có cách nào giả độc không, xin các hạ cho biết ?

Nguyễn Cự Bình ho nhẹ một tiếng, rồi đáp :

― Thưa nữ hiệp, chính là Lê Chi liên hệ mật thiết với y thị, về phương pháp giải chất độc, tại hạ nghe nói: Vận công thổ khí huyệt, qua thạch môn trung cực đẩy xuống "khúc cốt" rồi đưa đến "hối âm" làm ba lần là chất độc được hóa giải.

Lữ Thư cau mày rồi hỏi tiếp :

― Như vậy nữ phỉ ấy có nhiệm vụ gì ở đây và hiện giờ đang ở đâu ?

Nguyễn Cự Bình bị những câu hỏi của Lữ Thư quá dồn dập, liền thưa :

― Lê Chi rất tham vọng, sau cuộc nổi dậy này y nhờ mụ độc trùng Phạm Thuy NHà tiêu diệt những tên quan huyện có tham dự vào cuộc, tên Lê Chi hứa với mụ sẽ giao quyền phụ chính triều Lê tại Phiên Ngung thành. Lê Chi cấp lệnh bài cho mụ độc trùng cố thủ thông hào số hai và số ba, đây là thông hào bí mật giao tiếp với sảnh đường, đặc biệt cuối thông hào là ngõ cụt, tại đây là cửa sống đi thông xuống núi.

Lữ Thư nghe nói ngẩn người ra, liền dùng thành ngữ chửi thầm "Chưa được làm xã, đã nhảy làm vua" rồi hỏi tiếp :

― Mụ độc trùng có mặt ở tại thông hào ngõ cụt, như vậy là đã chạy thoát thân rồi ư ?

Nguyễn Cự Bình liền đáp :

― Thưa nữ hiệp, nếu y thị đã đến đường cụt ấy xem như ra khỏi núi Ba Sao rồi, đúng thế đó là con thông hào để thoát nguy hiểm.

Lữ Thư đã nghe nói lời trung thực hơi yên tâm nói :

― Thôi được đại huynh đến cây cổ thụ có treo tên Chu Hoa Cương, thi hành lệnh khẩn kêu gọi đảng chúng đầu hàng, sau đó theo tại hạ về Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam.

Binh mã sào huyệt Ba Sao chết hơn phân nửa, phần còn lại đầu hàng. Nguyễn Cự Bình sợ sào huyệt này bị kẻ sấu sử dụng thì sau này hại đến toàn dân trong vùng, hơi luyến tiếc, ông thực lòng hỏi :

― Thưa nữ hiệp sào huyết Ba Ba là một công trình xây dựng kiên cố, nay nữ hiệp có xuất lệnh phá hủy toàn bộ thông hào hay phóng hỏa đốt trại kín, trại nổi, hầu ngừa trước hậu quả sau này, nếu có kẻ sấu sử dụng thì nguy lớn cho dân trong vùng.

Lữ Thư ngăn cản không cho phá hủy :

― Ba Sao là thành trì kiên cố có thể hữu dụng về sau, tất cả để nguyên, riêng binh mã chiêu hàng phải lập trại ngoài sào huyệt, còn trong trại này do Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam quản lý, tại hạ còn nhờ đến đại huynh hướng dẫn cách bố trí quân binh tại thông hào, trại nổi và trại kín, đại huynh nghĩ thế nào ?

Nguyễn Cự Bình thầm nghĩ:– Rất có lý, khâm phục, rồi nói :

― Thưa nữ hiệp, tại hạ tuân lệnh, làm tất cả những gì nữ hiệp vừa truyền lệnh.

Lữ Thư liền khen ngợi :

― Đại huynh thi hành như vậy tốt lắm, hai nữa một người lương thiện lúc nào cũng suy nghĩ lợi cho Lạc dân, đúng là kẻ thiện có khác ở tấm lòng .


Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com


Hồi 13
Nhật Nguyệt Xé Gió Dầm Sương
— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét