Phương Trời Bách Việt - Chương Bảy ( Huỳnh Tâm )

Giang hồ trôi nổi vẫn còn kiếm khách

Hoàng Phi Bằng tiển đưa Trần Bình Thành, Đào Phụng Châu ra sân động, chàng nói :

― Chúng ta hết lòng kháng địch Hán, mai này Nam Việt sẽ rạng ngời nhờ nới quý huynh đệ, hãy lên đường làm tròn nhiệm vụ thời trai Lạc Việt, tạm biệt.

Chàng gọi năm con đại hạc bay xuống lưng chừng trong động, hai chàng trai phi thân lên hạc bay thẳng hướng Bắc, người ở lại người đi cùng vẫy tay chào theo. Hoàng Phi Bằng gọi Anh Tuấn, Mẫn Trâm :

― Các hài nhi ở đây lo tập luyện võ học nhé.

― Thưa Thúc Bá, vâng ạ.

Hoàng Phi Khải thấy Lữ Thư và Phi Bằng vào sảnh đường, chưa kịp ngồi xuống ghế, Phi Bằng nghiêm nghị nói lớn :

― Ai ra lệnh điều động Thư tỷ tỷ đi đến sào huyệt Trà Bích Sơn ?

Lữ Thư bối rối trước câu hỏi của Phi Bằng, nàng ấp úng trong miệng, muốn nói mà không thành lời, đáp :

― Tỷ tỷ tự ý đi, không ai ra lệnh cả.

Hoàng Phi Bằng nhìn thẳng lên mặt Lữ Thư, đôi tay vận công, sa sầm mặt lòng dằn được nộ khí, rồi đột nhiên chàng cười trong cơn đau khổ "ha há" nói tiếp :

― Tỷ tỷ rời khỏi thành Phiên Ngung sao không cho đại huynh và đệ biết hả ?

Hoàng Phi Bằng lòng rất phiền muộn bà chị cứng đầu, chàng lấy Kim Ấn lệnh Nam Việt Vũ Đế để trên bàn, trước mặt Lữ Thư nói tiếp:– Tỷ tỷ có biết tình hình đất nước ngày nay như thế nào không. Hiện nay tỷ tỷ bỏ Phiên Ngung là đồng mưu với gian tế Hán, nay chiếu theo lệnh của triều đình tội lần thứ nhất thì bị xẻo thịt thành từng mảnh nuôi kên kên đó biết chưa ? tội nào cũng đem ra trảm quyết.

Lữ Thư ôm mặt khóc thút thít, lòng sợ hải trước thanh kiếm của Hoàng Phi Bằng đang cầm trên tay, nàng tự nói thầm:– Thế nào thân thể này cũng bị xẻo từng miếng thịt. Nàng sầu đứt ruột, nước mắt đầm đìa tuôn như mưa, khuôn mặt chữ điền, đôi má ửng hồng xinh đẹp của nàng, giờ này như đổi phai dung nhan màu da vàng nhạt, tay chân rung rung từng chặp. Trong ký ức nàng còn nhớ lại thúc bá Hoàng Phi Cương cũng vì tội phản quốc mà phải chết dưới tay của Hoàng Phi Bằng, bây giờ đến phiên mình cũng mang tội này, nhưng thực tình mình nào có phản quốc bao giờ đâu ! Mình chỉ sai lầm là do tính háo kỳ xuôi bảo, đi một chuyến để biết Đỗ Trọng Chí là ai, tin đồn đãi rằng người này trạng nguyên văn võ, bản lĩnh phi thường, biết trọng dụng hiền sĩ. Chứ không ngờ mình lại rơi vào trùng hợp tội phản quốc trong lúc này ! Quả thực cũng tại mình gây ra làm sao trách được Hoàng Phi Bằng, mình chỉ trách mình mà thôi, tuy mình là đấng anh thư, nhưng tại sao không đứng thẳng để nói sự thực từ đáy lòng mình cho hiền đệ hiểu, mình ở gần Hoàng Phi Bằng thừa biết tính tình hiền đệ nhu mì, thuận hòa, thương yêu tình thủ túc, nhưng khi va chạm đến hai chữ Bách Việt thì sắt thép lạnh hiện thành lò hồng, không tha thứ bất cứ ai.

Qua lời lẽ và ý tình, Nàng suy nghĩ đến đây rất sợ hải, nhưng đến lúc phải đứng thẳng, Nàng nhún vai tự thì thầm:"– Biết đâu hiền đệ tha thứ không tính đến chuyện hại mình" đành nói thực:

― Hiền đệ, trước khi tỷ tỷ chết phải nói được sự thực tận đáy lòng, còn hiền đệ có nghe hay không thì tùy nghi phán quyết ! Sở dĩ tỷ tỷ đi đến sào huyệt Trà Bích Sơn thuộc huyện Ni Lộc, là có ý háo kỳ muốn biết Đỗ Trọng Chí như thế nào mà thôi, có tin đồn rằng thanh niên này bản lĩnh cao cường hơn người, kiếm đao nhân đạo cũng khác thường, dũng sĩ không hiện hỷ nộ ái ố, kiếm sở hướng đạo chứ không phải vì vô dịch, kiếm dịch nhân chứ không phải nhân dịch kiếm, còn nữa người ta nói anh hùng này khống chế được bản thân không đố kỵ thì lòng đau khổ. Cho nên tỷ tỷ háo lòng, kém suy nghĩ rội ra đi mà không vấn ý đại huynh cũng như hiền đệ, tỷ tỷ là đấng anh thư họ Hoàng nữ tính vẫn không thay đổi, mọi việc từ tầm nhìn trên cao hướng xuống minh bạch và nhất quyết không để thiên hạ đàm tiếu họ Hoàng, đó là lý do thôi thúc tỷ tỷ tìm hiểu nhân tài tuấn kiệt anh hùng trong Cần Lĩnh Nam, nếu hiền đệ ở vào vị trí của tỷ tỷ thì hiểu lòng ý của nữ giới khao khác những gì ?

Hoàng Phi Bằng tuy không nhìn thấy trong lòng Lữ Thư nhưng căn cứ vào giọng nói, làm cho lưỡi kiếm cũng mềm, chàng bèn lạnh lùng hỏi :

― Tỷ tỷ phải để Bách Việt trên đầu, còn việc riêng tư dịp này không diện kiến được thì dịp khác, Đỗ Trọng Chí là người của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, ngày tháng còn dài khi ấy tỷ tỷ diện kiến cũng đâu có muộn màn, chẳng lẽ vì một Đỗ Trọng Chí mà xem thường Vương pháp. Tỷ tỷ đừng nghĩ rằng "Vương pháp không bằng tình nhà" hay nhân tình chi đó. Đối với thành phần có ẩn ý phản Tổ Quốc thường là bất tuân. Tỷ tỷ nên nhớ đây là lệnh triều đình "Bài Hán Phục Việt" chứ không phải là phục nhân phục tình, Lạc dân phải thi hành vận nước mà "Vạng tử bất từ" Lữ Thư nghe đến đây, thân thể mỗi lúc mệt mỏi, tiếng nói của nàng yếu dần không thành lời :

― Tỷ tỷ vì tính háo kỳ, nghe nói không bằng gặp mặt đó là ngu muội, vậy hiền đệ xuất kiếm đi, tỷ tỷ không ân hận đâu vì đã nói lên được sự chân thành trong lòng rồi !

Hoàng Phi Bằng cảm thông tình cảnh của tỷ tỷ, lòng tự nhủ:– Thực ra mình thừa biết hiền tỷ là một anh thư nữ tú, thập toàn thập mỹ, không phải là kẻ phản quốc, cũng không phải là nữ vô dụng, tỷ tỷ muốn tự đi tìm hiểu một chân dung lý tưởng cho đời mình, nhưng vì cạn suy tính mới bị mình bắt nạt, hôm nay cũng là dịp thử thách, hy vọng tỷ tỷ hóa đau khổ thành lực lượng hùng dũng, mai sau tinh thần cứng cỏi, đứng trước mọi trở ngại khó ai cám dỗ, dù tỷ tỷ đứng trước gió sương cũng không hề sờn chí, dù cho hoàn cảnh nào cũng không nao núng .

Hoàng Phi Bằng thu lại Kim Ấn lệnh. Lữ Thư biết mình được sống trong lòng mừng vui vô hạn, nhưng lại òa khóc nức nở, nước mắt chảy che cả đôi mắt chỉ còn thấy cảnh sảnh đường lờ mờ, nàng ngất xỉu tại chỗ vì xúc động. Hoàng Phi Bằng thấy vậy chạy lại đỡ Lữ Thư ngồi dậy, lần đâu tiên Hoàng Phi Bằng tay đỡ, tay lau nước mắt cho Lữ Thư nói :

― Tỷ tỷ ơi, tĩnh lại đi có đệ bên cạnh đây mà, tỷ tỷ làm sao vậy ? Chàng liền xem mạch lý để tìm hiểu nguyên nhân, không thấy triệu chứng gì cả, chàng thấy tỷ tỷ sức có phần yếu, mới hiểu ra tỷ tỷ vì mừng thoát chết cho nên mới có triệu chứng này, chàng lấy ra một viên "Thanh Hổ Long đơn" búng vào "Đới mạch" thân thể Lữ Thư từ từ tĩnh lại, nàng thấy hiền đệ đang đỡ nàng ngồi, Lữ Thư hỏi :

― Hiền đệ à, thân thể của tỷ thấy sao mà bủng rủn thế này ?

Hoàng Phi Bằng thể dài nói khẽ :

― Tỷ tỷ vẫn bình thường, trong khắc nữa là khỏe. Hoàng Phi Bằng dìu Lữ Thư ngồi lên ghế .

Hoàng Phi Khải chỉ chứng kiến mà không can thiệp vào chuyện của Lữ Thư và Phi Bằng vì để Lữ Thư tự biết phân minh đâu là pháp nhà, luật nước. Khi hiểu rõ tự nó giải không kết, chàng an uổi nói :

― Hiền đệ đi ra ngoài động cho thư thả tinh thần, mời tỷ tỷ của đệ cùng đi nhé ?

Hoàng Phi Bằng vâng lời, mời Lữ Thư nhưng nàng không dám đi, để lòng sợ một vị Hộ pháp hung hăng, nàng nói rất nhỏ :

― Tỷ tỷ còn yếu trong người lắm, hiền đệ đi một mình có sao đâu, phải chi đệ còn bé thì tỷ tỷ đi theo trông nom, tỷ ở nhà hầu chuyện với Khải đại huynh.

Hoàng Phi Bằng cười hòa, nói nửa lòng chân thành nửa lòng hù để Lữ Thư không còn ỷ lại thân thế :

― Lúc nào đệ cũng còn bé, dù sau này đệ có vợ, có con cũng vẫn còn bé, đệ lúc nào cũng vâng lời tỷ tỷ, trái lại có đôi việc tỷ tỷ cũng phải nghe lời đệ, đệ đã nguyện dâng hiến hết cuộc sống này cho tình nhà, tình Bách Việt, nhưng phải phân minh, việc nhà, việc nước khác nhau, không được trộn lẫn lộn làm một, có như vậy mới cầm được kỷ cương Cần Lĩnh Nam, người cầm cân nẫy mực của một tập thể phải nhạy bén, trí tuệ thông suốt, thấu hiểu nguyên nhân đời sống, tình cảm, nếu mình tính toán sai, hay vị nể thì khác nào cố ý đưa cả một tập thể vào cửa tử, người trượng phu cần những cá tính ấy để thi thố với đời, nhờ vậy đệ sử lý nhiều việc không sai, nếu có sai cũng không đến nổi khiêm trọng, họ Hoàng luôn luôn hành động phân minh dù Nam hay Nữ cũng thế, tỷ tỷ hiểu rõ hơn ai hết, lúc trước Thúc bá Hoàng Phi Cương, đệ sử lý như vậy có sai không ? Chính Tổ phụ còn phải công nhận là làm đúng, còn Cô mẫu Phùng Hưng sử lý như vậy thế mà Nam Việt Vương Phùng Nam cảm ơn, khen đệ thi hành đúng Vương pháp, nếu không làm vậy thì ba đời họ Hoàng và họ Phùng bị trảm hết rồi, nói chung không ai oán đệ cả, cuối cùng trong lòng đệ là người đau khổ nhất cũng trớ trêu thay ! Người mình kính trọng nhất lại là kẻ thù nhà.

Trở về việc của tỷ tỷ, đệ hiểu được khí tính không khiếp nhược, có tình cảm, không sợ thân nữ không ai đoái hoài tới, lòng người chân thực, trong sáng, nhưng mà tục ngữ có câu : Nam làm quen với Nữ cách một ngọn núi, Nữ làm quen với Nam cách một màng the. Tỷ phải biết điều này mới phải chứ. Nhất là người Hán đang gây điêu đứng cho Nam Việt. Bổn phận của tỷ tỷ luôn luôn hướng về tương lai tốt đẹp của muôn dân, nhưng tỷ tỷ nhằm lúc bỏ thành Phiên Ngung, trùng hợp lúc gian tế Hán xuất hiện, hoàn cảnh ấy buộc đệ phải phân minh về tội phản quốc, biết rằng bị oan cũng không gỡ ra được, dù Gia gia Mẫu thân có ở đây cũng không tài nào biện hộ cho tỷ tỷ, đây là một kinh nghiệm sống không được rời khỏi nhiệm vụ trong lúc đất nước đang cần mình, bây giờ tỷ tỷ được bình an, nhờ tư chất tự nhiên vốn trong sáng, đệ cũng hiểu được tình thương yêu mà tỷ tỷ đã dành riêng cho đệ, hy vọng không vì hôm nay mà để lòng buồn phiền nhé ?

Trong lòng của Lữ Thư từ trạng thái sợ hải đến bình an, bây giờ đôi môi của nàng mới có một nụ cười hơi thoải mái:

― Tỷ biết khúc xương nào cũng liền gân, tỷ đệ liền ruột vĩnh bất phân ly, chẳng qua hành động này hiền đệ bảo vệ tỷ, cũng là ngày tỷ học hỏi nơi đệ nhiều lắm, tỳ cũng hiểu đau gân đụng xương, nói chung người đang làm, trời đang nhìn rất công minh.

Hoàng Phi Bằng cười hòa một lần nữa nói :

― Tỷ tỷ muốn học hỏi thì đi cùng đệ, ra ngoài động để thư giãn, đây cũng là dịp tốt để phát huy tài năng, tỷ không đi một ngày thì một buổi cũng được.

Lữ Thư gật đầu đồng ý, cả hai ra sân động. Hoàng Phi Bằng nói với Tuấn và Trâm :

― Chiều nay gia đình mình năm người đồng dùng cơm tối ngắm trăng, các điệt đi chuẩn bị nhé, bây giờ Thúc Bá và Cô Mẫu ra ngoài sẽ về đúng thời cơm, nếu còn thời gian thì các điệt nhi tiếp tục tập luyện, nhớ thưa lại với Gia gia của điệt nhi, nếu có giản biên thì tự giải quyết, đừng lo cho Thúc Bá và Cô Mẫu nhé ?

― Dạ chúng điệt nhi vâng lời ạ.

Hoàng Phi Bằng nắm tay Lữ Thư phi thân vào không gian. Lữ Thư đã nhiều lần chứng kiến hiền đệ phi thân, như đi trên mây tại thành Phiên Ngung, từ đó đã để lòng thán phục, hôm nay nàng càng ngạc nhiên hơn vì hiền đệ phi thân cao hơn, tốc độ gấp năm lần trước, vượt trí xét đoán của nàng, nghĩ thầm:– Võ học của hiền đệ sao mà huyền diệu thế này ?

Hoàng Phi Bằng xoay lại hỏi :

― Tỷ tỷ chuẩn bị tự phi thân, đệ sẽ giảm tốc độ để tỷ tỷ theo kịp nhé. Hoàng Phi Bằng vừa thả tay, Lữ Thư choáng váng bởi tốc độ mất thăng bằng, tay chân quờ quạng trên không, Hoàng Phi Bằng nhắc nhở Lữ Thư :

― Tỷ tỷ vận dụng nội lực vào đơn điền, cong người lại phóng thẳng ra, đôi tay xếp lại, chân búng lên, tiếp tục sè đôi cánh tay ra, cứ thế mà luyện tập sẽ thành công.

Quả thực năm khắc sau Lữ Thư phi thân như có phép lạ, nàng mừng thầm và muốn tìm phương thức khác để phi thân:– Bây giờ mình xuống đất phi thân lại thử xem có được không ? Liền thực nghiệm phi thân lại từ đất lên không trung, tự cảm thấy bất bình thường, khó nhất là làm sao cân bằng thân thể, lấy gió làm sức đẩy, cũng có thể chuyển động thân thể theo đệ Phi Bằng thì thành công. Nàng thở phào rồi thầm nghĩ:– Đúng vậy dục tốc bất đạt, cứ theo phưong pháp của đệ Phi Bằng là phi thân nhanh hơn, không cần vận dụng nội lực nhiều.

Từ sau lưng Hoàng Phi Bằng bật cười, quắc mắt nhìn lại nói :

― Tỷ tỷ thấy thân thể bị lạnh phải không ?

Hoàng Lữ Thư ngẩng đầu về hướng trước, hai luồng nhãn tuyến sắc bén tợ liễu diệp phi đao, giọng dịu dàng đáp :

― Đúng vậy, sao hiền đệ biết ?

Từ tay áo Hoàng Phi Bằng lùa ra một luồng kình phong, lập tức chuyển một tia sáng bạc vào Lữ Thư, rồi nói :

― Tỷ tỷ dụng nội lực vào đơn điền, tỏa sức nóng theo đường thần kinh, thân thể sẽ ấm lại bình thường, khi nào thấy tay chân mỏi thì tìm một cổ thụ để nghỉ ngơi dưỡng sức.

Đôi mắt Lữ Thư chớp hiện ánh sáng tình tỷ đệ lấy một hơi thở dài và lên tiếng vừa đủ nghe :

― Hiền đệ cho tỷ tỷ phi thân xuống nhé vì đã mỏi lắm rồi.

Hoàng Phi Bằng kêu "à" một tiếng, rồi lại cười thật duyên dáng nói với chị một hơi :

― Được chứ, hiện giờ tỷ tỷ cùng đệ đã đi quá xa Nam Khê Sơn phải trở về thôi, à đằng kia có cây cổ thụ, đề nghị tỷ tỷ xuống ấy nghỉ ngơi đã.

Hoàng Lữ Thư cảm thấy trong cơ thể thoải mái nhiều, tất cả những phiền não không còn động lại trong tâm tư, nàng cảm động nhất là thấy hiền đệ của nàng đã lớn khôn, văn võ song toàn với khả năng kinh luân, nàng cảm ơn hiền đệ bỏ ra nhiều tâm huyết truyền thụ võ học. Nàng vội dừng bước quay đầu lại, hai mắt tia ra luồng nhãn quang hiền hòa, rồi trầm giọng hỏi Hoàng Phi Bằng :

― Này hiền đệ à, tỷ tỷ muốn luận về nội công có được không ?

Hoàng Phi Bằng vội cúi mình đáp :

― Thưa tỷ tỷ, nếu luận về nội công thì thú vị lắm, có như vậy kiến thức mới mở ra muôn hướng.

Lữ Thư mừng rỡ, nhắp môi hỏi :

― Thời đại Hùng Vương, có Đức Phù Đổng võ học phi thường. Ngài đánh tan giặc Ân rồi phi thân biến mất, chỉ để lại thế gian một thân thế huyền lý. Thế thì võ học của hiền đệ, nay đã đến trình độ như người xưa chưa ?

Hoàng Phi Bằng ngửa mặt lên trời cười một hồi dài, đáp :

― Thưa tỷ tỷ, đệ nghe không lầm trong câu hỏi có hai phần, thứ nhất võ học, thứ hai Đức Tiên Vương Phù Đổng đánh tan giặc Ân rồi phi thân biến mất. Thưa tỷ về võ học của Ngài đương nhiên phi thường vì Ngài là một hợp nguyên khí âm dương, khi Ngài vận năng khí trí tuệ thì tất cả chuyển động theo thể ý, vốn tư chất của Ngài đã có trước khi chào đời, còn cả thảy người người muốn có như Ngài phải luyện tập nhưng khó ai đạt đến trình độ ấy. Võ học của đệ chỉ là hạt nước biển, không thể đối với biển cả, nhất là Đức Tiên Vương Phù Đổng càng thua xa người xưa.

Trong võ học có định giới cho mỗi khả năng và phi định giới cho những ai biết sáng tạo, đặc biệt chỉ có Đức Tiên Vương Phù Đổng mới có võ học huyền lực, từ ấy đến nay không có nhân vật thứ nhì.

Nói chung mỗi thời đại võ học cũng thay đổi theo năng động con người, nhưng tất cả võ học đồng qui vào một điểm khởi đầu.

Sau khi thắng trận giặc Ân, Đức Tiên Vương Phù Đổng biến mất, đó cũng là thiên tính, cho nên Vua Hùng Vương ban chỉ dụ phong Đức Tiên Vương Phù Đổng để nhớ ơn Người, còn nhiều điểm cần phải học nơi Ngài, như Ngài không vì công hầu khanh tướng, Ngài là biểu tượng nước cần Lạc dân có, Ngài xuất hiện rồi biến mất để trở về ở ẩn nơi tít mù, đó là tâm thức giá trị nhất của bổn phận Lạc dân. Nói chung Ngài muốn cho chúng ta dụng năng trí tuệ, tam khí, hòa nhập thành chất liệu văn hiến vào một giá trị chung trong lòng Bách Việt. À nên nhớ, thời nào cũng không thể quên lãng sách có câu: "Một kho vàng không bằng một nang chữ". Tất cả con dân Lạc Việt học nơi Người hai chữ "Khiêm cung", biết nhún nhường không vì ta và kính trọng cuộc sống. Học văn là vốn chứa tâm thức con người duy trì đạo lý sống, tạo ra vật chất phụng sự đời, học văn nhờ có "Nang chữ".

Lữ Thư thầm suy nghĩ:– Ông đồ Phi Bằng, luận chuyện sao mà thương quá, nói nữa đi, nói nữa đi, tỷ tỷ lắng nghe đây. Bỗng một cơn gió hướng Đông thổi đến kéo hút mạnh Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng bay "vù vù" như vào chân không, vô tình cả hai chị em không cưởng lại trước sức gió. Hoàng Phi Bằng lấy lại được điềm tĩnh nấm chặt tay Lữ Thư và đẩy thân mình về sau lưng vì trước mặt có hai bích núi khổng lồ, sơ ý sẽ làm con Thiêu˗thân. Hoàng Phi Bằng định thần dùng nhãn lực và nội công để tìm nguyên nhân, chàng biết đây là gió thiên nhiên thổi theo hướng Đông-Bắc do dãy núi Thạch Yên Vũ tạo ra.

Chàng không còn lo sợ nữa chỉ bám vào bích núi, vừa bám vừa đi cho qua khỏi bên kia là an toàn, đi không được bao lâu gặp phải bích núi nhô ra làm vật cản, gió càng mạnh tiếng hú rít muốn xé tai, bào phục có những tiếng "tẹt tẹt" còn hai ống bào cánh tay gió lộng vào liên hồi "lạch phạch". Chàng lượng mình qua khỏi bích núi nhô ra thì gặp một khe nhỏ khoảng một thước, chàng đưa Lữ Thư vào trước, cả hai đồng ngạc nhiên khi qua khe núi gió thổi dịu lại không còn mạng nữa, chàng nói :

― Tỷ tỷ, có lẽ đây là một cái động, tỷ cùng đệ đi vào dò tìm thử có lối nào khác để ra ngoài không ?

Lữ Thư gật đầu đồng ý, cả hai đi theo bích núi vào trong thấy có những vật dụng cá nhân đã phủ lớp bụi màu xám dày, đi tiếp một khoảng có rất nhiều sợi ánh sáng từ trên đỉnh núi lọt xuống. Nàng biến sắc trước hiện tượng lạ lùng, nhãn tuyến dịu hẳn lại, hai tay chắp ra sau lưng chậm rãi nói :

― Tỷ cùng đệ đi ra ngoài bằng những điểm sáng đó nhé ?

Hoàng Phi Bằng có nhiều kinh nghiệm biết những sợi sáng đó giống như trong động Lạc Việt thấy vậy mà ra không được vì nhỏ quá, dù có phi thân đến nơi cũng không ra ngoài được, liền nói :

― Tỷ an tâm có người ở tức nhiên có lối ra, tỷ xem đằng kia có những bàn ghế bằng đá, đúng là bàn ăn, à trên cao có nhiều dây bện, có cả vài tấm ván thòng tòn ten, có thể đó là nơi nghỉ ngơi chăng ? Cũng có những phản đá như bàn tròn, bây giờ hãy kiên nhẫn tìm tỉ mỉ coi kỳ nhân nào ở đây không .

Lữ Thư vốn tính hiếu kỳ, lên tiếng khen :

― Ôi hay ở đây cũng có loài Kim Ngân Hoa, hiền đệ à có phải người chủ động đã khuất mặt lâu rồi ư. Hay là họ đã đi lâu rồi mà không trở lại ? Cho nên cảnh vật ở đây phủ đầy bụi trần.

Hoàng Phi Bằng từ từ nhếch môi, thoáng một nét cười, đôi luồng nhãn tuyến xoáy vào những vật dụng sinh hoạt của người xưa, khẽ gật đầu nói :

― Tỷ nói rất đúng cảnh vật này vô chủ đã hơn hai trăm năm dư, xem vật dụng thì biết chỉ có ba kỳ nhân ở đây từ thuở thanh xuân cho đến tuổi già sức yếu, rồi họ đi luôn không trở lại.

Nhân tiện chàng phất tay một chiêu "Phong trường thanh" bụi bậm trên vật dụng bay ra gôm vào gốc động, tất cả vật dụng trở thành sạch bóng, lúc này chàng để ý dấu vết và cách sống của chủ nhân. Nhất là lối ra vào động, cuối cùng chàng tìm ra khe cửa lúc nẫy, chính là độc đạo của động. Trong động ấm áp nhờ hai bích núi chắn gió, thoáng khí nhờ động rộng và ánh sáng xuyên qua như một cái rổ đang thưa úp lại. Lữ Thư thấy trong động trang bị vật dụng cá nhân đầy đủ. Lữ Thư có ý muốn biết đời sống ở đây hỏi :

― Sau này nếu tỷ chọn nơi này để ẩn cư có được không ?

Hoàng Phi Bằng tuy lần đầu vào đây có ít nhiều ngạc nhiên, như coi mọi việc đều đã sắp đặt sẳn, cảnh trong động cũng đẹp. Chàng nhìn khắp động, nhoẻn cười rồi xoay sang một mảnh bào xưa với đầy vết tích của một tướng quân nào đó thua trận rồi sống ẩn ở đây, chàng vội trả lời câu hỏi của chị :

― Tỷ sống ẩn ở đây được lắm nhưng phải hiểu qui luật của gió, cũng như ra vào cửa động, nội lực của tỷ tỷ nay thừa sức vượt gió để vào động không bị trở ngại nào, nói chung là ở đây rất tốt.

Lữ Thư tròn xoe đôi mắt, đảo nhìn quanh một lượt, trong mục quang nàng thoáng hiện nét khác lạ bâng quơ đặt vài nghi vấn, liền hỏi :

― Theo tỷ thấy chính hiền đệ cũng khó khăn lắm mới không bị gió cuốn đi kia mà. Trong động rộng rãi người ít thì sinh ra lòng khó chịu, chỉ những ai yêu đời sống cô độc mới chấp nhận nơi này mà thôi .

Hoàng Phi Bằng ung dung trả lời :

― Thực ra sự bất ngờ này làm tỷ chưa hiểu nguyên nhân, khi mình hiểu rồi thì hóa ra bình thường, bây giờ tỷ cùng đệ về động sớm để đại huynh và các điệt nhi trong chờ. Tỷ tỷ chú ý có tám dấu chân lõm dưới phiến đá, nghĩa là ở đây có bốn mùa gió Bắc, Nam, Đông, Tây khi nãy vào là gió Nam chuyển qua Bắc khi ra cũng theo chiều gió Nam–Bắc và ngược lại những mùa gió khác cũng vậy. Người xưa cũng phi thường lắm chứ, khám phá được nơi ẩn cư bí mật, quả là không sai người đời đã nói "Nơi nào nguy hiểm nhất đó là nơi an toàn nhất".

Hoàng Phi Bằng nắm tay Lữ Thư phi thân theo chiều gió, thả thân thể tự nhiên chỉ dùng cánh tay làm thăng bằng theo ý mình là an toàn. Cả hai phi thân ra khỏi luồn gió, tiếp tục hòa khí hô hấp để điều nội lực.

Lữ Thư vui mừng xem như lần đầu tiên khám phá ra được thế giới kỳ lạ, mà lâu nay nàng cứ tưởng động Nam Khê Sơn mà kỳ quan duy nhất, không ngờ hôm nay đi chơi với Hoàng Phi Bằng, gặp nhiều không gian lạ nàng chú ý, quả nhiên khó ai mà biết hết những gì của tạo hóa, nàng để lòng suy nghĩ:– Có thể sau này mượn động này làm nơi ẩn cư không chừng .

Hoàng Phi Bằng và Lữ Thư thấy vung trời còn sớm, trước mặt hiện ra một Lạc ấp nhỏ độ hai mươi nóc gia, Phi Bằng hỏi chị :

― Tỷ tỷ ghé vào xóm này tìm hiểu dãy núi Thạch Yên Vũ rồi hãy về cũng không muộn.

Lữ Thư vội nói :

― Ý của đệ cũng hay lắm đi nhanh lên.

Hai người vào xóm, gặp một ông lão trên chín mươi tuổi, thân gầy gò, Lữ Thư chào :

― Chúng tiểu nhi kính chào Lão Tiền bối.

Ông lão vội dừng bước quay đầu lại, hai mắt tia ra luồng nhãn quang nghiêm nghị, rồi trầm giọng hỏi :

― Chẳng hay nhị vị từ đâu đến và có việc gì cần đến lão, nếu không gấp thì vào tệ xá uống đôi bát trà xanh, thổ sản của vùng này ?

Lữ Thư thấy ông lão chân tình đáp :

― Thưa Lão Tiền bối, chúng tiểu nhi không dám làm phiền, chỉ nghe tiếng gió hú lạ tai vào đây chỉ vì mục đích tìm hiểu nguyên do đâu mà có tiếng hú kỳ lạ ấy .

Ông lão nhìn hai thanh niên là đã biết người lạ vào xóm, lý do đơn giản tất cả thanh niên trong xóm đều là cháu chắt của ông, rồi đáp :

― Thì ra là vậy, thôi thì vào trong nhà uống vài bát trà xanh đã, lão sẽ kể cho nghe, uống trà xanh không hao tống gì đâu, các cháu đừng từ chối nhé, xem kìa nhà bên là kho trà xanh nhiều lắm đừng ngại. À chẳng hay nhị vị danh tánh là chi để lão biết sau này có dịp gặp lại sưng hô cho tiện, còn lão đây họ Đinh tên Anh Dũng, Lạc ấp này do họ Đinh lập ra sống truyền lại đã mười đời rồi, trong Lạc ấp này duy chỉ có họ Đinh, lão nguyên là trưởng tộc.

Lữ Thư mừng thầm liền chấp tay chào lão Đinh Anh Dũng rồi giới thiệu :

― Thưa tiền bối, nữ nhi họ Hoàng tên Lữ Thư còn hiền đệ đây là Hoàng Phi Bằng em út.

Lão Đinh Anh Dũng đầu gật gù có vẽ đắc ý đáp :

― Thì ra đây là đại hiệp Hoàng Phi Bằng, cho tại hạ xá một xá để báo đáp ân công, nguyên nhân tại hạ có một người cháu nội đi buôn trầm hương bị cướp tại Hồ Giang thuộc Quế Lâm nhờ Cần Lĩnh Nam Giang Trung cứu mạng sống từ ấy cháu nội của tại hạ gia nhập Cần Lĩnh Nam, mỗi lần y về đây thường hay kể chuyện về đại hiệp, tại hạ có hỏi y học được những gì của đại hiệp, thì y trả lời: "– Học được rất nhiều điều hay như xử thế và võ học". Tại hạ hỏi tiếp :"– Vậy cháu thấy đại hiệp như thế nào ? "

Y trả lời: "– Cháu chưa bao giờ gặp thì làm sao biết hết được, cháu chỉ cần gặp sư phụ Vũ Thư Minh chính là linh hồn của Cần Lĩnh Nam Giang Trung là xem như đã gặp được đại hiệp Hoàng Phi Bằng rồi".

Hoàng Phi Bằng nghe câu chuyện ông lão nói cũng ngộ ngĩnh, chàng thử lòng ông lão hỏi :

― Tiền Bối à, tiểu nhi đây không phải là Hoàng Phi Bằng, chính người cháu của tiền bối còn không bao giờ gặp mặt Hoàng Phi Bằng thì lẽ nào Tiền Bối lại có dịp gặp người ấy ?

Lão Đinh Anh Dũng khẩn định :

― Tại hạ gặp đại hiệp chính là Hoàng Phi Bằng vì đại hiệp có một tỷ tỷ cùng họ tên là Lữ Thư còn một đại huynh Hoàng Phi Khải, như vậy tại hạ khẩn định đích thực là đại hiệp không sai.

Lữ Thư miệng cười thầm kín như đã xác định là đúng, hỏi :

― Tiền Bối ẩn cư điền viên trong chân núi mà biết mọi việc ngoài đời, quả thực có một không hai, nhân đây tiện nữ xin thưa tiền bối có thân nhân nào ở vùng sông Hồng không ?

Ông lão bùi ngùi khẻ đáp :

― Tại hạ có một đứa con út tên là Đinh Anh Học, chúng nó có một đứa con trai tên là Đinh Anh Thi, có về thăm tại hạ mươi lần, rồi từ đó đến nay đã hơn mười bảy năm không về xóm Lạc dân họ Đinh, hiện giờ không biết lưu lạc nơi nào, nghe nói cả gia đình chúng nó bị người ta ám hại chết hết, nói đến đây ông lão xúc động đôi mắt đỏ muốn khóc.

Lữ Thư vốn nhạy cảm tình người, hiểu tâm trạng thoáng lộ vẻ buồn bã của ông lão, nàng không ngần ngại nói sự thật để ông lão còn một tia sáng hy vọng :

― Thưa Tiền Bối, có một tin vui Đinh Anh Thi vẫn còn sống, chính là hiền đệ của Hoàng Phi Bằng, hiện nay Đinh Anh Thi đang có mặt tại sông Hồng Hà trước sau gì cũng tìm được tung tích của Thúc thúc Đinh Anh Học, tiền bối an tâm, chúng tiểu nhi xin hứa báo tin này đến với Đinh Anh Thi, nhất định sẽ về đây báo hiếu Tiền Bối.

Đinh Anh Dũng trong lòng như mở cờ, tới đây lão quay sang nói với Hoàng Phi Bằng :

― Đúng là trong sự rủi ro lại có cái may mắn lớn, trong sự xa lạ lại có tình tự ân nghĩa, tại hạ thay mặt cả họ Đinh xin đa tạ ân công, đúng là sách có câu: "Mang ơn không trả mới là tệ, có thù không trả mới là cặn bã".

Hoàng Phi Bằng muốn trở lại câu chuyện tìm hiểu dãy núi Thạch Yên Vũ, chàng giả ngộ không biết gì, lái câu chuyện sang hướng khác :

― Thưa Tiền Bối tại sao dãy núi Thạch Yên Vũ có tiếng hú từ xa vọng lại ?

Lão Đinh Anh Dũng sinh ra ở đây và lớn lên không để ý tiếng hú từ đỉnh núi, nay nghe người khác trẻ hỏi như lời nhắc nhở chú ý, lão đáp :

― À tiếng hú này trong dãy Thạch Yên Vũ đã có từ khi nào không ai biết, chỉ biết Thạch Yên Vũ có chín đỉnh, tiếng hú phát ra từ đỉnh thứ chín cao nhất. Dã khách định cư dưới chân thứ tám Thạch Yên Vũ, duy nhất chỉ có Lạc dân thôn của họ Đinh lập nghiệp ở đây, đặc biệt trên đỉnh thứ chín từ xưa đến nay chưa ai dám đến gần. Nguyên nhân tiếng gió hú nhứt đầu xé tai, không kỳ nhân nào chịu nổi, đến gần thấy gió là phải lùi lại, có rất nhiều người mất mạng cũng vì đến gần gió, mỗi ngày ít nhất cũng có một hay hai loài thú bị rơi xuống chân núi rồi chết, có cả cây rừng nữa. Người ta đặt mỹ danh là "Đỉnh Hồ Lô Gió" còn một tên khác văn chương hơn là "Đỉnh Gió Hú" ở gần mới thấy rõ cửu đỉnh núi, Thạch Yên Vũ có bốn mùa gió, gió Bắc và gió Tây thổi mạnh "ầm ầm" như đại hồng thủy chuyển, người lạ mới đến đây nghe tiếng gió là phải khiếp sợ, trong âm thanh có tiếng gầm gừ. Gió Nam˗Đông thổi nhẹ phát ra tiếng thét lớn và âm thanh lúc nào cũng "két két" gió độc nhất là gió Tây, đặc biệt tiếng gió bốn mùa khác nhau. Dãy núi Thạch Yên Vũ, Đông giáp huyện Tăng Đông thuộc Quế Lâm, Tây giáp huyện Dân Chu, rồi trải dài đến phía Nam giáp huyện Tây Châu, Tịnh Tây, Đại Tân Tịnh Tâm thuộc Giao Chỉ, dãy núi này rất hiểm trở chỉ có độc đạo Tịnh Tâm nhỏ hẹp thông qua Quế Lâm.

Lữ Thư thấy vồm trời đã chuyển vào hoàng hôn, liền khẽ thưa :

― Thưa Tiền Bối, chúng tiểu nhi xin cáo từ, đa tạ tiền bối cho chúng tiểu nhi dùng trà xanh và kể chuyện Thạch Yên Vũ rất có ý nghĩa, nếu có dịp chúng tiểu nhi viếng thăm Tiền Bối.

Lão Đinh Anh Dũng thản nhiên tắc lưỡi khen ngợi, rồi nói :

― À tại hạ không có vật gì để làm giao hảo, xin tặng ba cân trà xanh này mong nhị vị nhận cho.

Lữ Thư nghĩ giây lát mới đáp :

― Đa tạ tiền bối thương yêu tặng trà xanh, kính tạm biệt. Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng đi khỏi thôn họ Đinh, chàng thúc giục tỷ tỷ phi thân và nói đùa :

― Sau này tỷ tỷ có dịp ở gần họ Đinh cũng hay lắm.

Lữ Thư biết ý Hoàng Phi Bằng khuyến khích mình chọn động Đỉnh Gió Hú làm nơi ẩn cư sau này. Nàng liền đáp :

― Hy Vọng như vậy, à tỷ cùng đệ về nhanh kẻo tối mất.

Cả hai phi thân như bay, lúc này nội công của Lữ Thư đã phát triển nhanh, nàng vậng chuyển được nội lực như ý, tuy phi thân tốc độ kém nhưng đối với những anh thư khác thì khó ai sánh bằng nàng.

Hoàng Phi Bằng có ý chỉ thêm vài chiêu mới trong khi phi thân :

― Tỷ tỷ à, khi phi thân lên cao để hạ thủ kẻ địch dưới đất, thì phải cuốn người cho thân bay bổng, khi xuất chiêu chuyển thân thể thẳng lao xuống có như vậy địch thủ mới không biết phương hướng, bây giờ tỷ tỷ vừa phi thân xuất chiêu cắt đầu ngọn cây cổ thụ phía trước xem thử thế nào ?

Lữ Thư biết sức mình không làm được đáp :

― Tỷ tỷ sợ làm không được trong lúc thân thể không có điểm tựa.

Hoàng Phi Bằng sực nghĩ ra một chiêu thức mới đáp :

― Có gì đâu mà khó, tỷ tỷ đẩy nội lực về phía trước xuất "Ngọc Thanh Kiếm" là lấy được ngọn cây, nếu không được thì làm lại lần thứ hai.

Nàng tĩnh ngộ trên tay đã có bảo kiếm mà không biết sử dụng, cho nên không thể nào phát huy hết nội lực của diệu kiếm, nàng cho đây là lời khuyến khích của hiền đệ, nói :

― Đúng rồi, để tỷ xuất thử chiêu đầu, nếu không thành thì hiền đệ đừng chê nhé ?

Lữ Thư xuất kiếm vận chín thành nội lực lao về phí trước, hướng thẳng về ngọn cây đang nghiêng theo chiều gió, cùng lúc kiếm phát đã đi qua, ngọn cây chưa đổ xuống, Lữ Thư tưởng chưa thành công, nàng tăng tốc xuất tiếp mười thành công lực vào ngọn cây thứ hai cũng không thấy hiệu nghiệm, nàng tức quá xuất hết mười hai thành công lực vào ngọn cây thứ ba, nàng thất vọng không thấy ngọn cây nào đổ xuống.

Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com
Hồi 8
Hậu nhựt khả tri danh lợi chí
— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét