Kiếm Khách Giang Nam - Chương Bốn ( Huỳnh Tâm )

Sông Sâu Tình Người Mở Rộng
Quách Tuyết Băng đã có ý định:– Xin đi theo những huynh muội vừa kết nghĩa, cũng muốn biết sinh hoạt của thế giới bên ngoài thành Phiên Ngung, nhân dịp tìm hai người anh song sinh, đồng thời nàng không thể xa Trịnh Trường, nàng biết rằng giang hồ không phải nhà yên mái ấm. Nàng đã nghe qua, đôi khi giới giang hồ còn phải ăn bờ ngủ bụi, di chuyển không nhất định thời gian. Chính vì lẽ ấy mới khích thích nàng đi vào thế giới ngoài đời, mà lòng không ngại, vội hỏi :
― Thưa quý đại huynh, muội xin đi theo hầu được không ?

Trịnh Trường không hài lòng đáp:

― Muội không thể đi được, nguyên nhân võ học rất kém luyện tập mới biết vài chiêu kiếm mà muốn vào giang hồ à. Vốn liến võ nghiệp không có một chút gió phi thân, thử hỏi làm thế nào mà đi được chứ ? Muội ở nhà tiếp thục luyện tập cho đến khi thành thạo đi cũng chưa muộn, e rằng lúc đó bảo đi thì xin ở nhà.

Lý Bình Trung thấy trên nét mặt của Tuyết Băng không được vui, liền nói :

― Quách muội muốn đi thì nên xin Hoàng đại huynh, chính Hoàng đại huynh mới là người quyết định, chứ không phải Trịnh huynh của muội đâu à. Lý Bình Trung nói tiếp:– Hoàng hiền đệ cho muội Tuyết Băng cùng đi được không, huynh cũng muốn để muội ấy đi một chuyến.

Hoàng Phi Bằng chưa hiểu ý của Lý Bình Trung đáp :

― Trịnh đệ nói không sai, muội Tuyết Băng đi theo khác nào làm rối lưới mất chì. Ai dám đứng ra bảo đảm chuyến đi này không trở ngại thì Phi Bằng chấp nhận để muội Tuyết Băng cùng đi.

Lý Bình Trung biết Tuyết Băng đã đến lúc không xa Trịnh Trường, còn Hoàng Phi Bằng không thấu hiểu vì sao Tuyết Băng xin đi theo, cho nên chàng nói thực lòng mình. Lý Bình Trung không cần đắn đo nói :

― Phi Bằng hiền đệ, huynh xin bảo đảm, để cho muội ấy đi một chuyến, có như vậy mới biết sinh hoạt ngoài đời, thực tình mà nói muội ấy có bao giờ ra khỏi Phiên Ngung thanh đâu, huynh nói như vậy có đúng không muội muội .

Tuyến Băng gật đầu, lòng nàng như đang mở cờ bay phất phới, nỗi mừng vui không giấu diếm qua mắt của Trịnh Trừng, nàng thưa :

― Đa tạ Lý đại huynh của muội, kính xin Hoàng đại huynh đồng ý, còn Trịnh huynh không biết có hài lòng cho muội đi theo không ?

Trịnh Trường hơi khó trả lời :

― Tại hạ chỉ bằng lòng một nửa thôi à, muội có biết không lần này huynh mang theo một bị thịt trên lưng nặng lắm đó.

Tất cả ba người cùng cười, riêng Tuyết Băng không hiểu lý do gì và tại sao trong giới giang hồ phải mang theo bị thịt, liền hỏi :

― Thực ư, Trịnh huynh mang theo bị thịt gì vậy để muội mang nhé ?

Trịnh Trường vốn yêu nàng cho nên không muốn Tuyết Băng vào chốn nguy hiểm, cuối cùng chàng cũng phải đồng ý, tuy lòng không mà miệng nói :

― Muội mới là bị thịt, biết nói, cười, ăn, ngủ đang đứng sờ sờ đó còn ai nữa. Nhớ rằng trên đường đi gian nan lắm, muội có biết không ?

Tất cả đồng cười rộn rã, Tuyết Băng cũng bật tiếng cười theo,  chuẩn bị lên đường Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung hóa trang y phục nho sinh. Tuyết Băng làm Dung Dịch Thuật giả nam giới cùng Trịnh Trường y phục quần nâu áo vải như người nông thôn, ngoài ra còn đem theo bào phục quí tộc và mọi vật dụng cá nhân. Vào canh năm huynh đệ họ Hoàng bí mật lên hướng Bắc Trường Sa, mục tiêu đến Động Đình hồ, di chuyển bằng xe thổ mộ song mã, đêm đi ngày nghĩ chân, lộ trình thường thay đổi không nhất định, huynh đệ muội họ Hoàng chọn lộ trình đi tắt nhưng đường đi khó.

Trên đường đi Trịnh Trường hướng dẫn Tuyết Băng luyện tập kiếm phổ Thượng Danh Kiếm và kiếm pháp họ Hoàng. Lý Bình Trung thấy tiểu đệ họ Trịnh tinh thần phấn chấn hẳn hoi, liền nói :

― Trên đường đi Tệ huynh sẽ hướng dẫn Quách muội luyện bộ kiếm pháp Thái Danh Kiến, riêng Trịnh hiền đệ nhớ khi yêu một ai phải để trong lòng, từ đó mới đem ra dạy trên kiếm, nay đệ bước vào đường tình không khác nào chân giẵm trên trời cao, đất rộng đó ạ, nhất là đừng để tình phụ nhé sẽ không tốt đâu, còn nữa hai chữ "Tình yêu" ai cũng viết được, nhưng mà viết đẹp hay là sấu mới là quan trọng.

Quách Tuyết Băng nghe qua lới của Lý Bình Trung là đã biết tình huynh đệ thủ túc của họ, nàng cúi đầu tỏ ý đa tạ, nói :

― Muội thà chết chứ không để tình dang dở, cũng như tay cằm kiếm không để kẻ khác lăng nhục kiếm, tình yêu và kiếm là một, quý huynh an tâm, muội chỉ sợ ai kia mà thôi.

Trịnh Trường cười "hì hì" nói đùa :

― Nghe các hạ nói một đống lý lẽ, làm tim tại hạ hơi choáng váng, đúng là có ve vàng lột xác đâu đây "hì hì…"

Hoàng Phi Bằng đưa ra một ẩn dụ cho rõ ý :

― Quý vị có biết không, người xưa cho rằng:– Một mỹ nhân thực sự lấy Giao tình điểm Sắc, Trăng là Thần, Chim là Thanh, Liểu là Thái, Ngọc là Sương, Tuyết là Da, Thu thủy là Tình, Võ học là Chí, Văn thư là Tim. Hy vọng đây là chân dung của Quách muội, nói cung yêu là ban chứ không phải được, "ha hà …"

Xe thổ mộ vào biên giới Trường Sa, Tuyết Băng luyện thành công Thượng Danh Kiếm. Rồi xe trực chỉ đến Động Đình hồ, Tuyết Băng thụ giáo thêm Hoàng kiếm và luyện tập những chiêu pháp tuyệt kỹ khác như phi thân v.v... Ngoài ra Lý Bình Trung còn truyền căn bản phi thân tốc độ nhanh. Lúc này tuy Tuyết Băng có khả năng bảo vệ cho chính mình, nhưng lịch lãm trên giang hồ thì hoàn toàn như tờ giấy trắng. Xe thổ mộ đã dừng dây cương trước cửa Phong Lưu Tửu Lầu, cả bốn gửi xe và ngựa, rồi vào viếng thăm thúc phụ Trịnh Thành.

Cả bốn thanh niên trẻ vào tửu lầu, Trịnh Thành nhận diện biết Trịnh Trường về thăm với thân hình vạm vỡ, trong lòng ông tự tin cháu của mình đã trở thành chân dung của người em ruột năm xưa.

Trịnh Thành vui mừng nói :

― Thúc phụ mời tất cả điệt nhi vào sảnh đường rồi kể mọi việc cho Thúc phụ biết nhé ?

Trịnh Trường hướng dẫn huynh muội vào sảnh đường, còn Trịnh Thành tính mau mắn đi lấy năm hài cốt của gia đình Lý Bình Trung và "Thượng Danh Kiếm" trao cho Trịnh Trường. Trịnh Thành chân bước vào sảnh đường trên tay có những vật gửi thác năm xưa, ông để xuống bàn. Trịnh Thành trên đôi mắt ngấn lệ nói :

― Hôm nay quý điệt nhi về đây mục đích chính là những thứ này, Thúc phụ xin trao lại, điệt nhi Trịnh Trường cũng tiếp nhận Thượng Danh Kiếm. Lý Bình Trung cũng tiếp nhận năm hài cốt của thân nhân để đem về thành Phiên Ngung hương khói.

Trịnh Thành đã nghe được tiếng đồn tư xa về đến Động Đình hồ rằng:– Hiệp khách Trịnh Trường trừ gian, diệt bạo cứu người lầm than. Ông lấy làm an ủi phần nào, ít nhất hiền đệ của ông cũng còn một nam nhi tuấn kiệt, đây cũng là dịp tốt để ông nói sự thật, về kẻ thù giết hiền đệ Trịnh Bảo, cùng cả gia đình đến bảy người.

Trịnh Trường lắng tai nghe Trịnh Thành kể :

― Trường điệt nhi, bao lâu nay thúc phụ nhẫn nhục, bây giờ đã đến lúc điệt nhi phải đòi lại công đạo, một đổi bảy cũng đủ rồi không cần hơn nữa.

Trịnh Trường kính cẩn hỏi :

― Thưa thúc phụ, kẻ thù ấy là ai vậy ?

Trịnh Thành thở dài chầm chậm nói :

― Đó là "Ngọc Danh Kiếm" tên La Đức, chính y cũng là người không đội trời chung của Lý điệt nhi đó.

Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, đồng "ồ" lên một tiếng. Hoàng Phi Bằng nghiêm trang nói :

― Thưa Thúc phụ, an tâm tên La Đức đã bị chúng hài trừ khử tại vịnh Hổ Môn, y cùng với Phạm Thuy Ngu ôm nhau nạp mạng cho Hà Bá, Diêm Dương rồi.

Trịnh Thành còn nghi ngờ không tin hỏi lại :

― Phi Bằng nhi nói có thiệt không ?

― Thưa Thúc phụ, cái chết của La Đức là do Phạm Thuy Ngu trấn nước biển, ngày hôm ấy chính Trịnh đệ cũng có chứng kiến sự kiện này. Sau mấy ngày được tin cả hai thi thể nổi lên, nhưng bị cá ăn hết một phần thân thể, cho nên không ai nhân diện được tên tuổi của họ.

Trong lòng Trịnh Thành quả thực nhận được tin mừng, nói :

― Có như vậy thì nhà họ Trịnh và họ Lý được sống bình thường không còn lo sợ La Đức, đã mấy mươi năm sống trong hồi hợp, ăn ngủ không yên, đúng là "Có vay thì có trả". Kẻ vay nghiệp chướng không trả nó theo mãi mãi không chấm dứt, ít nhứt phải trả sòng phẳng như tiền cờ bạc và tiền thuốc .

Trịnh Thành có lối nói chế nhạo nhưng rất thực đời, tất cả đồng cười. Trịnh Trường quỳ xuống lạy Trịnh Thành hai lạy nói :

― Kính Thúc phụ, từ khi điệt nhi còn là một đứa trẻ sơ sinh, cho đến trưởng thành cũng do tay Thúc phụ ra công dưỡng dục sinh thành, hài nhi khắc cốt ghi xương. Đến nay điệt nhi mới được dịp để báo hiếu, kính mời Thúc phụ, cả gia quyến đến thành Phiên Ngung sinh sống an ninh hơn, không cần phải lưu lạc xứ người, ở Phiên Ngung thành điệt nhi đã chuẩn bị hết rồi, hiện có một tửu lầu sang trọng hơn ở đây trăm lần, khi Thúc phụ đến đó chính điệt nhi hầu hạ.

Trịnh Thành cũng đã có ý bỏ Trường Sa đi nơi khác làm ăn, rồi liền nói :

― Trịnh nhi an tâm, đã trừ được La Đức rồi thì cả gia đình mình phải tụ hợp lại sống một chỗ, không còn ly cách nữa, Thúc phụ nghĩ rằng đến Phiên Ngung thành sống cũng tốt, nay chuẩn bị bán tất cả tài sản này, sau đó nghỉ vài tháng cho thong thả, nhất là về quê hương của mình tại Ba Ba, Quế Lâm để trùng tu lại Từ đường và tảo mộ tổ tiên, sau đó cả gia đình Thúc phụ đến thành Phiên Ngung.

Trịnh Trường vui mừng thưa :

― Thưa Thúc phụ, ở Phiên Ngung thành là nơi để Thúc phụ dụng kinh doanh đó ạ. Thúc phụ rời Trường Sa càng sớm càng tối đừng lưu luyến đất này nhé ?

Lý Bình Trung suy nghĩ thầm:– Đúng rồi thì ra bây giờ mới biết quê nội của mình cũng ở đó, hy vọng mai này sẽ tìm ra được họ Lý. Hoàng Phi Bằng thấy đến lúc phải từ giải :

― Thưa Thúc phụ, trước khi tạm biệt, chúng hài nhi có một vật nho nhỏ, kính dâng lên Thúc phụ. Trịnh Thành mở ra xem thấy ba cân nhơn sâm, giá trị không nhỏ, ông nghĩ thầm:– Vốn đã hảo sâm mà cả đời chưa hề mua nổi một con nhơn sâm loại thượng phẩm, hôm nay được Hoàng Phi Bằng tặng đến ba cân nhơn sâm. Trịnh Thành oà lên khóc, nước mắt đôi hàng chảy lưa thưa vì xúc động nói :

― Mão rất xúc động Bằng nhi à, nhưng mà chỉ tiếp nhận một lần này thôi nhá, nếu còn tiếp tục nữa là đường ai nấy đi. Thực ra Bằng nhi mới là ân công của lão, sự nghiệp của Lý Bình Trung và  Trịnh Trường có như ngày nay đều do Bằng nhi cho chúng nó. Thế mà lão già này thô lậu không biết đền ơn vật gì cho phải. Lão có nghe Trịnh Trường nói :– Bằng nhi sống chỉ cần Đạo lý Bách Việt, ngoài ra vật chất không hề tưởng đến. Cho nên lão không biết báo ân bằng Đạo lý nào cho đúng, tuy nhiên lão có suy nghĩa sau này sống tại Phiên Ngung thành sẽ tìm ra một góc Đạo lý để báo đáp.

Trịnh Trường thừa biết Thúc phụ vốn tính ơn đền nghĩa trả rất là sòng phẳng, vì ông là một nhà kinh doanh, thưa :

― Thưa Thúc phụ đây là hảo ý của Hoàng đại huynh, nhân đây chúng hài nhi xin mỗi người bái Thúc phụ một bái. Kính tam biệt hẹn gặp lại thúc phụ ở tại Phong Lưu Tửu Lầu thành Phiên Ngung vào tháng Giêng, chúng hài nhi trao thẻ bài này để tiện việc Thúc phụ đến sẽ có người tiếp đón, cũng có thể chính Quách Tuyết Băng tiểu thư đây tiếp đón, xin Thúc phụ an tâm. Kính chào thú phụ, chúc cả nhà Thúc mẫu, quý huynh, tỷ bình an, hẹn tái ngộ.

Trịnh Thành vui mừng chúc lại :

― Chúc tứ điệt nhi thượng lộ bình an, hẹn tái ngộ tại Phiên Ngung thành.

Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Tuyết Băng lên đường trực chỉ về hướng Tây đến Quế Châu gặp thúc thúc Vũ Thư Minh và ngũ Chu cô mẫu. Vừa đến nơi Hoàng Phi Bằng giới thiệu người thứ tư là Quách Tuyết Băng, hai bên đồng cúi đầu chào nhau. Chàng trình bày hết mọi việc trong tổ chức "Cần Lĩnh Nam" rồi bàn giao "Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung" cho Vũ Thư Minh.

Vũ Thư Minh đồng ý phương thức tổ chức lại và danh xưng mới :

― Công việc thành lập danh xưng mới rất hợp với thời cuộc, thúc thúc, ngũ cô mẫu đồng tiếp nhận, hứa sẽ làm rạng rỡ "Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung".

Chu Trang Thủy có thính giác tuyệt tài, nghe, biết, đánh hơi, đưa đến tinh mắt quan sát một hiện tượng nào đó khi bà muốn, cho nên ba biết trong phòng phản phất mùi thơm trên da người phụ nữ trẻ, hỏi :

― Hoàng nhi à, Tuyết Băng là nữ giả nam khá lắm, đi đường có bị cản trở gì không ?

Hoàng Phi Bằng liền sinh ý mới, tạo ra một cảm giác lạ để xem Thúc mẫu Chu Trang Thủy có khám phá được gì trên người của Tuyết Băng và hóa trang đã đến tuyệt đỉnh chưa, cũng là một cách để thử nghiệm Dung Dịch Thuật, thưa :

― Đa tạ Thúc cô mẫu, vốn Tuyết Băng là nam giới khi chào đời đã có mùi thơm này rồi, cho nên cha mẹ đặt tên là Tuyết Băng. Nếu đứng trước một người lạ, chỉ cần gọi tên Tuyết Băng thì người ta tự biết đó là nữ giới. Thực tế Nam, Nữ khi sinh ra đồng có mùi thơm như nhau, thơm nhiều hay ít còn tùy nơi sữa của người mẹ, tuy nhiên có sự khác biệt Nam giới mất mùi thơm sớm hơn Nữ giới, bởi Nam giới sinh hoạt năng động, từ đó mùi thơm phai dần, trái lại Nam hay Nữ giới đến khi tuổi càng cao thì biến thành mùi hôi hám, do trong cơ thể thải ra ngoài.

Trước đây hài nhi thấy Tuyết Băng ngồ ngộ, dáng dấp nam nhi da dẻ thơm xem ra cũng thú vị, biết nhau lâu ngày cũng không còn để ý nữa, hôm nay nhờ Thúc cô mẫu mới nhớ lại mùi thơm, nhưng mùi thơm không còn như xưa nữa.

          Vũ Thư Minh có cùng một nhận xét như Chu Thanh Thủy, đến khi nghe Hoàng Phi Bằng giải thích thì cho rằng một xét không sai rất là thống khoái, bấy giời ông để nhị :

          Nam hay Nữ xuất chiêu là định được thân thế, hình hài của Tuyến Băng, không cần bàn luận và nghi ngờ gì cả, quý điệt nhi nghĩ thế nào ?

          Lý Bình Trung thầm ý:– Đề nghị này cũng hay nếu như Tuyến Băng sử dụng chiêu thức Thượng Danh Kiếm ắc là không khám phá được thân phận của Tuyết Băng. Chàng hứng thú nói :

          — Thưa, đề nghị của Thúc thúc có ý nghĩa, xin mời Quách hiền đệ xuất vài chiêu xem nào ?

          Quách Tuyết Băng hiểu ý của Lý Bình Trung, thay vì Trịnh Trường đề nghị, nàng khoang thai đứng lên thưa :

          — Thưa, Thúc thúc và quý cô mẫu, ngày tao phùng này rất thú vị, thôi thì để điệt nhi thi lễ vài chiêu ra mắt và xin quý Thúc thúc tin tưởng thân làm trai. Nàng sử dụng bộ kiếm pháp của sư huynh Lý Bình Trung. Tay của nàng vừa vỗ vào bao kiếm, kiếm liền vọt lên khung trung, nàng phi thân theo kiếm, cả gia đình họ Vũ đồng thấy xuất hiện một bóng xám, chỉ đảo một vòng cung kiếm đã kề vào vai Chu Thu Thuỷ và một ngón tay Trái điểm vào huyệt Đàm Quan của Vũ Thư Minh, tất cả đều hớt hải vì sợ Tuyết Băng chơi dại dột. Mọi người đã hình dung được Tuyết Băng đúng là thân nam tử đứng trong trần thế, có bản lãnh. Vũ Thư Minh tự thấy trong kiếm pháp này có đôi phần kiếm pháp của họ Hoàng. Bỗng một tiếng là lớn làm cắt đứt suy nghĩ của ông. Miệng, Trịnh Trường la lớn tiếng, liền đôi tay búng một chiêu gió cản lại sức ép của Tuyêt Băng, nói:

— Muội không được vô lễ với quý Thúc thúc, hãy tra kiếm vào vỏ và bỏ tay xuống.

          Tuyết Băng cười nói đùa :

— Tại hạ bị loát vào một hoàn cảnh phải đấu trí, chứ không có ý gì khác, xin các hạ an tâm .

          Cả nhà họ Vũ ngơ ngác, khi nghe Trịnh Trường gọi Tuyết Băng là Muội và ngạc nhiên liên miên vì ai cũng biết đó là chiêu thức kiếm pháp họ Hoàng, Vũ Thư Minh liền hỏi:

          — Tuyết Băng nam hay nữ và xuất chiêu thức thứ mấy kiếm pháp của họ Hoàng.

          Tuyết Băng đứng nghiêm chỉnh cúi đầu thi lễ :

          — Điệt nhi bị Thúc cô mẫu khám phá, đúng là thân nữ giả trai, còn kiếm pháp thì không phải của họ Hoàng, trên đường đi đại huynh Lý Bình Trung mới cho vài chiêu, có dịp đem ra thử nghiệm và ứng dụng vào lúc không để người khác suy đoán chiêu thức, bởi dưới vỏ kiếm có tạo một sức đẩy, khi sử dụng chỉ cần vỗ đuôi bao kiếm, kiếm sẽ phóng ra và phi thân theo, đó là cơ hội lấy thủ cấp của địch nhân.

Hoàng Phi Bằng thi lễ thưa :

— Quả thực, Tuyết Băng nguyên là nghĩa muội của chúng hài nhi, giả Nam bằng Dung Dịch Thuận, học tập tâm lý sinh hoạt và võ học có như vậy mới không ai khám pháp, nhờ thế mà trên đường đi không bị cản trở nào, hai nữa lộ trình cũng đã xem xét trước .

Cả nhà Vũ rất vui mừng, nhất là biết được trong huynh đệ của Hoàng Phi Bằng có thêm một nữ hiệp, lúc đầu họ Vũ phát hiện là nữ, sau khi nghe Hoàng Phi Bằng giải thích về tâm lý, tiếp theo Tuyết Băng thi triễn võ học mới biết sự nhầm lẫn Nam hay Nữ khó phân biệt.

Hoàng Phi Bằng muốn nhấn mạnh về tổ chức Cần Lĩnh Nam, thưa :

— Thưa, Thúc thúc cùng cô mẫu, hài nhi hy vọng tổ chức Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung phát triển mạnh, chúng hài nhi nhất định hổ trợ Thúc thúc.

Mỗi lần hội ngộ thế này, tình dài thời gian ngắn, công việc quá cấp bách dù ở thêm vài ngày cũng không nói hết chuyện giang hồ võ học, nhất là họ Vũ mới ngưỡng mộ kiếm pháp của Tuyết Băng. Huynh đệ họ Hoàng phải từ giả, tất cà bốn người trẻ cúi đầu chào tạm biệt Vũ Thư Minh ngũ cô mẫu họ Chu, đôi bên cùng hẹn gặp lại ngày đại hội Cần Lĩnh Nam.

Chu cô mẫu vội hỏi :

― Quý hài nhi đến và đi như gió, không ở lại đôi ngày hay sao ?

Hoàng Phi Bằng còn lo toan nhiều việc, không thể vì tình nhà mà nói hết chuyện riêng tư của chàng thưa :

― Đa tạ quý thúc mẫu, hãy an tâm hài nhi sẽ trở lại mà, chúc Thúc thúc và quý Thúc mẫu cùng cả nhà bình an.

Vũ Thư Minh và ngũ nữ hiệp họ Chu nói :

― Hay là hôm nay tất cả cùng đi về Cửu Chân để tham dự lễ hội báo ân Tổ . Hoàng Phi Bằng đồng ý, tất cả mười người thuận chiều xuôi nhanh hướng Nam về Cửu Chân.

Hoàng Hạc thấy Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường bước vào nhà có một tiếu nữ giả trai cùng đi theo, nhưng vắng mặt Trần Kiều Oanh, ông tự biết đây là huynh, muội kết nghĩa của Phi Bằng, về đúng lúc đang chuẩn bị lễ hội báo ân Tổ họ Hoàng. Hoàng Hạc gọi huynh, đệ, muội Hoàng Phi Bằng dạy bảo :

― Tổ phụ đến đất Cửu Chân này lập nghiệp, theo tục lệ định cư làm lễ báo ân Tổ, ngày mai đúng thời Ngọ lập lễ đầu tiên, quý điệt nhi ở nhà tham dự không được đi đâu cả nhé ? Tổ phụ cùng quý Thúc phụ, quý Cô mẫu, Gia gia muốn biết sinh hoạt của quý điệt, nhất là Phi Bằng từ ngày xa nhà đến nay.

Hoàng Phi Bằng cúi đầu kính cẩn thưa :

― Thưa Tổ phụ, chúng điệt nhi tuân lệnh.

Sáng hôm sau toàn thể gia đình, thứ tự vào nhà thờ Họ tam gian, làm lễ báo ân Tổ đường, bàn thờ Ngoại Tổ bên tả, bàn thờ Tổ họ Hoàng trung tâm, bàn thờ Nội Tổ bên hữu, trung tâm nhà thờ có mười bảy cái đôn bằng sứ Giang Nam, xếp chung quanh bàn tròn gỗ Bằng lăng, lễ hương án bái Tổ đã thành, cả nhà ra sảnh đường dùng cơm trưa hơn tám mươi người. Sau buổi cơm, Hoàng Hạc, mời vào trung tâm nhà thờ Tổ, tham dự gồm có Hoàng Phi Cương, Hoàng Phi Bình, Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Khải, Hoàng Phi Vũ, Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Phi Chỉnh, có cả Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao, Vũ Thư Minh, Ngũ nữ hiệp họ Chu cũng được mời tham dự. Đặc biệt có huynh, đệ, muội kết nghĩa của Hoàng Phi Bằng đứng hầu phía sau lưng trưởng tộc.

Hoàng Phi Cương thay mặt trưởng tôc, cũng là người có nhiều dã tâm muốn biết thực lực và khả năng võ học của Hoàng Phi Bằng, lên tiếng trước:

― Thúc phụ thay mặt cả họ muốn hỏi Phi Bằng nhi, phải tường minh những tháng sinh hoạt ở ngoài xã hội ra sao, để cho Tổ phụ cùng quý Thúc bá, Thúc thúc, Cô mẫu, Gia gia và Mẫu thân của điệt nhi tường minh, sau đó việc ở Phiên Ngung thành như thế nào ?

Hoàng Phi Bằng suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi :– Mỗ sẽ trình bày tất cả mội việc không bỏ qua chi tiết nào, nhưng riêng về kho tàng thì không thể thổ lộ, vì sợ người khác biết kho tàng, hai nữa mỗ muốn kho tàng này chỉ sử dụng đúng mục đích lợi ích cho Bách Việt, chứ không phải của riêng họ Hoàng v.v... Mỗ sẽ tiết lộ kho tàng qua một cách khác hay ở thời điểm thuận lợi với một nhân vật uy tín nhất.

Hoàng Phi Cương nóng lòng có nhiều nghi vấn hỏi tiếp :

― Phi Bằng nhi, mới từng tuổi mà đã được may mắn gặp hiền sư phụ, đây là hãn hữu không ai có được, hai nữa mấy tháng trước quý đệ tử của Phi Bằng nhi ra tay không đầy một canh giờ mà đã giết chết tám mươi bốn cao thủ quan quân và trong giới võ lâm đương thời, quả là một kỳ phùng, như vậy Phi nhi mới xứng đáng là sư phụ của thập nhất Hoàng Đức, Bằng nhi đã làm được việc tốt cho Bách Việt, mà quý thúc bá đây cả đời không thể nào thực hiện được, họ Hoàng của nhà ta chỉ cần mỗi thế hệ xuất hiện một nhân tài là mãn nguyện lắm rồi. Thúc bá muốn tò mò hỏi lai lịch danh môn sư phụ của Phi Bằng nhi và thân thế ra sao để Tổ phụ đi trả lễ .

Hoàng Phi Bằng thừa biết Phi Cương lắm kế nhiều mưu riêng, nếu một ai thấy hình mà không thấy bóng thì dễ bị Phi Cương lừa, nhân dịp này chàng lựa lời không thể để sơ xuất và không để người khác khai thác, rồi nói :

― Thưa Thúc bá, Sư phụ của Phi Bằng nhi không ở ổn định một nơi, Người như mưa gió không để dấu, hình bóng thấy đó mà không lưu lại, chính Phi Bằng nhi cũng không biết tên họ của Người, Người ra sức luyện tập cho Phi Bằng nhi võ nghiệp, kinh thư, binh pháp, Người còn bảo: "– Khi thành đạt võ học Lĩnh Nam, đệ tử tùy ý truyền cho ai cũng được, nhưng không được truyền võ học Lĩnh Nam cho người Hán, hay kẻ gian tế Hán".

Hoàng Phi Bằng ám chỉ Hoàng Phi Cương, thế mà Hoàng Phi Cương nào biết tung tích đã bị bại lộ dưới mắt của Hoàng Phi Bằng. Hoàng Phi Cương cười mà lòng cay cú hỏi ép :

― Mấy tháng trước Phi Bằng nhi mặc Cẩm bào, Vương miện, Long hài những thứ đó từ đâu mà có ?

― Thưa Thúc bá, Phi Bằng nhi cứu vài con hạc, rồi từ đó hạc trả ơn, cũng vừa lúc hai bộ bào của Phi Bằng nhi bị rách rưới hết cho nên vô tình mặc tạm, hai nữa không biết những thứ đó là của vua chúa, nếu biết Phi Bằng nhi nào dám phạm thượng, bây giờ những thứ ấy hài nhi đã tặng cho Triều đình rồi, còn những con đại hạc thì Sư phụ cho mượn đã lấy lại hết rồi.

Ngày nào Tổ phụ muốn gặp thì hài nhi hẹn trước, có thể điểm hẹn không ấn định, nhưng Tổ phụ đã có chủ ý thì sẽ gặp được. Có một điều khi Tổ phụ đến đó thì không được hỏi tên Người, đặc biệt nhất là Người chỉ nghe Tổ phụ nói, mà Người không trả lời.

Hoàng Phi Cương có ý tra gạn, trong lòng dằn giỗi từng câu một, nhưng cầm được cơn tịnh nội hỏi tiếp :

― Theo nhận xét về võ học của nhà ta và võ học của sư phụ Phi Bằng nhi như thế nào ?

Quả thực đây là một câu hỏi có ác ý, lùa Phi Bằng vào cạm bẫy mà ông thúc bá muốn giăng lưới bắt con chim sẻ non mới bay ra khỏi tổ.

― Thưa Thúc bá võ học của nhà ta là bí truyền họ Hoàng. Phi Bằng nhi chưa am tường hết, cho nên không thể đem ra bình phẩm được, nếu như Thúc bá cho phép hài nhi được tường lãm hết võ học nhà mình, thì bình phẩm sở đoản sở trường của hai võ học và bổ túc khắc chế của nó. Cái biết của hài nhi là võ học Lạc Việt, chứ không phải của người phương Bắc.

Hoàng Phi Cương nghe Hoàng Phi Bằng trình bày để lòng hiếu kỳ, hai nữa ông cũng muốn chứng minh cho mọi người trong gia đình cùng biết, chỉ có Hoàng Phi Cương mới đạt được cảnh giới võ học họ Hoàng, ông cười rồi nói tiếp :

― Thúc bá đưa cho Phi Bằng nhi ba cuốn phổ võ học họ Hoàng "Tinh phong quyền thông", "Hoàng đao kiếm pháp" và "Bạch thiết châm" như vậy Phi Bằng nhi đọc bao lâu là hiểu hết mật phổ ?

― Thưa Thúc bá, đêm nay hài nhi cố đọc hết ba pho võ học này. Trong lòng mọi người đồng khen Phi Bằng :– Nếu đọc hết ba pho võ học này cũng đã là nhân tài rồi.

Thực tế Hoàng Phi Bằng thừa khả năng thuộc làu không bỏ một mật quyết nào. Hoàng Phi Cương miện khen Phi Bằng mà lòng kinh miệt cả họ Hoàng vì không có người thứ hai thông minh hơn ông nói :

― Hay lắm, chỉ có Phi Bằng nhi mới đủ tư cách đọc mật phổ họ Hoàng, hiện thời họ Hoàng không có người thứ hai.

Sáng hôm sau cả họ hội lại để tìm hiểu võ học của Hoàng Phi Bằng. Hoàng Phi Cương lên tiến trước :

― Hôm nay Phi Bằng nhi đã đọc hết ba phổ ấy chưa ?

― Thưa Thúc bá, điệt nhi đã đọc hết rồi ạ, nhưng mà không nhớ hết vì có nhiều mật ngữ khó hiểu.

Thực ra Hoàng Phi Bằng cũng là một con mọt sách sống ẩn, ăn hết chữ để nuôi tế bào não bộ, nhưng không dám nói trước họ một lời nào. Hoàng Phi Cương đắc chí hỏi :

― Tốt lắm, Thúc bá xuất chiêu triển khai để hài nhi ôn lại nhé ?

Hoàng Phi Cương đem hết khả năng xuất chiêu, trong nửa canh giờ đã hết ba pho võ học họ Hoàng, chiêu nào cũng dũng mãnh, thức số thần thông, biến số khôn lường, chiêu xuất gió gào từ xa, chính Hoàng Hạc cũng khen ngợi Hoàng Phi Cương đã đạt đến cảnh giới võ học họ Hoàng. Thực ra Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh cũng không thua gì Hoàng Phi Cương nhưng họ không biểu lộ cho ai biết.

Trong lòng Hoàng Hạc suy nghĩ thầm:– Đúng là người sinh con trời sinh tính, Hoàng Phi Cương tâm mê thì thần ngu, dụng kiếm dịch nhân chứ không phải nhân dịch kiếm, còn Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh tâm ngộ thì thần chí, kiếm sở hướng vô dịch, dù kiếm khí lợi hại đến đâu nữa, cũng là vật chết, không đáng để quan tâm. Anh hùng biệt cầu danh kiếm, không dựa vào danh kiếm, bởi kiếm thuật và danh kiếm phải tự nó phối hợp vào nhau mới xuất được lợi hại của kiếm, mới đưa kiếm họ Hoàng đến nơi tuyệt đỉnh. Bây giờ đã chứng tỏ được Hoàng Phi Cương chỉ là kiếm chết.

Hoàng Hạc đứng ngoài cuộc tranh chấp quyền lợi của hậu bối trong gia tộc, chỉ khi nào quyết liệt ông mới chỉ định thừa kế gia nghiệp, nhờ vậy thông suốt tình hình trong gia đạo, ông hỏi Phi Bằng :

― Phi Bằng nhi có thể thử vài chiêu với Thúc bá được không ?

― Thưa Nội tổ, điệt nhi không thể phạm thượng được, lúc nào cũng tôn kính quý Thúc bá và quý Cô mẫu nhất là sợ trách lắm của Gia gia và Mẫu thân, thực ra dù bất cứ ai trong gia đình, điệt nhi cũng bỏ cuộc không thi thố và không lấy thành bại để sống với đời.

Hoàng Phi Cương có ý khích khí Hoàng Phi Bằng, đứng lên hỏi :

― Thúc bá muốn cùng Phi Bằng nhi trao đổi vài chiêu được không ? chứ không phải tỷ đấu. Phi Bằng nhi đừng ngại, thúc bá muốn biết thực hư võ học của Phi Bằng nhi, có như vậy khi đi xa nhà ai nấy cũng an tâm, thúc bá không sợ người ngoài bắt nạt Phi Bằng nhi.

Hoàng Phi Bằng thầm lòng trách:– Người thúc bá này đúng là bới xương trong trứng gà, lòng dạ ác hiểm thế mà miệng ngọt như đường phèn, sao mà lắm gian trá thế, ông đã âm thầm bức bách thúc bá Hoàng Phi Biên truyền phương pháp đúc kiếm họ Hoàng, nay ông đã thành công. Lúc này Hoàng Phi Bằng có ý gián tiếp muốn truyền nội công cho thúc bá Hoàng Phi Biên. Hoàng Phi Bằng bình tĩnh tối đa, cúi đầu thưa :

― Thưa Thúc bá, điệt nhi không dám xuất chiêu với Thúc bá, tuy vậy xin xuất chiêu với tam Thúc bá.

Hoàng Phi Cương hài long đồng ý :

― Như thế cũng được, đệ Biên thử ra chiêu với Phi Bằng nhi nhá ?

Hoàng Phi Biên buộc lòng phải vâng lời không thể từ chối được:

― Cũng được, Thúc bá cùng Phi Bằng nhi thử qua vài chiêu thôi nhá ? Hôm nay Thúc bá dụng "Tinh phong quyền thông", lần thứ hai Thúc bá dụng "Hoàng đao kiếm pháp" qua lần thứ ba Thúc bá dụng "Bạch Thiết Châm".

― Thưa Thúc bá, ra ngoài sân sau chứ ở trong nhà thờ Tổ, Phi Bằng nhi sợ vỡ toang đồ đạc hết, sợ quý thúc bá, Thúc thúc bị khí làm ngạt thở.

Hoàng Phi Cương đã có dụng ý gian manh, mượn tay Hoàng Phi Bằng giết Hoàng Phi Biên vì biết quá nhiều về hành động của ông, liền đồng ý đề nghị của Phi Bằng :

― Lời của Phi Bằng hửu lý lắm, nhân hôm nay có đến chín người ngoài họ tường lãm được không ?

Hoàng Phi Bằng vốn không phân biệt thân sơ, ai có mặt trong ngày lễ họ là người một nhà :

― Thưa Thúc bá ai tham dự cũng được, tất cả là người thân cùng một nhà mà.

Hoàng Phi Cương cười "ha hà … " :

― Phi Bằng nhi nghĩ vậy cũng phải, thôi vào tỷ đấu ngay đi.

Hoàng Hạc để ý thấy hiền Tức. Mẫu thân của Hoàng Phi Bằng đứng ngồi không yên, có phần lo âu, ông cảm thông tình mẹ con thường là vậy. Hoàng Phi Cương lúc nào cũng hối thúc tỷ đấu :

― Nào cả hai xuất chiêu.

Hoàng Phi Bằng quỳ xuống bái mỗi người một bái tỏ ra kính người trên rồi chàng đề nghị :

― Kính mời quý đấng ra sân sau, để tìm hiểu võ nghiệp của Phi Bằng nhi.

Hoàng Phi Biên biết mình đã bị Hoàng Phi Cương đẩy vào cuộc tử thủ hay tự chết, ông cũng thừa biết không thể tiếp được nửa chiêu của Hoàng Phi Bằng. Hoàng Phi Biên thở nhẹ hơi nói :

― Thúc bá mời điệt nhi xuất chiêu trước nhá ?

Hoàng Phi Biên thử lòng Hoàng Phi Bằng, còn cả nhà sợ Hoàng Phi Biên ít ra cũng bị tàn phế, không ai thấy võ nghiệp của Hoàng Phi Bằng mà chỉ thấy thập nhất Hoàng Đức cũng đủ chứng minh võ học của Hoàng Phi Bằng đã ra ngoài cõi võ học.

Hoàng Phi Biên xuất chiêu "Tuyệt kỷ tinh phong quyền", mãnh lực ngoài phong vũ, trong "Tinh phong quyền thông", để cho Hoàng Phi Bằng thấy tinh diệu của võ học họ Hoàng, ông xuất hết nội công, khắc chế cường lực trước khi Hoàng Phi Bằng xuất chiêu.

Trong tám huynh đệ họ Hoàng ai cũng biết quyền số "Tuyệt kỷ tinh phong quyền", là thế tấn trụ, quyết sống chết cùng địch thủ. Hoàng Phi Biên lòng không yên nói :

― Phi Bằng nhi tiếp chiêu của thúc bá nhá ?

― Dạ, diệt nhi vâng lời của Thúc bá ạ.

Hoàng Phi Bằng đứng tại chỗ thân pháp chuyển động, xuất chiêu bái tổ "Nhất đăng hồng sáp", trong "Đăng Thiên Lạc Việt", đèn hồng sáp lung linh theo chiều gió, tỏa ánh quang âm lướt qua từng ấy người tham dự. Hai tay chàng vỗ nhẹ một tiếng "bép", xuất một thành lực vô ảnh vô âm, đẩy Hoàng Phi Biên bay xa năm trượng, gió thổi vang động nỗi lên "ầm ầm", cả một gốc trời đầy màu xám đen. Ai ai cũng thấy Hoàng Phi Biên bay bổng trên không trung như một con chim bị trúng tên đang xa xuống đất. Hoàng Phi Biên rơi xuống đất có một nội lực vô khí che chở, thân thể không bị hề hấn gì. Hoàng Phi Bằng rất thương Thúc bá chỉ vỗ tay nhẹ, không sử dụng nội lực thâm hậu, thế mà cường lực như bảo tố, cả nhà ai cũng sợ Hoàng Phi Biên mất mạng.

Huỳnh Tâm

Chương 5
Người Mới Chôn Lấp Người Cũ

— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét