Anh Hùng Nam Việt - Chương Ba ( Huỳnh Tâm )

Thép Máu Đào, Hun Lửa Nóng

i đầu biên giới phía bắc Trường Sa có hồ Động Đình, thánh địa khai quốc Lĩnh Nam, lấy Dương Tử giang phân chia hai bờ, hồ Động Đình thuộc Lĩnh Nam. Bờ phía Bắc, Dương Tử giang có Bành Lãi hồ thuộc Lĩnh Bắc, còn gọi là miền Hán Di. Biên giới thứ hai là ngọn Việt Thanh Lĩnh, ở hướng Tây huyện Thanh Mai, giáp phía Nam tỉnh Nam Hải của Nam Việt. Đông giáp tỉnh Phúc Kiến của Hán Di.


Biên giới này thường xuyên bị quấy nhiễu bởi quân Hán xâm nhập cướp của giết Lạc dân Nam Việt, bắt cóc Lạc nông, Lạc thương và Lạc nghiệp đem qua Hán làm phục dịch nông phu.

Từ đó, Lạc dân lúc nào cũng phập phồng lo sợ, đời sống bất yên, mỗi ngày biên giới trở nên phức tạp, không được an ninh, lòng dân rất là hoan mang, sợ quan tham Việt chỉ trăm mười, không bằng sợ quân Hán một ngàn lần hơn.

Lạc dân huyện Thanh Mai đã đến lúc không còn chịu khốn khó vì quân Hán, cứ đến những mùa ngũ cốc thì tai vạ giặc Hán tràn vào cướp phá. Năm nay Lạc dân quyết định không thể tiếp tục chấp nhận đời sống khổ nhục kéo dài mãi. Mùa lúa đông xuân năm nay quân cướp Hán sẽ tràn qua như mỗi khi, buộc lòng Lạc dân tấu sớ lên Trường Sa Vương, kể rõ nguyện vọng của Lạc dân, tờ tấu sớ còn cho biết qui luật định kỳ quân Hán vượt vào biên giới Thanh Mai.

Trường Sa Vương tiếp nhận nguyện ước của Lạc dân, ông liền triệu tập quan quân, anh hùng bàn thảo xuất quân để tảo trừ một phen cho quân giặc Hán khấu biết sợ Nam Việt.

Quân quan thành Nhạc Dương đã nhiều cuộc bàn thảo, nay mới thuận thời xuất binh đánh quân Hán, những sự kiện thu được cho thấy Hán có nhiều mưu giả trá, cố tình tạo ra thái độ khiêu chiến. Hán đã có ý chọn huyện Thanh Mai làm nơi châm ngòi mở cuộc chiến tranh xâm lăng Nam Việt nhằm bành trướng đất Hán.

Nay quân tướng Trường Sa lấy quyết định dụng binh pháp trước một bước, sách lược này nhằm tránh cuộc chiến, ít thiệt hại nhất cho Lạc dân, cũng là dịp cài bẩy cho quân Hán rơi vào tam thập lục kế, có như vậy nhà Hán mới không có lý do nào để mở cuộc chiến tại huyện Thanh Mai và cả toàn quốc Nam Việt.

Trường Sa Vương lấy quyết định đánh một trận cho Hán di khiếp vía trăm năm, chỉ cần một trận thắng, quân Hán không dám quây đầu hiếu chiếu, có như thế quân binh Trường Sa mới ngẩng đầu lên cao và đứng thẳng hưởng nhuệ khí khiêu hùng Nam Việt.

Lạc dân cùng quân binh một lòng quyết chiến, không thể để ý đồ của quân Hán lăm le mãi, nhất định phải đóng lại cửa biên giới Thanh Mai, hầu đem lại thanh bình cho Lạc dân.

Trường Sa Vương, hạ điệp chỉ chọn ngày đầu vụ mùa lúa Đông Xuân xuất quân. Soái tướng do Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được làm lãnh binh quân mã. Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan được chỉ định lập trận phục binh. Thái úy Đinh Thành Châu lập đường tuyến hậu binh. Đạo sĩ Trần Mạnh Côn tiếp viện quân lương. Quản lộc đại phu La Đức cùng nàng hầu Phạm Thuy Ngu ở lại thủ phủ Trường Sa tuyển quân tiếp viện. Đạo sư Trần Hạnh Phước liên lạc chiến trường và hậu phương. Trường Sa Vương xuất binh trừ thảo khấu tại Động Đình hồ và gửi mật điệp tấu chương về Nam Việt Vũ Đế xin chuẩn phê.

Ngày thứ Trường Sa Vương Vũ Thư Minh cùng với tướng quân Lê Tư Bình đi tảo trừ những thảo khấu và các thế lực tranh chấp kinh doanh tại Động Đìng Hồ .

Còn về chiến trường thì do Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được khởi binh xuống huyện Thanh Mai, ông vừa đến chiến trường lập tức bày binh bố trận vào những địa hình hiểm trở, có khả năng tác chiến thần tốc như thiên binh vạn mã.

Tướng quân Chu Thông Được tập hợp Lạc nông, Lạc dân, Lạc thương cũng những quan quân bày trận lập thế phòng thủ, cùng lúc ông truyền lệnh :

― Từ hôm nay, Lạc nông, Lạc thương, Lạc nghiệp, Lạc dân và thanh niên Thanh Mai đồng tham gia vào quân dân công, Lạc dân già yếu, phụ nữ, trẻ thơ di chuyển vào phần đất an toàn. Trong huyện Thanh Mai nhất tề có bao nhiêu Lạc dân cư, thì thay vào bấy nhiêu binh sĩ, giả làm Lạc dân sinh hoạt bình thường.

Những ngày đầu binh sĩ cùng Lạc dân làm việc đồng áng, mục đích để quân sĩ quen đời sống mới, đồng thời làm việc thay cho Lạc dân lúc vắng nhà, cũng là dịp để binh sĩ tìm hiểu những kinh nghiệm chiến đấu của Lạc dân. Tướng quân Chu Thông Được điều động giám binh đi sâu vào vùng biên giới để lấy tin tức, tìm qui luật sinh hoạt của quân Hán và vẽ bản đồ địa thế biên giới trong đất Hán.

Thế trận địa hình huyện Thanh Mai có bốn cửa lộ, ba cửa hiểm yếu cách nhau hơn bảy trượng. Duy nhất chỉ có một cửa biên giới là thông lộ từ trại binh Hán đến huyện Thanh Mai, do qui định của hai triều Việt-Hán không được phép lưu thông, trừ khi hai nước đồng ý trao đổi sứ thần.

Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được đứng trước tam quân, tướng sĩ truyền lệnh :

― Hởi tam quân tướng sĩ cùng quân dân huyện Thanh Mai, chú ý, mỗ đã nắm được một phần địa thế của bốn cửa biên giới, theo binh pháp, nắm được qui luật của quân Hán là thắng, thứ nữa mỗ dựa vào tấu chương của Lạc dân mà điều động thúc quân. Nay chọn ba cửa hiểm yếu đánh quân binh Hán, riêng cửa thông lộ biên giới thì án binh bất động hãy xem như bỏ ngỏ. Còn cánh Phiêu kỵ tướng quân Tô Trang Khan, khẩn cấp bổ túc binh mã theo kế sách tảo địch.

Nhớ quan quân văn võ địa phương sát cánh chiến trường, nhất là chiến thắng không được thất bại và không nên khinh địch. Từ đây quan văn phải biết Tam Tư. Một là Tư Nguy biết sự nguy hiểm có thể tránh được thì nên tránh, hai Tư Thoái, ẩn một nơi mà người khác không biết, sau khi thoái lui sẽ có cơ hội tiến, ba Tư Biết tự nhìn, suy nghĩ lúc trước mình đã làm sai điều gì ? có cơ hội sẽ làm thế nào cho kết quả.

Còn quan Võ, luận người luận sự phải đặt người vào việc của người đó, dù không bằng thân cũng là huynh đệ cùng đi vào tử địa mới hồi sinh, đã làm tướng thì vật tận kỳ dụng, nhân tận kỳ tài đó là lương tri sáng, tâm hồn vì đất nước mục đích tối hậu là phải chiến thắng.

Tự nhiên có một Lạc dân già ngoài bảy mươi tuổi tiến gần Tướng quân Chu Thông Được xin yết kiến :

― Thưa Tướng quân, theo Lạc dân biết tướng quân luận về tinh minh không ai bằng, luận về tính dự cũng thiên hạ vô song, nhưng phải biết quân Hán cường ác tất liệt, đại ác tất hung, cho nên trận chiến này nhất định thắng hoàn hảo vô tổn. Quân Hán đến như mưa bảo của mùa hè thế lực rất là hung hãng nhưng mà không lâu sẽ tạnh, xin tướng quân lo liệu. Còn nữa quân Hán tới như núi ngã, đi như rút tơ, đó là tính ngạo mạng lâu nay của quân Hán, họ thường lấy đó làm đắt ý tức vọng hình, vọng hình tức thất thái.

Tướng quân không thể thất bại ở chiến trường này, cho nên đừng xem thường cá tính của người Hán và trong lòng không hề có hai chữ thất bại. Tuy trong trướng cũng có người tính nóng, hữu dỏng vô mưu, lúc nào cũng hành sự bất túc, tại sự hữu thừa, cho nên tướng quân cần giáo dục binh mã, cho hết mực trung thành, không ngại mọi việc. Quân Hán cũng có khuyết điểm, còn quân ta cũng có ưu điểm, lấy ưu chế ngự khuyết, tại hạ hy vọng tướng quân đắc thắng.

Ngoài ra thân phận làm tướng phải có khả năng "xuất khã vi tướng, nhập khã vi tướng", như vậy mới gọi là tướng tài thao lược. Bổn thân thủ thời di định, phát binh di động, bất xuất binh thới quân động di sơn, khi hành quân như nước song trôi chảy, tác chiến hành đông tùy cơ ứng biến, như nước sông từ nguồn chảy xuống thấp.

Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được đứng đờ người ra, không ngờ ở nơi này lại có một Lạc dân già thông thái chiến trường nói :

― Thưa tiên sinh, những lời giáo huấn quả là hữu ích, kính mời tiên sinh cùng tại hạ đồng lập trận này, xin tiên sinh cho biết quí danh ?

Lão Lạc dân nhận lời :

― Danh tánh của tại hạ do Lạc dân ban cho, gọi là Lão Thiện, tại hạ chỉ xin làm một binh tốt theo hầu tướng quân.

Tướng quân Chu Thông Được hài lòng và suy nghĩ thầm:– Đây cũng là một quân sư sống ẩn, hôm nay có sự mới lộ tướng quả là trong dân giang lắm anh hùng nói :

― Thưa Lão Thiện tiên sinh, mời tiếp nhận tạm chức Hộ Giám binh của Soái tướng, đến khi thắng trận sẽ tính sau.

Lão Thiện chấp tay thi lễ tiếp nhận nhiệm vụ, rồi nói :

― Tướng quân tin dùng, Lạc dân xin đa tạ không phụ lòng, nhất địch tuân lệnh của Soái tướng .

Phiêu kỵ tướng quân Tô Trang Khan chân trước chân sau vừa bước vào doanh trại của Soái tướng, hai tay liền chấp trước ngực thưa :

― Thưa Soái tướng, mạc tướng tuân lệnh thực hiện đúng kỳ vọng và nhất định kết quả đại thắng, đem lại thanh bình cho Lạc dân. Tuy nhiên quân ta binh mã cường, muốn thắng quân địch không khó nhưng phải chuyển binh bọc hậu mà đánh, vì nơi đó có một địa thế phòng thủ và tấn công.

Trong binh pháp có nói: "Vô yếu chánh chánh, chi cờ vật cắt đường đường chi thần". Đây là biến hóa trong binh pháp, bây giờ quân Hán sĩ khí mạnh hơn ta trăm lần, nếu đánh thẳng với địch, dù được thắng cũng tổn hao binh tướng, chi bằng bổn soái không đánh thẳng mà dùng mưu chước, cho nên phái hai cánh quân bọc hậu quân Hán, đánh lên chặn đường rút quân của địch đó là thế vây quân Hán, quân Hán nhất định phải bị động tự rối loạn, tuy quân ta ít nhưng đánh nhất định thắng.

Cũng như trong binh pháp còn nói: "Công kỳ sở bất thối, thối kỳ sở bất ý giả".

Chu Thông Được, cười "ha hà" khen :

― Hay lắm, nhờ tướng quân khởi động chiến thuật lập trận binh hư, luyện tập Lạc dân phòng thủ trên thông lộ, cách xa tầm mắt của quân Hán, buổi sáng luyện tập và sau canh năm, buổi chiều từ thời Dậu.

Quân Hán sẽ để ý Lạc dân luyện tập chuẩn bị ứng chiến. Lạc dân tập phòng thủ đương nhiên rất vụng về, quân Hán sinh lòng xem thường Lạc dân, tính kiêu căng của quân Hán xưa nay vẫn thế, họ luôn nghĩ rằng binh lực Hán hùng mạnh.

Quân Hán không ngờ trúng kế trí túc đa mưu, không thể nào hiểu nổi, hiếu dũng thiện chiến của quân tướng và Lạc dân Nam Việt. Nhầt định trận chiến này binh kế của quân Nam Việt, chia thành ba thế chiến. Nhất phòng tuyến, Nhị tấn công, Tam phục binh.

Thứ đến khi phục binh, thì ém vào những nơi hiểm yếu, mà từ xưa nay quân Hán không để ý đến, lập ba vòng phục binh bằng hố cá nhân, mỗi vòng bao vây địch phải theo lệnh hiệu tù và thứ nhất, tiếp theo các vòng cũng thế. Dụ địch thì dụng vào binh nữ, binh nam cải trang làm đồng áng, còn Lạc dân đi buôn vải, tơ, lụa, ngũ cốc, ngũ kim v.v...

Mặt trận diễn ra, quân Hán tràng vào đất Nam Việt như mọi khi, chúng tự biến lòng tham điên cuồng, nguyên bản đã có tính cường ác tất liệt, đại ác tất hung. Còn phần Lạc dân Thanh Mai, hiện thời đã chọn lựa thanh niên khoẻ mạnh và tình nguyện làm giả nhân phu, chủ yếu thấy quân Hán là bỏ chạy, như trước đây đã từng sẩy ra. Tuy nhiên lần này có khác, họ chạy cầm chừng nhử địch, đến lúc quân Hán qua hết cửa biên giới thì phản công lại, binh phục đóng cửa biên giới thành ba vòng, không cho một quân Hán nào về cố quốc, khi trận chiến chấm dứt đợt thứ nhất thì mở cửa vòng bao vây để quân địch Hán kéo đợt hai vào, quân binh trang bị hơn hai trăm cột rơm thật lớn, ở thật xa nơi chiến trận, quân ta đốt cột rơm lừa địch Hán tiến vào, như vậy lừa địch Hán đi sâu vào nội địa của Trường Sa, thế là quân Hán đã vi phạm biên giới, trận này chỉ cần đánh thật nhanh trong ba ngày là chiến thắng, tạo ra một thế mạnh, quân dân Trường Sa lên tinh thần và không hao tổn quân binh, cũng như tài sản của Lạc dân.

Trận pháp tấn công thần tốc, thu quân nhanh, ẩn mình kín, mọi di động quân tướng, binh sĩ trật tự, nhất cử nhất động tuân theo lệnh của Soái tướng. Trái quân lệnh là nội gián của địch trảm.

Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được giới thiệu Lão Thiện với Phiêu kỵ tướng quân Tô Trang Khan, hai người chào nhau mà lòng đã tâm đắc vì thông suốt binh pháp của nhau.

Soái tướng truyền lệnh tiếp :

― Thưa quí Tướng quân cùng toàn thể chiến binh, nay mỗ cho ngũ nhi nữ ra trận chiến để quân Hán biết mặt nữ hào kiệt Nam Việt quốc. Họ Chu sinh được ngũ nữ, sinh năm một, đặc biệt có hai lần sinh đôi, cô gái út vừa chào đời là mẹ qui tiên, cho nên họ Chu đặt tên cho cô là Chu Trang Thủy. Ngũ nữ tính như cha thích võ nghiệp, cung, kiếm. Về quyền pháp của ngũ nữ đã đến trình độ hành hiệp giang hồ, sở dĩ võ nghiệp của ngũ nữ hiệp họ Chu được như ngày nay là nhờ quí thúc phụ bồi cố võ nghiệp như Tô Trang Khan, Đinh Thành Châu và Nguyễn Hùng. Khó ai biết tên, biết người thực của ngũ nữ hiệp họ Chu, vì khó phân biệt tên tuổi và khuôn mặt, như Chu Thanh Thủy, Chu Ngọc Thủy, Chu Thượng Thủy, Chu Hoa Thủy, Chu Trang Thủy chỉ trừ người thân mới nhận diện được, thế mà đôi lúc cũng phải lầm lẫn nhau, đặc biệt chỉ có chị em họ Chu mới biết nhau tường thận. Hôm nay, lần đầu tiên ngũ nữ hiệp hiện diện trước mặt anh hùng Trường Sa.

Ngũ nữ họ Chu xuất hiện như sáu bứt tranh biết di động, mắt phụng thiên thần, mũi thả giọt mật, nụ cười không khác những bông hồng nở dưới sương xa buổi sáng, da trắng như hoa bưởi và mịn như nhung, đôi má hồng tươi như đào nguyên trên cành. Y phục của ngũ tiểu thư, theo cung cách nhà tướng, chứng tỏ thân phận con nhà Lạc dân bình thường, để phân biệt nam nữ, người ta thấy trên đầu ngủ tiểu thư có giắt Hồ Điệp Kim Trâm rất đơn sơ. Đôi cườm tay ngũa tiểu thư lồng cặp vòng ngọc thạch, nhưng vẫn lồ lộ vẻ phong lưu văn nhã.

Chú ý, mới thấy tất cả ngũ y phục cùng màu lam, trang sức cùng màu và cùng một kiểu áo chẽn, khoác áo ngự hàn bằng nhiễu lam thêu yến xuyên sơn, tỏa mùi da thơm nhè nhẹ, như lúc hoa lúa nở trắng cánh đồng, bay lồng lộng khắp mọi nơi. Trời cho họ Chu, sinh ra ngũ tiểu thư đồng hương trời sắc nước, hình ảnh này làm Lạc dân Thanh Mai có liên cảm thân thương đặc biệt .

Ngũ nữ họ Chu, nay được dịp, gia phụ cho ra trận đánh đuổi giặc Hán thì lòng phơi phới, xung phong trận đầu nhảy vào ngọn giáo dụ địch. Trận chiến được bày ra hơn mười lăm ngày trôi qua quân binh cũng đã hoàn chỉnh. Lạc dân được luyện tập mỗi ngày, trở thành quân thiện chiến, có bản lĩnh và tuân theo quân pháp.

Đúng như dự kiến, vào buổi sáng ngày thứ quân Hán kéo vào đất Nam Việt như chốn không người, quân số trên năm trăm đông hơn những lần trước, quân Hán thản nhiên đuổi theo những thanh niên nam nữ đi buôn bán vải, tơ, lụa trên đường làng, những dụ binh giả vờ đánh rơi quai vải, ngũ cốc xuống đất, những thanh niên nam nữ đang làm đồng áng bỏ chạy vào làng .

Quân Hán đằng đằng sát khí, lòng nổi lên tự đắc, miệng la lớn :

— Tiến lên, chiến lợi phẩm sẽ về ta .

Quân Hán tiến đến đâu, dân làng giả vờ bỏ của chạy lấy thân, quân Hán càng đuổi nhanh theo những quai vải, tơ, lụa phía trước, tiếp tục tiến sâu vào huyện. Quân cướp Hán xem thường Lạc dân đã sa vào phục kích của quân binh Trường Sa, tiếng tù-và thứ nhất được phát lệnh truyền ra. Xưa nay người ta thường luận về cuộc chiến bằng tài trí cao thấp của đôi bên cũng như so sánh công trạng tướng sĩ và tương quan lực lượng, lúc này trận chiến mới thực sự mở màn.

Bất ngờ tướng sĩ, quân dân Nam Việt, từ lòng đất đi lên, tay cầm khí giới ngọn mác, gươm, giáo, đao sáng ngời, không khác nào một rừng gươm giáo ở phương trời u ám xuất hiện. Quân tướng Hán hoảng kinh đứng vào thế trận không kịp trở tay, tài dụng binh của quân Hán cũng không phải là kẻ tầm thường, vừa ứng chiến bày lại thế trận chưa phải muộn màn, tuy tổn tướng hao quân đến phân nửa, nhưng còn dũng mãnh đã thọc sâu đánh thủng, phá vỡ phòng tuyến thành đồng vách sắt thứ nhất của quân binh Nam Việt, không khác nào một tổ ong đang vỡ, bay ra tán loạn.

Tù-và thứ hai phát lệnh đánh thúc vào quân tướng Hán. Cùng lúc có tiếng thanh la truyền lệnh phòng tuyết thứ nhất thu quân đánh hậu của quân Hán. Tù-và thứ ba năm trăm quân Hàn chỉ còn hơn bốn mươi binh mã, tướng Hán họ Hà tên Thông ngữa mặt lên trời nói thì thầm như thất vọng, trên tay ông vẫn thủ thanh bảo đao và phó tướng họ Lã tên Ô Bình mặt xanh tàu lá, đầu gục xuống đất như thể tìm ổ chuột. Lúc này có ba vòng vây kẹp cứng quân Hán như ghim cá Rô đang bị nướng trui sạch vẩy.

Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được, Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan và ngũ nữ hiệp họ Chu giả làm Lạc dân xuất hiện, tay cầm cung tên tám phương bắn vào đầu bốn mươi con ngựa cả thảy lăn ra chết, hai tướng Hán rời khỏi yên ngựa phi thân xuống đất, tướng Hán, Hà Thông tay đao, Lã Ô Bình tay kiếm, kẻ Bắc người Đông đứng thủ chờ tử chiến.

Phi Đình Hầu tướng quân truyền lời dụ địch :

― Nhị vị tướng quân và binh sĩ hãy bỏ khí giới xuống, đầu hàng thì giữ được mạng sống, bằng trái lệnh Lạc dân Thanh Mai không cho một ai ra khỏi vòng vây, ắt chết không về cố hương.

Binh sĩ Hán nhuệ khí cùng kiệt, sức chiến đấu cũng không còn, đột biến có hơn nửa quân Hán bỏ khí giới xuống đất, hai tay đưa lên cao đầu hàng, chạy ra vòng vây. Lạc dân bắt làm tù binh, còn lại mười bốn quân binh tướng Hán, ngũ nữ hiệp họ Chu, cùng binh sĩ xung phong vào trận, tiếng kiếm "keng keng" tiếng đao "bon bon".

Tiếng trống trận quân binh Trường Sa thúc trận, "thùng thùng" cổ xúy, một nữ tướng họ Chu nói :

― Quân binh Hán ơi, đừng tưởng đồng bằng Trường Sơn như rừng không có cộp hả ? Hôm nay đã ra thân tàn mạt vận, binh khí, bào phục đã tả tơi, thì mới biết mặt Lạc dân huyện Thanh Mai. Lạc dân không phải là kẻ hèn nhát, vì yêu thanh bình mà phải chịu tính nhu quí.

Từ xa có tiếng thúc quân vang động một vùng, không đầy nửa giờ ngũ nữ hiệp đã làm sạch cỏ Hán, tướng Hán họ Hà tên Thông chết dưới kiếm của Chu Thanh Thủy, phó tướng Lã Ô Bình chết dưới kiếm của Chu Hoa Thủy.

Từ xa có tiếng tù-và phát hiệu lệnh, phi tang tất cả binh sĩ Hán tử trận, đem chôn tập thể. Tịch thu chiến lợi phẩm, thu dọn chiến trường cho thật sạch càng nhanh càng tốt. Phi Đình Hầu tướng quân xuất lệnh sử dụng chiến lợi phẩm của Hán để phản công Hán, cùng lúc cho nổi lửa đốt hai trăm nhà rơm. Lửa, khói bay mù mịt cả một gốc trời rộng lớn, tiếng thanh la, tiếng trống nổi lên làm trận hư chiến như thật.

Quân Hán đang ở cửa Đông biên giới thấy Lạc dân quyết tử đang cầm chân năm trăm quân Hán, tướng Hán không phân biệt thực hư cho xuất trận, trên ngàn quân, vượt biên giới tiếp viện.

Quân Hán tiến sâu vào đất huyện Thanh Mai không gặp trở ngại nào nên yên lòng thúc binh đến phía trước gần những nhà rơm, cột khói cao ngất, lửa cháy đỏ hừng hực, từ xa có tiếng thanh la, tiếng trống hiệu lệnh. Quân Hán tự đưa mình vào tử địa của trũng đồng lầy, hơn ngàn quân Hán dưới trướng của bốn tướng soái họ Tăng tên Hồng, Tây tướng họ Hứa tên Đại, Đông tướng họ Bành tên Phục, hậu tường họ Thẩm tên Trung.

Binh thiện chiến Trường Sa giữ mặt núi hiểm trở do Phi Đình Hầu tướng quân chỉ huy, còn mặt có thể rút lui thì do quân thiện chiến Phiêu Kỵ tướng quân chỉ huy, đang bao vây quân Hán, còn quân Thái úy Đinh Thành Châu tiếp viện trấn giữ cửa biên giới Nam Việt–Hán Di.

Lần này tiếng thanh la truyền lệnh, tiếng trống thúc quân vừa dứt, tức thì từ lòng đất quân binh Trường Sa vùng dậy bất ngờ, với quân phục, khí giới Hán sáng ngời, quân tướng Hán không phát hiện chiến thuật của quân binh Trường Sa. Bất thần trong trận quân Hán nổi lên nội chiến, quân tướng Hán chưa kịp ứng chiến thì quân binh đã hoảng kinh, tự loạn đánh nhau, tiếng kiếm liên tục thét lên "keng keng" tiếng đao ồn ào "bon bon" tiếng quân Hán la gào thét như đang trăn trối trong vạc dầu chai, tiếng quát binh lệnh của tướng Hán cho biết bị trá binh, nhưng không tìm được trá binh nào cả, mà chỉ thấy trước mặt toàn là quân binh đồng nội loạn, tranh sống sợ chết.

Trong trận vó ngựa quây quần bụi mịt mù, quân và tướng không còn phân biệt với nhau, xác quân Hán tử trận không biết bao nhiêu mà kể, rối loạn quân đánh tướng, tướng đánh lại quân. Tướng quân binh đồng tự giữ thân, cảnh tượng hải hùng của chiến tranh kỳ quái làm binh quân tướng Hán nháo nhác như chốn người cuồng trí, bốn tướng Hán tự đánh với nhau để kìm chế binh sĩ. Trong binh pháp có nói "Tướng soái ngoài mặt trận không còn quyền lực, dù cho vạn mã cũng là cát bụi" khi tướng soái không chỉ huy được quân binh mã, thì dù trên tay có bảo đao cũng đành phải bỏ đao mà xuống ngựa để làm tù binh !

Lúc này xác binh mã Hán đã chồng chất ngổn ngang, biến thành cánh đồng phơi tử thi. Bốn tướng Hán đã tử trận hết hai, tổn thất nặng nề không biết đâu mà lường nguyên nhân ! Còn lại hai tướng Hán ngơ ngác vẫn phải tiếp tục đánh với quân Hán, cuối cùng bị tử trận bởi ngũ binh quân sĩ Hán.

Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được truyền lệnh :

― Quân binh sĩ nhà Hán bỏ khí giới xuống, đầu hàng thì sống, bằng không thì bị tiêu diệt tại nơi này.

Năm binh sĩ diệt trừ được bốn tướng Hán vội vã bỏ kiếm xuống đất, những binh sĩ khác cũng đồng tình bỏ khí giới, tất cả nghe theo lệnh đứng thành hàng dọc hơn bốn trăm quân. Năm binh sĩ diệt được tướng Hán chính là ngũ nữ hiệp họ Chu chỉ huy ba trăm quân sĩ dưới trướng của Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, thắng trận nhờ thuật binh pháp "Mượn binh phục binh".

Hàng ngũ quân Hán còn lại hai trăm bảy mươi hai quân, chính thức bắt được một trăm bốn mươi tám quân. Nhờ thắng trận trước lấy được quân phục và binh khí Hán, cải trang thành ba trăm quân Hán làm nội loạn, đánh lại trên ngàn quân Hán.

Tổng kết hai trận bắt sống được một trăm bảy mươi quân Hán, không có một tên quân tướng Hán nào đem xác và hồn về cố quốc. Quân sĩ Trường Sa có năm mươi tử trận, bảy mươi bị thương, chiến lợi phẩm không biết bao nhiêu mà kể. Cuối cùng một trăm bảy mươi quân Hán bị bắt đem ra hành hình để bảo vệ chiến thuật của Trường Sa, cũng để cảnh cáo quân Hán có vào đất Việt nhưng không đáo đầu hồn phách về cố quốc.

Bình định được huyện Thanh Mai, toàn thể Lạc dân lòng hớn hở vui mừng khôn xiết. Soái tướng truyền lệnh khao Lạc dân, đãi binh sĩ. Thắng trận Thanh Mai, ba ngày sau quân binh tướng mã Trường Sa về thành Nhạc Dương, chỉ để lại một phần quân binh tinh nhuệ đồn ải đưới sự chỉ huy của Hộ Giám binh Lão Thiện.

Tin mừng thắng trận đã loan truyền về thành Nhạc Dương, cùng lúc tin cấp báo có quân sư Hoàng Hạc đến Động Đình hồ, niềm vui nào bằng gặp lại cố nhân trong tinh thần hùng tâm thắng trận. Tất cả anh hùng chuẩn bị đón tiếp quân sư, bỗng Hoàng Hạc với tiếng vó tuấn mã thần hồng đã đến nơi, tay vừa gò dây cương, phi thân rời khỏi yên ngựa, ông đã vào đến sảnh đường.

Phi Đình Hầu Chu Thông Được bái kiến. Hoàng Hạc lên tiếng :

― Chào quí anh hùng cố tri, không hẹn trước thế mà tất cả anh hùng không vắng mặt một ai, nào là Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, Đạo sĩ Trần Mạnh Côn, Thái Úy Đinh Thành Châu, Tây Tướng quân Nguyễn Hùng, Đạo sĩ Trần Thượng Độ, Quản Lộc đại phu La Đức. Tuy nhiên lại vắng mặt Trường Sa Vương Vũ Thư Minh, Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình và Đạo sư Trần Hạnh Phước.

Tây Tướng quân Nguyễn Hùng liền báo :

— Thưa, Hoàng quân sư, trước tiên nên trình bày về nội vụ của đạo sư Trần Hạnh Phước, lúc thành lập hội đồng chiến trường Thanh Mai, có đề cử đạo sư Trần Hạnh Phước với trách nhiệm liên lạc chiến trường và hậu phương. Đạo sư cương quyết thì hành với chức vụ được giao phó, chúng đệ cũng an tâm, nhưng không ai ngờ có một giám binh khám phá Trần Hạnh Phước thông đồng với gian tế Hán. Hội đồng chiến trường ủy nhiệm cho đệ, điều tra nội vụ và ra lệnh tùy ý giải quyết trước, tấu sau. Chỉ một ngày, đệ đã bắt được Trần Hạnh Phước và tên Lưu Đông nguyên là gian tế Hán còn có hai tên Việt, một Hán gian tế. Tại cánh rừng Nam thành Nhạc Dương. Họ đang bàn giao bí mật của mặt trận Thanh Mai. Đệ có tịch thu được chứng từ, liền thay mặt hội đồng chiến trường sử quyết tất cả năm gian tế Hán có hiện diện giám binh của hội đồng Thanh Mai, không làm vậy thì e rằng chiến trường sẽ diễn ra khôn lường, nhất động nếu trở ngại một khắc thì cục diện sẽ đổi khác. Tệ đệ hành sử như vậy nhằm để chiến thuật tránh được sự vỡ ra từng mãnh. Kế hoạch của tệ đệ còn trên tay cầm cái búa, chỉ chờ một khi đối phương trở cờ mãi quốc cầu vinh và tạo ra những rắc rối cho đất nước, tức thì nó tự trở thành những cái đinh, cứ thế tại hạ đóng xuống là kết thúc những kẻ ấy, tuy là vậy, cũng có một cách để loại trừ khả năng quân gian tế Hán, hiện còn ở trong quân ta, nhất là đề phòng hậu cuộc chiến tranh, vì trong hàng ngũ của quân ta ắt có kẻ phản trắc chưa xuất hiện.

          Hoàng Hạc nghe qua cũng hiểu được ít nhiều mối liên quan, quân binh, tướng sĩ tại Trường Sa có những phức tạp riêng của nó, ông thở một hơi dài, rồi nói :

          — Lúc nào cũng thế, mọi việc đều có cái khó ở trong, nhưng giải quyết được là khá lắm rồi, làm tướng sĩ bảo vệ đất nước cũng là sứ mạng khó khăn nhất, chúng ta phải biết trước gió thổi về hướng nào cũng như biết nặng nhe phân minh, quan hệ trọng đại không giết lầm người mới là tướng, tại hạ khích đôi lời lệ quý huynh đệ đó.
Tiếp theo Hoàng Hạc mới biết, hôm nay anh hùng Trường Sa tề tựu tại tướng phủ Chu Thông Được chuẩn bị đi Động Đình hồ để đón quân sư về thành Nhạc Dương. Trong lúc này tất cả đồng ngạc nhiên trước cuộc tiếp đón có tính lịch sử Trường Sa, cũng không ngờ đích thân nguyên soái tướng quân ngoại hiệu Bạt Kiếm Cầm Tiêu Lão Hiệp, chiếc thân độc mã không người hầu cận đến đất Trường Sa thăm viếng cố tri.

Cũng như trước đây ông để lại trong lòng anh hùng đất Trường Sa hai cuộc chiến thắng Tam Sơn và Việt Thành Lĩnh, đánh đuổi quân Hán ra khỏi Động Đình hồ, ông được Nam Việt Vũ Đế tín nhiệm làm quân sư ngoại triều, ngoài ra ông còn chiếu cố tình sâu nghĩa trọng, thường đến trước một bước để tỏ tình tâm giao với cố tri, tinh thần anh hùng Trường Sa cũng hớn hở vì mấy khi được hội ngộ với Hoàng Hạc tại đất Trường Sa (Hồ Nam). Cũng mấy khi có dịp đàm đạo binh pháp, võ học, văn chương, luận anh hùng, nhất là luận về trận đồ, điều binh khiển tướng của Hoàng Hạc, hai cuộc chiến thắng lẫy lừng đủ để thiên hạ và anh hùng ngưỡng mộ, từ ngày Hoàng Hạc tái lập cương giới đất Trường Sa cho đến nay Lạc dân có được đời sống thanh bình, có thể nói Trường Sa là nơi trù phú nhất nhì của Nam Việt.

Chu Thông Được mời đồng liêu và quân sư Hoàng Hạc về phủ mình như đã hẹn theo sự chuẩn bị trước của anh hùng Trường Sa :

― Đệ kính mời quí đại huynh và quân sư về tư dinh của đệ, cho được thỏa lòng thù tạc tình nhà, cho trọn vẹn mong ước của quí huynh.

Quản Lộc lão hiệp La Đức người cao niên nhất, có biệt hiệu "hiền nhân" đương thời uy tín nhất ở đất Trường Sa cũng hớn hở lên tiếng :

― Kính mời quí huynh đệ lên đường gấp để tranh thủ thời gian, đến tư gia của Chu tướng quân tha hồ đàm đạo, quí huynh đệ nhớ cho người đi mời Trường Sa Vương và Trường Sa tướng quân.

Hai giám binh đi về hướng Nam gặp Trường Sa Vương Vũ Thư Minh và Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình, quả là không ngờ đất Trường Sa rộng bao la mà khung trời nhỏ hẹp, trong tình thâm võ học dù xa cũng gần, không gian và thời gian do người thuận. Hoàng Hạc cùng anh hùng Trường Sa gặp nhau trong đồng cảm họ xem nhau là người của một nhà.

Tiệc tiếp đãi Hoàng Hạc đã chuẩn bị trước một ngày cho nên rất chu đáo. Một giám binh từ ngoài chạy vào sảnh đường thông báo :

― Thưa tướng quân, phủ Trường Sa Vương và phủ Trường Sa tướng quân cho biết đi vắng đã lâu ngày chưa về.

Chu Thông Được truyền lệnh cho giám binh:

― Hay lắm, cảm tạ các hạ, việc liên lạc với Trường Sa Vương đã được rồi, miễn báo, hãy ra ngoài cắt cử nhân sự giám binh.

Chu Thông Được trình bày nội dung thiệp mời để Trường Sa Vương và Trường Sa tướng quân hiểu buổi tao ngộ này, tất cả đồng am tường, hiểu cuộc hội ngộ trong tinh thần cố tri và tính cách đặc biệt do sự có mặt của Hoàng Hạc, cho nên không để người ngoài chú ý.

Tướng quân Phi Đình Hầu liền mời :

― Kính mời quân sư, Trường Sa Vương, Trường Sa tướng quân, cùng quí huynh an tọa, theo mỹ ý của quí huynh đệ đã dự trù bảo mật, sau khi mời quân sư về đây thì đích thân ngu đệ cho người đến Vương phủ mời Trường Sa Vương và Trường Sa tướng quân về đây tham dự tiệc chiến thắng, cùng đoàn viên theo tinh thần tiên lễ hậu bình và đàm đạo tâm giao ý hợp với quân sư.

Trường Sa Vương xúc động nói :

― Mỗ cùng Trường Sa tướng quân đi Động Đình hồ thăm dân tình mới về, xem ra Trường Sa nay đã trôi qua thất tai bát nạng, vui nào hơn được hội ngộ như thế này là phúc lắm, mỗ và Trường Sa tướng quân rất cảm động sự chiếu cố tình thâm, lòng ưu ái và sự hiện diện của quân sư, mỗ rất cảm động. Trường Sa Vương phát biểu tiếp:– Mấy hôm nay toàn dân Trường Sa được tin mừng, thắng trận biên giới huyện Thanh Mai, ơn đức này mỗ thay mặt Lạc dân đa tạ, ngưỡng ộm điều binh xuất tướng của quý anh hùng cờ khai đắc thắng, kính phục, kính phục... Hôm nay cũng là ngày hãn hữu hội ngộ oai phong bát diện quân sư, mỗ xin quí huynh đệ tự nhiên đàm đạo không nên trịnh trọng, không khách sáo, nếu tất cả đồng giữ theo lễ nghi quan trường thì mất vui, chúng ta hãy lấy nghĩa thù tạc với tình sâu, ở đây chỉ ngoại trừ quân sư Hoàng Hạc là tuổi cao hiền đức, cho nên huynh đệ tôn kính người.

Tất cả cao hứng vỗ tay đồng tình với Trường Sa Vương. Thủ phủ Trường Sa có thành Nhạc Dương dân số tộc Mân Việt ít hơn tộc Lạc Việt, nhưng đời nào cũng vậy, tộc Mân Việt được Nam Việt Vũ Đế trao ấn kiếm Trường Sa Vương, còn Trường Sa tướng quân là người tộc Lạc Việt, ở đất Quế Lâm tộc Lạc Việt tám mươi phần bởi vậy ấn kiếm Quế Lâm Vương và Quế Lâm tướng quân do tộc Lạc Việt truyền thừa, đặc biệt ở Nam Hải kinh đô của Nam Việt, tộc Mân Việt dân số bốn mươi phần, Lạc Việt hai mươi, Âu Việt mười lăm, Điền Việt mười, Tây Việt tám, Việt Thường bảy, Đông Việt năm, người Hán chỉ được một phần ngàn, nói cung Phiên Ngung là nơi qui tụ toàn thể tộc Bách Việt.

Chu Thông Được tiếp lời của Trường Sa Vương :

― Thưa quân sư và quí huynh đệ, trước hết đa tạ hảo ý của Trường Sa Vương, mời quí huynh đệ hãy cùng vào tiệc, cùng nhau hàn uyên, đàm đạo, đừng để buổi hội ngô trôi qua nhanh, quí huynh đệ thù tạc đi nào .

Chủ, khách chúc mừng vui, đồng nâng ly rượu nếp thang đầu mùa, thổ sản của cánh đồng Tương, tiếng cụng ly rượu chạm vào nhau cạch cạch, vang ra âm điệu nhịp hai, đồng âm giai cao, thấp như võ tướng xuất quân hành. Trên ly men màu thiên thanh có điểm những cánh hoa đào lung linh trước gió, những tiếng khà khà thú vị tửu tinh, hương ẩm tình anh hùng vì đất nước, có những tiếng khà mênh mông khắc khoải trong lòng, cũng có tiếng khà chứa đựng không chừng, mỗi khi tửu nhập ngôn xuất, mới biết thân phàm trong giới tửu đồ Lý Thái Bạch.

Hoàng Hạc, chúc tụng anh hùng Trường Sa để chào mừng ngày cờ khai đắc thắng, bằng một khúc nhạc ca ngợi Động Đình Ca, chính ông sáng tác bốn mươi năm về trước :
" Dưng Tử cảnh giới chia hai
Nam Việt, Bắc Hán không sai cõi bờ
Từ sơ khai đến bấy giờ
Động Đình biên ải muôn đời giang Nam
Bách Việt văn hiến sách lam
Chép từ Đồng Tương hoa Đàm, Thu đỉnh *

( Biên giới Việt-Hán phân đôi vào lúc hoa Đàm nở, Đỉnh là nơi hai dân tộc Việt-Hán ký kết phân ranh giới, rồi cùng nhau tiễn biệt đúng mùa Thu )

HuỳnhTâm
Chương Bốn
Động Đình Biên Ải Giang Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét