Năm con đại Hạc thay phiên nhau chở Hoàng Phi Bằng bay vào không trung, liên tục bốn ngày đêm không nghỉ ngơi. Lần đầu tiên từ trên cao chàng nhìn xuống đất thấy phong cảnh đất Lĩnh Nam, nào là núi rừng trùng điệp hùng vĩ. Trước mặt của chàng còn có chín dòng sông đan lại thành hàng ngang dọc trên khung cửi dệt vải, như băng lụa trắng đang phơi dưới ánh sáng buổi sớm mai, mây trắng xám có lúc ẩn, lúc hiện bay qua những thảm xanh đồng cỏ bao la, đồng lúa vàng trải rộng bát ngát, đồng ngô mênh mông trù phú, thế mới biết Lĩnh Nam non sông gấm vóc ngút ngàn .
Lúc này đại hạc bay về hướng Đông, đã thấy toàn diện xã hội hiện ra, nào là nhà quan lợp ngói xanh gạch đỏ, nhà trung lưu ngói đỏ vách trắng bạc, nhà dân mái xám vách đen, nhà dân lam lũ cả một màu đen đặc, phố thị sầm uất dân cư sinh hoạt, tất cả sinh hoạt theo nhịp sống nhấp nhô và san sát liên đới với nhau. Lần đâu tiên chàng mới biết nơi này là kinh đô Phiên Ngung của nước Nam Việt, phía bắc có ngọn Việt Thành lĩnh đầu từ Trường Sa, chạy qua Phúc Kiến, đến huyện Tuần Mai tỉnh Nam Hải, Đông là thung lũng Đồng Châu. Nam có động Phù Sa của tam giác Châu Giang, phía Đông một thảm xanh đen của biển mênh mông tận chân trời .
Chàng quan sát thấy Châu Giang tấp nập ghe thuyền, gió thổi man theo tiếng sóng vỗ rì rào, về đêm Châu Giang lúc nào cũng có trăng sao rong chơi, đùa cợt với nước. Đèn lồng đỏ trong thành Phiên Ngung muôn màu rực rỡ, ánh sáng lung linh, đèn khoe mình chứng tỏ hơn trăng, gió thổi lây động sóng nước cùng trăng không ngừng chao nhẹ theo. Đèn với trăng cũng thi nhau, chen qua cành cây khe lá tạo ra cảnh giới một cung trời khoe sắt đẹp .
Trăm ngàn cổ thụ ven bờ Châu Giang đua nhau tô điểm cảnh đời kỳ ảo, cùng ở một hàng giang dạ sắc hóa hiện thiên không. Thành đô Phiên Ngung rộng thênh thang, con lộ nào cũng trồng hai hàng cây xanh bóng mát, nhiều công viên hoa quý, ở đây còn gọi là thủ đô kỳ hoa, mộc thảo có hơn sáu mươi giống hoa khác nhau, như hoa hồng, kim cát, dạ hương, mễ lan, mai, cúc, mẫu đơn, những loài hoa quí khác như Tiết chi đằng, Đỗ nhược đằng, Vô thổ la, Kim các, Kim tiền thảo, Ngọc lộ đằng, Tử vân ( màu đỏ ) Thanh chỉ ( màu xanh ) v.v...
Hoa khoe sắc bốn mùa, bướm và ong cũng đua nhau hái nhụy, khí hậu trong lành nhờ hai buồng phổi Việt Tú Sơn và Ngung Sơn quanh năm ấm áp có gió biển Hổ Môn, đặc biệt ở đây có loài Mộc Miên Hoa mà người đời tặng mỹ danh Mộc Miên Phiên Ngung, nét đẹp của các loài hoa đủ nói lên phố phường ngoài thành Phiên Ngung tráng lệ, chứng tỏ thủ đô Phiên Ngung là sức mạnh của Nam Việt, quả là một bức tranh thực đời tuyện đẹp, người đời nói không sai : "Phiên Ngung thành là tác phẩm mỹ luân, mỹ quán" .
Xa xa thành Phiên Ngung có Bạch Vân Sơn ( Mây trắng phủ núi ), Phong Lan Sơn ( Núi hoa Phong Lan ). Trong nội thành thì có công viên nổi tiếng nhất "Dương thành bát cảnh" cũng ở nơi này tọa lạc hai cung cát Điện sĩ và Điện Hiền Tài để chiêu hiền đãi sĩ của đất kinh thành do Nam Việt Vũ Đế xây dựng .
Phiên Ngung thành là nơi vận chuyển thổ sản của Lĩnh Nam, cây ngon vật lạ đều có mặt ở đây, nổi tiếng nhất như vải, cam, dứa, chuối tiêu, đu đủ, nhãn, khế, quýt, rau xanh v.v... Nam Việt trù phú nhất phải nói đến ngũ cốc của Nam Hải, Trường Sa, Giang Nam.
Đậc biệt thủy sản nước ngọt của Nam Việt chuyên chở bán rộng rãi trên toàn quốc, ngoài ra còn bán cho các nước như Trung nguyên và nước Hòa văn ( Nhật Bổn ).
Nam Hải địa lý thiên nhiên tạo cho thành Phiên Ngung thuận lợi nhiều mặt, như hải cảng nội địa Hổ Môn và Kiên Giang cũng là nơi hội tụ ba con sông Bắc Giang, Đông Giang, Tây Giang rồi chảy ra cửa biển, đặc biệt sông Kỳ Cùng cũng gốp phần trù phú cho Nam Việt .
Sông Châu Giang chảy xuyên qua thành Phiên Ngung, có nơi tạo ra vùng nước mênh mông như biển hồ, phía Nam bờ Châu Giang chảy vào Phiên Ngung thành tạo ra một thành trì chiến lược, chính nơi này là trụ cột phòng thủ mạnh nhất của Nam Việt. Phong cảnh sông nước nhu thuận, đẹp nhất là hoa rụng xuống dòng sông, chảy trôi lững lờ, ta mới biết đây mùa xuân đã đến. Người thi nhân thường nói với dòng sông "Ta đến đây từ đầu nguồn, thấy có được không, ta là chân dung của Châu Giang đã sống bao ngàn mùa Xuân vẫn chưa dậy thì".
Ngoài ra còn có vòng thành thứ hai phòng thủ kiên cố, gọi là tiểu thành Chu Hải nằm ở bờ tây Châu Giang, ở đây thiên nhiên tạo ra một cù lao lớn mà dân gian gọi mỹ danh Quế Châu Đảo tọa lạc phía bắc giáp tam giác Châu Giang, với một cánh đồng phì nhiêu hướng Nam giáp vịnh Đại Á, phía Tây liền với cửa Châu Giang, phía bắc giáp thành Đông Hoàn huyện Huệ Dương, phía nam có cửa biển Cửu Long .
Thành Phiên Ngung huyết mạch giao thông cả ba trục lộ, đường sông, đường bộ, đường biển. Thủy lộ có Đông giang, Bắc giang, Châu giang thông suốt đến các bến cảng của Nam Việt .
Đứng trên thành Phiên Ngung nhìn thấy toàn cảnh trong thành phố, phía Nam có rừng thiên nhiên Việt Tú Sơn và Nguyng Sơn, nội thành cổ thụ cây xanh bóng mát, một buồng phổi của trung tâm văn hóa. Kiến trúc văn miếu theo dạng cổ lồng, mái ngói cong mỏng, cao vút, chạm trổ Long, Lân, Qui, Phụng và hoa văn đủ loại rất sinh động, nền gạch đỏ, mái ngói màu xanh sẫm, mang nét thanh lịch cổ kính Bách Việt, quả là một tác phẩm hùng vĩ của nền văn hiến tuyệt mỹ và hoàn bích của một Hoàng toàn Bách Việt phương Nam. Thi nhân có đi đến đây, mới thấy sự khác biệt đặc thù kiến trúc giữa Nam Việt với Trung Nguyên, kiến trúc Trung Nguyên cao, mái ngói phẳng, đường cong cuối mái ngói không cao vút, ngắn và dày, cung điện có vẻ đồ sộ, nhưng nhìn toàn diện kiến trúc, mới chứng tỏ được tính nặng nề thô bạo của nó .
Thành Phiên Ngung có ba cửa ra vào, cửa chính diện có bích đại hoành phi ghi bốn chữ "Thiên hạ vi công", trong công viên có bích thạch tượng đài, ghi tạc chiến công hiển hách, lừng lẫy của Tiên quốc tổ Hùng Vương, An Dương Vương và Nam Việt .
Vào thành Phiên Ngung đi qua cổng chính kiến trúc hoành tráng, trước thành xây một đài bia đá cao sừng sững, bằng cẩm thạch xanh vân hồng ngọc rất tú lệ, trên đài lưu danh anh hùng Bách Việt, người vào thành phải nghiêng mình kính cẩn. Đài tưởng niệm uy nghi phần trên có bốn chữ "Lĩnh Nam Anh Kiệt " bên cửa Tả có một bia cẩm thạch lớn là đại trường võ miếu ghi "Hạo Khí Trường Tồn", bên Hữu có điện văn miếu ghi "Nam Việt Ký Sử ", nền đài lát đá hoa cương ngọc .
Hoàng Phi Bằng từ trên không trung đã thấy trung tâm thành Phiên Ngung, chàng khen thầm:– Đúng là chủ trị của nhà Triệu, xây dựng cơ nghiệp Nam Việt trăm năm, ông là người đầu tiên tập hợp tôn tộc Bách Việt làm chủ một mối Lĩnh Nam .
Khởi đầu nhà Triệu chủ xướng "Việt trị Việt", mười năm sau đất nước được ổn định, Vũ Đế chủ xướng "Hợp Việt Xuất Hán", đây là đường lối nhất quán của Nam Việt, mục đích lập thời thịnh trị, qui nguyên Bách Việt, lập thành một mối Nam Việt, về nhân chánh chia thành chín quận, từ đông sang tây rộng hơn ngàn vạn dặm, gồm có Trường Sa, Tượng Quận, Uất Lâm (Quế Lâm) Nam Hải, Hợp Phố (Nam Hải) Giao Chỉ (Giang Nam), Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhỉ (đảo Hải Nam). Nói chung Bách Việt từ đây có cơ ngơi trường tồn, do công lao tiền nhân xây dựng, để lại đời sau một cõi trời Lĩnh Nam phú cường và oai hùng rất đáng hãnh diện .
Tổ tiên Bách Việt đã phân định Lĩnh Nam từ phía Nam Dương Tử Giang trở xuống ngàn vạn dặm, một lãnh thổ rộng lớn, ngày nay thống nhất gọi là nước Nam Việt .
Theo văn hiến đã truyền, tộc Bách Việt thờ Trời, mặt Trời tỏa sáng chỉ lối hướng đi cho mọi người. Trong ngôn ngữ Dịch Việt, Trời là Dương sinh "Lưỡng nghi", biến Thái Dương "Tứ tượng", biến Càn "Bát quái", Càn biến Vi Thiên "sáu mươi bốn quẻ". Từ đó mặt Trời là tiêu biểu cho Đạo thờ cha Trời, mẹ Đất. Trong tư tưởng của Đạo Trời có ghi chép : "Càn-Càn-Càn... " tức là "Trời-Trời-Trời... "
Tổng số các vạch trong Dịch Việt cộng lại chia cho sáu, về sau người Bách Việt sáng tạo làm ra những vật dụng hay trống da, trống đồng cũng có đồng nguyên theo Dịch Việt, để cho có thẩm mỹ vẽ những vòng tròn, hoa văn hình "dấu ngã" ngoài ra còn có vân mây liên kết với nhau, đậm đặt văn hiến Bách Việt .
Hoàng Phi Bằng đến gần mới thấy rõ sinh hoạt ở đây rất tấp nập, mua bán sầm uất, nhà cửa san sát liền nhau, đúng là Phiên Ngung lớn hơn Giang Tô chín lần .
Tuy chàng đã vào thành nhưng chưa tìm ra trung tâm nội thành, cái mà chàng muốn tìm đó là điện Thái Hòa. Đại hạc bay mấy vòng, chàng mới thấy phía trước có kỳ đài cao ngất, cờ lớn hình vuông nền màu vàng, trung tâm một vòng tròn màu đỏ bay phất phới oai nghiêm.
Hoàng Phi Bằng cho hạc bay về hướng kỳ đài lượng trên không ba vòng quan sát, chàng đã thấy chung quanh thành Phiên Ngung có những cung điện, hai vòng thành kiên cố, hào sâu bao bọc, Cấm tử thành canh gác trong ngoài, quần thể kiến trúc nội thành gồm có điện Bích lam, điện Phong đài, điện Tây hầu, Tôn nhân phủ, điện Ngự thiện, điện Tức phụ, điện Ngự sanh, điện Ngự muội, điện Lan đài, điện Đan dương, điện Vĩnh an, Bích vân cung, Ung hoa cung, cơ Mật viện, phủ Thừa tướng, phủ Quốc hầu, Cửu viện, dinh Hộ thành, Thư cát, dinh Ngự lâm quân, Võ sảnh đường, Quân cơ sứ, Quân khố, Ngân khố, tôn Miếu đường, ngự uyển Việt tú, ngự uyển Bảo lộc, mỗi điện cung kiến trúc khác nhau, thanh nhã và lộng lẫy .
Trung tâm nội thành có Điện Thái Hòa uy nghiêm, ngôi Cửu Trùng nơi ngự triều Nam Việt Vũ Đế, xa xa là đàn Nam Giao cách cung điện Thái Hòa ba dặm, kiến trúc mặt bằng cửu trùng thiên theo phong thổ truyền thống Lĩnh Nam.
Nội tâm Kim loan điện Thái Hòa có chín bậc cấp từ Nam Việt Vũ Đế đến phẩm đại thần quan văn, quan võ thứ tự chín phẩm phân minh, nội tâm có hai hàng cột rồng, mỗi cột bán kính một thước, phân thành ba ban trung tâm, tả, hữu, trên trần chạm rồng, biểu tượng Cửu phẩm triều đình, thay mặt cho cửu thiên khai hóa Lĩnh Nam .
Trên trần cao Cửu trùng có chạm phù điêu biểu tượng tính năng động của sáu con rồng màu xanh da trời, mây trắng, cẩn ngọc, kim cương theo hình ngôi sao lấp lánh như pha-lê, sáu con rồng bay khắp nơi để thấu hiểu nguyện vọng dân tình Nam Việt, bởi thế trong Điện Thái Hòa có hai câu đối :
"Thời-thừa lục long"
"Du hành bất tức"
Điêu khắc ngai vàng theo hình thể Bát quái đồ, sáu rồng theo quẻ Càn, thuận Dương Đế Nam Việt gồm có :
– Hào sơ cửu, gọi là Tiềm long.
– Hào cửu nhị, gọi là Hiện long.
– Hào cửu tam, gọi là Tịch dương long.
– Hào cửu tứ, gọi là Huyền long.
– Hào cửu ngũ, gọi là Phi long.
– Hào thượng cửu, gọi là Càn long.
Bảy ngai trong triều đình từ Hoàng Đế đến quan văn–võ chạm trổ mỹ thuật tinh vi và mỗi ngai hình thể khác nhau, như Ngai vàng Nam Việt Vũ Đế ( chạm trổ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng ) Ngai Thái Hậu ( chạm trổ Tam linh Quy, Lân, Phụng) Ngai Quốc công, Thừa tướng, Tể tướng ( chạm trổ nhị linh Lân, Phụng ) Ngai Quốc hầu, Thượng thư ( chạm trổ nhất linh Lân ).
Nội Điện có hai mươi tám cột rồng biểu tượng ( Nhị thập Bát Tú ) ngoài ra còn có mười cột rồng vàng bao quanh Cửu Trùng. Những cột rồng há miệng, điêu khắc linh động, biểu tượng cho cơ truyền Nam Việt, trị quốc bằng Nhân chính, bao gồm hưng thịnh chính mục tiêu, như Nhân chính, Đức chính, nghĩa chính, Tín chính, Công chính, Tâm chính, Sở chính, Năng chính, Xã chính .
Phần dưới sảnh điện có những ngôi Vương Nam Việt như Giao Chỉ, Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt, Nam Việt, U Việt, Ngoại Việt, Môn Việt, Việt Mường, Tày Việt, Mèo Dao Việt, Tây Việt .
Trong điện trang trí toàn cảnh hội họa, biểu đạt văn hiến qua những đại tác phẩm như Trúc, Mộc, Sơn, Thủy, Nhân vật, Đằng, Mao, Hoa và Thảo, đường nét trôi chảy, sinh động và có hơi thở, nói lên tất cả tính mỹ luân, mỹ quán của thời đại tập hợp Bách Việt . Ngoài ra còn có những phù điêu cổ sưa nhất cũng treo ở đây .
Trước Điện Thái Hòa có một đại lộ, gọi là Long đình ( Sân chầu ) chia làm hai cấp, nội ngoại Long đình. Nội Long đình là nơi nghi lễ đại hội triều đình trước quân dân, quan văn–võ đứng theo thứ tự cửu phẩm.
Ngoại Long đình là nơi Lạc dân tham dự các lễ hội do nhà Vua chủ lễ, cũng là nơi tỷ võ, thi văn, tuyển hiền tài nhân sĩ. Đặc biệt ngoại Long đình có Điện Tây Lan quan võ, Điện Đông Lan quan văn, kiến trúc mái ngói cong và cao vứt như rồng đang bay. Chiều dọc Long đình, bề ngang một trăm ba mươi thước, bề dài chín trăm chín mươi thước, hai bên Long đình từ trong ra ngoài cách nhau chín thước có những cột đèn lồng Long, Lân, Quy và Phụng, cách mười hai thước có một cây cổ thụ .
Đại hội anh hùng Phiên Ngung, tất cả lập trại tạm trú ngoài Long đình, gồm có mười hai lều vải lớn, cao ba thước chín là sảnh đường của mỗi Việt, trên đỉnh lều có cột cờ hiệu, còn những lều vải nhỏ làm nơi ăn ở của mỗi Việt, dựng lều nhiều ít tùy theo tịch số tham dự đại hội .
Quá thời ngũ canh, tờ mờ sáng, tại nội Long đình, quan văn–võ đã tề tựu theo thứ tự tam phẩm đến thất phẩm, còn lại nhất phẩm ( Hoàng Đế ) và nhị phẩm ( quan quân đại thấn ) chưa hiện diện nội Long đình, cho nên vẫn còn trống, người ta còn cho biết cũng nơi đây Vua ban chỉ ý để cho muôn dân biết mà thi hành, mỗi khi có Hoàng Đế ngự tại Long đình thì công thần dự chính, Cơ Mật Viện, Ngự Lâm Quân ứng hầu .
Hoàng Phi Bằng cho năm con hạc hạ cánh xuống mé trái nội Long đình thất phẩm, gần cột cờ hình tam giác góc chéo nền vàng rộng hai thước, trung tâm vòng tròn đỏ mười hai phân có hàng chữ Lạc Việt Quốc Ngoại. Chàng rất quen thuộc lá cờ này vì trong nhà người dân Bách Việt ở hải ngoại đều có treo.
Quan quân thất phẩm đang tề tựu tại nội–ngoại Long đình, đồng ngạc nhiên thấy năm con hạc to lớn bay xuống, có một thiếu niên trẻ ăn mặc uy nghiêm hiên ngang phi thân vào sảnh đường Lạc Việt Quốc Ngoại, năm con hạc bay lên cây cổ thụ rồi biến mất .
Chàng bước vào sảnh đường lều vải, rộng lớn thấy hiện diện toàn thể gia đình, lòng chàng mừng vui, thấy cả thập nhất Hoàng Đức và huynh đệ Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường không thiếu một ai.
Hoàng Phi Bằng để ý tứ huynh đệ Hoàng Đức mới gia nhập, chàng quỳ xuống nghi lễ cả nhà họ Hoàng, rồi đứng lên xoay qua trái hai tay xá những người xa lạ, được giới thiệu như Đại phu Lê Đằng, Vũ kiếm Đào Tứ Cường, Đại phu Tô Thành, sư huynh Bàng Lân, Hổ quyền Trần Tam Hiệp, hiền huynh Nguyễn Hà, chàng xoay qua phải tay xá thập nhất huynh đệ Hoàng Đức.
Hoàng Phi Bằng xuất hiện trước sự ngạc nhiên của huynh đệ Phùng Hưng, rồi đồng cung tay thi lễ :
― Thập nhất đệ tử kính vấn an sư phụ.
Chàng gật đầu ra hiệu hài lòng, chàng thấy mẫu thân cũng ở đây, động lòng thương nhớ chạy đến ôm mẫu thân, oà ra nước mắt khóc rồng :
― Hài nhi, nhớ mẫu thân nhiều lắm, đêm nào cũng thấy ngủ bên mẫu thân, khi hài nhi thức dậy thì mẫu thân đi đâu mất, bỏ hài nhi một mình, bây giờ hài nhi không muốn xa mẫu thân nữa, hài nhi xa mẫu thân hơn bảy tháng, không rõ mẫu thân cùng huynh tỷ khỏe không ?
Lý Yến Hồng chưa kịp trả lời, có ba hồi khánh báo hiệu đại thần văn võ nhập triều khẩn cấp . Tất cả người trong sảnh đường đồng tiến về Điện Thái Hòa, mọi người bỏ lỡ một cơ hội tìm hiểu về chàng thiếu niên họ Hoàng, đã thấy qua thân pháp hùng tráng, bào phục Thái tử, họ càng ngạc nhiên hơn … nhất là họ chưa từng thấy cẩm bào đính ngọc báu, kim cương, cũng chính tai họ đã nghe thập nhất Hoàng Đức vấn an sư phụ trẻ ấy . Trong sảnh đường chỉ còn lại gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu, thập nhất Hoàng Đức và tam huynh, tỷ, đệ.
Hoàng Phi Bằng vội bảo thập nhất Hoàng Đức :
― Quí hiền đệ tử hãy về trại gấp chuẩn bị một nơi luyện võ nghiệp để phù Nam Việt .
Tất cả chưa ai hiểu ý, cho nên Hoàng Phi Bằng lập lại một lần nữa :
― Quí hiền đệ tử về trại lo chuẩn bị một nơi luyện võ nghiệp, thật gấp đừng để người ngoài biết, chuẩn bị rồi thì chỉ cần một đệ tử đến đây liên lạc với mỗ, đây là lệnh hệ trọng . Hoàng Phi Bằng ngó về phía huynh, tỷ, đệ hỏi :
― Đã mấy tháng trôi qua, bây giờ ngu đệ mới được hội ngộ cùng tam huynh, tỷ, đệ rất vui mừng nhưng không biết thời gian qua sống thế nào ?
Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường xúc động, mắt đỏ ngầu, miệng nửa cười, nửa muốn khóc, Lý Bình Trung đáp :
― Cảm ơn hiền đệ. Huynh, tỷ và Trịnh đệ vẫn bình an, mọi việc đều thực hiện đúng như sự chỉ bảo của hiền đệ. Nói chung Hoàng Đức cho ăn ở mặc ấm, đồng luyện tập hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" đến nay kiếm pháp khả quan lắm, có thể nói tương đương với thập nhất Hoàng Đức, ngoài ra bí mật luyện tập nội ngoại công, cùng ba pho kiếm "Ngọc danh hoàng kiếm" "Thượng danh kiếm" và "Thái danh kiếm" đã đến trình độ như ý.
Hoàng Phi Bằng vui mừng nói :
― Thập nhất Hoàng Đức có biết tam huynh, tỷ, đệ luyện tập ba pho kiếm này không ?
Lý Bình Trung liền đáp :
― Hiền đệ à, thập nhất Hoàng Đức không hề biết là vì nhờ có nội ngoại công tránh được sự khám phá của người ngoài cuộc, vả lại khi mới đến sống với Hoàng Đức chúng huynh, tỷ, đệ hoàn toàn kém võ học và kiếm pháp, cho nên không ai để ý, mãi đến hôm nay Hoàng Đức vẫn tin chúng huynh, tỷ, đệ chỉ có hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" "Phong Tâm Kiếm" làm vốn mà thôi.
Hoàng Phi Bằng gật đầu tỏ cử chỉ đồng ý nói :
― Hành động kín đáo như vậy rất tốt, ngu đệ an tâm, cứ xem như huynh, tỷ, đệ không biết gì về ba pho kiếm này, nhất cử nhất động không cần thiết phải sử dụng đến nó, vì kẻ thù của quí huynh, tỷ, đệ nay chưa tìm ra, khi nào tìm ra kẻ thù thì nói cho thập nhất Hoàng Đức biết cũng chưa muộn, kể từ hôm nay huynh, tỷ, đệ không cần thiết phải xa nhau nữa .
Trong lúc Hoàng Phi Bằng nói chuyện với Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh và Trịnh Trường. Trái lại mọi người thân rất lo âu cho Hoàng Phi Bằng đồng nghĩ thầm:– Rõ ràng Hoàng Phi Bằng dở hơi, nó rong chơi một nơi nào đó tại Giang Nam, một mạch hơn bảy tháng mới đến đây, dĩ nhiên nơi đó rất an toàn như thất Hoàng Đức đã trình bày trước mặt Tổ phụ, bây giờ nó vào thành Phiên Ngung bằng năm con hạc, với trang phục Thái tử rất khác thường, ai mà chẳng đặt ra câu hỏi nhất là sợ Hoàng Phi Bằng sẽ bị trường phạt trước triều đình vì nhập nội bất chính .
Hoàng Phi Chỉnh mau mắn hỏi :
― Phi Bằng nhi, kể lại những ngày tháng ở Giang Nam cho gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu cùng nghe và chuyện học "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" , "Phong Tâm Kiếm" của thất Hoàng Đức như thế nào ?
Hoàng Phi Bằng hơi lo sợ gia gia, mẫu thân và nhị cô mẫu, hai chân chàng quì xuống bái :
― Dạ thưa gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu, đầu đuôi như thế này, sau khi học được hai pho kiếm ấy, hài nhi đánh bại ngũ Hoàng Đức, nhờ bí cấp kiếm pháp gia bảo, kế tiếp ở lại động Lạc Việt, rồi chữa trị, nuôi bầy hạc, hài nhi ở đó lâu quá nhớ cả nhà mới đến thành Phiên Ngung.
Đương nhiên những chuyện khác chàng không thể kể ra đây. Lý Yến Hồng "Mẫu thân của Hoàng Phi Bằng, bà cũng là một nữ hiệp khách đương thời, có ngoại hiệu nữ "Hiệp Phương Yến", thấy con về lòng bà luôn vui mừng rồi hỏi :
― Hài nhi kể chưa kết cuộc kia mà, phải kể nữa đi chứ, ta muốn mi kể có đầu có đuôi cho hết chuyện những tháng sống trong dân gian, không được dối lời nào, hãy kể ra mau lên .
Chàng liền khoanh tay, cúi đầu thưa :
― Thưa mẫu thân hài nhi sẽ kể hết, nhưng ...
Lý Yến Hồng ngắt lời hỏi tiếp :
― Nhưng mà cái gì, hài nhi đang mặc cẩm bào của Thái tử, vương miện của Hoàng thái tử, hia hài của Vua, quả là y phục trang sức vô trật tự. Phi Bằng nhi có biết không ? Thủ cấp của hài sẽ rơi vào lúc nào có biết không ? Vì nơi đây đang có người ghét nhiều hơn là thương, phải đi thay y phục gấp rồi vào đây ta bảo.
Hoàng Phi Bằng bình thản thưa :
― Thưa mẫu thân, thú thực hài nhi không biết bộ bào phục này là của Thái Tử hay gì đó. Thưa mẫu thân, hài nhi vân lời mẫu thân, chàng nói tiếp:– Khổ thật, đương nhiên là hài nhi phải thay đổi bào phục khác rồi. Còn chuyện kể về mấy tháng vắng nhà thì dài lắm, về nhà hài nhi sẽ kể hết cho cả gia đình cùng nghe.
Lý Yến Hồng gặp lại con có đôi buồn phiền muộn, nhưng trên môi vẫn nụ cười nhu mì. Hoàng Phi Bằng thấy mẫu thân vui, không có dấu hiệu lo âu, chàng an tâm nghìn chân dung hiền hậu của mẫu thân.
Lý Yến Hồng ra lệnh cho Hoàng Phi Bằng :
― Thôi hài nhi hãy đi tẩy trần, thay bào phục, mẫu thân có đem theo ba bộ bào phục mới cho hài nhi đấy .
Chàng đến ghế lấy bào phục rồi cúi đầu thi lễ :
― Hài nhi đa tạ mẫu thân.
Thực thế Hoàng Phi Bằng còn nhỏ chưa bao giờ thấy cẩm bào hay vương miện, hai nữa những thứ ấy là của vua chúa mặc, người thường làm sao có được thứ ấy . Tuy ngày trước Hoàng Phi Bằng có đọc qua kinh thư nói về cẩm bào, vương miện, nhưng chưa thấy thực tế thì làm sao biết được, dù nay Hoàng Phi Bằng đã mặc cẩm bào, đội vương miện, đó chỉ là bào phục đẹp, mũ đẹp theo suy nghĩ của Hoàng Phi Bằng. Khi chàng đến động Lạc Việt chỉ có hai bộ bào phục, mặc được vài tháng với sức làm việc, luyện tập võ học, thì bào phục nào chịu nổi, hai nữa thân hình Hoàng Phi Bằng ngày nay tráng kiện hơn xưa, cũng may gặp được vài bộ bào phục mới, có đính châu báu, mũ đẹp mặc vào, để thay cho hai bào phục cũ đã rách rưới tả tơi từ lâu. Nay người ta gọi là cẩm bào, vương miện, hài rồng. Đến đây chàng nghĩ thầm:– Mình phải nói chuyện có lề lối mới qua khỏi hai bà cô mẫu . Chàng liền thưa :
― Thưa, gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu hài nhi xin mạo muội mượn câu ca dao tục ngữ, người đời nói: "Cứu vật, vật trả ơn", hài nhi cứu hạc bởi thế hạc cho ăn, cho ở rồi tặng những thứ bào phục của nhà Vua. Thực ra nếu hài nhi biết trước thì không khi nào dám mặc đến đây.
Chàng thấy cả nhà yêm lặng có vẻ đồng ý, chàng nói tiếp:– Trong bảy tháng hơn, những bộ bào phục của hài nhi đã rách tả tơi, như vậy đi thẳng về Giang Tô, thà trần truồng chứ không mạc bào phục con chúa, nhà Vua, còn mấy con hạc kia vô tội vì nó chẳng biết gì cả.
Hoàng Lữ Trinh nói đùa :
― Phi Bằng nhi à, thà trần truồng đến đây, còn hơn mặc bào phục tả tơi về Giang Tô, người đời sẽ chê cười nhà ta có kẻ ăn mày.
Cả nhà đồng cười, Hoàng Lữ Trinh nói tiếp :– Có dịp sẽ thẩm vấn Phi Bằng đó nhé ?
Không ai còn hỏi nữa, sở dĩ chàng không nói sự thực là vì liên hệ đến kho tàng bí mật trong động Lạc Việt. Để cho qua khỏi sự chú ý, chàng hỏi thăm gia gia :
― Thưa gia gia, Nội tổ, Nội mẫu mấy tháng nay có bình an không ạ ? Nhà ngoại mình tất cả khỏe chứ, quí thúc phụ, huynh tỷ của hài nhi thế nào, sinh hoạt của gia đình mình có gặp khó gì không, gia đình mình kỳ này đi tham dự đại hội sao mà đông lắm vậy, tình hình biên giới như thế nào, tình hình đại hội Phiên Ngung sao mà lâu thế ?
Hoàng Phi Chỉnh nghe Phi Bằng, hỏi quá nhiều không khác nào như sớ táo quân, ông liền trả lời :
― Phải đấy hài nhi đã xa nhà hơn bảy tháng, sống ở Giang Nam thì không hiểu được chuyện trong nhà ngoài ngỏ, hài nhi hỏi như vậy cũng không thừa không thiếu, để gia gia trả lời từng câu hỏi một cho hài nhi hiểu. Tổ phụ năm nay đã ngoài tám mươi, còn Tổ mẫu đã qua đời ba tháng trước.
Hoàng Phi Chỉnh là con út tất mực phụng hiếu mẫu thân, khi có dịp nói về mẹ thì ông rơi lệ. Lý Yến Hồng, Hoàng Lữ Giao cô mẫu thứ sáu và Hoàng Lữ Trinh người cô út trong nhà họ Hoàng, cũng rơi lệ mỗi khi nhắc đến hiền mẫu. Phi Bằng vừa nghe hung tin, oà ra khóc vì nhớ thương Tổ mẫu. Chàng như kẻ mơ mộng văng vẳng thủ thỉ bên tai lời của Tổ mẫu gọi: "– Út họ Hoàng của mụ đâu ra đây bảo", "– Mụ cho ngươi cái bánh này ăn vào sẽ vượt qua nhiều tử thách", "– Chân của ngươi ở đất Giang Tô nhưng đầu phải ở đất Lĩnh Nam" Hoàng Phi Bằng càng oà khóc lớn hơn.
Hoàng Phi Chỉnh thấy con khóc liền hỏi :
― Hài nhi, có tâm sự gì mà khóc nhiều thế vậy ?
Hoàng Phi Bằng hai tay lau nước mắt, miệng nói :
― Thưa gia gia, Tổ mẫu đang nói chuyện với hài nhi.
Hoàng Phi Chỉnh ngạc nhiên, hỏi tiếp :
― Hài nhi à, Tổ mẫu đã qua đời rồi, còn đâu mà nói với hài nhi nhưng nói những gì ?
Hoàng Phi Bằng vẫn còn thút thít nói :
― Thưa gia gia, trước đây Tổ mẫu có nói thế này : "– Út họ Hoàng của mụ đâu ra đây bảo, Mụ cho ngươi cái bánh này ăn vào sẽ vượt qua nhiều thử thách, chân của ngươi ở đất Giang Tô nhưng đầu phải ở đất Lĩnh Nam".
Hoàng Phi Chỉnh hiểu được lòng của con mình, ông an lòng nói :
― Ừ, thì ra Tổ mẫu nói với hài nhi những câu này, gia gia cũng đã nghe qua nhiều lần, những lời này của Tổ mẫu rất giá trị lắm, sau ngày đại hội bế mạc, hài nhi về nhà thắp hương để tạ ơn Người nhé ? Ngày Tổ mẫu qua đời cũng là lúc đại sự Nam Việt không lành, cho nên Tổ phụ quyết định chỉ hơn nửa gia đình về dự tang lễ, riêng Tổ phụ có hứa với Tổ mẫu sau đại hội sẽ làm một tuần trai không thiếu một ai trong gia đình. Tổ phụ năm nay cũng yếu lắm rồi.
Nói đến đây, Trịnh Đình Thao vào sảnh đường thưa :
― Thưa sư phụ võ đường đã chuẩn bị rồi, mời sư phụ lên đường.
Hoàng Phi Bằng đứng lên cúi đầu rồi xin phép :
― Thưa gia gia, mẫu thân, quí cô mẫu, việc hệ trọng hài nhi cần phải đi gấp, chiều nay hài nhi sẽ trở về sớm. Tiếp theo chàng ngó Trịnh Đình Thao nói:– Như thế là tốt lắm, mời huynh, tỷ, đệ cùng đi đến võ đường với tại hạ.
Hoàng Lữ Trinh nói theo :
― Mi phải về thật sớm, ta còn nhiếu điều phải hỏi cho ra lẽ. Cùng lúc bà nói với Trịnh Đình Thao:– Phu quân phải đưa nó về sớm, đừng để nó ở đó lâu nhé ?
Trịnh Đình Thao đôi lời trấn an :
― Hiền muội an tâm.
Hoàng Phi Bằng lúc này mới hiểu tự thầm:– Thì ra cô mẫu cùng Trịnh Đình Thao đã thành hôn, chàng hứa và chào cả nhà, chân bước đi ra khỏi cửa.
Hoàng Phi Bắng, Trịnh Đình Thao, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường đến võ đường. Phùng Hưng giới thiệu với tứ Hoàng Đức mới gia nhập :
― Thưa sư phụ, đây là hiền đệ Nguyễn Tào Đang quê nhà Cửu Chân, Lê Đạt quê nhà Nhật Nam, Trần Bình Thành quê nhà Giao Chỉ, Võ Thu Hồ quê nhà Nhật Nam.
Tất cả đồng ra mắt Hoàng Phi Bằng, chàng nghiêm nghị nói :
― Mỗ chào quý hiền đệ tử, sự việc rất gấp rút không còn thời gian nhiều để nói hết mọi chuyện tương thông, hôm nay mỗ thấy mặt quý hiền đệ tử cùng chí huớng là vui mừng lắm. Hiện có việc rất hệ trọng phải thực hành từ bây giờ, không được chậm trễ, đó là bổ túc lại hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" cùng lúc truyền bộ pháp mới để có dịp hành hiệp.
Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Trong tứ đệ tử mới gia nhập có luyện tập qua hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" chưa ?
Phùng Hưng chặm rải trả lời :
― Thưa sư phụ, tứ huynh đệ đã luyện qua hai pho kiếm pháp, đến nay đã thuần thục hết rồi.
Hoàng Phi Bằng gật đầu, tỏ ý hài long nói :
― Tốt lắm, có như vậy mới gọi là thập nhất Hoàng Đức, bây giờ thập nhất đệ tử cùng tại hạ và tam huynh, tỷ, đệ, tạm gọi là thập ngũ kiếm. Mỗ mời xuất kiếm ra chiêu thứ nhất nhé ?
Phùng Hưng, Lữ Trường Gia, Trịnh Đình Thao, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ, Hoàng Tố Nguyệt, Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường đồng xuất chiêu.
Thập tứ kiếm tỷ đấu với nhất kiếm chiêu thứ nhất "Thiên lưu mạch" trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm", với những đường kiếm "Phụng xà hổ" trong "Phong Tâm Kiếm" mười lăm tiếng "keng keng", thập tứ kiếm đã bị tiện gãy đầu kiếm, chiêu thứ hai "Bạch mang mang" thập tứ kiếm cũng chừng ấy tiếng "keng keng" kiếm bị tiện gãy nửa thân, chiêu thứ ba "Châu long hổ" tiếp tục vẫn chừng ấy tiếng "keng keng" thập tứ kiếm bị tiện gãy chỉ còn cán kiếm.
Thập tứ không biết chiêu pháp của Hoàng Phi Bằng tinh diệu đến đâu mà mới xuất ba chiêu đã lấy hết thân kiếm chỉ còn cán, xem như "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" trở thành vô dụng. Thập tứ kiếm nghĩ thầm:– Tất cả chiêu pháp cũng như nhau, chính sư phụ sử dụng không có gì khác cả, nhưng tại sao lại cắt tiện được ba lần thân kiếm ? Suy nghĩ tiếp: – Chính cây kiếm của sư phụ đang sử dụng không phải là kiếm báu, thế mà bao lâu nay mình vẫn tự hào "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", đã đến siêu quần.
Hoàng Phi Bằng ung dung giải thích :
― Thế nào, khi nãy thập tứ kiếm còn thân thanh kiếm trên tay, bây giờ chỉ còn lại cán kiếm mà thôi, lạ lắm phải không ? Đó mới chỉ là chiêu thức tuyệt kỷ của "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm". Hãy xem công dụng của cán kiếm.
Hoàng Phi Bằng xoay tay nhẹ xuất một chiêu "Đại la kiếm", vào tay của Phùng Hưng cán kiếm phóng vào gốc cây cổ thụ hơn một người ôm, tiện thân cây cổ thụ gãy làm đôi, tất cả thập tứ ngơ ngác tự hỏi:– Tại sao từ tay của Phùng Hương có một công lực dũng mãnh như vậy ?
Hoàng Phi Bằng thong thả nói tiếp :
― Bí quyết mỗi chiêu thức trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", luyện tập cả đời người không biết tinh diệu đến đâu mà lường, vậy hôm nay mỗ truyền hết không để lại một chiêu nào trong người, như vậy thập tứ kiếm khởi động công phu, sau đó tiếp thu được nhiều hay ít là do tư chất của mỗi người, hy vọng hai canh khắc sau là phải thành tất cả, xin mời khởi tập luyện nhé ?
Quả thực đúng hai canh giờ thì thập tứ kiếm đã tinh thông hai pho kiếm pháp, tất cả mới rõ ra "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" không phải là kiếm pháp tầm thường.
Hoàng Phi Bằng tập luyện tiếp cho thập tứ những chiêu quyền cùng bộ pháp, bộ chiêu thức này rất lạ đối với huynh đệ Phùng Hưng, có thể nói sẽ làm khó cho địch thủ, không chịu nổi ba chiêu quyền. Thập tứ kiếm luyện tập đã thành thạo, tất cả không ngờ chính nguyên nhân Hoàng Phi Bằng ở lại động Lạc Việt vì mục đích cho ngày hôm nay.
Hoàng Phi Bằng nói với đệ tử :
― Quý hiền đệ tử khởi động nội lược, xuất chiêu nào cũng được, miễn làm sao lá cây cổ thụ kia rơi xuống đất được năm phần lá, xem như đã thành công.
Phùng Hưng cảm thấy chiêu số hình như có thay đổi ở phần cuối kiếm pháp, trong lòng lo âu chưa biết cách nào để hóa giải, vội thưa :
― Thưa sư phụ, lá cây cổ thụ đếm không hết thế thì làm sao thập nhất đệ tử và tam sư thúc cho rơi xuống đất được năm phần lá cây ?
Hoàng Phi Bằng lắc đầu cười :
― Mỗ đã trao hết "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" mà làm không được ư ? Chưa xuất chiêu mà đã biết không được à ? Như vậy cả ngày nay công phu võ học để làm gì ? Hãy ra sức một khắc sau cây cổ thụ này phải như ý của mỗ, nhớ bạt từ cuống lá, không được để lá cây bị rách.
Cả thảy thập tứ nghe tiếng truyền lệnh rất cương quyết, không một ai dám từ chối. Tuy trong lòng không tự tin nơi mình đã học được những chiêu số phần cuối của "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" "Phong Tâm Kiếm", cũng như quyền pháp, bộ pháp.
Lúc này thập tứ kiếm đành lòng phải phân công bốn hướng, rồi cùng lúc xuất chiêu, phi thân lên cây cổ thụ bạt lá, lá cây rơi rụng lả tả đầy cả mặt đất, đúng tam khắc sau thân cây chỉ còn lại một phần lá, dung nhan cây cổ thụ như ở vào mùa thu. Tất cả thập tứ kiếm đồng thở phào, nhẹ nhõm người, ai cũng thấy cơ thể đầy ắp sinh lực, ngạc nhiên vui mừng. Phùng Hưng trong lòng đắc ý hỏi :
― Thưa sư phụ, như vầy nghĩa là thế nào ?
Hoàng Phi Bằng nhìn thấy lá cây rơi, trả lời :
― Khi xuất chiêu thì ở phần cuối chiêu số có thay đổi, như quí hiền đệ tử đã tự biết rồi, khi tỷ đấu với địch thủ, người giang hồ phải bỏ xuống thân tự tại, chỉ biết chiếc lá cây đang rơi là thành.
Hoàng Phi Bằng khuyến khích thập tứ kiếm, chàng nói tiếp :
― Thế là hôm nay thập tứ kiếm có khả năng đứng trước mặt đất đầy lá cây kia vậy . Mai này mỗi chiếc lá là cái đầu của gian tế, kẻ làm phản đương nhiêu trả giá rơi đầu không tha thứ. Bây giờ quý đệ tử xem mỗ ngồi xuống đất xuất chiêu đây.
Hai tay chàng cằm bụm cát, chàng xuất chiêu "Lá pháp bồ" ( hốt rác vào thùng ), trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam", chàng đưa tay hướng về cây cổ thụ. Tất cả đệ tử không thấy nội lực, thế mà lá cây rơi rụng xuống như trận bão "ào ào", một khắc sau cây cổ thụ đứng trơ trụi như đầu trọc, lá cây nằm đầy trên mặt đất. Thập tứ kiếm không ngờ ông sư phụ trẻ võ nghiệp phi thường.
Hoàng Phi Bằng miệng cười "ha hà" rồi hỏi :
― Mỗ hướng dẫn võ nghiệp này để thập tứm kiếm ứng dụng vào những ngày tới.
Tất cả đồng hiểu ý của sư phụ trẻ nói :
― Chúng đệ tử xin vâng lời giáo huấn của sư phụ .
Hoàng Phi Bằng hướng dẫn đệ tử lập trận chiến nói :
― Nếu thập tứ kiếm đứng trong vòng vây, muốn hạ địch thủ phải biết "Nhĩ mục truyền âm", mỗ dụng tín hiệu "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" để truyền âm vào nhĩ của quý thập tứ kiếm. Trong lúc đó thập tứ phải nhớ chiêu quyền và chuyển bộ pháp, tất cả đồng di động một lúc, chỉ cần đề khí năm thành nội công, dù cho địch thủ trong hay ngoài vòng vây cũng không sống trên một canh giờ. Còn nữa trong khi bộ pháp di chuyển, là lúc dụng bàn chân nhấc lên một tảng đá, tung tảng đá khỏi mặt đất một thước, xuất cước hóa đá thành vạn vạn mũi tên, nhớ vật càng nặng thì công năng vô lường. Sau đó vận năm thành nội công phi thân, xuất quyền xoay bàn chân vòng tròn, mọi vật cứng dưới bàn chân thành cát bụi, phát ra tiếng "ầm ầm" long trời lở đất, tức thì địch thủ bị chấn thương chết tại chỗ, không một ai còn sống sót, chiêu số "Lục thập hào" gọi là "Đăng tử quyền" trong "Đăng Thiên Lạc Việt". Quý hiền thập tứ kiếm phải luyện tập một ngày mới xuất hết nội lực chiêu pháp này.
Bây giờ mỗ mời hiền huynh Lý, tỷ Trần và đệ Trịnh, cùng đi với mỗ, xin quí hiền đệ tử cho mỗ về lại trại của gia gia.
Phùng Hưng vội thưa :
― Thưa sư phụ, nhân hôm nay cho phép tứ huynh đệ Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ chính thức lập thệ tôn vinh sư phụ.
Hoàng Phi Bằng trong lòng mong sớm về gặp gia gia, mẫu thân, nhưng vì lập thệ phải ở lại nói :
― Như thế cũng được, nào Phùng Hưng lấy những lời thệ của lần trước để cho tứ đệ tử lập thệ đi ?
Phùng Hương đã chuẩn bị bàn hương án, mời Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ đến trước mặt Hoàng Phi Bằng đồng thệ, riêng Trịnh Đình Thao nguyên là Cô trượng cho nên miễn thệ.
Phùng Hưng thưa tiếp :
― Kể từ đây, tứ đệ tử đồng ngưỡng kính sư phụ, cùng thất huynh cộng lực vinh nhục có nhau, nay kết thành huynh đệ Thập Hoàng Đức.
Cả bốn Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường song vai cùng đi về hướng doanh trại. Từ khi gặp lại đến giờ chưa trút hết nỗi niềm tâm sự. Cả bốn vừa đi ôm nhau mừng vui, khao khác tâm tình muốn nói hết lời, nhưng sự xúc động quá nước mắt trào ra thay cho lời nói chân thành. Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường ngỡ rằng lâu lắm mới gặp lại .
Hoàng Phi Bằng cũng nhớ không kém, chàng ôn tồn nói :
― Tam huynh, tỷ, đệ lâu nay sống thế nào có gì mới lạ không ?
Trịnh Trường xúc động nói :
― Thưa đại huynh, có hai điều mới nhất là hạnh phúc trong tình huynh đệ. Cái hồn nhiên trong huynh đệ tuy khác hoàn cảnh nhưng có cùng đồng cảm xem nhau là hình với bóng. Xem ra đời này đáng để huynh đệ ta sống trong hai chữ thương yêu. Đây là cái khí khái huynh, tỷ, đệ muốn làm những việc hữu ích cho tha nhân. Tuy đệ chỉ là tay túi áo giá cơm, thế mà ngày nay thành nhân không hổ kiếp người. Nhất là gia gia, mẫu thân ở thế giới khác, ắt cũng hài lòng. Điều hạnh phúc, tuy chúng đệ mất hết cha mẹ, anh chị em, mà vẫn xem như còn cha mẹ, anh chị em, đó là do ân tứ tình trọng của đại huynh .
Riêng về võ học, nếu không có đại huynh thì chúng huynh, tỷ, đệ khác nào người mù, vẫn làm kẻ lạc loài không nơi nương tựa.
Hoàng Phi Bằng lo lắng trong lòng từ khi mới đoàn tụ, hỏi tiếp :
― Tam huynh, tỷ, đệ đã luyện thành công "Thái danh kiếm", "Thanh danh kiếm" và "Ngọc danh kiếm" chưa ? Còn hôm nay luyện tập thêm quyền pháp, bộ pháp, nếu đem ba võ học, tỷ đấu với thập Hoàng Đức thì cao đến hai cấp.
Trần Kiều Oanh vui mừng mà lòng vẫn lo âu nói :
― Phi Bằng hiền đệ à, huynh, tỷ, đệ đã luyện tập tuy có tăng năng lực, nhưng chỉ tỷ đấu giữa huynh, tỷ, đệ mà thôi, nếu luận kiếm xem ra chiêu pháp nào cũng có tuyệt kỷ của nó, làm sao mình thắng được bọn mãi quốc cầu danh được chứ ?
Hoàng Phi Bằng liền nói :
― Đại tỷ à, sao mà bi quan vậy, phải tự tin chính mình để hăng hái lên, nếu sau này có dịp sẽ sử dụng "Thái danh kiếm" và "Thanh danh kiếm" sẽ không ai sánh bằng. À bây giờ chúng ta hãy phi thân gấp để về doanh trại, gia gia đang mong.
Nói về thập nhất Hoàng Đức vẫn xem Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường như là sư thúc, sư cô vì ba người này là huynh, tỷ, đệ kết nghĩa với Hoàng Phi Bằng. Từ khi có sự hiện diện ba người này, Hoàng Đức hết lòng truyền thụ hai pho kiếm, đúng như người đời có câu: "Không nể thầy pháp cũng phải nể ông Trời".
Chương 14
Quân Thần Quằn Đắng Nước Non
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét