Anh Hùng Nam Việt - Chương Bảy ( Huỳnh Tâm )

Võ Môn Lạc Việt Gọi Anh Hùng

Đầu canh năm, binh mã của Nguyễn Thành Trung và Hoàng Đức bang di chuyển quân thần tốc, thọc sâu vào biên địa Tứ Danh, chỉ cần vượt qua đầm sình lầy, tức thì vào sát nách bản doanh Nguyễn Hồng. Trên đường tiến quân Hoàng Đức bang đã triệt phế, những trại giám binh của Mân Việt Xã, làm tê liệt các nẻo đường do giám binh kiểm soát.
Lúc này Hoàng Đức bang đã nắm thế chủ động trên chiến trường, nhưng vẫn lo ngại cuộc chiến diễn ra tổn thất nhiều nhân mạng cho đôi bên, máu sẽ tưới nhuộm đỏ biên cương.
Binh sĩ Tượng Quận trong tư thế quyết chiến, chỉ cần mồi cây đuốc ra hiệu lệnh là thiêu hủy mật khu biên giới Tượng Quận–Tây Hán sẽ biến thành bình địa. Đương nhiên cuộc chiến tranh này đem đến tương tàn, mà huynh đệ Phùng Nam không ai muốn, bất đắc dĩ mới lấy quyết định tiến không lui.

Thực chất huynh đệ họ Phùng không muốn thấy cuộc chinh chiến như hôm nay, mà một thời họ uống máu ăn thề "Có phước cùng hưởng có họa cùng mang, không sinh cùng ngày, nhưng đồng tử cùng ngày".

Huynh đệ Phùng Nam cũng đã nhiều phen tự hòa giải nhưng không thành và càng không muốn thấy anh hùng vì cá nhân chấp nhận những tử vong vô ích, ở tuổi bốn mươi dâng hiến cao nhất cho đất nước . Sự mâu thuẩn đã kéo dài thời giang, nay Nguyễn Hồng làm phản, xem như hy vọng tình huynh đệ chỉ còn động lại một ít lưu tình.

Tượng Quận tướng quân Nguyễn Trung Thành trong nỗi lòng xao xuyến. Thường suy nghĩ về quá khứ làm ông thẫn thờ, không định thần được trước bối cảnh cần phải vượt qua .

Ông thở dài để lương tâm hiểu và cảm thông:– Cũng may gặp được Phùng Hưng kiệt xuất bày trận chiến, còn Nguyễn Hồng cứ mãi cố chấp, tử thủ quyết chiến .

Bỗng có tiếng vó ngựa từ xa dồn dập tiến về phía doanh trại Hoàng Đức, một giám binh trao tin cấp báo cho Nguyễn Trung Thành.

― Thưa soái tướng quân, trong hàng ngũ Mân Việt Xã có rất nhiều gian tế Hán làm thị binh, người Hán đẩy Nguyễn Hồng vào tâm mê tham vọng một thiên đàng Mân Việt Vương trên đất Tượng Quận.

Phùng Hưng nghe qua lời báo của giám binh, trong lòng tự có những suy nghĩ riêng :– Thực ra còn có nhiều kẻ làm gian tế Hán trong tôn tộc Điền Việt, họ là ai đang nằm vạ nơi nào, xem ra gian tế Hán ẩn mình trong bóng tối đã tứ lâu. Ngày nay họ tạo ra một Nguyễn Hồng phức tạp, ngày mại người Hán cũng có thể tạo ra biết bao Nguyễn Hồng khác . Một cuộc chiến khởi đầu mà huynh đệ họ Phùng phải gánh lấy trách nhiệm dẹp loạn Mân Việt Xã, đem lại thanh bình cho Tượng Quận.

Tướng quân Lê Bình thố lộ tâm tư với Phùng Hưng, khẽ lòng :

― Than ôi, huynh đệ của thúc đã đến lúc bi ai, tình nhà trước tụ, nay tan trong vô vọng, không còn hạnh phúc tình nghĩa như năm nào, ta đành bỏ xuống những phiền muộn để lấy quyết định phế Nguyễn Hồng. Ông tiếp tục nhấn mạnh ý nghĩa, nói để Phùng Hưng hiểu:– Hưng nhi có nghe được nỗi lòng của thúc thúc không ? Xưa nay người Hán thâm độc lắm, họ dùng trăm phương ngàn kế để thôn tính tôn tộc Bách Việt ta, như vậy dân tộc ta phải sinh sản nhiều anh hùng tuấn kiệt để đối phó cùng người Hán, làm thân trai đem hết tâm huyết vì tôn tộc, nhất là phải có một binh mã thiện chiến hơn cả người Kim, Yên, Tề, Sở, Thổ Phòng, Tấn, Đại Lý, Hạ, Lỗ, Ngô, Tần, Tống, Vệ. Trước mặt toàn thể tôn tộc Bách Việt phải chung lòng, người người thực sự bảo vệ quê hương xứ sở, cùng mục phiêu bảo quốc. Không tự lòng lấy ý riếng dâng đất, bán dân để rồi làm nô lệ cho người Hán, phải giữ được nước là nghĩa vụ của toàn thể con dân Bách Việt, có vậy mới trừ được tham vọng của người Hán. Hiện thời ta tự hỏi Bách Việt đã sinh sản được bao nhiêu anh hùng tuấn kiệt, người có tâm huyết được bao nhiêu, còn nói về binh pháp chiến trận thì không nên yếu kém như người Kim, Yên, Tề, Sở, Thổ Phòng, Tấn, Đại Lý, Hạ, Lỗ, Ngô, Tần, Tống, Vệ để rồi mất nước .

Thực chất binh pháp của họ cũng không tệ, thế mà bị người Hán hóa tất cả rồi, nay chỉ còn lại Bách Việt, chẳng khéo mai này chúng ta để cho bước trước kéo theo bước sau, như các quốc gia kia hay sao ? Nam Việt sơn hà từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, biên giới một cõi ngàn vạn dặm, mong rằng tương lai đời sau biên giới của Bách Việt bềnh vững đời đời, Bách Việt sẽ là dân tộc đi trên con đường dỏng dạc tứ phương . Thúc thúc nghĩ rằng thế hệ mai sau trên vai nặng trĩu nhiều trọng trách giữ nước và kiến quốc. Sau trận giặc gia biến này, còn phải đối phó với trận giặc biên giới phía đông Tượng Quân và Tứ Xuyên.

Hôm nay Phùng Hưng nghe tâm tư của thúc thúc Lê Bình và đã từng nghe những lời giáo huấn của Tổ phụ Hoàng Hạc, quả nhiên bài học lịch sử hôm nay chính là mục đích bảo vệ đất tổ, tinh thần này được hun đúc, lòng chàng bừng sáng, dõng dạc nói :

― Thưa quý thúc thúc, Hưng nhi rất cảm kích đức trọng, từ ái, cùng những suy tư của quý thúc thúc. Lâu nay Hưng nhi hành động đúng như tinh thần, hằng tâm dâng hiến lên Bách Việt. Tâm tư Hưng nhi không thể tha thứ kẻ làm phản, kẻ nào rước Hán về giày xéo quê hương mã tổ thì đừng mong phải sống, quyết định phải trừ khử.

Dù cho trăm ngàn Nguyễn Hồng, Hưng nhi này cũng không vì tình riêng mà dung thứ kẻ làm phản Bách Việt, nếu để họ yên thân là đồng lõa với kẻ làm phản. Thưa thúc thúc, giờ này Hoàng Đức xuất binh tiến vào trận chiến, Hưng nhi được báo tin từ lục tướng Hoàng Đức đã bao vây tứ phía. Nguyễn Hồng không còn lối thoát nào khác hơn, một là đối đầu, hai là cố thủ trước lực lượng tinh nhuệ của Hoàng Đức.

Trần Đông đứng lên chân bước vào trung tâm doanh tướng nói :

― Thưa quý huynh đệ, tệ đệ thừa lệnh soái tướng vào doanh trại địch để liên lạc và khuyên Nguyễn Hồng bỏ giáp qui hàng, chiêu an quân binh về lại quê nhà trong bình an, nhưng hắng một mực từ chối, thà chiến không hàng, y còn thóa mạ tệ đệ: "– Năm xưa mỗ với huynh đệ nhà ngươi có uống máu ăn thề rằng "Có phước cùng hưởng có họa cùng mang, không sinh cùng ngày, nhưng đồng tử cùng ngày". Đó chỉ là trên môi đầu lưỡi mà thôi, ai giữ lời thề là những kẻ khờ khạo". Y còn nói: "– Mỗ hành hiệp tại thiên nhai này để chờ thời cơ độc lãm thiên hạ, nay thế lực của tại hạ có chừng mực, thế mà đủ sức đối đầu với huynh đệ họ Phùng, rồi y cười hà hà ... "

Sau đó tệ đệ hỏi tiếp:– Hiền huynh tuổi chưa già mà cuộc đời đã gãy đổ hết rồi sao ?

Y trả lời: "– Tuổi của mỗ có mạng số thiên cổ lưu danh sử. Nhà ngươi cút ngay còn đứng đó nói nhảm nhí, mỗ tặng một chiêu nội công chí thiện, mở đường cho mi đi tìm Phùng Minh".

Tệ đệ hết kiên nhẫn, sau khi nghe y miệt thị sư phụ. Tệ đệ xuất một chiêu vào ngực y, rồi phi thân ra khỏi doanh trại và nói với lại:– Nhà ngươi khẩu thị tâm phi, coi chừng đã đến đường cung rồi đó . Tệ đệ xin trình lên quý huynh đệ tường.

Tướng quân Trần Đại Khánh đập tay xuống bàn, miệng quát lớn :

― Xác nghiệp đến nơi rồi, Nguyễn Hồng đại nghịch dám nêu danh sư phụ để đùa cợt như thế này ư, thử hỏi làm sao mà tha thứ cho y được chứ ? Đúng là đại binh chi tướng, vô ngôn hữu đối !

Tướng quân Đỗ Trương cẩn thận lời nói :

― Điều cấm kỵ trong trận chiến này là đừng để quân binh mệt mỏi, thiếu ăn và tâm lý phải phấn chấn. Hiện giờ cho quân binh mã nghĩ ngơi một ngày, ăn uống đầy đủ, phòng bị cẩn mật và giám binh trải khắp mọi nơi, qua ngày thứ tiến quân vào xào huyệt Nguyễn Hồng.

Phùng Hưng phất cờ hiệu tiến quân, trận chiến bắt đầu, từng tiếng vó ngựa chập chùng, cát bụi mịt mù từ gần ra xa, tiếng quân la hét vang lừng, gươm giáo, kiếm cung nổi lên dậy đất, tiếng trống, thanh la và loa thúc quân dồn dập sa trường như bão tố, lửa khói chiến tranh đã bốc lên cả biên giới Việt–Hán.

Trịnh Đình Thao tay kiếm, tay cương, hai chân thúc hông tuấn mã phóng về phía trước, nhằm vào trận chiến. Nguyễn Hồng tay cầm song đao đứng trước tiền đạo thách đố .

Nguyễn Hồng nghiêm nghị quát lớn :

― Quý anh hùng, nguồn gốc tôn giá từ đâu đến, binh mã của nhân vật nào mà có gan lớn đến đây khiêu chiến với mỗ ?

Trịnh Đình Thao dùng lời khiêm nhượng đáp :

― Thưa tôn trưởng, sự thật hậu sinh đến từ Tây Giang, võ nghiệp vô sư, họ Trịnh tên Đình Thao, nguyên quán Quảng Tây, hành hiệp nghiêm chính, tự lập binh mã trừ khử kẻ nghịch đạo, làm phản và diệt gian trừ bạo. Nhất là phục nghiệp Nam Việt theo mục phiêu "Hợp Việt Xuất Hán". Nay nghe đồn rằng Tôn trưởng làm phản Tượng Quận, muốn lập Mân Việt xưng vương, cho nên hậu sinh đến đây xin tôn trưởng vui lòng thu binh mã, bỏ ý định "Bách Việt nồi da xáo thịt" có như thế thì ân đức của tôn trưởng sẽ hơn người.

Nguyễn Hồng nghe qua, lồng lộn nộ khí xung thiên quát tháo :

― Tiểu tử, có phải Sư tổ Hoàng Hạc xúi giục mi đến đây để thuyết khách ư ?

Trịnh Đình Thao nghiêm nghị, cung kính trả lới:

― Binh sĩ của tại hạ, tự ý đến đây xin mời tôn trưởng bãi binh, Sư tổ Hoàng Hạc chưa hề biết Mân Việt Xã là gì cả, cho nên không thể nói là xúi giục được. Sư tổ đức độ hơn người, tôn trưởng không được phạm thượng, xin tôn trưởng từ tốn lời nói.

Nguyễn Hồng nghe nói vậy, vẫn còn đa nghi, cười "hà hả " tỏ ý gắt gỏng :

― Hừ, thế thì chính Phùng Nam sai mi đến đây bắt mỗ ư ? khó đấy, hỡi những tên mặt trắng về đi đừng mơ tưởng. Này những tiểu tử kia ơi, không phải là địch thủ của mỗ đâu . Trịnh Đình Thao vẫn giữ thái độ cung kính.

Chàng ung dung trả lới :

― Tại hạ có nghe tiếng Tượng Quận Vương Phùng Nam, nhưng chưa bao giờ biết mặt người, như vậy Tượng Quận Vương Phùng Nam là nhân vật như thế nào ?

Câu hỏi này làm cho Nguyễn Hồng bối rối không biết phải trả lời ra làm sao . Ông tự thầm suy nghĩ:– Mỗ cũng có phần lỗi với huynh đệ, nhưng nay không còn con đường nào khác để chọn lựa vì con đường đang đi đã quá đà, như mũi tên đã bắng ra khỏi cung . Đúng là đường đi trong lương tâm không chỉ lối, trách mỗ đen tối trước những cám dỗ của người Hán, bây giờ trong quân ngoài trướng đã có mặt người Hán khắp mọi nơi, ngay cả gia đình mỗ cũng đang ở bên kia biên giới Hán, quả là một lầm lỡ cả đời của mỗ, không khéo rồi cả gia đình cùng thác . Mân Việt Vương chưa đến tay mà đã thấy thủ cấp treo ngoài chợ, ngày đêm ngủ không yên, chỉ còn biết sống để trở thành người phục tùng cho Hán, tinh thần "Hợp Việt Xuất Hán" trong mỗ đã mất từ đây . Ông ngước mặt lên trời tự nhủ lòng:– Mân Việt Vương ơi, ngân kim, châu báu ở đâu, mi đến với mỗ trong ảo tưởng, nay mỗ biết sống thế nào đây !  Thôi thì đành chấp nhận trận trống mái này, tuy chưa biết sống chết ra sao nhưng ít nhất mỗ phải cứu gia đình rời khỏi nơi này rồi hãy tính sau.

Nguyễn Hồng lạnh lùng la hét lớn, tay cầm đao xông pha vào trận chiến :

― Tiểu tử kia, mỗ đã nghe lắm lời rồi, không cần hỏi nhiều nguồn gốc tôn giá của mi nữa, xuất kiếm mới biết con cháu nhà ai, tiểu tử nghe đây, mỗ có ý chí riêng không nhờ người làm sư phụ. Hãy nói chuyện bằng tay nhiều hơn miệng, nếu sợ chết thì quay đầu về đi, tiểu tử còn ngoa ngôn sẽ kẻo mất mạng đó nhé .

Trịnh Đình Thao ung dung đáp :

― Tại hạ, muốn tôn trưởng "Dĩ hòa vi quý" nhưng nếu thấy tài năng thắng số thì tại hạ phục, còn thấy thiệt thân xin mời tôn trưởng bãi binh. Tôn trưởng đừng để thân danh chôn vùi trong khe núi này, lời chân thật của tại hạ tôn trưởng không hài lòng ư ? Nếu quyết đấu không khác nào tôn trưởng tự đưa mình vào huyệt lộ, để rối làm thân vô dụng, thế giang bất phục.

Nguyễn Hồng đã quyết đấu một trận trống mái, miệng ông quát lớn :

― Mỗ, nguyên là Mân Việt Xã có binh mã dũng mãnh, cự thế vô sông thì há sợ ai, tại sao các hạ cho mỗ là kẻ vô dụng chứ ?

Trịnh Đình Thao thể hiện được thái độ tao nhã nói :

― Thưa tôn trưởng, người vô dụng tuy có chân tay, thân thể bình thường, thế nhưng không làm được việc gì hữu ích cho chính mình cũng như cho xã tắc, bởi thế loại người này còn thua kém phế nhân rất xa và chính kẻ vô dụng biến thành vô đạo, thân bất vô kỹ, kẻ ấy không tự mình biết hổ thẹn ạ ?

Nguyễn Hồng hơi chột dạ đáp :

― Các hạ, đừng giả lương thiện nữa, những loại người này quá nhiều như sao trên trời. Hãy quay đầu đi nơi khác kẻo mất mạng, ở đây không có đất chôn thi thể của mái tóc xanh, các hạ không muốn sống hay sao hả ?

Đúng lúc mưa gió thổi vi vu, cái oai sấm sét nổi giận khắp vung trời, đánh xuống một quả như thiên lôi giáng hạ "ầm ầm". Không khác nào lời phê phán của đất trời báo trước mọi vật tử sinh có bề trên sấp xếp.

Nguyễn Hồng xông pha xuất trận, mặt cho mưa gió, tay ông xuất chiêu "Vân cổ đao" mượn nội lực nương theo cuồng phong "vù vù", chiêu thức quả nhiên hiểm độc như gió lốc thịnh nộ, đất sình lầy thay cho cát bụi tung bay mù mịt.

Trịnh Đình Thao đành lòng phải xuất kiếm động thủ, ba thức một chiêu "Bành thành kiếm" trong "Phong tâm kiếm" đón nhận được chiêu số đối phương "keng keng". Đao kiếm quấn quít không rời, đôi bên trên trăm chiêu chưa phân thắng bại, bất đắc dĩ Trịnh Đình Thao dụng nội lực đẩy Nguyễn Hồng lui xa ba bước.

Còn thân thể của Trịnh Đình Thao mất thăng bằng như pháo thăng thiên chuẩn bị phóng khỏi mặt đất. Trịnh Đình Thao mượn đà pháo thăng thiên chuyển thành đại bàng bay xuống, xuất chiêu gắp con gà mái dầu, nhưng mà lòng chàng tự bảo, không nỡ nào hủy một danh tướng anh hùng đã cùn đường hết lối, chàng đành phải lui ra xa.

Chàng tự biết không thuyết phục được Nguyễn Hồng, thở dài nói :

― Tại hạ, há sợ song đao bích hợp kiếm thép của các hạ, nhưng ngặt vì không muốn thanh danh anh hùng một thuở, nay phải để thế gian chê cười .

Nguyễn Hồng nghĩ thầm:– Quả thật tiểu tử này kiếm pháp vô song, không phải tầm thường như mỗ đã xem thường lúc đầu, nếu y thực sự muốn hạ thủ mỗ thì không khó, mỗ phải chết thôi, y là người đáng mặt anh hùng, có đạo đức lắm, y có ý tha mạng sống cho mỗ, nhưng không thể nào thối lui được nữa rồi ! Đành phải sinh tử tại đây thôi, mỗ biết nhưng vẫn phải nhất sống nhì chết . Tức khí vận nội lực, miệng thét lớn theo phong cách hành xử kẻ giang hồ :

― Nào, tiểu tử họ Trịnh tên Đình Thao đừng nhiều lời, thà mỗ chết đứng làm cột giữa trời, còn hơn chết nằm để đất hận mỗ, đã nói như vậy rồi, mời tiểu tử đỡ chiêu.

Kiếm đao đồng xuất, quyết một trận trống mái, Nguyễn Hồng nhân vật võ học siêu quần, vốn ông nóng tính, nổi tiếng trong giới võ nghiệp Tượng Quận, chiêu độc hiểm nhất của ông là nói chưa dứt lời đã xuất đao, ông xuất liên hoàn đao tới tấp, làm đối phương không trở tay kịp.

Trịnh Đình Thao lạnh người cười dài "ha hà..." chân lùi ra ba bước, chàng nói :

― Các hạ muốn chết đứng làm cột giữa trời, hay là chết nằm để đất khỏi hận, nghe qua lời nói không trung ngôn lại nghịch nghĩ, thì ra các hạ không thấy gạo thóc gì cả. Sao không thấy chính con kiến nhỏ bé còn tham sống, huống chi là loài người, lời đã cạn tại hạ đành phải chấp nhận lấy kiếm thử đao thôi , kính mời :

Trịnh Đình Thao xuất mười hai thức chiêu số "Thành tử kiếm" trong kiếm pháp "Phong tâm kiếm" Kiếm phong tỏa đao pháp địch thủ. Nguyễn Hồng cũng không kém, đem hết nội lực xuất chiêu sinh tử vào những yếu huyệt, nhằm đoạt thế thượng phong, chiêu đao "Hợp định khảo" một kình lực long trời lở đất, cả hai đao kiếm chạm nhau "keng keng" nổi lên cơn gió lốc cuồng phong "vù vù" mù mịt cả một góc trời.

Một lần nữa Nguyễn Hồng thực lòng khen thầm:– Gã tiểu tử này bản lãnh phi thường. Còn riêng Trịnh Đình Thao cũng cảm nhận:– Thế gian này cũng lắm nhân kiệt, quả là thúc thúc Nguyễn Hồng của đại huynh chiêu số tấn công như vũ bão lộng gió. Ôi tiếc thay sao người lại lạc lối đường tà .

Cả hai đao kiếm tranh nhau trên trăm hiệp, cũng chưa phân thắng bại, phần thượng phong nghiêng về Trịnh Đình Thao, tuy chàng đứng trước địch thủ mà lòng cố ý nhẹ tay, chỉ sử dụng bảy thành công lực, chàng nhân nhượng nhiều chiêu kiếm tuyệt luân, nếu muốn lấy thủ cấp của Nguyễn Hồng như đồ trong túi áo, thế mà chàng chỉ xuất hư chiêu .

Còn Nguyễn Hồng thì quyết tử, trừ cho bằng được Trịnh Đình Thao, có như vậy mới giữ được mạng sống, những thức kiếm hư chiêu của Trịnh Đình Thao đương nhiên để trống. Nguyễn Hồng lợi dụng độc chiêu "Thảo mộc đao" xuất liền ba chiêu, trúng hai vai và sả trước ngực, ông có ý lấy lục phủ ngũ tạng của Trịnh Đình Thao.

Trịnh Đình Thao tránh được chiêu đao độc thủ của Nguyễn Hồng, nhưng vẫn để lại những vết thương trầm trọng, máu chảy đầm đìa.

Trịnh Đình Thao đẩy được đao, liền xuất tám chiêu "Hợp lưu thủy" xuyết nữa gửi mạng Nguyễn Hồng về thăm dương phủ. Ngoài trận Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha thấy vậy la lớn :

― Lão Nguyễn Hồng kia vô liêm sỉ, tên tiểu nhân, không thấu hiểu lưu tình của tam sư đệ của mỗ, thảo nào cổ nhân có câu: "Đánh ngay dễ đỡ, đánh lén khó đề phòng" Đúng là lão này khả ố, mỗ không thể tha thứ cho lão cẩu. Tam hiền đệ của mỗ vì tính thuần đức hạnh, đã nhẹ tay tha thứ cho lão rất nhiều chiêu, thế mà lão cố tình hại người ư ?

Lê Trung Kha phi thân vào trận chiến, hai tay diều Trịnh Đình Thao ra ngoài để chữa trị vết thương, còn Lữ Trường Gia phi thân vào đứng trước mặt Nguyễn Hồng, lòng đã căm hờn vì dám đụng đến huynh đệ thất Hoàng Đức, từ ngưỡng mộ Nguyễn Hồng đến hết tình nghĩa, chàng xuất luôn một trăm thức bảy mươi hai chiêu "Phong vũ sơn" tiếng thét long trời lở đất, không nhân nhượng địch thủ, kiếm thép cùng nội lực chạm vào song đao liên tục "keng keng" kéo dài như trăm ngàn chiêu kiếm đao phát ra tứ phía.

Nguyễn Hồng tự thấy:– Mạch khí bất thường, choáng váng, thân thể lảo đảo, xây xẩm như người quá chén, phách hồn lạc sắc, mặt xanh như tàu lá chuối, tay đao run rẩy.

Một bóng trắng tha thướt từ xa phi thân vào trận, thân tướng như con chim đại Lạc. Lưỡi kiếm vừa tầm yếu huyệt "Đại thủy" của Nguyễn Hồng, chỉ cần một cử động nhẹ là lấy được thủ cấp của Nguyễn Hồng.

Lúc này Nguyễn Hồng vận hết tàn lực nhìn vào mặt địch thủ:– Thì ra đây là một nữ kiếm khách, tại sao thế gian này lại có nữ kiệt võ học không kém gì nam giới, ông ngạc nhiên hỏi :

― Nữ hiệp là ai ?

Hoàng Tố Nguyệt liền đáp giọng đanh thép :

― Bổn cô là thất nữ hiệp Hoàng Đức bang, họ Hoàng tên Tố Nguyệt, thế nào lạ lắm phải không ? Nào kẻ ngã ngựa nếu xê dịch nhẹ đầu kiếm là thủ cấp chào trần thế đó nhé.

Lữ Trường Gia xuất luôn một quyền vào huyệt "Hỏa hầu" Tay đao hữu của Nguyễn Hồng rơi xuống đất.

Lữ Trường Gia lấy dây đai ra, quát lớn :

― Lão Hồng quỳ xuống, tự trói mình đi . Nguyễn Hồng suy nghĩ, tự cứu nguy:– Đây là dịp hiếm có lần thứ hai, mỗ dụng quyền thay đao để thoát thân. Nguyễn Hồng vừa quỳ xuống đất, tay xuất quyền "Hổ phục ngưu" trả đòn, không ngờ Lữ Trường Gia sử dụng kiếm pháp nhanh như thần hoá, lưỡi kiếm nổi giận đâm vào huyệt "Hồn Môn" tổng hối đường huyết mạch của Nguyễn Hồng xem ra đã bế sạch nội lực, phế hết võ công, hai cánh tay như có người xoán một vòng ra sau lưng.

Lữ Trường Gia không còn nở mặt, hỏi thẳng :

― Lão Hồng ơi, xuất quyền nữa đi, cho được toại nguyện, chết đứng làm cột giữa trời, còn hơn chết nằm để đất hận mỗ "ha hà" nói được mà làm không được thì đừng nói, thiên hạ sẽ cười cho, lão Hồng ơi, song đao cùn mà không biết hổ thẹn phận. Lại đem lòng hiểm độc hại tam sư đệ Trịnh Đình Thao của tại hạ ư, tam sư đệ tại hạ vì lòng nhân nghĩa mà tha chết cho lão mấy lần, thế sao lòng độc hiểm không chừa một ít để đáp đền .

Tại hạ bảo quỳ xuống tự trói mình, thế mà lão Hồng không chịu nghe, lại xuất chiêu phản quyền hại mỗ ư .

Nguyễn Hồng tự nghĩ thầm:– Hôm nay những tên tiểu tử vô danh bạch diện, đã đưa cả đời anh hùng của mỗ vào đường cùn mạt lộ rồi .

Hoàng Tố Nguyệt khoan thai hỏi tội :

― Nguyễn Hồng lão tôn ơi, tội này sử thế nào mới gọi là nhẹ nhỉ, như tội : Nhất thứ duy danh, duy quyền, đầu óc che khuất lý trí. Nhị thứ khẩu thị tâm phi. Tam thứ không thờ phụng mà còn miệt đãi sư phụ, những tội này đáng chém đầu. Nàng vừa đưa kiếm lên.

Nguyễn Thành Trung gọi lớn :

― Khoan đã, Tố Nguyệt nhi hãy giải y về Tượng Quận.

Nguyễn Hồng "hừ hừ" hai tiếng rồi thở dài nói :

― Hôm nay huynh đệ họ Phùng đã xem tại hạ là miếng thịch nạt hay sao ?

Lữ Trường Gia buột lòng phải nói :

― Đại nhân ơi, hởi là đại nhân, người đời có nói: "Tiểu bất nhẫn hại đại nhân". Còn nữa danh lợi như mây trôi, cái được hôm qua là cái mất hôm nay, nếu biết rằng con người sống mơ mộng là không thể nào trọn vẹn, Tại sao không thực tế để sống, thì không thể nào làm thân bại tướng đến cùn số tận . À phải rồi không có gió mưa thì không có Nguyễn Hồng, dẫu ai có tốt với Nguyễn Hồng dù hết tình cũng không được bền lâu có phải thế không ?

Phùng Hưng đứng trước tam quân, thông báo cho binh mã Mân Việt Xã am tường cuộc chiến :

― Hỡi quý huynh đệ, trong hàng ngũ Mân Việt Xã, nghe tại hạ phân giải đôi lời. Tại hạ chỉ bắt tướng không bắt binh, xem như quý huynh đệ không có tội với quan, từ hôm nay Mân Việt Xã giải tán trở về quê sinh sống bình thường, đừng nghe những lời của kẻ làm phản Bách Việt mà tự hại thân, còn quý huynh đệ nào muốn theo Hoàng Đức bang làm việc nghĩa hiệp, thì ra đây đứng bên phải.

Tất cả đảng viên Mân Việt Xã nghe lời nói của Phùng Hưng, có tình khí anh hùng xá tội quân binh.

Tất cả quân binh đồng lòng hô :

― Huynh đệ tại hạ quy đầu chịu tội, từ nay phục thiện, xin gia nhập Hoàng Đức bang, thà làm đệ tử nghĩa hiệp anh hùng, còn hơn làm phản để trăm họ điêu linh .

Tượng Quận tướng quân Nguyễn Thành Trung, thừa dịp xuất quân đánh vào biên giới nơi bản doanh giặc Hán, chiến trận kéo dài năm ngày mới hoàn toàn thắng lợi, lập lại được biên giới, phục hồi vùng canh cư rộng lớn cho trang làng, chấm dứt quấy nhiễu của người Hán. Trong lúc chiến tranh cứu được cả gia đình Nguyễn Hồng ra khỏi bản doanh Hán, bắt được hai mươi bốn gian tế, bí mật đưa về Tượng Quận, lúc này Nguyễn Hồng ngồi trong tù xa, trên đường di chuyển về Tượng Quận, có một phụ nữ nhỏ thó, tuổi độ sáu mươi ngoài, tướng mạo ốm yếu, đen thâm, thân cốt không võ nghệ, đúng là loại đàng bà hầu thiếp, bà van xin theo hầu cơm nước cho chủ tướng, đi được nửa đường Nguyễn Hồng bỗng chết mà không một ai biết lý do, người đàng bà ấy cũng biến mất không ai biết rõ lai lịch, sau khi thử nghiệm thi thể mới biết trúng độc dược. Cái chết bất ngờ của Nguyễn Hồng để lại một nghi vấn lớn, người đàn bà ấy là ai ?

Thi thể Nguyễn Hồng được mai táng trọng đại, lấy tư cách gia đình anh hùng Tượng Quận, cả gia quyến của Nguyễn Hồng vẫn được hưởng bổng lộc như trước khi Nguyễn Hồng chưa làm phản.

Trịnh Đình Thao di chuyển về sơn trại Hoàng Đức điều thương. Huynh đệ Hoàng Đức tiếp tục tảo diệt thổ phỉ địa phương do người Hán xúi giục, năm ngày sau đã trừ được ba đảng thổ phỉ.

Trước chợ trang làng bêu đầu những tướng thổ phỉ, trên ngàn tàn dư thổ phỉ ăn năn hối cải, qui đầu phụng mệnh gia nhập quân Tượng Quận, chiến lợi phẩm vô số. Tượng Quận tướng quân Nguyễn Thành Trung phất cờ đại thắng, thu binh mã về thành Bạch Đế.

Có tin cấp báo Trịnh Đình Thao đang điều thương trên thương thuyền của Hoàng Phi Chỉnh tại cửa Hổ Môn. Huynh đệ Hoàng Đức nghĩ rằng, có thể hung nhiều kiết ít, chỉ còn hy vọng sớm ngày tàn chiến, mới có thời gian ở gần chăm sóc cho Trịnh Đình Thao .

*

*        *

Hai ông cháu Hoàng Hạc vào thành Bạch Đế, gặp lại những đệ tử Điền Việt như Phùng Nam, Nguyễn Thành Trung, Lê Bình, Trần Đông, Trần Đại Khánh, Đỗ Trương, chỉ vắng mặt Nguyễn Hồng. Hoàng Hạc đã biết nội tình Tượng Quận cho nên Phùng Nam không trình bày thêm cho Tổ sư phụ biết.

Đã lâu ngày, nay mới có dịp tái ngộ, thì lòng ai cũng thương nhớ nhau, anh hùng Tượng Quận tôn kính mời tổ sư phụ Hoàng Hạc ngồi vào ghế phải của Tượng Quận Vương, Phùng Nam ngồi vào ghế trái của Tượng Quận tướng quân, riêng ghế trung tâm vóc vàng để trống biểu tượng sự hiện diện của Nam Việt Vũ Đế ngự triều. Tuy là tổ sư phụ cùng đệ tử Điền Việt trùng phùng, nhưng ai cũng biết mỗi khi Hoàng Hạc hiện diện với tư cách quân sư trong buổi trào, ông là người bề trên của huynh đệ Phùng Nam, ngoài buổi trào ông tự xem mình là huynh đệ của Điền Việt. Nhất là anh hùng đất Tượng Quận ai cũng kính phục tài điều binh khiển tướng của Hoàng Hạc, qua hai trận chiến tại biên giới Trường Sa giữa Việt và Hán, nay vẫn còn lưu danh .

Hoàng Hạc đã trải qua một thời thanh xuân oanh liệt, cằm binh đánh đuổi giặc Hán ra khỏi biên giới, đem lại thanh bình cho Nam Việt, hôm nay ông trở lại đất Tượng Quận như một anh hùng bảo quốc, cho nên mọi người xem đây như một tin vui mừng, vừa có tính quyết định vận mệnh của Bách Việt tại thành Phiên Ngung. Và mọi người cũng biết ông rất lịch duyệt hiểu tình hình biên giới Tượng Quận Việt–Hán, nơi đây thường bị quấy nhiễu loạn liên miên, không phân thắng bại như lịch sử Nam Việt đã chứng minh.

Cũng may trong lúc này tại biên giới vừa được yên, nhờ có thất Hoàng Đức trợ lực, nên sự quấy nhiễu của người Hán không còn gánh nặng như trước, tuy vậy lúc nào Tượng Quận cũng đề phòng người Hán nhiễu loạn biên cương .
Hoàng Hạc thừa biết thất huynh đệ Hoàng Đức đã trở về lòng dân tộc, ông vui mừng, âu cũng nhờ thằng lỏi Phi Bằng, nó hành động vô ý mà may nên việc.

Lúc này Hoàng Phi Bằng cũng muốn gặp lại thất Hoàng Đức để trả cái nợ tình nghĩa chưởng môn sư phụ đang canh cánh bên người.

Nguyễn Thành Trung có những thành ý tốt với thất Hoàng Đức, ngỏ lời :

― Thưa Tổ sư phụ, tôn huynh Phùng Nam chính là lệnh nghiêm của Phùng Hưng, cùng thất huynh đệ Hoàng Đức đồng có mặt ở đây. Xin tôn huynh cho phép lệnh điệt ra mắt Tổ sư phụ.

Phùng Nam tỏ ý không hài lòng, ông trách :

― Trung hiền đệ à, hài nhi của ngu huynh có tài chí gì đâu mà giới thiệu với Tổ sư phụ, nó là đứa con hoang đãng, bỏ nhà ra đi đã bao năm không tung tích, nay nó trở về đem theo một số huynh đệ, rồi được hiền đệ thu nạp vào binh ngũ, tuy việc biên giới được ổn định, đó không phải là chiến công của Hoàng Đức, nếu nói chí công vô tư, là nhờ tài đức của quí hiền đệ mới phải, ngu huynh nghĩ rằng Hoàng Đức cũng là con dân Bách Việt, phải cộng lực cùng nhau diệt trừ giặc Hán, giặc cỏ, làm dân xem như nghĩa vụ cho nước, có đáng gì đâu mà giới thiệu, khác nào tạo cho chúng tính kiêu căng, sau này chúng như vượn mã thì khó trị .

Nguyễn Thành Trung cảm phục tỏ ý hài lòng thất Hoàng Đức, môi ông mím cười và ông quyết định giới thiệu cho bằng được :

― Thưa Tổ sư phụ, thất Hoàng Đức ngày nay là giới thanh xuân, nếu đem ra bàn luận thì chúng đệ tử lấy công minh mới tỏ chí khí cùng đồng sinh. Theo ý của ngu đệ tử là muốn giới thiệu thất Hoàng Đức, chứ không riêng một Phùng Hưng, hai nữa người đời có câu "Tre tàn măn mọc". Đúng lúc tre cũng phải tàn măn vừa mọc vì thế lục đệ tử chuẩn bị tuân lệnh triều chính về Phiên Ngung thành, cho nên Tượng Quận phải có lớp người trẻ tài đức, trị chính, có phải đây là lúc tay lái cần giữ vững miền Tây, Nam Việt . Điều trọng yếu là Nam Việt Vũ Đế đang cần lục Phùng, nay thời thế đã đổi thay anh hùng, tuổi thanh xuân đã xuất hiện, có như vậy thì Bách Việt mới được an cư lạc nghiệp.

Phùng Nam nghe qua cũng có lý mà lòng còn dè dặt, ông chắp tay hướng về trung ương sảnh đường, cùng hai hướng Đông–Tây, trình tấu :

― Thưa quân sư, giới thiệu ngưới bất năng là phạm thượng, nếu quí hiền đệ đồng ý cho phép tại hạ giới thiệu đó là điều bắt buộc .

Đỗ Trương muốn cuộc giới thiệu này mau kết thúc, ông phát biểu :

― Thưa quân sư, cùng quý huynh, tệ đệ nghĩ rằng nên giới thiệu, vì trong lúc này Nam Việt đang cần sự hiện diện của truổi trẻ có thực tài.

Đặc điểm của anh hùng Tương Quận, khi thảo luận lúc nào cũng sôi nổi, có lúc trầm ngâm, bộc trực, gay gắt nhưng điểm chất của nó là vì xã tắc, mưu cầu hạnh phúc chung, cho nên người đời vinh danh "Quân tử Bách Việt như huynh đệ Tượng Quận". Đó là nguyên do tranh luận cho mọi lẽ chính được thông tình đạt ý.

Nguyễn Thành Trung hiểu ý, liền cười nói :

― Đúng vậy huynh đệ Tượng Quận không thể "Thượng lương bất chánh hạ lương suy" Xin cho mời thất hiệp Hoàng Đức vào sảnh đường ra mặt Tổ sư phụ.

Sáu người trẻ khoanh tay trước ngực, cúi đầu, chân bước nhẹ vào sảnh đường theo lễ triều nghi yết kiến Quốc sư thay mặt Hoàng thượng, sáu người trẻ quỳ gối xuống, xá hai xá.

Có tiếng hô bình thân, mới được ngửng đầu lên. Thất Hoàng Đức vừa ngửng đầu lên đột nhiên thấy Tổ phụ Hoàng Hạc ngồi bên phải, sau lưng có chưởng môn sư phụ Hoàng Phi Bằng, lúc này vắng mặt Nguyễn Đình Thao vì đang trị thương ở cửa bể Hổ Môn. Cả sáu người bị hoa mắt, tinh thần như tỉnh như mơ, lòng vui mừng mà không dám mở miệng, cả sáu đồng tự hỏi:– Có phải đây là Tổ sư phụ của quý anh hùng Tượng Quận không ? Chính là Tổ phụ và sư phụ của thất huynh đệ Hoàng Đức đây mà. Lục hiệp mừng khôn xiết, không ai bảo ai nước mắt tự nhiên tuôn như mưa, cả sáu trẻ lệ nhòa nhìn thấy Tổ phụ Hoàng Hạc và sư phụ bằng xương bằng thịt như đang ẩn hiện trong đôi mắt, càng nhìn nước mắt càng tuôn đầm đìa, hai tay lấy vạt bào lau nước mắt, đã đẫm ướt vạt bào mà vẫn khóc hoài, đúng là mừng vui ra nước mằt.

Hoàng Hạc và Hoàng Phi Bằng đã biết trước sự xuất hiện của họ cho nên tinh thần thư thái, tuy vậy Hoàng Hạc cũng xúc động đôi mắt hơi đỏ đầy ẩn chứa tình nghĩa tổ phụ, còn Hoàng Phi Bằng vì xúc động quá nên phát ra tiếng "thút thít", nước mắt cũng tuôn chảy ướt một mé vạt bào. Những người hiện diện trong sảnh đường ngạc nhiên vô cùng vì trong ấy có lẫn tiếng khóc của tuổi trưởng thành, làm cả sảnh đường ai ai cũng động lòng chan chứa tình thâm vì đứng trước cảnh tượng chưa bao giờ có như thế này.

Hoàng Hạc phất tay nói :

― Thất điệt bình thân, lại đây đứng gần tổ phụ.

Tất cả lục Hoàng Đức cúi đầu thưa :

― Thất điệt nhi chúc Tổ phụ, sư phụ, gia gia, quý thúc thúc, sư thúc, sư bá, mẫu thân, thúc mẫu, sư huynh, sư đệ cả nhà nhiều sức khoẻ bình an và an hảo.

Hoàng Hạc gật đầu hài lòng, ông an tâm với cử chỉ bình thản, nay đã biết rõ thân thế của Phùng Hưng, còn Hoàng Phi Bằng thì mỉm cười và hy vọng trả lại cái nợ tạm làm sư phụ hay chưởng môn gì đó của Hoàng Đức bang.

Trong sảnh đường cũng như Phùng Nam, Lê Bình, Trần Đông, Đỗ Trương, Trần Đại Khánh, Nguyễn Thành Trung đồng không hiểu câu chúc sư phụ của Hoàng Đức là nhân vật nào ? Còn tổ phụ dĩ nhiên là tổ sư phụ Hoàng Hạc, như vậy sư phụ Hoàng Đức là một nhân vật có lai lịch không phải tầm thường, tại sao không thấy xuất hiện ?

Tất cả người trong sảnh đường cùng một ý nghĩ muốn diện kiến sư phụ của thất hiệp Hoàng Đức, dĩ nhiên sư phụ Hoàng Đức cũng đang có mặt trong sảnh đường này.

Phùng Nam đương triều Điền Việt đất Tượng Quận Vương. Luận về võ học đệ nhất đương thời, thế mà không biết sư phụ của Hoàng Đức đang ở trong sảnh đường là ai . Nhân vật này có thể còn cao hơn cả Tổ sư phụ là khác .

Phùng Nam trịnh trọng đứng lên, đôi tay chắp lại thưa :

― Tại hạ cùng lục huynh đệ Tượng Quận, lấy làm vui mừng, xúc động khi nghe thất Hoàng Đức gọi Tổ sư phụ bằng Tổ phụ, quả thực đây là một cơ duyên cho Điền Việt, cùng cả thảy Tượng Quận. Hai nữa lục huynh đệ tại hạ không biết tiên sinh sư phụ của thất Hoàng Đức hiện giờ ở đâu ? Không biết phải thi lễ như thế nào cho phải đạo, xin kính mời tiên sinh xuất hiện để huynh đệ tại hạ thỏa lòng tiếp anh hùng.

Phùng Hưng khoanh tay, nước mắt vẫn còn động trên má nói :

― Thưa gia gia, quý thúc thúc, quý sư bá, thất huynh đệ hài nhi, may nhờ sư phụ cứu sống, tuy võ học của sư phụ không có là bao, nhưng đã là ân công một ngày cũng đủ để thất hài nhi tôn người làm sư phụ, vả lại sự phụ tuy rằng nhỏ tuổi nhưng đức độ hơn người, chúng hài nhi tôn người làm sư phụ không sai, sư phụ của thất hài nhi đang đứng hầu Tổ phụ.

Đỗ Trương ngạc nhiên hỏi :

― Như vậy sư phụ của thất Hoàng Đức là lệnh điệt của Tổ sư phụ à. Nhưng trái lại Tổ sư phụ là Tổ phụ của thất hiệp, tại sao lại như vậy, huynh đệ tại hạ không hiểu trời trăng mây nước gì cả .

Phùng Hưng khoanh tay khúm núm, lòng âu lo nói :

― Thưa quý thúc thúc, thất huynh đệ hài nhi có duyên tôn vinh sự phụ Hoàng Phi Bằng trước, rồi sau đó Tổ phụ để lòng thương chúng hài nhi, mới tiếp nhận nghĩa Tổ phụ, Tổ phụ dạy chúng hài nhi làm việc thiện sống theo tinh thần Bách Việt, thất hài nhi chỉ biết Tổ phụ là người đạo đức, phù Bách Việt, chứ không biết Tổ phụ là Tổ sư phụ của gia gia, thúc thúc, nếu biết trước thì thất hài nhi nào dám phạm thượng, tất cả vì tình nghĩa mà thành như vậy, chúng hài nhi không dám đồng môn cùng gia gia và quý thúc thúc. Nay chúng hài nhi xin tuân lệnh làm bổn phận đạo hầu gia, từ nay không còn tái phạm.

Phùng Nam đã hiểu thấu giới trẻ nói : 

― Như thế cũng hay lắm, thất Hoàng Đức hòa cảm, biết trên người dưới, nhân đây huynh đệ đất Tượng Quận xin bái kiến tiên sinh Hoàng Phi Bằng, huynh đệ tại hạ không thấu hết việc ngoài đời, xin tiên sinh thứ lỗi cho, quả là anh hùng không luận canh niên.

Hoàng Hạc liền cười "hà hà" nói :

― Đời là một con đường dài có nhiều nẻo rộng, hẹp khác nhau, mình làm sao biết trước để tránh. Nhưng khi mình đi qua được để sống thì mình lấy đó là sự lành vậy, theo mỗ nghĩ, thất hiệp Hoàng Đức gọi mỗ bằng Tổ phụ cũng là hợp lý trong tinh thần hành sự giang hồ, tuy mỗ là Tổ sư phụ của quý huynh đệ, nhưng mỗ lấy tình nhà mà nung nấu ruột gan thành thất hiệp, tại hạ xem đây là nghĩa vụ đối với mai hậu, cho nên mới có ngoại hiệu là Hoàng Đức.

Huynh đệ Tượng Quận nay đã cao niên, mà sống gần gũi với tuổi trẻ thì tâm hồn cũng trẻ, già trẻ phải bổ sung cho nhau những kinh nghiệm cần thiết, già phải nung đúc chí khí cho trẻ, cũng đôi khi già cũng cần trẻ nung đúc chí khí cho già, tất cả đừng ngần ngại học trẻ, vì trẻ có những suy nghĩ mới, táo bạo hơn, người ta thường nói: "Suy nghĩ của thời đại" là vậy đó mà. Nếu không có suy nghĩ mới thì làm sao có Nam Việt ngày nay, tuổi trẻ là sức mạnh của Bách Việt, tuổi trẻ đi trước mọi chặm tiến, còn nữa quý huynh đệ có biết không, lúc con cái còn thơ ấu thì cần đến cha mẹ giáo dưỡng, khi con cái trưởng thành thì cha mẹ phải lắng nghe lời con cái nói, tuy đôi khi lời nói có trái tai, nhưng đó là lời thật của thời đại, làm cha mẹ phải biết chúng trưởng thành, đó là tiếp nối gia tộc, đó cũng là thành tố của Nam Việt không thể khiếm khuyết được.

Cả sảnh đường ai cũng đồng tình lời phát biểu của Hoàng Hạc và tiếp nhận thất Hoàng Đức trong tinh thần thân ái .

Phùng Nam trầm ngâm một lúc, mới nói :

― Chúng đệ tử tuân lệnh của Tổ sư phụ, tạ ơn giáo huấn, nay chúng đệ xin lấy tình nhà xem thất Hoàng Đức như điệt nhi. Tại hạ, đa tạ tiên sinh Hoàng Phi Bằng đã giáo hóa thất Hoàng Đức, tiên sinh bươi móc hậu đức to lớn này, quả là tình sâu nghĩa nặng, huynh đệ tại hạ không biết bao giờ đền đáp.

Bây giờ Hoàng Phi Bằng mới lên tiếng :

― Kính thưa Tổ phụ, hôm nay thừa lúc anh hùng Tượng Quận và thất huynh đệ Hoàng Đức hiện diện, tiểu đệ nghe quý anh hùng luận về không phân biệt tuổi tác, như vậy tại hạ mạo muội đại diện thanh thiếu niên Lạc Việt cùng đứng dưới ngọn cờ Tả đạo Nam Việt Vũ Đế ( Cờ Tả Đạo, biểu thị uy quyền của nhà vua, trang sức bằng lông đuôi cừu, dựng trên xa giá khi Nam Việt Vũ Đế xuất thành ) không để giặc nhà Hán xâm lăng biên giới Nam Việt. Giá trị cao nhất của toàn tôn tộc Bách Việt là chung sức, chung lòng "Hợp Việt Xuất Hán" xem đó là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi Lạc dân.

Trong sảnh đường đồng cảm xúc, qua lời phát biểu bẩm tính đơn thuần của Hoàng Phi Bằng, ai cũng cảm nhận lời nói của tuổi trẻ ngày nay sớm hường khí, đúng là sư phụ của thất Hoàng Đức khí phách hơn người, quả nhiên nhân kiệt bất phân thời, một khi người có hùng khí thì tự chói lọi ở tuổi xuân xanh .
HuỳnhTâm


Chương 8
Làm Trai Vì Quốc Danh Muôn Thuở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét