Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Một ( Huỳnh Tâm )

Động Cũ Người Xưa Hoa Mới Nở

Sau buổi cơm tối Hoàng Phi Bằng có ý định vào sảnh đường đọc sách như mọi tối, nhưng chân vô ý bước ra cửa thung lũng hướng động Đông, chàng đi một vòng tìm không khí Xuân, lúc này ngoài trời hoàng hôn chưa xuống, giao điểm huyền đăng còn hẹn sẽ soi sáng thung lũng một thời gian ngắn. Chàng hướng mắt vào những gốc tùng bách, có ánh tàn dương rót chiếu qua khe lá, trên cành cây gió đẩy đưa lung linh, tạo ra tình hẹn cây cỏ cùng nhau múa.

Đèn trời treo trên không trung tự tạo cảnh thế gian cực kỳ đẹp. Chàng trực nhớ:– Hôm nay là rằm tháng Giêng, ở đây cũng đã khá lâu rồi nhỉ ? Quả nhiêu chàng khám phá trong động có một không gian về đêm ảo diệu. Cảm xúc nhất là ba con suối thác ngàn, sóng nước gồ ghề theo ghềnh đá, gió thổi ào ào mà nước vẫn yên lặng tự nhiên chảy, lúc ánh sáng mờ như đang xoay mình vào trong mây, như trải cát vàng một giắt ngan lưng trời, dưới đáy suối lung linh một tỏ một mờ, khác nào kỳ quan chưa hề lộ ở thế gian này.

Suối nước tạo ra có hai hoàng hôn trong một mặt trời có trăng cùng thệ nguyện sống chết có nhau, phản chiếu bóng ngọn Vân Sơn Đài vòi vọi hiện ra một động Thủy Nguyệt, nước chảy vằng vặc ngan qua động, trong đêm có thể thấy trăng diềm dưới nước, trăng trôi nước chảy theo vung trời, một quan cảnh thực hư bất phân trần tục hay là tiên giới.

Trong thung lũng có chàng Hoàng Phi Bằng suy nghĩ phong phú :– như đang tưởng chừng có bóng hiệp khách luyện nội công dưới gốc tùng già, thân đến từ hạ giới mà hồn phách phối cảnh thần tiên, quả thực cảnh sống bình an rất đẹp trong chàng .

Kỷ niệm của chàng là nhật lạc tây sơn và trăng Xuân hòa hợp, cùng gió thổi nhẹ mênh mang vào động mang theo hương hoa Phong Lan rừng. Chàng cảm xúc, viết trên phiến đá bài thơ Lạc Việt Xuân :

Lạc Viêt Xuân trăng lạnh vàng
Ta đã thấy không giang nàng lang thang
Lạc Việt Xuân trăng em sang
Ta đã thấy bóng em tàng xuân sơn .
 
Nhiệp điệu của mỗi ngày thành quen lệ, cứ ánh tà dương vừa xuống, đôi mắt chàng hướng lên lưng trời thấy dăm ba đôi cánh hạc đi về hướng Nam, gợi chàng để lòng theo hạc, hai chân nhót nhẹ phi thân lên đỉnh núi.

Chàng gọi vào không trung :– Hạc kia ơi, đi về đâu, dẫu chân trời lạc nhật, nào cũng phải ở cùng tại hạ nhé ?

Chàng theo hướng hạc bay về đỉnh núi Nam, khi đến nơi thì ra hạc ở cùng dãy Thất Long, thế mà lâu nay nào hay biết . Lạc nhật đã chìm vào đêm thanh vắng, chàng không ngại đường xa, tăm tối, phi thân lên ngọn vách núi cheo leo, chưa đầy nửa canh giờ đã bắt được hai con hạc nhỏ nặng sáu mươi cân, chiều cao một thước, đem về động, cột chân hạc lại, cho chúng sống dưới thân cây tùng bách, gần bờ suối để hạc được tự do ăn cá, ếch, nhái v.v...

Vốn chàng yêu thương cầm thú liền khuyên bảo hạc :

― Hạc ơi, sống ở đây không cần làm việc thâu đêm mà cũng có ăn đầy đủ. Hạc sẽ hài lòng, không buồn chán đâu, ý định của mỗ muốn chuyển cả làng hạc về đây định cư. Hạc ơi, sống với tình chân thực của mỗ có được hay không ?

Sáng sớm, chàng ra suối, hạc thấy người là khiếp sợ, cả hai con hạc chạy tránh né, nhưng tránh làm sao được, chân mỗi con hạc đã có hai kiềng sắt lủng lẳng, có sợi dây gân dài thườn thượt. Những ngày đầu chàng bắt cá, bắt nhái cho hạc ăn, từ ấy hạc thân thiện với chàng. Nay hạc tự bắt cá lấy, muốn ăn bao nhiêu tùy lòng, có những buổi trưa Hoàng Phi Bằng ngủ chung với hạc bên cạnh tùng bách, lúc này hạc xem chàng không còn xa lạ, hạc xem như đồng loại chỉ khác dung mạo, cách sống và ngôn ngữ.

Hạc có tính trang điểm làm đẹp, thường chải chuốt bộ lông cánh thẳng thớm óng ả, đôi khi hạc đến gần xỉa tóc cho Hoàng Phi Bằng, không bao lâu chàng tháo kiềng sắt nơi chân cho hạc, hạc không phản ứng, sống bình thường, đi đi, lại lại xem Hoàng Phi Bằng như là bạn thân duy nhất ở cõi đời.

Hạc tự do tung tăng múa, vui mừng trong thung lũng, đôi khi hạc bay ra khỏi động rồi lại bay về, rủ theo cả bầy vào động có lúc hơn năm mươi con hạc, nó tha hồ ăn cá, ếch, nhái lúc nào cũng có, hạc không còn lo đời sống vất vả thâu đêm như xưa, bầy hạc kéo nhau từ giã phía Nam, Thất Long, chọn Vân Sơn Đài làm nơi đất lành chim đậu.

Hoàng Phi Bằng tiếp tục xuống đáy suối mỗi ngày, ôn lại nội ngoại công, mật ngữ "Thiên Đế Cư", lần này chàng miệt mài tịnh luyện, vô tình chàng thả lỏng thân thể, vụt qua một khắc đã ra ngoài dòng nước chảy xiết, kỳ diệu thay điểm cuối cùng có dấu ấn "Âm Dương Ngũ Bích Lạc Việt Phổ". Sách đá chép năm võ học âm dương Lạc Việt.

Chàng suy nghĩ:– Trên đỉnh núi ắt chắc phải có cái gì ấy khác lạ ? Mà mỗ đã trông thấy như ngũ bích, nhưng không để ý trong đó có những gì ? Liền thu tịnh trở về động, phi thân lên đỉnh núi quả thực thấy mặt bằng rộng hơn chìn mươi thước, nền đá hình khối lăng trụ, bích ngũ giác đài thẳng đứng mười hai thước, lộ ra những phiến đá đồ sộ, trang trí thành ngũ phù điêu, chữ viết bằng tay ấn sâu vào phiến đá, ắt người xưa nội công phải phi thường. Từ trên bích núi, chàng phi thân xuống nền đá phẳng phiu, đầu ngó ngược lên thấy rõ đây là kiến trúc hình thù ngũ giác đài không có mái nhà. Chàng bỡ ngỡ, đảo mắt một vòng, trước mặt là ngũ bích đồ, tức khắc lĩnh hội :

― Nhất bích. Đăng kiếm bát lý "Đăng Thiên Lĩnh Nam" Đèn trời treo Bát Quái Lĩnh Nam.

Nhị bích. Quyền năng pháp đao "Công Quyền Lĩnh Nam" Pháp đao võ học Lĩnh Nam.

Tam bích. Huyệt mục đạo đường "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" Nguồn cội huyệt thể Lĩnh Nam.

Tứ bích. Mục khí môn trường "Mục Trường Lĩnh Nam" Tổ khí mục nội ngoại công Lĩnh Nam.

Ngũ bích. Tinh hoàn dược thảo "Dược Giới Lĩnh Nam" Trị liệu tinh cốt Lĩnh Nam.

Chàng đề khí phi thân ra khỏi ngũ bích đài, trở về động để chuẩn bị kiếm và đèn hồng sáp, cho ngày mai lên đỉnh ngũ bích đài công phu .

Hôm sau chàng trở lại đứng trước Nhất bích đồ, bái ba lần như thể ra mắt sư phụ "Đăng Thiên Lĩnh Nam". Chân chàng tấn trụ, tay cằm đăng, tay cằm kiếm tự luyện theo hình đồ pháp của bích đăng. Lúc đầu khởi động xuất chiêu, thân pháp còn vụng về, tay chân tiến thủ không chuẩn . Luyện đến một trăm hình đồ mới thấy có phần thân pháp linh động, thân thể lay chuyển nhẹ bổng, nhịp thở linh hóa nhập theo ánh đèn hồng sáp, chàng phi thân lên không trung, xuất ra trăm thức, bảy quyền "Đăng Thiên Hầu" trong "Đăng Thiên Lĩnh Nam" bao phủ một vòng tròn màu trắng gió thổi mạnh, tiếp theo tiếng động tứ bề "ầm ầm", bạt một vùng cổ thụ, cây trốc gốc ngã rạp xuống đất.

Thế mà ngọn quang đăng vẫn đứng thẳng băng trước gió, kiếm đăng cùng xuất qua Tây, thủ Đông, cương Nam, nhu Bắc quang đăng vẫn quyện theo chiêu thức thần tốc mà biến, xem chừng đăng hồng sáp đến lúc phải bị tiện nhẵn thành trăm mảnh, cuối cùng chàng thu đăng về chỉ thấy một luồng khói lam, bay ra phảng phất mùi của sáp.

Chàng nghĩ thầm:– Trong đăng có kiếm pháp quả là kỳ diệu. Chàng tiếp tục theo hình tượng mà dụng kiếm đăng, lúc này ngọn đèn lắc lư đến đâu thì kiếm theo đến đó, đăng chung thủy hòa vào kiếm, thành võ học tuyệt luân, những dây kiếm liên hoàn, gồm một trăm tám mươi chín chiêu thức. Kế bên có cả thảy bảy mươi hai hình tượng Kinh Dịch ở trong "Đăng Thiên Lĩnh Nam" . Chàng suy nghĩ :– Đương nhiên phải có nghĩa lý của nó mà ta chưa thấu hiểu . Một lần nữa chàng tự hỏi: – Tại sao bên trái không có chiêu số mà chỉ có những gạch dài và đoản như thế này, ý nghĩa là gì ?

Rồi chàng tự luận : – Đúng là sáu mươi bốn quẻ dịch bao hàm tất cả định luật của vũ trụ chi phối vạn vật. Nhưng lại có tám hình tượng đồ chiêu số, quả thực đây là bát quái đồ, gồm sáu mươi bốn quẻ dịch, điểm khởi đầu, bát quái chỉ vào Càn khôn, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Thái cực, Ngũ hành, Vô cực là tám phép căn bản trong bát quái đồ, người ta thường gọi Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn .

Chàng suy nghĩ tiếp:– Nếu đem kiếm "Đăng Thiên Lạc Việt " mà so sánh lợi hại với kiếm "Tuyệt cao kỳ kiếm" hay "Phong tâm kiếm" và "Hoàng Kiếm" thì "Đăng Thiên Lạc Việt", cao diệu hơn trăm phần, cộng với kinh dịch biến hóa không biết đâu mà lường, ngoài ra còn có học thuật bát quái Lĩnh Nam bày pháp đồ trận. Lúc nàt chàng mới vỡ lẽ nguyên lý của "Đèn Trời Treo Bát Quái Lĩnh Nam". Có ghi rất rõ ràng, khi khởi động phải từ Âm chuyển Dương, tức là dùng sức con mèo di chuyển, như tay rút sợi tơ, đến khi dùng sức chế địch cũng là lúc nộ khí bùng nổ phan gian đổ hải, chàng thi triển lần cuối, quả thực không sai. Một nụ cười hài lòng .

Ngày thứ, Hoàng Phi Bằng đến Nhị bích "Công quyền Lĩnh Nam" cũng thi lễ bái ba lần. Chàng dụng theo hình pháp trong bích quyền thứ nhất, khởi động quyền "Thần võ" hai chân tấn trụ che bộ hạ, tay trái nắm tròn như quả đấm, tay phải xòe ra thành một hư quyền bái tổ, khi chàng đấm để ngửa bàn tay biến thành một quyền chuẩn huyệt "Đơn điền" đến quyền "Thanh ngưu" thân người gù xuống rồi thẳng lên, năm ngón tay trái và phải vận nội công biến thành con trâu rừng húc địch thủ, tay trái xuất ra nửa vòng tròn làm hư quyền, tay phải đưa vào nửa hư quyền biến thành quyền đã hổ. Tay trái–phải liên hoàn biến thủ, tấn công một vòng tròn, quyền tấn bảo vệ hạ bộ, chuyển quyền về bộ hô hấp, đấm tiếp vào hệ thần kinh thượng phế nội công của địch, chân phóng cước vào thần kinh bộ điền để phế võ công của địch thủ, cùng lúc chàng phi thân, hai tay xuất quyền thành một đe, một búa, tùy ý đánh nơi nào địch thủ cũng bị trọng thương "Công Quyền Lĩnh Nam" như nước chảy không bao giờ cạn, như mây gió trên trời chưa bao giờ đứng lại . Hai tay chắp lại, xòe ra như cánh đại bàng tung mình vào không gian, tiếp theo, phi thân đảo ngược đầu xuống hai tay quyền xoay nội công đâm thẳng xuống đỉnh đá, thân pháp vừa đảo ngược lên thì hóa thành một vùng trời bụi mịt mù, tản đá lớn biến thành vô số mảnh đá vụn bay tứ phía .

Chàng thu quyền trở về thấy cảnh vật ngổn ngang, gật đầu đắc ý :– Thì ra năm chiêu quyền biến hóa vô lường, từ năm chiêu quyền thành năm mươi, năm mươi thành hai trăm năm mươi và một lần năm nữa thành một ngàn hai trăm năm mươi, chiêu thức cứ thế, vô cùng tận . Chàng chú ý luyện quyền quên cả trời đã lạc nhật, cũng đúng lúc bụng đói, đành phải xuống động dùng cơm tối .

Hôm sau Hoàng Phi Bằng mở cửa Đông động ra thung lũng luyện tập lại "Công quyền Lĩnh Nam" và "Đăng thiên Lĩnh Nam" thấy tinh thần sảng khoái, trí tuệ cảm giác nhẹ nhàn thư thái . Chàng tự suy nghĩ tiếp:– Chính nơi đây khởi cốt cho mỗ được tận hưởng quả lành. Mỗ không phụ lòng động Lạc Việt, từ đây lấy quyết định làm người hữu ích cho đời.

Chàng luyện tập thuần thục võ học mới, nhờ thụ hưởng vốn có của họ Hoàng, khi chàng còn thuở lên bốn, được gia đình giáo dục tinh thần nhân nghĩa, khí, cương, nhu, trí, tín và vốn chàng thông minh truyệt chúng, cơ chất linh động, cho nên Hoàng Phi Bằng tiếp nhận võ học rất nhanh .

Bỗng chàng suy nghĩ mênh mang, vội định thần trí rồi đi thẳng vào động đóng cửa lại, đem theo một bầu nước, đi lên đỉnh núi luyện tập cho hết ba pho võ học còn lại . Chàng đứng trước tam bích "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" thi lễ bái sư. Nhìn vào bích huyệt thấy một người hình khắc chạm trổ công phu, những điểm chấm nhạt cạn, đậm, sâu, trên khắp hệ thần kinh, những điểm chấm đen lớn nhỏ phân biệt yếu huyệt tử sinh, những điểm huyệt cạn quan trọng như huyệt thần kinh gây mê.

Hình đồ, đếm được tất cả ba trăm hai mươi bốn huyệt lớn nhỏ, đặc biệt ghi chú trên tượng hình cả thảy ba mươi sáu yếu huyệt tử, bảy huyệt cải tử, bảy mươi hai yếu huyệt giải độc, mười hai huyệt phế nội công. Chàng để lòng suy nghĩ:– Muốn biết hiệu quả thì mình tự thử nghiệm thì mới biết được nguyên lý của huyệt . Chàng không ngại lấy thân mình thử nghiệm, liền điểm vào các huyệt trên tay trái, như huyệt "Khúc trì" nới cườm tay, huyệt "Mạch môn" trong lòng bàn tay, huyệt "Hi tông" nơi mu bàn tay, huyệt "Tía quyết" tại cổ tay, huyệt "U cốc" ẩn trong khuỷu tay và huyệt "Hỏa hầu" nằm sâu trong hai xương tay.

Yếu huyệt "Hồn môn" tổng hối của các đường huyết mạch trên cánh tay, biến năng lực toàn thân bủn rủn, hóa thành vô dụng, quả nhiên cuộc thử nghiệm trên cánh tay thành công. Từ đó, chàng có ý tưởng mới, như một chất liệu ngoài khả năng để hết tâm vào kỳ thư võ học tuyệt kỷ. Chàng tiếp tục thử nghiệm cánh tay phải, cũng nhận được cùng cảm giác tương tự như cánh tay trái . Tiếp theo những huyệt dễ dàng thấy được gồm có, huyệt "Phục hổ" trên vế đùi, huyệt "Cự cốt" dưới đùi, huyệt "Dương tiền" tại bắp chân, huyệt "Vĩ long cốt" nơi mông, riêng huyệt "Hồ thanh ngư" để giải tổng hối đường huyết mạch khi bị trúng độc.

Chàng đã thử nghiệm hết tay chân, bây giời mới đến thân trước, gồm huyệt "Trung đỉnh" trước ngực, "Trung đỉnh" ở phía dưới "Đơn trung", điểm vào huyệt "Khuyết bồn" "Thiên khu" ở bụng dưới, nơi nách dưới huyệt "Vân đài", sau cùng giải khai huyệt "Kiên trinh" và "Đại truy" để thân trước trở về bình thường .

Còn lại trên năm mươi yếu huyệt, chàng không thể xem thường tự lấy thân thử nghiệm, lòng chàng bồi hồi lo mãi, muốn thử nghiệm mạng mình để xem thế nào. Trong lúc lo âu, thì trực giác nhớ ra ý mới, tại sao mỗ không dùng một số dã thú để thử nghiệm, có như vậy thì mới thấu hiểu thuật "Huyệt Bản Lạc Việt" chứ. Hoàng Phi Bằng suy ra lý lẽ, tuy người và vật huyệt mạch khác nhau, nhưng chủ yếu là tập luyện điểm huyệt làm sao cho trúng những điểm cần biết để sau này có dịp thực hiện những cái biết của hôm nay.

Hoàng Phi Bằng liền phi thân xuống núi, một canh giờ sau tìm được một con nghé rừng đem về động, chàng thử nghiệm theo từng vùng yếu huyệt, chàng phóng huyệt từng điểm một vào hệ thần kinh toàn thân, như huyệt "Nê hoàn cung" ở đỉnh đầu con nghé để rồi chứng nghiệm qua loài người, nhất là các huyệt trọng yếu "Thái dương" ở trước trán, "Thiên tiền" "Thiên trụ" ở sau gáy, "Đại thủy" sau cần cổ, "Phong phù" sau lưng, "Trí đường" nơi sau lưng, "Huyết trợ" nơi ngực, "Trương môn" nơi dưới nách chỗ eo lưng, "Vĩ long cốt" nơi mông .

Đến vùng lưng và vai thì có huyệt "Phong phiến" huyệt "Chi thất", sau lưng còn có huyệt, "Mạch môn", "Hạ tam lộ" và "Thần môn thập". Tam thức có huyệt "Trí đường" "Trương môn", ở hai vai có huyệt "Phong trì" và "Phong thủ" .

Về phần hô hấp sau cần cổ, có các huyệt "Đại thủy" và "Thiên linh", ở giữa ót có huyệt "Phúc xà", cương khí ở đơn điền huyệt "Bát lý", hạ khí sinh lý huyệt "Khí môn", trên ngực tim phế huyệt "Đỉnh môn", ở giữa tim có huyệt "Tam thai âm", trung tâm hô hấp có huyệt "Tam thai dương" những huyệt này có khả năng điều hòa nhập định, giải khai huyệt "Mệnh môn", giữa lưng có huyệt "Kiên trinh" gần "Đại truy" và "Huyết bàn", còn huyệt "Huyết trợ" có tác dụng gây hôn mê.

Chàng tập đi tập lại mấy lần không sót một huyệt nào, con nghé rừng bị hành hạ không chịu nổi bởi những chiêu quyền "Huyệt Bản Lạc Việt" con nghé đành phải tắt thở, vì hai huyệt chí tử "Nê hoàn cung" và "Thái dương", nghé rừng lăn ra chết không kịp rống lên tiếng cuối cùng để từ giả Hoàng Phi Bằng .

Bộ kỳ thư "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" do một khuyết danh người Lĩnh Nam viết ra, nay Hoàng Phi Bằng mới được thụ đắc. Chàng nhờ thiên phú tư chất cho nên tiếp nhận bí quyết điểm huyệt, giải khai, ngoài ra chàng còn học trong "Huyệt Pháp Lạc Việt" ở phần chương cuối về phương pháp chế biến tiên đơn trị liệu chứng bệnh nan trị, ngoài ra còn phương thuốc giải độc và chế biến độc liệu tinh vi. Nói về võ học và Đông y thì vô bờ bến, còn sự hiểu biết của con người lại hạn chế.

Hoàng Phi Bằng tiếp tục khám phá hình đồ, chàng đếm được có ba trăm sáu mười lăm đốt xương, kết lại thành sườn thân thể, nhờ vậy con người di chuyển linh động, tương ứng với thời gian ngày tháng trong một năm, trong hình đồ còn ghi chú tỷ mỉ, người đàn ông có thập nhị xương sườn mỗi bên, bát trường, tứ đoản, người đàn bà có thập tứ xương sườn. Luận về huyết thống của gia đình, chồng, vợ, con hòa tan trong nước, còn người xa lạ không thể hòa tan được.

Trong lúc chàng suy nghĩ về xương, tự nói:– Mình chỉ cần lấy vài đốt xương quan trọng trong thân thể thì kẻ ấy sẽ trở thành phế nhân, cũng như cứu người bằng một đốt xương tương ứng với con vật. Nghĩ đến đây chàng cần phải biết về bộ xương con người, theo hướng dẫn trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" thì có những xương như bả vai, bàn chân, ống chân, ống chân phụ, cổ chân, gót, cùi chỏ, bàn tay, cánh tay ni ngoại, cổ tay, cườm tay, đòn gánh, bàn tọa, bánh chè, đùi, gò má, hàm, hông, mông, xương sống, sụn, sườn những xương này dụng ý để phế võ công của địch thủ. Ngoài ra còn có những xương để hủy một địch thủ như xương cổ, đỉnh đầu, màng tang, mỏ ác, ức, ót, xương trán, trong bích phổ có nói rõ, "Tùy tính thiện ác của địch thủ mà quyết định phế thân".

Động Lạc Việt cho chàng một gia tài võ học, mà đã thất truyền cách đây hơn năm trăm năm, chỉ có những nguyên khởi hạnh tốt mới thụ đắc được những gì có trong động, ở đây cũng là không gian thanh bạch để người kiệt chúng dưỡng năng lực, luyện khí.

Trưa hôm sau chàng trở lại đáy núi để dầm mình xuống suối, chàng ngủ một lúc bốn thời canh ở dưới đáy suối, sâu hơn bảy thước. Khi thức dậy chàng trở lại điểm khởi đầu của "Âm Dương Ngũ Bích Lạc Việt Phổ", rồi đi theo dòng suối ôn tuyền ấm áp, đến một cửa đá hẹp chàng không ngại khó, đi vào cho biết, đi được tam khác giờ thì phát hiện ra một lâu đài nguy nga lớn hơn sảnh đường tại động Đông, chàng kinh hoảng sợ người chủ động khiển trách, rồi tự lòng gọi lớn – Tại hạ xin bái kiến chủ gia, nhưng không thấy tiếng trả lời, chàng gọi một lần nữa:– Hoàng Phi Bằng tiểu nhân xin yết kiến chủ gia, cũng không nghe tiếng trả lời, không thấy ai ra đón tiếp, chàng tự ý chân bước rón rén vào, đi hết một vòng tròn trong cung điện, rồi đi lại hai vòng cũng không thấy ai, chỉ duy chàng thấy ngọc, ngà, châu báu, ngân kim vô số kể, xếp đặt thứ tự, vật nào ra vật ấy, có đánh dấu số lượng vào bảng gỗ.

Chàng thừa biết đây là kho tàng, vì chàng vốn là con nhà gia tộc quý tộc cho nên không xa lạ gì những thứ vật này, chính hiện trong người chàng cũng có một miếng ngọc bội gia bảo họ Hoàng truyền cho. Chàng liền suy nghĩ, nếu đây là thực, không phải mộng du, đây là sự thực của kho tàng, đủ để xây dựng giang sơn Bách Việt .

Lòng chàng vui mừng khôn xiết, nói thành lời: – Từ nay mỗ sung công kho tàng này vào "Hợp Việt Trừ Hán" thay vì "Hợp Việt Xuất Hán", hy vọng mỗ là gia chủ của kho tàng này. Nỗi lòng vui mừng đến xúc động mạnh, vừa cười vừa khóc, chàng quỳ xuống đất chấp hai tay hướng về Đông bấm ấn Tý cúi đầu ba lạy, mười hai gật đầu, niệm :– Thưa Người từ ngôi cao, cho đệ tử sử dụng gia tài này vào việc độ đồng sinh . Nghi lễ đã thành, rồi tiếp tục đi ra phía sau cung điện, thì thấy một ngõ ngách hướng đi lên, chàng cũng lò mò đi cho biết, đến ngõ đường cùn, có bốn vách đá cao hơn ba trượng, rộng năm trượng, ánh sáng chiếu vào hiện hình phiến đá chữ nhật, chàng định thần hiểu. Đây chính là lối lên đỉnh núi "Âm Dương Ngũ Bích Lạc Việt Phổ" rồi . Liền vận nội công xê dịch một phiến đá nặng hơn hai ngàn cân, lúc xê dịch mới biết phiến đá này là cửa đi xuống kho tàng, cùng lúc khám phá mặt trái phiến đá sần sùi hình như có viết chữ, lập tức tay đẩy phiến đá ra ngoài ánh sáng, chàng hiểu ngay đây chính là mật quyết của tứ bích mục "Mục Trường Lĩnh Nam" Chàng bước ra ngoài khép bích phổ lại như cũ, không vui mừng nào hơn chàng hít một luồng không khí sâu vào lòng ngực để cho tinh thần thoải mái.

Chàng tiếp tục xoay chiều về phía trái của bốn phiến đá còn lại, miệng vui mừng chàng hô lớn: – Ôi hay, tất cả bí mật võ học trên đỉnh Vân Sơn Đài nay đã lộ ra dưới ánh sáng mặt trời, đúng là đỉnh núi cổ động Lạc Việt. Cũng lúc ấy chàng xoay lưng lại, đôi mắt đã dán dính vào hai phiến đá, Tứ bích mục "Mục Trường Lĩnh Nam" và Ngũ bích dược "Dược Giới Lĩnh Nam" mà chàng chưa học đến, chàng cười thành tiếng "ha hà" nói :– Hẹn ngày mai đệ tử trở lại. Trời đã sẩm tối, chàng bái biệt ngũ bích đài phi thân xuống động .
 
Sáng sớm chàng trở lại đỉnh ngũ giác đài, sương mù còn bao phủ dày đặc, chàng tiến đến trước phiến đá. Nhất bích đăng "Đăng Thiên Lĩnh Nam" đọc mật quyết, như có tiếng âm vang từ bích núi "Đây là ẩn dụ pháp Đăng Thiên Lĩnh Nam, người nhận lấy hưởng đắc hữu khởi" Hoàng Phi Bằng quỳ xuống tiếp nhận, lòng ghi nhớ mật quyết.

"Võ gốc nhu thủ cương xuất khởi nghiệp
Khí nương thu nhập khởi tiếp truyền ra
Công phu hương ngọc bay xa
Chiêu thánh võ thần tôn giá tại lòng
Thượng sư dụng năng đồng phối hạc
Hạ phàm thụ cứu gác xe tiên
Kim thân tụ khí chân truyền
Chín từng võ khuyết thiên truyền minh tri".

Khi đọc mật quyết trong lòng chàng cảm ứng được, rồi tự giải ý nghĩa mất quyết. Tay cằm đao chuyển pháp theo khả năng của thần khí diệu biến. Cả ngày chàng công phu chuyển đăng nhập mật quyết vào thần võ học. Cùng lúc dụng khí thả lỏng vào đơn điền, thu hút âm dương, tam khí biến "Tinh, Khí, Thần" hợp nhất. Vốn lòng chàng trong sáng, mới khai thông nguyên khí lục phủ ngũ tạng, võ học chảy vào tứ chi như suối reo mùa Xuân, cùng Tứ thời quân phương toát ra muồi thơm của các loài hoa, đang rơi nhè nhẹ trên không trung, biểu hiện cá tính thiện nhân .

Những ngày trước chàng đã luyện nội ngoại công, nhờ vậy mới biết sử dụng hòa, cương, nhu, vũ, thuận. Mỗi lúc vận dụng nguyên khí đạt thành âm dương, thông nhuần mọi lý "kim, mộc, thủy, hỏa, thổ" và ngũ hành trong thân thể, như "tâm thuc hỏa, phế thuc kim, thận thuc thuỷ, tỳ thuc thổ, can thuc mộc". Xem ra chàng đả thông tất cả bát mạch, mười hai thường mạch "tim, phế, tỳ, can, thận" "ngũ tạng" cùng tâm bảo có sáu bộ phận thuc âm. "đại trường, tiểu trường, đởm, bàng quang, tam tiêu" thuc dương "âm kiểu, dương kiểu" Bát mạch bảo vệ âm dương, phối hợp hành đăng .

Nay đã đạt được huyệt mạch hóa chuyển thần kỳ, ngũ tạng thông hai yếu huyệt "Vân môn" và "Trung phủ" vào các huyệt nhỏ ở hai cánh tay, mười đầu ngón tay xuất chiêu đanh như thép . Còn một cách khác, khi vận động các huyệt hội hợp về Thiếu dương với "Đới mạch" biến thành Thiếu âm thì đôi bàn tay sắt thép. Tay chuyển như đao xuất mọi vật sẽ tan vỡ.

Sự miệt mài công phu đã ngoài khả năng ý tưởng võ học của chàng. Hiện thời nếu có địch thủ đang cằm bảo đao, hay bảo kiếm cũng vô dụng, địch thủ khó mà chạm vào vạt bào của chàng .

Phần ngoại công đao pháp của chàng cũng đã đến tuyệt luân. Tuy chàng được ân hưởng võ học vô sư, nhưng lúc nào cũng ghi nhớ ngũ bích phổ là sư phụ hiện hữu, chàng hành lễ nguyện:– Đệ tử kính dâng trí tuệ, thể xác, linh hồn này xin sư phụ vô danh bốn phương, tùy nghi sử dụng nơi nào cũng được, đệ tử Hoàng Phi Bằng khắc cốt ghi xương, tạ ơn, kính xin đệ đầu tam bái.

Gặp lúc thời vận hóa sinh tuấn kiệt, trời phú trí mỹ cho tuổi thanh xuân, như Hoàng Phi Bằng võ khí dũng sinh, đó là kết tụ nguyên khí do từ tinh linh. Nay xuất hiện một kiếp sinh, trợ người hèn kẻ yếu, phò nguy, định nhân quần, an xã tắc.

Lúc này ngoài trời mới mới canh năm mà trong lòng đã thúc dục, chàng phi thân lên đỉnh núi, tinh sương mây mù phủ cả bầu trời, những con gió rét mướt luồn trong núi ào ào, chàng định thần chân đứng nhẹ trên ngũ giác đài, trước Nhị bích quyền "Công Quyền Lĩnh Nam" liền đọc mật quyết, tiếng thì thầm trong bích núi chảy vào lòng chàng "Mật pháp Công Quyền Lĩnh Nam", có tiếng nói : "– Ngươi phải tinh minh mẫn, nhận lấy hữu khởi". Một lần nữa Hoàng Phi Bằng quỳ xuống tiếp nhận mật quyết :

"Biển trần võ đức mang mang
Ánh thái dương giọi bước phương đông
Tổ sư thái võ đức công
Xuất biến ni ngoại hiệp công phù đời
Trong võ giáo có lời chỉ dạy
Gốc một đồng nguyên phải thực lành
Âm dương khí thánh chỉ rành
Công quyền đã dặn, lòng thành thực nhơn".

Mật quyết viết toàn ẩn dụ ngữ, người tinh thông kỳ thư mấy cũng phải ngớ ngẩn trước những bao phủ lời học thánh. Hoàng Phi Bằng tay quyền tinh thông xuất chiêu, phi thân lên khoảng không đấm vào mé nghiêng triền núi, có sương mù bao phủ, chàng đọc luôn mật quyết "Biển Trần võ đức mang mang" "Ánh thái dương giọi trước phương đông" rồi xuất hai chiêu tiếng vang dội "rầm rầm" phát ra một ánh sáng tung bay khắp nơi, trong giây chốc triền núi trở nên trong vắt, không còn sương mù, liền xuất chiêu tiếp mười hai quyền "thần võ" phát ra hai tiếng "sẹt sẹt" cả một vùng quang thông ánh sáng trên mười trượng. "Công Quyền Lĩnh Nam" biến hóa ảo diệu, chiêu quyền xuất ra mà lòng người thảnh thơi, không bận rộn, chân bước theo chiêu thức của quyền như người đằng vân, theo ánh sáng như bước trên mây.

Xuất quyền như thể hóa nhập, diệu chiêu biến hóa năm mươi thức, hóa chiêu không ngừng biến năm trăm thức. Cứ thế mà hóa vô cực chiêu thức, đến khi nội ngoại công tăng tốc, không ai biết được nơi cùng tận của võ học, tuy chiêu số của chàng đã dừng lại, ấy mà lực đẩy của hậu chiêu cương hóa, như bão táp "ào ào", thế mới biết "Công Quyền Lĩnh Nam" đã ở ngoài giới phân định võ học. Hoàng Phi Bằng mừng rỡ, quỳ xuống hai tay chắp lại: – Kính xin bái Sư, đệ tử Hoàng Phi tạ ơn Người.

Hoàng Phi Bằng tự ý sống theo lệ thường, mỗi sáng sớm lên đỉnh ngũ giác đài công phu quyền, chàng vén mây mù, sương lạnh đến tam bích huyệt "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" đọc một lúc thuộc hết lời mật quyết, rồi ngồi đối diện "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" tụ "Tinh Khí Thần" qua thân thể, tay xuất chiêu vào chín yếu huyệt "Nê hoàn cung, Thái dương, Thiên trụ, Đại thủy, Phong phù, Trí đường, Huyết trợ, Trương môn, Vĩ long cốt" đọc mật quyết vận vào hai tay phóng quyền "Châu thanh ngưu" hơn ba trăm hai mươi bốn hạt cát bay ra, nhưng chỉ dính đúng ba trăm hai mươi bốn yếu huyệt, phần còn lại rơi xuống đất.

Chàng không hài lòng lối công phu này, nghĩ ra một phương thức khác, chàng phủi tất cả đất cát dưới nền đá qua một bên, rồi lấy ba trăm hai mươi bốn hạt cát dính trên hình nhơn, để luyện tập. Chàng xuất chỉ lần thứ nhất, mãi đến lần thứ năm thì đạt được như ý, ba trăm hai mươi bốn hạt cát dính vào diểm yếu huyệt không rơi ra ngoài một hạt cát nào, thế mới đúng như lời người "Phải duyên cơ thì dính như keo, trái duyên không dính học hoài bèo trôi" .
HuỳnhTâm



Chương 12
Tung Hoành Theo Cánh Chí Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét