Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Sáu ( Huỳnh Tâm )

Chết Từ Âm Thanh Cuồng Nộ

Huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng tiếp tục luyện võ cho đến chiều, riêng Hoàng Phi Bằng đến doanh trại Hoàng Đức kiểm tra lại võ học của Thật Nhất đệ tử họ lần cuối. Nhân lúc này chàng chỉnh lại vài điểm yếu trong chiêu thức của huynh đệ Hoàng Đức và tập luyện bổ túc chiêu thức mới, chàng còn hướng dẫn về kỹ pháp xuất kiếm điểm huyệt gây mê bắt sống địch thủ. Chàng truyền lệnh :
— Ngày mai, tất cả huynh đệ Hoàng Đức tuân lệnh của Lý Bình Trung, mọi kỹ thuật bày binh bố trận theo đội hình tập thể, không được hành động cá nhân. Đây là trận chiến áp dụng tổng hợp phải thắng không thể thua, thua là mất tất cả Nam Việt, trừ khi nào Hoàng Đức thất thủ thì tại hạ ra mặt với một thân hình dung mạo người khác.

Hunyh đệ Hoàng Đức mấy hôm nay có phần lo âu, khi nghe lời của Hoàng Phi Bằng vừa khuyến khích cũng an tâm đôi phần, làm cho huynh đệ Hoàng Đức nân cao quyết chí, trong long ai cũng tự cam kết thắng địch thủ. Lữ Trường Gia đưa tay lên trời nói :
― Dù lên núi đao, xuống chảo dầu cũng phải trống mái với Lê Vĩnh không màng vì sống sợ chết, nam nhi mà .

Huynh đệ Hoàng Đức đồng thề ước :

― Nào hề ham sống sợ chết, nếu chết cùng ngày đó là lời thề đã nguyện. Kính xin sư phụ chứng giám.

Hoàng Phi Bằng, nói lên suy nghĩ của mình với đôi lời khích lệ :

― Tại Hạ cũng như quý hiền đệ tử vậy, sống vì tổ quốc, cho quê hưng xứ sở, dẫu có thác cũng là anh hùng vô danh sử. Người xưa có nói: "Sống nhờ đất, thác nhờ trời". Quý hiền đệ tử, cứ thế mà hành, tại hạ cáo từ, hẹn ngày mai tái ngộ.

Chàng phi thân vào trong rừng thiên nhiên mất dạng, về đến doanh trại gặp lúc cả gia đình đang ăn cơm chiều. Chàng vào bàn dùng cơm ngồi kế mẫu thân, phong cách sống của họ Hoàng khi ăn cơm không nói chuyện, sau thời cơm đến tuần uống trà, mọi người trong gia đình tha hồ nói chuyện, những đề tài nào cũng được đem ra bàn luận với tinh thần ngang thức bậc bình đẳng. Thường ngày bàn luận tổng quát về kinh doanh của đại gia đình và từng thành phần đơn vị gia đình, cũng như bổ túc bảo vệ hạnh phúc, dựng vợ gả chồng, cử hành gia lễ, tan hôn tương tế trong và ngoài họ, bàn luận thêm về kiếm pháp họ Hoàng và tin tức trên giang hồ.

Đặc biệt hôm nay đem Hoàng Phi Bằng ra làm đầu đề câu chuyện, có thể nói rất nghiêm trọng, hiện diện có mười lăm người trong gia đình, không kể Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường. Mọi người đồng trố mắt hướng về Hoàng Phi Bằng như chuẩn bị đặt những câu chất vấn, ai cũng chú ý sự hiện diện của Hoàng Phi Bằng trong lúc này.

Hoàng Phi Cương có những ẩn ý khác, ông muốn biết những gì có trong người của Hoàng Phi Bằng, cho nên ông không ngại mở lời trước :

― Phi Bằng nhi, khi yết kiến Hoàng Thượng, hài nhi tâu những gì ?

― Thưa thúc bá, chuyện vô tư của hài nhi, trở thành chuyện lạ của mọi người đàm tiếu. Hoàng Thượng ban chỉ ý gọi hài nhi, người hỏi:– "Khanh cho trẫm biết, y phục và mấy con chim hạc từ đâu mà có ? " Hài nhi tâu:– Hạ thần rong chơi dưới chân núi Giang Nam, giáp biên với Quế Lâm, gặp con đại hạc bị sa cánh, hạ thần tìm được ba loại thuốc trên đồng nội như Hương Phụ ( cỏ Sú ), Hạn Liên Thảo ( cỏ Mực ), Ngu Tất ( cỏ Xước ) rồi vò nát, đắp vào cánh của nó, một chặp thì hạc bay được và đậu mãi trên cành cây, hạ thần thấy vậy trèo lên đắp thuốc tiếp cho nó, đến hoàng hôn mà hạc vẫn không bay đi, hôm đó hạ thần phải ngủ trên cây với hạc.

Sáng sớm, hạ thần thấy cả bầy hạc trên mười con cũng đậu trên cây, nhưng rất khác lạ, tất cả hạc đồng nhìn về một hướng, hạ thần cũng nhìn theo, thần thấy một bọc vải treo lũng lẵng trên cành cây, tính tò mò lấy mở ra xem thì thấy y phục đẹp mắt, từ đó hạ thần cất bộ y phục này làm của riêng, nay có dịp hạ thần xin dâng hiến Hoàng Thượng.

Hoàng Thượng phán: "– Của này rất quí ở chỗ "Cứu nhơn nhơn oán, cứu vật vật ơn", Trẫm không thể nào tiếp nhận được, vậy nhà ngươi giữ nó để làm vật lưu niệm.

Hài nhi tâu tiếp:– Còn những con hạc, từ ngày đó hạ thần đi đâu thì hạc theo đó, không rời nhau". Hài nhi có tâu muốn dâng hiến hạc cho Hoàng Thượng mà Người cũng không tiếp nhận, còn phán:"– Hạc có tính linh, một khi đã đến với người nào rồi, thì không xa nhau, dù có ở chân trời góc biển, hạc cũng vẫn trung thành mà đi tìm. Nhà ngưới lấy cái gương đó mà trung thành với sơn hà xã tắc".

Thưa thúc bá, thực ra câu chuyện tường thuật này kể ra thì dài lắm, nhưng hài nhi chỉ thuật lại cho gọn để thúc bá tường. Thưa thúc bá, ngoài ra còn được Hoàng Thượng thí bánh và được uống trà nữa.

Trong lối tường thuật của chàng ý chê bai Hoàng Phi Cương không phải là anh hùng mà là kẻ cố ý làm phản, chàng sáng tạo lời tường thuật có vẽ thơ ngây, chất phát và không hiểu biết gì về nội tình của đại hội. Thực sự tính của chàng rất là chân phương, nhưng đến lúc này không thể lộ bất cứ suy nghĩ nào để cho Hoàng Phi Cương biết, nhất là chàng đã biết thủ phạm làm phản.

Hoàng Phi Cương vốn muốn biết về kiếm pháp của Hoàng Đức, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh và Trịnh Trường, ông hỏi tiếp :

― Từ khi hài nhi vào thành nội đã tiếp xúc những ai, cảm nghĩ thế nào Đại Hội Anh Hùng Nam Việt, cũng như kiếm pháp huynh, tỷ, đệ của hài nhi ?

― Thưa thúc bá, hài nhi tiếp xúc những ai thì thúc bá đã biết hết rồi, khi hài nhi vào thành thì không thể qua mắt Phụ Chính Cơ Mật của thúc bá được, chuyện quan trọng là mấy ngày qua, hài nhi kiểm xét lại hai bộ võ học của thập nhất Hoàng Đức và ba huynh, tỷ, đệ của hài nhi.

Chàng nói tiếp:– Riêng cảm nghĩ của hài nhi về đại hội này không có gì để hứng thú cả, bởi hài nhi đã nghe thiên hạ nói rằng, tại Long đình toàn chuyện huyễn hoặc, nực cười, nào là họ kết bè, lập phe phái lo chuyện hận thù. Hài nhi có cảm giác khiếp sợ, bọn quan trường chỉ biết cá nhân, bỏ mặt bá tánh đang lưu ly thất sở, đúng là chó biết lắt đuôi nghe lời chủ Hán, chuột thì chuyên gậm phá hoại nội nhà, họ không chung lòng xây dưng đất nước, hài nhi hy vọng, trong tục ngữ có câu "Cháy nhà ra mặt chuột", mới biết gian thần hay là trung thần.

Thực ra chàng muốn cảnh cáo ông Thúc phụ gian manh Hoàng Phi Cương, mà chàng chưa có dịp để phơi bày sự kiện đã biết quá nhiều về phe làm phản của Lê Vĩnh. Mẫu thân của chàng trợn mắt, ý bảo đừng nói nhiều. Cháng vờ như không thấy Mẫu thân, nói tiếp:– Thúc bá, hiện là Phụ Chính Cơ Mật mà không có lương phương triệu sắc gì vậy, để thiên hạ lộng hành tạo ra hỗn loạn trước Long đình. Chúng lợi dụng tình thế, dùng sức khỏe tranh dành quyền lực với Hoàng Thượng, hình như họ không biết nguyên nhân tham lam ấy gây ra phiền não cho người khác. Hài nhi có cảm nghĩ chơn chất, xin thúc bá đừng để ý lời nói vô tư và suy nghĩ có giới hạng của hài nhi .

Một lần nữa Hoàng Phi Bằng có ý nhắc nhở Hoàng Phi Cương, hãy quây đầu về ngạn, bằng không tội làm phản khó thứ tha, chàng thương người thúc bá mới bạo phổi nói xa ngần từng ấy lời. Chàng thực lòng nhưng Hoàng Phi Cương nào biết .

Hoàng Phi Cương tuy có hơi chột dạ, bởi vì có tật dật mình, sưa nay ông vẫn là người cố chấp, bao giờ cũng tin tưởng những việc làm của ông là lẽ phải, lần này ông làm Phụ Chính Cơ Mật của đại hội. Ông chỉ dưới quyền Cơ Mật Viện triều đình. Trong suy nghĩ của ông vẫn cho Phi Bằng là tuổi ăn chửa no lo chửa đến .

Hoàng Phi Cương không phản ứng, ông nói cho rồi thôi việc :

― Những gì hài nhi nói, theo thúc bá suy nghĩ, không đến nổi nào, trầm trọng đâu, ngày mai có lẽ sẽ giải tỏa nhiều phía được ổn thỏa mà.

Hoàng Phi Bằng, cười trong bụng:– Ông thúc bá đúng là có ý tưởng không tốt, vì ông nói: "có lẽ", nghĩa là không chắc chắn và "sẽ", cũng đồng nghĩa không chắc chắn, trong câu ông nói:– "Không đến nổi nào, trầm trọng đâu", có nghĩa là phe của ông khống chế hết Triều đình. Thực tế Hoàng Phi Bằng trong cuộc mới giải thích như vậy, người ngoài cuộc thì không để ý cách nói của Hoàng Phi Cương, tuy vậy Hoàng Hạc cũng đã biết ít nhiều hành tung của Hoàng Phi Cương, nhưng không biết chi thiết bằng Hoàng Phi Bằng. Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh càng không biết hành tung của kẻ đại nghịch, bởi lúc nào cũng xem Hoàng Phi Cương là thước đo gương mẫu trong gia đình. Nào không ngờ, lòng kẻ khác nói chứng đạo tưởng là thực, nhưng không hẳn thế, đôi khi nhìn vào miệng mới thấy giả tâm thực lộ ra ngoài.

Hoàng Phi Bằng đeo đuổi hy vọng:– Một ngày không xa, Hoàng Phi Cương nhất định bị "Cháy nhà ra mặt chuột", còn bây giờ thì sớm quá, không nên để lộ tin tức nào, có như vậy mới không bị gia luật .

Buổi trà thất chấm dứt, mỗi người đi về lều cá nhân. Huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng ở chung lều lớn với gia gia, mẫu thân và nhị vị cô mẫu, trong lều chia ra làm nhiều phòng nhỏ. Về lều, những người lớn trong gia đình la rầy Hoàng Phi Bằng, chàng không nói được lời nào. Chàng vẫn phải chịu đấm ăn xôi, rồi lời giả lả để qua việc:

― Thưa quý đấng thân sinh, cho hài nhi có một đề nghị, hôm nay hài nhi pha trà Bích La Xuân để quý đấng thưởng thức, quý đấng có đồng ý không ?

Hoàng cô mẫu Lữ Trinh, chưa có dịp uống trà Bích La Xuân hỏi :

― Phi Bằng hài nhi, lại giở trò gì nữa rồi, mi nói nhiều chuyện dối trá ta chưa trị, bây giờ mi cho mụ uống trà vẻ phải không. Coi chừng ngựa phi vào bụng mi đó .

Hoàng Phi Chỉnh đỡ lời :

― Hiền tỷ à, loại trà Bích La Xuân có thực đấy. Hài nhi làm sao mà có loại trà này ?

― Thưa gia gia, hài nhi mua ở ngoài thành, bây giờ mới có dịp để thưởng thức, vậy để hài nhi đi lấy, nhờ Trần tỷ nấu nước, Trịnh đệ đi lấy bộ kỷ trà, huynh trở lại ngay. Chàng phi thân lên cành cây, ra hiệu đại hạc bay đến, chàng vuốt đầu hạc rồi lấy gói trà phi thân về lều trại, nước cũng vừa mới kêu ấm, chàng chuẩn bị pha trà.

Hoàng Phi Chỉnh ngửi được mùi trà đã thích rồi, ông từng uống nhiều lần, mỗi lần uống đều có một kỹ niệm riêng nhất là lối pha trà của họ Hoàng nói:

― Đúng là trà Bích La Xuân không sai, vậy nhờ Nữ Hiệp Phương Yến đi thỉnh Nội tổ và quý Thúc bá đến đây cùng uống trà cho vui.

Đêm trà thất mở hết tâm tình, mọi phiền muộn cũng bay theo hương trà. Khi uống trà Hoàng Phi Cương không còn ý đố kỵ với thằng cháu lắm miệng. Ông suy nghĩ theo cách nhìn của người lớn, lúc nào cũng cho con cháu là bé bỏng không đủ kiến thức:– Như Hoàng Phi Bằng chỉ bô bô cái miệng, nói vô tình vớ va, vớ vẩn, không lý do thằng cháu này mới vào thành có mấy ngày mà biết mọi chuyện. Những cao thủ trong thiên hạ đứng dưới Long đình mà còn phải mù đôi mắt, chứng minh Vũ Đế rất tín nhiệm mỗ đứng đầu Phụ Chính Cơ Mật của đại hội.

Trong lúc Hoàng Phi Bằng pha trà, làm dầu hiệu cho Lý Bình Trung:– Nhờ đại huynh, bảo Hoàng Đức đêm nay phải tập luyện đến thời Tý mới được vào lều ngủ.

Đêm trà thất, tàn cuộc trước thời Tý, sau đó Hoàng Phi Bằng phi thân đến điện Bích Lam. Vũ Đế vừa thấy Hoàng Phi Bằng đến, ông liền chỉ đống thẻ giản biên, hỏi :

― Hài nhi chở thẻ giản biên đi đâu thế ?

Chàng tâu rất nhanh :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ. Phe làm phản đã mưu toan, loan truyền tin thất thiệt, lần này thần dân mượn ý của chúng, phản công tâm lý, bất dung bọn ma đầu này, đây cũng là một thuật lấy dân làm nội ứng, ngoại hợp theo luật tự nhiên mà không mất một hào nào, cũng không phái giám binh Cấm Tử Thành, thế mà còn được lòng dân.

Chàng hối hả miệng tâu, tay lấy tất cả thẻ giản biên cho vào bao vải lớn, rồi cúi đầu thi lễ Vũ Đế, liền phi thân biến vào đêm đen như mực. Vũ Đế tự nói thầm:– Chàng trẻ này đến và đi như sao băng.

Chàng cùng hạc bay ra ngoài thành, rải thẻ giản biên chia ra làm bảy phần, ba phần thẻ giản biên rải xuống khu nhà lụp xụp dân cư lao động, hai phần rải khu thương mai, một phần rải khu nhà quan quân ngoài thành, phần còn lại rải nội thành. Chàng thực hiện nhanh chóng chỉ mất nửa canh giờ, về đến doanh trại liền đánh thức Lý Bình Trung ra hiệu :

― Chúng ta chuẩn bị đi thám thính Lê Vĩnh.

Trần Kiều Oanh cũng ra hiệu báo tin :

― Thúc bá Cương không có trong trại từ thời Tý.

Lần này Hoàng Phi Bằng hành động cẩn thận hơn, đề phòng nếu kế hoạch bị phản ngược, chàng ra hiệu cho Lý Bình Trung :

― Đại huynh ẩn mình vào gốc cây cổ thụ này chờ đệ.

Hoàng Phi Bằng phi thân chỉ cách chiều dài của cánh tay là không thấy bóng dạng, đủ biết đêm nay cảnh u huyền lắm, riêng Lý Bình Trung trong lòng có phần lo âu, nhưng chưa có cảm giác nào cho biết Hoàng Phi Bằng sẽ được bình an vô sự .

Bên ngoài doanh trại của Lê Vĩnh bốn hướng binh giáp canh gác ba lớp nghiêm ngặt, không một con chuột nào có khả năng vào được bản doanh, từ lúc đại hội đến nay, doanh trại này xem như một sào huyệt nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trong doanh trại, rộng hai mươi thước, trống rỗng, trang trí đơn sơ, cốt ý để phát hiện những khả nghi đột nhập. Thế mới biết những tay chân gian phi thường cẩn thận đề phòng "nhất sự suy vạn sự". Muốn vào bản doanh của Lê Vĩnh phải có khả năng võ học phi thường, vượt qua ba lớp binh giáp, vào được cửa trại cũng chưa gọi là an toàn, vì đụng phải Lê Vĩnh, chỉ có Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn mới có khả năng không bị binh giáp phát hiện. Đêm nay, tam đầu đảng làm phản vẫn thản nhiên dùng bút đàm như mọi khi, còn Hoàng Phi Bằng như cánh chuồn chuồn lao thân vào ánh sáng, chàng thu mình đứng sau bình phong, có một tấm màng dày che trước phòng ngủ của Lê Vĩnh, cả ba người võ học địch quốc mà không hề hay biết sự xuất hiện nguời thứ tư trong lều trại.

Cuộc bút đàm đêm nay đã qua canh hai, vẫn chưa kết thúc, Hoàng Phi Bằng nóng lòng muốn biết sớm kế hoạch làm phản của chúng, bỗng Trần Mạnh Côn nói, như chuyện bất đồng :

― Xin đề nghị Tướng quân, hỏa hủy tất cả phong bì mật bút đàm trước đây. Chỉ giữ lại mật bút hôm nay, cách lưu giữ mật bút, viết thành ba bổn mỗi người giữ một bổn để làm bằng chứng, có như vậy mới không ai bội tín ai.

Lê Vĩnh vốn tính đa nghi, sau khi nghe đề nghị của Trần Mạnh Côn, liền phát biểu :

― Đúng thế hãy sao chép làm ba bổn, mỗi người giữ một bổn.

Hoàng Phi Cương chụp lấy ý kiến này, cũng phát biểu :

― Rất hợp lý, tại hạ xin tiếp nhận ý kiến của tướng quân, mời Trần đại huynh đồng ký nhận một bổn.

Cả ba đồng ý chép thành ba bổn, rồi trao cho nhau, Lê Vĩnh thò tay xuống lưng bàn mở chốt khóa, kéo hộc bàn ra lấy tất cả phong bì đưa lên hồng sáp đốt, cả ba gật đầu đồng ý việc làm của họ, thi nhau đốt hết dấu vết bí mật. Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn bịt mặt phi thân ra ngoài. Lê Vĩnh tắt đèn, lần này Hoàng Phi Bằng búng tặng đến ba viên "Cần tinh dược", một khắc sau Lê Vĩnh đi vào cõi mộng, ngồi trên ngai vàng xưng Đế.

Lúc này, chàng không còn ái ngại và hồi hộp như trước. Tay bấm chốt khóa, kéo hộc bàn ra lấy phong bì bỏ vào túi bào trong, nhân tiện trên bàn có giấy và bì, chàng làm luôn một phong bì giả, niêm phong lại, bỏ vào hộc bàn rồi khép lại. Chàng suy nghĩ thầm:– Lê Vĩnh tuy là Tướng dũng mà vô mưu, tự tay đốt ba mươi bảy phong bì mật bút mà không kiểm tra lại. Hoàng Phi Bằng trên tay đã cằm phong bì mật bút nhưng chưa biết nội dung, viết những gì mà quan trọng vậy ? Làm cho Trần Mạnh Côn phải dùng lời nói để phát tiết bất hòa ra ngoài, đương nhiên phong bì mật bút này có tính quyết định sống chết của ba kẻ bán rẻ Bách Việt cho người Hán. Chàng phi thân ra ngoài doanh trại, đến chỗ Lý Bình Trung, nói nhỏ :

― Thành công rồi, đại huynh về doanh trại ngủ nhé, đúng canh ba đệ về.

Hai người tạm biệt, chàng gặp lại Vũ Đế, cúi đầu, tay trao phong bì :

― Muôn tâu, Hoàng Thượng bệ hạ, thỉnh Long mục Bệ hạ ngự giám, đây là tan vật bí mật của bọn làm phản, thần kính dâng.

Vũ Đế cầm phong bì vẫn còn niêm phong, ông bóc ra có cả thảy năm tờ bút đàm. Vũ Đế mới đọc tờ bút đàm thứ nhất đã thấy trên trán toát mồ hôi. Hoàng Phi Bằng có thói quen, những gì càng tối mật tự nó khích thích chàng để ý. Như đêm nay chàng thấy trên trán Vũ Đế toát mồ hôi, tuy ngoài trời đêm sương sa lạnh. Chàng tự nhận biết nội dung trong năm tờ bút đàm này giúp Vũ Đế giải hóa được đại hung ra đại kiết. Vũ Đế đến gần Hoàng Phi Bằng rồi ôm chàng vào lòng, miệng cười nói :

― Trẫm rất cảm kích khanh lắm.

Lời nói của một vị Hoàng Đế rất đơn sơ, hàm chứa tính bình dân, mà giang hồ thường nói "đa tạ ân công".

Vũ Đế đưa cho Hoàng Phi Bằng đọc năm tờ bút đàm :

― Khanh đọc để biết, đêm nay Trẫm trao cho khanh một trọng trách, ngày mai toàn quyền quyết định cuộc đấu trí hay đấu sức mạnh cũng được, cần nhất giảm thiểu tử vong và thiệt hại của Triều đình, nhớ lấy đức cạn sức mình không làm trái ý Trời. Ngoại trừ càn khôn đảo lộn, khanh mới không tha thứ họ, nhớ thắng họ trong danh dự và chừa đường sống cho một số người chưa cần thiết phải chết vào lúc này. Khanh cần phải rõ, cổ vãn kim lai, biết bao nhiêu người bại thân, danh liệt vì hóa danh, cũng có kẻ bại quốc, diệt vong vì phụ xã tắc, như Trẫm lấy dân làm nhà, lấy thanh bình làm vui, bây giờ khanh đi về nhé, chúc khanh một đêm bình an.

Chàng hiểu được ý của Vũ Đế, ông lấy nhu trị chính và cương trên chiến trường, ông dùng người bằng khả năng, chứ không dùng người bằng thân thuộc, ông vẫn để lòng nhắc nhở Phi Bằng tha cho Hoàng Phi Cương.

Hoàng Phi Bằng, thấy cũng đến lúc phải lui mình, chàng tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, hạ thần thụ Long ân vạn tuế.

Chàng về đến doanh trại hơn canh ba, vừa nằm xuống là ngủ một lèo đến sáng hôm sau. Lý Yến Hồng thấy con trai út ngủ say, lúc này trời hừng sáng, đã có ánh nắng xuyên qua vải lều, bà chuẩn bị mọi thứ cho cả nhà dùng buổi sáng, mọi người trong doanh trại đã thức dậy. Bà vào gọi con trai út :

― Hài nhi ngoài trời đã sáng rồi, dậy mau đi để dùng điểm tâm.

Hoàng Phi Bằng nhỏng nhẻo nói đùa :

― Mẫu thân đến đây cho hài nhi mi một cái, rồi muốn sai bảo việc gì cũng được, dù nặng đến đâu hài nhi đồng chiều hết.

Bà cúi mặt xuống để Hoàng Phi Bằng hôn vào má, rồi bà nói khẻ :

― Hài nhi đã lớn rồi mà còn đòi sữa, đệ tử của hài nhi sẽ cười ông sư phụ trẻ đó. Hài nhi xem Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường có như hài nhi không ?

― Mẫu thân à, cảm thông người còn mẹ, hài nhi biết người mất mẹ xem như bất hạnh phúc trong đời. Mẫu thân à, hài nhi muốn hưởng tận cái hạnh phúc mà mẫu thân sinh hài nhi. Mẫu thân là bà Tiên lớn nhất trên đời này. Bây giờ bà Tiên bảo con dậy, thì phải vâng lời thôi, chàng cười "hà hà".

Sáng nay cả nhà tề tựu đông đủ, tuần trà cũng đã mãn. Bỗng nghe có tiếng "loa loa, Cửu phẩm triều đình đại hội, lễ nghi Long đình nghinh giá".

Nội ngoại triều thần quan quân Cửu phẩm hội trong điện Thái Hòa, quan quân bát đến nhất phẩm nghinh giá tại Long đình. Những vương Nam Việt tham dự như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt, Môn Khmer, Việt-Mường, U Việt, Tày-Thái, Mèo-Dao, Nam Việt, Lĩnh Việt, Giang Nam Việt.

Đặc biệt đại hội cả thảy đều muốn biết sự xuất hiện đột ngột của Hoàng Phi Bằng, cho nên bá quan văn võ, vương triều đồng tấu lên Nam Việt Vũ Đế xuất chỉ triệu mời Hoàng Phi Bằng vào chầu.

Lý Bình Trung giả (Hoàng Phi Bằng) vào triều, chầu theo nghi lễ thần dân. Từ hôm trước cả triều ai cũng để ý Hoàng Phi Bằng nay có dịp họ muốn tìm hiểu qua Long bào, Vương niệm, Long hài, năm con hạc và võ nghiệp v.v...

Nam Việt Vũ Đế biết Lý Bình Trung giả (Hoàng Phi Bằng). Nhà vua ban ân tứ :

― Khanh bình thân. Lý Bình Trung được phép ngẩng đầu lên theo quy lệ của triều đình, Nam Việt Vũ Đế thấy Lý Bình Trung dung dịch thuật và tướng mạo quả là tuyệt tài, vốn Lý Bình Trung đã là một thiếu niên tuấn tú vai rộng, mắt sáng, thiên đình cao, có sức hút năng lực phi thường, dưới mắt của Nam Việt Vũ Đế nhận xét huynh đệ của Hoàng Phi Bằng là những anh kiệt lý tưởng của Nam Việt. Ông vui mừng nhưng không để lộ một cử chỉ nào ra ngoài. Ông truyền chỉ :

― Trẫm muốn biết khanh có phải chính thực là sư phụ của thập nhất Hoàng Đức, cũng là điệt nhi của Tướng quân Hoàng Hạc ư ?

Thực ra câu hỏi này chỉ có lệ, ý để cho quần thần khỏi luận bàn nhiều.

Hoàng Phi Bằng (giả), tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, vạn tuế, vạn tuế. Thần dân mới ngoài mười lăm tuổi, nguyên là sư phụ của thập nhất Hoàng Đức, Tướng quân Hoàng Hạc chính là Nội tổ của thần dân.

Nam Việt Vũ Đế, hỏi tiếp :

― Thì ra khanh là một nhân tài, võ nghiệp phi thường.

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, võ nghiệp chỉ để giữ thân, phò nghĩa, cứu bần, nếu có dịp thi thố thì nguyện đem mạng nhỏ bé này dâng lên sơn hà xã tắc, nhất là bảo vệ biên cương quốc tổ.

Nam Việt Vũ Đế, khen ngợi :

― Lời của khanh trong sáng, ý chí tốt lắm, khanh mới từng ấy tuổi mà đã có khí khái tuấn kiệt. Nếu ai ai cũng như khanh thì Nam Việt này an lạc, thái bình, muôn dân hạnh phúc. Bây giờ khanh có thể cho trẫm ngưỡng mộ võ nghiệp được không ?

― Muôn tâu Hoàng thương bệ hạ, thần dân xin thưa tả hữu đại thần, thưa Vương gia quí phủ nội ngoại Bách Việt, thưa Nội tổ cùng quý thúc bá. Thần dân không có ý thi thố võ nghiệp xin Bệ hạ miễn lệ.

Lê Vĩnh lên tiếng :

― Chú em là sư phụ của thập nhất Hoàng Đức dĩ nhiên là võ nghiệp hơn người, vậy Lê mỗ muốn thỉnh chú em một chiêu được không ?

Lý Bình Trung (Hoàng Phi Bằng) cười :

― Thưa đại tướng quân, tiểu sinh không thể nào vô lễ trước triều cương, nhất là đại thần nguyên triều, nếu ép tiểu sinh tỷ đấu cùng ngài, thì xin ngài cùng với thập nhất Hoàng Đức tỷ đấu trước được không ?

Lê Vĩnh cười đắc ý nói :

― Thập nhất Hoàng Đức thì mỗ đã tỷ đấu rồi, kiếm pháp của họ đã bị mỗ cho vào thùng rác cách đây ba tháng, kiếm pháp như mèo cào gốc cây, vậy kiếm pháp của tiểu tiên sinh thế nào ?

Lý Bình Trung vẫn thái độ ung dung nói :

― Thưa đại tướng quân, người đã biết võ học là "Sĩ biệt tam nhật" cần phải đánh giá lại, chớ không dặm chân tại chỗ, phải năng công phu thì mới tấn lên, võ học "Chi đạo" không biên giới, chỉ có con người tự thỏa mãn mới cho võ học ấy đến đó là cảnh giới truyệt đĩnh, đặc biệt phổ võ học nào cũng vậy nhất là trong chương cuối không nghi chữ hết kia mà. Tổ tiên ta có câu: "Văn ôn võ luyện", thắng người nhờ năng luyện, đứng lại thì thua, đó là chuyện thường thình, bởi vậy làm trượng phu không có chữ thù. Từ ngày Hoàng Đức bị thua dưới kiếm của tướng quân, đến hôm nay đương nhiên kiếm pháp có phần thay đổi, nhất định phải hay hơn trước nhiều.

Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, thưa tả hữu đại thần, vương gia quý phủ và tướng quân Lê Vĩnh, tại hạ nói thế có phải không ?

Tả hữu đại thần có tiếng "ồ" nói vọng ra :

― Sư phụ của Hoàng Đức nói rất phải, nói câu nào ra câu đó, nói có chứng lý, nói nữa đi người sư phụ trẻ .

Hoàng Phi Bằng ( giả) chấp hai tay bái tả hữu đại thần nói tiếp :

― Nhất là tiểu sinh chưa thấy Hoàng Đức đại bại bao giờ. Còn hôm nay đại tướng quân thắng được thập nhất Hoàng Đức, tức nhiên tiểu sinh bái phục, khi ấy đại tuớng quân muốn biết kiếm pháp của tiểu sinh cũng chưa muộn .

Lê Vĩnh cảm thấy bị thọc lét, trước bá quan văn võ, trong lòng hơi nhột, ông nói :

 Hay lắm, tại hạ xin mời thập nhất Hoàng Đức ra đây thử vài chiêu cho biết cao thấp, cũng để đáp lời của sư phụ nhóc con.

Tả hữu đại thần có tiếng vọng ra :

― Thưa tướng quân, đây là Điện Thái Hòa chứ không phải ngoài Long đình, lựa lời mà nói đừng xem thường, nhất là Hoàng Thượng đang ngự triều.

Lê Vĩnh không giữ được bình tĩnh, vốn từ ngày đầu đại hội ông đã không kính trọng bất cứ ai, miêng cười mà lòng cay cú, bởi những quân quan chỉ trích, ông nói :

― Tốt lắm, xin bệ hạ bải triều, cùng tả hữu triều đình dời bước ra Long đình để chứng thực cuộc tỷ đấu "há hà...". Lần nầy nếu như tại hạ thắng là đứng ra lập một trật tự xã hội mới.

Thái Phó Trương Thông Hiền nghe Lê Vĩnh phát biểu trái nhĩ, ông bước ra trước điện tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ, tả hữu đồng liêu, hạ thần nghe tướng quân Lê Vĩnh tấu chuyện cuồn ngôn, bất đạo. Đấng cửu đỉnh ngồi trên cao thay mặt xã tắc, phận làm con dân phải vì "Nhất quốc chi trung" mới đúng. Tướng quân Lê Vĩnh chưa chi mà đã có ý đe dọa triều đình, trong câu nói: "Nếu như thắng là đứng ra lập một trật tự xã hội mới" Có nghĩa là muốn cướp ngôi Hoàng Thượng hay sao ? Thật buồn cười trần đời không có nếu như, mà phải như thế hiện tại đã có.

Quả là tướng quân Lê Vĩnh nằm trong mê muội. Thưa ngài tướng quân nghe rõ đây, ngoài thành vào giờ Tý đêm hôm qua có một trận mưa lớn, gió thổi ào ào, đấng Tiên Tri ban bố trên thẻ giản biên rằng:

"– Cây trốc gốc Long đình, Lê Vĩnh tử.

Cây trụi lá phanh thây bè lũ tham quan".

Đúng là tiên tri đã ứng, không sai, kẻ giả tâm quốc phá quân tàn không sớm thì muộn cũng phanh thây, tại hạ thừa biết từ lâu tướng quân ăn cây đào lại đi rào cây sung, nay thấy tiên tri ứng, tại hạ nói ra đây để cùng đồng liêu tự răn mình.

Cơ Mật Viện, Giang Thành Minh tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ, giản biên tiên tri xuất hiện đúng như Thái Phó đã tâu. Từ sáng hôm nay ngoại thành đã có lời loan truyền đi khắc nơi như bảo tố, đặc biệt mỗi giản biên tiên tri bán với giá hai nén vàng, có thể mỗi giản biên lên giá ba nén vàng không chừng. Trong nội thành xuất hiện giản biên tiên tri rất ít. Tình hình loan truyền toàn dân tán đồng hai câu Tiên Tri: "Cây trốc gốc Long đình, Lê Vĩnh tử. Cây trụi lá phanh thây bè lũ tham quan".

 Thưa tướng quân Lê Vĩnh đó là dấu hiệu bất lợi cho tướng quân, xin tướng quân lấy "Hạ kiệt ân trù trao phúc quả cho xã tắc". Đừng hoài công chống đối Vương pháp. Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ, hiện tại hạ thần có được bảy giản biên tiên tri, kính dâng lên Hoàng Thượng tường lãm.

Cấm Tử Thành, tướng quân La Tường Cái chỉ vào mặt Lê Vĩnh nói :

― Thân làm tướng đừng mượn thần lọng quỉ, đừng lấy oai mà đè nén binh sĩ, nhớ rằng miệng chó không bao giờ mọc ngà voi, làm tướng lẽ ra phải gánh vác vinh nhục đất nước, đằng này lại toa rập khoát lên mình chiếc áo thiện để cùng ngoại ban làm ác. Việc hành động thối tha của tướng quân Lê Vĩnh ai mà không biết, tướng quân nên học bạn trẻ Hoàng Phi Bằng đi thôi, vì đây là sự xuất hiện nhân hiền "vô cổ, nhân hô vô lai giả" đó vậy. Hy vọng tướng quân suy nghĩ một chút lòng lương thiện để xã tắc nhờ !

Đại thần, phủ Thừa tướng Mạc Khai tâu :

― Muôn tâu bệ hạ, hạ thần nghĩ thà lấy võ học giải khai tình nghiã còn hơn đứng đây mượn lời cố ý gây thù, đã là đại thần thì đừng mượn gió mà hùa theo mây.

Thực ra Mạc Khai có ý, dù phe phái nào thắng ông cũng được hưởng lộc an nhàn, điều này đại thần trong triều đồng biết lối phát biểu thuộc loại người mượn gió cờ bay theo hướng nào cũng được, nhưng ông không bao giờ nhận sự nhu nhược của mình.

Lê Vĩnh có ý khiêu khích triều đình, ông phát biểu bân quê :

― Tại hạ có một khám phá, thì ra trong triều có đầu cẩu hướng theo khúc xương.

Lê Vĩnh ám chỉ phe Hoàng Phi Biên, nhất là nhắm vào Nam Việt Vũ Đế, cả triều đình lắc đầu và xì xào không thuận lời phát biểu của Lê Vĩnh.

Nam Việt Vũ Đế quyết định không thể để quần thần, ngày này, sang qua ngày khác, chỉ vì tranh hùng đại hội, kéo vào sang đoạt ngai vàng, làm tổng thương đến đại tộc Bách Việt, mối họa ngợp đỉnh này phải hóa ra kiết mới an, liền hạ chỉ :

― Trẫm lập quốc chứ không phải lập triều đình hỗn độn, quan quân do tay trẫm giáo hóa mới có ngày nay, không phải tự nhiên trên trời rơi xuống. Người không thể vô tình, cây không thể có rễ. Trẫm biết tướng quân Lê Vĩnh bất nhân, nhưng Trẫm không bất nghĩa. Trẫm xưa nay lòng vẫn chí ái, chí tôn vì tâm phúc không vì phản phúc. Đại hội đã lâu chưa ngã ngũ, Trẫm đã thấy nội triều có kẻ làm phản, nhưng Trẫm cũng chưa hề dụng Vương Pháp, nay tướng quân Lê Vĩnh ra mặt thách đố. Tốt lắm, Trẫm hạ chiếu nhờ Hoàng Phi Bằng đứng ra tỷ đấu với Lê Vĩnh, Trẫm không sợ mất ngai vàng mà chỉ sợ mất nước vào nhà Hán. Trẫm hạ chỉ quý hiền khanh Hoàng Đức nay thay Vương pháp đứng ra tỷ đấu với tướng quân Lê Vĩnh.

Nam Việt Vũ Đế lắc đầu, hạ chỉ:– Tả hữu triều thần chuẩn bị bãi triều.

Hoàng Phi Bằng ( Lý Bình Trung ) không từ chối :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần dân được hưởng ân đức của bệ hạ, nay thay mặt huynh, tỷ, đệ và thập nhất Hoàng Đức tiếp chỉ, hầu trừ khử những ai hung hăng dưới chân thiên tử, trước mặt triều đình xem thường Vương pháp, nhất là kẻ vô đạo, vô tổ quốc .

Lê Vĩnh như con diều gặp gió, ông hứng chí đọc ca dao trại lời :

― "Lòng ta đã quyết thì liều, được làm vua thua làm thần".

Hoàng Phi Bằng nghe qua đã biết Lê Vĩnh quá tự tin, không biết lượng sức mình, vã lại con người ít học xem thường quan văn đại thần, chàng liền sửa lưng Lê Vĩnh :

― Thưa tướng quân Lê Vĩnh chỉ có võ học, không biết văn à, thì ra dốt đặc không hơn chữ lỏng. Nguyên thủy câu ca dao như thế này: "Lòng ta đã quyết thì liều, Cam bằng con trẻ chơi diều đứt dây". Câu ca dao này quả là ứng với giản biên tiên tri "Cây trốc gốc Long đình, Lê Vĩnh tử. Cây trụi lá phanh thây bè lũ tham quan".

Lê Vĩnh cay cú, điến người, hết trí khôn hỏi :

― Nào, chú em tỷ đấu với tại hạ có điều chi hối hận không ?

Hoàng Phi Bằng, nói khích :

― Thưa tướng quân, một kỳ tài bất thế như tại hạ đây, đã tuân chỉ thì nào hối hận, việc trừ ma tham quan đó là bổn phận Lạc dân phải cộng lực với triều đình để mưu cầu hưng quốc định nghiệp vì xã tắc, chứ ạ.

Nam Việt Vũ Đế, không chần chờ, truyền chỉ :

― Trẫm mời quý khanh ra Long đình để tỷ đấu, Trẫm chứng giám cho, bãi triều.

Nam Việt Vũ Đế và triều thần di chuyển ra Long đình, lúc này trong Long đình đã tề tựu Bát phẩm quân quan đồng hô :

― Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế.

Còn về Hoàng Hạc đã dự định không tha thứ cho Lê Vĩnh, cứ tiếp tục dở dói thóa mạ triều đình, ông thầm nghĩ:– Mỗ với ngươi thua hay thắng cũng không thành vấn đề, nhưng hệ trọng là sự tồn vong của Bách Việt. Nay cháu nội của mỗ đứng ra bảo vệ Nam Việt, tức là bảo vệ Bách Việt, sự hy sinh nào cũng có trả giá cho mục đích. Lê Vĩnh ơi đừng vội tự hào sẽ khổ lấy thân đó. Ngoài ra ông còn một suy nghĩ khác:– Vũ Đế quả đã có kế hoạch, chuyển từ tai họa ngợp đỉnh trong triều đình, ra dân gian từ đó nhờ Hoàng Phi Bằng tiêu trừ Lê Vĩnh. Nếu luận về võ học thì Phi Bằng nhi không tài nào hạ được Lê Vĩnh, nếu dùng Phi Bằng nhi để đấu trí thì tạm tin được. Hiện thời trước mặt Vũ Đế đã thuyết phục được giới quang trường đến lòng dân hướng về triều đình, xem như Lê Vĩnh không còn đường lựa chọn để thối lui, nhưng còn sớm chưa hồi kết thúc.

Về Hoàng Cương, Hoàng Biên, cũng như phe đảng Lê Vĩnh, chưa biết võ nghiệp của Hoàng Phi Bằng đã đến cảnh giới nào? Nhưng y đã xác nhận là kỳ tài bất thế, không biết có thật không hay chỉ là lời nói khích, trước mắt Hoàng Phi Cương nhận thấy Hoàng Phi Bằng có phát triển về nội công, trái lại khuôn mặt có vẻ bệnh hoạn xanh xao, như người sợ hải.

Vũ Đế cùng đại thần triều đình đứng vào vị trí cửu phẩm nghiêm chỉnh, từ lúc này trong Long Đình biến thành cảnh tượng quân thần phân tranh khác thường. Lê Vĩnh và thầy trò, huynh đệ thập lục Hoàng Phi Bằng phân chia lưởng đầu trước trung tâm Bác phẩm đang chuẩn bị tỷ đấu sống chết chưa ai biết nghiêng về phía nào.

Trịnh Trường bước ra trước Long Đình đảo mắt tứ phía quần thần, rồi mắt hướng lên Vũ Đế, chàng tấu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, cùng đại thần cửu phẩm triều đình, thưa tướng quân Lê Vĩnh, vãn sinh không tài bằng ai, nhưng ít nhất tuổi trẻ cũng có hào khí của nó. Trước khi chết xin đề nghị:– Điều thứ nhất. Cho vãn sinh nói hết lời rồi sẽ tỷ đấu, dù có chết cũng không ân hận. Điều thứ nhì. Xin đánh cá cược, ai thắng ai, xin quý vị nào đồng ý ngài Lê Vĩnh thắng cuộc thì đứng bên trái Long Đình. Còn ai đồng ý thập lục huynh đệ Hoàng Phi Bằng thắng cuộc thì xin đứng bên phải. Người thắng cuộc được hưởng mọi yêu cầu bất cứ điều gì cũng được.

Lê Vĩnh khoái chí, cười "há hà" đáp :

― Đề nghị nào cũng chấp nhận được, nhất là có liên quan đến Nam Việt thì mỗ đồng ý ngay .

Trịnh Trường đã có ý cài Lê Vĩnh vào cuộc chơi của chàng đáp:

― Thưa tướng quân, đề nghị nào cũng có lợi cho tướng quân, dĩ nhiên có liên quan đến Nam Việt, thế thì tùy người thắng cuộc quyết định. Tuy nhiên phải nhớ làm người phải dụng năng đức trị quốc, có ích lợi cho dân, phù trợ sơn hà xã tắc, không đem Nam Việt và thần dân làm thân trâu bò cho giặc Hán. Hai là người thắng cuộc đương nhiên được thập lục huynh đệ Hoàng Phi Bằng theo hầu hết kiếp.

Lê Vĩnh nghe hai đề nghị như đã nấm trên tay phần thắng liền hứa :

― Tất cả như vậy chúng ta không được sai lời nào nhé, xin Hoàng thượng cùng Đại thần triều đình chứng cho, rồi ông cười thầm:– Thằng lỏi này lắm miệng, mỗ sẽ bóp nát bấy thập lục Hoàng Phi Bằng tại đây.

Lê Vĩnh mở lòng như cờ bay, miệng cười như điên "ha hà..." hướng về Vũ Đế tâu tiếp:– Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, kính tâu lên hai tiếng Hoàng thượng lần cuối, không biết điện hạ có chứng nhận hai đề nghị của tiểu sinh kia không ?

Nam Việt Vũ Đế nghe qua rùng mình, vì một trong hai đề nghị xem ra triều đại Nam Việt khó trụ.

Hoàng Phi Bằng (thật) hiểu được cảm giác của Nam Việt Vũ Đế, chàng dùng nhĩ ngữ truyền âm rót vào nhĩ của Nam Việt Vũ Đế :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, xuất chỉ dụ chấp thuận đề nghị của Trịnh Trường, muốn bắt hổ dùng lưới bao vây, Bệ hạ an tâm. Nam Việt Vũ Đế liền truyền chỉ dụ :

― Từ khi lập quốc Nam Việt cho đến nay, Trẫm lúc nào cũng trọng hậu hiền tài, nay hiền tài đứng chung với trẫm định quốc, an dân no ấm, hạnh phúc đó là nơi lòng Trẫm hằng mong ước, chúc quý khanh tỷ đấu thành công.

Lê Vĩnh háo hức :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, hạ thần xin giữ kim khẩu ngọc ngôn.

Quả nhiên toàn bộ dưới trướng của Lê Vĩnh, tất cả đồng bọn phản loạn ra mặt không thiếu một ai, cả phe Mạc Khai cũng không để mất cơ hội "Người đời ai có dại chi, cờ bay tay phất quyền này của ta". Phe phái trí thức nhu nhược Mạc Khai từng chứng kiến cuộc tỷ đấu ba tháng trước, chính một mình Lê Vĩnh đánh bại thập nhất Hoàng Đức không còn manh giáp, hôm nay tái đấu thì không khác nào trăm phần thắng về tay Lê Vĩnh, còn thằng lỏi họ Hoàng kia như nhái con, có xá gì kiếm pháp tuyệt luân của tướng quân tứ trụ triều đình Lê Vĩnh, những phần tử trong phe của Lê Vĩnh nay đã kiểm điểm được từng tên, nhưng chắc chắn chỉ là phần nổi, còn phần chìm chưa thấy xuất hiện.

Lý Bình Trung giả ( Hoàng Phi Bằng ) hỏi :

― Nào thập lục Hoàng Phi Bằng, nay sư phụ nhờ quý huynh, tỷ, đệ tử lấy lại công đạo cho sư phụ, không thể để mất mạng dưới tay của tướng quân Lê Vĩnh nhá ?

Thập nhất Hoàng Đức cùng huynh, tỷ, đệ đồng chấp tay bái Hoàng Phi Bằng, cả thảy thập tứ phi thân nhảy vào trung tâm Long đình bác phẩm. Lê Vĩnh cũng phi thân theo vào Long đình. Lý Bình Trung giả (Hoàng Phi Bằng) đứng lượt trận.

Nam Việt Vũ Đế ngự giá tại Cửu phẩm Long đình, ông hình dung trận đấu, như một ám ảnh lập ra cơ hội tốt cho phe mãi quốc cầu vinh của Lê Vĩnh được thành ý nguyện. Nam Việt Vũ Đế tự lòng thầm than thở:– Hối hận quá, bởi một lầm lỗi không bình tĩnh nữa rồi! Vô tình rơi vào kế của Lê Vĩnh. Không thể nào Nam Việt đến đây là bế nghiệp rồi ư ?

Còn Thái tử Hồ, Hoàng Hạc, quý thúc bá của Hoàng Phi Bằng lại hiểu một cách khác:– Hôm nay chính Hoàng Phi Bằng và huynh đệ, thầy trò, thập nhất Hoàng Đức đứng ra gánh việc nước, cho nên họ có ý lấy quyết định tỷ đấu lần này, tuy là thế nhưng không biết sẽ thế nào đây ? Thực ra đây là mưu kế của Hoàng Phi Bằng muốn bắt sống hết phe Lê Vĩnh.

Riêng về Lê Vĩnh thấy phe mình hiện diện đứng bên trái Long đình rất đông, số người ủng hộ tăng lên gấp bội phần hơn trước và một số lớn quân quan đại thần nguyên triều ra mặt ủng hộ, vì phải để đường thối lui. Lê Vĩnh lòng cười thầm:– Không mời mà mọi người rộn rã xin đến dùng cơm.

Về phe Hoàng Phi Biên thì chẳng thấy có mấy ai nói được lời nào, thực ra đây cũng là phe ủng hộ triều đình nhưng chưa phải lúc xuất hiện. Lúc này phe Hoàng Phi Biên đã biết Hoàng Phi Cương làm nội gian cho Lê Vĩnh.

Lê Vĩnh đứng trong Long Đình thấy rõ chiến thắng về tay, miệng cười "ha hà" như diều gặp gió, tỏ ý khinh miệt những người không cùng phe với ông, tuy ông không nói ra miệng mà lòng đã lên tiếng, miệng cười hướng về phe Hoàng Phi Biên thay cho lời hăm dọa một ngày không xa. Lê Vĩnh tự đắc cho đây là dịp không hao binh tổn tướng, sẽ bức bách được Hoàng triều trao ngôi hợp pháp nói :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, kính mời quý đại thần, quý đại Vương Bách Việt, tất cả ba phe chiêm ngưỡng cuộc tỷ đấu trước sân rồng.

Nam Việt Vũ Đế lại thêm một lần nữa âm thầm xao xuyến liên miên:– Thập nhất Hoàng Đức đã thua lần trước, lần này có qua khỏi cửa tử không ? Còn thằng nhỏ Hoàng Phi Bằng (giả) có bao nhiêu thực tài, còn Trịnh Trường không biết võ nghiệp thế nào, có chịu nổi một chiêu để toàn thây hay không ? Chỉ còn lại Hoàng Phi Bằng chính hiệu tiểu thái giám, nó sẽ phản ứng thế nào đây. Dẫu sao tuổi trẻ tuẫn quốc vì vận mệnh Nam Việt, ít nhất họ cũng là anh tuấn đất Việt. Tuy tình thế chưa ngã ngũ, nhưng ít nhất trẫm đã điểm danh được những kẻ bất trung làm phản.

Nam Việt Vũ Đế vừa định thần, tin tưởng Hoàng Phi Bằng là một mưu sĩ tinh thần bác đại, nó muốn tất cả bọn Lê Vĩnh lộ diện ra ánh sáng. Thế mà lâu nay Trẫm chỉ biết có một Lê Vĩnh, Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn. Không ngờ lộ ra nhiều lắm vậy. Hy vọng lần này không do tai trời ách nước tạo ra !

Lúc này cả Hoàng gia đã ra trước sân rồng, đứng vào vị trí ngôi thứ Cửu phẩm triều đình. Văn võ quan trường đứng vào Bát phẩm. Phân ban thành hai phe đã rõ tuy không cân xứng, bởi phe đa số do Lê Vĩnh đứng đầu, còn phe thiểu số do thập nhất Hoàng Đức và huynh, tỷ, đệ của Hoàng Phi Bằng.

Lúc này người ta mới phân định sáng tỏ một bên là quân quan đại thần triều đình làm phản, thủ lãnh Lê Vĩnh nổi bật hẳn trong Long Đình. Còn bên phải là Lạc dân thủ lãnh Hoàng Phi Bằng, người ta không biết nguyên do nào lực lượng Lạc dân có mặt và tự nhiên trở thành cuộc tỷ đấu có tính cách quyết định vận mạng Bách Việt chứ không còn tính cách riêng tư của triều đình nhà Triệu .

Dưới trướng Lê Vĩnh còn có ba mươi tướng, người ta thấy bấy giờ mới xuất hiện hết sức mạnh nghiêng thành về phe Lê Vĩnh. Nói về võ học Lê Vĩnh tỷ đấu với Nam Việt Vũ Đế, Hoàng Hạc và Thái tử Hồ đương nhiên Lê Vĩnh không tài nào thắng được. Trái lại Lê Vĩnh đấu với thập lục huynh đệ Hoàng Phi Bằng thì võ nghiệp hiện nay chưa phân ai thắng bại, nhưng trước mắt ai cũng biết thập lục Hoàng Đức không phải là địch thủ của Lê Vĩnh.

Quả nhiên đây là cuộc đấu trí, do mưu sĩ họ Hoàng điều khiển cuộc tỷ đấu. Hiện Hoàng Phi Bằng đang đứng hầu Thái Tử Hồ, chàng hóa trang rất tài tình, chính những thúc bá thân thuộc nhất trong gia đình cũng không tài nào nhận diện ra chàng.

Lý Bình Trung khởi phát động tỷ đấu. Thập ngũ huynh, đệ, tử Hoàng Phi Bằng xuất kiếm đồng thề :

― Thập ngũ huynh, tỷ, đệ tử xem mạng sống chết như lông hồng, một kiếp làm trai danh dự vì tổ quốc, vâng lời sư phụ đứng ra trị kẻ mãi quốc cầu vinh, dù có thác cũng làm ma đất Việt, chứ không làm thần đất Hán.

Trịnh Trường lên tiếng khởi đầu võ miệng :

― Vãn sinh xin hỏi, thường tình những kẻ thiếu suy nghĩ mới chui đầu vào ổ chó Hán, không biết ai là loại người đó. Tại hạ đặt câu hỏi như vậy đố ai biết.

Quân quan Cửu phẩm triều đình, đứng trong Long Đình đồng hiểu được ý nghĩa của câu hỏi này, họ tự động hô lớn tiếng:

― Hình như phe Lê Vĩnh là phải, họ đang đứng sờ sờ bên trái Lòng Đình đó ạ, anh bạn trẻ à.

Trịnh Trường thấy võ miệng có phần công hiệu, liền hỏi tiếp :

― Thưa quý anh hùng, không cần phải nói nhiều, mọi người thừa biết thiên lôi Lê Vĩnh nhận lệnh từ nhà Hán làm phản Nam Việt, ông này đã ngồi lên lưng cọp khó mà làm khác được, vậy quý anh hùng cần phải giáo dục Lê Vĩnh theo qui luật loài vật nào, nhớ rằng không phải loái người. Như chó cái, khi đi đái phải giơ một chân lên đã là khó, nhưng không khó bằng dạy loài vẹm cái, không biết thế nào là liêm sĩ. Tại hạ nói có đúng không quý anh hùng ?

Toàn thể triều thần đồng hô vang dội trong nội thành :

― Đúng là thiên lôi Lê Vĩnh chứ còn ai nữa, cho nó chết không cần giáo dục.

Có tiếng nói từ trong Long đình vọng ra :

― Này người bạn trẻ kia, nói đúng lắm, nói tiếp đi, chúng tôi đang lắng nghe đây.

Lê Vĩnh đã tức khí, xung thiên quá độ, xuất kiếm nói :

― Đấu võ không luận nhân cách, kiếm pháp chứng minh lẽ phải, giang hồ chỉ luận thắng thua, mi mà nói nữa mỗ không tha thứ, đón chiêu.

Trịnh Trừng nghiêng mình tránh được chiêu kiếm, liền thét lớn tiếng :

― Thưa ngài Lê Vĩnh, trước khi tỷ đấu ngài cùng đã hứa: "Cho vãn sinh nói hết lời rồi sẽ đấu, dù có chết cũng không ân hận", có Hoàng Thượng bệ hạ, Đại thần quan quân Cửu phẩm triều đình đồng làm chứng, vãn sinh đã nói hết lời đâu, mà tại sao người trượng phu không giữ lời. Đã là người quân tử thì dùng miệng, không dùng kiếm, phải thế không chứ ? Chàng thưa tiếp :– Thưa quý anh hùng có phải ngài Lê Vĩnh ỷ lớn ăn hiếp thằng bé nhỏ này ư. Quý anh hùng nghĩ thế nào ?

Toàn thể triều thần đồng cười ra nước mắt, rồi hô lớn :

― Đúng vậy, người trượng phu đã hứa thì phải thi hành, anh bạn nhỏ kia đã nói hết lời đâu ạ. Xin tướng quân tra kiếm vào bao, có vậy mới là quân tử ngôn chính.

Tiếng vỗ tay trong Cửu Long Đình nổi dậy như pháo xuân.

Trịnh Trường chờ tiếng vỗ tay chấm dứt, chàng nói tiếp :

― Người làm tướng địch quốc phải bỏ xuống cáo tôi trong nhục thể, tính hăm hở nộ thiên lôi sẽ bất lợi, nếu để tâm bảo vệ tổ quốc thì hay biết là bao, đã làm thân tướng thì phải xem biên cương là trọng, không thể bỏ bê biên cương một khắc, đừng nói chi một giờ, làm tướng vô trách nhiệm có khác nào mời giặc Hán vào sâm lăng đất Nam Việt. Biên cương yên nội quốc ổn, xã tắc đất nước thanh bình thế mới phải chứ. Kẻ tướng bỏ nhiệm vụ là người có mấu làm loạn, nói vậy có đúng không quý anh hùng ?

Lại một lần nữa tiếng vỗ tay khắp nơi như pháo chào đón xuân trong thành Phiên Ngung, có lẫn lộn những tiếng thanh la, chập chõa cũng như tiếng mõ của giám binh đi tuần, tiếng thùng gỗ của người bán hàng rông trong nội thành và tiếng kèn của ban nhạc công đám ma.

Người người trong Lòng Đình thấy không khí sôi nổi, càng khuyến khích Trịnh Tường để nói tiếp, vì ngàn năm một thuở mới có nhân tài dõng dạc dám đứng trước Long Đình chửi đại quan triều đình. Lúc này ai cũng ái mộ huynh, tỷ, đệ tử của Hoàng Đức.

Lê Vĩnh đang lúng túng mất bình tĩnh không tự chủ, bởi cái miệng của Trịnh Trường, ông nói toẹt không ngần ngại trước triều đình :

― Mỗ sống nhờ quyết tâm đạt mục đích, bất chấp thủ đoạn. Dẫu cho bất cứ ai cao một thước, thì mỗ phải cao một trượng, cá nhân mỗ muốn chiến thắng hiện tại cho tương lai huy hoàng, bởi thế mỗ không ngại dùng tiền và quyền để sáng tạo ra những vở kịch thực đời, do mỗ đóng vai kép chính "ha hà ...".

Trịnh Trường nghe những lời cao ngạo của Lê Vĩnh, chàng cao hứng nói tiếp :

― Thưa quý anh hùng xem kìa cử chỉ hợm hĩnh, thiếu khiêm tốn của một vị tướng, chỉ biết lấy kiếm cản trở lời nói của người khác, chứng tỏ kẻ đó vô sĩ, đương nhiên ngài Lê Vĩnh không biết sĩ là đạo lý. Suy nghĩ của ngài lúc nào cũng đi ngược lòng đời, kẻ tham lam lấy lời dối trá làm đường đi, cho họ là anh hùng thế gian, thực ra họ chỉ biết cái thân mình, còn đất nước ra sao mặc đời, đó là kẻ hèn, gặp thời thì tung hô, gặp vận thì luồng cúi. Thử hỏi người Hán sâm chiếm Nam Việt thì những kẻ ấy có được sống như bây giờ hay không. Thưa quý anh hùng có cần giết kẻ làm phản này không ?

Người người trong Long Đình như sóng gió nổi dậy, đồng hô "giết nó, giết nó". Tiếp theo tiếng vỗ tay giòn dã không ngừng, chim chóc đậu trên cành cây, chịu không nổi phải bay nơi khác, nhường không gian cho một ngày hội trào sôi nổi nhất Nam Việt.

Mỗi khi âm thanh cuồng nộ trong Long Đình nổi lên. Lê Vĩnh hé răng cất lên tiếng cười như con khỉ già sống tận rừng sâu ''hè hè...''. Tinh thần hồn phách loạng choạng, như nổi cơn điên, chưa đánh mà khai :

― Mỗ này há chẳng sợ ai, mỗ tự nguyện thắt chặt mình vào cỗ xe của thiên triều đại Hán, bằng mười tám chữ vàng giao hảo: ''Láng giềng môi hở răn lạnh, hữu nghị toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai'', à còn có ''ba tốt'' để làm bạn với đại Hán, và ''Mở rộng biên giới tốt, Làm ăn tốt, Trung thành tốt''. Bởi vậy mỗ tung hoành, tạo ra bảo tố để tồn tại. Bán biên giới chiến trường làm nơi chơi bài ngửa như Trường Sa và Tượng Quận. Không ai dám cãi Mỗ ''hè hè...''.

Bỗng có những tiếng la ó lớn: ''Quân gian thích làm nô lệ'', ''Bán nước mà không biết nhục còn đi khoe'', ''Phải trả lại cho người Hán mười tám chữ vàng và ba tốt'', ''Làm tướng hại dân'', ''Không thể chấp nhận được thứ quân gian'' Còn những tiếng chửi rủa thậm tệ khác, làm cho cả Long Đình xôn xao chưa từng thấy từ trước đến nay, có nhiều tiếng vọng vào Long Đình :

― Người làm tướng không có là bao, được người đời kính phục thì ít quá, có quyền cần phải sống liêm chính, người ơi đừng mượn quyền tính tiền vào túi riêng, đời không sống là bao. Người làm tướng như thế, đưng nhiên bia danh vàng "Lĩnh Nam Anh Kiệt" không có cái tên Lê Vĩnh mãi quốc cầu danh. Lê Vĩnh đúng là thứ đất xình thối không thể nào lấy nó mà xây tường thành được, Lê Vĩnh muốn làm bá chủ mà bít trái tim thì sống với ai. Có phải thế không quý anh hùng ?

Người người trong và ngoài Long Đình đồng hô theo:

― Đúng thế Bách Việt không có cái tên Lê Vĩnh, bia danh vàng "Lĩnh Nam Anh Kiệt" càng không thể có tên y.

Lúc này phe đảng cào cào châu chấu của Lê Vĩnh, số người ủng hộ thưa dần, khởi đầu mười phần người ủng hộ, bây giờ chỉ còn bảy. Có chứng kiến cảnh tượng này mới biết hùng tâm của Lê Vĩnh giảm đi rất nhiều. Thế mới hay tâm lý là quan trọng, làm cho địch thủ cân não trước cuộc chiến chưa phân thắng bại.
HuỳnhTâm



Chương 17
Tung Hoành Theo Cánh Chí Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét