Phương Trời Bách Việt - Chương Năm ( Huỳnh Tâm )

Kiếm Đàn Một Gánh Non Song

Hạc chuyển tin của Lý Bình Trung từ huyện Ni Lộc về Nam Khê Sơn. Hoàng Phi Bằng tiếp nhận giản biên đọc qua lòng hưng khởi vui mừng :– Đắc ý lắm đã tìm ra cái mối thắt gút những bè phái quan huyện gian ác tại Ni Lộc, hy vọng một tay lưới này bắt được bọn gian tế Hán và bầy lũ quan lại tham ô Giang Nam, chắc chắn không khó. Chàng hớn hở lấy giản biên hồi âm cho Cần Lĩnh Nam Nam Phân Bộ Giang Nam :
― Thúc Bá kính, Khải đại huynh và Bằng nhi hiện đang ở tại động Nam Khê Sơn, vừa tiếp nhân được tin của Lý huynh gửi về, Phi Bằng nhi rất vui mừng chúc Thúc Bá thu phục nhân tâm thành công, dùng người thích hợp hoàn cảnh, thành lập thêm một Chi bộ rất hợp lý. Thúc Bá cực khổ trăm ngàn giềng mối, lao tâm lo trong ngoài đem đến an dân. Bằng nhi hy vọng sau ngày trừ được bọn làm khổ Lạc dân, có dịp Bằng nhi sẽ xuôi Nam viếng thăm Thúc Bá.

Thưa Thúc Bá, tin thắng trân đầu đã bắt được bảy đầu đảng gian tế Hán từ Phúc Kiến qua Nam Hải, cùng lúc bắt năm đồng phạm gồm một thái phó, bốn tên quan đại thần Nam Việt. Hiện giờ tên gian tế La Tử Hiếu đang trên đường đi về phía Nam thành Phiên Ngung, y đi đến đâu là có lưới bủa vây đến đó.

Trước đây Bằng nhi sợ những huyện phủ phía Nam cấu kết dấy binh đánh xuống Nam, không ngờ họ có ý đánh lên phía bắc, xem như mưu đồ của người Hán đã không thành. Bằng nhi nhờ thúc bá lập mưu kế để Cần Lĩnh Nam Nam Phân Bộ Giang Nam, Trung, Bắc cùng hành động, phong tỏa đường dây quan lại tham ô, tạo nội bộ của chúng bất tín lẫn nhau, từ đó sẽ có nội loạn, nội bộ họ nhanh chóng thành đất cát bời rời, kẻ ham sống, kẻ sợ chết sinh ra nghi ngờ mâu thuẫn lẫn nhau. Thời cơ đến Thúc Bá cứ lấy phép tự nhiên trị chúng "Trời tạo nghiệt có thể tha, tự tạo nghiệt không thể sống".

Kính chúc, Thúc bá Thúc mẫu, quý huynh, tỷ bình an. Cẩn bút HPB.

Hoàng Phi Bằng gửi giản biên chung cho Đỗ Trọng Chí, Lý Bình Trung, Chu Thông, Đinh Anh Thi, Xuân Giao, Lệ Thanh:

― Nam Khê Sơn gửi quý huynh, đệ, muội. Tại hạ đã tiếp nhận được tất cả tin báo. Từ khi quý huynh, đệ, muội rời Nam Khê Sơn, tại hạ lúc nào cũng tưởng mọi việc phía Nam sẽ khó lường trước được, cho nên mới dốc hơn nửa lực lượng xuống Nam. Bây giờ xem ra Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam đứng thế thượng phong, còn thu phục được nhân tâm, chiếm sơn trại của dư đảng Mã Hầu Lưu không mất người đổ máu. Hy vọng tài đức khả năng của quý huynh, tỷ, đệ lần này bắt trọn vẹn bọn ăn bám Nam Việt. Một lần nữa quý huynh, tỷ, đệ vận dụng hết trí tuệ nhằm trợ lực cho hiền huynh Đỗ Trọng Chí đánh chiếm các sào huyệt dư đảng tại núi Trùng Sơn, gồm có dư đảng Trùng Sơn, Hà Điền, Long Thái, sào huyệt của Lê Chí tại núi Ba Sao, riêng sào huyệt Trà Bích Sơn đã ly khai Mã Hầu Lưu, nay thuộc về Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam, dùng lực lượng này đánh các huyện lân cận. Cẩn bút HPB.
 
Hoàng Phi Bằng viết luôn một giản biên gửi riêng cho Đỗ Trọng Chí :

        ― Đỗ huynh cùng toàn thể huynh đệ tam phân bộ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Nam kính. Tại hạ tiếp nhận được tin vui mừng, cảm kích quý huynh đệ cùng mục phiêu diệt bạo từ gian, một lòng hầu hạ Lạc dân được đời sống cơm no áo ấm, sơn hà an ninh.

Đỗ đại huynh tin cậy quý huynh, tỷ, đệ như đại huynh Hoàng Phi Hạ, Lý Bình Trung, Chu Thông, Đinh Anh Thi, Xuân Giao, Lệ Thanh cùng nhau hợp lực hội ý đưa ra một hành động chung, nhằm dụng binh trên thế mạnh nhưng phải hoàn toàn bảo mật, đánh nhanh rút khẩn, đứng trước kẻ thối nát không hề náo động, mọi việc mới thành công. Tại hạ ước mong dẹp hết loạn huyện phủ tham ô, ngày ấy không xa quý huynh đệ cùng tại hạ diện kiến, đôi lời cầu hiền như khác nước, đại huynh cùng đệ sống tốt vì một đời người như thoi đưa, như cỏ mọc một mùa. Giản biên này thay lời giao hảo, chúc sức khoẻ, hẹn ngày trùng phùng vui thù tạc. Cẩn bút HPB.

Hoàng Phi Bắng tiếp nhận giản biên khẩn của Bạch Khẹc :

"– Hiền đệ, sáng nay La Tử Hiếu đã đến Nam Hải, tại nhà gian tế Mao Tùng Khố trong thành Phiên Ngung, bên Hán có tám người, bên Việt có sáu người, nguyên chức quân quan trong triều đình, người đứng đầu họ Giang tên Hồng Tư phó quan Cấm Tử Thành. Dự trù của họ bàn thảo hai ngày, vậy hiền đệ phải lên đường gấp. Cẩn bút Bk."

Sau khi chàng đọc giản biên, tự hỏi:– Tại sao lại khẩn ? Lòng không chần chừ xuất hiệu lệnh hai mươi sáu đại hạc chuẩn bị lên đường. Chàng liền nói :

— Thưa đại huynh, tiểu đệ lên đường, đại huynh xem giản biên này rồi ở động tự lo liệu mọc việc.

Hoàng Phi Khải xem giản biên nói một cách vội vã :

— Hiền đệ cứ lê đường, việc ở động có huynh lo.

Hoàng Phi Bằng phi thân lên hạc bay về hướng Bắc, trong đêm trăng mờ bốn bờ không gian vắng lặng, mưa sương đẩm ước núi rừng, gió thổi "vi vu…" những cành cổ thụ gác xít vào nhau phát ra âm thanh liên hồi "kẹt kẹt…" cảm giác rùng rợn, như tiếng mật mã của núi rừng đang trao đổi tin tức mỗi khi về đêm khuya khoát, cổ thụ lắc lư như thể bóng người đi tới, đi lui, thỉnh thoảng có tiếng voi rống, cọp gầm, chen lẫn với muôn loài công trùng đồng hòa tấu rừng ca, lẩn vào từng hồi tiếng hú của Bạch Khẹc gọi Hoàng Phi Bằng. Xa xa chàng đã nghe được dấu hiệu liên lạc, lòng vui mừng lấy con tu hú dây đáp lại :

― Đệ đã đến. Chàng cho bầy đại hạc đáp xuống bên cánh trái rừng ngoài thành.

Bạch Khẹc vừa gặp Hoàng Phi Bằng chưa kịp vui mừng, vội vàng nói :

― Huynh báo tin khẩn vì có nhiều lý do. Thứ nhất huynh không có cách nào khác hơn là liên lạc trực tiếp hiền đệ, nếu liên lạc bình thường thì hiền đệ sẽ nhờ Khải huynh, Thư tỷ, Túc tỷ lo việc này. Thứ hai việc này không phải ngon ăn như lần trước bắt được bọn thái thú Phúc Kiến. Bạch Khẹc nói tiếp:– Bọn gian tế Mao Tùng Khố sống trong thành Phiên Ngung hơn bốn mươi năm, y nắm tình hình ban đêm như ban ngày, hôm nay y đã lộ diện cùng tám người Hán kia là ai chưa biết rõ, có nghĩa là việc không phải nhỏ, còn phó quan Cấm Tử Thành họ Giang tên Hồng Tư, cùng sáu người quân quan trong triều đình, quả thực đây là một tổ chức bí mật có tầm cở chuyển đổi thế nước Nam Việt ! Vậy hiền đệ tính làm sao cho tiện hành động sớm. Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị chưa suy nghĩ ra hành động. Bạch Khẹc liền dục tiếp :

― Hiền đệ sao đứng như tùng bách vậy, sự thông minh trí tuệ của hiền đệ hóa ra hôm nay bị kẹt giỏ gà rồi hả, phải mở sọ dừa ra nhanh lên ? Tinh thần mỗ đã rối rắm lắm.

Hoàng Phi Bằng nghe Bạch Khẹc hối hả, lòng cũng băn khoăn, hay tay gãi đầu, rồi lấy một mẫu bánh nướng đưa cho Bạch Khẹc ăn, chàng nói khẻ :

― Đệ biết trong bụng hiền huynh đang trống rỗng, nên ăn bánh nướng này đi rồi mới tính được việc.

Bạch Khẹc lấy bánh ăn ngon lành không cần cảm ơn, rồi khen :

― Ngon lắm, mười ngày nay tại hạ không có thứ gì bỏ vào bụng, hôm nay có bánh bụng no, thấy hiền đệ được thêm một nụ cười, chắc hẳn hiền đệ sẽ cho ra đời một ý hay. Tại hạ đã ăn no rồi, đệ có ý kiến gì nói nghe nào ?

Hoàng Phi Bằng tuy lòng bối rối, nhưng vẫn ôn tồn, khẻ đáp :

― Huynh cùng đệ vào thành, rồi đi thẳng đến nhà của bọn gian tế Mao Tùng Khố, lúc đó mới rõ tình thế, mình tìm cách nắm được chủ lực của họ mới hành động, còn ở đây không thấy việc, không thấy người rất khó mà hành động, huynh phải tùy cơ ứng biến, cùng nhau lên đường gấp nhé ?

Cả hai phi thân vào thành, đêm khuya thanh vắng vào lúc canh hai, một khắc sau cả hai búng mình qua bích tường như hai bóng đen kỳ quái, đứng trên nóc nhà thì thầm :

― Hiền đệ à, đúng nơi đây rồi, đằng khia là sảnh đường của Mao Tùng Khố, còn ở đây là hậu sảnh đường của y, đặc biệt song song Tây-Đông lan có một con hẻm nhỏ, bích tường xây cao bố trí như một lối đi bí mật vào đường hầm, không biết dụng ý gì trong ấy.

Hoàng Phi Bằng nói rất nhỏ :

― Hiền huynh vào đường hầm ấy để tìm xem nguyên ủy của nó, hẹn gặp lại ở sảnh đường nhé ?

Bạch Khẹc gật đầu phi thân xuống đường hầm hun hút. Hoàng Phi Bằng cũng phi thân đi về hướng điểm hẹn. Hiện giờ tại sảnh đường còn chong một cây hồng sáp, leo lét chỉ đủ trang giành ánh sáng trong đêm khuya, khoảng đen lờ mờ. Chàng len lỏi vào được sảnh đường, một chân móc trên xà nhà treo lũng lẳng như con dơi, nhãn lực của chàng quan sát toàn cảnh, thấy vắng lặng. Chàng tự hỏi trong lòng:– Như vậy họ ở đâu, cũng có thể họ đi ngủ rồi chăng, hay họ đã đi trước mình một bước, thế là việc của mình không thành ư ? Trong lòng còn suy nghĩ mênh mang. Có tiếng của Bạch Khẹc gọi :

― Hiền đệ hãy theo huynh mau lên. Chàng nhanh như gió phi thân ra khỏi sảnh đường đi theo Bạch Khẹc vào con hẻm nhỏ, đến hầm mới biết lối đi bề ngang hẹp chỉ nửa thước đủ cho một người, thấy tình thế không an toàn nếu gặp một người từ trong hầm đi ra, chàng vội nhảy lên trần hầm đi bằng đôi chân và đôi tay. Bạch Khẹc thấy chàng đi để lòng cười thầm:– À đây là lối đi của Bạch khẹc mỗ, quả là hiền đệ của mình thông minh thật, nếu mà không đi như vầy thì khó tránh chướng ngại lắm, dĩ nhiên không thể nào phát hiện được ở trên đầu địch nhân có hiền đệ của mình.

Chàng cùng Bạch khẹc di chuyển rất nhanh, đã vào đến trung tâm hầm, ẩn mình trên phù điêu sơn đỏ chữ vàng, chạm trổ công phu, treo trên hai cây cột lớn tựa như cánh gà sân khấu, phần trước có chiếc ghế của gia chủ, hầm này kiên cố xây cách lòng đất hai trượng, trên mặt đất là một vườn hoa, cây cảnh có hơn sáu trăm chậu, mỗi cây cảnh hình thù long, lân, qui, phụng, ngoài ra còn có những con thú vật bằng đá nặng trên ngàn cân, chính những con thú vật này ngụy trang làm lổ thông không khí đưa vào hầm, chàng còn khám phá được một hẻm nhỏ khác ăn thông với sảnh đường trên. Mắt chàng quan sát, tai nghe tiếng nói từng người một, đặc biệt chàng phát hiện có hai hơi thở nội lực đã đến chỗ tận cùng của hai nữ nhân, chàng để ý từng hơi thở một, biết họ đang ở trên mái nhà nghìn qua hai lỗ nhỏ của ngói âm dương, chàng làm dấu hiệu cho Bạch khẹc biết để đề phòng hai người trên mái nhà, chàng ra ngoài để tìm hiểu địch hay bạn, chàng xuất chiêu phi thân một luồng "Thần Kinh Vô Ảnh" không tiếng động, chân chàng chưa đáp xuống mái ngói, hai tay đã thộp cả hai người, chàng xuất luôn một chiêu "Khí Hương Thủ" tỏa như khói mỏng, phi thân lên không trung ra khỏi thành đi thẳng vào cánh rừng, khi chân đáp xuống đất chàng nhìn kỷ mời biết là đại tỷ Lữ Thư và Công chúa Hương Trí Túc, chàng cười huề vốn :

― Thưa đại tỷ và Công chúa trong đêm khuya, địch hay bạn chưa biết vì vậy tiểu đệ vô tình phạm thượng xin thứ tha. Hoàng Phi Bằng thi lễ nói tiếp:– Tiểu đệ không ngờ đại tỷ và Công chúa giá lâm nay gặp lại chỉ cách nhau hơn tháng mà nội lực như đã đến tận cùng, tiểu đệ kính phục nhị nữ đại Long.
Hương trí Túc nghe Hoàng Phi Bằng kheo võ học của nàng tiến bộ nhành, nàng liền nhớ chân dung của Hoàng Phi Khải trong lòng bằng một nụ cười thân thương:

— Thưa sư phụ trẻ, võ học này có được cũng nhờ nhiều sư phụ dạy bảo như Khải, Bằng, Thư v.v… Nàng nói tiếp :– Chúng ta vào thành, trở lại tư thất Mao Tùng Khố theo dõi hành động của chúng, đừng để họ chạy mất, chúng ta không còn cơ hội tốt nữa đâu.

Hoàng Phi Bằng nghiêm trang liền thưa :

― Thưa đại tỷ, tiểu đệ vâng lời, bây giờ mình trở lại tư thất Mao Tùng Khố, khi đến đó quý đại tỷ chỉ đứng ở ngoài xem để tiểu đệ hành động, nội vụ hôm nay tiểu đệ sẽ trình bày sau, cũng như đừng hỏi tại sao tiểu đệ có mặt ở đây.

Hoàng Lữ Thư hiểu ý vừa cười nói :

― Được rồi ông tiểu đệ, tỷ đã hiểu ý rồi, vậy đệ tự do hành động, thôi chúng ta lên đường khẩn cấp. Cả ba cùng phi thân đến tư thất Mao Tùng Khố, bỏ lại sau lưng một không gian đen ngòm, Lữ Thư, Hương Trí Túc đến chỗ cũ để quan sát, riêng Hoàng Phi Bằng biến mất trong bóng tối không ai hiểu chàng đang làm việc gì và ở nơi đâu ?

Trong lòng của Hoàng Lữ Thư lúc nào cũng tin tưởng về tư chất thông minh của hiền đệ mình, đêm nay có sự hiện diện Hoàng Phi Bằng ở đây có nghĩa là việc bí mật này có người sau lưng đưa đường chỉ lối, nhưng không biết nhân vật ấy là ai ? Dĩ nhiên bên trong rất quan trọng cho nên hiền đệ căn dặn mình như vậy. Riêng về Trí Túc nhận xét võ học của Hoàng Phi Bằng:– Nhìn qua những chiêu thức "Thần Kinh Vô Ảnh" và "Khí Hương Thủ" quả là tuyệt học bí truyền nhưng không hiểu nguyên nhân nào huynh đệ họ Hoàng xuất cùng một sư phụ, trên thực tế môi trường võ học khác nhau, quả là khó hiểu. Suy cho cùng huynh đệ họ Hoàng có cùng một căn cơ chỉ một thời gian ngắn ngủi chín năm mà tiếp nhận võ học tuyệt thế.

Hoàng Lữ Thư đôi mắt theo dõi phía trong sảnh đường, trong lòng suy nghĩ mênh mang về hiền đệ Hoàng Phi Bằng, chính mình thay mặt Gia gia, Mẫu thân ở gần chăm lo sức khoẻ cho hiền đệ, cũng là dịp để hiền đệ truyền thụ võ học cho mình, quả thực đã trút hết võ học cho mình, nhưng hôm nay chính mình chứng kiến hiền đệ phi thân biến hóa kỳ dị, thế thì võ học đã ra cõi phi thường ư ? Lòng mừng vui nhưng còn nhiều ngạc nhiên khác mà nàng vừa thấy, không thể hiểu nổi chính Công chúa cũng phi thân như hiền đệ tuy có chặm một ít, lạ lùng thật sao mình không biết những chiêu thức võ học ấy ? Chăng nhẽ Khải huynh, Bằng đệ cùng học một sư phụ, thôi suy nghĩ nhiều cho đau đầu, có dịp mình tra khảo Khải huynh thì rõ ràng.

Hương Trí Túc trong lòng ngoài thân ấm áp vô cùng, bởi nàng đang liên tưởng tình yêu như một bảo vật thiêng liêng, bất chấp trong đêm khuya sương xa giá lạnh dù ước cả đôi vai dày đặc gió sương, nàng đã từng mượn bờ vai của Khải để đếm thời gian hồn mộng bay bổng, ngồi cạnh Lữ Thư đôi tay nàng đan lại buộc gút, nàng không còn cảm nghĩ gì khác hơn là ước mơ gặp lại chàng được hôn vào đôi tay của chàng thật nhẹ để cho tình mãi mãi hạnh phúc, rất tiếc đêm nay nàng ngồi một mình, giá như chàng ở đây mình cùng nhau phi thân như đôi tiên bay vào cung quảng, tuy rằng yêu nhau đã khá lâu nhưng chưa một lần nàm ôm nhau trọn ngày đêm, trong lúc nàng đầy ấp tình si, ngây ngất. Bỗng nghe dưới sảnh đường có mười sáu tiếng "bịch bịch" nặng nề như bao gạo từ trên vai người phu dịch quăng xuống đất.

Tâm thần Hương Trí Túc trở về thực tại, nàng tự hỏi:– Có phải Mao Tùng Khố chính là chủ Đường Kim Hoàng ư, còn Chung Phỉ Tùng nghề kinh doanh cầm đồ, có cả Cù Ma nổi tiếng may bào phục Hoàng gia, Lưu Kính Khâm kinh doanh ngũ cốc, Lỗ Khương chủ tửu lầu Giao Hà, còn lại bốn người Hán lạ mặt.

Nàng tự hỏi thầm:– Tại sao lại có quan quân triều đình ở đây như Giang Hồng Tư nguyên là phó chỉ huy Tử Cấm Thành, Hà Châu Tứ quân quản thị vệ thành, Nguyễn Chi Phổ đạo giám binh Ngự Lâm Quân, La Thu vệ sĩ Cơ Mật Viện, Đỗ Trường Canh trưởng giám binh Hộ Thành, Trịnh Thành Công thủ bút phủ Quốc Công, Bạch Chung Hy phụ tá phủ Thừa Tướng, nàng tận tường từng mặt làm phản đang nằm la liệt trong sảng đường.

Nàng càng ngạc nhiên thấy một cột khói tỏa ra đen mù mịt phủ cả sảnh đường, tam khắc sau dưới sảnh đường người biến mất, chính nhãn lực của Hoàng Phi Khải mà còn không thấy mười sáu người bị thương do chiêu thức gì của Hoàng Phi Bằng.

Lữ Thư và Trí Túc cùng phi thân vào sảnh đường tìm kiếm khắp nơi không thấy vết tích để lại ; Lữ Thư biết hiền đệ của mình hạ thủ mười sáu gian tế rồi đem đi, nhưng không biết đưa họ đi ra lối nào.

Trí Túc mừng thầm, rồi nói :

― Thôi chúng ta đi ra khỏi đây về Hoàng cung sẽ tính kế sau.

Cả hai nữ hiệp phi thân thẳng về Hoàng cung, thấy trên không trung có một giản biên bay lão đảo từ từ rơi xuống như một con chim bị trúng tên. Lữ Thư phi thân đến lấy giản biên đọc cho Hương Trí Túc cùng nghe:– Thưa tỷ tỷ, Công chúa. Trước và sau khi nhập vào tư thất của Mao Tùng Khố, đệ vào cũng như ra bằng đường hầm bí mật. Nội vụ mười sáu tên gian tế và làm phản rất phức tạp, đây là một đảng của người Hán họ hoạt động đã ba mươi năm trước, tổ chức của họ lấy hội quán của người Hán làm nơi giao dịch. Đêm nay đệ bắt được những thủ lãnh của chín tổ chức đang hoạt động từ trung tâm thành Phiên Ngung lan rộng cả Nam Hải, còn bảy quan quân triều đình nội ứng làm phản, chúng là đầu não khuynh đảo triều đình, họ đã tiếp tay gian tế cho người Hán, bị mua chuộc bằng quí kim vô giá và nhiều hứa hẹn khác, nói chung đây là mười sáu cái vòi của con bạch tuộc Hán, rất bất lợi cho Nam Việt.

Thưa hiền tỷ, đây chỉ là khởi hành động cái vòi con bạch tuộc Hán, còn về La Tử Hiếu cũng chỉ là một cái vòi thường của con bạch tuộc đang bò đến Quế Lâm. Đệ kèm theo trong giản biên một danh sách đảng tịch của chúng để Công chúa tường. Hiền tỷ và Công chúa đem giản biên này trình tấu lên Hoàng thượng điện hạ. Đệ nhờ Công chúa, Thư tỷ tỷ chuẩn bị khử trừ bọn quan lại trong nội thành, còn các hội quán của người Hàn thì do Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung phụ trách. Cẩn bút HPB.

Trên đường về động Nam Khê Sơn, Bạch Khẹc hỏi Hoàng Phi Bằng:

― Hiền đệ đã chứng kiến bọn làm phản đang thảo chiến sách ngoài đánh vào, trong đánh ra, dưới đánh lên như vậy biên giới Lĩnh Nam từ Động Đình hồ sẽ bị người Hán gặm nhấm chiếm dần dần cũng có thể chiếm toàn bộ, vậy hiền đệ có những dự tính gì và phải đối phó thế nào ?

Hoàng Phi Bằng vốn sinh ra đã tự rèn hoài bảo, liến đáp :

― Thưa đại huynh, thế gian lúc nào cũng có chiến tranh do hữu nhân có hữu dục, hữu dục ắt hữu tranh, hữu tranh ắt hữu chiến. Một khi chinh chiến đối diện địch nhân "vong mệnh chi độ", cho nên mỗi Lạc dân cần phải có một luồn năng khí để đối phó với tình hình hiện nay, mỗi Lạc dân phải có trách nhiệm đối với đất nước. Phận làm Lạc dân trên dưới một lòng "Hiền dân thục đức tú ngoại tuệ trung".

Riêng triều đình phải có bản lĩnh nếu không lớn thì phải tận lực, vận dụng mọi phương tiện từ nội lực đến ngoại lực, ngày đêm mài gươm giáo, tăng cường võ đường. Ngoài ra còn thôi thúc toàn Lạc dân đứng trên tinh thần Bách Việt để tồn tại. Đệ nghĩ làm trai nợ nước khắc sâu tiếng gọi hồn ông cha, tay đao kiếm và nghi nhớ bảo vệ Lĩnh Nam từ Động Đình hồ, phía bờ Nam giang Dương Tử, còn gọi là ải Nam Quan. Một tất đất không được mất về tay quân cuồn khấu Hán. Đệ quyết định nhuộm máu Hán trên đầu kiếm thép, tay kiếm này là vật cản trở lối đi của quân thù, kiếm linh này rửa hận cho đất tổ, kiếp sinh này không thẹn nghìn thu, có thác cũng không thẹn với trăng sao, mặt trời là trượng phu không thể đứng nhìn cuộc thế, dù phải chết cũng để đất Việt thầm nhớ thương, kiếm này mài dưới ánh sáng mặt trời, cả dưới bóng trăng sao, kiếm này đứng thẳng tại bờ ải Nam quan Động Đình hồ, chỉ lối cho người Hán thấy quay đầu về đất Lĩnh Bắc.

Đôi vai thanh xuân cùng thanh kiếm này đã nung đúc bằng huyết quản Bách Việt, không nan từ chết sống, kể từ đây một tay kiếm diệt kẻ tham sống nối giáo cho giặc, một tay đao diệt loài chó sói Hán gian. Nếu mai này tại hạ có làm ma cũng không nhục kiếp sinh, khi thác đôi mắt này làm cho kẻ thù phải khiếp vía vì đó là đôi mắt Đệ hận người Hán muôn đời. Là dân Bách Việt không hề khuất phục cuồn khấu Hán tham tàn. Tay kiếm chỉ về hướng Nam để nuôi hy vọng mai sau có anh hùng mài kiếm báo phục giang san và hỏi tội người Hán.

Bạch Khẹc nghe hiểu hết ý, xúc động thầm:– Từ ngày mỗ chính thức xuất hiện kết nghĩa huynh đệ với Hoàng Phi Bằng, tuy đã biết tư chất văn võ song toàn, đức hạnh hơn người, thông minh tuấn kiệt, nhưng đến hôm nay mới nghe từ đáy lòng cương trực của người phi thường, lòng người như nước thủy triều bạc sóng cuộn dân lên từng lớp, đuổi theo tiếng vó ngựa lướt dặm băng ngàn, không há sợ sa trường thiên binh vạn mã, đó là ý chí và hành động lương tâm. Mỗ chọn kết nghĩa một hiền đệ không lầm và trao kho tàn U Việt mà không hề ân hận.

Trên đường về động Hoàng Phi Bằng suy nghĩ:– Ta tuy đọc trăm thiên sách, nhưng không sống lâu năm bằng Bạch khẹc, một bước đường của Bạch khẹc là một pho kinh sử tự nhiên, tuy là loài vật nhưng không phải lấy đó làm khinh khi vật, sách có câu "Cứu nhân nhân oán, Cứu vật vật ơn" thế mới biết con vật có cái tình nghĩa sau sắc của nó, đối với Bạch khẹc thì ta đã thấy cái túi thông minh kỳ lạ, nhân đây mình luận bàn thử về Triệu Vũ Đế may ra học hỏi được phần nào kiến thức chăng. Chàng hỏi Bạch khẹc :

― Thưa hiền huynh, chúng ta đang hành hiệp vì mục đích xây dựng cơ nghiệp cho nhà Triệu hay cho Bách Việt ? Hiện nay đệ chưa rõ nguyên nhân vì vốn đệ hàng động theo gương ông cha, chứ chưa tự mình làm chủ hành động theo suy tư.

Bạch Khẹc vô tư không cần suy nghĩ đáp :

― Câu hỏi của hiền đệ rất hay lắm. Ngày mỗ chào đời trái đất này còn nhiều hoang vu, mỗ cũng không biết cha mẹ là ai ! Sinh ra đã sống tại U Việt, vào lúc Việt Đế Câu Tiễn ở đày tại xứ Ngô, thì mỗ được Người cho đi theo, sau này Người về lập lại ngôi Đế, đến hai mươi lăm năm sau có trận chiến nước Sở, từ đó nước U Việt bị xóa tên.

Bạch khẹc xúc động, lời ngập ngừng, nói tiếp:– Đến trăm năm sau thì nhà Triệu tập hợp được đại Bách Việt lập ra nước Nam Việt, xưng Vũ Đế đối phẩm với nhà Hán Đế, những lúc ngoại giao Triệu Vũ Đế xưng với Hán Đế là "Lão phu" Đúng là Triệu Vũ Đế anh hùng mở đầu cơ nghiệp cho nước Nam Việt, công ấy to lớn lắm, ngày sau không có một ai làm được như Vũ Đế. Nhất là giữ vững bờ cõi, giữ quốc thổ bền vững, giao thiệp với lân ban hòa hảo, cai trị bằng hòa chính và nhân đức, có như vậy thì người Phương Bắc dẩu có trăm phương ngàn kế cũng không tài nào ngấp nghé được Phương Nam. Thế mới biết sức mạnh của Bách Việt do Triệu Vũ Đế vận dụng đến cao đỉnh, tạo được một cõi trời Nam thái bình có giềng mối độc lập cho tộc Bách Việt. Theo suy nghĩ của huynh, U Việt Câu Tiễn Đế và Nam Việt Vũ Đế là hai nhân vật đáng kính, nhưng ở Nam Việt Vũ Đế có hoài bảo lớn hơn và thực hiện thành công hoài bảo của mình.

Hoàng Phi Bằng ngắt lời của Bạch khẹc :

― Tại sao Triệu Vũ Đế không tiết lộ nguồn gốc xuất thân từ U Việt của mình, có như vậy thì người dân Nam Việt mới nhìn nhận Triệu Vũ Đế là vua Việt chính thống ? Huynh phải hiểu người Bách Việt coi trọng nguồn gốc quê cha đất tổ. Thử hỏi Triệu Vũ Đế là một Hoàng Đế có đủ tư cách công bố thân phận của mình, như vậy thì người Hán làm sao mà đánh lận con đem được ! Còn nữa mai sau nhà Triệu sẽ khó mà ước định được sự nhìn nhận của Bách Việt !

Bạch khẹc xác định :

― Điều này hiền đệ nói rất đứng, nhưng chỉ biết một mà không thấy hai, sỡ dĩ Triệu Vũ Đế không nói sự thuật về gia phả bảy đời công thần Lạc Việt, chỉ vì lý tưởng yêu dân phế thân, chủ đích tập hợp Bách Việt, lập ra mẫu quốc thịnh vượng, thanh bình. Khi đất nước bền vững như núi Thái Sơn thì Người tuyên bố cũng không muộn màn. Triệu Vũ Đế thừa biết khi công bố gia phả thì lập tức nhà Hán có cớ tức thì Nam Việt khó tránh Kiết˗hung, họ sẽ xua binh kéo mã vào Nam Việt, không khác nào bảo nhà Hán giày xéo cơ đồ Bách Việt, chỉ có những người thông minh mới thấy được nghĩa cử cội nguồn Bách Việt ở trong thân thể của Triệu Vũ Đế mà thôi ! Chúng ta không nên trách Người mà phải thương mới đúng vì Triệu Vũ Đế nhận trách nhiệm hy sinh để đổi lấy cái mai sau cho Bách Việt. Chúng ta biết đó người Hán đã đồng hóa các dân tộc khác, chỉ còn Bách Việt là chưa bị đồng hóa mà thôi, cũng vì lý do đơn sơ là người Hán chưa tìm ra gia phả của Triệu Vũ Đế, thực tình mà nói không có Triệu Đà thì người Hán đã đồng hóa Bách Việt từ khuya rồi.

Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp :

― Thưa hiền huynh, hiện nay người Hán và người Bách Việt cùng một suy nghĩ rằng Triệu Vũ Đế là người Hán vì vốn là tướng nhà Tần, quê lại ở Chân Định, mộ bia ông cha táng ở đó, có phải thế không ?

Bạch khẹc hiểu ý, đáp :

― Người Hán có quyền suy nghĩ luận bàn tốt xấu hay hư thật, nhưng cái quan trọng là nội thể của Triệu Vũ Đế chính là máu đào dân U Việt, hy vọng nội thể của Triệu Vũ Đế là kho tàng tâm linh của Bách Việt, thà chết đem theo không công bố gia phả, đó là có nguyên nhân mặc tình mai sau phê phán Người như thế nào cũng được ! Theo huynh nghĩ, Triệu Vũ Đế mưu cầu Nam Việt cường thịnh và nhất quyết cự tuyệt sự đồng hóa của người Hán. Cho nên bất cần miệng đời chụp mũ người Hán, cũng không nhất thiết phải để lòng mà đính chính vì thế có mấy ai hiểu nổi nội tâm của Triệu Vũ Đế.

Trên thực tế Triệu Vũ Đế là thế này, buổi sáng U Việt về tay nước Sở, tức thì buổi chiều Sở-Hán chiến tranh, dân U Việt tán loạn mượn đường cương giới để chạy qua nước Sở, rồi qua Hán cuối cùng về Động Đình hồ là đất tổ Lĩnh Nam để định cư, khi ấy Mẫu thân của Người bị kẹt lại tại biên giới Hán-Sở, lúc này Triệu Vũ Đế mới chào đời đúng vào thời ly loạn, thì gặp được ân công họ Triệu đem về Chân Định nuôi, nhớ rằng lúc này Chân Định không thuộc nhà Hán, Mẫu thân của Triệu Vũ Đế chỉ có một ước nguyện nuôi con khôn lớn nên người phải chấp nhận tá túc tại đây.

Hoàng Phi Bằng tuy đã nghe Vũ Đế tường thuật đời riêng mình, nhưng không bằng sự xác định qua trung gian gần hai thế kỹ, nay chàng tận tường nghe Bạch Khẹc lý giải. Hoàng Phi Bằng liền đưa ra một vấn đề khác :

― Nếu luận về Triệu Vũ Đế thì phải luận đến An Dương Vương, thử hỏi An Dương Vương từ đâu đến, có phải ai ai cũng công nhận người đến từ nước Thục không ? Nguyên là Thái tử Thục Phán.

Bạch khẹc không ngần ngại đáp :

― Đúng vậy, chính Thục Phán xua quân xâm lược nước Văn Lang tiêu diệt Hùng Vương đời thứ mười tám, Người nhảy xuống sông tuẫn tiết.

Thục Phán lên ngôi lấy hiệu An Dương Vương được mười sáu năm trị vì, Người trông cậy vào thế lực Thục để trị nước Nam, sinh hoạt toàn dân không phát triển, chỉ xây dựng được một Loa thành, An Dương Vương không mang dòng máu Việt, cai trị theo vương pháp Tây Thục cho nên suy nghĩ đóng khung, khép kín, người lập quốc chỉ phòng thủ không chủ ý phát triển, cũng nên nói một cách khác Triệu Đà đánh Thục Phán chứ không phải đánh người Việt, à còn nữa Triệu Vũ Đế ảnh hưởng tộc U Việt và một thời sống trong đất Hán có suy tư thông thênh, nhờ vậy ông biết vận dụng lý thuyết "Bài Hán Phục Việt", để mở rộng và độc lập Phương Nam, đồng lúc Triệu Vũ Đế ban chỉ dụ lưu truyền văn hiến Hùng Vương trong dân gian và bồi đắp bề dày cho văn hiến Bách Việt, thử hỏi ông là tội nhân hay là Người để ta ngưỡng mộ và kính ái ?

Hoàng Phi Bằng, Bạch Khẹc nói chưa hết suy nghĩ đã về đến cửa động Nam Khê Sơn, Hoàng Phi Bằng tiếc trong lòng vì câu chuyện Triệu Vũ Đế còn dài, chàng công nhận Bạch khẹc đã từng trải kinh qua nhiều thời cuộc xưa và nay. Chàng tự hẹn:– Sẽ có dịp bàn luận thêm về Nam Việt Vũ Đế.

Đại hạc bay ngày đêm về đến động, thảy những tên gian tế Hán–Việt xuống đất. Hoàng Phi Bằng lấy "Vân mẫu đơn" búng vào hai mươi đại hạc để hồi sức. Chàng lấy tu hú ra lệnh cho đại hạc về lại động Lạc Việt và nhờ Bạch khẹc về động gọi mười con đại hạc khác đến Nam Khê Sơn.

Bạch khẹc cùng hạc bay hút vào mây xanh. Chàng hội ý với Hoàng Phi Khải đề nghị :

— Bằng hiền đệ xuất ba chiêu "Công Quyền Lĩnh Nam" đẩy tất cả những tên gian tế Hán–Việt lên động trên.

Hoàng Phi Bằng vâng lời, chàng phân ra hai loại người, mười sáu gian tế Hán giam tại hai khu động vũ khi, còn mười hai tên nghịch phản triều đình giam tại khu lẫm. Sau khi giam những tên gian Hán, ác quan Việt. Chàng ngồi tính sổ tổng cộng hai mươi tám người Hán lẫn Việt. Công việc giam tù nhân đã hoàn tất, chàng xuống động dưới.

Hoàng Phi Khải liền hạ bút viết biểu chương tấu về triều :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, Lạc dân Hoàng Phi Khải, Hoàng Phi Bằng dâng biểu tấu. Chúng Lạc dân đích thân bắt toàn bộ đồng đảng làm phản tại Phiên Ngung thành, tổng cộng trước sau hai lần mười sáu gian tế Hán, mười hai quân quan Việt làm phản. Nay tạm giam tại nơi cư ngụ của thần dân. Thần dân đang tìm hiểu hành động của đồng đảng để trình tấu Hoàng Thượng. Sau khi được đầy đủ chứng cớ, thần dân sẽ cho gian tế Hán trở thành vô dụng, sau đó cho họ về nguyên quán, riêng những đồng đảng quân quan Việt làm phản đưa về triều đình phán xử, nhất là trao cho họ trách nhiệm làm chỉ điểm để bắt hết tàn dư, sau đó tùy nghi Hoàng Thượng trừng phạt răn dạy quần thần. Thần dân ước gì đích thân cung thỉnh xa giá Hoàng Thượng đến nơi xem tận tường những gian tế Hán cũng như đồng đảng làm phản. Lạc dân cẩn bút HPK và HPB .
Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com

Hồi 6
Lạc dân muôn triệu bản làng
— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét