Phương Trời Bách Việt - Chương Mười Tám ( Huỳnh Tâm )

Trang sử xưa ghi chép dòng Lạc Long

Những bóng mờ xuất hiện không ai khác hơn là Lữ Thư, Chu Thông, Đào Phụng Châu, Chu Thiện, lấy trước thời cơ không bỏ lỡ cơ hội nào, phi thân xông pha mạnh vào cạnh sườn Phải quân địch. Chia thành hai lối Thủ đón trước đầu phục đích, Công đánh hậu chận đường binh địch rút lui, dụng tâm lý làm quân địch núng thế, không cho các tướng Hán biết thế trận.
Lữ Thư có trách nhiệm mũi nhọn tấn công, chỉ vài chiêu kiếm đã lấy được thủ cấp của tướng Hán tên Trang Tú Cảnh, còn Chu Thông hạ được phó tướng Mạnh Đào Hồ. Đào Phụng Châu trừ được phó tướng Mao Dự. Chu Thiện dẫn Cần Lĩnh binh đuổi theo địch, cuối cùng quân Hán chạy qua Dương Tử giang, chiến lợi phẩm vô số, đáng kể nhất là lương thực, ghe thuyền. Cờ thắng trận kéo lên tại phủ Tòng Giang.
Trịnh Đình Thông, Đỗ Trọng Kha, Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm hộ vệ Chu Thông Được thủ thành Nhạc Dương. Mặt trận hướng Đông, lực lượng quân Hán nhiều tướng binh mã cường, Hoàng Phi Bằng trấn thủ ở đây đang dụng binh pháp "Hành Hỏa" theo đồ trận ngũ sắc. Chiến trường khởi động mạnh từ thời Dậu, quân Hán chạm phải mai phục trong lòng trận, rồi quân binh Nam Việt đánh phá ra Đồng Tương, hiệp lại với cánh quân hướng Tây đang tấn công mạnh vào, quân Hán không biết ở đâu lại xuất hiện thêm một cánh binh trấn thủ hướng Đồng˗Tương do Trịnh Trường, Xuân Giao, Lệ Thanh, Đào Phụng Anh. Những cánh quân Nam Việt tiếp tục di chuyển theo binh pháp "Hành Kim" tứ hướng bỗng phát hỏa đốt cháy trong trại quân binh Hán, biến thành biển lửa, quân binh và tướng Hán khiếp vía hồn phách bỏ xác chạy tán loạn, thương binh nằm la liệt, quân lương, quân dụng cháy rực trời, quân Hán mới lâm trận mà đã vươn cao cờ trắng đầu hàng toàn bộ trên chín tướng hai mươi ngàn quân binh. Trước khi quân Hàn vào Truờng Sa không khác nào con Hổ, đến lúc binh bại tướng liệt như con Mèo bệnh.

Một chánh quân khác của Nam Việt do Chu Thông Được thống lĩnh xuất trận phá Hán, theo trận đồ "Kim Hỏa". Từ thành Nhạc Dương tướng quân Chu Thông Được ra lệnh, phân phối khăn quấn cổ ngũ sắc Trắng, Đen, Xanh, Vàng, Đỏ cho quân binh, khi có cờ lệnh xuất hiện màu nào là tức tốc quân binh phải thay đổi khăn theo màu cờ lệnh.

Năm ngàn quân binh khăn màu Vàng của Nam Việt xuất trận tiến ra khỏi thành Nhạc Dương, đánh bật một cánh tàn quân Hán dưới trướng của phó tướng quân Thạch Cửu chạy từ phủ Tòng Giang. Tướng quân Nam Việt, Chu Thông Được lấy trước thủ cấp tướng Hán Thạch Cửu. Cùng lúc tướng Chu Thông Được xuất lệnh bổ sung binh Hán vào lực lượng binh khăn Vàng, chia thành hai đội khăn Vàng cũ và mới, quân kỷ nghiêm lệnh, trên đường tiến quân toàn quân binh không được nói năng dù nửa lời, lệnh đội binh khăn màu Vàng người Hán chuyển binh tốc chiến đi trước hai mươi trượng. Tin cấp báo quân Hán từ hướng Tây chia thành hai ngã một tiến vào Đồng Tương đụng độ binh khăn Vàng Nam Việt, một tiến về Nhạc Dương đụng độ với quân khăn Vàng người Hán, thế trận kế sách nghiêng hẳng về Nam Việt, nhờ chọn kế hoạch tráo quân khăn Vàng, trận chiến long trời lở đất Hán đánh với Hán tại Nhạc Dương, đưa đến tổn thất toàn bộ đại quân binh Hán. Giám binh Nam Việt cho biết chỉ còn một phần rất nhỏ quân binh Hán vượt qua Dương Tử Giang.

Tướng quân Chu Thông Được xuất hiệu lệnh cờ Xanh, lập tức toàn quân thay đổi khăn màu Xanh quấn vào cổ, tiến quân vào cánh cửa mở cho quân Hán. Bốn tướng trẻ Nam Việt như Văn Hảo, Đào Phụng Thương, Trịnh Đình Thông, Đỗ Trọng Kha điều quân theo cánh quạt đánh thẳng vào tiền đạo của quân Hán. Thế tiến quân bất ngờ của Nam Việt thọc sâu vào quân địch làm tướng binh Hán phân thân nhiều mãnh, quân Nam Việt diệt từng phần một quân Hán, sau đó các cánh quân binh Nam Việt phối hợp thành lực lượng, lấy yếu dụng mưu làm mạnh, cộng vào độn giáp đồ trận, thế đánh chẻ tre, địch quân Hán không tiến chỉ thối lui cuối cùng bỏ chạy như con Thổ khở.

Những trận chiến vừa qua cho thấy dân quân thiện chiến của Nam Việt rất hào hùng đã chứng thực tinh thần ái quốc Bách Việt. Quân Hán thừa biết quân Triều đình Nam Việt còn chưa xuất quân lực lượng chính qui và cũng không biết quân Nam Việt đang ở đâu. Hiện giờ quân tướng Hán hoang mang và khá nhạy cảm đã vào đất Vam Việt ắt khó lết bết thân về Hán. Quân Hán nhận được tin cấp báo có quân khăn Xanh nội công ngoại kích, không biết lý do nào đồng đội Hán đánh nhau sinh tử, sau đó biến mất. Tiếp theo xuất hiện khăn Xanh binh hùng mã cường, đi đầu ngũ tướng chánh khí kỷ phong, soái kỳ tung bay tiền đạo, theo sau vó ngựa mịt mù cát bụi, không khác nào đại thành đang di chuyển. Tả đạo tướng Văn Hảo thọc sâu vào tiền đạo của địch như chốn không người, còn tướng Hán tưởng quân nhà ra đón tiếp, quân hai bên so vai chen nhau trận cài răng lược, Văn Hảo thúc mã vào trận lòng tự thầm:– Mỗ không được chùn tay trước tướng nhà Hán, quyết định lấy nhiều thủ cấp tướng Hán càng tốt. Chàng thuận tay xuất luôn ba chiêu kiếm lấy được thủ cấp tướng Hán tên Liêu Thừa và hai tướng Hán khác một Tả, một  Hữu đồng số phận đi chầu Diêm vương. Văn Hảo không chần chờ, xuất lệnh :

― Tất cả quân binh mã tráng khăn phục cổ Xanh, mau tiến qua bên Tả địch.
Lúc này toàn quân dân Nam Việt hạ trại ngơi nghỉ, thấy Hoàng Phi Bằng ngồi trên mô đất cao đang lập phép trận đồ độn Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mới biết trận đầu thắng quân Hán tại phủ Tòng Giang, và những trận kế tiếp đều nằm trong tính toán của Hoàng Phi Bằng. Phi Bằng liền xuất lệnh cho Lữ Thư đến cánh quân hướng Đông tiếp tay cho Mân Việt Vương Chu Thông Được, sau đó còn thời gian đến hộ giá Vũ Đế, số quân còn lại phân công trợ chiến Nam Việt Vũ Đế. Hoàng Phi Bằng nhắc đi nhắc lại nhiều lần để Lữ Thư am tường chiến trường:

― Tỷ tỷ nhiệm vụ bảo vệ tướng quân Chu Thông Được, cảnh giới cao nhất của binh pháp là "không chiến mà bại người" tránh tình trạng nhân hải, khi chuyển quân đến Đồng Tương, đêm thứ ba có con hạc đi ăn đêm, tức tốc đánh vào doanh trại địch Hán, tuy có nhiều trở ngại nhưng cuối cùng vẫn lấy phần thắng trên tay, Tỷ nhớ không thể làm sai lời của đệ.

Lữ Thư đến nơi hộ giá Chu Thông Được. Nàng thấy trong trận có một tướng Nam Việt, Đông Tây đột phá phòng tuyến địch, thân cốt thần võ, hữu dũng mãnh phi thường, hai đuôi chéo khăn Xanh bay phất phới trước gió, thế trận thượng phong đối địch. Một chiêu kiếm, một chiêu quyền hai tay tiếp ứng với nhau, hai chân di động như rồng bay ẩn hiện, cứ thế quần thảo làm tướng Hán họ Dương tên Hối phải khiếp sợ. Nàng để ý võ học tướng quân Nam Việt này không phải là hèn kém, kiếm pháp rất lạ chưa từng thấy. Nàng hỏi thúc phụ Chu Thông Được :

― Thưa Thúc Phụ, tướng quân đang đấu với tướng Hán xuất thân danh gia võ học thế nào, có thể cho nữ nhi biết không ?

Chu Thông Được hiểu ý, liền cười nói :

― Nữ điệt đã thấy đó, người tướng này họ Văn tên Hảo cháu chín đời của tướng Văn Chuẩn. Từ khi U Việt bị nhà Sở chiếm, cả họ Văn xuôi Nam lập nghiệp tại Trường Sa, riêng gia đình này có tất cả bốn anh em thừa kế nghiệp tổ văn võ lưỡng toàn, người đời tặng danh hiệu Văn tứ hùng. Người này là nhất hùng vẫn chưa lập gia thất. Văn tứ hùng nguyên là tướng quân tại phủ Mân Việt Vương ngày trước, sau khi Thúc Phụ bị người Hán ám hại, Văn tứ hùng triệu tập dân quân, luyện tập binh mã dự trữ lương thảo chuẩn bị phục nghiệp Mân Việt, nay là dịp Văn Hảo tứ hùng xuất binh trừ giặc Hán.

Nàng nghe Thúc Phụ nói xong xin phép lui về trại, lúm khúm bước đi mà lòng trồng tình ý. Đến chiều Việt˗Hán lui quân binh mã về trại dưỡng binh, cố thủ.

Tiết trời xuống thấp lành lạnh, trăng mới nhô lên ánh sáng vằng vặc, bước chân nàng lầm lũi nhẹ đi tới, đi lui trong lều trại. Lữ Thư suy tư về một hình ảnh đang vầng dương quang chiếu tia nắng đầu, khiến rung động trong lòng nàng kỳ lạ, nàng muốn xua đi sự suy tư về một người xa lạ, nhưng nó vương mãi trong tâm trí của nàng hình ảnh dũng tướng không phai, dù có tiết trời đêm đông giá lạnh nàng vẫn cảm thấy có sức ấm đâu đây.

Lữ Thư thả bộ đến gần ngọn thác khổng lồ xem nước đổ "ầm ầm" bụi nước bốc lên bay theo gió phủ giăng óng ánh, nàng thấy phía trước là núi rừng chon von hùng vĩ, trong tiếng reo của thác nước có ẩn chứa khúc ca tình tự nước non, khiến bất cứ ai cũng chung lòng với suối, khi đối mặt với suối tự nói hướng lên tận cõi tình không văn tự nào diễn tả hết lời ca của suối, nói chung trong văn võ cũng có tiếng suối reo chuyên chở chánh khí, chí hùng, nàng cùng thiên nhiên chân bước đều, mặt cho bụi nước thấm ướt sũng vạt bào. Bỗng có tiếng động từ xa dội lại rồi đến gần, một giọng nam hỏi :

― Ai đó ? Tại sao đến đây vào giờ này, ai dám ngan nhiên đến mà không chào hỏi, nếu như các hạ đã vào miếu tại sao không thắp nhan hả ?

Lữ Thư đôi má hồng, diễm lệ tự dưng biến thành xám xịt, đôi mắt của nàng ẩn hiện khí âm u để đối diện địch... bởi người đối diện cắt đứt tâm tư thầm kín của nàng. Nàng từng tiếng nói tiếp:

― Ở đây là suối núi rừng, không phải là nhà riêng của ai, thì miễn chào hỏi, miễn thắp nhan dầu đèn cho miếu đền, không được hay sao ?

Văn Hảo nghe tiếng biết đây là một thiếu nữ, chàng đáp :

― Đúng thế, ở đây là hướng Tây doanh trại của quân binh Mân Việt Vương, đêm nay do tại hạ phụ trách canh phòng, không một ai được lai vảng, chỉ gian tế Hán mới có hành vi ngông cuồng, đến đây nạp mạng mà thôi, xin cho biết quý danh tánh, trước khi thành thi thể tại nơi này ?

Lữ Thư cất tiếng cười khanh khách đáp :

― Tốt lắm, muốn biết danh tánh của tại hạ cũng được thôi, chính danh Hoàng Lữ Thư, cũng vừa lúc nàng xoay lưng lại thì thấy Văn Hảo mặc giáp bào, đứng tư thế pho tượng thân pháp đồ sộ, lòng nàng lơ lửng trước chân dung vạm vỡ.

Văn Hảo ngạc nhiên nhìn thấy rồi lòng thầm nghĩ:– Đúng là nữ tướng Lữ Thư võ học phi thường, mà mình đã từng nghe danh nhưng chưa gặp mặt, tại sao nữ tướng lại đến đây, như một xuất hiện của vầng trăng, mang theo chân dung trầm ngư lạc nhạn, rồi chàng hỏi :

― Tại hạ thất lễ không biết Hoàng tướng quân đến đây, xin thứ lỗi.

Lữ Thư muốn trách, bằng một chuỗi cười trong trẻo như pha lê, đồng thời nàng cũng duỗi cánh tay ra một cách tự nhiên. Văn Hảo bất ngờ không tài nào ứng phó trước sự nhanh lẹ của đối phương, là đã thấy trên tay Lữ Thư cầm đai bào phục của chàng rồi. Cũng tiếng trong trẻo ấy và đôi mắt chim Phụng nhìn, khẽ nói :

― Chẳng có gì, không biết đó là thường tình, tại hạ cũng đã biết qua thân thế của Văn tướng quân, đúng là anh hùng tai nghe không bằng mắt thấy, từ lâu tại hạ để lòng kính phục Văn tướng quân.

Văn Hảo hơi bối rối vì đai bào phục bị mất vào tay Lư Thư, buột lòng phải ứng phó để không mất mặt, chàng nói :

― Tại hạ chỉ là "chim tìm tổ, người tìm tông" một hạ nhân rất tầm thường, không đáng gì để nữ tướng quan tâm, âu cũng vì thời thế nên tại hạ tạm dụng một ít võ nghiệp để báo đáp thù nhà nợ nước, nay đã biết thân phận thấp hèn xin nữ tướng đừng để lòng .

Lữ Thư cất tiếng cười khanh khách, nói :

― Không được, ngưỡng mộ người khác chính là tự hạ mình, khi uống nước nóng hay lạnh tự mình biết không để lộ ra ngoài, tại sao các hạ lại có suy nghĩ xuống giọng trước nữ giới hả, như vậy trước quân Hán thì thế nào ?

Văn Hảo ngẩng đầu nhìn trời, rồi đối mặt đáp :

― Tuy nhiên tại hạ biết phân biệt hành động khác nhau giữa ta và địch, khi gặp đồng Việt thì chấp nhận không tính toán hơn thua. Còn đối với địch không thể nào chấp nhận sống chung với quỷ Hán, ngày trước ma quỷ Hán chiếm cứ cơ đồ U Việt làm cho mất nước, nhà tan hoang, dân lầm thang khốn khổ, mối thù này quyết không đội trời chung với Hán. Còn chúng ta là Việt thì không thể xa rời tinh thần tôn tộc, bởi vậy xuống giọng cũng không phải là quá đáng.

Nàng cũng muốn biết thêm về kiến thức văn võ của Văn Hảo, trầm tư một hồi lâu rồi hỏi :

― Thưa đại huynh tại sao Sở chiếm U Việt, đến nay Sở cũng không còn trên bản đồ Trung Nguyên.

Văn Hảo là một nho sinh ghi khắc sâu vào lòng bốn chữ ( Hận nước thù nhà ) nay có dịp chàng tuôn trào như suối reo, nhất là đứng trước một nữ hiệp danh phận không nhỏ, liền dẫn giải :

― Đúng vậy, khi nhà Sở chiếm U Việt được nam năm thì Sở suy vi, lúc này toàn dân U Việt nổi lên chống lại nhà Sở, Tổ họ Văn đời thứ ba được toàn dân và Hoàng thân đề cử đứng đầu binh mã khởi nghiệp, quả thực U Việt chưa đến nổi phải suy vong, lấy lại hơn ba phần đất tổ, lúc này Hoàng thân chuẩn bị lập Hoàng đế trị vì U Việt, nhưng không ngờ nhà Hán thừa lúc Sở suy vi trầm trọng, U Việt chưa lập vua thì Hán đưa quân tiến vào chiếm Sở, bảy tháng sau nhà Hán mới chiếm được phần đất U Việt, có nghĩa là Sở mất trước rồi U Việt mất sau, cho nên mới gọi là Hán chiếm U Việt mới đúng hơn.

Lữ Thư đôi mắt long lanh, lòng để ý nghe Văn Hảo kể lại chuyện xưa của đất nước, nàng rất thích thú khen :

― Thế à ! Tại hạ thán phục trí lự của đại huynh, thảo nào tướng quân kiệt xuất văn võ, tại hạ để lòng ghi nhớ.

Văn Hảo cảm xúc, phát ra một tia sáng trong lòng rất vô tư và tự biết mình khó tránh mỹ nữ, chàng đứng lặng lẽ, miệng khẽ đáp :

― Thưa nữ tướng, võ học của tại hạ tầm thường lắm, không chủ yếu để giết người, mà để ngăn cản người khác giết người, can gián người không được xâm phạm biên giới, tại hạ hằng tâm chỉ xin một tay cộng lực vào việc bảo vệ tôn tộc Bách Việt, không ngoài ý khác. Chàng nói tiếp theo suy nghĩ:– Cứ xem trong động này, tại hạ mới thấy Nữ giới không ăn theo gia thế, lấy tài năng thi thố với Nam giới, cho nên người ta không thể nói Nữ giới chỉ là mua thịt cá tặng thêm cái đuôi .

Lữ Thư từ từ đưa thanh kiểm vào bao rồi nói :

― Hay lắm, cõi đời này hiếm ai sánh bằng tâm chí của hiền huynh, muội xin hỏi huynh về tình riêng, nay hiền huynh niên kỹ là bao để dễ xưng hô.

Văn Hảo lại càng ngạc nhiên cau mày đáp :

― Tại hạ nay đúng hai lăm.

Lữ Thư điềm đạm nhoẻn môi cười :

― Hay lắm vậy từ nay gọi nhau bằng huynh muội cho tiện, huynh nghĩ thế nào ?

Trong mục quang Văn Hảo có phần suy nghĩ, một thoáng ý hiện trên nét mặt bâng quơ đáp :

― Ý này rất hay, nhưng tại hạ không dám vì thân thế quá thấp hèn. Cúi đầu mạng phép xin nữ tướng hãy xem xét lại tình huynh muội.

        Lữ Thư liền chớp hiện ánh sáng tình yêu trong đôi mắt, nàng thở nhẹ với tiếng nói của lửa tình đang đối thoại, nàng cố ý không muốn vũ trụ này quây hết vòng đêm, bởi hoa tình cờ nở trong đêm vắng lặng, giọng nói của nàng thỏ thẻ :

― Thưa hiền huynh xem đây là tình huynh muội không biên giới vì thấp hèn hay cao trọng, đã là người có ý chí thì không mang nặng cái vỏ xác thân tầm thường mà phải hướng thượng để nhìn mặt trời hay trăng sáng.

Văn Hảo cảm thấy lòng an tâm hơn, đáp :

― Nếu hiền muội cho phép thì tại hạ vâng theo.

Văn Hảo khám phá trong nét đẹp kiều diễm của Lữ Thư hiện dưới ánh trăng, trong đôi mắt Lữ Thư là luồn sáng từ suối hắt lên khuôn mặt của nàng, màu trắng hồng như thiên thần xuất hiện, có những vì sao đang quyện tỏa mây trùm chung quanh. Hồn phách chàng đang đi vào đại lộ tình yêu thênh thang, có thể lạc lối không về thực tại, đôi khi lòng chàng bay bổng phơi phới trên mây. Trong tâm hồn riêng của chàng nói:– Nếu mai này nàng lâm trận chiến bị thương, thì ta phải phi thân vào để cứu nàng, nàng nhất định phải sống bên ta. Khi ấy ta đặt nàng trên phiến đá cạnh bờ suối này, vận nội công hấp thụ cứu nàng, làm thuốc giải độc, những gì ta làm hoàn toàn trong ý thức tình yêu, nếu nàng cho phép bằng khả năng hiện có, ta hy vọng nàng sẽ để lòng hiểu được ý ta.

Bỗng có tiếng gầm gừ của sơn lâm từ xa vang dội lại, chàng hồi trí về thực tại, tự trách mình:– Quá tự tin về tình yêu, tại sao nhỉ, đúng là bồng bột trong tính sấu của tuổi thanh xuân, mình có ý niệm vô duyên thế này, từ đâu mà có nhẻ ? Văn Hảo lòng hơi thẹn biết mình không xứng đôi với họ Hoàng. Lữ Thư đọc được một phần nhỏ trong suy nghĩ của Văn Hảo, liền hỏi :

― Thưa huynh, khi đối diện với quân binh nhà Hàn thì phải thế nào, còn đối diện với Nữ giới thì phải ra sao ?

Văn Hảo nhoẻn miệng cười thật duyên dáng, chàng bình tĩnh hơn với giọng nói trầm ngâm, trước một câu hỏi có đến hai mệnh đề thù và đẹp:

― Người làm tướng đối địch không được tự phụ, kiêu hãnh, lấy phép điều binh để đón ra địch thủ, đây là việc không thể khuyết điểm trong đời làm tướng. Người làm tướng cũng để hết lòng vào quốc pháp, như hưng thì quốc vận thịnh, còn quốc pháp xuy đồi thì quốc vận diệt. Đứng trước địch thù thì ta vì Tổ Quốc lấy đạo văn võ hiến phương sách, duy chỉ có bốn luật. Nhất luật tuyệt "Tất Khinh", nhị luật tuyện "Tất Nghiêm", tam luật tuyệt "Tất Đỗ", tứ luật tuyệt "Tất Diệt" còn nữa "Quốc khuynh khả chính, Quốc nguy khả an, Quốc đỗ khả khởi, Quốc diệt tất không thể phục được" đó là dụng Đức pháp. Nói chung trọng quân và gét thù như ác, ở đâu có địch thù là có tại hạ. Còn liên hệ nữ giới thì khó nói vô cùng, bởi thế anh hùng khó qua tay mỹ nhân. Chỉ trừ phi gặp nhau trên một điểm khởi tình ý hợp, đôi khi có thứ tình yêu tao nhân thế ngoại, hay tình yêu bỏ chấp nhất và quên đi quá khứ, cũng có tình yêu rượu lạc vô vị nhưng khi có tri kỹ rượu sinh ra hậu, ngoài ra còn có những tình phụ đạo vì động tình hại thân hay xuy tình hại tâm. Ngoài ra thế gian còn hỏi tình là cái chi chi, có duyên không cần căn cứ, có thể thâm giao đương phối cho đến thiên Nam địa Bắc, đôi khi còn trải qua biết bao nhiêu hàn thử quán lạc thúy linh thiên tận, trong đó chứa chan tình và lệ, hỏi tình có biết bao mây mù che phủ cả lương tri để rồi biết yêu .

Người mình mến thương cũng là một tình yêu để định nghĩa chúng sanh thiên hạ, yêu giả, yêu nhân thì mới đúng chữ làm người yêu, còn quen nhau lâu ngày không thể gọi là hiểu nhau, dù mới gặp nhau chỉ cần nhìn trong ánh mắt là hiểu ý người, đó cũng là yêu. Theo huynh biết chỉ có tình yêu cao thượng nhất là "nhất nhật vi sư, chung thân vi sự".

Lữ Thư hài lòng tâm ý của Văn Hảo, nàng xem đây là cuộc hảo tình đồng hành trình, trên tình yêu và cả tính dân tộc. Trong năm ngày hưu chiến nàng cùng chàng thường gặp Mân Việt Vương trao đổi cuộc tấn công, ngoài ra hai người có những việc riêng mà người ngoài cuộc khó ai biết được, chàng có ý tìm hiểu nhiều về nàng, có ý gặp dịp tỏ lời xin phối ngẫu.
Hoàng Phi Khải đến chiến trường Đông tại phủ Băng Giang, đúng lúc quân Hán đang mở trận nhân hải lần thứ bảy, trước mắt thấy xác quân Hán chồng chất như núi, phơi dưới ánh nắng nóng bức, bị sình chướng đen bầm, phồng lên tròn như những con bò chết bên cánh rừng, tử thi thấm sương gió lâu ngày biến thành chướng khí, da tử thi bị nức chảy mở, chiến trường vẫn đằng đằng tiếp tục phơi thây xác Hán. Mỗi ngày quân Hán mở một cuộc chiến nhân hải, tướng Hán thí quân như loài thiêu thân, riêng khí thế quân Nam Việt vẫn kiên cường, quân tướng cùng nhau kết lại một lòng vừa thủ vừa tấn công, lúc cố thủ chiến bào là thành quách.

Mặt trận Nhạc Dương không còn đáng ngại, Hoàng Phi Bằng bổ sung Lý Bình Trung đến chiến trường biên giới Đông trợ lực cho Hoàng Phi Khải, vừa đến nơi thấy quân binh đi đứng btấ bình thường khó hiểu, hỏi :

― Thưa, Khải đại huynh, trận chiến này luận về quân số Nam Việt thua Hán hai mươi lần, về tướng Việt thì hơn Hán ba lần. Những ngày đầu trận chiến quân Việt tử trận nhiều, khó hiểu nổi nguyên nhân, vào giờ Dậu quân binh bị ngộ độc trên ba ngàn, đến giờ Tý quân Hán tràn vào Trường Sa, quân binh Việt không một ai chiến đấu được, tử trận tất cả xem ra là phi lý, riêng Tướng quân Nam bình hầu Triệu Hành Giả cùng binh mã chạy thoát khỏi nhưng bị bao vây tại núi Băng Đông. Nhờ có trận đồ Cung Hỏa mới giải vây được Triệu Hành Giả.

Cũng may phát hiện được Triệu Hành Giả chủ mưu bán quân binh Việt cho Hán. Vũ Đế xuất chỉ trảm y hôm qua để thị uy tướng soái ngoài chiến trường, trong vụ này còn có nhiều tướng quân khác bán khí giới, lương thảo cho Hán, không ngờ trận đồ Cung Hỏa chế ngự được quân Hán tiến công, tuy quân Hán có sức mạnh để thắng trước một bước nhưng vẫn bất thành. Những ngày qua nếu không có Thúc Bá, Thúc Mẫu, Gia gia Mẫu thân thì ở mặt trận này bất ổn, theo Khải huynh và Công chúa phải hộ giá Hoàng Thượng thế nào ?

Công chúa Trí Túc đáp:

— Lý đệ an tâm, Khải huynh không để quân Hán tiến gần doanh trại Nam Việt Vũ Đế đâu, võ học bất lộ nó có qui luật riêng, đến lúc chế ngự được các cuộc tấn công nhân hải của Hán. Trong chiến thuật này Khải huynh đang chuẩn bị toàn lực đẩy khối thịt nhân hải đổ rạp xuống đất chẳng khác nào cỏ rạ khô bị một lưỡi hái phớt ngang. Chiêu quyền của Khải huynh tuyệt đẳng tùy theo ý mà thu phát bất cứ lúc nào cũng thuần. Còn về y thuật, quân binh bị thương Khải huynh dùng hai bàn tay nhả ra nguyên khí để điều hòa nội tạng, rồi chuyển hóa chân nguyên áp song thủ vào hai kỳ huyệt sinh tử "huyền quan", những làn khói độc tỏa ra ngoài nhờ vậy quân binh Việt thoát khỏi tử thần, không thiệt hại nhiều.

Lý Bình Trung tự thấy có nhiều khó khăn cho Hoàng Phi Khải đang đương đầu với vạn quân Hán thiện chiến, tuy nhiên trong lòng vui mừng khen thầm:– Nơi này, mới là điểm chính của trận chiến, hy vọng thắng không bại trong tay của Khải đại huynh.

Hoàng Phi Khải tiết lậu mặt trận phía Bắc và Đông để cho Lý Bình Trung am thường nói :

― Lý hiền đệ chú ý, quân tướng Triều đình ngoài mặt trận thèm khác dục tình, dục kim, đó là cái bệnh khó chữa trị, cho nên có hậu quả như ngày nay, Tướng quân Tiền phong Đặng Hà Đàm thua quân Hán mới tự vẫn, tướng Hổ trung lan Võ Khố bỏ ngỏ chiến trường vì tự kỷ tài năng, làm tướng thiếu đức mới chết dưới đao tướng Hàn Bành Khậu, tướng Điện tiền Thái úy Triệu Long Ân cũng không hơn, nay mai Mân Việt Vương sử tử y thôi ! Giờ này mặt trận phía Bắc đã yên, chỉ còn mặt Đông và Đồng Tương.

Lý Bình Trung gật đầu đồng ý theo từng câu nói của Hoàng Phi Khải.

Lúc này binh lực quân Hán sầm sập tiến binh, khí giới lao tới tấn công thì gặp phải Hoàng Phi Khải xuất một ánh chớp xanh biếc nhoáng lên rồi vụt tắt, tức thì một lớp binh quân Hán ngã xuống, quân Hán cứ tiến lên từng đội hình như sóng vỗ vào bờ, rồi mỗi lớp thi nhau ngã gục.

Nam Việt Vũ Đế đứng trên đài chỉ huy phất soái kỳ hiệu lệnh cho tướng Nam Việt thần tốc tấn công, thấy Hoàng Phi Khải thúc quân trợ chiến, ông liền khẩu dụ :

― Lệnh diệt, nghĩ thế nào trước khi lấy quyết định diệt quân binh Hán.

— Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, thần đã bố trận rồi, chỉ cần Tiền đạo đứng vững vàng như bàn thạch.

Nam Việt Vũ Đế phi thân đứng trước Tiền đạo, tất cả tướng Nam Việt đồng phi thân theo. Hoàng Phi Khải tự thầm:– Mỗ lập trận đồ "Đại La Thiên Đế" (Lưới Trời) tiến vào hậu quân Hán, để cho quân Hán biết Nam Việt không thiếu nhân kiệt. Trong trận đồ có mở cửa Cửu Trùng hộ giá Thiên Tử, còn lại mười một cửa khép lại, tướng Hán đã xa vào tức thì bị kỳ Ngũ Tinh bao vây, tuy vậy cửa Cửu Trùng còn một sơ hở không đáng kể. Hoàng Phi Khải suy nghĩ tiếp:– Không muộn mỗ âm thầm bổ túc vào ngũ hành trận "Đại La Thiên Đế" cho được hoàn chỉnh hơn. Hoàng Phi Khải thấy trong trận có thay đổi ở cửa Cửu Trùng, chàng hiểu thầm:– Phi Bằng hiền đệ từ xa đưa ngũ hành khép vào trận cho được hoàn hảo hơn.

Tại trận đồ "Đại La Thiên Đế" Quân tướng Hán cũng không phải là kẻ hèn, biết lập trận đồ "Hậu Tiêu Chung" nhưng không phải là cao thủ của Hoàng Phi Khải và Hoàng Phi Bằng. Từ lúc mở ra chiến trường tất cả quân tướng Việt-Hán đã có quyết tử thắng thua tại trận biên giới.

Trong trận đồ Nam Việt Vũ Đế và các tướng quân Nam Việt trụ cung Càn. Từ xa Hoàng Phi Bằng và Bạch Khẹc cũng phi thân vào hộ giá Vũ Đế. Hoàng Phi Khải phân công trấn thủ trận đồ, tại Cung Càn rất quan trọng đã có Hoàng Phi Khải, Công chúa Hưng Trí Túc thị sát vận chuyển và trấn thủ trận đồ, tại Cung Khôn do Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng trấn thủ, tại Cung Khảm do Lý Bình Trung, Đào Phụng Thương trấn thủ, Cung Cấn do Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến, Lê Trung Kha trấn thủ, tại Cung Chấn do Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh trụ Cung Tốn. Phùng Nam, Võ Thu Hồ trấn thủ, tại Cung Ly, do Mạc Thu Tá, Nguyễn Tào Đang trấn thủ, tại Cung Đoài do Phi Bằng, Lý Bình Trung trấn thủ.

Ngoài ra Hoàng Phi Bằng còn khóa tất cả trận đồ "Hậu Thiên Cung" không cho quân Hán một cơ hội nào tẩu thoát, chàng điểm thêm vào trận ngũ âm, như Cung, Thương, Giác, Trỉ, Vũ trong ngũ âm có tác dụng hòa tấu tiển đưa quân tướng Hàn xuống chầu Diêm vương, ngũ âm do Xuân Giao và Lệ Thanh hòa tấu.

Quân binh Hán có trận đồ "Hậu Thiên Cung" Phó Như Thứ trấn thủ Bạch Dương, Tạ Kính Hương trấn thủ Kim Ngưu, Gia Hồ Bình trấn thủ Thất Nữ, Bình Ngũ trấn thủ Thiên Binh, Khưu Liên Khôi trấn thủ Thiên Át, Tăng Bạch Nhỉ trấn thủ Ma Kiết, Thái Ma Ma trấn thủ Thích Binh. Còn lại ba cửa Song Nhi, Cự Giải, Nhân Mã không người trấn thủ, quả là một trận đồ vô dụng.

Trận chiến Thiên Ma tại phủ Băng Giang bắt đầu. Hoàng Phi Khải miệng hô chưa trọn câu, chàng đã xuất chiêu "Hà Thanh Xà" như sợi lụa xanh lao tới Bạch Dương quấn lấy Phó Như Thứ, một tiếng rú của y thảm khốc vọng từ trong trận ra ngoài trận. Nội ngoài trận Hán thấy Phó Như Thứ giãy giụa, tắc thở tức thì và cũng vì tiếng rú này làm trận đồ quân Hán đổ sầm xuống đất mang theo nhiều quân binh tử trận. Công Chúa Hương Trí Túc xuất luôn bát quyền "Quyết châu môn" trong "Quyềt Thanh Công" võ học nhà họ Triệu, đẩy xác Phó Như Thứ bay ra ngoài trận đồ, binh mã Hán thấy soái tướng bay trên không trung rơi xuống đất biến thành bải phân trâu có tẩm màu phẩm đen.

Hoàng Phi Biên, Hà Thanh Phụng, Hoàng Phi Hạ và Hoàng Phi Tuấn trấn thủ Cung Khảm, tên tướng Hán đướng trước mặt là Thái Ma Ma, y bị trận vây hảm đánh mãi chưa biết bên nào thua thắng, nữ hiệp Hà Thanh Phụng bị một quyền "Hồng đan độc" kèm theo ám khí "Thạch sa" trong người nóng như thiêu đốt, bi thương khá nguy hiểm, miêng kêu khát nước, toàn thân đứng như cây cột nhà bất động, nhìn kỹ mới thấy giữa tam tinh của bà có một chấm đỏ rịn máu.

Hoàng Phi Biên biết Hà Thanh Phụng trúng độc, ông nói :

― Hiền thê, ngồi xuống vận khí, tịnh chế động thì sẽ khỏi, cứ thế mà hành năm khác là trở lại bình thường.

Trong lúc tinh thần bất nhất cho nên Hà Thanh Phụng không để ý dụng tịnh chế độc, khi nghe tướng quân của bà nói mới tự tĩnh thần chế động. Hoàng Phi Biên liền để ý gã ma đầu kia đã sử dụng chiêu thức gì trong trận. Thì ra đó chỉ là "Thạch sa" gọi là ám khí phi thường của y. Hoàng Phi Biên vốn trừng trải giang hồ, võ học của ông lúc này đã đạt ngoài cõi thượng thừa, trí tuệ vốn thông thái ông sinh ý niệm:– Lúc này phải quyết định không thể chùn tay trước địch thủ, ông xuất chiêu thức "Hoàng long thanh" kiếm chuyển nhẹ như chiếc lá bay là đà theo con gió yếu, kiếm đã xuyên qua yết hầu Thái Ma Ma chẳng khác nào mũi dùi nung đỏ xuyên qua cây chuối hột, vài tên quân binh Hán cũng đồng tử trận, lửa đốt xác cháy da thịt "xèo xèo" y ngã xuống đất một loạt, biến thành xâu cá mè của ngư phủ. Còn huynh đệ Hoàng Phi Hạ và Hoàng Phi Tuấn thay cha mẹ cố thủ. Hoàng Phi Biên đến gần Hà Thanh Phụng hỏi :

― Hiền thê có khỏe chưa ?

Hà Thanh Phụng cũng thấy an lòng miệng cười nói :

― Thưa, Tướng công, muội đã hồi sức hoàn toàn rồi, đa tạ Tướng công nhắc nhở, muội mới tĩnh ngộ.

Hoàng Phi Biên nói tiếp :

― May quá không có gì, muội làm cho huynh lo lắng vô cùng.

Trong trận chiến, Lý Bình Trung, Đào Phụng Thương đang trấn thủ Cung Cấn, thấy Tăng Bạch Nhỉ xuất một chiêu kiếm vào Ma Kiết, không biết từ đâu nhảy ra một áo quan tài, phát ra tiếng kêu răng rắc rời rạc rơi xuống đất từng hạt máu đen với lời nói truy hồn khiếp sợ. Trịnh Bình Trung biết đây là yêu thuật, chàng nói với Đào Phụng Thương :

― Đệ hãy tĩnh tọa gấp mới phá được yêu thuật.

Trịnh Bình Trung và Đào Phụng Thương đã đạt đến cảnh giới siêu hóa nhưng vẫn có cảm giác yêu thuật phá rối, truớc mặt tên Hán đang lộng quỉ thuật yêu ma, đồng nói

— Huynh và đệ cùng thách thức Tăng Bạch Nhỉ mới phá tan khí hư ma. Đồng nói:– Mỗ đã phá được yêu thuật của mi rồi, đừng giở trò gạc người nữa.

Tăng Bạch Nhỉ cười "ha hà…" đáp :

   ― Áo quan tài của Mỗ tuy nhỏ mà nó có thể chứa được ba mươi ngàn tro cốt quân binh Nam Việt đấy nhé ?

Đào Phụng Thương cười lớn "ha hà…" đáp :

― Trước mặt áo quan tài này, chỉ để chứa bốn ngàn tro cốt của quân binh nhà Hán, đang nằm ngỗn ngang trên bãi chiến trường và trong trận đồ "Hậu Thiên Cung" của mi đó.

Trịnh Bình Trung nhảy vào áo quan, tuy thực nhưng hư, chàng nói :

― Mỗ tặng cho chó một bải phân ăn đi rồi luyện công, cũng là vật để hồn phách khỉ yêu ma hồi thiện.

Tăng Bạch Nhỉ tím người đỏ mặt, biết thuật gọi hồn bị kẻ đứng bên kia trận phá thối vội nói lớn :

― Rất tốt, xem đây số tinh của mi không qua khỏi tam khắc.

Tiếng trong trận sấm sét "ầm ầm" như cái oai nổi giận của thiên lôi. Đúng lúc Lý Bình Trung, Đào Phụng Thương lấy quyết định đồng xuất ba chiêu "Địa hỏa minh di" "Sơn hỏa bí" và "Thủy hỏa ký tế" nhưng mới đến chiêu "Sơn hỏa bí" trúng Tăng Bạch Nhỉ tung xa không còn mạng, thân thể của y cháy đen, sự đã xong từ hỗn mang biến thành trật tự, chiêu thứ ba xương thịt hòa vào đất cát, mọi vật ở đúng chỗ biến thành yên lặng.

Hoàng Phi Chỉnh, Hiệp Phương Yến, Lê Trung Kha đứng trong Cung Chấn, thấy Gia Hồ Bình chân tay thủ thế trấn giữ Thất Nữ. Hoàng Phi Chỉnh hít một hơi thật sâu, gọi :

― Gia Hồ Bình tướng quân đầu hàng thì sống, chống cự lại thì chết.

Gia Hồ Bình nhìn tứ hướng dòng lệ tự tuôn trào, người đứng trân đôi mắt không chớp, biết đến đây là tận số vì ít nhất đã thấy cái chết phó soái tướng Như Thứ đã biến thành bải phân trâu, còn Thái Ma Ma cùng đồng binh chết như xâu cá nướng. Chính mắt thấy Tăng Bạch Nhỉ chết cháy, xương thịt hòa vào đất cát, còn ba đồng liêu khác chết không toàn thây. Tấm gương này phản chiếu sự thật trước mặt đã chứng kiến trận chiến trên đất Nam Việt, hôm nay đúng là máu chảy thành sông, thây chất thành núi...

Gia Hồ Bình thần trí xem như đã mất sạch, vốn y tham sống sợ chết, thế mới biết chân tướng thực, ai là anh hùng trong lúc thời loạn, rồi nói một cách thần phục :

― Thưa quý anh hùng, tướng quân Nam Việt, mỗ đã chịu đầu hàng vô điều kiện, bây giờ tùy quý tướng, thương tình tha mạng sống.

Hoàng Phi Chỉnh cười "ha hả…" đáp :

― Thưa tướng quân xin mời tự phế lấy võ công, có như thế mới thể hiện được tính anh hùng, xem như tha mạng sống đó.

Hồ Gia Bình thấy sống không yên đàng phải cung tay trước ngực, nói :

― Đa tạ quý các hạ, nhắc nhở hãy xem đây.

Hồ Gia Bình vận toàn nội lực, đưa tay đánh vào đơn điền một tiếng"bụp", thân thể đổ xuống đất nằm dài vô tư đi về cõi khác.

Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh trấn thủ Cung Tốn, bên quân Hán có Bình Ngũ liên thủ Thiên Binh. Bà nói với Hoàng Lữ Trinh :

― Hôm nay tình hình chiến trường quá căng thẳng, lấy máu chan vào thịt xương, nghĩa vụ quân binh tướng sĩ phải định đoạt số phận Nam Việt, phận làm tướng phải biết bốn chữ "Bảo vệ Tổ Quốc" đó là chân lý anh hùng bất khuất, đứng trước kẻ địch lòng ta vô ngại.

Bà nói xong rít một luồng chân khí căng phồng lồng ngực, hai tay thủ đốc kiếm xuất nội lực, mũi kiếm chênh chếch đi thẳng đến yết hầu của tên tướng Bình Ngũ. Bà thét lớn một tiếng kiếm pháp uy vũ.

Bình Ngũ không phải là kẻ tướng tầm thường, y nhoáng chân tránh được chiêu kiếm, thân thể của y xoay tròn xuất hiện một sợi xích sắt khua loảng xoảng trên tay, tuy y tránh được thế kiếm mà toàn thân đã toát mồ hôi, xuýt nữa kiếm xuyên qua yết hầu.

Trên tráng đổ mồ hôi hột, Bình Ngũ nghĩ thầm:– Con mụ này kiếm pháp quả là lợi hại, mỗ chưa bao giờ gặp được người thứ nhất trên đời này như hôm nay, nếu mỗ bắt được sẽ lấy làm nương tử, y cười "ha hà…" nói :

― Này nương tử thứ sáu của mỗ hãy bỏ kiếm xuống, theo mỗ mà hưởng hạnh phúc cả đời, đừng làm Nữ tướng Nam Việt khổ lắm nương tử ơi ?

Hoàng Lữ Giao cũng phải công nhận tên Hán này nội lực khác thường. Bà suy nghĩ:– Rồi đây y phải chết dưới kiếm của ta, y làm tướng mà xem thường địch thủ, còn háo sắc, dục tình, đó là khuyết điểm lớn của người làm tướng, nhất là người Hán thấy đàn bà như mèo thấy thịt mỡ, liền trả lời :

― Thưa, Tướng công, chuyện tình thì có nhưng chuyện binh đao phải phân minh.

Chỉ một câu nói ngọt ngào thôi mà tâm thần Bình Ngũ không còn nội lực. Hoàng Lữ Giao nói với Hoàng Lữ Trinh :

― Tỷ dụng kiếm nhu, muội dụng kiếm cương, tĩnh động tấn công bằng chiêu thức "Phong hỏa gia nhân" rồi phối hợp "Hỏa lôi phệ hạp" nhé ?

Hoàng Lữ Trinh thấy tình hình khẩn trương, đáp :

― Dạ, tỷ an tâm cứ theo thế mà xuất chiêu.

Bình Ngũ vốn tính tự đắt, tay đưa lên sợi xích sắt đứng thẳng rồi khua loảng xoảng, khuôn mặt của gã đại Hán ẩn tàng những nét sát khí mà bất cứ một người nào chạm nhãn cũng phải e dè. Sát khí đó còn ẩn hiện qua vết thẹo dài ngoằng trên mặt, xích sắt còn khắc họa vào cá tính của một kẻ thích giết người. Cùng với bộ pháp phân thân thần kỳ, xích sắt của Bình Ngũ cũng kết thành những đóa hoa nhoang nhoáng ập tới đối phương, ông nói :

― Sao nương tử, xuất thủ cho bản nhân xem đi chứ, đứng đó làm gì, phải lòng rồi sao hởi nương tử của Bình Ngũ này ?

Hai nữ tướng cùng xuất chiêu họ Hoàng, vào điểm đứng Thiên Binh của Bình Ngũ thành một vùng đất khô hạn, nứt nẻ, nhăn nheo. Bình Ngũ tránh được vượt qua tất cả bằng chính nghị lực phi thường của bản thân. Nhị nữ họ Hoàng biểu lộ võ học cùng ý chí phi thường, chuyển qua tuyệt kỹ "Phong hỏa gia nhân" xuất nội công mãnh liệt, phong ba bão táp "vù vù". Bình Ngũ bỗng dưng đôi mắt sáng ngời đóng đinh vào Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh như trời trồng, rồi từ từ thân thể của Bình Ngũ lún dần xuống đất, đến lúc chỉ còn lại nửa thân người, Bình Ngũ biết đã gặp phải địch thủ, ông vận dụng hết toàn lực nội công bình sinh xuất một quyền chôn xích sắt vào lòng đất, ông nói lời cuối :

― Hôm nay mỗ chết dưới kiếm của hai người đàn bà Nam Việt, thôi rồi một đời làm tướng hữu dũng vô mưu ! Chỉ vì cái dục tính phải chôn anh hùng. Bình Ngũ này chết để lại miệng bia chê cười, một dĩ vãng anh hùng đất Hán trở thành bại tướng đất Việt ! Bình Ngũ chết đứng dưới đầm sâu.

Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh phối hợp xuất luôn chiêu "Hỏa lôi phệ hạp" một phần tư thân thể Bình Ngũ mang theo thủ cấp, văng ra ngoài trận rơi xuống đất, quân Hán khiếp đảm thấy tướng quân tử trận phanh thây. Hai nữ tướng họ Hoàng thắng trận, ghi thêm danh tướng Bình Ngũ vào tờ công văn đi chầu A tỳ.

Võ Thu Hồ trấn thủ Cung Ly, bên Hán có tên tướng Tạ Kính Hương da mặt lồi lõm nhiều vết sẹo ngang dọc, đúng là hung tướng, đầu đội kim mao, tay chắp sau lưng cầm thương, thế bước chân chặm chạp trong Kim Ngưu.

Vạt trường bào của Võ Thu Hồ bay trước gió, ánh mắt hừng hực toát ra thứ quyền lực uy nghi tột đỉnh, khiến người khác phải khuất phục. Ngược lại ánh mắt của Tạ Kính Hương không khác nào gáo nước lạnh vô tâm, vô cảm phủ lên thứ võ biền đang muốn ăn thịt người, tuy là vậy cũng có sự khoan thai của nó, cả hai đứng nhìn nhau trong ánh mắt ăn thua đủ.

Thời gian tuần tự trôi qua đến lúc đầu kiếm phải khởi động, hai bên đao kiếm nổi sóng gió. Võ Thu Hồ tinh thần đởm lược còn hơn cả những bậc đại soái Hán, Hán tướng Tạ Kính Hương nhìn thoang thoáng cũng đủ tưởng tượng trung niên Võ Thu Hồ có nội lực thép, nhìn qua Võ Thu Hồ hình dung được một hữu nhân xác thể không còn cảm nhận ngoại cảnh. Tạ Kính Hương tự thầm:– Nam Việt đất rộng người ít lại sinh ra những pho thượng tướng hùng chí, như thế này thì ai có khả năng đánh đổ xuống được !

Tạ Kính Hương liền xuất mười hai chiêu thức đao, gió bụi nổi lên khắp mặt đất "vù vù" khí đao phát ra nghe rợn cả cột sống. Thời gian tiếng đao tự do "vi vu", Võ Thu Hồ cứ để trôi qua trong sự yên tĩnh đến độ ngỡ như cả không gian trong trận đồ vắng lặng, như chối bỏ tất cả những mầm sống.

Tam khắc dằng dặc của thời gian lẫn không gian cô tịch, điểm vào nội lực chí khí tung hoành, vượt qua mọi vật cản trở, nội công thần kỳ vùng dậy trong Lê Đạt và Võ Thu Hồ, đồng xuất đôi song kiếm múa "vùn vụt" tạo thành bức tường kiên cố, phong tỏa được lực đao của Tạ Kính Hương.

Hai ánh quang kiếm xuyên qua vách trận đồ rồi dừng lại. Tạ Kính Hương hồn phách biến mất chỉ còn cái xác hết thần trí, ông nói thầm:– Hết rồi đã đến lúc mỗ chết dưới hai tay kiếm khí vô ảnh rồi ! Làm sao sống được bởi một kiếm đã vào yết hầu, kiếm thứ hai đã vào đơn điền.

Tay đao của Tạ Kính Hương từ từ rơi xuống đất phát ra tiếng vang dội "lẻng kẻng" ai nghe qua cũng lạnh lùng, đao trở thành vô chủ, thân thể Tạ Kính Hương nằm trên mặt đất, không còn ánh hoa đao bay phất phới, như trước khi nỗi trận đao kiếm trong cơn giận dữ, tướng Hán cau mày nói :

― Bây giờ mỗ càng hối hận, càng thêm xấu hổ. Tạ Kính Hương nói được nửa câu là hồn lìa khải phách. Thần thổ địa không chê vội rước Tạ Kính Hương cống triều cho Diêm vương.

Phùng Nam, Mạc Thu Tá, Nguyễn Tào Đang đứng trong Cung Đoài, còn tên Hán trấn thủ Thiên Ác là tướng Khưu Liên Khôi, y có tuyệt tài phóng ám tiển. Thân thể trung niên vạm vỡ khoẻ mạnh hơn người, như có vẻ u uẩn hiện rõ trên nét mặt. Y đứng án ngữ trước trận đồ, bào giáp kim y nai nịt chỉnh tề, tay cầm Lang Nha đứng như hai ông Thiện và ông Ác canh trước miếu đình, vẻ mặt y như được trét sáp trông thật lạnh lùng.

Nam Việt Vương Phùng Nam thấy tên Hán này không khác nào hộ pháp, liền lên tiếng trước :

― Tướng quân là kỳ thủ lẫy lừng, sao người không tạo ra uy thế riêng mà lại hầu hạ chi những tên tướng vô dụng, bất tài, vô mưu phận làm tướng như thế còn gì để lưu danh.

Khưu Liên Khôi vừa nghe một cụ già tóc bạc phơ nói, liền quay ngoắt lại. Hai mắt y trợn trừng trừng, chừng như muốn dùng ánh mắt cay nghiệt đó cướp lấy linh hồn của kẻ đang đứng trước mặt, cây Lang Nha với ánh mắt cay độc, tràn ngập đe dọa địch thủ bằng khẩu khí :

― Bổn tọa làm tướng lấy dũng lược cường chính, còn những thị phi xem như vô hại. Đây cũng là dịp để bổn tọa khống chế tiêu trừ mấy con nhái Nam Việt "ha hà…"

Nam Việt Vương Phùng Nam nói thầm:– Đây là con ma khát máu của Hán, mỗ còn chần chờ gì nữa mà không ra tay trị chúng. Liền xuất chiêu, miệng nói :

― Này con ma khát máu, mi ở trong mộ đã lâu, nay đến lúc đi đầu thai kiếp khác, hãy sớm quay đầu về cổ mộ, nếu chểnh mảng thì đừng có trách mỗ không vị tình.

Mạc Thu Tá đứng cạnh xuất chiêu "Địa sơn khiêm" Nguyễn Tào Đang cũng xuất chiêu "Trạch địa tụy". Nam Việt Vương lâu ngày không dụng võ, hôm nay có dịp cũng xuất chiêu "Thiên địa bỉ" Ba chiêu thức biến hóa thành thế tập kích đối phương.

Khưu Liên Khôi làm sao mà chịu nổi, dù có sức mạnh phi thường cũng phải hứng trọn một kiếm tại yết hầu, một kiếm tại đơn điền và một kiếm tại tam tinh. Khưu Liên Khôi có Lang Nha vô thanh, vô sắc cũng không đối bằng ba thanh kiếm "Bát Quái Lĩnh Nam".

Cuộc tranh hùng Việt˗Hán phía mặt trận Đông, nhờ có Hoàng Phi Khải lập trận đồ "Đại La Thiên Đế" ít hao binh tổn tướng đem lại chiến công hiển hách. Hoàng Phi Bằng khám phá có một nữ nhân ở trong liều vải của tướng soái quân Hán, chàng phi thân vào trận thộp cổ được mụ già Phạm Thuy Hà. Tin này được tấu lên soái tướng Nam Việt Vũ Đế, nhân dịp này Vũ Đế hạ chỉ:– Trảm bất dung những ai theo quân Hàn làm phản để làm gương cho kẻ khác. Lập tức mụ độc trùng Phạm Thuy Hà đem ra pháp trường, đọc tội trạng trước quân binh tướng rồi trảm.

Huỳnh Tâm 
E–mail tác giả: huynhtamh4@gmail.com
  
Hồi 19
Sông núi ấy lớn từ lòng dân Lạc Việt

— Một Phương Trời Bách Việt, có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét