Hoàng Phi Khải đến động Lạc Việt, viếng thăm Phi Bằng được vài hôm, với không gian nơi này cho chàng quên đi khắc khoải cuộc đời, tinh thần cũng được thông thoáng trở lại, không khí ở đây cho chàng phơi phới trong lòng, không khác nào một dòng sông nước trong sạch sau cơn mưa. Chàng thả bộ ra thảo dã động, trước mặt là một thành quả của Hoàng Phi Bằng sau bao năm biến thành vườn cây ăn trái, trong động đã thay đổi màu sắc có sức sống, nhất là vườn cây báo hiệu đầu mùa. Cây trái đủ màu xanh vàng lấm tấm có những trái chín hồng, sum sua trĩu quằn cành.
Chàng thấy Hoàng Phi Bằng đang cho bầy hạc ăn đào, mận, ổi, xoài xem ra bầy hạc hợp khẩu thực đơn này, vốn Hoàng Phi Bằng thích thú thành quả của bao năm khổ cư trong động và thích hợp đời sống thiên nhiên trong một lạc thổ cao nguyên, sống không vương vấn cõi đời, một thế giới kỳ diệu với một kiếp sinh cô độc. Chàng cảm động khi nhì thấy Bằng hiền đệ làm thân tri kỷ với đỉnh Vân Sơn Đài.
Chàng thấy Hoàng Phi Bằng đang cho bầy hạc ăn đào, mận, ổi, xoài xem ra bầy hạc hợp khẩu thực đơn này, vốn Hoàng Phi Bằng thích thú thành quả của bao năm khổ cư trong động và thích hợp đời sống thiên nhiên trong một lạc thổ cao nguyên, sống không vương vấn cõi đời, một thế giới kỳ diệu với một kiếp sinh cô độc. Chàng cảm động khi nhì thấy Bằng hiền đệ làm thân tri kỷ với đỉnh Vân Sơn Đài.
Chàng gọi hiền đệ :
— Bằng hiền đệ đã đến kỳ hẹn, trở lại động Nam Khê Sơn.
Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên nói :
— Thưa đại huynh thời gian trôi qua nhanh quá, cũng tốt thôi trong động đã trở nên ngăn nắp nhờ có đôi bàn tay của huỳnh phụ giúp .
Cả hai huynh đệ họ Hoàng đến động Nam Khê Sơn, đúng lúc gặp Hoàng Lữ Thư và Lệ Thanh đang đi bên mặt hồ trong động, Hoàng Phi Khải hỏi:
― Lữu Thư hiền muội, huynh đệ muội trong động thế nào, sinh hoạt có tốt không, nhất là ăn ngủ thế nào ?
Lữ Thư nhìn Xuân và Lệ rồi đáp :
— Thưa đại huynh, Xuân và Lệ cho biết, chưa từng sống biệt lập trong rừng sâu, nhưng thấy sinh hoạt ở đây rất thoải mái, xem ra tuổi trẻ sống ở đây cũng có ý nghĩa của nó, nhờ có tinh thần tập thể cho nên tiếp nhận nhanh. Thưa đại huynh Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường đã về động.
Lần đầu tiên Xuân Giao gặp ba huynh, tỷ, đệ họ Hoàng, chàng cảm nhận được hạnh phúc và tình người rất hài lòng nói :
― Thưa Hoàng đại huynh, sống trong động không khác gì một xã hội thiên nhiên quá lý tưởng, đời sống vui, thú vị lắm, sinh hoạt của quý huynh đệ như buổi sáng luyện võ học nội ngoại công. Trưa làm việc trong động và cá nhân. Tối văn chương thi phú, âm nhạc, đọc sách, xem như mọi việc ở đây tự nhiên lắm, chúng huynh, tỷ, đệ sinh hoạt như thiên nhiên chuyển không cổ máy.
Đào Trần Mẫn Trâm chạy đến nắm tay Hoàng Phi Khải, thưa :
― Thưa Gia gia, ở nhà hiền huynh Phụng Anh Tuấn, ỷ luyện tập được vài chiêu thức mới, cứ thế mà đem nữ nhi ra thử nghiệm, quả là ỷ lớn ăn hiếp nhỏ "hu...hu..."
Hoàng Phi Khải cười đáp :
― Cả động hãy xem nữ nhi của mỗ khóc rất đẹp gái. Hôm nay Trâm nhi khóc được thì cứ tự nhiên, ngày sau muốn khóc cũng không được, để Gia gia cho Đào Phụng Anh Tuấn một trận đoàn nhé ?
Trần Mẫn Trâm liền nín khóc, gật đầu đồng ý làm nũng :
― Thưa Gia gia, hôm qua Đào gia gia có về đây bảo hài nhi phải vâng lời và thường thăm hỏi sức khoẻ của Á phụ, nhưng mà hôm nay Áphụ có khoẻ không ?
Hoàng Phi Khải cười đáp :
― Gia gia khoẻ lắm, à nữ nhi đi gọi Tuấn huynh đến đây cho gia gia bảo nhé ?
Đào Phụng Anh Tuấn vừa chạy đến khoanh tay cúi đầu :
― Thưa gia gia vừa về có khoẻ không, hài nhi nhớ gia gia lắm, ở nhà muội Trâm ăn hiếp hài nhi, rồi chạy đi méc hết thúc bá này, đến thúc thúc khác, miệng cứ nói rằng hài nhi ăn hiếp muội Trâm.
Chàng cười trong lòng thầm nghĩ:– Mới có hai đứa con nuôi mà đã ồn ào rồi, nếu có thêm vài đứa nữa thì nó làm cái động này rối loạn lên hết, nói :
― Gia gia hiểu trò chơi của các hài nhi rồi. Tuấn, Trâm nhi năm nay đã bốn tuổi, từ hôm nay việc học văn không được xao lãng, nếu cả hai mà lơ là thì sẽ bị Hoàng cô mẫu, Lệ cô mẫu phạt đòn đấy nhé, thôi vào trong lấy giản biên bút mực học đi, nhớ đi mời thúc bá Trịnh Đình Thông cùng học đấy nhé.
Cả hai đồng dạ, vâng lời không dám méc nữa, cùng lúc Trịnh Đình Thông đi vào thư phòng chào Tuấn và Trâm. Hoàng Phi Bằng thấy huynh, tỷ, đệ Lý, Trần, Trịnh ở ngoài sân động, liền rảo bước đi ra hỏi :
― Lý huynh, Trần tỷ, Trịnh đệ chuẩn bị lễ bái kiếm đã đến đâu rồi ?
Trịnh Trường có phần lo âu, trả lời :
― Thưa đại huynh, ngu đệ cùng Lý huynh năn nỉ hai ngày liền, thế mà hiền tỷ Lữ Thư nhất định từ chối, sau cùng Trần tỷ thuyết phục đến ngày thứ tư, tỷ Lữ Thư mới chịu nhận, quả là khó không phải dễ gì để hiền tỷ nhận "Ngọc Thanh kiếm", trước đây ngu đệ đánh giá sai lòng người nay hối hận quá, đúng là thấy núi khó biết có bao nhiêu cây rừng. Thưa đại huynh bao giờ thì hành lễ được ạ ?
Hoàng Phi Bằng xem đây mới chỉ là mọi sự khởi đầu của một hợp lực tam thanh kiếm, chàng hy vọng sẽ phát huy như ý, nói :
― Tốt lắm, tối nay đến Gia Phong Sơn làm lễ bái kiếm sẽ có Khải đại huynh tham dự.
Sau buổi cơm chiều Hoàng Phi Khải dặn dò :
— Quý huynh, tỷ, đệ, muội nhớ hai ngày nữa làm lễ kết nghĩa, phân trách nhiệm từng người một và ý nghĩa của tập hợp này, sau đó sẽ do hiền đệ Phi Bằng luyện tập võ học và kiểm tra thành quả .
Lý Bình Trung vui mừng trước quyết định nhanh chống của Hoàng Phi Bằng về việc lễ bái kiếm, và đại huynh Phi Khải lấy quyết định làm lễ kết nghĩa, nói :
― Ngu đệ, vâng lời đại huynh Phi Khải sẽ truyền lệnh ngay từ bây giờ để quý huynh, tỷ, đệ chuẩn bị trước.
Hoàng hôn đến sớm, chân trời đã có bóng chạng vạng. Ba huynh, tỷ, đệ họ Hoàng cùng Lý Bình Trung, Trịnh Trường đồng phất tay chuyển bộ pháp, búng chân phi thân, năm luồng khói lam biến dần vào không gian. Cả năm người lên động Gia Phong Sơn, Hoàng Phi Khải vào động trước, lần lượt bốn người đi tiếp theo sau. Chàng xem đây là buổi kết nghĩa của đồng môn Tam Thanh Kiếm xuất hiện do hiền đệ Hoàng Phi Bằng làm chủ lễ, còn chàng chỉ tham dự theo tư cách chứng kiến tình huynh, tỷ, đệ của họ. Hoàng Phi Bằng, hỏi :
― Tỷ tỷ, Lý huynh, Trịnh người chủ động này là Khải đại huynh, nơi này hành lễ bái kiếm thích hợp nhất .
Cả ba đồng gật đầu đắc ý, lần đầu tiên đến động này, xem ra cảnh tình ở đây cũnng u nhã. Hoàng Lữ Thư vốn kính anh, thương em nàng để ý, hỏi :
― Bấy lâu nay Khải đại huynh ở động này, sao không ở Nam Khê Sơn, nơi đó có đầy đủ phương tiện hơn và sinh hoạt cũng tiện ?
Hoàng Phi Khải cười đáp :
― Muội nói chỉ đúng một phần thôi, ở đây cảnh tình u nhã, tích hợp cho tuổi già, nhất là chuẩn bị ngày sau ẩn thân của Gia gia và Mẫu thân, cũng chính lẽ ấy mà hiền đệ Phi Bằng mới chọn nơi này làm lễ xuất hiện "Tam Thanh Kiếm", trong dãy núi này đơn độc chỉ có động này cao hiểm trở nhất, chỉ trừ võ học thâm hậu, nội lực trác truyệt mới phi thân lên được.
Đại sảnh đường trong động trang trí đơn sơ, Hoàng Phi Bằng ngồi vào ghế thái sư, Tam Thanh kiếm ngồi vào ba ghế đá hình tam giác, còn Hoàng Phi Khải đứng sau lưng Hoàng Phi Bằng để làm Hộ Pháp.
Hoàng Phi Bằng long trọng ban bố lễ bái kiếm, nói :
― Trước mặt ba vị, trên bàn thờ đá Thanh Cẩm có ba bảo kiếm "Ngọc Danh Kiếm" do tỷ Lữ Thư chấp hữu, "Thượng Danh Kiếm" do Trịnh đệ chấp hữu, "Thái Danh Kiếm" do Lý huynh chấp hữu. Kể từ hôm nay là ngày chính thức "Tam Thanh Kiếm" xuất hiện giang hồ, mỗi danh kiếm phải có trách nhiệm chung, hiền tỷ cùng nhị huynh, đệ đã hiểu hết ý nghĩa rồi, không cần nhắc lại, điều quan trọng nhất là sống chân thực, hết lòng thương nhau, bảo bệ sự sống còn của "Tam Thanh Kiếm" không ai tự ý làm đen tối "Tam Thanh Kiếm", tuy ba mà nhất thể, cùng nhau sáng như mặt trời. Tỷ, huynhh, đệ có điều gì phát biểu trước khi bái kiếm không ?
Cả ba đứng lên xin thề :
― Chúng tôi là Hoàng Lữ Thư, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, bái kiếm xin thề. Tuy không sinh cùng ngày năm tháng, nhưng nhất quyết thề : "– Sinh Xuân tử Xuân, không hề lòng dạ đổi thay. Hộ Pháp và Chủ lễ chứng giám, nếu ai thay lòng hai dạ, trảm trước tấu sau, cả ba tỷ huynhh đệ tại hạ một mực khắc sâu lời thề".
Cuộc bái kiếm diễn ra bảy mươi hai khắc, Hoàng Phi Khải vui mừng nhắc nhở lại một lần nữa về Tam Thanh Kiếm :
― Quý đệ, muội từ đây cần thiết phải hiểu năng dụng của "Tam Thanh Kiếm", chiêu thức kiếm cao nhất của võ học là trở về tự nhiên, sử dụng chiêu thức đơn giản nhất và trực tiếp nhất để ứng dụng đối phương, "Tam Thanh Kiếm" vận dụng tính năng của con người phát huy đến cực hạng. Nói một cách khác khi đối phương xuất kiếm hay quyền, thì "Tam Thanh Kiếm" dùng sức năm phần tổng hợp nội lực, phản ứng tự nhiên trả quyền trực tiếp không do dự, trí tuệ không cần suy nghĩ nhiều, trong võ học xuất chiêu mau chặm do pháp, một khi chiêu thức mau chính là "Tam Thanh Kiếm" vô lường. Ngoài ra còn dụng được nội công thượng đẳng và dưỡng khí thả lỏng thoải mái biến mất lo âu.
Lữ Thư, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, chấp tay đồng nói :
― Đa tạ lời dẫn giải sáng như mặt trời của huynh, chúng đệ muội nay am tường không thẹm với lòng.
Cả năm về lại động Nam Khê Sơn đúng giờ ngọ, hôm sau qui tụ tất cả người trong động, kể cả Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm. Hoàng Phi Khải đứng trước sảnh đường tuyên bố :
― Đã đến lúc huynh, tỷ, đệ, muội xuất động, đến giang hồ học đời sống nhân giang, ngày sau phụng sự bá tánh. Một khi ra khỏi sơn động phải có một danh xưng phù hợp với ý nghĩa và hành động của một tập thể. Hôm nay làm lễ kết nghĩa Thập Cửu Tú và chọn danh xưng là "Hưng Việt Xã", chủ trương, thực hiện mục phiêu Tổ Quốc Tam Thi: "Thi Việt, Thi Đức, Thi nhân ". Biểu tượng ( Chong chóng ) nói lên tinh thần tuổi trẻ và có ý nghĩa Nam Việt phong điều vũ thuận.
Đứng đầu Nam Khê Sơn là Hoàng Lữ Thư, kế đến Lý Bình Trung và Trịnh Trường, tiếp theo thứ tự Trần Kiều Oanh, Xuân Giao, Lệ Thanh, Đinh Anh Thi, Chu Thông, Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp, Quách Tuyết Băng, Chu Hào, Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu, Chu Thiện, Trịnh Đình Thông, Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm và Độ Thiếu.
Toàn thể huynh, đệ, muội đồng tình suy cử Hoàng Phi Khải chưởng quản Hưng Việt Xã lấy Nam Khê Sơn làm bản doanh, về Hoàng Phi Bằng thân cao quí chưởng của Cần Lĩnh Nam, không tiếp nhận một chức phận nào đôi vối Hưng Việt Xã, nhưng trách nhiệm truyền võ học cho Hưng Việt Xa, điều này Hoàng Phi Bằng nhận trực tiếp trách nhiệm, cuộc suy cử này nhắm vào đức năng và tài năng, nay Hưng Việt Xã chính thức xuất hiện hành hiệp mục phiêu Tổ quốc Tam Thi.
Một tổ chức mới được hình thành tại động Nam Khê Nam do Hoàng Phi Khải âm thầm tập hợp, những thanh tiếu niên đầy nhiệt huyết. Mục đích và qui điều đơn sơ, phò nguy khốn khó, diệt bạo trừ hung tàn, phế bỏ tham ô, cửa quyền, trừ giang hồ hiểm ác. Nội bộ dạy bảo nhau phát triển tình thương, tương trí, tương cách, tương thân, tương giao, tương ái, tương thức. Hưng Việt Xã cam kết bảo mật hoạt động và danh tánh của Thập Cửu Tú Nam Khê Sơn. Về võ học mỗi người tùy thuộc tính năng và thân căn phát cốt không phân biệt địa vị và tuổi tác.
Hoàng Phi Khải sáng lập ra một cộng đồng trẻ hoạt động theo đức lý mới. Buổi kết nghĩa trước bàn hương án, tất cả lời thề chung cùng huyết thống, không phân biệt dân sinh, riêng Hoàng Phi Bằng ròng rã năm ngày luyện tập võ nghiệp cho thập cửu tú, đến ngày cuối chàng kiểm tra từng người một để biết kết quả. Hoàng Phi Bằng thấy cần phải bổ túc lý thuyết trong phổ võ học. Chàng phân tích thêm:
― Quý các hạ chú ý bộ võ học "Bát Quái Lĩnh Nam" áp dụng cho tất cả khả năng, cá tính, tùy thuộc vào thân cốt phát huy võ học, đi xa hơn nữa biết dùng võ học của mình khắc chế người khác. Chàngg nói tiếp:– Hiện nay Cần Lĩnh Nam có thể gọi là võ nghiệp thiên hạ qua hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", nhưng đối với "Bát Quái Lĩnh Nam" của Hưng Việt Xã thì không thấm vào đâu.
Hoàng Lữ Thư ngạc nhiên hỏi :
― Cần Lĩnh Nam là đệ tử của hiền đệ, nhưng sao chưa truyền thụ võ học "Bát Quái Lĩnh Nam" cho huynh đệ ấy, như vậy có thiên vị không ?
― Thưa tỷ tỷ, quý đệ tử thời ấy đã truyền bộ võ học "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", nhưng hôm nay hoàn cảnh lại khác, hai nữa "Bát Quái Lĩnh Nam" vừa mới hoàn chỉnh, cho nên áp dụng ngay không phân biệt, nói chung may mắn ai nấy hưởng. Tỷ cũng nên biết Cần Lĩnh Nam xưa nay xem người của Nam Khê Sơn không khác nào là sư cô, sư thúc của họ, đó cũng là phân biệt kẻ trên người dưới rối, tuy Thập cửu tú là những người trẻ mới xuất hiện, do đại huynh sáng lập thì võ học cũng phải trẻ chứ, nói chung võ học và con người luôn luôn thay đổi không ngừng ở một thời khắc nào.
Tại hạ sẽ truyền thụ hết võ học cho quý Tỷ, huynh, đệ không để lại một thức nào cho riêng mình, nhưng tiếp thụ được hay không là do chính bản thân đạt thành ở căn nguyên trợ lực. Cũng nên nhớ rằng võ học là biển cả, cây to tàng lớn, muốn trở thành một danh thủ phải niệm kiếm pháp năm chữ "xóa, đâm, che, áp, xuyên" kiếm thuật huyền ảo khôn lường và biến hóa "đâm cao, xóa thấp, áp trong, che ngoài, xuyên trung tâm".
Về phần căn bản nhờ tỷ Lữ Thư, Lý huynh, Trần tỷ, Trịnh đệ truyền thụ lại cho quý huynh, đệ, muội vừa mới đến. Từ nay thập cửu tú mỗi tháng kiểm tra võ nghiệp, hy vọng ba tháng nữa mỗi vị tiếp thu võ học thần diệu như Đao, kiếm, giáo là ba môn binh khí võ học, danh thủ phải niệm sáu chữ: lia, gạt, giật, băm, chặt, chém "Lia phải, gạt trái, giật trước, băm sau, chặt ngang, chém dọc" khi nội công của quý huynh, tỷ, đệ tuyệt kỷ đến lúc đó biến ảo khôn lường. Người đời có câu: "Đao như mãnh hổ, kiếm như phượng bay, giáo như rồng lượn". Tại hạ hy vọng đặt niềm tin nơi quý Tỷ, huynh, đệ, muội. Thưa tỷ tỷ Lữ Thư nhớ thường kiểm tra văn của huynh Đình Thông, nghĩa tử Anh Tuấn, Mẫn Trâm. Nói đến đây có một con tiểu hạc bay đến đưa tin. Hoàng Phi Bằng mở giản biên ra xem đúng chiếu chỉ của Nam Việt Vũ Đế triệu Hoàng Phi Bằng về triều gấp.
Hoàng Phi Bằng rội ra hiệu một đại hạc bay xuống động, lấy hai viên thuốc "Chu thảo đơn" bảo nhị nghĩa tử họ Đào uống vào.
Đã bốn năm trôi qua, trị liệu công phu theo cơ thể phát triển của nghĩa tử họ Đào, hiện thời thân thể đã hoàn toàn bình phục, nhưng vẫn phải uống thuốc cho đến khi chấm dứt độc.
Về Huynh đệ Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp lấy làm lạ tự hỏi:– Có phải Quách Tuyết Băng là muội muội của mình không và nguyên nhân nào có trong danh sách Thập Cửu Tú, từ lâu nay không có mặt ở tại động Nam Khê Sơn,, vậy muội muội đang ở đâu, còn gia gia và mẫu thân sống thế nào, ắt hẳn bình an sống tại Phiên Ngung thành ư, hay là trùng tên họ cũng không chừng ?
Hai huynh đệ họ Quách lâu nay mang họ Đào, mới biết lý do và nguyên nhân đổi họ giữ lại tên ! Nay tình cờ họ Quách được khơi ra và lóe lên một tia ánh sáng trong lòng. Hy vọng nhờ Hoàng đại huynh giải thích về muội muội Quách Tuyết Băng là ai ?
Hai huynh đệ Quách Tuyết Thương, Quách Tuyết Hiệp từ khi theo Dì mẫu đến sống Nam Khê Sơn thì không còn liên lạc được với gia đình! Khao khác hẹn ngày trở về nơi chôn nhau cắt rốn, bỗng dưng lòng hy vọng mai này sẽ tìm được kẻ ám hại ngoại tổ để báo hiếu.
Hoàng Phi Bằng từ giả Thập Cửu Tú, chàng phi thân lên lưng đại hạc bay về hướng Đông, đến thành Phiên Ngung đúng hẹn vào lúc trời chiêu dương, còn Hoàng Phi Khải đi xuống Cửu Chân.
Hoàng Phi Bằng bước vào cửa Thư án gặp Hoàng thượng, chàng cúi đầu thi lễ.
Nam Việt Vũ Đế biết Hoàng Phi Bằng đã đến, liền hỏi :
― Phi Bằng điệt nhi vào đây, Trẫm rất mong.
Hoàng Phi Bằng vào cúi đầu tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng "Vạn tuế vạn tuế" cung kỉnh điện hạ khang an, di thần lập tức tuân chỉ.
Vũ Đế đưa tay phất nhẹ bảo :
― Phi Bằng điệt nhi, bình thân hãy đi qua thư phòng Thái Tử Hồ mời đến hầu trẫm .
― Muôn tâu, hạ tuân chỉ.
Hoàng Phi Bằng vừa bước vào chưa kịp tâu, Thái Tử Hồ vui mừng, nói trước :
― Khanh về khi nào vậy, sao không báo Thái gia biết ?
― Muôn tâu Thái tử điện hạ, hạ thần vừa về, cũng chưa biết chuyện gì. Hạ thần tuân chỉ Hoàng thượng rội đến đây, triệu Thải tử qua thư phòng.
Thái Tử Hồ sửa lại bào phục rồi cùng đi với Hoàng Phi Bằng. Vào đến thư phòng hạ bộ hai chân quì xuống tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, hài nhi tuân chỉ.
Vũ Đế truyền chỉ:
― Muội tử Hồ bình thân, Trẫm xuất chỉ triệu Phi Bằng về triều gấp để hỏi về nghi án, ai là thủ phạm sát hại quốc sư Hoàng Hạc của trẫm, khanh có tường chưa ?
Thái Tử Hồ lòng lo tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, hài nhi có nhiều nghi án, nhưng chưa quả quyết nội vụ, ai là thủ phạm.
Vũ Đế nghiêm nghị phán :
― Trẫm đã suy nghĩ từ đầu, Quốc sư qui tiên không do tự nhiên mà phải nói có kẻ gian ở gần Người. Trẫm âm thầm xuống chỉ cho Cơ Mật Viện đích thân Thái úy Lữ Trường Gia truy tìm đầu mối thủ phạm cho đến nay vẫn chưa kết thúc, trẫm nghi ngờ, trong lúc tang phục có ba người đáng để trẫm chú ý, một là người khóc nhiều, hai là khóc không đỏ mắt, ba là kẻ điềm nhiên. Trẫm ghét nhất là mèo giả bộ khóc cho chuột, cũng như loại người dao dấu trong nụ cười. Trẫm triệu Phi Bằng nhi về triều để giải oan vụ án này.
Hoàng Phi Bằng không ngờ Vũ Đế xem nội vụ tiên tổ rất quan trọng, lời nhận xét của Vũ Đế không phải là vô căn cứ, chàng thẳng thắn tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, chỗ nghi ngờ đó cũng không phải ngoại lệ, hạ thần cũng đã thấy ba điểm mà Hoàng thượng nhắc nhở, thứ nhất người khóc nhiều là gia gia của hạ thần, thứ hai ngưới khóc ít là thúc bá Hoàng Phi Biên, thứ ba người khóc không đỏ mắt là Cô trượng Phùng Hưng còn một điểm nữa vô ý có phần lạnh nhạt, không biết Tiên tổ có thù oán với họ thế nào, chính Bằng nhi cũng đang tiến hành nhưng chưa khẩn định manh mối .
Thái Tử Hồ thấy khó nói vì còn nhiều nguyên nhân khác, nhưng Hoàng thượng đã xuống chỉ thì không thể nào cản trở lại được, tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, Hồ nhi cũng thấy Quân sư qui tiên bất thường, cho nên bí mật nhờ Tướng quân Phùng Nam tìm hung thủ ở Giao Chỉ, đến nay cũng đã có một phần nghi án, nhưng không biết hung thủ là ai.
Vũ Đế nghe Thái Tử Hồ nói đến Phùng Nam, rội hỏi :
― Nội vụ án này ở Bắc, thì muội Hồ lại tìm ở Nam, làm sao mà ra thủ phạm được. Không khác nào thằng câm ăn cắp bánh dày để trong lòng.
Thái Tử Hồ vốn tính cẩn trọng dò tìm từ đầu nguyên nhân đến khi lộ nội vụ mới kết luận, tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng. Hài nhi mạo muội tìm như vậy mới biết thủ phạm sau lưng là ai, đi xa hơn nữa là tìm nguyên nhân của án mới tránh được "Tru di tam tộc". Vũ Đế khen thầm: – Thế cũng phải mà Trẫm nghĩ không ra.
Hoàng Phi Bằng thổ lộ một vài bí mật , tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng, Thái tử điện hạ. Hạ thần đã tìm ra "Thiên Thu Sa" chính là chất độc sát hại Tiên tổ, hạ thần còn tìm được chất độc lợi hại hơn tên gọi là "Thiên Thu Hồn Sa" cùng lúc tìm ra thuốc trị liệu "Hạc Chu Thảo" riêng phần tìm thủ phạm sớm muộn gì rồi cũng phải lộ diện, chỉ cần khám phá vài nạn nhân cùng tình trạng như Tiên tổ qua đời, từ đó mới biết thủ phạm là ai, không thể nào chạy khỏi vòm trời này.
Vũ Đế nghe qua lời của Hoàng Phi Bằng thầm suy nghĩ: – Trẫm lòng đã an tâm nhưng nội vụ vẫn chưa phân trắng đen, rồi phán :
― Trẫm vô cùng vui mừng, Phi Bằng diệt nhi đã tìm được chất độc, đồng tìm dược trị liệu có như vậy thì không còn sợ hung thủ nữa, nguyên nhân nào Phi Bằng điệt nhi biết được chất độc trong thi thể của Quốc sư ?
Từ khi hai ông cháu họ Hoàng chu du khắp nơi, tự phát sinh một thứ tình cảm đặc biệt và tin tưởng tuyệt đối, bởi suy nghĩ, hành động qua những đồng cảm ứng gặp nhau cùng một ý tưởng đạo lý, đó là nguyên nhân Hoàng Phi Bằng không rời xa quan tài khi chưa hạ thổ. Hoàng Phi Bằng trình tấu :
― Muôn tâu Hoàng thượng, Thái tử điện hạ. Hạ thần xin trình lại diễn tiến trong những ngày Tiên Tổ qui tiên và tìm được ám khí độc hại, cùng lúc tìm được đơn trị liệu. Chẳng qua nhờ lúc trước hạ thần hầu Tiên Tổ, được ân tứ đồng cảm ứng hiệu nghiệm cho nên ngày Tiên Tổ qua đời hạ thần xuất quyền khai quan nghiệm thi, lấy một mẫu thịt và máu, từ đó khám phá nguyên nhân Tiên Tổ qui tiên bởi độc dược, nhưng không tìm được kẻ sát nhân.
Sau khi nghe Hoàng Phi Bằng kể đầu đuôi câu chuyện, Thái tử Hồ tiếp nối vào câu chuyện của Hoàng Phi Bằng :
― Trước đây Phùng Nam đích thân đánh vào tổ chức bí mật gian tế Hán, hoạt động tại Côn Minh có tên là Đại Đồng Công Dụng do Trần Trung Việt và Nguyễn Tất Thành lãnh đạo.
Phùng Nam cho biết, có tịch thu được một dược phổ độc chất. Phi chép phương bào chế thuốc tinh vi, viên thuốc thành phẩm, bên ngoài bọc lớp bột gạo nhỏ, màu hơi hồng bằng hạt bắp tên là "Thiên Thu Sa", phổ còn hướng dẫn vận khí nội công trước khi xuất chiêu độc chất này, chỉ cần búng vào nạn nhân là chết như ngủ, sau bảy ngày sẽ bị rã rữa thân xác, chất độc này không có thuốc trị liệu.
Phùng Nam không tha thiết phổ độc dược "Thiên Thu Sa", nhưng lại tiếc rẻ, cất trong thư phòng tại phủ. Một hôm thấy trên bàn làm việc có những tờ sớ và chỉ dụ xếp không thứ tự, mới biết có kẻ gian vào thư phòng. Phùng Nam thấy vậy vội vàng tìm phổ độc dược "Thiên Thu Sa" thì đã bị kẻ trộm cắp mất, từ đó tìm không ra kẻ cắp, lâu ngày không còn để ý đến nó nữa. Hồ muội đã xuất lệnh truy tìm hung thủ, lúc này Phùng Nam mới khẩn định trong phủ có gian tế, nhất là họ Phùng có liên hệ vào vụ án này, nhưng chưa tìm ra ai là thủ phạm lấy cắp phổ độc dược.
Vũ Đế xuất chỉ dụ:
― Trẫm muốn nối hai nghi án này thành một án lý, theo phụng cáo của Cơ Mật Viện cho biết những tháng gần đây có nhiều người trong giang hồ tại đất Trường Sa, chết cũng tình trạng như Quốc sự và hôm qua vị anh hùng Nghiêm Hà Đức trong Cần Lĩnh Nam phân bộ Giang Bắc cũng qua đời. Rất tiếc tuổi trẻ không bệnh mà chết, anh hùng không chết ngoài chiến trường mà lại chết trong thời bình, quả là thủ phạm ở trong nhà gây ra. Người bình thường cũng hiểu được nguyên nhân, nhưng rất tiếc thay sự chết đột ngột đến với Nghiêm Hà Đức, bởi vậy Trẫm xuất chỉ chuyển thi thể của Nghiêm Hà Đức về Võ Miếu, ghi công như những anh hùng ngoài chiến trận "Vị quốc vong thân". Trẫm hy vọng Phi Bằng diệt nhi tìm cho bằng được hung thủ trong dịp này. Trẫm xuống chỉ mời tất cả anh hùng Nam Việt tham dự tang sự. Phi Bằng điệt nhi đứng ra làm chủ lễ, mục đích vạch mặt hung thủ, không biết Phi Bằng điệt nhi nghĩ thế nào ?
Hoàng Phi Bằng đã kinh nghiệm qua qui luật hành động của giám binh, tuy chưa trực tiếp điều tra, nhưng nghe được những lời của Vũ Đế và thái tử Hồ, chàng khẩn định tìm được hung thủ tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng, Thái tử điện hạ. Hạ thần tuân chỉ, nay Lạc thần đã hiểu tường tận. Chính hung thủ hại Tiên tổ và đệ tử Nghiêm Hà Đức là một người, họ có nhiều tham vọng ảo tưởng, họ không có khả năng cản trở công cuộc xây dựng đất nước, bởi vậy họ cố ý làm khó khăn và đảo lộn bước tiến của toàn Lạc dân. Hy vọng Hoàn thượng điện hạ cho biết hung thủ ấy là ai, nếu không tiện cho hạ thần biết, vì đây là một vụ án có liên quan đến Nam Việt và Cần Lĩnh Nam. Hạ thần có thể kết luận không sai thủ phạm chính là Phùng Hưng.
Vũ Đế nghe Hoàng Phi Bằng nói không sai, sự thực chính hung thủ là Phùng Hưng. Vũ Đế khen thầm:– Đúng là họ Hoàng còn hơn câu ngạn ngữ: "Con hơn cha là nhà có phúc". Ông thích nhất là Hoàng Phi Bằng thẳng thắn, làm việc gì cũng nhanh, Vũ Đế hỏi tiếp:– Trẫm muốn biết Phi Bằng điệt nhi xử trí vụ án này ra sao ?
Hoàng Phi Bằng lấy quyết định xử hung thủ trước quân thần để làm gương cho kẻ thay lòng đổi dạ, tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng, Thái tử điện hạ. Hạ thần mượn hậu sảnh đường Võ Miếu lập đồ trận "Tử mục trường", đồng cỏ dành cho súc vật ăn trước khi chết. Hạ thần thỉnh mệnh Hoàng thượng, Thái tử cùng tham dự lược án.
Vũ Đế chưa biết đồ trận "Tử mục trường" kết quả thế nào, lòng lo âu, nếu không kết quả thì khác nào tạo ra nhiều thù hận mai sau, phán :
― Trẫm lúc nào cũng sủng ái điệt nhi, tin tưởng chưa hề ái ngại, nhưng một điều lo đồ trận lần này nhất định phải có kết quả tốt như đồ trận Việt Tú .
Hoàng Phi Bằng lựa lời tâu để Vũ Đế an ổn tinh thần :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, mỗi đồ trận có tinh lý riêng, tùy hoàn cảnh, tùy sự việc mà dụng tính cho thích hợp. Đồ trận này chủ yếu lùa súc vật vào đồng cỏ khô rồi chết ở đó. Những ai có liên hệ nội vụ này đều nhận hậu quả, kể cả Cần Lĩnh Nam, nội vụ sáng tỏ thì hồn thiên Tiên Tổ được vi toại .
Vũ Đế thừa biết cá tính Hoàng Phi Bằng, khí độ phi phàm, oai dũng phong thái lịch thiệp, tình cảm hơn người, nhưng khi nói đến nợ nhà tình nước thì lòng lạnh như băng tuyết, quyết hải tâm thù, ghét kẻ quan ác tham ô bằng thù Hán tế. Người trẻ này giang san sửa đổi bản tính khó dời, ý xuất như cung tên mở rồi không quay đầu lại, khả lượng thuyền dời nhưng bến chẳng dời.
Trước đây mấy năm vụ Hoàng Phi Cương làm cho Vũ Đế còn cảm giác, lúc nóng, lúc lạnh. Lần này vụ Phùng Hưng phức tạp hơn vì có Phùng Nam, Hoàng Lữ Giao, Cần Lĩnh Nam tham dự.
Vũ Đế suy nghĩ trong lòng:– Nói chung tính khí Hoàng Phi Bằng lấy lý trí phân minh hành động, khi quyết định là bước qua mọi cản trở, chắc chắn Phùng Hưng không thể nào biện bác được tội trạng. Hoàng Phi Bằng cũng biết vụ án này vướng vào họ Hoàng và họ Phùng, làm Vũ Đế khó xử phán án, chàng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ khai ân, hạ thần xin dâng tấu nội gia, tuy Phùng Hưng và Hoàng Lữ Giao chung sống đã lâu mà chưa có hậu. Thực ra họ là "Phu thê chi danh vô chi thực", phu thê mà khác loài chim không cùng tổ, chung dường mà khác mộng ! Cho nên khi cô mẫu Lữ Giao mà biết Phùng Hưng chính là hung thủ hại Gia Gia thì sẽ có một xung đột khó lường trước.
Vũ Đế nghe qua gia đạo ly kỳ của Phùng Hưng, truyền chỉ :
― Trẫm tin tưởng Phi Bằng nhi xử lý hợp tình, lấy hòa khí răn bảo, thu phục nhân tâm và xử thế bằng tình người. Trẫm truyền chỉ cho phép khanh tiến hành lập đồ trận tại hậu sảnh đường Võ Miếu .
Hiện trường Đồ trận "Tử Mục Trường" đã bày ra trước thiên hạ, Nam Việt Vũ Đế ngự vào ghế Quốc pháp, Thái Tử Hồ ngự vào ghế Chưởng tòa, Hoàng Phi Bằng ngự vào ghế Chấp pháp.
Cần Lĩnh Nam ba Giang Bắc, Trung, Nam đã tiếp nhận thiệp mời về Phiên Ngung thành tham dự tang sự cho Nghiêm Hà Đức, có cả Trường Sa Vương, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải, Phùng Nam nguyên Phó Nam Vương trị chính Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Trong buổi lễ Thái Bảo Trần Tam Hiệp, tứ phẩm triều đình Nam Việt, thay mặt gia quyến Nghiêm Hà Đức cảm tạ phân ưu của quý anh hùng. Toàn thể vào hậu sảnh đường Võ Miếu tham dự tang lễ. Phó Nam Vương Phùng Nam được mời ngự vào ghế Thái sư chủ tọa, đến các vương, còn lại ba hàng ghế xếp thành chữ u phân thứ tự tam ban Cần Lĩnh Nam. Lễ nghi theo cung đình triều phục anh hùng, hậu sảnh đường trang trí rực rỡ như Hoàng cung, buổi lễ khởi đầu quan Thái Bảo xướng danh:
― Thưa toàn thể anh hùng Nam Việt, lần đầu tiên sư phụ, sư bá của Hoàng Phi Bằng đến Phiên Ngung thành yết kiến Hoàng thượng, nhân dịp phân ưu với gia đình anh hùng Nghiêm Hà Đức và thăm sức khỏe quý anh hùng.
Tất cả trịnh trọng nghe xướng danh đồng đứng lên nghiêm trang nghinh đón, quả thực ai ai cũng muốn biết sư phụ, sư bá của Hoàng Phi Bằng là nhân vật thế nào. Riêng về Hoàng Phi Bằng thì ai cũng biết nguyên là sư phụ của Cần Lĩnh Nam. Xin cung thỉnh mời :
― Sư phụ, Sư bá và Hoàng Phi Bằng vào điện.
Tiếng xướng danh vừa dứt, ba bóng bào phục lam phi thân từ ngoài cửa Võ Miếu vào trung tâm sảnh đường như ba làn khói lam, vạt trước vạt sau bào phục phất phới bay trước gió, tốc độ thân thủ phi thường của Sư phụ, Sư bá không khác nào xuất hiện thoảng qua Bát thức, mọi người trố mắt nhìn đồng khâm phục. Tất cả anh hùng đồng cảm trong nhĩ thức có nghe âm nhạc và lời ca trầm bổng du dương thoáng qua tai, còn mục thức thấy được làn khói lam nhưng không thấy hình dạng rõ ràng. Tri thức nhận được hai làn khói trầm hương kỳ ảo, êm dịu. Thực quản thức nhận hương vị thơm ngát mùi hoa Quỳnh hay Dạ Lý Hương. Da thức nhận được sự tươi mát, tinh thần sảng khoái và bình an. Bóng người phi thân phía sau thì ai cũng thấy chính là Hoàng Phi Bằng, dáng dấp kỳ ảo như Sư phụ, Sư bá mọi người ngạc nhiên vui mừng, âu cũng là dịp được biết Sư phụ, Sư bá của Hoàng Phi Bằng.
Mỗi người ngồi vào vị trí đã phân ngôi thứ, vừa đúng lúc mọi trật tự đã ổn. Về ba chân dung kỳ diệu, hình bóng mờ ảo ngự vào ghế quốc pháp biểu tượng quyền uy phi ngã, nào ai hiểu đó chính là Nam Việt Vũ Đế, bóng thứ hai ngự ghế bên phải biểu tượng Chưởng tòa chính là Thái Tử Hồ đến để chứng thực cuộc truy tìm hung thủ, Hoàng Phi Bằng ngự váo ghế Chấp pháp biểu tượng quyến trảm trước tấu sau.
Cũng may trong sảnh đường không có cao nhân nào nhãn lực phi thường, cho nên không thấy trận đồ đã bày ra, anh hùng trong Võ Miếu tự hiểu hai người chân dung mờ ảo chính là Sự phụ và Sư bá của Hoàng Phi Bằng.
Sư phụ của Hoàng Phi Bằng lên tiếng trước :
― Kính chào quý anh hùng thân thương, các hạ đã từng nghe đệ tử Hoàng Phi Bằng lúc nào trên môi cũng cảm kích quý anh hùng, nhân dịp tại hạ cùng Sư đệ qua đây gặp danh túc Hoàng Phi Bằng cho hay, có một đệ tử Nghiêm Hà Đức đang tuổi thanh xuân qui liểu đột ngột, tại hạ ghé vào mục đích phúng điếu rồi đi ngay, nhưng danh túc của tại hạ mời ở lại để thăm quý anh hùng Nam Việt, tại hạ và Sư đệ xin lỗi xã lòng hoan hỷ sự đường đột này, nhân dịp tại hạ xin đôi lời đa tạ quý anh hùng, chúc tất cả bình an.
Người người tham dự trong sảnh đường đồng kính ái, nghe qua trong âm ngữ Sư phụ của Hoàng Phi Bằng có mãnh lực ôn nhu đúng là một tiên gia đã xuất thế.
Phùng Nam lần đầu tiên diện kiến, để lòng ngưỡng mộ Sư phụ của Hoàng Phi Bằng, tức là sư tổ của Phùng Hưng, trong lòng xúc động thi lễ, hai tay đưa lên ngang chân mày cung chúc :
― Kính lễ Sư Tổ, Sư Thúc cung chúc sức khoẻ an hảo. Tại hạ họ Phùng tên Nam, thay mặt Hoàng thượng điện hạ và anh hùng Nam Việt vui mừng nghinh tiếp, chúng tại hạ lâu nay khao khác gặp Người để hàn huyên tình hiệp khách và tình non nước, xin tiếp nhận một lễ chi giao.
Vũ Đế tự nhận Sư phụ của Hoàng Phi Bằng, cũng nói đôi lời nhằm không để lộ trận đồ của vụ án :
― Tại hạ cung chúc Hoàng thượng điện hạ, cao phong tuyệt đỉnh, Phùng huynh và quý anh hùng Nam Việt có hảo ý tốt, tại hạ nghi nhớ, hôm nay tình cờ đến đây không định ở lâu, xin hẹn có duyên gặp lại tri âm, chúc quý anh hùng dĩ đức phục dân .
Phùng Hưng chân tay luống cuống sự tình cờ Sư Tổ xuất hiện, không dám thay mặt Cần Lĩnh Nam Giang Bắc vì Hoàng Phi Bằng không giới thiệu. Trong sảnh đường thiên hạ anh hùng hy vọng thực sự được thấy mặt Sư phụ của Hoàng Phi Bằng chỉ một lần thôi cũng đã như nguyện, tuy nhiên ai cũng biết người Sư phụ này vô ảnh cũng như đời sống vô danh, cho nên toàn thể chỉ giữ được hình ảnh đẹp này trong lòng.
Vũ Đế tự nhận Sư phụ Hoàng Phi Bằng khởi đầu cuộc truy bội án :
― Tại hạ đa tạ quý anh hùng dành cảm tình sủng ái thầy trò của tại hạ, nhận dịp này nếu có đôi lời muốn hỏi trắng đen, không biết có gì buồn lòng nhau không ?
Phùng Nam đứng lên kính cẩn trình :
― Thưa đại sư, hôm nay là ngày buồn vui lẫn lộn, trắng đen là sự bình thường, có điều gì không giải tỏa được xin đại sư thế ngoại cao nhân tự nhiên giáo huấn, chúng đệ tuân mạng.
Trong sảnh đường tất cả đồng xướng lên :
― Chúng tại hạ đồng tuân mạng.
Người tự nhận Sư phụ Hoàng Phi Bằng nói tiếp :
― Tại hạ vốn là tri kỷ của Quốc sư Nam Việt, có một danh túc duy nhất là Hoàng Phi Bằng, ngày nay Hoàng Phi Bằng có một số đệ tử, chính thị có bảng năng khiêm tốn lập được Cần Lĩnh Nam Tam Giang, hoạt động khắp nơi trên đất nước Nam Việt. Tại hạ có nghe Hoàng Phi Bằng trình bày mục đích vì xã tắc, nhưng không tham dự bởi vốn sống đã lâu vô ngã, nay tin Hoàng Phi Bằng có một danh túc họ Nghiêm tên Hà Đức nguyên là một anh hùng Trường Sa vừa qui vị, lòng này cũng xót thương xin gửi ba nén hương, cầu nguyện linh hồn Nghiêm Hà Đức xiêu độ vào cõi siêu tại, hữu mỹ. Mỗ biết đệ tử đời thứ hai là Nghiêm Hà Đức, qui vị do tay điên cuồng hảm hại, sử dụng ám khí "Thiên Thu Sa" vậy quý anh hùng có biết hung thủ ấy là ai không. Xin quý anh hùng soi sáng ?
Những lời này khiến người hiện diện trong sảnh đường Võ Miếu biến thành hai mùa, đông thời có kẻ lạnh, hạ thời kẻ nóng toát mồ hôi. Những người không liện hệ trong vụ án này cũng không thản nhiên được vì họ xem Hoàng Hạc là biểu tượng đại anh hùng Bách Việt, cũng có người tay chân run rẩy như đang hấp hối, có người trong lòng lo âu, hồi hộp mong biết ai là hung thủ giết thân sinh mình.
Trong sảnh đường đông người thế mà yên lặng như tờ, một không khí bất thường chưa hề có, đối với quần hùng, cao thủ võ lâm đương thời nhất Nam Việt, cũng phải khiếp sợ tiếng "vo ve" của loài muỗi bay trong sảnh đường, đủ thấy tiếng động của không gian phát ra âm ba rùng rợn, thay cho tiếng thét gào của người quá cố ! Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh khi nghe nói đến gia gia Hoàng Hạc qua đời, bởi ám khí "Thiên Thu Sa", trong lòng lửa thù hận bừng sôi, chỉ cần biết kẻ hung thủ là ai, tức thì ra tay trừ khử, dù đó là ai đi nữa cũng không thứ tha.
Phùng Nam hối hận trong lòng, vì tiếc không hủy phổ độc dược "Thiên Thu Sa", nay đã rơi vào tay hung hiểm. Ông tự hối:– Chính mỗ vô tình đồng lõa với hung thủ, nếu trước đây tiêu hủy phổ độc dược thì không hãm hại sư tổ Hoàng Hạc và điệt nhi Nghiêm Hà Đức.
Phùng Hưng vốn tính chu đáo, mọi kế hoạch chuẩn mực trước mới ra tay hành động, nhưng quên rằng dù người thông minh đến đâu cũng có lúc trí tuệ bị che khuất, đó là một trong những nguyên nhân thông minh bị sa thải. Trong lòng Phùng Hưng tự nhận sai lầm:– Nhưng đã muộn màn, âu cũng vì cái ta duy lợi, tội này không tha thứ được đối với gia đình hai họ và đất nước, ông thở dài tự trách:– Thảo nào người đời có câu "Sơ bất gián thân" người ngoài không thể ly gián được người thân thuộc. Phùng Hưng thừa biết chỉ cần thủ phạm ra mặt giết Hoàng Hạc là Hoàng Lữ Giao và Hoàng Lữ Trinh xuất kiếm tức khắc, không chờ đến Hoàng Phi Bằng và hậu duệ của Nghiêm Hà Đức cũng hành động như vậy !
Lúc này Vũ Đế, Thái Tử Hồ và Hoàng Phi Bằng nhìn rõ sắc mặt Phùng Hưng, cho nên cả ba người đồng thản nhiên để chờ xem diễn biến tự nó kết thúc trong đồ trận "Tử Mục Trường". Thời gian yên lặng gần một phần tư cây hương, dài như muôn ngàn thế kỷ. Phùng Nam chịu không nổi thời gian yên lặng đành phải bước xuống ghế, chân hạ bộ quì, ngẩn đầu lên hướng về sư phụ Hoàng Phi Bằng như đang khấn trước thần linh :
― Thưa, Đại sư, tại hạ tự xem là kẻ có tội với Sư tổ Hoàng Hạc và điệt nhi Nghiêm Hà Đức, tuy chuyện "Thiên Thu Sa" đệ tử đã tấu lên Hoàng thượng điện hạ hơn sáu năm trước, được Điện hạ ân xá, nay "Thiên Thu Sa" tái xuất hiện thì tội này xem như tại hạ đồng lõa với hung thủ hãm hại anh hùng, nếu trước đây tiêu hủy nó thì không đến nỗi có ngày nay, tội này đáng "Tru di tam tộc". Nếu xét ra cho đầy đủ thì có tất cả là bốn tội lớn, như hại sư Tổ, Cần Lĩnh Nam, anh hùng thiên hạ và cản trở chấn hưng đất nước. Nhờ Đại sư, Cần Lĩnh Nam tâu lên Hoàng thượng chuẩn phê.
Hoàng Phi Bằng từ trên cao phóng xuống đất một thẻ bài :
― Chuẩn phê tội đồng lõa, theo lời khai Phùng Nam đem ra pháp trường xa liệt và tru di tam tộc.
Ẩn ý của Hoàng Phi Bằng "Tru di tam tộc" là muốn hung thủ lộ diện, tự nhận bước vào trung tâm đồ trận.
Trong sảnh đường ai cũng biết Hoàng Phi Bằng trên tay có Ấn phù của Hoàng thượng, "Trảm trước tấu sau". Hôm nay là lần đầu tiên, chính Vũ Đế, Thái Tử Hồ cũng ngạc nhiên, trong thiên hạ nhất là giới giang hồ biết danh Hoàng Phi Bằng thanh niên tuấn tú cũng là sư phụ của Cần Lĩnh Nam, nhưng chưa bao giờ thấy Hoàng Phi Bằng xuất hiện trước công chúng, người trên giang hồ khó ai mà biết được nơi ăn chốn ở của Hoàng Phi Bằng. Họ tìm chàng khắp nơi chỉ muốn diện kiến một lần thôi cũng đủ thơm danh hiệp nghĩa, còn đối với Hoàng Phi Bằng thì chưa có thù oán trên giang hồ, cũng chưa nghe người giang hồ nói đã gặp và tỷ đấu với Hoàng Phi Bằng, về Cần Lĩnh Nam cũng như họ Hoàng không đo lường được khả năng võ học của Hoàng Phi Bằng, nhưng thấy chàng chỉ phất tay nhẹ, lệnh bài rơi xuống đất tan nát như bộc cám.
Thân thể Phùng Nam tay chân run lên, lúc này mọi người đồng thấy Phùng Hưng bước ra khỏi bàn Cần Lĩnh Nam Giang Bắc, từ từ đi vào trung tâm sảnh đường đứng thẳng thớm, cung đôi tay trước ngực, đầu ngẩn lên phát biểu :
― Thưa sư phụ, tội này do đệ tử gây ra, chứ không phải thân phụ, nay nhận tội hung thủ hãm hại Hoàng gia phụ và Nghiêm đệ, xin sư phụ tùy nghi, đệ tử không biện tội !
Phùng Hưng trong trí tưởng tượng lòng tự bảo:– Cần phải sống, mỗ tạm tránh né hành quyết "Tru di tam tộc" cả họ Phùng, đây mới gọi là thượng sách, chờ cơ hội sẽ ứng phó bước thứ hai.
Dù cho Phùng Hưng trí tuệ phi thường đến đâu cũng không biết quyết định của ông sư phụ trẻ, đang nghiêm minh và lạnh lùng. Chính Phùng Hưng đã chứng kiến ngày hành quyết Hoàng Phi Cương, đến nay vẫn còn trong ký ức, nay Phùng Hưng giải đáp số phận thú nhận tội xác nhân, để may ra còn cứu được những thân nhân liên hệ.
Hoàng Phi Bằng đã biết Phùng Hưng chính là thủ phạm nhưng vẫn phải nói như không biết :
― Có phải muốn che chở tội cho gia gia mi không, mi nói hết tội lỗi, tại hạ nghe đây.
Phùng Hưng phân trần có ý hai lòng thực giả nói :
― Thưa sư phụ, sự thực không phải thế, sư phụ để đệ tử kể hết, chính đệ tử là thủ phạm hảm hại Tiên Tổ bằng ám khí "Thiên Thu Sa".
Phùng Hưng thú tội vừa dứt lời. Có hai bóng xanh nhạt, thân thủ như thần hóa hiện, ánh sáng hừng hực, chính là Hoàng Lữ Giao xuất liên chiêu ba mươi sáu thức trong "Hoàng Long Linh" và Hoàng Lữ Trinh cũng xuất mười hai thức trong "Hoàng Long Đao" trong sảnh đường không ai đề phòng trước, chỉ thấy kiếm pháp họ Hoàng là ai cũng phải khiếp đảm, trong sảnh đường rộng lớn thế mà khí kiếm rung động bàn ghế, tất cả anh hùng bị rinh bật ra khỏi vị trí đang ngồi, thủ cấp của Phùng Hưng trong gang tấc.
Hoàng Phi Bằng vội xuất chiêu "Đại Lực Vũ" trong "Công Quyền Lĩnh Nam" hai luồng khí trắng đánh rơi song kiếm xuống đất, chàng thưa :
― Thưa nhị vị Cô Mẫu, tha thứ cho hài nhi mạo muội thô lỗ trước quần hùng.
Hoàng Phi Bằng phi thân xuống đất nói :
― Hài nhi giập đầu khấu bái, xin nhị Cô Mẫu về lại chỗ ngự và mời quý anh hùng trở lại an tọa.
Sảnh đường trở lại bình thường, Hoàng Phi Bằng về ghế Chấp pháp, vẫn còn thấy hai Cô Mẫu hậm hực nộ khí xung thiên muốn ăn thịt Phùng Hưng.
Hoàng Lữ Giao từ ngày "Xuất giá tùng phu" sống vẹn toàn hiếu thảo đối với cha mẹ chồng, đảm đang việc nhà, việc nước. Tuy rằng tình chồng vợ đã bao lâu nhạt nhòa vì "Phu thê chi danh vô chi thực", bà vẫn một mực giữ nghĩa tào khang. Hôm nay bà nộ khí là vì nhận lầm kẻ thù làm chồng, nàng thấy tâm can tổn thương bị Phùng Hưng lừa gạt.
Hoàng Phi Bằng trấn an nhị vị Cô Mẫu nói tiếp:
― Nhị vị Cô Mẫu ngồi yên tại chỗ để nghe Phùng Hưng tường thuật việc làm bí mật mấy năm nay, quý cô mẫu chú ý, không được kinh động, nếu còn dụng kiếm, lệnh phù này xuất chỉ không tha thứ bất cứ ai.
Sư phụ của Hoàng Phi Bằng phán :
― Phùng Hưng ơi, lý do nào, gió chưa thổi mà mắt đã mờ, động cơ nào xúi giục mi hành động mất lương tri ?
Phùng Hưng tự cung khai :
― Thưa Sư Tổ, đệ tử tưởng rằng núi cao xa, dù có lấy cung tên bắng cũng không đến bởi vậy tại hạ mới giao thiệp tên Trần Trung Hạnh và Nguyễn Tất Thành tại Động Đình hồ, người này nguyên là nhà kinh doanh gia súc, y hảo hiệp bảo trợ rộng rãi Cần Lĩnh Nam Giang Bắc, tại hạ muốn sức mạnh Giang Bắc hơn hẳng Giang Trung–Nam từ ấy đệ tử giao du với y, lâu ngày giao trách nhiệm cho y chưởng quản khu vực Động Đình Hồ. Y cho biết gia gia của đệ tử có phương thức chế ám khí bằng độc dược "Thiên Thu Sa", chỉ cần trên tay có được ám khí này là khống chế thiên hạ, làm chủ được giang hồ, kể cả Sư phụ Hoàng Phi Bằng cũng không ngoại lệ. Một khi đã bị "Thiên Thu Sa" không sống được một canh giờ. Từ ấy đệ tử âm thầm về phủ cùa Gia gia, ngày ẩn, đêm hiện tìm kiếm trong thư phòng ba ngày mới lấy được phổ "Thiên Thu Sa". Lần đầu tiên đệ tử ra tay hạ thủ vài tên giang hồ Trường Sa thấy kết quả khả quan, tiếp theo là nhạc phụ Hoàng Hạc, về nguyên nhân hạ độc nhạc phụ, ngày trước trên đường xuôi Nam tại vịnh Hổ Môn. Nhạc phụ có bắt được một đoàn thuyền của Trần Trung Hạnh, đang di chuyển về hướng Trung nguyên, thuyền chở ngà voi, da trăn, da bò, đồi mồi và những châu báu kim hoàng, riêng hổ cốt trên trăm bộ.
Nhạc Phụ tịch thu được tài sản này, sung công vào kho Nam Việt. Thực ra đây là việc nước mà gặp thù riêng, Trần Trung Hạnh nhờ đệ tử thủ tiêu Nhạc Phụ, đệ tử từ chối, cuối cùng phải chấp nhận vì áp lực của Trần Trung Hạnh, chính y là người em út của Trần Trung Việt hoạt động tại Trường Sa có tên là "Đại Đồng Công Dụng" do y lãnh đạo. Gần đây có nhiều anh hùng trên giang hồ do đệ tử ra tay khống chế và giết, như hiền đệ Nghiêm Hà Đức cũng chết vì ám khí "Thiên Thu Sa".
Hoàng Phi Bằng điềm tĩnh hỏi :
― Lý do nào giết đệ tử Nghiêm Hà Đức và những người khác ?
Phùng Hưng không ngại đáp :
― Thưa sư phụ, nguyên nhân hiền đệ Nghiêm Hà Đức biết quá nhiều bí ẩn của đệ tử vì vậy mới thủ tiêu, đệ tử khống chế không được hiền đệ Nghiêm Hà Đức cho nên mới sử dụng đến sách "Thiên Thu Sa"
Hoàng Phi Bằng trong lòng có ý tưởng:– Kẻ bội phản thì bao giờ cũng có nhiều thủ đoạn, cho nên tâm trí ác chứa hành động phức tạp hỏi :
― Như vậy là mi đã khống chế được toàn bộ Cần Lĩnh Nam Giang Bắc, nhằm để phục vụ cho người họ Trần tên Trung Hạnh và Nguyễn Tất Thành ấy à ?
Phùng Hưng xác nhận :
― Thưa, sư phụ đúng vậy.
Hoàng Phi Bằng ngó thẳng vào mặt Phùng Hưng hỏi tiếp :
― Hay cho mi, lòng mang dạ thú giết thân nhân vì danh lợi hại dân, đúng là kẻ bá đạo, thế thì Trần Trung Hạnh cho mi những lợi ích lớn lắm à, nay hắng còn ở Trường Sa không ?
Phùng Hưng trả lời nước đôi :
― Thưa sư phụ, từ khi biết Trần Trung Hạnh đương nhiên lợi không thể kể hết và có khả năng, nếu muốn lấy thiên hạ. Nay bằng hữu Trần Trung Hạnh đã về Trung nguyên, còn Nguyễn Tất Thành có thể đang ở tại trại Động Đình hồ.
Hoàng Phi Bằng trong lòng chưởi thầm:– Lời thề năm xưa đã không còn, nay y đổi mặt thay lòng, không còn ý nghĩa gì hai tiếng đại đệ tử của mỗ ! Y nói chuyện không thực lòng, chàng hỏi tiếp :
― Hiện nay tại Trường Sa có những ai là người thân cận của Trần Trung Hạnh ?
Phùng Hưng trả lời mơ hồ :
― Thưa sư phụ, chỉ có Cần Lĩnh Nam Giang Bắc.
Hoàng Phi Bằng lấy quyết định trừ khử tên bá đạo Phùng Hưng hỏi :
― Mi cón biết những ai là con tằm ăn mòn Cần Lĩnh Nam không ?
Phùng Hưng mừng thầm trong lòng:– Hoàng Phi Bằng ơi, mi chết chắc rồi, mỗ chính là con tằm đó ạ, đáp :
― Thưa sư phụ, đệ tử có lập một danh sách con tằm, lúc nào cũng mang theo trên người.
Hoàng Phi Bằng thừa biết đây là danh sách giả, trong ấy có tẩm độc dược "Thiên Thu Sa", liền nói :
― Tốt lắm, đưa danh sách đó cho gia gia mi để chuyển đến mỗ.
Phung Hưng chần chừ không dám đưa danh sách cho Phùng Nam.
Hoàng Phi Bằng nhấn mạnh lời nói :
― Phùng Hưng, gia gia của mi chờ đợi danh sách có biết không, hãy trao danh sách nhanh lên ?
Phùng Hưng đã từng trải giang hồ có nhiều kinh nghiệm hạ địch thủ, nay nghe Hoàng Phi Bằng ra lệnh, chưa biết phải trao danh sách bằng cách nào để Phùng Nam tránh được độc dược "Thiên Thu Sa". Phùng Hưng liền nhanh tay xuất chiêu "Phủ Quang Pháp" búng tập danh sách đến Hoàng Phi Bằng, một chiêu thức rất lạ, nội lực tinh vi, trong sảng đường không có người nào nhận ra tập danh sách đang bay đến Hoàng Phi Bằng.
Hoàng Phi Bằng cười "ha hà… " nói :
― Trí lự và thủ pháp của mi cũng cường độ khá lắm, đừng tưởng mình có quyền tự do xỏ chỉ qua mũi kim, mi đã tới không có đường về, nhớ rằng anh hùng phải có lòng hiệp nghĩa sĩ khí, thiết quyết đang tâm mới có hoài bảo lớn. Nay mi bỏ mặt hiệp nghĩa chi đạo thì không sứng đáng anh hùng Cần Lĩnh Nam Giang Bắc nữa.
Hoàng Phi Bằng nói chưa hết lời, Phùng Nam đã ngã lăn mình xuống đất, tay nắm tập danh sách. Phùng Hưng nào biết Hoàng Phi Bằng xuất chiêu chuyển hướng tập danh sách đến Phùng Nam, bằng thức lục thập tam "Hỏa Sơn Lữ" di hành nước lửa trong đất trời, nước ở không dời, lửa đi không ở, trận đồ lửa và nước không ai có thể sống được khi nước và lửa di động.
Phùng Hưng tối mặt tưởng tập danh dách búng đi sai hướng, lòng run sợ Phùng Nam đang chờ ngáp chết, hối hận không kiệp tự trác:– Đã đề phòng mà vẫn bị sơ suất chính mỗ là đại nghịch chi đạo rồi !
Hoàng Phi Bằng dùng lời nói đâm Phùng Hưng một nhát tâm lý :
― Tại sao mi giết Phùng Nam gia phụ của mỗ, ta rất hối hận có một môn đồ như mi, thảo nào thiên hạ nói rất hay "Danh sư xuất cao đồ dổm". Mi đã kiêu ngạo thì ắt bại, mi xem thiếu niên này thơ ngây đang đứng trước giang hồ lão luyện như mi ư, nhằm to rồi Phùng Hưng à. Mi có "Thiên Thu Sa" tưởng là được quyền hô phong hoán vũ ư ? Thảo nào lý trí hết khôn ngoan, không còn phân minh hắc bạch. Nay lại giết cha, hại sư phụ đúng là tú tài gặp binh ma thổ phỉ, từ đây giang hồ ký sự ghi tên Phùng Hưng "Thiên Thu Ma" Thay cho cái tên "Thiên Thu Sa" điên cuồng không thể nào làm chủ được thiên hạ, à mi còn có dự định gì cho tương lai không ?
Phùng Hưng tự biết chỉ có đi mà không trở về, đành liều một phen may ra gặp tiêu tai, hóa kiết, nói :
― Những lời nói vừa rồi của Sư phụ không nên chỉ bóng trên cát, chẳng ai để ý và không lợi ích gì. Nay tại hạ tự hào hiệp có võ học nội công đến cửa thượng thừa, đương nhiên sử dụng "Thiên Thu Sa" làm phương tiện khống chế kẻ nào không đi cùng thuyền, kẻ nào không làm hậu thuẩn cho mục xưng vương, xưng đế của mỗ đương nhiên phải chết như Hoàng Hạc v.v… "ha hà...
Huỳnh Tâm
E-mail : huynhtamh4@gmail.com
Chương 16
Lòng Sống Chết Bừng Nổi Dậy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét