Kiếm Khách Giang Nam - Chương Mười Sáu ( Huỳnh Tâm )

Mở Lòng Ắt Thông, Bằng Không Bị Ngẹt
Trong lúc đối thoại với Phùng Hưng, Hoàng Phi Bằng âm thầm búng một viên đơn "Chu Cốt Tinh" giải độc cho Phùng Nam, sau tam khắc búng thêm "Hạc Chu Thảo". Nhờ vậy Phùng Nam vẫn nghe được cuộc đối thoại giữa Hoàng Phi Bằng và Phùng Hưng. Ông cũng biết chính Hoàng Phi Bằng cứu sống, nhưng không nói ra lời vì trong cuống họng quá uất nộ vì Phùng Hưng. Hoàng Phi Bằng có ý để cho toàn thể anh hùng biết về Phùnh Hưng tiện tại, bậm môi hỏi :
― Mi có đem theo "Thiên Thu Sa" không ?
Pùng Hưng điềm tĩnh đáp :
― Đương nhiên tại hạ lúc nào cũng có "Thiên Thu Sa" bên mình.

Hoàng Phi Bằng nói thách thức :
― Tốt lắm, đúng là một kỳ tích, mi có khả năng sử dụng một lúc "Thiên Thu Sa" giết chết hết mọi người trong sảnh đường này được chứ ?


― Đương nhiên thừa khả năng.


Hoàng Phi Bằng cười "ha hà ... " trong lòng thách thức nói :
― Mi ra tay thử xem, nhớ không chừa một ai kể cả gia gia của mi nhé .


Tất cả người trong sảnh đường Võ Miếu tự thấy trời trở khí hậu lạnh buốt mà thân thể lại toát mồ hôi. Những người không liện hệ trong vụ án này cũng bị vạ lây dính vào "Thiên Thu Sa". Họ đã thấy những thi thể chết do "Thiên Thu Sa" như thế nào thì nay chính họ lại bị chết một cách khủng khiếp không vẹn toàn thi thể, như trước mắt đã thấy Phùng Nam trúng độc dược "Thiên Thu Sa" vậy.


Mọi người tinh thần xáo trộn, lý trí gần như mất niềm tin chính mình, tim đập dồn dập, lòng sinh hoảng sợ, tinh thần bối rối, có nhiều người ham sống thất vọng thở dài:– Thế này anh hùng Nam Viết chết hết dưới tay của Phùng Hưng, rồi đây sẽ biến thế giới chứa đầy oan khuất.


Ai cũng nghe lời nói của Hoàng Phi Bằng không phải là để đùa, cũng không phải để hù dọa, có người tin tưởng trăm họ không thể nào trong một ngày biến mất như một làn khói lam, chỉ có đồ vật trong sảnh đường còn nguyên vẹn hay sao ?


Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp :


― "Thiên Thu Sa" có khả năng thế à, một khi xuất ra là lấy mạng người, nhưng không có thuốc nào để cứu mạng phải không ?


― Đúng thế không sai.


Hoàng Phi Bằng nhấn mạnh lời nói ý khiêu khích :


― Tốt lắm, mi hành động cho tại hạ xem nào ?  


Trước khi Hoàng Phi Bằng thách thức Phùng Hưng đã âm thầm phóng ra một luồng khí màu xám nhạt "Sinh Giải Linh" trong "Huyệt pháp Lĩnh Nam". Dùng nhãn lực tuyệt kỹ khó thấy được chiêu thức này của Hoàng Phi Bằng. Tiếp theo Chàng phong tỏa "Thiên Thu Sa" và âm thầm phế một phần nội công của Phùng Hưng, hầu giảm thiểu sức công phá cũng lúc đề phòng sự không may đưa đến tánh mạng oan khuất vô can cho anh hùng trong sảnh đường.


Phùng Hưng như được lệnh phất cờ, liền triển khai hai tay xuất quyền "Tam Hào" trong "Đăng Thiên Lạc Việt" mục đích cho nạn nhân chấn thương trước khi xuất "Thiên Thu Sa". Phùng Hưng nghĩ rằng không một ai còn sống sót. Chiêu số vũ bảo, nội công dũng mãnh mái ngói sảnh đường cũng phải rên siết "rắc rắc…", có vài miếng ngói rơi xuống sảnh đường "bốp bốp". Trên tay Phùng Hưng đã xuất "Thiên Thu Sa" tất cả người trong hậu sảnh đường Võ Miếu lăn ra ngủ như chết, chỉ còn Phùng Hưng đứng tại chỗ lòng vui mừng, cười "ha hà..." nói :


― Hoàng Phi Bằng ơi đừng xem thường mỗ nhé "Thiên Thu Sa" vô địch thiên hạ, hôm nay anh hùng Nam Việt tự ý đem xác đến thử "Thiên Thu Ta", cũng là dịp tốt để mỗ vào Kim loan điện lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu Nam Việt Đỗ Đế "ha hà..."


Hoàng Phi Bằng nói :


― Dù quốc hiệu của mi Đỗ Đế hay Đỗ Phân cũng thế thôi, không làm được việc gì nên thân, đã đến lúc chết mà không hồi tâm, chuyển ý phục thiện, nay tội khi˗quân của mi đáng chết không còn đường sống rồi.


Trên một măm người tuy lăn ra như chết, nhưng vẫn nghe được tiếng nói và mắt thấy tai nghe, nhận diện được hành động của Phùng Hưng, riêng long thể của Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ và Hoàng Phi Bằng vẫn bình thường. Phùng Hưng đánh giá quá cao năng lực của mình, cứ tưởng tất cả người trong sảnh đường đã chết bởi "Thiên Thu Sa". Hoàng Phi Bằng búng ra một luồng không khí xanh nhạt "Sinh Dục Linh" trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" toàn thể đứng dậy đồng hướng trên cao thi lễ :


― Chúng đệ tử kỉnh bái sư tổ và sư phụ, đã cứu mạng sống .


Phùng Hưng vẫn đứng tại trung tâm sảnh đường đôi mắt ngơ ngác, như con nai vàng trước cánh đồng cỏ khô. Phùng Hưng không thể nào biết nguyên nhân mọi người đã chết bởi "Thiên Thu Sa", bỗng dưng lại đứng lên sống lại. Để kết thúc vụ án, Hoàng Phi Bằng vận chuyển đồ trận "Tử Mục Trường", phủ bốn hướng giam hãm Phùng Hưng vào đồ trận. Trong đồ trận Phùng Hưng nhìn thấy cảnh tượng bao la, xa lạ khác thường với thế giới loài người. Thế giới Phùng Hưng đang sống là một màu trắng mỏng manh, lởn vởn, lu mờ, lúc hiện ra, lúc biến mất.


Hoàng Phi Bằng tuyên bố :


― Thưa toàn thể quý anh hùng, tại hạ đề nghị tự do chấp vấn Phùng Hưng, những gì cần biết y sẽ nói hết, xin mời Tổ phụ Phùng Nam ngự vào ghế Thái Sư để điều hành chấp sự.


Phùng Nam không cầm được lòng, đưa tay lên vỗ xuống trung tâm bàn, vang lên một tiếng "rầm" và tiếp theo "rắc rắc" bàn gãy làm đôi hỏi :


― Tiểu tử Phùng Hưng, mi bất trung với Vua, bất hiếu Sư Tổ, phản bội Sư phụ, phản huynh đệ Cần Lĩnh Nam, bất nghĩa tình phu thê và bất hiếu họ Phùng, nối giáo cho Hán, làm phản Bách Việt, mi dối trá trước lòng tin của Hoàng thượng, nay mi tự xử lấy để làm gương cho người khác và họ Phùng.


Phùng Hưng đứng trong đồ trận "Tử Mục Trường" nghe lời nói âm vang của Phùng Nam phát ra mười phương bốn hướng, như thể có hồn ma kêu án đến đòi xác. Phùng Hưng lòng rời rã tơi bời, lại nghe có tiếng đằng hắng của Hoàng Lữ Giao, trong lòng càng sợ hơn trăm lần, lục phủ ngũ tạng muốn văng hết ra ngoài. Hoàng Lữ Giao vặn từng tiếng một nói :


― Bổn cô nhận lầm kẻ thù làm chồng.


Một câu nói mới mở đầu như xuất một chiêu "Hoàng Xa Hồn" đâm thẳng nát bấy tim Phùng Hưng. Hoàng Lữ Giao nói tiếp:– Bổn cô không cần thiết phải động kiếm vào lúc này, cho nên bổn cô giết mi bằng một cách khác. Bao lâu nay bổn cô sống trong hạnh phúc ảo, tưởng mi là anh hùng trong thiên hạ, thì ra mi là kẻ hèn mạt lừa gạt bổn cô và tất cả mọi người. Lá gan của Phùng Hưng lúc này không khác nào như bị ổ kiến đang đục khoét trong bọng cây, cảm nhận hai lá gan đang đau nhói từng cơn.


Hoàng Lữ Giao dừng lại một khắc, nó tiếp: – Chí khí đê mạt của mi không đáng một bải phân bò, nay đã lộ ra thanh thiên bạch nhật, đúng là kẻ xảo trá đầu đường xó chợ Cầu Ông Lãnh. Phùng Hưng như bị phồng cương lá lách, bởi ngôn ngữ thần quyền đánh vào nát bầy nhầy. Bà nói tiếp:– Danh dự của bổn cô nay tổn thương, nhưng rất may mi chưa có hậu tự.


Phùng Hưng nghe đến đây thân hình như bị bóp ngạt cuống phổi, quả là muốn tắt thở, chết từ từ, cả thân người muốn chết gấp cũng không được.


Hoàng Lữ Giao vốn khẩu khí lợi hại, lời nói tức là xuất chiêu. Bà nói tiếp:– Này kẻ bất nghĩa có vay thì phải có trả, nhưng tiếc thay mi chỉ vay một mà phải trả mười. Mi không cần phải sám hối nữa, hãy lấy "Thiên Thu Sa" tự giải quyết lập tức, đừng để thế gian vướng mắt.


Phùng Hưng vừa nghe lời nói này, như bị kiếm họ Hoàng đâm trúng tinh sào, sợ quá nước tiểu chảy ra ngoài. Tĩnh lại mới biết :– Khi thất bại mới nhận rõ chính mình là kẻ phản bội họ đáng chết. Mọi người kể cả Gia gia cũng không tha thứ, nương tử đã ra tay không thương tiếc. Một thời mỗ chưa hề gặp phải cây lớn cành to, hôm nay mới thấy rõ mình không phải là kẻ có sức thông hiểu khuôn phép thiên kinh địa nghĩa !


Vừa kết thúc luận sự án, toàn thể tham dự trong sảnh đường đồng làm nhân chứng xử tội Phùng Hưng. Hoàng Phi Bằng nét mặt rắn rỏi nói :


― Phùng Hưng lấy ám khí "Thiên Thu Sa" ra đi, tự mình thực hiện như đã gieo rắc tang thương cho những người thân thích của mình, đó cũng là cách tạ lỗi người khuất mặt .


Phùng Hưng chần chừ không quyết định vì còn ham sống sợ chết.  Hoàng Phi Bằng thừa biết Phùng Hưng đã biến thành tính thú, không còn là người, chàng nghiêm nghị hỏi :


― Sư phụ của mi họ tên gì vậy, sao không học cá tính của gia gia mi ?


― Sư phụ của đệ tử, họ Hoàng tên Phi Bằng, gia gia là Phùng Nam, tất cả không đi chung thuyền với tại hạ.


 ― Mi còn nhớ đến họ tên của tại hạ và gia gia mi à. Nhưng tại hạ lại không có loại đệ tử phản sư, phản thân bằng quyến thuộc, phản Tổ quốc. Tại hạ xem lời thề năm xưa của mi không còn giá trị nữa ! Hãy tự kết thúc càng sớm càng tốt, đừng để tại hạ thấy Cần Lĩnh Nam Giang Bắc có một thành viên hèn mạt như mi, giờ này mi đừng ham sống nữa. Chàng chỉ vào mặt Phùng Hưng nói tiếp:– Một kẻ nhược trí thân hèn, hãy tự thực hiện cái chết nhanh lên.


Phùng Hưng có ý chuyển bại thành thắng nói :


― Thưa sư phụ, đệ tử không còn ám khi "Thiên Thu Sa".


Thực tế Phùng Hưng còn ba viên "Thiên Thu Sa" ở dưới chân, đây là ý đồ để phản ứng phòng thân, vì ham sống mới có ý định khác thường, giả tâm sinh lòng tự thủ:– Lúc hiểm nguy này là đường sống, chỉ cần ba viên "Thiên Thu Sa" cũng đủ khắc chế địch thủ, hy vọng ý trời định mạng, tiển đưa Hoàng Phi Bằng vào cõi thiên thu.


Hoàng Phi Bằng cười, đã thấy tính xảo quyệt của Phùng Hưng nói :


― Mi an tâm, ở dưới chân của mi còn ba viên "Thiên Thu Sa", nào mời ra tay đi ?


Phùng Hưng vung tay mượn gió nhặt ba viên "Thiên Thu Sa" thuận tay xuất quyền phản công nhanh, búng thẳng vào ba thầy trò Hoàng Phi Bằng nhưng không thấy "Thiên Thu Sa" bay ra, mà chỉ thấy tất cả đã vỡ thành bột. Trong sảnh đường ai cũng thấy rõ Phùng Hưng phản sư phụ, đồng nghĩ thầm:– Hôm nay Hoàng Phi Bằng không gặp may đụng phải đồ đệ bất nghĩa, bất chi sư.


Trên thực tế Hoàng Phi Bằng đã đỗi "Thiên Thu Sa" bằng "Thiên Thu Hồn Sa" rồi cười lạt "ha hà ... " nói :


― Đúng là đệ tử thúi, hại sư phụ bằng ám khí "Thiên Thu Sa" à. Tốt lắm, mi mở mắt ra thật to để xem "Thiên Thu Hồn Sa" của mỗ, mà mi đã cầm trên tay, nó đã tan vỡ hóa bột xâm nhập vào cơ thể của mi rồi, thực ra chỉ cần một viên "Thiên Thu Hồn Sa" cũng đủ ân huệ cuối cùng cho mi, đằng này tự mi tiếp nhận thụ hưởng đến ba viên "Thiên Thu Hồn Sa", tại hạ chúc mừng mi có đại ân huệ này, mỗ không còn nước mắt để tiển chân mi đi vào địa ngục, nhân dịp mi yết kiến Diêm vương cho mỗ gửi đôi lời nhờ Âm Phủ bảo quản thật tốt nghiệt đồ Phùng Hưng.


Phùng Hưng nào biết "Thiên Thu Hồn Sa" là loại độc chất cao nhất trong học phổ ám khí. Phùng Hưng cũng không ngờ vừa nhặt viên ám khí "Thiên Thu Hốn Sa" lên, tự dưng lăn xuống đất sức kiệt mắt hoa, chưa đầy tam khắc, gân cốt tê buốt co lại, trên trán toát mồ hôi, ngũ quan từ từ co rút, người rút nhỏ dần, cổ họng có tiếng kêu "ăn ắc" dần dần da thịt biến mất chỉ còn lại bộ xương màu xám đen.


Ngày tháng gần đây Phùng Hưng không còn e dè sử dụng "Thiên Thu Sa" làm sức mạnh, giết huynh đệ kết nghĩa, khống chế những thân tín trong Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc, hảm hại người gây nhiều thù oán trong giang hồ, sau đó khống chế Đại Đồng Công Dụng của anh em Trần Trung Việt nguyên là giám binh nhà Hán. Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc từ một tổ chức bản lãnh giang hồ, với tinh thần vì Nam Việt. Nay biến thành tổ chức đuôi sói Hán.


Sau đó người đời gọi là vụ án "Nghiệt đồ Phùng Hưng", còn Giang Hồ Ký Sự biên chép vụ án "Thiên Thu Sa", anh hùng cả nước nguyền rủa Phùng Hưng và loan truyền ra thiên hạ "Phùng Hương sống chúng không thương, chết chúng không tiếc".





Hoàng Phi Bằng muốn hội ý cùng anh hùng còn lại của "Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc" nhưng Hoàng Lữ Trinh phát biểu trước:


― Thưa sư Tổ, sứ Bá, Phi Bằng hiền điệt và quý anh hùng Cần Lĩnh Nam ba giang, tất cả đệ tử hiện diện hôm nay gồm có Lê Trung Kha, Hoàng Tố Nguyệt đều bị khống chế bởi "Thiên Thu Sa", riêng tại hạ cũng bị nhưng không trầm trọng, chỉ có hiền tỷ Hoàng Lữ Giao là chưa bị.


Hoàng Phi Bằng trầm tĩnh nói :


― Hôm nay tất cả anh hùng và Cần Lĩnh Nam Giang Bắc hiện diện có ít nhiều dều bị "Thiên Thu Sa" khống chế, mời quý vị đứng lên để tiếp nhận thuốc giải.


Hoàng Phi Bằng búng ra mười hai viên đơn "Hạc Chu Thảo", tất cả trở lại bình thường, tim thông không còn rối loạn. Chàng búng tiếp mười hai viên đơn "Chu Cốt Tinh" thân thể tăng nội lực, chỉ cần vận nội công tại "đốc mạch" là hết suy nhược tinh thần, thân thể thoải mái lòng phơi phới nhẹ bổng. Chàng búng tiếp lần thứ ba một trăm viên "Hoàng Tiên Đơn" tạo ra nội lực mới.


Theo Hoàng Phi Bằng biết cô mẫu Hoàng Lữ Giao bị "Thiên Thu Sa" nặng nhất, nhưng chống trả được là nhờ Hoàng Phi Bằng âm thầm chỉ điểm nội công. Nhân dịp này anh hùng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ  Giang Bắc đề cử Hoàng Lữ Giao lên làm lãnh tụ.


Hoàng Lữ Giao không ngại tuyên bố :


― Mười ngày sau Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc rửa sạch bóng thù Đại Đồng Công Dụng.


Hoàng Phi Bằng phi thân xuống trung tâm sảnh đường hướng về ghế Thái sư Phùng Nam hành lễ :


― Phi Bằng nhi kỉnh bái Tổ phụ, tha lỗi tội Đồ ra tay phế Phùng Cô Trượng, xin Tổ phụ tùy tâm xét phạt, còn lệnh "Tru di tam tộc" của Tổ phụ, đó chỉ là kế sách tìm thủ phạm "Thiên Thu Sa" bây giờ án đã thành, điệt nhi hủy lệnh, xin Tổ phụ an tâm, từ đây về sau không dám phạm thượng đến Tổ phụ.


Chính tai Phùng Nam nghe rất rõ những lời vấn an của Hoàng Phi Bằng, lòng ông vui mừng nửa mơ nửa tỉnh vì lệnh "Tru di tam tộc" đã chính thức hủy bỏ. Từ khi nghe Hoàng Phi Bằng xuất lệnh "Tru di tam tộc" tâm thần lúc nào cũng không yên, ngồi ghế Thái sư mà mơ màng nhìn thấy ba họ nội ngoại, con cháu đem ra pháp trường từ từ rơi đầu. Trong lòng thần khí kêu trời không thấu, kêu đất gần không chịu can gián, tuy là vương một Giang Nam không bằng ấn kiếm vua ban đặc quyền trảm trước tấu sau. Hoàng Phi Bằng ân xá, quả là phúc họa đã qua khỏi. Phùng Nam vội hỏi lại cho rõ, cũng là gỡ gút vướng trong lòng :


― Phi Bằng điệt nhi hãy lập lại một lần nữa cho Tổ phụ nghe có phải lệnh "Tru di tam tộc" được ân miễn không. Tổ phụ không ham sống sợ chết nhưng phải hỏi thật rõ ?


Chàng liền đáp :


― Thưa Tổ phụ, điệt nhi đã công bố hủy bỏ lệnh "Tru di tam tộc" xin Tổ phụ bình thân. Điệt nhi đã xét sử công minh, chỉ trừng trị cá nhân phạm tội, chứ không thể cột cả họ vào được .


Phùng Nam khen thầm:– Quả là Hoàng Phi Bằng công minh quán chúng, xứng đáng anh hùng văn võ song toàn. Ông tự lòng an ủi sự hóa hiểm thành may mắn, ít nhất Nam Việt còn vô độc bất trượng phu, không bị ngủ mê, người Hán không thể nào xem thường Nam Việt, nay có một Hoàng Phi Bằng cũng đủ làm sống dậy tinh thần Bách Việt. Mỗ đã già yếu tận lực sức còn lại để cùng Hoàng Phi Bằng xoay cơ chuyển thế. Ông nói tiếp :


― Nếu Phi Bằng nhi không chê Tổ phụ già, nguyện tận lực tài trí còn lại, không ngại khó, dụng quyền phó vương xoay cơ chuyển thế để Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trở thành miền đất kỳ tích quý tiện, cùng hưởng bần phú, tạo ra mọi mặt sống mới cho Bách Việt.


Hoang Phi Bằng vui mừng thưa :


― Thưa Tổ phụ, điệt nhi sẽ cộng lực cùng Phó Vương hành hiệp tận diệt bọn cậy mạnh thắng yếu, dẹp bọn ma đầu làm dân khổ, họ thường viện cớ "Lệnh vua thua lệ làng". Họ chỉ biết khi quân vượt quyền, lạm quyền làm việc giang ác, kết đảng nghị chánh. Họ tưởng rằng "Khôn thế gian làm quan địa ngục". Quả là suy nghĩ xa xưa đã lỗi thời đại. Tổ phụ an tâm tháng sau đích thân điệt nhi trợ khổ phò nguy, dẹp cường hào ác bá hiện còn nhởn nhơ tại Giao Chỉ, có như thế lòng dân mới được sống bình an. Hiện nay điệt nhi đã có danh sách họ tên của bọn này, hẹn tháng sau điệt nhi mời Tổ phụ lược trận.


Cả hội trường vỗ tay tán dương vụ án thành công, ngoài ra có những anh hùng tự nguyện xuôi Nam giúp Phùng Nam khai trừ bọn gian tế và quan tham ô địa phương. Hoàng Phi Bằng không thể để Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc bị suy yếu, chàng nói :


― Ngày mai tại hạ đến Trường Sa, để cùng nhau bôi sạch loạn đảng "Đại Đồng Công Dụng" không cho một tên nào sống sót.


Người sư phụ ngồi trung tâm sảnh đường ( Vũ Đế ) rất hài lòng đã tìm được chính hung thủ Phùng Hưng hảm hại Quốc sư Hoàng Hạc đến hồi kết thúc, rồi ông nói :


― Tại hại xin phép quý anh hùng, nội vụ cuộc án đã thành, tại hạ có một ý riêng mong điệt nữ Hoàng Lữ Giao tha thứ cho Phùng Hưng, tiếp nhận hài cốt đem về chôn cất, dù sao cũng tình nghĩa vợ chồng bấy lâu, Giao nhi không nên bỏ mặc như "Người ăn ốc, kẻ khác đổ vỏ", có như thế mới gọi là ái nữ quốc sư Hoàng Hạc.


Hoàng Lữ Giao vâng lời :


― Đệ tử xin kính cẩn cúi đầu vâng lời sư Tổ dạy bảo.


Sư phụ của Hoàng Phi Bằng nói tiếp :


― Có thế mới gọi là Giao nữ ngoan ngoãn của sư Tổ chứ. Tại hạ chúc quý anh hùng thực hiện những lòng thành như ý "Hẹn tâm nghìn dặm hóa gần, vô tâm trước mặt cũng thành xa xôi" kính tạm biệt.


Ba thầy trò phi thân ra cửa, Hoàng Phi Bằng xoay đầu trở lại nói :


― Tại hạ tiễn sư phụ, sư bá rồi một chập nữa sẽ trở lại.


Anh hùng Nam Việt đồng nhìn theo chưa đầy nháy mắt, thấy cả ba biến dạng vào không gian, mọi người trong sảnh đường nghe tiếng gió rít "vù vù" thổi qua với tốc độ xoáy, đủ biết võ học thần phi ngoài tuyệt kỷ. Lúc này toàn thể anh hùng mới tự do thăm viếng lẫn nhau, bàn luận về nội vụ phản sư của Phùng Hưng rồi đến võ học sư phụ Hoàng Phi Bằng, họ nhận xét đến giờ này chưa có ai thấy tận tường và biết danh tánh người sư phụ ấy, tuy nghe được âm ngữ của thế ngoại cao nhân và để lại trong lòng tình cảm sâu sắc, họ ước gì gặp lại lần thứ hai cho toại nguyện. Tất cả anh hùng đất Nam Việt hỏi thăm đồng hữu, thân nhân như Phùng Nam, Hoàng Trung Nhất, Chu Thông Được, Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Vũ Thư Minh, Chu Thượng Thủy, Chu Hoa Thủy, Chu Trang Thủy. Đến những luận bàn khác, thường là về võ học của Hoàng Phi Bằng, nói chung mọi người không hiểu nhiều về Phi Bằng cho nên luận không hết ý. Họ chỉ nói được một câu ngạn ngữ: "Đúng là người tài không lộ tướng, lộ tướng chẳng phải tài". Chính tổ phụ Hoàng Trung Nhất hiện diện cũng không biết võ học của Hoàng Phi Bằng do danh môn nào truyền thụ, dù mọi người yêu thương chàng trai tuấn kiệt, cố tìm hiểu rồi cũng vô ích vì võ học của Hoàng Phi Bằng rất ít tiết lộ ra ngoài, giống như "Thiên cơ bất khả lậu".


Hoàng Phi Bằng trở lại, đi trước là Hoàng thượng, Thái tử Hồ vào sảnh đường anh hùng đồng tâu:


― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ và Thái tử điện hạ giá lâm, vạn tuế, vạn tuế...


Vũ Đế hai tay đưa lên tầm vai rồi hạ chỉ :


― Quý khanh bình thân, trẫm và triều đình đã quyết định tang sự, thi thể Nghiêm Hà Đức mãn phục được vinh danh anh hùng, thân nhân anh hùng Nghiêm Hà Đức được triều đình bảo dưỡng ba đời, phân phát ruộng đất, riêng hạt giống cung cấp ba năm. Còn mọi sự đã qua do hiền thần Hoàng Phi Bằng xử lý, quý khanh đã biết rồi, cứ thế mà thực hiện, Trẫm khen quý khanh sáng suốt yêu dân, chứng tỏ anh hùng Nam Việt hơn người Hán trăm lần. Mời quý khanh tiễn đưa anh hùng Nghiêm Hà Đức lần cuối.


Anh hùng Nghiêm Hà Đức hạ thổ, cuộc mãn phục kết thúc, mọi người chia nhau về mỗi hướng, tay vẫy chào hẹn ngày sau tái ngộ, Hoàng Phi Bằng cùng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc đi về Trường Sa, không khí rộn rịp dần dần tan biến bóng anh hùng, chỉ còn lại Võ Miếu Đường với bóng tùng bách và hai hàng hoa sứ trắng đứng ngó theo.





Buổi sáng trời ngoài năm canh chưa mở mắt, dân cư Động Đình hồ, bỗng nghe bốn bề lao sao của con truyền chài, trộn lẫn tiếng xì xào của binh mã từ phía Bắc trong trại Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc. Lúc này trong sảnh đường đang phối trí trận chiến. Nhiệm vụ của Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Tố Nguyệt cố thủ trung tâm trại, phía Nam có Mạc Thu Tá, Võ Thu Hồ. Tây có Tô Lệ Nương.  phía Đông có Nguyễn Cao Anh, Đào Mỹ Dung. Ngoài ra còn có Vũ Thư Minh của Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung trấn thủ trên mặt hồ, chuẩn bị bao vây và tiến vào sào huyệt Đại Đồng Công Dụng.


Đêm khuya khoắt, trên mặt hồ có chiếc bách lững lờ trôi, với tiếng cao từ xa ngâm nga vang lại :


Nam Việt đất rộng anh hào


Xuất thân đao kiếm phục bào gió chen


Có người trôi nổi thân hèn


Phải chăng chí mọn như đèn chưa soi.





Vũ Thư Minh nghe tiếng ngâm nga từ xa đến gần, ông phi thân đi tìm xem người có chí khí ấy là ai. Chân vừa đáp xuống đầu thuyền thì thấy một trung niên, tay cầm chèo thuyền nhẹ lướt, tay cầm bầu rượu đưa lên miệng uống, miệng phát ra tiếng "khì khà", như không gian chẳn có người, không cần biết ai đến hay đi, mặt kệ thuyền chao mặt nước cười, vài gợn sóng lăn tăn vỗ mang bách. Vũ Thư Minh thấy người lãng nhân tự trách mình qua bốn câu thơ, ông liền xin ra mắt :


― Tại hạ họ Vũ tên Thư Minh xin ra mắt các hạ, Có lẽ các hạ sinh sống trên Động Đình hồ này đã bao đời ư ?


Người trung niên lạ mặt giới thiệu :


― Thưa các hạ, tiểu khả họ Đoàn, tên Quán Hậu, nghe đâu sáng nay sẽ có trận chiến, trừ gian tế Hán, cho nên tiểu khả mướn thuyền ra giữa hồ để lược trận chiến, cũng là dịp để học hỏi võ học anh hùng Nam Việt. Tiểu khả hy vọng gian tế Hán tử trận càng nhiều càng tốt.


Vũ Thư Minh khen thầm người này dĩ nhiên là hào kiệt có bản lãnh võ học, nhưng không biết tin tức này từ đâu mà họ Đoàn biết được, nếu là địch thì lộ hành tung hết rồi chăng ? vội hỏi : 


― Thưa huynh đài, nguyên do nào biết được tại đây sẽ có trận chiến diễn ra ?


Người trung niên, tay cầm bình rượu cười nói :


― Thưa huynh đài, vô tình thôi, chiều hôm qua, lúc tiểu khả nằm ôm tình hèm trên mái chòi tranh, nghe ở dưới nhà luận bàn diệt trừ gian tế Hán tại Động Đình hồ, sau khi nghe tường tận tiểu khả tò mò ra đây xem trận chiến, cao hứng ngâm nga bốn câu thơ trách thời thế không biết tiểu khả, không ngờ tâm tương thông lại gặp Trường Sa Vương họ Vũ có mặt ở đây, xem ra xa cách mấy năm mà người vẫn khoẻ, thân pháp cường thịnh như rồng, tiểu khả đã gặp đại huynh lần đầu từ đó để lòng chiêm ngưỡng võ học, nay đúng là thiên nhai hóa không đầy tấc gang. Chuyến đi xa lần này gặp nhiều may mắn, được bạn hiền giang hồ thù tạc hơn tháng nay, gặp lại ân công năm xưa cho ngủ, cho ăn rồi cho tự do ôm vàng bạc ra đi.


Vũ Thư Minh nhớ ra đây chính là đệ tử của Lý Thái Bạch năm xưa :


― Thì ra huynh là Đoàn Quán Hậu, tại hạ nhớ rồi, nguyên văn lời nói của hiền huynh ngày xưa : "– Mỗ ăn trộm của những ông quan tham ô để nuôi dưỡng những người khèo khó, nay mỗ đã bị bắt thì cứ nạp cho quan, riêng số vật ngân kim này chia theo danh sách mà mỗ muốn tặng cho Lạc dân Trung Thanh".


Đoàn Quách Hậu nào ngờ Vũ Thư Minh nhớ từng câu, từng lời nói không sai, miện cười lòng vui nói :


― Đúng thế, tiểu khả cũng còn nhớ lời của ân công đáp lại "– Bắt nhầm xin đại huynh niệm tình, đại huynh tự do ra đi và hành động theo ý mình, tại hạ không làm khó đại huynh, duyên may có ngày gặp lại".


Vũ Thư Minh cười "ha hà…" nói :


― Đúng vậy, duyên may huynh đệ gặp gỡ ở đây, nhưng thời gian còn dài, đại huynh theo đệ về chỗ phục binh, đã đến giờ khởi chiến rồi.


Hai người đồng phi thân bỏ lại chiếc bách giữa hồ, từ xa đã thấy một bóng lạ phóng đến, Đoàn Quán Hậu ngạc nhiên chính là đại huynh Trịnh Bảo.


Vũ Thư Minh vội hỏi :


― Ai đó cho biết quý danh, đến đây để làm gì ?


Đoàn Quán Hậu vội nói :


― Thưa Vũ huynh, đây là đại huynh của tại hạ, họ Trịnh tên Bảo.


Vũ Thư Minh an tâm biết không phải tế Hán, cũng đã nghe qua chính Trịnh Bảo là gia gia của Trịnh Trường, lòng an tâm nói :


― Thì ra đây là Trịnh đại huynh, gia gia của lịnh điệt Trịnh Trường, tại hạ ngưỡng mộ danh đại huynh từ lâu mà chưa có dịp gặp nhau, hôm nay tình cờ nhờ có Đoàn huynh mới được diện kiến, rất vui mừng hẹn sau trận chiến này quý huynh đệ cùng nhau tạc thù.


Đoàn Quán Hậu hỏi Trịnh Bảo :


― Ngọn gió nào thổi Trịnh huynh đến đây ?


Trịnh Bảo ngó trước, ngó sau rồi trả đáp :


― Đoàn đệ có biết không, hiện thời Động Đình hồ có nhiều anh hùng mất tích, cho nên huynh phải đi theo sau hiền đệ, nếu có việc gì còn tiếp ứng cho nhau, khi nào hiền đệ về đến Quế Lâm lúc ấy huynh mới an tâm.


Đoàn Quán Hậu lòng xúc động nói :


― Đại huynh, làm như đệ còn nhỏ xíu lắm vậy, à đây là đại huynh Vũ Thư Minh ân công của tiểu đệ, hôm nay gặp lại lần thứ hai rất là vui mừng.


Trịnh Bảo vốn tính giang hồ phóng khoáng :


― Anh hùng gặp nhau trong cơn nguy hiểm và khốn khó mới gọi là tri kỷ, tại hạ cũng ngưỡng mộ Vũ huynh lắm .


Vũ Thư Minh nói theo :


― Phải đó, vui mừng này hẹn sau trận chiến thắng, xin kết nghĩa cùng nhị huynh, gần nơi này còn có hai mươi huynhh đệ đang chuẩn bị đối phó với địch không tiện hàn uyên nhiều, gấp rút chia nhau tìm địa thế mai phục.


Có tiếng Tu hú của Hoàng Phi Bằng ra hiệu lệnh, Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc đột nhập vào sào huyệt gian tế Hán, bao vây bốn mươi hai căn nhà lớn bên bờ Động Đình hồ. Còn cánh quân của Vũ Thư Minh từ yếu trở thành lực lượng mạnh, nhờ có Trịnh Bảo, Đoàn Quán Hậu trợ lực, đây là nơi trọng yếu để khép chặt cửa ra vào của gian tế Hán. Vũ Thư Minh bố trí phục binh và trao cho mỗi người một viên "Hạc Chu Thảo" dặn dò :


― Khi nào trong người có triệu chứng mê ngủ, mệt mỏi hay dã dượi thì mới dùng đến. Ông nói tiếp:– Quý huynh đài chú ý khi thấy địch Hán xuất hiện là phóng ám khi "Hỏa khí lôi" cho thật chính xác, mục đích lấy yếu cự mạnh và bắc sống gian tế.





Từ trên lưng đại hạc Hoàng Phi Bằng phi thân xuống đất, đứng trước sảnh đường Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc nói lớn :


― Mỗ là Hoàng Phi Bằng chưởng quản Cần Lĩnh Nam, nhân dịp đi qua đây mời toàn thể anh hùng ra trước trung tâm sảnh đường để tiếp lệnh.


Bang chúng rất đông có người đã từng gặp Hoàng Phi Bằng và cũng có kẻ chỉ nghe danh, chưa hề biết mặt. Hoàng Phi Bằng truyền lệnh banh chúng Cần Lĩnh Nam, nhất là những anh hùng đang phụ trách tại Động Đình hồ, vội vã tập hợp trên ba trăm bang chúng đứng thứ tự trước trung tâm cột cờ.


Một cuộc triệu tập bất ngờ ập đến, làm cho gian tế Hán "Đại Đồng Công Dụng" không trở tay kịp. Bang chúng Cần Lĩnh Nam đã lâu ngày không gặp lại Hoàng Phi Bằng, họ xúc động reo mừng :


― Hoan hô, tái ngộ đại thủ lãnh, chúc mừng, chúc mừng.


Hoàng Phi Bằng chấp hai tay chào toàn thể bang chúng và nhận được tin còn hơn hai trăm bang chúng có mặt trong trại nhưng không xuất hiện, chàng liền phát biểu :


― Thưa quý huynh đệ, lâu lắm tại hạ mới có dịp về đây thăm viếng huynh đệ, tuy có đến nhưng không ở lâu, xin quý huynh đệ cảm thông, hứa dịp sau sẽ chén tạc, chén thù tình huynh đệ có say không về. Chàng không ngần ngại nói tiếp:– Quý huynh đệ nào bị Đại Đồng Công Dụng khống chế thì đứng qua bên phải để tại hạ trị liệu.


Toàn thể bang chúng vui mừng, họ tin tưởng chỉ có Hoàng Phi Bằng mới cứu được họ. Lâu nay họ khuất phục Đại Đồng Công Dụng bởi bị khống chế và sai khiến ngoài ý muốn trái ngược mục đích của Cần Lĩnh Nam Giang Bắc.


Tiện tay Hoàng Phi Bằng xuất một chiêu "Sơn Giải Huyệt Cốt" trên ba trăm viên đơn "Hạc Chu Thảo" rơi xuống "Nê Hoàng Cung", thân thể của họ được hòa khí đẩy hết chất lạnh ra ngoài, mọi người cảm thấy thân thể ấm áp trở lại. Chàng xuất một chiêu nữa ban cho mỗi người một viên đơn "Hoàng Linh Đơn" công hiệu tức khắc, mạch lục phủ ngũ tạng điều hòa và tăng nội lực hơn xưa.


Trong thời gian qua, toàn bang chúng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc thất vọng dù có chí nhưng không có sức, chỉ chờ chết trước sức ép của Đại Đồng Công Dụng, họ không tin có ngày nay từ sự chết hóa sống, toàn bang chúng Cần Lĩnh Nam reo mừng :


― Hoan hô... đại thủ lãnh cứu mạng chúng đệ tử, đa tạ đại ân công.


Hoàng Phi bằng hỏi :


― Quý huynh đệ thấy thân thể khoẻ chưa và thế nào rồi ?


Bang chúng đồng thanh đáp :


― Thưa thủ lãnh, xem như đã chết, nay được cứu sống, nhờ đại thủ lãnh cứu độ, hoan hô … đại thủ lãnh Cần Lĩnh Nam.


Hoàng Phi Bằng thấy đã thu phục được một phần toàn bang chúng liền xuất lệnh :


― Quý huynh đệ bao vây toàn trại bắt sống những ai còn ẩn mình trong trại, ai đầu hàng thì tha, ai chống lại thì trị, đặc biệt bắt sống những tay chân Đại Đồng Công Dụng không để soát một ai.


Hoàng Phi Bằng điều động bao vây tứ hướng mười phương không để một tên nào thừa cơ hội vượt khỏi trại, được tin trong trại có bốn mươi hai căn nhà không liên lạc được bên ngoài. Lập tức, thủ lãnh Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Tố Nguyệt, Tô Lệ Nương, Nguyễn Cao Anh, Đào Mỹ Dung, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Võ Thu Hồ và hơn ba trăm bang chúng Cần Lĩnh Nam chia thành năm mũi tấn công. Riêng Vũ Thư Minh, Trịnh Bảo, Đoàn Quán Hậu trấn thủ cửa chính ra vào trại gian tế Hán.


Hoàng Lữ  Trinh cho biết :


― Trần Trung Việt, Trần Trung Hạnh và Nguyễn Tất Thành đang có mặt trong trang trại.


Hoàng Lữ Giao hăm hở nói :


― Đúng là chúng tự đem đầu nộp mạng. Bằng nhi vào sảnh đường trước để lấy xác ba tên Hán gian Trần Trung Việt và Trần Trung Hạnh và Nguyễn Tất Thành rồi tiến vào các căn nhà khác cũng chưa muộn.


Chàng không chần chờ, vội phi thân như tên ra khỏi cung, nói :


― Dạ, hài nhi vâng lời Cô mẫu.


Chàng phi thân từ trên cao, xuất liền hai thức một chiêu "Đăng Thiên Hầu" trong "Đăng Thiên Lĩnh Nam" vào sảnh đường "bùng bùng" tiếng phát ra "tạch tạch" liên hồi, bóc hết nóc sảnh đường, thấy có hai người thân thể tung lên ôm cây kèo nhà không rời tay. Thì ra hai người này phục kích trên nóc nhà để chờ địch thủ, không ngờ "Đăng Thiên Hầu" bốc cả nóc nhà lẫn người tung lên không trung, cây kèo nhà chưa rơi xuống đất Hoàng Phi Bằng xuất nhẹ một quyền "Chấp Quyền Công" trong "Công Quyền Lĩnh Nam" đẩy cây kèo dài tròn "xẹt xẹt" cả hai người lại tung cao bảy thước, hai đầu kèo nặng nhẹ không cân bằng cả hai tên gian Hán mất bình tĩnh, đè lên nhau bốn tay tuột ra khỏi cây kèo rơi xuống đất. Hoàng Phi Bằng chọn một trong hai người này được sống để tra xét, thuận tay chàng xuất luôn một chiêu vào huyệt "Đại thủy" trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" thế là địch thủ nằm lăn ra thoi thóp, mới biết y tên Trần Trung Hạnh, còn Trần Trung Việt rơi xuống đất thân xác như bãi phân bò. Hoàng Phi Bằng gọi ba lần không thấy đồng đảng Đại Đồng Công Dụng ra đầu thú. Chàng phi thân lên nóc nhà thấy còn ba mươi người ẩn mình nơi kín đáo để quyết thủ. Chàng xuất một chiêu đánh sập hai cánh cửa bật gãy thành nhiều mảnh, nói tiếp :


― Tại hạ đã mở cửa rồi, xin mời quý anh hùng ra trước sân sảnh đường để tại hạ yết kiến, nếu không ra thì đừng trách .


Ba mươi cao thủ vẫn quyết định không ra, Hoàng Phi Bằng xuất chiêu "Tháp quyền công" trong "Công Quyền Lĩnh Nam" đánh bạt bốn vách tường "ầm ầm", cát bụi tung bay "rào rào" ba mươi người lộ nguyên hình không còn nơi nào kín đáo để thủ, xuất luôn một chiêu phân phát cho ba mười người trúng huyệt "Trung đỉnh" ở phía dưới "Đơn trung" huyệt "Khuyết bồn", "Thiên khu" ở bụng dưới và huyệt "Vân đài" hơi nách dưới, tất cả lăn ra không khác mất những đống thịt sống, trong số người này có Nguyễn Tất Thành.


Các căn nhà khác anh hùng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc cũng đã làm sạch chiến trường, chiếm lĩnh toàn bộ trang trại, có hai mươi tên trung kiên dưới sự kiềm chế của Phùng Hưng cố chấp bị tử thương, thành phần còn lại chịu hối cải, được Hoàng Phi Bằng giải độc, xem lại ba mươi tên ở trong sảnh đường đúng là gian tế người Hán, riêng Trần Trung Hạnh thì ai cũng biết hành vi của y rất xảo quyệt.


Bao lâu nay Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc đau khổ quá nhiều cũng do bọn Đại Đồng Công Dụng gây ra, dịp này không thể tha thứ chúng, cuối cùng chỉ có ba mươi tên gian Hán đưa đi mò tôm Dương Tử giang, tịch thu toàn bộ đoàn thuyền của Trần Trung Hạnh, lấy lương thực trên thuyền phân phát cho dân và nhập kho Trường Sa Vương.





Khí phách anh hùng gặp nhau, tâm giao ý hợp tự nhiên thông. Trịnh Bảo thấy người đứng trong sảnh đường là một thanh niên khí cốt phi thường lòng tự hỏi:– Đã thấy mặt như quen từ lâu, gặp rồi không biết ở đâu và lúc nào nhỉ, cũng thân pháp này trong giới giang hồ không biết có mấy người, đã thấy qua rồi biến mất .


Trịnh Bảo hỏi Đoàn Quán Hậu :


― Hiền đệ có quen người thanh niên này không ?


Đoàn Quán Hậu trả lời :


― Thưa, hình như có gặp một lần, đã lâu lắm tại doanh trại của Vũ huynh thì phải, khi ấy ngu đệ cũng nghĩ thầm:– Đây là một thiếu niên khí khái, nội gia tuyệt học, hôm nay chính là thanh niên này không sai, nhưng võ nghiệp chiêu số ngu đệ chưa hề thấy qua bao giờ, trong trận này hình như người thanh niên này chỉ huy, còn bao anh hùng khác chỉ là mũi tấn công vào doanh trại gian tế Hán thì phải.


Đoàn Quán Hậu, bỗng thấy một người chạy trước mặt, la lớn :


― Các hạ là ai dám ra cửa này ?


Người lạ mặt không nói liền xuất kiếm đánh tới hơn năm chiêu chưa phân thắng bại. Cũng đúng lúc Trịnh Bảo và Vũ Thư Minh bao vây khép lại hai mặt. Người lạ mặt tự biết thoát sống không được, liều mạng tấn công hy vọng hạ thủ được đối phương, xuất chiêu liều mạng một còn hai mất, Đoàn Quán Hậu bị trọng thương, Vũ Thư Minh phi thân vào, xuất bảy mươi hai chiêu số "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và nội công tuyệt kỷ lấy được thủ cấp người lạ mặt, hỏi ra mới biết cao thủ người Hán họ Tăng tên Hạ, chính là tên chủ Phụng Cát Lầu.


Đoàn Quán Hậu bị trọng thương mất nhiều máu, mặt choáng váng, từ xa Hoàng Phi Bằng búng đến một viên thuốc "Hoàng Linh Đơn" Đoàn Quán Hậu tỉnh lại.


Hoàng Phi Bằng cứu người không cần hỏi họ tên :


― Thưa thúc thúc ngồi xuống đất xếp bằng, theo quy nguyên thổ nạp tọa công tam khắc. Chàng búng thêm viên đơn "Hoàng Đơn Hổ", thân thể trở lại bình thường, vết thương khô máu.


Trang trại Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc trở lại ngôi chủ cũ, trong buổi họp Trịnh Bảo đề nghi :


― Thưa quý tỷ huynh đệ tại hạ đề nghị kết nạp Đoàn đệ vào Cần Lĩnh Nam.


Đoàn Quán Hậu đứng lên từ chối :


― Tại hạ đa tạ quý anh hùng, nhưng mà kẻ sâu rượu không thể gia nhập được, bởi trong thể rượu có trăm ngàn nẻo đường đi, rượu ngon không thể vài chung say, rượu gọi nhiều tuy ít rượu đầy sầu không tới, có rượu vạn sự sầu tiêu, dù thiên tử hô một tiếng tại hạ không tới triều, đời có được mấy mùa thu đây chứ, tại hạ là tiên ở cõi đời, vẫn yêu Cần Lĩnh Nam nhưng không thành hôn, có thế yêu hoài không bao giờ thấy chán.


Trịnh Bảo hiểu ý của Đoàn Quán Hậu nhưng vẫn giải thích :


― Mục đích tinh thần của Cần Lĩnh Nam lấy nghĩa hiệp làm phương tiện nhập thế, nay Đoàn đệ nói vậy thì tùy lòng quyết định, riêng mỗ thấy tình đời hữu lý chấp nhận không từ chối, mỗ đã nhận trách nhiệm làm một trại chủ, đồng kết nghĩa huynh đệ với Vũ huynh.


Đoàn Quán Hậu vốn giang hồ đơn độc đã lâu, trở thành cá tính độc lập, không ràng buộc bởi một tập thể nào. Ông thừa biết Cần Lĩnh Nam là một lực lượng lý tưởng cho những ai quên mình phục vụ vì lợi ích cho Bách Việt, riêng ông ủng hộ và hy sinh vì Cần Lĩnh Nam, nhưng khi nói về gia nhập thì ông yên lặng, lý do ông nặng tình ngây ngất với bầu rượu, sáng xỉn chiều say.


Trịnh Bảo định thần mới nhớ ra chính Hoàng Phi Bằng vừa là ân công, đại huynh cũng là sư phụ của Trịnh Trường, Lý Bình Trung. Ông xúc động bước đến trước mặt Hoàng Phi Bằng quỳ xuống bái, nước mắt chảy như mưa. Hoàng Phi Bằng trở bộ pháp đứng sau lưng, ông không ngờ Hoàng Phi Bằng xuất bộ pháp kỳ diệu, tránh né tài tình như vậy. Ông tự nhủ thế thì ta bái trời đất chứng lòng cho Lý Bình Trung, Trịnh Trường đã có một đại huynh khả kính.


Trịnh Bảo vui mừng nói :


― Tại hạ thay mặt cho Lý Bình Trung, Trịnh Trường đa tạ người anh hùng khả kính, đã đào tạo cho hai trẻ của tại hạ nên người hữu dụng có công với thế nhân, dù mai này tại hạ có mai một cũng đã có hạnh phúc hơn đời.


Hoàng Phi Bằng rất ngạc nhiên thưa rằng :


― Thưa thúc thúc, đứng dậy đừng làm như vậy, Phi Bằng nhi có tội với bề trên, tất cả đều là một nhà, đều là huynh đệ, đều là Lạc dân gặp nhau thời khó mọi người đồng có nhiệm vụ trợ nhau, đã là đồng sinh lấy tình người sống thực, đó là cái ơn lớn nhất đối với tôn tộc Bách Việt, Phi Bằng nhi cùng Lý huynh, Trịnh đệ hằng đeo đuổi mục phiêu hành động lấy lại công bằng cho Lạc dân.


Trịnh Bảo nghe những lời của Hoàng Phi Bằng trong ấy có con mình thì lòng ông vui mừng nói :


― Quả là tại hạ hạnh phúc hơn người, không ai sánh bằng, nghe thiếu hiệp nói lên những lời cao quý này, thì nhớ đến thời đại của tại hạ từng mơ ước, nhưng không thực hiện được, tuổi trẻ ngày nay có khác hơn người đi trước trăm lần lý tưởng. Mai hậu tôn tộc Bách Việt tồn vong hay không là do thế hệ hôm nay kế thừa, tại hạ hãnh diện vô cùng.





Cuộc chiến nội bộ Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc kết thúc, đến lúc anh hùng giang hồ phải chia tay tạm biệt, chúc nhau và hẹn gặp lại mãi mãi tình sâu. Con hạc đem tin cho Hoàng Phi Bằng, thoáng thấy đã biết chiếu chỉ của Vũ Đế triệu về Ngung Sơn. Chàng chào toàn thể anh hùng, hẹn tái ngộ, phi thân lên lưng đại hạc bay về hướng Nam. Chàng đến Hành cung Ngung Sơn cúi đầu tâu :


― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, hạ thần tuân chỉ phục mệnh.


Vũ Đế có ý định lo gia thất cho Hoàng Phi Bằng, chỉ dụ :


― Trẫm ban ân, khanh bình thân, này Phi Bằng diệt nhi, năm nay đã trưởng thành, thân hình tuấn tú lắm, không nên trôi nổi như tiên tổ nữa, bấy lâu nay đã chịu khổ nhiều, nay Phi Bằng điệt nhi đã có nghĩ gì về tương lai gia thất chưa ?


Hoàng Phi Bằng biết không thể từ chối ý mỹ của Hoàng thượng, cho nên chàng nói một cách khác để  Hoàng thượng vừa vui lại không trác, liền tâu :


― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, hạ thần thành thân thì sẽ có đời sống riêng tư, khi ấy không còn cơ hội tiếp tục dâng hiến cho đất nước, nghĩ rằng cuộc đời này của thần nhi chỉ chia sẻ cho tất cả vì xã tắc, nhất là phụng sự Nam Việt, cũng như tôn tộc Bách Việt. Thần nhi biết Bệ hạ hằng lo tương lai cho thần nhi, đây là một sủng ái lớn mà Bệ hạ khai ân.


Vũ Đế thấy cũng lạ làm người thì phải có gia thất, khi ấy việc công việc tư đồng hành không có sự gì làm trở ngại, thế tại sao Hoàng Phi Bằng không chú ý lập gia thất. Vũ Đế thanh thản hỏi :


― Trẫm chưa hiểu ý của điệt nhi.


Hoàng Phi Bằng xác định thân phận tâu :


― Muôn tâu Bệ hạ, thần nhi có được võ học ngày nay là nhờ sư phụ vô minh truyền thụ, khi đã hiểu được lý sống vì xã tắc thì mới thấy được hạnh phúc, nhất là sư phụ truyền thụ chân lý và võ học cho thần nhi, khi thần nhi tiếp nhận là đã lấy quyết định đi theo bước chân của sư phụ, không lấy riêng làm nhà. Sư phụ vô minh của thần nhi cũng không lập gia thất, nhưng người lại có một sức sống hạnh phúc vô lượng, đó là người dâng hiến cho Nam Việt một kho tàng kinh thư tử tập, binh thư thao lược và tam kim giá trị muôn thành.


Vũ Đế nghe Hoàng Phi Bằng trình bày, lòng ông cũng hoan hỷ, từ đó không còn đề cập đến việc thành thân của Hoàng Phi Bằng nữa. Thực ý của Vũ Đế muốn dựng vợ gả chồng cho công chúa Triệu Hương Lý với Hoàng Phi Bằng, chính là nữ thứ của Thái tử Hồ, vốn công chúa hiếu học, thông minh, điềm đạm, lý lẽ phân minh, cốt chất bản lĩnh, văn võ song toàn, tính tình lại thích hợp hậu cung.


Thái Tử Hồ sinh được chín nam, hai nữ. Công chúa Triệu Hương Lý là chị của công chúa Triệu Hương Túc, tuy nhiên công chúa Triệu Hương Túc tính tình quả quyết, tháo vác, túc trí đa mưu, thích hợp giang hồ. Cả hai công chúa đồng được Lữ Trường Gia và Hoàng Quốc Kỳ truyền thụ võ học. Lữ Trường Gia và Hoàng Quốc Kỳ ngạc nhiên chỉ bảy tháng luyện tập kiếm pháp, mà nội ngoại công của công chúa Triệu Hương Túc có thể nói bảy mười với Lữ Trường Gia. Một ngày nọ công chúa Triệu Hương Túc hỏi về sư phụ của Lữ Trường Gia :


― Thưa tướng quân, võ học của ngài như thế này thì ắt võ học của sư tổ cao thâm vô cùng, vậy thần nhi muốn gặp Người để bái sư tổ được không ?


Lữ Trường Gia không biết phải trả lời làm sao, đành phải nói thật là hơn :


― Thưa công chúa, lẽ dĩ nhiêu sư phụ của thần võ học vô lường, không một đệ tử nào học hết được, còn đi tìm sư phụ thì rất khó, sư phụ không ở một nơi nhất định, hai nữa sư phụ không một ai gặp được. Vốn tính Người hiền hòa, lịch thiệp, hoạt bát, nhân đức, vui tính không biết buồn là gì, chưa hề từ chối lời yêu cầu của người gặp khó khăn, Người không màng cao quí trong xã hội, nhất là vốn tính quang minh chính đại, còn về bản lĩnh thì không biết đâu mà đo lường được.


Hương Trí Túc nói với Lữ Trường Gia nửa đùa nửa thực :


― Sư phụ của ngài không một ai gặp được tức là Người khó tính rồi, nhưng khen thay tục ngữ có câu : "Danh sư xuất cao đồ, cường tướng thủ hạ vô nhật binh". Người là danh sư võ học xuất một cao đồ như ngài cũng không có tệ.


Lữ Trường Gia phân giải để Hương Trí Túc đừng nhìn Hoàng sư phụ qua một gốc cạnh khác nói :


― Thưa công chúa, Người không phải khó tính, ngay đến Cần Lĩnh Nam cũng không biết Người ở đâu, trong giới giang hồ cũng không biết Người là ai, nói chi xa chính hạ thần ít khi gặp sư phụ, nhất là khi vào Hoàng cung, trước đây Người đến và đi không hẹn trước và không để lại dấu chỉ đường, tìm sư phụ khó là ở chỗ đó.


Hương Trí Túc gạn hỏi :


― Hồi nãy tướng quân nói sư tổ có bản lĩnh, thì tại sao lại không xuất hiện với đời. Võ học đôi lúc cũng đem ra phơi bày không bằng thu dấu, hay là sư tổ trẻ ấy có một thân thể không giống ai ?


Lữ Trường Gia không hài lòng lối nói của công chúa Hương Trí Túc, ông nói :


― Người xuất hiện vì xã tắc, chứ không ngao du hay thách đố võ học với đời. Công chúa nói rất đúng thân thể sư phụ không được đẹp lắm.


Hương Trí Túc không có ý chê bai Hoàng Phi Bằng vì ít nhất đã nghe Tổ Hoàng Vũ Đế tả dung mạo khôi ngô tuấn tú, nhưng lại muốn khích động Lữ Trường Gia, để ông trả lời sự thật về Hoàng Phi Bằng.


Hương Trí Túc khẳn khái nói :


― Tất cả do quyết tâm của mình, dù ẩn sĩ, tu tiên bất cứ ở nơi nào ta cũng phải tìm cho được, sư tổ là phàm tục mà sao tìm không được chứ, hay là có nguyên nhân nào khác không ?


Lữ Trường Gia không phải là lần đầu tranh luận với công chúa Hương Trí Túc, ông đã sớm nhận ra Hương Trí Túc và Triệu Hương Lý là nữ kỳ tài trong Hoàng cung. Ông thổ lộ một tia sáng để cho công chúa Hương Trí Túc biết :


― Thưa công chúa, sư phụ của hạ thần đúng là phàm tục, mà mọi người muốn tìm nhưng không gặp là vì Người dụng công phi thân, lấy đêm làm ngày lấy ngày làm đêm, người đời tưởng rằng sư phụ là người tóc bạc như tiên nhân, nhưng trái lại sư phụ chỉ mới tuổi thành niên, cơ cốt tuấn tú có đến chín tướng tốt khó ai sánh bằng. Theo hạ thần biết sư phụ thường về triều yết kiến Hoàng thượng và Thái tử điện hạ, hình như hôm nay sư phụ đang yết kiến với Hoàng thượng tại Hành cung Ngung Sơn là phải.


Hương Trí Túc liền chạy đi tìm, xoay đầu trở lại nói :


― Đa tạ sư phụ, chắc chắn bổn cô sẽ gặp sư tổ, đa tạ một lần nữa nhé .


Hương Trí Túc tìm cả Hàng cung Ngung Sơn cũng không thấy Hoàng Phi Bằng, hỏi ra mới biết Hoàng Thượng và Thái Tử Hồ vừa ra khỏi Hành cung đi về hướng Hoàng thành. Hương Trí Túc đuổi theo, đến nơi gặp Thài Tử Hồ thưa :


― Thưa Gia gia điện hạ, Lữ Trường Gia cho biết sư phụ của y về đây chầu Gia gia, sao nữ nhi không thấy .


Thái tử Hồ ngạc nhiên hỏi :


― Phi Bằng vừa ra khỏi Ngung Sơn, Túc nữ tìm có việc gì không ?


Hương Trí Túc không ngại trả lời :


― Thưa Gia gia điện hạ, Túc nhi chỉ muốn tìm sư tổ để xin thu nạp làm đệ tử, ngoài ra không có ý gì khác cả.


Thái Tử Hồ nghe con gái út nói như vậy, cũng là ý hay từ đáy lòng nói :


― Ái nữ à, muốn đi tìm ông sư phụ này không phải muốn mà được, tuy rằng Ái nữ có y hay đó, nhưng gặp người phải do tấm lòng mới được vì theo gia gia biết tất cả đệ tử gặp người thường ở vào trường hợp khổ đau, hoạn nạn cơ cực, bần cùng trong đời sống, gia đình ly tán đơn độc, nếu ái nữ ở trong cuộc đời ấy không tìm cũng gặp, còn ngoài ra thì không hy vọng gặp được, vậy ái nữ chỉ cần tướng quân Lữ Trường Gia truyền võ học, xem như là đệ tử của sư tổ rồi.


Hương Trí Túc không hài lòng lối giải thích này thưa : 


― Thưa Gia gia điện hạ, nếu cho phép nữ nhi thường đến điện Thái Hòa, điện Vĩnh An hay lên Hành cung Ngung Sơn thì hy vọng gặp được. Gia gia điện hạ có đồng ý không ?


Thái Tử Hồ dù thương và chiều lòng Hương Trí Túc cũng không đáp ứng được yêu cầu này nói :


― Ái nữ à, yêu cầu này không được và cũng không nên đi tìm, à còn nữa nữ nhi muốn vào điện của Hoàng Thượng phải có chiếu chỉ, cũng không nên đến Ngung Sơn hành cung đó là nơi an tịnh của Hoàng thượng.


Hương Trí Túc nghĩ thầm:– Lần đâu tiên mới nghe Gia gia nói Hành cung trên Ngung Sơn.


Nàng tưởng nơi này là biệt điện đẹp lắm hỏi :


― Thưa Gia gia, Hành cung cũng là một biệt điện có lẽ đẹp lắm phải không Gia gia ?


Tái Tử Hồ trả lời tự nhiên :


― Lẽ ra Hành cung là một kiến trúc lâu đài nguy nga, tráng lệ, trang trí hài hòa, nơi dưỡng tỉnh thần trí, hưởng lạc, nhưng không phải như hài nhi tưởng đâu, ở đó thảo lư chỉ có một mái nhà tranh vách đất, đơn sơ giống như nhà Lạc dân, không có người hầu người hạ, Hoàng thượng chọn nơi đó làm lạc thổ sống yên dân. Tuy nói Hành cung ở Ngung Sơn, nhưng nữ nhi không thể tìm được Hoàng Thượng, như vậy nữ nhi đi tìm vô ích, thôi thì khi nào có dịp nữ nhi tâu với Hoàng thượng xin đi thăm Hành cung, có lẽ không từ chối đâu, ái nữ cẩn thận nếu tự ý đi thì nguy hiểm vô cùng có đường tới mà không có đường lui đó .





Nam Việt Vũ Đế đi dạo trong thảo lư Ngung Sơn, chân bước đều, thân thể thả lỏng, cũng có lúc tại Hành Cung ông ngồi trên ghế mây, ngó về Phương Nam xa xăm, đôi mắt chăm chiêu nhìn chiếc lá đơn độc rời khỏi cành cây, trong lòng càng nhớ Trọng Thủy và Mỵ Châu ngày trước, đồng thời trong trí nhớ về một chân dung anh hùng Hoàng Hạc đã khuất bóng mà vẫn còn đâu đây. Vũ Đế thở dài nói với Hoàng Phi Bằng :


― Từ ngày Quốc sư qua đời, Trẫm buồn nhiều hơn vui, tự nhiêu có ý muốn đi thăm sư phụ của điệt nhi. Đây cũng là tâm ý của trẫm muốn thay mặt Quốc sư thăm viếng và đa tạ sư phụ của điệt nhi, vậy ý của khanh có ý thế nào ?


Một câu hỏi bất ngờ Hoàng Phi Bằng khó trả lời, tự thầm:– Thôi thì ta sống thực không có gì gọi là dối cả, ta cũng đã từng tạo ra buổi đầu cho Tiên tổ được dịp sống trong động Lạc Việt, thì nay Hoàng Thương cũng thế thôi.


Hoàng Phi Bằng cúi đầu cung kính tâu :


― Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ, tiện thần nghĩ ắt Tiên tổ đã từng tấu về lai lịch của sư phụ tiện thần.


Vũ Đế nói chặm rải :


― Trẫm đã nghe qua, lúc trước Quốc sư có nói rất khó gặp được Người, nay trẫm đến bằng tâm ý, lòng thành thi lễ tạ ơn, thế là gặp Người rồi vậy, khanh hãy an tâm. Ngày trước trẫm cũng xuất thân từ Lạc dân kia mà, nay dù Trẫm là ngôi Cửu Trùng cũng nên hạ mình xuống để tạ ơn Người mới phải, kẻ cầu hiều vạn cổ, lúc nào cũng khó tìm, nhưng có lòng thì muôn sự như ý.


Hoàng Phi Bằng cúi đầu vâng lời tâu :


― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, lúc nào điện hạ khởi hành thì hạ thần tuân ngự mệnh .


Vũ Đế thúc hối Hoàng Phi Bằng :


― Trẫm cùng điệt nhi về Hoàng cung gặp Muội Hồ, sau đó khởi hàng liền trong ngày nhé ?


Vũ Đế lấy quyết định rất nhanh, về đến Hoàng cung xuất chỉ trao nội ngoại triều cho Thái Tử Hồ. Tam khắc sau Vũ Đế cùng Hoàng Phi Bằng phi thân vào rừng, người và đại hạc đã xa tầm nhãn lực một khung trời đất toàn mây trắng nhẹ trôi.


Huỳnh Tâm


Chương 17
Lòng Sống Chết Bừng Nổi Dậy
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét