Lý Bình Trung đưa ra bốn nhận xét để Trịnh, Quách tự giải. Thứ nhất nhận xét họ La không có kiếm gia bảo, như vậy ông lão này không phải là kẻ cướp kiếm, người cướp kiếm mới chính là họ La. Thứ hai họ tên của lão này là người quen của La Đức. Thứ ba lão này cùng quê hương với La Đức. Thứ tư võ học không phân thắng bại, như vậy là đồng môn. Trịnh Trường xem như đã gỡ được các mối dây bị rối khen nói:
― Lý huynh dẫn giải rất hợp ý với đệ, còn Quách muội thì gợi ý tối mai đến thăm lão ấy, nhân dịp tìm hiểu họ tên, quê quán, gia thế may ra lão thổ lộ những liện hệ La Đức, và xem lão như người thân có vậy mới biết mọi sự, ngu đệ thấy lão có cảm tình với mình lắm.
Huynh, đệ, muội Lý Bình Trung hẹn đến phòng thăm lão. Vừa bước vào cửa phòng ông lão hớn hở liền chào :
― Lão chào tam thiếu hiệp.
Gặp lại Trịnh, Lý, Quách ông rất vui mừng, cùng nhau cúi đầu chào theo lễ cung kính. Ông lão thầm lặng, nay lòng dâng hưng khởi miệng tay quơ như gió để tỏ bày hết sự chứa đựng trong lòng bao lâu, vui mừng này thể hiện như người bị khác nước đã lâu. Ông lão nói :
― Lão kính xin chúc sức khoẻ đảng trưởng và quý thiếu hiệp.
Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng gỡ mặt nạ ra để ông thấy mặt thực, rồi bịt lại như cũ nói :
― Thưa lão tiền bối, chúng tại hạ họ Trịnh tên Trường, còn đây là nghĩa huynh họ Lý tên Bình Trung quê hương huynh đệ của tại hạ ở huyện Giao Đỉnh thuộc Quế Lâm, Gia gia của tệ hạ là Trịnh Bảo thúc phụ là Trịnh Thành và nghĩa muội họ Quách Tên Tuyết Băng quê thành Phiên Ngung. Lão "ồ" lên một tiếng nước mắt tự trào ra và kêu lên :
― Lão biết La Đức mắt lé, tai thấp, chí cao mà tài sơ không làm được đại sự, có tướng mạo khá phương phi, nhưng lại có cái đầu đặc, biết rất ít về trị chính lẫn quân binh, thường hành động theo cảm tính độc đoán, cho nên mới nhận hậu quả ngày nay. Thú thực lão chính là Trịnh Bảo vẫn còn sống, gia gia của hài nhi đây mà .
Tất cả ba thanh niên đồng quì xuống hành lễ thúc bá và cha con hội ngộ, Lý Bình Trung thưa :
― Thưa trọng phụ. La Đức chính là "Ngọc thanh kiếm". Trọng phụ nguyên là "Thượng Thanh kiếm" đấy ư. Còn gia gia của Trinh đệ là "Thái thanh kiếm" hay sao ?
Bác cháu cha con cùng ôm nhau khóc, trút hết sự đời đã trải qua khắc nghiệt, riêng Quách Tuyết Băng thì chưa hề nghe nói về tâm khảm sâu kín của đôi huynh đệ Lý–Trịnh, nay mới biết lần đầu, nàng cũng chạnh lòng thương lão Trịnh tiền bối và đại huynh Trịnh Trường.
Trịnh Bảo kể lại chuyện đã qua :
― Tất cả những lời hỏi của Lý điệt nhi không sai điểm nào cả, nay hội ngộ mới biết hậu sinh khả úy. Trước đây nếu lão không kiên nhẫn và chịu đựng nhục hình thì không có hôm nay, đã hơn mười năm sống khắc nghiệt trong lao lý, nhục hình, tra khảo, đói khát, lạnh giá thấu xương nếu như không duy trì được bản thân xem ra đã đến cửa Diêm la từ lâu rồi. Ngày nay gặp lại hài nhi và điệt nhi trong lòng lão cảm thấy rất may mắn được hưởng hạnh phúc này.
Trịnh Trường kể về thân phận thúc bá Lý Bình Trung và nhất là ân công Hoàng Phi Bằng nay là nghĩa huynh đệ của Trịnh, Trần, Lý, Quách.
Trịnh Bảo xúc động hỏi :
― Ân công Hoàng Phi Bằng thế nào, có mặt ở trong sào huyệt này không ?
Trịnh Trường hai tay lau nước mắt, trả lời :
― Thưa Gia gia có ở đây ạ, chính ân công Hoàng Phi Bằng là người đưa Trần Hạnh Phước vào lao lý tại Việt Tú. Còn nữa mọi kế hoạch chiếm sào huyệt Châu Minh là do người thực hiện, chúng hài nhi chỉ thi hành mệnh lệnh của người.
Trịnh Bảo vui mừng rơi lệ nói :
― Quả là tuấn kiệt phi thường biết dụng trí thắng kẻ địch, không cần đổ máu mà xua đuổi được thiên binh vạn mã phải xếp giáo qui hàng, ở đời này chẳng có mấy ai, thúc thúc có thể gặp được người này không ?
Lý Bình Trung trình bày thêm để cho thúc bá Trịnh Bảo hiểu chi tiết về Hoàng Phi Bằng :
― Thưa trọng phụ, về mặt kết nghĩa thì hài nhi gọi Hoàng Phi Bằng hiền đệ, về thực tế chính là sư phụ của chúng hài nhi. Hoàng Phi Bằng là một mưu sĩ lỗi lạc thời nay, lấy thân dâng hiến cuộc đời chỉ vì Bách Việt. Nhầt là những ngày vừa rồi rất diệu kỳ, chính Hoàng Phi Bằng lấy lại được kiếm và phổ "Ngọc thanh kiếm", "Thái thanh kiếm", hiện Lý nhi đang giữ, còn Trịnh đệ vẫn giữ "Thượng thanh kiếm".
Trịnh Bảo cười "ha hà…" :
― Quý hài nhi có biết hết về ý nghĩa của tam thanh kiếm này không ?
Lý Bình Trung liền đáp :
― Thưa trọng phụ, chúng hài nhi được một học sĩ dẫn giải rất tường tận về Tam Thanh kiếm, còn nói về ưu khuyết điểm của kiếm pháp nữa, sở trường võ học của mỗi thanh kiếm. Học sĩ ấy còn nói nếu cần tự luyện Tam Thanh kiếm pháp này.
Trịnh Bảo không tin lời nói của Lý Bình Trung hỏi lại :
― Không thể nào một học sĩ tầm thường mà biết được kiếm pháp của lão, người ấy họ tên chi mà biết "Tam Thanh kiếm " vì kiếm chỉ dành riêng cho đệ tử chân truyền mà thôi .
Trịnh Trường thi lễ cúi đầu thưa :
― Thưa Gia gia, người này chính là đại huynh của ân công Hoàng Phi Bằng, văn võ uyên bác, thông kinh rộng sử ngũ sa, tính nhân ái, đại huynh thương chúng hài nhi như em ruột, tên là Hoàng Phi Khải, đặc biệt không lộ chân thướng, gia gia tiếp xúc sẽ đánh giá một kẻ khờ khạo không môi miệng, nhưng nội thân là một kho tàng võ học, người công phu võ học từ thư pháp mà thành, chính chúng hài nhi đã ở trong nhà này mới chứng kiến thực hư và được đại huynh Khải truyền thụ diệu dụng của Tam thanh kiến pháp.
Trịnh Bảo vẫn chưa tin, rồi tự thầm:– Cõi đời này có những chuyện thực giả khó tin và có những việc làm tin là thực nhưng mà giả, như người ta thường hô hào tranh đấu để sống công bình. Thử hỏi từ cổ chí kim và mai sau có công bình không, cộng đồng nhỏ hay lớn nào đã thực hiện được công bình chưa, thậm chí người thực hiện công bình thì chính công bình giết họ ! Nói chi xa Tam thanh kiếm pháp là nguyên bản chủ thuyết công bình thế mà kẻ cằm nó lại đi ngược nó để giết người vô số, thà không biết chủ thuyết công bình như vậy sống thoải mái hơn không. Một hơi thở ẩn ý thường tình rồi hỏi :
― Các hài nhi đã luyện tập thành công "Tam thanh kiếm pháp" chưa ?
Lý Bình Trung suy nghĩ một hồi rồi đáp :
― Dạ, đã đến trình độ thuần thục rồi và hiểu được một phần công dụng của nó, hiện "Ngọc Thanh Kiếm" được đại huynh Hoàng Phi Bằng bổ túc thành chiêu kiếm siêu kỳ. Nói cung kiếm pháp của "Tam Thanh kiếm" khắc chế chiêu số đã thay đổi nhiều rồi, trong kiếm còn có bổ túc kiếm pháp họ Hoàng. Sau này có dịp gia gia gặp đai huynh Khải sẽ rõ hơn.
Trịnh Bảo âm thầm xúc động, lời nói hơi nghẹn ngào hỏi :
― Hôm nay cả nhà đã đoàn tụ, vậy thời gian tới các hài nhi phải hành sự thế nào ?
Lý Bình Trung thưa :
― Thưa trọng phụ, hiện nay trong đảng Châu Minh không ai biết họ tên của trọng phụ, vậy kính nhờ trọng phụ làm phó đảng, tên họ chính danh Trịnh Bảo để điều hành đảng chúng, hiện nay có ba đảng vụ rất sợ trọng phụ, mình đang cần người cho nên ân tứ cho họ, mục đích thu phục nhân tâm, biến họ qui thuận mình, họ sẽ là con hổ giang hồ và chúng ta là ân nhân của con hổ ấy. Thưa trọng phụ việc cần làm trước mắt là đảng Châu Minh sẽ đánh quân Hán từ sau lưng đánh tới, hiện nay Châu Minh được nhà Hán nuôi để làm phản Nam Việt, những ngày tới trọng phụ ra sức luyện tập cho đảng chúng được tinh nhuệ. Sau khi phản Hán là trừ luôn các đảng vụ người Hán, lập đảng vụ người Việt. Hiện nay tuy sào huyệt trên đất Hán nhưng đường giao thông Việt Hán do Châu Minh kiểm soát bảo vệ an toàn, tự nó biến thành lực lượng phản Hán.
Trịnh Bảo lòng háo hức khôn xiết vì đã lâu lắm không có dịp hành hiệp, miệng cười nói :
― Kế hoạch này hay lắm, Gia gia sẽ thực hiện được những gì mà quý hài nhi tin tưởng ở nơi Gia gia, ngày mai tiến hành ngay không thể để lâu nhé ?
Hoàng Phi Bằng đưa Trần Hạnh Phước về đến đồ trận Việt Tú sơn, cùng lúc thảo thư mời tham dự đại hội, theo danh sách của Trần Hạnh Phước, Vũ thư Minh và Thái tử Hồ xem ra cũng trên trăm tên đồng đảng. Hoàng Phi Bằng ra lệnh ba con đại hạc đưa tin cùng lúc mời Nam Niệt Vũ Đế, Thái tử Hồ nội tổ Hoàng Hạc đến Việt Tú sơn tham dự cuộc thẩm vấn và báo tin cho Trần Kiều Oanh đến Minh Châu.
Trưa cùng ngày Nam Niệt Vũ Đế, Thái tử Hồ và Hoàng Hạc đến Việt Tú sơn. Hoàng Phi Bằng thi lễ cúi đầu tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, Thái tử và nội tổ, thần chúc Long ân viễn sinh, anh minh, sức khoẻ cường kiện, dũng khí, kiến tạo Nam Việt thanh bình, xã tắc cộng hưởng ân điển của điện hạ.
Nam Việt Vũ Đế lòng vui ban chỉ :
― Phi Bằng điệt nhi ở đây không phải là hoàng cung, hay là Điện Thái Hòa trẫm miễn lễ, điệt nhi bình thân. Hôm nay điệt nhi thẩm vấn Trần Hạnh Phước để quả nhân chính thức nghe những gì y đã làm phản. Hoàng Phi Bằng tay chấp cúi đầu tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ ngự giá, mời Thái tử và nội tổ chuẩn bị phi thân lên đỉnh bút đá mặt bằng. Long mục ngự giám vào đồ trận thấy Trần Hạnh Phước đang ngồi chuẩn bị khai khẩu cung.
Nam Việt Vũ Đế khen :
― Phi Bằng điệt nhi dụng thức giương cung bắng địch thủ không cần mũi tên. Khá lắm đúng là hổ ở rừng, rồng ở nước.
Thái tử Hồ thấy Hoàng Phi Bằng chuyển động phi thân khác hơn những lần trước liền khen :
― Mã bộ hay lắm, biến long thành hổ, người đời có nói "Ông bà lam lũ, cha mẹ chuyên cần để cho con cháu hưởng". Câu này chỉ đúng một tâm trạng khác, còn Phi Bằng điệt nhi thì phải nói: "Con cháu làm trâu ngựa cho cha mẹ được hưởng".
Nam Niệt Vũ Đế, Thái tử Hồ và Hoàng Hạc đồng cười, Hoàng Hạc nghe Vũ Đế và thái tử Hồ khen ngợi Phi Bằng, ông sợ tuổi trẻ không giữ được lòng trung. Ông nói đỡ lời :
― Muôn tâu Hoàng thượng Bệ hạ, chúng thần mang ơn đức của triều đình dù một giọt nước, thì bổn phận phải phối ơn một túi nước. Đó là chính thường tình của thần dân. Đái hoàng ân bát ngát của Thiên tử đã cho Phi Bằng nhi quá nhiều, không còn chỗ chứa, thần đa tạ điện hạ.
Nam Niệt Vũ Đế cười nói :
― Quân thần gầy ốm để cho thiên hạ mập mạp đó là điều nên làm, nếu toàn Bách Việt vì Nam Việt, như quân thần đây thì không có những Lê Vĩnh và La Đức, hãy xem hình hài quân thần ở đây có ai ú núc, bụng phệ đâu, nếu quân thần ú núc và trí tuệ kím thì thiên hạ không được hưởng hạnh phúc. Hy vọng mai này thiên hạ no cái bụng và nó cái đầu, mới có khả năng bảo vệ Bách Việt một nhà Nam Việt .
Đến lúc Hoàng Phi Bằng thẩm vấn Trần Hạnh Phước:
― Mục đích của ngươi đến Việt Tú sơn để làm việc gì, có bao nhiêu lực lượng, họ từ đâu đến, ai hợp tác với mi ?
Trần Hạnh Phước trả lời tự nhiên :
― Thưa thần linh, tại hạ đến đây để tổ chức đại hội đánh chiếm Nam Việt, mục đích cửu đỉnh đứng trên thiên hạ làm Hoàng đế.
Liên đảng Châu Minh thống nhất thành một lực lượng, đảng chúng trên hai ngàn, hiện đóng trại ở bênh kia đất Hán, do nhà Hán đứng ra trợ lực, khi chiến tranh biên giới thì người Hán xuất binh đi trước, tại hạ đi sau lập trị chính Nam Việt.
Lực lượng phát xuất từ mọi nơi như biển lớn có mây ám phiêu đãng, khói sương chứa lưu huỳnh, kiếm pháp kiệt nhân, phi mã bốn bề náo động, giong ruổi khắp chiến trường, tướng quân chiến mã cờ bay phất phới, lòng nô nức làm việc lớn sẽ thành công. Những người hợp tác đương nhiên là phải có quyền lực, đứng đầu tại triều đình nhà Triệu.
Đứng đầu văn thì có Cửu viện Thượng thư Triệu Không Cương, Tư Đồ Triệu Đạt Hùng, Thái Úy Triệu Mẫu Phương, Thái phó Phùng Hảo Anh, Quan Thị Ngự Sử Bạch Đình Hồng.
Quan võ thì có Triệu tướng quân Phương Đa, Tá trung lang tướng quân Trần Hoàng Thư, Chinh tây tướng quân Lê Thông, Tiền tướng Quân Nguyễn Bạch.
Đứng đầu Tôn nhân phủ có Triệu Tú Hải, riêng Triệu Nguyên Dõng đứng đầu các châu phủ.
Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị hỏi tiếp :
― Bao giờ đại hội, đến nay thiệp mời đã ban ra chưa, thử hỏi họ có vâng lời ngươi đến đây tham dự đại hội không. Trước đây mi phụ trách tuyển mộ nhân tài ở đất Trường Sa rồi âm thầm đưa qua Hán để bán, như vậy làm sao cấu kết được với người Hán ai chi trả, rồi lời lãi phân chia thế nào, còn phương thức dâng đất Nam Việt cho Hán sẽ diễn ra thế nào ?
Trần Hạnh Phước liền trả lời rành mạch :
― Thưa thần linh, đầu tháng này đại hội mở ra, thiệp mời đã ban hành rồi, họ sẽ là đại thần của triều đại Việt Minh do tại hạ nắm triều cương ngồi trên ngai vàng trị chúng, họ đã đồng ký tên trước khi thiệp mời đến tay họ, thì không có lẽ nào từ chối.
Nói về tuyển mộ người trẻ khoẻ mạnh đưa qua bán cho Hán cứ tính theo đầu người là một lạng vàng. Nhà Hán chi trả sòng phẳng tứ lục, tại hạ được tứ, các quan Nam Việt được lục, đúng là "Ngồi mát ăn bát vàng", liên kết với nhà Hán qua trung gian tướng La Đình Bình nguyên là soái tướng Nam kinh thay mặt triều đình nhà Hán, đảng Châu Minh tiến quân xuống thành Phiên Ngung, nhà Hán cũng đưa quân vào Nam Việt để yểm trợ, thành công chia đôi phía Bắc nhà Hán cai trị, phía Nam do tại hạ trị vì.
Hoàng Phi Bằng xem như đã lấy lời khai đầy đủ, chàng lịch sự nói :
― Mỗ chúc ngươi thành công .
Trần Hạnh Phước để hết lòng tin vào sự nghiệp phản tộc nói :
― Tại hạ nhờ thần linh hộ trì.
Hoàng Phi Bằng cười "ha hà…" đáp :
― Tốt lắm ngày ấy mỗ cũng tham dự, nhưng vẫn ở trên trời phán xuống, chào Trần Hạnh Phước.
Hoàng Phi Bằng ra hiệu Quân thần vua tôi phi thân xuống đất. Nam Việt Vũ Đế liền truyền chỉ :
― Quả nhân tự làm ngơ xem như không biết nội vụ này, để họ tự do triệu tập quân quan, sau đó mới bắt trọn chúng, ngày đầu tháng Muội tử Hồ và Phi Bằng điệt nhi, đến đây điểm danh từng người một, giam họ trong đồ trận chờ sau ngày thắng trận biên giới sẽ đem họ ra pháp trường cũng chưa muộn.
Còn những việc liên hệ của bọn làm phản, Phi Bằng điệt nhi tự hành động lấy, không cần phải tâu lên Quả nhân, chỉ mong kết quả tốt là Nam Việt thái bình. Quả nhân rất hài lòng, khanh hãy tiếp chỉ:
— Hôm nay Hoàng Phi Bằng chính thức nhận trách nhiệm Mật Hiếu của Trẫm để hành sự đã định.
Hoàng Phi Bằng cúi đầu tiếp chỉ :
― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, hạ thần kính cẩn tuân chỉ.
Nam Niệt Vũ Đế, Thái tử Hồ và Hoàng Hạc theo xa giá về lại hoàng cung.
Hoàng Phi Bằng được tin Trần Kiều Oanh đã đến Châu Minh, trước mắt mọi việc được ổn định. Chàng thay đổi lộ trình đi Quế Lâm vào đến địa giới trời đã sáng, cho đại hạc tạm ngủ dưỡng sức trên núi Hộ Miêu Nham, từ trên cao chàng nhìn xuống đồng bằng trải rộng sơn thủy trữ tình, gió thổi hiu hiu, được một lúc chàng và hạc cùng ngủ say đến giấc hương quan chiều. Thức dậy cho đại hạc ăn uống, ba khắc sau lên đường, không đầy hai canh giờ đến thành Quế Lâm phủ Lạc Việt Vương.
Chàng vào sảnh đường quì xuống hai tay bái Nội tổ Hoàng Trung Nhất, sự xuất hiện của Hoàng Phi Bằng, làm cho Hoàng Trung Nhất bất ngờ không nghĩ rằng cháu nội đến vừa lúc hoàng hôn. Ông gọi cả nhà lên sảnh đường để cùng nhau vấn an. Hoàng Phi Bằng thi lễ, cả nhà tiếp nhận niềm vui như những con chim về đất tổ, Hoàng Trung Nhất nói :
― Điệt nhi à, nội tổ Hoàng Hạc và cả nhà khỏe chứ. Họ Hoàng nhà ta dù đi đâu cũng nhớ đất tổ, điệt nam ngoan ngoãn lắm, à điệt nam đã biết hết tình hình hoạt động của Thiếu Quân và Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung ở đây chưa ?
Hoàng Phi Bằng chấp tay thưa :
― Thưa Nội tổ, Phi Bằng nhi không am tường nhiều ạ .
Hoàng Trung Nhất rất hài lòng sinh hoạt thanh niên thời nay, ông có ý trình bày những gì ông thấy và biết, tức thí Hoàng Phi Bằng tiếp lời thưa :
― Thưa Nội tổ, đất Quế Lâm nơi qui tụ anh hùng, cũng nhờ Nội tổ bảo trợ cho sự nghiệp của Thiếu Quân và Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung.
Hoàng Trung Nhất khen thầm:– Giá gì họ Hoàng nhà ta có vài Hoàng Phi Bằng thì hay biết là bao. Rồi ông trực nhớ, Hoàng Phi Chỉnh sinh ra hai trai một gái tên Hoàng Phi Khải, Hoàng Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng là con út.
Hoàng Trung Nhất vội hỏi tiếp :
― Gia gia, Mẫu thân cùng huynh, tỷ của điệt nhi thế nào. Nội tổ có nhận tin Hoàng Phi Khải được triều đình phong quan học sĩ có phải thế không ?
― Thưa Nội tổ, điệt nhi chưa về nhà, cho nên không biết tin này, nếu thực vậy thì cũng xứng đáng lắm vì đại huynh uyên bác văn võ và hành động chừng mực, ngoài ra đại huynh rất đôn hậu không tranh đua với ai.
Hoàng Trung Nhất khen :
― Họ nhà mình, thời nào cũng xuất hiện nhân kiệt, đã hơn mười hai đời Tiên tổ võ học hiển hách, văn kinh luân xuất chúng, dâng hiến cả đời vì Bách Việt, tuy nói vậy rồi cũng có ngày cây lành mà đất lại hết phân, hy vọng dù đất xấu người vẫn tốt, cháu nhớ khuyến khích đời sau để lưu truyền sở học nhé .
Hoàng Phi Bằng đáp :
― Dạ, điệt nhi vâng lời Nội tổ. Hôm nay có dịp thăm Nội tổ và hương khói Tổ Tiên. Chặp nữa hài nhi sẽ đi đến Thiếu Quân, Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung và nhiều nơi khác, trước khi đi điệt nhi kính bái nội tổ cùng quý thúc phụ, huynh tỷ, hy vọng một ngày gần đây sẽ về thăm nhiều hơn.
Hoàng Trung Nhất vui mừng nói :
― Đúng thế, Nội tổ biết điệt nhi không có thời gian nhiều, mỗi khi về Quế Lâm thăm viếng Nội tổ như thế này cũng lắm rồi, khi nào có thời gian rộng rãi thì về đây hàn huyên với Nội tổ, nếu điệt nhi cần việc gì gấp thì cho Nội tổ phụ một tay tiếp ứng nhá.
― Dạ.
Chàng thi lễ tổ đường rồi thưa:
― Kính lễ chúc Nội tổ và cả nhà bình an. Điệt nhi xin tạm biệt.
Chàng đi về hướng Bắc, chưa hết một cây nhang đã đến Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung, vào đến sảnh đường gặp Vũ Thư Minh, ngũ cô mẫu, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Thanh Thủy ( Huynh muội cháu nội của Hoàng Trung Nhất), tam Chu đệ, Nguyễn Chung Kiệt, Lê Chí Nam đang bàn luận phát triển đội ngũ, đúng lúc gặp lại Hoàng Phi Bằng ai cũng vui mừng. Kẻ mời người gọi vui nhộn, nhất là ngũ cô mẫu họ Chu.
Gặp nhau chưa kịp chào, Chu Ngọc Thủy nhanh nhẹn đề nghị :
― Ăn trước, chào sau. Tối nay cô mẫu nấu một nồi cháo nấm rơm và chè đậu xanh với đường cát trắng để ăn đêm, lâu lắm mới gặp lại Phi Bằng nhi, quý vị tự nhiên bàn luận, bà táo đi nhá .
Mọi người đồng đứng lên chào nhau không phân biệt chủ khách. Hoàng Anh Tuấn liền trêu nghẹo nữ soái Chu Ngọc Thủy :
― Thưa tỷ tỷ, đệ nghe đến chè đậu xanh đường cát trắng là nhớ đến mẫu thân, hôm nay cho đệ gọi tỷ tỷ bằng mẫu thân nhá, cả nhà đồng cười.
Vũ Thư Minh mời tất cả vào đề bàn thảo :
― Thúc thúc trình bày sơ qua để Phi Bằng nhi am tường của nội bộ. Ngày nay Trường Sa Vương do Gia phụ thay thế, đã trình tấu về triều, các tướng quân vẫn giữ nguyên. Việc quan trọng nhất là phát triển Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung và Thiếu Quân, riêng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung hiện nay đã có trên một ngàn ba trăm tráng binh tinh nhuệ, trải rộng từ Tây qua Đông, tại Tượng Quận biên giới có các trại giao dịch, như Minh Tha, Giang Thắm, Hợp Nội lộc, Hồng Hoa, Mã Quang, Hồng Tự, Tây Châu và Tân Châu.
Quế Lâm có cùng biên giới giáp với Giao Chỉ có các trại giao dịch, như Tịnh Tây, Đại Tân, Bình Dương, Thượng Tứ, Thành Cảnh và Thẩm Châu. Về thủy lộ tựa lưng vào Ly Giang di chuyển thuận tiện, núi cũng là nơi lưu trữ lương thực. Lập trại giao dịch chủ lực tại thành Nam Ninh, do Thiếu Quân phụ trách, lực lượng ba trại phụ tựa lưng vào Hoa Giang sơn, Thái Sơn, Trung Tú sơn, Phong Tháp sơn có cửu trại Hùng Vương. Ngoài ra tại Quế Liên sơn, Tam Lý sơn, Điển Quảng sơn, Kỳ Phong sơn, Xuyên Sơn cũng có chín trại Phù Đổng Tiên Vương, từ thập đến thập bát, tổng cộng mười tám trại. Khê Nam sơn có năm trại tên là An Tiêm, Thất Tinh sơn có ba trại tên Phù Đổng Tiên Vương, Sách Tỷ Sơn có hai trại tên Thủy Tinh, Hiệp Linh sơn và Tháp Sơn có mười trại giao dịch tên Sơn Tinh. Luận bàn đến đây thì thấy Chu Ngọc Thủy, kéo lê, kéo lết một gã trung niên vào sảnh đường nói :
― Bổn cô vào kho chứa ngũ cốc, thấy một trung niên mặt lạ đang say mèm như chết, nhìn rõ mới biết đại đệ tử của Lý Thái Bạch, bên cạnh hắn còn phân nửa hũ chìm, trên vai mang túi vải chứa đầy ngân kim.
Những anh hùng trong sảnh đường nghe qua ngạc nhiên đồng cười "ha hà.... " Đúng là đệ tử Lý Thái Bạch say ngây ngất, trên tay vẫn ôm bình rượu Trúc Việt Thanh, miệng nói phì phào đôi lúc cười "ha hà…" :
― Tại hạ sống thiên thu chỉ một lòng yêu rượu Trúc Việt Thanh, suốt đời không phai lạt tình tri kỷ, tay phải ôm mỹ nhân Tây Thi, tay trái mỹ nhân Đao Thuyền dâng rượu.
Vũ Thư Minh bật ra tiếng cười "ha hà…" rồi đính chính :
― Đại huynh phải gọi là mỹ nhân Điêu Thuyền mới đứng tên chứ ạ.
Đệ tử Lý Thái Bạch cải lại :
― Tại hạ đã đổi tên mỹ nhân, khai lại lý lịch mới, tất cả phải gọi nàng là Đao Thuyền, kể từ nay tri kỷ rượu ngon phải gọi mỹ nhân Đao Thuyền, ai dám cải lại xem như kẻ ấy chưa bao giờ say rượu, nhớ đừng để bọn Cộng-đảng nghe được thì chúng không tha thứ cho tại hạ, tội nhẹ đày đi kinh thế mới Đồng Soài, tội nặng mời học tập cải tạo Thanh Hóa, không có ngày về đấy quý các hạ ạ, hình như quý các hạ chưa hề biết điều này.
Anh hùng trong sảnh đường đồng cười "ha hà.... " Vũ Thư Minh gọi nhỏ quản gia :
― Nhờ hiền huynh, đưa đại huynh này vào nhà khách vãng lai, sáng mai tiếp đãi trọng hậu.
Người quản gia gật đầu, lưng khum cõng ông khách nặng trên sáu mươi cân, bước chân lững thững đi về hướng hậu sảnh đường.
Vũ Thư Minh nói với theo :
― Hiền huynh nhớ sáng mai đưa người khách này đến sảnh đường nhá.
Mọi người trong sảnh đường cùng dùng cháo nấm rơm rất thơm sau đó dùng chè đậu xanh và uống trà mãi đến khuya, mọi người chia tay về lán trại, hẹn sáng ngày mai gặp lại hội ý tiếp.
Tảng sáng tại sảnh đường đã đông đủ người, sau khi tra hỏi mới biết tên ăn trộm đêm qua lạc vào kho ngũ cồc vì say mèm tưởng đã về đến nhà.
Y khai rằng :
― Mỗ là kẻ ăn trộm của những quan lại tham ô để nuôi những người khèo khó, nay mỗ đã bị bắt xin cứ nạp cho quan, riêng số ngân kim này mỗ tặng Lạc dân thôn Vĩnh Phú huyện Ninh Hòa, hy vọng họ có được một bữa cháo trắng.
Vũ Thư Minh ôn tồn nói :
― Tại hạ họ Vũ tên Thư Minh, bắt nhầm đại huynh mong niệm tình, đại huynh tự do ra đi và hành động theo ý mình, nếu cần đến tại hạ xin góp một tay cùng với đại huynh, may duyên sẽ có ngày tái ngộ.
Người trung niên bất cần đời mỉm cười "ha hà…" nói :
― Đa tạ các hạ, chào.
Người trung niên ra đi không để lại họ tên, cả sảnh đường cũng không để ý vì biết người này có mục đích tốt mà hành động cô độc. Tiếp tục bàn thảo việc lập trại của đêm hôm qua.
Vũ Thư Minh nói :
― Những kho lưu trữ lương thực phòng cơ tại Hoàng Bố sơn, Cổ Trấn sơn, Hưng Bình sơn, Đồng Sơn. Những kho vũ khí bí mật tại Tuyết Thái sơn, Bằng Nhật sơn, Bạch Sa sơn và Trổ Ngọt sơn.
Những lò đúc vũ khí tại Tam Lý sơn, Kỳ Phong sơn, Xuyên Sơn, Thất Tinh sơn, Sách Tỷ Sơn và Hiệp Linh sơn. Riêng về xuất binh di chuyển linh động, tiếp ứng Bắc˗Đông cùng lúc không bị những cản trở nào, những điểm trọng yếu thì có đội phòng cơ trấn biên.
Lực lượng Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung mới thành lập, đã được vững nhờ có Thiếu Quân và những anh hùng Tượng Quận. Tiếp theo thu dụng được một số lớn giáo, bang, đảng phái gia nhập, lúc đầu là một tập thể ô hợp, nay đã ổn định và vững mạnh không khác nào một binh đoàn tinh nhuệ.
Về dưỡng binh, luyện tập, tái vũ trang cho Cần Lĩnh Nam Giang Trung đã hoàn chỉnh, đóng trại giao dịch tại những sào huyệt cũ, nếu nói về sức mạnh chiến đấu Thiếu Quân là lực lượng chính, Cần Lĩnh Nam lực lượng thứ nhì, thứ ba quân chiến trợ lực, thứ tư quân giao dịch cơ động, cả bốn hổ trợ cho nhau.
Hoàng Phi Bằng hài lòng nói :
― Thưa Vũ thúc thúc, thúc mẫu, cùng quý huynh, tỷ, đệ. Phi Bằng hình dung được mô hình tổ chức nội bộ, đúng là nơi hội tụ những nhà binh pháp, khi nào Phi Bằng có thời gian sẽ đi thăm một chuyến, nhằm chiêm ngưỡng bày binh bố trận của Vũ thúc thúc và quý huynh, tỷ. Nhân dịp này mời Vũ thúc thúc, quý cô mẫu, cùng toàn thể huynh, tỷ, đệ chuẩn bị cho sáng mai cùng nhau trao đổi và luyện tập võ học.
Sáng sớm tất cả đã có mặt tại trung tâm võ trường, Hoàng Phi Bằng dẫn giải từng chiêu thức một, phương thức luyện tập dễ hiểu theo thức số võ học của chàng, còn về khả năng tiếp nhận thì tùy cơ chất của mỗi cá nhân. Những ngày còn lại Hoàng Phi Bằng mời Lê Chí Nam, Nguyễn Chung Kiệt, Hoàng Thanh Thủy cùng luyện tập thêm những chiêu thức mới.
Sau mười ngày luyện tập ai cũng tận lực, dưới sự hướng dẫn của Hoàng Phi Bằng tất cả đồng tiếp nhận một cách khả quan, tuy có khác nhau về thể lực, có thể nói họ là những cao thủ không hổ thẹn giang hồ. Nói về bộ pháp ai cũng có thể phi thân lên độ cao ba trượng một cách tuyệt kỷ, đốc mạch cũng đã thông lưu, nội ngoại công có khả năng hóa giải độc chất, xuất chiêu nhu cương tùy biến hóa, còn có khả năng phóng tâm ra ngoại thể, điểm huyệt cũng đến mức thần tốc và chuẩn xác.
Theo nhận xét của Hoàng Phi Bằng, người đạt đến đỉnh cao nhất chỉ có mấy người như Vũ thúc thúc, ngũ cô mẫu, Lê Chí Nam, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Thanh Thủy, còn Nguyễn Chung Kiệt chỉ được trung bình, sở dĩ có tiến bộ là nhờ điểm những thức mới trong kiếm pháp họ Hoàng, người ngoài làm sao biết ưu việt đó, về quyền cũng được bổ thúc rất nhiều.
Một con hạc nhỏ đưa tin, Hoàng Phi Bằng mở giảng biên ra xem, tức tốc ra lệnh bốn con đại hạc bay xuống đất. Chàng vội vã chào tạm biệt toàn thể Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung và Thiếu Quân hẹn ngày tái ngộ, liền bảo :
― Tam Chu đệ phi thân lên đại hạc.
Ba anh em họ Chu tức tốc phi thân ngồi trên lưng hạc. Hoàng Phi Bằng nói với theo :
― Tam Chu đệ nhớ cứ bay theo con hạc nhỏ thì đến nơi, nó đưa đến chỗ Lý huynh, Trần tỳ, Trịnh đệ và Quách muội, nhớ ngày nghĩ đêm đi. Từ nay tam Chu đệ dưới sự điều động của Lý huynh và Trịnh đệ, đem hết tài trí trợ lực cho bốn huynh, tỷ nhá, chúc mã đáo thành công.
Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào vẫy tay chào, đại hạc bay về hướng Bắc. Hoàng Phi Bằng muốn biết sinh hoạt nội bộ của Thiếu Quân, chàng hỏi Lê Chí Nam :
― Lê huynh, tình hình từ ngày thành lập đến nay có gì không giải quyết được, có thể cho tại hạ biết được không ?
Lê Chí Nam nghĩ thầm:– Từ khi thành lập tổ chức Thiếu Quân mãi đến nay mới hội ngộ lần thứ hai, lần đầu gặp không được lâu để tỏ bày ý nguyện, còn lần này thì chuyên luyện võ học cũng không có thời gian tâm sự, nói về võ học của mình có ngày nay cũng nhờ quý đệ của Hoàng Phi Bằng truyền thụ, những vị ấy đối với mình như tình sư phụ, không biết phải gọi Hoàng Phi Bằng danh xưng nào, thôi thì liều gọi bằng sư phụ cũng phải thôi.
Lê Chí Nam quì xuống một bái thưa :
― Cho phép đệ tử kính danh sư phụ mong người tiếp nhận.
Hoàng Phi Bằng liền từ chối :
― Lê huynh, chúng ta là huynh đệ không tốt sao. Sư phụ xem ra cách biệt lắm, lấy canh sinh làm huynh đệ nhé. Lê huynh chú ý để lòng với sư phụ gần nhất, đứng để ý người xa.
Câu nói này của Hoàng Phi Bằng làm cho Lê Chí Nam tỉnh ngộ, thì ra ám chỉ sư phụ chính là Vũ Thư Minh. Lê Chí Nam vội quì xuống hai tay bái họ Vũ :
― Đệ tử đã để lòng ngưỡng mộ sư phụ từ lâu nhưng không dám bái sư, nay nhờ Hoàng đệ chỉ giáo mới tỉnh ngộ, mong sư phụ đừng chê đệ tử.
Vũ Thư Minh thực lòng nói :
― Lê đệ làm đệ tử ai cũng được, đừng câu nệ về phân quyền trong Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Trung, như mỗ đây là thúc thúc và quý cô mẫu vẫn phải nhờ đến Phi Bằng nhi chỉ điểm, theo mỗ biết Phi Bằng đã có đến thập bác đệ tử tuổi bằng mỗ, võ học của quý huynh đệ ấy đã đến tuyệt kỹ cũng do Phi Bằng chỉ điểm, ngoài ra Phi Bằng còn có ngũ nghĩa đệ cũng do Phi Bằng đào tạo, chính Lê đệ cũng được chỉ điểm võ nghiệp, mỗ hiểu Phi Bằng sống không phải vì duy danh, mà ở điểm chính là phụng sự Bách Việt, sống như vậy mới đáng sống, Lê đệ chú ý tinh thần Bách Việt chủ đạo văn hiến Hùng Vương, sống biết hòa mình xem Thiếu Quân là huynh đệ một nhà, có như vậy thì tại hạ tiếp nhận đệ tử và hai tiếng sư phụ mới có ý nghĩa.
Lê Chí Nam vâng lời quì xuống bái lạy tuyên thệ :
― Đệ tử họ Lê tên Chí Nam xin thệ, kể từ đây trên đời chỉ có Vũ sư phụ, đệ tử gìn ngữ ý chí không thay đổi lòng hai và giữ đạo lễ nghĩa đối với người không mai một, nhân đây xin kết nghĩa tình Lê-Hoàng huynh đệ một bái.
Vũ Thư Minh đặc nhiều kỳ vọng nơi Lê Chí Nam vì văn võ tinh thông nói :
― Như vậy cũng phải lòng rồi Lê đệ tử đứng lên, võ học biến hóa nhờ một phần trí tuệ và lấy ý chí để quyết định cho võ nghiệp, ngày sau mới có dịp thi thố với đời.
Lê Chí Nam lấy quyết định theo Vũ sư phụ dâng hiến đời mình cho Bách Việt. Hoàng Phi Bằng luyện tập thêm cho Vũ Thư Minh, ngũ cô mẫu về quyền, huyệt đạo, bày đồ trận và mở một số huyệt đạo để nội lực được mở toàn diện. Luyện tập một ngày đem lại kết quả ngoài suy tưởng. Hoàng Phi Bằng còn cho biết đối với Cần Lĩnh Nam Phân Bộ Giang Bắc chưa luyện qua những chiêu thức võ học này. Vũ Thư Minh cảm động, cũng biết võ học không phải tự nhiên mà có, phải nói là gặp nhân mới đúng hơn. Hoàng Phi Bằng tạm biệt Vũ Thư Minh cùng quý cô mẫu họ Chu.
Hoàng Hạc trên đường về hoàng cung, có lúc lạc quan, cũng đôi khi bi quan, tuy vậy mỗi khi đến Phiên Ngung thành trong lòng lại phấn chấn, cũng có đôi khi băn khoăn, bởi lúc nào trong lòng cũng hướng về thế sự Nam Việt. Mục đích Hoàng Hạc đến Phiên Ngung lần này là để thuyết phục lập lại cương giới Nam Việt.
Nam Việt Vũ Đế tuy tán thành phục hồi cương giới, nhưng văn võ lại không tự quyết, quyền hành hoàng tộc bị chi phối, bởi họ đam mê tham ô, quyền lực, nhiều đề nghị không thẩm quyền chức năng, mỗi người không còn lo việc chung vì Nam Việt, thêm vào đó quân quan cậy quyền thế. Ông thường suy nghĩ nhiều về triều đình hiện tại, trong quan trường lắm phe phái, đã là Bách Việt một giang sơn thế mà hai chữ đoàn kết quá khó.
Nam Việt Vũ Đế tao ngộ cùng Hoàng Hạc, tỏ bày:
― Hôm nay Quả nhân kiểm duyệt lại những quan thần trung kiên nghĩa đảm quá ít, còn quân thần không làm nên lợi ích cho dân lại quá nhiều, bọn chúng nhơ nhớp xấu xa, lòng riêng mang tâm gian tế, làm phản. Ngoài ra cón có những cửa quan địa phương nạo vét tài sản của dân, Lạc dân kêu oan, vừa chạm mặt Đinh nha, Quan sai, Quan sứ là tài vật tuông ra đua cho họ, khi Lạc dân vô được sảnh đường tức thì Quan nha ra tay vét cạn sạch túi. Lạc dân tình ký uất hận dâng lên cao độ không nơi nào chịu thu đơn khiếu nại, nhưng mà trời cao có mắt, thế gian có tình còn có người không sợ quyền lực, thà chết thế mạng cho Lạc dân. Quả nhân cần những người không sợ quyền lực đối phó kẻ quan trường xấu, người can đảm sống tự nhiên, Thư cổ phổ có câu : "Sống không vào cửa quan môn, chết không vào cửa địa ngục" chỉ bấy nhiêu thôi đủ biết quan trường đã tao ra tâm hận, tội ác trong dân gian ngút trời, Lạc dân không dám vào cửa quan môn là ở điểm ấy.
Việc này do Muội Tử Hồ mật tấu, nay khanh cần phải biết tình hình hiện tại, cho nên trước khi xuất quân lập lại biến giới, cần xem lại thái độ của quan trường, như văn thì có Quốc công Nguyễn Bồ Trọng, Thừa tướng Triệu Đa Bảo, Quốc hầu Tô Công Chính, Cửu viện Thượng thư Triệu Không Cương, Tư Đồ Triệu Đạt Hùng, Thái Úy Triệu Mẫu Phương, Thái phó Phùng Hảo Anh và Quan Thị Ngự Sử Bạch Đình Hồng.
Võ thì có Tể tướng Vi Quốc Đại, tướng quân Triệu Phương Đa, tá trung lang tướng quân Trần Hoàng Thư, chinh tây tướng quân Lê Thông, tướng quân hộ thành Trang Thông, Cơ Mật Viện tướng quân La Cát Tưởng và hộ vệ quân Trần Thanh Danh.
Trong danh sách văn võ này có người gian tế làm phản và cũng có người hết lòng trung vì quốc.
Còn lại một ít quan văn võ có thừa chí khí anh hùng, không thuộc thế lực nào như Học sĩ Lê Nguyễn Mộng, Quản đại phu Triệu Vũ Thành, Trung quân tùng sự Đinh Công Khá, Gián nghị đại phu Phùng Tứ Tâm, Tây lương thứ sử Trương Hoán Cách, Phiêu kỵ tướng quân Triệu Bá Đạt, mai này trẫm quyết định trọng dụng đúng vị trí cho họ. Riêng những quan văn võ tứ trụ triều đình, các vương địa phương sẽ đồng loạt cho về vườn, theo tội năng nhẹ, triều đình mở khoa cầu hiền sĩ bổ khuyết vào triều chính.
Quả nhân nghĩ đến đường cùng, khi nước nhà nghiêng ngửa mới biết chân thực lòng quân thần, như bao đời đã thấy trên dưới không cùng một ý chí, nếu thế thì Nam Việt cũng khó mà tồn tại, toàn tôn tộc Bách Việt sẽ suy vong, Lĩnh Nam mất trên bản đồ, văn hiến Hùng Vương khó mà lưu truyền cho con cháu mai sau. Quả nhân sống gần quan trường mới biết thường tình phần đông là phường ca tụng bốc thơm không đúng lòng thực, bản chất của quan trường hiện nay hơn phân nửa không minh chính. Họ thụ động, đổi thay cách sống vì riêng tư duy danh, duy quyền, duy tình, duy lợi, không mấy ai duy Tổ quốc ! Chính Tôn Nhân Phủ mấy mươi người đã nhu nhược, đầu óc không còn suy nghĩ lợi ích cho Bách Việt, họ là kẻ lắm chuyện và hưởng thụ. Quả nhân chỉ còn trông cậy vào Muội Tử Hồ vừa thông minh văn võ song toàn có bản lãnh, biết tự lấy quyết định thay mặt triều chính. Bỗng Nam Việt Vũ Đế nhớ điều gì lại hỏi Hoàng Hạc :
― Khanh thấy Quả nhân có hèn lắm không ?
Hoàng Hạc liền quì xuống tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng Bệ hạ, làm người đã là khó rồi, nhất là làm Hoàng đế thì lại càng khó hơn, người tài thường giải quyết được việc khó khăn, khi khó khăn đạt được kết quả thì tâm hồn thoải mái, một Hoàng đế trị vì xã tắc bình thiên hạ, đương nhiên gặp phải muôn vàn việc khó kể sao cho xiết. Bệ hạ đã từng soi gương điểm lòng có đủ can trường, đảm lược rồi mới lấy quyết định quốc sự an dân, hạ thần không thể gọi Bệ hạ là hèn được. Muôn tâu Bệ hạ, như đã thấy nội ngoại chính triều đình, được sống mấy mươi năm thanh bình. Nay họ ăn không ngồi rồi mới sinh ra biếng nhác, cầu an, hưởng thụ, vị kỷ, họ còn tệ hơn nữa cấu kết với gian tế làm phản để mưu cầu sống cá nhân, bởi thế biên giới mới bị mất, đất nước không khá được do hai chữ ích kỷ mà ra ! Bệ hạ nên ra tay trước mới trụ được Nam Việt đứng vững, binh pháp có nói: "Ra tay trước người, thì thu được tinh thần của người". Đó cũng là đạo lý để xuất quân trước, lấy lại biên giới và củng cố triều cương.
Nam Việt Vũ Đế nghe đôi lời khích lệ của Hoàng Hạc, gật đầu rồi liền nói :
― Hiền khanh nói đúng ý của quả nhân, tuy hôm nay trẫm đã có suy tư nhiều về việc này trước khi khanh tấu, trẫm lại nhớ ngày trước, khi ấy Quả nhân vào tuổi bách thọ cùng với hiền khanh tỷ võ, Quả nhân có nói mai sau khanh là hào kiệt, ngày ấy hiền khanh cũng nguyện một lòng vì Nam Việt, từ ấy Quả nhân nhớ khanh nhiều nhất nhưng lại ở mãi Giang Tô.
Đến nay khanh đã về sống tại Cửu Chân xem như ở gần quả nhân rồi, mỗi lời tấu của tri kỷ nghe qua rất giá trị, quả nhân để vào lòng. Quả nhân cũng biết, trị chính quá lâu, đôi khi cũng không hoàn thiện, đó là nhược điểm của con người. Ngày nay quả nhân thấy thẹn lòng không làm được việc cho đất nước Nam Việt phồn thịnh như ý, chỉ có khanh là tri kỷ chưa bao giờ Quả nhân xem khanh là tôi đối với vua, mà phải nói rằng tình huynh đệ, đôi lúc Quả nhân ghen tị tài năng với khanh nhiều lắm, cho nên nay Quả nhân quyết định làm một việc gì đó để đổi mới bộ mặt xấu xa của triều cương. Quả nhân quyết định khai tử những quan trường ô lại, quan nha hèn nhát, ít nhất cũng để lại trong lòng khanh hai chữ Vũ Đế dám làm những việc phi thường, hành động lần này nhằm tạo ra triều đình có kỷ cương mới. Thực ra làm Hoàng đế tốt không dựa vào sức mạnh trị quốc, hà tất đừng vô tình tạo thêm áp lực càng mạnh chống lại càng nhiều. Từ lâu nay Trẫm dựa thiên hạ làm nhà, dựa bá tánh làm thân, dựa công hầu làm bạn. Quả nhân quyết định tảo triều, hạ chỉ lập lại biên giới, đích thân quả nhân xuất chinh trừ phạt Hán. Còn về Hoàng tộc văn võ không đồng tình xuất chinh thì ở lại triều đình, chỉ cần độc nhất ý chí thân chinh, sống thác do mệnh trời quyết định, không can dự gì đến quan lại nhu nhược, ai phản đối chỉ dụ của Quả nhân sẽ luận tội sau ngày khải hoàn.
Hoàng Hạc toát mồ hôi, sau khi nghe Vũ Đế có quyết định rõ rành liền tâu :
― Muôn tâu Bệ hạ, trí lự và dũng khái của một Quân Vương thôi thúc lòng Lạc dân xuất anh hùng trợ lực, chính vì thế mà thần dân ngưỡng mộ Vũ Đế đấng chúa minh quân của toàn Lạc dân, đó là điểm huyết tụ toàn lực Bách Việt, còn những kẻ đi ngược lại thì nó sẽ tan.
Hoàng Hạc thấy hôm nay cần phải nói về kho tàng tâu tiếp:– Muôn tâu Bệ hạ, sau khi Hoàng thượng lập lại biên giới khải hoàn về triều. Bệ hạ ban thưởng tướng sĩ những gì ? Hay là ban thưởng chiến mã giống tốt và ruộng đất, nếu tướng sĩ tử vong hay bị thương được cấp dưỡng, ban ruộng đất làm ăn, con cái của họ được học văn võ v.v...
Nam Việt Vũ Đế lòng se lại một lúc bồi hồi, chưa biết phải trả lời thế nào ! Vì đây là sự hiển nhiên của hậu chiến nói :
― Quả nhân lấy tài sản ở đâu ra mà hứa với tướng sĩ ba quân trước khi ra trận ! Cũng không thể nào cho Lạc dân ăn một thứ bánh vẻ hay ảo tưởng được ! Rất tiếc quốc lực không được như ý, còn khanh thì suy nghĩ thế nào ?
Hoàng Hạc không ngại ngùng tâu :
― Muôn tâu Bệ hạ. Chiến mã, lúa giống, gia súc hạ thần xin cung cấp để ủy lạo tướng sĩ sau khi khải hoàn, còn về tài sản của những quan trường tham ô, gian tế, làm phản và chiến lợi phẩm tịch thu được, Hoàng thượng uỷ lạo gia đình binh sĩ bị thương vong, cung cấp phương tiện tang canh, điền thổ phân phát cho Lạc dân, Hoàng thượng thu phục được nhân tâm thì dân giàu nước sẽ mạnh.
Nam Việt Vũ Đế trên đôi mắt châm chiêu, hướng về Nam, lòng lo âu, biết sức mình có hạng nói :
― Những đề nghị của khanh rất hợp ý với Quả nhân, nhưng e rằng hứa với Lạc dân mà không thực hiện được thì trở thành kẻ dối trá. Nam Việt Vũ Đế hỏi tiếp:– Khanh có tài sản như thế nào mà hứa cung cấp chiến mã và ngũ cốc, rút lại lời hứa đi, cũng như vừa rồi khanh đã làm một việc lớn, Quả nhân đây cũng đã thẹn rồi, đó là khanh đưa tất cả anh hùng từ Phương Bắc chiêu tụ về Cửu Chân và Nhật Nam, tài sản của khanh bảo bọc họ được an cư lạc nghiệp, sống sung túc. Quả nhân là Hoàng đế mà không an bang được vì Lạc dân. Quả là bất tài, nhân đây, Quả nhân nói cho hết lời, từ khi cùng khanh đồng tâm vì Nam Việt chưa hề nghe khanh tâu một lời nào để xin phẩm triều đình và chưa giới thiệu ai trong gia tộc ra làm quan, Quả nhân biết họ Hoàng văn võ một góc trời, như Hoàng Phi Bình, Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Vũ, Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Phi Chỉnh và cả Hoàng Phi Bằng diệt nhi đồng có khả năng làm tướng quốc, chỉ có một Hoàng Phi Khải tiếp nhận phẩm học sĩ mà không làm việc ở triều đình, thế mà khanh vẫn lãnh đạm với trẫm là có ý gì ? Trẫm tra hỏi lắm thì khanh mới nói: "– Cả nhà họ Hoàng bận việc không ra làm quan được". Thử hỏi ngàn bận, vạn bận chỉ có đuôi ngựa là không bận hay sao ?
Hoàng Hạc biết Vũ Đế trách là không trực tiếp làm quan tâu :
― Muôn tâu Bệ hạ, hạ thần đa tạ điện hạ, nhớ đến con cháu của hạ thần đó là vinh dự lắm rồi, nhà họ Hoàng có lời hứa phụng sự Nam Việt chứ không vì quan trường, người đời có nói "Đức trường tồn, danh tuyệt mệnh" dù ở hoàn cảnh nào cũng phải sống theo lời người xưa .
Vũ Đế cùng Hoàng Hạc trở về thành, quả nhiên sáng hôm sau Nam Việt Vũ Đế tảo triều hạ chỉ :
― "Nay trẫm quyết định lấy lại biên giới, đích thân Trẫm xuất chinh. Tất cả quan văn võ lưỡng triều và Hoàng tộc những ai đã không đồng tình thì ở lại triều đình. Trẫm sống thác do mệnh trời quyết định, không can dự gì đến quý khanh, ai phản đối Trẫm trảm đoạn". Tất cả quan văn võ ai cũng hoảng hốt, chỉ dụ đã truyền trên dưới Hoàng thân quốc thích, từ trước đến nay thường cản trở ý vua, nay hạ chỉ dụ có tiếng trảm, ai cũng sợ đầu tạm biệt khỏi cổ.
Cùng ngày Nam Việt Vũ Đế công bố :
― Trẫm đã thận trọng trị chính đến một mức độ cao nhất thì phải lấy quyết địch cho chính trẫm, hôm nay trong quan trường ai phản đối trẫm, người đó đích thực là con dân của nhà Hán, đã từ lâu trẫm chờ đợi cơ hội lấy lại biên giới, ý chí đó đã đốt cháy lòng và thôi thúc quyết định của trẫm xuất binh lần này.
Vũ Đế đứng lên với một cử chỉ khác thường hạ chỉ :
― Lấy thân rồng trẫm xuất chinh, chính tay dựng cờ Đại Nguyên Soái, những tướng quân khác như Hoàng Hạc nguyên là Quốc sư, Tây tướng quân có Phùng Nam, Đông tướng quân có Trần Bình Phương, Phiêu kỵ tướng quân có Âu Dương Lạc, Quản đại phu Triệu Vũ Thành làm tướng quân Ngự Lâm Quân, Tiền quân có tướng quân Đinh Công Khá, giám nghị đại phu Phùng Tứ Lâm làm Tây phụ quân, chưởng quản kho lương do thứ sử Trương Hoán Cách, phiêu kỵ tướng quân Triệu Bá Đạt hậu quân, Thái Tử Hồ điều khiển triều chính và giám sát cả nước Nam Việt, công việc binh cơ nội ngoại trị.
Huỳnh Tâm
E-mail : huynhtamh4@gmail.com
Chương Mười Hai
Ấn Vàng Một Quả Kiếm Hùng Tam Thanh
— Kiếm Khách Giang Nam có tất cả 20 chương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét