Anh Hùng Nam Việt - Chương Chín ( Huỳnh Tâm )

Võ Môn Lạc Việt Khởi Anh Hùng

Dãy núi Fan–sin-pan từ Tay Tạng kéo dài xuống Đông Á, rồi nhỏ lại như đuôi con rồng xanh, người Phương Nam gọi là dãy Trường Sơn.

Tương truyền: "Chân sau của con rồng xanh đạp xuống đất, hoá thành quần núi Thất Long, trung tâm lòng chân là một bình nguyên kỳ bí".

Trong dân gian có nói đến bình nguyên này, nhưng xưa nay không ai thấy nó bao giờ và càng không biết địa thế trung tâm bình huyên của núi rừng Thất Long ở nơi nào 
Thực tế địa thế của Thất Long có hình thể tam giác, Tây biên giáp huyện Phùng Ninh Tượng Quận, Đông biên giáp huyện Đề Bao Quế Lâm, Nam biên giáp huyện Ba Ba Giao Chỉ.
Núi rừng trùng điệp, hùng vĩ, vách núi thẳng đứng, hiểm trở, trung tâm Thất Long còn có ngọn núi cao vút, người ta chỉ thấy mà chưa ai đến đó bao giờ, mây phủ vói sát chân trời, cho nên người đời ban ngoại hiệu Vân Sơn Đài, ngày cũng như đêm hơi nước bích đá tỏa khí, hạt sương mù đọng lại nặng trĩu trên cành lá, chảy xuống như tuyết lệ.

Đỉnh núi Thất Long mây bay bao phủ suốt ngày đêm, như cảnh tình thực tại của dãy ngân hà, không gian tĩnh mịch, mịt mù ở đây thuận cư cho những tiên gia luyện nhãn lực.

Người có tính sĩ, đứng từ xa xa đã nhìn thấy núi Thất Long một màu xanh, mây trắng quyện sườn non, khi ẩn khi hiện, u nhàn như bồng lai, cảnh trí như thiên thai, tựa chừng tranh vẽ. Đặc biệt ngọn Vân Sơn Đài chỉ có hai mùa xuân hạ, cũng là đầu nguồn của ba con thác nhỏ, một hợp lưu con suối chảy vào sông Kỳ Cùng rồi chảy ngược lên Tây Giang. Tại trung tâm ngọn núi Vân Sơn Đài có một thung lũng kỳ bí. Ở nơi này có bàn tay loài người xếp đặt, nhưng đã lâu ngày trở thành hoang dã, cho nên người sau không thể nào biết được người chủ trước là ai và nó có một hệ trọng gì đối với Bách Việt ?
Hoàng Phi Bằng cùng lục Hoàng Đức vào trong động, cảm giác đầu tiên của chàng thiếu niên là tiếp nhận cảnh sắc không gian trong lành của đồng nội, trên vung trời mây bay biến đổi nhiều hình tượng khác nhau, màu sắc chuyển động theo nhiều chiều gió, trong vách núi có ba thác nước chảy quanh năm, nguồn suối trắng bạc pha lê, hạt nước tung bay như hoa tuyết lấp lánh dưới ánh mặt trời, nơi đây thích hợp cho nhà luyện thân sĩ khí.

Bên ngoài động, vách đá cheo leo, cao vút đứng thẳng, thiên nhiên tạo thành một ốc đảo bí mật của trần gian. Phần trên thung lũng bốn bề tám hướng cổ thụ chen nhau đan chặt chẽ, không khác nào một trường thành kiên cố tọa lạc trong rừng núi. Trong động Lạc Việt nguyên là thung lũng rộng trên hai trăm mẫu đất, đặc biệt có một vườn cây dược thảo quý, như liên thảo, ngưu tất, linh lăng thảo, phù dung, bắc mộc qua, bắc sa sâm, cam kỷ tử, cao quí bán, cỏ cú, cam thảo, đào nhân, đại hoàn, hồng hoàn, hương phụ, hạn liên thảo, gừng, nghệ, mía lau, nhục quế, mai côi, quế hoa, sanh địa, thục linh, trần bì, táo, toàn nhục, thuốc cứu, thục đoạn, tùng tử và có một bình phong Tùng–bách tuổi tho hơn chín đời người v.v... Tất cả cảnh trí ở đây đã có bàn tay loài người tạo ra sức sống tao nhã, ẩn chứa một bất lộ gì đó.

Hoàng Phi Bằng đứng trong thung lũng, tứ bề chỉ thấy rừng núi hùng vĩ, rồi hỏi lục Hoàng Đức :

― Quí huynh đệ, xem kìa trên cao có một phiến đá to lớn viết "Động Lạc Việt" vậy ai là chủ của động này ? Mình vào phải xin phép chủ đã, vào như thế này thì không tiện đâu, nhất là người chủ động sẽ không được vui.

Không một ai trả lời, chính thất Hoàng Đức trước đây đã từng ở trong động này, trôi qua nhiều tháng, rồi đến khi di chuyển lương thực, cùng một số ngân kim vào đây để lưu trữ cũng chưa từng thấy người chủ xuất hiện, thực ra đây là một động hoang liêu, vắng lặng, không còn mấy vết tích của người xưa để lại, cho nên Hoàng Phi Bằng có hỏi cũng không ai biết để trả lời cho chàng .

Phùng Hưng đành phải thở dài, rồi vấn an Hoàng Phi Bằng :

― Thưa sư phụ, đây là động hoang vu không chủ, chúng đệ tử vô tình vào đây và cũng ở nơi này học được hai pho kiếm, từ đó mới xuống núi giang hồ .

Hoàng Phi Bằng nghe Phùng Hưng nói vậy lòng cũng chưa an tâm. Trong suy nghĩ của Phi Bằng:– Thì ra Động Lạc Việt nằm trên đỉnh cao nhất, ẩn mình trong rặng núi Thất Long, đây chính là nơi khởi nghiệp của thất Phùng Điền năm xưa, cho nên họ biết cửa ra vào trong động.

Thực tình mà nói huynh đệ Phùng Hưng chỉ biết đây là một động hoan vu vô chủ, từ ngày đầu cho đến nay huynh đệ Phùng Hưng vẫn xem đây là nơi ẩn náo an toàn nhất, ngoài ra không còn suy nghĩ nào khác, bởi thế Phùng Hưng không biết gì để nói cho Phi Bằng an tâm,  chỉ còn cách nói qua qua hướng khác để rồi việc :

― Thưa sư phụ, hiện nay lương thảo dự trữ trong động có thể nuôi hai mươi người trên mười năm, còn ngân kim dự trữ tại hậu sảnh đường tiêu pha chừng mực án chừng hai đời người.

Hoàng Phi Hùng gật đầu tỏ vẻ để ý câu nói của Phùng Hưng, nào ai biết chàng thanh niên trẻ đang đảo qua một vòng đôi mắt, phát hiện đặc thù hang hốc to nhỏ cấu trúc thiên nhiên đếm không hết. Trước khia thất Phùng Điền chọn những hang động nhỏ, gần sảnh đường làm nơi cư ngụ cho mỗi người, cùng lúc lập kho chứa trong những động lớn rất là kín đáo. Đặc biệt có một động rộng lớn dự trữ dược liệu thành phẩm và nguyên dược thảo, thất Phùng Điền không biết có từ khi nào và họ không hề để ý đến vì thấy toàn là dược liệu đã bị hóa mục, như dược liệu chứa những Bắc mộc qua, Bắc sa sâm, Bắc mạch môn, Bạch thược, Cam kỷ tử, Chích huỳnh kỳ, Cao quí bán, Cam thảo, Đào nhân, Đài hồi, Đại hoàn, Đại nguyên thục, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đột hượt, Đương quy, Đường phèn, Gừng, Khương hoát, Hồng hoàn, Hắc ngọc đoạn, Mã tiền, Mía lau, Minh phàn, Mộc quả, Nghệ, Nhục quế, Phèn chua, Phục linh, Phục thần, Phòng sâm, Phòng phong, Mai côi, Quế hoa, Quảng trần bì, Sanh địa, Tây quỉ thân, Thục linh, Trần bì, Táo, Toàn nhục, Tây tần giao, Thổ bạch truật, Thuốc cứu, Thục đoạn, Tây quy đầu, Tùng tử, Viễn trí, Xuyên đỗ trọng, Xương truật, Xuyên khung, Xuyên sơn giác vv....

Một kho tàng dược liệu trước mặt, không biết sử dụng, cho nên huynh đệ Phùng Điền đứng ngó và từ đó đến nay không còn để ý kho thuốc này nữa . Hoàng Phi Bằng vào động liền có chủ ý qua suy nghĩ riêng: – Có dịp mỗ sẽ tìm kỳ bí nơi này. Đôi mắt của chàng liền dáng xuống đất thì nổi lòng ngạc nhiên:– À ở đây cũng có kho tàng kỳ hoa dị thảo, toàn là linh dược quí cả.

Lục huynh đệ Hoàng Đức lấy hang động của Trịnh Đình Thao làm chỗ ở cho Hoàng Phi Bằng, cả sáu huynh đệ hối hả dọn dẹp và xếp đặt trang hoàng lại cho sạch sẻ. Sự vội vã này do thất Hoàng Đức muốn sớm ngày mai để làm lễ bái sư theo ước nguyện.

Đến chiều Phùng Hưng thưa với Hoàng Phi Bằng rằng :

― Thưa sư phụ, sáng mai đúng là ngày cát nhật lục Hoàng Đức xin phép làm lễ bái sư tại sảnh đường.

Hoàng Phi Bằng phân vân hỏi lại :

― Sao mà gấp quá vậy, để mỗ thư thả đã .

Hôm sau huynh đệ Hoàng Đức tụ tập trong sảnh đường, lục Hoàng Đức mời Hoàng Phi Bằng ngồi vào ghế trước bàn hương án.

Hoàng Phi Bằng bối rối, thẳng tính từ chối :

― Tại hạ có ý định trong dịp này xin trả lại chức chưởng môn gì đó và cũng không thể nào tiếp nhận làm sư phụ của quý vị.

Phùng Hưng đã chuẩn bị lễ bái sư rất là tươm tất, liền lúc đọc lời tuyên thệ và quì xuống bái lễ không để Hoàng Phi Bằng phản ứng, chàng mất hết chủ động, bởi huynh đệ Hoàng Đức đã có chủ ý trước rồi, Phùng Hưng xướng danh từn người một :

― Thất Hoàng Đức họ Phùng tên Hưng, Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ và Hoàng Tố Nguyệt đồng kính bái, nguyện từ đây một dạ không đổi thay lòng với sư phụ Hoàng Phi Bằng.

Nhất thệ. Gìn giữ một lòng uyên nguyên, ngưỡng mộ ân đức sư phụ. Chúng đệ tử đồng hướng về Bách Việt, từ đây dụng phúc đức phục mạng vạn đại muôn dân, nay khải minh kiến đắc tâm hương, đệ tử hướng lòng thực hiện lời hứa phụng sự Bách Việt thiên thu, cầu xin ban ân khai cửu khiếu cho chúng đệ tử.

Nhị thệ. Chúng đệ tử, từ nay cải hóa không đồng sinh xin được tử cùng ngày, đồng tôn tộc Bách Việt, hướng thiện vâng lời sư phụ, phụng sự đất nước không ngại khó, tự mình qui định thắng khổ, thăng hoa, chúng đệ tử xin hứa lấy đức năng hạnh lực cùng sống vì Bách Việt.

Tam thệ. Chúng đệ tử lấy đức chân thiện mỹ của sư phụ làm mục đích cứu cánh để thấu hiểu nguyên lý Bách Việt, nay lập lời minh thệ trước thiên bàn, chính thức tôn vinh Hoàng Phi Bằng làm sư phụ của thất đệ tử tại diện tiền, lời thề hệ trọng hôm nay xin thiêng liêng đồng chứng minh. Lời minh thệ này như văn lực từ tâm, hóa hiện chứng thực hành động công phu đạo đức của chúng đệ tử. Mọi tội lỗi lúc trước đến nay xin sư phụ hoàn toàn huỷ bỏ, từ hôm nay được hạnh hưởng công đức sư phụ ban bố.

Về phán xét. Chúng đệ tử nhận mọi phán xét của sư phụ, xem phán xét là trường thi thắng khổ để sửa mình, ý thức lời minh thệ từ buổi ban đầu này như một quy ước, nếu như mai nầy lòng dạ đổi thay, chiếu theo quy ước này, xin sư phụ phán xét tùy ý.

Về ân xá. Chúng đệ tử nếu có hai lòng xin nhận hối cải, hồi tâm trở về toàn thiện, cầu xin lòng bao dung của sư phụ và sư huynh đệ. Hứa lấy nhân đức hòa sống cùng huynh đệ không tái phạm lần thứ hai, nếu không vâng lời sư phụ và chư huynh đệ sẽ bị phế truất không còn tại thế.

Lời nguyện cuối cùng. Chúng đệ tử xin hứa nhận sứ mạng phụng sự Bách Việt, mưu cầu thăng hoa đức hạnh, bảo cổ canh tân, cất cao ngời sáng văn hiến Hùng Vương. Nay lấy thân trải rộng lập nghiệp vì xã tắc thịnh vượng, thái bình và phù Nam Việt. Xin sư phụ chứng minh lời thành cương quyết trọng đại hôm nay.

Chúng đệ tử từ đây tiếp nhận trọn vẹn thiên chức của sư phụ uỷ thác không bao giờ sai trái. Dĩ Chứng.

Hoàng Phi Bằng toát mồ hôi, không đủ thời gian để ngỏ lời từ chối vì mội sự đã có chủ kiến trước, một hoàn cảnh đã rồi ! Bỗng chốc Hoàng Phi Bằng chính thức làm sư phụ của Hoàng Đức bang, mà trong lòng chàng không hài lòng cho lắm . Chàng buồn vì Hoàng Đức đặt để quá đáng, nhưng vui vì những lời thề có ý nghĩa đem mạng sống cá nhân để mưu cầu hạnh phúc cho Bách Việt . Hoàng Phi Bằng muốn khóc hay muốn cười cũng không được đành phải chấp nhận nói :

― Kể từ hôm nay tất cả đồng sinh hoạt theo lời thề, đương nhiên tại hạ không tha thứ bất cứ ai hành sự trái qui ước gôm nay. Còn về nhiệm vụ và hoạt động của Hoàng Đức vẫn như cũ, trừ ra có những ý kiến mới của tại hạ truyền xuống, riêng Trịnh Đình Thao không có mặt ở đây, đang trị bệnh tại Hổ Môn, thì chờ dịp sau tổ chức bái sư cùng với tứ hiệp Cửu Chân, Nhật Nam.

Hôm sau Hoàng Phi Bằng khởi sự luyện tập bảy mươi hai khẩu quyết kiếm cương "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và một trăm lẻ tám khẩu quyết kiếm nhu "Phong Tâm Kiếm". Hoàng Phi Bằng chỉ học một ngày đã thuộc lòng không bỏ qua một con chữ nào trong hai pho kiếm .

Ngày sau Phùng Hưng luyện tập, sử dụng kiếm tự đúc đúng kỹ xảo hợp với nội lực, chuôi kiếm cằm vừa tay, còn Hoàng Phi Bằng trên tay cằm kiếm mỏng dính chế tạo theo bí truyền của họ Hoàng. Thầy trò Hoàng Phi Bằng xuất hai mươi thức mười chiêu "Thiên lưu mạch" trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Bạch lưu hùng" năm mươi sáu thức bốn mười lăm chiêu, đến chiêu thứ bảy mươi hai "Kiếm pháp phá kiếm pháp" thì Phùng Hưng vẫn chưa phát huy hết khả năng đăng phong tạo cực của chiêu pháp.

Hoàng Phi Bằng cùng với Phùng Hưng luyện kiếm đã hai ngày. Phùng Hưng nhận xét:– Quả là sư phụ đã đắc thành kiếm pháp cao thủ giang hồ, một kỳ phùng chuyển khí thế kiếm pháp "Nhất phu đương quan vạn phu năng định", Hoàng kiếm quan trọng nhất chỉ trong ba chữ "Tinh, Định, Biến" . Tinh lập tâm chi đạo, dĩ nguyên tương trợ, dĩ tính cho bổng. Tinh tức là thanh tịnh, tỷ năng hải châu, diệt năng phúc châu, kỷ năng sinh nhân, diệt năng xác nhân . Định cấp độc vô thiên bộ, tiến không kiêu căn, thoái không nội khí, tâm vô phục, dĩ cơ bách thập trợ đáo . Biến tùy cơ ứng biến, biến hóa vô cùng, biến di tính di bổng . Riệng huynh đệ Phung Hưng thầm suy nghĩ :– Mỗ bái sư không sợ lầm lẫn, tất cả đồng cười "ha hả…".

Qua ngày thư ba Hoàng Phi Bằng tự luyện kiếm riêng, đến chiêu thức thứ bảy mươi hai thì phát hiện câu quyết cuối của phổ viết. "Kiếm pháp phá kiếm pháp", chính là ẩn dụ của câu quyết.

Hoàng Phi Bằng phát giác biến chiêu thức, rồi tự luận ra chiêu thức hư. Chàng cao hứng xuất kiếm bất cần suy nghĩ, cũng chẳng cần biết chiêu số để làm gì, cứ thế thức kiếm tự xuất vô ý. Chàng cảm nhận được thế kiếm thứ bảy mươi hai là thức vô ý của "Kiếm pháp phá kiếm pháp". Chàng xuất lại chiêu kiếm pháp vô ý nhiều lần nữa để ứng nghiệm thực hư, quả nhiên ngộ được kiếm pháp.

Qua ngày thứ Hoàng Phi Bằng tiếp tục luyện kiếm nhu "Phong Tâm Kiếm" với Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ và Hoàng Tố Nguyệt.

Trong "Phong Tâm Kiếm" có một trăm lẻ tám chiêu thức rất tinh vi, khởi đầu luyện tập "Phụng xà hổ" nhưng đến tám chiêu cuối thì trong ngũ hiệp không phát ra được lực kiếm, Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ và Hoàng Tố Nguyệt xem như đến đó là tột đỉnh của kiếm phổ. Vì vậy chỉ sử dụng được một trăm chiêu thức mà thôi. Còn lại tám chiêu thức khác, như Phong mạch kiếm, Phong huyết kiếm, Phong đng kiếm, Phong ngã kiếm, Phong biến kiếm, Phong ly kiếm, Phong hoà kiếm, Phong vô kiếm.

Bản chất của Hoàng Phi Bằng vốn thông minh, cộng với bản nguyên tinh thông kiếm pháp họ Hoàng, cho nên trong vòng hai ngày đã giải mật được tám chiêu kiếm cuối cùng. Chàng luyện đi luyện lại thật thuần thục tám thức kiếm trong "Phong tâm kiếm". Những ngày trôi qua trong động Lạc Việt, Hoàng Phi Bằng đã hoàn tất "Tuyệt cao kỳ kiếm" và "Phong tâm kiếm". Đến lúc thầy trò đấu kiếm kiểm tra lại khả năng.

Phùng Hưng vòng tay nghi lễ mời :

― Thưa sư phụ, luyện kiếm pháp mà không thực hành, thì làm thế nào để biết được đạt thành .

Hoàng Phi Bằng mỉm cười, gật đầu đồng ý nghiệm xem cao thấp.

Phùng Hưng liền đáp :

― Thưa sư phụ đúng thế, vậy đệ tử cùng sư phụ sánh nhau vài chiêu cho biết cao thấp nhá ?

Cả hai thầy trò xuất kiếm đấu rới nhau, hơn kém dư trăm hiệp, Hoàng Phi Bằng luôn luôn xuất chiêu hoàn chỉnh, thế kiếm nào cũng thượng phong, tuy kiếm pháp không thấy gì là mạnh cũng không thấy có nội công, đường kiếm lại rất chặm và chính đạo trong "Tuyệt cao kỳ kiếm". Thế mà Phùng Hưng không tài nào vượt lên trên chiêu thức và nhút nhát trước chiêu thức của Hoàng Phi Bằng. Dù cho Phùng Hưng tăng sức, vận nội công vào kiếm, cũng không ngờ như bong bóng nước mưa bập bồng xì hơi, bị Hoàng Phi Bằng hoá giải hết chiêu thức này đến chiêu thức khác.

Bây giờ Phùng Hưng mới biết kiếm pháp của mình kém hơn sư phụ đến bậc thứ nói :

― Thưa sư phụ, đệ tử khâm phục kiếm pháp của sư phụ xin chịu thua rồi. Trong lòng Phùng Hưng ngẩn ngơ kiến pháp vi diệu của Hoàng Phi Bằng, rồi đọc lại khẩu quyết nhập môn :

Bế mục minh tâm tọa
Ốc cố nghênh tư thần
Minh sỉ tam thập lục
Song thủ bảo Vân Sơn
Tả hữu minh thiên cổ
Tạo hóa đoạt càn khôn.

Quả nhiên khẩu quyết này có hiệu nghiệm và cũng dễ học thuộc lòng. Sau này người ta dịch :

"Nhắm mắt tĩnh tâm ngồi
Nắm cho vững tinh thần và tư tưởng
Hai hàm răng ba mươi sáu chiếc cùng để lộ
Hai tay ôm như hình núi Vân Sơn
Hai tay đấm như gõ trống trời
Sự thành công của tạo hóa thắng cả trời đất"
 
Hoàng Phi Bằng trấn an các đệ tử nói :

― Khi kiếm pháp đến cảnh gới của nó thì đừng lấy đó làm quan trọng, hãy xem như không có gì thì mới gọi là Biến.

Đến phiên ngũ hiệp Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ và Hoàng Tố Nguyệt, cũng xin đấu xem tài sức của sư phụ. Hoàng Phi Bằng chỉ sử dụng tám thức kiếm cuối cùng trong "Phong tâm kiếm" đương nhiên chúng đệ tử của Hoàng Phi Bằng không biết tám thức kiếm cuối trong "Phong tâm kiếm" Cho nên chàng làm chủ phần thắng năm cao thủ, cả thảy đồng công nhận sư phụ là bậc nhân thần đồng.

Lúc này Hoàng Phi Bằng mới đem hết những chiêu thức kiếm "Tuyệt cao kỳ kiếm" và "Phong tâm kiếm" đã luyện thành truyền thụ cho sáu đệ tử. Nhân dịp này Hoàng Phi Bằng thử kiếm pháp họ Hoàng để biết võ học cao thấp đối với hai pho kiếm mới học được.

Hoàng Phi Bằng cười rồi mời :

― Nào sáu đệ tử cùng luyện kiếm với mỗ, chia ra làm hai nhóm. Thứ nhất Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha và Hoàng Quốc Kỳ. Nhóm thứ hai Phùng Hưng, Mạc Thu Tá và Hoàng Tố Nguyệt, nào mời nhóm thứ nhất.

Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha và Hoàng Quốc Kỳ trúc hết nội lực xuất một trăm lẻ tám chiêu "Phong tâm kiếm" nhưng vẫn không qua được thế kiếm thượng phong của họ Hoàng, đầu kiếm Hoàng Phi Bằng lúc nào cũng dính vào những yếu huyệt của họ. Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha và Hoàng Quốc Kỳ càng tăng tốc nội lực vào chiêu pháp, không dám để sơ hở chiêu số và che những yếu huyệt, nhưng vô ích kiếm pháp họ Hoàng đã chiếm không gian chiếu thẳng vào ba cặp nhãn của Lữ Trường Gia, Lê Trung Kha và Hoàng Quốc Kỳ, cả ba thấy vậy mới biết sợ, toát mồ hôi, đồng nhảy ra ngoài vòng tỷ đấu, chấp hai tay bái sư phụ :

― Chúng đệ tử kính bái sư phụ, xin nới tay.

Ba đệ tử đưa kiếm vào bao, mỗi người có cảm tưởng riêng mà không ai nói thành lời, còn Lữ Trường Gia thì có suy nghĩ khác:– Thế kiếm của sư phụ có khả năng đống cây ngã sẽ bị mẽ kiếm, thay vì một kiếm chặt xuống cát, không đứt cát kiếm cũng không mẽ. Tại sao con người không làm như vậy được chứ ? Mỗ nghĩ rằng thay vì đao chặt cát sao bằng không chặt nước. Thay vì đao chặt nước sao bằng không chặt không khí được chớ ? nói chung tất cả là hình tượng, vô thể ở trong nhất thể. Đúng là "Phong tâm kiếm" mà sư phụ đã đạt đến cảnh giới lây gió bảo trong không gian. Chàng đắc ý cười vui mừng "ha hả…". 

Nhóm thứ nhì, Phùng Hưng, Mạc Thu Tá và Hoàng Tố Nguyệt xuất kiếm "Tuyệt cao kỳ kiếm" và "Phong tâm kiếm". Hoàng Phi Bằng vẫn sử dụng kiếm pháp họ Hoàng, lần này xuất chiêu thức tuyệt kỷ "Tam thập hoàng" Đầu kiếm biến hóa như rồng trong mây bay ra, như hổ vồ mồi, tỷ đấu được hai mươi hiệp thì thấy rõ ba đệ tử cũng dính vào tình trạng như nhóm thứ nhất. Cuộc tỷ đấu chấm dứt, cả sáu đệ tử đồng quì xuống bái sư một lần nữa.

Phùng Hưng khoanh tay, thán phục nói :

― Thưa sư phụ, thế mà bao lâu nay chúng đệ tử dụng lòng, học đức trọng của sư phụ, cứ tưởng sư phụ tay trơn không có một tí gì võ học, chúng đệ tử thấy vậy mới truyền kiếm pháp để sư phụ hộ thân, đề phòng bất trắc, không ngờ hai bộ kiếm pháp "Tuyệt cao kỳ kiếm" và "Phong tâm kiếm" tinh tuyệt được sư phụ bổ túc và truyền lại những chiêu tuyệt kỷ, may mà gặp đại lành chúng đệ tử mới có ngày nay .

Chúng đệ tử không ngờ trời bao la, nay được ban nhân đức trọng, cho nên người đời có nói: "–Người tài, ngoài thiên hạ ở gần ta". Hôm nay chúng đệ tử quyết chí noi theo mẫu mực đức khiêm cung của sư phụ để sống cùng thiên hạ.

Phùng Hưng lấy hơi thở rồi nói tiếp:– Thưa sư phụ, khi nãy kiếm pháp "Tuyệt cao kỳ kiếm" và "Phong tâm kiếm" sao không thấy có nội lực, vừa rồi sư phụ sử dụng kiếm pháp gì mà đệ tử chưa bao giờ thấy qua ?

Hoàng Phi Bằng bổn tính lương thiện, thực lòng nói :

― Khi luyện tập hai pho kiếm của quý hiền đệ tử, sở dĩ tại hạ đạt được là nhờ vốn ý thả lỏng hiệp cốt nhu cường, đến khi kiếm pháp kết lại gọi là thức, "Kiếm pháp phá kiếm pháp", đó là nguyên lý dùng võ chứng đạo, dùng võ để học đạo, tự nhiên kiếm pháp phơi phới vượt lên cao lãnh vực võ học. Lẻ tám thức kiếm trong "Phong tâm kiếm" cũng vậy, tự nó hóa giải, không cần dùng nội lực, nếu dùng đến nội lực thì ngoại cảnh không còn sự sống.

Một lát nữa quý đệ tử ra chiêu thử xem, còn kiếm pháp mà tại hạ sử dụng khi nãy là võ học của họ Hoàng, cây kiếm này là vật gia bảo của tại hạ, chỉ có một mình tại hạ mới sử dụng được mà thôi, ngoài ra không ai sử dụng được nó, dù gia gia của tại hạ cũng khó lắm mới dụng được.

Hoàng Tố Nguyệt muốn biết bí ẩn kiếm họ Hoàng, mở lời xin phép :

― Thưa sư phụ, cho phép đệ tử cầm thử kiếm được không ?

Hoàng Phi Bằng bình thản đáp :

― Được chứ, cùng họ Hoàng với nhau mà, kiếm đây hãy tự nhiên.

Hoàng Tố Nguyệt ngạc nhiên, đúng như lời sư phụ trẻ đã nói, kiếm khó cằm. Tất cả lục Hoàng Đức ngơ ngác trước lời luận võ học của Hoàng Phi Bằng, lời phân giải kiếm pháp càng lạ lùng hơn, riêng cây kiếm cũng không ai tưởng đến đó là bảo kiếm. Nàng tự hỏi:– Chẳng vậy đây là Hoàng kiếm bất lộ, như một tích tụ võ học siêu tuyệt trong nhân tài này ư ? Nhưng mà người tài đâu phải một, như cá có nhiều loại, khác nào rừng có nhiều mộc như Hồ mộc, Lý hoa mộc, Tử đàn mộc v.v...

Dù kiếm của sư phụ là võ khí lợi hại đến đâu nữa, cũng là vật chết, không đáng để quan tâm. Trái lại đáng quan tâm hơn là bàn tay và trí tuệ ở trong người sư phụ hình như hoàn toàn biệt cầu danh kiếm.

Khác xa với người dựa vào danh kiếm và kiếm thuật để phối hợp vào nhau mới xuất được lợi hại của nó, mới đưa kiếm đạo đến nơi tuyệt đỉnh. Còn nữa hình như kiếm của sư phụ là một tích tụ cây sống trên sườn núi không ai trồng, không ai tưới má vẫn sống, cây nghiêng mà vẫn đứng sừng sững giữa gió sương.

Cũng có người sống trên thế giang này cho là tuyệt đối, không có điều gì quyết định thành bại, bởi thế họ thường làm việc lớn không có tính đại nhẫn nhại, làm việc nhỏ tiểu nhẫn nại, khi đó không làm như ý muốn thì truyệt vọng. Còn riêng ta tất cả đồng ước vọng nhẫn nại là cha mẹ của thành công, có thế mai này mới xứng đáng hiệp nữ xuất phong trần, như Lương Hồng Ngọc, Lý Xuân Quân đều là giai thoại cổ nhân cương liệt. Hoàng Tố Nguyệt muốn hiểu rõ nguyên nhân của kiếm hỏi tiếp:– Thưa sư phụ cây kiếm này có những điểm nào đặc biệt :

Hoàng Phi Bằng co tất cả là tự nhiên đáp :

― Theo lời giải thích của nội tổ. Thanh kiếm là đạo, chuôi kiếm là người, đạo và người hợp nhất thì kiếm mới phát huy năng lực trí dũng, nếu không có giá trị như vậy, thì khác nào mới đạt được múa kiếm, chưa hoàn toàn thấu hiểu ý nghĩa của kiếm pháp. Trước kia Hoàng Đức dụng sức khoẻ dồi dào để múa kiếm, nều về già còn sức đâu mà múa kiếm, thế là kiếm khác nào đã chết, riêng hôm nay và mai sau kiếm pháp của quý hiền đệ tử được gọi là hoàn chỉnh .

Lục Hoàng Đức nghe lời giải thích, ngẩn ngơ, đờ người ra, nhằm để hết tâm trí mới thấu hiểu chân trời khác của người nghĩa hiệp. Huynh đệ Hoàng Đức rủ nhau ra sân động luyện tập chiêu số "Kiếm pháp phá kiếm pháp" và lẻ tám chiêu thức "Phong tâm kiếm" như lời của Hoàng Phi Bằng chỉ dạy, quả thực cây cỏ tiện sát đất, những mảnh đá nhỏ chung quanh thành cát bụi, lục đệ tử vui mừng reo lớn :

― Không ngờ hôm nay kiếm pháp đạt như ý . Đa tạ sư phụ.

Hoàng Phi Bằng tủm tỉm cười, đôi mắt trong sáng, ôn tồn :

― Quý hiền đệ tử đã sử dụng chiêu thức "Kiếm pháp phá kiếm pháp" trong ấy có một chiêu thức "Phong tâm kiếm" chưa đạt như ý của tại hạ, hãy xem mảnh sỏi này đây, thì mới hiểu hết bên trong chiêu thức có hàm chứa tính người trong kiếm .


HuỳnhTâm



Chương 10
Suối reo sông núi mấy xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét