Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Bốn ( Huỳnh Tâm )

Quân Thần Quằn Đắng Nước Non

Trịnh Đình Thao trị liệu trên thuyền buôn của Hoàng Phi Chỉnh cho đến ngày bình phục, trong dịp này chàng đã phải lòng với Hoàng Lữ Trinh, rồi trở thành đôi vợ chồng trăm năm. Từ ấy chàng thấy trong lòng lúc nào cũng thư thái, cuộc sống hứng chí hơn xưa. Càng thán phục nhà họ Hoàng, nghĩ thầm:– Cách đây không lâu Hoàng Phi Bằng chỉ là một thiếu niên công tử bột, không ngờ ngày nay võ nghiệp hơn người, không biết cao danh nào là sư phự của Hoàng Phi Bằng ?

Còn về suy nghĩ của Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ : – Khi mới gặp Hoàng Phi Bằng cũng đã có ý xem thường, vì trước đây họ chỉ phục kiếm pháp thất Hoàng Đức mà thôi, chưa thấy sư phụ Hoàng Đức xuất hiện, nay thì mới biết Hoàng Phi Bằng đúng là thế gian sư, từ lúc này tứ huynh đệ đất Giao Chỉ hết lòng trọng sư học đạo. Hiện nay thập nhất Hoàng Đức chưa biết võ nghiệp của Hoàng Phi Bằng đã đến siêu quần bạt chúng, có một không hai đất Lĩnh Nam.
Hoàng Phi Bằng về đến doanh trại, cúi đầu bái nói :

― Thưa gia gia, mẫu thân và nhị cô mẫu, hài nhi xin giới thiệu tam hiền huynh, tỷ, đệ đây là đại huynh Lý Bình Trung cùng đại tỷ Trần Kiều Oanh đôi vợ chồng và đệ Trịnh Trường với hài nhi đã kết nghĩa tại Phong Lưu Tửu Lầu, xin gia gia, mẫu thân tiếp nhận, sự kết nghĩa tình huynh, tỷ, đệ của hài nhi. Cảnh ngộ của tam vị hiện nay thê lương lắm, nhất là vô gia cư, không còn phụ thân, mẫu thân và anh chị em nào cả.

Lý Yến Hồng hoan hỷ tiếp nhận, bà nói :

― À thì ra là thế, hài nhi đã phân định huynh, tỷ, đệ như thế là tốt lắm.

Hoàng Phi Bằng biết mẫu thân mình chú ý quan hệ này, khi mẫu thân để ý chấp nhận thì đương nhiên gia gia cũng một lòng, hai tay chàng để trước ngực thưa :

― Thưa gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu, chúng hài nhi có cùng một sở nguyện chung sống vì xã tắc, nhân hôm nay ngày lành tháng tốt mời huynh, tỷ, đệ hành lễ ra mắt song thân, cùng nhị cô mẫu.

Tam huynh, tỷ, đệ của Hoàng Phi Bằng đồng quỳ xuống đôi tay hành lễ, Lý Bình Trung thay mặt giới thiệu trước và xưng họ tên :

― Nam hài nhi, họ Lý tên Bình Trung, nữ nhi họ Trần tên Kiều Oanh, nam nhi họ Trịnh tên Trường. Kính khấu bái gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu, kể từ hôm nay chúng hài nhi giữ nghĩa hiếu đạo của gia tộc, một lòng không thay đổi, tuy không sinh nhưng công nuôi dưỡng, giáo huấn, công đức này như núi cao biển rộng, chúng hài nhi một dạ báo hiếu, từ đây quý đấng là đất dày trời cao, nếu phụ lòng trời sẽ tru di chúng hài nhi, một lạy này kính bái gia gia, một bái này mẫu thân, một bái này lòng chứng của nhị cô mẫu.

Hoàng Phi Chỉnh không ngờ ba đứa nhỏ này tự lòng phát nguyện như thế, từ nay ông để lòng xem như con ruột nói :

― Như thế là được rồi tam hài nhi đứng lên, đừng thủ lễ nữa, kể từ đây tam hài nhi xem lời thệ này mà hành sử cho trọn, tuy vậy cũng có lúc sai sót tình nhà vẫn tha thứ được, đã là cùng nhà thì sống bằng tình thương yêu với nhau có thế mới gọi thành lời hai chữ hạnh phúc, dụng ý chí con người và tinh thần đạo đức Hùng Vương xây dựng Lĩnh Nam hùng cường, cũng như tinh thần tôn tộc Bách Việt làm đầu, quý hài nhi chớ sai nhá ?

Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Hoàng Phi Bằng, Trịnh Trường, cùng ôm nhau vui mừng, rồi khoanh tay cúi đầu, đồng nói :

― Tạ ơn gia gia, mẫu thân cùng nhị cô mẫu.

Còn một điều bí ẩn Hoàng Phi Bằng không thể tiết lộ bất cứ ai, chàng chỉ nói những gì cần nói :

― Thưa gia gia, sau ngày đại hội chúng hài nhi về sống với gia đình, hài nhi cũng muốn mời Nội tổ viếng thăm sư phụ của hài nhi, hy vọng đề nghị này gia gia đồng ý .

Hoàng Phi Chỉnh trầm ngâm một hồi, rồi nói :

― Điều đó còn phải thưa lại với Nội tổ, người sẽ lấy quyết định, nếu như gia gia cùng mẫu thân thay mặt Nội tổ đi thăm sư phụ của hài nhi thì có được không ?

Chàng thận trọng nói một cách khác để né tránh :

― Thưa gia gia, sư phụ hài nhi nói rằng: "– Muốn tiếp kiến Nội tổ". Tiếp theo là gia gia, mẫu thân cũng không muộn. Thưa gia gia nhân dịp này hài nhi muốn biết tình hình đại hội sao mà lâu vậy ?

Hoàng Phi Chỉnh thở dài như thể buồn trong lòng, nhân dịp có Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường ông nói về nguyên nhân đại hội để cho những người trẻ mở rộng kiến thức và nhận định thời cuộc cũng như để hiểu biết về quân thần đối với triều đình nói :

― Tình hình biên giới Tây Tượng Quận, Đông Trường Sa, mặt biển Đông Nam Hải thì đen tối lắm, hai tháng vừa rồi Nam Việt ta đã mất một phần lãnh thổ biên giới trên bộ và mặt biển. Lãnh thổ bị mất cho nên đại hội kéo dài đến nay mà chưa đi vào đâu cả, đó là nguyên nhân trong đại hội chia thành ba phe phái bất nhất hành động.

Phe phái thứ nhất:– Quyết định bảo vệ lãnh tổ Nam Việt do thúc phụ Hoàng Phi Biên làm lãnh thụ, đã có kế hoạch cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ Nam Việt, do Thống soái Đại phu Lê Đằng, phó soái Đào Tứ Cường, tổng binh Tô Thành, viện giáp sĩ sư trưởng Bàng Lân, thúc bá Hoàng Phi Cương phụ trách cơ mật viện, Tây tướng quân Trần Tam Hiệp, Đông tướng quân sư huynh Nguyễn Hà.

Nội tổ cùng Nam Việt Vũ Đế, Hoàng Thái Tử Hồ đứng sau ủng hộ, lực lượng của Biên thúc bá, thế thượng phong nhiều mặt chủ động nghiêng về phe phái thứ nhất, nhưng không thể địch cùng lúc nội kích, ngoại xâm vì mặt Bắc˗Tây chưa hoàn toàn bình định, cũng may vừa qua Tượng Quận thắng lớn, dẹp được năm tổ chức gian tế Hán và những phản loạn tại biên giới ở mặc Đông, nhà Hán bị mất một huyện. Hiện thế lực quân phòng Nam Việt trấn thủ ở Quế Lâm, riêng ở Nam Hải có quân phòng triều đình trấn thủ do Nam Việt Vũ Đế làm Tướng soái.

Đặc biệt ở Giang Nam qui tụ được một phần Âu Việt, Môn Việt, Việt Mường, Việt Thường, Tày Việt, Mèo Dao Việt, Điền Việt, Dương Việt, U Việt, Mân Việt, Đông Việt do những Vương Hải Nam, Giao Chỉ, Long Biên, Cửu Chân, Nhật Nam.

Hiện nay Tượng Quận đứng ra chống thủ, không chấp nhận chủ trương mãi quốc cầu vinh của tướng quân Lê Vĩnh. Trước đây năm ngày, phe phái Lê Vĩnh tổ chức bức bách Nam Việt Vũ Đế trong Điện Thái Hòa và ngoài Long đình, họ khống chế quần thần, toan làm loạn phản nhưng không thành công. Còn mười ngày nữa là đại hội bế mạc, không biết tình thế Nam Việt sẽ trôi về đâu. Lịch sử sẽ rẽ qua đường nào chưa ai biết trước, cần nhất là trí tuệ của người bảo vệ tổ quốc phải sáng suốt, lòng người phải có quyết định nhất quốc chi trung, mới cứu nguy và bảo vệ được Bách Việt ! Cổ vãn kim lai, đã có biết bao người từng làm bại quốc diệt vong, cũng vì  phụ xã tắc, vô tâm Bách Việt, hôm nay khôn khéo lắm mới chặn lại được kẻ mãi quốc, không biết vài ngày nữa thế nào, hy vọng không tái diễn cảnh quốc phá gia vong.

Về phe phái thứ hai, do Lê Vĩnh làm lãnh tụ, chủ trương cầu hòa với nhà Hán, trên thực tế y mãi quốc cầu vinh, chính họ đã làm phản trước ngày mở đại hội, tuy họ chưa thực sự lộ mặt hết, vì thực lực của họ có nhiều đại thần trong triều đình còn ẩn danh, cùng một số người vọng ngoại muốn xưng vương đế. Trong số người này văn võ cũng song toàn, nhưng bản tính họ duy danh, duy quyền, duy lợi, cho nên họ đem Nam Việt bán rẻ rúng cho Hán, nếu Nam Việt bị diệt vong tức là Bách Việt phân ly. Lê Vĩnh chỉ thấy cái bả danh của đồng đảng mà không thấy sự tồn vong của cả một tôn tộc Bách Việt. Những con người làm phản này, vì lợi riêng cho nên trí tuệ của họ bị mù mịt không trông thấy mưu đồ của người Hán, bởi vậy họ không cần thấy bá quyền người Hán, điều hệ trọng một khi Bách Việt bị tan rã, thì Lĩnh Nam do người Hán thống trị, chính Lê Vĩnh là động lực để Hán thực hiện xâm lăng Nam Việt, âu cũng do Lê Vĩnh chịu làm phương tiện tiếp tay cho người Hán, mọi hậu quả không thể lường trước được, họ có khác nào loài thú biết mặc áo người, trong lúc này Lê Vĩnh thừa cơ châm lửa quạt gió, , trên miệng lúc nào cũng bô bô nói đạo đức, nhưng họ nào biết, Đạo đức vốn không xa rời người ta, nếu mà một người đi trái với đạo lý làm người, thì không thể xưng hô là đạo đức được, đây mới chính là đạo lý làm người mà Lê Vĩnh không có, xem ra y đã Lục thần vô chủ, chúng ta không thể nào chấp nhận để cho họ giày xéo tàn nhẫn tổ quốc này được.

Hoàng Phi Chỉnh trong lòng ông bi quan, thở dài nói tiếp :– Phe phái thứ ba: Quân quan đại thần khiếp nhược do Mạc Khai làm lãnh tụ, thành phần này rất nguy hiểm, không kém gì phe mãi quốc cầu vinh, họ là thành phần "thấy gió chuyển buồm", họ cũng là người có đủ văn võ song toàn, nhưng sống cá nhân, ích kỷ, cậy quyền thế, đức độ của họ chỉ duy lợi trên hết, ý kiến đúng hay sai họ cũng gật đầu chờ cơ hội, bọn họ khác nào, một chiếc áo thô, không thể che toàn thân tàn phế. Họ cũng lớn tiếng "Dĩ hòa vi quí" nhưng trên thực tế chính họ là cái loa ru ngủ những người ba phải, thất chí, cầu an, nhu nhược, không thể nào có khả năng thu gió gọi mưa. Nói chung họ không gieo trồng "Hạ kiệt ân trù, trao phúc quả nhân sinh" đó là đại họa, thành phần này không có bản lĩnh, đạo đức họ cạn tình lắm, không tin gì ở nơi họ, quả nhiên ông trời đã sáng tạo một loại người vô dụng này để thử thách Bách Việt .

Hiện nay gia gia cùng quý thúc bá đã có kế sách, Quốc gia hướng về kiên cường bất khả lây động. Nhưng chưa đem ra thực hiện ngay từ bây giờ, vì chính trị không chỉ một người làm được. Cấp bách hiện nay là qui tụ nhân tâm, tập hợp người ý thức vì Bách Việt không cưỡng cầu lợi cá nhân, không tham vọng quyền lực, những nhân tâm này có thể gọi là sự sống của một mặt trời, vừa mới mọc vào buổi sáng, mang theo lời chào toàn Bách Việt và cả vạn vật sống tâm an lý đắc .

Hoàng Phi Bằng có phần âu lo thưa :

― Thưa gia gia, mẫu thân, nhị cô mẫu, không biết hài nhi giúp được gì cho gia gia không ? 

Hoàng Phi Chỉnh nghe con mình nói vậy cũng vui mừng, ít nhất nó cũng biết lẽ sống còn của Bách Việt.

Hoàng Phi Chỉnh cảm kích trong lòng cũng ấm lại nói :

― Hiện nay trong giới giang hồ ai cũng biết Phi Bằng nhi là sư phụ của thập Hoàng Đức, nhưng họ không biết Phi Bằng nhi là ai, cũng không biết võ học thế nào ! Chính gia gia đây cũng không hiểu võ học của hài nhi có là bao, ngày trước hài nhi chưa bẻ gãy đôi đũa thì làm sao đứng trước địch thủ, dù đã có kiếm pháp "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm kiếm" cũng không thể nào đứng trước quần hùng để đối đầu kẻ ác .

Gia gia nghe Nội tổ kể về sảo thuật của hài nhi nhờ thông minh, mà che mắt được mọi người chứ không thể che mắt hết thiên hạ được, như vậy việc lớn của Nam Việt làm sao hài nhi cán đáng nổi ?

Hoàng Phi Bằng hào khí dư thừa, khó ai mà lượng được khả năng, từ trong nhà đến ngoài ngõ không ai ngờ được, tuy bổn tính khiêm tốn về sự biết của mình, nhưng chàng không thể để trong lòng mà phải tiết ra, rồi thưa :

― Thưa gia gia, nếu có dịp hài nhi xin đem hết khả năng để đối phó với phe mãi quốc cầu vinh, cùng phe nhu nhược, chỉ cần gia gia cho phép hài nhi sẽ vắt chúng thành cát bụi, không thể để Cung Kỹ vào tay chúng .

Cha con luận việc nước chưa hết ý mà ngoài trời đã hoàng hôn, mặt trăng còn trong mây xám, vẫn chưa thấy Hoàng Hạc cùng quý thúc bá về doanh trại. Bỗng có chiếu chỉ của Hoàng thượng triệu Hoàng Hạc cùng Hoàng Phi Bằng vào Điện Bích Lam. Hoàng Phi Chỉnh vội đi tìm gia gia, ông vừa đến doanh trại Trường Sa thì gặp Hoàng Hạc, liền trình bái sự việc :

― Thưa gia gia, doanh trại mình đang có chiếu chỉ của Hoàng Thượng, kính mời gia gia về gấp để tiếp nhận chỉ.

Hoàng Hạc về đến doanh trại vội quỳ xuống tiếp chỉ, rồi cùng đi với Thái giám quan sai, ông cháu họ Hoàng theo sau. Hoàng Hạc vào đến nơi thấy Nam Việt Vũ Đế đứng thẳng, đưa mắt nhìn hướng mặt trăng đang hấp thụ tinh khí thiên nhiên và hơi thở nhẹ đều, đưa sâu tinh khí đi vào nội tạng để rửa sạch thế tục trần ai, hình thể thư thái một phiêu sinh vật, một cánh long chim nhỏ bay trên bầu trời, như thể ánh sáng đã thu hút một nguyên tử vào mặt trăng. Ông cháu Hoàng Hạc quỳ xuống, khoanh tay, cúi đầu tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, thần dân Hoàng Hạc cùng Phi Bằng nhi xin khấu kiến bệ hạ, an hảo.

Thân thể Nam Việt Vũ Đế về lại trạng thái bình thường, một nụ cười tâm cảnh bình an, truyền chỉ :

― Khanh cùng điệt nam bình thân, hãy vào đây ngự cùng trẫm, uống với nhau vài chung hoàng tửu, còn điệt nam tự nhiên dùng bánh mứt, trẫm thí.

Nam Việt Vũ Đế có thông lệ, mỗi khi tiếp xúc quân sư Hoàng Hạc thì theo lễ bình thường chí ái, chân tình không câu nệ quân thần, nếu có người thứ ba thì thủ lễ theo quân thần. Nam Việt Vũ Đế thẳng thắn, trược tính, mọi vấn đề khó khăn nào cũng bàn luận hội ý người thân tín. Nam Việt Vũ Đế thấy Hoàng Phi Bằng có bẩm tính đơn thuần, đem lòng cảm mến, cười nói :

― Trẫm thí trà hương Mai Xuân Nguyệt Cúc, khanh uống đi, thơm lắm đấy.

Hoàng Phi Bằng lòng vô tư cúi đầu, miệng tâu :

― Muôn tâu Hoàng thương điện hạ, hạ dân đa tạ Hoàng Thượng thí trà. Muôn tâu Hoàng Thượng, hạ dân có đọc qua phổ trà hương Mai Xuân Nguyệt Cúc, cách dụng pha trà rất công phu, nước nấu vừa nổi tầm không được sôi, có như vậy mới được thiên trường địa cửu, vì nó là cành vàng lá ngọc. Mai Xuân Nguyệt Cúc pha bảy nước vẫn còn thơm ngác. Người xưa có nói giá trị trà này như đấng quân vương, khi đã thụ hương trà rồi thì xem trà khác như nhài hạ đẳng.

Vũ Đế hảo cảm để lòng:– Mới gặp chàng thanh niên nhỏ này mà lão đã có ấn tượng tốt nói :

― Khanh khá lắm, luận trà như luận kiếm và hoa chi đạo. Khanh biết không, uống trà Mai Xuân Nguyệt Cúc có khả năng dưỡng tâm kiện thể, tuy là quan Lộc Tự pha trà cho Trẫm nhưng mà Phi Bằng nhi được thí trà trước, đó là phúc vậy đó ?

Hoàng Hạc sợ Phi Bằng thất lễ, ông vội đỡ lời :

― Muôn tâu bệ hạ, Phi Bằng nhi của thần không thể nào lấy thân phận mà so sánh với hương trà Mai Xuân Nguyệt Cúc được, đa tạ bệ hạ hảo tình.

Vũ Đế là người hiểu ý của Hoàng Hạc nói :

― Hiền khanh, ngụ ý của trẫm muốn nói, thực ra trà nào cũng là trà, ở cung vua rồi về nhà cũng là nhà, chỉ khác cách nói mà thôi, một khi là đạo ở đâu cũng là đạo, tại sao không biết bỏ xuống tất cả thì mới là Đại Đạo ở trong ta. Nói một cách khác trà đến từ đất của dân giang. Trẫm nhắc nhở Phi Bằng nhi uống chung trà này phải nhớ đến người làm ra trà cho mình hưởng thụ năng lực dưỡng tâm, kiện thể. À Phi Bằng nhi, trẫm muốn biết khanh vào thành trong lúc đang đại hội, vì mục đích gì ?

Hoàng Phi Bằng bỡ ngỡ, vì thiếu chuẩn bị để trả lời câu hỏi của Hoàng đế, chàng tâu :

― Muôn tâu Bệ hạ, thần dân vô tình vào thành để thăm Nội tổ, tất cả gia đình cùng thập nhất đệ tử Hoàng Đức. Thần dân còn nhỏ chưa thấu luật triều đình, nay thần dân kính khấu bái Hoàng thượng điện hạ, hảo phúc miên trường, thần dân đã biết có tội nhập hoàng thành không thể dung thứ được, Hoàng thượng tùy nghi vương pháp.

Thực ra, Nam Việt Vũ Đế triệu Hoàng Phi Bằng vào triều để hỏi về việc khác, như tìm hiểu sư phụ của thập Hoàng Đức, chuyện năm con Hạc, Cẩm bào, Vương miện, Long hài, cho nên không chú ý đến tội nhập thành bất hợp pháp. Nam Việt Vũ Đế có ý đích thân tìm hiểu mọi việc bất bình thường này nói :

― Theo tin cơ mật viện báo, mấy hôm nay khanh luyện võ cho thập nhất Hoàng Đức, như vậy võ học của khanh đã đến tuyệt kỷ siêu quần, đúng như vậy phải không ?

Hoàng Phi Bằng lựa lời trình tâu :

― Muôn tâu bệ hạ, thần dân tài đức còn mỏng manh, chưa đến tuyệt kỷ siêu quần nhưng lòng tin kiên định, tin tưởng bản thân, nay thần dân mạo muội khẩn định Hoàng Đức có thừa khả năng quét dọn loạn thần, nay Hoàng Đức chính là mũi tên đã đặt trên cung, chỉ cần bắn ra là lấy mạng của Lê Vĩnh và bè phái phản nhà hại nước. Dù rằng tấm vải phơi khô Hoàng Đức dùng sức mạnh vắt cũng phải ra nước .

Nam Việt Vũ Đế, không thể tin lời của một chàng thiếu niên có cách nói chắc nịch, hỏi tiếp :

― Làm sao trẫm tin lời xác quyết của khanh, vì mắt trông thấy vẫn là giả, huống hồ tai nghe tưởng là thật, nhưng lấy gì để chứng minh sự thật tài năng của thập nhất Hoàng Đức. Khanh có thể trình bày tỷ mĩ được không ?

Hoàng Phi Bằng tuy mới đến Phiên Ngung thành lần đầu nhưng lại thông suốt mọi tranh chấp trong triều đình là nhờ gia gia và thập nhất Hoàng Đức cho biết tình hình đại hội, chàng khoanh tay bái lễ :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ long ân, trong kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", gồm có bảy chiêu thức kỳ diệu như : Nhất vận kiếm khởi vũ, tập trung tinh thần tâm vô niệm. Nhị đồng nội hoang sơ, trong gới kiếm vô tình người vô ý xác. Tam sấm sét giao động, oai dũng vô lượng. Tứ khai ngộ mở lối, kiếm bật thành quách bình địa. Ngũ huy động vạn phong, chiêu số vô định. Lục lời thơ tiếng hát, lòng thênh thênh ra khỏi kiếm pháp. Thất thực tại, kiếm trở về điểm khời đầu.

Chiêu thức chánh đạo, chiêu lực bất lộ ở trong người mình biết, ngày trước kiếm pháp của thập nhất Hoàng Đức chú trọng vào chữ Phá, lấy nhanh làm sở trường, nhưng mà để mất sự vững vàng vốn dẫn đến thái hóa, nếu có thể làm được chặm trong nhanh, thô trong tinh, sẽ là võ học kỳ hảo, nay kiếm pháp có nhiều thay đổi chú trọng vô ý, lấy vô ý làm hữu ý, vô căn, vô do, vô thủy, vô chung kéo dài bất tận. Chiêu số hiểu đạo chi duyên, bao dung vạn vật, dụng võ chứng đạo, dụng võ để học đạo, đó là lãnh vựt cao nhất của võ học. Tâu bệ hạ, hiện nay Hoàng Đức là một thực lực sung mãn không cần giấu diếm gì cả đối với kẻ làm phản.

Vũ Đế và Hoàng Hạc sau khi nghe Phi Bằng luận võ học, đồng gật đầu thầm nghĩ:– Không sai, thằng bé này có kiến thức rộng về võ học, hy vọng có khả năng thực hiện ý chí làm trai, nhưng còn nghi ngại, bởi Vũ Đế chưa thấy võ học của Hoàng Phi Bằng, tuy nhiên trong lòng có dấu hiệu bình an phần nào, có thể tín nhiệm được, đôi mắt hướng về xa xâm, rồi truyền :

― Khanh trình bày đúng lắm, đó là kiếm của người tiên lễ hậu bình, trẫm hy vọng lời nói và hành của khanh làm một.

Hoàng Hạc cẩn thận hơn và có ý trách Phi Bàng :

― Tâu Hoàng thượng điện hạ, có lẽ miệng của Phi Bằng nhi đã mở hoa, kết trái ư ? Xin Hoàng thượng long ân, tha thư.

Triệu Vũ Đế ngồi cười, còn Hoàng Hạc trách cũng phải vì ông đã chứng kiến những gì Hoàng Phi Bằng đã hành sử, ông không ngờ cái có trong Hoàng Phì Bằng ngày nay không lộ, Phi Bằng liền tâu tiếp :

― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, thánh tâm cao khiết. Nội tổ liên miên hảo, nếu cho phép Phi Bằng nhi triển khai vài chiêu quyền để nghinh lễ làm tin, thần dân sẽ không phụ lòng hạo khí của Hoàng thượng và Nội tổ.

Vũ Đế thứa biết Phi Bằng có khí khái, mà lòng vẫn còn nửa tin, nửa ngờ:– Hắn ở lứa tuổi chưa hẳn là nho sinh, cũng chưa trừng trải giang hồ hiệp khách, cũng chưa hề làm quân quan môt ngày, càng không phải là đạo sĩ tu tiên, bây giờ để hắn xuất vài chiêu là rõ chân giả. Hoàng Hạc cũng muốn biết võ học của thằng cháu khó hiểu này, nhưng ông quyết định hỏi gạn lần cuối, vì trước mặt Vũ Đế không thể làm trò hổ thẹn họ Hoàng nói :

― Nếu đúng như hài nhi nói và thực hiện được, thì Hoàng thượng sẽ thí, cho phép tham dự đại hội. Nhớ rằng những ai được tham dự tức là quốc mạch của Nam Việt đó nhé. Còn chân giả lẫn lộng, hồ ngôn, lộng ngữ đương nhiên mi sẽ trút hồn tế thiên, hãy suy nghĩ kỹ vẫn còn đường quây đầu về ngạn, không nên hành sự bất túc, tại sự hữu thừa, bằng không muộn màn không còn đường để tiến thoái. Phi Bằng nhi làm việc này khác nào lấy núi chìm sâu dưới biển cả. Nội tổ không có quyền làm chướng trút hồn tế thiên này đâu .

Trong lòng Hoàng Phi Bằng tuy không muốn để người khác biết tâm sự của mình, chàng suy nghĩ cũng cần lấy xác quyết để hành động, nhưng mọi người còn nghi ngờ khả năng, để cho mọi người dễ dàng tin tưởng, chàng tâu :

― Ân đức của Hoàng Thượng như nhật nguyệt giang hà, thần dân đa tạ long ân và Nội tổ, thần dân đã nhuần giáo huấn của Hoàng thượng, xin xuất ngôn bất hối trước khi hành động, khả năng này nguyện gánh vát đau khổ của bá tánh .

Vũ Đế chỉ cây cổ thụ cách Long đình trăm thước, truyền chỉ :

― Phi Bằng nhi, chỉ cần xuất chiêu rung cành cây ấy là đủ chúng thực khả năng đăng phong tạo cực rồi. Trẫm sẽ thí cho khanh một miễn tử kim bài và lệnh bài xuất nhập Hoàng thành bất khả xâm phạm. Trẫm, nhất ngôn cửu đỉnh vì một kỳ tài, trẫm không tiết kiệm sự đãi ngộ và ân cần kẻ đức trí song hành, chú ý đừng xem thường nhé coi chừng bắt gà không được mà mất hết nắm gạo đó.

Hoàng Phi Bằng ngó về hướng Long đình, rồi bình nhiên tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ, thần dân được thọ sủng long ân quá hậu hỹ, cho phép xuất thử một chiêu rung cành cây cách xa hai trăm thước, còn những cây cổ thụ trăm thước sẽ bị cắt tiện từ nửa thân cây trở lên, những cây cổ thụ gần nhất sẽ bị đốn trốc gốc, nói chung cảnh tượng vô lường trước tại Long đình sẽ khó coi, do đổ ngã của cây cối mà ra, muôn tâu Bệ hạ .

Vũ Đế và Hoàng Hạc vừa nghe qua thì lòng đã có ý nghi ngờ, rồi tự hỏi:– Với nội lực của Vũ Đế và Hoàng Hạc đương nhiên không có khả năng này. Tuy nhiên Vũ Đế và Hoàng Hạc đồng gật đầu tỏ ý chấp thuật. Hoàng Phi Bằng liền đưa hai tay dang thằng từ từ chấp lại, một luồn khí xuất ra, đó là quyền chiêu "Hào Thủ Công" trong "Công Quyền Lĩnh Nam", chiêu thức huyền ảo chạm vào những cây cổ thụ cách hai trăm thước, thân cây trụi lũi lá, ngoài ra còn có những cành cây bị xoắn lại hình thù dây neo, lòng thòng trên cây cổ thụ, xem rất lạ.

Chàng xuất chiêu thứ hai "Thu Tinh Mộc" trong "Mục Trường Lĩnh Nam", đốn tận gốc cây trăm thước, ngã xuống đất, thế mới biết Hoàng Phi Bằng có thực tài, hùng đồ tráng chí. Vũ Đế nhìn Hoàng Phi Bằng qua đôi mắt ngạc nhiên và không hiểu nội lực của chàng thiếu niên này xuất ra từ đâu. Vũ Đế vui mừng cười "ha hà" phán :

― Trẫm an lòng, đúng là hảo thủ xoay chiều được tình thế, biến họa thủy thành cứu được đại họa, chỉ có những tuổi trẻ mới tạo được sức mạnh cho Nam Việt, họ sẽ tạo được phúc lạc cho thiên hạ.

Lúc này trong lòng Hoàng Hạc mới an tâm và hết nghi ngờ thằng cháu lắm tài khôn, tấu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng điện hạ, thần dân cũng không tin vào Phi Bằng nhi có được nội lực như đã chứng kiến, hạ thần nớp sợ Hoàng Thượng phẩn nộ vì đứa cháu ngỗ nghịch này.

Vũ Đế đã thấy rõ lòng người hơn ai hết, ông không bao giờ trách cứ Hoàng Hạc vì xem Hoàng Hạc là bằng hữu, ông nói để Hoàng Hạc an tâm :

― Hiền khanh à, hôm nay xem ra đã xuất hiện nhân hiền vô cổ, nhân giả vô lai giả, đúng là mãt võ tuấn trẻ cùng triều đình trừ mối họa ngợp đỉnh bấy lâu. Phi Bằng nhi tiếp chỉ, Trẫm thí lệnh bài.

Hoàng Phi Bằng trên tay có miễn tử kim bài và lệnh bài xuất nhập hoàng thành bất khả xâm phạm, thế mà chàng không lấy làm hãnh diện, bởi chàng chủ trương yêu dân, diệt ác, đãi anh hùng, miễn tử kim bài chỉ khi nào hành sử công chính bất khả, như trừ quan lại, tham ô. Chàng tâu :

― Muôn tâu, Hoàng Thượng điện hạ, thần dân lòng ngưỡng đức, chúc bệ hạ bá niên thông hảo, đa ta long ân.

Vũ Đế tìm hiểu những gì mà Hoàng Phi Bằng chưa lộ diện và chia xẻ ý chí nói :

― Đời thường không việc nào hoàn hảo, dù Hoàng đế cũng không ngoại lệ, muốn tự do du ngoạn khắp nơi cũng không được, lòng trẫm cầu hưng quốc định nghiệp khó luận bàn với quan trường, lúc nào cũng ái bá tánh như nước, yêu xã tắc như thuyền. Ngày trước được lòng dân, ngày nay cũng có thể mất lòng dân. Biết rằng Dương sinh chi đạo, quí nhất là ở bình hòa ái dân, điều này trẫm rất cần, nhưng tất cả không phải tự nhiên mà có ! Trẫm và quí khanh cũng vậy, biết vận dụng chí nam nhi thì chỉ đạt một phần đường xa ! Còn nữa một người khi ở điểm cao nhất, khi ấy mới có cảm giác cô đơn, bởi vậy đôi lúc Trẫm cũng muốn lắng động người để về sự bình thường. À Phi Bằng nhi trước khi vào thành, có quan sát kỹ hoàng thành không ?

Hoàng Phi Bằng rất ngạc nhiên. "Vũ Đế phi chi hạ, mạc phi chi thần", nắm quyền uy tột đỉnh, vương pháp trên tay, muốn biến hóa nhân ái và tàn nhẫn đều có, thế mà ông có những nỗi lòng riêng và buồn phiền không buôn xuống được ! Lúc này Hoàng Phi Bằng chú ý trong suy nghĩ:– Ta đang đứng trước một thân hình ngũ trường, tay chân và thân mình đều dài.

 Tiếp theo chàng đọc được suy tư của Vũ Đế:– Đúng là một vị vua nhân ái, công trước, tư sau, ông có nỗi lòng riêng vì cơm no áo ấm là gốc của phú cường, ông buồn phiền trong triều đình trung thần ít, kẻ gian nịnh thì nhiều, nhất là khó tìm ra kẻ sấu đứng sau lưng "Đâm bị thóc, thọc bị gao", bởi vậy ông phiền là làm người nấu cơm phải tìm hạt sạn. Chàng cảm nhận được, rồi tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, thần dân lòng nguyên trung như tiếng đàn không biết nói dối, nghĩ rằng "Nhất sự, suy vạn sự", ở phía Bắc thành Phiên Ngung có Ngung Sơn. Bệ hạ đến đó luận học nhân chính trị quốc, ở nơi ấy tìm cảnh thời thế chính sự, cũng là nơi biết trước hung hóa kiết. Bệ hạ xuất thành vào lúc kiết sẽ toại nguyện triền miên.

Nam Việt Vũ Đế nghe Hoàng Phi Bằng nói vậy, nghĩ thầm:– Quả là không sai, trẫm thường xuyên đến Ngung Sơn mượn cảnh an thần suy việc nước, làm sao tiểu tử này biết được, nếu không phải là tiên tri nhỏ bé ? Tuy là Trẫm được ân quyền bất bái thần. Nay cũng phải cúi đầu đồng ý những điều đề nghị của chú bé này và người đời có nói : Trưởng bất bái ấu. Nếu ai biết cậu bé này thì đương nhiên bái phục, như thế câu : Vua bất bái thần, Trưởng bất bái ấu, chỉ để dành riêng cho những kẻ ngạo mạn. Nhờ gặp cậu bé này Trẫm mới hiểu ra đôi điều đạo lý, như làm vua không phải dễ, ngồi trên ngai vàng, đôi mắt hướng về tứ phương, bát diện, từ đó lòng dạ lớn như thảo nguyên. Tuy là vậy, nhưng con người sống trên thế gian này tuyệt đối không làm như ý muốn, có thể điều nhẫn nại để lấy quyết định thành bại của một người, đại nhẫn nại làm việc lớn, tiểu nhẫn nại làm việc nhỏ, không làm không nhẫn nhịn. Cũng không thể trị quốc bằng cách ngửa tay là mây, úp tay là mưa.

Hoàng Phi Bằng suy ngẫm một hồi lâu, rồi quyết định tâu :

― Muôn tâu Bệ hạ, ngoài trời chuẩn bị hoàng hôn, có thể lên núi đúng thời Kiết sẽ xem được một đồ trận biến hóa.

Nói đến đây, Thái Tử Hồ (con của Trọng Thủy) đi vào yết kiến Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ năm nay đã ngoài năm mươi, với dung nhan phi thường : Mi thanh, mục tú, kiện khang, tiếng nói âm thanh vang rộng mà âm nhu biểu hiện hoạt bát, về phương diện đại nhĩ, nhơn trung sâu dài, lực trường mạnh bách tuế, nhãn trường thanh khí vũ phi phàm, hình thể nhân chi long. Lúc này công việc nội chính triều đình do Thái Tử Hồ chủ trị, còn những việc lớn đều phải yết kiến Vũ Đế, Thái tử Hồ văn võ song toàn, có thể nói tương lai đây là một Hoàng Đế tốt. Nam Việt Vũ Đế xem như một Thái Thượng Hoàng, năm nay đã thọ trăm ngoài tuổi, nội lực vẫn còn sung mãn.

Nam Việt Vũ Đế, bảo Thái tử Hồ :

― Vương nhi, cùng đi lên Ngung Sơn với Trẫm để xem đồ trận nhé ?

Thái tử Hồ không biết lý do gì Hoàng Thượng đi Ngung Sơn vào giờ này, ông tâu :

― Muôn tâu, Hoàng thượng điện hạ, từ đây đến Ngung Sơn di chuyển bằng xa giá, còn như phi thân cũng phải mất hết hai canh giờ vừa đi vừa về, như vậy phải đi ngay vào lúc này ?

Hoàng Phi Bằng vô tư tâu mà không sợ bay đầu, bởi nguyên nhân không biết luật lệ triều đình :

― Muôn tâu, Hoàng Thượng bệ hạ, Thái Tử và Nội tổ, từ đây đến Ngung Sơn chỉ cần thập nhị khác là cùng, không mất thời gian nhiều, xin bệ hạ xuất chỉ.

Thái Tử Hồ, ngó chàng thiếu niên lạ mặt, rồi hỏi lại : 

― Thế thì khanh di chuyển bằng phương tiện gì mà nhanh như vậy ?

Triệu Vũ Đế thấy Triệu Hồ ngó Phi Bằng hơi khó chịu vì không biết Phi Bằng là ai, ông liền giới thiệu :

― Đây là Thái Tử Hồ, còn chàng thiếu niên này là Hoàng Phi Bằng diệt nhi của quân sư Hoàng Hạc, hôm nay vào điện yết kiến Trẫm.

Triệu Hồ lấy lại tư thế nhu nhã và hiểu ngầm :– Chàng trai trẻ này có đặc điểm nào đó, cho nên Hoàng Thượng ân sủng, nói :

― Mỗ vô tình, xin các hạ bỏ qua.

Hoàng Phi Bằng, nghe giới thiệu Thái Tử, liền tâu :

― Muôn tâu Thái Tử đã ân tư thần dân như thế nầy là đem phúc hóa dân, kính đa tạ long ân.

Thái tử Hồ cảm kích thấy chàng thiếu niên này ăn nói lưu loát và thông minh hơn người. Phi Bằng hướng lên tâu tiếp :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, Thái Tử và Nội tổ cùng phi thân lên đỉnh Điện Thái Hòa, rồi dùng năm đại hạc bay đến Ngung Sơn là tiện nhất.

Nam Việt Vũ Đế, Thái tử Hồ, Hoàng Hạc đồng trố mắt nhìn nhau, ngạc nhiên vô cùng, tất cả đồng suy nghĩ :– Muốn phi thân lên đỉnh Điện Thái Hòa cũng phải mất hơn ba khắc.

Hoàng Phi Bằng hiểu được ý, chàng tâu không ngập ngừng :

― Muôn tâu, Hoàng Thượng bệ hạ, Thái Tử cùng Nội tổ cho phép hạ thần tâu. Trước khi phi thân phải điểm vào huyệt thượng hạ Đơn điền, rồi thần dân cõng Hoàng Thượng điện hạ trên lưng, Thái Tử ôm bên vai cánh tay phải của thần, còn Nội tổ thì bên vai cánh tay trái.

Tất cả gật đầu, xem như đồng ý nhưng không biết Hoàng Phi Bắng làm cách nào để hai trăm sáu mươi cân thịt, của bốn nhân mạng bay lên đỉnh điện được, vì đỉnh Điện Thái Hòa cao ba mươi thước bảy.

Hoàng Phi Bằng liền tâu lần cuối :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, chuẩn bị khởi động phi thân.

Thế là chỉ một khắc cả bốn người đã đến đỉnh điện, Hoàng Phi Bằng lưng, vai chuyên chở ba người chỉ cần búng chân là phi thân vùn vụt, quân thần cảm thấy như bông vải bay nhẹ vào không gian. Quân thần mỗi người một con hạc bay vào Ngung Sơn tính ra chỉ mới bảy khắc, nhanh hơn dự trù. Quân thần chưa bao giờ được cưỡi hạc cho nên hơi sợ sệt, lỡ bị rơi xuống đất là toi mạng, lần đầu tiên trong đời người mới chứng kiến phàm nhân cưỡi hạc, thế mà bao lâu nay cứ tưởng rằng:– Thần Tiên hạ trần gian mới cưỡi hạc.

Phong cảnh Ngung Sơn rất đẹp, gồm có một thung lũng rộng hơn mười hai mẫu đất bằng phẳng hiện ra thảm cỏ xanh biếc, đặc biệt có chín núi đá nhỏ đứng thẳng, hình thù như bút, tứ phía trơn tru không sần sùi, bút đá thấp ba mươi thước, cao nhất trên bảy mươi thước, cho nên người không trèo lên được, bút đá càng cao thì đỉnh lại tròn, cỡ năm mươi người ôm.

Hoàng Phi Bằng lấy con Tu hú gỗ ra lệnh năm con hạc bay vào mé rừng hướng Bắc, chàng chọn một bút đá cao, trên đỉnh bằng phẳng để đưa Hoàng Thượng, Thái Tử vá Nội tổ đứng để lược đồ trận.

Lúc này Hoàng Phi Bằng đã tìm ra đồ trận của ba hướng Bắc, Đông, Tây chàng tấn trụ xuất chiêu quyền "Đăng Thiên Hầu" trong "Đăng Thiên Lĩnh Nam", phối với Càn, Ly trong "Bát Quái Đồ", xuất vào bút đá hướng Nam, thế biến nhanh cực kỳ, chiêu thức nối liền không sơ hở, bao phủ từ mỏm đến chân đá hóa nhiều vòng tròn khói lam khác nhau, không phát ra tiếng gió, tiếp theo chỉ nghe tiếng động "ầm ầm" bạt những phiến đá tung ra, bụi bậm bay mịt mù dưới thảm cỏ xanh. Thân bút đá bị cắt tiện mười hai phiến tròn, bay ra xếp khít vào nhau thành một đường thẳng tắp, theo thứ tự cao thấp như bậc cấp thập nhị chi.

Hoàng Phi Bằng tiếp tục tay xuất về hướng Đông, chiêu thức quyền "Đăng thiên cửu" trong "Đăng Thiên Lĩnh Nam" phối với Khảm, Cấn trong "Bát Quái đồ" gọi là "Vô vọng" số mười tám.

Tay chàng tiếp tục xuất về hướng Tây, chiêu quyền "Đăng Vô Thiên" trong "Đăng Thiên Lĩnh Nam" phối với Khôn, Đoài trong "Bát Quái đồ" theo "Phục sinh", số hai mươi sáu .

Kết quả có ba lối đi vào thung lũng, mỗi bước chân đều có chiêu thức trong "Bát Quái Đồ", xếp đặt rất tinh vi, mỗi quyền xuất có luồng khí mang sức mạng như dao cắt thái bài sơn, nhắm vào từng hướng bút đá mà biến hóa. Từ trên đỉnh cao bút đá, Hoàng thượng, Thái tử, Hoàng Hạc đang ngự, xem đồ trận rất là lý diệu, như một họa phẩm của kiến trúc đã hoàng thành, bên trong đồ trận là vườn hoa hữu lệ huy hoàng. Quân thần tự thầm khen:– Nếu nói võ học của Hoàng Phi Bằng đã đạt đến ký tài xuất thế.

Đương nhiên Hoàng Thượng, Thái Tử cùng Hoàng Hạc, không thể biết đây là một đồ trận có tên "Nhất nhị tam phân thác địa", trong đồ trận có phân ba cửa tử. Còn lại bảy bút đá làm trấn thủ đồ trận, cấu tạo thành huyệt sống cho người chưởng quản, trong đồ trận rộng mười hai mẫu đất. Từ khi lên Ngung Sơn đến lúc lập thành đồ trận mất hơn một thời tam khắc.

Chàng phi thân lên ngọn đá bút thứ nhất, tâu :

― Muôn tâu Bệ hạ, Thái tử, Nội tổ chuẩn bị tư thế, vào trận đồ. Chàng phi thân trước, vừa xuống đất đã xem lại lối vào, lối ra trong đồ trận. Ba người vừa phi thân xuống đứng cạnh Hoàng Phi Bằng là có cảm giác xây xẩm như người bị xỉn, riêng Hoàng Phi Bằng vẫn bình thường, lúc này Hoàng Phi Bằng mới nhớ lại chưa giải huyệt thượng hạ Đơn điền cho ba người. Chàng dùng ngón tay búng gió tức thì thần kinh cả ba quân thần trở về tình tranh bình thường. Ba người đứng trong đồ trận không còn thấy chân trời, trong đồ trận như có ánh sáng buổi chiều của mùa xuân, man mát, thoải mái nhưng không có đường tới và lui, tuy ba người đứng cạnh Hoàng Phi Bằng mà thấy như xa thẳm. Hoàng Phi Bắng điểm hai huyệt "Nê hoàng cung" và "Đơn điền" cho ba người, sau đó Hoàng Phi Bằng hướng dẫn lối đi vào đồ trận và giải thích :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, Thái Tử và Nội tổ. Lối đi ra gọi là cửa sống, lối đi váo là cửa tử. Trung tâm đồ trận là nơi chủ nhân ở, chàng dẫn giải phép lập đồ trận Ngung Sơn như một chiến trường.

Sau khi dẫn giải đồ trận, chàng đề nghị :– Hoàng Thượng, Thái Tử và Nội tổ mỗi người đi mỗi hướng, tất cả tìm nhau để về lại điểm khởi hành. Ba người đồng ý đi ba lối, đi mãi hơn thời mà không ai tìm được lối về, hết đi rồi lại phi thân, thực tế võ nghiệp quân thần Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ, Hoàng Hạc không phải là tay mơ, tất cả đều là đương thời chủ tể võ tướng, thế mà họ tìm mãi cũng không gặp nhau, trước khi đi cả ba người cùng dụng trí tuệ thông minh của mình để làm dấu vết trở về chỗ cũ, nhưng hoài công vì đồ trận "Nhất nhị tam phân thác địa" đã xác định "Phân thây tại chỗ này". Cuối cùng Hoàng Phi Bằng mở cửa đồ trận phóng ra ba tia ánh sáng mầu xanh "Hy vọng" báo hiệu đi theo lối về chỗ khởi hành. Ba người về đến nơi, thấy ai cũng vã mồ hôi.

Hoàng Phi Bằng lo sợ quỳ xuống đất, lạy Hoàng Thượng, Thái Tử và Nội tổ :

 ― Thần dân phạm tội xin Hoàng Thượng long ân cho thần dân.

Nam Việt Vũ Đế nói đùa với Hoàng Hạc :

― Trẫm thấy trò chơi này hay đấy, điệt nam của khanh quả là thiếu hiệp kỳ tài, nhất quốc võ tuấn của Nam Việt. Trẫm không trách điệt nam đâu, trái lại còn ban thí trọng hậu nữa.

Hoàng Phi Bằng thấy Hoàng Thượng ban thí trong lòng lo ngại, chàng tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, việc làm hôm nay của thần dân chỉ là bình thường, không thể "Vô công bất thọ lộc" Bẩm bệ hạ, thần dân không có nhu cầu hưởng ân sủng này.

Thực tế Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ, Hoàng Hạc cũng là những nhân vật xuất chúng về lập đồ trận, nhưng khi biết đến đồ trận của Hoàng Phi Bằng mới hiểu khả năng võ học vô biên không có điểm đích. Võ học của quân thần chỉ là một hạt nước góp mặt trong cơn mưa lũ. Đừng nói chi bạt những phiến đá, hay phi thân và điểm huyệt như của họ Hoàng trẻ. Ngoài ra Hoàng Phi Bằng còn biết sử dụng hạc làm phương tiện di chuyển, đó là kỳ nhân thực sự xuất hiện. Cả ba đờ người ra vì lần đầu tiên trong đời người, mới thấy một thiếu niên phi thường.

Hoàng Hạc suy nghĩ thầm:– Mỗ chỉ xa cách Hoàng Phi Bằng mấy tháng thôi, thế mà võ nghiệp nó đã như rồng, còn võ học mỗ nay như đã hủ hoá. Ông rất hài lòng về cư xử của Hoàng Phi Bằng, ông cảm nhận được hạnh phúc trong đời mà ông có quyền hưởng về mặt tinh thần, vui mừng trong lòng muốn reo lên thành tiếng, nước mắt ông chảy ra từng sợi vì tâm ông quá xúc động.

Thái Tử Hồ ngơ ngác trước cảnh tượng khó hiểu, rồi hối Hoàng Phi Bắng :

― Điệt nam, hướng dẫn lối ra để về lại Hoàng cung, ở đây đã lâu rồi ?

Hoàng Phi Bằng quỳ xuống tâu :

― Muôn tâu Thái Tử, cũng đã đến lúc ra khỏi đồ trận này rồi. Chàng suy nghĩ một lúc, tâu tiếp:– Muôn tâu Hoàng Thượng, Thái Tử, Nội tổ đi theo thần dân. Khi ra khỏi đồ trận Hoàng Phi Bằng lấy Tu hú gỗ ra lệnh cho hạc bay đến, tất cả cùng về Hoàng cung.

Lúc này thành Phiên Ngung đã lên đèn, những khu phố hai bên bờ Châu Giang cũng hiện lên như sao trên trời, cái đẹp của bầu trời và đất không cách biệt là bao.

Hoàng Phi Bằng thưa với Thái Tử Hồ :

― Tâu Thái Tử điện ha, trong nội thành có một khu cung điện san sát nơi đó là gì vậy, thưa Thái Tử ?

― Điệt nam à, đó là trung tâm của hậu cung, gồm có Tam cung lục viện, mỗi nơi nghi lễ khác nhau, như gặp Hoàng Hậu hành lễ đặc biệt, còn gặp Qúi Phi, Thục Phi, Huệ Phi, Hiền Phi thì hành lễ khác hơn người bình thường. Trong hậu cung còn có nhất Hậu, tứ Phi, chín Nữ Nhân, chín Tài Nhân, Nghi nữ, Thái nữ, Thái giám, Bảo Lâm hai mươi bảy người, tổng cộng Hậu Cung giai lệ ba ngàn người.

Nhưng trên thực tế hiện nay các cung điện đó đóng cửa, đó là hình thức cho nên không có người ở, chỉ có cung điện Hoàng Hậu và chung điện của Tôn Nhân Phụ sinh hoạt mà thôi, nói về Phi tần, Thái giám, Giai lệ tổng cộng hơn hai trăm nhân khẩu, bởi vậy triều đình giảm tối thiểu chi phí, để sung công vào quỹ các điện phủ quan trọng hơn.

Nhờ hiếu học cho nên Hoàng Phi Bằng hiểu được một góc cạnh sinh hoạt của hoàng cung, chàng tâu :

― Đa tạ Thái Tử điện hạ, thảo nào người ta đã nói:– "Ít học là thiếu tri thức, ít đi ra khỏi nhà là thiếu nhận thức, ít đi xa là thiếu kiến thức". Nay nhờ có Thái Tử mới biết khái niệm về Hậu cung, Phi Bằng nhi đa tạ ân điển Thái Tử .

Thái Tử Hồ thong thả cười, rồi nói :

― Phi Bằng nhi có hỏi mới biết chứ, người cầu tiến đi xa một ngày bằng đọc vạn thiên kinh.

Trên không trung, Hoàng Phi Bằng cảm ứng ngân Huyết Phách Nam Việt Ca để tặng Hoàng Thượng, Thái Tử và Nội tổ :
Dân ta hừng hực dựng cờ
Nghe vua xuống chiếu đợi chờ xuất quân
Sơn hà nghĩa vụ người dân
Làm trai đồng cộng một phần nước non
Lĩnh Nam còn Bách Việt còn
Dòng máu chảy hồng màu son tột cùng
Lấy chí sáng nung kiếm cung
Như tổ tiên từng gọi chung Lạc Hồng
Non sông gấm vót tiên rồng
Quê hương đây đó cùng đồng mẹ cha.

HuỳnhTâm


Chương 15
Nghe Vua Xuất Chiếu Đợi Chờ Anh Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét