Anh Hùng Nam Việt - Chương Hai Mươi ( Huỳnh Tâm )

Thành Đô Tụ Hiệp Trừ Gian Tế Hán

Tô Hà Hải mượn canh năm, để hít thở không khí trong lành của sương mai. Cũng may ông dung dịch thuật một khuôn mặt khác, cho nên không ai biết về ông. Nhân dịp này ông biết thêm về hoạt động của Hoàng Phi Bằng, lòng âm thầm:– Hoàng Phi Bằng đúng là anh hùng trừ gian diệt bạo, cũng là dịp nhân diện những người khách ăn đậu hủ tại quán, chính những tên làm phản này mà ông đã biết từ lâu, vì mỗ chủ ý sống ẩn không màng đến việc đời, cho nên không cần thiết phải tra cứu, nay có dịp tự lòng mỗ hứa:– Mỗ không tha cho bọn chúng bay, cũng như bọn La Đức đã hết thời ngửa tay làm gió, úp tay làm mưa .
Hạc đã bay vào Hoàng cung, Quân thần phi thân đáp xuống Long Đình, bầy hạc bay tiếp về hướng cổ thụ. Nam Việt Vũ Đế rất hài lòng, không ngờ trong đêm Quân thần tham quan ngoại thành mà còn làm được một việc ngoài dự định rất ý nghĩa, trong lòng hoan hỷ :

― Quý khanh à, sáng mai đích thân Trẫm đến Long Đình, thân hành tiễn đưa quý khanh về Trung Nguyên. Nhất là gia đình của khanh về Giang Tô. À này Hoàng điệt, Trẫm muốn ban một phẩm quan triều đình, vậy phẩm nào đúng với công nghiệp của khanh ?

Hoàng Phi Bằng vốn hạnh vô duy danh liền tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thân dân chỉ muốn làm tròn nghĩa vụ con dân Bách Việt, ngoài ra không vị công danh, nhà họ Hoàng xưa nay vẫn thế, chính Nội tổ của thần dân tuy là quốc sư của triều đình, thế mà người có bao giờ nghĩ đến công thần quốc sư hay tam khanh triều đình, nói về bổng lộc cũng nào màng danh lợi, có như vậy thì những tham ô quan trường phải tự xét nét mình. Thế mà vẫn xuất hiện tám mươi mấy quan nha, ô lại trong đại hội vừa qua. Thần dân nghĩ rằng làm Hoàng Đế trị vì đất Lĩnh Nam rất khó, nào là an ban bình thiên hạ, trị chính thu phục quan trường, xét nét thưởng phạt phân minh, điều binh vạn mã, khiển tướng bố trận, chăm lo toàn dân ấm no, trừ khử loạn trong, giặc ngoài. Tại triều đình nhất lý vạn cơ, sinh tồn để thịnh vương Nam Việt cũng một điều lo của Hoàng Thượng bệ hạ, những việc đó không phải là dễ dàng. Đã là Hoàng Đế nào khác đi tu, có người xuất thế, có người nhập thế. Khi chào đời ai mà không hà tính u nhân nhàn thế sự.

Từ khi Vũ Đế gặp Hoàng Phi Bằng, ông đã để lòng ngưỡng mộ, không ngờ trong tâm khảm của chàng trai nhỏ bé này, lại còn chứa đựng tính đức hạnh đạo lý sống. Ông hài lòng miệng cười :

― Khanh, như đã trưởng thành trước tuổi, từ đây Trẫm cùng khanh có nhiều việc phải làm, nhưng phải tự tin và biết thách thức chính mình, trí tuệ và ý chí là sự lựa chọn thực hiện khôn ngoan, như một Đại Vương thân làm ngọng gió, tuy rằng không nhìn thấy nhưng có thể xuất hiện bất cứ mọi nơi và Đại Vương lúc nào cũng ở bên cạnh bá tánh, phải đích thân lau mồ hôi cho bá tánh, cùng cực khổ và đem đến khắp mọi nơi gió thuận mưa hòa, mùa màng được đơn hoa kết trái cho bá tánh cùng hưởng thành quả. Hơn nữa Đại Vương có thể trở thành bảo tố đánh bại quân thù, diệt bạo, trừ gian ác, phế thải thế lực tham ô. Bảo vệ đất nước của mình, đó mới thực sự là một Đại Vương của bá tánh.

Trẫm thường nói : Ngày trước có đánh An Dương Vương, có đánh Hán và ngụy Việt nhưng không nói đánh Bách Việt vì hồn dân tộc phì nhiêu có sản vật văn hóa bao la, thế mới biết cái yếu kém và cái khả năng để tồn tại của Nam Việt.

Khanh chớ quên, quyền lực không thể để cho người bất tài thao túng được, quyền lực chỉ để chia sẻ cho con dân biết yêu Bách Việt. Quyền lực như nước, nắm trên bàn tay sẽ bị chảy khỏi tay, cũng không thể lấy bàn tay mà nắm một lúc hết nước được, mà phải dùng một dụng cụ đưa nước chảy theo giòng nước tự nhiên.

Chính trị cũng thế, nó là sản phẩm có cơ sở thỏa hiệp vì vậy mà thăng bằng nhân chính. Hơn nữa còn phải hạ mình để thu dụng nhân tài, hay lương phương khôn ngoan cấu trúc thành một tổ thức tập hợp trí tuệ con người, đó mới gọi là tập thể "Danh phú kỳ thực" .

Bởi thế Trẫm lúc nào cũng thực hiện "kim chí, kim minh" để thay đổi đất nước Nam Việt sùng chánh, hùng phong hơn.

Kẻ làm Vua cần phải suy nghĩ viễn đại, biết dụng triễn hùng đồ, tổ chức hạnh đường giáo dục cho dân, đó là vốn "Bách niên đại kế", cũng như độc cụ huệ nhãn, thấy thế giới bên ngoài. Người ta cũng có nói làm Vua phải biết bất khả cận, bất khả viễn thì mới tránh được tai họa có như thế mới xây dựng được một dân tộc "Tâm thủ tương liên". Nhất là tăng cường thủ bị, đời riêng tư không được "Xuân tiêu" một mình. Nếu hành sự trái với thiên luân người ấy sẽ bị mất mạng vào bất cứ lúc nào và không biết chết ở đâu. Trẫm vốn không thể chấp nhận loại người kỳ nhân, chỉ biết lo bao đồng, như họ lo sợ một ngày ông trời sập xuống, đó là những người không ra gì cả.

Bẩm sinh của Trẫm, vốn vẫn tinh anh như bạch bích, chí kiên cường như bích ngọc, mội lời nói đồng "Công trung hiện ý ngôn", chỉ mong kiếp sinh này là một câu chuyện được dân giang chấp nhận, hoàn thành được câu chuyện này phải nhờ đến ý chí của mình.

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần dân nhiệm mạng. Sinh kiếp làm người không thể "Thúc thủ vô sắc", tuy rằng hiện hữu "Bát nhật nhất sơ" cũng phải có trách nhiệm với đất nước. Dù bầu trời "xanh lam vạn lý vô vân", trong lòng của thân dân cũng không thay đổi, anh hùng hay kẻ hè, hơn kém là ở điểm này.

Muôn tâu Bệ hạ, đã là người biết ăn cơm, thì phải nhớ thuở xưa, công ơn ấy từ nông thị, có loại cỏ đuôi mọc khắp mọi nơi tiết ra ngũ cốt, rồi nhờ bá tánh canh nông, mới có lương thực như ngày nay để dụng.

Hoàng Hạc nghe những lời của Hoàng Phi Bằng, trong lòng cũng thấy an tâm, nói :

― Đúng vậy, Phi Bằng nhi à, Nam Việt có một Hoàng đế tốt, đã từng nuốt ý chí anh hùng trong lòng, Ngài chỉ có Bách Việt, dù có khó mấy cũng giữ mãi không than vãn hay nói ra lời nào ! Người lưu danh cổ kim mà không cần hồi báo, đúng là cổ nhân có nói: "– Quân vương đắc bất giả, bất năng hoài viễn, tài bất đại giả, bất năng bất kiến". Đó là Đấng lương phương vạn triệu sắc một Hoàng Thượng đại chí, chỉ vì một đạo lý sống để dựng nước, giữ nước và nước mạnh dân cường. Hoàng thượng từng nói: "– Trẫm chỉ sợ Đạo cao một thước, không hề sợ Ma cao một trượng. Trẫm không nhìn lầm thế gian và quần thần cũng như Lạc dân".

Từ khi Vũ Đế hiểu được thân phận quá khứ, để rồi chất chứa trong lòng một nỗi riêng thầm kín, chưa bao giờ tâm tình với ai kể cả người thân, một tiếng thở dài rồi thổ lộ :

― Thời thơ ấu, Trẫm đã trải qua âm thanh cuồng bạo của chiến tranh, may nhờ mẫu thân nhẫn nhục mới sống sót. Ngày nay Trẫm đã chứng kiến trong và ngoài triều chỉ có một Hoàng Hạc hiền khanh tin cậy được. Ngoài ra toàn là những kẻ nhập vai đứng trên sân khấu trình diễn một vở kịch tồi, có người hùng dũng lực cậy quyền thế, có người dùng mưu, dùng xảo biện, nịnh thần vì lợi ích riêng, châu phủ lừa triều đình, triều đình gạt Hoàng Thượng, bởi vậy phải có một vì Vua tốt đủ chí hướng thương vì dân, dẫu có làm thân cao mấy cũng vì dân, đó là một nhà Vua toàn thiện.

Cổ nhân có nói: "– Làm người quân tử không học tất nhiên không được trong, tất không được đức, tất không thể tự lập. Quân tử vô tình tức vô ủy nghiệm, vô đức hạnh tức vô dụng, vô tự lập tức nhân nhược chi khinh chi".

Tại thành Phiên Ngung này cũng thế có đức tức dễ giữ Vương, vô đức tức dễ vong Vương. Tất nhiên một quân Vương phải có khí thế vang vang, hoài bảo tứ hải, mắt nhìn ngàn dặm, chí lớn đầy ấp ngất trời, tất cả hoài bảo đó trong lòng từ từ thực hiện cho đúng.

Trẫm thấu được quan trường và đề phòng cho chính mình, khi đứng trước những kẻ tứ phương tám hướng đến lấy lòng trẫm vì mưu cầu sủng ái cho địa vị cá nhân họ .

Còn nói về trị chính, khi được lòng dân cũng có thể mất lòng dân. Trẫm ái, bá tánh như nước, xem xã tắc như thuyền. Trị chính xem quân thần một nhà, đó chính là thân thể của Trẫm vậy.

Hoàng Hạc vốn lòng cảm khái chí lớn của Vũ Đế, tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, vốn sinh ra phối thế, đứng giữ trời Nam lập quốc là nhờ chí lớn dụng pháp trị chính công minh, triều đình cùng Lạc dân là một, trân bảo sơn hà xã tắc cầu tồn tại, lấy dân làm cột trụ cho triều đình, có vậy mới tiêu trừ tai họa trong chốn quan trường, tham ô không còn cơ hội phát triển, đất nước thanh bình cũng khởi từ nguyên ủy muôn dân đồng nhất.

Muôn tâu, Hoàng thượng điện hạ, nếu có lời nào không đúng xin dạy bảo hạ thần.

Nam Việt Vũ Đế miệng cười :

― Trẫm rất hài lòng suy nghĩ của khanh, Trẫm cũng khen, không ngờ điệt nhi của khanh là một thiếu niên thông làu thư pháp, binh pháp và nhân chính trị.

Trẫm xem Phi Bằng như thân thuộc, Trẫm cũng ái mộ những tuấn kiệt Hoàng Đức, à Phi Bằng thường xuyên đến với Trẫm nhá vì trong Hoàng cung rất cô đơn ?

Hoàng Phi Bằng tâu :

― Muôn tâu, Hoàng Thượng bệ hạ, vạn tuế, vạn tuế thánh tâm cao khiết. Khấu bái đa tạ Hoàng Thượng sủng ái, nhiệm mạng Lạc dân.

Cuối canh năm đêm chuẩn bị tàn ngày lại đến. Vua tôi cùng nhau một nỗi lòng sống với núi sông, cùng hẹn ngày này ba tháng sau, chinh mã lập lại biên giới Nam–Hán.

Hoàng Hạc dùng bốn chiếc thuyền đi đường biển đế Giang Tô, còn lại hai chiếc thuyền do Hoàng Phi Biên phụ trách đi xuống Giang Nam và một chiếc thuyền của Trường Sa Vương đồng khởi hành một ngày tại cửa biển Hổ Môn. Hoàng Phi Bằng và Trịnh Trường cùng đi trên chiếc thuyền của thúc bá Hoàng Phi Biên, còn có  gia gia, mẫu thân, nhị vị cô mẫu và Trịnh Đình Thao.

Đây cũng là dịp để cả gia đình đoàn viên, những ngày tháng xa nhà, nhất là đại hội anh hùng thành Phiên Ngung tinh thần ai cũng mệt mỏi, do đối phó gay go từ trong tôn tộc Bách Việt, đến những phần tử làm phản Nam Việt, không một ai còn thời gian suy nghĩ riêng tư của gia đình, chuyện thăm viếng những anh hùng cũng trở thành cản trở tứ phía, từ trong nội bộ đến ngoài sảnh đường phải thông qua tịch đại hội, tất cả di chuyển và cử động đều dè dặt, bởi có nhiều quân quan đại thần cấu kết làm phản, người ngoại cuộc không thể nào hiểu thấu nội tình Nam Việt, trong những tháng đại hội anh hùng không khác nào trận thư hùng khó phân tranh. Âu cũng nhờ có Hoàng Phi Bằng xuất hiện vào giai đoạn vận nước đen trắng khó phân. Hôm nay trở về quê trong lòng ai cũng hân hoan như thể kỳ khai đắc thắng.

Từ xa có một nội lực phi thân nhẹ bổng, đáp xuống đầu thuyền của Hoàng Phi Biên, trong thuyền không ai hay biết vì đúng lúc đang dùng cơm trưa, tranh thủ phá lệ nói chuyện rộn ràng không để ý.

Hoàng Phi Bằng biến sắc, vội lấy hơi đưa cơm vào miệng, rồi nói dằn từng tiếng :

― Danh nhân nào mà đến giờ này không báo trước ?

Vũ Thư Minh nghe tiếng của Hoàng Phi Bằng hỏi, ông ồ một tiếng rồi trả lời :

― Vũ thúc thúc đây mà.

Tất cả người trên thuyền an tâm, tuy Hoàng Phi Biên chưa thấy Vũ Thư Minh xuất hiện, nhưng ông thừa biết một nội lực thân thuộc từ sau lưng đi tới, ông lên tiếng mời :

― Vũ hiền đệ đến đây cùng ngồi vào bàn dùng cơm, rồi hãy nói chuyện gia đình sau.

Vũ Thư Minh ngồi vào bàn, Lý Yến Hồng đi lấy thêm một bát cơm, một đôi đũa và một chung rượu để trước mặt Vũ Thư Minh. Lý Yến Hồng xem họ Vũ như người anh ruột, bà cười xòa, mời Vũ :

― Muội biết Vũ huynh chưa dùng cơm, vậy mời đại huynh tự nhiên, sau khi dùng cơm rồi hãy nói việc nhà, việc nước cũng chưa muộn.

Quả thật nơi nào mà có bàn tay phụ nữ là "nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon" Vũ Thư Minh đơn độc từ xưa nay không có chị hay em gái, cho nên ông rất trọng Hiệp Phương Yến xem bà như là em ruột, cũng là em dâu, ông khao khác từ lâu muốn được gọi tiếng biểu muội.

Vũ Thư Minh cúi đầu thi lễ :

― Cảm ơn biểu muội và chào cả nhà.

Vũ Thư Minh ăn hết hai bát cơm, bất giác khẽ nói :

― Mục đích đệ đến đây hội ý với Biên đại huynh, gặp buổi cơm ngon miệng như thế này thì đành phải hội ý cả nhà.

Hoàng Phi Biên hiểu được ý Vũ Thư Minh có lòng tin cho nên mới nói câu ấy. Rồi nói đùa :

― Vũ hiền đệ khéo ăn, khéo nói lắm, thảo nào ngũ nữ hiệp họ Chu chỉ nguyện chung sống một Đại nhân mà thôi.

Người lớn ai cũng cười, kể cả Vũ Thư Minh và Trịnh Đình Thao, riêng Hoàng Phi Bằng là không cười vì ông nhỏ này chưa biết gì về văn ăn nói chữ tình hay trào phúng của người lớn. Hoàng Phi Bằng nghe qua lạ tai để lòng suy nghĩ, đôi mắt ngó cả nhà, ngơ ngác như bác nhà quê lên tỉnh hỏi :

― Cả  nhà vui cười việc gì vậy ?

Hoàng Lữ Trinh vốn tinh khôn khéo, sống lăn lộn trong giang hồ, cho nên hiểu biết lối nói của bọn đàn ông đậm nét thực đời, nàng cất giọng thánh thót như hoa trên môi, nói đùa :

― Vũ thúc thúc của mình có đến năm cái nhà, một cái biết đi làm cơm, hai cái nhà rửa bát, ba cái nhà dâng cơm, bốn cái nhà giặt gĩu quần áo, năm cái nhà dìu Vũ thúc thúc vào giường ngủ, vậy Phi Bằng nhi phải chúc mừng ngũ thúc mẫu gặp phải của nợ đời. Phi Bằng nhi biết không, thế giang này chỉ có một họ Vũ mà thôi.

Cả nhà đồng cười, Hoàng Phi Bằng cũng cười theo nói :

― Thì ra là vậy, thúc thúc của nhà mình hạnh phúc hơn người, bởi thế người đời mới có câu "Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm", hy vọng mai sau Phi Bằng nhi này làm đệ tử của Vũ thúc thúc.

Cả nhà đồng cười, không ngờ Hoàng Phi Bằng cũng biết làm trò vui. Trịnh Đình Thao vốn ít nói thấy cả nhà vui, lòng chàng cũng khen Vũ Thư Minh đôi lời :

― Ngũ nữ hiệp đồng nhan sắc toàn mỹ, nhất ung dung đại phái, nhị khí chất linh tú, tam kim chi mỹ lộ, tứ liệt nữ nhất phu quân và ngũ thâm sâu võ học không thấy đáy. Đúng là hạnh phúc của Vũ huynh vượt lên trên sự chi phối của cơm gạo, mấm múi, áo tiền. Chúc mừng gia đạo Vũ đại huynh "ha hà…"

Cả nhà đồng cười vui lời nói nào cũng sống động, Vũ Thư Minh làm bộ e dè gió dập, trái lại lòng hứng thú không ngại đời người một chồng năm vợ, chàng đáp lễ :

― Thực ra đời người đều có sự an bài cho một kiếp sinh, muốn cũng không được, tránh cũng không yên, biết đâu chừng sau này có người sống trong hạnh phúc hơn cả thiên hạ thì sao, bây giờ khó mà biết trước được, mỗi người có một trường ca tình sử, theo định mệnh riêng đó mà. Rồi tay bưng ly rượu uống, khà một tiếng khen:– Hương vị rượu ngon, ngon vô cùng tậng.

Hoàng Phi Biên cũng hứng thú tay bưng ly rượu uống và bình phẩm về rượu :

― Hiền đệ có biết không, đây là rượu trắng Trúc Diệp Thanh sản phẩm của Giang Nam, ở Giang Nam còn có những thứ rượu khác như Mao Đài, Nhị Hoa Đấu, Yên Quí Châu.

Về phương thức nấu rượu Trúc Diệp Thanh rất là chi tiết như dùng hương liệu phấn hoa, lá Trúc đàng hương, Dương qui trần bì, quả Mộc hương với đường thẻ. Có nơi nấu rượu bằng hoa Cúc trắng phơi khô thêm vào Dương qui trần bì, Cẩn quán kỷ và nấu với gạo.

Thế mới đúng là rượu của đạo tiên, bởi vậy Lý Bạch đã viết bốn trăm bài thơ về rượu có câu "Đông ba túy tửu lưu thanh minh" ý nói mở một tỉn rượu như một chương lịch sử và chứa đầy sức sống của văn hóa về rượu. Đồng thời người Giang Nam có một tài tử họ Ngô tên Đăng viết thi ca của rượu, đọc được tác phẩm này thì cảm nhận được người say mà tĩnh, cũng như ta đọc thi ca của Lý Bạch đang tĩnh mà say.

Ngoài ra Giang Nam còn có truyết lý về rượu, họ cho rằng trong ngũ hành có đất và nước, màu đất vàng, đỏ, xanh, trắng bốn loại nung chín loại nào cũng được, đất vàng dẻo thuộc về dương, đất xanh bời rời thuộc về âm, như vậy đúng với nguyên tắc âm dương tương khắc, còn đất đỏ chính là nguyên nhân hóa lửa, đất trắng sinh kim, kim hỏa sinh tương hợp làm cho rượu nồn hơn, mùi vị thơm, sau khi rượu niêm phong sẽ giữ được độ nóng lâu hơn là nhờ bốn loại đất cùng với "Tứ hoàng tam thánh" đợi số ngày đến cửu cửu qui nhất thì hợp thành rượu.

Rượu là hạt sương ngon nhất trên đời, kết tinh hoa nhờ có đất, những hạt lương thực này đã tích tụ "Tử dương kim chi ngũ âm chi dỉ" hơn nữa đều trồng dưới đất nẩy mầm mọc lên, khi cất rượu chọn 336 hạt lớn, năm nào cũng vậy liên tục ba năm mới đem đi cất rượu, còn nữa phải chọn tĩn thật tốt và lửa đốt lò thật đúng, bên trong rượu sẽ biến hóa không ngờ như có huyền cơ.

Một tĩn rượu tốt chứa được tinh hoa của nó, có thể bốt ra chất nước thừa thải chỉ dữ lại mùi rượu được lâu dài và cho ra đời phong cách của rượu, một người cất rượu khéo học được trong tĩn rượu có thể phân biệt được 36 loại rượu trắng và 72 phẩm loại rượu, hơn nữa có một trăm lẽ tám đẳng cấp rượu khác nhau, ngửi một lần là biết thể rượu, ngửi hai lần là biết căn nguyên rượu, mở miệng tĩn rượu là biết được tên và xuất xứ sản phẩm.

Người được đức uống rượu có thể theo thiên địa kính tiên thần, rượu hòa bình làm cho "Phong điền vũ thuận" ngoài ra còn làm huynh đệ hảo tình và phát tiết chuyện vui trong lòng, rượu có thể mang đến tình hữu nghị và hạnh phúc gia đình, ngoài ra còn làm huyết mạch lưu thông khỏe trong thân thể, nhưng mà những người thất đức uống rượu có thể vong nước vong trần, ngoài ra thay triều đổi đại, những chuyện đó đã diển ra rất là nhiều, nhất là con người dưới sẽ trở thành tiểu yêu tiểu quỉ tinh thần sa xút, có người bán nhà, bán vợ đợ con, hay rơi xuống ngựa, xuống sông vực thẩm, vô tình hại sức khoẻ và ham tài gái sắc, thất nhân luân, làm việc không còn đạo đức. Quan, quân, dân say không bằng ma còn thua súc vật.

          Lâu lắm mới nghe Hoàng Phi Biên bình phẩm về rượu. Cả nhà ai cũng biết trong lòng ông rất phấn khởi sau khi bế mạc đại hội tại thành Phiên Ngung được thành toàn, cả nhà vỗ tay khen. Sau buổi cơm trưa cả nhà dùng trà, lúc này Vũ Thư Minh có phần lo lắng hỏi :

― Thưa quý đại huynh, tỷ tỷ và cả nhà. Sau khi nghe tỏ bày chỉ ở đây biết mà thôi, không được tiết lộ tin này ra ngoài. Vũ Thư Minh nói tiếp:– Thưa, Biên đại huynh, tiểu đệ vâng lệnh đại huynh đã làm chu toàn việc sinh sống cho gia đình Chu Điệp, hiện giờ họ sống rất là bình an, vô sự. Chu Điệp cũng là một hiệp khách, nhưng không may gặp phải đời đen tối, sau khi Tổ phụ chữa mắt cho Chu Điệp được sáng lại, ngu đệ mời y về phủ sống, giả làm người hầu cận, rồi cung cấp một số vốn, bảo y di chuyển gấp gia đình đến một nơi an toàn, khi làm việc này rồi thì y trở lại phủ, vẫn tiếp tục làm hầu cận, ngu đệ thấy chưa yên, nhờ ngũ Chu hiền thê nuôi ba đứa trẻ Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào dạy chúng học văn võ, xem như con cháu trong nhà, về bề ngoài thì gọi là tiểu đồng, có như vậy mới tránh được mắt thiên hạ, còn về Chu ông đã qua đời vào hai tháng trước, Chu Điệp có đưa các con đến nơi làm tang sự rất là chu đáo.

Hiện nay ngu đệ bí mật phái Chu Điệp lập ra một sơn trại tại Việt Thanh Lĩnh, có trên hai trăm tinh binh, cần cù luyệt tập võ nghiệp, làm nương rẫy họ sống sung túc lắm. Hiện nay ngu đệ đã có một danh sách làm phản tại Trường Sa, như vừa rồi họ đã lộ diện sáu người trong đại hội. Hoàng Đức đã hạ thủ hết rồi, riêng việc ba đứa trẻ Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào thì ngu đệ suy nghĩ từ lâu, nay xin Phi Bằng nhi tiếp nhận ba đứa trẻ ấy làm đệ tử, hay là kết nghĩa huynh đệ gì đó cũng được. Xin nhắc lại bí mật làm phản tại Trường Sa nay đã kéo màn lên rồi, chỉ cần Chu Điệp ra tay là tất cả sa vào lưới.

Hoàng Phi Biên vui mừng, thở một hơi dài thoải mái nói :

― Vũ hiền đệ quả là liệu việc như thần, ngu huynh phục tài, cảm ơn đệ, nếu không có Vũ hiền đệ thì e rằng cả gia đình của Chu Điệp không sống đến ngày nay, cũng khó mà khám phá một danh sách làm phản tại Trường Sa. Rồi ngẫm nghĩ, nói tiếp:– Trong danh sách này kéo theo Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải đúng thế không ? Dù sao hiền đệ cũng phải xem chừng bọn La Đức, chúng là gian tế Hán cũng là sự phát nguyên đau khổ trong dân chúng hiện nay.

Vũ Thư Minh nhíu chân mày trả lời :

― Thưa đại huynh đúng vậy.

Hoàng Phi Biên khẽ chấn động tâm thần, cảm thấy có những bóng đen cần phải chỉ mặt đặt tên, ông hỏi tiếp :

― Bốn mươi tàn phế chưa ra khỏi thành Phiên Ngung thì bị chết dưới tay kiếm của đạo sĩ Trần Mạnh Côn và một tay cao thủ khác mà Vũ đệ đã biết tên họ rồi, có phải là Chung Thành Giáo không ?

Vũ Thư Minh cảm thấy người ngồi không vững vì đã đụng đến họ Hoàng nhất là Cương đại huynh. Vũ Thư Minh phải ăn nói thế nào đây, trước một câu hỏi rất là sắc bén, có khí khẩu cương quyết. Vũ Thư Minh không thể giấu diếm mọi việc, khác nào lường gạc đại huynh hay sao. Chàng nghĩ thầm:– Sự thực là như vậy, nếu không có da thì lông bám vào đâu.

Trong ông đã câm thù kẻ làm phản, nhưng không may lại một Hoàng Phi Cương xuất hiện đột ngột, nay lòng ông máu tương cuồng cuộn một khắc không ngừng, một khắc trong tim quằn thắt, ông cũng phải thực ý trả lời :

― Thưa đại huynh, ngu đệ biết rất rõ nhưng khó sử tại lòng.

Hoàng Phi Biên khuôn mặt buồn rầu lo âu xem ra khổ sở, còn tinh thần đương nhiên cương quyết :

― Vũ hiền đệ, dù đó là ai đi nữa cũng phải trừ hậu hoạn không tha thứ được, vì tổ tiên, cha ông, họ Hoàng chết sống để bảo vệ Bách Việt, không thể để kẻ phản môn, phản đồ, phản tộc vung tay làm mưa làm gió.

Vũ Thư Minh hiểu tính Hoàng Phi Biên, tuy ông là thứ nam của họ Hoàng, người lại thông thái, tiếng nói rất giá trị và võ học hơn cả Hoàng Phi Cương. Tính không khoa trương, nhu mì, kín đáo, bình dị, vui tính. Tuy vậy khi sử lý việc trong và ngoài gia đạo thường cân nhắc nặng nhẹ mới hành sự, mỗi câu mỗi lời như kiếm khí, ông là người duy nhất tiếp nhận được truyền nhân bí kiếm gia bảo họ Hoàng.

Hoàng Phi Chỉnh thấy không khí căng thẳng, muốn làm cho dịu để dịp khác sẽ bàn đến việc này, ông hỏi Hoàng Phi Bằng :

― Phi Bằng nhi có nghe Vũ thúc thúc nhờ hài nhi tiếp nhận Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào làm đệ tử hay là kết nghĩa huynh đệ, theo hài nhi nghĩ thế nào ?

Hoàng Phi Bằng khoanh tay bái cả nhà:

― Thưa quý thúc bá, nhị cô mẫu, gia gia mẫu thân tùy nghi tiếp nạp, hài nhi tuân lệnh bề trên truyền bảo.

Hoàng Phi Biên vốn hiểu ý của Phi Bằng, đã bị một lần quở trách tiếp nạp huynh đệ Hoàng Đức làm đệ tử, cho nên lần này không dám tái phạm. Ông suy nghĩ, cười "ha hà" nói :

― Thì ra hài nhi đã một lần gặp rắn cắn, cho nên nay thấy giây là sợ. Tốt lắm biết sợ là được rồi, nay phá lệ thúc bá cho phép Phi Bằng nhi tiếp nhân họ Chu kết nghĩa huynh đệ, mình dan tay ra tiếp nhận họ Chu là nghĩa cử trượng phu, như Vũ thúc thúc nhận huynh đệ họ Chu làm con nuôi vậy. Nói cho cùng tình nghĩa sư phụ thì cách biệt xa lắm, còn tình huynh đệ thì lại gần, tuổi của ba trẻ họ Chu nhỏ hơn Phi Bằng nhi.

Hoàng Phi Bằng, ngó một vòng như có ý thưa cả nhà:

― Thưa, Minh thúc thúc, lễ kết nghĩa này cần nhất là chu đáo, đừng để người ngoài con thuyền này biết, tuy nhiên gia gia hai họ Hoàng, Chu, Vũ thúc thúc cùng ngũ thúc mẫu chứng minh mới được. Hoàng Phi Bằng thưa tiếp:– Thưa, Minh thúc thúc, trong danh sách những kẻ làm phản có tên Quản Lộc đại phu La Đức, gọi là người hùng đất Trường Sa, có biệt hiệu "Lão hiền nhân", vậy Minh thúc thúc có biết y là "Ngọc danh kiếm" không ?

Vũ Thư Minh quả là ngạc nhiên, qua lời hỏi của Hoàng Phi Bằng, nhớ lại hồi nãy nghe Hoàng Phi Biên nói những lời như kiếm khí, bây giờ lại nghe thêm câu hỏi như thần phán. Vũ Thư Minh không nói cũng không được, phải nói ra những gì đã biết, ông cũng cho đây là sự thật hiển nhiên :

― Phi Bằng nhi à, đúng thật Quản lộc đại phu La Đức chính là "Ngọc danh kiếm", đảng trưởng "Minh Châu" sào huyệt của chúng ở trong đất Hán.

Hoàng Phi Bằng vui mừng xem như nắm được tên hung thủ, chàng hỏi tiếp :

― Thưa, Minh thúc thúc, chính La Đức giết tướng quân Tô Trang Khan, nhằm bịt đáy lưới Trường Sơn, còn giết Trịnh Thư cùng cả thảy ngoại nội, cha mẹ, vợ con mười người tại Lãnh Thủy, đó là cuộc thủ tiêu đứt đầu mối, cũng là dịp cảnh cáo những người trong đảng Minh Châu. Y đúng là con trăng ăn thịt người không bỏ xương, đứng trước hạng người này ta phải "thiên tầm kỳ biến".

Hoàng Phi Chỉnh vội lên tiếng :

― Thực à, Vũ huynh đã biết La Đức là "Ngọc danh kiếm" ư, từ khi nào, cho phép tiểu đệ cộng lực trừ khử y nhá ?

Vũ Thư Minh trả lời và khẩn định :

― La Đức là một đại mà đầu rất là xảo trá và lưu manh, nay đã lộ rộ để cho thiên hạ thấy "Bỉ sắc thu phong" dù y đứng nơi nào cũng có bóng ở dưới đất, nhờ trên cao có mặt trời. Y thường cho mình là vương đạo, nhưng thực y không thể thắng nổi đạo trời, cho nên lời nói của kẻ xảo trá thường để trong bụng khó ai mà biết, trước mắt thấy y thân tình thì tương khắc bởi Hoàng quyền, quân thần thì tương phản bởi tình phụ, từ đó thiên hạ luận y háo danh không có sức . Cá nhân y thường khao khác chạy vào cổ máy đua đòi quyền lực và thích tình tiền. Thiên hạ có câu: "Thánh thần dễ tiêu, ma quỉ khó trừ". Sẽ có cơ hội để trừ khử y.

Hoàng Phi Chỉnh nghe qua thì biết con người của La Đức muôn mặt, rồi nói :

          ― Loại người này không tín, thôi thì cho một nấm đất chôn kiếp y cũng đáng đời.

Lúc này Hoàng Phi Bằng xác định được danh tánh của kẻ nhiều mặt như La Đức, đương nhiên chàng thay mặt cho Lý Bình Trung và Trịnh Trường tìm kế bắt cho được La Đức, chàng ôn tồn :

― Thưa quý thúc bá, cô mẫu, gia gia mẫu thân, chuyện của La Đức không đơn giản chút nào, thôi thì để cho Huynh đệ Lý Bình Trung và Trịnh Trường đưa La Đức vào ba tấc đất, La Đức mới chính là người hảm hại hai gia đình họ Lý và Trịnh, khi còn ở Phiên Ngung tại Long Đình bát phẩm. Hài nhi có bảo thập nhất Hoàng Đức cạo đầu trọc, xé hai tay áo là cố ý tìm "Ngọc danh kiếm", cuối cùng cũng khám phá được, khi y phi thân lên thuyền Trường Sa Vương, thân pháp của y đã khằng sâu vào ký ức của hài nhi, nói đúng hơn là hài nhi có chứng kiến trong cuộc xác hại gia đính đại huynh họ Lý, nhất là vết chung trà trên cổ vẫn còn chiêu số "Bạch thiết châm", nay thủ phạm đang ở trước mắt không chạy khỏi dưới lưới của họ Lý và Trịnh.

Hoàng Phi Bằng suy nghĩ thầm :– Vũ thúc thúc đã biết bọn làm phản nhưng vẫn vờ không biết, vậy là có dụng ý của người đại trí, phải chờ hành động việc lớn trước đã, rồi sau đó Lý huynh, Trần tỷ, Trịnh đệ ra tay trừ tên "Ngọc danh kiếm" cũng chưa muộn màn.

Vũ Thư Minh khen thầm:– Kẻ nào cố ý vướng vào làm phản, ắt không thể nào qua khỏi mắt Hoàng Phi Bằng, rồi nói :

― Đúng thế, việc này sẽ để cho điệt Lý và điệt Trịnh đối phó, nhưng Phi Bằng nhi phải tích cực hổ trợ thì mới được việc. Bây giờ chúng ta cùng nhau quan sát kẻ thù, nhưng đừng để lộ mọi sự trước bạch nhật, tuy rằng ta và họ không đồng đứng dưới ánh sáng mặt trời, trái lại chúng ta mới là người đang dăng bẩy ở một hướng khác để bắt họ vào thời điểm tốt nhất.

Hoàng Phi Chỉnh đề nghị :

― Cũng nên làm một việc trắc nghiệm trước, bây giờ mời tất cả những người ở trên thuyền Trường Sa Vương qua đây thăm viếng mình để tìm dò phản ứng.

Vũ Thư Minh đồng ý, đứng lên ra khoang truyền gọi :

― Kính thưa quý anh hùng Trường Sa, đại huynh Hoàng Phi Biên mời qua thuyền dùng tiệc trà.

Không đến năm khắc, tất cả phi thân qua thuyền của Hoàng Phi Biên. Khách mời gồm có Quản lộc đại phu La Đức, Phi đình hầu tướng quân Chu Thông Được, đạo sĩ Trần Mạnh Côn, Thái úy Đinh Thành Châu, đạo sĩ Trần Thượng Độ và ngũ hiền thê của Vũ Thư Minh. Ngoài ra còn có Phạm Thuy Ngu, ngày là nương tử của đạo sĩ Trần Mạnh Côn, đêm là thiếp nhí của La Đức, khó mấy ai hình dung được bộ mặt thực của tam nhân quái đảng này. Bên chủ thuyền gồm có Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh, Trịnh Đình Thao, Lý Yến Hồng ngoại hiệu (Hiệp Phương Yến). Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Phi Bằng, Trịnh Trường v.v...

Hoàng Phi Bằng vàTrịnh Trường lo việc trà, rượu, bánh, trái cây. Chàng chạy mời lăng xăng, xuất chiêu tửu bảo chuyên nghiệp. Mọi người, mỗi suy nghĩ khác nhau về Hoàng Phi Bằng, họ không ngừng khen như hiếu khách, rộng tâm giao hảo. Cả gia đình Hoàng Phi Biên đã nhận diện chân tướng La Đức, Trần Mạnh Côn tuy họ đồng đảng mà không đồng thuyền, bởi mỗi người có mặt trái của riêng.

Hôm nay nhờ có Vũ Thư Minh, mà bọn La Đức có dịp thấy diện mạo của Hoàng Phi Bằng, chính là sư phụ của Hoàng Đức. Hai nhân vật La và Trần gặp Hoàng Phi Bằng là muốn nổi da gà, nhưng họ tự nhủ Hoàng Phi Bằng làm sao biết được mặt xấp mặt ngửa kinh nghiệm giang hồ như La Đức và Trần Mạnh Côn. Người thông minh như Vũ Thư Minh mà còn xem thường như trẻ con, suy cho cùng khách được mời tham dự hôm nay không ai biết thực giả Hoàng Phi Bằng. Cả nhà thấy rõ La Đức, Trần Mạnh Côn dè dặt trước Hoàng Phi Bằng, họ không còn phong độ vì có tật dật mình. Trong buổi tiệc trà, người người uống trà bánh, rượu vui say, lúc bấy giờ La Đức, Trần Mạnh Côn thấy cảnh tượng chủ ý chén tạc chén thù, hai ông lấy lại được điềm tĩnh, không dè dặt như lúc đầu mới đến .

Tướng quân Chu Thông Được khen Hoàng Phi Bằng :

― Điệt nhi nhỏ ngưới mà lớn tim, mỗ rất ngưỡng mộ nam nhi chí tài tứ phương, có thể nói "Ngũ hành bát tọa nhân tài tế thế", hôm ở trước Long Đình người ta cho Hoàng Đức là bầy rắng, còn mỗ đoán không sai sẽ đúng lúc bao vây nuốt được con voi Lê Vĩnh. Võ học là biển mênh mông tuy chỉ thấy một màu xanh không bờ, nhưng khi đến bờ tức thì màu nước chuyển theo địa chất.

Hoành Phi Chỉnh đỡ lời vì sợ Hoàng Phi Bằng lấy đó làm cao ngạo, nói :

― Thưa thúc phụ, Phi Bằng nhi chưa phải là chí tài, cháu chỉ là tự y đâm tay. Hy vọng cháu khôn lớn không sử dụng trò chơi của con nít nữa. Thiên hạ có nói "Lọt lòng mẹ khóc ba tiếng, còn tốt sấu do trời định", Hoàng Đức chỉ là người đông thế mạnh, khác nào nhiều kiến bu voi cũng chết đó mà .

Tướng quân Chu Thông Được đương nhiên hiểu được ý của Hoàng Phi Chỉnh, tuy vậy ông cũng có ý luận về giới trẻ, rồi nói :

― Quý các hạ, anh hùng à, có những lúc trò chơi của trẻ lại hữu dụng, nếu ta không biết thì khác nào như Lê Vĩnh bị trẻ đưa vào lộ vạn vô nhất khắc. Quý các hạ nghĩ mà xem cháu Trịnh Trường chửi Lê Vĩnh có phải là những chiêu thức cân não không ? "ha hà …" Tại hạ cho rằng người quân tử thường đọc câu nói của giang hồ : "Động khẩu bất động thủ" rất giá trị tại Long Đình, một sự kiện khác những ngày tháng đại hội đó, người ta đã thấy quân thần trong Long Đình chia ra làm ba khối, một quan giang, hai quan thanh, ba quan tỉnh táo không biết quý anh hùng đứng vào khối nào ?

La Đức mau miệng tự nhận mình là thanh quan:

― Mỗ đứng vào khối thứ hai cho nên hôm nay trung du cố thổ rất là thoải mái.

Hoàng Phi Bằng để ý cách nói của La Đức không thực và che lấp bộ mặt xảo trá. Chàng nói thầm:– Hôm nay sẽ gửi La Đức một thiệp mời đi làm đại sứ Diêm Vương mới được, bởi trên đời này không có thuốc trị bệnh hối hận của y.

Tiệc trà đã tàn, chia tay hẹn ngày tái ngộ, mọi người để lại trong lòng suy nghĩ riêng. Những bóng phi thân về lại thuyền Trường Sa Vương. Hoàng Phi Bằng nói với theo :

― Hẹn quý đại lão sư, quý cô mẫu và thúc thúc, ngày tái ngộ, chúc bình an.

Hoàng Phi Bằng cho Trịnh Trường biết trước, đây là cơ hội tốt nhất để hạ thủ đồng loã dâm ô, dâm phụ La Đức và mụ Phạm Thuy Ngu, kể từ giờ khắc này chặn hết đừng sinh lộ của chúng, còn Trần Thượng Độ sẽ nhìn khí sắc mà tính sổ sau cũng chưa muộn màn.

Hoàng Phi Biên tay ôm quyền thi lễ nói:

― Quý đại nhân, anh hùng Trừng Sa lượng thứ, nếu có điều chi thất lễ, hẹn tái ngộ sẽ hậu lễ tốt hơn, chúc thượng lộ bình an.

La Đức đáp lễ :

― Hẹn ngày tái ngộ, tạc thù lễ trọng, chúc thượng lộ bình an.

Mọi người đứng bên mé khoang thuyền. Chủ khách tiễn chân giã biệt, lúc này thuyền Trường Sa Vương cũng đang nhổ neo, chủ khách tay vẫy chào nhau, kẻ trước người sau phi thân, còn xoay đầu lại ngụ ý đa tạ .

Hoàng Phi Bằng đã tính toán trước khi xuất chiêu, không để một ai biết nguyên nhân. Chàng thấy Phạm Thuy Ngu phi thân trước La Đức phi thân theo sau, tình thế rất thuận lợi, chàng liền hoành tay ra sau lưng, búng mảnh gỗ nhỏ vào yếu huyệt Đảm Trung của Phạm Thuy Ngu, tức thì bị mất thăng bằng, cả bao thịt trở thành trọng lượng bong bóng đứt dây, cảm giác mất nội lực từ trên khôn trung rơi xuống như thể bị hụt chân, không có điểm tựa nào để bám vào hầu thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, tình trạng bất ngờ không ai biết lý do gì đưa đến.

Thường ngày La Đức phi thân với tốc độ năm thành công lực, nhưng hôm nay thì khác, ông sử dụng đến mười thành công lực với tốc đọc nhanh hơn vì sợ rơi xuống biển, trong lúc phi thân vô tình chạm phải Phạm Thuy Ngu, thế là Phạm Thuy Ngu túm lấy được thân thể của La Đức, không khác nào trên không trung có được một cái dù, đôi tay ôm thật chặt và siết mạnh, do tâm lý quá sợ hải. La Đức không còn giữ được bình tĩnh, phi thân mất đà, cả hai đồng rơi xuống biển rất nhanh, Phạm Thuy Ngu hốt hoản la lớn tiếng có chứa ẩn ý tình vợ chồng trăm năm sống chết có nhau:

— Ông phải chết trên tay của tôi.

La Đức không còn sức lực do thân thể ở trên chân không, còn hai tay thì bị Phạm Thuy Ngu khóa chặt lại, miệng la lớn tiếng ẩn ý chối từ tình yên của Phạm Thuy Ngu vì còn lưu luyến cõi đời :

— Ta không thế chết ngay từ bây giời, ta còn lại nhiều việc chưa làm hết.

Từng ấy người mà không biết nguyên nhân nào đưa đẫy La Đức và Phạm Thuy Ngu vơi xuống biển, chết đột ngột không thấy thi thể. Những người thợ lặng trên thuyền nhảy xuống biển thi nhau tìm kiếm, cả buổi mà vẫn không tìm được hai thi thể của La Đức và Phạm Thuy Ngu, họ cho biết dưới đáy biển có luồng nước xoáy mạnh.

Những chứng nhân sự tình trước mắt có những suy nghĩ theo cá nhân, có kẻ vô can thì bình thản, kẻ có ít nhiều liên lụy với La Đức thì bỏ ghét, kẻ không liên lụy thì bàn hoàn, kẻ sửa sạch thù hận thì hả dạ.

Trần Thượng Độ ngó xuống biển chửi thầm:– La Đức một đời ngang tàn tứ phương, cũng là kẻ thù không đội trời chung của mỗ, y đã khống chế mỗ một thời gian dài, tuy ăn một nồi cơm mà vẫn trở mặt, phản bội sau lưng, bây giờ chính mỗ phải sử lý đướng lên thay mặt đảng Minh Châu. Ngọc Danh Kiếm ơi, thời mi đã hết xem tiền quyền là một nhà, mi đã từng khắc bạc mỗ và vét cạn sạch niềm tin của nhau, mỗ cũng không cần phải biết mi chết bởi nguyên nhân nào.

Hai đoàn thuyền chờ mãi đến chiều vẫn biền biệt tâm hơi, cuối cùng mọi người đồng vô vọng đành phải nhổ neo. Tất cả trở lại sinh hoạt bình thường, thuyền của Trường Sa Vương di chuyển theo hướng Bắc, sau đó vào Dương Tử Giang để về Động Đình hồ. Đoàn thuyền Hoàng Phi Biên thuận gió xuôi di chuyển hướng Giang Nam.

Bảy ngày sau được tin, ngoài khơi vịnh Hổ Môn cách năm hải lý có đôi nam nữ chết cứng đờ mà vẫn còn ôm nhau, một phần thi thể của đôi nam nữ đã nuôi cá. Mấy tháng liền ngư thuyền không dám đến khu vực này .
Huỳnh Tâm.

HẾT

 Mời quý vị đọc tiếp bộ : Kiếm Khách Nam Việt .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét