Ông cháu họ Hoàng khởi hành từ Giang Tô xuống Giang Nam, di chuyển bằng đường thủy, trên một chuyến thuyền buôn. Mục đích đến Giang Nam để ngược dòng lên Giang Bắc và một ý khác, đi Giao Chỉ nhằm thăm viếng một cánh gia tộc họ Hoàng, sau đó mua hai con hồng tuấn mã thuộc loại thần mã phi nhanh như gió, đi từ Giao Chỉ đến biên giới Việt˗Hán. Chính nơi đây khai thủy hai bờ biên giới, phía Nam sông Dương Tử có Động Đình Hồ thuộc lãnh thổ Nam Việt, phía Bắc có Bành Lãi Hồ thuộc đất thổ người Hán.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Hai ( Huỳnh Tâm )
Huynh đệ Hoàng Đức về đến trạm giao dịch Động Đình hồ, gõ mõ hồi thứ nhất "cốc cốc" Phùng Hưng tuyên bố :
― Hôm nay triệu tập toàn thể quí bang chúng trong trại để di tản đến địa điểm mới, cùng lúc bổ sung nhân sự. Từ nay Phùng Điền bang có danh xưng mới là Hoàng Đức Bang, thất huynh đệ của mỗ xin tuyên bố tộc danh, như Phùng Hưng, Lữ Trường Gia, Trịnh Đình Thao, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ, Hoàng Tố Nguyệt. Mục đích sự thay đổi này nhằm mục đích làm cho phù hợp hoạt động nghĩa hiệp. Huynh đệ nào theo Hoàng Đức Bang thì đến nơi mới lập nghiệp, còn không sẽ được cấp số vốn về nguyên quán sinh sống, còn trạm dịch này sẽ phóng hỏa hôm nay.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Ba ( Huỳnh Tâm )
Ải đầu biên giới phía bắc Trường Sa có hồ Động Đình, thánh địa khai quốc Lĩnh Nam, lấy Dương Tử giang phân chia hai bờ, hồ Động Đình thuộc Lĩnh Nam. Bờ phía Bắc, Dương Tử giang có Bành Lãi hồ thuộc Lĩnh Bắc, còn gọi là miền Hán Di. Biên giới thứ hai là ngọn Việt Thanh Lĩnh, ở hướng Tây huyện Thanh Mai, giáp phía Nam tỉnh Nam Hải của Nam Việt. Đông giáp tỉnh Phúc Kiến của Hán Di.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Bốn ( Huỳnh Tâm )
Trong nhạc khúc Động Đình Ca của Hoàng Hạc là một chứng thực lịch sử của tộc Bách Việt, ngày sơ khai ấy vào thời Dần, hoa Đàm nở để khẩn định hồn Bách Việt trong suốt một cõi sông núi hùng vĩ, cho đến nay Bách Việt vẫn yên nguyên. Lời ca thôi thúc dũng lực giữ gìn đất Trường Sa, còn ngụ ý, người Bách Việt dụng thông thuộc trí tuệ để đứng trước kẻ thù há sợ bạt sơn. Lời ca điểm đúng những yếu huyệt của người chí cả, đang chấp cánh bay cao, đang man mác luồn khí hào hùng trong tâm khảm, dục anh hùng lập chí ở chính mình.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Năm ( Huỳnh Tâm )
Hai lam bào lấm tấm màu đen nhạt của vết mồ hôi, vạt áo cũng phai màu theo bạt gió, mái tóc phủ bụi đường sương muối tuyết, đôi chân thúc vó kim mã phi nước đại như bóng "đường thế đồ gót rỗ kỳ thu", tay cương vượt đường đèo sông núi, băng qua nhiều miền địa thổ bao la, có đi xa mới biết quê hương Bách Việt hạc nội ngút ngàn vạn dậm.
Do đâu thôi thúc lòng trai đi không thẹn sức người, cũng nhờ cuộc hẹn về đất tổ với gia gia. Hôm nay vung trời vừa hiện màu lang sám, báo hiệu buổi sớm mai vừa bỏ lại một ngày hành trình đã đi qua. Huynh đệ họ Hoàng gò dây cương kim mã, đứng trước cương giới bên này Động Đình Hồ thuộc Nam Việt, bên kia Hồ Bành Lãi của người Hán.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Sáu ( Huỳnh Tâm )
Vũ Thư Minh lại một lần nữa ngạc nhiên thầm :– đúng là mình đang đứng trước danh môn chi hậu, chỉ một thiếu niên mà đã có kiến thức hơn người, liền xoay mặt hướng về phía Hoàng Hạc chấp tay :
― Thưa á phụ, quý đại huynh, thực ra trong lòng ngu đệ đã có ý định theo á phụ về đây, nhằm ra mắt sư phụ thất Hoàng Đức, chứ không có ý gì khác, đúng là trời cao không cho ai toại nguyện, nào có ngờ kết nghĩa cùng nhị đại huynh, thôi thì đành vậy từ nay không còn tứ cố vô thân, đã là một nhà ở cương vị nào mình biết dụng thì nó đúng lễ gia, miễn sao đừng ở trái đạo là được phúc nhà.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Bảy ( Huỳnh Tâm )
Đầu canh năm, binh mã của Nguyễn Thành Trung và Hoàng Đức bang di chuyển quân thần tốc, thọc sâu vào biên địa Tứ Danh, chỉ cần vượt qua đầm sình lầy, tức thì vào sát nách bản doanh Nguyễn Hồng. Trên đường tiến quân Hoàng Đức bang đã triệt phế, những trại giám binh của Mân Việt Xã, làm tê liệt các nẻo đường do giám binh kiểm soát.
Lúc này Hoàng Đức bang đã nắm thế chủ động trên chiến trường, nhưng vẫn lo ngại cuộc chiến diễn ra tổn thất nhiều nhân mạng cho đôi bên, máu sẽ tưới nhuộm đỏ biên cương.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Tám ( Huỳnh Tâm )
Vốn tính của Phùng Nam, tâm tư khó lộ, tính bộc trực, không tự hào và chưa bao giờ đắc ý một điều gì sau khi thành công, nhưng hôm nay ông vui mừng đã diễn đạt hết tình ý, bằng một cười "hà hà" sảng khoái nói :
― Kính mời Tổ sư phụ, quý huynh đệ đồng vào hậu sảnh đường tham dự buổi đoàn tụ để chúc mừng chiến thắng biên giới Tượng Quận.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Chín ( Huỳnh Tâm )
Dãy núi Fan–sin-pan từ Tay Tạng kéo dài xuống Đông Á, rồi nhỏ lại như đuôi con rồng xanh, người Phương Nam gọi là dãy Trường Sơn.
Tương truyền: "Chân sau của con rồng xanh đạp xuống đất, hoá thành quần núi Thất Long, trung tâm lòng chân là một bình nguyên kỳ bí".
Trong dân gian có nói đến bình nguyên này, nhưng xưa nay không ai thấy nó bao giờ và càng không biết địa thế trung tâm bình huyên của núi rừng Thất Long ở nơi nào
Thực tế địa thế của Thất Long có hình thể tam giác, Tây biên giáp huyện Phùng Ninh Tượng Quận, Đông biên giáp huyện Đề Bao Quế Lâm, Nam biên giáp huyện Ba Ba Giao Chỉ.
Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười ( Huỳnh Tâm )
Hoàng Phi Bằng thấy hướng Tây thung lũng có một bầy chim đang đậu trên cành Bạch thông đa niên, liền xuất chiêu "Phong tâm kiếm", chiêu số xuất ra chậm chạp và nhẹ, không phát âm thanh mà khình lực cũng như khí độ phi dương, viên sỏi trên tay hóa thành bụi mù bay đến Bạch thông. Lục đệ tử thấy cả thảy bầy chim rơi xuống đất "rào rào" tính ra có ba mươi bảy con chim rừng. Bảy thầy trò chạy đến xem, thấy những con chim chết không bị thương tích, còn nóng hổi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)