Anh Hùng Nam Việt - Chương Bốn ( Huỳnh Tâm )

Động Đình Biên Ải Giang Nam

Trong nhạc khúc Động Đình Ca của Hoàng Hạc là một chứng thực lịch sử của tộc Bách Việt, ngày sơ khai ấy vào thời Dần, hoa Đàm nở để khẩn định hồn Bách Việt trong suốt một cõi sông núi hùng vĩ, cho đến nay Bách Việt vẫn yên nguyên. Lời ca thôi thúc dũng lực giữ gìn đất Trường Sa, còn ngụ ý, người Bách Việt dụng thông thuộc trí tuệ để đứng trước kẻ thù há sợ bạt sơn. Lời ca điểm đúng những yếu huyệt của người chí cả, đang chấp cánh bay cao, đang man mác luồn khí hào hùng trong tâm khảm, dục anh hùng lập chí ở chính mình.


Trường Sa Vương từ lâu đã kính phục Hoàng Hạc trên nhiều phương diện, nào là phú địch quốc, tướng quân thực tài, một quân sư ngoại triều, một tâm hồn trong sáng, vật chất ngoại thân, ông còn là thi nhân đương thời, trong ông tựa như mênh mông sức mạnh lẫn tinh thần, ông còn sử dụng ngôn ngữ luận chính nhằm thu phục nhân tâm. Rồi chàng suy thầm về Hoàng Hạc:– Đúng là văn thao, võ lược, thiên văn địa lý, mưu sách binh pháp từ cổ chí kim cái gì Hoàng Hạc cũng đã học qua, không biết bao giờ ta như thiên hạ !

Sau khi Trường Sa Vương nghe bài ca trong lòng xúc động nói :

― Thưa quân sư, quí huynh đệ, mỗ vốn là người thừa kế Trường Sa Vương sau hai cuộc chiến Động Đình hồ, Tam Sơn và Việt Thành Lĩnh, thấm thoắt hơn hai mươi lăm năm, ngày ấy mỗ còn là trẻ thơ, chỉ biết nghe không được quyền phát biểu, việc gí của tiền nhân, mỗ cảm thấy đau khổ, mỗi khi có dịp đứng trước gia phụ, người chính là đầu tộc Mân Việt, lại có ý tưởng sống dưới thể chế nào cũng vẫn được làm hầu quốc, gần như một suy nghĩ vọng ngoại đã ghi trong xương khắc cốt, âu cũng do cái tham vọng thành lệ cha truyền con nối. Mỗ xem đó là lòng nhỏ hẹp của người đời. Chuyện của ngày trước sẽ có lịch sử ghi nhớ, còn chuyện của ngày nay, cần thiết bây giờ phải tiếp nhận tổng thể Bách Việt để truyền hiền, như chủ trương "Hợp Việt Xuất Hán" của Nam Việt Vũ Đế, có như thế mới gọi là đất hùng dụng võ, trong thiên hạ mới xuất hiện hào kiệt chứ. Bách Việt mà, mọi người dân phải có quyền sống trong bầu trời chung chứ ? có như thế anh hùng mới dụng mọi khả năng và chọn không gian này để đứng, nói chung người dân là trung gian giữa trời đất, làm anh hùng cũng thế.

Người anh hùng xưa nay chỉ trả lời chí khí và chính nghĩa, dù biết rằng vào sinh ra tử trong trận chiến, họ vẫn an tâm tuẫn quốc vì Bách Việt. Ai đã gây ra những trận chiến hơn hai mươi lăm năm trước, có phải nguyên nhân thứ nhất "phù Hán xâm Việt" và thứ hai ắt lòng quí huynh chẳng quên Nam Việt Vũ Đế truyền lệnh xuất ngân kim, châu báu dự trữ trong hai kho Phòng Cơ và Tôn Nhân Phủ để cung phụng Trường Sa Vương, Hải Nam Vương (Châu Nhai, Đam Nhỉ) Giao Chỉ Vương (Âu Lạc) ba lòng háo vật ấy đã làm suy yếu "Hợp Việt Xuất Hán" và sứ giả Hán tên Lục Giả cũng là cái đáy lòng tham châu báu.

Nam Việt Vũ Đế chấp nhận mọi vật ly thân nhằm đổi lấy "Hợp Việt Xuất Hán". Nhưng không may hai kho dự trữ Phòng Cơ và Tôn Nhân Phủ cũng có giới hạn của nó, đã đến lúc cạn kiệt không cung phụng theo như ý họ, mới có trận chiến Trường Sa, cùng lúc những hủ lậu khác trong tộc Bách Việt xem thường "Hợp Việt Xuất Hán" điển hình là Mân Việt một trong những nguyên nhân tạo ra oán khí đến trời xanh. Hôm nay mỗ nhớ chuyên năm xưa lòng này se lại, nghiêng mình kính bái, vinh danh hiền nhân tuẫn quốc, cũng như kính trọng quí anh hùng hiện diện hôm nay vì Bách Việt, đã từng điều binh khiển tướng trong hai cuộc chiến tàn khốc trong lịch sử Trường Sa, đuổi được giặc Hán ra khỏi biên giới Lĩnh Nam, đem lại thanh bình cho tộc Mân Việt. Mỗ tin rằng lịch sử sẽ phán xét những tên vọng ngoại, dụng quyền nhũng lạm của công tư, đều là đồng phạm làm phản Bách Việt.

Nay mỗ nhờ quân sư Hoàng Hạc chuyển tấu sớ này lên Nam Việt Vũ Đế, để Hoàng Thượng điện hạ định liệu ngày phái sứ thần Quân Kho Phòng Cơ, đến Trường Sa thu lại những châu báu lúc trước mà Hoàng đế cung phụng cho gia phụ của mỗ, ngoài ra mỗ xin dâng hiến hai phần ngân kim tài sản riêng của họ Vũ cho công cuộc "Hợp Việt Xuất Hán" và mười hai xe lương thảo phục vụ đại hội anh hùng tại thành Phiên Ngung, tại hạ sẽ chuyển đến thành Phiên Ngung vào cuối tháng này, mỗ mong Hoàng Thượng điện hạ phê chuẩn .

Nay mỗ, tuy bất tài vừa là tuổi trẻ, mạo muội mong quý đại huynh chấp nhận lòng thành, xin kết nghĩa tình huynh đệ, một lòng trung nghĩa, còn cái danh Trường Sa Vương nó chỉ để trang sức cho kẻ duy danh, hy vọng ba đời tướng môn di hậu này được quý huynh chiếu cố cho kẻ thô lậu .

Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình vui mừng lên tiếng :

― Kính thưa quân sư, quí đại huynh, ngu đệ thấy sao nói vậy, từ khi quân tử chi giao không còn như nước lạt, trong thời gian mười năm được ở gần với Trường Sa Vương mới thấy cảnh sinh tình, biết người chân thực rộng thâm giao, gặp người không khác gì khói củi lửa của sự sống trong bá tánh, cũng là khói núi giang sơn vì thiên hạ, tấc lòng của người nhân đức, hết lòng cổ xúy "Hợp Việt Xuất Hán" khác nào ngàn vạn đầu binh, trăm vạn đầu chúa, ngu đệ rất thán phục tâm tư và hành động của Trường Sa Vương .

Một ví dụ khác, cách đây hơn tuần trăng, ngu đệ chuẩn bị quân mã diệt trừ giặc cỏ Phùng Điền bang, Hồ Kỳ đảng, Mãnh Hùng bang, cùng những thế lực cấu kết với quan trường, tranh dành thị trường kinh doanh tạo ra bất ổn. Trường Sa Vương thấy tình thế lắm phức tạp, người thở dài nói:– Tướng quân để cho mỗ xuất binh trừ giặc cỏ tại Động Đình hồ, tướng quân tuổi đã cao, xin nhường cho mỗ một ít công nghiệp để dâng hiến cho đất nước… ngu đệ xét thấy khí khái Trường Sa Vương, không khác nào dũng tướng, cho nên ngu đệ chấp thuận đề nghị .

Tướng quân Lê Tư Bình nói tiếp:– Tuy vậy ngu đệ tự làm phó tướng nhằm bảo vệ Trường Sa Vương. Sự hay và mới trong thuật điều binh khiển tướng của Trường Sa Vương là xuất quân ít, lấy nhuệ khí quân binh làm sức mạnh. Khi khởi binh chính tổng phủ Động Đình hồ Cao Hổ Tiên và Lạc dân không hề hay biết, người ém quân trước mặt địch thủ, với một sức mạnh đang bao vây họ, thế mà họ nào có hay gì đâu, khi Trường Sa Vương nắm được tình hình, biết có quân sư đang tạm trú ở Phong Lưu Tửu Lầu, lập tức bổ dụng Tổng Phủ Cao Hổ Tiên bảo vệ quân sư, còn tướng quân chuyển một phần quân mã qua hướng Bắc Động Đình hồ, bao vây luôn Mãnh Hùng bang ngoài lữ điếm Châu Lầu, không ngờ gặp nhị vị đại hiệp bắt sống hai mươi hai đồng đảng Mãnh Hùng, rồi di chuyển đồng đảng ra khỏi huyện Bình Hòa, đi hơn hai mươi trượng đường bộ, cho tầu ngựa rẽ vào khu rừng, cột vào gốc cây cả ngựa lẫn người, rồi sau đó nhị vị đại hiệp trở lại Châu Lầu. Sau đó giám binh cho biết tôn danh tính của nhị vị đại hiệp đúng là Hoàng Phi Cương và Hoàng Phi Biên, tướng quân muốn xuất hiện để kết nghĩa nhưng không tiện, vì phải dẫn độ hai mươi hai đồng đảng Mãnh Hùng về nhà lao Hàng Dương, khi trở lại thì mất dấu hai đại hiệp họ Hoàng, riêng tại Phong Lưu Tửu Lầu thì Phùng Điền bang giết sạch Hồ Kỳ đảng người Hán, họ có những cử chỉ diệt gian trừ bạo, họ không lấy của ai một hào nào, cho nên tướng quân đem lòng cảm kích, tha thứ cho họ, khi Trường Sa Vương vào Phong Lưu Tửu Lầu mới biết quân sư đã đi khỏi, nhưng có lệnh điệt còn ở lại tửu lầu.

Trường Sa Vương phi mã nước đại về thủ phủ tìm quân sư, trên đường về, Trường Sa Vương quyết định đi về hướng nam thành Nhạc Dương, sau đó sẽ trở lại Phong Lưu Tửu Lầu, còn nhị vị đại hiệp là người nhà của quân sư, riêng Phùng Điền đổi tên là Hoàng Đức bang cũng có liên hệ với quân sư nhưng ở vào trường hợp đột ngột chưa biết bí ẩn phía trong, nếu đây là cuộc cải hóa đổi đời của Phùng Điền bang thì đất Trường Sa nay xuất hiện nhân tài ! Ngu đệ và Trường Sa Vương vội vã đến phủ Phi Đình Hầu tướng quân, không ngờ hội ngộ với quân sư ở đây .

Lần đầu tiên Trường Sa Vương xuất quân, tuy không đụng độ với địch, nhưng nắm được chủ động tình thế thắng địch trong lòng bàn tay, người còn nhận xét rất tinh tế về trấn Động Đình hồ quả là có những phức tạp. Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình vừa dứt lời, thì tất cả anh hùng cảm kích đồng ồ ...

Quản Lộc đại phu La Đức, tuy không đắc ý mấy về lời tường thuật của Trường Sa Tướng Quân, cũng hạ giọng nói đùa :

― Thưa quý anh hùng, Trường Sa Vương chỉ uống nước lã mà vẫn trúng độc của Tướng quân Lê Tư Bình. Đương nhiên tất cả hiện diện nơi đây đều là huynh đệ mà, tuy rằng không công bố hay một lời kết nghĩa nào, nhưng nó đã mang tình thâm sâu đậm từ lâu lắm, thoáng qua nội tâm của quí huynh đệ đã đồng tình tri kỷ, xin Trường Sa Vương tự nhiên đừng suy nghĩ nhiều, quí huynh đệ để lòng ngưỡng mộ, cảm phục hành hiệp, tinh thần bồi đắp "Hợp Việt Xuất Hán" của Trường Sa Vương .

Hoàng Hạc thấy anh hùng Trường Sa có những bất đồng gì đó mà không thuận nói ra, nhân tiện ông mượn tình thế này bày tỏ :

― Thưa quí huynh đệ, trước nhất mỗ rất cảm kích chân tình của Trường Sa Vương, hôm nay mỗ xin ngỏ ý tuyệt vô hư ngôn, sẽ tâu lên Hoàng thượng điện hạ về ngày hội ngộ hôm nay, mỗ thay mặt Hoàng thượng điện hạ, đa tạ Trường Sa Vương.

Riêng ngày tiếp nhận quí vật dự trữ vào kho Phòng Cơ thì chờ chiếu chỉ của Hoàng thượng điện hạ, còn mười hai xe lương thảo ngũ cốc, mỗ đề nghị đích thân Trường Sa Vương thay mặt Hoàng thượng điện hạ, làm một cuộc ủy lạo cho binh sĩ vừa chiến thắng trận Thanh Mai, mỗ sẽ tấu điều này lên Hoàng thượng điện hạ, xin Trường Sa Vương an tâm, mỗ lấy làm thán phục tâm ý này, nhất là trí tuệ thông thái xét đoán việc như thần, tư chất uyên bác và để hết trí lự phù trợ "Hợp Việt Xuất Hán".

Thưa quí huynh đệ, mỗ có tính hay nói thực, từ đáy lòng, khi được kết nghĩa cùng quí huynh đệ, mỗ lúc nào cũng để lòng cảm kích, nhưng không có dịp đàm đạo nhiều, thứ nữa người làm tướng thường ở chiến trường, cho nên ít khi huynh đệ cùng nhau hội ngộ, nhất là đàm đạo việc nước.

Nhân hôm nay mỗ có vài ý kiến xin đem ra luận bàn. Hy vọng quý huynh đệ cùng để lòng, hướng về một lập trường.

Tại hạ thử hỏi người Hán ở phương Bắc có phải là kẻ thù của Bách Việt không ?

Tất cả cùng ngó nhau để tìm đồng thuận, đương nhiên câu hỏi này không khó để trả lời, vì ai cũng phân biệt được kẻ thù của Bách Việt là người Hán, chỉ có kẻ gian tế Hán mới không hài lòng câu hỏi này mà thôi, đồng trả lời :

― Đúng thế người Hán ở phương Bắc chính là kẻ thù không đội trời chung, bầu trời Bách Việt, núi sông điền thổ của dân tộc ta không thể để Hán Di ở.

Hoàng Hạc hỏi tiếp :

― Mỗ cũng đồng ý như quí huynh đệ. Huynh đệ đứng trước kẻ thù là người Hán thì đương nhiên phải đậu cật đánh đuổi người Hán ra khỏi biên giới Lĩnh Nam, sách có nói: "Tam quân dụng mệnh có ta không có địch", đúng thế phải không ?

Tất cả không ngần ngập ngừng đồng phát biểu :

― Đúng thế nhất định cùng sống chết, không thể ăn cây Đào lại trồng cây Sung, một lòng đánh đuổi kẻ thù Hán Di ra khỏi Lĩnh Nam đó là chân lý của Bách Việt xưa nay .

Hoàng Hạc cho biết :

― Mỗ cũng đồng ý như quí huynh đệ. Phát biểu tiếp : – Còn nữa, Vũ Đế chủ trương "Hợp Việt Xuất Hán" lại chính là người Hán, như vậy huynh đệ nghĩ thế nào ?

Câu hỏi này quá tế nhị, nếu nói theo quân pháp hay theo đạo pháp cũng chết, một lời nói ra có thể tru di tam tộc, dù cho kẻ nịnh thần, người trung liệt, kẻ gian tế hay kẻ tâm ý làm phản cũng không có gan dạ nào phát biểu trước quần hùng ! Tất cả đều im lặng không một động tĩnh, tất cả ngó nhau không một ai trả lời. Trường Sa Vương là người thông thái nhất cũng phải ngồi im lặng, tất cả tưởng chừng đang đứng dưới bầu trời nổi gió phong ba !

Hoàng Hạc, chờ quá lâu mà không một ai lên tiếng, không gian trong sảnh đường im lặng, như có một lực khí đè nặng trong mỗi người, tuy ai cũng có nội công tuyệt quần, thế mà không đỡ nổi một chiêu thức trị quốc của Hoàng Hạc, tất cả có cảm tưởng đang toát mồ hôi hột.

Hoàng Hạc trịnh trọng nói :

― Thưa quí huynh đệ, hai câu đầu là ngoài chiến trường, huynh đệ chúng ta dĩ nhiên phải thắng địch mới gọi là sĩ khí anh hùng, đến câu thứ ba là sĩ khí của người anh hùng trị quốc, chỉ duy có bốn chữ Mục Tiêu Cuộc Sống .

Trước khi đàm đạo việc cai trị đất nước hiện nay để huynh đệ chúng ta thấy rõ vấn đề, mỗ có một ví dụ khác, hiện hay Trương Sa Vương là nhân vật cai trị dân bằng Trí pháp, mưu sĩ và đức độ, còn Trường Sa tướng quân cai trị dân bằng Quân pháp, khí khái và mưu lược. Hai vị muốn trở thành người cai trị thì phải yêu Quốc Dân, thực hiện Nhân Chính.

Tầm quan trọng nhất là khả năng cai trị Nhân Chính trong một đất nước thanh bình, biết tổ chức từ mỗi đơn vị Lạc dân đến toàn bộ tộc Lạc Việt, mỗi đơn vị Lạc dân đồng đẳng đời sống, san sẻ giá trị con người cho nhau, giáo dục theo tinh thần Bách Việt. Người làm đầu một Lạc phải tạo ra của cải, vật chất phân phối công bằng cho Lạc dân.

Hiện nay sự yếu kém tổ chức xã hội trong mỗi Lạc dân là do người cai trị thiếu khả năng, người cai trị một Lạc Mân, không thể nào đứng vào vị trí Trường Sa Vương được và việc cai trị cao hơn cũng thế. Nói chung khả năng trị quốc cần phải có một minh chủ đầy đủ tư chất, khi đứng trước quần thần phải có Nhân Chính mới thu phục được lòng người, kẻ Nhân Chính khi hành động không thể nói ( nếu như ). Nhân vật ấy phải là người có tham vọng tập hợp Bách Việt, không vì duy quyền hay cá nhân, đó là cơ nghiệp nhà Triệu ngày nay vậy.

Đặc biệt mục phiêu "Hợp Việt Xuất Hán" đứng đầu là người Hán, chính là Nam Việt Vũ Đế, người này phải có tư chất mạng thiên tử, đó là những yếu tố để tập hợp Bách Việt và lập quốc, điều này quí anh hùng đồng biết tất cả rồi ! Người đã có mạng Thiêu tử "Con Trời" như Vũ Đế, có bản năng phi thường, thông minh, quán chúng không ai sánh bằng, một Thiên tử, đức độ, trí dũng, khí khái, mưu sĩ bạt quần.

Lòng yêu dân của Thiên tử đưa đến đất nước an cư lạc nghiệp, lắng nghe nguyện vọng của Lạc dân và  cần phải có một tư tưởng như "Hợp Việt" biết hy sinh cá nhân để xây dựng một đất nước tự chủ đó mới gọi là Thiên tử trong thiên hạ. Trong huynh đệ có ai bản lĩnh như thế không ? Muốn diệt Vũ Đế phải có chân mạng Thiên tử hơn Vũ Đế và phải có tư tưởng hành động hơn "Hợp Việt Xuất Hán". Khi mỗ là một thanh niên ở đất Luy Lâu, trở về đất nước cách đây hơn bốn mươi năm bởi vì tư tưởng hành động "Hợp Việt Xuất Hán", đó là lời nói lương tâm của một Thiên tử, khiến cho mỗ cũng như tất cả anh hùng khắp nơi đồng tụ về thành Phiên Ngung, trong đó có cả quí huynh đệ nữa, chính lời nói lớn trong thiên hạ "Hợp Việt Xuất Hán" tạo thành chí lớn, tập hợp được toàn khối Bách Việt về một mối, lập thành đất nước Nam Việt ngày nay, đánh đuổi giặc Hán Di ra khỏi biên giới Lĩnh Nam.

Cũng ở trong lời nói rõ ràng "Hợp Việt Xuất Hán" Nam Việt Vũ Đế xây dựng một tổng thể đất nước Bách Việt mới, như văn hiến đặc thù tôn tộc Bách Việt, lưu cổ canh tân phổ biến vào lòng dân. Nay toàn diện xã hội được thông thương qui về một mối, tôn tộc Bách Việt trở thành liên quan mật thiết, thành khối nhất nguyên. Mỗ hy vọng tương lai tôn tộc Bách Việt có nhiều Thiên tử như Nam Việt Vũ Đế ngày nay.

Theo mỗ biết, hiện nay Nam Việt Vũ Đế xây dựng đất nước Nam Việt, theo tinh thần thừa nhận lịch sử quốc tổ văn hiến Văn Lang và những thành cựu của mười tám đời Hùng Vương tại kinh đô Phong Châu. Nay Vũ Đế tiếp tục bồi đắp kiến trúc xã hội đặc thù riêng của thời Văn Lang. Những thành quả đó nay được lưu truyền đi khắp toàn cõi Lĩnh Nam, kể cả cộng đồng sinh cư tại Trung nguyên.

Còn một điểm cần phải biết, vào thời Hùng Vương thứ mười tám, có một đạo quân từ phương Bắc, xâm lăng Văn Lang, đó là Thục Phán người Thục, mẹ họ Vu gốc Âu Việt. Hùng Vương thứ mười tám thua trận đành phải nhảy xuống sông tuẫn tiết, Thục Phán thắng trận xưng đế An Dương Vương, lập quốc hiệu Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và cho xây dựng thành Cổ Loa, trị vì hơn mười sáu năm.

Triều đình Thục Phán cai trị có hàng quan lại riêng, ở địa phương cai trị bởi quan văn thì có Lạc hầu, quan võ có Lạc tướng, thái ấp thì có Lạc đầu, lúc bấy giờ vua quân công thần, bạc đãi hiền tài, đam mê tửu sắc, thụ hưởng quá đáng, vì ỷ lại có nỏ thần, bỏ rơi Văn Lang, Âu Lạc. Thử hỏi Thục Phám có bao nhiêu máu Việt lưu trong thân thể, còn Triệu Đà là ai ? mà tập hợp được Bách Việt về một mối . Hôm nay trong chúng ta không có ai trả lời được, cho nên để lịch sử phán xét .

Từ ngày Nam Việt Vũ Đế lên ngôi, có vài tộc trong Việt cũng chưa qui thuận triều đình, đến khi Vũ Đế hạ chỉ lập đền thờ An Dương Vương tại Cổ Loa thành thuộc huyện Đông Anh, thì Văn Lang, Âu Lạc mới chính thức hòa nhập vào Bách Việt.

Trận chiến Loa thành Triệu Đà vận dụng thuật binh, hy sinh Trọng Thủy. An Dương Vương mắc mưu bỏ Loa thành chạy về hướng Nam, đến đường cùn rồi tuẫn tiết. Từ đó Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc, Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, Thái Việt vào Nam Hải. Triệu Đà lên ngôi vương, xưng hiệu Triệu Vũ Đế, quốc hiệu Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung, tiếp theo thu phục được Tượng quận tộc Điền Việt, Trường Sa tộc Mân Việt, Lạc Việt. Hải Nam tộc Đông Việt,  Tây Việt, ngoài ra Nam Việt Vũ Đế còn liên lạc cộng đồng tôn tộc Bách Việt còn lưu lạc ở Trung nguyên.

Có thể nói lớn, Nam Việt Vũ Đế là người đầu tiên tập hợp được toàn thể Bách Việt về một mối, người còn cổ xúy tinh thần Bách Việt, văn hiến Hùng Vương, điểm lại thời Thục Phám chưa thấy làm được những gì có lợi ích cho tộc Bách Việt và tệ hại nhất là hệ thống quân chính không có dấu ấn nào của Bách Việt .

Ngày nay dưới trị vì của Nam Việt Vũ Đế, đã thống nhất được Bách Việt, với một biên cương từ Dương Tử Giang qua Nam Hải đến Âu Lạc, rộng ngàn vạn dặm mà ngày xưa gọi là Lĩnh Nam từ sông Dương Tử xuống Nhật Nam, phía Tây từ Ba Thục qua biển Đông Hải, còn nữa Nam Việt Vũ Đế, phát động tư tưởng "Hợp Việt Xuất Hán" trong đó có mấy điều được xem là tiêu chuẩn lập quốc táo bạo.

Hoàng Hạc nói tiếp:– Vũ Đế lấy Nhân-chính cai trị, tuyển cử hiền tài, chọn kẻ sĩ trong tôn tộc Bách Việt lập triều đình thứ đến địa phương, trên toàn cõi đất nước Nam Việt, quan trường không trọng dụng người Hán. Đây là giai đoạn quyết định thống nhất Bách Việt và từ bỏ chính sách trị dân "Người Việt Trị Người Việt". Một nhà nước Nam Việt độc lập Phương Nam, chính thức đối lực với nhà Hán.

Về triều đình, Nam Việt Vũ Đế là một ngoại lệ, tất cả Vua và quan đời sau không một ai được mang dòng dõi máu Hán.

Còn mục phiêu xuất Hán. Nam Việt Vũ Đế bãi bỏ quan lại Hán, cho về hưu hay trả về cố quốc và bãi binh Hán. Tuyển chọn hiền tài, lập binh pháp Bách Việt như thời Hùng Vương, tất cả huyện trên toàn Nam Việt do tôn tộc Bách Việt tự trị như Trường Sa Vương của tộc Mân Việt, Tượng Quận Vương tộc Điền Việt, Quế Lâm Vương tộc Lạc Việt, Nam Hải trung tâm Nam Việt có Vua Vũ Đế, Giao Chỉ Vương tộc Âu Lạc, Hải Nam Vương tộc Tây Việt và Đông Việt. Chủ ý "Hợp Việt Xuất Hán" để kết thúc họ Triệu trên đất nước Nam Việt.

Những ngày kế tiếp Nam Việt Vũ Đế sẽ thực hiện kỷ cương và lịch sử riêng biệt cho một đất nước Nam Việt phú cường, một hoàng đế bản lĩng, can đảm, lấy Nhân chính và minh bạch để cổ xúy truyền thống văn hiến Bách Việt, cho đến nay hơn năm mươi năm ông chưa hề đi sai chủ đạo "Hợp Việt Xuất Hán".

Về hải ngoại Nam Việt Vũ Đế truyền rằng. Nơi nào có tôn tộc Bách Việt sinh sống tức là lãnh thổ nhỏ của Bách Việt ở đó. Mỗ cho đây là một ý tưởng táo bạo và mới lạ, mỗ đã từng mạo muội tâu: – "Hoàng thượng điện hạ, hiện nay tôn tộc Bách Việt còn sinh sống Luy Lâu (Ngô Việt), Chiết Giang (U Việt) Hà Bắc, Thiểm Tây, Giang Tây, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Quế Châu thế thì khi náo điện hạ đem những nơi ấy cùng về một mối ? Nam Việt Vũ Đế không ngần ngại, trả lời: "– Từ hôm nay Trẫm xuất chiếu bang giao với nhà Hán".

Quả thực hôm ấy Nam Việt Vũ Đế vào phòng tứ bửu thảo ngay một tờ chiếu giao hảo, rồi thúc dục ngự sử Trần Chí Bình truyền lệnh sứ, đem lễ vật cầu xin nhà Hán cho phép tôn tộc Bách Việt lập khu sinh cư tự trị trên đất Hán, cuối cùng nhà Hán chấp thuận quyền tự trị rộng rãi, được kinh doanh như người Hán, còn ban hành bộ luật Sinh-cư trên đất Hán, người Bách Việt phạm pháp trừng phạt theo luật Nam Việt.

Từ đó cộng đồng tôn tộc Bách Việt sinh cư tại Trung nguyên được tự do sinh hoạt văn hóa, lưu truyền lễ hội truyền thống Hùng Vương, ngự sử Trần Chí Bình thay mặt triều đình Nam Việt trên đất Hán.

Về biên giới hai nước Việt–Hán phân định rõ, nước Nam Việt từ phía Nam Dưng Tử giang, có Động Đình hồ gọi là Lĩnh Nam. Biên giới của Trung nguyên nhà Hán, từ phía Bắc Dương Tử giang, có Bành Lãi hồ gọi là Lĩnh Bắc.

Hai nhà Việt–Hán, biên giới không xâm phạm và có sự trùng hợp cùng năm ấy ở Phương Bắc Lưu Bang lên ngôi hoàng đế hiệu Hán Cao Đế. Ở Phương Nam Triệu Vũ Vương lên ngôi hiệu Việt Vũ Đế, hai nước giao hảo cống lễ triều đồng đẳng, tuy vậy việc giao hảo với nhà Hán như con nước có lúc nhu lúc cương, nhà Hán thường trở mặt đem binh mã xâm lăng nước ta, nhưng không tài nào chiếm được một tấc đất của Nam Việt, Nam Việt Vũ Đế có công lập quốc, lấy Phiên Ngung làm thủ đô và quốc hiệu Nam Việt. Hiện tại là như vậy, về tương lai nước Nam Việt của chúng ta còn tồn tại hay mất trắng vào tay ngoại ban, là do tôn tộc Bách Việt quyết định vận mạnh của mình .

Ông nói tiếp:– Cũng xin trình bày thêm về Tôn Nhân Phủ, như Triệu Hoàng thái hậu là Trình thị người thôn Đường Thâm, huyện Giao Chỉ tộc Âu Lạc, Trọng Thủy ít nhất có nửa phần dòng máu Việt, còn cháu ông là Triệu Hồ hoàn toàn dòng máu Việt, nay Triệu Hồ đã lập gia thất người huyện Linh lăng tộc Lạc Việt, như vậy "Hợp Việt Xuất Hán" của nhà Triệu chẳng những có công khai quốc Nam Việt mà còn gắn bó bằng huyết thống Bách Việt .

Lấy lương tâm mà xét Nam Việt Vũ Đế đem hết tài trí để lập quốc, dâng lên tôn tộc Bách Việt, một cương giới ngàn vạn dặm, thử hỏi ông ấy là Việt hay Hán, cũng không ai biết ẩn thuyết nào đễ dẫn chứng.

Phàm mỗ có một hồ nghi Nam Việt Vũ Đế có huyết thống Bách Việt, không phải là người Hán, nếu đem đối chiếu về tư tưởng, hành động cũng như Quốc hiệu Nam Việt và Đế hiệu Vũ Đế thì thấy rõ, nói cho cùng không ai biết gia phả Nam Việt Vũ Đế như thế nào, trừ khi chính Người xác định thân thế của mình. Hôm nay mỗ phân tích để quí huynh đệ hiểu tinh thần lập quốc Nam Việt và hợp tộc Bách Việt thành một cõi riêng thịnh vượng và hùng cường không thua gì Phương Bắc.

Nhân đây mỗ than thở một điều, lấy làm xấu hổ vô cùng, bởi có vài phần tử tôn tộc Bách Việt đem đất nước, rừng biển của tổ quốc mình, dâng cho người Hán Phương Bắc, nhằm mưu cầu cái sống nhục thể, vì nguyên nhân đó mà Nam Việt Vũ Đế mới lập ra đại hội anh hùng Phiên Ngung.

Thưa quí huynh đệ, khi tham dự đại hội anh hùng Phiên Ngung thì nhớ bảo vệ đất nước của tôn tộc Bách Việt, đừng để bất cứ ai đem bán một tấc đất của tổ tiên Bách Việt cho Hán di, người trượng phu phải dũng, chí khí và trí tuệ xét đoán khôn ngoan thì loại được thành phần gian tế Hán và làm phản.

Cho đến nay, tuy Nam Việt Vũ Đế chưa có một lời nào phiền trách Lạc dân, nhưng mỗ rất ái ngại vì những phần tử trong tôn tộc Bách Việt làm gian tế Hán, với ý đồ đem đất nước của tổ tiên mình dâng cho Hán di, bởi thế huynh đệ phải thức tỉnh trước, đừng để mất sĩ diện anh hùng tôn tộc Bách Việt, mỗ xin hết lời chỉ mong quí huynh đệ có lòng thành tâm trí vì Bách Việt .

Trường Sa Vương Vũ Thư Minh, Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình, Quản Lộc đại phu La Đức, Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được, Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, Đạo sĩ Trần Mạnh Côn, Thái úy Đinh Thành Châu, Tây Tướng quân Nguyễn Hùng và Đạo sĩ Trần Thượng Độ.

Tất cả im lặng nghe Hoàng Hạc trình bày mà trong lòng ai cũng kính phục luận lý của ông, từ lời nói đến cử chỉ của Hoàng Hạc đều chứng minh được bằng vốn tính thực lòng và lịch sử thực tế của đất nước và tâm lý người Bách Việt ngày nay, từ lâu huynh đệ đất Trường Sa cũng có nghe tiếng đồn rất mơ hồ về triều đại Nam Việt Vũ Đế, họ chưa nghe người chính cuộc trình bày, hôm nay nhờ Hoàng Hạc mà họ mới mở được tầm mắt thông suốt, cảm kích hơn về tinh thần của Nam Việt Vũ Đế.

Từ lâu Đạo sĩ Trần Thượng Độ ngưỡng mộ cá tính hùng lý của Hoàng Hạc, hôm nay ông lắng nghe không bỏ sót một lời nào và hài lòng ghi vào tim nói :

― Thưa quí huynh đệ, nay mỗ đã hiểu được nguyện vọng đơn giản của Nam Việt Vũ Đế là tập hợp tôn tộc Bách Việt thành một khối và đem hết tâm huyết xây dựng đất nước Nam Việt, một nhà vua biết trọng dụng kẻ sĩ hiền tài, không phản bội công thần, trừng phạt công thần rất công minh. Dù cho Nam Việt Vũ Đế là người Hán nhưng vốn có lòng đồng sinh, trí đức táo bạo vượt qua biên giới úy kỵ Việt-Hán, ngôi Thiên tử lập quốc Nam Việt trao cho tôn tộc Bách Việt một sơn hà Lĩnh Nam, bờ cõi phân ranh không sai một tấc đất. Chính nhà Hán đương thời cũng phải nghiêng mình kính phục thiên tài cai trị của Nam Việt Vũ Đế, có đủ bản lãnh tập hợp tôn tộc Bách Việt bằng thuyết phục nhân tâm, ông thắng An Dương Vương bằng trí, rồi từ từng mãnh Việt ông xây dựng thành một khối đại Bách Việt, ông không xâm lăng đất Hán nhưng nơi nào có tôn tộc Bách Việt sinh cư, thì nơi đó được hưởng quyền sống Bách Việt.

Nhà Hán có Lưu Bang, Nam Việt có Vũ Đế nay hai cõi thấy không cần thiết phải chiến tranh, cho nên nhà Hán bang giao với Nam Việt, bằng giải pháp trùng tu nghĩa trang và lễ tự nhà họ Triệu ở Chân Định, nhà Hán tuyển bổ con cháu họ Triệu ra làm quan, trong khi ấy Nam Việt Vũ Đế không tha thiết họ Triệu, cũng không đòi hỏi nhà Hán phải dung nạp, tuyển chức con cháu họ Triệu vào quan trường, đây là một độc chiêu của Lưu Bang, nếu chiếu theo luật rừng của Trung Nguyên một Hán dân làm phản là cả họ tru di tam tộc, tài sản tịch thu, mồ mả ông cha cả họ bị cày xới san bằng, đập phá hài cốt. Xét cho cùng nhà Hán cũng phải khiếp sợ mạng Thiên tử của Nam Việt Vũ Đế.

Mỗ cảm kích Nam Việt Vũ Đế về việc trồng vườn cây ăn trái, với giống hiếm hoi trên cõi trời Nam này, hầu để lại cho hậu thế Bách Việt một gia tài vô giá, tất cả Lạc Việt biết quí trọng nó thì giữ gìn ngày sau con cháu thụ hưởng, phải tiếp nhân vườn cây tốt vốn gốc quí, cùng lúc phân ra thành nhiều vườn cây khác, có như vậy thì con cháu đời sau mới tiếp tục lộc tổ, nếu kẻ nào chặt phá đốn đi thì mình phải trừng trị. Từ đó đến nay dưới chân Nam Việt đã khẩn định mỗi Lạc dân có một mãnh đất rộng để đứng, trên đầu có nhiều phiến ngói để che và nói chữ Người. Thưa quí huynh đệ có đồng suy nghĩ với mỗ không chứ ?

Tất cả vỗ tay đồng ý, ca ngợi tinh thần chính đạo của Đạo sĩ Trần Thượng Độ đối với Bách Việt.

Trường Sa Vương Vũ Thư Minh vỗ tay nói :

― Thưa quí huynh, mấy khi hội ngộ với quân sư ở đây, hôm nay có nghe mới rõ Nhân chính đất nước, cũng như tình hình của tôn tộc Bách Việt, còn những người khác không gặp được quân sư thì khác nào như kẻ ngồi trong bóng tối mà tưởng tượng sự đời ngoài sáng, cách đây không bao lâu có huynh đệ cũng ngồi trong bóng tối, nay nhờ quân sư mới soi rọi ánh sáng vào lòng. Mỗ tuy tài đức không bằng quí huynh, nên có đôi lời hơi thô thiển, suy nghĩ chưa ra cội nguồn, hành động tho lổ chưa hợp tình quân pháp, chỉ có ít ngôn cuồng để thi thố dâng lên Bách Việt, hy vọng Bách Việt vĩnh tồn. Ông thưa tiếp:– Hiện nay ở Trường Sa có kẻ trộm, quí huynh không trừ trước, chờ đến khi bị mất đồ, quí huynh mới tìm trộm thì đã muộn màn, đừng để mất rồi mới trừ, khi trừ đừng để kẻ trộm biến mất, ngay bây giờ phải lập ra qui pháp trừ khử kẻ trộm, mỗ đề nghị như thế này, nếu thấy được thì quí huynh thực hiện. Hôm nay có tất cả là chín đại huynh, đã nghe quân sư trình bày và lời hay lẽ đẹp của đạo sĩ Trần Thượng Độ, xin quí huynh cùng chung cộng khổ đi hành thuyết khách, thôi thúc lòng Lạc dân hướng về Bách Việt, cũng là dịp kêu gọi những kẻ làm phản hay có ý làm phản, qui thuận về triều đình và tìm những người làm phản trong bóng tối, cũng như thành phần có thái độ lừng khừng. Bởi thế quí huynh đệ cần phải biến thông tâm tư thành hành động .

Quí huynh thuyết phục họ bằng tinh thần vô tư, trình bày cho họ nghe tư tưởng "Hợp Việt Xuất Hán" để họ giảm cường độ làm phản, còn nếu họ không nghe thì đích thân quí huynh phải dứt khoát tình nghĩa với họ, điều quan trọng là đừng để họ biết sự cộng sức việc làm của quí huynh.

Quí huynh thường xuyên trao đổi ý kiến trong thất nhựt, rồi lập danh sách theo mức độ làm phản. Tổ chức huấn luyện võ nghiệp cho binh sĩ, lập ra thám binh trợ lực cho giám binh, cho thám binh vào sinh hoạt chung với tổ chức làm phản, khi quí huynh biết được một người làm phản thì hãy tìm ra tổ chức đó, lúc bấy giờ mới bắt kẻ đầu làm phản, riêng tổ chức đã làm phản rồi thì quí huynh lập kế sách bắt cho bằng được.

Nói chung quí huynh chỉ cần bắt được đầu đảng, phó đảng là tổ chức đó tan rã ngay, đầu đảng làm phản là người có thế lực trong quan trường, rất khó bắt lắm, là vì họ bí mật chỉ thị cho nhân vật thứ hai hay thứ ba hành động. Hiện nay huynh đệ có quân sư và Nam Việt Vũ Đế thì không sợ kẻ làm phản, chỉ cần bắt đúng là thành công. Quí huynh có ý kiến gì nữa không ? Đem ra hết để đàm luận, để đúc kết, mời quý huynh thành lập một tổ chức bài trừ giặc cỏ.

Tất cả vỗ tay đồng ý lập qui pháp hành động.

Tướng quân Tô Trang Khan trong lòng hớn hở nói :

― Thưa quân sư cùng quý huynh đệ, mỗ xin đề cử tên gọi tổ chức là Phượng Hoàng Đồng Tương, với những thành phần nhân sự như sau :

1 – Đạo sĩ Trần Thượng Độ, nhiệm vụ tổ chức giám binh.
2 – Quản Lộc đại phu La Đức, huấn luyện binh mã.
3 – Đạo sĩ Trần Mạnh Côn, huấn luyện giám binh.
4 – Trường Sa Vương, thảo qui pháp hành động .
5 – Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được, chỉ huy Phượng Hoàng Đồng Tương.
6 – Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình, chỉ huy phó.
7 – Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, chỉ huy phòng thủ, tiếp ứng.
8 – Thái úy Đinh Thành Châu, liên lạc và điều động giám binh, thám binh.
9 – Tây tướng quân Nguyễn Hùng, hậu cần lương thảo .
Tất cả vỗ tay đồng ý về nhân sự và lấy tên tổ chức Phượng Hoàng Đồng Tương.

Trường Sa Vương phát thảo hành động tại chỗ hỏi :

― Thưa quý huynh hành động ngay từ ngày mai cũng được, hiện đã có qui pháp trừ Hán khấu Hồng Kỳ, nhà Hán nuôi đảng này để cướp phá biên giới Trường Sa, họ lập lưới gian tế, trong Hồng Kỳ đảng có nuôi một tổ chức làm phản lấy tên Hưng Việt, lực lượng trên sáu trăm người, họ tuyển thanh niên tại biên giới cùng trong nội địa Trường Sa và các huyện biên giới Nam Hải, người cầm đầu chưa biết là ai, người phó tên là Trịnh Thư, cả họ ngoại nội quê quán Lãnh Thủy, cha mẹ, vợ và bốn con vẫn sinh sống ở đó, cứ độ nửa tháng tên Trịnh Thư về thăm vợ con một lần, trại của Trịnh Thư tọa lạc bên đất Phúc Kiến của Hán, phía sau ngọn Việt Thành Lĩnh chạy từ Phúc Kiến, đến huyện Tuần Mai tỉnh Nam Hải. Theo mỗ biết người cầm đầu Hưng Việt đảng ở Trường Sa, y là người lấy lòng các phủ huyện, cũng là người có uy tín trên giang hồ, như vậy làm sao để biết tên đó ?

 Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan thẳng thắn phát biểu :

― Thưa quý huynh đệ, mỗ hứa mười lăm ngày nữa sẽ nạp tên đầu đảng Trịnh Thư, rồi sau đó bắt cùng lúc sáu trăm mạng giặc cỏ. Tất cả vỗ tay tán dương Tô Trang Khan.

Trường Sa Vương muốn có một kết quả tốt, ông ngó về phía Tô Trang Khan hỏi :

― Tô tướng quân, mỗ gia hạn một tháng không gấp lắm. Tất cả lên tinh thần, vỗ tay đồng ý. Ông nói tiếp:– Còn nữa sau khi hốt bọn Hưng Việt, quý huynh sẽ có qui pháp lùa bọn Hán khấu Hồng Kỳ, Hồ Kỳ vào Trường Sa tiêu diệt chúng.

Tướng quân Tô Trang Khan đưa tay lên hứa một lần nữa :

― Ồ Mỗ hứa mười lăm ngày là lâu lắm đó, bởi vì mỗ đã biết y là ai rồi nhưng lâu nay để đó, vì đang tìm con cá lớn của đầu đảng, lúc ấy bắt cũng chưa muộn, mỗ biết Trường Sa Vương thích bắt hùm beo chứ không bắt một con thỏ nhỏ.

Trường Sa Vương khoan thai cười, luôn miệng nói:

― Thưa quý huynh, đây là chiến dịch Phượng Hoàng Đồng Tương, dù kẻ gian tế Hán lớn hay nhỏ gì cũng phải bắt ráo hết, quý huynh còn nhớ Hán khấu Hồng Kỳ và Hồ Kỳ có trang trại ở Bắc hồ Bành Lãi trên đất Hán, chúng thường vào Động Đình hồ để quấy nhiễu Lạc dân.

Còn nữa tại Đô Lung Lĩnh chạy dài từ Đạo huyện Trường Sa tới Gia huyện Quế Lâm, có Mãnh Hùng bang hùng cứ ở đó.

Ở Minh Chử Lĩnh hiểm trở, từ Lâm huyện đến Liên huyện giáp Nam Hải, có Bình Châu bang cũng làm phản, chúng muốn thư hùng với Lạc dân, quân binh Trường Sa.

Tại Kỳ Điền Lĩnh, từ Toàn huyện tới Gia huyện Quế Lâm có bọn Hán khấu Chu Đại, hùng cứ ở đó.

Ở Đại Dữu Lĩnh, từ huyện Đại Dữu "Nam An" Giang Tây đến huyện Nam Hùng biên Nam Hải, có bọn khấu Minh Phương hùng cứ, đã hai lần nội bộ thanh trừng đảng trưởng.

Hoàng Hạc thấy Trường Sa Vương trẻ tuổi mà hiểu biết tường tận, mưu lược khá vững, quả là cột trụ chiến trường của thành Nhạc Dương, đầu gật đôi lần tỏ ý hài lòng, ôn nhã khen :

― Thưa quý huynh đệ Trường Sa, mỗ xin trình bày mọi việc để am tường, khi mỗ vừa đến, thì gặp thất hiệp Phùng Điền bang cũng đến Trường Sa, mục đích của họ là thăm viếng trên ba mươi bang chúng tại trạm Động Đình hồ, họ chuyên hành nghề giao dịch hàng hóa, nhưng nếu có dịp thuận thuyền xuôi gió họ cũng hành sử như bọn khấu .

Hôm ấy vô tình thất hiệp tính trẻ con, thích quấy rầy mỗ, gặp phải Phi Bằng nhi của mỗ cũng thích chơi trò phóng Bạch Thiết Châm để bõ ghét những kẻ tính kiêu ngạo. Rồi chuyện đến không đơn giản như huynh đệ tưởng đâu, từ đó nó biến thành cuộc dùng trí, chính mỗ cũng không thể nào nghĩ được phương thức để hóa giải thất hiệp Phùng Điền, nhưng cuộc đời này âu cũng nhờ có dịp may, mở ra từ thù thành bạn, Phi Bằng nhi vô tình cải hóa được lục Phùng Điền bang trở thành lương thiện hoàn toàn, từ ấy thất Phùng Điền tôn vinh Phi Bằng nhi làm sư phụ, quyết định đổi tên khai họ mới là Hoàng Đức bang.

Mỗ cho đó là may rủi, chứ không phải do Phi Bằng nhi nhờ tài cải hoá họ, mỗ được biết trong tổ chức Phùng Điền trên hai trăm bang chúng hoạt động khắp nơi dưới sự chỉ huy của thất hiệp, xét về võ nghiệp thì rất khá, xét về chiến lược cũng không khác nào những tướng quân tài ba, nếu được Trường Sa chiêu hiền đãi sĩ, kết nghĩa với thất Hoàng Đức thì tạo ra một thế lực lớn, hiện nay lực lượng của Hoàng Đức chuyển qua kinh doanh thực sự, nếu quí huynh đệ không ngại mỗ xin đứng ra giới thiệu với quí huynh đệ, hiện nay thất Hoàng Đức đang hành hiệp ở Tây Giang. Lời của mỗ chân thực tỏ bày cùng quí huynh đệ được tường, cũng theo lời của Trường Sa Vương đã biết Phi Bằng nhi của mỗ đang ở tại Phong Lưu Tửu Lầu.

Tất cả đồng hoan hỷ, đã hiểu ra nguyên nhân cải hóa Phùng Điền như thế nào rồi, huynh đệ Trường Sa nghe qua sự trình bày của Hoàng Hạc, cũng để lòng cảm kích thất hào hiệp Hoàng Đức, cho nên ai cũng muốn kết nghĩa với thất Hoàng Đức.

Trường Sa Vương, vui mừng thưa đề nghị :

― Thưa quí huynh, tại sao mình không kết nghĩa trược tiếp với sư phụ của Hoàng Đức, hiện đang có mặt tại Phong Lưu Tửu Lầu ?

Tất cả ồ lên một tiếng, thay cho sự đồng tình. Đạo sĩ Trần Thượng Độ vui mừng nói :

― Thế thì hay lắm, nhờ Trường Sa Vương thay mặt huynh đệ đến Phong Lưu Tửu Lầu ra mắt người, đem hết sở trường của mình thuyết phục đệ ấy, khi chúng ta kết nghĩa được sư phụ của Hoàng Đức là được cả thất đại hiệp.

Hoàng Hạc thấy huynh đệ Trường Sa trọng hậu tinh thần nghĩa hiệp ấy, ông cũng muốn mọi người tự đặt mình vào lòng tin có hạn định của nó, nói :

― Thưa, quí Huynh đệ, lòng mỗ rất băn khoăn, lý do là quí huynh đệ Trường Sa trọng hậu và tin tưởng Phi Bằng nhi là hiền tài ư ? Theo mỗ nghĩ tuy Phi Bằng nhi là sư phụ của Hoàng Đức thực, nhưng mỗ rất ái ngại vô cùng, vì sợ quí huynh đệ tiếp xúc rồi sẽ thất vọng, bởi Phi Bằng nhi mới mười lăm tuổi, mà kết nghĩa với quí huynh đệ thì không tiện cho mỗ, khi đàm đạo với nhau như thế này ! Mỗ nghĩ rằng kết nghĩa với thất hiệp Hoàng Đức thì tốt hơn .

Trường Sa Vương tình thực nói thẳng :

― Thưa quân sư, trong cuộc hợp mặt hôm nay già trẻ có, mỗi người khả năng khác nhau, còn nói về quan trường thì ai cũng có vị trí riêng biệt, nói về võ nghiệp mỗi người có sở trường, sở đoản riêng của mình, nhưng cả thảy phải thấy một điểm chung, đó là sứ mạng Bách Việt. Tuy gọi nhau là huynh đệ, nhưng trong tâm của mỗi vị lúc nào cũng tôn trọng phẩm vị hiền tài, đức trọng trên dưới của nhau.

Ngu đệ xin mạng phép lạm bàn thêm:– Xét về tài đức ngu đệ không thể nào sánh bằng quân sư, Quản Lộc đại phu La Đức, Phi Đình Hầu tướng quân Chu Thông Được, Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, Đạo sĩ Trần Mạnh Côn, Thái Úy Đinh Thành Châu, Đạo sĩ Trần Thượng Độ, và Trường Sa tướng quân Lê Tư Bình, Tây tướng quân Nguyễn Hùng, tất cả đều là những đại cổ thụ Trường Sa đương thời, khi đã kết nghĩa thì xem nhau như huynh đệ một nhà. Ngu đệ là một đứa trẻ có tinh thần Bách Việt xin ngồi chung cùng quí đại phu để học điều hay lẽ phải, phương sách trị quốc và giữ quốc, nhưng vô tình quí huynh xem thường bỏ rơi ngu đệ, thì tự nó sẽ hóa thành một que niêm chuẩn bị tuột ra khỏi Trường Sa, hy vọng quí huynh thấy được, lấy búa đóng que niêm ấy vào để cho Trường Sa đứng vững, theo ngu đệ xét thấy khi thất hiệp Hoàng Đức phục mệnh lệnh của điệt Quân Sư, chính họ là người tinh tế không nhìn lầm một sư phụ trẻ, xin quí huynh đệ xem đây là một que niêm của Trường Sa, mà ngu đệ cần phải kết nghĩa, dù ở tuổi nào thì mình cũng phải nuôi dưỡng để dùng ngày mai, chính thất Hoàng Đức đã tôn vinh lệnh điệt của Quân Sư thì Trường Sa Vương này cũng hết lòng tôn vinh sư phụ Hoàng Phi Bằng vậy, việc này chỉ để riêng một mình ngu đệ lo liệu, không trở ngại gì đến quân sư, xin quí huynh đệ an tâm.

Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan cười hà hả nói :

― Thưa quí huynh đệ, theo mỹ ý của Quân Sư và Trường Sa Vương cả hai đều có lý cả, nhưng nhìn kỹ xem cái que diêm nhỏ đó là họ Hoàng thì không thể nào sợ tuột ra khỏi Trường Sa, thất hiệp Hoàng Đức va chạm thực tế rồi mới tinh tế nhận người làm sư phụ, trong khi ấy Trường Sa Vương ngồi nhà suy luận thì làm sao biết nhân tài .

Trường Sa Vương không hài lòng câu phát biểu của Tô Trang Khan, miệng cười, khẳng khái trả lời :

― Thưa tướng quân, suy luận thì phải nắm căn cơ, ngồi trong trận suy luận đúng thì ngoài trận không hao binh tổn tướng, suy luận chuẩn mực thì hành động như thần. Phàm người giỏi cầm quân thì bầy trận phải thắng, người giỏi bầy trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết và Thắng một vạn quân không bằng chiến thắng bản thân. Đó là tâm huyết mà tại hạ muốn kết nghĩa với những anh hùng .

Hiện nay ở Trường Sa này đếm không hết những kẻ khoa miệng múa mép, họ nói thật lớn mà tim gan lại quá nhỏ, đó là bè đảng chỉ đóng cửa giởn với nhau mà thôi. Ai cũng tự khoác cho mình một cái áo thi nhân, thư sinh, hiền nhân, đạo đức, tu tiên đạo cốt nhưng thấy tiền là bỏ vào túi riêng. Họ tự phong lòng nghĩa hiệp nhưng thực tế là bợm lừa đảo, họ là loại người bất tri, bất giáo. Hiện nay mỗ sống và hành sự vì muốn cuộc đời này lương thiện .

Ngu đệ không thể kết nghĩa với những kẻ vừa nói trên, xem họ là kẻ không đi đồng thuyền. Tại hạ nhờ biết suy luận mới xét được lòng nghĩa nhân, hiện nay quí huynh làm quan tứ trụ Trường Sa mà nghèo rớt mồng tơi, đương nhiên phải có lý do nghèo của nó, nhìn vào thực tế những kẻ quan trường khoa mồm đánh trống lại giàu nứt vách, như một ông Lạc huyện giàu hơn quí huynh, thử suy ra ông Lạc huyện ấy không khác nào tên cướp mà dân đang oán họ. Ngu đệ kết nghĩa với quí huynh nhằm để trừ khử bọn quan mục nát đó, ngu đệ cai trị đất Trường Sa này đã mười năm, thân côi độc không biết nói cùng ai để cùng đồng tình diệt trừ bọn khấu, hầu đem đến cho Lạc dân, Mân dân trong cuộc sống hằng ngày được bình an, mỗ đã tìm nát dưới đáy Động Đình hồ, mới có người để kết nghĩa như hôm nay, mỗ hướng về tương lai sẽ kết nghĩa với Hoàng Phi Bằng, thất hiệp Hoàng Đức và ngũ nữ hiệp họ Chu v.v... Nói một cách tổng quát mỗ kết nghĩa không nhìn nhằm người.

Nhất là Trường Sa ngày nay có một trọng trách lớn, phải trừ giặc cỏ trong nhà rồi kế đến dẹp yên giặc ngoài, Trường Sa là đất vinh nhục của Bách Việt, một Trường Sa Vương phải hạ mình làm đồ đệ anh hùng hầu mưu cầu hạnh phúc cho thiên hạ, không lấy việc nhỏ này làm hổ nhục, phải lấy đó làm cường chí, để mưu cầu lợi ích cho bá tánh, không vì suy nghĩ tư lợi. Mỗ kết luận, những việc làm nào trái với lương tâm đều cấm kỵ.

Đạo sĩ Trần Mạnh Côn cười tỏ vẻ đắc ý, ôn tồn :

― Thưa quí huynh đệ, thực ra hơn mười năm trước, khi Trường Sa Vương Vũ Thư Minh xuất hiện thì trong huynh đệ ở đây cũng có ý lo âu, vì người đời đã nói "Cha nào con nấy", nhưng rồi thời gian trôi qua thấy hiền đệ Vũ Thư Minh quả thực là hiền tài, mưu lược, liêm khiết, thành thực, thẳng thắn. Huynh đệ ở đây rất hài lòng đắc ý lắm, thường nói với nhau, người đời còn có câu "Cha mẹ sinh con trời sinh tính" từ ấy huynh đệ đồng ý trợ lực cho Trường Sa Vương trên trăm vụ lớn nhỏ vì lợi ích bá tánh, những vụ tịch thu tài sản cách chức Lạc huyện, trừng phạt những khâm sai triều đình, nếu không có Quân Sư và huynh đệ ở đây thì anh hùng khó sống với bọn quan trường uy quyền nhất triều đình. Cũng nhờ hiền đệ mà triều đình loại được một số quan trường hủ lậu, nhưng loại được nhóm hủ lậu này rồi thời gian sau lại có nhóm hủ lậu khác xuất hiện.

Thái Úy Đinh Thành Châu vuốt râu, gập đầu đồng tình phát biểu của Trần Mạnh Côn, chấp đôi tay đưa lên ngang tầm ngực, cung kính :

― Thưa, quí huynh đệ, ngu đệ thấy có sự hiện diện của Quân Sư ở đây, như một dịp soi rọi nhiều việc mà huynh đệ cần phải chú ý, từ nay huynh đệ phải đánh một ván bài cuối cùng với bọn khấu trong ngoài Trường Sa, không cho một con chuốt nào vào hang ẩn trốn, ngày mai tiến hành như đã bàn thảo, cùng lúc chiêu hiền đãi sĩ, nuôi dưỡng hiền tài, hiền sĩ đó là thượng sách. Nhân hôm nay ngày cũng đã tàn, quí huynh đệ chuẩn bị tiễn đưa Quân Sư về Phong Lưu Tửu Lầu. Tất cả đồng ý tiễn Hoàng Hạc rời sảnh đường.

Trường Sa Vương không bỏ dở cơ hội này, liền hỏi :

― Thưa quí huynh, cho phép ngu đệ cùng đi với Quân Sư đến Phong Lưu Tửu Lầu.

Tất cả huynh đệ đồng hoan hỷ theo nguyện vọng của Trường Sa Vương. Hoàng Hạc cũng đồng ý, tất cả chào nhau tạm biệt hẹn tái ngộ tại thành Phiên Ngung, trên đường về Phong Lưu Tửu Lầu. Hoàng Hạc kể cho Vũ Thư Minh nghe một thời sống ở Trường Sa, nay còn động lại trong ký ức :

― Trường Sa thuở nào cũng xuất hiện nhiều kỳ tài, anh hùng đất Trường Sa trọng vọng tình nghĩa, đậm nét thân thương Bách Việt. Động Đình hồ nguyên là đất khai quốc thần kinh của Lạc Việt. Trời sinh ra Trường Sa có kỳ quan Động Đình hồ nước biếc bao la, buổi sáng tinh sương hơi nước bốc lên hóa hiện muôn vàn nàng tiên múa trên mặt hồ, những bóng hình ngư phủ hiện ra như quân tướng điều động chiến binh, những đêm bạch thố khi mờ khi tỏ đẹp vô cùng, trời khéo sinh tặng cho Bách Việt một chiến lũy về thủy lộ, riêng Tam Sơn cũng là một bình phong đất kiệt. Ngoài ra Động Đình hồ còn có chức năng con nước nuôi con người, khi Dương Tử giang gặp mùa nước lũ dâng cao, thì nước chảy vào Động Đình hồ, đến khi nước sông hạ thấp thì nước trong hồ chảy ra Dương Tử giang, nhờ vậy lưu vực này không bao giờ lũ lụt.

Nơi đây tạo ra kinh tế rất trù phú, còn nữa Trường Sa đẹp nhất Lĩnh Nam, phong cảnh thiên nhiên tô điểm quê cha đất tổ hùng thiên sông núi. Ngũ lĩnh có Việt Thành Lĩnh đầu từ Phúc Kiến, kéo đến huyện Tuần Mai tỉnh Nam Hải, một biên giới thiên nhiên giữa Việt-Hán. Đô Lung Lĩnh từ Đạo huyện Trường Sa chạy đến Gia huyện tỉnh Quế Lâm cho chúng ta nhiều dược liệu quí hiếm. Minh Chử Lĩnh từ Lâm huyện tỉnh Trường Sa chạy đến Liên huyện tỉnh Nam Hải cho chúng ta hương liệu, những loài hoa phong lan rất giá trị và sâm đa niên quí giá hơn ngọc ngà. Kỳ Điền Lĩnh từ huyện Toàn tỉnh Trường Sa chạy tới huyện Quế Lâm cho những loại gỗ quí chế tạo vũ khí, về nhiên liệu làm giấy phong phú gồm có cây Gió, Đàn, Dương Hương, Mộc Phù Dung hoặt cây Tre và có cả Sáp để nhuộm giấy, tương lai viết chữ sẽ dùng loại giấy này. Hiện nay Mây Tre làm ra vật gia dụng, sản xuất từ Minh Chủ Lĩnh, cũng như vật dụng nhà nông. Đại Dữu Lĩnh từ huyện Đại Dữu "Nam An" tỉnh Giang Tây chạy đến huyện Nam Hùng tỉnh Nam Hải cho chúng ta vạn vật thú rừng, giá trị nhất là xương hổ, gạc hưu nai, tê giác, ngà voi, mật ong v.v...

Đã là anh hùng thì nên để lòng đến địa thế ngũ lĩnh, phòng khi có chiến tranh lấy núi rừng thiên nhiên làm thành trì mà đối địch, quả là ngũ lĩnh cảnh nên thơ mây vẽ tiên rồng, bay khắp non cao. Lòng tại hạ đến đây tuy xác phàm mà người lại hóa tiên gia :

Ngũ Lĩnh kỳ ngộ hiển linh thiên,
Cảnh trần mây gió xuyên vân rồng
Cuối thu đầu đông hồng sen pha
Nhất tùng nhị mai lan chưa tàng
Ngũ lĩnh lưng trời tràng kiều diễm.

Lời ca vừa câu kết ông nói tiếp :

― Nơi nào mỗ cũng đi qua bởi các trận chiến, Trường Sa là cửa sinh tồn của Bách Việt, cho nên người Bách Việt không nên coi thường ngũ lĩnh, Trường Sa vào tay Hán thì Bách Việt trước sau gì cũng bị đồng hóa, kẻ xâm lăng bao giờ họ có thương người Bách Việt mình đâu, người Hán lúc nào cũng lăm le cướp nước khác để đồng hóa.

Ngày nay Trường Sa thanh bình, dân cư sinh hoạt rộn rịp, ghe thuyền tấp nập, muôn dân sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc. Quả là đất nước quê hương của tiên gia ngàn vạn dặm đẹp vô ngần, nhưng chưa đủ đẹp cho nên chúng ta phải vận dụng đôi bàn tay nhằm tô điểm thêm cho đất nước càng lộng lẫy hơn. Hoàng Hạc kể chuyện đất nước quê hương cho Vũ Thư Minh nghe. Bỗng đôi song mã đồng cất lên tiếng hí, báo hiệu đã về đến Phong Lưu Tửu Lầu, cùng lúc có tiếng vó ngựa của giám binh cấp báo :

― Thưa, Trường Sa Vương, Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan bị chết dưới tay của một người bịt mặt áo nâu, trưa ngày sau cũng có tin Trịnh Thư và cả thảy ngoại nội, cha mẹ, vợ con mười người sinh sống tại Lãnh Thủy cũng bị chết, không rõ hung thủ là ai ? Tin này được tổng trấn Động Đình hồ Cao Hổ Tiên xác nhận.

Hoàng Phi Bằng nghe được tin này biết nội vụ cùng một hung thủ, Hoàng Phi Bằng suy nghĩ trong lòng :– đây là vụ án thứ hai tại Trường Sa, ta phải tìm ra hung thủ rồi nhờ tổ phụ trừ khử .

Hoàng Hạc thương tiếc Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, một vị anh hùng trong sáng, thế mà qua đời vội vã. Trường Sa Vương đôi mi lệ vương nhòa, lòng hận âm thầm, lặng lẽ đi như trong bóng đêm.

Ông khóc trong đáy lòng, tim gan âm ỷ gào thét không âm động :– Hởi đại huynh Tô Trang Khan ơi ! Lý do nào phải lìa đời ? Ai là kẻ xác thủ ? Hiện tại chỉ có đại huynh là người xứng đáng để vinh danh anh hùng bất tử. Mỗ khó hiểu tại sao anh hùng không chết trong thời chiến, mà lại tử giả đột ngột trong thời bình, tại sao ? Vũ Thư Minh bỗng la lớn :

― Ân oán nào gây ra. Mỗ sẽ tìm kẻ thù đang ẩn trong bóng tối, đó là ai hãm hại Đại huynh Tô Trang Khan của mỗ .

Hoàng Hạc lòng cũng bàn hoàn, thương tiếc, một tiếng thở dài nói :

― Nội vụ này không phải nhỏ, vì nó có liên quan đến Trường Sa, ắt nhiên có nội tuyến, xin Trường Sa Vương cẩn thận rồi tìm phương thức mà loại trừ kẻ ấy.

Trường Sa Vương rắn rỏi trả lời :

― Đa tạ Quân Sư, tại hạ thay mặt anh hùng Trường Sa và gia đình Phiêu Kỵ tướng quân Tô Trang Khan, không tha thứ kẻ nào bày ra mưu hại này .

Cả hai người phi thân rời khỏi tuấn mã đi vào Phong Lưu Tửu Lầu.

HuỳnhTâm



Chương 5
Lấy Thân Trọn Nợ Non Sông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét