Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Chín ( Huỳnh Tâm )

Quê Hương Nắng Đẹp Trải Đồng Xanh

Huynh đệ Hoàng Phi Bằng chia tay kẻ đi Giang Tô, người về Giang Nam, chỉ còn Trần Kiều Oanh ở lại Phiên Ngung thành với tinh thần bình an trong lúc cấn thai nhi. Huynh đệ hẹn nhau ngày trở lại đón Trần Kiếu Oanh về Cửu Chân, riêng Hoàng Phi Bằng có những suy nghĩ về số tiền do Thái tử Muội Hồ tặng, chưa biết phải sử dụng vào việc gì cho hữu ích. Hoàng Phi Bằng hiểu được tình ý của huynh đệ, chàng cẩn trọng nói :

― Quý huynh đệ mỗi người có sở trường riêng, nếu lấy ra áp dụng thì thành công, hiện nay với số năm trăm nén vàng phải sử dụng đúng chỗ, ắt không hết sống vàng rồng này, trái lại sẽ tích sản gấp ngàn lần, vậy Trịnh đệ là người biết kinh doanh, làm chủ số vàng này nhé ?

Trịnh Trường đứng bên, hiểu ngầm liền lên tiếng trình bày ý riêng của mình:

― Thưa nhị đại huynh, theo tiểu đệ thì tùy lúc mới sử dụng số vàng này, chi phiếu vàng hiện nay xem như tài sản chung không phân biệt của riêng ai, nói chung là tài sản của tứ huynh đệ chúng ta. Mỗi khi xuất để chi tiêu, tiểu đệ phải có trách nhiệm, hiện số vàng này cất trong ngân khố Nam Việt, cho nên sử dụng phải có lãi chứ không được mất vốn.

Lý Bình Trung đưa mắt nhìn quanh một lượt, đoạn hài lòng đáp:

― Đúng vậy, Trinh đệ cứ làm theo ý riêng và kiêm luôn hồm tiền cho các huynh tỷ, nhớ huynh đệ ta chỉ sử đụng nửa số vàng rồng này thôi, phần còn lại không dùng nên đến, ngày nào đó Thái Tử Hồ sẽ hiểu ý huynh đệ chúng ta vì đại nghĩa chứ không vì mấy trăm nén vàng rồng.

Hoàng Phi Bằng gật đầu, dấu hiệu đồng ý, chàng nở một nụ cười, để lộ hai hàm răng đều đặn trắng như ngọc, rồi tán đồng :

― Tốt lắm huynh đệ cứ làm như vậy.

Lý Yến Hồng ( Hiệp Phương Yến ) từ xa đi đến, mục quang thu gần những chân dung thân thương, cùng bước chân hiệp cốt nhu trường với tình mẫu tử chan chứa, lời ôn nhu :

― Lão mẫu thay mặt gia gia đến thăm hỏi các hài nhi, lão có đôi lời trước khi tạm biệt. Lão đã biết hết nội vụ nương tử của Lý nhi, hiện đang điều dưỡng ngoài thành và cũng biết về số vàng mà huynh đệ hài nhi có được từ Thái tử Hồ tặng. Gia gia có nhờ lão nhắc nhở đôi lời rằng:– Dùng vàng của người ta thì phải biết quí trọng nó, không được phung phí như nước Dương Tử giang, nay gặp phú quí vinh hoa ngày mai như bọt khí nước, nhìn thì to đấy, một lúc sẽ như mây. Riêng lão nhờ Lý nhi trông nôm kỹ lưỡng cho Trần nhi nữ thật tốt, ngày về Giang Nam lão mẫu có cháu nội để bế bồng nhé ? Các hài nhi cẩn thận đường đời lắm gian truân, phải đề phòng nguy hiểm trên đường đi nhất thiết phải xa lánh hổ lan, chó sói.

Tuy các hài nhi có ít võ học nhưng mới ra khỏi nhà tranh đừng tưởng mình làm anh hùng nhà ngói đó nhé. Hãy nhìn xa một bước mới thấy biển rộng trời cao, thân trẻ nếu không ổn định, việc lớn khó thành, ở thế gian vốn chuyện đời người thường có trắc trở. Khi đứng trước địch thủ nhớ đừng để tâm hỷ, nộ lên trên mình người khác, nhìn một việc mình phải hiểu và thấy nhiều mặt. Các hài nhi dùng suy tưởng của trượng đại phu, có mà giả vờ như không có, biết là như vậy, nhưng không phải vậy, đó là anh hùng không mất bản chất. Các hài nhi có biết không, nước quá trong trẻo không có cá, riêng con người trái tim không trong không được, nếu như khi hành sự trong quá thì khó làm việc, đã là người trong giang hồ cần tĩnh táo, dụng lý trí và cần thiết phải hiểu tiên lễ hậu minh. Mỗi lúc đi đứng hành động nhớ suy đoán không bằng điều tra, phải tường tận kim ngọc bề ngoài mà biết đâu thối nát bên trong, ở trên đời này không có thuốc hối hận để chửa trị, các con nhớ chỉ cần không bị người ta hủy diệt thì lâu ngày năng lực sẽ tích tụ trở thành vô địch, mỗi ngày tâm niệm nhân hậu không đến từ cưởng chế, chỉ cần lương thiện thì mọi việc an lành. Nhớ làm người không ra khỏi không gian này vì ngoài còn có trời lớn hơn, đạo nghĩa thiên luân nguyên là vô hạng. À này các con, khi sinh hoạt ngoài xã hội nên nói ít nghe nhiều, hành động ít học nhiều, nhất nhất phải nhịn nhục để bình an. Mẫu thân nói bấy nhiêu các hài nhi nghi nhớ nhiều nhé ?

Lý Bình Trung, Trịnh Trường cúi đầu thi lễ trước Hiệp Phương Yến, nét mặt man mác âm trầm, ngổn ngang nổi lòng nam tử, vì lo âu cho sự bình an của Trần Kiều Oanh, rồi nói :

― Thưa, Mẫu thân cùng gia gia an tâm, chúng hài nhi khắc cốt minh tâm, nguyện không phụ lòng công ơn dưỡng dục, một lòng thực hành đúng như lới dạy bảo của mẫu thân, hôm nay xin cầu nguyện nhị đấng bình an, có thế mới chứng thực được lòng của chúng hài nhi.

Sau đó Lý Bình Trung, Trịnh Trường đến từng người trong gia tộc họ Hoàng, cúi đầu xin bái biệt, chúc lời bình an, hẹn tái ngộ. Rồi cả hai đồng phi thân xuất thành, để lại trong lòng của mọi người ý tưởng tốt đẹp và mến phục.

Sáng hôm sau, Hoàng Phi Bằng gặp lại huynh đệ Hoàng Đức, chàng cho biết :

― Động Lạc Việt từ nay cửa Tây và Nam đã bế, nếu trở về thì vào đường cũ. Hoàng Đức hiểu ý. Chàng nói tiếp:– Vào ngày mười lăm tháng sau hẹn gặp tất cả đệ tử tại động Lạc Việt.

Phùng Hưng hỏi lại :

― Thưa sư phụ, ngày về động Lạc Việt chúng đệ tử tuân lệnh. Còn việc nhị đệ Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt tử nạn thì thế nào ?

Hoàng Phi Bằng trong lòng cảm kích Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt. Chàng suy nghĩ một hồi lâu rồi nói :

― Tại hạ, rất tiếc chưa cạn lời với nhị vị anh hùng, đã không may tử nạn sớm, đó cũng là lỗi tại Hoàng Phi Bằng không kịp ra tay trước để giết Lê Vĩnh, thất bại thứ hai là quý Hoàng Đức xem thường địch thủ, trận chiến hợp kiếm mà để lơi chiêu số cho nên thế thượng phong biến thành bất lợi, làm hai huynh đệ thiệt mạng, hy vọng không tái diễn nữa. Còn một tin mừng khác, tại hạ cứu sống Trần tỷ giữ được thai khí, nếu không thì thập tứ mất đến ba người, nay Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt đã không còn trên đời này nữa, huynh đệ phải tiếp tục sống với những gì còn lại ! Nhất là phụng dưỡng gia đình huynh đệ Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt cho thật tốt, tốt hơn khi chưa tử nạn, có như vậy mới đền bù cho thân nhận một giá trị cao hạnh. Chàng hỏi tiếp:– Quý đệ tử đã tiếp chỉ dụ của Hoàng thượng chưa ?

Phùng Hưng, trình mọi việc để Hoàng Phi Bằng tường :

― Thưa sư phụ, sau khi công bố bãi đại hội, Hoàng thượng có xuất chỉ lập mộ chí cho nhị đệ Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt và đã khắc lên bia vàng "Lĩnh Nam Anh Kiệt". Đặc biệt Hoàng thượng truy phong công trạng sắc lệnh Nam Liệt Trung Hầu, còn giao cho Hoàng Đức sao lục thân bằng quyến thuộc từ nay được hưởng lộc triều đình. Trưa nay nhục xác của nhị đệ hạ thổ, xin mời sư phụ đến viếng nhị đệ lần cuối cùng.

Huynh đệ Hoàng Phi Bằng cùng Hoàng Đức viếng thăm Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt lần cuối, tại sảnh nghĩa đường. Đến khắc hạ thổ ai cũng bùi ngùi thương tiếc tuổi thanh xuân tuấn kiệt, Thái tử Hồ đại diện Vũ Đế đến tham dự và đọc chỉ dụ truy phong công trạng sắc chỉ Nam Liệt Trung Hầu.

Thái tử Hồ cho Hoàng Phi Bằng biết :

― Hoàng Thượng đã quyết định bí mật xuất chiếu chỉ, tập hợp anh hùng Nam Việt thành lập Lộ Quân. Lập khu tuyển tập binh mã, lập kho dự trữ lương thảo, chờ ngày xuất binh thu hồi đất biên giới Lĩnh Nam. Ngày xuất binh không xa vì mọi việc đều khẩn cấp. Hoàng Thượng cho biết đích thân chinh phạt Hán. Thái tử Hồ nghiêm nghị nói tiếp:– Lĩnh Nam này, không ai có quyền xâm phạm và bán nó cho kẻ khác, dù người Hán mỗi khi sinh sống trên lãnh thổ Lĩnh Nam cũng phải xem đây là quê hương xứ sở của mình, cần phải bảo vệ. Nói một cách khác Lạc dân Bách Việt không thể thông đồng với ngoại ban để rồi bán Tổ Quốc của mình, có như thế thì Nam Việt không bao giờ bị mất nước. Làm người Ta có thể yêu mọi thứ trên đời, nhưng Ta và quý đệ chỉ chọn được một thứ để yêu, đó là Tổ Quốc .

Hoàng Phi Bằng nghe qua lời dũng khí của Thái tử Muội Hồ, chàng cảm xúc và nhân dịp này trình bày qua chiếu dụ của Hoàng Thượng:

― Thưa, Thái Tử điện hạ, Hoàng Thượng quyết định như vậy rất là đạo lý, quân thần Nam Việt có bổn phận không thể để mất lãnh thổ được, kẻ làm phản không thể chủ quyền bán đất cho người Hán. Hoàng Thượng trị quốc nắm chủ quyền Nam Việt, đại diện dân lấy lại đất bị mất đó là đạo lý, nhưng mà trước hết Hoàng Thượng xuất chiếu chỉ liên giao với Hán, rồi xuất binh đòi đất sau cũng chưa muộn .

Thái tử Hồ hiểu được ý cười đáp:

― Đúng vậy, Hoàng Thượng có làm chiếu giao hảo rồi, thế mà nhà Hán ngoan cố không chịu trả đất biên giới, bởi thế Hoàng Thượng mới lấy quyết định ban chiếu dụ khẩn .

Nhân dịp này Hoàng Phi Bằng tường thuật về nội bộ của Hoàng Đức :

― Thưa, Thái tử, trận chiến tại Long Đình, hiền tỷ Trần Kiều Oanh của hạ thần bị một quyền của Mạc Khai, cho nên thân thể phát hàn, cũng may vừa trải qua cửu tử nhất sinh, hiện đang điều thương ngoại thành.

Thái tử Hồ ngạc nhiên hỏi :

― Tại sao khanh không để Trần nữ hiệp điều thương trong Hoàng cung, mà lại đem ra ngoài, trong Hoàng cung có những y thuật kỳ tài, hai nữa phương tiện điều thương trong Hoàng cung có khả năng kỹ quốc thiên hạ, nhờ đó mà dưỡng thương mau lành, quý khanh đi lại cũng tiện, khanh phải di chuyển Trần nữ hiệp vào Hoàng cung gấp để bảo vệ gia đình của Lý Bình Trung .

Hoàng Phi Bằng thấy Thái Tử Hồ nhiệt tình ưu tư thực sự, chàng tâu :

― Muôn tâu Thái tử điện hạ, hạ thần đa tạ, sự việc điều thương cho Trần tỷ nay đã ổn định rồi, mọi việc có hạ thần lo chu toàn. Thái Tử an tâm, một mạng người đã cứu sống nay vô sự, điều thương nơi nào cũng tốt, dù điều trị bên tình dân giang hay bên tình triều đình, cả hai đồng quí trọng, việc này huynh đệ hạ thần có hội ý trước rồi, nhưng cuối cùng chọn ở trong dân vì Trần tỷ là người của dân giang, xin Thái Tử xá giải cho hạ thần, hành sự đi tấu sau.

Thái Tử Hồ biết Hoàng Phi Bằng xem trọng tình huynh, tỷ, đệ cho nên ông không trách. Trái lại ông càng quí mến bội phần, hỏi :

― Khi nào Trần nữ hiệp mới hoàn toàn bình phục ?

Hoàng Phi Bằng liền trả lời :

― Thưa điện hạ, thực tế là đã bình phục, nhưng phải điều dưỡng hai tháng nữa, lý do Trần tỷ có cấn thai nhi .

Thái Tử Hồ mừng rỡ :

― Hay quá, sau này sinh trai hay gái để mỗ làm Á phụ, nhân đây cho mỗ tặng hai trăm nén vàng rồng, hầu tiện chi tiêu trong lúc "Mạch tử sinh khí hữu mực" cũng là phương tiện điều dưỡng và sinh hạ.

Hoàng Phi Bằng thấy Thái Tử Hồ có ý trọng nghĩa, chàng tiếp nhận :

― Thưa, Thái Tử diện hạ, có lẽ đứa nhỏ này được phước lộc lớn, có nhiều cha nuôi, nhất là Thái Tử điện hạ ban cho nó một đời sống tốt, hạ thần thay mặt Lý huynh và Trần tỷ, ngày sau trao đứa bé này cho Thái Từ và hạ thần xin tiếp nhận tặng phẩm, đa tạ Thái Tử điện hạ.

Thái tử Hồ còn khuyên nhủ:

― Phi Bằng hiền khanh, nhận thành ý của mỗ và gữi nỗi niềm thân thương đến mọi người, đây hãy cằm lấy chi phiếu hai trăm nén vàng, xem như mỗ lo cho thai nhi chưa chào đời, cũng là nghĩa cử trợ anh hùng, chính cha mẹ đứa trẻ đã vì Nam Việt đó mà .
― Đa tạ Á phụ của đứa bé chưa chào đời.

Sau thời Ngọ, triều đình hoàn tất lễ khánh hạ Đại Hội Anh Hùng Nam Việt, nhân dịp Hoàng Phi Bằng còn ở Hoàng cung, chàng nhã ý mời Nam Việt Vũ Đế, nội tổ Hoàng Hạc, cùng cưỡi hạc tham quan Phiên Ngung thành.

Hoàng Phi Bằng quỳ xuống khấu đầu tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, thần dân mạo muội kỉnh tấu mời Hoàng thượng, cùng nội tổ tham quan phong cảnh Phiên Ngung thành bằng phương tiện hạc.

Nam Việt Vũ Đế vui mừng :

― Rất hay, đúng là đại kiết liên miên. Trẫm cầu nguyện cha trời mẹ đất ban phúc cho Đại Hội Anh Hùng nay đã được như ý. Muôn dân Bách Việt an hưởng phúc lạc, Nam Việt thanh bình, giờ này lại được khanh mời Trẫm hưởng một điều mà không bao giờ biết ước mơ, một lần nữa Trẫm được chu du bằng tiên hạc, lần trước Trẫm đã được xem tổng quát thành Phiên Ngung rất thích tú lắm .

Ý chàng muốn Hoàng Thượng cùng tổ phụ thoải mái tinh thần, sau khi triều đình trải qua sóng gió :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ và nội tổ, khi cưỡi hạc tùy nặng nhẹ sẽ được cân bằng bởi đôi cánh và đôi chân của hạc. Nam Việt Vũ Đế hoan hỷ, hỏi :

― Trẫm cưỡi hạc mà tinh thần được an lạc thì hay biết mấy .

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ và Nội tổ mỗi khi thần dân cưỡi hạc tinh thần an lạc vì trước tầm nhìn thấy đất nước mình rộng mênh mông, thấy kiến trúc của thiên nhiên cũng như con người có những hòa hợp với nhau, chỉ có dịp này kiến thức mới hiểu tổng quát về sinh hoạt của Lạc dân, nhờ vậy mọi việc làm và suy nghĩ mới có thăng tiến. Hy vọng Hoàng Thượng bệ hạ cùng Nội tổ cưỡi đại hạc lần này sẽ tiếp nhận những cảm xúc mới, làm cho tinh thần thông thoáng, cũng là phép tạo thần trí hết căng thẳng. Hoàng Thượng bệ hạ, Nội tổ chỉ cần tự điểm vào huyệt thượng–hạ Đơn điền, như vậy cưỡi hạc thoải mái hơn, nhưng khi rời khỏi đại hạc thì cũng phải điểm vào huyệt thượng–hạ đơn điền, để thân thể trở lại bình thường.

Nam Việt Vũ Đế và Hoàng Hạc đồng "ồ" lên một tiếng, mục quang Nam Việt Vũ Đế thấp thoáng vui mừng, đưa mắt nhìn Hoàng Hạc ngụ ý hài lòng, khen ngợi :

― Khanh thông minh thật, đúng là hào kiệt có chí lớn xuất hiện khi tuổi mới thiếu niên. Trẫm nhớ thời Hùng Vương ngày trước, xuất hiện Đức Phù Đổng Tiên Vương cũng vào tuổi thiếu niên mà đã đánh đuổi được giặc Ân. Đất nước Hùng Vương thịnh vượng là nhờ những nhân kiệt phi thường, thời nào cũng cần nhân kiệt giữ nước, bởi triều đình là xác, dân là hồn, xác hồn một khối thế mới cường thịnh.

Vung trời vừa bước vào hoàng hôn, mây bay bảng lảng, ánh rực vàng. Hoàng Phi Bằng gọi năm đại hạc xuống cửu Long Đình và tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, cùng Nội tổ kính mời lên đại hạc.

Nam Việt Vũ Đế và Hoàng Hạc điểm vào huyệt Thượng–hạ Đơn điền như lời Hoàng Phi Bằng đã hướng dẫn. Đồng phi thân lên đại hạc bay vào không trung, Nam Việt Vũ Đế, Hoàng Hạc lấy làm ngạc nhiên vô cùng, trong lòng mỗi người nổi lên những ý niệm riêng tư của đời mình, từng đợt sóng trùng dương thu trải láng vào bờ, lòng quân thần cảm khái, nhìn xuống thành Phiên Ngung thấy những cây mai cỗi hình hài dài trên mặt đất.

Vũ Đế cảm xúc, lòng người hòa nhập vào tình lê thứ, trong trăng sao lấp lánh hồn người phiêu linh, ông còn tự hỏi thế gian ơi, trời cao đất rộng cho tại hạ phép lạ biến Nam Việt thành quê hương thiên đàng hiện hữu. Rồi thầm suy tư:– Năm nay niên kỷ đã quá ngoài trăm dư, được hưởng lộc thọ thiên mệnh như thế này cũng là vui mừng lắm thay, chẳng khác nào vị tiên gia đại hạnh, dù Lưu Bang cũng không có được diễm phúc này. Thảo nào Lĩnh Nam có đại tộc Bách Việt thiên mệnh Phương Nam. Nào ai có biết dòng huyết nóng "Tiên Rồng", ở trong người của Trẫm hay chăng ?

Mai sau Trẫm có thác, lễ nghĩa Lĩnh Nam, tình U Việt mang theo suối vàng, Trẫm là lữ khách đi qua nơi này, chỉ để lại cơ nghiệp Nam Việt cho đời sau tùy thịnh trị, bảo vệ bờ cõi Lĩnh Nam, bền vững đời đời, ước gì mai sau tinh thần Bách Việt không hề mất một.

Nhà vua ngồi trên lưng hạc suy nghĩ về sơn hà xã tắc, miệng bỗng ồ lên:– Kìa thành quách Phiên Ngung ẩn hiện trong phong thủy thuận hòa, đời thanh bình cảnh cũng nhu nhã, đất Bách Việt có ngày nay không phải sự ngẫu nhiên mà thành, âu cũng do cha ông kiên cường mới có giang sơn gấm vóc, gương soi quá khứ của người xưa mà lòng không hổ thẹm với mình, làm dân Bách Việt kiêu hùng, còn loại người như Lê Vĩnh, Mạc Khai, Nguyễn Tứ thì thời nào cũng có ! Còn những anh hùng như Hoàng Phi Bằng thì xuất hiện lại quá hiếm hoi .

Vũ Đế cưỡi hạc bay vào mây, động lòng cảm nhớ về quá khứ thời thơ ấu, trong lòng ông còn nhiều ước vọng, như đất Nam Việt miên trường đẹp muôn đời, quê hương hùng tráng sống mãi trong tâm hồn dân Việt, hồn Bách Việt lúc nào cũng thanh bình, an vui và hạnh phúc.

Rồi cảm xúc này đi qua, lại có cảm xúc khác xuất hiện đi vào lòng, không khác nào lớp lớp sóng biển cứ thế mà vào bờ. Lại một lần nữa ông tự thầm :– Ôi vung trời Phiên Ngung đẹp quá và càng đẹp hơn, không phải thoáng qua đầu Trẫm mà là hiện thực. Ôi kìa phía Nam có những Tử Cẩm Thành đang đi tuần, Trẫm ước gì xây dựng thêm vòng thành thứ ba, Phiên Ngung thành sẽ được kiên cố hơn, có thế mới tiêu biểu được Nam Việt phú cường, thịnh vượng một phương Nam Bách Việt há sợ nhà Hán hay sao ?

Đêm đã vào canh một, hạt sương rơi lấm tấm điểm trên hoàng bào, như muôn nghìn hạt kim cương qua ánh trăng chiếu sáng người anh hùng phong sương, một vị Hoàng đế phiêu bạt về cội nguồn Bách Việt, Trẫm đã thực sự sống trong lòng dân tộc mà có nào ai hay, thôi thì mặc kệ để cho đời một hương vị, ta sẽ là trai đất Việt trong huyền thoại .

Còn về ông cháu họ Hoàng cũng đâu có khác gì đời sương gió như Trẫm đâu. Tuy vậy họ còn biết được cội nguồn là Bách Việt, còn ta thực họ Tiêu tên Đà hóa thành Triệu Đà, bởi một cái phẩy của mực đen kia, nó tạo ra cái danh người Hán, đó là nguyên nhân không ai biết được sự thực trong cái ta có máu U Việt đang sống.

Nam Việt Vũ Đế tiếp tục trầm suy về gia thế, như thể mở ra một trang sử của riêng đời mình. Vũ Đế trí tuệ mơ màng tự hỏi:– Trẫm là người Bách Việt không có máu Hàn. Cũng lạ thay, từ bao giờ trẫm đã có chủ ý hành động như một Bách Việt nguyên thủy, cũng may trẫm còn động lại trong ký ức, những gì Mẫu thân nói trước khi qui tiên: "– Hài nhi nhớ ngày sau về Lĩnh Nam kiến nghiệp, hài nhi chính thống Bách Việt đó, tổ tiên hài nhi ở đất U Việt. Lúc hài nhi chào đời mang máu họ Tiêu tên Đà, hài nhi là cháu của nội tổ đại thần Tiêu Ưng, con của nhị phẩm Tiêu Nam. Ngày nước U Việt bị Sở thôn tính, gia gia hài nhi cầm binh đánh Sở rồi tử trận, tư ngày đó cả họ Tiêu ly tán, khi ấy hài nhi mới được chín ngày, sinh ra đúng thời ly loạn liên miên. Mẫu thân buộc lòng phải bồng bế hài nhi chạy theo dòng nước vong quốc, xuôi về Phương Nam, không ngờ vào cương giới Sở–Hán lại cũng gặp chiến tranh, ở nơi này kẻ chết người sống không còn phân biệt Việt, Hán, Sở địch hay thù, mẫu thân không còn ai để gọi hai tiếng thân nhân.

Mẫu thân lưu lạc đó đây trên đất Hán, hơn hai năm mà vẫn chưa về được Lĩnh Nam, lại bị mang bệnh nằm bên lề đường, lúc này bầu sữa nuôi hài nhi cũng cạn dần, trước khi ra đi có đem theo một đôi nén vàng để phòng thân, nhưng cũng hết sạch, khi ấy mẫu thân chỉ còn lại nụ cười bình an của hài nhi, chính nụ cười này là niềm hy vọng để sống, hài nhi là hạt châu cuối cùng của nhà họ Tiêu đó .

Vài ngày sau có người buôn tơ lụa họ Triệu ở đất Chân Định đem về nuôi, từ đó hài nhi mang họ Triệu tên Đà. À, hài nhi có lưu họ Tiêu tên Đà trên vai Tả, còn trên vai hữu thì lưu U Việt, nay vẫn còn dấu tích đó hài nhi ạ ".

Vũ Đế tự nói với chính mình:– Trước ngày thân mẫu qui tiên, nói rất nhiều về thân thế của mình. Từ ấy mỗi khi nhớ thân mẫu thì chân dung hiện về, lời nói ấy vẫn còn văng vẳng bên tai.

Bỗng có lời tâu của Hoàng Hạc, cắt đi luồng ký ức, tưởng nhớ về thân mẫu kính yêu. Hoàng Hạc tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, đêm nay đã vào canh hai, còn ba canh nữa là cả gia quyến của hạ thần chuẩn bị hành trang trở lại Giang Tô, chúc điện hạ an khang, khi nào Hoàng Thượng cần đến hạ thần, tức thì tuân chỉ về yết kiến xin Hoàng Thượng bảo trọng Long thể.

Trên vung trời đã canh tư. Quân thần cho đại hạc bay qua hướng Đông về Hoàng cung. Nhãn lực của Vũ Đế thấy đưới lớp sương mờ có hai tốp người chạy lúp xúp trước và sau hơn hai mươi người. Ông hỏi :

― Phi Bằng nhi, đoán xem họ là ai, giờ này mà còn sinh hoạt, có lẽ dân tình khổ sở lắm mới sống về đêm thế này !

Hoàng Phi Bằng huệ nhãn tốt hơn, chàng tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần dân thấy đúng là có lương dân chạy trước còn quân binh chạy đuổi theo sau, tay cằm gươm giáo, dân lương hay quân gian chưa biết được, họ đang chạy hướng mé bờ Tây Châu Giang. Bệ hạ muốn xuống xem thử dân tình ngoài thành thì thần dân tuân chỉ.

Hoàng Hạc đã từng sống trong dân dã, cho nên kinh nghiệm sinh hoạt về đêm cũng có những sinh động của nó, ông nghĩ thầm: – Thế thì chuyện dưới đất không hay. Lạc dân và quân, hành sử thế này hung hơn kiết, quả là bất thường.

Hoàng Phi Bằng tâu tiếp:

― Muôn tâu, Hoàng Thượng bệ hạ, có nên xuống để hóa giải chuyện thế gian không ?

― Quý khanh có biết không từ lúc Trẫm trị vì thiên hạ, không có dịp sinh hoạt trong dân gian, tuy có biết ít nhiều về đời sống đêm cũng như ngày, đặc biệt thế giới về đêm thì huyền ảo hơn, nhưng chưa bao giờ thấy cảnh này. Ông suy nghĩ:– Đêm nay trẫm phải tìm hiểu về họ là những ai, làm việc gì và sống thế nào.

Vũ Đế liền ban khẩu chỉ :

― Trẫm với dân là một, thì phải xuống tìm hiểu thế sự dân gian, không thể nào bỏ qua được. Quý khanh cùng trẫm xuống nào ?

Quân thần cho đại hạc đậu trên cành cổ thụ, cả ba phi thân tiến về phía trước, với tốc độ gió lất phất lam bào vùn vụt.

Hoàng Phi Bằng đề phòng kẻ gian :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, khi xuống đất bệ hạ cùng Nội tổ không nên lộ diện, tất cả để cho hạ thần đối phó.

Quân thần gật đầu đồng ý, cả ba bóng lam phi thân, chân vừa chạm đất, đã đứng trước số người chạy đầu. Tự dưng cả hai phe đồng lúng túng chưa biết chạy theo hướng nào.

Hoàng Phi Bằng phóng một quyền vào gió, lóe lên chớp ánh sáng, thấy hai bên đồng bịt mặt. Cả hai phe không biết ba người mới xuất hiện là ai, chưa biết bạn hay thù, không dám lên tiếng. Ba phe trở thành tam giác đối mặt, phe đa số động kiếm, động thương rít lên veo véo về hướng thiểu số, chiêu thức hung hiểm, tay cầm đốc kiếm mượn lực chiều gió đêm hiu hắt, làm thành sức mạnh, quyền và kiếm tiến vào phe thiểu số, cũng may họ tránh né được đường trường kiếm hiểm ác của đối thủ.

Bất thần, sau lưng phe đa số, có một luồng kình phong, lực mạnh xô tới để chận ba người bào lam. Đúng là trong phe đa số có hai người cố ý tẩu thoát, hình như họ phát hiện điều gì không ổn, hai người vừa xoay mình nhanh như chớp, trên tay vẫn cằm ngang thanh kiếm để trước ngực, phi thân biến mất, để lại đồng bọn hai mươi người.

Vũ Đế tự hiểu, thì ra hai kẻ phi thân biến mất đã phát giác có một sườn bào quá gối, ông hiểu ngầm:– Thì ra hai kẻ này biết trẫm, có thể là người thân thuộc, hỏi nhỏ :

― Quý hiền khanh đối phó thế nào với hai kẻ vừa phi thân bỏ chạy ?

Ông cháu họ Hoàng đứng yên, không xác định được Vũ Đế gọi ai. Vũ Đế cúi đầu xuống, miệng để vào tai Hoàng Hạc hỏi rất nhỏ :

― Khanh có biết không, hai kẻ vừa phi thân là ai vậy ?

Hoàng Hạc lòng ngại, thừa biết dung mạo đó là Hoàng Phi Cương, còn kẻ kia là Trần Mạnh Côn. Sự chẳng đặng đường, trước sau gì Nam Việt Vũ Đế cũng biết, cho nên không thể giấu diếm được. Ông hơi ấp úng, tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, chính là Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn. Hai kẻ đại nghịch này quả nhiên đầu tóc dài mà kiến thức ngắn.

Hoàng Phi Bằng ra lệnh :

― Tất cả hai phe bình tĩnh không được động thủ, đứng yên tại chỗ, nếu động đậy là mỗ không vị tình.

Chàng vừa nói đã phi thân theo hai nhân vật mới bỏ chạy. Với tốc độ phi thân của chàng đã đến cảnh giới tuyệt kỹ, chàng núp vào gốc cổ thụ, đến hai khắc sau thì thấy lố dạng hai địch thủ từ từ đi đến, thở hổn hển. Chàng tranh thủ xuất quyền cố ý lấy thương nhẹ trên lưng bàn tay đủ làm chứng tích đôi hung thủ, rồi chàng phi thân trở về chỗ đứng của Hoàng Thượng và Nội tổ.

Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn, đi vào Hoàng cung mới phát hiện bị thương, người tay trái, người tay phải, nhưng không biết lý do nào và bị thương từ lúc nào ?

Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn cùng một suy nghĩ:– Đây là vết thương do bọn Cấm Tử Thành gây ra.

Trần Mạnh Côn thở dài :

― Đúng là nóng lòng không ăn được đậu hủ nóng. Hối hận quá không trừ hết đồng bọn chúng .

Trần Mạnh Côn hơi đa nghi lý do nào phải bỏ chạy :

― Hoàng đệ à, tại sao phải bỏ chạy, trong lúc đó bọn chúng đang trong lòng bàn tay của huynh đệ mà và nguyên do nào tam bào lam đó lại xuất hiện, họ là ai ?

Hoàng Phi Cương biết đó là Hoàng Hạc và Hoàng Phi Bằng còn người thứ ba không biết nhân vật nào, Hoàng Phi Cương bỏ chạy là sợ gia gia biết ông làm phản .

Ông trả lời như không biết để Trần Mạnh Côn an tâm bớt lo sợ một phần nào :

― Thưa Trần huynh, tam bào lam đó võ học phi thường, không rõ họ là ai, nhưng thường xuất hiện về đêm, tại hạ đã từng tỷ võ tay đôi ba lần, lần nào cũng bị bại, dù có mười người như huynh đệ cũng khó mà địch lại họ, tại hạ đã phái người bám theo họ, cuối cùng không kết quả, cũng có lẽ cao thủ nào đó của triều đình.

Hoàng Phi Bằng đến nơi thấy Vũ Đế, Hoàng Hạc bình an, còn phe thiểu số đang động kiếm, động đao với phe đa số. Chàng phân định được bạn và thù, chàng phi thân vào, hai cánh tay vươn ra quyền "Hồn môn" trong "Huyệt Mục Đạo Đường" xuất trúng huyệt hai mươi người đồng loạt chân tay bủn rủn lăng xuống đất.

Chàng nhận diện được hai huynh đệ họ Lê đã gặp mấy hôm trước tại quán đậu hủ bảy món ở ngoài thành.

Chàng bước đến gần Hoàng Hạc giả vờ không biêt, thưa :

― Thưa Nội tổ phe thiểu số này là ai, nội tổ cho hài nhi biết được không ?

Hoàng Hạc nửa buồn thằng con vô lại, nửa vui thằng cháu phi thường, cùng một cảm giác vui buồn khác không có lối giải bày nói :

― Phi Bằng nhi à, Tướng quân Cẩm Tử Thành tin cẩn Hoàng Đức trao trách nhiệm cho giám binh ngoài thành, quý huynh đệ này là tốp binh thứ bảy do Phùng Hưng truyển chọn, nếu võ nghiệp thô sơ là bỏ mạng rồi .

Hoàng Phi Bằng xoay qua huynh đệ Hoàng Đức bang, tay đưa ra một thẻ lệnh hỏi :

― Thưa quý huynh đài, tại hạ là Hoàng Phi Bằng, xin cho xem thẻ lệnh từng huynh đài một.

Tất cả quì xuống đồng hô :

― Chúng đệ tử vấn an sư tổ.

Người đứng đầu tiểu tổ Hoàng Đức bang trình thẻ, đến người thứ tư thì khám phá có một thẻ lệnh giả vì trọng lượng thẻ lệnh nhẹ hơn những thẻ lệnh thật, trên thẻ ghi họ Giang tên Bình.

Hoàng Phi Bằng hỏi :

― Các hạ vào Hoàng Đức bang đã bao lâu, do ai giới thiệu và làm việc với tổ này khi nào ?

Giang Bình có phần bối rối, chưa biết phải trả lời ra sao, bỗng một quả đấm chính xác vào mặt Giang Bình, "rầm" rất bất ngờ.

Giang Bình té xuống đất, miệng phun ra một vòi máu tươi, ú ớ vội thú tội :

― Tiểu tử tội đáng chết lắm vào Hoàng Đức bang đã hơn ba tháng, do Lê Trung Mẫn hiện có mặt trong đám đông người kia, chính y đưa thẻ lệnh bài giả cho tiểu tử trà trộn vào Hoàng Đức bang làm gian tế .

Sáu đệ tử Hoàng Đức bang, không ăn phải Hoàng Liên mà người bị câm, ngẩn ngơ trước thẻ lệnh bài giả của Giang Bình, huynh đệ Hoàng Đức ức quá lớn tiếng chửi:– Đúng là tên Giang Bình làm quân chó ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga.

Lê Trung Mẫn nghe đến tên toát mồ hôi, y chưa biết phải ứng phó ra sao, thì có một luồng gió từ xa bay đến áp vào mặt, cảm giác bị tê, ớn lạnh, đầu óc có ý muốn bỏ chạy thế mà thân thể không di động được, y như bị trời trồng chôn chân xuống đất.

Hoàng Phi Bằng đến gần Lê Trung Mẫn, thấy khuôn mặt nặng triểu hồn phách, chàng không lạ gì đối với hai gã họ Lê ăn đậu hủ hôm trước.

Chàng xốc hai tay dựng đứng thân thể Lê Trung Mẫm, hỏi :

― Ai là người điều động trong nhóm người nay ?

Lê Trung Mẫn quá khiếp sợ rội trả lời :

― Thưa sư tổ, chính là kẻ hèn mạt này và đại huynh Lê Trung Ái ạ .

Hoàng Phi Bằng lấy quyết định truyền :

― Kể từ canh khắc này, nhị huynh họ Lê vâng lời mỗ, cứ xem đây là lệnh sư tổ, nhị huynh đài nhớ khi thấy lệnh bài này xem như mạng sống chết của cả gia đình nhị huynh đài dưới sự quyết định tuân lệnh, bất cứ hoàng cảnh nào cũng phải vâng lời lệnh bài này. Chàng giải huyệt cho bọn họ, nói tiếp:– Tại hạ cho đi về nhưng khi gặp lại hai nhân vật bào đen lúc nãy, nhớ lựa lời nói cho khéo nhé ?

Huynh đệ họ Lê vâng lời :

― Chúng tại hạ không phụ lòng tin nơi ân công, đa tạ, một lòng không đổi hai, lấy sinh mạng làm chứng, cả họ Lê bốn người lớn và bầu đàn thê tử cùng số phận chung mồ.

Huynh đệ họ Lê phi thân mất dạng, chỉ còn lại tên Giang Bình, chàng hỏi tiếp :

― Từ  lúc này Giang Bình thay thế huynh đệ họ lê là trưởng nhóm. Nhớ báo cáo mọi tĩnh động của tổ chức làm phản, bằng không cũng đồng tình trạng họ Lê.

Hoàng Phi Bằng ôn tồn với huynh đệ Hoàng Đức bang :

― Mời quý huynh đệ Hoàng Đức bang giải tán tức khắc, mỗi người chia nhau mỗi hướng, sau đó về nơi cư ngụ để tránh hậu quả, một lần nữa tại hạ muốn nhắc nhở, đi ngược lời của Hoàng Đức sẽ tự gánh lấy hậu quả.

Huynh đệ Hoàng Đức phi thân biến vào trong sương mù. Còn lại mười tám đồng bọn làm phản cũng được tha mạng, kể ra còn phần số lớn, nhưng họ vẫn còn ái ngại bọn Trần Mạnh Côn và Hoàng Phi Cương. Đột nhiên Hoàng Phi Bằng thấy có một bóng trắng từ xa lững thững đi bên Tây–Nam, Châu Giang. Hoàng Phi Bằng phi thân đến chuẩn bị cho gian tế một cú đấm. Chàng liền hỏi :

― Ai đó, đi đâu vào giờ này hãy báo danh tánh.

Lão già nghe được tiếng nói, chính là Hoàng Phi Bằng vui mừng trả lời :

― Chính là lão Tô Hà Hải đây, sao ân công lại có mặt trong canh khắc này vậy ?

Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị nói:

― Thưa lão tiền bối, mọi việc đều khó nói, tất cả đều vô tình mà ra, lão tiền bối sao lại có mặt ở đây vào lúc này ?

― Thưa ân công vì thường lệ vào giờ này phải ra ngoài hưởng không khí trong lành, cũng là để nhằm nuôi sức khỏe.

Hoàng Phi Bằng tạm để ý nghi ngờ lão họ Tô, rồi hỏi :

― Thưa Tô tiền bối, nhân đây nhờ tiền bối một việc khẩn cấp, xin đến đây sẽ rõ.

Hoàng Phi Bằng và Tô Hà Hải vừa đến gần bọn họ Lê, chàng liền hỏi :

― Thưa lão tiền bối có biết hết họ tên và nhà cửa gia đình những người này không ?

― Thưa ân công biết tất cả ạ, đây là những nhà họ Giang, Trương, Đào, Mai, Trần tổng cộng là mươi tám người ạ.

Hoàng Phi Bằng an tâm nói :

― Đa tạ lão tiền bối, kể từ hôm nay xin tiền bối xem họ là thuộc hạ của mình, tuỳ tiền bố sử dụng phương nào cũng được, thôi kính chào và hẹn gặp lại sau.

Hoàng Phi Bằng xem như đã nắm được trọn ổ làm phản ngoài thành, chàng nói tiếp :

― Được rồi tất cả tạm biệt hẹn ngày tái ngô và chú ý những gìa mỗ đã ban lệnh.

Mọi người đi mỗi hướng trả lại không gian cho canh năm. Tất cả ngạc nhiên không biết đầu đuôi sự việc, trong đêm lại xuất hiện những quái nhân kỳ lạ.

Tô Hà Hải để lòng mong mỏi ngày gặp lại Hoàng Phi Bằng sẽ biết thêm nguyên do. Tô Hà Hải vốn đã chú ý họ Giang, Trương, Đào, Mai, Trần từ lâu .
Huỳnh Tâm

Chương 20

Thành Đô Tụ Hiệp Trừ Gian Tế Hán

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét