Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Hai ( Huỳnh Tâm )

Tung Hoành Theo Cánh Chí Hồng

Tuy chàng đã am thông phương cách điểm huyệt, nhưng chưa thể lấy làm đắc ý lắm, sáng hôm sau trở lại đỉnh núi, đem theo một bao cát lấy từ dưới suối trong động. Đối diện tam bích "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" ngồi theo tư thế tĩnh tọa, cách xa tam bích mười hai thước, trước mặt là đống cát, thả lỏng thân tụ "Tinh Khí Thần" chuyển vào "Nê hoàn cung, thông qua các huyệt Thái dương, Thiên trụ, Đại thủy, Phong phù, Trí đường, Huyết trợ, Trương môn, Vĩ long cốt" cuối cùn khí động lại Đơn điền. Miệng chàng đọc mật quyết, hai tay phóng quyền "Hoa linh xà" vào đống cát, đúng ba trăm hai mươi bốn hạt cát bay ra, dính vào điểm của huyệt chính xác, không có một hạt cát nào rớt xuống đất .

Chàng tạm hài lòng, xuất luôn chín quyền vào ba trăm hai mươi bốn huyệt hình nhơn, tổng cộng có hai ngàn chín trăm mười sáu hạt cát dính vào huyệt. Bấy giờ chàng mới thực sự hài lòng về quyền "Hoa linh xà", lúc nào chàng cũng để tâm huyết vào công phu võ học với ý nguyện cao cả hơn, nhằm cứu nhơn độ thế, chứ không vì đam mê võ học, cộng tư chất mà chàng đã có, nay tiếp nhận được tam bích huyết là do sự lẽ của việc đưa đến cho mỗi người .

Chàng sử dụng tiếp "Hoa hồng xà" quyền, phóng ra hai ngàn chín trăm mười sáu hạt cát không sai một ly nào cả, lần này chàng cao hứng sử dụng quyền "Kim tước xà" phóng gấp đôi số cát, rồi gấp ba vào huyệt, cũng không có một hạt cát nào rơi xuống đất. Chàng xem đây là thành công khổ luyện huyệt lý, nhân dịp này chàng sử dụng quyền "Kim tước xà" phóng ra ba trăm sáu mươi lăm hạt cát vào điểm đốt xương rất chính xác. Lúc này chàng suy nghĩ thầm:– Nếu như mỗ lấy được ba trăm sáu mươi lăm đốt xương trong cơ thể, thì địch thủ ấy như gà rút xương, hóa thành một đống thịt ư ? Chàng vui mừng quỳ xuống chắp hai tay bái. Đệ tử Hoàng Phi Bằng tạ ơn Người.
Rồi chàng đến trước tứ bích "Mục Trường Lĩnh Nam" quỳ xuống chắp hai tay niệm : – Lòng thành của đệ tử kính bái sư phụ, nay đệ tử Hoàng Phi Bằng đọc lời mật quyết xem như đã thấy sư phụ, xin sư phụ khai khiếu cho đệ tử .

Ngồi vào vị trí chiêu số tinh linh, toàn thân thư thái như một đạo sĩ, vừa vận khí vào "Nê hoàn cung" đến "Vĩ long cốt" có hai luồng khí rót vào rung động trên hai tay, chưa hiểu xuất chiêu ra hướng nào, vội vàng tay chắp ấn Tý chỉ lên không trung, âm dương gặp khí hóa nổ "bùng bùng" vang động cả bầu trời như sấm sét, mây đen tụ về như thể dông tố biến đổi vô lường, chuẩn bi đổ mưa. Chàng vội vận khí trở lại chiêu số khởi động theo bích đồ thứ hai, liền đọc mật quyết :

"Lĩnh Nam khí hóa
Khai thái võ quân
Kiếm bất khả tri
Công bất khả nghị
Vô vi thái võ chi tiền
Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng".

Mây đen từ từ hòa tan biến mất, bầu trời trở lại màu xanh biếc, thế mới biết võ học "Mục Trường Lĩnh Nam" có khả năng hồi nguyên khí, biến hóa nội ngoại công . Cho nên người thụ võ học này phải chứa Âm dương "kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ" và biết dụng ngũ hành để chuyển động "Tâm thuộc hoả, phế thuộc kim, thận  thuộc thuỷ, tỳ thuộc thổ, can thuộc mộc".

Lúc này chàng mới hiểu sự vi diệu của pháp trong ấn Tý, nhờ đả thông hết tất cả thần kinh bát mạch như mười hai thường mạch "tim, phế, tỳ, can, thận" (ngũ tạng) với lục bảo là sáu bộ phận thuộc âm : "đại trường, tiểu trường, đởm, bàng quang, tam tiêu" thuộc dương thì có "âm kiểu, dương kiểu" Sau khi thường mạch với thần kinh bát mạch không còn ngăn cách trong ngũ tạng . Năng lực đã rót vào hai yếu huyệt "Vân môn" và "Trung phủ" tụ lại trên hai cánh tay và mười đầu ngón tay, huyệt đã hội hiệp nơi "thiếu dương", "đới mạch" đó là cửa vận dụng chỉ pháp "Mục Trường Lĩnh Nam" đã ở trong thân chàng .

Hoàng Phi Bằng thu hết bích phổ vào thân thể. Cơ may này chàng được hưởng theo tùy nghi biến hóa của nội ngoại công, mỗi khi dụng quyền chỉ cần ý tưởng, tức thì thành trì hộ thể bao bộc, tiếp theo cơn bão tố cuồng cuộn xuất ra biến hóa vô tư, chiêu số xuất khôn lường. Thể chất của chàng với nội ngoại lực cứng rắn như hiện nay hay đến lúc yếu mềm cũng chuyển động được khí Dương hóa Âm, hay ngược lại . Tất cả đều ở trong nguyên lý ấn Tý mà ra, từ đó theo tư tưởng của mỗi người điều khiển, dù đối phương với thanh kiếm kỳ tài cũng phải cong lại, như bị lửa hóa đốt mềm hay gẫy làm đôi. Còn có khả năng hóa đối phương đông giá lạnh thành băng tuyết, như cây nước đá trắng phếu ở vùng băng sơn miền Bắc–cực. Luyện được pháp này Hoàng Phi Bằng mở được cửu khiếu "Tinh, khí, thần", cũng như thông huyết, trí tuệ mẫn giác "âm dương", chàng luyện đến đây chỉ còn duy ý Việt .

Bỗng trực giác nghe tiếng ân bố từ xa xa vọng lại: "– Lão ban ân tứ Mục Trường Lĩnh Nam này cho danh túc, đây là một phép lạ chính thức gặp gỡ hữu khởi". Chàng quỳ xuống chắp hai tay niệm:– Đệ tử Hoàng Phi Bằng được sư phụ chan rưới huệ tính chói sáng, kính lễ tạ ơn sư phụ. Đệ tử van xin yết kiến sư phụ.

Cùng lúc có âm thanh thì thầm, vọng lại bên tai, chàng định thần độ tuổi sư phụ, có lẽ nay người đã ngoài trăm dư, chàng nhận được hương thơm từ thân thể của sư phụ xuất ra, hương thơm như gần mà xa, như xa lại gần, tuy vậy chàng cũng không biết ở hướng nào xuất ra hương thơm ấy. Có tiếng bên tai, thì thầm tiếp :

― Lão là vô cực đạo tiên, cười "ha hà" rồi âm thanh cùng mùi hương thơm cứ mãi bay xa dần.

Chàng hiếu kỳ suy nghĩ:– Đúng rồi người sư phụ thân thế võ nghiệp siêu quần, đều biết sử dụng tính dược thảo, mình đã công phu những pho võ học lộ thiên ở đây, nay được học thêm Ngũ bích "Dược Giới Lĩnh Nam", đây cũng là diệu dược để cứu sống hiền nhân, trừ khử những kẻ ác độc. Nghĩ thế chàng quỳ xuống chắp hai tay khấn:– Đệ tử Hoàng Phi Bằng quỳ trước Thánh Sư Thạnh Thế Thiên Tôn, xin hứa dụng diệu dược cứu nhơn độ thế, cứu hiền tài, người khó kẻ hèn, cứu nhân lập đức, cả muôn loài nếu cần đến đệ tử. Trừ khử quan ô tham lại và cường hào ác bá, đệ tử kính tấu, tạ ơn sư phụ.

Chàng đến trước bích phổ "Dược Giới Lĩnh Nam", tường tận từng hình dạng động vật, thực khoáng vật, thổ nhưỡng, địa khí, phép nuôi trồng, phương thức chế biến, trị liệu. Lần đầu tiên chàng ý thức được muôn sự sống từ khi có nước. Chàng tranh thủ đọc mật quyết :

"Dược giới nội điền
Võ thỉ thượng cung
Cửu thập ngũ hồi
Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố
Bá thiên vạn hóa
Bồi quế thọ ư âm chất chi điền
Tự lôi trữ bính linh ư phụng lãnh ".

Hai ngày sau Hoàng Phi Bằng đã học thuộc hết hình đồ, cùng mật quyết "Dược Giới Lĩnh Nam". Hiện nay trong động có một kho dược liệu đã thành phẩm và dược liệu nguyên chất, ghi chú thứ tự từng tên thuốc và phương trị liệu. Riêng ngoài thung lũng cũng có một khu vườn thực vật xanh, còn có những cây thuốc tác dụng gây mê. Chàng biết thêm ở mé bìa thung lũng về hướng Tây có hơn một mẫu Nhân sâm. Ngày trước chàng vào động nhằm lúc mùa Đông chỉ thấy một vạt cỏ xanh, đến cúi mùa Xuân mọc lên cây lá sum sê, nhờ vậy chàng mới biết vườn Nhân-sâm trong động.

Hoàng Phi Bằng tiếp nhận được muôn nghìn kỳ diệu, tâm thần phát lộ phấn chấn, quỳ xuống chắp hai tay, tiếp tục niệm:– Thánh Sư, đệ tử Hoàng Phi Bằng tạ ơn sư phụ .

Lúc này trên đỉnh núi đã tối, mây phủ xuống dày đặc, có những hạt tuyết nhỏ rơi thành chuỗi trắng bay lơ lửng, đỉnh núi nhả sương đọng lại trên đầu lá, Hoàng Phi Bằng vội rời khỏi ngũ giác đài để về Đông động dùng cơm tối. Thời gian trôi qua hai tháng Hoàng Phi Bằng chưa xuống đáy suối của núi, nay chàng phải làm một việc để bảo vệ kho tàng Lạc Việt.

Sáng hôm sau, chàng đi thẳng xuống đáy núi, lấp ngõ vào kho tàng, riêng ngõ lên đỉnh núi quanh co khó tìm, cũng khó vào bên trong được. Chàng nghĩ thầm:– Đối với người có bản năng như mỗ, thì không khó, cho nên lấy những tảng đá lớn lấp luôn ngõ lên đỉnh núi, từ nay chỉ có mỗ mới lên đỉnh núi được mà thôi. Chàng an tâm trở về Đông động để ăn trưa. Thấy thảnh thơi, chàng nghĩ ngay một cuộc sống tự lập cho riêng mình, chàng vào sảnh đường của động, đến kệ lưu trữ ngân kim lấy ba lạng bạc đi thẳng ra cửa ngõ Thiên–nhiên của động Đông, phi thân xuống núi đi về hướng Nam tìm thị trấn mua vật dụng nhà nông, như hạt giống đa niên, hạt giống ngũ cốc ngắn ngày. Một canh giờ sau, chàng đến thị trấn Gia Nam thuộc Tượng Quận, ba lạng bạc mua đủ thứ vẫn còn thừa .

Hôm sau chàng phi thân xuống núi, đổi hướng đi về Đông, hơn canh giờ gặp thị trấn Tia Đàn thuộc Quế Lâm, chàng mua da thuộc, như bò, trâu, ngựa nhờ chủ tiệm cắt ra từng mảnh vuông ba tấc. Chàng đi mua trong hai ngày liền, tính ra thì được trên năm trăm tấm da với ý định tẩm thuốc trị liệu và gây mê theo phương pháp "Dược Giới Lĩnh Nam".

Nhân dịp có ba con hạc bị nội˗ngoại thương khác nhau, chàng đem sự hiểu biết về dược của mình vào thực dụng ngay, chữa trị trước cho con hạc bệnh gãy một chân . Chàng lấy thuốc cứu, thuốc nghệ, phèn cháy, huệ cố tẩm với nước thành cao sền sệt, bỏ vào tấm da, rồi bó vào chân hạc, dùng hai nẹp cây thẻ mỏng, dây buộc cho cứng, mỗi ngày thay đổi thuốc một lần, sau mười ngày con hạc đi lại được, hạc cất cánh bay thoải mái. Hạc thứ hai bệnh ghẻ lở loét trước ức, cả ngày nằm một chỗ. Chàng thấy vậy, đem hạc ra rửa sạch vết thương, dùng mã tiền, thuốc cứu, nghệ bịt vào mỗi ngày ba lần, vài ngày sau hạc tự động đi xuống suối tìm cá để ăn. Con hạc thứ ba, bệnh nặng đã hơn nửa tháng, thân gầy mòn từng ngày, không ăn uống, nằm trong bóng tối, sợ ánh sáng, đầu mình nằm sát đất, hai cánh bè ra, hơi thở thoi thóp chờ ngày chết. Chàng liền vào kho thuốc lấy ra ba vị thuốc Cam thảo, Gừng, Mía lau, thảo chi, nấu mười phân nước, sắc lại còn ba phân thuốc, cho vào một ít mật ong, hạc uống ba lần trong ngày. Hạc tỉnh lại đôi phần, hôm sau thay đổi thang thuốc mới gồm có Nhục quế, Phục thần, Phòng sâm, nấu mười phân nước, sắc lại còn ba phân thuốc, cho vào một ít mật ong, hạc uống ba lần trong ngày, hai ngày sau sức khỏe của hạc nhanh chóng phục hồi, hạc tự động đi tìm nước uống, chàng thay đổi thang thuốc mới lần thứ ba gồm có Cam kỷ tử, Đại nguyên thục, Táo sau một cách nấu thuốc, cho hạc uống liên tiếp ba lần trong ngày, hạc bình phục hoàn toàn qua khỏi cửa tử, hạc tung tăng khắp thung lũng, tự tìm mồi ăn thỏa thích.

Chàng thấy hơn mười con hạc cánh bị xụ xuống chấm đất, thân ủ rũ có triệu chứng buồn, chàng vào kho lấy thuốc "Cao đơn sinh", lấy ngay năm mươi viên thành phẩm, trở ra thung lũng, đến trước bầy hạc búng vào ức mỗi con một viên thuốc. Những đôi cánh hạc trước đây bị xụ xuống, lúc này mới gấp lại bình thường, thân hạc ủ rũ buồn, bây giờ tinh minh hơn, quả là tiên đơn rất công hiệu.

Sáng hôm sau bồi thêm cho mỗi con hạc một viên thuốc "Cao bách hồng" bầy hạc mạnh khỏe, hơn xưa, thuốc này chủ yếu tăng cường sức mạnh cho cơ cốt cùng nội tạng cường tráng, cũng là vị thuốc trị liệu bệnh truyền nhiễm rất công hiệu.

Chàng không gì vui bằng, nay thấy bầy hạc thân thiết. Chàng trực nhớ ngũ bích "Dược Giới Lạc Việt", vội phi thân lên đỉnh Ngũ giác đài, quỳ xuống chắp hai tay bái Thánh sư phụ:– Đệ tử thay mặt cho bầy hạc đa tạ ơn Thánh sư phụ, vừa ngẩng đầu lên hai mắt thấy hình con hạc như mọi lần đã xem qua bích phổ dược giới, nhưng không để ý tại miệng con hạc, mà đã bao lâu nay tưởng rằng bụi bậm bám vào, khi xem kỹ thì thấy lạ. Chàng xem thật kỷ trong mật quyết mới biết nước miếng của hạc rất nóng và độc, ai trúng nhằm loại cỏ này là chết tức khắc, nhưng lấy độc trị độc thì công hiệu vô cùng. Chú thích còn ghi rất rõ "Phía Nam núi Thất Long nơi ở của hạc đã hơn ba trăm năm, khi chúng ngủ nước miếng chảy ra tích tụ lâu ngày trên cành cây hay dưới khe đá, hóa thành Hạc thảo, dạng của lá có nhiều điểm màu đỏ, cỏ sống từ một trăm đến ba trăm năm, độc trị độc nhơn cả đơn tiên".

Chàng háo hức phi thân qua phía Nam núi Thất Long tìm cỏ, quả thật có vô số cỏ Hạc thảo Chàng đem về động một túi Hạc thảo đa niên, liền phi thân lên nơi hạc ở cũng thấy có cỏ Hạc nhưng nó chỉ mới lú nhú thưa thớt trên mặt đất, chàng nói thầm:– Từ đây "Hạc Thảo Đơn" sẽ là dược liệu độc trị độc. Thấy ngoài trời vẫn còn sớm, phi thân ra khỏi động, tìm được một con nghé rừng đem về để thử nghiệm gây mê và rút vài đốt xương. Chàng nói với nghé rừng:

― Mỗ không phải là kẻ ác độc, chỉ vì muốn cứu muôn loài độ thế, cho nên cần đến nhà ngươi một việc, xem ra rất khó cho mỗ, đó là thử thuốc gây mê và rút vài đốt xương, có thể đem đến sự nguy hiểm sống chết cho ngươi, dù biết ngươi sẽ khổ vì mỗ, mỗ xin hứa:– Nếu ngươi có mệnh chung gì thì mỗ sẽ chôn cất ngươi như bạn thâm tình. Tuy rằng người đời có nói mi là "Ngu như bò" nhưng ở riêng mỗ không nói thế.

Lần đầu tiên nghé rừng được ăn cỏ trong động có mùi thơm đặc biệt, nó thích thú lắm, cất lên tiếng vui mừng "ngọ ngọ" nghé rừng chỉ cần đứng tại chỗ cũng không ăn hết cỏ chung quanh. Hôm sau Hoàng Phi Bằng ẩn mình trong Đông động, cách xa ba mươi thước, không cho nghé rừng thấy. Chàng thảy ra một mảnh da tẩm thuốc gây mê với cường lực mạnh, không động gió, mảnh da chụp vào mặt nghé rừng lăn ra bất tỉnh một canh giờ, nghé tỉnh lại tiếp tục ăn cỏ, xem như nghé trải qua một giấc mộng cỏ non thơm.

Chàng tiếp tục thảy ra một mảnh da đã tẩm thuốc gây mê cùng cường độ, chụp vào mặt nghé rừng lăn ra bất tỉnh, cùng lúc thảy tiếp mảnh da thứ hai có thuốc giải mê, con nghé tỉnh lại, tiếp tục ăn cỏ như thường lệ.

Qua ngày hai Hoàng Phi Bằng cũng ở vị thế ấy, cùng động tác đó, với thuốc gây mê tăng lên nồng độ mười lần, nghé rừng lăn ra bất tỉnh từ sáng đến trưa, sau đó nghé mới đứng dậy được.

Ngày ba cũng thuốc gây mê nồng độ đó, chàng thảy mảnh da chụp vào mặt toàn thân nghé lăn xuống đất, nhân dịp thử nghiệm "Hạc Thảo Đơn", cho vào miệng nghé, tức thì con nghé rùng mình đứng dậy dáng điệu khỏe mạnh, tiếp tục ăn cỏ.

Hoàng Phi Bằng đắc ý, khám phá được cửu hạnh độc, tạo thành những cá tính của con người, như dung dịch rắng độc, trái tim của hồn nhi, băng tuyết Bắc hải, da thạch thiên sơn, dũng mãnh của sư tử, ác độc của lan soái, sự nhẫn nại của lạc đà, tính hồn ma mười tám tần địa ngục, đó là sự thông minh của con người có được. Cũng là sự ác thường bám theo người tham vọng vì muốn đạt mục đích khống chế người khác. Chàng reo mừng:– Nay có dược thần trừ gian ắt hiệu nghiệm, mỗ sợ gì cửu độc của địch thủ .

Ngày thứ tư, chàng dùng nồng độ nhẹ hơn nhưng sức tàn phá khủng khiếp, thảy mảnh da chụp vào mặt con nghé lăn xuống đất, nước mắt nghé ứa lệ, chàng thảy tiếp mảnh da "Hạc Thảo Đơn" nghé trở lại sống bình thường.

Lần này thay đổi cách thử nghiệm, chàng rút một đốt xương tại mỏ ác, tức thì con nghé tắt thở, chàng cảm động thở dài, biết rằng thử nghiệm thành công, nhưng rất thương con nghé rừng vô tội.

Tuy chàng đã để ý chuẩn bị tháp lại đốt xương mỏ ác, cùng thuốc để cứu sống nhưng không kịp, vì nghé rừng đã mấy ngày liền bị đem ra thử nghiệm liên tục nên kiệt sức. Chàng đem con nghé rừng ra ngoài động chôn cất tử tế, cắm xuống đất trước mộ một trụ gỗ làm bia, viết "Hạnh nghé vô chấp, tình người vật khắc ghi chi mộ". Miến võ da này Hoàng Phi Bằng lấy ý từ mảnh da thú của Phùng Hưng ngày trước, để sáng tạo thành binh khí ngày nay.

Chàng ở trong động lâu ngày sợ thất nghiệp, cho nên hết làm việc này là nghĩ ra việc khác để làm. Việc trong đầu cứ thế mà bảo tay chân làm mệt nghỉ. Chính chàng cũng ăn, ngồi không yên, do khối óc tinh thông hiếu động, liền phi thân lên đỉnh núi vào kho tàng, chủ ý lần này ở trong kho tàng một ngày cho nên đem theo đồ ăn trưa. Lục lạo tìm tòi tỉ mỉ, ngày trước chàng chỉ thoáng qua kho tàng mà đã hoa mắt, hôm nay vào thì cũng thế thôi, nhưng chàng chú ý muốn tìm hiểu tường tận, chính xác hơn, ba canh giờ sau, chàng khám phá được kho tàng ngoài dự liệu, tất cả châu báu thấy được chỉ là mặt nổi, phần dưới của mặt nổi mới là chính, theo thứ tự của mỗi vật, trên mặt bàn châu ngọc thì ở dưới là hòm lớn ba thước vuông vứt đầy ắp ngọc quí, trên mặt bàn ngân kim thì ở dưới cũng là hòm lớn ngân kim, ngoài ra còn có những thứ vật khác lạ chưa hề biết .

Kế bên lại có một sảnh đường nhỏ chứa Thư pháp, Binh pháp, Thư tư trị và Thư Dược trên tường có giá gắn thập thất bửu binh khí, nặng nhẹ, dài ngắn, lớn nhỏ khác nhau, kèm theo mười bảy phổ binh thư.

Thư Tư Trị và Thư Pháp gồm có hai mươi chín phổ như, Tam Hoàng Ngũ Đế, Nhà Hạ, Nhà Thương, Nhà Chu, Nhà Tây Chu, Nhà Đông Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc, Tam Quốc, Ngụy, Thục & Ngô,  Nhà Tấn, Nhà Tây Tấn, Nhà Đông Tấn, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nam Bắc Triều, Nhà Tùy, Nhà Đường, Nhà Vũ Chu, Nhà Đường, Ngũ Đại Thập Quốc, Nhà Liêu, Nhà Tống, Nhà Bắc Tống, Nhà Tây Hạ, Nhà Nam Tống, Nhà Kim, Kinh Xuân Thu ghi chép 170 nước lớn nhỏ, Ngũ Bá quốc Thư quốc nói về trị thiên hạ gồm có 9 chương, như Nhất Ố Tu dưỡng tư thân, Nhị Tôn sung hiền nhân, Tam Thân ái than tộc, Tứ Kính trọng đại thần, Ngũ Thông cảm cho quân thần, Lục Yêu dân như con, Thất Triệu nạp công trượng, Bát Ưu đãi viễn khách, Cửu An uổi chư hầu.

Ở đây cũng có bộ Thư quyền ghi chép Tiểu cầm nã có 36 chiêu. Thư quyền Đại cầm nã có 72 chiêu. Thư Đả vào thân thể 108 huyệt. Sách nói về người thì có 108 huynh đệ, thiên can tinh 36, địa xác tinh 72 tổng số đại kiết .

Binh Chiến gồm có ba phổ. Đại chiến Thành Bộc, Đại chiến Bi, Đại chiếu Yên Lăng.

Chàng chọn đọc Thư Tư Trị trước, rồi ở luôn trong kho tàng mười ngày, miệt mài đọc phổ Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Câu Tiễn) và chú ý nhất về văn phong, thi ca, thư pháp, bản khắc chữ, họa mộc bản, tuồng hát, niên lịch .

Cương Giới phổ: Chép nguồn gốc Bách Việt từ Nam sông Dương Tử, Động Đình hồ đến miền cực Nam Á, gồm có các miền như Nam Hải và Hợp Phố (Quảng Đông), Thượng Ngô và Uất Lâm (Quảng Tây), Châu  Nhai và Nam Nhĩ (Hải Nam), Giao Chỉ (Bắc Việt), Cửu Chân (Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An và Hà Tĩnh).

Ngũ Cốc Biên gồm có: Đạo, lương, thúc, mạch, thử và tắc truyền thừa từ thời Thần Nông. Phổ nông điền ghi chép. Nông kỹ gồm Nông sản, Nông dân, Nông cụ, Nông mục, Nông chánh.

Bách Việt Tịch Phổ: Âu Việt, Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt, Môn-Khmer Việt, Giao Việt, Việt-Mường, Tày-Thái Việt, Mèo-Dao Việt, Tây Việt, Đông Việt, U Việt.

Phổ Canh Cư: Đồng Tương, Tượng Quận đồng Nam, Quế Lâm đồng Bái, Nam Hải đồng Thủy, Giao Chỉ đồng Phong Châu, Hải Nam đồng Vàng, Cửu Chân đồng Tỉnh, Nhật Nam đồng Hà. Ngoài ra còn vùng trú cư ở Trung nguyên như Quế Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Giang Tây, Triết Giang, Giang Tô, Hà Nam, Thiểm Tây.

Trong phổ cũng có nói về Sông ngòi: Bắc-giang, Đông-giang, Tây-giang, Dương tử, Bằng-giang, Kỳ-cùng, Châu-giang. Hồng Hà v.v...

Vùng biển có các cửa vịnh như Hổ Môn, Phiên Châu, Hợp Phố, Long Biên, Cửu Chân, Nhật Nam.

Phổ Chánh Quốc: Thành "Thủ đô" trấn "Miền" châu "Tỉnh" tộc "Huyện" hương "Họ"

Phong Hóa Phổ: Tập tục căn bản từ Đế Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngưu Thuấn, Hùng Vương, Mẫu hệ, thờ phụng đa thần .

Phong Thổ Phổ: Bắc có Động Đình hồ ( đêm lạnh ngày ấm) Tây Tượng Quận và Đông Nam Hải (ẩm thấp  và lạnh) Giao Chỉ (ấm áp) Cửu Chân, Nhật Nam, Hải Nam (nhiệt nón).

Thư Nghi Lễ : Cáo Thành Hoàng, Trời đất, đa thần, bát quái đồ, ngũ hành, hung họa phúc.

Chàng đọc hết hai mươi chín thư phổ, mới am tường trị chính và văn hiến thượng cổ đất Lĩnh Nam của tộc Bách Việt. Chàng vốn con nhà văn˗võ lưỡng toàn, được gia gia dạy võ˗văn, thân mẫu dạy thêm văn bên ngoại, mười tuổi Hoàng Phi Bằng đã đọc kinh thư Thái Thượng Lão Tổ, thời sơ khai Bách Việt, Lĩnh Nam, thời Hùng Vương, thời An Dương Vương, thời U Việt Câu Tiễn, riêng về Bát Quái phổ có hai bộ cổ và tân, chàng lấy làm thích thú đọc cả hai, tìm hiểu trong tám quẻ, càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài thuật biến hóa kỳ diệu, nhân dịp này chàng đối chiếu cả hai phổ Bát Quái Đồ tuy có khác nhưng cũng là một vì chỉ cần thay đổi Nam Việt hay Bắc Hán là biết vận chuyển của Bát Quái Đồ, từ đó luận bàn để định hướng được thịnh suy của đối tượng . Chàng là con mọt sách đi gậm lá rừng, miệt mài đọc ba bộ Thư Tư Trị, Thư Pháp và Thư Dược đúng mười chín ngày. Về phổ Đồ Trận, chàng ngốn một hơi hết Hỗn Ngươn Thiên, Hư vô thiên, Tạo hóa thiên, Phi tưởng thiên, Hạo nhiên thiên, Kim thiên, Xích thiên, Huỳnh thiên, Thanh thiên và mười tám Bồ Trượng Pháp, Bố Trận Như, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm, Quẻ phục, Quẻ lâm, Quẻ thái mỗi quẻ có lục thức từ Thượng lục đến Sơ cửu .

Phổ Võ Học gồm có Kiếm, Đao, Thương, Côn, Trảo, Cước, Song câu, Quyền, Lang nha bổng, Nha sản, Phi tiêu, Ám khí, Cầm nã, Đinh ba, Khinh công, Chùy, Phán Quan. Chàng lãnh ngộ được trong kỳ môn võ học cổ nhân kim lai. Đệ nhất hiện thủ võ học đã tập hợp được đao, thương, kiếm, quyền, tâm, khí, lực, huyệt. Thông qua bảy võ công cao nhất của thiên hạ, bảy loại công phu, bảy loại tuyệt kỹ, rồi viết ra Lục Bích Phổ để một nơi nào đó, mà người ta thường nói Lục Bích Kinh Lạc Việt không ngờ phổ ở trong động Lạc Việt này .

Hoàng Phi Bằng ra khỏi kho tàng mang theo kiến thức hoàn toàn mới, nhờ vùi sâu vào ba pho Thư Tư Trị, Binh pháp và Thư dược. Trong lúc đọc Binh pháp mới phát hiện được hai bản chính võ học "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", đọc kỹ mới thấy phần ghi chú, bổ túc từng chiêu thức mới, có đính kèm mật quyết, chàng đem hết vào lòng không bỏ qua một mật quyết nào .

Chàng ra khỏi kho tàng, luyện tập lại "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" quả nhiên hai pho kiếm pháp này vi diệu hơn trước trăm lần .

Hoàng Phi Bằng nhận định về thất Hoàng Đức, thì ra cũng gặp may mắn mới vào được động Lạc Việt, thừa hưởng hai bộ phổ kiếm pháp, nhưng không được trọn vẹn, thế mà họ đã cho rằng đắc ý, vì vậy không đi xa hơn nữa, đó là lý do họ không khám phá được kho tàng châu báu bí mật trong lòng đỉnh núi Thất Long .

Hoàng Phi Bằng trở về sảnh đường Đông động, lấy hai bản "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" xếp vào kệ sách, còn những sách khác thì Hoàng Phi Bằng đã đọc hết khi còn ở Giang Tô.

Hôm sau chàng phi thân lên đỉnh núi mở cửa bích "Mục Trường Lạc Việt", chàng bước vào kho tàng cũng như mọi khi, đọc lại Thư Tư Trị, Thư pháp, Binh pháp và Thư dược một lần nữa, lần này chàng tò mò tìm xem có gì lạ không, tìm mãi cũng vẫn thứ ấy ngọc ngà châu báu và binh khí .

Bỗng dưng tay chàng đụng nhẹ cánh cửa thứ hai của thư phòng bật ra, chàng thấy toàn là đại bào, tiểu bào dày, mỏng đủ loại nhiều cở khác nhau, có cả hia hài và mũ đẹp ( vương niệm ) thứ nào cũng đính cẩn ngọc, kim cương rất đẹp đúng là "Giọt châu thánh thót thấm bào". Chàng nhớ ra cũng nên cần bào phục che thân vì những bộ bào đem theo nay đã tả tơi . Chàng tìm một bộ bào phục đúng với tầm vóc, lựa mãi mới vừa vặn mặc vào, rồi tìm được một đôi hài thêu hoa, lấy một cái mũ đội lên đầu rất đẹp, tiếp theo chàng tìm đươc cái khậu vừa cở mặc vào đúng là một bộ khôi giáp .

Lúc này chàng mới chú ý bộ bào phục vừa mặc màu lam đen, ( Mãng Lan bào để Thái tử mặc ) lớp ngoài được may bằng vải Đoạn bát ti tơ tằm, bào thêu nổi hình con hạc trắng, bao phủ hai vạt bào trước sau, thân bào trước mình và đầu, đôi mắt hạc đính kim cương, mỏ đính kim thạch vàng, thân bào sau đôi cánh sè ra như thể hạc đang bay, viền tà bào màu kim tuyến, cho đến từng đường kim mũi chỉ thêu cũng như se tơ, dệt vải rất là tỷ mỉ, đối với chàng đây là một bào phục rất giá trị, mà chàng chưa bao giờ thấy ai mặc.

Chàng cảm thấy bộ bào phục này nhẹ nhành thoải mái, sườn bào qua gối, vai thân vừa vặn. Chàng thích thú, hò reo khắp kho tàng, chân búng nhẹ phi thân tưởng rằng mình là ông tiên nhỏ đang bay ngoài không gian .

Tiếp theo chàng tìm được bộ bào phục thứ hai rất vừa ý, bào thêu rồng 4 móng ( Mãng Thu Đông bào để Hoàng tử mặc ) dệt từ các loại vải quý như Đoạn bát ti tơ tằm, sa nam, the, vải quế, nhiễu, vân... với những hoa văn tinh xảo, lộng lẫy.

Chàng vui mừng đem hai bộ bào phục xuống động cất, rồi lấy con Tu hú mời bầy hạc ăn chiều, vốn chàng từ thuở lên ba tuổi, đã thích chơi Tu hú gỗ quây dây, để đùa giỡn với Tu hú ăn sâu bọ mía ngoài đồng, nay Tu hú gỗ trở thành vật gia bảo, cũng là một loại vũ khí thông minh, lúc nào cũng để trong túi áo của chàng .

Chàng ở trong động đã lâu, cảm thấy hết việc để vui chơi, cùng lúc nhớ đến con Tu hú, nẩy ý dùng con Tu hú gỗ để luyện tập bầy hạc, lúc trước mỗi khi gọi hạc dùng miệng huýt sáo, tức thì hạc tự hiểu tiếng người. Hôm nay trái lệ thường, gọi bầy hạc qua tiếng của con Tu hú, bầy hạc nghe qua âm giai, nhiệp điệu ngắn dài kỳ lạ, hạc ngơ ngác hồi lâu, mới quen được tiếng Tu hú. Chàng tập luyện được hai ngày cả bầy hạc mới thông làu những âm độ cao thấp khác nhau của tiếng con Tu hú. Chàng điều khiển bầy hạc rất tài tình, mỗi âm độ là một mệnh lệnh đặc biệt, thích nhất là mệnh lệnh tập hợp bầy hạc để nghe chàng thổi sáo Tử trúc Nhật Nam .

Ngoài ra Hoàng Phi Bằng còn luyện tập nội công cho bầy hạc, đến nay được ba mươi con hạc có khả năng chuyên chở trọng lượng trên bảy mươi cân. Hoàng Phi Bằng dùng hạc bay vào mây xem toàn cảnh dãy núi Thất Long, quan sát tứ hướng động Lạc Việt .

Mỗi ngày chàng luyện tập kiếm pháp, đao, quyền, nội ngoại công, dược liệu, phi thân, đọc lại thư pháp, binh pháp và thú nhất là điều khiển bầy hạc theo âm thanh Tu hú. Chàng làm thêm sáu gian nhà cho hạc ăn ở bốn hướng trên đỉnh động. Chàng ở đây đã lâu, hôm nay mới tản bộ đến ngồi trên bàn đá bên bờ suối, nhìn thấy thân thể vạm vỡ, có bắp thịt hơn trước, nước da hơi sẫm một ít, khuôn mặt hiện ra dưới mặt hồ, chàng la lên "ha hà", có việc làm rồi:– Mỗ đi làm khuôn mặt nạ của thằng Hoàng Phi Bằng hai .

Vốn chàng đã biết phương thức làm khuôn đúc kiếm của họ Hoàng, cho nên khi thấy mặt mình dưới mặt hồ mới nẩy ý đúc khuôn mặt nạ bằng da thú cho mình .

Chàng phi thân ra cửa động đi tìm đất sét, độ hai tuần trà, mang về một bao đất sét, ngồi trên bàn đá bên bờ suối, nhồi đất thật nhuyễn, rồi chia ra làm hai phần, chàng úp vào mặt của mình để làm khuôn mặt nạ, khoét hai lỗ mắt, mũi để thấy bên ngoài và để thở, hai giờ sau khuôn đất sét trên mặt mới khô, chàng lấy ra sửa lại mắt mũi, nền khuôn ngoài đã thành để vài ngày sau cho hoàn toàn khô, chàng lấy da trừu ngâm vào nước nóng cho mềm, thái thật mỏng, ngâm thêm vài ngày nữa mới cho vào khuôn, chàng lấy phần đất sét còn lại để trên da trừu thế là thành khuôn trong, đem ra nắng phơi khô hai ngày mới lấy ra, chàng đã sáng tạo được một mặt nạ, lấy chu hoàng đánh thật mỏng vào mặt nạ, thế là hoàn hảo. Tuy vậy khuôn mặt nạ giả vẫn không giống như thực, nhưng nó có thể giữ kín nét mặt thực, chàng mang mặt nạ vào đến bờ suối xem thử. Chàng "à" lên một tiếng:– Không ngờ rất hay, rất hay. Kể từ nay nếu cần thì có hai thằng Hoàng Phi Bằng xuất hiện, thực và giả như thực, tốt lắm mỗ có cách để dùng nó vào việc cần thiết "ha hà".

Chàng tự nghĩ tiếp:– Còn một việc mà bấy lâu nay đã dự định mà vẫn chưa làm được, nhân dịp này phải làm gấp. Chàng đem tất cả các hạt giống cây ăn trái đa niên, như mãng cầu, soài, mít, mận, cam, bưởi, chanh, dừa, đào, đu đủ, thanh long, vú sữa, khế, quít, chôm chôm, nhãn lồng. Công việc trồng cây ăn trái của Hoàng Phi Bằng án chừng ba năm sau là có thu hoạch .

Chàng vẫn chưa thấy lục Hoàng Đức trở lại, trong lòng muốn đi Phiên Ngung thành một chuyến, cho nên chàng phải tự mình lấy quyết định, bốn ngày nữa lên đường, trước khi lên đường chàng phải tìm bốn tảng đá lớn lấp trong và ngoài cửa động Tây, Nam và một tảng đá lớn chắn cửa động Đông làm bình phong, khi chàng lấp cửa động Tây phát hiện ở dưới đáy suối sâu có một khe nhỏ người có thể chui vào trong động được, thì ra khe này mới là nguyên do cho thất Hoàng Đức vào được trong động, nhờ vậy mới học "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm". Chàng lấp cửa động, dựng trong động một cột lớn vạt theo hình thẻ bài, viết "Từ nay thất Hoàng Đức ra vào động, phải qua khe dưới đáy suối", chàng đã chu toàn công việc động trong ngoài đã chu đáo .

Hoàng Phi Bằng chuẩn bị lên đường, chàng mặc bào phục màu lam đen, thêu nổi hình con hạc trắng, đai lưng xanh thêu nổi hình con đại bàng vàng . Đôi hài thêu nổi ba đóa hoa Trang Nguyên Hồng màu vàng, Hán Cung Xuân màu đỏ, Nguyệt Tân Châu màu xanh da trời, viền hài bằng hạt cườm trắng . Mũ màu đen xám "vương niệm" trung tâm thêu nổi hình con hổ, đính vào đôi mắt hổ viên ngọc thạch hồng, viền con hổ thêu kim tuyến vàng tuyệt đẹp, rực rỡ và uy nghi.

Chàng với năm con đại hạc, mỗi con cao một thước bảy, cùng bay vào không trung hướng về Đông–Bắc thẳng đến Thành Phiên Ngung. Trong lòng thênh thang cảm xúc tự ngâm Cứ Ước Mơ :
Người ta về núi rừng trở xuống sương
Tuy lạnh lòng ngực vẫn ấm tin vui
Thế mới gọi đời trai mộng lãng du
Đã nghiêng vai xẻ đá thẳng cuộc đời
Áo sương điểm bụi thấm gối gió vàng
Người là ta không thể lầm chí khuất
Hẹn ngày nào ta đi hết đất Nam
Lòng ước vọng bước khắp nẻo sơn hà
Thân trai chí để tung hoành đôi mươi
Nào để lỡ hội vận cứ ước mơ .
HuỳnhTâm



Chương 13
Trời Gọi Gió, Đất Gọi Mưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét