Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Bảy ( Huỳnh Tâm )

Tung Hoành Theo Cánh Chí Hồng

Lê Vĩnh tay kiếm, xuất một giả chiêu kỳ lạ, áp vào miệng của Trịnh Trường, làm cho Trịnh Trường gặp phải một ngáp gió dài. Trịnh Trường không có lý do gì để phản biện vì không hiểu nguyên nhân con gió từ đâu đến, còn Lê Vĩnh cố ý bịt cái miệng quái ác của Trịnh Trường, chỉ mong sao ra khỏi sự lợi hại biển khổ cùa gả thiếu niên.
Trịnh Trường phản ứng tự nhiên :

— Thưa Lê tướng quân, trước khi tại hạ nhắm mắt phải biết chết bằng cách nào để kiếp sau không bị lầm lẫn. Nhất là không thể chết dưới tay của kẻ có tính bẩm sinh giết người, dù cú đấm thua người thì còn cái miệng không thể nào thua được. Tại hạ làm người phải sống bất khuất đó chính là khác nhau giữa người và cầm thú, từ ấy lòng yêu tổ quốc của tại hạ không phân biệt giai cấp xã hội hay quân quan lớn nhỏ, dân hèn, dù hôm nay Lê tướng quân tự cho là cây tre thẳng cũng không đủ khả năng chống được cả cái nhà Nam Việt, những ai tham vọng làm Vua, chỉ là trong chiêm bao hay hiện thực đi nữa cũng chưa rõ, nhưng phải biết yếu điểm của mình để làm người, hành động như thế không khác nào đem thân nuôi chim ưng chứ, tại hạ thấy Lê tướng quân lạc quan hết thuốc chữa, đúng là một tên thiên hạ đệ nhất phản Bách Việt.

Lê Vĩnh máu huyết xung thiên, muốn quát tháo mà lòng nhút nhát vì trong Cửu Long Đình hiện rõ sự bất lợi vô lường, đành phải nói :

— Tại hạ nghĩ rằng hai chúng ta vẫn còn duyên phần mới gặp hôm nay.

Trịnh Trường liền đáp :

— Tại hạ nghĩ đừng làm dơ bẩn hai chữ duyên phần này, đây là nghiệp duyên mới đúng hơn. Thực sự duyên phần là phải vứt bỏ ảo vọng Hán để lấy cái xương sườn bảo vệ đất nước. Chúng ta chỉ gặp nhau đời này không có dịp mai sau, bởi thế không nên ăn mòn bản chất lương thiện của mình. Bây giờ tại hạ đáng sợ nhất là hạng người vô ý thức, họ mua nước và bán nước như một kế sinh nhai.

Lê Vĩnh không thể nào kéo dài thời gian để cho trẻ nhỏ đem mỉnh ra làm vui cho thiên hạ liền nói qua quít :

― Tại sao không đủ thập ngũ nhân vậy, hiện giờ chỉ có thập tứ thôi à ?

Trịnh Trường liền đáp :

― Thưa tướng quân chỉ cần thập tứ là đủ tiển đưa ngài đi làm sứ giả địa ngục rồi, đại huynh của tại hạ sẽ đến sau. Tướng quân sao mà điên vậy, vắng mặt được một người thì mừng mới phải chứ. Thôi được tại hạ, kính mời tướng quân xuất chiêu trước. Thưa quý huynh, tỷ Hoàng Đức đừng để con vịt nấu chín rồi bị bay đi.

Lê Vĩnh thấy thập tứ huynh đệ Hoàng Đức, có lời thề trước sư phụ nhãi con kia, còn soi thấu trong lòng ông những lời châm biếm nhột dạ rất khó chịu, xem ra đây là một ngày tố khổ ông tại Long Đình, ai cũng chê cười đích danh Lê Vĩnh là tên đầu hàng người Hán.

Lê Vĩnh sôi gan, trợn mắt, không còn húy kỵ, khẩu xuất không sợ nghịch nhĩ, dù ở chốn quan trường vẫn gàn ngôn phạm thượng, ông nói :

― Mỗ, nguyên trào là đại thần tứ trụ triều đình, hai nữa binh mã thiện chiến trong tay, có khả năng bạt thành trì ra cát bụi, này há sợ ai, mời thập tứ Hoàng Đức hay bất cứ ai cùng xuất chiêu với mỗ, nhớ kiếm không biết phân biệt con người và đừng bỏ xác ở đây nhá ?

Nam Việt Vũ Đế thấy Lê Vĩnh đứng trước triều thần phát ngôn bừa bải, xem như chốn này không người đáng để ông kính trọng, Vũ Đế ung dung truyền khẩu dụ :

― Khanh xem Thiên đạo phía trên, càn khôn rộng lớn, sao lại có tầm nhìn ngắn vậy, tự cho mình thông minh võ học hơn thiên hạ, khanh đem Bách Việt dạy trẫm ư, xem ra khanh chưa học được một phần thiện nhân. Thánh hiền tổ tiên có dạy mọi việc phải tùy cơ ứng biến, những việc trước mắt khanh không nhìn rõ, uổng là đại danh tướng Nam Việt, trong tim mù lòa chữ sĩ để đâu rồi ! Đúng là khanh hiếu cầu nhưng không đạt chí mỹ ! Khanh nên nhớ bá tính duy thủy, dân ý duy thương, kẻ bần nhân sẽ phế bỏ không ai thương tiếc .

Lê Vĩnh gục đầu xuống đất có vẻ e thẹn, không trả lời câu nào với Vũ Đế, mà chỉ để ý thân pháp tấn trụ của Hoàng Phi Bằng, đôi mắt thấy địch thủ không mấy gì chững chạc cho lắm, suy nghĩ thầm:– Thế thì nội lực chẳng là bao, thuật chiêu số cũng tầm thường, ông cười "ha hà" nói :

― Được lắm, một mình tại hạ cũng đủ tiêu diệt bọn thập tứ này, nhất định sẽ bầm thây những ranh con thành trăm mãnh.

Lý Bình Trung xoay chiêu bái tổ, hướng về Vũ Đế cùng toàn thể cửu phẩm triều đình rồi cười ha hà… đáp :

― Tại hạ xin bái lễ đa tạ ngài, chỉ cần ngài chém huynh đệ tại hạ thành hai mảnh là đủ chết ngay thôi ? Chàng chuyển nhẹ thân qua hướng Lê Vĩnh xuất liền một thức trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm", tức thì thập tứ kiếm liên thủ tấn công.

Lê Vĩnh, quát lớn cười "ha hà…":

― Tại hạ tưởng chiêu chức gì mới, cũng thế thôi, đúng là đi mòn chân không biết đường kiếm. Chiêu bái tổ sao như mèo cào đất vậy, bọn Phùng Hưng cũng những chiêu số đó mà thôi, quả là đứa trẻ đang cằm thanh que quặt quẹo dưới nước. Thân pháp thập tứ giống hệt con thuyền không bến lắt lư trước gió vậy. Mỗ sẽ mở cửa Diêm vương để tiển đưa quý các hạ một đoạn đường thân thương nhé, xin quý các hạ bước vào sân chơi đừng ngại bỏ mạng tại Long Đình này.

Trong, ngoài Long Đình đồng thấy thân pháp thập tứ, đúng như lời bình phẩm của Lê Vĩnh .

Còn Hoàng Phi Bằng đứng hầu bên hữu Thái tử Hồ cười đắc ý, lại khen trong lòng:– Thập tứ kiếm pháp bái tổ rất thuần tâm, ôi sao mà tinh diệu vậy, tại hạ hài lòng lắm. Tiếp theo chiêu thức "Hải Cương Thuyền Nhu", là phân định được thế thượng phong rồi đó.

Hoàng Phi Bằng (Lý Bình Trung) ra hiệu chia làm hai cánh, thập nhất Hoàng Đức phi thân vào tấn công, đồng sử dụng kiếm pháp "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm", tam huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng tấn thủ trận chiến sử dụng "Phong Tâm Kiếm", một hư một thực, địch thủ không thể biết những tinh diệu trong ấy.

Thập nhất Hoàng Đức vừa được Hoàng Phi Bằng truyền thụ, kiếm pháp đến cõi tận cùng, thập nhất Hoàng Đức võ nghiệp nay đã đạt đến huyền diệu. "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm", xuất chiêu số kín mít cả một không gian.

Người ngoài cuộc thấy chiêu pháp "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" cũng như lạc vào cõi mù. Riêng về nội công cũng đến trình độ trác tuyệt, thủ pháp nhập vô cực, tinh tuyệt trong kiếm hùng lữ khí, chiêu xuất tưởng thực nhưng hư, tưởng hư nhưng thực .

   Hoàng Phi Bằng (giả) ra hiệu thập tứ đồng xuất chiêu "Bạt lá rừng" gió chẻ đi tới ào ào áp vào mặt Lê Vĩnh, thế mà chỉ lấy được một bên vạt bào.

Đủ biết Lê Vĩnh không phải là võ nghiệp tầm thường, đã tránh được chiêu pháp kỳ lạ của thập tứ kiếm, đối với Lê Vĩnh tuy tránh được thân, nhưng xem là đại hỵ vì kiếm đối thủ vừa xé rách một bên vạt bào. Ông tái mặt, không còn xem thường đối thủ. Lê Vĩnh nói thầm:– Quả thực kiến pháp có tiến bộ, hãy xem uy lực kiếm pháp của mỗ. Ông liền xuất chiêu, tất cả người trong bát phẩm Long Đình có phần ngợp thở, thập tứ đồng nhảy ra ba bước để tránh chiêu quá kỳ ác, chiêu vừa ập xuống nền Long Đình "ầm ầm", bưng lên đá đất ngổn ngang, để lại một lòng chảo bán kính rộng hơn nửa thước.

Mọi người đồng kinh hải, tuy thiên họ phản đối, không hài lòng về đức hạnh làm phản của Lê Vĩnh, còn về võ học thì phải công nhận Lê Vĩnh là một kỳ tài .

Trịnh Trường la lớn :

― Hợp kiếm, chiêu số chuyển "Kim khuyết cao kỳ kiếm" tấn công địch thủ, nghĩa là: Trước cửa Hoàng cung lấy kiếm trừ nghịch thần.

Hoàng Phi Bằng (giả), hài lòng:– Đúng thế, chiêu thức tuyệt luân, hãy phát huy kiếm pháp cao hơn nữa, không nên để địch thủ ung dung.

Tất cả quân thần đứng tứ phía, cũng biết ít nhiều võ học, nghe Hoàng Phi Bằng nói vậy thì cho rằng điên. Lê Vĩnh hướng mắt đến Phùng Hưng, thấy xuất chiêu như ông già ể mình, nội lực yếu ớt không có hơi hám gì cả. Họ thấy thập nhất Hoàng Đức cầm kiếm, xuất chiêu như vậy thì lòng nào còn hứng thú mà xem, từ lâu họ đã có ấn tượng không tin tưỏng võ nghiệp của Hoàng Đức ! Nay thập nhất Hoàng Đức tái tỷ đấu, xuất chiêu như thế thì ai cũng thất vọng và thở ra một hơi dài não ruột.

Lúc này đồng đảng Lê Vĩnh mới dám cổ xúy, mọi háo hức hiện rõ, họ còn khẩn định Lê Vĩnh sẽ thắng. Bỗng nhiên thấy quần thần đồng đảng Lê Vĩnh đứng bên trái Long Đình rất đông, tình thế mới cho phép Lê Vĩnh cao ngạo, như đang bay trên lưng trời nói :

― Thập tứ trẻ con ơi, sống được bao lâu nữa. Lê Vĩnh xuất những chiêu thức kỳ lạ, nói tiếp:– Hỡi thập tứ trẻ con đỡ hai phần công lực của mỗ.

Quả là Lê Vĩnh lại xem thường đối thủ một lần nữa. Phùng Hưng tự tin đáp :

― Thưa ngài Lê Vĩnh, dù đã có trăm năm võ học hay trăm năm nội lực cũng bằng thừa, vì ngày tận cùng của Lê Vĩnh đã đến lúc phải đổ hết thịt xương xuống biển cho cá ăn.

Lê Vĩnh vừa nghe Phùng Hưng nói, máu nóng ào ào, phá lên tiếng cười nói :

― Võ công của Lê Vĩnh này, không phải là hèn kém, đừng hy vọng khích mỗ nhé ? Liền xuất chiêu kiếm rất kỳ ảo, nội công phát ra như cơn gió lốc cấp tám, chiêu kiếm trăm thức xẹt như sao bay, tiếng kiếm rít lên nghe rợn óc, chát chúa tai, chưa đầy hai khắc mà đôi bên kiếm đao đã đụng nhau hơn trăm chiêu, tiếng kiếm "keng keng" đếm không ngớt, kiếm của thập tứ tưởng chừng như bị Lê Vĩnh cướp mất. Bỗng thập nhất Hoàng Đức bị tuột kiếm ra khỏi bàn tay, bay cao mất dạng.

Lê Vĩnh đắc ý lấy làm kiêu ngạo, không còn kiêng nể ai nữa, ông nói thật lớn để cho mọi người đồng nghe:

― Nam Việt Vũ Đế ơi ? Hãy trao hết quyền lực trị quốc cho mỗ.

Nam Việt Vũ Đế đứng trên Cửu Long Đình cười ra nước mắt, lòng tự than thở:– Thôi rồi Nam Việt ta đến đây hết số !

Trái lại Hoàng Phi Bằng mừng vui dùng nhĩ ngữ truyền âm:

― Thập tứ huynh đệ phải lấy mạng thằng mãi quốc cầu vinh Lê Vĩnh mau lên ?

Thập tứ kiếm nghe chính hiệu Hoàng Phi Bằng truyền lệnh:

― Đến lúc phải đổi tay kiếm chuyển thành thủ pháp phi thân.

Thập tứ đồng xuất bộ pháp phi thân, bóng hình chuyển hướng, trong ngoài Long Đình không nhãn lực nào có khả năng thấy thập tứ chuyển động để phối hợp xuất thức kiếm phóng vào huyệt "nhơn trung" hầu phế nội lực của Lê Vĩnh, đường kiếm lướt qua không một tiếng động. Thế mà Lê Vĩnh tránh được, bắt đầu nỗi sợ hải và những điểm mồ hôi lạnh trên trán .

Lúc nầy thập tứ nhận được truyền nhĩ âm từ của Hoàng Phi Bằng :

― Quý huynh, tỷ, đệ hãy chia ra làm hai chánh, một do Phùng Hưng điều động thập nhất Hoàng Đức tấn công vào cánh trái, hai do đại huynh Lý Bình Trung tấn công vào cánh phải. Thập tứ đồng loạt vào vòng chiến, kiếm pháp hóa hiện địch thủ khó lường chiêu pháp.

Lê Vĩnh là nhân vật võ học ngoại hạng kỳ tài, nội lực cao thâm thẩm, thế mà không biết mình đang đứng trước cái chết. Trong ngoài Long Đình người người mới thấy trên tay của thập tứ Hoàng Phi Bằng vẫn cầm kiếm, ai cũng phì cười, riêng Hoàng Phi Bằng và thập tứ đã biết, đây mới thực kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm". Những chiêu thức kiếm đang lại với nhau, như một cái lưới trời nối liền không sơ hở, biến thế nhanh cực kỳ, kiếm bay trên không là hư chiêu, khi kiếm về lại trong tay là thực "Rồng phục châu" vào "nhơn trung" của Lê Vĩnh, để kết thúc cuộc chiến tại đây, lại một lần nữa Lê Vĩnh lọt ra khỏi lưới kiếm.

Trái lại Lê Vĩnh tưởng đã đoạt được thập tứ kiếm, còn có ý :– Ta sẽ thong thả mà hạ địch thủ, không ngờ trong tay của thập tứ lại có thập tứ kiếm thứ hai, làm cho ông phải một phen phản chiêu thoát hiểm, xem chừng mạng sống không cón . Rồi một lần nữa ông tự hỏi :– Ai là người đưa kiếm cho thập tứ ? chỉ tự hỏi thế thôi. Thực ra ông cũng đã biết không có cao thủ nào đủ khả năng trợ lực thập tứ nhân, ông ngạc nhiên ở điểm lạ là thập tứ xuất kiếm khỏi bao từ khi nào ? Quả là trời mới biết, ông nói thầm:– Mỗ xuất một chiêu mười thành công lực, thì chúng nó về cõi hư vô.

Lê Vĩnh xuất chiêu phong lực tỏa ra khắp cả Long Đình bát phẩm và Cửu phẩm, ai cũng bị hơi thở ngột ngạt đẩy ra xa, chỉ có Nam Việt Vũ Đế, Hoàng Hạc, Thái tử Hồ, tiểu thái giám Hoàng Phi Bằng, Phùng Nam, Nguyễn Thành Trung, Lê Bình, Trần Đông, Đỗ Trương, La Đức, Chu Thông Được, Đại phu Tô Thành, Trần Tam Hiệp, Nguyễn Hà, Vũ Thư Minh, Hoàng Phi Cương, ung dung đứng tại chỗ.

Lê Vĩnh xuất chiêu chuyển nội lực vào kiếm pháp, chiêu tới trước huyệt đơn điền của thập tứ Phùng Hưng. Thập tứ Phùng Hưng liền xuất chiêu "Phong địa đồ", thức bảy mươi trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" hộ thủ đơn điền, hai thức kiếm chạm vào nẹt lửa, kể cả kiếm của Lê Vĩnh cũng để lại dấu mẻ màu đen.

Trịnh Trường la lớn :

― Rong chơi "Phong kỳ bích đỉnh".

 Thập thất Hoàng Đức vừa nghe là xuất gió chuyển chiêu từ trong lòng đỉnh núi. Hoàng Phi Bằng đắc ý chuyễn nhĩ âm:– Có như thế mới gọi là huynh, tỷ, đệ tử của tại hạ chứ.

Chiêu "Phong kỳ bích đỉnh", xuất ra phong ba bão táp kình lực vô tận, thế mà bốn bề vẫn bình lặng như biển mùa Thu, hiền hòa để con thuyền ra khơi bủa cá lớn, vừa quăng một mẻ lưới đã trúng to. Lê Vĩnh vội hóa nguy thành thuận, tay kiếm đảo thân mình nửa vòng diệu chiêu thay, tất cả trong Long Đình thấy thập tứ cầm kiếm như kẻ già mệt mỏi đang chạy theo đuổi ruồi nhặng. Lê Vĩnh tự thầm:– Bọn Hoàng Đức ơi, chúng bay chuẩn bị xa lìa cõi sống rồi. Ông liền quát tháo:

— Đây là mười hai thành công lực của mỗ, chưa chắc gì thập tứ cha mi ra tay cứu được.

Thập tứ Hoàng Đức vẫn đứng yên để cho kiếm tự do vào gần đơn điền rồi hãy xuất chiêu, cách ba tấc, rồi hai tấc, thế mà thập tứ nhân đã hóa giải hết mười hai phần công lực của Lê Vĩnh trở thành vô hiệu, chỉ nghe một tiếng "xẹt xẹt" thế mới biết võ học cao chỉ thấy hoá giải ở điểm khắc cuối cùng. Lê Vĩnh đã bị thập tứ nhân, đâm một kiếm bên hôn trái, thế mà sức mạnh như hổ, ông vẫn sử dụng kiếm pháp xuyên thành, nếu người kém võ nghiệp mà trúng "Phong kỳ bích đỉnh" là chết không kịp ngáp.

Hoàng Phi Bằng truyền nhĩ âm:

― Chần chờ gì nữa hãy xuất luôn chiêu thức. "Bích chướng Vũ".

Thập tứ vừa nghe liền phối hợp xuất quyền, hai mươi tám bàn tay thi nhau bạt núi, gió chướng áp vào Lê Vĩnh. Chiêu số này Lê Vĩnh không còn đường sống. Ông đã bị nội thương lần thứ hai khá nặng, tiếp theo thập tứ quét một quyền "Bích Chướng Vũ". Lê Vĩnh bay ra khỏi Long Đình, không ngờ Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt trong thập tứ bị tử thương trong đường kiếm khó hiểu của Lê Vĩnh.

Hoàng Phi Bằng thấy trong hợp bích quyền bị hở trống hai chỗ, chưa kịp nói cho Lý Bình Trung biết, tức thì kiếm của Lê Vĩnh đã quét qua lấy được hai mạng sống của nhị huynh đệ Hoàng Đức.

Lê Vĩnh búng chân vào lại Long Đình, với tư thế bình thản, lúc này có những tiếng ồ lên :

― Lê Vĩnh đúng là tên ngụy quân tử, y cho là mình có tính nhân đức và lương thiện, nhưng thực chất y mới là kẻ giang hồ nhiều mưu, kế độc, lòng gian trá, hiểm ác vô lường. Lê Vĩnh tạo được tình thế ngày nay chỉ vì lòng duy danh vô đáy. Lúc này Lê Vĩnh hy vọng thay đổi cục diện cho nhanh hơn, miệng thị oai, hô lớn:

― Nào huynh đệ, thuộc hạ phải bắt sống Thập tứ Hoàng Đức cho mỗ.

Tất cả anh hùng phe đảng Lê Vĩnh không phân biệt được kẻ thắng người thua, chỉ biết nghe lời Lê Vĩnh cho nên nhảy vào trận chiến, cộng lại có ba mươi bảy tướng soái, dưới trướng Lê Vĩnh, và đảng Mạc Khai , Nguyễn Tứ cũng nhảy vào để ăn theo.

Cuộc chiến chưa phân thắng bại mà đồng đảng Lê Vĩnh đã nhảy vào, lập trận bao vây hai vòng thành. Lúc này chỉ còn thập nhị Hoàng Đức đang ở trung tâm vòng vây.

Phe đảng Lê Vĩnh lại tăng cường hiện diện trong Long Đình có đến tám mươi ba soái tướng ăn theo. Họ tưởng rằng thập tứ Hoàng Đức sẽ bị Lê Vĩnh rỉa mồi từ từ, họ đã nhằm tưởng rằng Lê Vĩnh muốn nhường phần cho công thần, họ nào biết mưu kế cạn tàu, ráo máng, hiểm độc của Lê Vĩnh là muốn trưng thân thế binh tướng, tạo ra thành bích bao vây thập nhị nhân, vì đấu trên trăm chiêu mà chưa phân thắng bại, thực ra lần nầy Lê Vĩnh biết khó thắng được Hoàng Đức.

Trong và ngoài Long Đình các tướng của Lê Vĩnh khép lại vòng vây từ từ. Tiếp theo trên sáu trăm sĩ tốt đồng bọn Lê Vĩnh bao vòng ngoài thứ ba.

Bỗng một luồng gió nóng thổi vào Long Đình vèo vèo, ai cũng rùng mình, chính là một thái giám xuất hiện ( Hoàng Phi Bằng ), đứng trước mặt Lê Vĩnh, chỉ cách một cánh tay dài, chàng nói:

― Tại hạ là thập ngũ đây, vào trận chỉ xin ngài trả lại mạng sống cho hai đệ tử của mỗ.

Chàng nói dứt lời, tay đưa lên rất chậm chạp và từ từ xuất một quyền. Lê Vĩnh không trở tay kịp, thấy rõ ràng quyền xuất ra rất chậm chạp, không khác nào người mới học võ, thế mà Lê Vĩnh không đỡ được một chiêu quyền.

Chàng xuất một chiêu không động gió, không nội lực và không động tỉnh làm phiền người lối xóm, vậy mà một tiếng nổ rền trời. Chàng đã lấy trọn gói lục phủ ngũ tạng của Lê Vĩnh, dù Lê Vĩnh có vận hết nội lực, lên tới mười hai thành hỏa hầu vào hữu kiếm đánh ra, Hoàng Phi Bằng cũng nghênh tiếp thoải mái.

Lê Vĩnh bị trúng một quyền, thân thể lảo đảo không đứng vững, người nghiêng như kẻ say rượu, nội lực của ông không hóa giải được sức ép, vì thế trong miệng ộc ra một vòi tiễn huyết bay xa bảy thước.

Người trước khi chết có một sức mạnh phi thường, bởi vậy Lê Vĩnh mượn lực xuất chiêu nhằm tử cùng tử, ông quyết định chết chung với thái giám:

― Tại hạ muốn biết tên của các hạ trước khi chết ?

Hoàng Phi Bằng, nghiêm nghị, mặt lạnh lùng:

― Thưa ngài, trước khi nhị đệ tử của tại hạ chết vào tay cùa ngài, vậy ngài có hỏi tên của họ không ?

Lê Vĩnh thấy cao thủ trẻ tuổi, mặc đồng phục thái giám không ngờ là cao thủ trong thập ngũ Hoàng Đức, tự suy nghĩ:– là Hoàng Phi Bằng, có thể thái giam này ư ? Ông tức tốc trút hết tàn lực xuất một chiêu kiếm cuối cùng để quyết sống chết với Hoàng Phi Bằng, kiếm chưa đẩy ra hết cánh tay, gió đã lồng lộng thổi tới. Thái giám Hoàng Phi Bằng đứng tại chỗ, thân thể vững chắc không hề xê dịch. Còn tất cả mọi người tại bát Long Đình đồng bị gió bạt ra ngoài, kể cả thập nhị huynh, đệ Hoàng Đức.

Hoàng Phi Bằng, vội vã nói:

― Đúng là cửa tử của Lê Vĩnh, nay gặp phải tai trời ách nước. Tại hạ chỉ tiếp nhận lục phủ ngũ tạng của các hạ mà thôi, còn tay chân đã phế hết rồi tại hạ không cần phải lấy, bây giờ các hạ tự dâng lên thì đành vậy, đa tạ. Chàng xuất quyền thứ hai, một tay đưa lên cao rồi từ từ hạ xuống rất nhẹ nhàng, quyền mới xuống nửa chừng ba mươi độ, hai cánh tay và chân của Lê Vĩnh kêu thành tiếng giòn giã "rốp rốp" nghe rất là quái dị. Tiếp theo Hoàng Phi Bằng  xuất một chiêu kỳ lạ, làm thân mình của Lê Vĩnh xoắn lại không khác nào dây neo nằm trên bờ cảng Hổ Môn, khắp thân thể Lê Vĩnh và y phục vấy đầy máu, chợt kêu "úi chao!" Vội vận công điều tức một vòng, rồi ba vòng cho cơ thể hồi nguyên, nhưng hoài công của mấy mươi năm võ học giang hồ, nay chỉ còn một đống thịt vô dụng.

Lúc này Lê Vĩnh chỉ còn sức lực mọn, đành phải ngồi xuống sàn gạch đỏ của Long Đình, thân anh hùng biến thành thế ngồi con khỉ, đã bị phế võ nghiệp và nội lực.

Thuộc hạ của Lê Vĩnh hiện thân nguyên hình cấu kết làm phản. Mạc Khai và Nguyễn Tứ đã leo lên lưng cộp, đồng hô :

― Nào chuẩn bị tiến vào bắt sống bọn Hoàng Đức .

Trên tám mươi soái tướng cũng không phải tầm thường, họ đang đổi hình biến động như một thành quách kiên cố, thành trì biết di động và dũng mảnh tiến đến địch thủ. Thành quách tự nhiên đứng lại vì một luồng khí lạnh như băng truyết.

Thái giám ( Hoàng Phi Bằng ) cảnh cáo :

― Đừng tiến đến, phải giãn ra gấp, nếu không đừng trách tại hạ. Dù trên trăm tướng soái cũng là trò chơi trong tay của tại hạ.

Phe đảng làm phản Mạc Khai, Nguyễn Tứ vẫn không tin lời nói của thái giám ( Hoàng Phi Bằng ). Đứng yên nhưng không chịu giãn ra.

Hoàng Phi Bằng thấy không thể nới tay được nữa, chàng phất tay ra hiệu thập nhị kiếm xuất chiêu, còn chàng xóc lên lưng hai thi thể của Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt, phi thân ra ngoài trận để tại Cửu phẩm Long Đình .

Lý Bình Trung hô lớn :

― Nào thập nhị kiếm xuất chiêu "Thiên lưu mạch" và "Phụng xà hổ", mười hai tiếng kiếm rít lên như tiếng gió rừng tre, đồng xung thiên vào trận, kiếm của hai bên thét lên trăm ngàn tiếng "keng keng" không còn phân biệt địch thù. Kiếm của tám mươi ba bè lũ Lê Vĩnh bị tiện gãy đầu kiếm, tiếp theo hai chiêu thức mới "Bạch nhữ mang mang" bị tiện gãy nửa thân kiếm, đến chiêu thứ ba "Châu long hổ", Tám mươi ba mãi quốc bị tiện gãy chỉ còn cán kiếm. Thập nhị kiếm Hoàng Đức tung mình chuyển bộ pháp xuất chiêu "Đại la kiếm" cán kiếm của tám mươi ba địch thủ tự hủy thân, tiện đứt đúng tám mươi ba chân và tay lìa thân thể.

Trịnh Trường hô lớn :

― Xuất chiêu "Huyệt pháp bồ", cạo đầu trọc tám mươi ba gian tế, để chứng minh thủ cấp tam gửi nơi thân họ, tóc tai gian tế rơi xuống đất, lộ ra chừng ấy sọ dừa. Thập nhị Hoàng Đức phi thân chuyển bộ pháp "xoẹt xoẹt", không đầy một khắc tám mươi ba gian tế đầu trọc láng cón, chiêu này răn đe liệu hồn cái đầu tạm biệt tứ chi.

Đại hội anh hùng thấy tám mươi ba cái đầu trọc, không cười cũng phải tức cười, vì chiêu thức cạo đầu bằng kiếm rất đẹp.

Thực ra Huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng có ý tìm vết sẹo tròn sau gáy phía cổ trái của "Ngọc danh kiếm", để biết y là ai ? Lúc trước ở Phong Lưu Tửu Lầu, Hoàng Phi Bằng trên tay đang cằm chung trà, vận hết nội lực phóng theo thủ pháp "Bạch Thiết Châm", trúng sau gáy phía cổ trái.

Tuy tám mươi ba cái đầu trọc lóc cũng có những vết sẹo nhưng không đúng điểm phóng chung trà, xem như tìm chưa ra thủ phạm.

Trịnh Trường lại hô tiếp:

― Nào thập nhị kiếm xuất chiêu "Huyệt pháp bồ" lần thứ hai xé tay áo còn lại của họ để cảnh cáo. Thập nhị kiếm tung mình chuyển bộ pháp vang lên nhiều tiếng "tét tét", không đầy một khắc một trăm sáu mươi sáu cánh tay áo rơi tả tơi xuống đất.

Hoàng Phi Bằng nhớ lại lời của Lý huynh nói: "Thấy gia gia dùng đôi đũa như đoản kiếm, đâm vào cánh tay trái để cắt đứt gân của hung thủ, đây là chiêu "đã trường đoản kiếm", như vậy cánh tay trái này chắc chắn đã bị liệt, không còn sử dụng được, bởi vậy Hoàng Phi Bằng bảo thập nhị kiếm xé tay áo là vậy, nếu chỉ xé cánh tay áo trái thôi, thì sẽ lộ ra ngụ ý của mình muốn tìm thủ phạm, Trong số tám mươi ba, có một người cánh tay trái của y cũng bị thương như mô tả của Lý Bình Trung.

Lý Bình Trung và Trịnh Trường đồng phi thân đến để lấy thủ cấp. Hoàng Phi Bằng thấy vậy dùng nhĩ âm âm bảo:

― Lý huynh, Trịnh đệ dừng tay lại, không phải thủ phạm. Trịnh Trường hô tiếp :

― Nào thập nhị kiếm xuất chiêu "Huyệt pháp bồ" trong "Huyệt pháp Lĩnh Nam", Thập nhị kiếm tung mình chuyển bộ pháp, xuất chiêu như trận bão "ào ào", đồng lúc Nguyễn Tứ võ nghiệp cũng cao thâm, hô lớn:

― Tấn công vào bọn Hoàng Đức.

Tất cả kiếm đã trên tay, nhảy vào liều mạng vì họ bị chặt chân, cạo đầu, xé tay áo, họ quá nhục nhã, tuy còn một chân, một tay, máu chảy rất nhiều vẫn phải sinh tử. Luật tự nhiên tìm sự sống trong lúc đường cùng, sức mạnh vô hình thôi thúc họ tự vệ, đó chẳng qua là bản năng sinh tồn.

Nguyễn Tứ và Mạc Khai tấn công tới tấp, tiếng kiếm vang động "keng keng". Thập nhị Hoàng Đức phi thân lên cao sử dụng "Hoàng Quyền Lạc Việt", liên thành quyền kiếm pháp thần võ, như mây bay trên đầu, hai tay chắp lại, xòe ra như cánh đại bàng tung mình vào không gian, thân hình đảo ngược đầu trở xuống, tay cầm kiếm xoay hóa trăm ngàn ánh sáng đâm thẳng vào bốn mươi mãi quốc cầu vinh, thủ cấp từ từ rơi xuống đất, người người trông thấy mà khiếp sợ.

Đồng lúc thập nhị Hoàng Đức từ dưới đất đảo ngược lên, hóa thành một vùng trời mịt mù gió bụi, nhảy ra ngoài vòng bao vây thứ hai đứng chờ xem, một khắc sau bụi mù tan dần mọi người mới thấy có thêm bốn mươi ba mãi quốc cầu vinh trong thế đứng ngồi, quỳ bất động. Chỉ hai chiêu thôi tổng cộng tám mươi ba địch thủ lợi hại, kẻ chết người sống bất động.

Phùng Hưng đến gần Lê Vĩnh, hỏi:

― Sao ngài Lê Vĩnh xuất chiêu đi chứ. Ngài còn chiêu pháp "Mãi quốc vô văn tự" kia mà ?

Lê Vĩnh toàn thân đã bị phế, hai tai vẫn còn nghe được, nhưng miệng đã á khẩu.

Lý Bình Trung phi thân lên Long Đình cửu phẩm quỳ xuống yết kiến Nam Việt Vũ Đế:

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ. Thần dân Lý Bình Trung.

Nam Việt Vũ Đế vẫn không để ý có Lý Bình Trung đang tâu bên cạnh, vì nhà vua đang bàng hoàng trước cảnh Long Đình toàn là bải thịt người, chưa bao giờ thấy trong trang sử "Thanh Tú Anh Hùng", hào kiệt dẹp loạn thần hùng trong chớp mắt, chỉ có Hoàng Phi Bằng thắng được những địch thủ cường đạo, dù trẫm với Hoàng Hạc hay Muội tử Hồ cũng khó mà thắng được tám mươi ba quân thần làm phản.

Lý Bình Trung tấu lần thứ hai :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, thần dân xin yết kiến Bệ hạ xin xuất chỉ "Nội bất xuất, khai môn thành".

Nam Việt Vũ Đế chưa hiểu ý tự hỏi lòng:– Tại sao nói, câu này là có ý nghĩa gì, hay là Lý Bình Trung nói sai rồi chăng, tại sao không nói là "Nội bất xuất, ngoại bất nhập" mới đúng chứ ?

Hoàng Phi Bằng hiểu ý Lý huynh, chàng dụng nhĩ ngữ truyền âm, tấu lên nhà vua :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, đại huynh Lý Bình Trung kính tấu lên Hoàng thượng xin xuất chỉ "Nội bất xuất, khai môn thành", ngụ ý hiểu ngầm, bắt hết gian tế hiện có mặt trong Hoàng thành, còn "khai môn thành" là để gian tế vào Hoàng thành xem như không biết hành động của gian tế, có như vậy mới bắt hết những kẻ làm phản chưa xuất hiện. Muôn tâu Bệ hạ, xin xuất chỉ khẩn cấp "Nội bất xuất, khai môn thành" ngay từ lúc này cho kịp lúc thập nhất Hoàng Đức truy xét "Tịch đại hội" đây là cơ hội bắt được toàn bộ gian tế Hán đang ẩn trong lều vải, sảnh đường của Lê Vĩnh, Mạc Khai và Nguyễn Tứ.

Nam Việt Vũ Đế vừa hiểu ý:– Thì ra đây là mưu kế của Hoàng Phi Bằng, liền gọi thái giám :

― Dâng tứ bửu cho trẫm.

Nam Việt Vũ Đế xuống chỉ ấn ký "Văn Đế Hành Ấn" chữ "Đế" ngang hàng với vua nhà Hán ở trung nguyên.

Lần đầu Hoàng Phi Bằng thấy ấn vua bằng hồng ngọc, tay cầm bằng vàng, chạm trổ hình rồng, nơi đôi mắt rồng có đính hồng ngọc sáng rực rỡ. Triều đình ban chiếu chỉ, Hoàng Đức tiếp chỉ và thi hành. 

Lý Bình Trung trở lại Long Đình bát phẩm, vẫn còn thấy một vòng tròn bao vây thứ ba trên sáu trăm sĩ tốt của đồng bọn Nguyễn Tứ, Mạc Khai và Lê Vĩnh.

Phùng Hưng nắm sau gáy Lê Vĩnh kéo vào trung tâm để ngồi chung với bốn mươi ba ông bạn đồng liêu đang tàn phế.

Phùng Hưng hỏi sáu trăm sĩ tốt :

― Thưa quý huynh đài, đã chứng kiến bốn mươi thủ cấp lăng xuống đất rồi chứ ? Còn lại bốn mươi bốn phế nhân này chỉ sống như con trùn đang cựa quậy, vậy mỗ nghĩ rằng quý huynh đài không muốn đầu lìa khỏi thân, hay thành phế nhân, đúng thế không ?

Sáu trăm sĩ tốt đồng bọn vội trả lời :

― Thưa anh hùng đúng vậy, đúng vậy.

Hoàng Tố Nguyệt xen vào nói :

― Thưa quý huynh đài, đã thấy huynh tỷ đệ bổn cô nương xử lý Lê Vĩnh về tội phản quốc rồi chứ ? Tiếp theo mời quý huynh đài đứng qua một bên để xem cho rõ :

― Đằng kia là một bích tường phải không ?

Sáu trăm sĩ tốt đồng bọn trả lời :

― Thưa nữ anh hùng, đúng vậy bích tường đó xa hơn bốn trượng, trên tường có vải bố từ trên phủ xuống đất, thưa anh hùng để làm gì vậy ?

― Bích tường để xay thịt người, tế mạng cho nhị vị đại huynh của bổn cô nương, còn vải bố để hốt thịt cho thú ăn, mời quý huynh đài xem đây.

Hoàng Tố Nguyệt hai tay xuất chiêu, bảy mươi lăm cân thịt của Lê Vĩnh bay "vèo vèo" đến bích tường "bùng bùng" xương thịt nát bấy như xay, thân thể không còn phân biệt đâu là đầu, mình, chân, tay, người ta thường nói đây cũng là một cách "Phanh thây" là vậy.

Trịnh Trường nhờ bốn sĩ tốt đến bích tường hốt xác Lê Vĩnh, cùng với bốn mươi xác và thủ cấp quân quan tham ô làm phản đem đi chôn tập thể, trong số đó có Mạc Khai, Nguyễn Tứ.

Trần Kiều Oanh nói với bốn mươi ba người tàn phế :

― Thưa quý ngài, bổn cô nương tha mạng sống nhưng từ nay bổng lộc, phẩm quyền, tài sản của quý ngài sung công vào ngân khố Nam Việt, tại hạ mời quý ngài từ giả quan trường thủ đáo cầm lai, đi về hướng Bắc, theo người Hán, làm cái bang xứ Bắc.

Bốn mươi phế nhân âm thầm lặng lẽ rời khỏi Long Đình bát phẩm. Hoàng Phi Bằng có ý để bốn mươi phế nhân ra khỏi thành Phiên Ngung rồi bắt lại đem về sơn trại Hoàng Đức thẩm tra. Tiếp theo Trịnh Trường hỏi sáu trăm sĩ tốt :

― Nhân đây mỗ xin hỏi quý huynh đài là dân Nam Việt hay là dân Hán ?

Sáu trăm sĩ tốt đồng trả lời :

― Thưa quý anh hùng chúng đệ là dân Nam Việt, sở dĩ trợ Hán là do Lê Vĩnh, Mạc Khai, Nguyễn Tứ bức bách, xin anh hùng tha thứ một lần này, chúng đệ không tái phạm lần thứ hai, từ đây xin vâng lệnh trung thành đất tổ Lĩnh Nam.

Hoàng Phi Bằng (giả) khen :

― Tốt lắm, mỗ muốn quý huynh đài đi thu hồi phần đất Nam Việt do Lê Vĩnh bán cho người Hán, như vậy quý huynh đài làm được không ?

Có một phó tướng đứng ra trả lời :

― Chúng binh sĩ hèn kém võ nghệ, nhưng không hèn kén về sĩ diện, biết rằng việc thực hiện thu hồi biên giới rất khó, cũng không phải vì sợ chết tại đây mà đồng ý để thi hành cho rồi việc, tại hạ chỉ xin đầu quân vào binh hùng tướng mạnh và đóng góp hết sức mình nhằm mưu cầu đất mẹ toàn vẹn lãnh thổ, quý huynh tỷ có đồng ý này không ?

Trên sáu trăm binh mã đồng hô :

― Đất mẹ phải toàn vẹn lãnh thổ.

Hoàng Phi Bằng (giả) trong lòng phấn chấn nói :

― Quý đại huynh có ý chí, tốt lắm.

Hoàng Phi Bằng (giả) hướng về Vũ Đế, tâu :

― Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, xin xuất chỉ dụ tiếp nhận binh mã sung vào quân bị thu hồi đất tổ.

Sáu trăm sĩ tốt, giập đầu hướng lên Hoàng thượng và hô :

― Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế đã tha tội chết cho thần dân, từ đây nguyện sống không sợ chết trước người Hán, tùy Hoàng Thượng dùng vào chỗ nào cũng được. Thần dân kính khấu bái phục lịnh Hoàng thượng.

Vũ Đế truyền chỉ :

― Trẫm thay mặt triều đình miễn truy xét tội cũ, ân xá cho binh sĩ, tất cả binh sĩ được bổ sung dưới trướng của tướng quân La Tường Cái, nay trẫm hy vọng binh sĩ từ đây lấy nghĩa vụ con dân đồng hướng lên Bách Việt. Trẫm công bố, bãi triều kết thúc Đại Hội Anh Hùng. Chúc toàn thể lưỡng triều, quý Vương Việt phủ trở về quê bình an, ra sức kiến tạo hoàng đồ Nam Việt an cư lạc nghiệp, đem hạnh phúc đến cho muôn dân, Nam Việt từ đây đồng hạnh hưởng thanh bình.

Quan quân cửu phẩm triều đình trong và ngoài Long Đình đống hô :

― Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế. Nam Việt muôn năm thanh bình vĩnh cửu.

Đại Hội Anh Hùng Phiên Ngung nay đã kết thúc thành công như ý. Những ngày tháng qua toàn dân Bách Việt cứ theo từng nhịp tim phập phồng, không biết Nam Việt sẽ đi về đâu ? Cuộc chiến nào cũng phải trả giá, cuối cùng kẻ đi người ở lại, âu cũng là luật tự nhiên để đất bình lặng. Đại Hội Anh Hùng thành tựu là một thử thách đem thanh bình đến cho toàn dân Nam Việt. Trong và ngoài thành cờ Nam Việt kéo lên vui mừng, pháo nổ tưng bừng trong ba ngày hội.

Thập nhứt Hoàng Đức truy nã gian tế theo chỉ Dụ "Nội bất xuất, khai môn thành", bắt được ba mươi hai người Hán làm giám binh, đem ra trước Long Đình phán xét. Nam Việt Vũ Đế xuống chỉ tống họ về cố quốc.

Hoàng Phi Vũ, báo tin :

― Phi Bằng hài nhi, bốn mươi phế nhân phản quốc vừa ra khỏi thành đã bị cao thủ giết chết hết thảy.

Hoàng Phi Bằng được tin này bàn hoàn, chàng thưa với thúc bá Hoàng Phi Vũ :

― Thưa thúc bá, hài nhi đi chậm một bước, vô tình mất dấu tìm đối thủ rất lợi hại, đến giờ này chúng vẫn chưa xuất đầu lộ diện hết, hậu quả về ngày sau khó lường, như vậy thủ phạm là ai ? Hài nhi kính đa tạ thúc bá, xin thúc bá giữ kín tin này không cho bất cứ người thân của nhà mình biết đến ?

Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường vừa đi đến thì Hoàng Phi Bằng nói :

― Ngu đệ, nhờ Lý huynh, Trần tỷ, Trịnh đệ bí mật đi khám xét tử thi, dấu vết của bốn mươi xác chết đó cần phải cẩn thận coi chừng có chất độc. Phi Bằng nói với Hoàng Phi Vũ :

― Hài nhi nhờ thúc bá hướng dẫn huynh, tỷ, đệ đến hiện trường .

Hoàng Phi Vũ, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường bí mật phi thân ra khỏi thành. Hiện giờ xem ra thành Phiên Ngung đã làm sạch cỏ mãi quốc, không còn quan trường nội loạn, nhưng vừa rồi có bốn mươi phế nhân bị vô cớ chết ngoài thành, đủ biết thế lực phản quốc không phải là nhỏ, gốc vẫn còn đó chưa trừ hết. Sau cuộc khám thi Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường, về báo cho Hoàng Phi Bằng biết :

― Hoàng đệ à, khi đến hiện trường để khám nghiệm, thấy bốn mươi tử thi, chết bởi hai thức kiếm khác nhau, theo suy đoán của thúc bá Hoàng Phi Vũ, hai mươi tử thi chết do thức kiến họ Hoàng, chém thân người thành đôi. Hai mươi tử thi khác do thức kiếm thứ nhì đâm vào trước ngực trúng tim, hiện thời không biết cao thủ là ai. Có phải đây là một vụ án bí mật mà Phi Bằng đệ muốn biết ai là hung thủ phải không ?

Hoàng Phi Bằng thừa biết ấn ý của kẻ xác nhân, nhưng chưa tiện nói ra, chàng nghiêm nghị nói :

― Đúng vậy, do phe đảng mãi quốc, họ diệt tuyệt khẩu. Lý huynh nhận xét rất đúng, không sai, nhưng họ là ai thì mình chưa biết rõ, họ ở trong bóng tối thì khó mà hình dung những bóng ma đó.

Trịnh Trường đề nghị :

― Thưa nhị đại huynh, tỷ tỷ, họ đang trong bóng tối chơi trò cút bắt, thì mình cũng chơi cút bắt với họ, ai lanh lợi thì thắng cuộc .

Hoàng Phi Bằng gật đầu đồng ý :

― Theo ý của Trịnh đệ rất phải, huynh đệ chúng ta khởi hành từ hôm nay.

Trịnh Trường đề nghị tiếp :

― Tối nay, đệ cùng Lý đai huynh, Trần tỷ tỷ đến mộ tập thể của bốn mươi hai tử thi ấy, quật mồ lột da mặt đem về làm bốn mươi mặt nạ giả. Khi gặp người khả nghi là đem mặt nạ giả ra hù họ là biết chân tướng liền.

Hoàng Phi Bằng khen :

― Tốt lắm, hiền đệ có ý rất hay, hy vọng chúng ta thành công, nhớ cùng nhau thực hiện thật cẩn thận nhá ?

Lâu nay Hoàng Phi Bằng đã biết Hoàng Phi Cương làm phản, ngoài ra chàng còn âm thầm nghi vấn trong họ Hoàng còn có người thứ hai hay thư ba v.v... cùng tham gia vào tổ chức làm phản .

Chàng vội chạy về doanh trại thì thấy cả nhà đầy đủ nhưng chỉ thiếu thúc bá Hoàng Phi Cương. Hoàng Phi Bằng thưa với thúc bá Hoàng Phi Vũ :

― Phi Bằng nhi nhờ thúc bá chuyển lời thăm Mân Việt Vương, khi đến đó thăm rồi thúc bá về ngay, đừng ở lâu.

Mười khắc sau Hoàng Phi Vũ về, Hoàng Phi Bằng tiếp đón :

― Thưa thúc bá, trong trại của Mân Việt có những ai và vắng mặt những ai, xin thúc bá cho Phi Bằng nhi biết, đa tạ thúc bá.

Hoàng Phi Vũ trả lời :

― Tất cả đều có mặt, chỉ vắng Đạo sĩ Trần Mạnh Côn .

― Thưa thúc bá, Phi Bằng nhi đoán không sai.

Hoàng Phi Vũ không biết chuyện gì đã sẩy ra, chỉ có cảm giác trong lòng lo âu, ông hỏi lại :

― Chuyện gì vậy Phi Bằng nhi, có thể cho thúc bá biết được không, thúc bá sẽ cộng lực để hỗ trợ cho hài nhi ?

― Thưa thúc ba, tốt nhất là thúc bá không nói tin này với bất cứ ai bởi nội vụ này rất hệ trọng, thúc bá sẽ biết sau, nếu nói ra thì hài nhi cùng thúc bá có thể bị mất mạng.

Hoàng Phi Vũ nghe Hoàng Phi Bằng nói vậy đành chịu, tự lòng giữ bí mật, để chờ xem diễn biến như thế nào, chỉ chờ Phi Bằng nhi cung cấp tin tức là biết thủ phạm.

Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường vừa về đến doanh trại, Hoàng Phi Bằng nói :

― Mời quý huynh, tỷ, đệ đi tham dự hôn lễ ở ngoài thành, nhớ cùng đem theo bốn mươi miến da mặt người.

Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường ngạc nhiên hỏi lại :

― Huynh, tỷ, đệ chúng ta có người thân nào ở Phiên Ngung thành này đâu mà đi ăn lễ tân hôn chứ, vã lại tân hôn sao lại tổ chức vào giờ này, lạ thực ?

Hoàng Phi Bằng cười :

― Thì đi rồi hãy biết, hôn lễ có thức mà .

Cả bốn phi thân ra khỏi thành, Hoàng Phi Bằng hướng dẫn đến điểm hẹn. Huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng đến trước ba khắc giờ.

Chàng nhận diện một người từ xa đi tới, đúng là mẹ vợ của Cát Đình, vừa gặp mặt bà cùng bốn người trẻ thi lễ, bà hối thúc đi ngay:

― Tiện cô, chào ân công tiên sinh cùng quý vị, xin mời đi gấp để đúng thời làm lễ tân hôn.

Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường lại ngạc nhiên hơn nữa, như bà lão đã nói đúng là lễ tân hôn.

Cả năm người đi qua một xóm nghèo, bên bề Tây Châu Giang, vào nhà lụp xụp chỉ thấy thắp hai đèn sáp vàng hồng le loái, cảnh vật lờ mờ. Cả nhà đã chuẩn bị đón Hoàng Phi Bằng, mới khởi hành làm lễ tân hôn, ai cũng vui mừng thấy ân công đến đúng hẹn.

Ông lão vui mừng, nói với Cát Đình :

― Tiểu tế của ngoại tổ, thắp thêm ba cây đèn nữa cho sáng cả nhà nào .

Lúc này bốn người họ Tô không e ngại Hoàng Phi Bằng, cho nên họ để mặt thật. Hoàng Phi Bằng đoán không sai họ còn rất trẻ, Cát Đình tuấn tú, còn nương tử của y hữu lệ, khả ái.
Huỳnh Tâm
Chương 18
Đêm Tân Hôn, Gió Lạnh Ngoài Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét