Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười ( Huỳnh Tâm )

Suối reo sông núi mấy xuân
Hoàng Phi Bằng thấy hướng Tây thung lũng có một bầy chim đang đậu trên cành Bạch thông đa niên, liền xuất chiêu "Phong tâm kiếm", chiêu số xuất ra chậm chạp và nhẹ, không phát âm thanh mà khình lực cũng như khí độ phi dương, viên sỏi trên tay hóa thành bụi mù bay đến Bạch thông. Lục đệ tử thấy cả thảy bầy chim rơi xuống đất "rào rào" tính ra có ba mươi bảy con chim rừng. Bảy thầy trò chạy đến xem, thấy những con chim chết không bị thương tích, còn nóng hổi.

Lữ Trường Gia đôi mắt ngó sư phụ mà lòng ngạc nhiên, miệng vội hỏi :

― Thưa sư phụ, "Kiếm pháp phá kiếm pháp" trong lẻ tám chiêu thức "Phong tâm kiếm" có chiêu này hay sao ?

Hoàng Phi Bằng bao giờ cũng lấy chơn tâm, đúng phép xử thế với mọi người, chàng đáp :

― Trong võ học mình phải sáng tạo ra chiêu mới, đứng trước trăm địch thủ muốn hạ được thì mình phải sử dụng chiêu này trong "Kiếm pháp phá kiếm pháp" của lẻ tám thức "Phong tâm kiếm". Quý đệ tử hãy xuất chiêu thử xem nào, để ý muốn đạt kết quả phải hòa biến tâm thức, tâm khí tương thông, âm dương phối hợp, điều tiết vận khí. Võ học cần bồi đắp vào sở trường, điền khuyết sở đoản, tụ nguyên khí nhằm phát huy năng lực cao siêu nhất của kiếm pháp, chứ ạ .

Ngũ Hoàng Đức vâng lời đồng xuất chiêu, đúng như sư phụ truyền thụ, họ không ngờ tiếp nhận được kết quả như ý, tất cả đồng vui mừng khôn tả, reo lớn :

― Hoan hô, thưa sư phụ võ học tuyệt diệu, chúng đệ tử từ đây mãi mãi phục mạng sư phụ, cùng xin chọn nơi này làm đất sống không đi đâu nữa .

Hoàng Quốc Kỳ sực nhớ đến cây kiếm của Hoàng Phi Bằng, vội hỏi :

― Thưa sư phụ, chúng đệ tử muốn xem lại thanh kiếm một lần nữa, mạo muội xin sư phụ ban tứ .

Hoàng Phi Bằng liền đáp :

― Được thôi. Hoàng Quốc Kỳ cùng quý đệ tử cứ tự nhiên, cằm thử xem, nếu thấy hay thì xuất vài chiêu cho biết .

Hoàng Quốc Kỳ cằm cây kiếm thấy rất nhẹ, xuất chiêu hoàn toàn không được như ý, đầu thanh kiếm mỏng dính, phất phới lắc lư như đuôi con diều:– Quả thực là cây kiếm vô dụng như lời sư phụ, thế mà vào tay sư phụ hoá ra bảo kiếm.

Lục Hoàng Đức không thể hiểu được cây kiếm này, muốn hỏi nguyên uỷ của kiếm, nhưng không dám vì đây là kiếm gia bảo của sư phụ.

Trong thời khắc này ký ức gợi Hoàng Phi Bằng hồi tưởng về năm xưa. Chàng nhớ lại kỷ niệm khó quên tại lò đúc kiếm, ngày ấy chàng lên tám tuổi, đích thân Tổ phụ đúc kiếm cho chàng. Những ngày đúc kiếm xem như mùa hội trong họ Hoàng. Bà con trong họ hàng tụ hợp không thiếu vắng một ai, cảnh sinh hoạt rộn rịp, tiệc vui thâu đêm suốt sáng, với những thực đơn tự chế biến nào là xôi gà, cháo nấm, các loại khoai nướng, bánh chưng, bánh nổ, kẹo đậu phụng, bánh gạo chiên, bánh quế, uống trà xanh.

Những gia đình nhận kiếm tham gia vào việc thay phiên cằm cây thụt bỡ từ trên cao hai thước, đẩy hơi vào ống thụt bỡ bán kính ba tấc, cho lửa trong lò luôn luôn cháy đỏ, ngoài ra còn có nhiều người phụ trách, như cằm cây soi xem độ chảy của nước thep-đồng, tay xoay ly thep-đồng chảy đúng lửa, đưa than vào lò, thay mẫu khung kiếm v.v...

Nhà họ Hoàng đúc kiếm theo phương pháp gia truyền, mỗi khi đúc từ ba đến năm cây kiếm. Thanh kiếm đúc theo truyền đời võ nghiệp và cá tính của chủ nhân.

Tính cho đến nay, họ Hoàng lưu trữ trên trăm thanh kiếm, mỗi thanh kiếm có lịch sử riêng biệt, tuy những thân thanh kiếm cùng một hình thể, nhưng khác biệt nhau rất nhiều, chỉ có người truyền nhân mới biết thanh thế và giá trị từng truyền đời cây kiếm, cũng như họ Hoàng truyền thụ bí quyết đúc kiếm cho người xuất chúng nhất trong họ. Hiện nay ai cũng biết Hoàng Hạc là người giữ bí quyết đúc kiếm, còn truyền thụ cho người thứ hai thì khó mà biết được. Trên thực tế thì lúc nào cũng có người thứ hai, cách đây ba tháng Hoàng Hạc chính thức công bố thứ nam Hoàng Phi Biên là người thừa kế bí quyết đúc kiếm họ Hoàng.

Hoàng Hạc công phu trao bí quyết đúc kiếm cho Hoàng Phi Biên đã hơn mười năm, mà không tiết lộ trong họ, thế mới biết bí pháp đúc kiếm là một kỹ thuật võ học, đi đôi với phổ kiếm pháp và nghệ thuật văn hóa của họ Hoàng.

Trong nội vụ truyền nhân đúc kiếm họ Hoàng, chỉ có Hoàng Phi Cương là không hài lòng, vì ông cho rằng chỉ có ông mới đủ tư cách tiếp nhận truyền nhân võ học họ Hoàng .

Thầy trò Hoàng Phi Bằng ở trong động Lạc Việt trôi qua mười ngày, công phu kiếm pháp, nội công đã như ý. Nay kiếm pháp của lục Hoàng Đức cũng đã dạn dày hơn trước, thời gian trôi qua như thoi đưa, đến lúc phải lên đường cho đúng hẹn với sư tổ Hoàng Hạc tại cửa biển Hổ Môn.

Hoàng Phi Bằng có ý muốn ở lại trong động nói :

― Quý hiền đệ tử đi Hổ Môn, còn tại hạ xin ở lại động này, mục đích để tự tọa công, tại hạ nhờ lục Hoàng Đức thưa lại với tổ phụ, sau khi đại hội anh hùng Bách Việt bế mạc, thì quý đệ tử về đây đón tại hạ về với gia đình. Xét rằng tại hạ có đến Phiên Ngung thành cũng không ích lợi gì, nhờ lục Hoàng Đức chuyển lời chúc sức khoẻ tất cả gia đình của tại hạ, nhân đây gửi lời thăm Trịnh Đình Thao. Huynh đệ Hoàng Đức nghe Hoàng Phi Bằng nói ở lại động để tự tọa công, cũng mừng cho người sư phụ trẻ.

Phùng Hưng nhìn lên trời thở dài, tự nghĩ trong lòng:– Thế là thấm thoát đã qua, nhật lạc Tây sơn như vó ngựa Phù Đổng phi vào không gian. Nay sư phụ tự tọa công ở đây, cũng vì mục đích chuẩn bị điểm hóa võ học cho Hoàng Đức.

Phùng Hưng với cười đầy hy vọng nói :

― Thưa sư phụ, ở lại đây cũng phải, nhưng mà thân cô độc thì buồn lắm, hai nữa làm thế nào để tránh khỏi gió sương .

Hoàng Phi Bằng đã có ý ở lại nhằm khám phá kỳ bí của động Lạc Việt, cũng muốn thử thách cách sống tự do, sẵn ở đây có đầy đủ lương thực, cho nên chàng không nao núng trước mọi khó khăn, chàng cười nói :

― Thú thực với quý hiền đệ tử, quan trọng nhất đối với tại hạ là chưa được một ngày tự làm chủ chính mình, cũng một phần yêu thương thân mẫu mà khó xa gia đình, nhân dịp này để khởi đầu cho sự xa cách, tại hạ phải tập làm người lớn, đây là cơ hội hiếm có không đến lần thứ hai. Từ khi tại hạ theo Tổ phụ cho đến nay, mới nhận ra việc làm đầu tiên là phải tự lập, không thể sống nhờ áo tới xè tay, cơm tới hả miệng, ỷ lại gia đình là tự hại thân, trước mắt thấy quý hiền đệ tử cũng thế, tìm cho mình một tâm hồn sinh động, sống theo ý chí riêng của mình đó là cung cách nghĩa hiệp, nay xa gia đình chỉ là thời gian tạm, cho nên tại hạ muốn ở lại đây cũng vì mục đích sống ấy. Sao quý hiền đệ tử thấy thế nào ?

Sau nghe Hoàng Phi Bằng nói, tất cả lục Hoàng Đức đồng suy nghĩ:– Những lời ưu tư chân thành của sư phụ cũng phải, vì thất Phùng Hưng năm xưa cũng đi trên con đường này. Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả cùng bắt đầu từ tuổi trẻ. Ai cũng đồng ý lời nói của Hoàng Phi Bằng có căn cơ, ở đây cũng không phải là nơi nguy hiểm, chính ở đây mới là nơi an toàn nhất .

Hoàng Tố Nguyệt cá tính người phụ nữ, có phần lo xa nói :

― Thưa sư phụ, tuy ở động này vô hại, nhưng rất là đơn độc xin xét lại, con đường sư phụ đang đi bằng phẳng, nếu ở lại đây khác nào đi trên đường hiểm trở .

Hoàng Phi Bằng hiểu được ý của Hoàng Tố Nguyệt đáp : 

― Đúng vậy, đường đời không có phẳng phiu, mỗi người phải tạo ra và chọn lựa con đường đi do chính mình, ít nhiều ai cũng phải trải qua con đường đời dằng dặc. Tục ngữ có câu: "Tâm thành tấc linh" không có ngày hôm nay thì làm sao có ngày mai đây chứ ?

Mạc Thu Tá vốn nội tâm, tất cả việc gì cũng để trong lòng ít nói, chàng lấy hành động thực hiện ý chí. Trong huynh đệ thất Hoàng Đức đặt cho chàng biệt hiệu đệ nhất tiết kiệm lời nói, đôi khi họ còn cho chàng là nhân vật lạc lẽo tình đời. Hôm nay trước giờ tiễn biệt Mạc Thu Tá lòng thoả mãn, đắc ý, lễ phép thưa :

― Thưa sư phụ, khai ân một ly trà xanh thay rượu lạc tạm biệt, lòng thành này chỉ biết thể hiện "Tình bất tại nghĩa, hoàn tại thiên tứ lộ diệu". Chúng đệ tử cùng chia nhau uống một chung trà, một nắm cơm lành, một lòng hướng về vạn dân đang quằn đắng nước non. Nay gặp sư phụ khác nào tam sanh hữu hạnh, chúc sư phụ như ý.

Hoàng Phi Bằng cảm động nói :

― Đa tạ hiền đệ tử, đúng là thời kỳ phi thường gặp được phi thường, như thất anh hùng khí độ phi dương, đã từng giang hồ dọc ngang độc thủ kỳ công.

Chuẩn bị lên đường Lữ Trường Gia trình bày qui luật trong động để Hoàng Phi Bằng am tường :

― Thưa sư phụ, trong động có ba cửa, tại cửa Tây để đi vào, cửa Nam để đi ra, mỗi cửa có sáu chốt bằng đá, ra vào hai cửa từ giờ Tý cho đến canh năm, riêng cửa Đông là cửa sống của động, khi đóng cửa Đông lại xem như bên ngoài thung lũng là cánh đồng hoang vu, cửa động này có chín chốt cũng bằng đá, trong động cửa Đông là trung tâm đại sảnh đường rất bí mật, chỉ có sư phụ và thất huynh đệ biết mà thôi, tất cả tiện nghi sinh hoạt đều ở trong cửa Đông, ngoài ra trong cửa động Đông còn có một cửa thiên nhiên bề ngang rộng một thước hai, thất huynh đệ chưa hề ra vào cửa này vì bích đá cao thâm thẩm rất nguy hiểm, ở ngoài động vách núi đứng thẳng, cao trật ót, xa cả tầm mắt, chót vót cheo leo, sương mù phủ khắp và quanh năm.

Nay sư phụ ở lại đây chúng đệ tử chỉ lo ngại nhất về sức khoẻ. Lục đệ tử hứa sẽ trở lại sau ngày đại hội, thôi kính tạm biệt sư phụ.

Hoàng Phi Bằng gật đầu tỏ ý thấu hiểu, chàng cười rồi nói :

― Tạm biệt lục đệ tử, chúc sức khoẻ bình an, nhớ ngày hội ngộ, đừng bỏ tại hạ ở đây nhé ? À còn một việc vừa nhớ lại, tại hạ có kết nghĩa với ba người, vợ chồng hiền huynh tỷ Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh và hiền đệ Trịnh Trường, hiện giờ cũng có thể đã đến sơn trại Hoàng Đức rồi, nhờ quý hiền đệ tử, tạo điều kiện công phu võ học cho tam vị ấy nhá ? Tại hạ thay mặt tam huynh tỷ đệ đa tạ trước.

Phùng Hưng biết ông sư phụ trẻ có tính trọng hiền, đãi sĩ nói :

― Thưa sư phụ, việc ấy thì chúng đệ tử sẽ lo liệu chu toàn, đây là bổn phận, sư phụ đừng nhọc tâm, bây giờ chúng đệ tử kính xin tạm biệt, ngày đãi vọng không xa, chúng đệ tử sẽ trở lại đây đón sư phụ.

Canh ba ngoài trời còn tối, lục Hoàng Đức thẳng hướng đến vịnh Hổ Môn, kẻ đi người ở chạnh lòng nhớ nhau. Hoàng Phi Bằng sống một mình trong động, ngày cũng như đêm cô quạnh quẽ, làm bạn với rừng núi tịch liêu, tuy vậy chàng không để lòng, chỉ lo luyện tập kiếm pháp, nội công, cùng lúc luyện Ngọc Thanh kiếm pháp, mà chàng đã học lóm được ở Phong Lưu Tửu lầu, ngoài ra còn luyện các môn võ học của họ Hoàng như "Bạch Thiết Châm", quyền, huyệt đạo, Hoàng kiếm và Hoàng thư.

Lần đầu tiên chàng sống cô độc, cảm thấy ngày dài vô tận, về đêm ngắn chỉ một canh. Mươi ngày sau chàng đã thích nghi với không gian rừng sâu núi cao, lâu ngày sự bình yên này thấm vào người.

Chàng để ý xem xét cảnh vật trong động, trên đỉnh đầu núi là một không gian nhỏ, mặt trời không có hoàng hôn, bóng chiều tà, chỉ biết ánh sáng đó là một ngày trôi qua, nỗi lòng hiện lên nhớ câu ca dao của cô mẫu Hoàng Lữ Trinh thường ru chàng ngủ vào buổi chiều tà "Chiều chiều ra đứng ải vân, Chim kêu gềnh đá, gẫm thân thêm buồn" trong lời ca quả là bốn bề im lặng như tờ, tiếng ca của một cô phụ đứng chờ trong một phu quân hỏi sao mà biền biệt không trở về ! Nhưng ở lòng chàng thì khác:– Chiều chiều ra đứng động Đông, hỏi thăm mây nước có động tình không ? Rồi chàng tự trả lời: Nơi đây chiếu cói hởi võng đay. Giường cây, xe sậy ta đây thắm trần. Thế mới biết chàng yêu đời dù ở nơi nào cũng vậy .

Màn đêm buông xuống cảnh núi rừng lúc ấy mới thật là âm u ghê rợn, chỉ thấy một màu đen dày kịt, trong đêm khuya khoắt lâu lâu nghe có tiếng hạc kêu rời rạc, lẫn tiếng côn trùng âm khúc liên hồi, có tiếng vọng lại từ xa của loài dã thú.

Đêm hôm sau bầu trời sáng âm, không thấy bạch thố đi qua Vân Sơn Đài, mới biết "Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời". Nụ cười của trăng xem ra còn vài ngày nữa là rằm tháng chạp. Chàng tự nhủ thầm thì ra nay đã giữa mùa đông, chuẩn bị vào đầu xuân tết Đoan–ngọ, báo hiệu cho chàng biết mười sáu tuổi rồi đó ạ .

Chàng còn nhớ, ngày mồng chín tháng giêng đầu mùa xuân này, đại hội anh hùng Bách Việt sẽ khai mạc tại thành Phiên Ngung, cả nhà thân thuộc trên dưới đồng tham dự vào ngày đó, lòng chàng ray rức không yên, nhớ tất cả mọi người nhất là mẫu thân. Nghĩ đến đây lòng động, nước mắt tự trào.

Chàng trực nhớ mình không còn là trẻ bế bồng của mọi người thân nữa, nay chính mình phải can đảm để tập làm người lớn, hay một ông cụ sống ẩn nơi cùng cốc này cũng tốt thôi. Chàng vung người đứng dậy tự nói: – Đúng rồi, có khổ mới biết đời khổ, có gian nan mới biết đường đời khó khăn. Mỗ là Hoàng Phi Bằng chưa biết khổ, chưa biết gian nan mới ở trong động này hơn tháng mà nước mắt rơi lệ ư ? Mỗ chẳng phải là kẻ hèn, mỗ phải tự lập chí từ hôm nay, có xá chi cái cảnh u huyền này chứ, nếu ngày nay mỗ sợ ma, cuối cùng sợ cướp thế thì không làm việc lớn .

Trong đêm thanh vắng chàng quyết tâm cằm kiếm nhảy ra thung lũng, xuất hơn trăm chiêu thức, tự cảm trong lòng vòng ngực trổi dậy hùng đồ tráng chí, huyết quản hoà nhập hiệp cốt nhu cường, tay xuất chiêu bạt gió ào ạt, một hồi lâu tinh thần chàng sảng khoái, đầy ấp nghị lực. Chàng tự thầm:– Hôm nay mỗ dụng tâm lượng khổ, hy vọng có ngày ngóc đầu lên giữ núi rừng xanh tại động Lạc Việc này.

Đêm đã khuya, chàng vào động ngủ một mạch cho đến trưa hôm sau. Từ đó Hoàng Phi Bằng là bạn đời của động Lạc Viêt kỳ bí, cả ngày chàng luyện tập tất cả các môn trong võ học đã biết, ngoài ra chàng tự sáng tạo những chiêu số mới trong võ học họ Hoàng như kiếm, Bạch thiết châm, quyền pháp, huyệt đạo v.v...

Tuy chàng là con cái dòng hào kiệt, nhưng ở vào hoàn cảnh này, chàng cảm nhận được sức sống tự lập thân vẫn hay hơn, trong tâm khảm có những thôi thúc nào đó mà chàng phải tiếp nhận để vươn vai đi đến, chàng không tể nào biểu đạt thấu tâm tình của mình, vốn rất nhiều lời để tỏ bày, nhưng không biết nói từ đâu và nói với ai .

Chính trong động này cho chàng một cuộc sống đổi thay hoàn toàn mới, có thế nói đắc ý nhất của sự tự do. Rồi những tuyệt chiêu "Kiếm pháp phá kiếm pháp" xuất ý nhập kiếm thâm diệu đến với chàng .

Vốn cha mẹ sinh hình hài, trời sinh bổn tính, gặp môi trường tốt tự nó phát khởi khí căn, trí tuệ thông minh, chàng còn biết dụng ưu việt của võ học họ Hoàng, cũng như tính hiếu động mạnh không ngừng trong tâm khảm của chàng và chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào mỗi khi mắt thấy tai nghe, cũng như những việc làm có lợi cho đạo nghĩa thì chàng không từ nan, dù có những thách đố trước mặt chàng chưa hề thối chí. Nay lấy quyết định ở lại động Lạc Việt, cũng vì bổn tính hóa sinh thôi thúc chàng tìm một thứ gì đó chưa xuất hiện.

Qua ngày đêm suy nghĩ, chàng chỉ đúc kết được bởi công phu võ học, đọc sách, lục lạo trong động. Chàng thích thú nhất là sục tìm khắp nơi trong các cửa động Đông, trong động có rất nhiều ngõ ngách kỳ lạ, nhỏ chật hẹp, đường cùn, to rộng sâu thẩm, hun hút, hình thù khác nhau, có lúc chàng tự hỏi :– đã đếm được bao nhiêu hang động thì ra vô số kể .

Chàng suy nghĩ thầm:– Rất tiếc phải chi có thêm một hay hai bạn cùng canh với mình, thì tổ chức được trò chơi cút bắt vui biết mấy, thôi thì mình chơi một mình cũng được vậy . Mỗi khi chàng vào hang động, đi qua một ngõ ngách để lại dấu vết bằng số, nhằm để chỉ lối trở về. Chàng khám phá được ngõ xuống đáy núi có một dòng suối ôn tuyền, khí hậu thoáng, thời gian xuống đáy mất hơn hai canh giờ. Hôm sau chàng khám phá được đường lên đỉnh núi, chỉ mất một canh giờ, đứng trên đỉnh núi thấy tận đường chân trời, ở phía trong là một gian nhà ngũ giác không có mái che, rộng hơn chín mươi thước.

Hôm sau chàng xuống đáy núi để xem xét kỹ lưỡng hơn, tìm thử dấu vết tiền nhân, ngoài ra không thấy gì cả, đặc biệt dòng suối ôn tuyền trong veo. Nhãn lực của chàng thấy kỳ lạ hiện ra bảy hình tượng, bốn hình tượng toạ tĩnh ngồi, ba hình tượng toạ tĩnh nằm. Chàng hiếu kỳ tò mò, tự làm theo hình tượng thứ nhất, chàng vừa tĩnh toạ thì hiển hiện trước mặt, thấp thoáng bóng mật ngữ "Thiên Đế Cư". Chàng luôn miệng đọc :
"Đại la võ đế
Hoá dục quyền sinh
Thống ngự vạn vật"

Trong người của chàng có dấu hiệu biến hoá, thành chuỗi khí cơ thể liên kết, từ lúc bất động nội ngoại tâm phóng được ý tạp. Cửa "Nê hoàn cung" hấp thụ khí Dương chảy vào thần kinh, động tinh khí đưa đến "Thái hư" tự nó chảy vào "Thiên tiền" xuống đường xương sống đến huyệt "Phong phù", rồi hồi về "Nê hoàn cung", hoá khí Âm xuất ra ngoài thân.

Gọi là nhị khí hội tụ "âm dương" trong cơ thể, chàng nhận rõ ràng trong đường xương sống ấm áp, từ "Nê hoàn cung" đến huyệt "Phong phù" kết quả luyện tập hình đồ thứ nhất, thuộc lòng mật quyết.

Trong khi luyện tập diệu dụng được nhị khí "âm dương" thân thể tự nó bay bổng là đà trên mặt nước, toàn cơ thể thoải mái, ấm áp lãnh hội được huyền ảo. May cho Hoàng Phi Bằng lúc trước chung thuỷ luyện thập pháp tĩnh toạ, vận khí, năng công với tổ phụ. Đúng là "Ngẫm cơ hội ngộ, để dành hôm nay".

Chàng tiếp tục công phu mật ngữ hình tượng thứ hai trong "Thiên Đế Cư".
"Nguy chiêu thượng bách vô kinh "
Nhược thiệt nhược hư
Bất ngôn động háo biến thiên hoá
Vô dịch bách dịch chơn quần linh"

Chàng nghe văng vẳng bên tai như có tiếng người gọi:

― Mi mở cửa "Nê hoàn cung", hấp thụ khí Dương bên ngoài chuyển vào cửa "Nê hoàn cung", dụng thần kinh chuyển khí dương đến huyệt "Thái hư", từ ấy chuyển vào "Thiên tiền" xuống đường xương sống, qua "Phong phù" vào huyệt "Trí đường", rồi hồi về "Nê hoàn cung" xuất khí Âm ra ngoài, đã thành công một tọa tịnh mới rồi đó.

Chàng vâng lời tiếp nhận khí âm dương ấm áp tại "Nê hoàn cung" đến huyệt "Trí đường", rồi chuyển trở về "Nê hoàn cung" hoá khí âm xuất ra ngoài, kết quả lần thứ hai, một vòng tròn hơi ấm theo tứ chi, thân thể bay cao khỏi mặt nước, thần lực như sức mạnh phi thường.

Chàng tiếp tục luyện tập mật ngữ thư ba trong "Thiên Đế Cư".

"Tịnh hành bất tức
Khí phân tứ tượng
Hoát triền vô biên
Càn kiện cao minh"

Cũng có tiếng văng vẳng, thì thầm bên tai của chàng, nhờ có nhĩ lực tuyệt hảo mới nghe được:

― Mi mở "Nê hoàn cung", hấp thụ khí dương chuyển vào, dụng thần kinh chuyển khí dương qua "Thái dương", từ đó chuyển đến "Thiên tiền", cho qua đường xương sống "Phong phù" vào huyệt "Trí đường", rồi "Huyết trợ" hồi khí về "Nê hoàn cung", hoá âm đề khí nhẹ thật nhẹ xuất ra ngoài, đề khí "âm dương" nổi lên nóng đến lạnh từ "Huyết trợ", hồi về "Nê hoàn cung" xuất ra ngoài, trong thân thể của chàng như một tảng băng tuyết ngàn cân.

Chàng nghe có tiếng nói tiếp :

― Mi đã thực hành điều lý âm dương đúng lắm, quả là như ý của mỗ.

Hoàng Phi Bằng vẫn ở thế tĩnh toạ, nhưng thân thể đã bay ra khỏi cửa động Đông tự bao giờ, rồi tự ý khí âm dương đưa chàng trở về điểm tĩnh toạ như cũ, thân thể trải qua biến hoá thần diệu. Chàng chuyên cần, tập luyện, tiếp tục theo hình đồ đọc tứ mật ngữ.
"Trung ứng niệm tướng bách phân
Thượng chưởng tam thập lục thiên"

Lần này Hoàng Phi Bằng nghe từ trong "Nê hoàn cung" phát ra tiếng nói :– Mi tự hấp thụ khí dương chuyển vào "Nê hoàn cung", dụng thần kinh hoá nhị khí âm dương chuyển đến "Thái hư" và "Thiên tiền", đưa xuống đường xương sống cho khí vào "Phong phù", rót nhẹ huyệt khí "Trí đường", cho qua "Trương môn" hồi về "Nê hoàn cung", hoá nhị khí âm dương xuất ra ngoài, mi sẽ nhận tứ hướng một vòng tròn ánh sáng xanh, vàng, đỏ. Khí âm dương tụ lại "Trương môn" xuất ra "Nê hoàn cung", đó là sức mạnh của biến hoá vô hình, mi hành đúng không sai.

Chàng tiếp tục ở thế tĩnh toạ, thân thể đã bay vào không trung, biến hoá mười hai vòng khí, rồi tự trở về điểm tĩnh toạ, như đang chứa một hấp lực khí của trời đất, thần khí thoải mái. Chàng tiếp tục công phu, ngũ mật ngữ trong "Thiên Đế Cư":

"Xuất ý thiên thiên
Kim xuân cổ ngưỡng
Diệu nhựt nguyệt khí thần hoả quang"

Lời nói từ mênh mông vô hạn của không gian, rót vào nảo căn của Hoàng Phi Bằng gọi rằng: – Mi hãy mở cửa "Thái hư" hấp thụ khí dương chuyển vào "Nê hoàn cung", dụng thần kinh chuyển khí dương vào "Thiên tiền", cho đi qua đường xương sống đến "Phong phù" rồi đến huyệt "Trí đường", "Trương môn" và đến "Vĩ long cốt" hồi về "Nê hoàn cung", hoá nhị khí âm dương xuất ra ngoài. Cùng lúc mười đầu ngón tay có tiếng "xịt xịt" khói trắng mỏng bay ra là đà trên mặt nước.

Tiếng xịt chỉ có Hoàng Phi Bằng mới nghe được, dù người ở gần có nội lực kỳ tài cũng như kẻ điếc, hay nhĩ lực như những nhạc sĩ tài ba cũng không thể nào nghe thấu. Lúc này thần khí âm dương của chàng như gió thổi qua "Vĩ long cốt" hồi về "Nê hoàn cung". Thân thể Hoàng Phi Bằng chìm xuống đáy nước, thế mà bộ phận hô hấp vẫn bình thường, cứ thế theo dòng nước trôi mãi đến điểm cùng mới dừng lại.

Hoàng Phi Bằng đọc tiếp, lục mật ngữ :
"Khai tịch trường nghiêm
Biến hoá vô cùng"

Hoàng Phi Bằng nghe trong tâm thức nói:

― Đến đây mi tự công phu lấy. Chàng hấp thụ khí âm dương mở cửa "Nê hoàn cung", dụng thần kinh chuyển nhị khí vào "Thái hư", từ ấy chuyển vào "Thiên tiền" xuống xương sống "Phong phù", rót khí vào huyệt "Trí đường " qua "Trương môn" đến "Vĩ long cốt", hồi về "Nê hoàn cung" xuất ra âm dương khí. Bỗng có một âm khúc đưa vào tai chàng:

"Linh oai biến trắc,
Vô cực, vô thường"

Ý bảo Hoàng Phi Bằng: Đọc kỷ hai câu mật ngữ, rồi vận khí tại huyệt "Vân đài", sau đó mới hồi nhị khí về "Nê hoàn cung" xuất ra nhị khí âm dương, có như thế mới thành công.

Hoàng Phi Bằng vui mừng:– Ôi hay thật, thân thể lại chìm xuống vực thẩm không bờ bến, tự động đứng dậy đi dưới nước như đi trên mây. Thân thể tiếp tục đi theo dòng nước rồi dừng lại điểm cuối của bờ mênh mang. Hoàng Phi Bằng đọc tiếp, thất mật ngữ :

"Đại sáng, đại tạo
Huyền vi võ thượng tôn".

Hoàng Phi Bằng chờ một chập lâu, không nghe tiếng vô hình dạy bảo, chàng tự tâm thức bảo đọc kỹ thất mật ngữ, rồi mở cửa "Nê hoàn cung" hấp thụ khí âm dương bên ngoài chuyển vào, dụng thần kinh chuyển khí dương ra "Thái hư", từ ấy chuyển vào "Thiên tiền" xuống đường xương sống "Phong phù", rót vào huyệt "Trí đường" qua huyệt "Trương môn" qua huyệt "Vĩ long cốt", chuyển vào huyệt "Vân đài" cuối cùng đến "Đại truy" hồi về "Nê hoàn cung", hoá khí âm dương xuất ra ngoài.

Tiếp theo chàng nghe âm thanh từ mênh mông nói:

― Bây giờ mi nghe kỹ mật ngữ, để tự giải huyệt trừ độc, nhớ nhé, mi chỉ nghe thoáng qua một lần không bao giờ nghe lần thứ:

"Khai thiên cung,
Thiếu thương đại lăng
Tam đại huyệt khí
Tẩu đơn điền"

Đến đây Hoàng Phi Bằng tự thấy toàn thân biến đổi, từ thạch tượng rồi nhẹ như bông vải, sức khí âm dương trong thân thể tiết ra làm dòng suối nóng như lò đúc kiếm, hai chân đi như bay trên mặt nước chảy xiết, với thân hình phơi phới ngũ sắc, hương hoa ngào ngạt, cảnh đẹp bao la, hiện hoá vô bờ bến, như cảnh sống thực trước mặt trần gian.

Chàng phát hiện chân hoả chạy khắp huyệt đạo, trong đường xương sống bốc lên "Nê hoàn cung" chạy tới đâu biết đến đó, khí âm dương đã hỗn hợp được Thiên-nhiên, tam khí hợp nhất mở hết huyệt đạo "Tinh, khí, thần" hợp nhất.

Chàng luyện được nội ngoại công đã thành, thế mà nào hay biết để sử dụng khả năng biến hoà phép thuật cương bỏ, nhu lấy hay cương vũ, nhu dịu cũng tuỳ biến hoá ngược lại, đó là phép phi thân đang ẩn tàng trong thân thể của Hoàng Phi Bằng.

Ngoài ra trong phép phi thân còn có phép nội ngoại công như một kho năng lực diệu kỳ, chỉ cần khám phá là sử dụng không thể hết nội ngoại lực. Lần đầu tiên chàng vận dụng nguyên khí cho nên chưa hiểu hết âm dương trong ngoài vũ trụ.

Chàng chính là kho tàng nguyên khí của "kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ" về ngũ hành thì có "Tâm thuộc hoả, phế thuộc kim, thận thuộc thuỷ, tỳ thuộc thổ, can thuộc mộc". Tuy chàng đả thông hết tất cả kinh kỳ bát mạch gồm có mười hai thường mạch "tim, phế, tỳ, can, thận" (ngũ tạng) cùng lục bảo thuộc âm. "đại trường, tiểu trường, đởm, bàng quang, tam tiêu" thuộc dương "âm kiểu, dương kiểu".

Bát mạch này không thuộc hệ chính kinh âm dương, không phân biệt biển lý phối hợp hay đạo kỳ hành, nên mới gọi là kinh kỳ bát mạch. Sau khi thường mạch với kinh kỳ bát mạch không còn ngăn cách, những âm dương độc nằm trong ngũ tạng xem như tự hoá. Còn lại hai yếu huyệt "Vân môn" và "Trung phủ" những huyệt nhỏ ở hai cánh tay, ngón tay là nơi hội tụ thiếu dương, cùng "đới mạch" thì tất cả chất độc trong người tự nó hoá giải, đúng là gặp may, vô sư tự luyện mà thành đạt thượng thừa nội ngoại công.

Những ngày đầu chàng xuống đáy núi, lên động cũng mất bốn canh giờ, ngày nay xuống lên động chỉ ha khắc thời gian .

Sáng sớm chàng mở cửa động Đông ra thung lũng luyện tập nội ngoại công đã học được ở dưới đáy núi, quả nhiên nội ngoại công ứng hoá thay đổi thể pháp, từ thế tĩnh toạ ngồi ra đứng, vận nội ngoại công cùng lúc càng tinh diệu, thân hoá càng biến chuyển linh động, luyện tập cả ngày thân thể vẫn thoải mái, từ đó chàng thích thú đời sống trong động.

Vài ngày sau chàng khám phá thân thể có khả năng đằng vân, chàng thử nghiệm quả thực thành công, chỉ tam khắc chàng đã đi khắp đỉnh núi Vân Sơn Đài.

Tính hiếu kỳ cho chàng một suy nghĩ táo bạo. Hôm sau chàng đứng tại cửa động Đông, dụng hết nội ngoại công, đằng vân xuống núi rồi phi thân về lại động một cách diệu dụng, lòng chàng mở cờ vui mừng vô tả, sáng nào chàng cũng công phu phi thân, đến lúc chàng nhận ra: Không cần phải dụng hết nội ngoại lực nữa, chỉ đề khí nhẹ là phi thân lên xuống núi, như chim đi tìm mồi, bay về tổ.

Ngày thứ chàng lập một trà đường nhỏ dưới đáy núi, gần cuối dòng nước suối ôn tuyền, để tiện bế môn tư quá và sau giờ khắc luyện tập chàng uống trà xanh, thưởng ngoạn bông tuyết của suối, cùng nhìn hoa phong lan rừng trong sương mù.

Đôi lúc chàng cảm xúc, viết trên vách trà đường những vần thơ lưu niệm, trong số đó có bài thơ Lạc Việt Chi Truyền, chàng thường ngâm nhiều nhất :

Suối reo sông núi mấy xuân
Đất trời mưa gió trăng tuần mây không
Nào ai biết đặng lòng khôn
Dẫu ngoài đằng đẵng cũng đồng nguyên xuân.

HuỳnhTâm


Chương 11
Động Cũ Người Xưa Hoa Mới Nở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét