Anh Hùng Nam Việt - Chương Mười Lăm ( Huỳnh Tâm )

Nghe Vua Xuất Chiếu Đợi Chờ Anh Quân

Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử Hồ, Hoàng Hạc cùng nghe ngâm bài Huyết Phách Nam Việt Ca, mới biết được tâm tư nguyện vọng của người thiếu niên Lạc Việt ngày nay, họ có những suy tư mới về quá khứ hướng đến tương lai, với một bầu nhiệt huyết niềm tin về đất tổ Bách Việt, họ chan chứa tình yêu mọi người và hạnh phúc của muôn dân.

Bài Huyết Phách Nam Việt Ca, được loan truyền trong và ngoài thanh Phiên Ngung, nhờ vậy thôi thúc được lòng người hướng về thịnh suy đất nước, nhất là tuổi thanh xuân háo hức một đất nước cần đổi mới. Ngoài ra còn có một số phần tử nhu nhược, nay nhận diện ra nhân cách sống và ít nhất làm người phải có khí khái của riêng họ, không vì vị kỷ. Chỉ nguyên nhân này thôi, đã khiến những quan quân bỏ hàng ngũ của Lê Vĩnh, đứng hẳn về phía đánh Hán trừ giang bảo vệ Nam Việt.

Sáng hôm sau Nam Việt Vũ Đế triệu Hoàng Phi Bằng vào triều chầu, câu đầu tiên Vũ Đế hỏi :

― Ngày mốt Trẫm thượng triều sẽ có chiếu chỉ triệu khanh vào Điện Thái Hòa, mục đích để khanh có dịp tìm hiểu những quân quan có ý làm phản, khanh nghĩ thế nào ? Vũ Đế nhìn thẳng vào Phi Bằng nói tiếp:– Trẫm đây làm quân vương thì dễ, nhưng làm một quân vương tỉnh táo thì rất khó, khanh có biết không hiện nay đích thực là Trẫm đang hành nghề kỳ lạ, quản lý một khối người tự do suy mộng, trong đó có những con người ăn hoài không biết no thế mà thường còn ăn vụng nữa, nhiều quân quan khác nhìn vào có lẽ thành thực lắm nhưng mà xuốt ngày ăn không ngồi rồi chỉ cần quẳng cho chúng vài nén vàng bạc thì chúng cảm thấy đầy đủ, có người vì muốn đạt được mục đích lợi ích riêng tư, cho nên họ hoàn toàn bất chấp thủ đoạn để cắn chết đồng loại của mình. Trẫm nói ít khanh hiểu nhiều, hy vọng khanh có những thành ý hay thì núi đá cũng phải nở hoa .

Hoàng Phi Bằng còn do dự, không có thời gian tìm hiểu và am tường trong quan trường. Chàng thầm ngâm suy nghĩ:– Đúng là bọn quân trường có những con trâu không chịu uống nước, cho nên khó mà nhấn đầu xuống nước được. Hiện nay chỉ có Nội tổ, thúc bá Hoàng Phi Biên và gia gia mới có thể cung cấp những sự kiện trung thực nhất để biết triều đình có những ai làm phản và cản trở đại hội. Chàng cúi đầu tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần dân không am thường nội ngoại chính triều đình, như vậy làm sao dám nhận ân sủng của bệ hạ, thần dân là ngoại cuộc đại hội, nay được Bệ hạ ân tứ, đứng vào lương phương triệu sắc, thần dân nguyện hiến dâng Hoàng Thượng, một nguyện vọng có thể dùng được.

Nam Việt Vũ Đế nghe mà chưa rõ lý lương phương triệu sắc là gì. Cho nên Vũ Đế hỏi lại cho rõ :

― Khanh có mưu kế gì hay, cứ tâu tự nhiên, Trẫm chuẩn cho khanh đừng e ngại.

Hoàng Phi Bằng thận trọng tâu chậm rãi từng câu một :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần dân có ba huynh, tỷ, đệ kết nghĩa, võ học hơn cả thập nhất Hoàng Đức, như đại huynh họ Lý tên Bình Trung, tỷ tỷ họ Trần tên Kiều Oanh, tiểu đệ họ Trịnh tên Trường, lớn nhỏ hơn nhau vài canh, họ sẽ đi cùng hạ thần vào Hoàng Cung diện kiến Bệ Hạ, điểm then chốt là đại huynh Lý Bình Trung sẽ dung dịch thuật, tướng mạo như thần dân, riêng thần dân xin ẩn mình theo hầu Thái Tử như một tiểu thái giám, đề phòng mọi sự bất khả tiên liệu. Cũng nhằm chuẩn bị lùa những kẻ mãi quốc cầu vinh ra khỏi quan trường. Võ học của huynh, tỷ, đệ này đang trên đà nội liễm chân lực, do thần dân truyền thụ, huynh, tỷ, đệ ấy cũng là kỳ tài dị sĩ xuân thời.

Muôn tâu Bệ Hạ, lý do thần dân chưa xuất hiện, cũng có thể xuất hiện trong điện Thái Hòa, khi mà thấy bất lợi cho triều đình, chỉ cần Hoàng Thượng đập tay xuống ngai vàng là thần dân chế ngự được nội triều thần. Nói chung Hoàng Thượng và đại thần trong triều, không vội truyền Vương pháp và không động đến kiếm đao, chỉ lấy Đạo lý trước để trừ khử những quan quân gian thần, sàm thần, làm phản và nhu nhược ăn theo, nếu kẻ làm phản thực sự không biết hối cải, tức thì Thần dân đây sẽ không tha thứ họ, mưu kế đương nhiên là có kết quả.

Hoàng Phi Bằng thuyết phục Vũ Đế, đương nhiên Vũ Đế khó lòng mà đặt trên vai một thanh niên trẻ chưa đủ long cánh, chưa ở trong quan trường, nhất là triều đình muôn mặc khủng khiếp, ở chiến trường biết địch, biết ta, còn ở quan trường trăm địch ngàn thù khó phân minh trung thần, gian thần .

Vũ Đế nghe Hoàng Phi Bằng trình bày như đồ chơi trong tuối áo, ông cười "ha hà" nói :

― Khanh mới vào Hoàng cung không thể ôm hết quan trường trong lòng bàn tay, đây là nội tình đại sự sống còn của Nam Việt, chứ không phải của nhà Triệu. Khanh có nghĩ điều này không ?

Hoàng Phi Bằng tuy có trầm ngâm nhưng trên khuôn mặt vẫn sáng trí tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, thần dân hành động đơn giản, chỉ cần ngày thứ là biết tận tường, hạ thần sẽ nhờ thúc bá Phi Biên phân tích thêm nội tình. Dù cho bên địch ngăn trở dòng nước chảy xuôi, nhưng họ không thể trái với lý lẽ trời đất tự nhiên mà bắt dòng nước phải chảy ngược. Riêng bên bảo thủ phải khai triển sức mạnh của mình, dùng một lỗ mọt nước trên dòng thác sẽ có khả năng biến thành hồng thủy, đó là nguyên lý để Lê Vĩnh phải sợ hồng thủy cuốn trôi trong những ngày xắp tới. Chàng tâu tiếp:– Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, thần dân dù đứng trước mọi gian nan thử thách cũng phải gánh vác vinh nhục của đất nước, bằng không sẽ khó giải quyết vấn đề đại hội này, bởi thế mới có mưu kế dâng lên Hoàng Thượng, thần dân hứa nhất định quét sạch những quan trường bất chính. Thần dân chỉ mưu cầu xã tắc sống bình trị, có như vậy mới đủ khả năng đối phó với quân Hán. Muôn tâu bệ hạ, thần dân xin Hoàng Thượng chuẩn chỉ ý.

Trên thực tế Hoàng Phi Bằng đem hết sở trường sở đoản đã học được tại động Lạc Việt, nay đem ra áp dụng trong môi trường mới như tại Hoàng Cung. Nam Việt Vũ Đế cười thầm, rồi xuất chỉ ý :

― Đã hiểu ý của khanh, Trẫm truyền chỉ, cứ theo mưu ấy mà thực hành.

Hoàng Phi Bằng cúi đầu, hai tay để trước ngực tâu tiếp:

― Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, thần dân tuân chỉ.

Nam Việt Vũ Đế quên bẵng về chuyện năm con hạc, cẩm bào, vương miện mà chỉ chú ý về huyệt lý, võ học cũng như mưu kế trừ nghịch triều đình của Hoàng Phi Bằng.

Vũ Đế có ý thăm dò kiến thức của Phi Bằng, đương nhiên trong võ học có phương trị liệu và đời sống trong dân giang, hỏi :

― Trẫm hỏi khanh, khi bị người khác điểm trúng huyệt tử, nhất là kịch độc trong huyệt tử, thì phải giải thế nào ?

Từ khi Hoàng Phi Bằng ung dung đáp :

― Muôn tâu Bệ hạ, thần dân có khả năng tự giải được huyệt tử.

Nam Việt Vũ Đế vui mừng hỏi tiếp :

― Thế thì trẫm điểm vào lưng xương sống dưới huyệt đơn điền, khanh giải thế nào ?

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, bất cứ người nào đã bị điểm vào huyệt này thì khó sống được, người sử dụng chiêu thức phải chuẩn đích vì huyệt này rất nhỏ, nằm sâu trong xương sống, tại huyệt đơn điền, có tên là "Hoa đơn điền", chỉ có cao thủ nội thức hơn người mới thực hiện được, nếu thần dân lỡ bị trúng huyệt "Hoa đơn điền" thì đơn giản chỉ vận ngoại khí dương vào "Nê hoàng cung", chuyển đến "Hoa đơn điền", sau đó hóa âm xuất ra huyệt "hậu đường", thế là thân thể được bình thường. Tuy là vậy mà không đơn giản, muốn tự cứu sống phải biết vận "Tinh, Khí, Thần" chuyển dương âm thành khí nội ngoại mới được, thứ hai chỉ có tiên đơn uống vào mới vượt qua khỏi cửa tử, nhưng thân thể sống trong tình trạng như bị thịt.

Nam Việt Vũ Đế, Thái Tử, Hoàng Hạc nghe Hoàng Phi Bằng luận giải về huyệt "Hoa Đơn Điền", cũng lấy làm lạ, bởi từ xưa nay chưa ai nói đến tên huyệt này, người ta chỉ nói trong huyệt đơn điền có một đốt xương hở. Hôm nay tình cờ luận về huyệt lý mới biết tên huyệt này là "Hoa đơn điền", đúng là hoa cây lúa nở khó thấy.

Quân thần để lòng vui vì chứng kiến tận tường kiến thức sâu sắc của tuổi trẻ ngày nay.

Nam Việt Vũ Đế cũng là nhân vật xem thường mạng sống, thà ông biết để chết, còn hơn chết mà không biết. Vũ Đế không ngại thân đế vương, liền hạ chỉ :

― Khanh thử điểm huyệt "Hoa đơn điền" của Trẫm xem thế nào ?

Thái Tử Hồ nghe Hoàng Thượng nói, toát mồ hôi, lạnh cả người, vội lên tiếng :

― Muôn tâu Hoàng Thượng điện ha, đừng đùa với tử thần, muội tử xin thay thế Hoàng Thượng .

Hoàng Hạc tay chân run lẩy bẩy tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần nghĩ rằng không nên thử như vậy, rất nguy hiểm vô cùng, lỡ ra có bề nào thì khó mà lo liệu, thần dân xin thay thế Hoàng Thượng, mong bệ hạ chuẩn ban.

Trái lại Hoàng Phi Bằng thì thích thú tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, ban chỉ như vậy cũng hợp lý, người quân tử há sợ chết hay sao, có thử qua mới biết tinh diệu trong võ học, đọc sách nhiều không hành cũng như không. Muôn tâu bệ hạ, thực hành để thấy lẽ sống còn của kiếp người huyền diệu.

Theo suy nghĩ của Hoàng Hạc thấy Phi Bằng quá liều lĩnh, vội la lớn :

― Phi Bằng nhi đừng bất ngôn phi lễ, miệng nói ra như cung tên đã bắng hãy dừng tay lại, không hành sử như thế được. Hoàng thượng chứ không phải Lạc dân, làm như thế là phạm thượng, đụng đến Long thể của Hoàng thượng xem ra trọng tội vương pháp.

Nam Việt Vũ Đế trong lòng bình thản, liền xuất chỉ :

― Long thể của trẫm do cha mẹ ban và trời ban có lòng háo sinh đương nhiên là bình an, hy vọng không hề hấn gì, quí khanh đừng làm mất vui. Khanh xuất chiêu đi ?

Tuy vậy Hoàng Phi Bằng vẫn phải đề phòng bất trắc tấu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, thần dân có ý dụng chiêu thức cho linh hoạt, Hoàng thượng đứng khoảng cách gần nhất là nửa trượng, dụng chiêu thức trước bằng mọi thủ pháp để trúng vào Hoa Đơn Điền. Tiếp theo thần dân đứng khoảng cách Hoàng thượng một trượng, có như vậy mới biết chiêu số vào Hoa Đơn Điền và sự biến hóa giải huyệt. Chàng suy nghĩ và thở một hơi ngắn rồi tâu tiếp:– Muôn tâu Hoàng thượng bệ hạ, hiện thần dân có ba tiên đơn nhằm đề phòng bất trắc, Hoàng thượng an tâm .

Ca ba người nghe đề nghị này cũng hữu lý, tuy không nói ra cũng biết Hoàng Phi Bằng đã có ý phòng xa. Tuy vậy, ai cũng biết Vũ Đế nắm cái tử của Hoàng Phi Bằng trên tay, vì hai khoảng cách quá chênh lệch, hai nữa Hoàng Phi Bằng đứng xa một trượng thì không cách nào điểm trúng huyệt, nhất là huyệt "Hoa đơn điền", ẩn sâu và nhỏ trong huyệt "Đơn điền". Suy nghĩ đến đây ai cũng an tâm, hy vọng quân thần có sinh không có tử vào lúc này.

Vũ Đế liền nhảy xa đúng nửa trượng khoảng cách, rồi xuất chiêu trước :

― Khanh hãy đỡ chiêu quyền "Xà tầm hoa" trong "Xà phi quyền".

Nam Việt Vũ Đế xuất nội công trác tuyệt, như một con rồng đang chuyển vào kinh mạch của Hoàng Phi Bằng.

Hoàng Phi Bằng khen thầm:– Đúng như mỗ đã dự liệu. Bệ hạ biết sử dụng y lý tìm huyệt "Hoa đơn điền" chàng liền tâu :

― Hoàng thượng điện hạ đã điểm trúng huyệt "Hoa đơn điền" của thần dân rồi ạ.

Lúc này thần thái Hoàng Phi Bằng như si như mê man, chỉ một khắc sau là chàng hoá giải được. Liền búng thân nhảy ra xa một trượng, xuất luôn quyền "Thổ tinh" trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam".

Quân thần không thấy Hoàng Phi Bằng xuất quyền vào huyệt "Hoa đơn điền" mà chỉ đứng nhìn Nam Việt Vũ Đế.

Thái Tử Hồ, Hoàng Hạc tự nhiên thấy Nam Việt Vũ Đế, hai chân quị xuống đất, lưng có triệu chứng khòm, hai tay từ từ chống đầu gối, đầu đã có dấu hiệu cúi xuống đất.

Nam Việt Vũ Đế la lớn :

― Huyệt "Hoa đơn điền" của Trẫm đã bị bế rồi .

Hoàng Phi Bằng thấy vậy xuất một quyền "Thổ sinh", trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" để giải huyệt "Hoa đơn điền" cho Nam Việt Vũ Đế và chàng "búng" luôn một viên "Phục Linh Thể" để cho cơ thể phục Nam Việt Vũ Đế hồi sức khỏe khẩn cấp.

Nam Việt Vũ Đế rùng mình ba lần, thân thể trở lại bình thường đứng vững vàng, khen thầm:– Quả là sinh tử chỉ trải qua một khắc, quyền pháp điểm huyệt của Hoàng Phi Bằng đã ngoài dự liệu rồi ư ?

Hoàng Phi Bằng xuất thêm một chiêu "Tinh huyết" trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam" để phục hồi thần kinh và tăng sung mãn trong cơ thể của Nam Việt Vũ Đế.

Nam Việt Vũ Đế cảm thấy Hoàng Phi Bằng đã rót hai lần nội lực cho ông, sua khi tiếp nhận được nội lực, tức thì tứ chi lục phủ ngũ tạng có một sức mạnh sung mãn như hai mươi năm trước. Nam Việt Vũ Đế muốn tìm hiểu thêm về chi tiết võ học và y liệu pháp, hỏi :

— Khanh đã từng nói võ học vô sư, điều này không tiếc lộ danh tánh sư phụ xem ra rất hợp lý, nhưng y dược phải có sư phụ, nếu không thì phải học qua những sách nào ?

Hoàng Phi Bằng giải thích những hiểu biết qua sách y dược mà chàng đã đọc được, tâu :

— Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, thần dân may mắn đọc được những sách y dược như sau :

– Hương Tập Thành Phòng, viết vào thời Câu Tiễn, Thư y dược có chỗ khác đối với Thư y người Hán, trong Thư y này ghi chép tỷ mỹ về công dụng dược tính, trị liệu pháp và tất cả loại dược thảo mộc˗vật của quốc thổ Lĩnh Nam, đặc biệt còn viết thêm phần Thư y tổng luận, chỉ cần châm chú học Thư y Hương Tập Thành Phòng và thực hành đúng là thành đạt, có thể nói Hương Tập Thành Phòng là cẩm nam Lĩnh Nam, tuy nhiên phải đọc thêm các Thư y khác để thăng tiến chuyên môn, những sách cần phải đọc như :

– Thang Dịch luận của Văn Tùng viết vào thời Xuân Thu, Thư y này viết còn nhiều thiếu sót, nhưng không phải là Thư y thầm thường.

– Nguyên Phương của Tăng Hồng Châu viết thời Xuân Thu, Thư y này viết về trị liệu vật, còn con người viết rất ít.

– Thương Hàn Luận của Trương Trọng Cảnh viết vào thời Đông Hán, Thư y này chỉ viết khái lược về những bệnh thông thường .

– Chơn Kinh Thương của Hoàng Phổ viết vào thời Tây Tấn, Thư y này nói về công dụng của thảo mộc theo quốc thổ Lĩnh Bắc.

– Bảo Bác Tử của Các Hồng Nguyệt viết vào thời Tần, Thư y này viết về những bệnh khó trị và giải độc .

– Y Phương Loại Tụ và Y Dược Tập của Thanh Phong biên soạn vào thời Đại Tông, Đại Dương. Hai tập Thư y này cho một khái niệm về chẩu bệnh.

– Thư Y cổ kim của Nam ngoại, Thư y này đưa ra những khái luận y dược, và cho biết Lĩnh Nam là thánh núi y dược.

Ngoài ra còn có ba bộ Thư y khuyến danh viết ra ở thời nay như :

– Nội Y Tố Vấn, viết về dược thảo vào bảo vệ dược thảo, nhưng không nói phương cách trị liệu. Khi tìm thuốc phải biết loại nào dùng rễ, loại nào dùng lá, loại nào dùng cây. Tỷ như thảo mộc Ma Quỳnh chỉ lấy lá làm thuốc, không được nhổ cả gốc rễ, sẽ bị tuyệt giống vì thảo mộc Mà Quỳnh quá hiếm và có công hiệu trị liệu rất cao .

– Thần Nông Bổn Thảo Kinh, viết về phương thức mổ xẻ, Thư y này rất giá trị, một trong những phương pháp trị liệu mới nhất và có kết quả tốt nhất.

– Kinh Lĩnh Nam Huyệt Châm, dùng kim châm vào huyệt để trị liệu, đây cũng là một phương thuật trị liệu rất mới, sự kết quả cũng không thua gì phương thức mổ xẻ. Trong Thư y có ghi, thuật trị Châm Cứu là một kết hợp, Châm dùng kim để lể hay đốt ngải, còn Cứu là trị liệu mổ xẻ.

Những Đại phu Châm Cứu cần phải biết dùng mộc˗vật để bổ túc khi trị liệu, nền móng này đương nhiên vũng chắt không thể lây động được, cho nên khoa Châm Cứu chia ra làm năm cấp. Cấp một sử dụng được 5 mũi kim là Phàm Y. Cấp hai sử dụng được 6 mũi kim là Giáo Y. Cấp ba 7 mũi kim là Danh Y, những ai đạt được cảnh giới này mới được trị liệu cho bệnh nhân. Cấp bốn 8 mũi kim gọi là Đại Y. Cấp năm, cảnh giới cao nhất sử dụng được 9 mũi kim, mới được công nhận là Thái Y.

Ngoài ra những danh y phải biết Tên kim châm để trị liệu cho chuẩn xác huyệt đạo, kim châm có nhiều loại, như Sâm châm, Đề châm, Viên châm, Ông châm, Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm. Tất cả có 9 loại kim châm, loại châm tốt nhất là dây cương ngựa lâu năm. Trước khi châm phải biết vị trí của huyệt đạo và những nơi tập trong bộ vị khí huyết, nếu châm cứu sai bộ vị là mất mạng.

Chúng ta thường thấy y thuật nhân giang mà không hình dung ra được, bởi vốn con người và vũ trụ có điểm tương đồng, con người xuất phát bản năng có hành vi tự cứu mình, lúc mà cơ thể đau nhứt dùng tay xoa bóp, đó là họ không hình dung y thuật, dùng vật lạ đâm vào thân thể rồi lấy ngón tay nhổ nó ra cũng gọi là y thuật. Muốn hiểu rõ y thuật trước nhất phải hiểu rõ cơ thể con người, cơ thể con người cũng giống như vũ trụ. Con người của sinh mạng và căn nguyên của Vũ trụ như nhau, đầu người là hình tròn giống như Vũ trụ. Chân là gốc vì nó bám vào đất. Trời có Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa, còn thân thể người có tứ chi. Trời có Cáo gọi là Ngũ hành, nhân thể gọi là Ngũ tạng. Trời có cái gọi là Lục cực, người có cái gọi là Lục phủ. Trời có Cửu tinh, người có Cửu khiếu. Trời có cái gọi là 12 Thời, thì thân thể người có 12 Kinh mạch. Trời có 24 Tiết khí, người có 24 Múi thời gian. Trời có cái gọi là 365 Đô, trong nhân thể người có 365 Khớp xương. Nếu muốn trị liệu bệnh tật thì phải biết trái tim mình trước, đó là nguyên lý Trời Đất trong cơ thể con người hợp nhất.

Hoàng Phi Bằng trình bày sở học đến đây, tất cả đồng cảm kích không ngờ võ học của Phi Bằng không phải dừng lại ở đây, mà còn có khả năng về y dược và trị liệu, riêng Nam Việt Vũ Đế trong lòng lúc nào cũng vui luôn miêng cười. Cũng đến lúc quân thần tạm biệt, hẹn ngày hôm sau tái ngộ, chàng để lại trong lòng của mọi người một suy tư thông thái.
Hoàng Phi Bằng về đến doanh trại, xin phép ra khỏi thành, được sự đồng ý của Hoàng Hạc, chàng mặc bào phục sô đơn sơ như một Lạc dân hèn, rồi phi thân biến mất, không ai biết ý định của chàng đang làm gì ? Trong lúc ngoài trời vừa xám sẩm. Chàng muốn ra khỏi thành để tản bộ nhằm thay đổi không khí ngột ngạt trong Hoàng cung, đi về hướng Đông Châu Giang, thân thả rong theo chân bước chầm chậm, chân của chàng vô ý lạc bước vào khu thị tứ sầm uất ngày cũng như đêm. Phiên Ngung thành nổi tiếng nhất là của ngon vật lạ trên đời, có tiền mua không thiếu vật gì, từ thượng vàng hạ cám đều có tất. Đặc biệt ở đây ít thấy hành khất và băng đảng trộm cướp, nếu có cũng không ra mặt, việc này cũng phải vì sống gần mặt trời có Vương pháp. Trái lại Phiên Ngung thành là nơi an toàn của những tổ chức bí mật, cũng là cái nôi loan truyền báo miệng nhanh nhất Nam Việt.

Chàng nghe bốn hướng có những tiếng rao hàng ăn đêm và buôn bán những sản phẩm của từng vùng Nam Việt đưa về đây, những tiếng rao hàng nghe rất là vui tai, có những tiếng rao hàng bằng tục ngữ phong dao Lạc Việt như :

― Ai ơi "Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" xin mại dô, mua mau kẻo hết bánh đúc hợp khẩu ...

Kế bên chàng đứng có một tiểu nữ rao :

"― Bánh sáp đi, bánh qui lại" xin mời, bánh bán rẻ mua một tặng một ...

Trước mặt chàng có một đại thẩm rao :

"― Khoai Sáp đất lạ, cấy mạ đất quen" kính mời, kính mời lại đây mua khoai Sáp ruột vàng dẻo như sáp ong ...

Sau lưng cũng có tiếng rao của một phụ nữ :

"― Vái ông tơ một đĩa bánh bò bông, cùng bà nguyệt lão gắng công xe giùm" bánh Bò đây sẽ bán hết sớm, nhanh chân lẹ tay kính mời ...

Có tiếng rao hàng từ xa rất là đặc biệt, chàng chú ý từng câu rao hàng có ý nghĩa: "– Kính mời quí khách thưởng thức đậu Hủ bảy món đây..." Chàng tức cười thầm nói:– Mình đã từng nghe thiên hạ bán thịt Cầy tơ bảy món, ăn vào nhuận khí, bổ trường. Thịt bò bảy món ăn vào mấu huyết thông thương, cường tráng. Thế mà mỗ chưa hề nghe ai nói đến đậu Hủ bảy món bao giờ. Thực ra đây cũng là một thực đơn nhuận trường thôi. Vốn tính của chàng tò mò, một khi tai nghe, mắt thấy là tìm hiểu không bỏ qua.

Chàng bước đến giần hàng đậu Hủ, ngồi vào bàn vuông vức, vừa lúc nữ chủ quán đến mời :

― Thưa khách quan dùng loại đậu Hủ nào ạ ?

Chàng ngơ ngẩn người ra, vì không biết đậu Hủ bảy món tên gì để gọi. Nữ chủ quán hiểu được ý của khách quan và biết mặt đặt tên đây là người từ phương xa mới đến kinh thành.

Nữ chủ quán bưng ra bảy món đậu Hủ giới thiệu :

― Thưa khách quan, nữ tỳ xin giới thiệu, tùy ý khách quan chọn lựa bảy món đậu hủ mà dùng như :

Nhất đậu Hủ có danh hiệu: "An Tiêm dưa hấu đỏ", có từ thời Hùng Vương. Trên mặt chén đậu đính nhân dưa hấu chín đỏ, có ý nghĩa ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nước đường mía lau nấu với cốt dưa hấu, ăn vào thân thể biến khí hàn, bồi bổ thể lực, da dẻ mịn màng.

Nhị đậu Hủ danh hiệu: "Tây Thi Phạm Lãi", chuyện tình sử có từ thời nước U Việt. Trong đậu là một hợp chất tinh tố, đường phèn nấu với nước Tây Châu giang, trên mặt đậu có cành hoa Quế nhuyễn màn vàng rắc trên đậu, cùng hòa vào một lớp nước đường đặt mỏng và lớp hạt sen trong suốt long lanh. Người ta mới nhìn là thấy chảy nước giải đó vậy.

Tam đậu Hủ danh hiệu: "Việt Ngô song tranh", lịch sử nước U Việt có Đại Vương Câu Tiễn đem binh mã phạt nước Ngô. Trung tâm chén có một miến đậu thật mỏng ý nói về tơ lụa của nước U Việt ngày xưa. Chén đậu này nấu nước đường phổi, thượng bổ tim nhất hoa thẩm hồng, ăn vào sẽ được tống khứ bực bội, lòng người thoải mái, nhẹ như bông vải.

Tứ đậu Hủ danh hiệu: "Sơn Tinh Thủy Tinh", đây là trận chiến long trời lở đất vào thời Hùng Vương. Trong đậu có rượu nếp than cực phẩm của Đồng Tương, ướp đậu Hủ với quế hoa mùi thơm dìu dặt của nước đường cát. Công hiệu bồi bổ sức khỏe, tác dụng tiêu hóa, khi ăn vào cảm giác sức khỏe phơi phới.

Ngũ đậu Hủ danh hiệu: "Bánh chưng bánh dày". Ngụ ý nói vào thời nước Lang Liêu ở đất Phong Châu có ngũ Vương gia trung hiếu. Trong chén dậu có hình vuông tròn biểu thị trời đất, ăn chén đậu này sẽ được giải oan, phiền não, lục phủ ngũ tạng tươi tấn, tâm hảo được duyên liên miên tích thọ, đậu nấu với cốt dừa, ngào gừng già cùng đường thẻ, ăn vào có cảm giác béo, cay, đắng, ngọt, bùi như người đời giao hảo dân giang.

Lục đậu Hủ danh hiệu: "Núi Vọng Phu". Ngày xưa có đôi vợ chồng thạo nghề đánh cá. Tình vợ chồng hạnh phúc, một hôm người chồng khám phá chính là em ruột của mình, từ hôm đó chàng đi biền biệt không về, người vợ bồng con lên núi đợi chồng, lâu ngày hóa đá, bởi vậy thế gian gọi là Núi Vọng Phu ! Chén đậu này còn có tên Văn chương ( Ngũ hồ tứ hải phá tam gian ) Nấu bằng gừng già ngào mật ong, nước suối Ngũ Lĩnh nấu với hạt sen, công dụng tình nhà hạnh phúc, giải hàn phục dương, ăn vào hòa khí, sức khoẻ dồi dào, da dẻ mịn màng, dù đã hóa đá cũng trở thành người sống hạnh phúc bình thường.

Thất đậu Hủ danh hiệu. "Lạc Long Quân, Động Đình Hồ", Tiên rồng nhập thế từ thời Kinh Dương Vương. Chén đậu này có công hiệu, tăng cường sức mạnh Tiên rồng Lạc Việt, đặc biệt trên chén đậu có điểm viên táo Ngân Xuyên, biểu thị đồng cộng sinh với người xưa, đậu ủ chung với kim mật duy tân môn, mỗi miến đậu thơm mùi riêng như hoa Lài, hoa Thủy tiên, hoa Bạch lan, có thể nói là ngon tuyệt nhất thế giang, xin khách quan chọn lựa ạ, giá cả phải chăng, vừa túi tiền, mỗi chén đậu chỉ có nửa hào thôi ạ .

Chàng tươi cười lòng thầm:– Đứng là "Đi một đàng học một sàn khôn", có đi xa mới học được kiến thức dân giang, đường đời. Lúc này bao tử của chàng cũng đang gọi lớn, chàng không ngại mua luôn thất món đậu Hủ. Chàng thưởng thức thất đậu hủ, quả nhiên hợp khẩu vị, chàng hài lòng thầm khen:– Đúng là thất món đậu hủ khẩu vị khác nhau, còn có danh hiệu riêng bổ túc ý nghĩa cho mỗi chén đậu, người chủ quán này rất khéo nấu đậu và lại có ý giáo dục người khách ăn đậu hủ để nhớ người xưa lập quốc, giữ nước và bào cổ văn hóa Bách Việt cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền.

Chàng ăn đậu hủ mà xúc động, nhất là thấy được cảnh sinh hoạt của Phiên Ngung thành, chàng tỏ ý với người nữ chủ quán:

― Tại hạ xin phép gửi chi phí hậu hĩnh một nén bạc để khen thất đậu hủ và lời rao truyền văn hoá Bách Việt.

Nữ chủ quán ngạc nhiên đôi mắt tròn xoa, liền gọi phu quân :

― Cát Đình phu quân, đến đây có việc, muội xin ý kiến.

Cát Đình nghe tình lang gọi tên vội chạy đến hỏi :

― Muội gọi huynh có việc gì thế ?

― Thưa huynh, khách quan ăn thất món đậu hủ, trả hậu hĩnh đến một nén bạc, muội không muốn tiếp nhận, bởi vì giá trị của thất đậu chỉ bằng bảy hào mà thôi.

Cát Đình không hiểu lòng người khách, cho nên suy nghĩ lung tung và tự hỏi:– Đây có phải là hiện tượng của một gã điên cuồn, cũng có thể người khách này mới đến kinh thành học làm sang, nhưng lối sang thế này thì có ngày đi ăn mày. Hay là y thấy nương tử của mỗ đẹp, cho nên hắn để lòng mua chuộc. Thực tế gã khách này không thể nào khám phá nương tử và mỗ hoá trang bởi dung dịch thuật, đương nhiên không thể biết được tướng mạo .

Cát Đình đôi mắt ngó không chớp, lòng e ngại để ý từng cử chỉ của người khách trẻ, cũng là lúc đề phòng kẻ xấu hay tốt chưa biết trườc, rồi nói :

― Thưa khách quan, chúng tại hạ làm ăn chỉ biết lấy công làm lời, bảy chén đậu khách quan cho từng ấy hào là đủ cả vốn lẫn lời, không thể lấy hơn được ?

Thực ra Hoàng Phi Bằng có ý giúp vốn để phát triễn cửa quán, chàng tỏ bày :

― Tại hạ biết với nén bạc này có thể, làm được nhiều việc, như mua thêm đậu, mượn thêm một tiểu nhị và đóng bàn nghế, như vậy bán nhiều đậu sẽ có lời hơn. Nếu chuyên cần làm ăn chơn chất, đời sống sẽ sung túc, không biết đâu chừng số vốn này lo cho các cháu về sau thành nhơn chi mỹ. Cũng biết đâu một nén bạc này không làm được gì, bởi người sử dụng không hợp lý, tại hạ có ý chân thực đó mà.

Cát Đình không chịu nhận nén bạc, vốn đã bị rắn cắn, bây giờ gặp dây cũng sợ, mỗi khi nhớ lại cảnh gia đình họ Hà bị người ta ép lưu lạc đến đây, nổi sợ rợn người lạ vẫn chưa phai, đó là lý do để Cát Đình từ chối :

 ― Thưa khách quan, nếu có để lòng thương quán đậu hủ thất món này thì đến thường xuyên, đó là một cách ủng hộ vậy .

Một lần nữa Hoàng Phi Bằng tha thiết nói lên ý riêng của chàng để cho người chủ quán đậu hủ tiếp nhận:

― Tại hạ hành tung bất định, có thể đến đây rồi đi không trở lại. Thưa đại huynh lý do đơn giản tại hạ gửi một nén bạc, vì thất món đậu hủ có tính truyền bá tinh thần Bách Việt, cũng là phương tiện truyền lưu văn hóa trong thực đơn để người Việt ta ghi nhớ lịch sử, ngoài ra tại hạ không vì hậu ý nào khác cả, mong chủ quán hiểu cho.

Nữ chủ quán thở dài một hơi, có vẻ thuận nhận nén bạc vì mẹ và ngoại tổ đang bệnh nặng, nếu có số bạc này thì hy vọng chữa trị cho hai người thân nhất của mình, liền nói :

― Cát Đình à, muội muốn đa tạ ân công, phu quân hãy tiếp nhận nén bạc này để lo thuốc men, trị liệu bệnh cho mẫu thân và ngoại tổ, nén bạc này có thể cải tử hoàn sinh hai người thân của mình. Huynh xem coi mẫu thân và ngoại tổ bệnh hơn sáu năm rồi, xin huynh chú ý cho, muội đa tạ huynh !

Cát Đình nghe vợ nói vậy cũng cảm thông :

― Tại hạ đồng ý, xin tiếp nhận một lạy này.

Hoàng Phi Bằng đỡ tay không cho lạy, chàng liền giúi nén bạc vào tay của Cát Đình nói :

― Tại hạ biết xem mạch bổ thuốc, nếu không chê, cho phép tại hạ xem mạch và trị liệu cho linh từ và ngoại tổ, không biết hiền huynh, và tỷ có thuận không ?

Trong lòng Cát Đình có ý đa nghi:– Nếu cho biết nơi ở thì hóa hung chứ không phải là kiết, vội nói :

― Thưa ân công đã có nén bạc, thì chữa bệnh ắt sẽ hết, ân công đừng lo.

Đương nhiên với câu nói của Cát Đình thì Hoàng Phi Bằng không thể nào đồng ý, vì chàng lấy cứu độ người làm đầu, không ngại khó, rồi nói :

― Thưa hiền huynh, chưa chắc có nén bạc mà chữa hết bệnh, bệnh này đã trôi qua sáu năm rồi, mỗi ngày trầm kha, nếu tại hạ biết mà không thăm bệnh, hóa ra không phải đạo làm người rồi .  

Cát Đình nghe ân công nói vậy, lòng cũng vui và cảm động, rồi lấy quyết định không thể để ngoại tổ và nhạc mẫu chết trong cơn bệnh ngặt nghèo nói :

― Thưa ân công để Cát Đình và muội về nhà cõng mẫu thân cùng ngoại tổ ra đây được không ?

― Được lắm, huynh và tỷ đi nhanh lên.

Cát Đình và nữ chủ vui mừng tức tốc đi nhanh Cát Đình xoay người lại  nói :

― Nhờ ân công xem hộ quán đậu nhé ?

Hoàng Phi Bằng ngồi đợi và coi quán cho vợ chồng Cát Đình, chàng tự lòng tức cười:– Lắm người đời sao mà bí mật thế. À tự nhiên mình đến đây biến thành người bán đậu hủ, cũng vui nhỉ .

Trong lúc suy nghĩ bâng quơ, có khách gọi chủ quán trả tiền đậu, chàng thay mặt Cát Đình thu tiền, cùng lúc có bốn người một già, hai nam, một nữ vào quán gọi :

― Chủ quán cho mỗ, bốn chén đậu Hủ "Việt Ngô song tranh".

Chàng lanh trí đã có ăn mới biết cách làm, tuy vụng về cũng không đến nỗi nào, chưa đầy hai khắc, chàng bưng ra bốn chén đậu Hủ, mời : 

― Kính mời khách quan, dùng đậu nóng hổi.

Khách quan thấy người chủ quán lạ mặt, liền hỏi :

― Hiền đệ là người làm công của chủ quán à ?

― Thưa khách quan đúng vậy, tại hạ mới làm việc hôm nay.

Một thanh niên trạc độ hai lăm, nói rất khẽ, chỉ để bốn người nghe :

― Thưa gia gia trong nội thành cho biết, cây cổ thụ tại Long đình tự nhiên bị trốc gốc, những cây khác bị trụi lá. Theo lời bàn trong sấm, cây trốc gốc đồng nghĩa nhà Triệu suy sụp, nhà Lê lập triều đình mới. Cây trụi lá đồng nghĩa thuận Lê thì sống, chống Lê thì chết. Theo suy đoán của gia gia thế nào ?

― Không có gì để lo, Lê Vĩnh là người trụ cột chống đỡ nhà mình, không phò Lê Vĩnh thì phò ai bây giờ, chẳng nhẻ phò nhà Triệu hay sao ?

Một nữ nói xen lời vào :

― Thực sự, đây là lời đồn nhảm nhí do Lê Vĩnh phịa ra, quí huynh coi cừng bị lừa đó, phải chú ý chính Hoàng Phi Cương là người bí mật kế phịa này, y của Hoàng Phi Cương là muốn tất cả quần thần đứng lên ủng hộ Lê Vĩnh .

Một thanh niên khác nói :

― Đúng vậy, chính tiểu đệ nhận lệnh phao tin đồn này, từ nội thành ra ngoại thành. Gia gia và đại huynh phải cẩn thận trong lúc chưa phân thắng bại, dù có khôn lanh một kiếp, mà dại khờ một khắc thì họ Lê nhà ta không còn chỗ đứng, cũng có thể bị tru di tam tộc đó .

Nữ nhân, đưa tay lên miệng "xịt xịt" nói :

― Ăn mau tránh mặt mấy tên giám bình trong nội thành đang đi kìa.

Hai vợ chồng Cát Đình vừa đến, bốn người khách trả tiền rồi xin kiếu từ. Chàng để ý dung mạo bốn gã gian tế, cùng lúc thấy có ba giám binh thành nội đi qua lại trước quán .

Cát Đình để ngoại và mẹ ngồi sau tấm phên tre của quán, rồi bước đến thưa :

― Thưa ân công, mời ân công xem mạch ạ .

Hoàng Phi Bằng bước đến xem mạch bà lão trước, rồi đến ông ngoại. Chàng xem mạch và quan sát thân thể gầy mòn của hai người, chàng khẩn định bệnh lý do chất độc của một cao thủ gây ra, chất độc này tàn phá thân thể hao mòn từ từ, thân thể như bị cảm thương hàn, nóng lạnh bất thường, biến ăn mất ngủ, nhác cử động, đi đứng rung chân, chứng bệnh này thường khó trị. Chàng búng tặng mỗi người hai viên "Mộc Dương Đơn" cả hai đồng nhận được khí nóng tống cố khí lạnh trong cơ thể ra ngoài, khí nóng đến đâu như lộng gió dồn đầy nội lực. Hai cha con không biết duyên do nào có luồn khí như vậy .

Sau khi cả hai sức khỏe đã dồi dào, chàng búng tiếp tặng mỗi người ba viên "Thảo Trường Đơn". Cả hai có cảm giác như đang cử tạ trăm cân. Chỉ trong tam khắc, chàng cứu sống được hai người chưa hề quen biết, cũng chưa hề vay mượn của nhau. Trong lúc chữa bệnh chàng khám phá hai khuôn mặt hóa trang giả, lúc này chú ý quan sát thật kỹ, đúng là đến bốn khuôn mật giả, ngoại hình già trước tuổi, âm thanh giọng nói của bốn người đoán được tuổi còn trẻ. Như lão già chừng năm mươi tuổi, người con gái độ ba mươi bảy tuổi, người cháu gái mười tám tuổi, còn Cát Đình án chừng mười chín tuổi là cùng.

Chàng tự hỏi: –Tại sao gia đình này lại sống với những khuông mặt giả quanh năm vậy ? Tại sao họ lâm vào cảnh này, ai là hung thủ hạ độc, chàng cũng không biết chất độc bào chế bởi hợp chất nào.

Thấy bốn người họ kính đáo, cho nên chàng không hỏi, trong lòng chỉ biết khen một việc: – Họ là kỳ tài Dung dịch thuật, đến trình độ cao siêu, không ai sánh bằng . Kỹ thuật này có khả năng làm khuôn mặt thay đổi khác nhau, có lẽ đây là kỹ thuật của riêng nhà họ mới có .

Hai cha con bừng đứng dậy quì bái Hoàng Phi Bằng :

― Lão thay mặt cả nhà, kính một bái ân công cứu hai mạng sống, ân nghĩa này lão xin theo hầu tiên sinh hết kiếp.

Ông lão quì bái, chàng đỡ tay không cho, thấy lòng ông lão đã mở rộng để đón nhận ân nhân, chàng hỏi :

― Chẳng hay sức khỏe của nhị vị tiền bối đã bình phục thế nào ?

Ông lão sản khoái trả lời và hỏi lại :

― Dạ, thưa ân công rất là công hiệu, không biết tiên sinh trị liệu như thế nào mà không cần uống thuốc, lại hết bệnh vậy ?

― Thưa nhị vị tiền bối, trị bệnh đương nhiên là phải có uống thuốc, không uống thuốc thì khó mà hết bệnh, có nhiều cách trị khác nhau, tại hạ chữa trị qua đường da, cho nên không cần phải uống, bây giờ nhị vị tiền bối đã hết bệnh mà còn trừ được căn gốc của bệnh, từ đây sống bách niên rồi.

Ông lão rất ngạc nhiên và tò mò hỏi :

― Vậy tiên sinh phải nhận chi phí là bao ?

― Tại hạ chỉ nhận thất món đậu Hủ là đủ rồi, nếu bệnh nhân nào không có thất món dậu Hủ thì phải trả chi phí một trăm nén vàng rồng.

Lão tiền bối nghe ân công trẻ nói chuyện pha trò dí dỏm, ông hỏi về thân thế của chàng :

― Thưa tiên sinh, cách chữa trị thần kỳ và nói chuyện có duyên, nghe qua rất vui. Lão như người đã chết vừa sống lại, bây giờ biết cười, vui và trẻ mãi không già, quả là tại hạ gặp đại kiết. Thưa tiên sinh cho biết quí danh để tại hạ nguyện theo hầu.

Hoàng Phi Bằng cũng không muốn biết thân thế của gia đình này, trái lại chàng cũng không thể nào cho biết danh tánh của mình trong lúc này được :

― Thưa lão tiền bối, tại hạ tuy là tuổi trẻ, không phải là đạo tiên, nhưng vốn sống không có nơi cố định. Sáng ở Tây, trưa ở Nam, chiều ở Bắc, tối ở Đông, mỗi khi giúp ai chưa hề hỏi họ tên, khi cứu người cũng không cần bạn hay thù. Chính tên của hiền huynh Cát Đình, tại hạ biết là nhờ đại tỷ Cát Đình gọi tên.

Cát Đình hơi ấp úng, lấy chân thực để thổ lộ với ân công :

― Thưa tiên sinh, tại hạ có lỗi rất nhiều với tiên sinh, thứ nhất là nghi kỵ, không thực lòng từ lúc đầu, chẳng qua gia đình tại hạ là nạn nhân giang hồ. Cho nên mới ra nông nổi này, nay gặp tiên sinh khó biết chân giả, bây giờ mới biết, tại hạ xin tiên sinh dung tình bỏ qua. Nếu tiên sinh không chê tại hạ, xin lấy kiếp này theo hầu tiên sinh.

Hoàng Phi Bằng cảm thông, cười nói :

― Thực không, tại hạ đề nghị, đại huynh theo hầu đại tỷ cho hết kiếp sinh, để sớm ngày có con cái đầy đàn, thì tại hạ đây vui lắm vậy.

Mẹ vợ Cát Đình xen vào nói :

― Thực ra hai cháu chưa chính thức là vợ chồng, còn hai ngày nữa mới làm lễ thành hôn, chúng cháu nó tuy chưa chính thức nhưng xem đã chính thức từ lâu, hai cháu yêu nhau tha thiết, việc nhỏ, việc lớn hai cháu đồng hỏi ý, rồi mới lấy quyết định chung. Kẻ hèn hạ này thay mặt gia đình mời tiên sinh đến tham dự hôn lễ của hai cháu, nhân đây mời tiên sinh về nhà để làm lễ tạ ơn .

Hoàng Phi Bằng ra khỏi thành đã lâu, còn việc tìm nội gian tế rất hệ trọng, chàng không thể ở đây lâu, từ chối :

― Thưa bá mẫu, ngoại tổ và huynh tỷ, thôi thì hẹn ngày hôn lễ tái ngộ cũng vào giờ này, bá mẫu đón tại hạ ở nơi này, có thể tại hạ cùng đi với tam huynh, tỷ, đệ nữa. Nhân dịp này tại hạ đại diện họ đàn trai, xin gửi một nén vàng làm quà cưới tặng cô dâu.

Cát Đình xúc động nước mắt lưng tròng :

― Đa tạ ân công, không ngờ ngày cưới vợ lại có người đứng họ chủ hôn, còn ban thưởng bạc vàng, đây là đời thực trong cõi thực, tại hạ xin tiên sinh nhận một lạy kết nghĩa.

Hoàng Phi Bằng phất nhẹ tay không cho Cát Đình thi lễ, bởi chưa biết thân phận của đối phương. Chân bước vội ra hướng Đông, chàng nói :

― Chúc hạnh phúc, gặp lại ngày thành hôn, kính chào quí vị thuốc đã đến, bệnh đã lành, từ nay bình an, chúc đôi tân uyên ương hảo hảo.

Trên đường vào thành, chàng suy nghĩ về nội gian tế tự hỏi:– Có thực thúc bá Cương là gian tế không, không thể nào như vậy ? Gia đình lão tiền bối bốn người ấy là ai, chắc chắn đến ngày thành hôn lễ của Cát Đình là biết tất cả. Hy vọng họ là người lương thiện, tương lai họ có khả năng làm giám binh cho Hoàng Đức không, họ là điểm tạm cư cho mình được không. Không biết họ có chịu truyền cho mình phương pháp Dung Dịch Thuật không ?

Chàng suy nghĩ liên miên, chân chàng bước vào doanh trại, đúng lúc tiếng gõ mõ báo hiệu đêm khuya, chàng gặp mẫu thân, liền hỏi :

― Thưa mẫu thân, hài nhi mới về, hài nhi muốn biết doanh trại của Lê Vĩnh và doanh trại của Trường Sa Vương, cách doanh trại của mình là bao xa ?

Lý Yến Hồng ngạc nhiên đáp :

― Hài nhi, phải đi ngủ sớm, để sáng mai mẫu thân chỉ cho .

― Thưa mẫu thân, canh một hài nhi mới ngủ được. Mẫu thân vẽ gấp trên tấm da này là hài nhi tự đi tìm được.

Lý Yến Hồng chiều theo ý con, bà vẽ xong xuôi đưa cho Hoàng Phi Bằng, bà nói nhỏ :

― Bằng nhi, dùng nó vào việc gì ?

Hoàng Phi Bằng ra hiệu, đưa tay lên miệng, bà hiểu đừng nói thành lời, cũng có nghĩa là bí mật, bà hơi lo không biết bí mật gì.

Hoàng Phi Bằng hiểu được sự lo lắng của mẫu thân, chàng nói để bà an tâm :

― Mẫu thân đi ngủ đừng chờ hài nhi, lát nữa hài nhi về liền.

Chàng phi thân qua lều vải của Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường. Lấy bản đồ ra chỉ vào các điểm, rồi cử Lý Bình Trung phụ trách theo dỏi qui luật sinh hoạt tại trung tâm doanh trại của Lê Vĩnh, đề nghị Trịnh Trường phụ trách theo dỏi trại của Đạo sĩ thúi Trần Mạnh Côn, và đề nghị Trần Kiều Oanh phụ trách theo dỏi lều của Hoàng Phi Cương, tất cả hành động trước giờ Tý.

Chàng trở về doanh trại, thấy mẫu thân còn thao thức, khoanh tay thưa:

― Mẫu thân, nay đã cao niên rồi, ngủ được lúc nào hay lúc đó, đừng lo xa cho hài nhi, hài nhi của mẫu thân có bản lĩnh và kiên cường như gia gia mà.

Lúc này bà mới an tâm, chân bước đi, bà nhìn lại Phi Bằng rồi vào lều để ngủ, một cái nhìn của bà chưa đựng tâm tư :–  Đúng là tình mẫu tử, Yến mẹ sinh ra Yến con. Tuy bà không nói thành lời nhưng cử chỉ đó đủ để Phi Bằng hiểu ý của bà.

Đúng giờ Tý, Trần Kiều Oanh, cho Hoàng Phi Bằng biết :

― Thúc phụ Cương đã đi khỏi trại về hướng doanh trại Lê Vĩnh.

Trịnh Trường cũng cho biết Trần Mạnh Côn cũng đi về hướng đó.

Chàng bảo Trần Kiều Oanh và Trịnh Trường :

― Trần tỷ cùng Trịnh đệ về lều ngủ trước, còn Lý huynh canh một sẽ về trại.

Ba người trẻ cùng phi thân ra khỏi lều vải, Hoàng Phi Bằng về hướng trại của Lê Vĩnh, vừa đến nơi chàng ra hiệu, bắc được liên lạc với Lý Bình Trung. Chàng xuất chiêu điểm huyệt hai tên giám binh đứng canh sát cửa lều vải trung tâm doanh trai. Hoàng Phi Bằng và Lý Bình Trung nhanh chóng lấy y phục, thay đổi cải trang giám binh, cả hai chỉnh tề đứng vào vị trí. Lý Bình Trung quan sát ngoài trại đề phòng bất trắc, Hoàng Phi Bằng quan sát nhất cử nhất động của tam đại ma đầu làm phảm.

Chàng chú ý nhất là Hoàng Phi Cương, người nội gian nguy hiểm nhất đứng trong bóng tối để giám sát triều đình. Còn Trần Mạnh Côn thì chàng chưa biết ở vị trí nào trong tập thể đại ma đầu làm phản, hai nhân vật này quả nhiên rất tối mật, đến giờ này Hoàng Phi Bằng mới pháp hiện, riêng Lê Vĩnh đã là nhân vật nổi trong kế mưu mãi quốc cầu vinh. Trong lều vang ra những tiếng cười nhỏ, như mang theo hy vọng sẽ kết thúc cuộc thắng lợi vào những ngày xắp tới .

Chàng quan sát thật kỷ mới biết tam đại nghịch, chỉ dùng bút mực trên giấy không dùng lời nói, đúng là họ bút đàm, những cái gật đầu là đống ý cho quyết định chung, những cái lắc đầu là tiếp tục bàn thảo, tuyệt đối họ không phát biểu thành lời.

Chàng tự hỏi: – Họ thi hành lệnh và kế hoạch làm phản từ đâu đưa đến ? Ai là nhân vật số một hành động. Tuy nhiên chàng chỉ mới biết bốn tên họ Lê cư ngụ ngoài thành, chính họ là đường dây bí mật thứ nhất, do Hoàng Phi Cương điều động. Đêm nay gặp họ mật đàm như thế này, tuy nhiên không biệt họ đã hoạt động bao lâu rồi nhỉ ? Những dữ kiện mật đàm này hiện đang cất dấu ở đâu. Ai là người làm chủ những bút tích này ?

Bỗng, chàng thấy Hoàng Phi Cương và Trần Mạnh Côn bịt mặt lại, Lê Vĩnh tắc đèn, hai bóng đen phi thân ra khỏi cửa lều trại, biến vào màng đêm hòa với tiếng côn trùng gần xa, một thế giới mà loài người ngủ say vô tư lự.

 Chàng vẫn đứng tại chỗ, vận nội lực mắt ngó vào lều trại, thấy Lê Vĩnh cất những tờ giấy bút đàm vào phong bì, ông niêm phong bằng lạp sáp ong, nhét dưới gầm bàn, rồi thắp đèn sáng trở lại, đảo mắt một vòng, chân xoay mình đi vào phòng ngủ.

Chàng đã chuẩn bị trước, búng liền một viên "Cần tinh dược" gây mê cho ông ta, một khắc sau Hoàng Phi Bằng lẻn vào trong, nghe tiếng ngái ngủ mệt mỏi của Lê Vĩnh.

Chàng chui xuống gầm bàn tìm phong bì, nhưng không thấy, tay lần mò tìm bí mật cái bàn, chàng ngạc nhiên nói thầm: – Thì ra cái bàn này có đến hai lớp. Chàng tìm được chốt khóa mở hộc bàn hình vuông vắn rất đặc biệt, nhỏ hơn mặt bàn trên.

Chuyện ngàn đêm lẻ một, chàng cũng không ngờ chỉ một đêm lấy được toàn bộ bí mật. Chàng đi ra cửa bảo Lý Bình Trung :

― Đại huynh ở đây chờ đệ nhé ?

Chàng phi thân đến điện Bích Lam. Vũ Đế đang đi vào cuộc phiêu lưu gặp đại hung, vừa chớm mắt thức giấc, nghe tiếng báo hiệu của tu hú, từ hướng cửa sổ vọng vào. Vũ Đế không kịp thay đổi bào phục, ông vội đến mở cửa thì thấy Hoàng Phi Bằng, lòng ông nửa sợ, nửa lo nói :

― Phi Bằng hài nhi, có việc gì khẩn trương mà đến canh khắc này vậy ?

Hoàng Phi Bằng, không chờ lâu, vội tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, trước nhất làm gấp chừng này phong bì giả, cùng một loại giấy, trong lượng như nhau, không cần viết chữ, thứ nhì phải niêm phong bằng lạp.

Vũ Đế đưa Hoàng Phi Bằng đến thư phòng, làm được ba mươi bảy phong bì giả và niêm phong cẩn thận.

Trước khi đi Hoàng Phi Bằng, tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, mời Bệ hạ mở từng phong bì để tường lãm, sẽ hiểu mọi việc làm của bọn Lê Vĩnh. Vài khác sau hạ thần trở lại hầu Bệ hạ.

Chàng phi thân biến vào đêm khuya khoắt. Việc tráo bút đàm đã hoàn tất, Lý Bình Trung về lại doanh trại, còn Hoàng Phi Bằng đến vấn an Vũ Đế.

Khi đến nơi chàng thấy Hoàng Thượng toát mồ hôi hột, trong đêm khuya, tay cằm khăn lau trên trán, tay cằm mảnh giấy bút đàm, miệng đọc hơi rung rung, có vẻ vừa mừng, vừa giận bọn quan trường, đang chèo thuyền nghịch nước.

Hoàng Phi Bằng vừa trở lại, Vũ Đế vội nén lòng hỏi :

― Phi Bằng nhi quả là tài trí hơn người, làm thế nào mà biết hết nội vụ của bọn chúng ?

Hoàng Phi Bằng đôi mắt nhìn vào những phong bì trên bàn rồi hối hả tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, chuyện này tường thuật dài như Long đình, sau này hạ thần tường trình chi tiết để Bệ hạ tường lãm. Hiện giờ chuyện trước mắt quan trọng vô cùng, sáng mai hạ thần sẽ trình bày hết bí mật để Bệ hạ tường, bây giờ Bệ hạ truyền ý chỉ, lấy hai trăm giản biên càng cũ càng tốt, đem về thư phòng, sau đó mới rút rời ra từng thanh một, tổng cộng hai ngàn bốn trăm thanh giản biên.

Để thần dân thực hiện lời Tiên Tri. Nội dung sẽ viết thế này :

"Cây trốc gốc Long đình, Lê Vĩnh tử".

"Cây trụi lá phanh thây bè lũ tham quan".

Sẽ do Lý huynh, Trần tỷ, Trịnh đệ viết vào thẻ giản biên, tối mai hạ thần chở hết thẻ giản biên rải xuống đất trong˗ngoài thành.

Vũ Đế vốn thông minh, hiểu được suy nghĩ và hành động song hành của Hoàng Phi Bằng, trước khi Vũ Đế đi ngủ cũng đã được Cơ Mật Viện tấu hoạt đông của đám quan quân gian phảm, nhưng không ngờ Hoàng Phi Bằng cung cấp nội vụ gian phảm động trời, vào lúc này Vũ Đế càng tin cẩn phong thái tài mạo tuyệt chúng của Phi Bằng, cho nên Vũ Đế đồng ý mọi đề nghị. Vũ Đế đang chú tâm để ý ba mươi bảy phong bì tối mật của nhóm Lê Vĩnh mà Phi Bằng lấy được, trong đêm khuya Vũ Đế thở một hơi dài suy nghĩ :– Khí khái của giới trẻ dám làm chuyện thiên kinh động địa, cho mỗ, ba mưới bảy phong bì mật sẽ là tín vật đủ sức tiêu diệt nhóm Lê Vĩnh.

Cũng trong đên nay, Vũ Đế chỉ còn một âu lo khác, về chuyện Hoàng Phi Cương có liên hệ trong nội vụ làm phản, cho nên ông dè dặt hỏi :

― Phi Bằng nhi đã biết trong nội vụ này có thúc bá Cương, vậy hài nhi nghĩ thế nào ?

Hoàng Phi Bằng thẳng thắn tâu :

― Muôn tâu Hoàng Thượng Bệ hạ, Vương pháp không dung túng bất cứ ai phạm lỗi bán đứng Nam Việt, dù mười hai thúc bá Cương cũng phải phanh thây dưới đao của triều đình.

Vũ Đế thở dài :

― Phi Bằng nhi à ! Không tha thức được cho thúc bá hay sao ?

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, nếu tha thứ cho thúc bá Cương, khỏi chết ngày chẳn, nhưng nhất định không tha miển chết ngày lẻ. Cũng như tên gian tế Trần Mạnh Côn, nếu thương tiếc loài hổ, hay một thứ quân chi đạo là tự hại mình, nên cho họ thủ đáo cầm lai, trở lại Diêm dương, cũng đâu có thiệt thòi gí cho họ.

Vũ Đế để lòng tiếc:– Một nhân tài như Hoàng Phi Cương gặp phải lân la bọn gian thần, nay chết dưới kiếm của Hoàng Phi Bằng quá cứng cỏi vì minh lý, chính Hoàng Hạc cũng là người nhất trị gia, nhì trị quốc, tính của họ tuy hai mà một. Chắc hẳn họ không để yên cho Hoàng Phi Cương sống một cách thoải mái, ông thở dài hỏi :

― Phi Bằng nhi à, nếu như tha thứ được thì cũng nên lắm chứ ?

― Muôn tâu Hoàng Thượng bệ hạ, thần dân hiểu được tâm tư của Bệ hạ, hiện thời chỉ có cửu ngũ chí tôn mới có quyền xá miễn, xử trảm thúc bá Cương, điều này hạ thần tuân chỉ. Còn gia luật Bệ hạ cho phép thần dân quyết định, thời gian xử còn tùy lúc quyết định.

Vũ Đế thấy không khuyên can được :

― Phi Bằng nhi, muốn hành xử luật gia đình phải hỏi ý kiến của Nội tổ nhé, không được tự ý ra ngoài phép gia tộc, có như vậy mới không để tiếng người đời cười chê, hài nhi .

Thôi đến đây, đêm đã khuya, hài nhi về đi, sáng mai vào chầu trẫm, hài nhi ngủ bình an.

― Kính bái Hoàng Thượng bệ hạ, vạn tuế, vĩnh an .

Sáng hôm sau, Hoàng Phi Bằng cùng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường bí mật đến điện Bích Lam, làm theo phương kế mà tối hôm qua đã định. Sau khi viết những câu sấm "Cây trốc gốc Long đình, Lê Vĩnh tử", "Cây trụi lá phanh thây bè lũ tham quan" trên giản biên được hoàn tất.

Bốn huynh đệ cùng về doanh trại. Hoàng Phi Bằng tiếp tục luyện tập những môn võ học mới cho Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường, như Bát lý nội lực Nhĩ thức, Nhĩ ngữ truyền âm. Đăng kiếm "Đăng Thiên Lĩnh Nam". Quyền pháp "Công Quyền Lĩnh Nam" Huyệt mục "Huyệt Pháp Lĩnh Nam". Tuy luyện tập không hết ba pho võ học mới, nhưng nội công đã đạt đến trình độ hữu dụng được. Đối với nội công, võ học hiện thời của Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường đã đến trình độ không hổ danh làm sư thúc, sư cô của thập nhất Hoàng Đức. Lúc này trong kiếm pháp của Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường cũng ẩn hiện lữ khí, mỗi khi xuất chiêu huyền ảo, thấy qua tưởng thiệt là giả, tưởng giả là thiệt. Nếu phân ngôi cao thấp võ học, thì thập nhất Hoàng Đức đứng vào trình độ cao thủ trung bình.

Hoàng Phi Bằng lấy mặt nạ để trên bàn, ôn tồn :

― Đệ, xin trao cho Lý huynh cái mặt nạ giả này, mục đích là thay hình đổi dạng cho đệ, việc làm này chỉ có Hoàng Thượng điện hạ, Thái Tử Hồ, Nội tổ, Trần tỷ và Trịnh đệ biết, ngoài ra không ai hiểu việc làm này, đây là một trách nhiệm rất hệ trọng, bắt cho bằng được bọn làm phản cũng là dịp tìm thủ phạm "Ngọc danh kiếm", hiện đang ẩn trong đám thủ lãnh làm phản, còn Trịnh đệ trợ lực cho thập nhất Hoàng Đức, mọi hành động của Trịnh đệ có Lý huynh tùy cơ ứng biến. Nhất nhất chú ý nghe và hành động đúng hướng dẫn của tại hạ. Huynh, tỷ, đệ chú ý luyện tập nhĩ ngữ truyền âm, nhằm áp dụng trong trận chiến những ngày tới. Hoàng Phi Bằng còn cho biết:– Tại hạ giả làm thái giám của Thái Tử Hồ để bảo vệ Hoàng Triều khi bất trắc nếu có, còn ngoài trận chiến khó hạ được bọn Lê Vĩnh thì tại hạ xuất hiện, Lý huynh về vị trí của đệ bảo vệ Hoàng Triều.

Đặc biệt Trịnh đệ dày dạn kinh nghiệm, có bản lĩnh, nhờ lúc trước sống tại Kinh Bang Phạn Điếm, đã từng tiếp cận hằng ngày đủ hạng người nào là quân, quan, Lạc dân, đạo sĩ, hiền sĩ, trộm cướp, các đảng giặc Hán v.v... cho nên thông thạo cách nói khích làm địch thủ nhục chí, trách nhiệm khó khăn này Trịnh đệ cố gắng đem hết sở trường nhé ?

Trịnh Trường thấy đây là dịp trổ tài chửi lộn, quả là sở trường của chàng, từ khi giang hồ ở gần với người tốt cho nên không sài đến, nay đem ra sài sung sướng quá làm sao :

― Thưa đại huynh, nghề chửi không hay không nhận tiền. Đệ nguyện thí võ chửi như thí võ học. Huynh an tâm, địch thủ không chết vì kiếm cũng chết vì chửi.

Trần Kiều Oanh nghe Trịnh Trường nói về chửi, nàng cười :

― Trịnh đệ à, bây lâu nay không hành nghề chửi, khác nào văn không ôn võ không luyện thì nó bị gỉ sét chăng ?

― Thưa tỷ tỷ, không gỉ sét đâu, chửi cũng có nghệ thuật đó mà, gặp đối tượng nào thì mình chửi theo đối tượng đó, mình phải sáng tạo tại chỗ, như là đối đáp thi ca vậy, hay là câu hò của đôi lứa trên sông hồ, nhất là đứng trước triều đình mà chửi như hàng tôm, hàng cá thì đâu còn mặt mũi Hoàng huynh chứ ?

Lý Bình Trung, tính nhu, sợ chửi, thế mà khi nghe Trịnh Trường giải thích, chàng cảm thấy hay hay :

― Trịnh đệ, đem hết nghệ thuật chửi là thắng được địch thủ một phần rồi, nếu làm rã hàng ngũ của địch càng hay, huynh tán đồng võ chửi của tiểu đệ.

Hoàng Phi Bằng giải thích thêm :

― Trịnh đệ, chửi hay thì địch thủ mới lộ hết những yếu hèn, mình mới thấy và hiểu được thế thái nhân tình của tham ô quan lại, đức hạnh của họ ở đầu môi, họ sẽ mất chơn chất con người, họ sẽ lộ ra cá tính hung ác, thiên hạ tại Long đình sẽ phán xét họ, từ đó thiên hạ nghiêng về chính nghĩa.
HuỳnhTâm



Chương 16
Chết Từ Âm Thanh Cuồng Nộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét