Kho Tàng Việt Vương - Chương Hai ( Huỳnh Tâm )


Tình Người Xa Thẳm Biển Khơi

Cũng trong thời gian này Hoàng Phi Bằng tổ chức lại sinh hoạt Hoàng Đức, như luyện tập võ nghiệp cho Phùng Hưng, Lữ Trường Gia, Trịnh Đình Thao, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ, Hoàng Tố Nguyệt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ, Nguyễn Bá Hồng, Lê Đa .
Chú ý nhất bổ túc phần cước pháp trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và quyền pháp trong "Phong Tâm Kiếm" hướng dẫn thêm phi thân, phi tiêu, phóng chùy, phóng ám khí và huyệt đạo.

Ngoài ra còn luyện tập cầm nã thủ pháp, chão pháp, cước pháp. Thu nhận thêm tứ đệ tử mới đến từ Giao Chỉ lên Châu Giang như Nghiêm Hà Đức, Tô Lệ Nương, Nguyễn Cao Anh, Đào Mỹ Dung.
Hoàng Phi Bằng luyện tập thêm võ học mới, như Đao pháp, thương pháp, kiếm pháp, trượng pháp, côn pháp.
Chính thức Hoàng Phi Bằng thu nhận trước sau được thập thất đệ tử, nhưng có hai đệ tử Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt vừa bị tử nạn tại thành Phiên Ngung.
Về sinh hoạt Hoàng Đức tính cho đến nay giao dịch phát triễn mạnh cơ sở đặt khắp mọi nơi. Hoàng Đức bang tạo được uy tín trong xã hội đang trên đà bước vào ngõ rẽ mới, thành hình một tổ chức dân sự chú trọng an ninh, kinh tế, văn võ.
Hoàng Đức tuyển chọn nhân tài được một trăm văn võ bậc nhất. Hai trăm hai mươi văn võ bậc nhì. Ba trăm văn võ bậc tam. Sáu trăm năm mươi võ bậc tứ, số còn lại hơn ngàn võ bậc ngũ.
Trong thời gian này Phùng Hưng cùng với Hoàng Lữ Giao chuẩn bị thành hôn, sẽ là Cô trượng của Hoàng Phi Bằng, rồi đây không biết phải thưa như thế nào cho phải tình nghĩa, lòng vẫn ái ngại vì đã là sư phụ.


Hoàng Phi Bằng hiểu được ý của Phùng Hưng, liền thưa :
― Thưa, Phùng cô trượng, đã là một nhà, như Cô trượng Trịnh Đình Thao cũng vậy, ngoài đường là sư phụ trong nhà là Cô trượng, hay ngược lại cũng không sao cả, sống không nên câu chấp danh xưng làm gì, nếu cần cũng nên xả giải luôn lời thề ngày trước đối với Phi Bằng nhi, phải công bố cho mọi người biết việc này.
Phùng Hưng vui mừng, khi nghe Hoàng Phi Bằng nói lên những lời rất mới mà gia pháp xưa nay không có, đúng là ngày nay bỏ đi những gì không còn hợp với thời gian, tuy vậy mà vẫn giữ được tôn ti, trật tự văn hóa Bách Việt.
Phùng Hưng vẫn giữ trên dưới lễ phép thưa :
― Thưa sư phụ, đệ tử tiếp nhận ý hay này của sư phụ.
Hoàng Phi Bằng nói tiếp:
― Thực ra dù đề nghị hay, dở cũng nên đem ra bàn luận, mọi người cùng thể hiện phương châm "Không có ý kiến nào cấm nêu ra, không có đề tài nào cấm bàn đến". Có như vậy mới trọn vẹn ý nghĩa để sống, nhất là thẳng thắn, trung thực, bằng thái độ và ngôn ngữ hòa nhã, biểu lộ tinh thần tương kính lẫn nhau.
Mọi việc làm trong sáng thì không sợ bích tường dày có không khí đi qua, khi việc bất thành là thử thách để chuẩn bị thành công, từ lúc bị thua đã biết học khôn.
Muốn thành công là biết suy nghĩ và hành động trước sau như một.
Phùng Hưng suy nghĩ thầm:– Bái phục sư phụ trẻ, dù nay mai mình là Cô trượng, cũng vẫn là đệ tử của Hoàng Phi Bằng, chỉ bấy lời ấy thôi đã chứng minh lòng người phi phàm rồi. Phùng Hưng vui mừng thưa :
― Thưa sư phụ, nhằm để đối phó với Hán sau này, xin sư phụ chuẩn cho toàn lực Hoàng Đức chia ra làm ba phân chi :
― Bắc phân chi Hoàng Đức hoạt động từ Trường Sa đến Nam Hải, do đệ tử chủ quản.
Trung phân chi Hoàng Đức hoạt động Tây qua Trung, Tượng Quận đến Quế Lâm, do đại huynh Vũ Thư Minh chủ quản.
Nam phân chi Hoàng Đức hoạt động toàn vùng Giang Nam đến Nhật Nam, do đại huynh Hoàng Biên chủ quản.
Hoàng Phi Bằng nghe qua không cần bàn luận liền đồng ý :
― Thế thì tốt lắm chuẩn bị từ hôm nay, Cô trượng chia lực lượng làm ba phân chi, như vậy cũng hợp lý lắm, còn về cơ sở vật chất thì như thế nào ?
Phùng Hưng cũng đã định liệu trước khi trình ý kiến này lên Hoàng Phi Bằng :
― Thưa sư phụ, cơ sở, vật chất hai phân chi mới hiện sẵn có ba phần mười, chỉ cần bổ sung là ba phân chi bằng nhau, lực lượng cũng vậy .
Hoàng Phi Bằng xoay qua hỏi Lữ Trường Gia :
― Lữ Trường Gia suy nghĩ thế nào ?
― Thưa, sư phụ sau nửa tháng, Hoàng Đức bang thành hình ba phân chi hoạt động tự trị, sư phụ đứng trên ba phân chi, còn những huynh, tỷ, đệ của sư phụ xem như thay mặt giao liên giữa sư phụ và Hoàng Đức, hay là bổ túc tạm thời vào ba phân chi.
Hoàng Phi Bằng đưa ra đề nghị :
― Nhân dịp này sao không đổi danh xưng khác của Hoàng Đức.
Trịnh Đình Thao đưa tay lên phát biểu :
― Thưa, sư phụ đề nghị đổi danh xưng mới là Cần Lĩnh Nam.
Phùng Hưng hỏi về ý nghĩa của Cần Lĩnh Nam :
― Trịnh hiền đệ à, Cần Lĩnh Nam có ý nghĩa thế nào ?
Trịnh Đình Thao trả lời :
― Thưa đại huynh, ý nghĩa Cần Lĩnh Nam có tính toàn Lạc dân bảo vệ Bách Việt, khác với đảng, giáo, phái còn bang tính cá nhân. Họ không có chính nghĩa tinh thần Bách Việt, danh xưng tức là tư tưởng và hành động đi đôi.
Cần Lĩnh Nam nghĩa là sự sống còn của toàn Lạc dân. Cần bảo vệ bờ cõi đất nước của ông cha để lại. Cần chính nghĩa, văn hiến Hùng Vương. Lĩnh là miền đất rộng lớn của tổ tiên Bách Việt. Trời đã định cương thổ Lĩnh Nam từ Dương Tử giang xuống Nam, không thể để mất một phân ly nào vào tay người phương Bắc.
Giang hà sông núi miền đất một cõi. Nam là đất thổ phương Nam của tộc Bách Việt tự trị, văn hiến biên giới riêng không phạm đến phương Bắc.
Tất cả đồng ý danh xưng mới "Cần Lĩnh Nam" chia thành ba Giang gọi là Giang Bắc, Giang Trung, Giang Nam.
Hoàng Phi Bằng hài lòng cho phổ biến trong nội bộ và thi hành hoạt động mới :
― Thưa quí Cô Trượng, quí hiền đệ tử tất cả tài sản trước đây tại động Lạc Việt nay bổ sung vào Cầm Lĩnh Nam Giang Nam được không ?
Thất huynh đệ Phung Hương là chủ của tài sản này tuyên bố :
― Thưa sư phụ, tài sản tại động Lạc Việt nay bổ sung vào Giang Nam là hợp lý, chúng đệ tử đồng ý.
Từ nay Cần Lĩnh Nam hoạt động giao dịch có tầm vóc liên hoàn từ Bắc xuống Nam theo chế luật tự trị. Nói về thực lực của Cần Lĩnh Nam được Nam Việt Vũ Đế ban chỉ dụ Lạc dân binh. Ngoài ra Nam Việt Vũ Đế chính thức công nhận và ban cho Hoàng Phi Bằng ấn phù soái tướng, Cần Lĩnh Nam thấy ấn phù soái tướng xem như thấy Nam Việt Vũ Đế.
Từ ngày Hoàng Đức bang được Hoàng Hạc giới thiệu với Nam Việt Vũ Đế, tính cho đến nay lập nhiều thành tích, công lớn nhất là hạ thủ bọn mãi quốc cầu danh Lê Vĩnh và bắt nhiều vụ gian tế.
Hoàng Đức bang được Nam Việt Vũ Đế xem như một lực lượng Lạc dân tinh nhuệ nhất, năng động trên bộ, dưới thủy, ngày nay Cần Lĩnh Nam là lực lựng Lạc dân được triều đình tín nhiệm.

Hoàng Phi Bằng bí mật đi thành Phiên Ngung để hội ngộ cùng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh và Trịnh Trường. Vào canh năm Hoàng Phi Bằng đến ngôi nhà tranh của họ Tô thì thấy cửa đóng then cài mấy bận, trong lòng bâng khuâng. Chàng lần mò đi tìm cửa sau, gặp con hẻm nhỏ, chân bước chặm vào đến cửa sau nhà, thấy ngạch cửa đơn sơ chỉ là một phiến ván gỗ tạp làm cửa. Chàng tìm được một vốc sỏi, tay búng vào trong nhà từng viên sỏi một, bỗng nghe tiếng ngái ngủ rất nhẹ, chàng biết đây là Trịnh Trường, nhưng có phần lạ tiếng ngái ngủ mang theo âm thanh của người lao lực.
Trịnh Trường vốn tính tháo vác, mang nhiều hoài bảo, hiện trên tay có ba trăm nén vàng rồng, nếu đổi ra từng nén vàng thường thì có đến chín trăm, còn đổi ra lạng vàng thì có mười hai ngàn, huynh đệ Hoàng Phi Bằng có một gia tài quá lớn đối với thương buôn, còn đối với một gia đình Lạc dân hay họ Tô mỗi năm chỉ dư được một lạng bạc là năm đó thành đạt lớn.
Đối với huynh đệ Hoàng Phi Bằng tự dưng có được số vàng, cũng không phải là vô cớ, ít nhất cũng đã mất đi hai mạng sống Nguyễn Tào Đang và Lê Đạt, đó là nguyên nhân trả giá bằng nghĩa cử, tuy vậy số vàng đó không thể đền bù được sự mất hút người thân, cho nên trong giất ngủ Trịnh Trường luôn tính toán từng ly để đem lại kết quả về mặt sống và tinh thần.
Chỉ trong hai mươi ngày mà ta đã sửa chữa hết sáu gian nhà để kinh doanh và ở, chàng đã nói và làm là một, như trước đây từng trình bày tại nhà Kim Bội nay kiểm tra lại đã hoàn tất, công việc chuyển dời quán đậu hủ cũng đã tốt đẹp, khách hàng mỗi ngày đông hơn trước, họ Tô cũng đã ổn định nơi cư ngụ mới, xem ra họ Tô thường ngày tinh thần thoải mái hơn xưa, việc dung dịch thuật của huynh đệ Hoàng Phi Bằng cũng có phần tinh xảo hơn họ Tô, nhất là bốn mươi tấm da người đã làm dung dich thuật hoàn hảo.
Đại sảnh đường trang trí sang trọng, chứa trên hai trăm người một lúc, có trăm phòng khách, mười phòng làm việc, nối liền mười nhà ở và sáu căn phố, cón có một lầu biệt lập để cho đại hạc ở.
Thời gian còn lại luyện võ học cho Tuyết Băng, Tuyết Băng rất yêu chàng, nhiều lúc nàng sơ hở đường kiếm bị nghiêng minh, đôi lúc chàng sợ nàng té, phi thân đến hứng nàng, chàng thấy trên đôi má ửng hồng, môi mỉm cười sinh sinh, nàng đã tỏ tình yêu chàng, chàng tiếp nhận bằng một nụ hôn tình đầu, chàng cùng nàng biết tuổi yêu đôi lứa quá sớm. Có những ngày chàng và nàng luyện kiếm trên đồng cỏ và đôi khi ở trong rừng, kiếm pháp tinh diệu xuất ra đôi uyên ương phi thân vào không trung như đôi tiên nhân sống cảnh bồng lai, họ thề rằng từ đây vạn kiếp chung tình sống bên nhau, sinh con đẻ cháu đầy đàn, hạnh phúc nhất thế gian.
Bỗng có hai tiếng lốp đốp, Trịnh Trường giật mình, mắt mở, mắt nhắm, trong lòng tiếc giất mơ không tròn, đang lúc mình với Tuyết Băng chuẩn bị làm lễ thành hôm. Tiếng chàng còn ngái ngủ, với lời gắt gỏng vọng ra ngoài :
― Ai đó, kẻ nào dám phá hạnh phúc của tại hạ.
Hoàng Phi Bằng nghe tiếng Trịnh Trường liền đẩy cửa, chân bước vào trong nhà cười nói :
― Trịnh đệ à, hạnh phúc gì vậy ?
Trịnh Trường nghe tiếng đúng là Hoàng Phi Bằng, chàng vui mừng vươn cung thân mình búng người đứng dậy nói :
― May quá đại huynh về sớm. Nội tổ, quí thúc bá, thúc thúc, cô mẫu, gia gia và mẫu thân thế nào, đã xuống Giang Nam chưa, mọi việc có thuận buồm xuôi gió không đại huynh ?
― Đa tạ hiền đệ cả nhà đồng bình an, đã định cư tại Cửu Chân rồi, tháng sau huynh đệ chúng ta về thăm cả nhà, mẫu thân nhớ huynh, tỷ, đệ đó. Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp:– Trong khắc này Trịnh đệ cho huynh biết Trần đại tỷ thế nào và những việc quan trọng nhất ra sao ?
Sự việc đến đột ngột Trịnh Trường không biết việc gì trình trước trình sau, vội nói :
― Thưa đại huynh cho phép đệ đi làm vệ sinh trước đã, rồi trình bày nhiều việc một lần để đại huynh hiểu rõ tường tận.
Trong lúc Trịnh Trường vừa làm vệ sinh cũng đồng lúc nấu nước pha trà.
Hoàng Phi Bằng đi thắp đèn, trong nhà đã sáng, quét mắt xem qua thấy cảnh vật trong nhà vẫn như cũ, chỉ khác không thấy cả nhà họ Tô, Lý Bình Trung và Trần Kiều Oanh đi vắng, chỉ có Trịnh Trường ở đây, nghĩa là có vấn đề tốt lành hay xấu mà thôi, đàng phải chờ Trịnh Trường báo tin.
Trịnh Trường vốn đàm tiếu cho vui, tay bưng lên một khay trà nóng nói :
― Thưa, khách quan, tiểu nhị kính mời một bình trà Lài Đồng Tương, uống miễn phí, tiểu nhị mua gần quán đậu hủ, muồi thơm lắm, hy vọng khách quan hài lòng không còn lo âu nữa.
Hoàng Phi Bằng tự biết lối đùa này là có tin vui mọi việc ở đây rất tốt, có lẽ ngoài dự đoán của mình, chàng hỏi :
― Trịnh tiểu nhị nói những gì cần nói còn những việc linh tinh thông qua .
Trịnh Trường cười hì hì… :
― Tiểu đệ kể lại trong giấc mơ trước, sao đó trình bày những gì ngoài giấc mơ.
Sau khi Hoàng Phi Bằng nghe hết câu chuyện trong mơ của Trịnh Trường.
Hoàng Phi Bằng không tin cũng phải tin vì trước khi vào nhà đã nghe tiếng ngái ngủ của ngưới lao trí và đoán được một phần việc trong giấc mơ :
― Trịnh đệ nhớ rằng, mỗi người đều có ký ước trong mơ nhưng không thực tế, cho nên đôi lúc chỉ là tâm linh một phần ký thác, từ đó nó phản chiếu chỉ có một phần thực mong manh và một phần khác hoàn toàn không thực.
Nếu như muốn lấy nó để thực hiện thì chỉ làm khổ cho chính mình mà thôi, khi quá yêu một người thì lý trí bị che khuất không còn lối về thực tại. Hiền đệ hãy cho tình yêu này tự nhiên và nhìn xa một bước sẽ thấy biển rộng trời cao của tình yêu.
Hiền đệ à, chưa chi mà trong đêm đã tứ phân ngũ liệt chữ tình rồi. Hận nhà nợ nuớc chưa trả, huynh đệ chúng ta cần phải vượt đau nhục sống còn hùng tráng đó nhé  ? Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Việc lập gia thất của hiền đệ, đương nhiên huynh phải tán đồng và còn tạo mọi điều kiện để hiền đệ sống hạnh phúc như đại huynh tỷ Lý–Trần.
Trịnh Trường trình bày những việc biến động ngoại thành Phiên Ngung :
― Thưa đại huynh, một sự kiện làm chơi ăn thiệt, do Lý đại huynh ghi lời cảnh cáo trên lưng của năm tử thi, từ buổi chiều hôm trước, thì sáng hôm sau tin loan truyền khắp nơi trong và ngoài thành, theo tình hình thì phần đông quan quân tham ô không dám di chuyển xe mã, kiệu lọng tiếng hô hậu ủng, còn giang hồ trộm cướp cũng đều vắng bóng kên kiệu trên đường phố, tuy nhiên cũng có những quân quan di chuyển xe mã bình thản ra vào thành.
Lý đại huynh có làm một danh sách những quân quan không ra vào thành, thế mới biết họ "Có tật dật mình", tạm trú trong thành. Nhất là quan quân đi phố không còn lộng gió như trước, sinh hoạt mua bán trở nên náo nhiệt hơn, còn nữa nhà Kim Bội cung cấp một danh sách quân quan hủ hóa và những phần tử trong Tôn Nhân Phủ cậy vào quyền thế, riêng quán đậu hủ là nơi cung cấp những tin tức mỗi ngày.
Đại huynh đã đến đây đương nhiên có dịp tiếp kiến nhà Kim Bội, chính là chủ ba căn phố mà huynh đệ mua để làm kinh doanh, nhà Kim Bội có nhủ danh Phùng Hoa Phấn, có người con gái tên là Quách Tuyế Băng, cô này lúc nào cũng lởn vởn trong đầu của tiểu đệ, nhất là về đêm, huynh tỷ Lý-Trần đã kết nghĩa huynh, tỷ, muội rồi.
Hoàng Phi Bằng gật đầu cười nói :
― Thì ra huynh tỷ Lý, Trần đã có ý đưa hiền đệ vào tình cảnh Trương Chi Mỵ Nương, kể ra cũng là ông bà mai mối tốt của hiền đệ, ngày nào thành gia thất là phải nhớ ơn người nhé ?
Riêng về lấy tin tức tại quán đậu hủ là cần thiết, phải lập danh sách quan quân hủ hóa, nếu cần tìm thêm năm tử thi có nợ máu tại kinh thành cũng tốt để cảnh cáo cũng nên.
À hiền đệ, như vậy hai ngày nữa lập thệ kết nghĩa tại sảnh đường, hiền đệ bàn thảo với đại huynh tỷ Lý,  Trần rồi tiến hành.
Trịnh Trường hớn hở như được vận hội lớn, từ đây đặt hết tinh thần tập luyện cho người vừa mới yêu mà không sợ ai cản trở.
Ngoài trời lớp sương mai dày đục khi buổi sáng chưa lố dạng mặt trời. Hoàng Phi Bằng và Trịnh Trường ra khỏi nhà đi về hướng đại lộ Châu Thành chỉ tam khác là đứng trước ba bản hiệu. Cửa hàng đậu hủ bảy món, Cứa hàng ngũ cốc và Phong Lưu Tửu Lầu v.v...
Hoàng Phi Bằng vui cười khen :
― Trịnh hiền đệ khá lắm, mọi việc chu đáo, có ý nghĩa, bây giờ huynh đệ mình phi thân vào bên trong quan sát trước, mọi người còn đang ngủ đừng đánh thức họ.
Hoàng Phi Bằng và Trịnh Trường đi xem xét hết một vòng rồi đến ba căn phố hướng Tây Giang, Hoàng Phi Bằng chú ý thấy những tấm biển hiệu nào là nhà thuốc Lạc Việt, cửa hàng Tư chế, cửa hàng phát hành xuất bản Hoa thư, quán đậu hủ bảy món và Phong Lưu Tửu Lầu, cửa hàng ngũ cốc .
Chàng rất ngạc nhiên hỏi :
― Trịnh hiền đệ những căn phố này sẽ hoạt động ra sao và chuẩn bị buôn bán những gì ?
Trịnh Trường liền đáp :
― Thưa đại huynh căn này là nhà lưu niệm họ Phùng, để cho gia đình lão Tô ở .
Hoàng Phi Bằng thản nhiên, chú ý về phối trí và nhân lực, chàng hỏi :
― Ai đứng ra phối trí trung tâm đại sảnh, lối giao thông đường hầm do ai hướng dẫn, thuê người như thế nào, còn các căn phố đương nhiên là hiền đệ phụ trách rồi, còn về chi phí thì phải là bao nhiêu ?
Trịnh Trường trình bày chi tiết để Hoàng Phi Bằng am tường :
― Thưa đại huynh ý kiến khởi thảo do tiểu đệ đưa ra. Đại sảnh, giao thông do Lý huynh và Trần tỷ phụ trách. Thuê người do lão Tô và cô mẫu Hà Cúc phụ trách, đặc biệt thuê người làm thi công, chia ra làm bốn canh ba buổi, tổng cộng ba mươi tốp khác nhau, họ ở các vùng lân cận và ở xa, mỗi tốp hơn hai mươi người, tốp nào biết tốp đó, mỗi tốp chỉ làm việc năm ngày, như lão Tô tiền bối nói:– Dùng người phải tránh sự tò mò của họ.
Chi phí chính thức một trăm năm mươi nén vàng thường, nhưng thực tế số chi hai trăm bảy mươi nén vàng. Con số một trăm hai mươi nén vàng do cô mẫu Phùng Hoa Phấn tặng sáu mươi và tiểu thư Quách Tuyến Băng tặng sáu mươi. Số nén vàng của huynh tỷ đệ còn lại sáu trăm.
Hoàng Phi Bằng lo ngại một trăm hai mươi nén vàng có thể không có kết quả tốt, chàng nói với Trịnh Trường :
― Trịnh đệ, khi huynh đến thăm viếng gia đình cô mẫu Phùng Hoa Phấn tức thì phải hoàn lại số nén vàng đó cho hai mẹ con họ.
Trịnh Trường hiểu được ý liền thưa :
― Dạ, đệ đã hiểu ý đại huynh, thưa phải hoàn lại bằng các nào ?
― Tới đó rồi sẽ ứng biến.
Lúc này mặt trời đã lên khỏi lưng trời một buổi sáng đầy nhựa sống mới. Bình thường sáng sớm Tô Hà Hải ngồi trước bàn kỷ uống trà, nghe tiếng gõ cửa là ông biết huynh đệ Lý Binh Trung đến. Hôm nay có tiếng gõ cửa lạ.
Lão họ Tô lên tiếng :
― Ai đó.
Hoàng Phi Bằng trả lời :
― Thưa tiền bối, Hoàng Phi Bằng về đây.
Lão Tô bật người đứng lên, chân bước hối hả đi mở cửa, vừa thấy Hoàng Phi Bằng ông cảm động. Liền gọi Đinh Phi Long đi thông báo cho mọi người cùng biết. Không qua ngũ khách mọi người tề tựu đông đủ cò có cả Phùng Hoa Phấn và Quách Tuyết Băng.
Lão họ Tô lòng vui hơn hội trăng rằm tháng bảy nói :
― Ai cũng nhớ ân công, nhất là bệnh tình cả nhà lão đã bình phục như xưa, cha con của lão lúc nào cũng cầu nguyện ân công bình an, gặp mặt hôm nay như vung trời hoàn toàn đổi mới.
Huynh tỷ đệ Hoàng Phi Bằng cũng không ngoại lệ niềm vui chung, chỉ có mẹ con Phùng Hoa Phấn là hơi ngạc nhiên vì gặp mặt bất ngờ.
Lão Tô nhân dịp này giới thiệu :
― Lão xin đại diện cả nhà giới thiệu với ân công, đây là đại thẩm Phùng Hoa Phấn nhà Kim Bội, người chủ bán ba căn phố này và tiểu nương Quách Tuyết Băng là thứ nữ của đại thẩm.
 Hoàng Phi Bằng đứng lên thẳng người chấp tay thi lễ :
― Tiểu nhi Hoàng Phi Bằng kính vấn an đại thẩm và cô nương, hôm nay hội ngộ trong bình an, xem như đã kết nghĩa thành một nhà đại hạnh, tại hạ cảm kích vô cùng, hy vọng mỗi thành viên là một cột trụ vì xã tắc.
Lão Tô có ít nhiều tự hào, chỉ trong thời gian ngắn ông cùng huynh, tỷ, đệ Hoàng Phi Bằng thực hiện được một tài sản lớn.
Lão Tô hỏi :
― Ân công, có ngạc nhiên cảnh sống mới này không ?
Hoàng Phi Bằng vốn bình thản có, không, được, mất là vật ngoại thân, vả lại tài sản này không phải là mồ hôi của năng lực, bởi chàng biết đồng tiền trắng đen của Hoàng cung.
Hoàng Phi Bằng tinh thần tự nhiên nói :
― Trước hết vui mừng và đa tạ cả nhà, đã thực hiện được một số việc không ngờ trước. Tại hạ cũng đáp lòng tình câu hỏi của Tô tiền bối.
Thực ra tài sản này nguyên ủy là của toàn Lạc dân, không phải của riêng huynh đệ tại hạ. Chúng tại hạ chỉ là người trực tiếp sử dụng cho hữu ích, làm cho vơi phần nào nổi khổ đau của Lạc dân. Tuy đã có một số nén vàng to lớn, cũng không cứu hết khổ đau trước mắt, nhưng có còn hơn không ! Quan trọng nhất là biết được không gian sáng tạo phân ngôi định thứ cho trời đất, núi sông mạch khí an định núi cao sông lớn và dung hòa với muôn loài nhất là loài người thích nghi hữu dụng. Từ đó có sức sống làm ra của báu và tiềm tàng được bày ra, như sức lao động làm ra cao lương, sản phẩm sinh sôi hoạt bát vô cùng, có của cải từ nơi đất, mà chi dùng là ở nơi người, người sở dĩ được làm người là nhờ của mà sinh sống, không có ngày nào mà không dùng đến của.
Còn nhà thuốc Lạc Việt là nơi yêu dân xem người bệnh hay bị thương như chính sự dùng nhân đức. Cửa hàng ngũ cốc thì chắc có lẽ trời không tiếc đạo làm mưa thuận gió hòa, đất không tiếc của báu mà sinh sản lương thực, chẳng phải chỉ thổ sản tầm thường mà sản xuất nhiều thứ khác, nếu không may bị thiên tai hạn hán, lũ lụt thì lấy đó mà cứu nhân, lúc này họ cần đến dưới chân phải có một tất đất để đứng, trên đầu phải có một tấm tranh để che, nếu không giúp họ thì làm sao mà nói được chữ người ! Về mục đích của nhà phát hành xuất bản Hoa thư là để bảo trợ những hiền sĩ mới khởi đầu tu luyện đạo lý và có khả năng lực địch vạn quân, thông kim hiểu cổ, tài đức hơn người, như vậy bảo trợ này tương lai đại triễn, hùng đồ cho tộc Bách Việt .
Biết rằng ta có lấy tiền sinh tài, lấy tài sinh sinh bất tận cũng vì chữ thiện nhân mà ra, hôm nay ta nhẫn nại càng không dại trước tương lai mà mọi thứ phải cần đến như kiến thức.
Chúng ta làm hết khả năng để không phụ đồng tiền ủy thác. Cũng có một ý nghĩ khác, dĩ nhiên mình sống phải cần tiền, nhưng đừng biến tiền thành tội ác và cũng không để đồng tiền biến hóa mình mất phẩm chất con người. Vốn tính tiền biết cho mình sống cũng biết cho mình chết.
Trước khi tiếp nhận những nén vàng này gia gia của Phi Bằng có nhắc nhở cùng huynh, tỷ, đệ: "– Đừng lấy tiền tạo nhân cách và đừng làm nô lệ đồng tiến".
Trịnh đệ sử dụng đồng tiền có kết quả tốt lắm, từ đây những cửa hàng mở ra giao dịch và lập danh sách nghèo khó ở ngoại thành, trực tiếp đưa hàn hóa đến Lạc dân cần nó, tuyển mộ những thành viên có lòng làm việc thiện. Lập nhà thuốc tuyển mộ thầy hay và nhân lực đi hái thuốc. Lạc dân nghèo ưu tiên bắt mạch, bốc thuốc trước, mỗi thang thuốc của Lạc dân được hưởng miễn phí, còn nhà dư ăn dư để mỗi thanh thuốc hai phân, người trọc phú mỗi thanh thuốc một lạng bạc, tất cả những thang thuốc đồng giá trị như nhau .
Còn quan lại, đến bốc thuốc phải trả chi phí năm lạng vàng, người bệnh đến đây không phân biệt giai cấp, theo thứ tự mà bốc thuốc dù Vua đến cũng theo thứ tự trước sau .
Quan quân, nhà giàu thường sợ chết nơi nào có thầy thuốc hay thì họ tìm đến, dù ở trên núi cao biển sâu họ cũng tìm đến.
Số tiền lời của nhà thuốc chi cho nhân lực, còn lại sung vào công quỷ nhân đạo để mua ngũ cốc và vải lụa.
Hài nhi nhờ Ngoại tổ và Cô mẫu Hà Cúc phụ trách nhà thuốc, đem sự hoan lạc hạnh phúc đến cho mọi người.
Tô Hà Hải tự thầm:– Ăn được của kiếp này tức phải có quả ngày trước. Nào dám phụ lòng Hoàng Phi Bằng ủy thác, tuy lòng người như cây đèn có lúc sáng lúc lu mờ, nhưng ta quyềt sáng không thể để lu mờ như trước được !
Nay tiếp nhận một công việc chưa hề làm vì tất cả nhân nghĩa, như một kiếm khách đã từng hành động cứu người.
Lão Tô vui vẻ đáp :
― Ân công an lòng, lão quyết định sẽ làm việc thành công, như ý của ân công đề nghị.
Mẹ con của Phùng Hoa Phấn tinh mắt và suy nghĩ cũng hơn người, bởi mỗi ngày tiếp xúc trong giới quân quan, thương buôn, đại gia nhận xét người trẻ họ Hoàng lòng tin không phải tầm thường, lời nào cũng cảm kích, thuyết phục được người nghe và thi hành, còn võ học thì không ai biết đến cảnh giới nào .
Hoàng Phi Bằng uống hai hớp trà, ẩn ý bảo Trịnh Trường đi lấy vàng, hồi lại cho Phùng Hoa Phấn và Quách Tuyết Băng.
Trịnh Trường hiểu được ý của Hoàng Phi Bằng liền thưa :
― Kính ngoại tổ, quí cô mẫu, quí huynh tỷ và muội, xin phép chuẩn bị đi mở cửa hàng đậu một khắc trở lại ạ.
Trịnh Trường đi ra chưa hết nửa cây nhang trở lại để dưới chân của Hoàng Phi Bằng một túi vải, rồi ra hàng đậu phụ việc với vợ chồng Đinh Phi Long.
Hoàng Phi Bằng cúi xuống, tay với lấy túi vải, đứng lên chấp hai tay hướng về phía Phùng Hoa Phấn, Quách Tuyết Băng thi lễ :
― Thưa Phùng cô mẫu cùng muội Tuyết Băng, hài nhi thay mặt huynh tỷ đệ xin đa tạ hảo ý của nhị vị ân nhân, cộng lực hành hiệp nghĩa. Chúng hài nhi chỉ biết lấy lòng hậu ái này, không biết báo đáp thế nào, cho phải lễ hiền, hạ sĩ.
Nhưng chúng huynh, tỷ, đệ không thể lạm chữ nghĩa mà tiếp nhận số nén vàng của Phùng cô mẫu, cho nên hài nhi thay mặt lấy quyết định hoàn hồi lại để cô mẫu sử dụng vào việc hữu ích trong gia đình.
Hoàng Phi Bằng đẩy túi vàng đến trước mặt Phùng Hoa Phần.
Phùng Hoa Phấn ái ngại không biết nói làm sao cho đôi bên cảm thông, lòng thầm:– Thực ra số nén vàng này là đền ơn cứu mạng, nó không thấm vào đâu đối với bà, đây chỉ là một tượng trưng nhỏ cũng bị từ chối !
Phùng Hoa Phấn cảm kích nói :
― Cho Phùng tiện nữ tạm dùng danh xưng thân thiện cô mẫu nhé ? Cô mẫu biết lòng tuy nhỏ, người thì thiếu, đây chỉ là lòng thể hiện một ít đối với ân công cứu mạng mà Phi Bằng nhi cũng từ chối hay sao ? Thử hỏi còn gì gọi là nghĩa chứ, cô mẫu biết số nén vàng này học làm người hư hỏng chỉ ba ngày, còn học làm người tốt cả kiếp người. Cô mẫu tặng những nén vàng này là đã chọn trúng người trao của.
Tuy cô mẫu đã nghe nói nhiều về Phi Bằng nhưng không bằng gặp mặt, vẫn là thân thương hơn, vậy xin Phi Bằng tiếp nhận để cô mẫu và Tuyết Băng vui. Cô mẫu biết Phi Bằng hồi lại số nén vàng này, có ý trừng phạt huynh, tỷ, đệ của Phi Bằng, nhưng phải nhớ tình huynh, tỷ, đệ tay trái đánh, tay phải thoa thuốc.
Quách Tuyết Băng nhận xét, về Hoàng Phi Bằng có ý chí lớn hơn người kiến thức uyên bác, võ học thì hoàn toàn nàng không biết khả năng của đối diện, nhưng văn thì căn cứ lời nói hiểu được phần nào, nàng muốn biết đức hạnh trong con người ý chí lớn.
Quách Tuyết Băng tự nhiên chấp tay hỏi :
― Thưa đại huynh, bằng một câu hỏi, trả lời được thì nhận còn không là không nhận những nén vàng này.
Thưa đại huynh, theo muội nghĩ một người bất tài có những yếu tố như sau:– Từ lúc khởi đầu làm quan, một số người đã có ý niệm đơn sơ vinh hiển gia môn, tự tạo thân lập nghiệp. Đến một lúc nào đó họ trở thành bộ phận cấu kết quan quân hành động bất chấp Vương pháp, đó là đặc điểm nằm trong lục phủ ngũ tạng của giới quan trường tham ô, họ sử dụng toàn bộ sức mạnh trên tay, như bạo lực và mua chuộc mọi cấp liên hệ, mục đích trục lợi, bóc lột Lạc dân, họ bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp, cướp của giết người.
Đáng ngại những ý tưởng lập công, cấu kết quyền thế, cầu thăng tiến chức, danh lợi, lực lượng này là mối họa của Bách Việt, không đồng thuyền với Lạc dân, đó là những cố tật của trần gian này cuối cùng họ bị toàn dân đè bẹp hay thời gian loại trừ, nhưng giệt được lớp này thì lớp khác xuất hiện, theo đại huynh phải trừ khử bằng phương thức nào ?
Hoàng Phi Bằng cho đây là một câu hỏi có suy nghĩ rất đáng để lòng:– Đương nhiên là một câu hỏi thử thách, cũng là câu hỏi buộc mỗ phải tiếp nhân lại số vàng, thôi thì mỗ trả lời thực lòng vậy. Chàng không ngại liền trả lời :
― Đất nước Nam Việt có một Vũ Đế anh minh, dụng nhu cương cân bằng trị quốc, nhưng gặp phải quan trường Xuân tuyết, Hạ mưa, Thu sương, Đông nóng. Quả là trái mùa nghịch lý chẳng qua đó là diệu cảnh vua quan đối đầu sàng sảy, gạn đục, khơi trong, chỉ có chính khí mới bỏ mận thay đào, không thể nào diệt sạch cỏ được, còn răn đe dạy bảo để cho cân bằng xã hội, cỏ rác cũng tùy nơi mà diệt. Quân tử động khẩu chứ không động thủ, đến lúc động thủ là không vị tình, phàm làm việc lớn phải biết trời thuận, thời thuận, người không thuận là nghịch. Người biết không nghịch trời, không nghịch thời cũng không nghịch người, đó là chính nhân làm chủ soái của vạn sự, nhớ trong đó có ba yếu tố Thiên hậu, cơ mật và con người không thể thiếu một, bởi lòng người như cây đèn có lúc sáng lúc lu mờ, khéo dạy thì nên nghiệp, bất tuân là phản phúc khó tránh thân sa, nhất là những kẻ gọi vàng là cha, gọi bạc là mẹ và kẻ khinh hiền sợ ác. Một khi đã làm trượng phu thì đứng trước địch thủ, việc đầu tiên phải làm là ngã giá. Dũng, nếu bất thành Dũng thì lấy Nhân, nếu bất thành Nhân lấy Nghĩa, nếu bất Nghĩa còn chữ Đạo lý, nếu bất tất cả thì diệt không lưu luyến, chính Hoa thư tạo ra kiến thức, đức lý có như vậy quan trường mới ít xáo trộn và xã hội được tốt hơn .
Còn tình huynh ty đệ muội là người một nhà nhất nhất tùng theo hai chữ nghi lễ không tùng vì người. Nay tuy rằng huynh tỷ đệ muội bất luận sống chết vĩnh bất phân ly, nhưng có công thì thưởng có tột thì trừng phạt không vị bốn chữ "vĩnh bất phân ly".
Quách Tuyết Băng đứng lên tay đẩy túi vàng đến trước ngực Hoàng Phi Bằng nói :
― Đúng là không hổ danh nghĩa hiệp, tiểu muội xin kết nghĩa không biết Hoàng huynh có tiếp nhận không ?
Hoàng Phi Bằng cười khẻ, rồi đáp :
― Nhận vàng bằng điều kiện kết nghĩa với túi tiền, thử hỏi kẻ tham nào mà từ chối được chứ ?
Cả nhà đồng cười biết Hoàng Phi Bằng nói lời vui, đang ngồi trong sảnh đường Hoàng Phi Bằng liền xoay qua bên phải hỏi Trần Kiều Oanh :
― Hiền tỷ thai nhi thế nào rồi, có thể để đệ xem khí mạch được không ?
Trần Kiều Oanh cùng Lý Bình Trung đương nhiêu là đồng ý, nhưng không để Hoàng Phi Bằng lo việc nhà mà quên lo nhiều việc khác nhất là tối nay còn phải làm lễ kết nghĩa huynh tỷ đệ muội với Quách Tuyết Băng. Cả hai đồng thầm:– Dù sao Hoàng đệ vẫn là niềm tin hơn người ngoài :
Trần Kiều Oanh gật đầu đáp :
― Hoàng hiền đệ tự nhiên, tỷ chuẩn bị đây này, đến xem mạch nhanh lên .
Hoàng Phi Bằng xem mạch nghe thai khí rất tốt nói :
― Cả nhà mình chờ vài tháng nữa là thêm một miệng ăn rồi, đệ tặng tỷ tỷ mười hai viên thuốc dưỡng thai, tỷ nhớ mười ngày uống một viên đến khi hết thuốc là chuẩn bị sinh đó. Đệ chúc huynh tỷ sinh chúa khôi ngô tuấn tú. Hoàng Phi Bằng căn dặn đi, căn dặn lại đến hai lần: – Khi đã uống thuốc của tiểu đệ thì không được uống thuốc nào khác, hiền tỷ nhớ nhé, cẩn thận để em bé chào đời suôn sẻ ?
Lý Binh Trung cảm động nói :
― Huynh cùng tỷ đa tạ hiền đệ chu đáo.
Cùng ngày buổi kết nghĩa diển ra âm thầm người ngoài cuộc không biết. Trước bàn hương án, nhang đèn nghi ngút, hiện diện thứ tự gồm có Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Hoàng Phi Bằng, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng.
Tất cả đồng dâng hương thề rằng:– Từ lúc này huynh tỷ đệ muội đứng trước hương án nguyện kết nghĩa bất luận sống chết vĩnh bất phân ly.
Lý Bình Trung thắp thêm ba nén hương nói :
― Mời Hoàng hiền đệ thượng hương .
Hoàng Phi Bằng đứng trước bàn hương án xá ba xá, tất cả đồng thanh xướng :
― Hôm nay ngày lành tháng tốt, cả nhà chúng tôi đứng tại đây, đầu đội trời, chân đạp đất, kết nghĩa không phụ lòng nhau, sống duy mục đích phụng sự vì tha nhân, không cầu danh lợi riêng tư, nếu ai phụ kiếm đao không chứa chấp ở thế gian này.
Hoàng Phi Bằng xoay thân người lại đứng vị trí trung tâm sảnh đường, Lý Bình Trung bước lên nói :
― Trong nhà Hoàng Phi Bằng là một người con hiếu thảo, một huynh đệ hiền lương, tài đức khiêm cung. Ngoài xã hội Hoàng Phi Bằng là một hướng đạo võ học lẫn tinh thần, chính là sư phụ của Hoàng Đức bang, nay là Cần Lĩnh Nam, đó là thân thế cá nhân trong thiên hạ, còn về gia thế thì xem như không công bố ở đây.
Trong gia đình ở đây không liên hệ gì với Cần Lĩnh Nam, sinh hoạt trong gia đình do Tô ngoại tổ, Phùng cô mẫu và Hà cô mẫu đảm nhiệm, tạm thời muội Trần Kiều Oanh, Tô Hà Bích, Quách Tuyết Băng trông nom ở đây, sau ngày sinh nở của Trần muội có thể sẽ sống một nơi khác không chừng, cả nhà chú ý lãnh hội những đề nghị của Hoàng hiền đệ mà thực hiện cho thành công, cũng đừng hỏi Hoàng hiền đệ đi đâu khi nào về, vì đi và về như gió mưa không lưu dấu.
Sáng ngày mai tại hạ cùng đi với Hoàng hiền đệ và Trịnh hiền đệ, cả nhà tự sinh hoạt với nhau nhé ?
Quách Tuyết Băng trong lòng đã để ý muốn đi theo, một là tò mò hoạt động quí huynh, hai là chưa hề ra khỏi thành Phiên Ngung, ba là ý định tìm anh, bốn là nàng không thể xa Trịnh Trường, đi giang hồ nàng cũng có dịp hiểu biết ngoài đời và an tâm vì ít nhất là có sư phụ của Cần Lĩnh Nam.
 Quách Tuyết Băng vội hỏi :
― Thưa quí đại huynh, muội xin đi theo hầu được không ?
Trịnh Trường không muốn cho Quách Tuyết Băng đi theo :
― Muội không thể đi được, nguyên nhân võ học rất kém luyện tập mới biết vài chiêu kiếm mà muốn vào giang hồ à. Không có một chút gió gì để phi thân thì làm thế nào mà đi được chứ, muội ở nhà tiếp thục luyện tập thì hơn không nào ?
Lý Bình Trung thấy trên nét mặt của Tuyết Băng không được vui :
― Tuyết Băng muốn đi thì nên xin Hoàng đại huynh, chính Hoàng đại huynh quyết định chứ không phải Trịnh huynh của muội đâu à. Lý Bình Trung nói tiếp:– Hoàng hiền đệ cho muội Tuyết Băng cùng đi được không, huynh cũng muốn để muội ấy đi một chuyến.
Hoàng Phi Bằng chưa hiểu ý :
― Trịnh đệ nói không sai, muội Tuyết Băng đi theo khác nào làm rối lưới mất chì. Ai dám đứng ra bảo đảm chuyến đi này không trở ngại thì Phi Bằng chấp nhận để muội Tuyết Băng cùng đi.
Lý Bình Trung và cả nhà vốn biết tình cảm của Trịnh Trường và Tuyết Băng đã đến lúc không xa nhau, còn Hoàng Phi Bằng không thấu hiểu .
Lý Bình Trung nói :
― Lý huynh xin bảo đảm.
Tuyến Băng lòng như mở cờ bay phất phới, mừng rỡ cảm ơn :
― Đa tạ Lý đại huynh, Hoàng đại huynh, còn Trịnh huynh không biết có hài lòng cho muội đi theo không ?
Trịnh Trường hơi khó trả lời :
― Tại hạ chỉ bằng lòng một nửa thôi à, muội có biết không lần này huynh mang theo một bị thịt trên lưng nặng lắm đó.
Cả nhà cười, Tuyết Băng không hiểu tại sao đi giang hồ mà mang theo bị thịt để làm cái gì, liền hỏi :
― Thực ư, huynh mang bị thịt gì vậy ?
Trịnh Trường vốn yêu nàng cho nên không muốn Tuyết Băng vào chốn nguy hiểm, cuối cùng chàng cũng phải đồng ý, tuy lòng không mà miệng nói :
― Chuyến này quí huynh bắt buộc tại hạ mang bị thịct biết nói, cười, ăn, ngủ đang đứng sờ sờ đó còn ai nữa.
Tiếng cười vui rộn rã, Tuyết Băng bật ý cũng cười theo. Đêm kết nghĩa thành như ý, mỗi người về nhà riêng.
Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, riêng Tuyết Băng giả trai. Canh năm bí mật đi lên hướng bắc Trường Sa, mục tiêu đến Động Đình hồ, di chuyển bằng xe thổ mộ tứ mã, đêm đi ngày nghĩ chân, lộ trình thường thay đổi không nhất định, huynh đệ muội Hoàng Phi Bằng chọn lộ trình đi tắt nhưng đường đi khó.
Trên đường đi Trịnh Trường hướng dẫn Tuyết Băng kiếm phổ Thượng Danh Kiếm và luyện tập kiếm pháp họ Hoàng.
Lý Bình Trung thấy tiểu đệ họ Trịnh tinh thần phấn chấn hẳn hoi, liền nói :
― Trịnh hiền đệ nhớ yêu trong lòng, dạy trên kiếm, nay đệ bước vào đường tình không khác nào giẵm chân trên trời cao, đất rộng đó ạ, nhất là đừng để tình phụ nhé sẽ không tốt đâu, còn nữa hai chữ "tình yêu" ai cũng viết được, nhưng mà viết đẹp hay là sấu mới là quan trọng.
Quách Tuyết Băng nghe qua lới của Lý Bình Trung là đã biết tình huynh đệ họ như thủ túc, nàng nói :
― Muội thà chết chứ không để tình dang dở, cũng như tay cầm kiếm không để kẻ khác lăng nhục kiếm, tình yêu và kiếm là một, quí huynh an tâm, muội chỉ sợ ai kia mà thôi.
Trịnh Trường cười hì hì, nói đùa :
― Nghe các hạ nói một đống lý lẽ, làm tim của tại hạ hơi choáng váng, đúng là có ve vàng lột xác đâu đây, hì hì…
Hoàng Phi Bằng đưa ra một ẩn dụ cho rõ ý :
― Quí vị có biết không, người xưa cho rằng:– Một mỹ nhân thực sự lấy giao là sắc, trăng là thần, chim là thanh, liểu là thái, ngọc là sương, tuyết là da, thu thủy là tình, võ học là chí, văn thư là tim. Hy vọng đây là chân dung của Quách muội, nói cung yêu là ban chứ không phải được, ha hà …

Xe thổ mộ vào biên giới Trường Sa, Tuyết Băng luyện thành công Thượng Danh Kiếm. Xe trực chỉ đến Động Đình hồ Tuyết Băng thụ giáo thêm Hoàng kiếm và luyện tập những chiêu pháp tuyệt kỹ khác như phi thân v.v... Ngoài ra còn có Lý Bình Trung truyền cho một phần căn bản.
Lúc này tuy Tuyết Băng đã có vốn kiếm pháp để bảo vệ thân, nhưng lịch lãm trên giang hồ thì hoàn toàn như tờ giấy trắng.
Xe thổ mộ đã dừng dây cương trước cửa Phong Lưu Tửu Lầu, cả bốn gửi xe và ngựa, rồi vào viếng thăm thúc phụ Trịnh Thành.
Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Tuyết Băng vừa vào tửu lầu Trịnh Thành nhận diện ngay đúng là Trịnh Trường về, với thân hình vạm vỡ, trong lòng ông tự tin cháu của mình đã trở thành chân dung của người em ruột năm xưa.
Trịnh Thành vui mừng mời :
― Thúc phụ mời tất cả điệt nhi vào sảnh đường rồi hãy nói.
Trịnh Trường hướng dẫn huynh muội vào sảnh đường, còn Trịnh Thành tính mau mắn đi lấy năm hài cốt của gia đình Lý Bình Trung và "Thượng Danh Kiếm" trao cho Trịnh Trường.
Trịnh Thành chân bước vào sảnh đường trên tay có những vật gửi thác năm xưa, ông để xuống bàn.
Trịnh Thành trên đôi mắt ngấn lệ nói :
― Hôm nay quí điệt nhi về đây mục đích chính là những thứ này, thúc phụ xin trao lại, nào điệt nhi Trịnh Trường cũng tiếp nhận Thượng Danh Kiếm. Lý Bình Trung cũng tiếp nhận năm hài cốt của thân nhân để đem về thành Phiên Ngung hương khói.
Trịnh Thành đã nghe được tiếng đồn tư xa về đến Phong Lưu Tửu Lầu rằng:– Hiệp khách Trịnh Trường trừ gian, diệt bạo cứu người lầm than.
Ông lấy làm an ủi phần nào, ít nhất hiền đệ của ông cũng còn một nam nhi tuấn kiệt, đây cũng là dịp tốt để ông nói sự thật, về kẻ thù giết hiền đệ Trịnh Bảo, cùng cả gia đình đến bảy người.
Trịnh Trường lắng tai nghe Trịnh Thành kể :
― Trường điệt nhi, bao lâu nay thúc phụ nhẫn nhục, bây giờ đã đến lúc điệt nhi phải đòi lại công đạo, một đổi bảy cũng đủ rồi không cần hơn nữa.
Trịnh Trường kính cẩn hỏi :
― Thưa thúc phụ, kẻ thù ấy là ai vậy ?
Trịnh Thành thở dài chầm chậm nói :
― Đó là "Ngọc Danh Kiếm" tên La Đức, chính y cũng là người không đội trời chung của Lý điệt nhi đó.
Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, đồng "ồ" lên một tiếng.
Hoàng Phi Bằng nghiêm trang nói :
― Thưa thúc phụ, an tâm chỉ vài tháng nữa thôi tên La Đức phải nạp mạng cho cõi âm dương.
Trịnh Thành còn nghi ngờ hỏi lại :
― Phi Bằng nhi nói có thiệt không ?
― Thưa thúc phụ, tên La Đức chỉ cần Trịnh đệ xuất một chiêu là thịt xương hóa thành bãi phân bò .
Trịnh Thành hài lòng tin tưởng nói :
― Có như vậy nhà họ Trịnh này mới rửa căm hờn được chứ, quả là La Đức "Có vay thì có trả".
Trịnh Trường quỳ xuống lạy Trịnh Thành hai lạy nói :
― Công dưỡng dục sinh thành của thúc phụ, hài nhi khắc cốt ghi xương, kể từ đây cả gia quyến không cần phải lưu lạc xứ này nữa, mời cả nhà thúc phụ đến thành Phiên Ngung sống ở đó, điệt nhi đã chuẩn bị hết rồi, có một tửu lầu sang trọng hơn ở đây trăm lần, ở đó cả gia đình thúc phụ được an ninh hơn, điệt nhi cũng có dịp hầu hạ thúc phụ.
Trịnh Thành cũng đã có ý bỏ Trường Sa đi nơi khác làm ăn, rồi liền nói :
― Trương nhi an tâm, sau khi trừ được La Đức thì thúc phụ sẽ bán tất cả tài sản này, để về quê hương của mình tại Ba Ba, Quế Lâm. Sao đó thúc phụ đến thành Phiên Ngung.
Trịnh Trường vui mừng thưa :
― Thưa thúc phụ, La Đức có chỗ dụng, khi hết dụng là hạ thủ không khó, thúc phụ rời Trường Sa càng sớm càng tối đừng lưu luyến đất này.
Lý Bình Trung suy nghĩ thầm:– Đúng rồi thì ra bây giờ mới biết quê nội của mình cũng ở đó, hy vọng mai này sẽ tìm ra được họ Lý.
Hoàng Phi Bằng thấy đến lúc phải từ giải :
― Thưa thúc phụ, trước khi tạm biệt, chúng hài nhi có một vật nho nhỏ, kính dâng lên thúc phụ.
Trịnh Thành mở ra xem thấy ba cân nhơn sâm, giá trị không nhỏ, ông nghĩ thầm:– Vốn đã hảo sâm mà cả đời chưa hề mua nổi một con nhơn sâm loại thượng phẩm. Hôm nay được tặng đến ba cân nhơn sâm.
Ông oà lên khóc vì xúc động nói :
― Mỗ chỉ tiếp nhận một lần này thôi nhá, nếu tiếp tục là đường ai nấy đi.
Trịnh Trường thưa :
― Thưa thúc phụ đây là hảo ý của Hoàng đại huynh, nhân đây chúng hài nhi xin mỗi người bái thúc phụ một bái. Kính tam biệt hẹn gặp lại thúc phụ ở tại Phong Lưu Tửu Lầu thành Phiên Ngung vào tháng Giêng, chúng hài nhi trao thẻ bài này để tiện thúc phụ đến đó có người tiếp đón, chúc thú phụ, thúc mẫu quí huynh tỷ bình an.
Trịnh Thành chúc lại :
― Chúc tứ điệt nhi trượng lộ bình an.
Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Tuyết Băng lên đường đi hướng Tây đến Quế Châu gặp thúc thúc Vũ Thư Minh, cùng ngũ Chu cô mẫu.
Vừa đến nơi Hoàng Phi Bằng giới thiệu người thứ tư là Quách Tuyết Băng, hai bên đồng cúi đầu chào nhau. Chàng trình bày hết mọi việc trong tổ chức "Cần Lĩnh Nam" rồi bàn giao "Cần Lĩnh Nam Giang Trung" cho Vũ Thư Minh.
Vũ Thư Minh đồng ý phương thức tổ chức lại và danh xưng mới :
― Công việc thành lập danh xưng mới rất hợp với thời cuộc, thúc thúc, ngũ cô mẫu đồng tiếp nhận, hứa sẽ làm rạng rỡ "Cần Lĩnh Nam Giang Trung".
Chu Trang Thủy cô mẫu tinh mắt hỏi :
― Hoàng nhi à, Tuyết Băng là nữ giả nam khá lắm, đi đường có bị cản trở gì không ?
Hoàng Phi Bằng thưa :
― Đa tạ thúc cô mẫu, không có trở ngại nào cả, vì lộ trình đã xem xét trước. Thưa cô mẫu đúng thế Tuyết Băng giả trai để tránh trở ngại dọc đường, là nghĩa muội của chúng hài nhi.
Hài nhi hy vọng thúc thúc cùng cô mẫu phát triển tổ chức mạnh, chúng hài nhi nhất định hổ trợ thúc thúc.
Hoàng Phi, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Tuyết Băng cúi đầu chào tạm biệt Vũ Thư Minh ngũ cô mẫu họ Chu, đôi bên cùng hẹn gặp lại ngày đại hội Cần Lĩnh Nam.
Ngụ cô mẫu vội hỏi :
― Quí hài nhi đến và đi như gió, không ở lại đôi ngày hay sao ? Thúc mẫu trông ngóng quí hài nhi đã mỏi mòn con mắt, nay đến rồi đi không biết bao giờ gặp lại ?
Hoàng Phi Bằng đến vội đi nhanh vì lo toan nhiều việc, chàng thưa :
― Thưa quí thúc mẫu, hãy an tâm hài nhi sẽ trở lại mà, chúc thúc thúc và quí thúc mẫu cùng cả nhà bình an.
Vũ Thư Minh và ngũ nữ hiệp họ Chu nói :
― Hay là hôm nay tất cả cùng đi về Cửu Chân để tham dự lễ hội họ Hoàng cũng là ngày báo ân Tổ ? Hoàng Phi Bằng đồng ý, tất cả mười người thuận chiều xuôi hướng Nam về Cửu Chân.

Hoàng Hạc thấy Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường bước vào nhà có một tiếu nữ giả trai cùng đi theo, nhưng vắng mặt Trần Kiều Oanh, ông tự biết đây là huynh, muội kết nghĩa của Phi Bằng, về đúng dịp chuẩn bị lễ hội họ Hoàng.
Hoàng Hạc gọi huynh, đệ, muội Hoàng Phi Bằng dạy bảo :
― Tổ phụ đến đất Cửu Chân này lập nghiệp, theo tục lệ định cư làm lễ báo ân Tổ, ngày mai lập lễ hội đầu tiên, quí điệt nhi ở nhà tham dự lễ hội nhé ?
Tổ phụ cùng quí thúc phụ, quí cô mẫu, gia gia muốn biết sinh hoạt của tứ điệt, nhất là điệt Phi Bằng từ ngày xa nhà đến nay.
Hoàng Phi Bằng cúi đầu kính cẩn thưa :
― Thưa tổ phụ, chúng điệt nhi tuân lệnh.
Sáng hôm sau toàn thể gia đình thứ tự vào nhà thờ lớn tam gian, làm lễ báo ân Tổ đường, bàn thờ Ngoại Tổ bên tả, bàn thờ Tổ họ Hoàng trung tâm, bàn thờ Nội Tổ bên hữu, trung tâm nhà thờ có mười bảy cái đôn bằng sứ Giang Nam, xếp chung quanh bàn tròn gỗ Bằng lăng, bái Tổ lễ thành, cả nhà ra sảnh đường dùng cơm trưa hơn tám mươi người.
Sau buổi cơm. Hoàng Hạc, mời vào trung tâm nhà thờ Tổ, tham dự gồm có Hoàng Phi Cương, Hoàng Phi Bình, Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Khải, Hoàng Phi Vũ, Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Phi Chỉnh, có cả Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao, Vũ Thư Minh, Ngũ nữ hiệp họ Chu cũng được mời tham dự.
Đứng hầu phía sau lưng trưởng tộc gồm có Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trịnh Trường và Tuyết Băng.
Hoàng Phi Cương lên tiếng trước :
― Thúc phụ thay mặt cả họ muốn hỏi Phi Bằng nhi, phải tường minh những tháng sinh hoạt ở ngoài xã hội ra sao, để cho Tổ phụ, quí thúc bá, thúc thúc, cô mẫu, gia gia và mẫu thân điệt nhi tường minh, còn việc ở Phiên Ngung thành như thế nào ?
Hoàng Phi Bằng trình bày tất cả mội việc không bỏ qua chi tiết nào, nhưng riêng về kho tàng thì Hoàng Phi Bằng không nói ra, vì sợ tin này lọt ra ngoài, hai nữa Hoàng Phi Bằng muốn kho tàng này sử dụng đúng vào việc lợi ích cho Bách Việt, chứ không phải của riêng họ Hoàng. Tuy vậy Hoàng Phi Bằng cũng tự lòng suy nghĩ sẽ tiết lộ kho tàng qua một cách khác hay ở thời điểm thuận lợi nhất.
Hoàng Phi Cương miệng khen mà lòng có nhiều nghi vấn hỏi :
― Phi Bằng nhi, mới từng tuổi mà đã được may mắn gặp hiền sư phụ, đây là hãn hữu không ai có được, hai nữa mấy tháng trước quí đệ tử của Phi Bằng nhi ra tay không đầy một canh giờ mà đã giết chết tám mươi bốn cao thủ quan quân và trong giới võ lâm đương thời, quả là một kỳ phùng, như vậy Phi nhi mới xứng đáng là sư phụ của thập nhất Hoàng Đức, Bằng nhi đã làm được việc tốt cho Bách Việt, mà quí thúc bá đây cả đời không thể nào thực hiện được, họ Hoàng của nhà ta chỉ cần mỗi thế hệ xuất hiện một nhân tài là mãn nguyện lắm rồi.
Thúc bá muốn tò mò hỏi lai lịch danh môn sư phụ của Phi Bằng nhi và thân thế ra sao để Tổ phụ đi trả lễ .
Hoàng Phi Bằng thừa biết Phi Cương lắm kế nhiều mưu riêng, nếu một ai thấy hình mà không thấy bóng thì dễ bị Phi Cương lừa, nhân dịp này chàng lựa lời không thể để sơ xuất và không để người khác khai thác, rồi nói :
― Thưa thúc bá, sư phụ của Phi Bằng nhi không ở ổn định một nơi, Người như mưa gió không để dấu, hình bóng thấy đó mà không lưu lại, chính Phi Bằng nhi cũng không biết tên họ của Người, Người ra sức luyện tập cho Phi Bằng nhi võ nghiệp, kinh thư, binh pháp, Người còn bảo: "– Khi thành đạt võ học Lĩnh Nam, đệ tử tùy ý truyền cho ai cũng được, nhưng không được truyền võ học Lĩnh Nam cho người Hán, hay kẻ gian tế Hán".
Hoàng Phi Bằng ám chỉ Hoàng Phi Cương, thế mà Hoàng Phi Cương nào biết tung tích đã bị bại lộ dưới mắt của Hoàng Phi Bằng.
Hoàng Phi Cương cười mà lòng cay cú hỏi ép :
― Mấy tháng trước Phi Bằng nhi mặc Cẩm bào, Vương miện, Long hài những thứ đó từ đâu mà có ?
― Thưa thúc bá, Phi Bằng nhi cứu vài con hạc, rồi từ đó hạc trả ơn, cũng vừa lúc hai bộ bào của Phi Bằng nhi bị rách rưới hết cho nên vô tình mặc tạm, hai nữa không biết những thứ đó là của vua chúa, nếu biết Phi Bằng nhi nào dám phạm thượng, bây giờ những thứ ấy hài nhi đã tặng cho Triều đình rồi, còn những con đại hạc thì sư phụ cho mượn đã lấy lại hết rồi.
Ngày nào Tổ phụ muốn gặp thì hài nhi hẹn trước, có thể điểm hẹn không ấn định, nhưng Tổ phụ đã có chủ ý thì sẽ gặp được. Có một điều khi Tổ phụ đến đó thì không được hỏi tên Người, đặc biệt nhất là Người chỉ nghe Tổ phụ nói, mà Người không trả lời.
Hoàng Phi Cương có ý tra gạn, trong lòng dằn giỗi từng câu một, nhưng cầm được cơn tịnh nội hỏi tiếp :
― Theo nhận xét về võ học của nhà ta và võ học của sư phụ Phi Bằng nhi như thế nào ?
Quả thực đây là một câu hỏi có ác ý, lùa Phi Bằng vào cạm bẫy mà ông thúc bá muốn giăng lưới bắt con chim sẻ non mới bay ra khỏi tổ.
― Thưa thúc bá võ học của nhà ta là bí truyền họ Hoàng. Phi Bằng nhi chưa am tường hết, cho nên không thể đem ra bình phẩm được, nếu như thúc bá cho phép hài nhi được tường lãm hết võ học nhà mình, thì bình phẩm sở đoản sở trường của hai võ học và bổ túc khắc chế của nó. Cái biết của hài nhi là võ học Lạc Việt, chứ không phải của người phương Bắc.
Hoàng Phi Cương nghe Hoàng Phi Bằng trình bày để lòng hiếu kỳ, hai nữa ông cũng muốn cho mọi người trong gia đình biết, chỉ có Hoàng Phi Cương mới đạt được cảnh giới võ học họ Hoàng, ông cười rồi nói tiếp :
― Thúc bá đưa cho Phi Bằng nhi ba cuốn phổ võ học họ Hoàng "Tinh phong quyền thông", "Hoàng đao kiếm pháp" và "Bạch thiết châm" như vậy Phi Bằng nhi đọc bao lâu là hiểu hết mật phổ ?
― Thưa thúc bá, đêm nay hài nhi cố đọc hết ba pho võ học này. Trong lòng mọi người đồng khen điệt Phi Bằng, đọc hết ba pho võ học cũng đã là nhân tài rồi.
Thực tế Hoàng Phi Bằng thừa khả năng thuộc làu không bỏ một mật quyết nào.
Hoàng Phi Cương khen :
― Hay lắm, chỉ có Phi Bằng nhi mới đủ tư cách đọc mật phổ họ Hoàng, hiện thời họ Hoàng không có người thứ hai.
Sáng hôm sau cả họ cùng hội lại để tìm hiểu võ học của Hoàng Phi Bằng. Hoàng Phi Cương lên tiến trước :
― Hôm nay Phi Bằng nhi đã đọc hết ba phổ ấy chưa ?
― Thưa thúc bá đã đọc hết rồi ạ, nhưng mà không nhớ hết vì có nhiều mật ngữ khó hiểu.
Thực ra Hoàng Phi Bằng cũng là một con mọt sách sống ẩn, ăn hết chữ để nuôi tế bào não bộ, nhưng không dám nói trước họ một lời nào. Hoàng Phi Cương đắc chí hỏi :
― Tốt lắm, thúc bá xuất chiêu triển khai để hài nhi ôn lại nhé ?
Hoàng Phi Cương đem hết khả năng xuất chiêu, trong nửa canh giờ đã hết ba pho võ học họ Hoàng, chiêu nào cũng dũng mãnh, thức số thần thông, biến số khôn lường, chiêu xuất gió gào từ xa, chính Hoàng Hạc cũng khen ngợi Hoàng Phi Cương đã đạt đến cảnh giới võ học họ Hoàng. Thực ra Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh cũng không thua gì Hoàng Phi Cương nhưng họ không biểu lộ cho ai biết.
Trong lòng Hoàng Hạc suy nghĩ thầm:– Đúng là người sinh con trời sinh tính, Hoàng Phi Cương tâm mơ thì thần ngu, dụng kiếm dịch nhân chứ không phải nhân dịch kiếm, còn Hoàng Phi Biên và Hoàng Phi Chỉnh tâm ngộ thì thần chí, kiếm sở hướng vô dịch, dù kiếm khí lợi hại đến đâu nữa cũng là vật chết, không đáng để quan tâm. Anh hùng biệt cầu danh kiếm, không dựa vào danh kiếm, bởi kiếm thuật và danh kiếm phải tự nó phối hợp vào nhau mới xuất được lợi hại của kiếm, mới đưa kiếm họ Hoàng đến nơi tuyệt đỉnh. Bây giờ đã tỏ Hoàng Phi Cương là kiếm chết.
Hoàng Hạc là người đứng ngoài cuộc, trong lòng lúc nào cũng thông suốt gia đạo, ông hỏi Phi Bằng :
― Phi Bằng nhi có thể thử vài chiêu với thúc bá được không ?
― Thưa nội tổ, Phi Bằng nhi không thể phạm thượng được, Phi Bằng nhi sợ thúc bá, gia gia và mẫu thân trách lắm, bất cứ ai trong gia đình Phi Bằng nhi cũng không được thi thố.
Hoàng Phi Cương đứng lên hỏi :
― Thúc bá muốn cùng Phi Bằng nhi trao đổi vài chiêu thôi mà, chứ đâu phải tỷ đấu. Phi Bằng nhi đừng ngại, thúc bá muốn biết thực hư võ học của Phi Bằng nhi, có như vậy khi đi xa nhà ai nấy cũng an tâm, thúc bá không sợ người ngoài bắt nạt Phi Bằng nhi.
Hoàng Phi Bằng thầm lòng trách:– Người thúc bá này đúng là bới xương trong trứng gà, lòng dạ ác hiểm thế mà miệng ngọt như đường phèn, sao mà lắm gian trá thế, ông đã âm thầm bức bách thúc bá Hoàng Phi Biên truyền phương pháp đúc kiếm họ Hoàng, nay ông đã thành công.
Từ đó Hoàng Phi Bằng có ý gián tiếp truyền nội công cho thúc bá Hoàng Phi Biên. Hoàng Phi Bằng bình tĩnh tối đa nói :
― Thưa thúc bá, Phi Bằng nhi không dám xuất chiêu với thúc bá, tuy vậy xin xuất chiêu với tam thúc bá.
Hoàng Phi Cương hài long đồng ý :
― Như thế cũng được, đệ Biên thử ra chiêu với Phi Bằng nhi nhá ?
Hoàng Phi Biên buộc lòng phải vâng lời :
― Cũng được, thúc bá cùng Phi Bằng nhi thử qua vài chiêu thôi nhá ? Hôm nay thúc bá dụng "Tinh phong quyền thông", lần thứ hai thúc bá dụng "Hoàng đao kiếm pháp" qua lần thứ ba thúc bá dụng "Bạch Thiết Châm".
― Thưa thúc bá, ra ngoài sân sau chứ ở trong nhà thờ Tổ, Phi Bằng nhi sợ vỡ toang đồ đạc hết, sợ quí thúc bá, thúc thúc bị khí làm ngạt thở.
Hoàng Phi Cương có ý gian manh, mượn tay Hoàng Phi Bằng giết Hoàng Phi Biên vì biết quá nhiều về hành động của ông.
Hoàng Phi Cương đồng ý đề nghị của Phi Bằng :
― Lời của Phi Bằng có lý lắm. Nhân hôm nay có đến chín người ngoài họ tường lãm được không ?
Hoàng Phi Bằng vốn không phân biệt thân sơ, ai có mặt trong ngày lễ họ là người một nhà :
― Thưa thúc bá ai xem cũng được, tất cả là người thân một nhà mà.
Hoàng Phi Cương cười há hà … :
― Phi Bằng nhi nghĩ vậy cũng phải, thôi vào tỷ đấu ngay đi.
Hoàng Hạc để ý thấy hiền tức. Mẫu thân của Hoàng Phi Bằng đứng ngồi không yên, có phần lo âu, ông cảm thông tình mẹ con thường là vậy.
Hoàng Phi Cương lúc nào cũng hối thúc tỷ đấu :
― Nào cả hai xuất chiêu.
Hoàng Phi Bằng quỳ xuống bái mỗi người một bái tỏ ra kính người trên rồi chàng đề nghị :
― Kính mời quí đấng ra sân sau, để tìm hiểu võ nghiệp của Phi Bằng nhi.
Hoàng Phi Biên biết mình đã bị Hoàng Phi Cương đẩy vào cuộc tử thủ hay tự chết, ông cũng thừa biết không thể tiếp được nửa chiêu của Hoàng Phi Bằng.
Hoàng Phi Biên thở nhẹ hơi nói :
― Thúc bá mời Phi Bằng nhi xuất chiêu trước nhá ?
Hoàng Phi Biên thử lòng Hoàng Phi Bằng, còn cả nhà sợ Hoàng Phi Biên ít ra cũng bị tàn phế, không ai thấy võ nghiệp của Hoàng Phi Bằng mà chỉ thấy thập nhất Hoàng Đức cũng đủ chứng minh võ học của Hoàng Phi Bằng đã ra ngoài cõi võ học.
Hoàng Phi Biên xuất chiêu "Tuyệt kỷ tinh phong quyền", mãnh lực ngoài phong vũ, trong "Tinh phong quyền thông", để cho Hoàng Phi Bằng thấy tinh diệu của võ học họ Hoàng, ông xuất hết nội công, khắc chế cường lực trước khi Hoàng Phi Bằng xuất chiêu.
Trong tám huynh đệ họ Hoàng ai cũng biết quyền số "Tuyệt kỷ tinh phong quyền", là thế tấn trụ thà sống hay chết cùng địch thủ.
Hoàng Phi Biên lòng không yên nói :
― Phi Bằng nhi tiếp chiêu của thúc bá nhá ?
― Dạ, Phi Bằng nhi vâng lời thúc bá ạ.
Hoàng Phi Bằng đứng tại chỗ thân pháp chuyển động, xuất chiêu bái tổ "Nhất đăng hồng sáp", trong "Đăng Thiên Lạc Việt", đèn hồng sáp lung linh theo chiều gió, tỏa ánh quang âm lướt qua từng ấy khuôn mặt.
Hai tay chàng vỗ nhẹ một tiếng "bép", xuất một thành lực vô ảnh đẩy Hoàng Phi Biên bay xa năm trượng, gió thổi vang động nỗi lên "ầm ầm", cả một gốc trời đầy màu xám đen.
Ai ai cũng thấy Hoàng Phi Biên bay bổng trên không như một con chim bị trúng tên đang xa xuống đất. Hoàng Phi Biên rơi xuống đất có một nội lực vô khí che chở, thân thể không bị hề hấn gì. Hoàng Phi Bằng rất thương thúc bá chỉ vỗ tay nhẹ không sử dụng nội lực thâm hậu, thế mà cường lực như bảo tố, cả nhà ai cũng sợ Hoàng Phi Biên mất mạng.
Huỳnh Tâm 
Kho Tàng Việt Vương, tất cả 10 chương.
Đọc tiếp chương 3.
Người Mới Chôn Lấp Người Cũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét