Kho Tàng Việt Vương - Chương Một ( Huỳnh Tâm )


Thành Đô Tụ Hiệp Trừ Gian Tế

Sáng sớm Lý Bình Trung, Trịnh Trường ra khỏi Nội thành, thẳng hướng đến nhà họ Tô. Trong nhà đang nấu nồi đậu nành cuối cùng, bỗng nghe tiếng gõ ngoài cửa ai cũng biết là Lý Bình Trung và Trịnh Trường đến nhưng cả nhà vẫn đề phòng mọi việc có thể bất trắc không liệu trước.
Trần Kiều Oanh, thấy gia đình họ Tô lúc nào cũng cảnh giác, không mở lòng ra bên ngoài để đón nhận mọi sinh hoạt tự nhiên, cả nhà họ Tô sống theo qui luật riêng do họ đặt ra. Nàng suy nghĩ:– Không biết họ sống theo qui luật này từ bao giờ ?

Tuy vậy Trần Kiều Oanh cảm nhận được gia đình họ Tô sống rất thực người, đối với huynh đệ Hoàng Phi Bằng họ cởi mở thực lòng, đón nhận ân nghĩa phân minh, không có ẩn ý nào thay đổi hay giả giá thân sơ.
Trần Kiều Oanh tinh ý đã khám phá tiếng gõ cửa của nhà họ Tô, như nhịp một liên hồi năm tiếng gõ nhẹ, nhịp hai ba tiếng gõ ngắn, tổng cộng tám tiếng gõ, báo hiệu là người nhà, người lạ mặt không thể nào biết qui luật này.
Lão họ Tô, đi lấy một đoản kiếm giắt vào lưng rồi thẳng đến cửa, ngần ngừ một chút rồi nhún vai, tay trái mở cửa, tay phải thủ đoản kiếm.
Trần Kiều Oanh để lòng lo ngại:– Quả là họ Tô quá cẩn thận, làm người khác phải nghi ngờ. Lão Tô khẩn trương đẩy cánh cửa mở ra, thấy Lý Bình Trung, Trịnh Trường đến, lão an tâm, quắt mắt nhìn ngoài cửa miệng cười mời :
― Kính mời nhị vị ân công vào trong nhà ạ.
Lão họ Tô lặng lẽ đi cất đoản kiếm, đối với cả nhà cử chỉ này là bình thường, nhưng làm cho Trần Kiều Oanh chú y đến nhất cử, nhất động của lão họ Tô nhiều hơn.
Tô Hà Hải thân thiện mời Lý Bình Trung, Trịnh Trường trong ánh mắt vui mừng, ông vào đề :
― Từ hôm nay quí ân công hãy cùng nhau xem là người một nhà, mọi sinh hoạt phải theo qui luật gia đình, vì không biết trước mọi bất trắc từ đâu đến với gia đình mình, cẩn thận chừng nào thì tốt chừng đó có như vậy mới giảm sự tổn hại về sau.
Cũng từ bây giờ tam ân công phải sử dụng Dung Dịch Thuật và thực tập làm quen qui luật sinh hoạt gia đình, cũng như khi ra đường và giao tiếp ngoài xã hội.


Lý Bình Trung lúc đầu thấy cử chỉ của lão họ Tô quái dị, nhưng sau khi nghe họ Tô nói thì cảm thông cho người trong giang hồ quá ác độc, cho nên đề phòng cũng là nguyên tắc để tồn tại.
Lý Bình Trung và Trịnh Trường chắp tay thưa :
― Thưa lão tiền bối, cho chúng hài nhi thân thiện gọi hai tiếng ngoại tổ, cô cô và đệ muội Đinh Phi Long.
Nhân hôm nay là ngày chính thức nhập gia, chúng hài nhi có vài lễ vật nhỏ kính dâng lên ngoại tổ, cô cô và Đinh đệ Tô muội, nhằm chúc nhau một gia đình hạnh phúc và Thiên sơn tiếp liên một thứ thuốc tăng sức khoẻ cho Trần muội muội .
Tô Hà Hải ngạc nhiên không hiểu lễ vật gì mà quý lắm vậy, tuy thế ông tiếp nhận để thấy những gì trong họp nhỏ, lão Tô vừa mở ra thì thấy một lọ thuốc bồi sức và trị liệu bệnh già do Hoàng Phi Bằng gửi tặng, một nhân sâm do huynh đệ Lý Bình Trung, Trịnh Trường tặng và hai bộ bào xám có viền kiêm tuyến vàng chéo cổ, đối với ông rất giá trị vì hai bộ bào này chỉ có những thương gia mới có tiền mua, ông không nói ra đã biết hai bộ bào này chính Hoàng Phi Bằng tặng, ông để ý nhất là bào phục của gia đình cao sang, như hai người to lớn mà ông đã gặp đêm hôm trước, nhưng không biết họ là ai. Ông thầm hiểu thì ra một bộ bào phục đi trong đêm mà không sợ sương gió. Ông suy nghĩ thầm:– Đúng là ngoài sức tưởng ước của mỗ. Mỗ phải trân quí bộ bào phục của người phi thường tặng cho và phải sống hết tình với nhân vật phi thường. Đúng rồi mỗ đã nghe thiên hạ có lời truyền Hoàng Phi Bằng là sư phụ của Hoàng Đức bang, trước đây cứ tưởng Hoàng Phi Bằng là một lão sư, không ngờ tuổi thành niên mà đã sử dụng tư quyền người lớn chưa hề làm.
Lão họ Tô gật đầu nói :
― Lão thay mặt cả nhà đa tạ Hoàng ân công và quí hài nhi nhiều lắm, nhưng rất tiếc không biết bao giờ gặp lại Hoàng ân công.
Trịnh Trường hiểu được ý của lão Tô, chàng nói :
― Thưa ngoại tổ hãy an tâm, chúng hài nhi ở đây tức là chân tay của Hoàng huynh đó mà, tuy rằng chúng hài nhi khác hình hài nhưng cùng một lòng một ý.
Lão Tô gật đầu nói :
― Cũng phải, nhưng cái hình hài là một phần cảm nhận sự hiện diện, cho nên người đời có nói: "Gặp mặt thấy lòng" là thế đó. À lão nhớ xưa mà nói nay, thời nào cũng thế nhất là hạnh phúc gia đình khi còn trẻ gọi là vợ chồng đến lúc già gọi nhau là bạn, rất tiếc lão không gọi được tiếng ban với người trăm năm ! Hôm nay đúng là ơn trị ngộ to hơn trời đất .
Trần Kiều Oanh ở trong nhà họ Tô để ý tỉ mỉ, một lần nữa nàng nhận xét về gia đình họ Tô, nếp sống tuy là nhà tranh vách đất, ăn mặc áo thô vải bố, nhưng loáng thoáng có đặc điểm gia đình trước kia thuộc giai cấp khá giả, lối cư sử thực tại quá cẩn thận cho nên không lộ cá tính thanh cao, lão Tô tuy già nhưng lòng sáng mắt tinh, ngoài ra lão còn có tâm cao khí ngạo, nhưng không đi trên đường quan uổng. Ngoài ra lão Tô làm việc gì cũng không bỏ lý lẽ vì sợ tực hại mình, đời sống của lão chỉ còn duy nhất là mái ấm gia đình dù trong âm thầm và thủ phận, như một thứ vũ khí phòng vệ tối hậu để sống, cũng là thành lũy bảo vệ trước kẻ thù không thể khám phá ra họ Tô.
Quả thực, gia đình họ Tô đã đóng băng không phải một ngày, họ Tô thường thở dài như hết hy vọng ngày mai trời quang thông, mây tạnh để cả nhà ngẩn mặt tiếp tục nhìn vào ánh sáng cuộc đời, lão thường hướng đôi mắt vào xa xăm như luyến tiếc cho thân phận không may !


Trần Kiều Oanh trình lại những ngày qua để cho Lý Bình Trung biết :
― Đại huynh và Trịnh đệ có biết không, ở đây tốt lắm, được cả nhà thương yêu, xem như con cháu vậy đó.
Lý Bình Trung xăng xái đến gần Trần Kiều Oanh trầm giọng nói :
― Đúng rồi, non sanh còn đó nước biết trôi mãi, nương tử ờ đâu cũng được thương yêu, bởi miệng có chất đường mía lau, thế mới sánh bằng tu mi nam tử chứ.
Trần Kiều Oanh mỉn cười duyên dáng hơn thường lệ, nàng nói :
― Thưa cả nhà nghe đó, họ cho mình uống mật ong, có khả năng làm người say, nhưng loại mật này không gạt được tình yêu đâu, kẻ yêu và  được đồng say mới đúng "hì hì…" .
Cả nhà họ Tô cười giòn tan, nhân dịp vui vẽ này lão Tô cũng muốn chứng minh một thời giang hồ để huynh đệ Lý Bình Trung có một ý niệm thiện cảm đối với lòng chân thành của ông. Nét mặt nghiêm trang nói :
― Mỗ đã trải qua một thời giang hồ, giết người khi người đó muốn giết mỗ, nếu giết người để luận đạo nghĩa thì mỗ không làm, mỗ chưa hề lấy việc giết người để đong đo đạo nghĩa, mỗ giết người trong sinh tử tồn vong của chính mình. Mỗ cũng từng suy nghĩ về Lưu Bị và Tào Tháo, ai giết người nhiều hơn, cuối cùng ai là hắc bạch đạo, đó cũng là nguyên nhân chữ danh đi liền chữ quyền !
Nhưng rất tiếc có một việc không trừ được hắn, bởi hắn có ngũ độc khống chế, như dịch rắng độc, trái tim độc, lời nói ngọt mà ác độc hơn lang sói, sự nhẫn nại trước đối thủ, hồn ma đến từ mười tám tần địa ngục. Hắn cứ mãi bám theo để đạt mục đích.
Mỗ rất phiền phức danh lợi không trong sáng, danh lợi đen tối sẽ đưa đến cuộc đấu tranh ngu độn, từ đó nó cài vào một cái lưới thật to nhìn không thấy, đó là trăm ngàn phức tạp, nếu ai đã bị quyện vào cái lưới đó thì không hy vọng bước ra ngoài vòng đấu.
Nghĩ rằng muốn đạt được sự trong sáng của mình thì phải như Hoàng Phi Bằng, còn không cũng có khả năng khác như biết xảo thủ Dung Dịch Thuật, luyện thanh âm và ăn mặt đúng từng miền, võ nghiệp kha khá, dụng trí tuệ phán đoán hành động của chính mình và đối phương, lắng nghe tin tức đối phương, nhẫn nại như con Lạc đà. Mỗ hy vọng cả nhà mình sẽ quyết tâm làm được !
Lý Bình Trung trong lòng không còn ái ngại, vì chính lão Tô đã tự truyền những kinh nghiệm Dung Dịch Thuật qua hành động và lời nói.
Lý Bình Trung trầm ngâm một chút, lòng vui mừng khoanh tay thưa :
― Thưa ngoại tổ, chúng hài nhi xin tuân lệnh thực hiện lời dạy bảo, nhất là trừ bọn tham ô, nghịch vương pháp, bạo tàn róc thịt của dân, quan trường nhiễu loạn quốc cương, nhất định không tha. Chàng thưa tiếp:– Thưa ngoại tổ vào trường hợp nào mà biết được hoạt động của Hoàng Đức và Phi Bằng đệ :
Tô hà Hải ung dung trả lời :
― Lý nhi phải biết chính quán đậu hủ của nhà mình là nơi lấy nhiều tin tức nhất, tin tức ở địa phương về kinh thành chia ra nhiều ngã đến, như nhà buôn, giang hồ, quân quan, binh mã, giám binh, mỗi ngày đều có tin tức mới, biết chưa đủ, mình phải chọn lọc tin phân loại đúng sai. Như tin về Hoàng Đức bang, hoạt động kinh doanh không ai biết được lực lượng, hiệu buôn và ghe thuyền nào của Hoàng Đức, chỉ biết trong Hoàng Đức có thập nhất nhân tài, vừa rồi tử hết hai dưới trong tay Lê Vĩnh.
Đặc biệt không ai biết tứ huynh đệ Hoàng Phi Bằng, nhưng vừa rồi bỗng xuất hiện và biến mất, chính tên làm phản Lê Vĩnh chết dưới tay Hoàng Phi Bằng đó là phước của Nam Việt. Cũng vinh hạnh cả gia đình mỗ quen biết huynh đệ Hoàng Phi Bằng ở trong nhà tranh vách đất này. Mỗ còn nghe nói trong đại hội anh hùng có mặt Trần Mạnh Côn, La Đức và mụ Phạm Thuy Ngu nữa, hy vọng một ngày nào đó có người trừ được La Đức.
Tô Hà Hải nói đến đây, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường biết ông cũng có mối thù không đội trời chung với La Đức. Lý Bình Trung thừa biết trước mắt có nhiều cao thủ không có khả năng đối phó La Đức, không thể lặng lẽ theo ngày tháng. Chàng nghẹn ngào liền chống tay đứng lên nói :
― Thưa ngoại tổ chính La Đức là kẻ thù của tam hài nhi, cha mẹ huynh, đệ, muội của chúng hài nhi cũng chết bởi La Đức. Còn ngoại tổ thì thế nào ?
Tô Hà Hải bần thần, không ngờ cả nhà của Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường cùng cảnh ngộ như ông, thở một hơi dài nói :
― Mỗ còn thê thảm hơn nhiều, bị rơi vào cảnh khốn nạn, dâng thể xác đời trai và gia đình làm nô lệ không công cho La Đức, mỗ bị kẻ lừa đảo trên hai mươi năm mà vẫn cho y là học trò Khổng Tử là đại anh hùng. Mỗ rất hổ thẹn với người thân, lý do quá tin sách vở của Khổng Tử. La Đức luôn miệng mượn lời nói của Khổng Tử mà việc làm chưa hề thực hiện đúng với lương tâm.
Mỗ rất oán hận, bởi bốn chữ Tu, Tề, Trị, Bình của Khổng Tử. Ngoài ra còn có nào là đạo, nghĩa, nhân, trí, trung, dũng. Thực tế họ suy tôn nhân nghĩa không tưởng, đạo đức giả, họ đã dạy con người làm nô lệ tư tưởng, tạo ra ngụy quân tử sống nhờ lớp áo mưu trá. Chẳng qua họ muốn đạt mục đích là trắng đổi thành đen, đen đổi thành trắng, lấy kinh điển, đồng tiền và sức mạnh để chinh phục thiên hạ, người làm quan nếu không đạt được mục đích quân vương, thì ít nhất đạt được tài phú.
Kẻ nào làm đệ tử của Khổng Tử trước sau gì rồi cũng giao phó sinh mạng, kết cuộc hưởng đời thê thảm, muốn hiểu Khổng Tử là ai, chính mình phải tự nhiên nhìn sự thật về nhân nghĩa của Khổng Tử, như ông mới được làm quan mấy ngày xuất chiêu độc ác giết Đại Tư Khấu rồi tiếp theo giết luôn Thiếu Chính Mão, đó là Khổng Tử tàn nhẫn. Khổng Tử hành sử còn kém xa giang hồ lắm. La Đức là sản phẩm của Khổng Tử, ông ta khinh bỉ phụ nữ, chê bai đàn bà thấp hèn còn nói là tiểu nhân và khó dạy, nhưng ông lại toàn quyền hưởng thụ trên thể xác đàn bà. Nói cho đúng hơn Khổng Tử và đệ tử là một bè đảng miệt thị loài người.
Họ chủ trương nhân nghĩa "thuật nhi bất tác" ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bảo của mình để thay cho việc hung bạo dưới lớp thuật ngữ nhân nghĩa, "tham đồ hưởng lạc" !
Khi mỗ đã bừng sáng thì hơn nửa gia đình bị thiệt hại, như đã có người chết không mồ không xác, người sống điên cuồng, người nô lệ tinh thần thể xác, người sống ẩn. Mỗ biết nhưng lực bất tồn tâm, một tiếng nói u tịch, một bàn tay không vỗ ra tiếng, nói chung có lòng mà không có sức. Mỗ không biết cùng ai một lòng để nhờ cậy diệt trừ bọn phản sự sống của loài người !
Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường nghe qua đôi lời bộc lộ của lão Tô Hà Hải, hình dung được nỗi đau lòng của một cao nhân quá tin người, đến khi thất vọng câm hờn, oán hận cao ngất, đó là nguyên nhân không tin người trong lúc lão Tô sống ẩn, nay lão trút hết cái thùng nước nóng xuống đất, lão Tô hy vọng tìm được ngày tháng an cư không còn ai quấy nhiễu !
Trần Kiều Oanh chưa kịp mở lời thì Lý Bình Trung liền thưa :
― Ngoại tổ an tâm, chúng hài nhi nhất định diệt trừ được bọn La Đức, để trả lại công đạo cho ngoại tổ, việc trừ La Đức không khó lắm, tuy nhiên chờ hiền đệ Phi Bằng về đây thảo luận phương thức hành động, nhất là đối phó một tập đoàn La Đức chứ không phải một cá nhân.
Sau khi lão Tô nghe lời nói có khẩu khí của Lý Bình Trung, lão chớp đôi mắt, lòng xao xuyến, băn khoăn không khỏi tự hỏi:– Ít nhất cuối đời cũng gặp được những quí nhơn trẻ phù trợ.
Bỗng lão Tô trở nên tha thiết đời sống bắt đầu khởi sáng, lập tức chuyển sang thực tại trong ngày, miệng cười nói :
― Nào cả nhà chuẩn bị dùng cơm trưa, sau đó làm Dung Dịch Thuật rồi đi bán đậu hủ, quí hài nhi từ đây gọi lão là ngoại tổ nhé, có ai hỏi thì nói ở quê Giang Nam mới lên phụ mua bán, đặc biệt hôm nay Trần nữ nhi cũng đi ra ngoài cho có không khí trong lành, nếu ở trong nhà hoài khi ra ngoài không biết phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc ở đâu đó nhé ?
Trần Kiều Oanh vốn tính mỹ diệu, khi nghe người lớn nói có tình lý thì nàng ứa đôi giọt lệ trong như ngọc, rồi giọng nói cũng phát âm rung động :
― Đa tạ ngoại tổ và cả nhà thương yêu dạy bảo, huynh, đệ của nữ nhi xin nguyện chia xẻ nỗi vui buồn, cộng khổ. Chúng hài nhi xin ngoại tổ và cô mẫu tiếp nhận ghi ơn này.
Lão Tô ngửa mặt lên trời hít một hơi chân khí, trong lòng chưa bao giờ thoải mái như hôm nay, vui nhất là đã thấy tâm tư thật tốt của huynh đệ Hoàng Phi Bằng và khẩn định họ Tô đến hồi trời phải sáng, nghiêm nghị nói để tùy ý cả nhà suy nghĩ :
― Hay lắm, gia đình họ Tô nay đã sữa chửa trước khi trời mưa đúng là khan ninh.
Cả nhà đã trang điểm xong dung dịch thuật, đến khắc ra khỏi nhà đi mở cửa quán, chia thành hai tốp đi trước có Đinh Phi Long, Tô Hà Bích, Trịnh Trường, tốp đi sau có Tô Hà Hải, Tô Hà Cúc, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh. Khi đến nơi Trịnh Trường tập làm việc như bày bán hàng và mời khách dùng đậu. Tốp sau ghé vào quán đậu hơn canh giờ rồi đi thăm cảnh phố phường ngoài thành Phiên Ngung.
Nói về Trịnh Trường vốn có máu kinh doanh của gia đình, chàng thấy phía sau quán đậu hủ có ba gian nhà đóng cửa, lập tức máu kinh doanh nhạy cảm, quay lại hỏi Đinh Phi Long :
― Thưa Đinh huynh, ba gian nhà phía sau sao hôm nay họ không mở cửa hàng vậy ?
Đinh Phi Long ngạc nhiên trước câu hỏi đột ngột, cũng không hiểu ý của Trịnh Trường hỏi để làm gì, trả lời lấy lệ :
― Trịnh đệ biết không ba gian nhà này cùng một chủ, đóng cửa đã hơn bốn năm rồi, lúc trước là một tửu lầu sang trọng hiệu là Lầu Gia Cát, sau đó ông chủ chết không ai trông nom mới đóng cửa, gia đình này chỉ có một người con gái chuyên bán kim hoàn ở bên kia đường đó là hiệu Kim Bội. Họ có rao bán ba gian nhà này nhưng không thấy ai mau.
Lão Tô cùng con gái đưa vợ chồng Lý Bình Trung thăm khắp nơi ngoài thàng, đến giờ Dậu cả bốn người đi qua phía đông đồi Vọng-cảnh ở đây có rất nhiều loài hoa quý của thành Phiên Ngung, cũng là nơi thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên của hoàng hôn.
Trên lộ trình cả bốn thấy chiếc kiệu lộng lẫy, sang trọng ngược chiều từ trong đi ra, vừa ngang qua cách hai sải tay. Bỗng có tiếng la phát ra giọng cuống họng âm thanh the thé "cứu tôi". Tiếng kêu cầu cứu rất nhỏ như tuyệt vọng.
Lão Tô lịch lãm trên đường giang hồ, ông liền bảo Lý Bình Trung :
― Hài nhi, nếu cứu người thì ra tay nhanh lên, bằng không bỏ mặc sự đời.
Từ trong kiệu có một bóng người cao đen phi thân ra, có luồng khí âm hàn ào ạt như thác đổ vô trọng lực khó ngăn cản nổi, trên tay thanh kiếm hướng tới bốn người nói :
― Xin mời quí các hạ tránh xa đừng chen vào chuyện riêng tư, nếu cản trở xem như hết muốn sống.
 Lão Tô giật mình, đứng yên lòng ái ngại tự thầm:– Chính là tên Lâm Tứ Phương lúc trước làm tiểu nhị cho Lầu Gia Cát, không ngờ nay y là người trong giang hồ, võ nghệ không tệ .
Lão Tô vừa thấy Lâm Tứ Phương là đã định được hình dung chính y là kẻ có hành tung bất chính, nhưng chưa biết người đàn bà trong kiệu là ai.
Lý Bình Trung nghe hắn có giọng thách thức bất ngờ, liền phóng ánh mắt sắc lạnh như hai mũi kiếm nhìn xoáy vào Lâm Tứ Phương, đồng lúc Lý Bình Trung xuất kiếm hóa giải luồng khí âm hàn đối phương.
Lão Tô thấy kiếm pháp của Lý Bình Trung hẳn nhiêu vượt trội hơn Lâm Tứ Phương, ông bật tiếng cười há hà, không giấu được vẻ đắc ý, nhìn sang đối thủ nói :
― Kính chào tiểu nhị Lâm Tứ Phương khỏe chứ, hình như đang hành nghề tải khổ nhân phải không ?
Lâm Tứ Phương miệng nghiến răng tự thầm:– Mỗ xuất nhập thần kỳ bí, khó ai biết được hành tung, lão này là ai chứ ?
― Tại hạ muốn biết danh môn lão tiền bối được không ?
Lão Tô lạnh lùng, trầm giọng đáp :
― Trên giang hồ đương nhiên có nhiều lão lắm, nhưng ít ai biết lão từ đâu đến, trái lại lão biết tất cả những ai không có lòng giang hồ, đúng là người nào bạn ấy, mỗ muốn biết người phụ nữ trên kiệu là ai ?
Lâm Tứ Phương biết chuyện giết người cướp của không xong có thể bị lộ, thà liều đến cùng, còn có cơ may bịt miệng bọn chúng, liền quay lại nói to với bốn tên khiên kiệu :
― Huynh đệ ra tay trừ những chướng ngại đang cản trở trên bước đường ta đi.
Bốn gã trung niên lập tức bỏ kiệu, phi thân đến trước mặt Tô Hà Hải. Người lực lưỡng vận nội công vào song kiếm nói :
― Mỗ không cần biết lão già này là ai, cứ Soái ăn Cáo là hơn và chiếu theo chỉ của Diên vương bắt lão này không sai, tiến vào.
Tô Hà Hải cảm thấy bốn luồng khí âm hàn xuyên qua kiếm nhập vào cơ thể, vội ra sức dồn chân khí kháng cự, kinh hãi nghĩ thầm:– Bốn cao thủ này cũng không phải là tầm thường, rồi nói :
― Chưa biết Cáo ăn Soái hay Soái ăn Cáo cứ ra chiêu thức đi nào ?
Cùng lúc Lâm Tứ Phương xuất kiếm tấn công về hướng của Lý Bình Trung, chiêu thức rất nhanh, hầu như dốc hết tàn lực dũng mãnh, thức kiếm độc hiểm muốn lấy thủ cấp. Bỗng có tiếng một nữ nhân từ trong kiệu rụt rè gọi :
― Xin nhờ ân công cứu tôi với.
Tô Hà Hải kinh hãi lùi lại một bước, hướng sang Tô Hà Cúc ra hiệu cứu người trong kiệu và bảo vệ Trần Kiều Oanh nói :
― Nữ nhi cứu người mau lên.
Tiếng kiếm đôi bên thét trong gió "keng keng", lại có âm thanh như tiếng muỗi vo ve đang rót vào tay theo giọng u hồn, liên tiếp có tiếng người cất lên thanh âm như trong khuya khoắt tịch mịch.
Lý Bình Trung bình tĩnh biết đó là kiếm thuật của tà đạo. Chàng không hề khiếp sợ, trước đó chàng đã có chủ ý:– Không hại người, nhưng đối thủ lại là loại người không hề sống liêm sĩ. Cuối cùng chàng quyết định xuất Thái Danh kiếm chánh đạo để hóa giải công lực của đối phương. Chàng xuất mỗi chiêu số mang theo sức nóng cực độ, tiếp đó khí hàn băng giá cùng thanh âm vũ bảo, bám vào thân thể đối thủ xoáy tròn, kéo Lâm Tứ Phương bay cao, y phát ra một tiếng la lớn khủng khiếp tiếp theo một vòi huyết đỏ vọt trên không trung, khác nào viên pháo thăng thiên, những cao thủ còn lại khiếp sợ phải dừng kiếm hướng đôi mắt về tiếng la cuối cùng từ thủ cấp của Lâm Tứ Phương phát ra.
Lý Bình Trung thừa lúc mọi người còn ngơ ngẩn trước tiếng la chưa chấm dứt của Lâm Tứ Phương, phi thân đến trợ lực cho Tô Hà Hải, chân Lý Bình Trung vừa chạm xuống đất kiếm thần tốc xuất chiêu "Đại la kiếm" bất kỳ ý, trong "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm". Chàng mới xoay tay nhẹ một chiêu lấy được bốn thủ cấp trong một khoảng khắc, tay đã tra kiếm vào vỏ từ lúc nào, chính Tô Hà Hải còn không biết.
Tô Hải Hà thu chiêu về, đứng đờ người ra, vô cùng ngạc nhiên kiếm pháp của Lý Bình Trung, lão không khỏi sửng sốt nghĩ thầm:– Quả là nhân tài kiệt xuất, mỗ đấu cả buổi với bốn tên cao thủ, mới được trên thế thượng phong, mồ hôi đã nhễ nhại chảy ra như nước, nội lực cũng không còn là bao, thế mà một chiêu thức kiếm phi thường đã cho cả bọn đi về thiên trúc, trên cõi đời này có kiếm pháp này hay sao ?
Tô Hà Hải cảm thấy bình an nhắm mắt hành công cho khí huyết lưu thông tuần hoàn trở lại mới mở mắt ra, nhìn Lý Bình Trung nói :
― Ngoại tổ cảm kích hài nhi lắm, không ngờ một trợ thủ xuất chúng hơn người, quả là nhà có phước lớn, hôm nay cho ngoại tổ mở mắt hãnh diện với đời.
Trong kiệu có tiếng nói lẩm bẩm yếu ớt :
― Ân công cứu tôi với.
Trần Kiều Oanh bước đến kiệu, nói giọng khẩn thiết :
― Xin đại thẩm an tâm, đừng sợ đã qua khỏi tai nạn rồi.
Trần Kiều Oanh cúi người, tay vén màn kiệu, thấy người phụ nữ lớn tuổi ăn mặc hoa lệ trên cổ bị tròng vải lụa, hai mối đầu vải cột vào thành kiệu, chân tay cũng bị trói lại, tư thế ngồi nhưng không cử động được.
Người phụ nữ trong kiệu vội nói yếu ớt từ hơi thở bị chẹn họng, mắt hướng lên vải lụa, miệng cố thành lời :
― Ân công mau tháo đầu vải lụa thì có cơ may tiện nữ được sống.
Trần Kiều Oanh nhanh nhẹn búng một khuy nút áo vào đầu vải lụa đứt làm đôi, người phụ nữ mất thăng bằng ngã xuống sàn kiệu. Nàng liền búng tiếp khuy nút ái thứ hai giây thừng buộc trói hai chân và tay, người phụ nữ ngồi lại được bình thuờng, bà chấp hai tay cúi mình thi lễ, nói :
― Đa tạ nữ ân công cứu mạng.
Trần Kiều Oanh dìu dắt người phụ nữ sang trọng ra khỏi kiệu, bà hít sâu một hơi thở, lòng mừng rỡ nghĩ thầm:– Phước nhà còn lớn, tưởng chừng trên đường đi về cảnh giới khác, không ngờ sống lại được cũng nhờ những ân công mà ta chưa hề quen biết, họ đã xả thân dành lại mạng sống của ta từ tay Lâm Tứ Phương. Tuy ta không hiểu võ học nhưng nghe được tiếng kiếm, tiếng người la chát chúa rợn người, những tiếng gió thổi, tiếng đất đá bay "vù vù" cả một vùng rộng lớn, đủ cho biết đây là cuộc thư hùng rất khốc liệt .
Người phụ nữ khuôn mặt trái song da vàng, vẫn còn vài nét sợ hải chưa phai, đôi má bắt đầu chuyển sang sắc da trắng hồng hào, đôi mắt cũng đã lấy lại niềm tin, đôi môi có nụ cười hy vọng biểu hiện trong lòng đối với những ân công cứu mạng sống rất là sâu sắc.
Người phụ nữ chắp tay cúi đầu tự giới thiệu để tỏ lòng tạ ơn :
― Thân tiệu nữ góa bụa thân côi, họ Phùng tên Hoa Phấn, xin kính cẩn nghi ơn tứ ân công xả thân lấy lại đời sống mới cho tiện nữ, gặp khổ mạng mà được di phúc tử, sự tái tạo này tiện nữ sẽ phụng đáp quí ân công.
Tô Hà Hải xăng xái bước tới gần, chắp tay thi lễ, miệng cười nói :
― Thưa thẩm thẩm Kim Bội, đây là nữ nhi của tại hạ còn hai vị này là cháu ngoại nam họ Tô tên Bình Trung, nữ Trần Oanh Kiều là đôi vợ chồng trẻ. Thưa thẩm thẩm Kim Bội, chúng tại hạ không tiếp nhận đền đáp gì cả, mọi việc đều có trời cao tự bày ra và tự hóa giải đó mà. Hôm nay đại thẩm bị đại nạng không chết ắt có hậu phước, đúng là sống chết có mạng, phú quí do thiên. À đây cũng là dịp được biết phương danh của thẩm thẩm, từ lâu nay tại hạ thường gọi là nhà Kim Bội.
Phùng Hoa Phấn ngạc nhiên không biết bốn người này từ đâu đến mà lại biết bổn cô nói :
― Tiệu nữ thất lễ cùng quí anh hùng, lẽ nào vô tình không gặp nhau một lần hay sau ? Dù mỗi ngày tiệu nữ tiếp khách hơn trăm người ra vào Kim Bội cũng nhớ tất cả. Thực ra quí anh hùng chưa hề đến Kim Bội một lần nào ?
Tô Hà Hải thán phục cách nói chuyện của người kinh doanh đại phú :
― Chúng tại hạ tuy không phải là khách của Kim Bội nhưng là khách của Lầu Gia Cát, chúng tại hạ chính là quán đậu hủ bảy món ở trước cửa Lầu Gia Cát, nhờ mái hiên ấy mới độ nhật qua ngày, đó chẳng phải là ân hay sao ?
Phùng Hoa Phấn chợt nhớ ra điều gì, hơi ngập ngừng rồi lên tiếng :
― Nhớ ra rồi, đúng là lão tiền bối chính hình hài này nhưng sao khuôn mặt lại khác, không phải là khuôn mặt thực chớ, rất là lạ ? Tiệu nữ mỗi ngày gặp ở quán đậu hủ bảy món nổi tiếng hơn bốn năm ở Phiên Ngung thành này.
Tô Hà Hải mỉm cười nói :
― Quả là thẩm thẩm đoán không sai, ở đời khó thấy người chân thật, cho nên mượn bề ngoài để ẩn thân đó mà, xin thẩm thẩm cảm thông, xin cùng chúng tại hạ dời gót về nhà kẻo trời tối, trên đường đi cũng là dịp chuyện trò cho vui.
Lý Bình Trung nghĩ đoạn, muốn để lại những vết tích cảnh cáo nói :
― Thưa ngoại tổ và cô mẫu, nhân dịp này làm một việc tâm lý cảnh cáo những phần tử bất chính, nhất là quân quan tham ô.
Tô Hà Hải lấy làm lạ để lòng sửng sốt hỏi :
― Hài nhi làm việc gì và như thế nào ?
Lý Bình Trung nói lời tự nhiên :
― Thưa nội tổ là như thế này, hài nhi quăng những thủ cấp và chiếc kiệu xuống sông, rồi lật thân lưng tử thi, xé bào phục viết vào mỗi tử thi như thế này:– Bất dung kẻ cướp của giết người, hiếp yếu. Bất dung quan trường tham ô, bán chức. Bất dung cường hào ác bá, đàng áp Lạc dân. Bất dung kẻ nhiễu loạn biên cương, bán đất, bán biển cho người Phương Bắc. Bất dung kẻ làm phản cấu kết gian tế, thông đồng ngoại ban ly gián lòng dân.
Tô Hà Hải nghe thế thì hưởng ứng ngay nhoẻn miệng cười nói :
― Hài nhi đúng là tính việc trước lo việc hậu có chí khí, quang minh chính đại, nào thực hiện sớn về sớm.
Tất cả lên tiếng tán đồng, nhất là Phùng Hoa Phấn thở phào một hơi, cất giọng dịu dàng nói :
― Quả là Lý ân công tính chu đáo, đúng là suy nghĩ cũng anh hùng. Tiệu nữ ước gì võ lâm thống trị thiên hạ phải là người nhân ái, một khi đã là nhân ái thì tính thường tu dưỡng, tiếp nhận lời khuyên người bên cạnh.
Bà thầm ý, ngó qua hướng Trần Kiều Oanh rồi nói tiếp:– Quan trọng nhất là nam nhi thay đổi thiên hạ, còn nữ nhi thay đổi nam nhi, đây là qui luật ngàn năm bất biến. Nói như vậy có sai lời không xin quí ân công tha thứ ?
Tô Hà Hải đã kinh qua giang hồ gất đầu liền đáp :
― Những lời giáo huấn của thẩm thẩm đúng lắm ạ. Thôi tất cả hãy dời gót về quán đậu, rồi đưa thẩm thẩm Kim Bội về nhà, kẻo trời tối.
Trên đường đi mọi người đồng bước đều chân nhiệp ba, Phùng Hoa Phấn thở dài trong suy nghĩ, rồi cười cuộc đời nói :
― Tiểu nữ xin kể đời tư để quí ân công nghe những gì từ tâm khảm nhé ? Thưa tứ ân công, suy cho cùng làm đời người khó quá phải tiếp nhận nhiều thử thách rất cam khổ để rồi nhận lấy tồn tại. Đôi khi có được và có mất, tiểu nữ khởi đầu nhận khổ từ lúc gia gia của tiện nữ qui tiên vì độc dược của tên Lâm Tứ Phương, nửa năm sau phu quân cũng chết ví hắn, tiệu nữ sợ quá bí mật đưa hai đứa con trai gửi cho tiểu phu ở Giang Nam không ngờ gia nghiệp của tiểu phu cũng bị kẻ cướp chiếm đoạt, cả gia đình mất tích cho đến nay biền biệt.
Hiện tiệu nữ chỉ biết sống trong niềm vui cuối cùng ở nơi nữ tiểu nhi tuổi quá ngây thơ, riêng ba căn phố của gia gia để lại cho hai chị em của tiện nữ, bán với giá một trăm nén vàng, tài sản của mình mà bán không ai dám mua vì tên Lâm Tứ Phương nặc danh đe dọa người mua, quả là đại hải khủng khiếp do cảnh thân côi, nay dù có tiền cũng mất trí khôn !
Lúc gia gia mới qua đời, tiện nữ vì nhân ái, tiếp nhận nuôi tất cả tiểu nhị nam và nữ trong Lầu Gia Cát, không ngờ trong số đó có năm tên đồng mưu giết gia gia và phu quân của tiện nữ, tên Lâm Tứ Phương đứng đầu đảng.
Chính hôm nay tên Lâm Tứ Phương bày mưu lập kế chiếm đoạt tài sản, bằng một giá rất đắt là phải viết tờ nhường tài sản cho y mới được sống. Có đôi lúc tiện nữ cầu trời cao không tới, cầu đất gần không nghe ! Nào ngờ hôm nay có tứ ân công giải được tất cả biển khổ của tiệu nữ, ơn này từ hôm nay khắc cốt ghi xương tứ ân công cũng có thể lấy lòng đọ người !
Tô Hà Hải động tâm nói :
― Thực ra tất cả năm người gần như đồng khổ, mỗi người có một hoàn cảnh hoạn nạn trải qua khác nhau, xin thẩm thẩm Kim Bội an tâm khi nào cần chúng tại hạ nhất định cộng lực bảo vệ.
Người đi đường xa nói chuyện qua thời gian hóa gần, trong lòng mọi người còn rất nhiều lời chưa nói hết, chân đi chưa mỏi đã về đến quán đậu hủ.
Đinh Phi Long chỉ ghế mời người nhà và thẩm thẩm Kim Bội ngồi, lòng vui mừng vội xoay qua Trịnh Trường, giới thiệu :
― Trịnh hiền đệ à, đây là đại thẩm nhà Kim Bội đó, hiền đệ muốn mua ba căn phố này thì cứ hỏi đi ? Nói tiếp:– Ngoại tổ, mẫu thân và huynh tỷ đi thăm Phiên Ngung thành có đẹp không, rồi xoay qua Tô Hà Bích nói :
― Hiền muội làm năm chén đậu hủ Phong Châu Mãnh Tình Thương Ngũ Thiếu để gội rửa bụi trần.
Món đậu này Kim Bội thích nhất vì trong đậu nấu bằng cốt dừa, ngào gừng già với đường thẻ, ăn vào có cảm giác béo, cay, đắng, ngọt, bùi, giải phiền não trong lục phủ ngũ tạng, còn nhuận trường, liên miên tích thọ.
Tô Hà Hải giơ tay phẩy ngoay ngoảy giới thiệu :
― Thẩm thẩm Kim Bội, hài nhi Tô Trường là hiền đệ của Tô Bình Trung và Tô Kiều Oanh.
Kim Bội mỗi ngày tiếp cả trăm người quí phái vương tôn công tử, cho nên cử chỉ và cách ăn mặc bà định đoán được thân thế người đối diện, bà để ý Tô Trường có dung mạo khôi ngô anh tuấn, lanh lợi, khí khái hiên ngang, trực tính và bao dung, bà còn nhận diện thân hình cân đối cao ráo đương nhiên đối xứng với khuôn mặt. Cách ăn mặt bào phục đơn sơ bình thường, vải màu xám nhạt, như vợ chồng Tô Bình Trung, bà rất tinh mắt mới thấy một màu xanh ngọc lấp lánh từ viền cổ xuống đến thân tà và tay bào, không thể nhằm lẩn được, hẳn nhiên đây là một công tử đại gia hay là hoàng gia nào đó mà bà chưa hề thấy mặt. Đôi mắt bà ngó về hướng Kim Bội suy tư:– Không biết ba người trẻ này là ai võ nghiệp phi thường, mua căn phố của mình để là gì, hai nữa còn nhỏ làm gì có tiền để mua nhà cửa. Cũng có thể là gia đình địch phú quốc, cũng có thể là tiền bất chính nói :
― Chú em có ý định mua nhà thì thẩm thẩm đây cũng muốn bán, nhưng đến giá trăm nén vàng lận đó.
Trịnh Trường nghe xong thở dài có ý cao giá. Liền nghiêng mình qua bên Lý Bình Trung và Trần Kiều Oanh hỏi :
― Đại huynh-tỷ đồng ý thì đệ chi một trăm nén vàng mua ba căn phố này.
Lý Bình Trung và Trần Kiều Oanh cũng có ý định muốn có một mái ấm riêng, chờ ngày sinh hạ mẹ tròn con vuông rồi xuống Giang Nam sống, không thể tin người mới sơ giao có lòng tốt, cũng không thể nào họ tốt mãi với mình, tốt quá đôi khi khó bền lâu, thà mình tốt với người đừng để người tốt vì mình, tuy nhiên chỉ có huynh đệ Hoàng mới biết lo cho nhau, Lý Bình Trung nói :
― Hiền đệ thấy mua được thì thương lượng với đại thẩm Kim Bội, huynh tỷ đồng ý đó.
Mọi người hiện diện ngạc nhiên trố mắt nhìn nhau, có ý không tin huynh đệ Lý Bình Trung có số tiền lớn như vậy.
Phùng Hoa Phấn thấy nói chuyện ở quán đậu hủ không tiện, liền đề nghị :
― Tiện nữ xin mời quí ân công quá bộ đến nhà, thì tiện cho việc ba căn phố cũng nhân dịp này dùng cơm tối với tiện nữ.
Tô Hà Hải đắn đo một hồi lâu, rồi để tay sau lưng hướng thân mình sang Đinh Phi Long nói :
― Tiểu tế cùng Hà Bích thu dọn quán gấp, rồi đến nhà Kim Bội nhá ?
 Đinh Phi Long hiểu ý đáp :
― Dạ, thưa ngoại tổ tiểu tế thu dọn quán liền bây giờ.
Phùng Hoa Phấn chấp hai tay hướng sang Tô Hà Hải thưa :
― Lão tiền bối, cùng quí ân công theo tiện nữ.
Năm người đứng dậy rời khỏi bàn, đi được hai khắc là đến nhà Kim Bội, bà gỏ cửa gọi :
― Tuyết Băng mở cửa mẫu thân về đây.
Từ trong nhà có tiếng một thiếu nữa đáp :
― Dạ, mừng quá mẫu thân đã về nhà bình an, hài nhi mở cửa tức khắc.
Bên ngoài cửa chỉ nghe qua giọng thánh thót như họa mi đang hót trên cành rất êm tai, tự biết trong nhà có nữ mỹ nhân trẻ sinh đẹp và cách nói của văn nhân tinh điển nhả, thông cầm kỳ thi họa, đương nhiên là có kiến thức và nhu nhã.
Tuyết Băng mở cửa ra không tiếng động, vừa hé bằng bàn tay, là đã thấy khuôn mặt mỹ thiếu niên sinh đẹp. Tay mở rộng hai cánh cửa, Tuyết Băng nhìn thấy nhiều người lạ mặt, ngạc nhiên dịu dàng hỏi :
― Kính mẫu thân và chào quí vị, thưa mẫu thân đây là người thân hay sơ mà nhiều lắm vậy, đến nhà mình sao mà mẫu thân không cho nữ nhi biết để đón tiếp, còn những phu và kiệu đâu hở mẫu thân ?
Phùng Hoa Phấn liền nói nhỏ :
― Tuyết Băng chuyện này dài lắm từ từ mẫu thân kể cho nữ nhi nghe. Trước mắt gọi người làm cơm khách thượng phẩm nhất là hợp khẩu vị để chiêu đãi quí ân công của gia đình mình, nữ nhi hãy nhanh lên mẫu thân thương nhiều .
Trong ánh mắt Tuyết Băng không khỏi thẹn vì có những khách lạ đồng canh.
― Dạ, mẫu thân, nữ nhi đi gọi người làm cơm gấp đó ạ, mời quí ân công dùng trà xanh ạ .
Chủ khách ngồi vào bàn tròn mười hai ghế, thấy gốc trái có một tủ rượu nào là Thạch Than, Tân Nhuận, Sa Khâu, Long Hồ, ngon nhất là rượu Nông Nại. Trên bàn có các loại quả như Đường tâm, Ba la mật, Phật đầu lê, Tiên lý, Mông quả, Kim tiêu, Long nhãn. Chủ nhà và khách uống trà xanh Lài Đồng Tương, riêng Tô Hà Hải uống rượu Nông Nại, chủ nhà mời khách :
― Kính mời lão tiền bối cùng quí ân công dùng trà và trái cậy khai vị ạ .
Tuyết Băng quét mắt quan sát thấy mọi người rất thân thiện với mẫu thân, có vẻ như bà con ở xa mới đến đây lần đầu.
Hồi nãy bận rộn Tuyết Băng chưa kịp chào khách, cho nên lần này đứng sau lưng mẫu thân rồi cúi đầu chào từng người một.
Phùng Hoa Phấn nhẹ giọng giới thiệu cho Tuyết Băng nghe :
― Nữ nhi thay mặt nhị huynh hành lễ đa tạ quí ân công lượm lại mạng sống cho mẫu thân.
Bà giới thiệu từng người một, Tuyết Băng cúi đầu hành lễ chào, bà còn giới thiệu vợ chồng Đinh Phi Long sẽ đến sau. Tuyết Băng nghe qua lời tình tự của mẫu thân, động lòng thiện cảm những người mới quen, đôi mắt mỹ diệu, của Tuyết Băng chớp chớp ứa ra đôi giọt lệ trong như ngọc, lòng rụt rè, ríu rít thưa :
― Tiểu nữ Quách Tuyết Băng kính lễ đa tạ quí ân công, lòng nhỏ bé này ngưỡng mộ quí anh hùng, một lạy này xin đáp ân quí sư phụ tiếp nhận.
Tô Hà Hải lần đầu tiên vào nhà Kim Bội thấy cảnh sống ở đây rất là nề nếp, văn phong lễ phép, ông khen :
― Thảo nào mẫu tử liên tâm mới có gia phong hơn người .
Huynh đệ Lý Bình Trung chấp tay trả lễ, nhếch mép môi nở nụ cười thay lời mở đầu :
― Thưa đại thẩm, vợ chồng tiểu nhi xin kết nghĩa huynh muội với hiền muội Tuyết Băng, hy vọng đại thẩm chấp nhận. Còn tiểu muội Tuyết Băng thì thế nào ?
Phùng Hoa Phấn trong nụ cười hiền hòa đôi mắt châm chiêu hướng đến bàn thờ của chồng, thầm suy tư: – Lão đã già có ý từ lâu ước gì Tuyết Băng văn võ song toàn để ngày sau bảo vệ lấy thân, tuy Tuyết Băng tuổi mười sáu xem ra đã trưởng thành hơn người lớn, vốn thục nữ thông minh và có khí khái, nay nghe Lý Bình Trung gợi ý kết nghĩa huynh muội, tức nhiên không để lỡ cơ hội, tức nhiên bà hài lòng vì đã chứng kiến hiệp nghĩa của Lý Bình Trung và Trần Kiều Oanh.
Có tiếng gõ cửa trong nhà biết vợ chồng Đinh Phi Long đến, Tuyết Băng ra mở cửa mời vào và chỉ hai chiếc ghế mời ngồi. Vợ chồng Đinh Phi Long chấp tay cúi đầu hành lễ, rồi ngồi xuống ghế.
Tiếp theo Phùng Hoa Phấn gật đầu cười nói :
― Lý ân công chịu tiếp nhận Quách Tuyết Băng làm nghĩa muội thì lòng đại thẩm này vui lắm, từ đây quí ân công hãy xem nhau là người một nhà, nhân dịp này tiệu nữ xin gọi lão tiền bối bằng nghĩa phụ, còn gọi Hà Cúc bằng hiền muội, những vị khác tự mình phân ngôi thứ trong gia đình.
Tất cả đồng ý lời đề nghị của Phùng Hoa Phấn, Quách Tuyết Băng xăng xái đướng lên, chắp tay miệng hoa cười, rồi nói :
― Kính thưa quí đấng xin thành, kính thưa quí huynh, tỷ có lẽ tiểu muội là người nhỏ nhất, được Lý đại huynh và Trần tỷ tỷ kết nghĩa huynh muội, sao không kết nghĩa cùng lúc với quí hiền huynh khác, có thế mới hợp lý chứ ?
Lý Bình Trung giải thích :
― Khi huynh nhận muội kết nghĩa tức là huynh, tỷ, đệ, muội chung một nhà rồi, không tin muội hỏi quí tỷ đệ  xem .
Đinh Phi Long vừa mới đến cũng hiểu ít nhiều trong câu chuyện kết nghĩa nói :
― Quách muội an tâm Lý đại huynh là người thay mặt huynh, tỷ, đệ đó.
Trần Kiều Oanh xoa xoa tay, nói liền hai tiếng "cảm động", rồi chắp tay, cất giọng dịu dàng nói :
― Quách muội à, hôm nay chỉ là sơ giao kết nghĩa, chưa phải chính thức đâu, phải chờ có mặt Hoàng Phi Bằng hiền đệ, ngày đó mới chính thức hành lễ kết nghĩa, tuy Hoàng đệ nhỏ hơn Lý huynh mấy canh, nhưng là sư phụ, cũng là hiền đệ và ân công.
Hoàng đệ tính hiền hòa, đức hạnh hơn người, văn võ nhất phương, gia thế địch phú quốc, sống đạm bạc, thương yêu và cảm thông huynh, tỷ, đệ hết mực không lộ hình tướng, tuy là huynh đệ nhưng khó ai biết được nơi ở chính thức của Hoàng đệ.
Khi đã kết nghĩa huynh, tỷ, đệ, muội rồi thì không nên gặp phải các tội quá đáng, hầu để tránh hình phạt, có những tội phải tránh, như bất dung kẻ cướp của giết người, hiếp yếu. Bất dung quan trường tham ô, bán chức. Bất dung cường hào ác bá, đàng áp Lạc dân. Bất dung kẻ nhiễu loạn biên cương, bán đất, bán biển cho người phương Bắc. Bất dung kẻ làm phản, cấu kết gian tế, thông đồng ngoại ban ly gián lòng dân. Quách muội nghĩ thế nào ?
Quách Tuyết Băng ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi trả lời :
― Thưa quí huynh, tỷ thực ra ngũ bất dung mà tỷ tỷ vừa trình bày, cũng là chí nguyện của muội, hy vọng Hoàng đại huynh tiếp nhận thành ý của muội, nhưng mà khi nào mới cử hành lễ, thưa tỷ tỷ ?
  Trần Kiều Oanh liền trả lời :
― Theo tỷ biết, còn phải thử thách khả năng ứng biến, ngoài ra còn có những khả năng đặc biệt khác, không phân biệt gia thế, thù địch phân minh, tình người xã tắc rõ ràng, không thể nói con mèo đen và trắng là một, vì hai con mèo không đồng thủ pháp bắt chuột. Trần Kiều Oanh nói đến đây, để mọi người đồng hiểu nguyên nhân xuất hiện huynh đệ họ Hoàng.
Về gia đình họ Tô đã có ấn tượng sâu sắc tình người của huynh đệ họ Hoàng.
Tô Hà Hải nói xen vào :
― Những gì Trần nữ nhi trình bày không sai.
Còn gia đình họ Quách nghe qua rất là cảm kích, nhất là Phùng Hoa Phấn đã chứng kiến mục phiêu của huynh đệ họ Hoàng, như đã mượn năm thi thể cảnh cáo thiên hạ .
Phùng Hoa Phấn xoay mặt qua Tuyết Băng nói :
― Tuyết Băng đến tủ lấy sơ đồ nhà ngoại tổ ra đây cho mẫu thân.
Tuyết Băng vâng lời :
― Dạ, tiểu nhi đi lấy ạ .
Phùng Hoa Phấn trải sơ đồ lên mặt bàn và chỉ :
― Thưa cả nhà, chúng ta thử hình dung ba căn phố, mặt trước thì ai cũng biết là con đường trung tâm của thành Phiên Ngung, còn có mặt sau cũng có ba căn phố tọa lạc trước Tây Châu Giang thuận việc kinh doanh đường thủy, không được sầm uất như mặt trước.
Chiều dài ba trăm thước, chiều ngang một trăm thước, trong sáu căn phố này tất cả vật dụng còn để nguyên, nhất là căn phố gia gia của tiện nữ ở trong đó vật dụng rất giá trị, chỉ căn này thôi cũng đáng giá năm mươi nén vàng rồi, khi vào chỉ cần lau chùi, quét dọn lại là ở liền, sáu căn phố này giá một trăm nén vàng quá rẻ, vậy Trịnh hiền nhi nghĩ thế nào ?
Trịnh Trường quả nhiên hài lòng liền đáp :
― Thưa cô mẫu, trước đây nhìn bên ngoài ba căn phố không biết bên trong cho nên tiểu nhi cho là đắc đỏ, nhưng bây giờ thì quả thực quá rẻ, lại còn tất cả vật dụng sang trọng nữa, xin cô mẫu tiếp nhận ngân phiếu và làm khế ước, người đứng tên là đại huynh Lý Bình Trung và tỷ Trần Kiều Oanh.
Phùng Hoa Phấn cùng cả nhà ngạc nhiên tự hỏi:– Tại sao người mua tài sản lớn như thế này mà để cho người khác đứng tên, ở đời này quả là nhiều chuyện khó hiểu.
 Tuyết Băng có tính tò mò hỏi :
― Thưa Trịnh đại huynh sau khi mua tài sản này buôn bán những gì ?
Trịnh trường không suy nghĩ trả lời :
― Đầu tiên căn nhà trước đây của ngoại tổ ở, nay tạm để gia đình Tô ngoại tổ, căn phố song song để cho đại huynh tỷ Đinh Phi Long phát triễn kinh doanh đậu hủ bảy món, đầu tư ngũ cốc với giá rẻ và phát chẩn mỗi khi bị hạng hán thiên tai, mở nhà thuốc miễn phí cho dân nghèo, mở Phong Lưu Tửu Lầu, Tư chế, nhà phát hành xuất bản Hoa thư. Đặc biệt ở phần đất trống trải dựng lên một đại sảnh đường trong đó có bàn thờ họ Phùng, sáu căn phố này giao thông với nhau.
Mọi người nghe qua phát họa của Trịnh Trường đồng ngạc nhiên, có người không tin lời nói của Trịnh Trường và để lòng kỳ lạ sao mà có con người quá lý tưởng như vậy chứ, vả lại tiền ở đâu mà làm những việc phi thường này, dù có mua được sáu căn phố thì tiền ở đâu mà làm đại sảnh đường. Riêng vợ chồng của Lý Bình Trung thì bình nhiên vì trên tay đã có ba trăm nén vàng, Tịnh Trường nói không sai và còn biết dụng đồng tiền đúng chỗ nữa.
Tuyết Băng vốn thông minh và để lòng nghi ngời Trịnh Trường sống trong ảo mộng nàng nói :
― Trịnh huynh trở về với thực tế đi, lý tưởng lắm thì ai mà theo kịp, có chắc chắn thực hiện được không, đại huynh nói chuyện như Hoàng đế không bằng, hình như đại huynh uống trà mà đang say rượu vậy, chỉ lo cho người khác mà không lo chính mình, xin hỏi đại huynh trong sáu căn phố đó Lý huynh-tỷ và Trịnh huynh ở đâu hả ?
Trịnh Trường bị Tuyết Băng chê, cả nhà đồng cười khúc kích, chàng trả lời :
― Quách hiền muội à, Lý huynh, tỷ và tại hạ tạm ở nhà của ngoại tổ, khi nào đại sảnh đường dựng lên hoàn tất thì dọn đến, chỉ cần hai mươi ngày là có nhà cao cửa rộng, sơn song thếp vàng, đường đi gạch đỏ, mái ngói men xanh .
Tuyết Băng hơi bực mình vì càng nghe Trịnh Trường nói thì chuyện càng phiêu lạc, nàng hơi có ý trách nhẹ :
― Trịnh đại huynh ngồi ở đây mà lòng phiêu diêu ở cung tiên, thôi thì trao tiền mua ba căn phố rồi hãy nói cảnh cung tiên sau.
Trịnh Trường ngó Phùng Hoa Phấn rồi lấy chi phiếu số 05051945 đúng một trăm nén vàng rồng đặt trên bàn. Phùng Hoa Phấn và Tuyết Băng ngạc nhiên đây là chi phiếu của Hoàng triều. Tuyết Băng tự trách:– Nãy giờ mình có nhiều suy nghĩ khác với Trịnh Trường, nhưng không biết người này là ai mà sử dụng chi phiếu vàng rồng, đúng là mình không biết nên gây họa vào thân, cũng tại mình thực thà quá sinh ra khó nói chuyện với Trịnh đại huynh rồi.
Phùng Hoa Phấn trong lòng cũng hơi bối rối, bởi ba năm trước đến nay còn giữ trong nhà chi phiến Hoàng triều năm mươi nén vàng thường mà không dám đi đổi, vì trong dân giang không được lưu hành chi phiếu vàng của Hoàng triều, lý do số vàng này không được lạm dụng lưu hành ra ngoài dân giang nhất là giới thương buôn.
Phùng Hoa Phấn ngó thẳng vào mặt Trịnh Trường hỏi :
― Cô mẫu hỏi Trịnh nhi phải nói thực thà nhé, ai trao chi phiếu này cho Trịnh nhi và có biết đây là chi phiếu vàng rồng của Hoàng triều không ? Một nén vàng rồng bằng ba nén vàng thường. Chi phiếu vàng thường là đã khó lưu hành trong dân giang rồi, nếu Trịnh nhi trả lời không trôi chảy thì nên hủy bỏ việc mua bán này, cô mẫu hứa tặng ba căn phố này cho Trịnh nhi.
Trịnh Trường thản nhiên trả lới :
― Hài nhi đa tạ cô mẫu có nhã ý tốt, nhưng không nhận đâu bởi hài nhi có tiền mới dám mua nhà, bằng không thì ngồi đây nói chuyện ba hoa được sao ? Nếu không tin thì sáng mai xem ba căn phố sẽ trao một trăm nén vàng thường cùng lúc cũng chưa muộn mà. Riêng chi phiếu vàng rồng thì đương nhiên hài nhi biết xuất xứ, cô mẫu an tâm chi phiếu này rất lương thiện. Cũng có thể đây là chi phiếu vàng rồng của hoàng triều Nam Việt hiện cấm lưu hành, nhưng đối với huynh, tỷ, đệ của hài nhi thì không ngại sử dụng chi phiếu có dấu ấn hoàng triều .
Phùng Hoa Phấn gật đầu an lòng, bà gọi nhỏ nhà bếp dọn cơm chiều đãi khách quí, buổi cơm thượng phẩm tất cả đều hạp khẩu vị, nhờ thực đơn tươi mua tại tạp thị Tây Châu Giang. Cả nhà ăn no uống nhiều, nói chuyện vui thoải mái.
Phùng Hoa Phấn lúc nào cũng nói chuyện vui với  lão Tô và Tô Hà Cúc, còn những người trẻ nói chuyện không để ý chừng mực. Tự động chia thành hai phe già trẻ nói chuyện khác nhau.
Đinh Phi Long kể về tình yêu của Tô Hà Bích và quán đậu hủ, còn Lý Bình Trung thì kể chuyện tình duyên với Trần Kiều Oanh và nguyên nhân nhận họ Tô làm thân thuộc và lý do hội ngộ trong buổi cơm này, riêng Trịnh Trường, Tuyết Băng chỉ ngồi nghe những người đã có mùi tình yêu.
Bất chợt Tuyết Băng hỏi nhỏ Trịnh Trường :
― Trịnh đại huynh kể cho muội nghe về thân thế của huynh nhé, không nói thì buồn lắm, mình không thể nào coi hát chùa được đâu.
Trịnh Trường bật cười trả lời :
― Thì hồi nãy đã kể hết rồi, kể đến đâu người ta cho mình là ảo tưởng không thực, bây giờ có kể cũng thế thôi. Sao muội không kể mà bắt người ta kể cho muội nghe, như vậy không công bằng.
 Tuyết Băng cười như chim chích chòe, có ý muốn chơi khâm Trịnh Trường :
― Muội lúc nào cũng ở sau bóng của mẫu thân, chưa hề lịch lãm đường đời nhất là giang hồ, nhưng muội có một chuyện thầm kín chưa hề nói cùng ai.
Nàng vừa nói đến đây, Trịnh Trường cắt ngang :
― Muội à, mới có mười sáu canh mà đã có chuyện thầm riêng tư, kín ư, sao mà sớm thế ?
Tuyết Băng hiểu được ý, liền cười duyên :
― Đúng là huynh thật thà, nghe nói đến thầm kín là đỏ mặt rồi, thầm kín có nhiều cách nói, cảnh ngộ cũng thế chứ đâu phải thầm kín đóng khung đôi trai gái đâu mà huynh cắt ngang, làm muội không còn cảm xúc rồi.
Trịnh Trường đỏ mặt trong lòng khó chịu, nhưng cũng muốn biết cái gì gọi là thầm kín, rồi hỏi :
― Thôi thì muội cứ diễn đạt những gì thầm kín nhất cho huynh nghe nào ?
Tuyết Băng lúc nào cũng tỏ ra vẫn còn trẻ em, nàng mỉm môi nói nhỏ, hơi nghẹn ngào chỉ đủ cho Trịnh Trường nghe :
― Trịnh huynh có biết không, muội có đến nhị đại huynh nay đang sống ở Giang Nam, huynh muội cách biệt hơn bảy năm rồi, muội nhớ quí huynh ấy lắm nhưng không biết ở đâu mà tìm, đường Giang Nam quá xa, hai nữa mẫu thân cấm tiết lộ cho người thứ ba biết, nay muội tin tưởng huynh mới nói lên lời thầm kín này, hy vọng nhờ huynh hứa tìm được nhị huynh họ Quách Tuyến Sơn và Quách Tuyết Thủy, tiểu muội đa tạ ân công trước.
Trịnh Trường bật cười nói :
― Muội nói thẳng như vậy thì hay biết mấy, trái lại muội chơi chữ thầm kín làm cho đời trai tại hạ muốn chết được, kỵ nhất là hai tiếng thầm kín, mai sau đem lòng thẳng để nói với nhau nhé, huynh hứa sẽ tìm nhị huynh cho muội.
Tuyết Băng lòng vui mừng, vội hỏi :
― Trịnh huynh có nhiều huynh tỷ kết nghĩa không, còn về gia thế thì đã thế nào rồi, cho muội biết được không ?
Trịnh Trường một lần nữa bật cười trả lời :
― Tuyết Băng hiền muội có phải là đại quan Hình Bộ không, giờ này đã khuya rồi mà còn làm việc à ?
― Thưa, Trịnh huynh đại quan Hình Bộ là gí vậy ?
― Thì là người chuyên tra khảo thân thế người ta đó, thôi được tại hạ đã đến cửa này thì phải khai thôi, nay tại hạ vẫn thân đơn thế cô, còn hỏi gì nữa không ?
― Thưa Trịnh huynh hết rồi, nhưng muội muốn bắt huynh bỏ tù về tội thân đơn thế cô.
Buổi tiệc đến đây cũng đã khuya, mọi người đồng cảm kích thâm giao, hảo cảm tình đời hợp. Hẹn sáng sớm mai đi xem ba căn phố. Chủ khách chia tay để lại trong lòng những niềm vui, nhất là Trịnh Trường lịch lãm giang hồ nay bị một Tuyết Băng đánh gục. Chàng thấm tình liền ca :
Phiên Ngung tình trong tuyết băng
Cảnh trần gió mây phải chăng kỳ ngộ
Xuân hạ ngàn hoa nở rộ
Một lưng trời chỉ yêu cô kiều lệ .
Huỳnh Tâm 
Kho Tàng Việt Vương, tất cả 10 chương.
Đọc tiếp chương 2.
Tình Người Xa Thẳm Biển Khơi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét