Kho Tàng Việt Vương - Chương năm ( Huỳnh Tâm )


Trời Ngập Như Quân Reo Tướng Thét

Ngày trước huynh đệ của Nguyễn Tào Đang vừa gặp đã nhận xét người sư phụ trẻ võ học tầm thường, sau ngày trừ bọn Lê Vĩnh, họ mới kính trọng võ nghiệp của Hoàng Phi Bằng và chịu gọi hai tiếng sư phụ.
Hôm nay họ mới biết đích thực sư phụ Hoàng Phi Bằng văn võ song toàn bất lộ.
Tuy vậy Võ Thu Hồ cũng còn nhiều mối lo riêng thưa :
― Thưa sư phụ, quí huynh, tỷ, đệ, trưởng thành tại đất Âu Lạc, có ít nhiều không cảm tình với Nam Việt Vũ Đế, như vậy Cần Lĩnh Nam phải phù trợ Vũ Đế hay là An Dương Vương ?

Trịnh Đình Thao đọc nhiều thư pháp, thông kinh hiểu sử, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, bát lãm kinh thư, mọi điều thông suốt, liền phát biểu :
― Ngu huynh cảm thấy cần phải có một câu trả lời thật tế nhị. An Dương Vương cùng Nam Việt Vũ Đế ai là người dựng nước khai quan địa thổ và có dòng máu Bách Việt, cho đến nay chưa có câu trả lời. Ngu huynh có thể trả lời đơn giản. Thục Phán vốn gốc dòng dõi người nước Ba ThụcTứ Xuyên (Trung Nguyên) điều này ai ai cũng đã biết, thuở ấy nước Ba Thục rộng lớn bao gồm Cam Túc thủ phủ là Thành Đô, người ta còn gọi khu vực văn minh Hoa Hạ hay Tây Nhung. Binh mã Ba Thục hùng mạnh, lúc đó cử tái tử Thục Phán tràn sang xâm lược nước Văn Lang tiêu diệt được Hùng Vương, lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương có phải là người Bách Việt không ? bản thân An Dương Vương có phải là người đi chinh phục nước khác hay là dựng nước ?
Để rõ ràng hơn tộc Bách Việt không có mặt ở Tứ Xuyên, trái lại tộc Bách Việt có mặt từ Giang Tô, Chiết Giang cho đến tận Nhật Nam ngày nay, về nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống đoàn tụ Bách Việt một nhà và công nhận vua Hùng là cội nguồn Bách Việt, nếu nói Triệu Đà là giặc còn An Dương Vương có phải là cướp không ?
Mai này việc các vua Hùng được chứng minh xuất phát từ Động Đình Hồ thuộc tỉnh Hồ Nam, rồi từ đó di cư lên Giang Tô, Chiết Giang lập nước U Việt và Ngô Việt, xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam thế thì gia phả Triệu Đà trong dòng chảy này ? Ngày nay toàn tộc Bách Việt đã chấp nhận Nam Việt như một vương triều chính thống, để chứng minh vợ của Triệu Đà là Trình thị người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ, còn vợ của An Dương Vương là Mã Hoa người Thành Đô đất Ba Thục. Nhưng sự hệ trọng là thống nhất Bách Việt, vậy không cần phải tranh luận nữa.
Cũng cần nói thêm, thuở trước Tần Thủy Hoàng đã ban chỉ dụ diệt toàn chủng tộc Bách Việt. Tần Thủy Hoàng đã gồm thâu lục quốc vào một tay, lúc bấy giờ nếu không có Triệu Đà cản trở thì huynh đệ không còn ngồi đây để tự hào con dân Bách Việt, vĩnh viễn không ai gọi đến tên Bách Việt. Nay nhà Triêu lập quốc Nam Việt xưng hiệu Vũ Đế, vậy phải tự hào mới đúng.
Theo đệ nghĩ một triều đại nào cũng vậy, rồi phôi pha theo năm tháng đổi thay, Vũ Đế cũng hòa tan vào Bách Việt, đồng đứng chung trong vận mệnh thăng trầm của Giang Nam, trôi chảy như dòng sông Dương Tử, để bảo vệ phần đất Lĩnh Nam, đó là yếu tố sống còn của Bách Việt, chúng ta chỉ biết phán xét một chiều mà không biết phán công toàn diện.
Nay Bách Việt đoàn tụ nguyên khối, khẩn định sự trường tồn, sống còn Bách Viêt làm Lạc dân phải biết bảo vệ nhau, không ai can đảm tách rời một Việt ra khỏi khối Bách Việt và ngược lại không để phương Bắc thôn tính Bách Việt, nếu có đổi thay một Việt, tách rời không khác nào gọi mời người Trung Nguyên tiêu diệt Bách Việt, từ xưa nay phương Bắc tìm trăm phương ngàn kế để thôn tính Bách Việt mà không thành.
Hôm nay và mai sau cương giới Lĩnh Nam, cũng như thành Phiên Ngung không để bàn tay ngoại nhân hay gian tế phá nát, hy vọng tôn tộc Bách Việt tránh trước đề phòng sau, con cá mập phương Bắc, lúc nào nó cũng chuẩn bị nuốt chửng Bách Việt.
Hoàng Phi Bằng, xem đây là câu giải đáp đúng lúc, chàng khuyến cáo :
― Phải đề phòng từ bây giờ đừng để tương lai Bách Việt hao mòn một chữ Việt !
Lữ Trường Gia không còn bao lâu nữa là từ giả sư phụ và huynh đệ nói :
― Thưa, chính sư phụ nguyên người Lạc Việt sinh tại Giang Tô hải ngoại, thế mà hiểu nghĩa lý tôn tộc Bách Việt, còn thông thái hơn huynh đệ trăm lần, sư phụ vì dân thỉnh mạng, bỏ giường cao nệm ấm, ở cùng Bách Việt chứ không vì một ông vua.
Đề nghị huynh đệ bỏ xuống những ý niệm ngoài đạo lý, có như thế mới làm được việc lớn cho tôn tộc Bách Việt, cũng may có sư phụ soi sáng cho huynh đệ, chứ không thì lòng mình u minh mãi mê.
Hoàng Quốc Kỳ đứng lên thưa :
― Đệ tử đa tạ sư phụ đã soi sáng được lòng, xin quì ghi ơn người trước khi từ giả.
Tất cả huynh đệ Cần Lĩnh Nam Giang Bắc đồng đướng lên nói :
― Chúng đệ tử đồng bái sư phụ. Hôm nay xin đem hết tất lòng bảo vệ giang sơn Bách Việt.
Hoàng Phi Bằng trong lòng như mở hội nói :
― Có như thế mới là người Bách Việt, à mỗ nhớ có một vũ khí rất lợi hại lắm, để mỗ vào kho lấy ra biểu diễn xem thử thế nào nhá.
Cửu huynh đệ Cần Lĩnh Nam rất ngạc nhiên, không hiểu vũ khí gì, một chập Hoàng Phi Bằng đem ra hơn trăm mảnh da bò, ngựa, trừu mỗi mảnh da hai mặt khác nhau, màu đen tẩm độc dược hay thuốc gây mê tùy theo phân lượng lúc xuất chiêu, màu xám thuốc giải độc.
Hoàng Phi Bằng chuyển thân mình hướng phía Phùng Hưng nói :
― Cô trượng, đứng cách xa tam trượng, nhớ cẩn thận nhá, đây là thuốc độc đấy, khi mỗ xuất chiêu thì phải tránh né mảnh da, hoạt đẩy mảnh da ra hướng khác, chú ý không cho chạm vào người, cũng có thể vươn tay lấy mảnh da này mà không nguy hiểm, đây là mảnh da mặt đen, xin Cô trượng đỡ .
Phùng Hưng liền phi thân ra xa tam trượng nói :
― Đã chuẩn bị rồi.
Phùng Hưng nghĩ thầm:– Trò chơi này là của mỗ, sư phụ làm sao chơi lại, hai nữa mỗ đứng xa như vậy thì làm sao mà mảnh da chạm vào người được.
Phùng Hưng tuy lòng suy nghĩ quá đơn giản, nhưng tay chân vẫn phải thủ, mảnh da mặt đen đã đến khi nào không ai thấy, chỉ thấy Phùng Hưng nằm lăn xuống đất.
Tam khắc sau, Hoàng Phi Bằng bảo chín đệ tử :
― Hãy xem mặt da màu xám này nhá.
Hoàng Phi Bằng xuất chiêu chậm rãi để chín đệ tử thấy rõ mảnh da bay ra, vận tốc không nhanh, kình lực bình thường mảnh da đã ụp vào mặt Phùng Hưng liền lò mò đứng dậy vội hỏi:
― Thưa sư phụ, không biết tại sao mà mảnh da đen đến nhanh như vậy, đệ tử không thấy để phản ứng, tại sao đệ tử phải lăn ra đất, kỳ quái thật, mảnh da thảy ra thì phải có tiếng gió "vù vù" chứ. Mảnh da mặt đen và mặt xám hiện giờ vẫn còn trên tay của sự phụ kia mà ?
Hoàng Phi Bằng giải thích :
― Cô trượng lại đây hài nhi nói cho mà nghe, mảnh da này lấy ý từ ngày đầu gặp nhau tại Phong Lưu Tửu Lầu, Cô trượng còn nhớ không ?
― Dạ, đúng vậy.
Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Lúc ấy Cô trượng thảy mảnh da để lấy bánh bao, thì hôm nay làm vũ khí, khi thảy ra là bắt được một địch nhân, sự sống chết do thuốc độc nhiều hay ít, còn mặt da xám là để giải độc, thảy mảnh da thì có chiêu số riêng tùy theo loại da, bò, ngựa, trừu khi xuất chiêu đừng để đối thủ nghe được tiếng gió động, muốn thảy được thì phải biết qua chiêu thức này, dụng một ít nội công, quí đệ tử thảy mảnh da thử nào, trước khi mỗ hướng dẫn vũ khí này tên là "Tinh thông bào ảnh", cửu Cần Lĩnh Nam xuất hết nội lực thảy thử mảnh da bay xa ba trượng.
Hoàng Phi Bằng thấy các đệ tử xuất chiêu không chuẩn, đành hướng dẫn cách thảy mảnh da bò trước : 
― Muốn thảy da bò thì chuyển một thành nội lực vào da cứng phồng lên và xuất quyền xoay mạnh, đẩy mảnh da vào mặt địch thủ, khi da chạm vào mặt rồi nó tự hồi về tay mình, trò chơi này gọi là "Nhất ý da" trong "Tinh thông bào ảnh", da ngựa thì hai thành nội lực gọi là "Nhị ý da", da trừu dụng ba thành nội lực gọi là "Tam ý da" quyền xuất như da bò.
Cửu đệ tử luyện tập hai lần là thành công.
― Dạ. Cửu đệ tử xuất chiêu liền.
Quả nhiên xuất chiêu thành công, tất cả đồng vỗ tay. Hoàng Phi nói tiếp:– Hay tuyệt, đây là vũ khí bắt sống địch nhân, sư phụ tặng cửu Cần Lĩnh Nam năm mươi mảnh da, để tùy nghi sử dụng cho tiện ứng phó.
― Chúng đệ tử đa tạ sư phụ.
Những ngày sau cửu Cần Lĩnh Nam lo luyện tập võ học từ sáng đến chiều, mười ngày trong động Lạc Việt sư phụ và đệ tử chung sống luyện kiếm, nội công, quyền pháp tiến triển mau lẹ, bằng sống mười năm ngoài đời, ngày cuối cùng cửu đệ tử tạm biệt không trở lại động Lạc Việt.
Mười người chui qua lỗ cửa động ra ngoài, Hoàng Phi Bằng lấy một tảng đá lớn bít cửa động lại, rồi cùng đi với cửu huynh đệ Cần Lĩnh Nam đến thị trấn Giang Phả lấy tuấn mã. Phùng Hưng mời sư phụ về Tượng Quận để thăm gia đình, nhất là vấn an gia gia Phùng Nam.
Hoàng Phi Bằng xin cáo từ :
― Thưa Cô trượng, Phi nhi phải đi Cửu Chân vì gia gia đang gọi về, hẹn nửa tháng sau gặp nhau tại vịnh Hổ Môn, cho mỗ gửi lời thăm lệnh nghiêm, lệnh từ chúc thượng lộ bình an.
Phùng Hưng không dám trái ý chấp tay nói :
― Vâng. Đa tạ sư phụ, chúc thượng lộ bình an.
Huynh đệ Cần Lĩnh Nam đi về hướng bắc Tượng Quận, Hoàng Phi Bằng và Trần Bình Thành đi về hướng Nam, đi được hai mươi trượng.
Hoàng Phi Bằng bảo Trần Bình Thành :
― Đệ tử ở đây chờ sư phụ sẽ trở lại liền.
Chàng phi thân trở lại động Lạc Việt dùng quyền đánh vào núi lấy một tảng đá lớn lấp lại phần ngoài cửa chui vào cửa động.

Thiều quang của một buổi chiều thu, Hoàng Phi Bằng trở lại động Nam Khê Sơn cùng đi có Trần Bình Thành. Chàng gọi mười con hạc từ động Lạc Việt bay đến một khe suối trên đường đi, hạc chở theo nào là lương thực, sữa bò tươi, rượu Hổ phách và thuốc trị liệu. Hoàng Phi Bằng bảo Trần Bình Thành :
― Đệ tử lên đại hạc, cùng mỗ tiếp tục hành trình bay về hướng Nam, không bao lâu đến động Nam Khê Sơn. Hoàng Phi Bằng chuyển động Tu hú báo tin đã đến đúng hẹn, cả nhà Đào–Trần mừng vui khôn tả, nhìn lên trời thấy mười con đại hạc chuẩn bị đáp xuống đất, lần này có một thanh niên tuấn tú trạc tuổi như Đào Phụng Hòa cùng đi theo. Trần Bình Thành lấy đồ vật trên lưng đại hạc xuống. Hoàng Phi Bằng tay chỉ vào cửa động lập tức Trần Bình Thành chân xuất bộ pháp chạy như gói, thân hình phất qua phất lại rất nhanh lẹ, không khác nào một đạo sĩ phong cốt tiên bay, cả nhà Đào–Trần khen thành lời :
― Thảo nào sư phụ, đệ tử nhà của họ khác hơn người thường, họ như thể rồng bay, nghe tiếng bước chân rất vững chắt, họ còn cưỡi đại hạc không khác nào là tiên ở trần thế, tình nghĩa lòng rộng bao la.
Mười ngày đêm trong nhớ Hoàng Phi Bằng thật là dài, nay đem đến Đào–Trần một niềm hạnh phúc khôn tả và tình người cũng không hết cạn lòng, dù có trăm ngàn bút nghiên mực cũng khó thành văn, đúng là ngàn ngôn vạn ngữ khi thương cũng là văn chương, tuy nhớ ngày dài, nay gặp lại có khác nào hôm qua, với những nụ cười thân thương, đầy tình người qua đôi mắt nó đã thay cho ý tưởng, còn hơn đọc một tuyệt tác mà vẫn phân vân, chưa diễn đạt hết ý.
Trong sảnh đường vui nhộn họ Đào, Trần, Hoàng phân ngôi chủ khác, chúc tụng sức khỏe với nhau, cả nhà thấy người thanh niên vẫn đứng khoanh tay cung kỉnh sau lưng Hoàng Phi Bằng.
Đào Phụng Hòa thấy vậy mời ngồi :
― Kính mời đại huynh an tọa vào chiếc ghế này nhá ?
Trần Bình Thành vẫn đứng tại chỗ, Hoàng Phi Bằng thấy vậy cũng bảo :
― Đệ tử đừng hầu nữa hãy ngồi vào đây, mỗ giới thiệu cho cả nhà biết nhau, đây là nội tổ Đào Phụng Tiên, nội tổ Trần Bạch Phụng, thúc thúc Đào Phụng Hòa và tứ Đào hiền đệ.
Trần Bình Thành khi nghe giới thiệu đến tên Trần Bạch Phụng thì trong lòng như thể có sức hút của huyết thống, chàng tự hỏi:– Có lẽ nào là gia gia của mình, hay là trùng họ tên Trần Bạch Phụng chăng, tại sao lại ở đây ?
Hoàng Phi Bằng giới thiệu tiếp:– Đây là đệ tử Trần Bình Thành người đất Giao Chỉ.
Chàng thanh niên khoanh tay lại cúi đầu chào hai họ Đào–Trần và cả nhà. Trần Bạch Phụng cũng có những suy nghĩ như Trần Bình Thành nhưng không ai nói ra lời, vẫn giữ thế chủ nhà và khách.
Hai người họ Trần cùng nhau hồi lại hình ảnh trong ký ức. Hình ảnh Trần Bình Thành trong ký ức của Trần Bạch Phụng vẫn là một ấu nhi, nếu đúng thì trong người có một ngọc bội thủy tiên hình Hồng Hà giang và ở phía sau vai trái có hai chấm Châu sa đậm bằng ngón tay cái, một tròn do ngón tay cái Trái của cha ấn vào, một méo là ngón tay cái Phải của mẹ. Còn hình ảnh Trần Bạch Phụng trong ký ức của Trần Bình Thành rất tiếc là quá ít, trước mặt chỉ thấy một ông già râu tóc bạc phơ, một mẫu người khổ hạnh, trước kia gia gia mình thân thể cường tráng mạnh vô song.
Hoàng Phi Bằng thấy hai họ Trần có những điểm hao hao, cho nên chàng mới đưa Trần Bình Thành đến đây để tìm gia gia và giúp Trần Bạch Phụng tìm một phần còn lại thân thích của gia đình.
Họ Trần khao khát mấy mươi năm trời và hy vọng mong manh ngày nào đó sẽ tìm lại vợ con bị thất lạc, bởi vậy khi ông nghe Hoàng Phi Bằng giới thiệu.
Trần Bạch Phụng chuẩn bị những câu hỏi có liên hệ, mục đích muốn biết thân thế, đôi mắt sáng nhìn thẳng Trần Bình Thành hỏi :
― Mỗ có một người con trai cũng trạc tuổi như thiếu hiệp, nếu đích thực là hài nhi của mỗ thì trong người có một ngọc bội thủy tiên hình Hồng Hà giang, còn ở phía sau vai trái có hai dấu Châu sa đậm bằng ngón tay cái, một tròn một méo, đề nghị thiếu hiệp có thể cho lão xem ngọc bội và sau vai trái được không ?
Trần Bình Thành thở dài thất vọng nói :
― Thưa Tiền bối, từ nhỏ đến lớn tiểu sinh chưa hề thấy ngọc bội đó ạ.
Chàng vội cúi đầu chấp nhận đề nghị của lão tiền bối, trong lòng hơi xúc động suy nghĩ:– Mình có bao giờ để ý sau lưng có hai chấm Châu sa ấy đâu, ừ nhỉ nếu để ý cũng không xem được, thôi mình cởi áo để an ủi người, nếu thực sự là gia gia âu cũng do trời xoay tròn trái đất gặp nhau càng hay, mình cũng tự hào còn gia phả như ai, chứ không phải sinh bờ đẻ bụi.
Trần Bạch Phụng xem vai trái rồi "ồ ồ" lên mấy tiếng :
― Quả thực ở phía sau vai trái của thiếu hiệp Trần Bình Thành có hai chấm Châu sa đậm bằng ngón tay cái, một tròn một méo không sai, ông kể lai lịch hai chấm Châu sa cho mọi người cùng nghe và ông để ngón tay cái Trái vào có phần xê dịch, nhưng ai cũng biết chính là ngón tay trái của ông !
Hai cha con ôm nhau khóc sướt mướt, cả nhà ai cũng động lòng. Hoàng Phi Bằng vui mừng, đôi mắt hơi đẫm lệ, chàng nói với Trần Bình Thành :
― Cha con gặp lại nhau là phúc lớn, nay đệ tử đã tìm được gia gia rồi, tại hạ cũng vui lắm, vậy đệ tử thay mỗ luyện tập võ nghiệp cho cả nhà, nhớ trút hết những gì mình biết cho thân nhân nhá.
Bây giời mỗ phải đi gấp tháng sau trở lại, chúc cả nhà nhiều sức khỏe và chăm sóc song nghĩa tử cho tại hạ, chào cả nhà.
Trần Bạch Phụng vội nói :
― Tiên sinh đi đâu mà vội thế, ở lại đây rồi sáng hãy đi, cha con của lão chưa tạ ơn tiên sinh mà.
Hoàng Phi Bằng từ chối :
― Thưa nội tổ, sao mà khách sáo thế, lại tạ ơn nữa rồi, nếu tại hạ phải tiếp nhận ơn đền nghĩa trả thì phải ở đây cho đến già mới về nhà sao. Có đệ tử Trần Bình Thành ở đây cũng như tại hạ vậy, cả nhà an tâm sinh hoạt sẽ gặp nhiều niềm vui, thôi tại hạ cáo từ.
Hoàng Phi Bằng và đại hạc bay vào không trung biến mất. Trần Bình Thành thuật lại cho gia gia nghe những điểm chính cuộc đời thuở còn thiếu niên và đến ngày hôm nay :
― Thưa gia gia, hài nhi được hiệp khách Giang Thành Phước cứu sống, rồi uỷ thác cho người bạn họ Hoàng nuôi, nhưng họ Hoàng lúc đó trên đường giang hồ không thể mang theo được, lại ủy thác cho một người khác ở Giao Chỉ, trước khi đi ông có gửi lại một trăm lượng vàng cho họ Nguyễn Tiết Lồ nhờ nuôi mười năm. Người ân công họ Hoàng nói: "– Ngày Mỗ trở lại phải là một thiếu niên tuấn tú".
Đúng mười năm sau họ Hoàng trở lại tiếp nhận hài nhi, họ Hoàng thất vọng nội công và võ học của hài nhi, sau đó ông dẫn hài nhi đến núi Ngũ Bình cũng thuộc Giao Chỉ nhờ người bạn họ Hà tên Vang Lâu nuôi, ông đưa năm mươi lượng vàng, người bạn không chịu nhận, họ Hoàng nói: "– Có phải các hạ chê ít phải không?" họ Hà đáp lại: "– Tại hạ nhận lòng không nhận của xin đem về, này họ Hoàng kia khinh mỗ hả". Hoàng ân công vứt vàng xuống suối, thế là hai người xuất kiếm đao đánh nhau từ sáng đến chiều không phân thắng bại, lúc ấy mới chịu hòa, hài nhi ăn học ở đây cho đến ngày sư phụ Hà Vang Lâu bảo: "– Hôm nay hài nhi xuống núi tìm cho được họ Hoàng mới trở về, bằng không đừng trở lại".
Nhân dịp xuống núi sư phụ bảo: "– Hài nhi xuống suối lấy năm mươi lượng vàng làm lộ phí, sư phụ tặng hài nhi, nếu biết sử dụng nó thì thành công, bằng không sẽ vô dụng". Lúc ra đi hài nhi có hai ý định tìm gia gia và người họ Hoàng nhưng tuyệt vọng, về núi cũng không được, hài nhi đành phải sống nay đây, mai đó vô gia cư.
Ngày nọ gặp cướp, hài nhi phải bảo vệ số vàng, một đánh đến ba mươi, tình cờ có ba người trẻ cùng trang lứa nhảy vào trợ lực, ba mươi tên cướp chết hơn nửa, cướp thua bỏ chạy.
Tàn cuộc hài nhi lộ thân thế và hoàn cảnh, sau đó được ba người Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt, Võ Thu Hồ kết nghĩa huynh đệ, rồi lấy số vàng đó tụ nghĩa giang hồ tại Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân rất thành công.
Sau đó tình cờ đụng độ với lực lượng Hoàng Đức bang, họ chủ trương "Hợp Việt Xuất Hán", họ không đánh huynh đệ hài nhi, họ chỉ thuyết phục, cuối cùng huynh đệ hài nhi đồng thuận hợp thành một mối, sư phụ của Hoàng Đức chính là Hoàng Phi Bằng ngày nay, ông sư phụ này rất trẻ võ học phi thường, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, bát lãm kinh thư, mọi điều thông suốt, ăn ở không định, võ học hư vô phiêu diêu bất lộ, thấy không được, bắt không được, đôi khi hài nhi gẩn đầu không thấy, cúi đầu lại gặp sư phụ.
Người không lấy hận giải hận, thường giúp tha nhân dịu mọi khổ đau tăng thêm sức sống. Chính sư phụ Hà Vạng Lâu cũng được người chỉ điểm võ học, đặc biệt không ai biết sư tổ của sư phụ là ai !
Khi hài nhi gia nhập Hoàng Đức mới tìm được người họ Hoàng chính là Hoàng Phi Chỉnh gia gia của sư phụ ở hải ngoại Giang Tô, hiện nay đã về ở Cửu Chân.
Còn nhị huynh Nguyễn Tào Đang, Lê Đạt kết nghĩa với hài nhi bị tử nạn tại đại hội anh hùng thành Phiên Ngung.
Cả nhà lẳng lặng nghe từng chi tiết một nhất là Trần Bạch Phụng, ai cũng rơi lệ, hòa vào tiếng khóc não nề, thê lương, nay Trần Bạch Phụng biết thực vợ và em của Trần Bình Thành đã qua đời, chỉ còn Trần Bình Thành được sống sót.
Trần Bạch Phụng thương con lòng xúc động, miệng cười rơi lệ nói :
― Có lẽ cuộc đời này cả nhà Đào–Trần gặp lắm gian truân, thăng không thấy mà trầm thì thê lương. Hy vọng đến nay mưa tạnh, mây tan, trời khô nắng tốt, cây cỏ phải vươn mình lên thôi.

Hoàng Phi Bằng về đến động Lạc Việt, chàng ra thung lũng dùng quyền đánh vào bích núi lấy một tảng đá lớn lấp lại phần trong cửa dưới suối, từ đây chỉ một mình Hoàng Phi Bằng mới có khả năng ra vào động. Cũng chưa an tâm, chàng lập đồ trận "Bao thành phủ pháp", cả trong lẫn ngoài động. Từ đó dãy núi Thất Long không còn thấy ngọn Vân Sơn Đài.
Hoàng Phi Bằng hướng dẫn bầy hạc ra vào động Lạc Việt mà không bị cản trở bởi đồ trận, bầy hạc tự do sống trong động, không ai biết hạc sống ở đâu cũng như từ hướng nào bay ra.
Mười ngày Cần Lĩnh Nam sinh hoạt trong động không nghe một tiếng hạc kêu, đúng là bầy hạc cũng biết cắm trại ở luôn trên ngọn núi cửa Tây và Nam.
Lúc này bầy hạc xuống thung lũng sinh hoạt bình thường, Hoàng Phi Bằng tiếp tục đào sâu ba đáy suối cửa Tây, cửa Nam và suối Tây-Nam, bỏ chà cây cho cá trú mát cũng để cá sinh đẻ. Chàng làm lỗ thông nước rất nhỏ chỉ vừa để cá lớn chui lủi vào phía trong động mà không ra được, ngoài ra chàng còn gieo hạt trồng cây ăn trái đa niên như Phiên lê, Anh ca mông, Đu đủ, chuối Kim tiêu, Cam, Mận, Dương tâm quả âu, Ổi, Vải, Ba la mật, Phật đầu lê, Tiên lý Mộc qua đây là lương thực xanh cho hạc ăn.
Không bao lâu nữa thung lũng của động Lạc Việt trở thành vườn cây ăn trái. Hoàng Phi Bằng dạy bầy hạc vào động lấy lương thực khô, động Lạc Việt xem như đồ trận "Bao thành phủ pháp" bao phủ hoàn toàn bí mật.
Hoàng Phi Bằng chuẩn bị lộ trình lâu ngày, trước nhất về Cửu Chân thăm gia đình, ghé Phiên Ngung thành rồi đi Trường Sa.

Cả nhà Đào–Trần sinh hoạt trong động Nam Khê Sơn trở nên náo nhiệt hơn, không còn u ám như xưa, ai cũng miệt mài với võ nghiệp. Trần Bình Thành ngoài giờ luyện võ còn phải thay sư phụ trông nom Đào Phụng Anh Tuấn, Đào Trần Mẫn Trâm. Cũng chính trong động này Trần Bình Thành được họ Đào trao bí quyết bắn cung Sam, loại cung này quan trọng nhất là ở phần đầu mũi tên có gắn đuôi con Sam, khi bắn trúng người hay vật thì chết trăm phần không thuốc nào chữa trị được.
Họ Đào cũng truyền bí quyết bắt con San biển, đem về nhà lấy đuôi làm vũ khí rất lợi hại, lấy phần thịt để nấu canh hay làm gỏi trộn với nhiều thứ rau, đậu phụng và chanh v.v… họ Đào tự hào đã có đến hai truyền nhân, xem mũi tên Sam là bùa hộ mạng. Trần Bình Thành luyện cung Sam chỉ tam nhật đã bắn chính xác, còn chuẩn hơn họ Đào.
Trần Bình Thành ở trong động lâu ngày đôi lúc cũng nhớ đến sư phụ trẻ có tâm hồn thảnh thơi, lòng bao dung, đời sống dày dạn gió sương, hào hiệp với tha nhân, mưu trí sĩ dũng hơn người, bầu nhiệt huyết trung liệt đối với tôn tộc Bách Việt, còn hơn cả sư tổ Hoàng Hạc. Trần Bình Thành, xin gia gia đi thăm sư phụ thưa :
― Thưa gia gia cho phép hài nhi đi thăm sư phụ.
Trần Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi :
― Ủa, sư phụ của hài nhi ở xa lắm mà, như vậy hài nhi bao giờ về lại động ?
― Thưa gia gia sư phụ ở không xa lắm, gần trấn Giang Phả.
Trần Bạch Phụng vui mừng hỏi :
― Thế thì Đào–Trần cùng đi với hài nhi được không, gia gia cũng nhớ sư phụ của hài nhi lắm.
― Thưa gia gia như vậy cùng đi một phen.
Ba người song hành lên đường đến thị trấn Giang Phả, rồi đi theo đường rừng vào dãy Thất Long, đi mãi chỉ thấy suối mà không thấy ngọn Vân Sơn Đài.
Trần Bạch Phụng cũng không thấy ngọn Vân Sơn Đài hỏi :
― Hài nhi có lầm đường không, sao đi hoài mà chưa đến Vân Sơn Đài ?
― Dạ, thưa gia gia chính con đường này hài nhi và cửu huynh đệ Cần Lĩnh Nam đã đi qua.
Ba người vòng quanh hết dãy núi Thất Long đã hết một ngày mà chỉ thấy tứ phía toàn là vách đá chon von, cuối cùng không tìm được phải đi về lại động Nam Khê Sơn. Trong lòng Trần Bình Thành cho rằng mình không am tường địa lý cho nên tìm không ra, còn lão Đào đã từng biết Thất Long có ngọn Vân Sơn Đài nhưng lâu lắm không đi qua đây.
Lão Đào cho rằng :
― Có lẽ ngọn Vân Sơn Đài đã bị động đất từ lâu, cho nên chỉ còn trụ lại dãy Thất Long.
Mọi ngưới về đến động xem như nhớ nhung Hoàng Phi Bằng mà lòng chỉ mong đến ngày hội ngộ.
Sáng hôm sau có một con đại hạc của Hoàng Phi Bằng đem giản biên đến báo tin: "– Trần Bình Thành đệ tử thân. Sư phụ nhờ đệ tử lập lại công đạo cho Tiểu Hóa Bang, nhớ dụng nhân tâm thu phục đảng cướp Đường Tứ Khải, họ chống lại thì trừ đầu mối, còn đảng chúng trước đây phản thúc thúc Đào Phụng Hòa thì cho họ hồi quê, chỉ nhận lại những ai có quá trình hạnh tốt.
Khi thành công đệ tử thành lập một chốt trại "Cần Lĩnh Nam Giang Nam", còn Tiểu Hóa Bang do thúc thúc Đào Phụng Hòa quản. Ký tên Hoàng Phi Bằng".
Trần Bình Thành tiếp nhận được giản biên, cả nhà bàn thảo, cuối cùng quyết định Đào Phụng Hòa cùng Trần Bình Thành đi thảo phạt.
Vào lúc mờ sáng Trần Bình Thành, Đào Phụng Hòa thẳng hướng đến Tiểu Hóa Bang chạm mặt Giang Bá Mưu kẻ phản nghịch năm xưa nay lên làm bang trưởng.
Đào Phụng Hòa xuất hiện đột ngột chào :
― Mỗ xin chào Giang bang trưởng, thế nào khỏe chứ, độ này làm ăn khá không nào ?
Giang Bá Mưu ngạc nhiên tự hỏi:– Gió nào đưa họ Đào đến đây, hắn uống mật gấu mới dám xuất hiện, võ nghệ bao nhiêu mà vác xác muốn lấy lại Tiểu Hóa bang ư ?
Giang Bá Mưu cung tay trong thế thủ chào lại :
― Tại hạ thấy các hạ đến đây để xin ăn phải không. Hay là xin thuốc để chữa bệnh ám khí "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu".
Vừa nói đến đây Giang Bá Mưu phất tay trái, ngũ tướng phó bang của Giang Báo phi thân đến trước mặt huynh đệ Đào Phụng Hòa để thị oai.
Trần Bình Thành xuất chiêu sáu mảnh da bò bay ra, cả sáu lăn ngã xuống đất, ở trong phòng bên cạnh có bốn người phi thân ra, cũng bị bốn mảnh da bò bay tới, cả đồng bọn lăn xuống đất, tất cả người trong nhà hơn trăm người vừa thấy Đào Phụng Hòa là quì xuống kẻ khóc người van xin tha tội, người thì mừng vui gặp lại chủ cũ.
Đào Phụng Hòa ra lệnh trói mười tên "nuôi ong tay áo", đem ra sân hành quyết, còn những người theo phe Giang Báo Mưu mời đứng bên tay trái, tổng cộng hai mươi người.
Đào Phụng Hòa chấp tay cung kính nói :
― Còn ai nữa không, nếu không ra thì đừng trách tại hạ, Mã Phục Khánh bước ra. Đào Phụng Hòa hỏi tiếp:– Còn ai nữa không, Đinh Chi bước ra.
Đào Phụng Hòa hỏi một lần nữa :
― Ai là người chế ra ám khí "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu" và thuốc giải "Linh cù" cất ở đâu ?
Đinh Chi khúm núm chân quỳ xuống khai :
― Thưa bang chủ, chính Đinh tiểu tử và Mã Phục Khánh chế ám khí "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu" và thuốc giải "Linh cù", hiện có mười hai hộp ám khí màu xám, thuốc giải hai hộp màu vàng, cất trong hộc bàn của Giang Báo Mưu.
Đào Phụng Hòa lạnh giọng hỏi :
― Hai mi đã truyền ám khí này cho ai ?
Mã Phục Khánh biết khó sống rội thưa :
― Thưa bang chủ, ám khí này chỉ truyền cho bang chủ Đường Tứ Khải.
Đào Phụng Hòa xen lời vào :
― Tốt lắng mỗ khen cho mi, hiện nay trong Tiểu Hòa Bang có bao nhiêu người bị phải ám khí của mi ?
― Thưa bang chủ, hầu hết đều bị cả và đảng chúng của Đường Tứ Khải cũng bị độc.
Đào Phụng Hòa mắt trợn lên, gằn mạnh giọng hỏi :
― Như thế là chế phục được tất cả mọi người, rồi phải không ?
Đinh Chí sợ hải miệng run lập bập thưa :
― Dạ, thưa bang chủ đúng như thế.
Trần Bình Thành vốn kinh nghiệm giang hồ bảo :
― Mã Phục Khánh và Đinh Chi đến bàn lấy ám khí và thuốc giải ra để trên bàn này cho mỗ xem.
Mã Phục Khánh, Đinh Chi vâng lời đi lấy, như được dịp để phản công, liền phóng "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu" vào mình của Trần Bình Thành, Đào Phụng Hòa.
Thực ra Trần Bình Thành tìm độc chiêu của giới giang hồ, một lối gài bẫy dụ địch để có cớ chính đáng tiêu diệt đối phương, ám khi chưa kịp xuất ra từ trên tay của hai kẻ ác, đã bị Trần Bình Thành búng hai luồng gió điểm vào "hầu huyệt" bốn cánh tay xụi lơ, trên tay còn cầm "Thu xa quỳnh", "Thu xa châu".
Trần Bình Thành cười khen :
― Nhị huynh đài xuất chiêu cũng khá lắm, nhưng mà chặm một khắc trước, một khắc sau. Cũng tự mình lòi ra giả tâm không bỏ được, sao lục phủ ngũ tạn thấy thế nào ?
Tuy tay chân của hai tên Mã và Đinh đã xụi lơ nhưng vẫn còn mở được hộc bàn lấy ám khí và thuốc giải, lần này hai tên Mã Phục Khánh và Đinh Chi thực sự nghe theo mệnh lệnh, lấy ra để trên bàn.
Trần Bình Thành đưa tay mời :
― Tại hạ mời tất cả quí huynh, tỷ bị trúng "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu" đến đây nhận thuốc giải.
Xin mời đích thân Đinh Chi giải hộ cho họ, tổng cộng trên trăm người được giải độc, đồng đa tạ bang chủ Đào Phụng Hòa.
Trần Bình Thành đôi lời an ủi :
― Tuy chất đọc đã hết nhưng trong người rất là uể oải, không được hăng hái lắm, mỗ mạo muội búng vào mỗi huynh, tỷ một viên "Chu dược đơn" sẽ lấy lại toàn lực như xưa.
Thuốc vào chưa qua hai khắc, ai cũng thấy bình phục như lời của Trần Bình Thành nói, bang chúng đồng quì xuống tạ ân công, từ đây mạng sống chúng đệ giao hết cho bang chủ tùy nghi sử dụng nơi nào cũng được.
Đào Phụng Hòa ra lệnh :
― Đem "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu" bỏ vào thùng cây đốt hết chỉ để lại thuốc giải "Linh cù". Nhân dịp này thưởng công cho Mã Phục Khánh, Đinh Chi cùng sáu người đồng đảng, đem ra hành quyết. Đào Phụng Hòa ra lệnh tiếp:– Tất cả quí huynh, tỷ, đệ đã được cứu sống thì hãy thể hiện tinh thần báo đáp ân nghĩa. Từ lúc này lên đường tốc chiến tấn công vào sào huyệt của Đường Tứ Khải.
Chỉ một ngày Đào Phụng Hòa đã lấy lại được Tiểu Hóa Bang, bắt đảng trưởng Châu Tri Thám, hai đảng phó Trịnh Ma Cương, Đỗ Mạch Đang, cùng mười tên từng kết nghĩa với Đào Phụng Hòa, đem ra pháp trường hành quyết.
Bảy ngày sau Hoàng Phi Bằng được tiểu hạc báo tin đã lập lại được Tiểu Hóa Bang. Hiện nay Đào Phụng Hòa tiếp tục quản lý có trên trăm người bang chúng sống an vui, còn những kẻ phản phúc mười tám người đem ra hành quyết, còn Đường Tứ Khải do Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phụng chưởng quản trên năm trăm người, tiêu diệt trưởng đảng đến phó đảng mười ba người. Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phụng, khai tử đảng trộm cướp Đường Tứ Khải lập tên mới Thương Nhân Bang. Họ Đào–Trần lấy hoàn chánh nguyện đem thân còn lại phục vụ đời sống mới cho Lạc dân mục phiêu sống thịnh vượng. Thương Nhân Bang trở lại ổn định mở ra những khu chợ kinh doanh, huấn luyện bang chúng võ nghệ, giáo huấn Lạc dân sống thanh bình.

Hoàng Phi Bằng về đến nhà, thấy bóng mẫu thân mừng vui, chạy lại ôm hôn, miệng trêu ghẹo mẹ :
― Hài nhi kính an mẫu thân, xin hôn vài nụ nào.
Chàng hôn trên má của mẫu thân luôn mười hai nụ hôn. Chàng nói tiếp:– Đã lâu quá không được hôn mẫu thân, bữa nay hôn cho đã đời mới được, rồi hỏi :
― Mẫu thân ở nhà gia gia có ăn hiếp không ?
Lý Yến Hồng "Hiệp Phương Yến" nghe con nói vậy cũng cười nói đùa :
― Lão bà ăn hiếp gia gia của mi thì có, vì kiếm pháp của ta đâu có kém gia gia mi đâu.
Hoàng Phi Bằng vừa cười vừa nói theo :
― Ý à, hài nhi hiểu rồi, khi nào có mặt hài nhi ở nhà, thì mẫu thân mới có dịp xuất chiêu "nũng nịu" với gia gia phải không? Chứ làm sao mà cự nổi kiếm pháp họ Hoàng, à nữa khi gia gia xuất chiêu hình như lúc nào cũng thua mẫu thân thì phải, gia gia thắng làm sao được. Gia gia mà đánh thắng hả, có lẽ bà táo sẽ buồn đi ngủ ngay, thề là cả nhà ngày ấy chắc chắn không có thứ gì bỏ vào bụng rồi "hì hì".
Lý Yến Hồng miệng cười lộ ý gia đình hạnh phúc nói : 
― Lão ta xem mi được cái tài trêu ghẹo có duyên, lão nhớ mi lắm, thấy mi như được uống vài thang thuốc bổ, hôm nay sức khỏe của lão sung mãn lắm, sao hài nhi đi lâu về nhà vậy ? Ở nhà gia gia, mẫu thân, huynh tỷ và cả huynh đệ kết nghĩa Trịnh, Trần, Lý, Quách cũng rất mong mỏi hài nhi. Trần nữ đã sinh được một trai khỏe mạnh, khôi ngô lắm, mới về nhà mươi ngày, hài nhi đi thăm tỷ ấy đang ở nhà sau.
Hoàng Phi Bằng chạy lại ôm mẫu thân :
― "Hì hì", hài nhi hôn mẫu thân nè, nè, hôn như vậy thì mới hết mong chờ.
Lý Yến Hồng miệng cười lòng có đôi chút lo lắng nói :
― Hài nhi độ này có mùi khét nắng, da hơi sậm, hình như hài nhi sống với gió sương nhiều lắm phải không. Hài nhi đưa tay cho lão xem nào.
Hoàng Phi Bằng sợ mẫu thân lo âu muốn dấu cũng không được vì mẫu thân rất nhiều kinh nghiệm trong đời sống, bà mẹ nào cũng không muốn con mình khổ, luôn luôn thấy con mình ở bên cạnh như ngày còn bồng bế bên bầu sữa, tuy đã lớn nhưng vẫn lo từng bữa cơm, giấc ngủ và hơi thở cho con, nhất là Hoàng Phi Bằng chưa phải tuổi phong trần, bà lại càng lo hơn.
Ly Yến Hồng cằm tay Hoàng Phi Bằng hỏi :
― Hài nhi làm những việc gì ở ngoài đời mà chai cả hai bàn tay thế này, da lại bị sậm khét nắng nữa, hài nhi kể cho lão nghe nào ?
Hoàng Phi Bằng thấy mẫu thân đôi mắt ướt mi như đang rơi lệ, chàng vội trấn an nói khẽ :
― Thưa mẫu thân, hài nhi làm những việc như trồng cây ăn trái, đào ao nuôi cá, tập luyện võ học, đọc thư pháp, binh pháp, chỉ bấy nhiêu đó thôi, hài nhi không làm gì khổ cả, mẫu thân an tâm. Mẫu thân à, hài nhi lần đầu tiên mới làm được một việc thiện, thấy cũng ngộ ngộ bởi hài nhi gặp một thúc mẫu bị bệnh chỉ chờ ngày lìa đời, mà lại cấn thai đã quá ngày khai hoa nở nhụy, hài nhi xuất chiêu phóng một tiên đơn vào huyệt "Kiên Trinh" thì bà ấy hơi tỉnh lại, rồi xuất luôn một viên "Đơn hầu" vào huyệt "Cốt hầu" bà ấy rùng mình, tiếp theo hai tiếng phát ra rất lớn "bục bục" thế là trên nét mặt cả nhà bà ấy vui mừng, xem lại là song nhi một trai, một gái.
Cả nhà đồng khoanh tay tạ ơn hài nhi, họ nhờ hài nhi đặt tên cho con của họ, nam tên là Đào Phụng Anh Hòa, nữ tên Đào Trần Mẫn Trâm, cuối cùng hài nhi nhận làm nghĩa tử, mẫu thân có thấy diệu kỳ không ? Từ đây mẫu thân đã có cháu nội rồi đấy "hì hì".
Lý Yến Hồng rất hài lòng vì bà đã biết được con mình có lòng nhơn trợ khó phò nguy, bà càng thương nhiều hơn và biết những việc làm của Hoàng Phi Bằng ở ngoài đời, bà rất an tâm, chính nhờ tình mẫu tử hải hà, cho nên bà biết nhiều về Hoàng Phi Bằng.
Lý Yền Hồng vẫn còn lo âu hỏi tiếp :
― Những việc làm của hài nhi, lão rất hài lòng, nhưng đừng xem thường sức khỏe, hài nhi phải tập luyện nội công, ngoại công để vượt qua thời tiết, hiện nay lão có may cho hài nhi sáu bộ bào phục mới và túi vải trong đó có các loại dầu gió, dầu cảm khi nào gặp dầm sương dãi gió có mà dùng, phải luôn đem theo bên mình nhá, khi dùng đến dầu tức nhiên là lão xuất hiện bên mi vậy.
Hoàng Phi Bằng cảm động hôn mẫu thân một lần nữa nói :
― Nụ hôm này hài nhi làm dấu nhớ bên phải và dầu thương bên trái "hì hì". Bên nào cũng có dấu nụ hôn để lại cho mẫu thân, tình này không bao giờ xa đâu ạ. Hài nhi thích hôn mẫu thân hoài, sống gần mẫu thân tinh thần hài nhi thoải mái lắm, ước gì sau này hài nhi được phục vụ mẫu thân hết kiếp sinh.
Lý Yến Hồng nghe Hoàng Phi Bằng nói vậy, trong lòng vui vô cùng tả, tuy rằng chỉ bằng lời nói thế mà bà cảm thấy muôn vàn của quí nhất trong đời không thể nào bù đắp cho bà bằng chất liệu hạnh phúc do Hoàng Phi Bằng tặng bà .
Lý Yến Hồng tinh thần sản khoái như được hưởng cảnh ngoại giới nói :
― Lão được hài nhi cho uống quá nhiều thuốc bổ, sau này lão già yếu sẽ nhờ chính mi nuôi, như cho già ăn cơm, uống nước, trồng hoa cho già, cõng già đi chơi và nhiều việc khác già chưa tiện kể ra đây.
Hoàng Phi Bằng cười thật lớn :
― "Ha hà" mỗi ngày hài nhi còn phải tắm cho mẫu thân, thay bào phục và đi đổ phân cho mẫu thân nữa chứ. Hài nhi thấy những việc làm này như nghĩa vụ mà, hài nhi phục vụ cho mẫu thân là hãnh diện lắm đó, mẫu thân an tâm Hoàng Phi Bằng này đã nói tức là phải hành được, hứa với mẫu thân không sai lời.
Lý Yến Hồng bụm miệng cười nói :
― Lão nói cho vui thôi, sau này già vẫn khỏe như voi "hì hì". Bà nói tiếp:– Hài nhi vào trong tẩy trần và mặc bào phục mới, có thể một chập nữa gia gia hài nhi về đấy.
Hoàng Phi Bằng cúi đầu vâng lời :
― Dạ, hài nhi kính tạ mẫu thân, vâng lời ạ.
Hoàng Phi Bằng đi vào sảnh đường, thấy cả nhà không thiếu một ai, còn hiện diện huynh, tỷ, đệ muội Trịnh, Trần, Lý, Quách nữa.
Hoàng Phi Bằng thi lễ trước gia gia, mẫu thân huynh tý và tứ huynh tỷ đệ muội nói :
― Hài nhi phục mệnh gia gia, mẫu thân kính chào quí huynh, tỷ, đệ, muội .
Hoàng Phi Chỉnh muốn biết sinh hoạt ngoài dân giang của Phi Bằng ông nghiêm nghị hỏi :
― Hài nhi sống với dân giang đã hơn mấy tháng, có những việc gì khó giải quyết sao mà lâu về nhà thế ?
Lý Yến Hồng hiểu ý trách Hoàng Phi Bằng cho nên lên tiếng đỡ lời :
― Thưa tướng công, Bằng nhi đã trình bày hết cho thiếp nghe rồi, lúc nào thuận tiện thiếp trình lại cho tướng công tường.
Hoàng Phi Chỉnh nóng lòng muốn biết sinh hoạt ở ngoài của Hoàng Phi Bằng hỏi :
― Thế thì hài nhi còn có những việc gì chưa nói ra, hãy tự nhiên trình bày cho cả nhà cùng nghe.
Hoàng Phi Bằng trực tính không ngại lời nói :
― Thưa gia gia, mẫu thân hài nhi về đây thăm nhà vài hôm rồi đi Phiên Ngung thành thẳng đường đến Trường Sa vì có hẹn với Vũ thúc thúc, có thể tháng sau hài nhi mới về nhà, xin gia gia cùng mẫu thân chấp nhận cho hài nhi ạ.
― Gia gia không cản trở hài nhi nhưng nhớ ngoài đường không hành sự sơ suất để lụy thân và người khác, mọi cẩn thận thì tránh được hiểm ác, nhất là không được sống cẩu thả thân sanh, nhớ đúng hẹn hài nhi phải về nhà .
― Hài nhi vâng lời gia gia và mẫu thân ạ .
Hoàng Phi Khải vốn thương em, muốn thăm dò võ học của Hoàng Phi Bằng nói :
― Lữ Thư tỷ của đệ, muốn hiền đệ truyền thụ võ học, không biết hiền đệ có chấp nhận đề nghị này không ?
― Thưa đại huynh và tỷ tỷ việc này đâu có khó gì, thế mà lâu nay ngu đệ không để ý đến, xin đại huynh và tỷ tỷ tha thứ cho, hôm nay quí huynh tỷ cùng nhau khởi luyện tập được không ?
Hoàng Lữ Thư vui mừng nói :
― Hay lắm tỷ tỷ muốn hiền đệ luyện võ học bằng phương thức nào để đạt thành quả nhanh nhất, mỗi khi động võ chỉ cần xuất một chiêu là hạ thủ được Khải đại huynh, chỉ một chiêu thôi là đủ rồi không cần luyện thêm nữa, hiền đệ nghĩ thế nào ?
Hoàng Phi Bằng hiểu ý của tỷ tỷ của mình nói :
― Thì ra tỷ tỷ luyện võ không phải để xuống núi giang hồ như tiểu đệ hay sao, mà chỉ để giang hồ với Khải đại huynh à ? Như vậy luyện võ chặm nhất là một buổi, còn nhanh nhất là một năm.
Hoàng Lữ Thư cười nói :
― Đúng vậy, từ khi Bằng hiền đệ không ở nhà thì tỷ cô đơn lắm, ai cũng bận làm việc, tìm người luyện võ không ra, tỷ thường mời Khải vi trùng sách ra đấu võ, lúc nào Khải đại huynh cũng làm bộ thua rồi bỏ chạy, đôi lúc tỷ có đấu vài chiêu với Trịnh, Trần, Lý, Quách nhưng họ cũng bỏ chạy, nay hy vọng đón tiếp được những chiêu mới của hiền đệ, nhưng tại sao luyện chỉ một chiêu mà chậm nhất là một buổi còn nhanh nhất là một năm ?
Hoàng Phi Bằng cười trả lời :
― Thì võ học mà, một chiêu luyện tập một buổi như vậy là chậm nhất, còn lại là phần biến số, tính một năm là nhanh lắm rồi, à đại huynh bảo tiểu đệ truyền võ học cho tỷ tỷ, nhằm đánh đại huynh đấy à ?
Hoàng Phi Khải tinh mắt thấy tận lòng Phi Bằng đã hiểu ý mình, rồi nói :
― Đúng thế, ngu huynh làm như vậy để tỷ tỷ của đệ vui, phái nữ mà ngồi một mình thì họ buồn lắm, mỗi lúc ngu huynh thấy tỷ tỷ của hiền đệ ngồi tư lự, ngu huynh mời vài chiêu, thế là cả ngày hôm ấy tỷ tỷ của hiền đệ vui lắm, riêng ngu huynh cũng có một tí thoải mái để đọc thư pháp. Nhờ vậy mà thông làu phổ Y thư thảo dược, Y thuật, Thư pháp, Binh pháp, Võ học, Tri tư đạt lễ, Châu dịch, Xuân thu, Nông canh, tan hôn tương tớ, Chim bốc, Chim thiết giả, Thiên tượng địa trắc.
Khám phá mỗi phổ có những biến pháp kỳ ảo, cũng có muôn vàn sở đoản, sở trường, đại huynh đưa ra một ví dụ, có ba bộ phổ gần như thất truyền đời nay gồm "Ngọc thanh kiếm ", "Thái thanh kiếm " và "Thượng thanh kiếm ".
"Ngọc thanh kiếm" phổ và chuôi cán kiếm màu đỏ, thừa hành luật pháp trong Tam giáo, quyền lực tối cao khi nào thi hành luật pháp, nhiệm vụ xét xử nghiêm minh không thiên vị, nếu "Ngọc thanh kiếm" vào tay người vô nghiêm minh thì bị loạn trong Tam giáo !
"Thượng thanh kiếm" phổ và chuôi cán kiếm màu xanh, thừa hành bảo vệ sự nghiệp trong Tam giáo, sổ sách chi thu phân minh, lập công tài sản, quyền lực tối cao khi thi hành tra xét tài sản thu chi, nếu "Thượng thanh kiếm" vào tay kẻ tham lam thì Tam giáo bị lầm than, khốn cùng !
"Thái thanh kiếm" phổ và chuôi cán kiếm màu vàng, thông làu kinh sử đạt lý trong Tam giáo, tính hiền đạo đức, canh tân bảo cổ Tam giáo, nhất là lưu truyền văn hiến Bách Việt, quyền lực tối cao khi thi hành xét xử kẻ vô đạo đức, nếu "Thái thanh kiếm" vào tay người vô học bất năng thì Tam giáo sẽ bị mai một.
Nói chung ba phổ kiếm pháp "Ngọc thanh kiếm", "Thượng thanh kiếm" và "Thái thanh kiếm" hiệp một gọi là "Tam Thanh Kiếm" đương nhiên Tam Thanh hợp dụng, thì Tam giáo này đáng danh lưu truyền trong thiên hạ, cũng nên chú ý kiếm màu nào thì phổ màu đó, tuy quyền năng Tam Thanh Kiếm có khác nhau nhưng mà đối phẩm là một, danh từ Tam Thanh trích ra từ phổ Đạo Đức Kinh của Thái Thượng Lão Quân.
Cả nhà ngạc nhiên khi nghe Hoàng Phi Khải dẫn giải kiếm pháp, chính Hoàng Phi Chỉnh cũng phải công nhận những lời uyên bác ấy có giá trị về sở học.
Lý, Trần, Trịnh rất vui mừng vì hiểu được mục đích của ba pho kiếm, cả ba đồng cảm nghĩ thầm:– Ba pho kiếm sẽ xuất hiện nay mai.
Hoàng Phi Bằng đã có chủ ý lần này đi Trường Sa là để lấy "Ngọc thanh kiếm" và "Thái thanh kiếm", còn Quách Tuyềt Băng thì mù mịt về bộ phổ Tam Thanh kiếm, vì nàng chưa hề nghe và biết bộ kiếm pháp này.
Hoàng Lữ Thư tỉnh ngộ sau khi nghe Phi Khải luận về kiếm, trong lòng nàng hơi buồn vì mãi ham đùa nghịch ngợm cho nên thua kém văn lẫn võ, nàng ngó về hướng Hoàng Phi Khải nói :
― Thưa đại huynh, như vậy từ nay muội không phá đại huynh nữa, sau khi nghe đại huynh dẫn giải về kiếm pháp, mới biết đại huynh cũng là cao thủ thư gia thông thái, đại huynh vì chiều muội mà phải bỏ ra thời gian để giúp vui cho muội, nay mới biết tình thương của đại huynh cho muội nhiều lắm, từ đây muội châm trà cho đại huynh, muội xin phụ lục tìm những chương thư nào mà đại huynh cần.
Hoàng phi Khải rất thương Hoàng Lữ Thư và Hoàng Phi Bằng nhưng trong lòng kín đáo.
Hoàng Phi Bằng lâu nay cũng tưởng Hoàng Phi Khải dốt giác kiếm pháp, thư pháp và binh pháp không ngờ đại huynh cũng là một học phú ngũ xa.
Hoàng Phi Bằng thấy đây cũng là dịp để biết về kiến thức võ học của đại huynh của mình hỏi :
― Thưa đại huynh "Tam thanh kiếm" có thực, hay chỉ là truyền thuyết ?
Hoàng Phi Khải thực tình nói những gì đã biết và khẩn định :
― Hiền đệ hỏi câu này rất lý thú, "Tam thanh kiếm" có thực chứ không phải là truyền thuyết, nhưng không biết chủ nhân là ai thôi ! "Tam thanh kiếm" cũng có thể xuất hiện rồi nhưng vô dụng vì một trong ba thanh kiếm vào tay kẻ ác, đôi khi còn làm hại đến thiên hạ nữa.
 Hoàng Phi Bằng sau khi nghe như lời đóng cột, liền hỏi :
― Đại huynh căn cứ vào thư pháp nào mà biết có "Tam thanh kiếm" ?
― Nói về thư pháp thì cũng như võ học vậy, mình tìm được điểm khởi đầu, để làm bước tiến tới, gọi là có căn bản rồi từ ấy tìm đến kết luận, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tìm lục thư pháp để kết dẫn giải mạch lạc, cũng phải biết đọc trong câu ẩn dụ nữa, như hiền đệ đã nghe một cách rõ ràng là tìm lục ẩn dụ pháp, nói một cách khác trong thư pháp ẩn dụ kín đáo để so sánh hình ảnh này với danh từ kia cho thêm phần sáng nghĩa, thay vì nói ba pho kiếm "Ngọc danh kiếm" "Thượng danh kiếm" và "Thái danh kiếm, thì ẩn dụ pháp là "Tam thanh kiếm" chữ "kiếm" thì ai cũng biết, nhưng chữ "Tam thanh" thì khó mà ai hiểu thấu ! "Thanh" có nghĩa là Thanh Khí, một từ lót ở giữa "Thượng, Ngọc, Thái ". Chúng ta phải biết, Thượng màu xanh biểu tượng Tinh là sự Sống, Ngọc màu đỏ biểu tượng Khí là sự Còn, Thái màu vàng biểu tượng Thần là sự Đức. Người ta thường nói Sống Còn Đức, kết luận tam phổ kiếm cùng màu với kiếm nhưng không cùng chiêu thức và nhân cách của nhân vật thụ dụng, Tam thanh phải phối kiếm mới phát huy được toàn năng võ học .
Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường, đồng nghĩ thầm:– Khải đại huynh nói rất chính xác như người đã cầm kiếm và phổ trên tay.
Hoàng Phi Bằng thử đặt vấn đề hỏi :
― Thưa đại huynh, như vậy đại huynh có thấy "Tam thanh kiếm" đó chưa ?
Hoàng Phi Khải thoải mái trả lời :
― Một khi đã biết đến nó, tuy tay chưa cầm kiếm, nhưng trí tuệ đã cầm rồi, nếu thích thì luyện không khó, khi ấy trên tay một que củi mục cũng là "Tam thanh kiếm" vậy.
Hoàng Phi Khải mở ra thế giới thư pháp, cả nhà lạc mê hồn mẩn. Hoàng Phi Bằng, Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường, đồng khoanh tay bái phục đại huynh :
― Thưa đại huynh, đúng là chúng đệ đi trong bóng đen không thấy đường sáng, trên tay đã có "Thượng thanh kiếm" và phổ, còn có phổ Thái kiếm nữa, thế mà vẫn chưa biết cách dùng cho hết sở trường của kiếm.
Hoàng Phi Khải vui mừng nói :
― Thì ra quí đệ đã có "Thượng thanh kiếm" và "Thái thanh kiếm" rồi à, tốt lắm, hai hiệp một thì "Ngọc thanh kiếm" phải về một nhà. Tại hạ thử hỏi quí huynh đệ cầm que củi mục tưởng nó là "Thượng thanh kiếm" pháp đã lãnh hội được chưa. Nếu chưa được thì vất vả lắm mới thành công.
Hoàng Phi Khải khi nói về Thư pháp, Binh pháp, Kiếm pháp lòng người chảy trong suối hóa hồn, tự nó có tiếng reo của thiên nhiên đã định. Chàng cao hứng gọi Hoàng Lữ Thư :
― Ngu huynh nhờ muội đi pha một bình búp trà Ô Mai thật nóng, để ngu huynh giải võ học cho muội nghe nhá.
Hoàng Lữ Thư đứng lên vừa đi vừa dạ :
― Dạ, thưa đại huynh tiểu muội đi đây, kính vâng lời ạ.
Cả nhà ai cũng cười thành tiếng vì Hoàng Lữ Thư lâu nay thường sai bảo Hoàng Phi Khải, còn đánh đại huynh nhừ tử nữa, hôm nay trở chứng bị sai khiến, ngoan ngoãn ai thấy cũng lạ, lâu nay Hoàng Lữ Thư chỉ vâng lời gia gia, mẫu thân và Hoàng Phi Bằng.
Hoàng Lữ Thư bưng khay trà búp Ô Mai nóng hổi, từ xa mùi thơm của trà đã vào sảnh đường thưa :
― Thưa đại huynh, trà và có cả bánh đậu phụng nữa, mời gia gia, mẫu thân quí huynh, tỷ, đệ cùng dùng.
Hoàng Phi Khải kể tiếp :
― Lữ Thư tiểu muội có biết ngu huynh luyện võ học không ?
― Dạ thưa không ạ.
― Ngu huynh vì thương tiểu muội cho nên mới chịu đòn túi bụi, nhưng không thể chịu đòn mãi được mới tìm đọc trong thư pháp có nói về võ học "Đả thâu lượng" do một nhà tu Tiên sáng tạo gồm mười hai thức, hai mươi bốn chiêu, sau khi ông qua đời không có truyền nhân, may mắn trong hai mươi ngày ngu huynh tìm được võ học này, thế là tha hồ để cho tiểu muội muốn đánh đá cách nào cũng được, muội còn nhớ mỗi lần ngu huynh bị muội đánh cho đến khi tay muội mỏi mệt mới thôi, còn ngu huynh vẫn ngồi đọc sách tự nhiên xem như không biết gì cả, đó là "Đả thâu lượng" mà nhà tu Tiên Vô Lượng để cho mặc đời tiếp nhận cái nhân thiện.
Nhân hôm nay có Phi Bằng hiền đệ là võ học cao nhất, thử xuất quyền để xem có chuyển ngu huynh được không, chú ý quyền xuất càng mạnh càng tốt.
Hoàng Phi Bằng lấy làm lạ cũng xin xuất chiêu thử xem :
― Đai huynh, đỡ thử một quyền "Bích phong hỏa" trong "Công Quyền Lĩnh Nam" nhưng đại huynh phải ngậm trước viên "Khí hường đơn" này đã, có như vậy thân thể của đại huynh vô sự.
Hoàng Phi Khải miệng nở nụ cười thương em cảm động nói :
― Không có sao đâu, hiền đệ cứ an tâm, thi triển đi đừng lo ngại.
Hoàng Phi Bằng nghĩ thầm:– Nếu có gì thì đại huynh mình chết sao ?
Chàng vội hoảng sợ nói :
― Tiểu đệ không xuất chiêu được, trước bản năng thân thả xuống, đành phải thua đại huynh về phương diện này.
Hoàng Phi Khải hiểu ý Hoàng Phi Bằng nói :
― Hiền đệ chưa thử mà đã sợ ngu huynh chết à, không sao đâu.
Hoàng Phi nghe nói vậy liền đề nghị :
― Tiểu đệ chỉ xuất một thành công lực thôi, nếu đỡ được cũng đã tốt lắm rồi, mời đại huynh đỡ.
Quyền xuất trúng vào Hoàng Phi Khải phát ra một tiếng "xịt" cả nhà ai cũng bị ngộp thở choáng váng rợn rợn trong người như thể bị muốn cháy như than hồng, thế mà Hoàng Phi Khải vẫn tự nhiên.
Hoàng Phi Bằng không chần chờ hỏi :
― Thưa đại huynh, quả thực võ học "Đả thâu lượng" của đại huynh đã đến trình độ cao đỉnh, tiểu đệ không ngờ.
Hoàng Phi Khải cười rồi khẻ nói :
― Ngu huynh chỉ có "Đả thâu lượng" để làm vốn, người muốn hại ngu huynh cũng khó lắm và ngược lại cũng thế, nói về kiếm nhà mình thì ngu huynh luyện tập thành thục, nhưng không sử dụng đến, gia gia và mẫu thân cũng đã hiểu mục đích của ngu huynh chỉ vì tìm hiểu thư pháp binh pháp và võ học.
Lý Yến Hồng bước vào sảnh đường, mời cả nhà :
― Thưa phu quân cùng các hài nhi đi dùng bữa.
Sau buổi dùng cơm đến tuần trà cả nhà luận chuyện giang hồ rồi đến luận võ học họ Hoàng.
Người hạnh phúc nhất là Lý Yến Hồng (Hiệp Phương Yến) vì bà lúc nào cũng muốn cảnh gia đình náo động, không khí an lành, ấm cúng của gia đình.
Hôm sau Hoàng Phi Bằng luyện võ cho Hoàng Lữ Thư, riêng Hoàng Phi Khải lúc nào cũng ở trong thư phòng ít ra ngoài trừ khi dùng hai bữa cơm sáng chiều.
Hoàng Phi Bằng hỏi Hoàng Lữ Thư :
― Từ ngày tứ họ Lý, Trần, Trịnh, Quách về nhà mình ở, tỷ tỷ có những suy nghĩ gì về họ ?
― Tỷ tỷ thấy tứ huynh, tỷ, đệ, muội ấy cũng rất đáng thương lắm, tỷ thương đệ bấy nhiêu thì thương họ cũng thế, nhưng lạ thay tỷ chưa bao giờ nghe họ nói đến võ học.
Hoàng Phi Bằng cười nũng nịu với Lữ Thư nói :
― Tại vì tứ huynh, tỷ, đệ, muội là kết nghĩa thấy tỷ đánh đại huynh cho nên họ sợ không dám đến gần tỷ.
Hoàng Lữ Thư cười nói :
― Thảo nào tứ huynh đệ ấy sợ tỷ, như bà cọp cái vậy, thực ra cả nhà đã biết trò chơi của tỷ, là chỉ đánh đại huynh thôi, tỷ chỉ đùa cho vui, chứ đâu có ý gì, có lúc đại huynh còn giả bộ khóc ra nước mắt nữa, đại huynh giả như thực hay lắm, khi nào đại huynh không giả bộ thì tỷ đánh mạnh tay, thế là đại huynh giả bộ khóc, tỷ rất thích chơi như vậy, tỷ cũng biết thương đại huynh, hôm nào đại huynh giả bộ hay thì tỷ đi nấu nước trà và lấy bánh để trong thư phòng cho đại huynh dùng, tỷ gọi đây là phần thưởng sau khi khóc.
Hoàng Phi Bằng nghe Hoàng Lữ Thư nói vậy cũng cười :
― Thưa tỷ tỷ, từ đây đừng phá đại huynh nữa, đại huynh vì quá thương tỷ tỷ cho nên phải nuông chiều để làm cho tỷ tỷ vui, nay đệ mạo muội đề nghị như thế này không biết tỷ tỷ có chịu không ?
Hoàng Lữ Thư vội hỏi :
― Đề nghị chuyện gì tỷ tỷ cũng nghe theo không cãi đâu, nói đi nào.
― Từ đây tỷ tỷ luyện võ với đệ, khi nào không có đệ thì luyện võ với nhị tứ huynh tỷ đệ Lý, Trần, Trịnh, Quách. Tỷ tỷ nhớ thường đến thư phòng đọc thư pháp với đại huynh, ngoài ra tỷ còn phải nhờ gia gia, mẫu thân hướng dẫn luyện nội ngoại công, có như vậy tỷ mới xuống núi giang hồ được.
Hoàng Lữ Thư cười rồ nói :
― Hiền đệ đã nói sai rồi, khi tỷ tỷ đi chợ Cửu Chân là ra khỏi nhà, tức là xuống núi giang hồ rồi, như vậy chỉ còn biệt hiệu nữ hiệp khách gì đó… là được đi hành hiệp, trợ khó cứu khổ "ha hà…".
Hoàng Phi Bằng cũng cười theo nói :
― Thưa, nhờ tỷ tỷ thường trông nôm hộ đứa con trai của Trần tỷ nhé. Nhân đây đệ gửi lại nhà hai con hạc nhỏ để đưa tin tức về cho đệ. Tỷ tỷ không cần phải nuôi hạc, vì hạc tự biết đi tìm mồi để ăn, đệ gọi hạc xuống để làm quen với tỷ nhá.
Hoàng Lữ Thư vui mừng khôn tả nói :
― Tốt lắm có hạc để đưa tin thì hay tuyệt.

Hoàng Phi Bằng ở nhà được mươi ngày đến lúc phải ra đi, chàng tam biệt :
― Thưa gia gia, mẫu thân, đại huynh, tỷ tỷ. Hoàng hôn Phi Bằng nhi cùng với tứ huynh, tỷ, đệ, muội đi Truờng Sa có thể đầu tháng sau mới về.
Hoàng Phi Bằng đã trưởng thành trước tuổi, cho nên Hoàng Phi Chỉnh không còn lo âu gì nữa. Hoàng Phi Khải vốn thương em dặn bảo đôi lời :
― Hiền đệ và tứ huynh đệ Trịnh, Trần, Lý, Quách đi ra ngoài đừng chạm nhau với người đời nhá, tứ huynh đệ còn nhỏ, dù đã có võ học nhập thánh cũng không biết hết giang hồ lắm hiểm ác !
Hoàng Lữ Thư đôi mắt hơi ướt mi, vướng đôi hạt lệ khẻ nói :
― Phải chi tỷ tỷ đi với ngũ huynh đệ thì hay biết mấy, tỷ tỷ sẽ lo cho ngũ huynh đệ được ăn no ngủ ấm. Ngũ huynh đệ nhớ về sớn nhá, đừng để tỷ tỷ mong chờ ?
Tứ huynh đệ Hoàng Phi Bằng cúi đầu bái tam biệt và chúc sức khoẻ cả nhà.
Hoàng Phi Bằng lấy trong túi áo con Tu hú gỗ làm hiệu, một đại hạc đáp xuống cách mặt đất ba trượng, chàng phi thân lên lưng hạc bay về hướng Bắc, vẫy tay hẹn hội ngộ.
Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng di chuyển bằng tuyết mã. Có những lúc Hoàng Phi Bằng cho đại hạc bay thấp, dùng mảnh da bò làm loa nói xuống.
Hoàng Phi Bằng muốn biết về sinh hoạt trong mấy tháng xa cách về tình hình Phiên Ngung thành cũng như ở Quế Lâm hỏi :
― Quí huynh, tỷ, đệ, muội cho tại hạ biết tường tận tình hình của Thiếu Quân đến nay như thế nào.
Gió thổi quá mạnh Lý Bình Trung nói to :
― Huynh cùng Trịnh đệ, đến doanh trại Thiếu Quân cho hai đại hạc bay lượn quanh ba vòng, vẫy tay chào các thành viên trong trại, rồi cho hạc đáp xuống, chỉ cần năm khác toàn thể tụ tập trong kỷ luật, huynh đệ được Thiếu Quân tiếp đón trọng thể, khi vào trung tâm trại hội trường lộ thiên, nhìn qua huynh đệ ấy mới nhận ra hình như họ có cảm tưởng không tin tưởng khả năng của huynh đệ. Lý do đơn giản là tuổi đời nhỏ, huynh đệ cũng chưa từng phát biểu trước đám đông, đó là khuyết điểm, cho nên không được lưu loát như Hoàng đệ. Tuy khó tạo uy danh buổi đầu, nên huynh và Trịnh đệ cùng phi thân lên đỉnh cột cờ xem bốn hướng rồi phi thân về trước hội trường lộ thiên, ẩn ý muốn nói cho Thiếu Quân biết rằng địa thế lập trại phải nghiêm phép.
Sau đó huynh mở lời ngay "Tại hạ rất khen quí anh hùng lập trại đúng nghiêm phép" cả hội trường đồng vỗ tay, huynh nói tiếp: "– Hôm nay huynh đệ tại hạ nhận mệnh lệnh của sư huynh Hoàng Phi Bằng đến đây cùng chung cộng khổ với quí huynh đệ", cả hội trường đồng vỗ tay một lần nữa.
Huynh cùng Trịnh đệ lên tinh thần, lắng nghe các thủ lãnh Thiếu Quân giới thiệu họ tên thành phần nhân sự. Huynh đệ cũng chúc sức khỏe xã giao hẹn ngày hôm sau luyện tập.
Huynh đệ chia Thiếu Quân thành ba buổi luyện tập, sáng chiều luyện tập cho toàn thể Thiếu Quân, tối luyện tập cho ba mươi thủ lãnh, sau ba ngày luyện tập riêng cho đại huynh Hoàng Anh Tuấn, Lê Chí Nam, Nguyễn Chung Kiệt và Hoàng Thanh Thủy.
Đúng nửa tháng kiểm tra toàn bộ, kết quả ngoài dự định, tuy Thiếu Quân có người tiếp nhận nhanh chậm nhưng tất cả đều là nghĩa hiệp, huynh cùng Trịnh đệ nhận xét đây là một tổ chức rất nghiêm minh, có tinh thần dũng khí, có thể nói là lực lượng tinh nhuệ.
Lúc tam Chu đệ đến trại báo cáo, năm ngày nữa Vũ thúc thúc sẽ đến trại, để nhập vào Cần Lĩnh Nam nhưng vẫn giữ tên binh đoàn Thiếu Quân cho có tính độc lập, nhằm tạo nhân tài.
Huynh cùng Trịnh đệ mời đại huynh Hoàng Anh Tuấn, Lê Chí Nam, Nguyễn Chung Kiệt và Hoàng Thanh Thủy để giới thiệu với tam Chu đệ và trình bày mục đích của Cần Lĩnh Nam, tất cả đồng ý, nhận thức của người thủ lãnh rất nhạy cảm.
Hoàng Anh Tuấn trí lự sáng suốt, Lê Chí Nam có thể nó là một thuật sĩ tài ba. Tại sảnh đường tất cả đồng ý lập ra kế hoạch và triệu tập Thiếu Quân hành động.
Sáng hôm sau toàn thể binh ngũ nghiêm chỉnh nghe Hoàng Anh Tuấn truyền lệnh, ban bố kế hoạch và giới thiệu tam đệ Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào nhận trách nhiệm luyện tập để thay thế huynh và Trịnh đệ, công cuộc luyện tập tiến hành suôn sẻ.
Ngày thứ Vũ thúc thúc và ngũ nữ hiệp đến bằng phương tiện đại hạc, chúng đệ ra cửa trại tiếp đón, đại huynh Hoàng Anh Tuấn, Lê Chí Nam, Nguyễn Chung Kiệt và Hoàng Thanh Thủy triệu tập toàn thể Thiếu Quân, binh ngũ nghiêm chỉnh tiếp đón Vũ thúc thúc lãnh tụ Cần Lĩnh Nam Giang Trung, hơn ngàn tiếng vang trời, dậy đất, họ tung hô "Cần Lĩnh Nam Giang Trung thiên thần xuất hiện". Hoàng Anh Tuấn giới thiệu Vũ thúc thúc, ngũ nữ hiệp, Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng tam Chu đệ là những huynh tỷ đệ muội Hoàng Phi Bằng.
Trong ngày Vũ thúc thúc thuyết phục được toàn thể Thiếu Quân. Vũ thúc thúc công bố từ đây mọi sự luyện tập võ nghiệp theo hằng lệ do ngũ Chu nữ hiệp, tam sư đệ họ Chu phụ trách, còn phần nội bộ vẫn như cũ không thay đổi, đặc biệt luyện tập thêm binh pháp.
Vũ thúc thúc ra lệnh cho Huynh, Trịnh đệ, tam Chu đệ đi vào sào huyệt tại Đô Lung Lĩnh ở Trường Sa, bắt những tên Tăng Bạch Hùng, Hà Chung Khoa, Hứa Vàng Anh, Từ Ngọc Hú và trên bảy trăm đảng viên.
Trước khi ra đi Vũ thúc thúc có dạy "Chủ trương bớt tù thêm bạn, nhất là độ lượng với đảng chúng Chu Sa Đạo và Chung Thành Giáo".
Huynh đệ thực hiện thành công, chỉ có một tên Từ Ngọc Hú chết vì nghiệp báo, y bất tài, tướng mạo không giống ai, chỉ có cái miệng nói rất sạo như thiệt, người nào mới gặp y cũng tưởng là nhân tài, đạo đức trấn một phương trời, nhưng vài ngày sau cái đuôi đàng điếm xuất hiện, y có rất nhiều thù oán trong và ngoài "Chu Sa Đạo" mọi người xem y như rác rưởi, lửa thang không cùng lò, tức là đi không cùng đường, tính của y từ xưa nay thượng đội hạ đạp, làm tay sai đắc lực nhất cho Trần Mạnh Côn và Hoàng Phi Cương, ai cũng phải sợ y.
Ngày tàn của y, trong đồng bọn chỉ mặt đặt tên cho y là con Tỳ Hưu có ăn của người mà không nhả ra. Y là tên đao phủ giết Lạc dân bừa bãi, cướp của người nghèo khó, ăn của người lại hại người đúng là lừa đảo xảo trá, y tìm đủ mọi cách để hại người cương trực, hiếp dâm già trẻ lớn bé không tha một ai, trước khi vào "Chu Sa Đạo" y là dân chạy đầu đường xó chợ, ăn mối giật cái tại chợ Cầu Muối, chuyên nghề lắc túi, trút cá tôm.
Toàn đảng chúng "Chu Sa Đạo" còn nói rằng "Quí anh hùng muốn chúng tại hạ tùng phục, trước nhất phải đưa tên Từ Ngọc Hú ra phanh thây nếu không chúng tại hạ bất tùng phục".
Chúng huynh đệ thấy đây là chuyện vay phải trả rất rõ ràng đồng chấp nhận để họ tự xử quyết lấy. Thế là mỗi người tự động cầm đá đập vào đầu tên Từ Ngọc Hú cho đến khi chết họ mới chịu thỏa mãn.
Sự căm thù đến trời xanh nay mới được như nguyện, cuối cùng họ xin thề tùng phục dưới cờ Cần Lĩnh Nam Giang Trung.
Chúng huynh đệ được lệnh của Vũ thúc thúc, đưa lực lượng này về cho thúc thúc Chu Điệp, cách đây sáu ngày được biết họ cũng là người có chí khí, nay họ chuyên cần luyện tập võ nghiệp, đời sống của họ ở đó rất thoải mái, lương thực dư ăn dư để.
Huynh đệ  Hoàng Phi Bằng vào tuổi thiều hoa sức khỏe đầy tràn, tứ huynh đệ đi cả đêm vẫn bình thường, nhưng đại hạc cần phải nghỉ ngơi và ăn uống, tứ huynh cho tuyết mã ăn cỏ. Người và vật trôi qua một giấc nồng đến trời quá ngọ, dùng buổi cơm trưa đạm bạc trong rừng, ăn uống no nê, tinh thần sảng khoái, trước khi chuẩn bị lên đường Hoàng Phi Bằng búng vào ngực mỗi tuyết mã một viên đơn "Hoàng sinh hổ".
Lý Bình Trung để ý muốn hỏi Hoàng Phi Bằng :–  Chuyến đi lần này đến Trường Sa để làm việc gì, nhưng không dám hỏi, vì sợ trong rừng có người lạ mặt, xem tứ hướng rồi mới hỏi nhỏ, âm lượng trầm đủ để Hoàng Phi Bằng nghe :
― Hoàng hiền đệ lần này đi Trường Sa có việc gì hệ trọng không ?
Hoàng Phi Bằng hiểu ý của Lý huynh, chàng dùng nhĩ ngữ nói :
― Chuyến đi này rất hệ trọng, không thông báo trước bất cứ ai, mục đích là bắt bọn La Đức nhân dịp mở đại hội tại núi Việt Tú gần Phiên Ngung thành.
Lý Bình Trung, Trịnh Trường nghe tin này hơi lạ, nhưng không dám nói lớn vì có Quách Tuyết Băng.
Trịnh Trường muốn rõ dùng nhĩ ngữ hỏi :
― Thưa đại huynh, tại sao không tiêu diệt chúng, mà lại đi giúp chúng mở đại hội là nghĩa lý gì ?
Hoàng Phi Bằng ung dung miệng hơi cười, nghĩ thầm:– Đúng là nhị huynh đệ chưa hiểu ý của mỗ. Thôi được đến Trường Sa mới giải thích. Huynh đệ Hoàng Phi Bằng đã vào Trường Sa chỉ còn cách ba dậm đường là đến thành Nhạc Dương.
Lúc này Hoàng Phi Bằng mới giải thích :
― Mục đích chính là tiêu diệt bọn La Đức cùng một lúc, chứ đâu phải giúp họ mở đại hội, nhị huynh đệ cứ theo phương thức mà hành động sẽ có kết quả tốt.
Chú ý từ hôm nay nhị huynh đệ lúc nào cũng chuẩn bị tư thế hành động. Đầu tiên đến thánh Nhạc Dương tìm nhà La Đức lấy món vật thứ nhất là kiếm và phổ "Ngọc thanh kiếm và Thái thanh kiếm", món nợ thứ hai là lấy La Đức để tế lễ cho gia đình hai họ Lý, Trịnh, món vật thứ ba là lấy phù Minh Châu trên tay của La Đức, sau đó vào sào huyệt của chúng ở trong đất Hán. Bước kế tiếp bày binh bố trận, mở đại hội bắt hết chúng, không thể để lưới rách cá chết được.
Lý, Trịnh nghe Hoàng Phi Bằng giải thích lòng vui mừng, nỗi riêng thù nhà nay đã đến, nhưng chưa biết phải đối phó thế nào cho kết quả như ý.
Trịnh Trường hỏi Hoàng Phi Bằng :
― Thưa đại huynh bây giờ đệ đã hiểu, còn Lý huynh thì thế nào. Đại huynh có những phương pháp hành động nào hay hơn không ?
Lý Bình Trung trả lời :
― Thực ra đi lấy kiếm và giết La Đức không khó lắm, một trong huynh đệ ai cũng làm được, nhưng bủa lưới bắt hết chúng mới là khó, vì vậy mới để cho La Đức sống đến nay !
Hoàng Phi Bằng lúc nào cũng bình thản trong việc làm có tự tin nói :
― Đúng như lời Trịnh đệ, hiện hay ngu huynh có mang theo mười mặt nạ da người, trước khi vào thành tất cả đồng đeo mặt nạ, còn muội Tuyết Băng giả trang nam giới. Đến lúc chiều tà tại hạ đột nhập vào nhà La Đức trước, nhằm làm thuật sai khiến thần khinh La Đức bằng chiêu thức "Thu hồn bắt phách".
Lý huynh, Trần tỷ, Trịnh đệ, Quách muội án chừng nửa cây hương đi cửa trước vào thẳng sảnh đường, từ lúc này huynh đệ chuẩn bị hành trang xe song mã đến sào huyệt Minh Châu.
Trịnh đệ chuẩn bị tư thế lên làm đảng trưởng tạm thời, Quách muội hổ trợ tân đảng trưởng, còn Lý huynh Trần tỳ tùy hoàn cảnh sẽ ứng phó sau, cũng có thể đi vào sào huyệt Đô Lung Lĩnh bám sát Cộng Đảng, nhất là chú ý mụ già Phạm Thuy Ngu cùng những thổ phỉ như Tăng Bạch Hùng, Hà Chung Khoa, Hứa Vàng Anh, còn về La Đức thì có tại hạ điều khiển y bằng thuật nhĩ ngữ.
Về việc triệu tập đại hội trong thung lũng Việt Tú, hiện nay ngu huynh đã có hai danh sách tay chân của La Đức, một do Thái Tử Hồ, hai do Vũ thúc thúc cung cấp.
Lý đệ, Quách muội ở lại sào huyệt Châu Minh liên lạc bằng hạc, La Đức theo ngu huynh đến Việt Tú trước, ngày đại hội ấn định đầu tháng bảy.
Trịnh Trường chưa hiểu hết ý, hỏi lại :
― Ngu đệ không hiểu hết ý xin đại huynh nói lại, hai nữa làm cách nào để sai bảo được La Đức đó mới là khó !
Hoàng Phi Bằng đáp :
― Muốn sai bảo đối thủ phải biết thuật thu hồn sai khiến thần kinh, nói ra đây quí huynh đệ cũng không hiểu đâu, hay nhất là thực hành như ý tại hạ.
Trời đã tối huynh đệ lên đường, sáng mai vào thành, tìm nơi hẻo lánh dùng bữa cơm no nê, rồi ngủ một giấc nồng cho đã, đến chiều huynh đệ mới hành động.

Hoàng Phi Bằng búng mình phi thân qua hậu sảnh đường vừa thấy La Đức tức thì trong người của La Đức bị một đồ huyệt "Hoa nở đơn điền". Thượng–hạ có huyệt "Hoa tử đơn điền", Nam–bắc có huyệt "Hoa phế đơn điền" cộng lại đáp số huyệt mười tám. Chàng xuất luôn chiêu "Thu hồn bắt phách" thế là La Đức trở thành một cây thịt biết đi, biết tuân theo lệnh. La Đức trở thành xác không hồn, sinh hoạt ăn nói và cử chỉ vẫn bình thường. Một khi đã trúng "Thu hồn bắt phách" thì không ai giải được chỉ có người khống chế mới biết thuật ngữ điều khiển thần kinh và giải huyệt, trái lại La Đức xem Hoàng Phi Bằng như nhị thân không thể thiếu vắng trong đời sống của La Đức.
Hoàng Phi Bằng đứng sau lưng La Đức mời :
― Tại hạ kính mời Quản Lộc đại phu đi thăm Châu Minh, nhằm bàn việc triệu tập đại hội tại thung lũng Việt Tú.
Đương nhiên La Đức không hề biết đã trúng đồ huyệt của Hoàng Phi Bằng, La Đức tươi cười tự nhiên, đứng lên chân bước rời khỏi ghế, còn tỏ vẻ hài lòng.
Hoàng Phi Bằng sai khiến La Đức gọi một võ sĩ hộ vệ đứng gần bảo :
― Hiện nay trang đường có bao nhiêu đảng chúng ?
Một võ sĩ lực lưỡng đi ra thưa :
― Thưa đảng trưởng, hiện nay có ba mươi võ sĩ hộ vệ trong trang đường.
La Đức ra lệnh :
― Nhờ hiền đệ cầm năm lệnh bài bạc này đi cử võ sĩ hộ vệ, phi mã khẩn cấp đến Châu Minh báo tối nay mỗ đến, trên đường đi nhớ xuất lệnh cho hai mươi giám binh bám vào lộ trình giữ an ninh khi mỗ đi qua.
Tức tốc có hai mươi lăm tuấn mã phi ra khỏi cổng trang đường.
Hoàng Phi Bằng an tâm ra lệnh tiếp :
― Quản Lộc đại phu cho gọi bốn tuấn mã thật tốt để di chuyển đến Châu Minh.
La Đức xuất lệnh những võ sĩ hộ vệ còn lại bảo :
― Võ sĩ đâu, chuẩn bị bốn huyềt mã thật khoẻ mạnh để mỗ lên đường gấp.
Mỗi lần La Đức đến sào huyệt Châu Minh đem theo bao kiếm "Ngọc thanh kiếm" "Thái thanh kiếm" cùng với ấn tín đảng trưởng Châu Minh.
Ngoài ra La Đức còn đem theo ba bao nhỏ mỗi bao mười hai lệnh bài vàng, bạc, đồng. Do nhà Hán ban tặng, trên lệnh bài có khắc mỗi con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi rất công phu. Từ phó đến chúng đảng Châu Minh, thấy lệnh bài tức nhiên có mật thư, tất cả phải thi hành lệnh, người cầm lệnh có quyền tiền trảm hậu tấu.
Lúc này Lý, Trần, Trịnh, Quách đã vào sảnh đường ra mắt La Đức.
Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị nói với La Đức :
― Xin đảng trưởng trao những thứ ấy cho tam vị thiếu niên gìn giữ. Tâm thần La Đức như đứa trẻ mới lên một, nói sao nghe vậy và hàng động nhất nhất không sai, không phản ứng cũng không cần suy nghĩ, đôi khi tâm thần ông như con khỉ học trò làm người.
La Đức nói tự nhiên :
― Quí tiểu đệ phải bảo mật tam lệnh cho mỗ.
Hoàng Phi Bằng thúc dục lên đường :
― Đã đúng khắc lên đường.
Cả sáu người ra khỏi sảnh đường, đã có tuấn mã chờ sẵn ngoài sân trang, chủ khác sáu người đồng phi thân lên tuấn mã. Trên đường đi Hoàng Phi Bằng ra hiệu cho Lý Bình Trung lấy trước "Ngọc thanh kiến".
Hoàng Phi hỏi La Đức :
― Xin đảng trưởng cho biết lai lịch tất cả những thứ đem theo có được không ?
La Đức nói một mạch không ngần ngại trước sau :
― Được chứ, ai cầm ấn tín Châu Minh là chính danh đảng trưởng.
Hoàng Phi hỏi tiếp :
― Vậy hiền đệ Trịnh đang cầm ấn tín xem như là đảng trưởng rồi ư ?
La Đức không ngạc nhiên nói :
― Đúng vậy, không sai.
Hoàng Phi Bằng hỏi như tra vấn :
― Đã có ấn tín còn dùng lệnh bài để làm gì.
La Đức trả lời theo từng câu hỏi một :
― Ấn tín để làm mật lệnh thay thế cho lệnh bài, mỗi mật lệnh viết xong xuôi mới bỏ vào lệnh bài, khi đảng chúng Châu Minh thấy lệnh bài tức nhiên là thấy đảng trưởng.
― Vậy mật lệnh dùng giấy mực gì để viết.
La Đức đáp :
― Không quan trọng giấy mực, chỉ viết mật lệnh rồi đóng ấn tín đảng trưởng là có hiệu lực tức khắc, bỏ vào lệnh bài, thế là tất cả phải thi hành, sau đó lệnh bài phải trở về đảng trưởng.
Hoàng Phi Bằng hỏi từng phần mật lệnh :
― Mỗi lệnh bài vàng, bạc, đồng có giá trị như thế nào và thập nhị giáp có ý nghĩa gì ?
La Đức liền đáp lại :
― Lệnh bài vàng thay đổi thành phần nhân sự trong đảng, lệnh bài bạc mật lệnh, lệnh bài đồng thực hiện công tác đảng. Còn thập nhị giáp chỉ trang trí cho đẹp lệnh bài.
Hoàng Phi Bằng hỏi liên tục :
― Từ hôm nay đảng trưởng tạm thời trao quyền cho Trịnh đệ, còn Quản lộc đại phu đến thung lũng Việt Tú, chuẩn bị đại hội Châu Minh được không ?
La Đức rất vui mừng đáp :
― Được chứ, không có gì trở ngại cả, có như thế mới rảnh tay để thực hiện nguyện vọng của mỗ, ngày mai mỗ trao quyền đảng trưởng rồi đi luôn đến Việt Tú, nơi đó mỗ đã chuẩn bị cơ mật, vào đầu tháng sau sẽ mở đại hội.
Hoàng Phi Bằng hỏi tiếp :
― Xin đảng trưởng trao danh sách mời anh hùng đại hội, để ngu đệ đích thân mời được không ?
― Ý của hiền đệ hay lắm.
La Đức lấy ra một danh sách trong túi áo. Nói tiếp:– Hiền đệ cầm lấy danh sách này mời họ gấp nhá. Nhớ đóng ấn tín thay cho Phù, mội việc phải cẩn thận nhé .
Chân trời hướng nhật đã hừng sáng, năm người trên đường đi thâu đêm dạn gió dày sương không gặp trở ngại, nhờ thế mới đến sớm hơn dự định. Năm tuấn mã đã đứng trước cổng sào huyệt Châu Minh nằm sâu trong đất Hán, thuộc tỉnh Phúc Kiến, phía sau ngọn Việt Thành Lĩnh chạy từ Phúc Kiến, đến huyện Tuần Mai tỉnh Nam Hải.
Phó đảng cùng đảng chúng Châu Minh đã đứng hai bên lề đường dài từ cổng vào sảnh đường, để đón tiếp đảng trưởng La Đức. Năm người vào đến sảnh đường, La Đức ngồi vào ghế đảng trưởng, ngôi thứ đẳng cấp phân quyền lãnh đạo và đảng chúng thứ thự hai hàng ngũ thẳng tấp.
Trung tâm sảnh đường ngôi cao nhất là La Đức còn Hoàng Phi Bằng như một hộ pháp đứng sau lưng La Đức, đảng phó họ Giang tên Lính Đỗ ngồi ghế trái và Chưởng pháp đảng họ Bành tên Lân ngồi ghế phải, Nguyễn Trường (Trịnh Trường) Võ Trung (Lý Bình Trung) và Quách Tuyết Băng đứng dưới một bực phó đảng, tất cả đảng vụ đứng bực thứ ba.
La Đức giới thiệu Đào Công (Hoàng Phi Bằng) tân hộ pháp điều hành đại hội Việt Tú. Phần thứ tư là cấp đảng vụ như họ Vũ tên Tùng Chính quản trại Trường Sa. Quế Lâm họ Mạc tên Châu Kiệt. Tượng Quận họ Nguyễn tên Giang. Phúc Kiến họ Lô tên Cát. Triết Giang họ Ma tên Chí Hà. Giang Tô họ Kiều tên Cừ. Hồ Bắc họ Tăng tên Hảo Mô. Tứ Xuyên họ Từ tên Thành. Quế Châu họ Đại tên Chi. Giang Tây họ Mai tên Hùng Cô và trên hai ngàn đảng chúng.
La Đức truyền lịnh từ đảng phó đến đảng vụ, lập hội đồng cơ mật vụ, nói :
― Vào đầu tháng sau sẽ mở đại hội tại thung lũng Việt Tú, nơi đó mỗ đã chuẩn bị cơ mật từ lâu, nay mỗ muốn biết danh sách tất cả thành viên có nhiệm vụ thi hành công tác đảng, nay đã chuẩn bị chưa ?
Tất cả đồng loạt dâng lên những tờ trình, ông nói tiếp:– Sao không thấy tờ trình lương thảo, tài chánh thu chi, nhân khẩu và tù nhân.
Lập tức đảng vụ Mã Đình Lộ trình lên đảng trưởng La Đức một danh sách nội vụ.
Mã Đình Lộ để ý khả nghi có điều bí ẩn trước và sau đảng trưởng liền hỏi :
― Thưa đảng trưởng, từ xưa nay chưa bao giờ hộ pháp để ý đến những chi tiết nhỏ trong đảng, cũng chưa bao giờ có những người trẻ đứng ngang hàng với đảng phó và đối phẩm với đảng vụ.
Hoàng Phi Bằng, Trịnh Trường, Lý Bình Trung, Quách Tuyết Băng tự biết cả bốn đã vào hang beo, khi đã vào rồi mới biết tâm trạng nổi da gà, bởi thế mới có câu "Hang hầm ai dám mó tay" riêng Hoàng Phi Bằng biết khả năng của mình trong lòng tự tin nhủ thầm :
Ta đã vào tận hóc đèo
Thân này nào sợ hổ beo Hán phàm
Để xem bầy lũ lòng tham
Chỉ cần gió đẩy nước làm bèo trôi.
Ha hà ...

Hoàng Phi Bằng truyền nhĩ ngữ vào tai La Đức bảo :
― Mỗ cần những hộ pháp trẻ, võ học phi thường, hôm nay là lần đầu mọi việc phải xét lại, ai có lời phạm thượng sẽ trảm. Mục đích hôm nay mỗ xét lại nội bộ trước khi mở ra đại hội Việt Tú, quí các hạ không có lý do gì để phản đối. La Đức gằn giọng thật lớn để đảng chúng chú ý nói tiếp:– Mục đích hôm nay mỗ xét lại toàn vụ nội bộ của đảng trước khi mở ra đại hội, quí các hạ phản đối chẳng khác nào chống lại mỗ.
Hoàng Phi Bằng tự thầm:– Dĩ nhiên câu hỏi và câu đáp tự nó khép chặt suy nghĩ trong nội bộ đảng Châu Minh. Trong lòng chàng để ý, nếu có người dám mở miệng ta bóp bẹp rồi vẽ tròn vuông cho mà xem.
Hoàng Phi Bằng cắt đứt được suy nghĩ của nội bộ, xem ra họ không còn nghi ngờ việc hành sử của La Đức, đây cũng là một phán quyết giá trị, nhằm búa đe những ai dám hỏi nhiềi lời.
Lạ Đức phán tiếp :
― Mỗ giới thiệu hai thiếu hiệp anh hùng Nguyễn Trường, Võ Trung trong bộ đảng Châu Minh trên đất Nam Việt. Nay tỷ đấu bất thường để phân ngôi thứ cùng quí các hạ, xem ai thắng sẽ được cử vào chức vụ đảng trưởng Châu Minh đó là mỗ phân quyền minh bạch hãy chuẩn bị nào ?
Đảng chúng khi nghe đảng trưởng La Đức tuyên bố từ miệng, ai cũng háo hức muốn làm đảng trưởng, thực ra những cao thủ Châu Minh đã để mắt ngắm nghía từ lâu, nhưng chỉ để bụng, nay được dịp không còn dè dặt, lòng vô đáy càng thêm thăm thẳm, chiết ghế đảng trưởng vào tay ai chưa biết, nhưng tỷ đấu là phương pháp mạnh thắng yếu thua, người người đã có ý đoạt cho bằng được ghế đảng trưởng thì không bỏ qua cơ hội này.
Riêng đảng chúng không một ai có ước mơ vì biết thân phận có cơm ăn là đủ. Đảng phó Giang Lính Đỗ phi thân xuống trước sảnh đường, hướng về đảng trưởng, rồi xoay mặt ra sảnh đường nói :
― Mỗ mời quí anh hùng, đây là dịp tốt để tỷ đấu, kẻ thắng đương nhiên được đăng quan đảng trưởng, mời quí các hạ cao thấp một phen.
Vũ Tùng Chính cùng phe với Từ Thành đảng vụ Trường Sa, phi thân đứng trung tâm sảnh đường khoanh tay nói :
― Có tại hạ đây, xin mời trăm chiêu cao thấp.
Giang Lính Đỗ liên xuất đao "vu vu", bão tố chuyển động khắp trong sảnh đường, tất cả màn cửa tung bay, mọi người hơi choáng váng, chân long phồng da lên rợn rợn.
Vũ Tùng Chính xuất kiếm chiêu phong cũng không hèn kém, chưa đến năm chiêu kiếm đao "keng keng" qua lại, đã thấy Giang Lính Đỗ đi vào cửa địa ngục.
Mai Hùng Cô cùng phe với Đại Chi đảng vụ Giang Tây nhảy vào đấu trường, xuất năm chiêu quyền đi thẳng vào lòng ngực thanh toán được Từ Thành còn Vũ Tùng Chính lăn ra ngất lịm. Mai Hùng Cô xin lệnh tống giam Vũ Tùng Chính vào lao ngục.
Mạc Châu Kiệt đảng vụ Quế Lâm, nhảy vào bái tất cả anh hùng, xuất luôn kiếm pháp thách thức Mai Hùng Cô, quyền và kiếm quần nhau chưa đầy năm khắc bằm Mạc Châu Kiệt thành một đống thịt trên sáu mươi cân.
Nguyễn Giang Ba đảng vụ Tượng Quận, phi thân vào, hai tay bái anh hùng xuất ám khí màu đen "Hắc bạch tỵ", Mai Hùng Cô mù đôi mắt.
Kiều Cừ đảng vụ Giang Tô, chậm chạp bước vào nói :
― Tại hạ xin lãnh hội ám khí của đại huynh.
Nguyễn Giang Ba quần một vòng ám khí xuất chiêu, Kiều Cừ lấy vạt áo trước của bào phất qua mặt của Nguyễn Giang Ba lăn ra chết bất thường, ám khí khử ám khí có tên là "Song tinh ám".
Trưởng pháp vụ Bành Lân, nhân vật này nội lực cao thâm, vừa phi thân là đã biết thủ pháp vững chắt.
Bành Lân đứng trước quần hùng nói :
― Tại hạ xin hầu một chiêu ám khí "Song tinh ám".
Kiều Cừ đáp lời mời liền xuất chiêu ám khí. Bành Lân hai tay xuất quyền đẩy ám khi lại Kiều Cừ bị trúng độc, vội trầm mình giải độc không dùng ám khí, lần này Kiều Cừ sử dụng mười con rắn đen nhỏ bằng đầu đũa phóng vào Bành Lân.
Với sức đối quyền vạn năng, Kiều Cừ không cần xuất tiếp chiêu, năm con hắc tỵ tự đi tìm mồi, lúc Kiều Cừ phóng ám khí, thì bất giác có một loại hắc khí hòa vào không khí bám vào thân thể của Bành Lân, thế là mười con rắn đen tha hồ tấn công.
Bành Lân rợn người thất phách, chưa lấy được bình tĩnh thì mười rắn đen tiếp tục lao vào những yếu huyệt, Bành Lân xuất kiếm thép đen, rắn tưởng nhằm đồng môn, kiếm pháp chủ ý bảo vệ huyệt đạo, không ngờ mười con rắn bị cắt đứt rơi xuống đất thành ba mươi đoạn. Bành Lân phóng chiêu kiếm như rắn bay đến lấy thủ cấp của Kiều Cừ.
Còn vài cao thủ tự biết mình kém tài không ai ra tỷ đấu, một hồi lâu Trịnh Trường búng nhẹ mình phi thân xuống trung tâm sảnh đường, chấp tay xá bốn hướng quần hùng :
― Tại hạ kính chào quí anh hùng, hiện giờ còn vị nào muốn tỷ đấu với Trưởng pháp vụ Bành Lân nữa không ?
Trong sảnh đường không ai lên tiếng, chờ hơn ba khắc trôi qua có nhiều tiếng la của đảng chúng :
― Đại huynh Bành Lân đã nắm trên tay ghế đảng trưởng rồi, hoan hô...
Trịnh Trường thẳng thắn nói:
― Còn mỗ, xin lãnh hội vài chiêu, mời đại huynh Bành Lân.
Trong sảnh đường những đôi mắt ngơ ngác nhìn Trịnh Trường, những đảng chúng la lớn tiếng:
― Chú em là con nhái bàu, tài cán là bao mà thách đấu với đại huynh Bành Lân, tội nghiệp chú em đem thân ra chỉ có chết mà thôi !
Tiếp theo toàn thể cao thủ lớn tiếng :
― Thiếu hiệp đừng xem thường mạng sống, hãy bỏ ý ngông cuồng, nhìn kỹ trước mặt đã biết bao nhiêu anh hùng hảo hán bỏ xác thân tàn trên mặt đất, hãy cút đi đừng đâm đầu vào cửa Diêm vương ?
Trịnh Trường mặt nghiêm nghị cung tay thưa :
― Thưa quí huynh đệ, mỗ đích thực là đảng trưởng Châu Minh, còn Bành Lân chỉ là bầy tôi mà thôi. Mỗ nghe đảng chúng nói Bành Lân cầm cương pháp vụ của đảng, mà sử lý thiên vị, háo danh, đa dâm háo sắc, chỉ cần bấy nhiêu đó cũng đủ biết y là người bất chính, bất minh. Đảng chúng còn cho biết, biệt hiệu của Bành Lân là Tình Trường Thánh Thủ có đủ trăm ngàn thủ đoạn, có phải thế không ?
Cả sảnh đường không một ai dám lên tiếng, vì hiện giờ Bành Lân đang thế thượng phong không có đối thủ, trong đảng ai cũng biết y là thành phần phải chết trước thế mà không một ai nói nên lời.
Hôm nay lần đầu tiên nghe một thiếu hiệp bạo phổi nói thực những gì họ đã biết, ai cũng để lòng cảm kích, cũng thương số kiếp thiếu hiệp này vắn số !
Đảng chúng trong sảnh đường truyền tin ra ngoài, mời tất cà đảng chúng vào nghe và thấy mặt thiếu hiệp dám đụng đến danh Bành Lân, trong sảnh đường rất đông nghịt người.
Trịnh Trường nói mà không sợ chết, hiện nay Bành Lân tự bỏ luật đảng đã định, lấy cảm tính làm luật đảng, một thứ luật không thành văn tự để tác oai tác quái, xét xử ép người vô tội, toàn là hàm oan, có những huynh đệ chưa có lệnh bài của đảng trưởng, mà đã vào nhà lao !
Danh sách nhà lao không lập, có nghĩa là không có phần ẩm thực, thử hỏi huynh đệ sống được bao nhiêu ngày. Tất cả đảng chúng toát mồ hôi, không một ai dám lên tiếng chỉ thở dài phó mặt cho đời !
Đảng chúng muốn khích lệ khí khái họ Trịnh, họ biết thiếu hiệp nói để rồi chết cũng không ân hận, trái lại anh hùng ở đây cũng hiểu thà sống qua ngày còn hơn chết dưới tay của Bành Lân.
Bành Lân cười "ha hà…" hỏi lại :
― Này tiểu tử, mới ra khỏi đầu chợ mà đã múa kiếm coi thường giang hồ rồi ư ? Một ngón tay của mỗ đưa lên thì lấy được trăm lỗ huyệt tử vậy mi có chịu nổi không ?
Trịnh Trường ung dung, đi qua đi lại trong sảnh đường nói :
― Dù biết chết, tại hạ nào khuất phục, dẫu xuất trăm ngàn ngón tay thì có sá gì, sao mà dọa già thế  ?
Tự dưng có một ông lão từ ngoài sân đi vào hai tay bị xiềng xích bằng dây gân Nai, còn hai chân cũng xiềng xích nhưng dây dài bước đi chặm chạp với tiếng xích khua lẻng kẻng, ông nói :
― Lão phu rất ái mộ hùng khí của tiểu hiệp, tiếc thay gặp nhau quá muộn, nhưng tiếu hiệp đừng lo sợ có mỗ đứng đây, tuy tay chân bị xiềng xích, dẫu có mười thằng Bành Lân mỗ cũng vồ được thây ma của hắn.
Bành Lân ngạo nghễ cười "ha hà"…:
― Được rồi để mỗ thanh toán thằng tiểu tử họ Nguyễn tên Trường rồi đến mi.
Bành Lân không phải là tên võ nghệ tầm thường, xuất chiêu chỉ một ngón tay, kình lực nội công "Châu thiên trụ" quét tới. Trịnh Trường đề khí nhẹ bộ pháp chuyển thân mình ảo diệu, lực đẩy nội công của Bành Lân trúng vào một người đứng cách xa mười thước chết tại chỗ, mới một chiêu Bành Lâm đã biết tiểu tử này có tài chạy trốn.
Bành Lân muốn dứt điểm cho nhanh hai tay tập trung nội lực mười hai thức một quyền "Thủ lôi phong", cả sảnh đường người yếu nội công phải lui ra xa bốn bước chân, quyền xuất về hai hướng đông tây nhằm đấm vào Trịnh Trường, lần này ai cũng nghĩ rằng thiếu hiệp sẽ bị chết oan uổng.
Trịnh Trường chỉ trầm mình là tránh được chiêu quyền độc, tám đảng chúng vô tình đụng phải quyền của Bành Lân chết tươi tại chỗ, ông lão vô danh nhảy vào tung xiềng xích cản trở Bành Lân cho nên không thu hoạch được như ý.
Lúc này anh hùng mới dám vỗ tay khích lệ thiếu hiệp Nguyễn Trường, còn Bành Lân thì lòng hăng máu nổi lên, đem hết mười hai thành công lực mạnh nhất xuất quyền "Thủ lôi độc" chiêu số xuất ào ào, cảnh vật trong sảnh đường phải biến đổi, tất cả bàn ghế bị gãy "rắc rắc" như tiếng của búa chẻ cây gỗ, mọi người phải chạy ra khỏi nơi đấu, chỉ những người nội công thâm hậu mới còn ở lại.
Trịnh Trường nói quả quyết :
― Bành Lân ơi, mỗ đã tha mi nhất quá tam, không còn thời gian để xem cái thủ cấp của mi gửi vào địa giới.
Trịnh Trường xuất thức chiêu "Huyệt pháp bồ" đốt cỏ trong "Huyệt pháp Lĩnh Nam" phát ra một tiếng "bục" rơi xuống đất một vật tròn lăn hơn trăm vòng, máu chảy theo vết lăn, mọi người như thấy vật lạ bay xa, thì ra thủ cấp của Bàn Lân, từ trong đến ngoài sảnh đường hằng ngàn trái tim tắc thở. Nhiều tiếng nói của đảng chúng nghẹn ngào, tưởng thiếu hiệp bị rơi thủ cấp có người nói :
― Không thể nào thiếu hiệp khí phách hiên ngang lại đi về trời được !
Nhiều người khác bình tỉnh hơn nói :
― Đó là đầu lâu của thằng chó chết Bành Lân.
Cũng có người không tin vẫn nhắm mắt cầu khẩn:
― Xin ông trời chứng, nếu sự thực là thủ cấp của thằng Bành Lân, lòng tại hạ được bình an, vô sự từ hôm nay.
Trong sảnh đường trở lại không gian bình thường La Đức chính thức công bố :
― Từ đây tân đảng trưởng Châu Minh do Nguyễn Trường đứng đầu, vậy tất cả hãy chúc mừng đón tiếp. Mỗ khá khen tân đảng trưởng, chúc mừng hẹn gặp tái ngộ tại Việt Tú, kính chào mọi người.
La Đức rời ghế đảng trưởng ra đi cùng với Hoàng Phi Bằng, trước khi từ giả Hoàng Phi Bằng bảo với Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Quách Tuyết Băng :
― Lý huynh, Quách muội ở lại âm thầm trợ lực cho Trịnh đệ, dùng hạc báo tin cho ngu huynh biết mỗi ngày nhé.
Mười hai đảng viên cao cấp chết hết chín, còn lại ba như Lô Cát đồng vụ Phúc Kiến, Ma Chí Hà đảng vụ Triết Giang, Tăng Hảo Mô đảng vụ Hồ Bắc.
Lô Cát đồng vụ Phúc Kiến lớn tiếng tung hô :
― Kính mời tất cả đảng chúng vào sảnh đường làm lễ đăng quang tân đảng trưởng.
Nguyễn Trường tay cầm Ấn tín đảng trưởng đứng lên, tất cả đảng vụ và đảng chúng đồng quì xuống minh thệ :
Phục mệnh Nguyễn trưởng đảng
Không thay dạ, đổi lòng hai .

Nguyễn Trường (Trịnh Trường) đưa lệnh bài vàng lên truyền lệnh :
― Từ hôm nay, tất cả nhiệm vụ nguyên vị không thay đổi, bổ xung những nhiệm vụ bị khuyết, còn lại mỗ chỉ định những nhiệm vụ cần thiết.
Trịnh Trường đưa tiếp lệnh bài bạc truyền lệnh:
― Phóng thích tất cả tù nhân và đưa họ đến sảnh đường.
Tù nhân tốp thứ nhất vào sảnh đường, Trịnh Trường ngó bốn hướng không thấy ông lão xiềng xích đâu cả. Trịnh Trường truyền lệnh cho Tăng Hảo Mô đảng vụ Hồ Bắc cầm lệnh bài bạc, chàng nói :
― Đi triệu ông lão bị xiềng xích vào gặp mỗ gấp.
Mười khắc sau cả đoàn tù nhân thứ hai kéo vào sảnh đường, Lô Cát đồng vụ Phúc Kiến, trình lên đảng trưởng :
― Thưa đảng trưởng đây là tù nhân, xin đảng trưởng phát lạc cho họ, mời tất cả tù nhân quỳ xuống xin ân xá, tân đảng sẽ ban ân tứ. Tất cả tù nhân quì xuống đồng hô :
― Chúng dân khấu bái, đa tạ tân đảng trưởng ân xá.
Trịnh Trường hỏi :
― Ai là người của đảng Châu Minh đứng bên phải, nếu không phải đứng bên trái. Tổng cộng đảng chúng Châu Minh một trăm sáu mươi người bị ở tù. Trịnh Trường nói tiếp:– Kể từ đây quí huynh đệ trở lại đời sống bình thường như một đảng chúng tốt.
Tất cả đảng chúng quỳì xuống đa tạ đảng trưởng. Trịnh Trường nói tiếp:– Như vậy tổng số còn lại là năm mươi hai người bị bắt về tội biết bí mật của đảng Châu Minh có phải không ?
Tất cả xanh mặt, Trịnh Trường nói tiếp:– Hôm nay tha tất cả quí huynh đệ có quyền về quê nhà sống với gia đình.
Mỗ ra lệnh nhà trù trong một tháng, phải nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho tất cả huynh đệ trong và ngoài đảng vừa thoát nạn tù đày.
Sau một tháng sức khoẻ huynh đệ ngoài đảng hoàn toàn bình phục nếu muốn xin ở lại đây thì được chấp nhận, còn muốn hồi hương được cũng được, ngoài ra quí huynh đệ có ý báo với quân quan thì tùy lòng của huynh đệ.
Đúng lúc ông lão xiềng xích vào sảnh đường, Trịnh Trường ra lệnh :
― Hãy mở xiềng xích cho ông ta và cấp một nơi ăn ở đặc biệt, phục dịch như thượng khác của mỗ.
Ma Chí Hà đảng vụ Triết Giang thưa :
― Thưa đảng trưởng lão này là kẻ thù số một của cựu đảng trưởng La Đức, nếu hậu đãi như vậy thì sẽ khó cho tân đảng trưởng.
Trịnh Trường "Hừ" một tiếng. Ma Chí Hà xanh mặt thấy rõ. Trịnh Trường nói tiếp:– Mỗ đã là đảng trưởng Châu Minh thưởng phạt nghiêm minh, từ lúc mỗ chính thức đăng quang có việc gì không sử lý chính đại, xin các hạ nói ra.
Ma Chí Hà thấy uy quyền của tân đảng trưởng lòng cũng sợ hải thưa :
― Dạ thưa, việc gì đảng trưởng cũng quang minh chứng tỏ khả năng văn võ song toàn.
Trịnh Trường sử lý mọi việc đã an ổn, đến giờ này mới hơi thong thả miệng cười :
― Sở dĩ mỗ đãi ngộ là vì lão ấy có cái dũng để sống, nếu cựu đảng trưởng trở lại đây mỗ xem như kẻ quá khứ, mỗ sẽ tiếp đãi như một đảng chúng bình thường.
Tiếng vỗ tay vang cả sảnh đường ca tụng tân đảng trưởng:– Đảng trưởng quang minh chính đại, đảng chúng xin thề một lòng quyết sống chết dưới chân của chúa đảng.
Trịnh Trường dõng dạc hỏi :
― Cách đây bốn năm có trận chiến biên giới Thanh Mai. La Đức lập trại tại thủ phủ Nhạc Dương phụ trách tuyển quân tiếp viện cho chiến trường Thanh Mai, như vậy binh mã ưu tú đó có chuyển đến đây không và người hầu thiếp của La Đức tên là Phạm Thuy Ngu hiện ở đâu ?
Những người biết nội vụ tuyển mộ quân của La Đức đã chết hết trong vụ tranh hùng đoạt ghế đảng trưởng vứa rồi, cho nên không ai biết nhiều, tuy vậy những binh mã đưa đến Châu Minh còn nguyên.
Những đảng vụ như Lô Cát, Tăng Hảo Mô, chỉ nghe báo cáo trên giấy, trái lại Ma Chí Hà đảng vụ Triết Giang biết từng chi tiết vì binh mã ưu tú do La Đức tuyển mộ nay đang ở trại Triết Giang.
Ma Chí Hà đảng vụ Triết Giang thưa :
― Ngày trước La Đức tuyển mộ được bốn trăm nhơn binh, đang cư ngụ tại trại Triết Giang do tại hạ quản lý, họ sống duy chỉ luyện tập võ học, ngoài ra có hơn trăm đào ngũ. Còn tên Phạm Thuy Ngu không biết ở đâu, lâu lâu thì thấy xuất hiện ở đây thường là đi với La Đức.
Trịnh Trường tay cầm thẻ lệnh Bạc đưa ra trước mặt đảng chúng truyền lệnh :
― Mỗ nhờ Ma Chí Hà đảng vụ Triết Giang nhận lệnh chuyển tất cả binh mã đó về đây gấp để chuẩn bị đưa đi Việt Tú. Nhớ cần truy mạnh chứ không cần truy đào.
Thực ra Trịnh Trường chuyển số binh mã về để biết họ là ai, cũng là cơ hội cho họ hồi hương, đồng chuẩn bị phương thức tiêu diệt những tên đảng vụ người Hán.
Trịnh Trường tuyên bố trước đảng chúng :
― Mỗ mong toàn thể đảng chúng từ đây một lòng tuân lệnh và sống theo hành động đảng trưởng. Đã đến lúc phải kết thúc một ngày mưa to gió lớn, mỗ chúc toàn thể đảng chúng khoẻ mạnh, lòng tự tin đời sống mới, sẽ được gối cao ngủ an, mỗ tuyên bố bế mạc. Đảng chúng tung hô:
Qui điều đảng chúng phục tùng
Nhất khấu hành lệnh nhơn tòng trung kiên.

Trịnh Trường mời đảng vụ Lô Cát, Ma Chí Hà, Tăng Hảo Mô, Lý Bình Trung, Quách Tuyết Băng ở lại sảnh đường để hội ý, chàng liền mở cuộc lấy lời khai :
― Lão bị xiềng xích ấy vì nguyên nhân nào trở thành kẻ thù của La Đức. Mỗ muốn biết xin mời quí các hạ trình bày.
Lô Cát vội lập công nói trước :
― Thưa đảng trưởng, theo lời của La Đức kể lại. Lão này là kẻ cướp kiếm gia bảo của nhà họ La, cho nên đem về đây bỏ vào ngục, tra khảo hơn mười năm mà lão vẫn không khai tung tích cây kiếm, cách đây hơn ba năm được lệnh thả ra nhưng vẫn phải xiềng xích.

Trịnh Trường nóng lòng muốn biết cây kiếm đó như thế nào mà La Đức một hai đòi lấy cho được hỏi :
― Lão ấy họ và tên gì, cây kiếm ấy thế nào.
Ma Chí Hà vội đáp :
― Thưa đảng trưởng, tại hạ khảo tra hơn mười năm mà lão cũng không nói họ tên. Lão có nói rằng "Muốn biết họ tên của mỗ thì ngươi đi hỏi La Đức, còn muốn lấy kiếm ư xem ra La Đức đã hoài công". Tra hỏi mãi lão vẩn một lòng nói như thế !
Trịnh Trường hỏi tiếp :
― Biết lão này quê quán ở đâu không ?
Tăng Hảo Mô trả lời :
― Lão này nói cùng quê hương với La Đức.
Trịnh Trường xem ra đã có đầu mối, chàng hỏi tiếp:– Lão này võ học thế nào ?
Tăng Hảo Mô chấp tay trước ngự đáp :
― Theo nhận xét của tại hạ võ học của lão này không phải là kẻ hèn kém, nếu so tài với La Đức thì không phân thắng bại, nay thả lão ra khác nào gây phiền hà trong đảng, không biết đảng trưởng có ý định biến thù thành bạn hay không ?
Trịnh Trường có thêm ánh sáng trong lòng hỏi :
― Theo ý của quí các hạ có đồng ý với đảng vụ Tăng Hảo không ?
Lô Cát, Tăng Hảo Mô đồng ý kết nạp lão tù nhân vào đảng, Ma Chí Hà phản đối .
Trịnh Trường không hài lòng :
― Tại hạ xét thấy người tra khảo lão tù đương nhiêu có nguyên nhân lấy thù làm bạn, hà tất gì Ma các hạ phải phản đối, nếu thả ra thay vì tiếp nhận không phải có lợi hay sao ? Trịnh Trường nghiêm nghị nói tiếp:– Tuy lão là hổ đã ở đây lâu ngày thì không bao giờ xơi thịt dư thừa của kẻ khác, vậy Ma các hạ an tâm, mỗ bảo đảm. Từ đây phải xem lão như người thân, không được xem thường lão, mọi việc để mỗ tra xét. Nhân tiện mỗ nhờ Tăng Hảo Mô ra lệnh khoản đải toàn đảng ba ngày để ăn mừng tân đảng trưởng.
Trịnh Trường, Lý Bình Trung tham khảo những lời nói của Lô Cát, Ma Chí Hà và Tăng Hảo Mô về ông lão xiềng xích.
Lý Bình Trung đề cập về ông lão bị xiềng xích :
― Trịnh hiền đệ à, hiện có bốn nghi vấn, huynh và đệ cần phải tìm ra manh mối. Thứ nhất lão này là kẻ cướp kiếm gia bảo nhà họ La. Thứ hai họ tên của lão thì La Đức biết. Thứ ba lão này nói cùng quê hương với La Đức. Thứ tư nếu tỷ đấu với La Đức thì không phân thắng bại.

Huỳnh Tâm 
Kho Tàng Việt Vương, tất cả 10 chương.
Đọc tiếp chương 6.
Giòng Máu Nóng Dạt Dào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét