Kho Tàng Việt Vương - Chương Chín ( Huỳnh Tâm )


Lòng Sống Chết Bừng Nổi Dậy

Vũ Đế lấy quyết định rất nhanh, về đến Hoàng cung xuất chỉ trao nội ngoại triều cho Thái Tử Hồ. Tam khắc sau Vũ Đế cùng Hoàng Phi Bằng phi thân vào rừng, người và đại hạc đã xa tầm nhãn lực của dưới đất, trên vung trời toàn là mây trắng nhẹ trôi.
Công chúa Hương Trí Túc thấy Hoàng Thượng như vừa xuất hiện rồi biến mất. Còn sư phụ của Lữ Trường Gia không thấy đâu cả chỉ thấy trên trời có đôi cánh hạc bay.
Hương Trí Túc có linh tính vội hỏi Thái Tử Hồ :
― Thưa gia gia điện hạ, Hoàng nội tổ đi đâu vậy, linh tính của nữ nhi hình như cưỡi hạc với một người, người đó là ai, thưa gia gia ?
― Hoàng thượng đi thăm một hiền thần, cưỡi hạc thì thỉnh thoảng thôi, khi nào sư phụ của Lữ Trường Gia đến thì Hoàng thượng mới có dịp, đó là một thanh tú trẻ kém Túc nữ nửa canh thôi.
Hương Trí Túc ngạc nhiên hỏi:
― Thưa gia gia, sư phụ của Lữ Trường Gia trẻ như vậy à, hài nhi không tin đâu !
― Bởi vậy, Túc nữ làm sao mà tin được, nhưng gia gia đã chứng kiến võ học của thiếu hiệp họ Hoàng rồi, nhất là hành động của thiếu hiệp còn trong sáng nữa đó, đất nước Nam Việt được thịnh vượng như ngày nay tất cả do công lao của thiếu hiệp, nói chung thiếu hiệp là một nhân tài văn thông võ lược.
Hương Trí Túc thắc mắc hỏi tiếp :
― Thưa gia gia, vậy người thiếu hiệp này có những điểm gì đặc biệt và có tham vọng gì không ?
Thái Tử Muội Hồ giải thích :
― Túc nữ nhi hỏi như vậy cũng phải, thiếu hiệp này căn cốt phi thường, tính hòa nhã, vui vẻ, độ lượng, cứu nhơn độ đời. Không tham vọng gì cả, chỉ duy đức mà thôi, người thiếu hiệp thông minh xuất chúng, không kiêu căng, không khoe khoang tài năng, ít ai biết thiếu hiệp có võ học quán chúng, bởi tính rất nhún nhường.
Nhưng kẻ nào làm phản Nam Việt, có chứng án phân minh, tức thì kẻ đó bị trảm, dù đó là ai cũng không tha thứ. Từ lúc gia gia biết thiếu hiệp đã chứng kiến ba lần xử án, lần thứ nhất trừ bọn mãi quốc Lê Vĩnh. Lần thứ nhì xử án thúc phụ Hoàng Phi Cương trưởng tộc họ Hoàng, người này chính gia gia kết nghĩa huynh đệ. Lần thứ ba gần đây là Phùng Hưng danh túc của thiếu hiệp, nguyên đệ nhất anh hùng Cần Lĩnh Nam, trên giang hồ nghe tiếng Phùng Hưng là phải kính trọng.
Nói chung những tội nhân vừa rồi không tha thứ được, tội mãi quốc cầu danh, rước voi về giày mả tổ, hay những ai trợ trụ di ác sẽ không được tốt, đều xử theo minh bạch v.v...
Hương Trí Túc có ý không hài lòng tính tình của Hoàng Phi Bằng nói :
― Thưa gia gia, người sư phụ trẻ này tính tình cứng như đá, làm việc giãn mạnh dễ đứt, nếu nương tử của y phạm phải cũng đem ra pháp trường sao, hài nhi sẽ đi tìm y để lý luận về giá trị sống của mỗi con người.
Thái Tử Hồ khuyên bảo :
― Túc nữ nhi chưa đối phó với kẻ làm phản cho nên trách Hoàng Phi Bằng, gia gia nghĩ rằng hài nhi chưa lịch luyện nhân tình thế cố thì không thể đối với người khác được, khi chạm sự thực, lúc đó mới thấy khả năng ứng sử thành hay bại là ở lý trí.
Hài nhi à, không có hy vọng nào đâu, đừng đi tìm Phi Bằng, tỷ như hài nhi thất vọng có phải vô tình kết oán với người ta. Gia gia biết Phi Bằng vốn đa tình, lãng mạn với đời, sống vị tha nhân, chứ không phải vì một cá nhân thường tình mà nữ nhi suy nghĩ một chiều đâu. Thái Tử Hồ suy tư:– Đúng là "Nữ thập tam, nam thập lục" mù không sợ kiếm.
Hương Trí Túc có ý định riêng nói :
― Thưa gia gia, cho phép hài nhi ra ngoài tìm Hoàng Phi Bằng hạn kỳ ba tháng, nếu gặp tại hoàng cung càng tốt, bằng không gặp ở đâu cũng được, hài nhi tìm người mà giang hồ khó gặp mới là ý nghĩa, dù nữ nhi có thế nào cũng không ân hận, xin gia gia khai ân cho di thần, bây giờ nữ nhi phải đi luyện võ, tạm biệt gia gia.
Lữ Trường Gia và Hoàng Quốc Kỳ không ngần ngại đem hết tuyệt kỷ võ học truyền lại cho Triệu Hương Lý và Hương Trí Túc, đây cũng là tâm ý muốn hai công chúa trở thành trấn nhủ Hoàng cung, hai nàng thụ hưởng được kiếm pháp họ Hoàng, Tuyệt cao kỳ kiếm và Phong tâm kiếm.
Ngoài ra còn luyện tập bộ pháp, quyền pháp, đặc biệt trong kiếm pháp họ Hoàng mà hai nàng tâm đắc nhất chiêu thức Tâm Bình Khí Hòa, chiêu thức này Hoàng Phi Bằng truyền thụ cho những cao thủ Cần Lĩnh Nam. Tuy nhiên nội ngoại công Hương Lý và Hương Trí Túc còn kém hơn Lữ Trường Gia và Hoàng Quốc Kỳ, nhưng đối với giới giang hồ là cao thủ.
Hương Trí Túc thông minh nhất, nàng thường bẽm miệng, bẽm mép lấy được lòng Lữ Trường Gia, Hoàng Quốc Kỳ. Hiện thời Hương Trí Túc có mục đích rõ rệt hơn, đi tìm tung tích của Hoàng Phi Bằng, qua sự hiểu biết một phần đời với những liên hệ chi tiết, như đất tổ họ Hoàng ở Quế Lâm, gia đình ở Cửu Chân, sinh hoạt Cần Lĩnh Nam, cũng như huynh đệ kết nghĩa. Hương Trí Túc tin tưởng không bao lâu sẽ tìm được sư phụ trẻ Hoàng Phi Bằng.

Vũ Đế xuất thành lần này di phục từ phàm ( giả thường dân ), trên cao nhìn xuống thấy giang sơn cẩm tú, gần nhất là dãy núi La Phù có tất cả bảy mươi hai ngọn lớn nhỏ hùng vĩ, đại hạc bay chưa đến động Lạc Việt trong lòng ông đã lo gần xa nô nức.
Vũ Đế xúc cảm cảnh giới đất nước rộng thênh thang, tinh thần tự do khoan khoái hỏi :
― Điệt nhi xem thử trẫm có thể chọn một ngọn núi nào ở La Phù này làm Hành cung được không ?
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, dãy La Phù chỉ dùng được trận chiến hay làm kinh đô tạm ẩn, nếu Phiên Ngung thành thất thủ nên rút binh mã về đây cố thủ sau đó mới hồi thành. Việt Tú Sơn là nơi du cảnh, cũng hợp lập đồ trận, Ngung Sơn mới là Hành cung tuy một ngọn nhỏ nhưng là nơi rồng ngự, địa thế phong thủy an toàn, nhất thổ trong đại thất Long huyệt Giang Nam. Ngày trước Tiên tổ Hồng Bàng băng đồi qua núi đi khắp đại Giang Nam tìm đất Đại La mới trụ được mười tám đời Hùng Vương.
Nay Hoàng thượng điện hạ muốn khí thế phụ phần đem lại long khí cho Bách Việt, tụ thành một khối Lạc dân thống lãnh Giang Nam. Tuy nhiên các triều đại có thăng trầm nhưng ít nhất trụ được trăm năm, con cháu tiếp nối nhiều đời sau, mỗi triều đại khác nhau hưng thịnh, ngày sau Bách Việt được huyền niên đời đời thiên thu vạn đại, còn hơn một tộc chỉ hưng thịnh trong thiên hạ được một đời rồng.
Ngung Sơn là nơi thích hợp nhất để Hoàng Thượng lập Hành cung, chỉ cần lập đồ trận "Cửu hoàng tỉ tổ", thì muôn thu không ai khám phá được, cũng là bí pháp tồn tại Bách Việt.
Vũ Đế khen :
― Trẫm nghe điệt nhi nói về Long mạch hay lắm, ở đó cũng là nơi nối liền với hoàng cung rất tiện lợi và yên tĩnh.
Đại hạc bay vào chân núi gần đến động Lạc Việt.  Hoàng Phi Bằng ra hiệu cho đại hạc đáp xuống đất, chàng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, đã đến nơi cung kính mời điện hạ rời đại hạc.
Năm con đại hạc bay vào không gian, Vũ Đế cùng Hoàng Phi Bằng đồng phi thân xuống đất, toàn cảnh rứng vắng ngắt, đại thụ che rợp bóng tinh rừng già, từ xa vọng lại tiếng thú rừng kinh dị, chim muông, công trùng thi nhau hót bốn bề rừng xanh.
Hoàng Phi Bằng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, hãy cưỡi trên lưng tiểu thần.
Vũ Đế làm theo ý của Hoàng Phi Bằng, chân chàng búng nhẹ phi thân vào sương mây giá lạnh. Vũ Đế nghĩ thầm:– Trên lưng Phi Bằng với một sức nặng thế nầy mà vẫn phóng lên phơi phới, tốc độ gió "vù vù" bay vào thiên không, quả là một kỳ tài. Vũ Đế cảm nghĩ hơi lo, tay ôm thật chắc vào thân Hoàng Phi Bằng, chính mắt thấy bích núi đứng thẳng ngất trời cao vút, bốn phương mây xám bao phủ, hơi nước trong núi toả ra tạo thành nhiều lớp sương mù, như ban đêm sa xuống đất, bích đá sương đọng thành tuyết, gió thổi từng chuỗi đập vào đá lâu ngày trắng như muối, hai bên tai của Vũ Đế với gió thổi lạnh hơn cưỡi đại hạc, tiếng gió cứ mãi hú vang sau đôi chân, nếu không nhằm đây là pháo thăng thiên bay đến độ nào rồi phải nổ rơi xác hồng xuống đất, đủ chứng thực võ học thượng thừa của Hoàng Phi Bằng đã đến cảnh giới cao nhất.
Vũ Đế còn nhớ cách đây mấy năm về trước, chứng kiến Hoàng Phi Bằng cõng quân thần phi thân lên đỉnh Điện Thái Hòa, cao mấy chục thước đã phi phàm lắm rồi, lần này chứng thực cảnh giới bất lộ. Tiếng gió "vù vù" mạnh, thân trải nắng phơi gió thổi càng cao làm ù đôi tai, không còn định được chiều cao của núi.
Một lần nữa Vũ Đế liên miên tự thầm:– Võ học của ta không phải tầm thường, thế mà nghe tiếng gió cũng phải để lòng lo ngại, phi thân của ta cũng không phải là tệ, ngay cả Hoàng Hạc cũng phải kém đến hai thức, nếu bảo ta tự phi thân lên núi đá đứng thẳng thì làm sao được ư ?
Đối với Hoàng Phi Bằng ra vào động là thường tình của mỗi ngày. Một xoay mình nhẹ đã đáp xuống cửa động Đông, lần này Vũ Đế tưởng Hoàng Phi Bằng là thân đại hạc. Vào đến cửa động, Vũ Đế mới tin được an toàn, trên da mặt trở lại hồng hào.

Thái Tử Hồ chỉ biết Vũ Đế đang ở Nam Hải, nào ngờ lần này Vũ Đế cùng với Hoàng Phi Bằng âm thầm xuống tận Giang Nam. Vũ Đế vào động lúc này ngoài vung  trời vừa xẩm tối. Hoàng Phi Bằng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, long thể của điện hạ có thay đổi thì cho tiểu thần biết, tại sảnh đường này là ngự phòng, hy vọng Hoàng thượng thích nghi điều kiện sống cực khổ ở đây, tâu điện hạ tam khắc tiểu thần sẽ trở lại.
Vũ Đế đưa mắt quan sát sảnh đường thấy trang trí khan trang, đúng là quan sảnh của một thư sinh nói :
― Long thể của trẫm tốt lắm, điệt nhi cứ từ từ còn sớm mà.
Hoàng Phi Bằng vào kho tàng đem ra những vật dụng trải trên phản gỗ lim thay thế cho Long sàng, có cả long bào, long cổn, vương miện, long hài, nhiều vật dụng khác để Vũ Đế dùng trong ngày và qua đêm. Chàng không biết thứ gì vua dùng được, cứ thấy đẹp là ôm xuống sảnh đường. Chàng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, những thứ này chỉ dùng qua đêm nay, sáng mai tiểu thần tìm những thứ mà điện hạ cần đến.
Vũ Đế thấy những vật này đã như nằm mơ trong mộng, vì tấm vải trải trên phản gỗ lim rất đặc biệt làm bằng tơ mướt mịn, mười hai lớp màu vàng, khi trải thẳng thớm nó tự phồng lên, khi ngủ tùy người muốn nằm ở lớp vải nào cũng được rất ấm và êm, có cả gối đầu cao. Vũ Đế hết ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác như Long Cổn để hành lễ đại Hoàng triều, thêu chồng lên nhau mười hai lớp rất cầu kỳ, đòi hỏi nghệ thuật thêu cao kỷ, thế mà ở đây cũng có, Long Cổn mỏng nhẹ màu vàng đậm, thêu nổi tứ quí long, lân, qui, phụng, đính kim cương ngọc bích vào bốn chéo góc lộng lẫy.
Vũ Đế tự nghiệm:– Lạ thay nơi này là đâu hay là một cung điện của thế giới thực tại không phải là kỳ ảo chứ ? Đang bày ra trước mặt những Long bào xuân hạ hoàng đế, thêu nổi một con rồng lớn màu vàng, chân đỏ, đôi mắt sáng đính bằng kim cương ngọc phỉ, thân bào may các loại vải quý như đoạn bát ti tơ tằm, sa nam, the, vải quế, nhiễu, vân... viền tà bào màu xanh, sườn bào ngang gối, đai lưng vàng đắp nổi rồng trắng, lộng lẫy và tinh xảo, còn có Vương niệm vàng đính kim cương ngọc thiên thanh hình rồng, Long hài màu vàng nhật, thêu nổi con hạc màu vàng đậm, đính kim cương, viền hài đính ngọc thúy cát. Mãng lan bào thu đông hoàng tử, thêu bốn lớp rồng bốn móng, may bằng vải đoạn bát ti tơ tằm. Sa kép xuân hạ thái tử, làm từ các loại vải quý như đoạn bát ti tơ tằm, sa nam, the, vải quế, nhiễu, vân với những hoa văn tinh xảo. Vũ Đế gần như hoa mắt qua những bào phục nữ giới như Phượng bào thu đông Hoàng hậu. Sa kép xuân hạ quý phi, Mệnh phụ thu đông công chúa với những mũi thêu, đường chỉ, nét vẽ hết sức tinh vi rất quí phái. Cho đến hàng loạt vật dụng giá trị mà trong cung Nam Việt Vũ Đế chưa hề có, như chân đèn, khay ngự thiện, chén đĩa, ống đũa, hộp đựng trà, lư trầm bạc đồng chạm khắc tinh xảo cầu kỳ, không thiếu thứ gì cả, chính sập Vũ Đế đang ngồi cũng chạm trổ rồng chung quanh bốn phía, người bình thường không hề biết giá trị của sập này. Vũ Đế mới thấy vài trang phục giá trị, như hiện ra một kho tàng trước mặt. Vũ Đế để lòng chiêm ngưỡng không dám trầm trồ những vật dụng vừa thấy qua.
Hoàng Phi Bằng chuẩn bị Ngự thiện phòng kiến giá Vũ Đế. Chàng lo từng mọi vật dụng không thiếu thứ gì, bốn góc sảnh đường thắp đèn hồng lạp tỏa sáng. Bàn ghế bằng gỗ Tiểu đàn, đặc biệt bốn chân chạm kim qui, ghế chạm rồng, mặt bàn phủ một lớp vàng dày, trên bàn còn có một đèn hồng-lạp lớn bằng bắp tay, chân mạ vàng. Buổi ngự thiện tối thực đơn sơ nhẹ như canh cá Hanh nấu với đậu hủ non gia vị hương ngọt, chua, cay, đắng, mặn đựng trong chén Ngọc Thúy Thanh mỏng. Cháo ẩn hoa nấm hương, rơm, thơm trầm đựng trong tô Ngọc Xuân Thanh. Cá chép nướng than hồng đựng trong đĩa bạc vàng, đủa ngà đầu nạm bạc.
Trong buổi ngự thiện đơn sơ, Vũ Đế hài lòng khẩu vị ngon, lạ miệng tò mò hỏi :
― Những thứ này ở đâu mà có hả Phi Bằng nhi ?
Hoàng Phi Bằng bối rối sợ không hợp khẩu vị tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, đây là những thứ có từ trong động Lạc Việt, tiểu thần chỉ mua đậu hủ ở một trấn gần đây, đem về để dưới giòng suối. Thực đơn này do tiểu thần làm, nay kiến giá điện hạ hy vọng hợp khẩu vị .
Vũ Đế thực lòng khen :
― Quả là ở Giang Nam tuy đơn sơ nhưng gồm hết ưu điểm tám hương vị, nồng mà nhiệt, mặn mà hơi ngọt, ướp lại không ớn, cay lại không đắng, thảo nào ngự thiện hôm nay trẫm hảo .
Vũ Đế cằm chung Ngọc Trường Thúy lên hỏi :
― Phi Bằng nhi, đây là loại rượu gì ?
Hoàng Phi Bằng sợ rượu không hợp khẩu vị tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, tiểu thần kính dâng rượu Lãnh Hương Kỳ Nam.
Vũ Đế uống một hớp rượu cảm thấy có hương vị thấm thấu lục phủ ngũ tạng, tuy đã vào bụng mà còn động lại hậu rượu nơi quãng hầu, liền khen :
― Lãnh Hương Kỳ Nam là loại rượu rất tầm thường, nhưng tại sao uống vào có mùi vị đặc biệt lạnh trước, ấm sau và cay dịu không nồng, Phi Bằng thường dùng loại rượu này hay sao ?
Hoàng Phi Bằng thuận miệng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, tiểu thần không biết dùng rượu. Trước đây nội tổ đến động này, bảo tiểu thần đi mua một vại rượu để nhắp nhi với cá nướng, tiểu thần mua một lúc mười vại rượu, nội tổ uống một còn chín vại, từ đó tiểu thần ngâm dưới đáy suối lạnh, có lẽ nhờ vậy mà rượu mới hóa ra mùi vị đặc biệt.
Sau buổi ngự thiện Hoàng Phi Bằng dâng trà tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, tiểu thần kiến giá dâng trà Thất Đại Mạch Ngọc lấy từ cao lượng, như Châu Hoài Hương (long nhãn khô), Thượng Yên Quỳnh Giao ( hạt dẻ ), Ngọc Trong Hồ ( hạt sen ), Ngân Nam Thiên Phẩm ( trái giải khô ), Bữu Ngũ Thụ Ngân Hoàng ( bạch quả ), An Kỳ Trân Phẩm ( quả táo ),  Phùng Sơn Thúy Lạt Cô ( hạt thông ).
Hoàng Phi Bằng giải thích thêm:– Dùng thất đại mạch ngọc cao lượng mỗi ngày có công hiệu củng cố trường xuân, nếu như nấu cháo thì phải thật lâu mới có mùi vị còn có tên gọi là cháo Thất Bữu.
Thất Đại Mạch Ngọc cao lượng ăn khô và uống với trà Chánh Nam Đại Hồng Bào thì có công hiệu giải được mệt mỏi.
Hoàng Phi Bằng thấy Vũ Đế đang ăn và uống trà tâu tiếp:– Hoàng thượng điện hạ đã dùng qua Thất Đại Mạch Ngọc và trà Chánh Nam Đại Hồng Bào cảm nhận được hương vị khác thường không ?
 Vũ Đế cảm thấy sảng khoái suy nghĩ:– Thực đơn cho đến rượu trái cây, trà mỗi thứ có hương vị đặc biệt của nó, chỉ ở đây mới thực sự có hương vị khác thường trong thực phẩm bình thường, còn nói về trà Chánh Nam Đại Hồng Bào thì lần đầu tiên mới được uống, đúng là một hương vị cực phẩm khó tả. Vũ Đế cảm xúc nói :
― Trẫm thấy chung trà này uống vào nhận được nhẫn mà ngọt mùi vị rất thanh, nước nóng mà lại mát, có lẽ uống chung trà này từ từ mới thưởng thức hết sự tinh khiết của nó và toát ra được thú vị của tinh trà.
Hoàng Phi Bằng giải thích trà Chánh Nam Đại Hồng Bào cho Vũ Đế nghe :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, trà Chánh Nam Đại Hồng Bào tự sinh trên nham thạch, thụ khí thiên nhiên, sống ít nước nhờ sương gió tăng trưởng, kiên nhẫn là điều kiện tụ thành sự sống, mỗi gốc Chánh Nam Đại Hồng Bào lấy được một đọt trà, trên Chí Đầu lãnh nham thạch lấy được một cân trà, cho nên số lượng rất hiếm, có thể nói trà thượng phẩm.
Vũ Đế hài lòng nói :
― Cơm canh, cháo nấm, cá nướng, mạch ngọc rượu, trà hương vị đậm đà đã xong, Trẫm lấy làm hoang lạc một đời nhất dạ đế vương.
Hoàng Phi Bằng ngó bên ngoài động thấy sương mù dày đặc, báo hiệu canh tý, chàng cung đôi tay vội chúc hạ Vũ Đế :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, đêm đã khuya tiểu thần chúc điện hạ gối cao ngủ yên và an lạc.
Vũ Đế chuẩn bị đi ngủ, suy nghĩ một ngày trôi qua lòng cảm xúc, mắt lim dim hồn đưa một quân vương vào mộng. Chân Vũ Đế bước đến vườn hoa vạn loại, đi đến một thị tứ dân cư sầm uất, phố xá lâu đài qui nga lộng lẫy, cảnh dân sinh hoạt thanh bình của rơi không ai lượm, cửa nẻo không ai cài, người người ăn mặc tươm tất, bào phục lụa là thanh nhả, tiếng cười chào kẻ lạ người quen rất lịch sự, cảnh sống an lạc.
Bỗng có tiếng của đại hạc kêu, Vũ Đế thức dậy mới biết trời đã sáng, không khí trong lành còn phất phới đâu đây mùi Dạ Lý Hương, chân bước rời khỏi Long sàng, thấy một bồn nước bằng thúy ngọc, kệ khăn lau long nhan bằng vàng, trên bàn hướng phải đã có một bộ kỷ trà chung thanh ngọc, bình trà đang bốc khói từ xa mà đã phảng phất mùi thơm rất dịu của trà Chánh Nam Đại Hồng Bào, một khay khác cũng bằng thanh ngọc rất mỏng tanh, chén bằng thúy ngọc, trên khay áng chừng mươi bánh bao thịt và bánh bao chỉ nóng hổi, đũa bằng bạch ngọc, bát đĩa mỏng như vỏ trứng gà, buổi điểm tâm hôm nay thịnh soạn hơn cả Hoàng đế Trung nguyên.
Hoàng Phi Bằng ngồi bàn bên này rèm hạt châu, cũng ăn bánh bao, nhưng vật dụng chén bát bình thường như Lạc dân, Hoàng Phi Bằng vừa ăn lại nhớ ngày trước cũng nơi này đã tiếp Tiên tổ, nay chân dung xưa hiện về trong ký ức, tự nhiên nước mắt rơi lệ.
Vũ Đế tình cờ nhìn qua bàn thấy Hoàng Phi Bằng đang khóc, liền hỏi :
― Điệt nhi, có tâm sự gì mà phải rơi lệ vậy ?
Hoàng Phi Bằng đôi tay lau nước mắt tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, ngày đầu tiên Tiên tổ đến động Lạc Việt, nay đã trôi qua mấy thu, mà vẫn còn thấy chân dung của Người ở đâu đây !
Vũ Đế nhạy cảm hiểu được tâm tình nói :
― Thì ra là thế, vì trẫm mà điệt nhi nhớ Tiên tổ chứ gì, đã trưởng thành mà còn rơi lệ có khác nào trẻ đòi sửa mẹ, dù Phi Bằng nhi rơi lệ thật nhiều cũng không gọi được Tiên tổ từ ba tấc đất nhảy lên được, thương yêu đó để trong lòng đừng cho ai biết thế mới gọi là nam nhi chứ ?
Hoàng Phi Bằng lau nước mắt tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng, điện hạ Lạc dân tùng mệnh, nhưng Tiên tổ cùng thần có một chí nguyện, tuy hai mà cùng một điểm chung nhằm mưu cầu Lạc dân phú. Tiểu thần làm sao mà an tâm được !
Vũ Đế nghĩ thầm:– Đúng là chàng trai đa cảm, ngoài võ học còn thông thái kinh thư, nhân tiện trẫm tìm hiểu về nhân chánh thời U Việt của Hoàng đế Câu Tiễn và nhân chánh của Nam Việt ngày như thế nào, hầu bổ túc cho nhau. Vũ Đế tin tưởng giải đáp lời hay của Hoàng Phi Bằng hy vọng có ý kiến hay hỏi :
― Quả nhân muốn biết điệt nhi luận về nhân chánh của thời U Việt thế nào ?
Hoàng Phi Bằng bổng tính đã tự nhiên, liền trả lời:
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, tiểu thần đã độc qua bộ kinh thư "Tâm Thông Trí Đức Dũng" của Hoàng đế Câu Tiễn.
Vũ Đế vui mừng đã có người cùng luận về Bách Việt, rồi nói :
― Tốt lắm, quả nhân đã tự luận về tổ tiên Bách Việt, nay Phi Bằng nhi có biết trước đây nước U Việt là một trong tôn tộc Bách Việt ở xứ Triết Giang ngày nay không, xưa kia Hoàng đế Câu Tiễn nhân chánh. Người đã làm rạng rỡ nước U Việt, đó là nguyên nhân ngày nay cần phải học của người xưa, lấy người sống trước chỉ dẫn người sống sau, như "Cửu Sách Đại Vương Câu Tiễn" làm quốc trùng sanh. Phi Bằng nhi luận thế nào về Cửu Sách.
Hoàng Phi Bằng hiểu ý tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, Hoàng đế Câu Tiễn sau mười năm làm tù nhân ở Ngô quốc, đến khi về lại cố hương Người hết lòng nguyện quốc trùng sanh, thực hiện cửu sách phục hận diệt Ngô :
Nhất sách triều cống mỹ nhân. Nhị sách ly giáng quân thần. Tam sách mua quan bán chức. Tứ sách lòng dân xa chúa. Ngũ sách gian thần tham ô. Lục sách triều cống. Thất sách cống phẩm, Bát sách U Việt nông tang điền thổ, Cửu sách U Việt quân binh hùng mạnh.
Đặc biệt Hoàng đế Câu Tiễn còn hai bộ kinh thư "Tâm Thông Trí Đức Dũng" và "Bách Vật Kinh" chủ yếu canh tân trùng sanh đất nước, lấy nhân chánh trị quốc, nội dung chủ yếu: Đạo dân là quí, xã tắc đứng thứ, vua là nhẹ và Bách Vật làm giáo dục thần dân.
Đạo nhân chánh còn có bốn điều : Nhất tuyệt tất khính. Nhị tuyện tất nghiêm. Tam tuyệt tất đỗ ( giữ nước ). Tứ luật tuyệt tất diệt ( không để vong quốc ).
Bộ kinh viết rõ : "Quốc khuynh khả chính, Quốc nguy khả an, Quốc đỗ khả khởi, Quốc diệt tất khả phục hồi". Đạo văn võ hiến phương sách, chiến lược, trọng đức pháp: Nhất viết Lễ, nhị viết Nghĩa, tam viết Liêm, tứ viết Sĩ.
Hoàng đế Câu Tiễn thấy được sự hưng thịnh của đất nước cho nên Người dụng nông tang điền thổ, mới xuất chế sách "Thủ Chi Quân Điền Chế, Tam Trường Chế" và tam hữu: Hữu chinh chiến chớ cướp bóc. Hữu nạp cống phẩm chớ tham lam. Hữu sinh dưỡng chớ quên học.
Thời của Người hợp trị văn-hiến Bách Việt, xem Trời như Cha, xem Đất như Mẹ, đa thần linh, cho nên anh hùng Bách Việt nung nấu cái tâm tất thắng và Đạo tập chí hợp Bách Việt, ở điểm này thời của Người chưa đem lại kết quả. Nhưng thành công về mặc Võ nghiệp, đúc rèn binh khí, huấn luyện sĩ tốt, bổn phận con dân gữi và dựng nước thể hiện rất rõ. Về sản xuất tích sản, súc vật, lương thảo, ngũ kim, lập kho đụn cứu tế, từ đó dân giàu nước mạnh .
Thời U Việt nhờ có đấng minh quân Câu Tiễn tạo nghiệp thái bình. Ngày nay không hẳn như thế, bởi chế sách tùy thời thế, địa lý, nhất là biết đẩy cũ đi dựng thành mới, kẻ cũ không hợp thời, kẻ mới sáng tạo, tinh hoa.
Thời đó Hán học cũng có cặn bả, Nam học cũng có sở trường, cho nên loại bỏ cặn bả chọn lấy tinh hoa, gây lợi, trừ hại. Người đời có nói: "Bảo cổ canh tân".
Tuy U Việt là một quốc gia hùng mạnh Trung Nguyên nhưng trị vì được ba đời. Đại Vũ Tiên Vương lập ra nước U Việt, truyền ngôi cho Câu Tiễn hiệu là Vũ Vương, đến đời Lục Ảnh thì U Việt  "Quốc đỗ khả khởi, Quốc diệt tất khả phục hồi".
Từ đó Sở dĩ U Việt bị quốc phá bởi những yếu tố, tranh dành quyền lực, minh hữu trung trực thay đổi, một khi chuyên quyền thì khó mà trị nước, vốn lụy ái nữ sắc, không còn thời gian lo việc nước và triều chính.
Nói về bảo vật U Việt còn lưu truyền đến ngày nay phải kể đến kho tàng tọa lạc Nam Việt. Ngoài ra còn có bảo vật Việt quốc, Hải Hồng Đậu Châu dùng để khử nước, hai thanh kiếm Đại Vũ và Vũ Vương vẫn còn tại thế. Đặc biệt vào thời đó nghề luyện kim rất quí trọng .
Nam Việt Vũ Đế ngồi yên lặng nghe Hoàng Phi Bằng luật một hơi về triều đại Hoàng đế Câu Tiễn. Vũ Đế hài lòng và muốn biết ý riêng của Hoàng Phi Bằng về thời nay, Vũ Đế hỏi :
― Đó là những chế sách ngày xưa của thời Hoàng đế Câu Tiễn đã thực hiện có việc được việc không, còn ngày nay Phi Bằng nhi luận thế nào ?
Hoàng Phi Bằng thẳng thắn tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, lịch sử ngày xưa và ngày nay khác nhau nhiều lắm, Hoàng đế Câu Tiễn vừa bị mất nước, vừa bị tù đày với đôi bàn tay trắng. Người chấp nhận chịu khổ nhục để sống chờ ngày bảo quốc trùng sanh, đó là ý chí lớn của người phi thường, hai nữa người còn có một nghĩa đệ Phạm Lãi nguyên quán nước Sở văn võ song toàn, trí lự kiên cường, chính là động lực thúc đẩy tinh thần chấp cánh cho Hoàng đế Câu Tiễn. Sau khi huynh đệ Hoàng đế Câu Tiễu và Phạm Lãi về được U Việt, lập tức viết bộ kinh thư "Tâm Thông Trí Đức Dũng" trong bộ kinh có hồi "Cửu Sách" nhằm tóm thu nước Ngô, người đời còn gọi là "Cửu Sách Câu Tiễn".
Một đất nước từ nô lệ, không tài sản, trở thành hùng cường, thịnh vượng, thanh bình và còn lấy được nước Ngô nữa, bởi do chí lực và hận quốc mới quyết định thành công. 
Còn ngày nay Nam Việt bao la rộng lớn hơn ngàn lần U Việt, thời đại được ưu đãi hơn, trước mắt hùng mạnh qui nguyên tôn tộc Bách Việt về một mối, đời sống thanh bình. Quân thần, tướng sĩ, Lạc dân trên dưới một lòng xây dựng đất nước đã thực sự giàu mạnh, nhờ thực hiện chế sách "Nhân sinh" của Hoàng thượng điện hạ, nếu nói hơn "Cửu Sách Câu Tiễn" ngày xưa thì không đúng, mà phải nói rằng ngày nay kém xa tiền nhân mới đúng. Nhưng rất tiếc Hoàng thượng điện hạ lại ở vào thế kỹ nhị hạc, nếu mà trẻ bốn mươi canh nữa thì chế sách "Nhân sinh" được lưu truyền muôn đời.
Vũ Đế vẫn yên lặng để tìm hiểu suy nghĩ của Hoàng Phi Bằng như chính tâm nguyện của lòng Lạc dân nói ra.
Hoàng Phi Bằng suy nghĩ một hồi nói tiếp:– Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ chế sách "Nhân sinh" mới thực hiện được một phần trăm mà đất nước đã khởi sắc, bây giờ nếu có một nhân vật uy vũ, chí dũng thay thế vào việc làm của Tiên tổ Hoàng Hạc thì đương nhiên Hoàng thượng điện hạ tóm thu được phương Bắc.
Vũ Đế trong lòng cũng nao nao và hiểu được suy nghĩ tham vọng của Hoàng Phi Bằng. Ông thở dài tự thầm:– Tiếc cho đời người không qua khỏi số trời đã định, anh hùng nào cũng để lại thế gian ít nhiều việc làm chưa hoàn mỹ vẫn vô khuyết trong tự nhiên ! Vũ Đế cười hahà … nói :
― Quả nhân vui mừng có được một đảm chí, khí khái như điệt nhi, những suy nghĩ thực thế nghiêm chỉnh, đúng như câu: "Nửa đêm trước nghĩ cho người khác, nửa đêm sau nghĩ cho mình". À nay Nam Việt có vạn anh hùng, nhưng không có ai đủ khả năng gánh vác chế sách "Nhân sinh" hay sao ?
Hoàng Phi Bằng hiểu được lời nói của Vũ Đế như than vãn tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, việc này chỉ có điện hạ mới thực hiện được, còn ngoài ra không ai có khả năng.
Vũ Đế ngạc nhiên hỏi :
― Phi Bằng nhi tại sao ?
Hoàng Phi Bằng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ "Cửu Sách Câu Tiễn" cấu tạo bởi thù hận, trí tuệ, tinh lực, đau khổ, mồ hôi kết thành gia tài U Việt, còn chế sách "Nhân sinh" là tự nguyện dâng hiến, bởi thế mà chính Hoàng thượng điện hạ đứng vào vị trí của Hoàng đế Cân Tiễn mới thực hiện được tâm huyết "Nhân sinh".
Không thể giao cho bất cứ ai vì lúc nào họ cũng ỷ lại của trên trời rơi xuống, kết cuộc họ sử dụng bất minh, tài sản này sẽ tự thành nước chảy ra biển, chỉ có Điện hạ mới thực hiện được mà thôi, hai nữa Điện hạ là chủ nhân chế sách "Nhân sinh" đã từng trân quí nó như một phép lạ, nếu nay giao cho một người không biết trân quí nó, đương nhiên sẽ bay như mây khói. Khác nào cha mẹ buôn thúng bán mẹt, tảo tần tháng năm, hà tiện mới có một gia tài lớn, sau khi thác, những người con dùng vào việc tửu sắc, trụy lạc, nuôi môi hồng má phấn, canh ba giàu canh năm nghèo, dù cho tài sản cao như núi cũng phá sản, kết quả người con thành kẻ trắng tay! Xa hơn  là nhà vô phúc, con cái sẽ tàn xác lẫn nhau đó là mối họa lớn vậy của tài sản !
Vũ Đế vui mừng thầm:– Hoàng Phi Bằng lý luận khá lắm, biết tin người để trao kho tàng, biết giá trị tài sản và sử dụng đúng hữu ích cho Bách Việt. Vũ Đế khen :
― Trẫm khen Phi Bằng nhi có tài thuyết phục, bây giờ trẫm muốn yết kiến sư phụ của điệt nhi được không ?
Hoàng Phi Bằng thấy cả buổi sáng nay ở trong sảnh đường bàn luận đã lâu, muốn đưa Điện hạ ra thung lũng để đổi không khí tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, tiểu thần kính cẩn mời Điên hạ ngự lãm vườn cây ăn trái trong động.
Vũ Đế vốn đã để lòng cũng muốn tìm hiểu nơi ăn ở của Hoàng Phi Bằng. Vũ Đế gật đầu đồng ý nói :
― Phải lắm, trẫm cũng cần ra ngoài để hưởng không gian tiên cảnh ở đây.
Hoàng Phi Bằng tâu :
― Muôn tâu hoàng thượng điện hạ, kính cẩn mời rồng dời theo tiểu thần.
Rời khỏi sảnh đường đi qua hai bích đá là ra thung lũng, Vũ Đế và Hoàng Phi Bằng cùng thấy một bóng trắng từ trên cây đào chín hồng, phi thân xuyên qua và biến vào bên suối Nam.
Nhãn lực Hoàng Phi Bằng thấy rất rõ đây là một con hầu màu trắng, không lấy gì làm lạ, chàng tự hứa hẹn mỗ sẽ tìm hầu làm bạn.
Đối với nhãn lực của Vũ Đế thì rất lạ và bí ẩn, bởi thấy một hình bóng màu trắng không thấy chân dung phi thân, kéo thành một vệt xẹt qua trước mặt.
Vũ Đế nghĩ thầm:– Trẫm ra đây bất ngờ quá cho nên sư phụ của Hoàng Phi Bằng không tiện tiếp, thôi thì tự lòng xin lỗi với người.
Từ đó Vũ Đế để lòng không hỏi về sư phụ của Hoàng Phi Bằng nữa. Quang cảnh u nhã ở đây đúng là cảnh tiên, Vũ Đế hình dung như đã đi qua một lần không biết lúc nào và địa danh nào. Không khí trong lành hơn trần thế, hương vị đặc biệt từ vườn cây tỏa ra mà ông chưa hề thưởng thức, riêng về cỏ cũng cho mùi thơm rất dịu, muôn màu huyền quang tạo cảnh thiên nhiên đẹp, nói chung vạn vật ở đây khác ngoài đời, trong lòng ông tự hiện sống lại cảnh tiên giới đêm hôm qua, bây giờ mới chính thức hiện lại. Vũ Đế nghĩ thầm:– Trong hư đêm qua chính là thực của hôm nay.
Vũ Đế đến gốc đào, tay hái một trái ăn thử, mùi vị cũng như tối hôm qua, vườn cây ăn trái trong thung lũng cũng đủ tạo thành cảnh giới tiên, cây trái đang nặng trĩu quằn cành như mãng cầu, soài, mít, mận, cam, bưởi, chanh, dừa, đu đủ, thanh long v.v...
Vũ Đế đến bờ suối Tây, ngồi trên tảng đá ăn trái thanh long chín đỏ, ngọt lịm hợp khẩu, nhìn dưới suối có nhiều loại cá tung tăng xem rất vui lòng đẹp mắt, rồi đi dạo cảnh ngoài vườn đến trưa không biết chán, tâm thần thư thái, lòng ông tự hẹn ngày về triều trước nhất phải dùng công đoái, dùng lý giải, dùng đức phục.
Hoàng Phi Bằng chân bước nhẹ đến tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, đã trưa đúng thời ngự phạn mời Điện hạ vào sảnh đường ngự thiện.
Vũ Đế mải mê ngoài thung lũng quên cả dùng trưa, vì ông đã ăn vài trái đào, thanh long, thêm một trái đu đủ chín cây, xem ra cũng no nê.
Vũ Đế tâm trí đang hồi ký ức:– Nhớ lại ngày còn thơ ấu, tự tay bổ trái đu đủ chín để ăn, bên cạnh còn có mẫu thân cùng ăn, bà khen ngon. Ngày đó sống rất an lành, nay trôi qua vùn vụt xem ra đã hết tuổi đời người !
Hoàng Phi Bằng tâu lần thứ hai :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, trời đã trưa kính mời điện hạ vào sảnh đường ngự thiện.
Sau khi nghe Hoàng Phi Bằng tâu, tâm thần Vũ Đế rời xa cảnh tiên giới, hồi về thực tại nói :
― Phi Bằng nhi bình thân, Trẫm đang chuẩn bị đây.
Vũ Đế đi vào thấy trên bàn ngự thiện thực đơn sơn khê mười hai món, đựng trong những chén đĩa nhỏ đồng bộ bằng ngọc thủy thúy, chỉ ba gắp là hết thức ăn, một chung hà thơm dịu đúng là quỳnh tương, đôi đũa ngọc bạch lý, một chén ngọc thúy.
Hoàng Phi Bằng ngồi ăn riêng một bàn kế bên cũng những thực đơn sơn khê ấy, nhưng chén, đũa, đĩa dùng bình thường như hôm qua.
Hôm sau Vũ Đế hỏi Hoàng Phi Bằng :
― Trẫm muốn sinh hoạt tự nhiên trong động, Bằng nhi xem có được không ?
Hoàng Phi Bằng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, trong động rất an toàn, điện hạ tự nhiên và tùy ý thoải mái theo sở thích của điện hạ.
Vũ Đế ra thung lũng thấy cảnh trí nơi nào cũng đẹp, tuổi hồn nhiên lại hiện về, cùng lúc ông đứng trước suối có ý định thử làm một ngư phủ già, ông tìm được một nhánh cây khô nhỏ dài độ hai thước, rút một sợi tơ từ bào phục dài hơn ba thước và lấy thiết khí trong bào phục làm lưởi câu, chỉ trong vài khắc trên tay Vũ Đế cằm một cần câu, sau đó đi đào trùng đất làm mồi câu cá, người hồn nhiên cảnh sống thiên nhiên mở cửa lòng. Vũ Đế ngồi bên bờ suối phía động Nam câu cá. Tựa hồ suy nghĩ đó đây:– Nơi này đúng là Huỳnh sơn kỳ vĩ, cổ tùng to lớn, suối reo, mây trời biến hóa vô song.
Cá cắn câu liên tiếp, tay giật cần không thấy cá, tiếp tục thay mồi, nhưng cá không mắc câu, bởi thiết khí thẳng không có ngạnh. Ông bật tiếng cười:– Ha hà ngư phủ lương thiện ngồi đây gần hết buổi mà vẫn cần câu không khí, đúng là Khương Tử Nha ngày xưa, bất ngờ vài khắc sau, câu được một con cá Lý vàng nặng hơn ba cân. Vũ Đế lại cười tiếp ha hà :– Đúng là con cá khờ hết số.
Vũ Đế đi tìm củi khô nướng cá, cá chín ăn vào hương vị ngọt, thơm, thanh, tươi lần đầu tiên hưởng được lạc thú sơn dã. Sống ở đây đúng ba ngày tận hưởng thiên nhiên và an lạc, có những con hạc biết Vũ Đế, chúng hồn nhiên tung tăng chạy đến xòe đôi cánh như chào hỏi, nó còn biết hái đào dâng cho Vũ Đế. Ông tự nghĩ lòng:– Thảo nào sư phụ của Hoàng Phi Bằng vô hình vô ảnh, chỉ một thoáng qua thay lời chào hỏi, âu cũng vì hai thế giới thực hư không giao tiếp được, thế cũng đã mãn nguyện lắm rồi !
Vũ Đế đưa tay lên vuốt nhẹ mái tóc Hoàng Phi Bằng nói :
― Trẫm muốn hôm nay làm lễ cáo Trời đất và đa tạ sư phụ của điệt nhi, nhằm thay mặt Quốc sư Hoàng Hạc nhận lãnh trách nhiệm "Nhân sinh" được không ?
Hoàng Phi Bằng vui mừng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, lễ cáo Trời đất Lac dân nghĩ không cần thiết lắm. Hoàng Phi tâu tiếp:–Ngày trước Tiên tổ đã trình tấu lên Điện hạ, về nghi lễ cáo Trời đất và đa tạ sư phụ ở đây, hôm nay Điện hạ là con trời chỉ cần để lòng thực hiện Bát sách "Nhân sinh" thật tốt, đem lại phúc lạc cho muôn dân là ý trời đã chứng.
Vũ Đế chấp hai tay xoay thân rồng hướng về Đông, đôi mắt ngó lên Trời khấn :
― Quả nhân xin hứa, Tiên tổ trên Trời chứng giám hết lòng vì xã tắc, thực hiện đúng như sở nguyện .
 Hoàng Phi Bằng không còn ngại chấp tay tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, ngày mai một phần kho tàng sẽ theo Hoàng thượng về Hoàng cung.
Vũ Đế vui mừng khôn xiết nói :
― Trẫm chính thức nhận trách nhiệm của Quốc sư Hoàng Hạc, đúng là một chuyến đi mưu cầu Nam Việt thịnh vượng, Trẫm đích thân hành sự làm đẹp cho đời, mong mỏi hôm nay và mai sau Nam Việt được quốc phú dân cường, hơn cả Trung nguyên, người Hán không còn xem thường Bách Việt, đó là ước nguyện từ lâu của Trẫm.
Nhân dịp này Hoàng Phi Bằng tâu:
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, tiệu thần bạo phổi táo gan, muốn biết gia cảnh thời niên thiếu và thiên hạ đồng rằng Hoàng thượng không phải là người Hán bởi vậy tiện thần không biết thực hư.
Vũ Đế tình thực nói tỏ bày :
― Đời riêng tư của quả nhân ở vào thuở ấu thơ và phần gia thế chỉ nghe Mẫu thân nói mà không chính mắt thấy sự thật vì lúc ấy còn nhỏ quá, Mẫu thân của quả nhân họ Lý tên Ánh Hoa, trước khi qui tiên nói rất nhiều về thân thế của quả nhân, nhờ vậy mới biết gia phả đời trước, di ngôn của Mẫu thân như thế này:– "Hài nhi nhớ, cội nguồn Lĩnh Nam là nơi lập nghiệp của hài nhi, Tổ tiên U Việt là một trong dòng dõi chính thống Bách Việt. Lúc hài nhi chào đời gia thế họ Tiêu tên Văn Đà, cháu của đại thần Tiêu Văn Ưng, con của tam phẩm Tiêu Văn Nam.
Khi xưa nước U Việt bị Sở thôn tính, gia gia hài nhi cầm binh đánh sở rồi tử trận, cả họ ly tán, khi ấy hài nhi mới được chín ngày. Sinh ra đúng vào thời loạn chiến tranh, mẫu thân buộc lòng phải bồng bế hài nhi chạy theo dòng nước vong quốc, xuôi về hướng Nam, không ngờ vào cương giới Sở Hán lại cũng gặp chiến tranh ác liệt hơn, ở nơi này kẻ chết người sống không còn phân biệt Việt, Hán, Sở địch hay thù.
Mẫu thân không còn ai để gọi hai tiếng thân nhân, lưu lạc đó đây trên đất Hán hơn hai tháng mà vẫn chưa về Nam được, lại bị mang bệnh nằm bên lề đường, lúc này bầu sữa nuôi hài nhi cũng cạn dần và những gì có trước khi ra đi cũng đã hết sạch, khi ấy mẫu thân chỉ còn lại nụ cười bình an của hài nhi, chính nụ cười này là niềm hy vọng để sống, hài nhi là hạt châu cuối cùng của nhà họ Tiêu !
Vài ngày sau có người buôn tơ lụa họ Triệu ở đất Chân Định đem về nuôi, từ đó hài nhi mang họ Triệu tên Đà. Mẫu thân nói tiếp:– Hài nhi có lưu họ Tiêu trên vai Tả, còn trên vai hữu thì lưu U Việt, nay vẫn còn đó".
Ngày tháng trôi qua đưa đẩy Trẫm đến đất Lĩnh Nam làm tướng quân, không ngờ quả nhân nhớ lại di ngôn của Mẫu thân, khắc cốt ghi xương vào thân thể, thế là gặp được Lạc Việt, trong ấy có cả người U Việt. Lúc quả nhân vào đến thành Phiên Ngung đã có ý định tìm mọi cách qui nguyên Bách Việt.
Mỗi khi quả nhân có ý định qui nguyên Bách Việt thì có tiếng văng vẳng lời dặn dò của Mẫu thân, thôi thúc trong lòng ý chí lập quốc Nam Việt. Sau khi thành công quả nhân phong Mẫu thân tước hiệu Hoàng Thái Hậu Lý Ánh Hoa thờ phụng Người như một đấng thiêng liêng của họ Tiêu.
Bài vị của Tiên Tổ tước hiệu Thần Tổ U Tiêu Ưng, còn Tiên Gia tước hiệu Tiên Đế Việt Tiêu Nam.
Quả nhân trị vì Nam Việt đã bảy mươi năm nhưng không dám cho một ai biết huyết thống Lạc Việt vì muốn bảo tồn Nam Việt. Từ bao lâu nay người Hán muốn biết huyết thống của quả nhân, đến nay họ vẫn kết luận là người Hán.
Cũng may Nam Việt thanh bình là do người Hán không phát hiện gia phả của quả nhân, một ngày kia quả nhân qui tiên, dương nhiên đem theo lời di ngôn của Mẫu thân chôn trong lòng, đó là gia tài riêng đối với tình tự của một Lạc dân thảo, còn những thứ khác quả nhân để lại cho đời phán xét. Nếu tâm ý có nói ra là chỉ để cho quả nhân nghe mà thôi !
Hôm nay Phi Bằng nhi hỏi về thân thế, dĩ nhiên lòng chỉ mở ra cùng tâm đắc, bởi thế sách có câu: "Được lời như cởi tấc son" quản nhân gửi sự sâu kính của một đời người nơi Phi Bằng nhi đó ! Cũng để  nhắc nhở Bằng nhi nhớ "Bách thiện hiếu di tiên".
Nhân tiện Vũ Đế cho Hoàng Phi Bằng xem chữ Tiêu và chữ U Việt. Đôi mắt chàng ngạc nhiên đúng là họ Tiêu, dân U Việt không sai, chữ xăm bằng mực Hắc-dương, tuy hơi nhòa theo tháng năm thân thể già nua, thế mà nét chữ vẫn còn đẹp, hùng chí, mai lệ, phóng bút tiêu sái, đảm khí nằm dưới lớp da nhăn nheo thấy rõ.
Vũ Đế nói tiếp :
― Ngày nay thân thế của quả nhân chỉ có Phi Bằng nhi biết trọn vẹn, ngoài ra không có người thứ tư, cho nên quả nhân biết chắc chắn họ Triệu không phải là huyết thống của quả nhân.
Hoàng Phi Bằng vốn thông minh, giàu tình cảm, khi nghe Vũ Đế trút hết bí sử đời mình, chàng hình dung tự hỏi:– Phải chăng từ cổ vản kim lai, chỉ có một vị minh quân này sao ? Nỗi lòng chàng cảm động về quá khứ của một Hoàng Đế đương thời cũng có sự khổ bình thường. Chàng xúc cảm nước mắt chảy trên đôi má da mịn hồng, trong cổ họng nấc thành tiếng "ắc ắc" đúng là cảnh đời quá thê lương ẩn trong một Hoàng đế.
Vũ Đế thấy vậy ôn tồn hỏi tiếp:– Quả nhân làm cho diệt nhi khóc phải không ?
Hoàng Phi Bằng lấy vạt bào rồi lau nước mắt tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, mỗi đời người có riêng cảnh sống, nhưng cảm xúc được là nhờ tình người biết chia sẻ quá khứ, biết rung động trong mọi khổ đau để tìm đến hạnh phúc, cũng như Điện hạ tìm hạnh phúc cho muôn dân, mà đã trải qua môt cảnh sống không ai hiểu thấu. Điện hạ thực hiện đúng lời thánh của Tiên Mẫu từ đó trui luyện trở thành một Hoàng Đế Nam Việt ngày nay. Phi Bằng nhi xúc động vì hãnh diện có được một Hoàng đế trong lòng của Lạc dân.
Vũ Đế khen thầm Hoàng Phi Bằng:– Rất tiếc không còn thời gian để chiêm ngưỡng một thiếu niên họ Hoàng.

Sáng hôm sau Vũ Đế cùng Phi Bằng về Phiên Ngung thành, với năm đại hạc chở theo ngũ kim, chàng còn tặng Vũ Đế cặp kiếm Thanh Long, Huyết Hổ. Vũ Đế cùng chàng đến Ngung Sơn lập đồ trận "Cửu hoàng tỉ tổ" từ nay lưu trữ ngũ kim tại Hành cung Ngung Sơn, cũng là nơi liên lạc bí mật với Hoàng Phi Bằng.
Vũ Đế liền hạ chỉ :
― Phi Bằng hiền nhi từ nay chính thức thiết lập biệt điện Hành cung tại Ngung Sơn, cũng là nơi phát động phú quốc.
Hoàng Phi Bằng vui mừng quyết định của hoàng thượng, chàng tâu :
― Lạc thần tuân mệnh .
Nghe qua tưởng Hành cung kiến trúc đồ sộ, uy nga, tráng lệ, rực rỡ, không ngờ biệt điện là một căn nhà lợp trang vách đất ba gian chữ nhất, thực u nhã như một mái ấm gia đình Lạc Việt tọa lạc Ngung Sơn, về những vật dụng sinh hoạt hằng ngày cũng như trang trí do Hoàng Phi Bằng lo tất.
Cũng đến lúc chàng từ giả Hoàng thượng tâu :
― Muôn tâu Hoàng thượng điện hạ, trăm câu ngàn lời nhập lại chỉ một câu kính cẩn vấn an, Hoàng thượng bảo trọng.
Chàng xoay mình phi thân mất dạng, Vũ Đế rất hài lòng cử chỉ của chàng thanh niên trẻ kỳ tài giúp ông khởi động mạnh trị chánh triều đình, từ Ngung Sơn là nơi truyền chỉ dụ đến Lạc dân, khuyến khích thi đua xây dựng đất nước phú cường, hai tháng sau thấy rõ sự phát triển thịnh vượng từng ngày, trên mọi mặc cả nước Nam Việt.
Nội triều đình văn võ không ai biết chế sách thi đua xây dựng Nam Việt xuất phát từ nơi nào. Đôi khi họ hỏi nhau ai là Quốc sư việc này, chỉ biết mỗi ngày đất nước thịnh vượng mười lần hơn thời Quốc sư Hoàng Hạc, riêng Thái tử Hồ chính thức điều động thân tín triều đình nắm chủ lực Bát sách "Nhân sinh". Đến nay Bát sách đã phát triển thuận khắp cả Nam Việt.
Lúc này Vũ Đế và Thái Tử Hồ nhớ Hoàng Phi Bằng, muốn gặp để chia sẻ thành quả, nhưng không bao giờ gặp được, chỉ thấy đại hạc chở ngũ kim đến, rồi bay về hướng Nam.

Hầu như mỗi ngày có hai con hạc nhỏ đưa tin về cho Hoàng Phi Chỉnh, lần nào cũng cùng nội dung vấn an và cho biết sinh hoạt của hai chị em Hoàng Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng tại động Nam Khê Sơn .
Lần này trên đường đi Hoàng Phi Bằng suy nghĩ:– Nhân đây ta về thăm gia đình, còn hơn trăm lần nhờ hạc đưa tin, một lần thăm nhà gặp mặt gia gia, mẫu thân, hiền huynh, dẫu không nói lời nào thấy cũng an lòng hơn, đó là tình thiêng liêng gia đình. Chàng vừa bước vào nhà gặp ngay Hoàng Lữ Thư, trong lòng ngạc nhiên chưa kịp thưa trình gia gia, mẫu thân. Hoàng Phi Bằng vội hỏi :
― Tỷ tỷ về nhà khi nào thế ?
Hoàng Lữ Thư đang miên man suy nghĩ khó nói nên lời, miệng nàng mếu máo nói như đôi dòng châu muốn rơi, thực ra có ý để Hoàng Phi Bằng cảm thông :
― Tỷ tỷ nhớ gia gia, mẫu thân và đại huynh vừa về khi nãy, thăm viếng gia đình rồi đi trở lại động Nam Khê Sơn. Còn đệ khỏe không, mọi việc tốt cả chứ, làm gì mà đi lâu vậy, tỷ tỷ nhớ đệ lắm ?
Hoàng Phi Bằng cười biết bà chị nói dối lòng, chàng đáp :
― Nghe tỷ tỷ nói những lời như mật ong đã quá.
Hoàng Lữ Thư chẩu môi phùng miệng đùa bỡn :
― Tỷ tỷ và đệ cũng cùng một bệnh rồi, đi xa nhà nhớ gia gia, mẫu thân, đại huynh, nhớ cả cây cột nhà này nữa, thôi hiền đệ vấn an gia gia, mẫu thân rôi đi thôi.
Hoàng Phi Bằng cúi đầu thưa :
― Hài nhi kính bái vấn an sức khoẻ gia gia, mẫu thân, đại huynh và tỷ tỷ.
Hoàng Phi Chỉnh thấy con mình đã lớn khôn cũng lấy làm vui mừng nói :
― Hôm nay bất ngờ không hẹn mà cả nhà mình đoàn viên, đúng là phúc lắm, gia gia, mẫu thân của tam hài nhi vẫn bình an, nói về sức khoẻ với tuổi này đang trong kỳ sung mãn nhất. Hiện nay gia đình nội ngoại an lạc cả, chỉ có ngoại Tổ yếu nhẹ, gia gia ước gì cả gia đình mình về thăm viếng ngoại Tổ một chuyến.
Hiệp Phương Yến, nghe phu quân nói về thăm viếng cha mẹ của mình, bà rất xúc động tỏ vẻ vui mừng, nhưng không để lộ ra ngoài, vì bà biết đạo nghĩa "Xuất giá tùng phu" dù rằng nhớ cha mẹ cũng để trong lòng.
Hoàng Lữ Thư bẽm miệng bẽm mép, đề nghị ngay :
― Thưa gia gia, mẫu thân hôm nay là dịp tốt thì cả nhà mình về thăm ngoại Tổ chứ ?
Hoàng Phi Bằng cũng nói vào :
― Tỷ tỷ nói đung lắm, cả nhà mình đi liền hôm nay kẻo sau này không có dịp về thăm quê ngoại, vả lại hài nhi cùng tỷ tỷ sẽ còn nhiều việc phải làm, khi ấy ít về thăm gia gia, mẫu thân đó ạ .
Hoàng Phi Chỉnh đồng ý, nhưng ông suy nghĩ từ đây đến Tây Trung thuộc Quế Lâm, quê của chuyết kinh (Lý Yến Hồng) phải mất đến mười ngày đường vừa đi vừa về nói :
― Thôi được cả nhà lợi dụng trời mát mẻ tối nay lên đường, vậy cả nhà dùng cơm sớm, rồi đem theo đồ dùng cá nhân, như vậy đi và về mất hết nửa tháng.
Hoàng Phi Bằng tự nghĩ:– Nếu như đi xe song mã thì mất hết thời gian của mình, bởi còn nhiều việc phải làm, tại sao mình đang có đến bảy con đại hạc mà không sử dụng đến nó, đây cũng là một phương tiện tốt tránh mọi trở ngại trên đường bộ, di chuyển đại hạc chỉ cần ngày đêm là đến nơi, chàng cung tay thưa :
― Thưa gia gia, đi về quê ngoại Tổ bằng đại hạc nhanh hơn, như vậy không cần phải đem nhiều vật dụng cá nhân, chỉ một ngày đêm là đến Tây Trung.
Hiệp Phương Yến nghe Hoàng Phi Bằng nói vậy bà vui mừng khôn tả, ký ức hiện về nhớ lại tất cả thời thơ ấu. Bà vội ôm ba người con vào lòng âu yếm, biểu lộ tình mẹ con như biển cả, nụ cười hiền hòa trìu mến bằng dáng điệu người phụ nữ đoan trang, cử chỉ giọng nói đúng như mẹ Việt trong thi ca. Hoàng Phi Bằng được mẹ hôn nhiều nhất, riêng Hoàng Phi Khải có đi đại hạc hay đi xe song mã cũng là đi không lấy gì lạ cả, chàng vui trong âm thầm nhớ quê ngoại, đã lâu lắm mới được dịp về thăm ông ngoại, riêng Hoàng Lữ Thư thì reo mừng hớn hở, vì thừa biết Hoàng Phi Bằng dùng đại hạc để phục vụ cho lý tưởng Bách Việt, nay được dịp đi đại hạc là việc may chỉ một lần, có gì vui bằng bay vào mây, nàng vốn có óc tưởng tượng cảnh sống như tiên nữ trên trời.
Hoàng Lữ Thư nói :
― Hiền đệ nói đúng lắm đi sớm về nhanh còn nhiều việc phải làm.
Hoàng Phi Bằng biết ý của Lữ Thư nói :
― Như vậy đến rồi về cùng ngày được không ?
Hoàng Lữ Thư cười "hì hì" biết mình bị bể mánh, bởi hiền đệ hiểu được ý, nói đùa :
― Thôi, tỷ tỷ đổi ý rồi, không đi thăm ngoại Tổ nữa, bổn cô về lại động Nam Khê Sơn hôm nay.
Hoàng Phi Bằng mỉm môi :
― Ôi kìa tiên nữ ơi, đừng bỏ chuyến đi này, dù có một ngày cưỡi đại hạc cũng là tiên nữ xuống trần gian, một dịp may không trở lại. Tỷ tỷ có biết không một khi được dịp may thì được hoài, không gọi mời nó cũng đến, dẫu mà tỷ tỷ chối từ nó cũng gọi.
Hiệp Phương Yến hiểu thấu tình mẫu tử và tính từng đứa con:
― Thảo nào sách có câu: "Tình mẹ con vốn là thiên nhơn luân thiên tánh" dừng lại một hơi thở rồi nói tiếp:– Khải nhi tính thư sinh giống y đúc như gia gia, còn Thư nhi tính lém lỉnh như cô mẫu Hoàng Lữ Trinh, Bằng nhi tính như Gia ông, cũng rất may chúng hài nhi biết thương nhau, đã từng ấy tuổi học được tinh thần tôn tộc Bách Việt.
Hiệp Phương Yến đi xuống nhà sau, nửa khác sau lên, miệng cười nói :
― Thưa tướng công, cùng tam hài nhi vào dùng cơm.
Cả nhà ngồi vào bàn cơm Hoàng Phi Chỉnh trầm âm nói :
― Đã lâu lắm cả nhà mình mới được đoàn tụ, tam hài nhi có biết nhờ ai mới có bữa cơm này không ?
Hiệp Phương Yến vui hơn mọi ngày bà nói đùa :
― Trên trời có trăng tròn, dưới đất có đoàn viên, tất cả nhờ tướng công.
Hoàng Lữ Thư không đồng ý thưa :
― Thưa mẫu thân, phải nói nhờ mẫu thân mới đúng chứ, nếu không có mẫu thân thì ai sinh chúng hài nhi.
Nhân ngày vui Hoàng Phi Chỉnh hứng thú nói :
― Mẫu thân của tam nhi nói đúng đấy, người đời có câu "Mẹ cha bú mớm nâng niu, tội trời thì chịu không yêu bằng chồng" chữ chồng quan trọng lắm đấy Thư nhi à.
Hoàng Phi Bằng la lên :
― Đúng rồi, gia gia nói không sai, ngày nào đó trong nhà này cũng có người vì chữ chồng như ai đó, rồi họ cũng hạnh phúc như thế này "hì hì".
Hoàng Phi Khải cười nói :
― Tạo hóa ra thế gian này có nam nữ, đực cái, trống mái đó là lẽ tự nhiên, cũng như gia đình mình điểm khởi đầu từ một có hai, rồi hóa thành ngũ trở thành hình thể trong một gia đình, sau này cứ thế mà sinh mãi mãi, quan trọng nhất là từ một mới có hai, hạnh phúc ở điểm khởi đầu đó vậy.
Hoàng Lữ Thư hài lòng nói :
― Ừ nhỉ đại huynh nói hay quá, thế thì đại huynh bao giờ khởi đầu từ một mới có hai ?
Cả nhà đồng cười, buổi cơm được kết thúc, chuẩn bị lên đường. Hoàng Phi Bằng ra lệnh năm đại hạc đáp xuống trước sân nhà, năm người cưỡi hạc bay vào không trung, canh năm hôm sau đại hạc đã vào địa phận Tây Trung chỉ còn nửa khắc là đến nhà.
Từ trên cao năm người đã thấy trước nhà đang có một trận chiến, bốn mươi người lạ mặt bao vây ba người.
Lý Yến Hồng la lên :
― Đúng là gia gia, đại huynh Lý Yến Bồ cùng hiền đệ Lý Yến Hùng đứng trong trận. Hoàng Phi Bằng nghe mẫu thân nói, chàng liền xuất bộ pháp "Châu thanh minh" đứng vào trận, mọi người ngạc nhiên không biết từ đâu trên trời rơi xuống một thiếu niên hiên ngang cùng đâu lưng với ba người nhà họ Lý, lão Lý Đại Châu cũng lấy làm ngạc nhiên, thấy thân pháp phi thường, cốt cách đôi lưng cũng như người đồng đạo, trong suy nghĩ của lão:– Có lẽ thiếu hiệp này có lòng tốt đến trợ lực cùng với mỗ, cũng may có người nghĩa hiệp giúp sức, nhưng không hiểu võ học là bao, mà dám gánh việc giang hồ, hy sinh cho người khác nhất là không quen biết !
Lão tiên sinh Lý Đại Châu nói :
― Thiếu hiệp để lão phu ra tay trước rồi hãy tính sau.
Hoàng Phi Bằng cúi đầu theo dấu hiệu đồng ý, lão ông sử dụng pho kiếm pháp "Hồng Tử Phù" mười hai chiêu, bảy mươi hay thức, vốn kiếm pháp võ học gia môn xuất thần nhập thế của mẫu thân. Hoàng Phi Bằng thấy lão ông thân cốt, như bay trong gió, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, như vóc người mỏng manh, thân cao ốm, với nước da trắng nhợt một cách lạ lùng, như lão tiên ông chưa từng biết đến ánh nắng mặt trời, giọng nói nhẹ nhàn, hiền hòa đầy vẻ khiêm nhường nhưng lòng kiên cường.
Hoàng Phi Bằng liên tưởng:– Đây có phải là vị tu tiên ở núi Thất Sơn ư, nơi mà mỗ từng có dịp tá túc một đêm mưa tầm tã. Quả thực không sai chính là lão ông này, lý nào đây là ngoại tổ của mình, trải qua sáu năm gợi lên được cái quá khứ đầy huyền thọai về lão phu trong động Thất Sơn, mà người đời truyền tụng biệt hiệu "Nhân gian khách".
Không đầy hai khắc kiếm pháp của lão ông đã lấy bốn cánh tay của địch thủ, cũng vừa lúc ấy bốn người từ đại hạc phi thân xuống đất vào trung tâm vòng vây tổng cộng tám người, tất cả nhận diện ra là con cháu về thăm gia đình lại bị cảnh ngộ không may.
Đối với địch thủ thì không hiểu năm nhân thủ này là ai, từ đâu đến mà dám can dự vào giang hồ.
Hoàng Phi Bằng thấy bốn mươi cao thủ đằng đằng sát khí, tuy có hai người mất bốn cánh tay mà địch thủ vẫn muốn ăn thua đủ, vòng vây lúc này siết chặt lại một bước chân.
Hoàng Phi Bằng lên tiếng :
― Xin lỗi quí huynh đài, tại hạ đề nghị hòa cuộc chiến đi, đừng thù hận làm gì. Tất cả hãy sống tha thứ cho nhau thì cái cố chấp sẽ hóa thành vui, tại sao quí các hạ không chén tạc, chén thù thì hay biết mấy !
Đảng trưởng Nguyễn Chí Tùng hất hàm lên tỏ ý kiêu ngạo :
― Mỗ đến đây là để trả thù nhà họ Lý, các hạ là ai mà dám bước vào sân chơi giang hồ của mỗ, hãy lui ra đừng xem thường võ nghiệp của mỗ nhé.
Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị trả lời :
― Quí tiên sinh, lão tổ có thù gì với họ Lý ?
Nguyễn Chí Tùng hất hàm cười ngạo mạnh nói :
― Tiểu tử hãy hỏi lão Lý Đại Châu thì biết, thù này không phải nhỏ, đã hai mươi hai năm rồi nay mới được dịp trả thù, mỗ qui tụ anh hùng đến đây để rửa hận, mỗ chỉ mời một Nhân Gian Khách đi thăm Diêm vương.
Lý Đại Châu nhỏ nhẹ lên tiếng :
― Thưa quí các hạ, sao cố chấp thế, hôm nay đến đây để toan báo thù sao. Thù chi mà mù quáng thế, mỗ từ xưa đến nay có bao giờ khích nộ ai đâu, chưa hề muốn gây sự với đời. Chẳng qua mỗ đi Thủ Thừa viếng thăm một đại huynh thâm giao, ngờ đâu đến nơi gặp phải quí các hạ giết chết cả nhà mười sáu người, riêng đại huynh của mỗ cũng bị sáu vết thương, chưa đến nỗi phải chết, mỗ thấy tình thủ túc gặp tai nạn thì phải ra tay cứu, ở vào tình trạng của quí các hạ thì khoanh tay nhìn ngó thế sự mà không đau lòng ư, thế thì anh hùng hảo hán cất cái lương tâm làm người ở chỗ nào. Mỗ giết hai đại huynh của các hạ, cũng chẳng qua là để bảo vệ mạng sống cho đại huynh của mỗ mà thôi, dù mỗ đã giết hại thì làm sao bằng thân nhân của mỗ chết đến mười sáu người, mỗ không kết thù vì người đời có câu "Mình mà không muốn điều gì thì đừng bắt người khác phải chịu", thế mà quí các hạ để bụng chờ đến hôm nay báo thù ! Thôi cũng được mỗ chấp nhận dù chết sống cũng trống mái một trận. Lý Đại Châu nói tiếp:– Các hài nhi không được động thủ nhé, chỉ một mình gia gia cũng đủ quét sạch đám sống bẩn làm thối xã hội.
Hoàng Lữ Thư thấy ngoại tổ đã cao tuổi mà còn chí khí anh hùng, nàng vui mừng nói với đảng trưởng Nguyễn Chí Tùng :
― Tại hạ xin hỏi, những lời của ngoại tổ vừa nói như thế có đúng không. Khi đã rõ thì đôi bên giương vây, múa vuốt cũng chưa muộn màn, phải không quí lão tiên sinh ?
Nguyễn Chí Tùng thừa nhận nói :
― Đúng thế, đảng trưởng chính là mỗ đây, đã giết mười sáu người nhà họ Trịnh, nhưng mười sáu người đó không thể nào giá trị bằng nhị đại huynh của mỗ, đã bị chết dưới tay của họ Lý, vậy nay họ Lý có bao nhiêu người mỗ giết hết, có như thế mới đúng luật giang hồ.
Hoàng Lữ Thư không muốn ngoại tổ bẩn tay, nàng gằn hai tiếng "hừ hừ" :
― Tại hạ nghe luật giang hồ tự bịa của các lão xem ra quá điên cuồng rồi, xin mời quí các lão vào cuộc chơi giang hồ điên đảo, à xem ra đảng trưởng Nguyễn Chí Tùng đã chán sống trong giất mộng giang hồ rồi. Nàng nói tiếp:– Phi Bằng hiền đệ đưa cả nhà ra khỏi vòng vây, để tỷ tỷ cho bốn mươi thủ cấp chào lục phủ ngũ tạng, cả bọn đảng này hôm nay gặp bổn cô nương xem như đã chán sống.
Đảng trưởng Nguyễn Chí Tùng đưa tay vuốt râu cười "há hà" có vẻ xem thường lời nói của Hoàng Lữ Thư, với thân hình nữ mảnh khảnh.
Nguyễn Chí Tùng lớn tiếng :
― Này con nhỏ tí tẹo kia, có bao năm hơi mà làm như ở trần thế này vắng vẻ khách giang hồ.
Lý Đại Châu cười thầm, thấy Lữ Thư của mình cũng khá lắm, tuy mỗ chưa biết võ học của điệt nữ đã đến đâu, nhưng cử chỉ này cho biết cốt chất khá lắm, ông để lòng vui.
Hoàng Lữ Thư ngó về hướng Hoàng Phi Bằng bảo :
― Bằng hiền đệ đưa cả nhà ra khỏi vòng vây.
Lý Đại Châu tự nghĩ thì ra Phi Bằng điệt nhi đây à, tuấn kiệt thật, đúng là sư phụ của bảy mươi hai đệ tử trong Cần Lĩnh Nam, nhưng mỗ chưa hề thấy qua võ học của Hoàng Phi Bằng, cũng chưa hề nghe giới giang hồ đã có người tỷ đấu với Phi Bằng điệt nhi của mỗ bao giờ, ở đời đôi khi cũng có tiếng đồn mà không có miếng võ học nào, tuy vậy ông vẫn tin Hoàng Phi Bằng đúng như tiếng đồn xa gần, vì vừa rồi đã thấy bộ pháp là đủ biết có thực tài, nhưng không biết võ học đã đến đâu, nếu bình thường mà nói chỉ cần võ học đủ để bảo vệ bản thân đó mới là quan trọng.
Tất cả đồng đảng Nguyễn Chí Tùng nghe một tiếng gió thổi vèo qua trước mặt, thấy như những lá vàng từ từ rơi xuống đất, không biết từ đâu đến, chỉ thấy cả nhà họ Lý biến mất, bốn mươi đồng đảng ngạc nhiên vô cùng, lúc này mới thấy bảy người họ Lý đứng ngoài xa hướng về vòng vây cách ba trượng.
Còn về Lý Đại Châu, Lý Yến Bồ, Lý Yến Hùng, Hoàng Phi Chỉnh và Lý Yến Hồng, cũng không biết nguyên nhân nào mà cả nhà ra khỏi vòng vây, khi trên không trung, ai cũng nghe được tiếng gió "vù vù", từ trên cao nhìn xuống đất tưởng chừng không toàn thân, có tiếng thở dài thay lời trăng trối, thôi rồi chết mất, sau khi đáp xuống đất nhẹ nhõm mới biết một hấp lực tinh diệu của Hoàng Phi Bằng dụng bộ pháp "Thời thừa lục long" trong "Thiên Đế Pháp" chiêu thức này như trò chơi mỗi ngày của Hoàng Phi Bằng, cho nên không dùng đến nội lực mà nhấc được cả bảy người vào không trung, ai cũng nhìn Hoàng Phi Bằng có ý hài lòng.
Hoàng Phi Khải suy nghĩ:– Ở trong hay ra ngoài vòng vây cũng thế thôi, tuy được nhấc lên không trung, đáp xuống đất cũng là sự di dịch bình thường, không lấy việc gì làm bối rối, thế mà lòng ta cũng cảm động, thấy hiền đệ của mình may mắn hưởng được võ học tuyệt luân.
Mọi người thấy trong vòng vây chỉ còn lại Hoàng Lữ Thư, tay đang cầm kiếm đứng hiên ngang không hề nao núng. Hoàng Phi Bằng hiểu được mọi người đang lo cho tỷ tỷ, nhất là ngoại tổ :
― Thưa ngoại tổ an tâm, tỷ tỷ của điệt nhi sẽ cho bốn mươi thây ma đi chung một đường vào Diêm vương.
Trong gia đình ai cũng biết Hoàng Phi Bằng võ học siêu quần, như khi có dịp vẫn phải hội ý với Hoàng Phi Khải. Chàng xoay qua hỏi Hoàng Phi Khải :
― Đại huynh có biết chiêu thức vừa rồi không ?
Hoàng Phi Khải ngạc nhiên để trong lòng :
― Đó là chiêu thức "Thời thừa lục long" trong bộ pháp "Thiên Đế Pháp". Hiền đệ à, huynh đã đọc thuộc bài kệ Nam Ai này, nghe đây nhé "Đại la thiên đế v.v..."
Hoàng Phi Bằng khen :
― Đại huynh của tiểu đệ tài thật, nhưng sao không vận khí ?
― Huynh có sử dụng đến chứ, phải dùng đúng chỗ mới phát huy bản năng của riêng mình, nhất là phù hợp nguyên khí mới thành công, cũng còn tùy cốt tính của mỗi người mà tập luyện nữa chứ, đôi khi có người đọc lời âm hay, thuộc làu làu nhưng không hiểu một tí nào cả, suốt cả đời đọc nội dung mà không biết ngụ ý bài quyết này là gì ! Đó là những người vô dụng, hiền đệ gặp may, nhờ thông minh, như thế là huynh vui lắm rồi.

Trong vòng vây, Hoàng Lữ Thư có ý niệm dùng pho kiếm pháp họ Lý "Hồng Tử Phù" một trăm lẻ tám thức bảy chiêu, cho họ thấy đừng xem thường kiếm pháp họ Lý, cùng lúc xuất "Phong hỏa gia nhân", chiêu tốn tượng theo gió, gió từ lửa ra, lửa mạnh thì gió sinh, gió sinh lửa từ trong xuất phát.
Bốn mươi đồng đảng khoái chí hò reo, nghĩ rằng con nhỏ tí tẹo này toàn thân sẽ không còn nguyên vẹn, chỉ chờ đảng trưởng ra lệnh là tấn công.
Nguyễn Chí Tùng lên tiếng :
― Tiến lên, hạ thủ con nhỏ chí mén này trước đã, rồi mới đến cả bọn họ Lý, nào hãy tiến vào.
Lý Đại Châu, Lý Yến Bồ, Lý Yến Hùng, Hoàng Phi Chỉnh, Lý Yến Hồng và Hoàng Phi Khải thấy rõ rành rành một trăm lẻ tám thức bảy chiêu, không thêm bớt một chiêu thức nào cả, chiêu thức xuất ra kịch liệt, thức số nối liền không sơ hở, biến thế nhanh cực kỳ, thân hình hóa rồng bay lên xuống, ngang dọc, đang vồ hai mươi trái châu, hai tà bào lung linh trước gió tuyệt ảo như tiên nữ xuống trần, võ học "Hồng Tử Phù" quả là diệu kỷ, chiêu pháp của Hoàng Lữ Thư làm cho cả nhà khâm phục, không ngờ võ học của Hoàng Lữ Thư đã đến trình độ xuất thần nhập thế, quả là một nữ kiếm kỳ tài. Lý Yến Hồng tâm đắc nữ nhi vô cùng, thầm nghĩ:– Nữ nhi mới xa nhà gần năm mà võ học hơn cả mụ ư.

Hoàng Lữ Thư vừa đáp chân xuống đất, đứng tại trung tâm vòng vây, đồng đảng Nguyễn Chí Tung, cả nhà họ Lý chứng kiếm thấy từ một thủ cấp đến hai, cứ thế tiếp theo hai mươi thủ cấp rơi xuống đất, thủ cấp rơi xuống, có điềy hay là ở chỗ, cứ cách nhau một địch thủ là một thủ cấp rơi, không khác nào chiêu thức con mèo vồ bầy chuột mù.
Lúc này địch thủ mới biết con nhỏ tí tẹo này tay kiếm không phải là thứ bở, võ học họ Lý không phải là tầm thường, mới chỉ một chiêu thế công mà đã từng ấy thủ cấp bị rơi.
Hồi nãy lão họ Lý đã cảnh cáo, mới lấy bốn cánh tay, ý họ Lý đã tha tội hận thù không biết phải trái, thế mà Nguyễn Chí Tùng cố chấp cho nên mới ra thảm cảnh này ! Tỷ như lão Lý Đại Châu thực tình ra tay có thể bốn mươi thủ cấp không còn thời gian để ngáp gió !
Đồng đảng khiếp sợ nhưng chưa biết phải rút lui hay là tiến vào, tuy vậy đảng trưởng Nguyễn Chí Tùng không phải là tay tầm thường, lên tiếng bảo :
― Quí huynh đệ, trống mái một trận, không lẽ nào đời ngang dọc giang hồ nay phải thua con chí mén này hay sao, tiến vào mới hy vọng còn cơ may tên tuổi ở trên giang hồ.
Nguyễn Chí Tùng miệng cứng lòng đã mềm lo sợ, tuy khẩu nói quyết chiến mà lưỡi líu quýu, tay chân cũng đã vụng dại không khác nào con rắn bị gãy xương sống lưng.
Lỡ lầm của Nguyễn Chí Tùng là đứng trước nỗi khó lui chân, không thể nào để mất sĩ tiết, đó là nguyên nhân miệng phải hùng hổ đỡ tay chân.
Hoàng Lữ Thư cười "ha hà" :
― Thưa đảng trưởng đã biết sợ kiếm pháp nhà họ Lý của mỗ chưa ? Giờ này các hạ mới chịu lò ra cái tính bất lương, tà dị thì đã muộn màn rồi "ha hà", đã đến nước này mà miệng chưa phục tại hạ ư, được tại hạ tiếp tục mời hai mươi bất lương, tài hèn ra tay trước đi ?
Nguyễn Chí Tùng xám xì mặt lại, giương nanh múa vuốt xuất song kiếm mười hai thành công lực, cùng mười chín cao thủ còn lại cố siết chặt, vòng tròn dần dần nhỏ lại, trong trận chiến địch thủ xem như sống chết bất cần, kiếm pháp của hai mươi cao thủ đã xuất toàn lực, không khí trở thổi gió "vù vù" vào tai nghe khiếp đảm, trong ngoài trận đồng thấy cảnh tượng nguy hiểm, chưa biết phân thắng bại về ai, chỉ thấy kiếm pháp của bọn dư đảng đã trên thế thượng phong.
Hoàng Lữ Thư vẫn bình thản chưa xuất chiêu, hai mươi dư đảng kết lại thành tường sắt, cách Hoàng Lữ Thư một trượng bán kính, dư đảng áp cận thành trì đẩy Hoàng Lữ Thư đứng trong tử huyệt, không khác nào như thân xác chuẩn bị thành thịt xương trăm mảnh. Nàng vẫn chưa xuất chiêu làm cho mọi người nín thở, hồi hợp, cả bọn dư đảng lên tinh thần, thấy phần sống khôn thác thiêng của con chí mén Hoàng Lữ Thư đã đến hồi kết thúc.
Cả nhà họ Lý ai cũng lo sợ cho Hoàng Lữ Thư, riêng Hoàng Phi Khải thì không có gì lo cả, vì thừa biết trước sau gì Lữ Thư cũng phải xuất chiêu pháp "Phóng hỏa địch nhân" chiêu tốn gió thượng thừa, gió từ lửa xuất mạnh, lửa bảo thì gió sinh, gió sinh thì lửa từ trong phát động. Chàng suy nghĩ thầm: – Đương nhiên Lữ Thư phải biết "Lôi địa du" chiêu yên hòa, sấm động với đất, sấm xuất từ đất khí dương giao hòa khai phát, chỉ cần nhất chiêu, thất thức là chung quanh năm mươi thước trở thành đồng khô cỏ cháy.
Hoàng Phi Bằng đương nhiên biết tỷ tỷ của mình có ý dụ địch đến gần chỉ cần một chiêu là đủ thắng. Lý Đại Châu vốn thương con cháu, võ học hơn bọn dư đảng nhiều mà đứng ngó cháu mình chết thì không đành, ruột gan đã nóng, đứng ngồi không yên, ông nói thầm:– Mỗ không muốn cháu phải chết một cách vô cố, không ai ngờ ông phi thân vào trận.
Hoàng Phi Bằng còn nhanh hơn ngoại tổ trăm lần, đưa tay ra với xuất một kình lực rất nhẹ làm Lý Đại Châu đứng lại, như chạm phải bích tường, không phi thân được.
Hoàng Phi Bằng sợ phạm thượng thưa :
― Thưa ngoại tổ, điệt nhi xin ngoại tổ xá tội, tỷ tỷ rất thông minh chỉ một chiêu thôi là kết quả.
Lý Đại Châu nhìn Hoàng Phi Bằng mà trong lòng bất an nói :
― Điệt nhi, không thấy cái chết trước mắt của nữ Thư cháu ngoại của Tổ sao, đến lúc này mà chưa xuất chiêu thì chờ bao giờ mới thắng chúng.
Hoàng Phi Bằng biết nhãn lực của ngoại tổ cũng thuộc vào cao thủ võ lâm, mới thấy được chiêu pháp của địch thủ lợi hại, như đang chuẩn bị vồ được chuột. Hoàng Phi Bằng cung đôi tay thưa :
― Thưa ngoại tổ, tỷ tỷ là bà sư tử cái đó, chứ không phải là con chuột đâu, ngoại tổ an tâm, bà sư tử này chơi trò dụ địch đến gần, đố ai mà đụng đến được sợi tóc Thư nữ của ngoại tổ.
Trong trận dư đảng Nguyễn Chí Tùng cùng Hoàng Lữ Thư đã có tiếng kiếm nổi lên "keng keng", tiếng gió "vù vù", tiếng la gào thét như giặc cầm thú trong rừng.
Lúc này Hoàng Lữ Thư mới chịu xuất kiếm pháp họ Hoàng tinh tuyệt, chiêu "Lôi địa dư" thấy qua như cảnh sống yên hòa, thế mà sấm động đất vang dội "ào ào", khi sấm xuất từ đất khí dương giao hòa khai phát.
Hoàng Phi Khải dự đoán không sai, khi Hoàng Lữ Thư xuất chiêu thì cả nhà đồng biết đó là võ học họ Hoàng, chỉ một chiêu trong trận phát ra hai lần tiếng "ầm...ầm..." vang động long trời lở đất.
Từ xa, cả nhà ai cũng chứng kiến cảnh trời đất nổi cơn gió bụi mịt mù, tung bay mười phương, tám hướng, không biết Hoàng Lữ Thư có toàn thân không, trong bụi mịt mù của đất cát ấy, từ từ có một bóng người đi ra hiện rõ chính là Hoàng Lữ Thư, trên tay cầm lòng thòng một thân người trụi lũi tay chân, cả nhà ngạc nhiên, không biết đó là ai, bởi một lớp đất vàng bám vào mặt, không thấy máu chảy cũng lạ, ai có ngờ Hoàng Lữ Thư đã bế tất cả huyệt đạo, xem ra đây là cục thịt sống, đầu thì niểng qua một bên.
Tên phế nhân này xem ra rất khó coi, Hoàng Lữ Thư lấy một gàu nước lạnh tạt vào mặt, ai cũng "ồ" thành tiếng, thì ra Nguyễn Chí Tùng.
Sau khi đất cát bụi mù lắng xuống, không thấy cảnh xác địch thủ ngổn ngang, vì trước khi Hoàng Lữ Thư ra khỏi bụi mịt mù đã chôn dưới lòng đất cất tất cả ba mươi chín tử thi vào một huyệt tập thể. Cả nhà trải qua một buổi gian truân, bây giờ mới thực sự thở phào nhẹ nhõm, dứt nợ thù oán vu vơ.
Lý Đại Châu gọi Lý Yến Bồ :
― Hài nhi đưa Nguyễn Chí Tùng vào nghỉ tạm tại thư phòng nhé, sau đó hài nhi đi làm một ống thụt bằng cây tre già độ hai tấc đem về đây cho gia gia.
Lý Yến Bồ chấp tay vâng lời :
― Dạ gia gia, hài nhi tuân lệnh.
Lý Yến Bồ chào cả nhà, hẹn gặp lại chiều nay. Tình nghĩa huynh đệ mới gặp chưa kịp vui mừng phải tuân lệnh gia gia đi ngay, không cần phải hỏi lý do, phi thân lên lưng tuấn mã, lông bóng mượt, thân hình cao lớn, bộ yên cương vàng nhạc bạc.
Hoàng Phi Khải khen thầm:– Đúng là tráng sĩ họ Lý. Lý Đại Châu đã từng sáng chế ra ống thụt bằng tre, như một phương tiện tự sử dụng vào việc ăn cơm và uống nước của những người tàn phế hai tay, hai chân. Lúc này tất cả đã vào sảnh đường, Lý Đại Châu muốn nghe những mẫu chuyện đời sống thịnh suy gia đạo của Hoàng triệu phủ, ông hỏi :
― Gia đình mình lâu lắm mới đoàn tụ, vậy nay lão gia muốn biết đời sống gia đạo của Hoàng triệu phủ có khá hơn trước không? Hoàng Phi Chỉnh khoanh tay thưa :
― Thưa gia phụ, cả nhà cũng bình an cả, Khải nhi thì còn ở nhà, Thư nữ và Phi nhi thì đi ra ngoài thỉnh thoảng mới về nhà, tuy vậy mỗi ngày vẫn có liên lạc với nhau, lần này về thăm gia đình không chuẩn bị trước, chỉ thuận dịp là đi ngay. Chúng hài nhi ở xa nhà cho nên lúc nào cũng cầu nguyện nhạc phụ, cả gia đình quí đại huynh, đệ cùng các điệt nhi mạnh khoẻ, bình an.
Lý Đại Châu muốn hỏi về võ học của ba cháu ngoại. Hoàng Phi Chỉnh và Lý Phi Hồng thay nhau kể hết cho gia gia cùng cả nhà đồng nghe, ông rất hài lòng ba đứa cháu ngoại.
Lý Phi Bồ về đến nhà đưa ống thụt tre cho Lý Đại Châu, cũng là lúc chuẩn bị dùng cơm tối vui mừng đoàn tụ gia đình, Lý Đại Châu làm một phần cơm cho vào ống thụt tre, rồi đích thân lên lầu hướng dẫn Nguyễn Chí Tùng cách thức sử dụng ống thụt này để ăn cơm uống nước nói :
― Thưa đại huynh, mỗ tặng vật này để sử dụng vào việc ăn cơm, uống nước lúc đầu thấy khó nhưng vài ngày sau sẽ quen. Nguyễn Chí Tùng lòng hổ thẹn vô cùng. Ông tự trách thầm:– Tự mình gây nghiệp thì nay phải trả sòng phẳng, không trách được Lý Đại Châu, nhưng rất tiếc một điều là võ học đã bị con nhỏ họ Lý phế hết rồi, cho nên bây giờ muốn tự vẫn cũng không có cách nào mà thực hiện được, nay có sống cũng như chết, nào còn tham sống.
Nhưng bao tử bảo phải ăn, ông cũng tức cười cái ống thụt tre có chân kỳ diệu, hình dạng như một cái ống tre đựng nước, muốn ăn chỉ cần lấy miệng ấn xuống là cơm lòi ra.
Lý Đại Châu nói tiếp :
― Nguyễn huynh, đây là cơm đạm bạc, cả nhà tại hạ cũng dùng như vậy, hy vọng Nguyễn huynh hài lòng, tại hạ không biết dùng rượu lạt để thù tạc với Nguyễn huynh, xin tha thứ cho. Nguyễn Chí Tùng ăn thử thấy hợp khẩu vị lắm, khen thầm:–  Mình chỉ cần ăn cơm trắng thôi cũng đủ thấy khoái khẩu rồi nói:
― Đa tạ đại huynh cho mỗ bữa cơm có đạm bạc và lòng nhơn từ lớn.
Lý Đại Châu gật đầu rồi đi xuống sảnh đường. Ông hỏi Hoàng Phi Chỉnh:
― Hoàng triệu phủ về thăm nhà bao giờ mới trở lại Cửu Chân ? 
― Thưa nhạc phụ, mỗi lần đi là mỗi lần khó, vì vậy Nương tử hài nhi xin ở lại phụng dưỡng nhạc phụ nửa tháng, rồi sau đó đi thăm Tổ phụ Lạc Việt Vương.
Lý Phi Bồ, Lý Phi Hùng nghe Hoàng Chỉnh thưa như vậy rất là vui mừng. Tình huynh đệ muội của họ Lý từ ngày ra ở riêng gặp lại nhau rất ít, hôm nay ở đến nửa tháng thì tha hồ mà tâm sự, huynh đệ Ly Phi Bồ vốn rất thương mến Hoàng Phi Chỉnh, rồi nói :
― Hoàng muội tế, ở chơi một tháng hay nửa tháng cũng được đừng về gấp, Huynh đệ mình ít có dịp gặp nhau như thế này lắm, ở đây hàn huyên cho thỏa lòng rồi về không muộn, có nhiều việc luận bàn như võ học, đời sống, xã hội v.v... Hoàng Phi Bằng nghe gia bá Lý Phi Bồ nói vậy thì không an tâm, vì mỗi người có một hoàn cảnh riêng ở đây lâu quá thì khó cho mình, nên Hoàng Phi Bằng đề nghị :
― Thưa Ngoại tổ, quí gia bá, gia gia, mẫu thân. Phi nhi cùng tỷ tỷ tối mai phải về, mười lăm ngày sau sẽ trở lại đón gia gia mẫu thân cùng đại huynh đi thăm Hoàng Tổ đường, rồi sau đó trở lại đây một lần nữa mới về Cửu Chân, như vậy đúng một tháng. Cả nhà đồng ý đề nghị của Hoàng Phi Bằng, nhân tiện cháng hỏi Hoàng Phi Khải :
― Tiểu đệ cùng tỷ tỷ nhờ đại huynh ở đây hầu hạ ngoại tổ quí gia bá, gia gia, mẫu thân nhé ?
Hoàng Phi Khải lúc nào cũng thương em cho nên chìu ý là việc thường tình chàng xem như bổn phận, liền đáp :
― Ngu huynh lúc nào cũng lo lắng sức khoẻ của muội và đệ, ngu huynh ở gần gia đình đó là nhiệm vụ mà, miễn sao gia đình bình an là huynh đây vui lắm rồi, các muội đệ tự nhiên đi và đến.

Sáng hôm sau Hoàng Phi Bằng, Hoàng Lữ Thư cáo từ cả nhà, hẹn ngày tái ngộ. Cả hai phi thân lên hạc đi về Nam Khê Sơn. Trên đường về Hoàng Lữ Thư luận võ học với Hoàng Phi Bằng :
― Theo tỷ tỷ thấy, Khải đại huynh không am hiểu võ học, cho nên không luận gì cả, ví dụ những chiêu thức kiếm pháp họ Lý, họ Hoàng trong lúc tỷ đấu với dư đảng Nguyễn Chí Tùng.
Hoàng Phi Bằng nghĩ thầm:– Tỷ của mình không hiểu gì về ông hiền tài Hoàng Phi Khải rồi, đúng là tài nhân văn võ lưỡng toàn ở bên cạnh mà không biết, người văn võ tuyệt đỉnh rất khiêm tốn, chỉ xuất hiện đúng thời cần thiết, xử thế đúng theo phép, thân thể ngoài tịnh trong động khác hơn người, kiến thức nhãn lực của tỷ mình chưa đạt đến trình độ để hiểu đại huynh, cho nên chỉ thấy ngoại thể mà không thấy nội tâm.
Hoàng Phi Bằng cười nói :
― Thưa tỷ, đại huynh là một hình bóng quang âm đáng để tiểu đệ kính phục, có ba điều mà tiểu đệ không thể đem ra luận hết được, đó là văn, võ và hiếu.
Lữ Thư có ý chê :
― Đại huynh đúng là văn hay võ dốt, cũng là mẫu người tầm thường, tỷ cùng đệ thua đại huynh điểm hiếu mà thôi. Nàng nói tiếp:– Hiền đệ chỉ luận đúng về hiếu, còn võ học không đúng, ví dụ nếu hiền huynh võ học tuyệt luân như lời hiền đệ luận, thì tại sao không phá trận, may có tiểu đệ mới cứu được cả nhà ra khỏi vòng vây.
Hoàng Phi Bằng phải đem lòng chân tình để giải thích cho Lữ Thư biết :
― Thưa tỷ, đại huynh biết tất cả những chiêu số cũng như mật quyết, khi tỷ xuất kiếm pháp đại huynh còn đón trước tỷ sẽ sử dụng chiêu thức nào, trong khi ấy tỷ chỉ biết chiêu số mà không hiểu mật quyết, tiểu đệ ở ngoài trận nghe đại huynh luận về võ học của tỷ và dư đảng Nguyễn Chí Tùng, đại huynh còn biết tất cả chiêu số đó do tiểu đệ truyền cho tỷ, đại huynh còn nói:– Khi nào muội Lữ Thư tự mình công phu tìm trong võ học có những tinh túy thì mới có khả năng sáng tạo chiêu thức, trong văn tự có nhiều chữ nghĩa ẩn dụ của võ học, lúc bấy giờ muội Lữ Thư mới ngộ được chân nhưng không ngộ được trời vô tận võ pháp, còn hôm nay thì chưa có gì đáng luận.
Lữ Thư tuy tính bướng bỉnh nhưng rất nghe lời của Hoàng Phi Bằng, Lữ Thư xưa nay chỉ biết tiểu đệ Hoàng Phi Bằng là thần tượng, cũng là người em ruột mà nàng thương yêu nhất. Nàng không ngờ trong gia đình lại có nhân vật xuất chúng thứ hai, thế mà lâu nay cứ tưởng đại huynh Hoàng Phi Khải là công tử bột, nay mới tỏ tường nhờ Hoàng Phi Bằng mách nước.
Hoàng Lữu Thư ngơ ngác lên tiếng :
― Vậy à, thật không, thế mà tỷ chẳng hiểu gì về đại huynh cả, tỷ chỉ thấy đại huynh õng a, õng ẹo với gia gia, mẫu thân. Cả ngày chỉ biết đọc sách thánh hiền, nếu thực võ học của đại huynh như lời nói của tiểu đệ thì tỷ rất hài lòng có một đại huynh anh kiệt, tỷ vui mừng lắm.
Hoàng Phi Bằng giải thích thêm :
― Tỷ tỷ có biết không sở dĩ đại huynh õng a, õng ẹo là vì muốn gia gia, mẫu thân cả ngày sống vui, hạnh phúc. Cũng vì chữ hiếu mà đại huynh trở về với quá khứ của tuổi thơ, làm trò em bé tập đi, tập nói, tập cung kiếm, tập viết văn, như lúc lên ba lên bốn. Đó là chẳn qua hiền huynh mượn hình ảnh đẹp nhất, mà người mẹ lúc nào cũng muốn con mình luôn luôn có mặt bên cạnh, đó là hình ảnh mẹ con hạnh phúc nhất đời. Tỷ có biết không đại huynh hầu gia gia, mẫu thân tức là thay mặt cho tỷ cùng tiểu đệ mỗi lúc vắng nhà.
Lữ Thư cảm động càng thương đại huynh hơn, đôi mi lệ lăn tròn. Hoàng Phi Bằng chỉ về phía trước nói :
― Ở đằng xa kia có một nữ nhân đang đấu với hai mươi ba nam nhân.
Lữ Thư vội hỏi :
― Đằng kia là nơi nào sao tỷ không thấy ?
Hoàng Phi Bằng gợi ý :
― Tỷ cần phải công phu nhãn lực thì mới thấy xa được, thôi thì đến nơi tiểu đệ chỉ cho, nếu tỷ thích giang hồ thì ra tay nhé.
Hoàng Lữ Thư hỏi lại :
― Tại sao hiền đệ thấy mà không cứu người lại nhờ đến tỷ.
Hoàng Phi Bằng không giấu diếm xa tình nhân nữ :
― Ở phía trước là một thiếu nữ độ mười bảy, mười sáu canh, tiểu đệ không thể nào va vào được vì sợ sau này khó tránh liên lụy.
Hoàng Lữ Thư tò mò hỏi :
― Tạo sao lại sợ ?
― Thưa tỷ sau này sẽ biết, thiếu nữ này đã đến đường cùng kiệt sức, nội lực đã tàn nguy hiểm quá, địch thủ tấn công không chừa lối sống, nếu tiểu đệ xuống cứu nữ nhân thì đương nhiêu phải đụng chạm vào thân người, như vậy chẳng phải là "Nam nữ thọ thọ bất thân" hay sao, thế mới nhờ đến tỷ, còn nữa nữ nhân đang dụng võ học "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" cũng khá lắm, nhưng không biết đệ tử của nhân vật nào trong Cần Lĩnh Nam ?
Hoàng Lữ Thư trách :
― Tỷ tỷ không ngờ làm trai như tiểu đệ lại nhút nhát mỗi khi gặp nữ giới, thảo nào trong động Nam Khê Sơn, nam thịnh nữ suy.
Lúc này đại hạc bay về hướng động Nam Khê Sơn, đã vào địa phận huyện Bình Khang, Lữ Thư mới thấy trong ngoài trận chiến có những lốm đốm, lờ mờ. Hoàng Phi Bằng nghe tiếng kiếm, tiếng người đôi bên đối thoại hỏi :
― Thưa tỷ đã thấy chưa, có nghe tiếng kiếm cùng lời đối đáp không ?
Lữ Thư trả lời :
― Tỷ thấy được lốm đốm, lờ mờ không thấy rõ, cũng không nghe gì cả .
Lần đầu tiên Hoàng Lữ Thư đi bằng đại hạc bay trên lưng trời nắng và tốc độ gió mạnh "vù vù", trên mặt có những vết nám màu xám. Lữ Thư suy nghĩ:– Những gì Bằng đệ hỏi mình mà nghe được cũng đã khá lắm rồi !  Lần đầu tiên mình mới biết nhãn-nhĩ lực của hiền đệ quả là thượng thừa, ước gì mai sau mình cũng như hiền đệ. Suy nghĩ Lữ Thư chưa trọn vẹn, bỗng nghe Hoàng Phi Bằng hối thúc :
― Hạc đã bay đến nơi rồi, bây giờ đến cổ thụ đậu, còn tỷ phi thân xuống cứu người nhanh lên.
Tự dưng tình thế thay đổi, trong ngoài trận đều đồng thấy từ trên trời bay xuống một nữ hiệp tựa lưng che chở cho nữ nhân khốn cùng.
Lúc này Hương Trí Túc tự nhủ:– Đã có ân công xuất hiện, như thể hai chân đã rút ra khỏi cửa Diêm vương, ta an lòng chưa chết được trở về trong cõi sống, ta hy vọng tử thần sẽ đi thật xa không còn ghi họ tên Triệu Hương Trí Túc và sổ Diêm vương.
Hiện thời nội lực của Hương Trí Túc đã cạn, hai ngày không ăn uống, không ngủ. Phần địch thủ chia làm hai tốp đấu với một, tốp này đấu thì tốp kia nghỉ ngơi, cứ thế thì Hương Trí Túc cũng phải đến lúc như tim đèn hết dầu. Lữ Thư xuất hiện cùng lúc Hương Trí Túc đã chống đầu kiếm xuống đất, hai chân quỳ trước kiếm giữ thăng bằng thân thể, nếu lỡ để bị xiêu ngã xuống đất là không còn cơ hội đứng dậy, đôi mắt nhắm lại định thần để nhận rõ biến động bốn hướng.
Người đứng trước tử thần lúc nào cũng tỉnh táo, sáng suốt hơn ngày bình thường, Hương Trí Túc lắng tai nghe từng câu đối thoại giữa địch thủ và vị ân công, trong lòng bình an biết mình còn sống, nàng cũng biết vị ân công này là nữ giới có lòng hiệp nghĩa, cũng có ý không làm khó bọn trưởng binh huyện này, nhưng chúng họ không muốn sống.
Hương Trí Túc muốn nói thành lời đa tạ ân công, mà miệng nói không ra tiếng, lòng nghĩ:– Xin ân công ghi nhớ lời này. Trên đầu lưỡi kiếm không nhuộm máu của mình, cho nên phải nhuộm máu của người khác, có thế trong thiên hạ mới gọi là giang hồ, xin ân công xuất chiêu trừ bọn chúng.
Hương Trí Túc bỗng nghe một tiếng xẹt như búa thiên lôi giáng xuống, tức thì hai mươi ba thủ cấp đi về cõi âm.
Hương Trí Túc còn biết được có một luồng gió dược liệu bay qua sau lưng, giải huyệt đạo, nàng vội mở mắt ra người ấy đã biến mất, chỉ thấy rõ hai viên thuốc trên mu bàn tay từ từ tan hòa vào da, nàng cảm nhận nội lực hường được phân nửa, trong suy nghĩ của nàng:– Vậy là có đến hai ân công một vô hình, một hiện hữu.
Cuộc chiến đã tàn, nàng an lòng nở một nụ cười đôn hậu, hai tay buông kiếm ra cho thân thể thả nhẹ xuống thảm cỏ xanh, nằm thở đều và nhẹ như cánh chim Hỷ Tước đang bay trên lưng trời xanh.
Lữ Thư vội phi thân đứng vào trung tâm vòng trận chấp hai tay nói :
― Kính thưa quí các hạ, sự cớ như thế nào mà hai mươi ba người bao vây đánh một nữ nhân ?
Đầu đảng không cần phải trái tự khí tính thô bạo nói :
― Mi là ai mà dám tham dự vào việc của giang hồ ?
Hoàng Lữ Thư chống hai tay nói :
― Bổn cô nương đi ngang qua đây vô tình thấy nam hiếp nữ thì vào xem cho biết, chớ nào có dám tham dự cõi giang hồ này đ âu .
Đầu đảng đưa tay chỉ vào mặt Lữ Thư nói :
― Mỗ dám đứng trước mặt cô nương tức là có ý cản trở đao thần rồi, hãy lui ra đừng để xác thối làm bẩn đao của mỗ.
Lữ Thư "hừ" một tiếng nói :
― Đao thần như thảo khấu, hai mươi ba người tỷ đấu với một nữ nhi yếu đuối, thế mà không biết thẹn ư ?
Tên đầu đảng phồng má trợn mắt nói :
― Nữ tiện tỳ dám nói mỗ là thảo khấu à, tốt lắm mỗ cho mi biết danh để tránh xa nơi này nhé. Mỗ chính là trưởng binh huyện Bình Khang, họ Mai tên Vũ Trung đang thi hành Vương pháp. Chúng bay hãy bắt con tiện tỳ này để làm nô lệ cho mỗ .
Lữ Thư cười gằn nói :
― Thế à, lệnh Vương pháp có điều khoản này hay sao. Lý do nào bổn cô nương lại không biết, hay là lệnh miệng của trưởng binh huyện, nếu thực vậy thì xin trưởng binh bắt tại hạ về làm nô lệ đi, tha cho nữ nhân này nhé ?
Mai Vũ Trung hậm hực nói lến tiếng :
― Mặt mi xấu xí, mỗ tởm lắm, nô lệ cũng phải có một ít nhan sắc chứ, như ma thì làm thể nào được !
Lữ Thư cất tiếng cười nói với trưởng binh huyện :
― Thế thì bộ mặt của trưởng binh huyện như thiên lôi có ai chê đâu, thực ra mi là kẻ tà dị phải không ?
Mai Vũ Trung nghe lời nói nữ nhân tay muốn xuất chiêu. Lữ Thư oai phong tay chỉ vào mặt Mai Vũ Trung nói :
― Bổn cô nương xin trưởng binh huyện lui binh, nếu bằng không thì đừng trách.
Mai Vũ Trung sống trong hùng hổ đã lâu, ỷ lại có ít võ xem thường Lạc dân, y chưa từng gặp phải đối kháng nào đáng để lòng, cho nên hôm nay nét mặt khó coi lộ diện độc ác nói :
― Lại thêm một nữ tỳ nữa rồi, bay đâu lấy xác con nhỏ này làm đèn cho mỗ, rồi bắt con nhỏ kia sau chưa muộn màn.
Lữ Thư bình tĩnh trước hung thủ, trong loáng mắt nàng nhẹ nhàng bước về phía trước, vòng tay hỏi :
― Như thế là nhà ngươi quyết định giết chết bổn cô nương ư. Khó lắm quí các hạ ơi, đang đứng chết trong mơ mộng mà chưa biết ư, tuy rằng quan phủ ở xa thua đám lộng hành ở gần. Nhưng bổn cô nương không thể nào nới tay được nữa hãy để kiếm đao xuống mà lấy đức cho vợ con, bằng không đừnng trách bổn cô nương nặng tay, nàng cười "hà hả".
Mai Vũ Trung vừa nói vừa xuất chiêu rất nhanh :
― Nào xuất chiêu "đường phong kiếm" trong "Phong Tâm Kiếm" tấn công.
Lữ Thư thấy chiêu số rời rạc là đã biết, một lũ võ học lượm của rơi, chiêu số không đâu vào đâu, đúng là kiếm vô tích khả tâm, không ra môn phái nào cả, tuy vậy nhờ kinh qua biết bảo vệ thân mà có ít kinh nghiệm, từ đó dung hòa với chiêu thức mới thắng kẻ khác, nay gặp phải Hương Trí Túc dù sao cũng là danh môn chánh phái, nhờ thế mà tên họ Mai không hạ được một nữ hiệp khách trẻ mới ra lò.
Lúc này Lữ Thư lấy quyết định cho cả lũ họ Mai đi vào phủ Diêm vương mò tôm, nếu để cả lũ sống thì khác nào làm thối dân giang, mình nhân từ như gọi kẻ thù diệt Lạc dân.
Nàng xuất kiếm chuyển chiêu bán nguyệt thập thức "Địa lôi phục" và một quyền đấm mạnh. Sấm cực khí dương trên đầu kiếm sáng lên, tất cả hai mươi ba thủ cấp từ từ rơi xuống đất.
Lữ Thư rội chạy lại đỡ nữ nhân dậy, rồi gọi :
― Muội muội hãy tĩnh dậy đi, tỷ đã diệt trừ hết bọn trưởng binh huyện rồi, muội hãy đi cùng tỷ rời khỏi nơi này, không nên nằm ở đây lâu.
Hương Trí Túc đã hồi sức, nhưng trong người vẫn còn yếu nội lực, lại vừa đói, cần nghỉ ngơi nhiều ngày mới hoàn toàn bình phục, nhân lúc này nàng có ý nhắm mắt để biết ân công thứ hai là ai.
Lữ Thư vội gọi Hoàng Phi Bằng :
― Tiểu đệ xuống đây cùng tỷ tỷ tìm kế đưa nữ thiếu hiệp này đi nơi khác.
Hoàng Phi Bằng dụng nhĩ ngữ truyền âm :
― Tỷ tỷ à, nữ hiệp ấy đã qua khỏi tử thần rồi, tiểu đệ đã giải huyệt, còn cho thuốc điều thương nội lực chỉ cần tịnh dưỡng vài ngày là trở lại bình thường.
Lữ Thư chưa luyện tập thuật chuyền nhĩ âm, cho nên nghe mà nói không đươc vì vậy nàng tức quá gọi lớn :
― Tiểu đệ à, làm thế nào tỷ tỷ phải đem nữ hiệp này đi đâu bây giờ ?
Hoàng Phi Bằng nói lại :
― Tỷ tỷ cõng nữ hiệp ấy đem về động Nam Khê Sơn.
Lữ Thư biết em mình rụt rè trước nữ giới không chịu ra mặt, gọi tiếp :
― Từ đây về đó xa lắm tỷ tỷ làm sao mà kham cho nổi.
Hoàng Phi Bằng cười trả lời :
― Tỷ tỷ đã nhận cứu người thì không còn ngại khó, từ đây về động chỉ một buổi đường, điều kiện là nữ hiệp ấy phải có cái gì đó bỏ vào bao tử chứ, bằng không phải mất ba ngày đường.
Lữ Thư nóng lòng gọi tiếp :
― Vậy lấy thứ gì để cho nữ hiệp ăn, vừa nói đến đây thì trực nhớ cái túi trên lưng hạc còn đến bốn cái bánh đậu của mẫu thân cho, nàng phi thân "vèo vèo" mất hút, lên cổ thụ lấy bánh và nước đem xuống không đầy tam khắc, nàng cho nữ hiệp ăn từ từ từng miếng một.
Hương Trí Túc chỉ nghe ân công gọi người tiểu đệ mấy lần, mà không nghe người trả lời, biết rằng đây là cuộc đàm thoại thì phải nghe cả hai phía chứ ?
Đằng này chỉ nghe được một phía, thế mà ân công hiểu được đó mới là kỳ diệu. Nàng được ăn bánh, uống nước xem như đã khoẻ nhiều, những cái bánh này không khác nào quả đào tiên, hai ngày đói khát nay được ăn uống như của trời ban bố, còn giá trị hơn cả "Một miếng khi đói, bằng một gói khi no" nàng âm thầm hứa :– Sau này về Hoàng cung sẽ tâu lên gia gia xin ban ân cho nhị vị ân công, nhân dịp đó mình chọn nữ ân công này làm sư phụ.
Tiếp theo Hoàng Phi Bằng thảy một bao lương khô đến chỗ Lữ Thư nói :
― Tỷ tỷ cùng nữ hiệp lấy lương thực khô này để dùng trên đường đi, tiểu đệ về trước báo tin cho huynh đệ biết để đón tiếp, trên đường đi tỷ tỷ tìm hiểu gia thế, nếu thấy khác lạ thì cho tịnh dưỡng mười ngày sau đó tạm biệt không ai nợ ai. Tỷ tỷ nhớ trước khi vào động phải bịt mặt nữ hiệp nhé, tiểu đệ về trước đây.
Lữ Thư vội hỏi :
― Bây giờ đi lối nào cho nhanh.
Hoàng Phi Bằng hối Lữ Thư :
― Tỷ tỷ đã đến lúc lên đường rồi đó, cứ đi theo đường trắng phía trước do đại hạc của tỷ tỷ dẫn đường, tiểu đệ đã đi quá xa rồi.
Lữ Thư hiểu ý của Hoàng Phi Bằng từ xa vọng lại, nàng nghĩ thầm:– Quả là người đời có nói "Đi một quãng đàng, học một sàng khôn" tuy mình là tỷ của Phi Bằng đệ mà trí tuệ lại kém, mình chỉ có dũng mà không có mưu, mình học ở Phi Bằng đệ nhiều lắm, cũng may có dịp như thế này mới biết được trí dũng của Phi Bằng đệ.
Lữ Thư hỏi danh tánh Hương Trí Túc :
― Muội có thể cho tỷ biết danh tánh để tiện xưng hô được không ?
Hương Trí Túc không ngại giới thiệu với ân công:
― Thưa tỷ được ạ, muội họ Triệu tên Hương Trí Túc, năm nay đúng mười sáu canh hơn năm tháng.
Lữ Thư cũng tự giới thiệu :
― Tỷ họ Hoàng tên Lữ Thư năm nay mười tám canh.
Hương Trí Túc miệng ấp úng muốn nói trong suy nghĩ mà không dám, vì còn e dè. Lữ Thư hiểu ý hỏi :
― Muội muốn nói việc gì cứ nói không sao đâu, tất cả đồng tin nhau mà.
Hương Trí Túc hỏi tự nhiên :
― Thưa tỷ, đã cho phép thì muội hỏi, thưa tỷ người tiểu đệ danh tánh là chi vậy ?
Lữu Thư không thể nào cho Hương Trí Túc biết về Hoàng Phi Bắng, đành phải đáp :
― Đó là tiểu đệ kết nghĩa. Lữ Thư hỏi tiếp:– Như vậy muội có liên hệ gì với Vũ Đế không ?
Hương Trí Túc trả lời nước đôi :
― Thưa tỷ, Triệu Vũ Đế là người mà tiểu muội kính trọng nhất, cũng như Tiên tổ Hoàng quân sư, cả hai tuy tuổi tác hơn kén đến ba giáp mà một lòng xây dựng Nam Việt thái bình, muôn dân hạnh phúc, có lẽ tỷ tỷ cũng không xa thì gần với Hoàng tiên tổ ?
Lữ Thư khen thầm:– Hương Trí Túc quả là có kiến thức không phải nữ nhi bình thường, mình phải trả lời như thế nào đừng để lộ họ Hoàng thì mới ổn :
― Muội à, nếu như họ Triệu của muội, họ Hoàng của tỷ thì hay biết mấy, thực thế Hương Trí Túc đã biết Hoàng Lữ Thư là muội của Hoàng Phi Khải và tỷ của Hoàng Phi Bằng nhưng không biết người vô hình là ai, tuy cả hai thiếu nữ không muốn lộ thân thế của mình, nhưng cũng hiểu ít nhiều có liên hệ.
Lữ Thư nghĩ còn nhiều thời gian để biết về Hương Trí Túc nói :
― Bây giờ tỷ cặp bên hông của muội nhé để đi cho nhanh, nàng vừa nhún mình đã phi thân lên trên ngọn cây đi luôn, khi gặp thị trấn thì cứ trên mái nhà mà phi thân tới, đến trưa hai người dừng chân lại ăn bánh uống nước chỉ hỏi vài câu thăm sức khoẻ, rồi tiếp tục lên đường, đến chiều thì thấy Nam Khê Sơn hiện ra.
Lữ Thư nói :
― Muội để tỷ dùng khăn bịt mặt lại trước khi đến nhà. Hưng Trí Túc đồng ý, không hỏi lý do vì nàng tin ân công họ Hoàng.
Trước khi Hoàng Phi Bằng xuống động cho đại hạc bay qua đỉnh Nam Khê Sơn, chàng thấy một hiện tượng lạ, những cổ thụ trên đỉnh không gió mà cành lắc lư, đưa qua, đưa lại như có một nội lực tuyệt học phi thường nào đó đang làm rung động cả đỉnh núi. Cánh đại hạc cũng bị xiên qua một bên vì sức hút của gió, Hoàng Phi Bằng rời đại hạc phi thân xuống đỉnh núi mới rõ, chính là miệng động ăn thông đến động dưới, thảo nào trong động có luồng gió chướng âm hàn quanh năm.
Hoàng Phi Bằng về động lập tức báo tin có người lạ đến để huynh đệ chuẩn bị đề phòng.
Hương Trí Túc vào động thấy toàn là những người tuổi trẻ, có những khuôn mặt giống nhau như đúc. Nàng ngạc nhiên, đó là nguyên nhân làm cho Hương Trí Túc phải quan tâm, khó nhọc lắm mới phân biệt từng khuôn mặt, tướng diện mạo hầu không để nhầm lẫn khi giao thiệp, ví dụ khuôn mặt bộ thứ nhất có Chu Thông, Chu Thiện, Chu Hào, khuôn mặt bộ thứ nhì có Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp, thứ ba có Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu, Đào Phụng Anh Tuấn, riêng Đào Trần Mẫn Trâm là nữ giới nhỏ nhất nhận diện rất dễ dàng nhận diện.
Còn lại những khuôn mặt bình thường nhưng không biết ai là Hoàng Phi Bằng vì tất cả cùng hao tuổi, như Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Trịnh Đình Thông, Xuân Giao, Đinh Anh Thi, Độ Thiếu, Trần Kiều Oanh, Hoàng Lữ Thư, Lệ Thanh xem như không lầm lẫn.
Trong động tổng cộng có thập bát tú ra đón chào Lữ Thư cùng Hương Trí Túc, tất cả đều mừng rỡ xem nhau như là bạn tri kỷ lâu năm hội ngộ, không khí náo nhiệt làm cho Hương Trí Túc quên đi những tháng giang hồ khổ cực cũng vì mục đích đi tìm sư tổ Hoàng Phi Bằng, tuy nay sức yếu, bào phục tả tơi, gia sản không một hào dính túi, lòng cảm thấy tình người lớn rộng trong một thế gian hoàn toàn mới.
Lữ Thư hỏi thăm sức khoẻ đệ muội của mình rồi bảo :
― Đệ muội nào rảnh đi lo chỗ nghỉ ngơi và dưỡng bệnh cho muội Hương Trí Túc.
Trịnh Trường mau mắn lên tiếng :
― Thưa tỷ tỷ tiểu đệ nhận lo tất mọi việc.
Mỗi khi trong động có người mới đến hay là bị bệnh cũng do tay Trịnh Trường điều động chia nhau làm việc, kẻ xem mạch hốt thuốc, người đi nấu cháo, lo y phục, chỉ trong vòng ba khắc sau là hoàn tất mọi việc ăn ở, riêng Lữ Thư dẫn Hương Trí Túc đến hồ tắm tẩy trần, thay xiêm y.
Hoàng Phi Bằng phi thân vào phía trong ngồn suối tìm luồng gió âm hàn. Không sai phía trong suối có một động rất rộng lớn hơn năm lần động dưới, trung tâm động có rất nhiều xương thú rừng đã mục rã.
Hoàng Phi Bằng muốn biết chiều cao của động, chàng phi thân từ trung tâm lên đỉnh ước tính được hơn phân nửa của Đông động Lạc Việt, chàng tính toán ngay phương pháp chận luồng gió sinh chướng, cũng có thể sử dụng được động này làm nơi trú ẩn hay lưu trữ lương thảo v.v...
Hoàng Phi Bằng ra khỏi nguồn suối, xuống động cho huynh đệ biết :
― Quí huynh tỷ đệ đừng sợ khi có tiếng nổ trong nguồn suối, cũng đừng ngạc nhiên khi có một giòng suối thứ hai chảy vào động.
Hoàng Phi Bằng trở lại động trên xem thế nguồn suối, lấy quyết định nhân tạo, sắp đặt lại cái thiên tạo ra cho phù hợp với ngồn nước thiên nhiên.
Chàng xuất "Đại hồng quyền" trong "Công Quyền Lĩnh Nam", nổ liên tiếp hai tiếng "ầm...ầm..." giòng suối chảy vào nơi nổ trở thành một nhánh suối nhân tạo thứ hai, dĩ nhiên trong động không còn gió chướng, trở thành ấm áp, nhờ nhánh suối mới che chắn âm hàn lại. Chàng phi thân lên đỉnh núi thấy tất cả cây cổ thụ hết rung chuyển. Chàng đừng ngắm cảnh suối nhân tạo chảy tự nhiên bung hoa nước rất đẹp. Từ đây động Nam Khê Sơn có hai tên gọi là động dưới, động trên, đặc biệt động trên kiểm soát toàn bộ sinh hoạt của động dưới, trái lại động dưới không thấy sinh hoạt động trên.
Lữ Thư được huynh đệ cho biết nguyên nhân trong động ấm áp, không còn gió chướng. Thập bát tú được lệnh chuẩn bị chuyễn lên động trên cư ngụ.
Hương Trí Túc ở trong động được bốn ngày, thường xuyên tiếp xúc thân mật với Lữ Thư. Lữ Thư là phận nữ giới cho nên muốn biết cá tính của Hương Trí Túc yêu thích những gì, còn Hương Trí Túc đương nhiên không thể trả lời những gì thuộc về nàng.
Lữ Thư gợi ý :
― Muội có mạo tướng quí nhân, thường để ý những nhạc cụ, tranh họa, binh khí ở trong động, như vậy muội đã sử dụng được những thứ này không ?
Hương Trí Túc thấy câu hỏi này có nhiều ẩn ý, một là tìm gia thế, hai là vô tư vì nghệ thuật, cũng cảm thấy ân công không có ẩn ý gì, trả lời :
― Thưa tỷ, muội sử dụng được thư pháp, họa, kìm, tiêu.
Lữ Thư hỏi tiếp :
― Còn võ học thì muội chuyên những gì ?
Hương Trí Túc không ngại trả lời :
― Thưa tỷ, hiện nay muội chỉ biết hai pho kiếm để bảo vệ thân là "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" riêng nội công thì mới luyện tập.
Hoàng Phi Bằng đang ngồi đối diện Hương Trí Túc, đã biết mối liên hệ của Hương Trí Túc đối với gia đình, do Hoàng Phi Khải đưa tin. Chàng cũng biết hai pho kiếm do Lữ Trường Gia và Hoàng Quốc Kỳ truyền thụ cho Hương Trí Túc.
Hoàng Phi Bằng định chắc Hương Trí Túc chính là công chúa, riêng nội công cũng khá nhờ đại huynh Hoàng Phi Khải truyền thụ cho. Công chúa có liên hệ mật thiết với Khải đại huynh, còn Hoàng Lữ Thư thì chưa biết rõ thân thế của Hương Trí Túc.
Lữ Thư hỏi dồn dập :
― Hai pho kiếm cùng nội công do sư phụ nào truyền thụ ?
Hương Túc không biết phải trả lời như thế nào, trước khi học hai pho kiếm này, Lữ Trường Gia cùng Hoàng Quốc Kỳ có bảo đừng nói tên hai người, còn dặn dò "Nếu ai hỏi hai pho kiếm do ai truyền thụ thì trả lời rằng. Ngày nay hai phổ kiếm đã truyền ra khắp thiên hạ, ai cũng biết, nhà nào cũng có, ai cũng tự luyện tập được" nhưng ngại thay mình đang đứng trước người võ học thượng thừa, thử hỏi làm sao mà tự dối lòng với họ được, cũng tức là mình trái với lương tâm, nếu nói thực thì hoàn cảnh đưa mình đi về đâu, thôi thì lòng đành nói thực :
― Thưa tỷ, muội được hai vị sư phụ Hoàng Quốc Kỳ, Lữ Trường Gia truyền thụ võ học cùng nội công. Sau đó muội mới biết hai vị Hoàng Quốc Kỳ, Lữ Trường Gia là đệ tử của sư tổ Hoàng Phi Bằng, từ đó muội đi khắp nơi tìm sư tổ Hoàng Phi Bằng, đã trải qua trên ba mươi trận chiến, tưởng đâu mất mạng, mãi đên nay đã ngót gần hai năm mà tăm hơi vẫn biệt tăm, không tìm được dấu vết của sư tổ.
Muội tự đi tìm Cần Lĩnh Nam, cũng như trong giới giang hồ hỏi ra không ai biết sư tổ ở đâu, trong giới giang hồ nghe tiếng mà không biết người, có nhiều lần muội thấy sư tổ, thế mà không được dịp yết kiến, năm ngoái muội đến Cửu Chân thăm gia gia của sư tổ thì bị hai gả hành khất lắc túi, mất hết ngân kim, thế là một trận đao kiếm một đánh mười, muội lấy lại được túi ngân kim nhưng lại bị thương trầm trọng. Lúc ấy có một đại hiệp phi thân vào cứu muội đem về nhà nhờ gia gia, mẫu thân chữa trị, sau khi tĩnh lại muội xem bà ấy như mẫu thân, muội kể hết câu chuyện thời gian trôi qua.
Tình cờ bị tai nạn lại gặp được gia đình sư tổ, mới biết gia gia, mẫu thân và người cứu muội là đại huynh Hoàng Phi Khải, có hai người em tên Lữ Thư, Hoàng Phi Bằng.
Muội được gia gia, mẫu thân cùng đại huynh chiếu cố, luyện tập bổ túc hai pho kiếm pháp, còn nội công thì đại huynh bổ túc cho muội. Còn nữa, muội may mắn được đại huynh Hoàng Phi Khải hướng dẫn cách thức chọn sách để đọc, cách thức ghi chú thư pháp cũng như binh pháp và lịch sử. Những ngày ở Cửu Chân rất là an lạc và hạnh phúc, đôi lúc vào thư phòng cùng với đại huynh luận bàn nhiều vấn đề hiện tại, tương lai của Nam Việt rất là lý thú, những ngày đó như pho kinh kỷ niệm khó quên.
Huỳnh Tâm
Kho Tàng Việt Vương, tất cả 10 chương.
Đọc tiếp chương 10.
Nước Non Bờ Cõi Một Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét