Kho Tàng Việt Vương - Chương Bốn ( Huỳnh Tâm )


Quê Hương Nắng Đẹp Trải Đồng Xanh

Đêm khuya khoắt Hoàng Hạc ngủ tự bao giờ không hay biết, sáng sớm thức dậy thoải mái nhờ không khí trong lành, ông ra sảnh đường thì thấy trên bàn đã có một bộ kỷ trà chung thanh ngọc, bình trà đang bốc khói từ xa phảng phất mùi thơm Trúc Thanh rất dịu, một khay khác cũng bằng thanh ngọc rất mỏng manh, chén bằng thúy ngọc, trên khay áng chừng mươi bánh bao nóng hổi, đũa bằng bạch ngọc hồ, bát đĩa mỏng như vỏ trứng gà, nếu đụng nhẹ vào sẽ vang lên tiếng ngân của cái chuông lật ngửa và một bồn nước rửa tay cũng thúy ngọc hồ, phần trên bồn có hai chiếc khăn màu trắng.

Buổi điểm tâm thịnh soạn quả là Hoàng Đế cũng không bằng, ông suy nghĩ ở dãy núi Thất Long trùng trùng, điệp điệp mà có bánh bao cũng lạ.
Vừa lúc Hoàng Phi Bằng đi vào thưa :
― Thưa nội tổ, kính mời nội tổ dùng điểm tâm. Nội tổ và hài nhi cùng dùng hết phần bánh này.
Hoàng Hạc suy nghĩ:– Từ ngày đại hội Phiên Ngung thành, nay gặp lại Hoàng Phi Bằng thấy toàn là những sự ngạc nhiên bất ngờ như một giấc mộng đêm xuân tuyệt đẹp.
Những lời Hoàng Phi Bằng là sự thực trong cái có hay cũng không thể biết trước được mỗi việc gì của Hoàng Phi Bằng hành động, tuy nhiên vẫn tự tin trong buổi điểm tâm sáng nay, ta đã thấy được những vật dụng toàn là bằng ngọc để chứng minh con người hiện thực của Phi Bằng nhi.
Hoàng Hạc thoáng nhìn Hoàng Phi Bằng, rồi hỏi :
― Hiền nhi, nội tổ đã quyết định nhận trách nhiệm và thực hiện nguyện vọng của Phi Bằng nhi.
Hoàng Phi Bằng vui mừng nhếch mép nở một nụ cười thưa :
― Điệt nhi đa tạ nội tổ, xin nội tổ chuẩn bị khấn vái tạ ơn, trước khi bước vào kho tàng Bách Việt.
Hoàng Hoạc suy nghĩ liên miên:– Phi Bằng tuy còn nhỏ mà lòng nghĩa khí nhất thuần, trời phú cho cá tính khoan hòa, bao dung, thực thà, chân chất và thông minh cho nên lòng người không duy quyền, duy danh, duy lợi, biết phân định người chơn kẻ giả, như mấy tháng trước đã trừ khử được tám mươi bốn loạn thần, sau đó Nam Việt Vũ Đế ban ân sủng cho Hoàng Phi Bằng, thế mà nó cũng từ chối không nhận một phẩm quyền nào cả, luôn cả việc sử lý thúc phụ của nó là Hoàng Phi Cương cũng theo phép chuyện nhà, việc nước phân minh đúng là phong cao lượng tiết.
Hiện thời Hoàng Phi Bằng có cả một kho tàng vô tận cũng không lấy đó làm hưởng thụ, nó dâng hiến kho tàng này cũng vì Bách Việt.


Hôm nay trước khi lên kho tàng Hoàng Phi Bằng đóng cửa Đông động lại và cõng nội tổ phi thân lên kho tàng.
Hoàng Hạc đến nơi liền hành lễ khấn vái :
― Tại hạ họ Hoàng tên Hạc, con dân Bách Việt tôn tộc Lạc Việt tiên tổ Quế Lâm, hứa với tổ tiên cùng thiêng liêng chứng giám lòng chung thủy bảo mật kho tàng Bách Việt, sử dụng vì sơn hà xã tắc, không riêng tư một hạt bụi nào của kho tàng này, nếu có lòng hai thì đấng trời cao, thiêng liêng đứng chứng đọa đày cả họ Hoàng tại hạ đời đời, kiếp kiếp không có một hạt ngũ cốc nào để ăn.
Hoàng Phi Bằng nghe nội tổ lòng nhân đức chơn thực, chàng suy nghĩ:– Đúng là bậc hiền tài trọng nhân phẩm nuôi chí khí để sinh tồn Bách Việt, nhưng nội tổ có lời thề độc quá.
Hoàng Phi Bằng mở cửa kho tàng hai ông cháu vào trong, rồi đóng cửa lại, khi Hoàng Hạc vào kho tàng thấy ngọc ngà châu báu, ngân kim, quả thực là một kho tàng vô tận, ông không ngờ Hoàng Phi được tổ tiên Bách Việt giao phó quản lý kho tàng này.
Hoàng Hạc thấy Phi Bằng mà trong lòng cũng tự hào thầm:– Họ Hoàng xuất hiện được một kỳ tài, tự nhiên ông rơi lệ, quỳ xuống bái Phi Bằng, diễn ra bất ngờ.
Hoàng Phi Bằng la lên :
― Nội tổ làm gì vậy ?
Hoàng Phi Bằng phản ứng kịp lúc tránh ra một bên, rồi đỡ Hoàng Hạc đứng lên nói :
― Thưa nội tổ, điệt nhi không nhận đâu .
Hoàng Hạc hai mắt sáng ngời, ngừng lại giây lát rồi nói :
― Phi Bằng hài nhi, xin nhận ba bái bồi ân của nội tổ.
― Hài nhi xin nội tổ từ đây về sau đừng làm như thế nữa, hài nhi tối sầm mặt mày cả rồi đó.
Chàng khóc "hu...hu..." Hoàng Hạc biết ý cháu mình liền vấn ân :
― Nội tổ làm như vậy là thay mặt cho tổ tiên, anh hùng Bách Việt Lĩnh Nam, chứ nội tổ không vì hài nhi đâu. Nay hài nhi chính là chủ kho tàng này, có lòng dâng hiến cho Bách Việt, mà thân danh bất lộ, điều này nội tổ cảm kích lắm, vừa rồi nội tổ thể hiện tự đáy lòng thay mặt xã tắc đó mà.
Hoàng Phi Bằng đứng ngẩn người ra miệng lẩm bẩm hình như muốn thổ lộ tâm sự nói :
― Nội tổ à, đời người làm việc tốt thì lòng người trong sáng, tinh thần thoải mái, không vương vấn buồn phiền, lúc nào hài nhi cũng cung kính nội tổ. Những ngày tháng hài nhi ở bên nội tổ xem như đã học gần hết kho kinh sống của nội tổ, nếu không có nội tổ thì không có Phi Bằng nhi ngày nay.
Chính nội tổ cũng đã đem hết tài sản của mình để trợ khó cho tha nhân, xem thân phận địa vị chỉ là cái áo của con người, nhơn sinh khổ đoản, yêu thương không kịp thì nào hại ai ! Tinh thần đó hỏi đời này có mấy ai làm được, cuối cõi đời rồi ai cũng phải vĩnh biệt thế gian, nói chung đời này có vật gì để đem theo được đâu, có chăng chỉ đem theo được cái tình người. Bây giờ điệt nhi mới hiểu, người xưa nói "Những ngôi sao trên trời là giọt nước mắt của cha mẹ".
Hoàng Hạc vui mừng, cảm động khẽ nói :
― Những kinh thư nào chép lời uyên thâm đó để cho Phi Bằng nhị học vậy ?
― Thưa nội tổ, điệt nhi học được ba bộ kinh thư sống. Thứ nhất là Binh pháp của nội tổ, thứ hai Thư pháp của gia gia, thứ ba là bộ gia tộc của mẫu thân.
Còn ở động này hài nhi đọc được những bộ thư pháp, như Tri tư đạt lễ, Châu dịch, Bách vụ kinh, Hoa thư, Binh pháp, Nông canh, Tan hôn tương tớ, y dược, Chim bốc, Chim thiết giả, Thiên tượng địa trắc. Còn Binh pháp chẳng qua là bổ túc vào căn bản đã có. Nhân dịp này mời nội tổ đọc qua hai bộ sách ấy.
Hoàng Hạc cũng là dân công trùng sách, thấy sách là quý như châu báu. Sách là kiến thức làm no cái đầu, nhờ sách đỉnh trí tuệ mỏ sáng, người không no phần đầu xem như chết một phần cơ thể.
Đến chiều hai ông cháu họ Hoàng mới xuống động Đông, những ngày ở đây ông cháu thường luận Thư pháp, Binh pháp, Bách vụ kinh v.v... nhân dịp ông đọc hai bộ "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" còn Hoàng Phi Bằng thì lo khai ba bờ hồ dưới suối cho rộng ra, lấy cây đang lờ cho cá lớn vào nhưng ra không được, đây cũng là cách nuôi cá làm thức ăn cho bầy hạc, độ này ở trong động hơn năm mươi đại hạc, lớn nhỏ.
Từ xa những con hạc lớn thấy chủ về, chạy đến vui mừng, còn những con hạc mới vào động thấy loài người là sợ không dám đến gần, hơn mười con hạc đến sè cánh múa chào Hoàng Phi Bằng.
Thực ra hai ngôn ngữ làm sao mà hiểu cho nhau, nên Hạc và Hoàng Phi Bằng chỉ hiểu qua ngôn ngữ động do con Tu hú gỗ phát âm. Con hạc nào bị bệnh thì được chàng trị liệu, đôi lúc hạc còn thích chải tóc cho chàng, xem ra người và thú có một thứ tình chung "Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán". Hoàng Phi Bằng hướng dẫn bầy hạc sinh hoạt rất là đặc biệt như đưa tin, vận tải, chở người, hạc vừa bay vừa ăn trên không, báo hiệu đề phòng người lạ vào động.
Chàng còn sản xuất ra một kho ám khí để trên đỉnh núi Tây. Còn đỉnh núi Nam dự trữ lương khô cho hạc, khi có người lạ vào động thì tất cả hạc bay lên cửa Nam và cửa Đông tạm sống, ngoài ra chàng còn hướng dẫn cách tấn công, một khi Hoàng Phi Bằng vắng mặt, nếu có người lạ vào động sẽ bị trung đoàn hạc tấn công bằng ám khí, hạc còn quan sát người ngoài động để báo tin cho Hoàng Phi Bằng biết.
Hôm sau hai ông cháu họ Hoàng rời khởi động Lạc Việt cùng năm con đại hạc, chở về Cửu Chân ba bộ Thư pháp, Binh pháp và Bách vụ kinh cả nhà họ Hoàng thực hiện công việc sao lục sách, riêng Hoàng Phi Biên thì lo đúc binh khí.

Hai ngày sau Hoàng Hạc đi Quế Lâm thăm viếng gia tộc, thân nhân cùng vài thân hữu, nhân dịp này Hoàng Phi Bằng cũng xin đi theo hầu, hai ông cháu cưỡi đại hạc về hướng Bắc.
Ánh sáng thiều quang vừa buông xuống, không gian song tình hoàng hôn hẹn nhau giao hợp mỗi buổi chiều tà. Cảnh đẹp thanh vẻ mộng xuân thời, làm chao đảo trời đất từng khắc giây, thi nhau đổi áo màu hồng rồi lại nhạt xanh, cũng có lúc tím rồi lại mặc áo toàn thân đen cả phần vũ trụ. Cứ thế ngày đêm chuyển đã ngoài Cửu ức niên thừa.
Đôi cánh hạc bay vào cương vực Quế Lâm, từ trên không trung nhìn xuống, Hoàng Hạc lần đầu tiên thấy toàn cảnh giang sơn, ông cảm xúc sự hùng vĩ của quê hương đất tổ, tuy Hoàng Hạc đã đọc nhiều thi phẩm tả về đất Quế Lâm, nhưng không bằng chính mắt thấy từ trên không trung, tự lòng xúc cảm cái đẹp của thiên nhiên, đất nước và sức sống của con người, cá tính lãng mạn là tình phiêu linh không biên giới, sông núi một cặp uyên ương chung thủy thiên thu, không thể trống vắng trong trí giác của Hoàng Hạc, một thứ tình yêu khao khác từ lòng cảm hứng cuộc đời, đây mới là lúc rừng núi Ly Giang và đồng nội Quế Lâm trải rộng thi ca trong lòng Hoàng Hạc, miêu tả qua cảnh Tình Ly Giang:

Tim đất tổ gan Ly Giang
Lòng ta sông núi bạt ngàn mênh mông
Ta đi còn nhớ ruộng đồng
Bông hoa khoai sắn đôi vồng hàn huyên
Hương thơm bác ngác thiên nhiên
Mùa vàng lúa chín liên miên đổ về
Tiếng hò người hội được kê
Khay trầu lễ sính đừng chê anh nghèo.

Thi ca đồng nội và núi sông Ly Giang, cho Hoàng Hạc một cảm tác mới. Lần về quê này cho ông một cách nhín mới của sông núi Ly Giang, quả thực quê hương gấm vóc "danh bất hư truyền". Hoàng Phi Bằng lại có suy nghĩ riêng, mỗi lần đi ngang qua Quế Lâm thấy núi rừng quyện thành sức mạnh sinh tồn của Bách Việt. Nhất là Ly Giang như con rồng thủy lộ, ôm cả dòng chảy trùng điệp, một thành quách tạo hóa sinh ra đất linh kiệt ban cho Lạc Việt, Ly Giang là sức sống của rừng núi Quế Lâm, người dân ở đây sống hiền hòa trong phong thổ sông núi Ly Giang, như có ai đã an bài từ trước .
Lưu lượng dòng Ly Giang chảy mạnh, lòng sông sâu, hai bên bờ rộng, có mười bốn nhánh sông tự tạm biệt một khoảng đường rồi hẹn đến điểm hội ngộ đó là đặc thù với mỹ danh Ly Giang. Địa thế sông núi Quế Lâm là hình ảnh đẹp, nói lên sự hợp tan, chia tay và hội ngộ, cũng là một ẩn dụ có và không trong cõi đời.
Truyền thuyết có nói, ngày xa xưa núi rừng Ly Giang là nơi hội tụ hiệp khách để khởi nghiệp, họ thường xuất hiện tại đầu nguồn núi Quế Địa thuộc cụm núi Hồ Miêu Nham, Đoàn Hoa Giang.
Trái lại núi Trung Tú Phong Tháp, Điển Quảng Trường, Kỳ Phong Lâm Lập thì xuất hiện những danh sĩ.
Có những lãng mạn cuộc đời tu tiên chọn núi Xuyên Sơn, Nam Khê Sơn, Thất Tinh Nhạm làm mái nhà ẩn sĩ .
Những đa tình sơn thủy chưa chịu dừng bước chân kiếm khách, chọn núi Hiệp Linh Châu Vu, Tháp Sơn làm mái nhà chờ thời xuất kiếm giang hồ.
Ly Giang cũng là nơi giới đẹp đa tình, từ đầu nguồn đến cuối nguồn không khác nào một thân hình tiên nữ trải dài hơn trăm cây số.
Ly Giang chuyên chở lưu lượng phù sa phong phú tạo thành một đồng bằng phì nhiêu rộng lớn, nối vào núi Quân Thiệp Tiêu Thủy, sông Ly Giang tiếp tục chảy qua núi Quán Nham U Động, Trổ Đế.
Núi sông là một thứ tình tri kỷ như Hoàng Bố Ảnh, Bán Cổ Trấn, Hưng Bình, tiếp tục trao tình với núi Ngư Lộc và Tuyết Thái.
Ly Giang chảy đến đâu cũng để lại một đứa con rơi như núi Điền Viên tại huyện Túc Sắc, ở đây Ly Giang phân thân thành hai một chảy về hướng Tây với mối tình chung núi Mao Giá Phong ở hướng Nam.
Ly Giang lại bước thêm một bước dài chảy đến núi Thư Đồng Sơn, cho ra một cánh đồng ngô.
Trên không trung Hoàng Phi Bằng thấy dấu chân núi rừng còn trùng trùng điệp điệp, bao la cao ngút chạy đến chân trời.
Một khắc sau chàng mới thấy Ly Giang hiện thân chảy vào đồng bằng thị Nan Ninh, thủ đô tôn tộc Lạc Việt, đặc biệt Nam Ninh thị nằm trong thung lũng đồng vàng.
Núi sông là tình tự của Quế Lâm, nó cứ tiếp tục biến sinh cảnh đẹp trần thế, như Đoàn Hoa Giang mây phủ từ cao xuống chân núi, lúc ẩn lúc hiện phong cảnh phù điêu tuyệt tác, còn núi Nhiếp Thái Sơn quê hương của loài chim quạ trắng, núi Phong Tháp có động Trầm Chu khói đỏ hương thơm, núi Quế Liên cho quế trầm hương, núi Tam Lý điển quảng trường bút tích, mờ mờ lời kinh trên bích núi vọng xa.
Núi Kỳ Phong danh lam thắng cảnh kỳ bí, có vòi nước nóng phun cao hai thước, núi Xuyên Sơn trong lòng có đường đi rất đẹp từ Tây qua Đông, núi Nàng Thu hùng vĩ nhiều động thạch nhũ, núi Thất Tinh Nhạm bảy hình tinh tú trong động không khí hơi lạnh, núi Sách Tỷ Sơn vách núi đá chồng chất như sách vở. Theo truyền thuyết dân gian "Một nho sinh bỏ sách vở, chạy theo tiếng gọi của tình yêu".
Không xa lắm có núi Linh Châu Vu những nhà tu ẩn thường đến đây cầu Đại Ngọc Cơ xin thuốc trị bệnh và hỏi thăm thời thế.
Núi Tháp Sơn cao ngất xếp thành từng tầng, được xem là biên giới của hai tỉnh Quế Lâm và Nam Hải.
Quế Lâm cũng là nơi tụ hội của những đảng cướp, giáo phái, bang hội vì núi rừng ở đây có nhiều hang động thiên nhiên và hiểm yếu. Đến đây Ly Giang tạm biệt Quế Lâm chảy vào đồng bằng Nam Hải, những ai có đi qua mới biết Nam Ninh là thành trì kiên cố nhất của Quế Lâm.
Ông cháu họ Hoàng về lại quê hương đất tổ, chính là để thăm viếng tổ đình tôn tộc họ Hoàng. Người đầu tộc họ Hoàng nguyên triều Quế Lâm Vương tên Hoàng Trung Nhất chính là thúc phụ của Hoàng Hạc.
Tin loan ra nhanh Hoàng Hạc về thăm tổ đường, cả họ vui mừng tụ hội, những đầu các lão không thiếu một ai, kẻ nhớ thương người trông đợi. Hoàng Hạc xa quê hương từ thuở mười hai, cho nên kẻ xa người gần hiếu khách, còn nghe danh Hoàng Hạc ngày nay nguyên là Quốc sư Nam Việt, trong họ đua nhau thăm hỏi gia cảnh từ ngày lập nghiệp Giang Tô rồi nay đến Cửu Chân, cả họ muốn nghe Hoàng Hạc nói về đời sống mới và muốn biết về điệt nhị Hoàng Phi Bằng vang danh hiệp khách trong giới võ lâm đương thời, những hiếu khách mỗi lúc hội về càng đông, sảnh đường Quế Lâm Vương trong ngồi chật ních như niêm, ngoài sảnh đường cũng không còn chỗ để đứng ngồi. Quan trọng nhất là cả họ muốn biết mọi diễn biến trong thời gian đại hội tại thành Phiên Ngung.
Quế Lâm Vương mở tiệc chiêu đãi cháu Hoàng Hạc tại tòa Điện Cát Vương, cả họ nao nức ái mộ thiếu niên tuấn kiệt của họ Hoàng vừa xuất hiện đã được mời tham dự đại hội anh hùng thành Phiên Ngung, quả là một danh dự lớn cho trong họ.
Lúc mới đến họ tưởng Hoàng Phi Bằng là đồng nhi theo hầu Hoàng Hạc, riêng Trịnh Bình và Nguyễn Trúc tướng quân Quế Lâm đã biết Hoàng Phi Bằng qua hình ảnh của Trịnh Trường ngày ấy.
Hoàng Hạc trình bày tình hình cho Hoàng Vương nghe, về tình hình Quế Lâm hiện nay để phòng bị, ông nhắc nhở Hoàng Vương chú ý đến tờ lập tịch họ Hoàng, cũng nhân dịp này Hoàng Hạc giới thiệu Hoàng Phi Bằng cho cả họ đồng biết nhau.
Hoàng Phi Bằng đang đứng hầu nội tổ, cả họ vừa nghe giới thiệu về chàng, mọi người vui mừng đồng "ồ" lên nói :
― Xem kìa anh hùng Hoàng Phi Bằng đó.
Tin loan truyền rất nhanh thanh niên trong và ngoài họ thi nhau kéo về sảnh đường Hoàng Vương để ái mộ Hoàng Phi Bằng, họ xem chàng là thần tượng đại diện cho tuổi trẻ thời nay .
Tổ phụ Hoàng Trung Nhất thấy vậy cũng đem lòng cảm kích, ông dành riêng một tiểu sảnh đường trong Vương phủ để Hoàng Phi Bằng tiếp xúc huynh, tỷ, đệ, muội trong ho và ngoài họ, có hơn hai trăm thiếu niên tham dự.
Hoàng Phi Bằng đứng lên cúi đầu chào, bỗng nhiên có một tràng pháo tay vang thật lâu, lòng chàng ái ngại, miệng ứng khẩu thưa :
― Thưa quí đại huynh, tỷ, đệ, muội tại hạ Phi Bằng, về thăm quê hương đất tổ, cùng đi với nội tổ Hoàng Hạc, nhân dịp này tại hạ sơ giao bằng một ca khúc Lĩnh Nam Ca, xin tặng quí hiền, để thay lời phát biểu :
Bách Việt bờ cõi bao la
Đi hoài vẫn thấy còn xa tít mù
Ai hỏi Việt đã bao thu
Chí khí mới biết cửu lưu vạn đời

Sông núi nói với muôn người
Từ Bắc xuống Nam một trời một giang
Lạc dân muôn triệu bản làng
Tây–Đông cửu như, hợp đằng phương đông

Xuân này một chí tang bồng
Bút văn kiếm võ thành đồng đắp vai
Dẫu xương pha cũng làm trai
Vũ lộng nào sợ chông gai đổi lòng .

Trong ngoài sảnh đường nổi lên tiếng vỗ tay háo hức như lời sông núi gọi, Hoàng Phi Bằng tự dưng thuyết phục được trên hai trăm thanh thiếu niên. Chính lời ca này trở thành huyết ca hùng tráng, tiếng vỗ tay vang mãi tam khắc mới chấm thôi, Lĩnh Nam Ca chỉ thoáng qua một lần, thế mà toàn thể thanh thiếu niên thuộc làu lời ca, ngay cả người lớn đứng ở ngoài sảnh đường cũng tán thành Lĩnh Nam Ca như khơi động hùng khí của tuổi trẻ.
Có một thiếu niên phát biểu, ai cũng biết đó là người họ Hoàng :
― Thưa quí đại huynh tỷ, tại hạ Hoàng Anh Tuấn, sau khi nghe lời gọi Lĩnh Nam Ca như mạch huyết cuồn cuộn, tâm hồn dâng lên hùng tráng, như có sức mạnh thôi thúc lên đường, có tiếng gọi tập hợp trong lòng tại hạ, cũng là tiếng nói chung của toàn thể tuổi trẻ hôm nay, xin quí hiền huynh, tỷ hãy làm gì cho non sông gấm vóc hôm nay.
Tiếng vỗ tay vang lên tán thưởng lời phát biểu của họ Hoàng.
Một thanh niên khác cũng đưa tay lên xin phát biểu :
― Thưa quí huynh, tỷ tại hạ họ Nguyễn tên Chung Kiệt. Lĩnh Nam Ca là huyết khí sức mạnh của tuổi thanh xuân, tại hạ mạo muội suy nghĩ Lĩnh Nam Ca chính là lộ trình hành động của tất cả những anh thư tuấn kiệt thời nay, Lĩnh Nam Ca thay lời phát biểu của quí huynh, tỷ cũng là ý chí thanh xuân hằng trăn trở và tự hỏi mình hãy làm gì cho hôm nay và mai sau .
Lĩnh Nam Ca là một con số được hóa giải, vậy quí huynh, tỷ hãy nắm tay nhau kết thành vạn hùng binh để trừ giặc Hán phía Tây Quế Lâm.
Tất cả đồng vỗ tay reo hò tán thành ý kiến của họ Nguyễn.
Một thiếu nữ khác đứng lên, ai cũng biết đây chính là muội muội của Anh Tuấn, có biệt hiệu Nhạn Tín Anh Thư, nữ kiệt tương lai của đất Quế Lâm phát biểu :
― Thưa quí đại huynh, tỷ tiểu nữ danh tự Thanh Thủy. Vừa rồi nghe đại huynh Anh Tuấn, Nguyễn phát biểu lời tình hữu lý, nhưng văn võ phải song hành, tuổi trẻ ngày nay muốn xây dựng đất nước cần phải hiểu biết tổng quát, nhất là sự thành hình của một tổ chức trên căn bản phải có văn hóa, hành động tốt, đó là nguyên nhân để thực hiện lý tưởng phụng sự tôn tộc Bách Việt.
Tại hạ nguyện đi đầu khởi sự, xin quí huynh tỷ lập chí thì như ý sẽ thành công.
Tiếng vỗ tay vang dội trong và ngoài sảnh đường xắp xỉ hai trăm thanh niên, lần đầu tiên họ nghe một thanh nữ mạnh dạn bày tỏ ý kiến riêng. Các cô cũng hãnh diện vì bạn mình có thực tài văn võ, còn các cậu rất thỏa mãn đã thấy được chân dung xinh xinh của nữ quí tộc, nhất là nàng hứa với giới nam cùng đi trên đoạn đường lý tưởng do tuổi trẻ thực hiện.
Một thanh niên khác thân hình vạm vỡ, vừa đứng lên là hai trăm đôi mắt đồng một hướng, quả vậy họ chưa bao giờ gặp người thanh niên khôi ngô tuấn tú tướng mạo như kẻ học cao hạnh, chưa phát biểu đã thuyết phục được người nghe nói :
― Thưa quí đại huynh, đại tỷ tại hạ họ Lê tên Chí Nam, quê Giao Chỉ vừa đến Quế Lâm để tầm sư học văn lẫn võ. Vô tình được quí huynh tỷ nhủ bảo nhau đến đây, tại hạ vì có tính học hỏi việc lạ, cho nên muội tâm cũng theo vào, hôm nay là ngày đầu tiên tại hạ đến trường đời, xem như đã học được văn lẫn võ, nhất là Lĩnh Nam Ca và những lời phát biểu của quí hiền huynh, tỷ tại hạ xem đây là những lời giá trị đáng để suy nghĩ và hành dộng để làm người, thảo nào Quế Lâm lắm anh tài, tuấn kiệt tại hạ xin nguyện theo ý chí của quí huynh, tỷ. Chàng thở nhẹ rồi nói tiếp:– Thưa quí huynh, tỷ cho phép tại hạ được phát biếu thêm ý kiến thô thiển như sau. Người trượng phu sống chết không hề tiếc rẻ thân phận, không phân biệt cao thấp trong xã hội, không phân tranh với bất cứ ai về đời sống, không duy quyền, duy lợi, duy danh cho cá nhân, nhưng họ chỉ có hai thứ duy để đáng đam mê mà thôi, đó là duy phúc dụng võ vì xã tắc nhơn quần, duy đức dụng văn bảo cổ canh tân vì văn hiến Bách Việt.
Tại hạ xét thấy quí hiền huynh, tỷ muốn làm một việc duy phúc và duy đức. Nhân hôm nay tại hạ xin làm người hầu nhị duy còn hơn đi làm "Hàng thần lơ láo phận mình ra chi".
Chàng vừa dứt lời, tiếng vỗ tay không ồn ào lắm, như có âm sắc man man lời dạy hiền nhân, quả vậy trong sảnh đường có văn-võ đồng tình thế cuộc.
Hoàng Phi Bằng suy tư nhiều về những lời phát biểu vừa rồi, chàng nẩy ý phát động thành một điểm hẹn của tuổi trẻ tại Quế Lâm, chàng tự thầm:– Mình phải có trách nhiệm với quí huynh, tỷ ấy mới được, chàng đứng lên trịnh trọng phát biểu :
― Thưa quí huynh, tỷ tại hạ đa tạ lòng ưu ái của quí huynh, tỷ qua Lĩnh Nam Ca, nhờ vậy mới hiểu được ý lòng của nhau. Thưa quí đại huynh, tỷ hãy xem ngày hôm nay là điểm hẹn của hành động, tại hạ xin hứa giới thiệu với quí huynh, tỷ hai nghĩa đệ văn võ song toàn đã từng tham dự đại hội anh hùng Phiên Ngung thành, chính nhị vị huynh đệ này đã ra tay tảo trừ bọn tham quan ô lại, thối nát như Lê Vĩnh cùng đồng đảng.
Cả hội trường đều mừng vui, có nhiều tiếng ngạc nhiêu "ồ ồ...", kéo dài vang dội khắp sảnh đường. Hoàng Phi Bằng phát biểu tiếp:– Tại hạ đề nghị hôm nay là ngày lành tháng tốt nên thành lập tổ chức lấy danh xưng là Thiếu Quân. Tất cả thanh niên đưa tay lên đồng ý, rồi hô:– Chung lòng sống trong trời đất.
Lê Chí Nam đưa tay lên đề nghị :
― Thưa quí đại huynh, tỷ tại hạ đề nghị mượn Lĩnh Nam Ca thành Thiếu Quân Ca, vậy huynh tỷ có đồng ý không ?
Tất cả xấp xỉ ba trăm thành viên cùng đưa tay đồng ý, bài Lĩnh Nam Ca được cất lên thành lời hành động, tiếp nối tiếng vỗ tay liên hồi như cuộc xuất quân ra trận.
Lần đầu tiên Hoàng Phi Bằng thuyết phục tuổi trẻ Quế Lâm ngoài ý dự trù trước. Tất cả thanh niên đông ghi danh để thành hình tổ chức Thiếu Quân, họ đề cử Hoàng Anh Tuấn làm quân trưởng, Lê Chí Nam quân phó đệ nhất, Nguyễn Chung Kiệt quân phó thứ hai và Hoàng Thanh Thủy quân phó nội vụ.
Hoàng Phi Bằng thỉnh ý Hoàng Vương thay mặc thanh thiếu niên tuyên bố :
― Kể từ lúc này tại hạ xin hứa cung cấp binh khí và lương thảo để quí đại huynh, tỷ luyện tập văn võ, ba hôm nữa có hai nghĩa huynhh đệ là Lý Bình Trung và Trịnh Trường sẽ đến đây hổ trợ luyện tập binh pháp.
Hoàng Phi Bằng xin nội tổ Hoàng Trung Nhất cung cấp đất và phương tiện để lập trại, Quế Lâm Vương đồng ý ủng hộ.
Hoàng Phi Bằng thay mặt Thiếu Quân lạy tạ ơn Quế Lâm Vương, cùng lúc Hoàng Phi Bằng viết một giản biên ra lệnh hai con hạc đem tin chở Lý Bình Trung và Trịnh Trường đến Quế Lâm.
Hoàng Hạc bận rộng nhiều việc riêng của tôn tộc, ông ở lại vài ngày rồi về Cửu Chân, riêng Hoàng Phi Bằng chào tạm biệt nội tổ Hoàng Trung Nhất và Hoàng Hạc cùng toàn thể tôn tộc họ Hoàng, phần Thiếu Quân tính đến lúc này tập hợp trên bốn trăm thanh thiếu niên. Hoàng Phi Bằng được Thiếu Quân tiễn đưa một đoạn đường dài, chàng búng mình phi thân lên lưng đại hạc, vẫy tay chào. Chàng tự nhủ lòng "Đi một quảng đàng, học một sàng khôn". Đại hạc bay về hướng Nam. Chàng cùng đại hạc đi thâu đêm, đã đến lúc cũng phải nghỉ ngơi một buổi để lấy lại sức khoẻ, chờ chiêu dương hôm sau tiếp tục hành trình. Nhớ lại hôm qua chàng cùng ba con đại hạc ngủ trên cây cổ thụ, trong dãy Nam Khê Sơn thuộc Đại Tân, Giao Chỉ.
Lúc chàng ngủ không trải mộng ảo vì chàng là khối vô tư của mọi sự lành, cứ thế ngủ trong êm đềm trôi qua hơn giờ ngọ, tâm thần của chàng còn tương giao với âm dương, thủy hỏa tương tế, đó là phép luyện âm dương tương hỗ tương thanh hòa Tinh, Khí, Thần tương sinh tương hợp, hòa vào tinh thần tỏa ra sảng khoái.
Bình thường chàng ngủ, tuy là tĩnh mà giác quan vẫn động, đếm được tiếng mưa rơi và phân biệt từng diễn biến chung quanh. Chàng có cảm giác an lành dưới ánh sáng ban mai của một ngày mới, mà cả không gian cũng theo đó sinh hóa thuận hòa. Bỗng chàng nghe có những tiếng chân chạy từ xa đến gần, một trước và một sau như hai người đang đuổi rượt. Chàng biết đó là một thiếu niên vừa nằm xấp xải dài xuống gốc cây cổ thụ, thiếu niên sau chạy đến cũng nằm dài tay ôm thiếu niên kia, tất cả đều bất tỉnh, thân liễm đầy máu tươi, trong suy nghĩ của chàng:– Có thể là họ đang bị địch thủ truy kích, nội lực cả hai đều yếu đuối, không còn sức lực.
Chàng áng chừng hai người này tuổi chỉ mười bảy mười tám, họ ôm nhau nằm bất tỉnh không cử động, nhìn thấy rõ trên thân thể của hai người này toàn là những vết thương đầy máu.
Thấy vậy chàng nhảy xuống đất, búng vào đỉnh môn, trước ngực và đơn điền của mỗi thiếu niên một viên "Cốt quỳnh đơn", thân thể từ từ động đậy có sự sống, luôn tiện chàng búng thêm cho mỗi người một viên "Cốt quỳnh đơn" thứ hai, cả hai mở mắt thấy trước mặt là một vung trời lớn và một người xa lạ bào phục uy nghi.
Chàng để lòng ngạc nhiên, thấy mỗi người bị địch thủ có móng vuốt điểm vào huyệt "Kiên trinh" huyệt "Đại truy" rất sâu. Chàng thấy huyệt đạo có thể làm nguy hiểm đến tính mạng, liền tay xuất chiêu giải huyệt "Đốt mạch" thế là hai thiếu niên đứng dậy được, đồng quỳ xuống bái sâu hai lạy nói :
― Chúng đệ tử kính lạy Tiên ông ân sư cứu sống huynh đệ chúng hài nhi.
Lúc hai thiếu niên còn nằm dưới gốc cây, thần trí mê mang, thấy tiên ông hóa hiện cứu sống. Cho nên hai thiếu niên lạy và gọi Hoàng Phi Bằng là Tiên ông ân sư, tuy hai thiếu niên như đã chết mà vẫn cảm nhận được chính nhờ tiên đơn mới sống lại.
Hoàng Phi Bằng thấy bào phục của hai thiếu niên đã cũ còn rác tả tơi, trên thân thể mặt mày có nhiều vết thương. Chàng vội phi thân lên cây, lấy nước từ lưng đại hạc xuống lau rửa vết thương và thoa thuốc "Hoàng Hổ Cao", máu hết liễm ra ngoài, nhân chàng có đem theo ba bộ bào phục mới, chàng bảo :
― Nhị đệ mặc bào phục này nhá, tuy hơi rộng nhưng có để mặc còn hơn không có ?
Hai thiếu niên cúi đầu có ý tạ ơn Tiên ông sư ân, chàng thấy hai thiếu niên tướng mạo tuy hai mà một, tuấn tú, khôi ngô, vai rộng, mắt sáng, ngoại hình vạm vỡ.
Chàng phóng tâm không để ý nữa vì còn nhiều việc phải làm, cho nên cần phải đi gấp nói :
― Xin chào nhị đệ có dịp gặp lại.
Hai thiếu niên cầm tay Hoàng Phi Bằng ứa lệ, ý khẩn cầu xin khoan đi, cả hai đồng quỳ xuống nói :
― Nhị tiểu nhi, xin theo hầu Tiên ông ân sư đã liệu thương tục mạng cứu sống.
Hoàng Phi Bằng có ý từ chối :
― Không được vì hoàng hôn xuống mỗ phải đi thôi.
Hai thiếu niên thự lòng mời :
― Thưa tiên ông ân sư từ đây đến hoàng hôn còn lâu lắm, vậy tiểu nhi mời tiên ông ân sư về nhà để gia gia của tiểu nhi tạ ơn và hầu ân sư một buổi cơm chiều.
Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên hỏi :
― Nhị tiểu đệ có phải song sinh không, từ đây về nhà là bao xa ?
― Thưa tiên ông ân sư, đúng vậy huynh đệ tiểu nhi đúng là song sinh, năm nay mười bảy tuổi tròn, còn một cặp song sinh nữa năm nay mười sáu tuổi tất cả là bốn trai, còn về nhà chỉ tam khắc là đến.
Hoàng Phi Bằng thấy hai thiếu niên này cũng đem lòng mến, nghĩ thầm : – Gia đình này kỳ lạ, đầu năm cuối năm sinh cùng lúc bốn người con trai, chàng nói tiếp :
― Thôi được, nhưng trước khi về nhà ra mắt gia gia của nhị đệ có thể cho biết sơ qua về đời sống và gia cảnh ở trong rừng núi này như thế nào có được không ?
Hoàng Phi Bằng tự hỏi:– Hai huynh đệ này tuy có lòng tốt, nhưng mời mình về nhà để dùng cơm thì thấy là bất tiện, vì người ở rừng núi có cuộc sống khó khăn, mình làm ơn mà mất một phần ăn của họ thì không hay tí nào ! Nếu đem theo phần ăn của mình đến với họ, không biết họ nghĩ về mình ra sao ?
Hai tiểu nhi thực lòng đáp :
― Thưa tiên ông ân sư, gia đình nội ngoại của tiểu nhi sống ở đây đã ba đời người, tất cả là tám người sống ẩn, hành nghề bắt thú rừng, bắt cá dưới suối, lương thực thì tự túc, kể ra sống cũng thoải mái. Cách đây mươi ngày huynh đệ tiểu nhi đi gài bẫy kẹp bắt được một báo con hai mươi cân. Hôm nay biết thế nào báo mẹ cũng đến tìm báo con, tiểu nhi chuẩn bị đã lâu và kỹ thuật bắt thú cũng chu đáo, gài bẫy cho bằng được báo mẹ, nhưng không may bẫy chỉ kẹp được một chân của báo, cho nên nó vừa thù, vừa phẩn nộ phản công rất mạnh.
Huynh đệ tiểu nhi tuy có võ nghệ nhưng không hạ được báo, đại huynh của tiểu nhi bị báo vồ, cũng may thân thể còn nguyên, còn tiểu nhi thấy vậy cũng liều vào sống chết với báo để cứu đại huynh, báo xoay qua tấn công tiểu nhi, sức mạnh của nó không phải tầm thường, cuối cùng đại huynh và tiểu nhi kiệt sức đành phải bỏ chạy, báo cũng rượt theo, nhưng nhờ bẫy kẹp có dây lòi tói rắn chắc cho nên báo chạy không được xa.
Nỗi sợ kinh hoảng, huynh đệ tiểu nhi chạy về nhà nhưng chạy đến đây là ngất lịm, may nhờ có tiên ông ân sư cứu sống.
Hoàng Phi Bằng ngạc nhiên chỏi tay đứng lên thật thanh hỏi :
― Tại sao phải ba đời người sống ẩn ở đây ?
Một trong hai thiếu niên thấp giọng âm trầm thở dài thưa :
― Thưa tiên ông ân sư, đời thứ nhất Nội, ngoại, đời thứ hai gia gia, mẫu thân, đời thứ ba huynh đệ tiểu nhi.
Không biết hai đời trước vì nguyên nhân nào phải sống ẩn ở đây ! Theo lời của gia gia khuyên huynh đệ tiểu nhi chú tâm luyện tập văn võ, còn những việc khác đừng hỏi đến và hiện nay mẫu thân đang bị bệnh "Thập tử nhất sinh" không biết Người đi ngày nào, tứ huynh đệ tiểu nhi rất thương mẫu thân lắm ạ !
Hoàng Phi Bằng nghe đến đây cũng chạnh lòng đồng ý :
― Thôi, tại hạ đồng ý theo quí hiền đệ về nhà thăm viếng gia đình.
Hoàng Phi Bằng vừa đến nơi nghiêng mình chào cả nhà và chàng hỏi ngay :
― Cho phép tại hạ xem bệnh của thúc mẫu như thế nào, rồi hãy nói sau.
Cả nhà ai cũng ngơ ngác, tự dưng có một thanh niên lạ mặt thân pháp nhẹ nhàng, khôi ngô tuấn tú, vừa bước vào nhà đã hỏi bệnh nhân, cùng lúc cả nhà thấy hai đứa trẻ đi săn thú rừng lại mặc bào phục sang trọng.
Cả nhà ngạc nhiên, cho nên không ai dám giới thiệu họ tên. Hoàng Phi Bằng cũng không hỏi họ tên của hai huynh đệ, mà chính chàng giúp phục hồi sức khỏe cũng như chữa trị vết thương.
Hoàng Phi Bằng đi theo sau hai ông lão cùng một trung niên và bốn huynh đệ của tiểu nhi, vào phòng đứng chung quanh bên sập bệnh nhân.
Hoàng Phi Bằng biết người trung niên này là gia gia của tứ tiểu nhi, chàng tự nhiên xem như người trong nhà hỏi :
― Thưa thúc thúc, hiện thúc mẫu bệnh đã bao lâu rồi ?
Người trung niên trên khuôn mặt đôi nét buồn rầu nói :
― Thưa tiên sinh, nương tử của tại hạ bị bệnh đã ba tháng rồi, mỗi ngày bệnh càng trầm trọng thêm, uống nhiều thuốc mà không gia giảm, khổ nhất là nương tử của tại hạ hiện đang mang thai, tính đến nay đã hơn ngày khai hoa nở nhụy, mạch lý rất yếu, hơi thở chỉ còn thoi thóp, còn chờ ngày... ông thở dài, nói tiếp:– Không còn hy vọng mẹ tròn con vuông !
Hoàng Phi Bằng suy nghĩ:– Cần sử dụng phương pháp nào để cứu người được đây ? Chàng chần chừ một lúc không dám nói thành lời, miệng lẩm bẩm đọc thầm một câu ca dao "Nước xao trăng lặng, buồn ơi hỡi buồn" đứng trước cảnh chọn một trong hai người phải sống.
Chàng nhếch mép nở một nụ cười nói :
― Thưa quí các hạ, bệnh này nan trị, khó như ý, để tại hạ xem mạch lý thế nào rồi sẽ tính sau. Nếu cứu được song thai, mà không cứu được mẹ, theo ý của thúc thúc thì thế nào ?
Hai ông lão ngạc nhiên mắt mở to hỏi :
― Thiếu hiệp tuổi còn trẻ mà đã hiểu y thuật quả là lương y tuyệt quần, mới xem mạch đã biết có song thai.
Người trung niên đứng bên cạnh vì thương nương tử vội trả lời :
― Thưa tiên sinh nếu cứu nương tử của tại hạ được thì nên lắm, hy vọng còn mẹ thì mai sau còn có con, người ta có nói "Còn da, lông mọc" hay "Còn chồi, nên cây". Tiên sinh đừng ngại !
Lão phu thứ nhất thân gầy cao, với đôi nhãn lực sáng, ông đứng lên phản đối :
― Mỗ biết, bệnh của nữ nhi dù có sống cũng vô dụng, tất cả lục phủ ngũ tạn đã phế thải hết rồi, nữ nhi còn thoi thóp được đến nay cũng là nhà có phước lớn !
Hai nữa không nên để cả mẹ lẫn con đồng tử, nghĩa tế cứu song điệt nhi cho mỗ trước đã, rồi tính đến nữ nhi của mỗ cũng chưa muộn. Mỗ quyết định như vậy, nghĩa tế không được sai ý của mỗ .
Hoàng Phi Bằng tự trách:– Tại sao ta phải vướng vào chuyện đời làm chi, dù có gọi trời cũng không thấu thiêng liêng không làm chứng, quả là tự ta làm khổ lấy, dẫu cho cứu được mẹ thì cũng bỏ con, cứu được con thì bỏ mẹ. Hoàng Phi Bằng ơi là thằng ngu, tự nhiên nhảy ra làm bà mụ !
Tuy chàng tự trách mình, nhưng lòng vẫn lấy quyết định cứu người không bỏ cuộc. Chàng thở ngắn than dài, chấp hai tay khấn vái:– Trên cao có đấng trời háo sinh, ban hồng ân cho mẹ tròn con vuông, hay là lựa chọn một trong hai, sự sống nào cũng giá trị, xin ban bố cho gia đình họ được tiếp nhận hữu phước này .
Lão phu thứ hai thân hình lực lưỡng, nhãn lực huyền bí, trầm lặng, ôn nhu nói :
― Tiên sinh cầu nguyện lời này ắt được linh nghiệm, nhờ tiên sinh tự nhiên quyết định, lão xin tiên sinh ra tay cứu độ cho song điệt nhi.
Hoàng Phi Bằng lấy trong túi áo ra con Tu hú gỗ chuyển động, một đại hạc đáp xuống động. Chàng đi ra lấy thuốc, rồi chuyển động Tu hú, hạc bay lên cổ thụ.
Chàng vào đến bên sập bệnh nhân, rồi từ tốn nói :
― Thưa thúc mẫu hãy thả lỏng thân thể để được bình an.
Chàng liền thân thủ xuất chiêu nhanh như chớp vào huyệt "Kiên Trinh" bằng một viên đơn "Phong trục khí" bồi lực, rồi dùng tay làm châm phong mạch, sả máu ra bảy môn mạch lớn khiến cho nạn nhân đi vào trạng thái nguyên tắc bài tiết ra chất độc tố ở trong thân thể, khi được tĩnh lại thì mới gọi là thành công, sự kết quả phải coi nơi ý chí cầu sanh của nạn nhân. Hoàng Phi Bằng thừa biết chất nhiệt độc trong nạn nhân bị lâu ngày khó chữa trị vì nay đã đến thời kỳ cuối cùng khí đã cạn bốc hỏa muồi hôi. Bệnh chất nhiệt độc như khách đến thăm, lúc đến cũng như lúc đi không thể biết trước. Lúc chàng phong mạch sả máu ra bảy môn mạch lớn là có ý cứu thai nhi, bỏ mẹ !
Thân thể của người đàn bà hơi tỉnh lại, trên nét mặt vui mừng, tuy nói không ra lời nhưng cử chỉ đôi mắt tỏ ý tạ ơn ân công.
Cả nhà thấy vậy, không ai bảo ai biết đây là tia sáng hy vọng, mọi người đồng khoanh tay lặng lẽ cúi đầu tạ ơn Hoàng Phi Bằng.
Chàng phóng luôn vào huyệt "Cột hầu" một viên "Phong đơn hầu" người đàn bà rùng mình, tiếp theo hai tiếng phát ra rất lớn "bục bục", tất cả người trong nhà mới biết song thai khai hoa nở nhụy, xem thật kỹ một trai, một gái, đúng là song nhi chào đời.
Người mẹ vận dụng nhãn lực nhìn hai đứa con song sinh, lúc này bà thu hết tàn lực của tình mẫu tử qua luồn ánh sáng hạnh phúc, đối với bà đây là một âm đức thiêng liêng, mà bà đã chờ đợi từ lâu, nay mới được thỏa mãn, một nụ cười như ý hiện trên môi.
Bà tự tin và hy vọng, mai sau song nhi này sẽ thành nhân viễn đại, một lần nữa bà dành cho song nhi một nụ cười thiêng liêng của tình mẫu tử, bà rất hài lòng sự hy sinh vì con, cũng không ngờ đây là hạnh phúc ở cuối đời. Trước đây một khắc bà thất vọng vì ba tháng trôi qua trong ám ảnh lúc nào cũng tưởng mẹ không tròn, con không vuông, bà biết mỗi ngày đã cùng kiệt lực không còn hơi thở để sinh nở, bây giờ bà cảm thấy trong người như bay bổng trên mây, không vui mừng nào hơn thấy được con chào đời. Thời gian trôi qua bà được ân công bồi vào sinh lực mới thân thể nhẹ nhàng, sảng khoái, dễ chịu không vương vấn lo nghĩ nhiều, bà nói :
― Thưa gia gia, nữ nhi chưa báo công ơn sinh thành, nay nữ nhi nóng lòng chẳng biết bao giờ trả hết ơn sâu, xin gia gia tiếp ba lạy này, nữ nhi ghi khắc trong lòng nhờ dưỡng dục của gia gia. Bà nói tiếp: – Thưa gia ông, nữ nhi phận bạc không phụng dưỡng được gia ông, xin ba lạy này để nghi ơn.
Bà nhìn phu quân đôi mắt đổ lệ tình thâm, ân ái nói :
― Đào phu quân, tiện thiếp rất hài lòng tình nghĩa phu thê, sau khi tiện thiếp qua đời hãy chăm sóc tứ nhi và nhị hiền điệt thành người như phu quân nhá, nếu con hơn cha là nhà có phúc đấy ?
Lão gia ông thấy con dâu bệnh, lòng ông không an, nói lên vài câu để an ủi :
― Tức phụ đối với gia gia rất là hiếu thảo, cứ nằm dưỡng bệnh, khi nào Mẫn Trâm hết bệnh thì nghĩ đến phụng dưỡng, đâu có muộn nào ?
Trần Mẫn Trâm nói tiếp :
― Đào huynh tình nghĩa phu thê chưa trọn, nay đành để lại tứ nhi và nhị điệt nhi, mong tướng công dưỡng dục, thành nhơn hữu dụng, muội ra đi lòng ghi mãi hạnh phúc này.
Bà đưa mắt nhìn quanh, ngừng lại giây lát rồi khẽ nói tiếp:– Tứ hài nhi là tình thủ túc phải thương nhau, sống chết có nhau, hai đứa em mà mẹ vừa sinh ra, tứ hài nhi phải bảo vệ em nhá ?
Bà hướng về Hoàng Phi Bằng hai mắt sáng ngời, như đang đa tạ tiên sinh đã cứu sống song nhi của họ Đào và Trần, ơn này ghi nhớ mãi mãi.
Bà thở một hơi dài thoải mái, một nụ cười gia đình hạnh phúc, trên môi mang theo hình ảnh bình an, miệng còn lẩm bẩm hình như muốn thổ lộ tâm sự của mình cho những người trong gia đình cùng nghe !
Giọng nói âm trầm của bà lại nhỏ dần dần, hai mắt sáng ngời vẫn còn tâm ý ung dung mơ mộng, trên đôi môi còn nụ cười hiền hậu nói lên tâm ý mãi mãi hạnh phúc. Bà nhắm mắt để lại một thi hài mềm nhũn, khí nóng trong thể xác cũng từ từ tan biến chỉ còn khí lạnh, không khác nào một chung trà nóng mấy, rồi đến lúc cũng nguội lạnh !
Cả nhà nhận ra nữ hiệp Trần Mẫn Trâm đã từ biệt cách giây phút để lại cõi đời sống rồi ra đi vào cõi hư vô. Tiếng thở dài tiếc thương của nhị lão Đào-Trần, tiếng thở than trống vắng và nước mắt của trung niên họ Đào, những tiếng khóc nức nở của trẻ thơ thương mẹ.
Hoàng Phi Bằng cũng động lòng não nuột phân ưu cùng họ, ba ngày tang sự đã yên, gia đình Đào-Trần trở lại sinh hoạt bình thường.
Họ Đào, Trần, Hoàng tìm hiểu nhau về duyên do hội ngộ. Lão họ Đào cảm động vô cùng khẽ giới thiệu :
― Mỗ họ Đào tên Phụng Tiên, còn đây là thông gia họ Trần tên Bạch Phương, còn đây là hài nhi của lão tên Phụng Hòa.
Trần Bạch Phương giới thiệu tiếp :
― Tứ điệt nhi của lão Đào Phụng Tiên, tên là Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp, Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu, đặc biệt song điệt nhi mới sinh ra chưa biết đặt tên gì nhờ tiên sinh đặt tên cho.
Hoàng Phi Bằng lúng túng không hiểu lý do gì mình phải đứng ra đặt tên cho người xa lạ thưa :
― Thưa quí lão tiền bối, trước nhất tại hạ xin giới thiệu, họ Hoàng tên Phi Bằng, tại hạ không có cái vinh hạnh này vì không công dưỡng dục, hay sinh thành, thì làm sao mà đặt tên cho người khác được, xin quí lão tiền bối miễn thứ cho.
Đào Phụng Hòa cười, lên tiếng :
― Tiên sinh, tuy không có công sinh thành, dưỡng dục nhưng có công cứu sống từ trong trứng nước mà ra, công ấy đâu phải nhỏ, mạng sống của song điệt nhi họ Đào này rất lớn mới gặp tiên sinh xuất hiện đúng lúc để cứu sống. Không hẹn mà đến cứu người mới gọi là khởi đầu cho hai kiếp sinh mới chào đời. Kính mời tiên sinh đặt cho cái tên nào cũng được không bất nhất phải tốt hay xấu.
Hoàng Phi Bằng thấy vậy cũng đành lòng nghe theo nói :
― Thưa quí lão tiền bối, thôi thì đành vậy, tại hạ nhận đặt tên cho song nhi nam tên là Đào Phụng Anh Hòa, nữ tên là Đào Trần Mẫn Trâm, tại hạ nhận song nhi này làm nghĩa tử, tương lai song nhi sẽ là nhơn chí thiện mỹ.
Đào Phụng Tiên vui mừng cười nói :
― Mỗ và Trần huynh đây năm nay đã ngoài sáu mươi, sống trên giang hồ cũng được bốn mươi năm, nay ở ẩn nơi này đã được hai mươi năm, không bóng người qua lại, chỉ trong gia đình mới biết lối ra vào, mỗ khao khát muốn biết duyên do nào gặp tiên sinh ở đây để rồi cứu nữ nhi của mỗ.
Đào Phụng Thương kể lại từng chi tiết cho nhị vị nội tổ cùng gia gia nghe đầu đuôi câu chuyện :
― Từ khi bắt báo gặp nạn, tiên ông xuất hiện, cứu sống và chữa những vết thương, rồi cho bào phục mới mặc vào.
Phụng Thương, Phụng Hiệp ngỏ ý mời tiên ông về nhà dùng cơm, nhân tiện để gia gia báo ân, tiên ông từ chối không nhận ân, tiên ông chào tạm biệt còn hứa nếu có dịp thì gặp lại.
Cuối cùng ân công nghe Thương nhi nói:– Hiện nay mẫu thân đang bệnh "Thập tử nhất sinh", không biết Người đi lúc nào, tiên ông nghe nói mẫu thân bị bệnh mới chấp nhận về nhà.
Trần Bạch Phương ngẩn người ra gật đầu liên tiếp, giây lát rồi " ồ ồ …" thành tiếng nói :
― Thế thì chỉ một ngày mà tiên sinh đã cứu đến tứ tôn nhi của mỗ, quả là ân sâu vô tận.
Hoàng Phi Bằng nói nửa đùa nửa thiệt : 
― Có lẽ tại hạ cứu đến năm người trong một ngày cũng nên.  Đào Phụng Tiên vội hỏi:
― Vậy tiên sinh còn đi cứu ai nữa ?
Hoàng Phi Bằng thấy dung mạo của Đào Phụng Hòa đã trúng cùng một độc như thúc mẫu, chàng trả lời :
― Tại hạ không cần đi xa, người ấy ở gần đây chỉ đôi bước thôi.
Trần Bạch Phương vội hỏi :
― Thế tiên sinh nói người ấy là ai vậy ?
Hoàng Phi Bằng ngó Đào Phụng Tiên và Trần Bạch Phương trầm ngâm suy nghĩ trong lòng rồi xoay về  hướng Đào Phụng Hòa nói :
― Chính là thúc thúc Đào Phụng Hòa.
Đào Phụng Tiên rất kinh ngạc vội hỏi :
― Hài nhi bệnh chưa hết hay sao ?
Đào Phụng Hòa miễn cưởng tiếng nói nhỏ nhẹ trả lời :
― Thưa gia gia, hài nhi bệnh chưa hết, mỗi ngày phải vận nội công chống lại từng cơn bệnh, không để lộ ra ngoài vì sợ nương tử của hài nhi biết được sẽ đau khổ lắm !
Hoàng Phi Bằng biết được tình thâm nghĩa vợ chồng của Đào Phụng Hòa, chàng ôn tồn nói :
― Khi tại hạ vào đây là đã biết thúc thúc có bệnh rồi, nhưng không đến nỗi như thúc mẫu, bệnh này trị liệu không khó đâu. Thúc thúc hãy cầm lấy viên thuốc "Tiêu chướng phong" uống vào có hiệu nghiệm liền. Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Thúc thúc mở bào phục trước ngực, tại hạ điểm có huyệt "Trung Đỉnh". Chàng liền búng ra "Phong tiên đơn", tức thì ám khí độc "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu" hạ hỏa xuống và toát mồ hôi chảy ra lỗ chân long như nước mưa.
Không quá năm khắc Đào Phụng Hòa thấy thân thể khỏe khoắn, ông vận nội công thử vào lục phủ ngũ tạng thông đều, khí cũng hòa, tim không còn hồi hộp và người ấm áp.
Đào Phụng Hòa chấp tay đa tạ Hoàng Phi Bằng, miệng cưới vui mừng nói :
― Gia gia, nghĩa phụ, quả là thuốc tiên, chỉ cần năm khắc mà thân thể của hài nhi đã bình phục, hình như còn tăng gia phần nội lực nữa là khác.
Đào Phụng Hòa mừng quá quỳ xuống bái tạ ân công.
Hoàng Phi Bằng vội vã nhảy qua bên phải nói :
― Tại hạ không dám tiếp nhận, xin thúc thúc đứng lên, đừng làm như thế tại hạ không dám thất lễ.
Đào Phụng Tiên thấy hoàn cảnh trong ngày diễn biến khôn lường nói :
― Trong cõi đời này có những lòng người xưng danh đạo cốt, nghĩa hiệp, anh hùng giang hồ, khó mà tìm được người đắc ý để kết giao. Chỉ thấy toàn là bá đạo, đâu đâu cũng có, bởi vậy sự đời như tuồng hát !
Từ ngày sống ẩn cùng cố tri là lão Trần Bạch Phương, ở trong động này chỉ biết luyện thương đao, kinh thư, mạch lý, dịch lý mà vẫn không trị bệnh được cho con của mình, hóa ra mỗ luyện để mua vui, hối hận nhất là để túc phụ hiếu thảo phải qua đời, nay mới biết tục ngữ có câu: "Đọc muôn vạn sách, không bằng đi một dặm đường". May mắn thay gặp được nhất biểu nhân tài, mỗ hân hạnh muốn kết nghĩa nhưng sợ người có hài lòng không ?
Hoàng Phi Bằng khiêm tốn biết người biết ta thưa :
― Thưa nội tổ, thay vì tại hạ kết nghĩa với tứ điệt nam như vậy hay biết mấy, còn so sánh canh sinh nội tổ họ Hoàng, Đào, Trần chỉ hơn nhau vài canh.
Trần Bạch Phương cười nói theo :
― Tại hạ nghe lời nói của tiên sinh rất phải, quả là người đi muôn dặm đường lời nào cũng có đạo lý, thế mới gọi là thần dược thời nay, mỗ cảm kích lắm, tuy vậy mỗ thực tình ái ngại, âu cũng có nguyên do không xứng đáng để tiên sinh bận tâm, mỗ hiểu được người cùng thân phận, rất tiếc tứ điệt nhi của lão yếu kém trí lự, như học văn thì không biết kinh sử, học võ thì không người để bái sư, học kinh doanh thì không có vốn, chỉ học được chăn bò mà thôi !
Hoàng Phi Bằng cười không đồng ý suy nghĩ của lão Trần :
― Thưa nhị vị tiền bối và thúc thúc khi con người sinh ra là đã có trí lự, nhưng phát triển được hay không còn tùy hoàn cảnh, như hạt lúa rơi vào đất khô cằn thì không thể nào cho bông gié tốt, ngược lại rơi vào đất màu mỡ thì quí tiền bối nghĩ sao ?
Đôi mắt lão Trần ngó chằm chẳm vào lão Đào như có ý nói lên điều gì đó mà không để người khác biết được, một thứ ngôn ngữ bằng đôi mắt, rồi tiếng nhỏ nhẹ hỏi :
― Thôi thì lão đồng ý không thể luận thêm nữa, trước mắt tứ điệt nam họ Đào ra mắt sư huynh, làm lễ kết nghĩa trước tổ đường họ Hoàng, Đào, Trần, ngay từ hôm nay, đừng để chậm trễ, thần dược đổi ý nhé ?
Hoàng Phi Bằng hiểu được ý lão Trần muốn thử lòng mình trước khi để con cháu của lão kết nghĩa với mỗ, vốn chàng là phư phụ của Hoàng Đức thì cũng đã am thường ít nhiều giang hồ, cho nên đôi mắt của lão Trần xem ra chàng đã hiểu thấu, chàng cung kính đáp :
― Thưa nội tổ, Phi Bằng nhi không bao giờ đổi ý và không bao giờ phụ người, thà để người phụ mình, nhưng ai phụ Bách Việt thì Phi Bằng nhi này không tha thứ, dù đó là ai cũng phải trừng trị.
Trần Bạch Phương trong lòng đổi tư thế cười "ha hả" nói :
― Phi Bằng hiền điệt có chí khí lắm, nhưng mà thần dược không có miếng võ nào thì làm sao có khả năng trị kẻ phản nghịch Bách Việt, hiện nay có hai loại phản nghịch, một là dùng bút pháp thảo ra văn tự hại người, hai là bằng vũ lực kiếm, đao, mã tấu phân thắng bại, muốn trừ phải có một trong nhũng yếu tố đó.
Hoàng Phi Bằng thấy lão Trần có kiến thức sâu rộng, nhìn người trao của, chứ không phải sơ giao là được việc, liền đáp :
― Phi Bằng nhi đi tìm tất cả yếu tố văn võ để kết nghĩa, để tìm cộng lực trừ kẻ làm phản Bách Việt, còn đối với đời sống bình thường gặp nhau tương trợ khó nghèo, cứu người hoạn nạn, không cần báo công.
Trần Bạch Phương tuy hiểu được lòng người, nhưng trái tim đã khép kín khó tin người, dù già trẻ hay ân công mới sơ giao vẫn đề phòng là hơn, nay gặp Hoàng Phi Bằng cũng không ngoại lệ, thà cứng lòng để nắm phần chắc chắn không để cúi đời lầm lỡ nữa, lão ho một tiến rồi nói :
― Hiền điệt có chí khí lớn, nhưng đi tìm hay mua một sản phẩm nào đó phải có vốn liếng, nếu không có vốn chỉ có bọt nước miếng thôi thì ai trao sản phẩm cho mình, vả lại người có vốn liếng, có kinh nghiệm doanh thương, thế mà còn mua nhằm sản phẩm không giá trị.
Hoàng Phi Bằng hiểu ý ông lão họ Trần muốn tìm cớ để thử thách lòng người. Chàng âm thầm suy nghĩ:– Mỗ chỉ dụng chơn thật để sống với người, thực ra người đa nghi cố chấp thì không thể nào khám phá được những gì trong mỗ, chàng thưa :
― Thưa nội tổ, tất cả những lời vừa rồi rất hữu lý, không sai. Nhưng sự thành công của một người cần biết tiếp nhận, lắng nghe, lý giải, kiên nhẫn, hy sinh và dùng lý trí để giải toả mọi trở ngại. Sao không sống trung thực và chấp nhận mọi hoàn cảnh, cho đó là thử thách để vượt qua nhũng đoạn trường.
Trần Bạch Phương hài lòng lý luận của Hoàng Phi Bằng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn mở ra lòng kết thân giao nói :
― Lý luận rất đúng, có vốn liếng văn tự nhưng đã chinh phục được ai chưa ?
Hoàng Phi Bằng nghĩ trong lòng:– Quả là mỗ gặp cảnh khó trong mặt sống của cuộc đời người khác, dù mỗ đã cứu sống đến năm người của họ vẫn không tin là người tốt. Những lời lão Trần nói cũng đúng thôi, trong lúc "Sa cơ nên phải lụy đò, thuyền buôn lỡ chuyến lững lơ đầu ghềnh", có phải đây là hoàn cảnh của Đào–Trần ư ? Có thể họ đã bị thiệt thòi quá nhiều trong đời sống, đến nay không còn cách nào để giải toả được !
Hoàng Phi Bằng có ý muốn chấm dứt cuộc giao hảo này ví không muốn vấn vương vào gia đạo của họ Đào Trấn, chàng dụng tâm lý nói để tạm biệt :
― Phi Bằng nhi phải đi không được ở đây lâu, hôm nay gặp nhau bên lề đường xin quí tiền bối đừng để trong lòng, tại ha xin từ biệt chúc cả nhà bình an.
Phi Bằng đứng lên đôi tay chuẩn bị xá thì Trần Bạch Phương vội vã đỡ tay nói :
― Hiền điệt hãy ở lại dùng cơm đã, còn phải làm lễ kết nghĩa tình huynh đệ hai họ Hoàng, Đào nữa chứ, không nên đi vội, cả nhà xem hiền điệt như ân công chưa báo đáp lẽ nào đi vội vã như thế chứ. Tuy không có bảo vật để làn tin nhưng ít nhất lễ tình nghĩa với nhau mà .
Hoàng Phi Bằng thẳng thắn trả lời :  
― Thưa nội tổ, Phi Bằng nhi không đem lại niềm tin thì ở đây làm gì, dù có nán lâu mà không đem đến sự bình an cho người khác thì cũng vô ích thôi, đã đến lúc tại hạ xin tạm biệt quí tiền bối.
Trần Bạch Phương cười "ha hà" nói :
― Đúng là kiệt tài xuất chúng thông qua tuổi tác, không cần xuất chiêu kiếm, đao mà đã chinh phục được lòng người, mỗ cảm kích đáng mặt để tạc thù "ha hà".
Chẳng đặng đừng cuối cùng Hoàng Phi Bằng chấp nhận ở lại làm lễ kết nghĩa huynh đệ với Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp, Đào Phụng Anh, Đào Phụng Châu đã hoàn tất. Hoàng Phi Bằng lớn hơn một canh làm đại huynh. Chàng suy nghĩ một hồi lâu rồi đề nghị :
― Nhờ Đào thúc thúc tiếp một tay, việc làm đầu tiên là dùng đậu nành với đậu xanh giã thật nhừ nhuyễn, vắt lấy nước cốt pha vào một ít nước lạnh, đem nấu khi nào nổi bọt là chín, để nước đậu ấm, cho Đào Phụng Anh Hòa và Đào Trần Mẫn Trâm nghĩa tử nam nữ uống thay cho sữa mẹ, mỗi ngày làm ba lần như vậy, cho uống bốn tháng sau rồi từ từ tăng lên sữa tam nhật. Hiện nay thân thể của nhị nghĩa tử bị nhiều chấn bầm ngoại tạn, đến tháng thứ bảy thì hóa ra xanh, xem như bệnh tuyên giảm, sau đó da hồng trở lại, đến ngày thôi nôi Phi Bằng nhi sẽ chữa trị theo phương thuốc đặc biệt để cho cơ thể phát triển bình thường, hiện nay nếu có gì thì khó trị lắm nhất là thân thể ở trong tình trạng bị thương gân động cốt, thúc thúc cẩn thận chăm lo cho nhị nghĩa tử nhé ?
Đào Phụng Hòa suy nghĩ :– Hoàng Phi Bằng mới từng ấy tuổi mà đã biết y thuật, mạch lý, lo toan mọi việc như thần.
Hoàng Phi Bằng xin tạm biệt, hẹn chiều mai sẽ trở lại. Trước khi ra đi, lấy trong túi ra con Tu hú gỗ, chuyển một tác động cả ba đại hạc bay vào động hạ cánh xuống đất. Hoàng Phi Bằng lấy trong túi dết trên lưng đại hạc ra hai viên đơn hồi lực "Lao khí đơn" trao cho Đào Phụng Hòa dặn dò đôi lời :
― Thúc thúc, thuốc này uống vào giờ Tý. Hài nhi xin điểm vào huyệt "Bách hội" nhằm trục hết  trược khí.
Ngoài trời hoàng hôn, Hoàng Phi Bằng cưỡi đại hạc bay vào không trung về hướng Nam, rồi chuyển qua hướng Tây.
Cả nhà mọi người muốn biết lai lịch của Hoàng Phi Bằng rất khó, chưa tiện hỏi, vả lại những diễn biến như phép lạ trong một ngày, không còn thời gian để tìm hiểu người lạ mặt hiệp nghĩa, tất cả cũng lạ người thiếu hiệp này không cần biết mình là ai, cừu hay ân nhân, lạ nhất là người di chuyển bằng con hạc.
Đến tối cả nhà ngồi lại gần bếp lửa hồng để sưởi ấm, Trần Bạch Phương nhận xét về Hoàng Phi Bằng:– Một nhân cách có phong độ, lời nói trong suốt đạo lý, xét thấy thiếu hiệp Hoàng Phi Bằng có nhiều tình cảm, trợ khốn khó, cứu nguy nan, không phân biệt thân sơ. Nhưng rất nghiêm minh trừng phạt những ai trái đạo đức. Hành động sáng suốt, ân nghĩa không cần biết lai lịch, không tiếp nhận lễ tạ ơn, không mượn miệng để quảng cáo cái tôi chính mình, tuổi trẻ khí khái, không bao giờ cho mình hơn thiên hạ. Mỗi việc làm nào cũng có cái lý trí trong đó, thiếu hiệp này thừa hiểu biết khả năng võ học.
Y lý của mỗ cùng Đào đệ và nghĩa tế còn thua xa chàng trai trẻ họ Hoàng, nói cho cùng thiếu hiệp họ Hoàng là một nhân tài hiện nay không một ai sánh bằng về đức hạnh, thần dược và võ học cũng thế. Mỗ thấy tướng cốt, thân pháp cưỡi hạc cũng đủ chứng minh võ học siêu phàm, hôm nay cả nhà mỗ được may mắn mới diện kiến một nhân vật phi thường. Trần Bạch Phương tự hứa với lòng:– Khi thiếu hiệp Hoàng Phi Bằng trở lại thì phải xem như người nhà, thiếu hiệp này đáng để cho mình tạc thù lắm chứ ?
Đào Phụng Tiên cũng đang suy nghĩ, rồi nói lẩm bẩm :
― Theo đệ nhật xét, Hoàng Phi Bằng lòng thư thái, đứng trước mọi khó khăn làm được nhiều việc mà bao lâu nay cả gia đình đều bó tay, thiếu hiệp ấy xem gia đình mình như tình cốt nhục, gia đình chúng ta lấy tình chiêu đãi người, cách đó mới bồi đắp được ân công, sống như thế mới phải lòng nhau. Thở dài nói tiếp:– Lúc trước chúng ta bị hoạn nạn chính trong cốt nhục đem lòng nham hiểm làm hại cả nhà, chúng ta không quyết tâm trừ, thế mới gọi là chuyện đời đâu đâu ! Từ ấy cứ thấy người trong nhà hay ngoài ngõ đều sợ, giang hồ hiểm ác còn ta không quyết tâm trừ, bởi vậy sống ẩn ở đây đã mấy mươi năm không biết ngoài đời nay đã đổi thay thế nào ?
Riêng vợ chồng Đào Phụng Hòa tuổi trẻ háo hức xuống núi lập nghiệp được mươi năm tuy thành đạt, nhưng vợ con chưa được hưởng thì ra sự thế ngày nay ! Võ nghiệp huynh đệ ta không hèn thế mà cả nhà phải bị bại trận ở cõi giang hồ. Bây giờ huynh đệ ta hãy thử vận hội cuối đời xem sao ?
Đào Phụng Tiên đề nghi với Trần Bạch Phương :
― Đại huynh cùng đệ đi lấy con báo mắc bẫy về làm cỗ cúng cơm cho Tức phụ, cũng để tỏ lòng thương tiếc Trâm nhi. Hai lão cùng gật đầu phi thân đi lấy con báo về động.
Hoàng Phi Bằng về động Lạc Việt, sáng sớm đi mua ngay một con bò sữa ở huyện Tây Châu thuộc Quế Lâm. Đem về nuôi ngoài động gần suối cỏ, dựng tạm một chòi trang, lập đồ trận "Trụ nham bình" để bò sữa không đi ra ngoài được, còn người thì không biết vị trí chuồng bò, có như vậy mới vắt sữa nuôi Đào Phụng Anh Hòa và Đào Trần Mẫn Trâm.
Hoàng Phi Bằng trở lại động Nam Khê Sơn, mang theo một thùng sữa bò tươi ba mươi cân, đủ cho Đào Phụng Anh Tuấn và Đào Trần Mẫn Trâm dùng hai tháng với đậu nành, đậu xanh. Đào Phụng Hòa tiếp nhận năm gói thuốc bồi lực, uống liên tiếp trong năm ngày, gồm có các vị thuốc viết ngoài trên gói :
– Nguyên tam 1 lượng
– Bản lan căn 5 chỉ
– Trang bì 2 chỉ
– Mao lan sống 1 lận rưởi
– Bì quân bố 3 chỉ
– Tào các 3 chỉ
– Tứ cự 5 chỉ
– Hải thảo 3 chỉ
– Khúc đồng 8 phân
– Phát hà 3 chỉ .
Chàng còn đem theo thuốc trị những vết thương cho Đào Phụng Thương, Đào Phụng Hiệp và tam sên, nhang đèn làm lễ nhất cửu cho thẩm thẩm Trần Mẫn Trâm, phần nhang đèn còn lại dùng đến lễ cầu siêu cửu cửu, chàng tặng Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phương một bầu rượu Bách Thọ Đào hai mươi cân.
Hoàng Phi Bằng biết hành lễ cho vong nhơn là nhờ lúc trước có tham dự lễ nội tổ mẫu, lần đầu tiên Hoàng Phi Bằng tập làm người lớn, lo rất chu đáo cho người sống và người chết.
Cả nhà họ Đào–Trần, thấy Hoàng Phi Bằng đến đúng hẹn, ai cũng vui mừng, sững sờ ngạc nhiên và lạ mắt với năm đại hạc khỏe mạnh, trên lưng nhiều đồ vật, những vật cần dùng mà chưa ai nghĩ đến.
Ai cũng cảm động đón tiếp như tình cốt nhục. Hoàng Phi Bằng hướng dẫn những thứ tự dùng vào việc gì và dùng như thế nào cho đúng việc, đây là ngày ghi nhớ nhất của huynh đệ họ Đào.
Đào Phụng Tiên muốn biết lại lịch ân công, trầm ngâm suy nghĩ một hồi tìm được lời hỏi :
― Theo mỗ nhận xét, hiền điệt ở cách đây không xa lắm, phải không ?
Hoàng Phi Bằng nghe qua đủ biết Đào Phụng Tiên nhật xét không sai, nhưng chàng không thể nào tiết lộ được nơi ở. Chàng biết ít nhiều quy luật sống của người và vật ở trong rường lâu năm đáp :
― Thưa nội tổ, Phi Bằng nhi ở huyện Giao Châu thuộc Giao Chỉ, di chuyển bằng đại hạc tuy xa cũng như gần.
Đào Phụng Tiên trầm ngâm suy nghĩ xa gần di chuyển bao lâu để định ra gia đình bạn hay thù, hỏi tiếp :
― Trừ ra hiền điệt có thần thông mới đi nhanh lẹ như thế.
Hoàng Phi Bằng thấy kiến thức của Đào Phụng Tiên nắm vững thời gian cũng không phải là người kém lý trí. Chàng khó mà tránh được qua mắt cao thủ tầm vóc lịch duyệt võ công, như một áng vân bao phủ nhàn tản trên đầu núi.
Hoàng Phi Bằng cúi đầu thi lễ Đào Phụng Tiên, trong lòng nẩy ý dùng bộ pháp để cho người không đi sâu vào đời sống riêng của chàng đáp :
― Thưa nội tổ, di chuyển nhanh lẹ là nhờ có bộ pháp và đại hạc, xin nội tổ đừng cười chê để điệt nhi thi triển thử xem.
Chàng đứng tại chỗ sử dụng "Du hành bất túc" trong "Thiên Đế Pháp" tức khắc biến dạng như hóa phép, uyển chuyển phi thân, từ bốn hướng rồi tám hướng, rồi mười phương đều có tiếng nói của Hoàng Phi Bằng vọng lại và tiếng con Tu hú gỗ cao vút trên không trung.
Đào–Trần không ai biết Hoàng Phi Bằng ở hướng nào, chỉ biết vừa phi thân và cuỡi hạc, cuối cùng Hoàng Phi Bằng hiện nguyên hình đứng nơi chỗ cũ, bộ pháp nhanh như vậy mà không thấy mồ hôi trên tráng, cũng không nghe tiếng thở hổn hển, lời nói bìnhn thường âm điệu trong veo.
Đào Phụng Tiên khen thầm:– Thảo nào người đi nhanh như bay là phải rồi, thế mà mình cứ nghi ngờ người có ý riêng gì đó. Hiểu ra mới biết già quá chấp, không phân biệt rõ ràng thân pháp, Đào–Trần tự nhận đã già vẫn còn làm háo, thôi thì xin lỗi trẻ là chính đạo nói :
― Hiền điệt, lão u mê cố chấp như thế thôi xin lỗi nhá, lẽ ra không nên để hiền điệt chứng minh qua thi triển bộ pháp mới phải, mong hiền điệt cảm thông vì sống lâu ở đây cho nên có ít nhiều hồ đồ.
Hoàng Phi Bằng vui vẻ, cười đáp lại một cách vô tư :
― Thưa nội tổ, việc nào nghi vấn thì mình cần phải biết rõ trắng hay đen, nhằm để tìm ra lẽ, đó là sự thường tình, khi giải được nghi vấn, tinh thần thoải mái nhiều hơn, một khi đã am tường thì lý trí sáng hơn, tất cả ý niệm nghi vấn đó tan biến để lại tâm hồn mình trong sáng.
Đào Phụng Tiên sau khi nghe Hoàng Phi Bằng nói như vậy "à" lên một tiếng khen :
― Đúng như thế, sao bao lâu nay lão nhìn việc gì cũng màu đen hết vậy, không ngờ nay gặp ánh sáng hiện ra.
Đào Phụng Tiên tấm tắc khen thầm: – Hoàng Phi Bằng kiến thức lịch duyệt, sâu rộng hơn người. Ông cười hồn nhiên "ha hà" thoải mái, tinh thần như thời thanh xuân.
Hoàng Phi Bằng tự nói với mình nghe: – Mỗ bôn ba trên giang hồ hơn hai trời, kiến thức đã mở rộng hơn trước nhiều, vẫn biết giang hồ lắm mưu nhiều quỉ kế, đâu đâu cũng nguy hiểm, gian trá mặc dầu biết vậy, mình không lầm một người tốt trong những người xấu.
Chàng cảm thông nhị lão Đào–Trần, đã bao lần bị sập hầm xuýt tuyệt mệnh, cho nên mọi việc đến với họ đều bất ngờ và nghi vấn, đó là lẽ tự nhiên bảo vệ để sống còn.
Đào Phụng Tiên miệng cười thiện cảm nói :
― Thưa Trần huynh, hiền điệt cùng cả nhà đã đến buổi cơm rồi xin hãy dùng cơm kẻo bị nguội.
Cả nhà ngồi vào bàn cơm với thực đơn sơn kê, nào là bò, heo rừng, hưu nai, báo, thỏ, tất cả hầm chung với hạt dẻ rường v.v...
Lần đầu tiên Hoàng Phi Bằng thưởng thức cơm sơn kê tuyệt vời và nghe hai họ Đào–Trần khen :
― Hôm nay rượu, thịt thơm ngon, một buổi cơm an lành nhất đời, lâu lắm mới có ngày vui.
Hoàng Phi Bằng được dịp nghe lão Đào kể lại những gian truân đã qua, nào là vật hữu sở tư do người cốt nhục cướp mất, hãm hại gia gia, mẫu thân cùng thúc mẫu và hai con cũng bị kẻ thù giết, chỉ có ông mới thoát thân, từ đó sống âm thầm cho đến nay.
Lão Trần cũng kể lại đời mình, nào là kết nghĩa nhằm những kẻ bất lương, đoạt vợ giết con, gia đình ly tán, thân ông phải bị vào tù oan trái hai năm về tội cướp của giết người bởi vậy người đời có câu "Ngắn cổ bé miệng kêu không thấu trời". Khi ra khỏi nhà tù đi tìm vợ con, không nơi nương tựa, gặp họ Đào cùng cảnh ngộ kết giao bằng hữu, mới biết nữ nhi Trần Mẫn Trâm là đứa con gái đầu lên sáu được lão Đào cứu sống và nhận làm con nuôi.
Cha con nhận lại nhau Trần Mẫn Trâm kể cho ông nghe: – Nhà mình bị người ta đốt cháy nội ngoại bị chết thiêu, mẹ và hai em trai bị nguời ta bắt đi đâu không biết, còn Trần Mẫn Trâm đang chơi bán hàng xén với những trẻ gái bên cạnh nhà, khi biết được thì tất cả gia đình mất hết, chỉ còn hy vọng gặp lai gia gia đang ở trong tù.
Khi lão Trần về thăm quê cũ tại huyện Đại Lộc thuộc Giao Chỉ để tìm lại vợ và hai đứa con trai, nhưng bước chân phụ lòng đã đi khắp nẻo đường tại đất Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Quế Lâm trên ba năm không kết quả, cuối cùng tuyệt vọng không gặp lại dấu người thân.
Lão Trần về lại động Nam Khê Sơn sống với họ Đào, từ ấy chỉ còn Trần Mẫn Trâm là đứa con gái duy nhất trong đời của họ Trần.
Đào Phụng Hòa ngó Hoàng Phi Bằng có ý:– Tuy còn sơ nhưng đây là ân công cũng không tiện nói dối, chi bằng nói thực :
― Tại hạ cùng muội Trâm lớn lên trong một gia đình có hai thế giới, hai lão già bi quan, hai trẻ lạc quan luôn luôn hướng về phái trước, hai ông già tâm sự đời buồn, còn hai trẻ tung tăng nhảy múa hát ca mỗi ngày. Tại hạ cùng muội Trâm ngủ cùng phên, đôi khi nằm mộng mơ bày trò chơi cho ngày mai. Khi tại hạ lên tám, muội Trâm lên bảy, hai ông gìa bắt luyện võ nghệ, chúng tại hạ thích chơi nhiều hơn luyện võ, thế là cả hai bị đánh một trận, hai ông già hung quá bắc buộc phải vâng lời luyện võ. Từ lúc ấy tại hạ và muội Trâm lấy võ làm trò chơi, thường là tỷ đấu phân cao thấp nhờ vậy võ học tiến rất nhanh, đến khi tuổi mười tám chúng tại hạ vẫn còn thơ ngây, chưa biết yêu là gì, vẫn xem nhau là anh em ruột, một ngày ấy hai ông già bảo chúng tại hạ chuẩn bị lập gia thất, bấy giờ mới biết yêu nhau từ hai tiếng "gia thất", lễ thành hôn đánh dấu đời mình thực sự trưởng thành, nghĩa vụ lớn nhất là ước vọng chúng tại hạ phải làm việc gì đó để báo hiếu nhị gia gia.
Chúng tại hạ xin xuống núi để làm ăn sinh sống hướng về tương lai hai họ Đào-Trần, vợ chồng tại hạ làm ăn nên ra, phát triển nghề giao dịch hàng hóa, rồi lập ra "Tiểu Hóa Bang" qui tụ nhiều hào kiệt đồng cộng lực, trong nhà nuôi ăn ở trên trăm người.
Lần đầu Chuyết kinh sinh được hài nhi trai, rồi lần thứ hai cũng trai, mỗi lần khai hoa nở nhụy, đều về động để hai ông già chăm sóc, khi Chuyết kinh có mang lần thứ ba hơn sáu tháng, lúc ấy tại hạ tự đi chuyển hàng, lần này không thể để cho người khác chuyển được, hai nữa lộ trình xa đi và về mất hơn tháng.
Khi tại hạ về đến nhà thì đúng lúc cảnh nhà tai biến, bị đảng cướp "Đường Tứ Khải" bức hiếp, khắc chế trong ngoài bang. Chuyết kinh bụng mang dạ chửa, tay kiếm đông tây hữu đột, còn những người trong nhà lâu nay miệng thường xưng danh giang hồ hào kiệt. Đến lúc có lâm nguy thì người trở mặt làm ngơ, trong lòng họ gian hùng xuất hiện, họ làm phản phóng ám khí độc "Thu xa quỳnh" và "Thu xa châu". Tại hạ phi thân vào lấy bào ngoài che thân cho Chuyết kinh rồi phi thân ra khỏi "Tiểu Hóa Bang", đưa chuyết kinh về lại động để gia gia và nghĩa phụ chữa trị, cũng may trước khi đi chuyển hàng, tại hạ đem bốn đứa con trai về động. Xem ra sự nghiệp vợ con chưa được hưởng thì bị giang hồ cướp mất, từ đó ước mơ phụng dưỡng gia gia và nghĩa phụ cũng theo mây khói.
Chuyết kinh mỗi ngày bệnh nặng vì cấn thai, nếu không có cấn thai thì không đến nỗi phải như ngày nay! Không ngờ tiểu hiệp đến đúng lúc cứu sống được song nhi, kể ra thì ở đời này trong cái ảo cũng có cái thực, tuy tại hạ mất Chuyết kinh nhưng được bù đắp có ba trai một gái, dù sao tại hạ cũng còn an ủi phần nào, thấy mặt con như thấy chuyết kinh và gia gia nghĩa phụ cũng thế, thấy mặt tứ nhi như thấy hiền túc còn sống !
Hoàng Phi Bằng tự nghĩ thầm:– Quả thực cả nhà đã xem mình như người thân cho nên không giấu diếm một điều nào cả, họ mở hết cửa lòng để tâm sự cho mình biết.
Hoàng Phi  Bằng tự hỏi tiếp:– Tại sao gia đình họ không được hạnh phúc như mọi người, trước mắt mình thấy họ Đào, họ Trần mất tất cả người thân trong gia đình và chính lục Đào huynh đệ cũng đồng cảnh ngộ như cha ông đã hai đời tan cửa nát nhà, hiện sống ẩn ở đây để tiếp tục chịu mãi cuộc đời này ư ?
Đào–Trần gặp nạn giang hồ hiểm ác, vô lương tâm cướp mất hạnh phúc, cướp mất đời sống bình thường của người lương thiện, ta phải làm gì để lấy lại công đạo cho Đào–Trần chứ ? Chàng tự hỏi tiếp:– Lý do nào Đào Phụng Hòa kể chuyện mà quên chỉ có bốn đứa con, nhưng rõ ràng ông có đến sáu đứa con đây mà, vậy hai người trong sáu không phải con ông ấy là con của ai ?
Hoàng Phi Bằng muốn hỏi nhưng tế nhị, nói qua hướng khác, cơm no rượu xong xin đa tạ, rồi hỏi :
― Thưa nhị nội tổ, thúc thúc từ đây Phi Bằng nhi xem như thân bằng quyến thuộc, không biết ngày nào đó nhị nội tổ, thúc thúc có ước nguyện lấy lại công đạo không ?
Đào Phụng Tiên như có một tia sáng mới, mà từ lâu đã xem cuộc đời riêng tư là khối thất vọng, ông thở dài lấy lại hy vọng nói :
― Phi Bằng nhi à, đáy lòng khó ai dò tìm để thấy, nay chúng ta cứ sống chân thực thế này thì hay hơn. Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng nó là thứ vô ảnh khó mà tìm, hai nữa lấy lại công đạo chỉ là ước mơ, bởi có lòng mà không có sức.
Hoàng Phi Bằng hiểu được ý của ông nói :
― Thưa nội tổ, thúc thúc, Phi Bằng nhi thực sự muốn tiêu diệt tất cả những người nào đã làm tan nát hạnh phúc của nhị vị nội tổ. Phải chăng đó là những thành phần thế lực quan trường, họ cho rằng lưới trời bỏ quên không phán xét họ, cho nên chính chúng ta phải thay trời trừng trị họ.
Đào Phụng Tiên thở dài vừa suy nghĩ nói :
― Phi Bằng nhi nói rất đúng, họ là những kẻ sống trên đầu Lạc dân, xem thiên hạ như động vật bốn chân, họ tự cho đất Mông Tự là cõi riêng, cho nên họ mới tung hoành như thế !
Trần Bạch Phương cũng thở dài nói :
― Phi Bằng nhi à, thất thế để lòng di hận muôn đời, biết làm sao bây giờ. Xã hội hôn mê không phải tùy thời sinh của chúng ta, dù có vẫy vùng cũng vô ích thôi.  Chúng ta sống như thế nầy cũng được rồi, sống trong nhân đức của người lòng hạnh, bởi vậy hạnh phúc trong ta là sự khổ đã đi qua, nếu mình không phải là kẻ miệng đỡ tay chân, thì đâu có ở ẩn thế này. Nói chi xa, gần đây thôi huyện Đại Tân thuộc Giao Chỉ có một ông trời nhỏ cũng đủ làm mưa làm gió rồi, dân ở đấy thán oán vua quan không mắt, đến anh hùng hào kiệt cũng cùng một phe ! Thế cô như Phi Bằng nhi làm sao mà diệt họ được, sống ở đây đừng chạy bậy có thể sống dài dài, đó là cách duy nhất không bị sập vào bẫy đời. Phi Bằng nhi bỏ ý định diệt chúng đi, võ nghiệp và trí lực như Đào–Trần đây mà phải sống trong hóc núi mấy chục năm liền, riêng vợ chồng thằng nhóc Đào Phụng Hòa mới ra thử lửa mười năm tưởng bở, cuối cùng bỏ tài sản chạy lấy thân, vợ y cũng mất nốt !
Hoàng Phi Bằng bình thản thưa :
― Thưa nộ tổ, thúc thúc, nếu Phi Bằng nhi trị được cẩu quan địa phương thì nội tổ có nhận gánh trách nhiệm lập phúc an dân không ?
Đào Phụng Tiên liền ồ một tiếng không tán thành cũng không phản đối, chỉ đáp :
― Khả năng lập phúc an dân thì mỗ làm được, nhưng diệt bọn gian ác, tặc phỉ thì phải có nhiều nhân sự tâm huyết như Phi Bằng nhi và ít nhất võ nghiệp cũng như họ Đào–Trần thì may ra, bây giờ Phi Bằng nhi phải tập luyện võ nghiệp cho đến mức nội công trác tuyệt, thủ pháp nhập thánh thì mới được, còn lời nói không chứng minh được hành động, hai nữa không có khả năng mà cứ nói thì khác nào lời đùa trước quan quân tham ác !
Hoàng Phi Bằng cũng muốn hiểu võ học của hai họ Đào–Trần, chàng mạo muội hỏi :
― Thưa nhị nội tổ, thúc thúc xuất chiêu, khẩu quyết, xem thử Phi Bằng nhi có lãnh hội được không ?
Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phương vẫn chưa biết võ học của Hoàng Phi Bằng cho nên hai lão thực tình xuất hai pho đao gia truyền của mỗi nhà, người như rồng, người như hổ, riêng Đào Phụng Hòa thì luyện tập cả hai pho đao pháp họ Đào–Trần.
Hoàng Phi Bằng khen thầm:– Xét về đao pháp đã đến tuyệt kỷ, nhưng chưa đến đỉnh cao hoàn hảo vì chiêu số còn khe hở và rất tiếc chí khí hai lão anh hùng không đất dụng võ.
Chàng vui mừng mỉm cười chắp tay bái nhị lão, lóng tự tin nói :
― Thưa nội tổ, thúc thúc, Phi Bằng nhi và lục Đào huynh đệ thực hiện được ước mơ của nhị nội tổ, ngày không xa sẽ đến cửa quan đòi lại công lý, lập lại đời sống hạnh phúc cho Lạc dân. Hoàng Phi Bằng nói tiếp: – Nhị nội tổ, thúc thúc cung cấp một danh sách, họ tên, bang, đảng, sào huyệt, địa danh, quan trường, khi có danh sách rồi Phi Bằng nhi xin hứa hai tháng sau sẽ bêu đầu họ trước chợ, để Lạc dân ăn mừng.
Cả ba nhân vật đã từng giang hồ không tin lời Hoàng Phi Bằng, nhưng nghe lới nói rất là nghiêm nghị.
Đào Phụng Tiên, Trần Bạch Phương đành phải hứa :
― Tốt lắm, muốn lập một danh sách cho thật chính xác phải mất hai tháng, trừng phạt địch thủ kỵ nhất là không nên nhầm lẫn người.
Hoàng Phi Bằng cứng rắn nói :
― Thưa quí nội tổ, đúng như vậy danh sách này không để lọt lưới những kẻ phản dân hại nước, nhất là các huyện chủ, gia tộc vương quyền có dính ít nhiều cũng không tha thứ.
Cả ba nguời lớn trong động đồng rùng mình tự nói:– Mình chưa đụng đến một thằng huyện nhỏ mà thân danh đã liệt, còn Phi Bằng này lại dám lấy đầu các vương quyền thì quả thật là không sợ trời sập ! Thôi thì làm thử may ra dân tình được phước !
Hoàng Phi Bằng sực nghĩ ra một việc lại hỏi tiếp:
― Thưa quì nội tổ, thúc thúc nếu không chê võ học của Phi Bằng nhi thì cùng tập luyện, mục đích là để diệt trừ bọn tham quan, bang đảng trộm cướp.
Cả ba đồng ý, thực ra Hoàng Phi Bằng tế nhị, âm thầm điểm những khe hở trong đao pháp của hai họ Đào–Trần.
Từ ấy mỗi ngày Hoàng Phi Bằng đến đây luyện tập văn võ cho tứ Đào huynh đệ, bảy ngày sau cả nhà võ nghiệp thấy tiến bộ hơn trước trăm lần, riêng chiêu số của hai lão và Đào Phụng Hòa cũng đổi khác mà không ai biết nguyên nhân.
Tiếp theo Hoàng Phi Bằng âm thầm chuyển nội ngoại công, trơ lực nhị lão, hướng dẫn kiếm thuật, đao số. Chàng không ngại khó, tiếp theo truyền bộ pháp, huyệt đạo.
Không bao lâu nhị lão Đào–Trần, thúc thúc Hòa mới biết đích thực Hoàng Phi Bằng võ học phi thường, chính hai pho võ học gia truyền Đào–Trần có được hôm nay là do Hoàng Phi Bằng chỉ điểm những chiêu số đệm vào chỗ hở thành liên hoàn.
Nhị lão Đào–Trần ở trong núi lâu ngày cũng sinh tính tình khép kín, nay gặp Hoàng Phi Bằng thay đổi khác hẳn, lòng người hoàn toàn mở rộng, từ khi gặp Hoàng Phi Bằng cả nhà như có một luồng hạnh phúc mới, lòng cởi ra trong sáng.
Đến lúc này nhị lão Đào–Trần không thẹn lòng và ái ngại, lời chân thành với Hoàng Phi Bằng :
― Hai pho đao pháp của họ Đào–Trần có được ngày nay là do Phi Bằng nhi chỉ điểm, thế mà trước đây hai lão không biết Phi Bằng nhi có võ học siêu quần, nhưng tính người không khoa trương, khiêm cung, lại rất thông minh hướng dẫn người không cho người biết võ học của riêng mình, hai lão bái phục, đa tạ ân công.
Phi Bằng mừng vui nói :
― Nhị nội tổ, nói như vậy thì Phi Bằng nhi chỉ biết vậy, chứ thực ra có thử đao kiếm mới biết sở đoản, sở trường khi biết rồi mới hóa ra liên hoàn, trong võ học có nói như vậy.
Đào Phụng Tiên xem Hoàng Phi Bằng khác hẳn mọi người thường, vừa ngạc nhiên miệng hỏi :
― Phi Bằng nhi nói đúng lắm, nhưng người điểm trúng vào chỗ hở mới là quan trọng, theo lão nhật xét, khi Phi Bắng nhi xuất chiêu toàn là ở chỗ hở của lão, lão giải được chỗ hở đó thì lòi ra chỗ hở khác, cứ thế mà giải hoài, nhờ vậy mới nhớ mãi ghi vào lòng, đúng là Phi Bằng nhi sư phụ của thiên hạ, lão lấy làm hãnh diện có được một người thân thuộc hợp tính với hai lão vô cùng.
Hoàng Phi Bằng đến lúc phải đi, chàng hẹn :
― Thưa cả nhà, mười ngày sau sẽ trở lại, xin tạm biệt.
Chàng vẫy tay chào, mọi người như nhận một báo tin trống vắng, một thứ gì đó không thể thiếu trong động Nam Khê Sơn. Hoàng Phi Bằng phi thân lên lưng đại hạc bay về hướng Nam.
Từ trên cao Hoàng Phi Bằng nói vói xuống :
― Nhị nội tổ, thúc thúc, cùng tứ nghĩa đệ hãy tiếp tục tập luyện, tại hạ hy vọng được chiêm ngưỡng đao kiếm kỳ ảo, nội lực phát huy khôn lường, ngày tái ngộ sẽ có niềm vui mới.
Đai hạc bay về hướng Nam, rồi chuyển hứng bay trở lại hướng Tây để về động Lạc Việt. Chàng không quên hôm nay đúng là ngày hẹn với huynh đệ Hoàng Đức.
Phùng Hưng, Lữ Trường Gia, Trịnh Đình Thao, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Hoàng Quốc Kỳ, Hoàng Tố Nguyệt, Trần Bình Thành, Võ Thu Hồ đồng dừng vó tuấn mã tại tửu lầu Trà Xuân Lầu thị trấn Giang Phả để dùng điểm tâm, lần này Phùng Hưng gọi tửu bảo cho mười hai bánh bao. Thất hiệp hiểu ý đồng ồ lên cười "ha hà" còn nhị hiệp không biết chuyện gì mà cả huynh, tỷ, đệ cười .
Trần Bình Thành ngơ ngác vội hỏi :
― Quí huynh, tỷ cười việc gì vậy, có niềm vui riêng đấy à ?
Phùng Hưng kể lại chuyện xưa, cho những huynh đệ mới gia nhập Hoàng Đức cùng nghe :
― Không không, chẳng có gì đâu, đây là nhớ lại chuyện xưa, ngày đầu gặp sư phụ bởi những bánh bao này, sau đó được sư phụ kết nạp thất huynh đệ Phùng Điền bang làm đệ tử, nếu không có chuyện bánh bao thì không có ngày nay, cho nên mỗi lần ăn bánh bao thì nhớ đến sư phụ là vậy, từ bánh bao đưa thất huynh đệ đến đời sống tốt đẹp như ngày nay, hôm nào huynh sẽ kể tiếp chuyện này, còn bây giờ phải dùng điểm tâm rồi lên đường gấp, đừng để sư phụ chờ lâu.
Sau buổi điểm tâm, Hoàng Tố Nguyệt trả tiền, còn Phùng Hưng thúc dục cửu huynh đệ lên đường, liền hỏi tửu bảo :
― Tại hạ xin hiền đệ nhận công ba lượng bạc, nhờ nuôi hộ chín con tuấn mã cho thật chu đáo, mười hôm sau tại hạ trở lại tiếp nhận, đương nhiên sẽ tặng thưởng thêm.
Tiểu bảo thấy số tiền này nếu nuôi trăm tuấn mã cũng không hết, vui mừng đáp :
― Thưa khách quan, tại hạ nhận nuôi chín con tuấn mã, với ba lượng bạc này tính ra là rất hậu hỹ, xin đa tạ quí ân công trước.
Huynh đệ Phùng Hưng đứng ngoài động Lạc Việt thấy cửa động Tây và Nam đã bế môn, ngạc nhiên tự hỏi những tảng đá này người có nội lực phi thường cũng không tài nào chuyển đến cửa động được, dĩ nhiên phải có thần linh nào đó đứng ra bế môn cửa động.
Vừa lúc thấy Hoàng Phi Bằng xuất hiện từ xa đi tới, thầy trò gặp nhau vui mừng. Hoàng Phi Bằng mời đệ tử chui vào động, qua lỗ ngày xưa thất Hoàng Đức khám phá, vừa chui vào trong động huynh đệ Phùng Hưng thấy một cột lớn vạt theo hình thẻ bài. Viết "Từ nay huynh, đệ Hoàng Đức ra vào động, phải qua khe dưới suối". Cửa động Tây và Nam không mở được nữa, huynh đệ Phùng Hưng đồng thấy cửa động bên trong cũng có những tảng đá lớn như ở ngoài động, tuy rằng có lệnh cấm mở cửa động, nhưng nếu có nội công cử đỉnh đồng cũng không có tài nào mở cửa được.
Phùng Hưng quan sách cảnh đã đổi thay mà người vẫn như xưa, lòng không an hỏi :
― Thưa sư phụ bế môn là do ai làm vậy ?
Hoàng Phi Bằng không thể nói hết sự thật cho bất cứ ai biết về động Lạc Việt, bắt buộc chàng phải một lần nói dối với lòng: – Dù mỗ có nói dối cũng không hại ai, nói dối để bảo vệ kho tàng cũng là điều cần thiết, chàng nói :
― Chuyện này mỗ cũng không biết, rất kỳ lạ, qua một đêm ngủ ly bì không biết mây trăng trời đất chi cả, sáng thức dậy thì thấy cửa động Đông, Tây, Nam có những tảng đá to đã bế môn, với sức nhỏ bé của tại hạ thì không làm cách nào được ra ngoài, tìm mãi mới phát hiện lỗ ra vào này đây, từ đó an tâm không sợ chết ở trong động này.
Thời gian ở đây mỗ tự luyện "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm", "Phong Tâm Kiếm" để bổ túc cho nhau, nay mỗ luyện thông võ học nhà họ Hoàng và bổ túc những chiêu thức mới, những lúc gần đây có dịp về nhà mỗ cùng những cao thủ họ Hoàng tỷ võ mới phát hiện võ học luôn luôn đổi mới và chính vì thế mỗ thích sống đơn độc để sáng tạo võ học rồi truyền thụ hết cho Cần Lĩnh Nam, mỗi ngày phải mới và đi trước hơn địch thủ.
Huynh đệ Phùng Hưng cảm nhận biết đây là ý chí và nguyện vọng của sư phụ Hoàng Phi Bằng. Họ để lòng thán phục, như đã thấy cách đây mấy tháng trước, nếu không có chỉ điểm võ học thì làm sao đối đầu được với những mãi quốc cầu danh, như phe phái Lê Vĩnh dễ dàng như vậy.
Ngày nay là Cần Lĩnh Nam đương nhiên sư phụ phải có khả năng võ học và bản lãnh thượng thừa, mới phát triển tổ chức.
Sinh hoạt của Cần Lĩnh Nam, cũng phải đến lúc chuyên thư pháp, luyện binh pháp, cùng mục đích lần này đến động Lạc Việt làm lễ cáo Trời đất.
Sáng hôm sau thầy trò vào sảnh đường để nghe trình báo về nội bộ Cần Lĩnh Nam, Phùng Hưng đứng lên nói :
― Thưa sư phụ, toàn thể huynh đệ Cần Lĩnh Nam đồng nhất lý. Xin dân thân xác, trí tuệ nhằm bảo vệ Lĩnh Nam, nay có quyết định lập tam Giang tự trị. Người đứng trên hết là sư phụ.
― Cần Lĩnh Nam Giang Bắc, hoạt động từ Trường Sa đến Nam Hải, do Giang trưởng Phùng Hưng chủ quản.
― Cần Lĩnh Nam Giang Trung, hoạt động từ Tượng Quận đến Quế Lâm, do Giang trưởng đại huynh Vũ Thư Minh chủ quản.
― Cần Lĩnh Nam Giang Nam, hoạt động toàn vùng phía Nam từ Giao Chỉ, Cửu Chân đến Nhật Nam, do Giang trưởng đại huynh Hoàng Phi Biên chủ quản.
Vật chất của Cần Lĩnh Nam Giang Bắc. Nay đã trang trải đều nhau cho Giang Trung và Giang Nam, nhân lực Giang Trung hiện nay có phần tương đương với Giang Bắc, nhờ có Thiếu Quân, các giáo phái, đảng bang qui thuận về một mối.
Về nhân lực Giang Nam mới hình thành cho nên rất yếu, tuy nay đã có thúc sư cô hỗ trợ.
Cả sảnh đường vừa nghe Phùng Hưng trình báo kế hoạch hoạt động của Cần Lĩnh Nam. Hoàng Phi Bằng đứng lên phát biểu :
― Tổ chức như vậy rất tốt, không có điều nào cần phải lo nữa, hoạt động của Cần Lĩnh Nam ngày nay là một lực lượng dân sinh tự nguyện báo quốc, không mưu cầu trị chánh, quí đệ tử nên nhớ điều này.
Phùng Hưng đứng lên hướng về Hoàng Phi Bằng thưa :
― Thưa sư phụ, từ lúc đổi tên đến nay chưa trình tấu lên Hoàng thượng, theo đệ tử biết việc này nhờ uy tín của sư phụ tấu về triều.
Hoàng Phi Bằng xem đây là việc cần thiết không thể để lâu rồi sinh sự, sẽ có lời ra tiếng vào.
Chàng chầm chậm phát biểu :
― Việc này đương nhiên tấu về triều hôm nay, riêng có một số việc của Giang Bắc phải thay đổi nhân sự ngoài ý muốn của tại hạ.
Hoàng Phi Bằng lấy ấn chỉ triều đình đưa ra, huynh đệ Phùng Hưng vội quì xuống, đồng hô vạn tuế, vạn tuế:
― Thưa sư phụ chúng đệ tử tuân lệnh.
Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Từ lúc này Cần Lĩnh Nam Giang Bắc đề cử tam đệ về triều, một làm tướng quân Hộ Thành, một Cơ Mật Viện, một làm tướng quân Ngự Lâm Quân. Thế thì vị nào về triều để tiếp nhận ba nhiệm vụ này ?
Đến đây huynh, tỷ, đệ Phùng Hưng tự hiểu ý, không ai chịu về triều. Thời gian im lặng trôi qua hơn một khắc, không một tiếng phát biểu nào, ai cũng biết một khi vào Hoàng cung thì không còn sinh hoạt trên giang hồ, phải sinh hoạt theo Vương pháp triều đình, một khuôn luật cứng ngắc cho nên không ai muốn ra làm quan.
Hoàng Phi Bằng thấy không khí im lặng chàng hiểu được tâm trạng tình huynh, tỳ, đệ của Cần Lĩnh Nam. Chàng lấy quyết định đề cử :
― Tại hạ nghĩ rằng chuyện ra làm quan hay hoạt động trên giang hồ cũng như nhau, ở chốn quan trường còn hung hiểm và phức tập hơn giang hồ. Muốn vượt qua mọi thử thách cần phải xác định mình phục vụ cho ai, từ đó hun đúc tinh thần làm tròn sứ mạng vì sông núi.
Cần Lĩnh Nam dù ở môi trường nào cũng làm tròn Lạc dân, đã là đệ tử của mỗ thì phải đứng ra nhận trách nhiệm này, nếu không ai chịu thì mỗ chỉ định.
Cuối cùng Hoàng Phi Bằng chỉ định Hoàng Quốc Kỳ vào triều với chức vụ mới Hộ Thành, Lữ Trường Gia làm Cơ Mật Viện còn một người nữa làm tướng quân Ngự Lâm Quân sẽ đề cử sau.
Cả hai tuy không hài lòng nhưng không dám phản đối quyết địch của sư phụ.
Hoàng Phi Bằng nói tiếp:– Ra làm quan thì phải đặt mình dưới quyền Vương pháp của Vũ Đế, cắt đứt mọi liên hệ với Cần Lĩnh Nam. Làm quan phải trung liêm nếu gặp phải xử phán trong huynh đệ thì không vì tình nặng nhẹ, cứ lấy pháp triều làm công chính.
Hoàng Quốc Kỳ, Lữ Trường Gia cả hai muốn rơi lệ, không thể xa tình huynh, tỷ, đệ một ngày, cũng không thể có nghịch cảnh đáng tiếc, nếu có thì biết xử trí ra sao !
Hoàng Quốc Kỳ đứng lên thưa :
― Thưa sư phụ, nếu như vậy thì không thể vào Hoàng cung được, vì tình huynh đệ đã thề chết sống có nhau, mà nay sư phụ lại cắt đứt mọi liên hệ, như vậy coi sao được, lời thề khi trước nay để ở đâu ?
Hoàng Phi Bằng hiểu được tình cảm của huynh đệ  Phùng Hưng, dù biết đây là một cắt đứt khó khăn, chàng ôn tồn nói :
― Lời thề của quí đệ tử vẫn còn nguyên, tình huynh đệ không thay đổi, nhưng phải để tất cả trong lòng, có như vậy Cần Lĩnh Nam mới an toàn về sau. Quí đệ tử phải biết rằng quan trường cũng là chốn giang hồ, nó có luật chơi riêng, bản lãnh của họ còn gay go hơn giang hồ nhiều, cho nên mỗ chỉ định hai đệ tử là vậy, cắt đứt hoàn toàn liên lạc, có nghĩa là để bảo vệ Cần Lĩnh Nam và không bị giới quan trường ganh ghét hay để ý đến, quí đệ tử phải tạo cho mình một uy tín riêng trong quan trường, chuẩn bị chí khí anh hùng trong môi trường mới, như biết kết giao bằng hữu, sống liêm khiết, mang hoài bảo Bách Việt trên hết, tuyệt đối không vì Cần Lĩnh Nam.
Hãy an tâm vào Hoàng cung sinh hoạt một thời gian rồi sẽ quen, riêng Hoàng Quốc Kỳ tại hạ tặng một thanh bảo kiếm họ Hoàng, Lữ Trường Gia một đoản bảo kiếm Phi Thần Long, còn Trần Bình Thành theo sư phụ xuống Giang Nam.
Phùng Hưng ngạc nhiên hỏi :
― Thưa sư phụ, như vậy hiền đệ Trần Bình Thành cũng không còn trực thuộc Giang Bắc ?
Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị trả lời :
― Đúng vậy, Trần Bình Thành thông thạo Giang Nam xuống đó sẽ có lợi cho Cần Lĩnh Nam về sau. Nhân đây cũng nhắc lại tất cả tài sản hiện có trong động này chuyển giao cho Giang Nam. Hôm nay mỗ tạm cung cấp mỗi Giang một bảo kim bài Cánh Ve, nhẹ như hồng mao để tiện đưa tin liên lạc.
Mỗ công bố kể từ hôm nay phế bỏ hai lời thệ năm xưa của đệ tử Phùng Hưng và Trịnh Đình Thảo, bởi nay nguyên là Cô trượng của mỗ, có như vậy mới dễ xưng hô, còn một điều quan trọng nữa, sau khi ra khỏi động Lạc Việt chính mỗ phá hủy nơi này, từ đây mỗ hạ lạc ở dãy núi Mao Gia Phong gần thị trấn Chung Du, Giao Chỉ.
Tất cả đồng tuân lệnh của Hoàng Phi Bằng, sinh hoạt trong động Lạc Việt đã đến ngày thứ chín, thầy trò Hoàng Phi Bằng cũng vừa luyện tập phần bổ túc trong hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm". Cùng lúc điểm võ học họ Hoàng cho Hoàng Quốc Kỳ và Lữ Trường Gia.
Hoàng Phi Bằng dẫn giải võ học cho các đệ tử :
― Phần bổ túc của hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" được xem là đỉnh cao nhất, chưa phổ biến ra ngoài, đặc biệt trong những đệ tử là truyền nhân, phần võ học cũ phổ biến rộng rãi cho Cần Lĩnh Nam và toàn dân Bách Việt ai muốn học cũng nên truyền không từ chối, những pho võ học khác thì tự do phổ biến.
Sáng sớm Phùng Hưng lập bàn thờ làm lễ cáo trời đất. Hoàng Phi Bằng đứng trước bàn hương án cùng huynh đệ Cần Lĩnh Nam. Phùng Hưng bào phục trịnh trọng tuyên bố :
― Từ lâu nay sư phụ cùng quí huynh đệ chưa làm lễ cáo trời, nhân lúc bãi hội ở đây không biết bao giờ hội ngộ, bởi thế lập lễ cáo Trời đất để sư phụ chứng đàng, mời quí huynh đệ chuẩn bị.
Phùng Hưng thay mặt thập Cần Lĩnh Nam, nói tiếp:– Theo đạo lý võ học và tinh thần Cần Lĩnh Nam của sư phụ, quí huynh đệ có gì lo ngại không ?
Thập Cần Lĩnh Nam đồng hô:– Huynh đệ tuân lệnh thực hiện tinh thần của sư phụ, hành lễ cáo trời đất để tỏ bày thành ý.
Phùng Hưng hỏi từng huynh đệ một :
― Còn tứ huynh đệ Võ Thu Hồ, Trần Bình Thành thế nào ?
Võ Thu Hồ trả lời :
― Hành lễ cáo Trời đất là một việc phải đạo, chúng đệ hoàn toàn đồng ý.
Hoàng Phi Bằng muốn cho đệ tử hiểu lễ cáo Trời đất là gì và giá trị thế nào đối với Cần Lĩnh Nam. Chàng đứng vào vị trí chủ lễ nói :
― Hôm nay đối với Trời đất người đứng chủ lễ rất quan trọng, mỗ không ép buộc quí hiền đệ tử, dù có chấp nhận thụ lễ Trời đất hay không cũng được truyền thụ võ học như nhau, cũng không phân biệt đệ tử trước và sau, sở dĩ mỗ nói như vậy là tôn trọng tự do của cá nhân.
Võ Thu Hồ là trưởng huynh trong tứ hiệp Giao Chỉ phát biểu :
― Đệ tử thay mặt huynh đệ đồng tâm hành lễ cáo Trời đất.
Đến khắc hoàng đạo Phùng Hưng mời :
― Mời thập Cần Lĩnh Nam, quì xuống trước bàn hương án, mỗi huynh đệ cầm ba cây hương hành lễ, mời sư phụ chứng đàng.
Phùng Hưng tiếp sớ văn đọc :
― Bách Việt Muôn Dân Trăm Họ Quy Nguyên.
Thời Duy
Nhựt ngọ thời kiết hiện tại Nam Việt Quốc, tôn tộc Bách Việt, Lĩnh Nam phương.     
Động Lạc Việc cư trụ chi trung, kim hữu đệ tử thọ thiên ân Hoàng Phi Bằng, cùng huynh đệ Cần Lĩnh Nam đồng đẳng, quì tại điện tiền thành tâm trình tấu.
Huỳnh Kim Khuyết Nội Huyền Khung Đấng Trời Thiên Tổ.
Đất Mẹ Vô Cực Sinh Thành Trăm họ Bách Việt.
Thập phương chư đấng vạn chưởng chư Thiêng Liêng, liên đài chi hạ.
Kim vi Vọng, nhựt lương thần.
Phục mệnh sư phụ Hoàng Phi Bằng.
Thiên phong hiệp giữ, thập thiện hiền Cần Lĩnh Nam đệ tử đẳng, nghiêm thiết đàng tràng, hương đăng hoa, trà, quả thanh chước duy nghi thành tâm hiến lễ.
Thánh từ quảng bố đại khai hồng ân, xây cơ chuyển thế vận mạng Nam Việt, tôn tộc Bách Việt kỷ đắc độc lập toàn dân thống nhứt, dân chúng cộng hưởng hòa bình, hạnh phúc, an ninh.
 Phục vọng Kim bàn Trời Cha, Mẹ Đất phát hạ hồng ân khai cơ kiến thiết, tự tạo sản nghiệp Nam Việt tảo đắc viên thành, toàn thể Tôn Tộc Bách Việt hiệp trí hòa tâm tinh thần qui nhứt, vĩnh sùng chánh quốc Nam Việt giải quả tiền khiên hạnh hưởng thiên ân tứ phước.
Sư phụ Hoàng Phi Bằng chứng lễ cho thập đệ tử không sanh cùng năm, cùng tháng cùng ngày, nhưng được dâng hiến thân cùng chí nguyện, được đồng sống đồng tử.
Hoàng thiên, hậu thổ chứng giám lời này. Đứng trước sư phụ Hoàng Phi Bằng, thập đệ tử không vì riêng mà bội nghĩa, nếu có bị trời tru đất diệt.
Thành tâm khấn nguyện cúc cung bá bái thượng tấu.
Dĩ Văn.

Phùng Hưng đứng lên khuyến cáo :
― Hôm nay làm lễ cáo Trời đất Bách Việt của thập Cần Lĩnh Nam, huynh đệ mới thấy lễ này còn quan trọng hơn lễ tôn vinh sư phụ, từ đây mỗi Cần Lĩnh Nam có bổn phận phụng sự Nam Việt. Thập hiệp hết lòng quyết tâm thực hiện đạo lý mục phiêu Cần Lĩnh Nam, cứu khốn phò nguy, trên dưới đệ tử đồng tuân lời ân đức sư phụ ban lệnh, chung lòng báo đáp Nam Việt, dưới giúp yên bá tánh. Hậu thổ chứng giám lòng. Ai bội nghĩa bị trời tru đất diệt.
Lễ đã thành thầy trò Hoàng Phi Bằng phân ngôi thứ, vào hậu sảnh đường uống trà.
Hoàng Phi Bằng vui mừng răn bảo :
― Tốt lắm, vậy hôm nay khởi đầu tâm huyết lưu truyền trong sinh hoạt Cần Lĩnh Nam, võ nghiệp của quí huynh đệ đã tiến bộ hơn trước nhiều, hy vọng thập Cần Lĩnh Nam tuyển chọn nhiều nghĩa hiệp đạo đức, không phân biệt tuổi tác. Cần nhất là quí đệ tử chuyên võ nghiệp tinh nhuệ, trí tuệ mẫn huệ chói sáng là làm cho tại hạ thân bình an.
Mạc Thu Tá có ý định phân ban thứ tự nói :
― Thưa sư phụ, lời dạy bảo của sư phụ như thế cũng đã rõ ràng, còn huynh Lữ Trường Gia, đệ Hoàng Quốc Kỳ, đệ Trần Bình Thành, từ đây không còn sinh hoạt trong Cần Lĩnh Nam Giang Bắc, vậy mai sau có dịp trở lại không ?
Hoàng Phi Bằng nghiêm nghị trả lời :
― Đã là huynh, tỷ, đệ thì đồng cư xử với nhau hết tình như xưa nay và mai sau, tuy không gặp trên một chủ đích hành động nhưng gặp nhau trong lý tưởng "Hợp Việt Xuất Hán" tất cả đừng lưu luyến trên hình thức mà hãy vì Bách Việt, nếu ta không phân được chân trời thì khó mà làm việc đại sự.
Hôm nay là ngày thành lập hội đồng tối cao của Cần Lĩnh Nam Giang Bắc, lấy sơn hà xã tắc làm trọng, xả thân không ngại khổ vì Bách Việt, tất cả không vì duy danh, duy quyền, duy lợi mà đoạt chúa, xưng vương, nay mỗ ban ra tất cả đệ tử lấy đó mà hành sử.
Nhân dịp này mỗ muốn thấy võ học của quí huynh đệ Cần Lĩnh Nam đã phát triển đến đâu rồi, mời tất cả ra thung lũng xuất chiêu để mỗ xem thế nào ?
Tất cả đồng ra thung lũng, huynh đệ Cần Lĩnh Nam cùng nhau xuất võ nghiệp.
Hoàng Phi Bằng đứng lượt võ nhận xét nói :
― Phùng Cô trượng đã xuất chiêu kiếm pháp "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" và "Phong Tâm Kiếm" xem ra nội công, cước pháp, phi tiêu đã đạt đến đỉnh cao tốt lắm.
Trịnh Cô trượng, Lê Đạt, Lê Trung Kha, Mạc Thu Tá, Võ Thu Hồ cũng không kém hai pho kiếm "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" "Phong Tâm Kiếm" xuất thần nhập thánh, bộ pháp, phi tiêu, phóng chùy, phóng ám khí cũng không thua gì Phùng Cô trượng.
Trần Bình Thành sở trường đao pháp, ẩn hiện "Tuyệt Cao Kỳ Kiếm" "Phong Tâm Kiếm", một hiệp khách mãnh hổ, nội lực hơn người còn nhiều phát triển.
Lê Đạt sở trường cầm nã thủ pháp tinh diệu. Võ Thu Hồ sở trường quyền pháp như rồng.
Cần Lĩnh Nam còn phải luyện thật hiều các môn võ học khác như thương pháp, trượng pháp, côn pháp, quyền thuật.
Hoàng Phi Bằng luôn bổ túc phần tinh diệu cho Cần Lĩnh Nam, bây giờ huynh đệ Phùng Hưng xem lại hai bộ kiếm và quyền v.v...
Thấy tiến bộ hơn trăm lần trước khi vào động, ngày nay ai cũng biết hết những võ học do Hoàng Phi Bằng truyền thụ, nhưng cũng còn tùy người tiếp nhận, chuyên cần luyệt tập và thông minh, nếu kém trí nhớ mài miệt luyện tập cũng được như ý, võ học cao thấp chỉ cần qua vài chiêu là biết được tài năng, đúng là trời cho ai nấy hưởng.
Hoàng Phi Bằng có tâm ý riêng nói :
― Tháng sau mỗ về Cửa Chân lấy bộ thư pháp và binh pháp tặng thập đệ tử nhằm luyện tập cả hai, riêng về binh khí thì từ đây Cần Lĩnh Nam mở lò đúc binh khí, dùng tài chánh lập kho thu mua thép, mua chiến mã, lương thảo, tăng cường an ninh cho Giang Bắc.
Ngoài ra nếu tài chính Cần Lĩnh Nam thiếu hụt thì cho mỗ xin Tổ phụ bổ sung. Điều cuối cùng mỗi Cần Lĩnh Nam là một anh hùng của Nam Việt cho nên ai cũng được chu cấp đầy đủ từ cá nhân cho đến gia đình.
Thập đệ tử đồng lên tiếng :
― Dạ. Huynh tỷ đệ Cần Lĩnh Nam đồng xương ghi tạc tâm đức lời giáo huấn của sư phụ. Từ nay huynh, tỷ, đệ Cần Lĩnh Nam theo mục phiêu của sư phụ để hoạt động.
Huỳnh Tâm 
Kho Tàng Việt Vương, tất cả 10 chương.
Đọc tiếp chương 5.
Trời Ngập Như Quân Reo Tướng Thét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét