Kho Tàng Việt Vương - Chương Ba ( Huỳnh Tâm )


Người Mới Chôn Lấp Người Cũ

Hoàng Phi Cương lòng vui thầm, ông ước gì Hoàng Phi Biên chết trong tay của Hoàng Phi Bằng, có như vậy mới đỡ lo sợ bị lộ tin bức hiếp truyền bí pháp đúc kiếm ra ngoài họ Hoàng, còn nếu Hoàng Phi Bằng bị toi mạng sớm cũng tốt.
Hoàng Phi Cương thấy Hoàng Phi Biên bị trúng chiêu, cả người tung trên cao vậy mà rơi xuống vẫn bình thường cũng lạ ?
Hoàng Phi Cương tự hỏi:– Có lẽ trong võ học họ Hoàng còn những phần bí cấp nào khác chăng ?

Còn Hoàng Phi Biên lòng hoảng hốt, vẫn phải xuất quyền, vì ông thể hiện nhân cách của một trượng phu :
― Phi Bằng hài nhi tiếp chiêu "Tuyệt kỷ tinh phong quyền" trong "Tinh phong quyền thông".
Hoàng Phi Biên miệng nói nhưng không xuất quyền được, trong bụng dạ tự nghĩ thầm:– Phi Bằng hài nhi của mình đã phế võ công rồi ư ?
 Hoàng Phi Biên sợ hải hỏi :  
― Phi Bằng nhi làm gì vậy, hình như thúc bá đã bị phế hết võ công hay sao ? Thúc bá không còn dụng được nữa ! Thúc bá dại quá lại đi thử với hài nhi.
Hoàng Phi Bằng luống cuống thưa :
― Thưa, thúc bá nội lực, võ công vẫn còn nguyên, Phi Bằng nhi nào dám phạm thượng, nếu phế võ công của thúc bá trừ khi nào Phi Bằng nhi xuất chiêu bái tổ bằng một tiếng vỗ tay thật mạnh, tức thì thúc bá đâu còn đứng đó, nhân đây thúc bá xem Phi Bằng nhi phế ba cây cổ thụ ngoài kia.
Hoàng Phi Bằng vỗ tay thật mạnh ba thành công lực "bép bép", tức thì ba cây cổ thụ cắt thành bốn đoạn, gốc rễ tung lên khỏi mặt đất, chỉ mới bái tổ thôi mà đã như thế, đến chiêu thứ nhì phải khủng khiếp hơn nhiều.
Hoàng Phi Bằng thưa tiếp :  
― Thưa thúc bá, để ý cái phất tay của Phi Bằng nhi, mời thúc bá xem lại võ công, nội lực, thừa lúc này thúc bá xuất chiêu "Tuyệt kỷ tinh phong quyền", thì biết vẫn bình thường.
Hoàng Phi Biên xuất chiêu không trở ngại, đúng như lời Hoàng Phi Bằng nói, trái lại nội lược của Hoàng Phi Biên sung mãn vô cùng, cảm thấy thân thể có nội lực đầy ấp hơn mười năm luyện công.
Hoàng Phi Biên lấy làm hoan hỷ, trong cái phất tay của Hoàng Phi Bằng vừa giải huyệt vừa truyền nội lực, rồi nói :
― Thúc bá xuất quyền "Tuyệt kỷ đao phong quyền" đây, Phi Bằng đỡ nhá ?
― Dạ, hài nhi đã chuẩn bị tiếp quyền "bùng bùng". Hoàng Phi Biên xuất quyền ra hết nội lực mà trong người đã có, ai cũng khiếp đảm, chính Hoàng Hạc cũng không ngờ nội lực của Hoàng Phi Biên cao thâm hậu. Tiếo theo ai cũng sợ Hoàng Phi Bằng bị trọng thương, khi quyền "Tuyệt kỷ đao phong quyền" đến nơi, Hoàng Phi Bằng nghiêng thân biến pháp qua hướng tây, một luồng khói đen mỏng manh bay ra, tất cả nội lực của Hoàng Phi Biên đã xuất mà không thấy kình lực tiến đến Hoàng Phi Bằng, chỉ thấy một luồng khói đen bay về hướng đông Nam của Hoàng Phi Bằng, cả nhà chẳng hiểu gì cả.
Hoàng Hạc lên tiếng :
― Phi Bằng điệt nhi cầm cái gì trên tay đó vậy ?
― Thưa nội tổ, Phi Bằng nhi chuyển quyền trả lại cho thúc bá, nội tổ xem tảng đá đằng kia là quyền "Tuyệt kỷ đao phong quyền" của thúc bá xuất chiêu.
Hoàng Phi Biên vui mừng họ Hoàng đã có nhân tài xuất hiện.
Hoàng Phi Biên thở ra hơi dài liền nói :
― Phi Bằng hài nhi, chính là quyền "Tuyệt kỷ tinh phong quyền" không sai, thế là thúc bá không phải địch thủ của Phi Bằng nhi rồi, thúc bá chịu thua.
Hoàng Phi Bằng lễ phép thưa :
― Hiện nay nội lực của thúc bá rất sung mãn, họ Hoàng không có người thứ ba nào sánh bằng, vừa rồi thúc bá xuất quyền chưa hết, nếu xuất hết thì mười tảng đá kia cũng tan vỡ thành cát sỏi.
Hoàng Phi Biên gật gù nửa tin nửa thật, rồi ông thầm nghĩ:– Quả thực trong thân thể có nội lực mới .
Hoàng Phi Biên hỏi tiếp :
― Như vậy nội lực ấy từ đâu thúc bá có ?
― Xin thúc bá, nếu tha thứ cho Phi Bằng nhi, thì mới tiết lộ được.
― Phi Bằng hài nhi an tâm, không có việc gì cả.
― Thưa, Thúc bá, sở dĩ có nội lực như thế, là do Phi Bằng nhi mạo muội chuyển "Tinh, khí, thần" vào thân thể của thúc bá, nội lực này tương ứng với mười năm công phu.
― Thì ra là thế, thúc bá không có gì để đền bù lại cho Phi Bằng điệt nhi.
Hoàng Phi Bằng khoanh tay thưa cả nhà :
― Thưa nội tổ, quí thúc bá, thúc thúc, quí cô mẫu cùng gia gia mẫu thân xin tha tội cho hài nhi. Phi Bằng nhi không dám tỷ võ với bất cứ người thân nào trong họ nữa đâu.
Hoàng Phi Chỉnh thấy hoàn cảnh của hài nhi mình cũng bất đắc dĩ, vì người lớn ép quá phải vâng lời, ông liền lên tiếng để trấn an con :
― Gia gia không trách hài nhi đâu, lại còn khao khát tìm hiểu sở học đấy mà, vì thế mới muốn biết những gì hài nhi có để bổ túc vào võ học họ Hoàng, nếu mình sáng tạo võ học mà không lưu truyền hay bảo cổ canh tân thì sẽ mai một. Gia gia hiểu hài nhi lấy đức trọng làm đầu, giữ nghĩa lễ gia đình làm trọng, nay cả nhà muốn biết cho nên hài nhi đừng câu nệ. Gia gia cho phép tự bày ra những gì đã có, hài nhi làm cho nội tổ vui đó là báo hiếu đấy.
Hoàng Phi Bằng lúng túng thưa :
― Thưa gia gia, mẫu thân hài nhi đề nghị như thế này, cả nhà đến cánh rừng gần nhất, ở đó có hồ nước càng sâu càng tốt để hài nhi triển khai một mình, còn ở đây không tiện lắm.
Cả nhà đồng ý, mười tám người phi thân đến cánh rừng xa nhà mười trượng. Hoàng Phi Bằng đã đến nơi ngồi chờ rất lâu hơn phần tư canh giờ, mới thấy mười tám từ xa người đến.
Hoàng Phi Bằng tranh thủ thời gian nói :
― Nội tổ, cho phép Phi Bằng nhi triển khai ngay tại hồ nước này.
Hoàng Phi Bằng hai tay xuất chiêu "Đăng băng dương" trong "Đăng Thiên Lạc Việt" nước từ dưới đáy hồ vọt lên "ào ào" khác nào thác ngàn hận sóng nghiêng trời, xa xa cơn gió thổi mạnh đẩy cột nước cao hơn một trượng, hằng trăm ngàn âm thanh phát ra từ các loài sinh vật sống dưới nước, tất cả đồng số phận hóa thành cột tảng băng dựng đứng ngất cao, phần dưới hồ khô sạch nước khác nào chu kỳ hạn hán năm mươi lăm năm một lần.
Thuận tay Hoàng Phi Bằng xuất "Đăng hồng thủy", tiếng vang "ầm ầm" khiếp sợ, cột băng dương từ trên cao đổ xuống, như thủy triều ập vào gốc sườn rừng bên tả, nước kéo theo mọi sự sống của rừng xanh thành bình địa, trước mặt nhô ra như trận hồng thủy vừa đi qua để lại hoang tàn.
Mọi người đồng liên tưởng:– Cơn hồng thủy nổi dậy từ đôi tay Hoàng Phi Bằng, nếu thực thì một tai họa lớn, trong lòng ai cũng cho đời này mong manh, không còn tha thiết tranh đua với ai !
Hoàng Hạc lòng buồn vui lẫn lộn, nụ cười đắc ý hay một nụ cười thê lương, lòng heo hắt nghĩ đến tuổi già, tuy không gặp cơn hồng thủy, cũng đến ngày nào nằm xuống để trải lại không gian cho người sau bước lên phía trước.
Hoàng Phi Bằng hiểu được ý nội tổ chạy đến ôm Hoàng Hạc thưa rằng :
― Phi Bằng nhi có tội với nội tổ, vô ý làm nội tổ lòng mông lung.
Hoàng Hạc cười, ý vô sự :
― Phi Bằng điệt nhi của lão, cứ tự do triển khai võ học cho đến vô tận, nội tổ biết mà, chiêu quyền vừa rồi xuất xuyên theo gió, toàn thân vận khí, đối không giữ đơn điền, phải không ? Ông nói tiếp:– Thực ra trao đổi võ học chú trọng vào tâm chứ không phải chiêu thức, cho dù người khác hoàn toàn nắm vững quyền pháp của hài nhi thì có sao chứ. Nội tổ hài long an tâm, hài nhi tiếp tục đi nào ?
― Dạ. Phi Bằng nhi vâng lời nội tổ, thưa quí thúc bá, quí cô mẫu và gia gia, đây là "Đăng Thiên Lạc Việt", đèn trời đất Việt.
Hoàng Phi Bằng vừa đưa hai tay phong ba nổi lên cuồng phong, đất rung động một góc trời, cây rừng chuyển động "rắc rắc" mười hai luồng khói bạch và lam xuất từ mọi hướng, những cổ thụ thân to một người ôm vừa tầm, bị trốc gốc bay khỏi mặt đất, thân cây đẵn ra từng đoạn nằm la liệt, muôn vàn âm thanh vang dội rung rinh mặt đất từ xa đến gần, cỏ đang sống trên mặt đất đành bạt xa rời khỏi đất, chỉ còn trơ trọi đất thịt màu nâu, ẩm khí phát ra trông thấy mà rợn cả người, những côn trùng lúc nhúc cựa quậy ngoài môi trường sống.
Hoàng Phi Bằng xuất quyền tiếp theo và nói :
― Thưa nội tổ, đây là quyền "Liên hoàn tuyệt luân thủ" trong "Mục Trường Lĩnh Nam", trên tay chưa xuất quyền mà đã biến hóa một trăm lẽ tám thức, cùng một lúc không ngừng, rừng thanh vắng trở thành náo động bốn hướng, thú rừng từ xa lớn nhỏ kéo đến.
Hoàng Phi Bằng xuất luôn thức "Huyệt luân xa" trong "Giới Dược Lĩnh Nam", tất cả thú rừng lăn ra thoi thóp. Chàng nói lớn tiếng:– Mỗ chỉ đùa cho vui thôi, mời quí các hạ hãy trở về nơi sinh sống cũ ?
Hoàng Phi Bằng xuất chiêu "Huyệt hồn xa" trong "Huyệt Pháp Lĩnh Nam", thế là bầy thú đứng dậy chạy vào rừng.
Ai cũng thấy rõ, nội ngoại công lực võ học của Hoàng Phi không biết đâu mà lường. Hoàng Phi Bằng xuất thêm một chiêu "Nội lực công quyền" trong "Công Quyền Lĩnh Nam", xoay hai tay một vòng, có hơn hai mươi đại thụ, tuốt hết cành lá thành mạt cưa, từ dưới đất phun lên như những cây nến, ngọn nến bừng bừng sáng, lửa cháy lắc lư như người bay theo chiều gió.
Tất cả ngạc nhiên đồng suy nghĩ:– Bình thường người có nội lực dù có thâm hậu đến đâu cũng không thể nào đốn đẵn cùng lúc hơn mấy mươi cây cổ thụ, đương nhiên phải phát ra tiếng động, đằng này Hoàng Phi Bằng xuất chiêu dũng mãnh như vậy mà không có tiếng động nào cả, chứng tỏ ở đời này sao mà có những kỳ kiệt như vậy.
Hoàng Phi Bằng đọc được suy nghĩ của người khác, chàng giải thích :
― Thưa nội tổ, quí thúc bá, quí cô mẫu, gia gia. Âm không động và cháy như thế đó là chiêu "Tuyệt luân hồng lạp", gồm hai trăm tám mươi tám thức, cộng nội lực mới được như thế. Bây giờ nếu như Phi Bằng nhi đem hết "Đăng Thiên Lạc Việt" thì cả sườn núi cao bên hữu kể như bình địa.
Hoàng Hạc đứng ngẩn người, thấy mọi diễn biến võ học của Hoàng Phi Bằng như lạc vào cảnh không sắc, ông rất lo và ngại, mai sau Hoàng Phi Bằng sẽ có nhiều địch thủ.
Hoàng Hạc vội mời :
― Tất cả chuyển qua đồi bên kia sườn núi, ở đây ngột ngạt quá .
Hoàng Phi Bằng nhớ ra sức ép nội công của mình không ai chịu nổi, chàng lên tiếng :
― Thưa, nội tổ đúng lắm, mời tất cả đồng phi thân, rồi chàng nói tiếp:– Hài nhi xin khai triển tiếp, nhưng nội tổ, quí thúc bá, cô mẫu, gia gia phải đứng sau lưng của Phi Bằng nhi.
Hoàng Phi Bằng đứng mé sườn núi cao, hai tay phất nhẹ, quyền pháp chuyển động, nổ ra mấy tiếng "ầm ầm" cả đồi núi thấp bên kia biến thành bình địa, tất cả cổ thụ trốc gốc, gãy đổ nằm la liệt như một thiên tai của bão tố, ai nấy thấy cảnh vật càng khủng khiếp.
Hoàng Phi Bằng không để hở tay, chàng xuất chiêu "Hoàn thiên Bách Việt" và "Thần võ Bách Việt", hai chiêu ba trăm thức trong "Công Quyền Lĩnh Nam". Hai tay của Hoàng Phi Bằng xuất chiêu từ dưới đưa lên như hình trái tim, đất chuyển động nước chảy lên thành mây bay trên mặt đất, chàng chắp hai tay lại, xòe ra như cánh đại bàng tung mình vào không gian, rồi đảo ngược đầu xuống đất, hai tay cầm kiếm xoay thân thể đâm thẳng xuống đỉnh đá.
Thân pháp vừa đảo ngược lên thì hóa thành một vùng trời mịt mù gió bụi, Hoàng Phi Bằng đứng ngoài vùng mịt mù, chỉ khắc sau mọi người mới thấy một đồi đất cao nửa trượng.
Hoàng Phi Bằng xuất luôn chiêu thứ hai, đồi đất biến mất, trả lại mặt đất bằng phẳng. Chàng thưa :
― Chiêu này Phi Bằng nhi truyền thụ cho thập nhất Hoàng Đức, nhờ vậy mới hạ một lúc tám mươi ba địch thủ mãi quốc tại thành Phiên Ngung. Mỗi chiêu "Hoàn thiên Bách Việt" luôn luôn biến hoá mãi, năm thành năm mươi, năm mươi thành hai trăm năm mươi, cứ thế mà nhân lên vô cùng tận. Hoàng Phi Bằng tiếp tục giải thích:– Mời nội tổ xem "Tháp huyệt Bách Việt", trong châu thân con người có trên ba trăm hai mươi bốn huyệt lớn nhỏ, cộng với thức giả huyệt đặc biệt, nói chung điểm huyệt, giải huyệt cần hiểu phép thuần "Âm dương bình phương Bách Việt" đôi khi cũng có người bị liệt huyệt mạch, cho nên có phép xem mặt chẩn mạch. Phi Bằng nhi không sử dụng "Bạch thiết châm" để điểm huyệt, mà chỉ sử dụng "Mục Trường Lĩnh Nam".
Hoàng Phi Bằng mời Hoàng Phi Chỉnh để làm thử nghiệm :
― Hài nhi, kính mời gia gia ra đứng nơi này, để thử nghiệm cho nội tổ tường lãm.
Từ lúc Hoàng Phi Chỉnh thấy vốn võ học của Hoàng Phi Bằng thì ông đã e dè rồi, bây giờ nghe con mình mời để nó thử võ học thì không biết tránh né đường nào cho khỏi !
Tuy nhiên ông vẫn phải bạo phổi để Hoàng Phi Bằng làm hài lòng gia gia ( Hoàng Hạc ).
Hoàng Phi Chỉnh bước ra hai chân đứng như thế tấn trụ, rồi nói :
― Hài nhi à, gia gia phải đứng vào vị trí nào ?
Hoàng Phi Bằng hai tay cung kính thưa :
― Thưa, gia gia đứng cách hài nhi năm mươi thước, gia gia sử dụng "Bạch thiết châm" để điểm huyệt của hài nhi.
Hoàng Phi Chỉnh hỏi lại :
― Đứng xa như vậy thì gia gia có tài gì mà phóng "Bạch thiết châm" cho đến đích được ?
― Thưa, gia gia phóng không tới cũng phải phóng, có như vậy thì gia gia mới biết được "Tháp huyệt huyền thông" trong "Mục Trường Lĩnh Nam" chứ ?
Hoàng Phi Chỉnh chân bước đi xa cách năm trượng hỏi lại :
― Hài nhi, thế này được chưa ?
― Thưa, gia gia được rồi, bây giờ gia gia tùy ý xuất bao nhiêu chiêu "Bạch thiết châm" cũng được.
Hoàng Hạc cười, nói đùa :
― Bây giờ gia tử nhà Chỉnh thử tài, mỗ xem ra thằng út nhỏ, thắng thằng út lớn như chơi. Cả nhà đồng cười.
Hoàng Phi Chỉnh vẫn e dè, rồi nói tiếp :
― Gia gia xuất chiêu đây "véo véo" ba mươi "Bạch thiết châm" bay ra, nội lực như thế nghiêng thành, bạt núi, thủ pháp tinh diệu của Hoàng Phi Chỉnh không một ai có thể ngờ rằng bốn mươi lăm "Bạch thiết châm" rơi xuống đất chỉ cách Hoàng Phi Bằng nửa trượng.
Hoàng Phi Bằng liền thưa :
― Thưa, gia gia phóng "Bạch thiết châm" chưa hết nội lực.
Hoàng Phi Chỉnh phóng lại lần thứ hai, ba mươi "Bạch thiết châm" cũng chỉ chừng ấy trượng, không hơn không kém.
Luận võ học "Bạch thiết châm" và nội lực của Hoàng Phi Chỉnh đã vào thượng thừa trong họ Hoàng.
Bỗng đến đây Hoàng Phi Chỉnh lăn xuống đất tim đập nhẹ, ai cũng thất kinh xanh mặt, riêng Hoàng Phi Bằng vẫn bình tĩnh.
Hai bà cô kẻ nóng mặt, người ôn nhu quát tháo :
― Thằng Phi Bằng nó giết cậu Út rồi, lão cô không tha thứ mi đâu ?
Hoàng Phi Bằng vội trả lời :
― Hài nhi mới có thử thôi mà, sao nhị vị cô mẫu lại nóng tính thế, đúng rồi chị em nhà họ bênh vực như vậy cũng phải thôi.
Hoàng Phi Bằng liền vỗ tay hai tiếng "bép bép" ba mươi "Bạch thiết châm" xuất khỏi huyệt đạo của Hoàng Phi Chỉnh, ông đứng dậy tự nhiên.
Hai bà cô Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh la lên :
― Ủa, cậu Út có sao không ?
Mọi người trải qua hơn ba khắc ngơ ngác, bồi hồi, chỉ sợ Hoàng Phi Bằng lỡ tay giết chết Hoàng Phi Chỉnh. Trong lòng họ không nói ra nhưng ai cũng khiếp sợ thằng Hoàng Phi Bằng này, nếu nó mà chơi thiệt thì mất mạng như tám mươi bốn quân tướng, quan thần tại thành Phiên Ngung.
Trên tay Hoàng Phi Bằng đưa ra ba mươi "Bạch thiết châm" và thưa :
― Thưa, gia gia đã trúng ba mươi "Bạch thiết châm" này, trong ba mươi huyệt tử như huyệt "Thiên Trụ, Phong Phiến, Chi Thất, Phục thổ, Dương giao, Thiên Khu, Phục Thổ, Dương Giao, Thiên Tuyên, Thiên Trụ". Thế mà không hề hấn gì vì hài nhi chận huyệt Dương Bạch, Liêm Truyền và Phong Phủ để bảo vệ gia gia. Bây giờ gia gia thấy trong người có chi lạ không ?
Hoàng Phi Chỉnh có cảm giác hài lòng cười :
― Hình như cơ thể của gia gia có đến bốn luồng khí, đang chuyển từ dương qua âm theo bảy đại huyệt thân thể ấm áp lắm.
Hoàng Phi Bằng thưa tiếp :
― Thưa, gia gia thở ra, thở vào ba lần để xem lại nội lực.
― Ừ lạ thực, nội lực, lục phủ ngũ tạng thông suốt thoải mái, còn thấy thân thể nhẹ lâng lâng, nội lực như sung mãn hơn trước nhiều lắm.
Hoàng Phi Bằng không ngần ngại nói :
― Thưa, gia gia xuất quyền vào ba cây cổ thụ đằng kia để xem lại võ công có bị phế phủ chưa ?
Luôn tiện gia gia chuyển nội lực ấy vào đơn điền sẽ thấy tinh diệu hơn ?
Hoàng Phi Chỉnh liền xuất luôn ba quyền tiếng vang long trời lở đất. "ầm ầm" ba mươi cây cổ thụ gãy đứt làm hai đoạn, như bị tay búa thợ rừng đẽo gọt.
Hoàng Phi Bằng mừng vui xem như một việc làm báo hiếu thành công, chàng nói :
― Thưa, gia gia đã khỏe rồi, hài nhi mừng quá, rồi chàng giải thích tiếp:– Khi hài nhi xuất ba quyền vào huyệt lấy ra ba mươi "Bạch thiết châm" từ ba mươi huyệt tử của gia gia, hóa thành kình lực mới, lúc ấy hài nhi trả đòn lại để trợ nội công, thì cả nhà không ai biết, khi giải huyệt cũng vậy, lấy ra ba mươi "Bạch thiết châm" trong thân thể của gia gia, chỉ giữ lại ba huyệt Dương Bạch, Liêm Truyền, Phong Phủ để tăng nội lực của gia gia bằng hai mươi năm công phu.
Nói chung hài nhi xuất chiêu giải huyệt, hay phế huyệt mà không ai có thể biết trước được. Gia gia còn nhớ thập nhất Hoàng Đức lấy mạng Lê Vĩnh chỉ cần dụng một huyệt là đủ, chính hài nhi xuất chiêu thức đó để hạ thủ Lê Vĩnh.
Lúc hài nhi ra tay như vậy thì gia gia đâu có gì, thế mà một chút xíu nữa hai bà sư tử Hà đông chuẩn bị vồ hài nhi rồi, gia gia xem kìa bây giờ hai bà sư tử hiền như mẫu thân vậy, đúng là người ta thương em ruột thịt hơn thương cháu là thế đó. Tất cả đồng cười. Hoàng Lữ Trinh lên tiếng :
― Ừ, phải đấy mi mà sẩy tay một cái thử xem, tất cả mười sáu cao thủ của cô mẫu rượt mi lên trời. Cô mẫu tin chắc chỉ có ba nhóc con Lý Bình Trung, Trịnh Trường, Tuyết Băng bênh vực mi mà thôi.
Bây giờ đã tạm ổn cô mẫu hứa tối nay cho huynh đệ muội mi ăn cháo nấm rơm đầu mùa hạ, thứ nấm này chỉ có nội tổ và quí lão hưởng dụng mà thôi, đặc biệt hôm thưởng cho mi, mi có đức lắm mới được hưởng.
Hoàng Phi Bằng cười "hì hì" hỏi :
― Hài nhi còn nhiều trò chơi lắm cô mẫu có thích không ?
― Trò chơi của điệt nhi rất nguy hiểm cô mẫu khổng chơi đâu, chờ khi khác nhá ?
Hoàng Phi Cương có ý lòng tham riêng, đang suy nghĩ về Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Chỉnh có được nội lực công phu hai mươi năm, do Hoàng Phi Bằng chuyển luân, thế thì mình cũng thử với Hoàng Phi Bằng để hưởng được cái năng lực ấy, mình là gia trưởng mà yếu nội công thì không còn thể thống gì cả.
Hoàng Phi Cương mặt dày liền lên tiếng :
― Phi Bằng điệt nhi cùng thúc bá tỷ đấu kiếm pháp xem thế nào, tùy Phi Bằng nhi sử dụng kiếm pháp nào cũng được.
Hoàng Phi Bằng không nói ra cũng đã hiểu hết ý sâu hiểm của Hoàng Phi Cương muốn gì rồi. Chàng tự thầm:– Đúng là những kẻ tham lam lúc nào cũng mù trái tim, người đời dạy võ học chứ không bao giờ cho nội công, trừ khi có mối giao tình đặc biệt trong giang hồ, nay Cương thúc bá ơi đã đến ngày đất gọi rồi ! Nhân dịp này trừ khử kẻ làm phản đang đứng trước mặt, cũng nhằm để cứu thiên hạ, không để hậu quả người đời oán hận họ Hoàng.
Hoàng Phi Bằng liền đề nghị :
― Thưa thúc bá, nếu bạt được chín cây cổ thụ đằng kia, mỗi cây tính từ gốc lên còn lại chín phân. Thúc bá đừng bạt sai lạc là được, có như vậy thì mới xuất hết nội công võ học.
Hoàng Phi Cương mừng quá độ, đem hết nội lực bạt cổ thụ, đến cây thứ chín đổ xuống đất, vừa lúc Hoàng Phi Cương rơi vào đồ trận.
Hoàng Phi Cương thấy tứ hướng như thế giới hồng hoang, ông khiếp sợ cảnh mênh mông, hoang sơ chưa có sự sống của vạn vật, trí tuệ của ông bị căng não, lòng ông đến độ phải hoảng hốt.
Hoàng Phi Cương miệng la lớn :
― Thưa gia gia, quí hiền đệ muội đang ở đâu sao không cứu mỗ với.
Thực ra ai cũng thấy và nghe lời nói của Hoàng Phi Cương từ trong dội ra, trái lại ở bên ngoài đồ trận mọi người nói chuyện thì Hoàng Phi Cương không thể nào nghe được. Sự việc bất ngờ chỉ có Hoàng Hạc mới biết đây là đồ trận của Hoàng Phi Bằng vừa lập ra, nhưng không biết mục đích để làm gì !
Mọi người nghe lời nói nghiêm nghị của Hoàng Phi Bằng từ trên gốc cây nói xuống :
― Thưa nội tổ, quí thúc bá, thúc thúc, cô mẫu, gia gia. Phi Bằng nhi xin tạ tội với quí đấng hai lạy, xin được phép xã giải nghiệt ác này. Mọi trắng đen sẽ bày ra ánh sáng, từ miệng của Cương thúc bá, về tội cấu kết ngoại thuộc hại nhà, làm phản Bách Việt, đã bao lâu mà không ai biết việc làm bí ẩn của người.
Đương nhiên Hoàng Hạc, Hoàng Phi Bình, Hoàng Phi Biên, Hoàng Phi Khải, Hoàng Phi Vũ, Hoàng Lữ Giao, Hoàng Lữ Trinh, Hoàng Phi Chỉnh biết một phần và còn nhiều nghi vấn chưa giải đáp. Những người còn lại hầu như mờ mịt, không hiểu việc gì sẽ đến với Hoàng Phi Cương, tất cả không nói ra lời vì quá đột ngột.
Hoàng Phi Bằng búng mình phi thân lên gốc cây thứ chín hỏi Hoàng Phi Cương :
― Lão Cương ai sai bảo hành động nghịch đạo gia phong, dùng bùa chú gì để bức hiếp Hoàng Phi Biên truyền phương pháp đúc kiếm họ Hoàng ?
Trong đồ trận Hoàng Phi Cương nghe từ không trung nói vói xuống bằng âm thanh oai nghiêm, như vị thần linh truyền lệnh, ông chưa hề nghe và không biết đó là tiếng nói của ai, phần bên ngoài trận ai cũng biết chính là tiếng nói của Hoàng Phi Bằng, chàng đứng trên đầu gốc cây thứ chín thẩm vấn Hoàng Phi Cương, tuy Hoàng Phi Cương đang lạc vào cảnh hồng hoan, nhưng ông vẫn kiên cường đứng thẳng để đối đáp, đúng là cao thủ võ lâm không vì sợ hãi hùng trời đất.
Hoàng Phi Cương bình tĩnh trả lời :
― Thưa ngài, mỗ là Hoàng Phi Cương, thi hành mệnh lệnh của đạo sĩ Trần Mạnh Côn.
Hoàng Hạc cùng mười chín người đồng nghe qua lời tự thú của Hoàng Phi Cương, ai cũng bễ nghễ thần khí lạc, lắc đầu khi nghe Hoàng Phi Cương tự thú.
Cảnh ngoài trận như lòng trời oi bức, tất cả nghe qua lời thú tội của Hoàng Phi Cương, đều phải đổ mồ hôi hột, không ngờ bí mật giải cứu được họ Hoàng.
Hoàng Phi Bằng búng người phi thân qua gốc cây thứ bảy hỏi :
― Lão Cương với Trần Mạnh Côn liên hệ như thế nào, vậy Trần Mạnh Côn đã đúc được kiếm rồi chưa ?
Hoàng Phi Cương tự  động đáp :
― Thưa ngài, mỗ ganh ghét với Biên đệ, cho nên cách đây tám tháng, tìm thầy học bùa chú mục đích là ếm trù cả gia đình Biên đệ "bất đắc kỳ tử" và dụng độc dược áp chế Biên đệ để lấy bí pháp kiếm, sau đó mới khống chế những ai không vâng lời mỗ kể cả Hoàng Hạc gia gia cũng không ngoại lệ, việc này mỗ đã thành công.
Còn đạo sĩ Trần Mạnh Côn có thể gọi là sư phụ đương thời vì người chỉ giáo cho mỗ dùng bùa chú và độc dược, nay mỗ đã luyện thành công bảy phần, hiện mỗ đã trù ếm tại trung tâm cây kèo nhà của Biên đệ, tổng cộng năm hình nhơn lớn nhỏ .
Bức hiếp được Biên đệ truyền đúc kiếm, nhờ vậy mới gọi là quyền trưởng gia tộc chứ. Đến nay sư phụ đạo sĩ Trần Mạnh Côn chuẩn bị tự đúc kiếm. Chính tại hạ cùng với Trần Mạnh Côn thông đồng với Lê Vĩnh làm phảm tại thành Phiên Ngung.
Tất cả người họ Hoàng và ngoài họ đang đứng bên ngoài đồ trận, khi nghe lời khai mà phải lạnh người.
Hoàng Phi Bằng phóng qua gốc cây thứ năm hỏi :
― Lão Cương với Trần Mạnh Côn lập đảng lấy danh xưng là gì, sào huyệt ở đâu, hoạt động thế nào và bao giờ khởi binh làm phản "Hợp Việt Xuất Hán", lực lượng có những ai và bao nhiêu đảng viên, bốn mươi người làm phản đã tàn phế tại sao lão Cương và Trần Mạnh Côn ra tay giết họ ?
Hoàng Phi Cương không chần chờ, liền trả lời :
― Thưa ngài, sư phụ đạo sĩ Trần Mạnh Côn nguyên là đảng trưởng, còn mỗ là đảng phó, người đời chỉ biết danh xưng Chung Thành Giáo, chứ không hề biết hoạt động ẩn danh Cộng Đảng, sào huyệt tại Đô Lung Lĩnh, Trường Sa. Mục đích hoạt động của sư phụ Trần Mạnh Côn vì muốn chím quyền xưng Vương Quế Lâm, ngoài ra còn có các tướng quân như Tăng Bạch Hùng, Hà Chung Khoa, Hứa Vành Anh, Từ Ngọc Hú và trên bảy trăm đảng viên.
Thưa, trong bốn mươi người đó có mười người của Cộng Đảng và các đảng khác đồng liên hệ làm phản, cần phải bịt miệng họ trước khi làm phản.
Tất cả đồng nghe Hoàng Phi Cương xác nhận hành động, ai cũng đã rõ và biết thế lực của Hoàng Phi Cương quả là có ý đồ làm phản, tội này quá lớn sẽ trả giá tru di tam tộc ! Không biết Nam Việt Vũ Đế có am tường nội vụ này không ? Hoàng Phi Bằng phóng qua cây thứ ba hỏi tiếp :
― Tại sao tính của lão Cương không nhân ái như Hoàng Hạc gia gia ?
Hoàng Phi Cương không chần chờ, liền trả đáp :
― Ông ấy đạo đức nhưng không thể thành nhân, ôn hòa là cha của chết nhác, cương trực là tự khinh rẻ mình, có bản lĩnh mà không hạ thủ, tuy là anh hùng mực thước Lĩnh Nam nhưng không có mộng đồ vương.
Còn mỗ thì ngược lại lấy đồ vương làm đầu, thà bảo vệ đảng để hy sinh phế cả họ Hoàng.
Hoàng Hạc nghe qua chửi thầm:– Quả là thằng tiểu tử này âm binh sống trên dương thế ! Khôngg ngờ y là đồ nghiệp chướng. Thôi hết rồi ta chỉ biết lắc đầu để cho Hoàng Phi Bằng trị tội đại nghịch.
Hoàng Phi Bằng búng mình phi thân qua gốc cây thứ nhất hỏi :
― Như vậy lão Cương đã có dự trù diệt hết họ Hoàng, kể cả Hoàng Hạc ư, lấy gì để cầm chắc diệt được cả họ Hoàng ?
Hoàng Phi Cương rất tự nhiên đáp :
― Thưa ngài, đúng như thế họ Hoàng là lực lượng cản trở bước đi của mỗ, cần phải diệt tận gốc tróc tận ngọn. Bùa chú của mỗ siêu quần, vô cực có khả năng diệt hết họ Hoàng cùng lúc, đó là điều mà mỗ chuẩn bị thực hiện nay mai.
Khi nghe Hoàng Phi Cương trả lời, tất cả mọi người lớn nhỏ đồng xanh mặt, mỗi người một vẽ ngưỡng mặt lên trời, đầu cúi xuống đất, hay lắc đầu lia lịa và thở dài khéo theo sự buồn bả ! Huynh đệ họ Hoàng không ngờ lòng dạ của Phi Cương thay đổi như chong chóng !
Hoàng Phi Bằng phóng mình qua gốc cây thứ tám hỏi :
― Thế thì lão Cương lấy bùa chú ra tự chặt thử hai chân, một tay, móc một mắt, để thử xem tài siêu quần nhập hóa đã đến phi thường chưa ?
Khi nghe đến đây ai cũng biết Hoàng Phi Bằng đã quyết định, không tha thứ những kẻ đem tổ tiên làm vật hy sinh nhằm bảo vệ Cộng Đảng.
Khi Hoàng Phi Cương đã duy danh thì trước sau gì cũng dâng Nam Việt cho Hán. Nay bí mật đã được vén mây mù, Hoàng Phi Bằng đành phải diệt trừ trước khi thảm họa đem đến, dù đó là thúc bá cũng không tha thứ.
Hoàng Phi Cương chưa thật tin bùa chú cho nên buộc lòng ông phải từ tuyệt :
― Thưa ngài không được ạ .
Hoàng Phi Bằng bực tức hét lớn :
― Hãy lấy bùa chú ra thực hiện thử xem, nếu trái lệnh trời không bao giờ tha cho mi.
Hoàng Phi Cương miệng lập cập đáp :
― Thưa ngài, được thôi, chính bảo kiếm này là bùa chú hộ mệnh, chặt đứt hai chân, một tay và móc một mắt, nó sẽ tự động nối lại bình thường, ngài hãy xem đây.
Ba tiếng "xẹt" và một tiếng "bụp" quả nhiên hai chân, một tay đứt lìa ra khỏi thân thể và một mắt bị mù.
Hoàng Hạc thở dài, khó mà dung tha, không còn cách nào để biện hộ cho tiểu tử mang tội tầy trời, dám diệt cả họ Hoàng, đúng là nồi da xáo thịt, nghiệt ác đây rồi !
Hoàng Phi Bằng phóng mình qua cây thứ sáu hỏi :
― Lão Cương diệt cả nhà họ Hoàng, kể cả vợ con ngươi cũng không tha thứ ư, như vậy có hối hận không ?
Hoàng Phi Cương khắn khắn không ngại trả lời :
― Thưa ngài, lâu nay mỗ làm rất nhiều việc bí mật, phương hại đến họ Hoàng, thì nay diệt họ để mưu đồ vương có gì đâu gọi là hối hận.
Một lần nữa Hoàng Hạc lắc đầu than vãn thầm:–Loại tiểu tử vô đạo này tội đáng chết không thể tha thứ.
Hoàng Phi Bằng phóng mình qua gốc cây thứ tư hỏi :
― Lão Cương đã cấu kết với bọn làm phản Lê Vĩnh vào lúc nào, mục đích hành động ra sao, danh sách trên toàn quốc có những ai, danh xưng là gì ?
Hoàng Phi Cương không ngần ngại, xem câu hỏi này là những thành quả để tự hào trong đời, lòng nhạt nhẽo nói :
― Thú thực, tại hạ chính là nhà mưu sĩ trong nội vụ này, đã liên hệ hơn ba tháng, trước khi đại hội Phiên Ngung thành khai mạc, mục đích thay đổi triều đại họ Triệu. Ngày thành công tại hạ cầm cờ nguyên soái. Lê Vĩnh lên làm vua lấy hiệu đại đế Vĩnh Hòa, còn Trần Mạnh Côn làm tể tướng. Chúng mỗ đồng khai sinh Cộng Đảng, lực lượng kết nạp trong quân quan đại thần và trong các vương phủ bảy quận. Mỗ dự trù chỉ một năm sau nắm hết quân binh là lật đổ triều đại của Lê Vĩnh. Đường biên giới do La Đức làm chủ dưới sự bảo vệ của nhà Hán. Trong nội địa tam đầu chế tung hoành chia vùng thụ hưởng. Hiện nay đã lập vi bằng cam kết hành động, tuy nhốm Lê Vĩnh bị tiêu diệt nhưng vẫn còn Hoàng Phi Cương, Trần Mạnh Côn, La Đức.
Hoàng Phi Bằng búng mình phi thân qua gốc cây thứ nhì, chau mày hỏi :
― Lão Cương à, đã trình khai đến đây chưa hết đâu, hãy nghe ta nói đây. Tất cả những hành động của mi, Nam Việt Vũ Đế có trên tay đầy đủ danh sách và kế hoạch làm phản của đồng đảng mi, không soát một mảy may nào cả.
Nếu không có uy tín của quân sư ngoại triều Hoàng Hạc, huynh đệ Hoàng Đức thì cả họ Hoàng không còn ai sống, chính là do mi tạo ra tai ách này !
Lão Cương có biết không hành động của mi đem đến cho họ Hoàng tru di tam tộc đó. Nam Việt Vũ Đế ân tứ tuy tha tội tru di tam tộc cho họ Hoàng, nhưng không tha tội cho mi, tội chết đã tha, tội sống phế võ công lấy một phần thân thể để răng trong họ Hoàng, sau này không ai dám đi trên con đường của mi, còn một việc mi chưa làm đó là chọc thủng một màng nhĩ đi thôi.
Khen cho lão Cương chỉ biết trung thành với kẻ vô tổ quốc như Lê Vĩnh, Trần Mạnh Côn và La Đức mà quên đi tình nhà họ Hoàng, đúng là háo danh, tham lợi chưa đến mà trước mắt đã thiệt thân ! Thử hỏi lấy đâu ra tài cán công đức mà làm soái tướng với thừa tướng chứ ?
Sau khi nghe Hoàng Phi Bằng tra vấn Hoàng Phi Cương, ai cũng toát mồ hôi lạnh, nhờ Hoàng Phi Bằng đứng ra cứu họ Hoàng và những người liên hệ họ Hoàng.
Hoàng Phi Cương không hề nao núng vì ông vẫn tin ở giờ cuối sẽ có Trần Mạnh Côn cứu chửa tàn phế và thoát thân ra khỏi miền mênh mông này, liền nói :
― Thưa ngài, mỗ làm liền không chờ lâu.
Từ trong lòng đồ trận phát ra một tiếng "phụt".
Hoàng Phi Bằng cười há hà …
― Tại hạ chào lão Hoàng Phi Cương tạm biệt chúc lão có giấc mộng đẹp.
Chàng phi thân xuống đất ra khỏi đồ trận. Ai cũng kinh hoàng, trước cảnh Hoàng Phi Cương làm phản và hậu quả thân thể đã bị phế, không ai thương cũng không ai để lòng ghét thân phận Hoàng Phi Cương hiện giờ.
Hoàng Hạc tự nói một mình:– Trần đời luôn thay đổi người mới chôn lấp người cũ đó là thiên nhiên như thế, mình nào trách được ai ! Hồi ức tự mở ra, nhớ khi Hoàng Phi Cương mới chào đời, mỗ rất thương yêu và đặt trên vai những niềm tin, hy vọng tương lai làm rạng rỡ họ Hoàng. Không ngờ đến hôm nay sự ê chề trước mặt một tiểu tử bất hiếu, nếu không nhờ Hoàng Phi Bằng khám phá ra thì tai họa đến với họ Hoàng khủng khiếp khôn lường !
Tất cả không ai bảo ai cùng phi thân theo Hoàng Hạc về nhà. Hoàng Phi Bằng ngăn cản lại, rồi nói :
― Thưa quí đấng chờ vài khắc rồi đi cũng chưa muộn, hãy núp xuống những gò đất, chờ xem có diễn biến mới trong trận đồ đang đổi thay màu sắc.
Hoàng Phi Bằng nói với Hoàng Hạc :
― Thưa nội tổ, trực giác của Phi Bằng nhi đang có người từ xa phi thân đến .
Hoàng Hạc hồ nghi nói :
― Trực giác không phải là đúng đâu, về đi bỏ mặc kẻ làm phản.
Hoàng Phi Bằng sau một hồi đắn đo, liền xác định thưa :
― Thưa nội tổ cũng không phải là sai.
Hoàng Phi Bằng phất tay, tất cả đồng núp vào gò đất. Chàng phi thân lên cổ thụ ẩn mình chờ xem việc gì chuẩn bị bày ra.
Hoàng Phi Cương ngồi đọc hết thần chú này, qua bùa chú khác, vẫn chưa thấy hai chân, tay, mắt, nhĩ tự động hiệp thông. Ngồi trước một không gian tối tăm, mù mịt vẫn chưa tự kiểm lại lòng mê, u muội và chưa tìm ra hậu quả ngày nay, miệng vẫn đọc bùa chú.
Tự dưng Trần Mạnh Côn xuất hiện, phi thân vào chỗ của Hoàng Phi Cương đang ngồi, mục đích của Trần Mạnh Côn tìm Hoàng Phi Cương để trao sứ mệnh đi ám sát Hoàng Trung Nhất nguyên là Quế Lâm Vương. Trần Mạnh Côn không ngờ bị rơi vào đồ trận mà không hay biết, giọng nói của Trần Mạnh Côn như người đầy quyền lực, phán :
― Hoàng đệ, việc này nghĩa là thế nào, tại sao chân tay bị chặt đứt, mù mắt thế này, ai hại Hoàng đệ nói đi mỗ sẽ lấy lại công đạo ?
Hoàng Phi Cương đã đọc hết bùa chú vẫn hoài công, lòng hoài nghi rồi khẩn cầu gọi cứu :
― Đệ tử cầu xin sư phụ tận lực ban bùa chú, để chân tay hiệp thông liền lại thì việc gì đệ tử cũng thực hiện thành công.
Trần Mạnh Côn nghe nói đến bùa chú là ông xanh mặt vì bùa chú chỉ là bịp được người mê muội như Hoàng Phi Cương, chứ bùa chú không thể nào "Cải tử hoàn sinh", bùa chú không phải là thiên hóa vạn hóa, không thể nào người tàn phế trở thành người bình thường.
Trần Mạnh Côn thở ngắn than dài cười "há hà" …
― Mỗ không có khả năng như Hoàng đệ ước mơ, bùa chú chỉ là tưởng tượng trong trí giác nó không có thực, người ranh ma luyện tập phép xảo thuật để làm cho người yếu lòng tin rằng có thực.
Hoàng Phi Cương nhếch mép nở một nụ cười khó hiểu, nhạt giọng hỏi :
― Sư phụ có cách nào ra khỏi đây được không ?
Trần Mạnh Côn tự phụ cho mình võ học hơn người hừ lạnh một tiếng, trầm giọng trả lời :
― Được chứ, mỗ đưa Hoàng đệ về sào huyệt nhá ?
Trần Mạnh Côn loay hoay mãi mà vẫn chưa ra được, bây giờ ông mới biết bị giam vào đồ trận, lúc này Hoàng Phi Cương mới tỉnh ngộ, biết mình bị Trần Mạnh Côn lừa gạt, Hoàng Phi Cương nẩy ý phải đối phó một chết một sống với ông sư phụ đại bịp, tuy chỉ còn một mắt, một tay, nhưng nội công vẫn còn nguyên. Thế là Trần Mạnh Côn khó mà chạy thoát khỏi đường kiếm họ Hoàng, quả nhiên giang hồ gặp giang hồ hiểm ác.
Hoàng Phi Cương lập kế mưu mời Trần Mạnh Côn đến gần để trao một bí mật. Trần Mạnh Côn thấy thân thể Hoàng Phi Cương tàn phế, ông không đề phòng vừa đến gần, Hoàng Phi Cương xuất liên hoàn chiêu "Bạch thiết châm", lấy được đôi mắt đen nâu và đôi chân của Trần Mạnh Côn.
Hoàng Phi Cương nổi cơn giận dữ, miệng gào như sấm sét :
― Mỗ thật không muốn nhìn thấy cái mặt tên Trần Mạnh Côn nữa. Nay mỗ đã trải qua thời khắc sống trong âm thanh cuồng nộ của trời đất cũng vì mi, nay mỗ quyết định không tha thứ kẻ làm mỗ khổ sở, thà chấp nhận như danh ngôn có câu: "Ngậm cay đắng, trong cay đắng mới làm con người trên loài người".
Thế là hai người đồng xuất kiếm, đao, quyền tỷ đấu quyết lấy mạng sống, chiêu số cả hai người đã quyện vào nhau không còn lộ sống, mặt đất cũng nhăn nhó nổi phong ba "ầm...ầm..." bụi mịt mù trong đồ trận.
Hoàng Phi Bằng ngồi trên cây cổ thụ cười thầm:–Mỗ không mời mà Trần Mạnh Côn tự đem xác đến, có nghĩa là còn nhiều nguyên do khác, bỗng Hoàng Phi Bằng thấy một phụ nữ thấp thoáng từ xa, thân pháp bình thường vừa đến nơi.
Người phụ nữ gọi :
― Trần đại ca và Hoàng đệ ơi, tại sao đột nhiên biến thành tỷ đấu như kẻ thù trăm kiếp thế ?
Đúng lúc Hoàng Phi Cương xuất một chiêu kiếm tuyệt gia kỳ diệu, lấy được cánh tay trái của Trần Mạnh Côn, người phụ nữ đứng ngoài trận đồ vốn là phu nhân của Trần Mạnh Côn là người tình của La Đức, người phụ nữ bất ngờ chứng kiến cảnh chồng bị phanh thây, bà lanh tay phản ứng, khom xuống nhặt một bụm đất mầu nâu, rồi gói lại vào khăn tay màu trắng xám, bà thảy vào đồ trận, âm thanh "vo vo".
Trần Mạnh Côn vươn mình chụp lấy gói thuốc độc quăng đến Hoàng Phi Cương.
Hoàng Phi Bằng liền xuất quyền chặn lại được thuốc độc trên tay của địch thủ. Trần Mạnh Côn biết có người cản trở liền âm thầm bóp nát vụn gói thuốc rồi vận nội lực đẩy thuốc ra, lòng tự suy:– Mỗ không thể để họ Hoàng toại nguyện sống trên đời này.
Hoàng Phi Cương tuy còn một mắt và bị thương máu chảy khá nhiều, đôi mắt vẫn còn thấy lem nhem hình dáng người nữ liền chửi lớn tiếng :
― Con mụ độc trùng Phạm Thuy Ngu đến rồi ư, vào đây lấy xác chồng đem đi trình địa phủ, mỗ há sợ chết dưới tay độc trùng đâu ?
Hoàng Phi Cương đưa kiếm lên xuất một chiêu đỡ bụi độc trùng từ tay Trần Mạnh Côn bay ra có muồi tanh nôn ọe, liền nghiêng mình qua bên trái, chưa tránh được độc trùng, thì từ trên cao Hoàng Phi Bằng xuất một quyền đẩy Hoàng Phi Cương qua bên hướng Đông.
Hoàng Phi Cương tự thầm:– Ta thà chết dưới kiếm họ Hoàng còn hơn chết trong tay mụ độc trùng, ông xoay kiếm vào cổ tự vận.
Người quả phụ nữ vung tay phóng vào trận đồ hai viên kẹo màu cam độc trùng, tặng cho hai đoản số hưởng dương đi về miền cực lạc.
Nữ nhân lạnh lùng ngoảnh mặt bỏ đi không ngó lại, xem như mai táng chồng và cừu hận chung một mồ.
Những tên tuổi giang hồ hôm nay nhận diện tận mắt thấy tướng mạo kẻ ác độc chính là Phạm Thuy Ngu.
Hoàng Phi Bằng lòng không yên từ trên cây cổ tụ xuất một quyền xuống đẩy Hoàng Phi Cương văn ra ngoài trận đồ. Chỉ cón lại Trần Mạnh Côn không đầy ngũ khắc bào phục và da thịt tan biến, hóa thành đống bùn đen, còn lại bộ xương màu xám xanh vô tri nằm sác mặt đất.
Hoàng Phi Biên không ngờ Phạm Thuy Ngu cách đây mấy tháng có lên thuyền của mình. Nhớ lại lời tường thuật của Phùng Hưng về tướng mạo của bà. Ông thở dài lòng xác tín thầm nghĩ:– Chính nữ nhân này thủ tiêu Nguyễn Hồng.
Hoàng Phi Bằng cũng tự nói: – Từ nay để mắt theo dõi hàng động của nữ nhân này. Lúc này Hoàng Phi Cương chỉ là một đống thịt, sau này nói chuyện được hay không chưa ai biết, về cánh tay còn lại cũng bị Trần Mạnh Côn lấy mất, đầu mình còn lại như thân cây trụi lá, võ công đã bị phế, thần trí mê mang, thể xác vô tri của Phi Cương trên lưng của Hoàng Phi Bằng.
Hoàng Hạc về đến nhà giận dữ, tay chỉ vào đống thịt Hoàng Phi Cương mắng nhiếc :
― Đúng là một tiểu tử họ Hoàng tên Phi Cương bán đứng họ Hoàng, cầu danh lợi cho cá nhân, may mà có Hoàng Phi Bằng cứu được họ Hoàng, mỗ mới sáng mắt "trời cao đất dày", ban hồng ân số lớn cho họ Hoàng.
Hoàng Hạc xúc cảm, nước mắt ngấn lệ, đôi mắt nhìn về hướng Hoàng Phi Bằng, như đang ái mộ tài hùng chí lược, mà người đời đã nói không sai "Con hơn cha là nhà có phúc". Ông ôn tồn, an ủi cả nhà :
― Thôi tất cả chúng ta đồng trở lại đời sống bình thường như trước nhé ?
Ngoài trời đã tối, trong lòng ai cũng có sự vui buồn riêng, tất cả để lòng khen Hoàng Phi Bằng, niên thiếu mà đã biết lấy đức bồi tài, thật là hiếm có.
Hoàng Phi Bằng về đến nhà tường thuật lại những gì rờ được và trong thấy, chàng mời Hoàng Hạc :
― Kính mời nội tổ đi thăm sư phụ của hài nhi.
Hoàng Hạc tuy buồn phiền chưa phai, sau khi nghe Hoàng Phi Bắng mời thì niềm vui trong lòng lại đến :
― Ba ngày nữa tổ phụ và Phi Bằng nhi lên đường nhé ?
― Dạ, hài nhi vâng lời nội tổ.
Thời gian này Hoàng Phi Bằng có những dự trù về bảo tàng, chàng hỏi thăm Phùng Hưng :
― Thưa nhị vị Cô trượng ( Phùng Hưng và Trịnh Đình Thao) hãy về Châu Giang gấp chuẩn bị tập hợp huynh đệ Hoàng Đức vào ngày mười hai tháng này về động Lạc Việt đúng hẹn để hội ngộ cùng Phi Bằng nhi nhá ?
Phùng Hưng và Trịnh Đình Thao, tuy rằng bề trên của Hoàng Phi Bằng, nhưng vẫn tuân lời sư phụ, những gì Hoàng Phi Bằng nói ra, nhất nhất Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao xem như lệnh, họ luôn nghĩ kiếm pháp có được như ngày nay là do Hoàng Phi Bằng chỉ điểm, còn Hoàng Phi Bằng lúc nào cũng xem Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao là Cô Trượng của mình, mỗi khi nói chuyện là phải thủ lễ với bề trên.
Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao đồng hỏi lại :
― Thế thì ngày nào Cô trượng sẽ lên đường đây ?
Hoàng Phi Bằng vui mừng vì Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao nguyên là Cô Trượng của mình, chàng nói tiếp :
― Ngày mai quí Cô trượng lên đường. Nhân dịp trong thời gian này Phi Bằng nhi viếng thăm Trường Sa, sẽ tìm hiểu thêm võ học cùng Vũ thúc thúc và ngũ thúc mẫu, hy vọng thúc thúc đồng ý.
Vũ Thư Minh vui mừng hỏi :
― Hiền nhi đã có ý như vậy thì biết lấy gì vui cho bằng, thúc thúc và quí thúc mẫu rất cảm kích hiền nhi, trước đây ít có dịp để tỏ bày cho hết tình ý.
Chu Thanh Thủy tiếp lời :
― Quí thúc mẫu lúc nào cũng muốn ở gần điệt nhi, nhưng không thấy điệt nhi ở nhà, cũng không biết ở đâu mà tìm, mấy hôm nay gặp lại điệt nhi rất là vui mừng, nhưng cũng chưa nói được lời nào, bây giời nghe điệt nhi hẹn đến Trường Sa thúc mẫu rất là cảm động, ắt lòng này vui lắm.
Hoàng Phi Bằng cười :
― Điệt nhi cũng cảm kích Vũ thúc thúc và quí thúc mẫu lắm. Hài nhi có ý thế này, Vũ thúc thúc và quí thúc mẫu cũng trên đường về Trường Sa, nhân thể đến thăng huynh đệ Cần Lĩnh Nam Giang Bắc.
Phùng Hưng, Trịnh Đình Thao "ồ" vui mừng nhận lời :
― Ý của điệt nhi rất hay, quả là tâm lớn gặp chí lớn.
Thừa lúc còn ở Cửu Chân, Hoàng Phi Bằng rủ Lý Bình Trung, Trịnh Trường và Quách Tuyết Băng đi thăm quang cảnh Giang Nam, tất cả vui mừng đồng ý.
Lý Bình Trung lo ngại nói :
― Hoàng hiền đệ nhớ chưa hầu gia gia và mẫu thân đó, nếu có ý thì sáng đi chiều về, tối hầu quí đấng sinh thành nhé ?
Hoàng Phi Bằng không suy nghĩ nhiều hỏi :
― Lý Huynh nói thế đúng lắm thôi đi ngay.
Cả bốn ra khỏi nhà như chim bay trên trời cao. Quách Tuyết Băng chân bước nhanh đến hỏi Hoàng Phi Bằng :
― Hoàng đại huynh, muội không dám ăn lộng mật gấu cũng không dám xin phép hỏi huynh đôi lời, chuyện để lòng không nói ra được ắt rất khó chịu, nếu hỏi không đúng thì đại huynh thứ tội nhé ? Thưa huynh, muội thấy huynh đối sử với thúc bá Cương như lòng băng tuyết, cũng có thể là máu lạnh.
Trịnh Trường nghe Tuyết Băng nói như vậy, tức nhiên là người ngoài cuộc nào biết trong giới giang hồ :
― Muội khờ, không được nói như vậy.
Tuyến Băng nói tự nhiên :
― Huynh không cho muội nói thành lời, thì nói trong lòng ai biết nào .
Lý Bình Trung không muốn Tuyết Băng hiểu lầm Hoàng Phi Bằng liền nói :
― Muội chưa phải là người kiếm khách cho nên nói như vậy cũng có lý của nó, nhưng đã là người trong giang hồ thì ngày nào đó muội mới tiếp nhận một tấc gang giang hồ, ngàn phần nguy hiểm.
Hoàng đại huynh của muội thực hiện nhân nghĩa, đạo đức đó. Thực ra làm người ai cũng biết nhân nghĩa mà không phát huy đúng chỗ thành ra vô dụng. Nhân nghĩa không phải cho một người hành khất một hào, một hào đó chưa đủ cho họ hạnh phúc, mà phải tạo cả nước không có hành khất mới là nhân nghĩa thực sự.
Hoàng đại huynh của muội vốn sống không lấy võ lâm tìm địch, do người khác hiếu thắng tìm địch mà ra. Thúc bá Cương tìm địch mới ra nông nổi đó, những kẻ máu lạnh bất luận lưởng quân giao đấu hay là cao thủ giao tranh, đứng ngoài cuộc đó mới thực sự là máu lạnh.
Ngày mẫu thân của muội bị bọn Lâm Tứ Phương hảm hại, lúc đó huynh không ra tay mới gọi là máu lạnh, thực ra máu lạnh hay máu nóng chỉ ở trên bàn tay của kiếm khách có lòng hay không mà thôi.
Muội thử xem đứng trước chiến trường thủ cấp thi nhau rơi, nếu không lấy đầu kẻ khác thì chỉ hiến dâng đầu mình mà thôi ! Chính thúc bá Cương tuyên bố lấy thủ cấp cả họ Hoàng, thì đương nhiên có người dám đứng ra mà bảo vệ chứ, thử hỏi Hoàng huynh của muội hành động như thế có sai không ? Muội nhớ rằng người chứa nước, nước không chứa người, phải có quan niệm làm người có máu, có thịt nhưng đó chỉ là cái vỏ mà thôi, tinh thần là chính. Muốn bình thiên hạ thì trước nhất phải có quốc mới có gia, không có gia thì không có quốc được.
Tuyết Băng không thấy Hoàng Phi Bằng có lới nào để biện bạch cho hành động của mình, mà chỉ nghe Lý Bình Trung nói thôi. Nàng thầm nghĩ:– Cũng có thể Hoàng đại huynh không cần biện bạch cho chính mình, vì biện bạch cũng là một cử chỉ trốn trách nhiệm và chối từ sự thật. Nhưng qua lời trình bày của Lý đại huynh thì quả thực Hoàng đại huynh rất tình người, không phải máu lạnh như mình vội vàng phán đoán bề ngoài mà không hiểu gì về nội tâm của Hoàng đại huynh, may mà có Lý đại huynh cho biết, đây cũng là một bài học vở lòng trên giang hồ.
Hoàng Phi Bằng thấy Tuyết Băng có vẻ hơi run sợ, trên mặt da tái, không dám nhìn thẳng, chàng cười nói :
― Trịnh đệ xem muội Tuyết Băng có bị gió không nào ?
Trịnh Trường biết tâm trạng bối rối của Tuyết Băng qua lời phán đoán thiếu thận trọng, chàng liền giải huyệt cho Tuyết Băng :
― Tuyết Băng muội muội, Hoàng đại huynh là sư phụ của muội đó. Tận đáy lòng Người vẫn luôn có một góc nhân ái vị tha, chỉ có bản thân Người mới cảm nhận được mọi nguyện vọng của huynh tỷ muội, muội thực thà xin lỗi là Hoàng huynh vui, không có việc gì phải tái mặt chứ ? Trừ muội đừng giống như thúc bá Cương, thì muội sẽ bình an hết kiếp.
Tuyết Băng lấy lại bình tĩnh chấp tay hướng về Hoàng Phi Bằng thưa :
― Hoàng đại huynh có phiền muội không. Từ nay muội không nửa lời phạm thượng đại huynh xin xã giải cho, muội cúi đầu tạ tội.
 Hoàng Phi Bằng cười nói :
― Tuyết Băng hiền muội có tội nào mà huynh không biết, nếu có thì đã trừng trị rồi, huynh, tỷ, đệ, muội xem nhau tình thủ túc, không biết thì học lẫn nhau. Từ ngày muội kết nghĩa huynh muội đã là trường đời lớn, muội học khá lắm, nhưng chỉ mới là con chim nhỏ kêu chít chít vừa ra khỏi trứng.
Từ đây học hỏi đại huynh Lý, Trần tỳ và Trịnh huynh hay nhìn xa hơn là huynh đệ Cần Lĩnh Nam mà kiên thủ tình huynh đệ nhé ?
Ngày nay quí huynh cùng Tuyềt Băng muội được ở gấn nhau thì phải vui lên, vài ngày nữa là về thành Phiên Ngung rồi, lâu lắm mới gặp lại.
Hoàng Phi Bằng tặng Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường và Quách Tuyết Băng mỗi người một bảo kim bài cánh ve, nhẹ như hồng mao nói :
― Bảo kim bài cánh ve, giá trị ở chỗ liên lạc với Cần Lĩnh Nam, nhớ không được dùng Bảo kim bài cánh ve bừa bãi nhé, bởi nó có sứ mệnh đặc biệt, như thay mặt cho Hoàng Phi Bằng xử lý những tranh chấp trong và ngoài nội bộ. Còn nữa trên đường về Phiên Ngung Lý huynh và Trịnh đệ nhớ luyện nội công thêm cho muội Tuyết Băng, nhất là Trịnh đệ phải chú ý cho muội đó.
Tam nhật trôi qua rất là nhanh để lại trong long mỗi người trẻ biết bao kỹ niệm. Huynh đệ muội Hoàng Phi Bằng tam biệt trên đất Cửu Chân.
Trên đường về Phiên Ngung thành Trịnh Trường hứa với Tuyết Băng :
― Huynh lấy mặt trời xuống tặng cho Tuyết Băng muội muội nhé.
Tuyết Băng nô nức hỏi :
― Thì ra lấy mặt trời không khó phải không Trịnh huynh ?
Trịnh Trường cười trả lời :
― Đúng thế, lấy mặt trời xuống không khó đâu Tuyết Băng muội muội, nhưng khi huynh tặng muội rồi thì cả thế gian tối mù mịt, lúc ấy huynh không còn thấy được chân dung của muội, nhất là đôi má hồng, nụ cười xinh đẹp, mặt trái xoan, à mỗi khi không còn ánh sáng thì muồi da thơm hoa lài mất diệu tuyệt thanh, cho nên huynh đàng phải để nguyên mặt trời trên ấy.
Tuyết Băng cười rồ lên nói :
― Trịnh huynh à, trái tim nó nằm yên, không ai động đến thì nào có rung chuyển.
Trịnh Trường hiểu ý cười hì hì nói :
― Huynh yêu Tuyết Băng muôi muội đến đất già hay trời hoang liêu làm chứng lời này "hì hì".

Đêm khuya khoát Hoàng Hạc hồi quan nhớ ngày bỏ đất Giang Tô:– Lúc đó thuyền vừa vào cửa biển liền tức khắc ra lệnh tạ ơn và cáo từ thổ. Cùng đêm đó hành lễ tang sự cho La Trúc Thanh nương tử, tất cả con cháu hành lễ nghiêm trang, người lạy thân mẫu kẻ lạy nội ngoại tổ mẫu.
Mỗ cầm vạt áo của nương tử đứng trước bàn thờ khấn:– Huynh ước gì nương tử chờ đến ngày hôm nay, để thấy được cảnh gia đình đoàn tụ, nhất là ước nguyện của nương tử hướng về đất nước Lạc Việt nay đã thành, tuy nương tử vắng mặt mà xác còn tại thế, thay ba nén hương này chứng minh lòng tỏ rõ gửi đến nương tử. Cả nhà con, cháu, nghĩa tử, nghĩa tế trên dưới không thiếu một ai.
Huynh mưu cầu thanh bình cho Lạc Việt cũng nhờ nương tử thúc giục, bây giờ nương tử đã vĩnh viễn ra đi, ở trong lòng huynh thiếu tình ấm của nương tử lắm ! Nhiều lúc huynh nức nở khóc, giờ này biết gì hơn huynh đến đâu thì hài cốt nương tử cùng ở đó, mai này gia đình mình chuyển về Cửu Chân lập nghiệp, mời nương tử cùng đi với huynh về đấy nhá ?
Nương tử có nghe không ? Cả gia tộc họ Hoàng từ biệt Giang Tô, lên đường lập nghiệp tại Cửu Chân, tất cả tài sản nhà cửa, ruộng vườn, thương thuyền đường sông bán cho người thân tín, riêng thương thuyền đường biển vẫn để nguyên, chỉ trong ba ngày cả gia tộc rời khỏi Giang Tô !
Đến ngày thứ năm chiếu chỉ muộn màn của triều đình Hán truyền lệnh bắt họ Hoàng, cũng may toàn bộ họ Hoàng nhà ta đã rời khỏi Giang Tô trước đó hai ngày.
Nhà Hán thua Hoàng Hạc đến hai ván cờ, ván thứ nhất Hoàng Hạc bắt được ba mươi quân thám Hán trên đất Nam Việt, ván thứ hai toàn gia, tài sản của Hoàng Hạc biến mất, không cánh mà bay như thần, tìm tung tích như hơi khói tỏa vào không gian.
Khi gia đình Hoàng Hạc chuẩn bị rời khỏi Giang Tô, cũng đưa tin cấp báo đến những đồng liêu có tham dự đại hội anh hùng Phiên Ngung thành, như đại phu Lê Đằng, Đào Tứ Cường, đại phu Tô Thành, Bàng Lân, Trần Tam Hiệp, nội dung tin cấp báo: "– Quí anh hùng rời khỏi Bắc về Nam, sinh sống tại đất hứa Nhật Nam, đi nhanh chừng nào tốt chừng ấy, bỏ của lấy người. Mỗ hứa bảo đảm, hoàn lại tất cả tài sản cho quí anh hùng".
Hai mươi ngày sau những anh hùng Lạc Việt ở Trung nguyên xuôi về Nam, tất cả bảy gia đình từ khắp nơi di cư đến Nhật Nam. Hoàng Hạc thực hiện lời hứa hoàn lại tài sản rất thỏa đáng, còn hơn khi ở đất Trung nguyên.
Anh hùng về Nam có cuộc sống mới, họ rất hài lòng, ngoài ra Hoàng Hạc còn mở nông trang cung cấp ngũ cốc để làm mùa, lập trường văn võ cho con em, đặc biệt những anh hùng Lạc Việt ở Bắc về Nam thành lập được một đội thương thuyền đặt tên là "Hưng Việt", từ một đến tám thương thuyền .
Lúc mới đến Cửu Chân, Hoàng Hạc đã tặng cho những thủy thủ đoàn người Hán một thuyền buôn để làm kế sinh sống, những thủy thủ đoàn người Việt ông lưu lại và khuyên nhủ họ: "– Huynh đệ phải về Giang Tô đưa tất cả gia đình đến Nam, mỗ cung cấp mọi chi phí di chuyển, tặng mỗi huynh đệ một số tài sản hơn trước đây. Riêng các con em của quí huynh đệ được vào trường võ họ Hoàng, đây là một phá lệ xưa nay chưa từng có trong họ Hoàng". Những thủy thủ nghe nói vậy ai cũng vui mừng, đồng ý và thực hiện theo lời của Hoàng Hạc.
Hoàng Hạc tu bổ lại đoàn thương thuyền thành hai đáy vừa thương thuyền và có khả năng trở thành chiến thuyền, đặt tên mới cho đoàn thuyền là "Chim Lạc", từ số một đến chín. Ông tuyển mộ thủy thủ người địa phương, tiêu chuẩn trẻ khỏe, có võ nghệ, biết bơi lội, đánh cá và biết chữ. Mục đích của ông đào tạo đoàn thủy thủ Chim Lạc đa năng, dũng sĩ ứng phó mọi hoàn cảnh, biết về kinh doanh, thích hợp với đời sống trên biển và cả trên bộ, đây là một sáng tạo đời sống mới của họ Hoàng.
Đặc biệt sáng tạo và trang bị đội thuyền theo cách đóng thuyền chiến, như làm bánh lái dài để đi đường biển cho yên ổn và bánh lái tròn để dùng khi đi đường sông, gọi là thuyền hai bánh lái, phía trên gác sàn chiến đấu, hai bên treo phên tre để che cho thủy binh ở dưới chuyên lo chèo chống, trên thì bố trí bộ binh để xung kích, nhờ vậy mà kỹ xảo của thủy sư càng tinh nhuệ, tất cả làm bằng mộc liệu Giang Nam, như Vạn cổ mộc tục gọi ( cây gõ ) lá tròn có lông, vỏ quả có gai, da thô, thớ gỗ màu tím thâm, chất gỗ bền nặng, dùng làm cột buồm và xẻ ván làm thuyền là hảo hạng. Cây thiết tú (gỗ táu) lá họ cây gõ, da vằn sần như da ếch, gỗ bền dẻo, dùng làm rui mè, cột trụ và mái chèo. Cây bàn lân (bằng lăng) hoa và lá giống cây tử kinh, thớ gỗ trắng ngà, dùng làm rui mè, cột trụ và mái chèo, rễ cây tại gốc cong queo nổi u kỳ quái, hoặc giống hình người, hoặc hình chim muông hoa lá, dùng làm ống cắm bút, dĩa bày quả, có vẻ đẹp tự nhiên cổ kính, những vật dụng này rất hợp sinh hoạt trên thuyền. Cây hồng du, tục gọi ( cây xoai ) lá nhỏ tròn, hoa màu hồng nhạt, quả tím đen, nhỏ bằng ngón tay, dầm bỏ vỏ ngoài, hạt thịt hồng hồng có bột, vị ngọt, thớ gỗ đỏ, thân cành nhỏ làm chiếc neo thuyền được chắc và bền.
Tính đến nay tài sản của họ Hoàng chỉ còn lại chín thương thuyền, không được sung túc như xưa, tuy vậy cả họ lấy làm vui vì họ Hoàng lấy cái hữu sống cho người khác được bình an và hạnh phúc.
Họ Hoàng bận rộn cho công cuộc lập cư mới, thời gian trôi qua mau đã gần năm. Còn nữa không ai để lòng về việc Hoàng Phi Bằng xa nhà, rồi đến chuyện thành Phiên Ngung trừ được bọn Lê Vĩnh.
Đến nay gia tộc họ Hoàng mới ổn định an cư lạc nghiệp trên đất Cửu Chân.
Thời gian này Hoàng Phi Bằng thường đi vắng, ít ở nhà, còn Lý Bình Trung, Trần Kiều Oanh, Trịnh Trường đang sống ở ngoài thành Phiên Ngung, những hành tung của tứ huynh đệ này khó ai mà suy tưởng được !
Trong đêm Hoàng Hạc ngủ một giấc hương quan, tự sự cuộc đời của chính mình cho đến sáng hôm sau Hoàng Hạc cảm thấy tinh thần sảng khoái hơn mọi ngày.

Cơm no rượu uống xong Hoàng Hạc cùng Hoàng Phi Bằng tạm biệt cả nhà, hai ông cháu cưỡi đại hạc bay vào mây. Hoàng Phi Bằng từ trên cao tay chỉ xuống đất ra hiệu cho Hoàng Hạc biết đã đến nơi, hai ông cháu đồng rời khỏi đôi hạc, phi thân xuống đất đứng mé đông bích núi cao ngất.
Hoàng Phi Bằng mời Hoàng Hạc :
― Nội tổ cưỡi trên lưng Phi Bằng nhi, khi phi thân vào động thì nội tổ ôm vào thân hài nhi cho thật chắc chắn.
Hoàng Hạc cũng làm theo ý của Hoàng Phi Bằng, tuy trên lưng Hoàng Phi Bằng có một sức nặng nhưng không đáng kể vào đâu. Chàng vừa nhún mình đã phi thân vào cửa động Đông, lần thứ hai Hoàng Hạc mới thấy Hoàng Phi Bằng thân bay lên núi đá đứng thẳng cao vút, mây bao phủ và hơi nước trong núi toả ra tạo thành nhiều lớp sương mù sa trong đêm, bốn vách đá sương đọng thành tuyết, gió thổi theo từng chuỗi trắng như muối khô ven bờ tràn của biển, hai bên tai của Hoàng Hạc tiếng gió "vù...vù...", ông cưỡi hạc nghe tiếng gió cũng đủ sợ rơi xuống đất rồi, lần trước ông cũng đã chứng kiến Hoàng Phi Bằng cõng quân thần trên hai trăm cân phi thân lên đỉnh Điện Thái Hòa cao mấy chục trượng là đã thấy phi phàm ngoài trí tưởng tượng, lần này được cháu nội cõng trên lưng rất an tâm thế mà khi lên càng cao bao nhiêu thì tiếng gió càng thổi mạnh "vù...vù...", tay ông lùng bùng muốn ù màng nhĩ, gió se gió cuốn, lòng người hơi lo ngại. Hoàng Hạc tự nghĩ trong lòng:– Mõ đã là nhân vật phi thân đệ nhất đương thời, nay mới biết không thể nào phi thân lên núi đá đứng thẳng này được .
Riêng đối với Hoàng Phi Bằng đây chỉ là sự sống bình thường của mỗi ngày, cho nên phi thân lên núi chỉ là đi qua khung cửa để vào nhà. Hoàng Hạc vào đến cửa động lòng mới an tâm hỏi :
― Phi Bằng nhi, còn cửa nào đi vào dễ dàng hơn không ?
― Thưa nội tổ, có chứ nhưng cửa ấy chỉ để cho thập nhất Hoàng Đức đi mà thôi.
Lúc này Hoàng Hạc đi theo Hoàng Phi Bằng vào động, đi ngang qua sảnh đường. Hoàng Phi Bằng mở cửa Đông động để ra thung lũng.
Hoàng Hạc bỡ ngỡ một lần nữa hỏi :
― Cảnh trí ở đây rất u nhã, thích hợp với nội tổ lắm, nhưng mà rất tiếc nội tổ không thể tự ý lên đây một mình được.
― Thưa nội tổ, muốn lên đây bao giờ chẳng được, nhờ hạc chở lên, hay lên cửa động Đông cũng vậy thôi, mời nội tổ đi một vòng thăm quan cảnh thung lũng .
Hoàng Phi Bằng chuẩn bị mọi thứ trong sảnh đường để Hoàng Hạc nghỉ ngơi dưỡng sức. Không khí trong động tinh khiết Hoàng Hạc cảm nhận sống ngoài trần tục, tinh thần sảng khoái.
Hoàng Hạc thức dậy từ sáng sớm, vẫn nằm yên, nhưng đôi mắt mở để quan sát cảnh vật bốn phía sảnh đường, vừa thấy Hoàng Phi Bằng ông liền hỏi :
― Hôm nay nội tổ muốn thăm kiến sư phụ của Phi Bằng hiền nhi, như vậy có tiện chưa ?
Hoàng Phi Bằng hơi luýnh quýnh, khoanh tay thưa :
― Khi ở nhà hài nhi có thưa với nội tổ về thân thế của sư phụ rồi, thực ra ý của hài nhi muốn đưa nội tổ đến đây để làm lễ tạ ơn Người vắng mặt, tiếp nhận cho hài nhi ở động này, chính sư phụ vô hình truyền thụ võ học cho hài nhi. Nội tổ an tâm ở đây mọi sự đã có hài nhi hầu hạ, hiện nay chỉ có nội tổ mới chính là sư phụ duy nhất của hài nhi.
Hoàng Hạc hơi khó hiểu đứa cháu út này, liền cười trừ nói :
― Nội tổ hài lòng, nhưng mình phải lập lễ thọ ơn Người chứ, mình vào đây ăn ở của Người mà mình quên ơn làm sao được ?
― Nội tổ nói đúng lắm, Phi Bằng nhi ở đây mà không biết việc lễ nghĩa, nhân nay nhờ nội tổ làm chủ việc này, hài nhi đi lo bàn hương án để nội tổ khấn vái tạ ơn anh hùng và sư phụ không hình không bóng.
Lễ tạ ơn đã thành, Hoàng Phi Bằng đem chuyện kho tàng bí mật trình bày hết cho Hoàng Hạc để thực hiện nguyện vọng cho mình, chàng đưa mắt nhìn quanh nói khẽ :
― Thưa nội tổ, hôm nay Phi Bằng nhi xin trình bày một việc hệ trọng nhất, chỉ tiết lộ với nội tổ mà thôi.
Phi Bằng nhi không tin bất cứ ai trong và ngoài họ Hoàng vì việc này hệ trọng đến cả dân tộc Bách Việt, nguyện vọng của điệt nhi là nhờ nội tổ sử dụng tài sản ở đây vào lúc nào cũng được, nhưng chỉ một mục đích là kiến thiết, xây dựng, phát triễn Bách Việt phồn thịnh. Riêng về các loại Hoa thư pháp, như Tri tư đạt lễ, Châu dịch, Xuân thu, Binh pháp, Nông canh, Tan hôn tương tớ, y dược, Chim bốc, Chim thiết giả, Thiên tượng địa trắc.  Gia đình mình phải sao lục ra nhiều phó bản để phổ biến vào dân gian, họ Hoàng nhà mình không được lấy nó làm gia bảo, sau khi có được phó bản rồi thì bản chính trả về nơi xuất xứ. Còn bảo vật binh khí cũng do gia đình mình lấy mẫu chế thành phẩm phổ biến như thư pháp, nhất là mở lò đúc để sản xuất binh khí, mở võ đường huấn luyện võ học, ai cũng phải biết sử dụng binh khí, có như vậy mới hy vọng giữ được nước. Người trong gia đình mình thấy vật thì lấy đó mà luyện tập, không cần biết nó xuất xứ từ đâu.
Việc đầu tiên nội tổ thực hiện chu đáo, thật kỹ khi mua chiến mã, cùng lúc thuê người huấn luyện chiến mã và phương thức cấy giống, mua chiến mã cung cấp cho Thập bát Cần Lĩnh Nam và binh mã của Nam Việt như Tượng Quận, Quế Lâm, Trường Sa, Nam Hải, Ngự Lâm Quân, Tử Cấm Thành, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hải Nam còn nữa mua sắt, thép, đồng, chì càng nhiều càng tốt để lưu trữ, sau này đến lúc sẽ cần dùng đến.
Mở rộng kinh doanh mua bán, đóng chiến thuyền đường biển, đường sông, mở rộng bờ cõi xuống Nam để tránh hậu họa phương Bắc về sau, lò đúc khí giới mở ở Giao Chỉ để tránh người phương Bắc dòm ngó, xây thành đắp lũy ở Giao Chỉ có như vậy thì Bách Việt mình mới không bị diệt chủng sau này và nhất nhất Nội tổ cùng Nam Việt Vũ Đế bàn thảo kế sách.
Việc cuối cùng cũng không kém hệ trọng đó là họ Hoàng nhà mình không tham gia quan trường, kho tàng này không lấy làm của riêng, có như vậy thì đời đời họ Hoàng nhà mình trung dân hiếu nước. Nội tổ không được tiết lộ với bất cứ với ai. Hài nhi hy vọng nội tổ đồng ý những đề nghị này.
Hoàng Hạc hoài nghi nói :
― Hiền nhi à, sự việc đột ngột quá nội tổ khó hình dung kho tàng như thế nào, trong kho tàng có những gì, thế thì làm sao tổ phụ dám quyết định, thôi thì để ngày mai sẽ tính không muộn.
Hoàng Hạc trăn trở thâu đêm, nửa lòng hồi hộp, nửa lòng lo âu:– Phi Bằng nó đưa ra những ý rất hay, rất nhiều việc để thực hiện, nhưng mà kho tàng đó trong trí mộng mơ của điệt nhi, quả là thằng cháu này có ý tưởng không bao giờ thành, nó còn nhờ mỗ hứa đủ thứ, không khác nào thằng lỏi nhằm tưởng chuyện mơ tiên.
Nói mới xa mỗ hơn năm thôi mà người lẫn tính đã thay đổi quá nhiều, võ nghiệp thì quả là hơn người, nhưng không có sư phụ, mỗ đến từng tuổi này mà vẫn không biết đâu là chơn hay giả của cõi đời .
Những lời nói và cử chỉ của nó hoàn toàn chân thực. Nhưng kho tàng thì biết có hay không .
Nếu có thì vài trăm thỏi vàng, vài trăm hạt kim cương, mươi vật quí báu là cùng. Thế mà nó muốn xây dựng cả một Bách Việt hoành đại, đâu phải ngân kim nằm trên mặt đất muốn lấy bao giờ cũng được, vả chăng trên mặt đất thì đâu có đến tay mình, còn ngân kim nằm dưới lòng đất thì càng khó lấy vô cùng, thế mà Phi Bằng nó nói như ngân kim thành phẩm, nếu có thực cũng không thể nào gọi là kho tàng được, thế thì kho tàng sử dụng vào việc xây dựng đất nước làm sao cho vừa. Khác nào kẻ điên bỏ đường cát trắng, đường đen, đường phèn, đường phổi v.v... rồi bảo biển kia phải ngọt. Thực ra nguyện vọng của Phi Bằng quá mộng tưởng hoàn toàn không có thực.
Huỳnh Tâm 
Kho Tàng Việt Vương, tất cả 10 chương.
Đọc tiếp chương 4.
Quê Hương Nắng Đẹp Trải Đồng Xanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét